Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa ở bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp và bênh van tim tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.47 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
............... ∗∗∗ ..................

VƯƠNG THỊ LÊ NA

SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH
HÓA Ở BỆNH NHÂN SUY TIM DO TĂNG HUYẾT ÁP
VÀ BỆNH VAN TIM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
ĐA KHOA NGHỆ AN

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số:
60.42.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BSCK II.
NGUYỄN VĂN HƯƠNG


2

Nghệ An – 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn nay, tơi đã nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt
của, các thầy cơ giáo, các nhà khoa học cũng như gia đình và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến TS.BS CKII. Nguyễn Văn Hương, người
thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên trong quá trình nghiên cứu để


hồn thành luận văn này.
Tơi xin giử lời cảm ơn chân thành Ban giám hiệu, các phịng, khoa, bộ
mơn và các thầy cô trong chuyên ngành Sinh học thực nghiệm Trường Đại học
Vinh; Tập thể y bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An đã tạo điều kiện
giúp tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự động viên của gia đình và sự giúp đỡ tận
tình của bạn bè, những người đã ln giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống.
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Tác giả
Vương Thị Lê Na


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN
5
1.1. Đại cương giải phẫu tim – cơ chế hoạt động
5
1.1.1. Sơ lược giải phẫu tim
5
1.1.2. Tóm tắt cơ chế hoạt động của tim
6
1.1.3. Các biện pháp thích nghi chính của tim
8
1.2. Sơ lược các chỉ số sinh lý, sinh hóa, huyết học bình thường của
9
người Việt Nam

1.2.1. Chỉ số sinh lý
9
1.2.2. Các chỉ số sinh hóa, huyết học
1
1.3. Suy tim và hệ quả của nó
1.3.1. Định nghĩa suy tim
1.3.2. Sinh lý bệnh
1.3.3. Phân loại

0
14
14
14
1

1.3.4. Nguyên nhân chung gây suy tim

8
2

1.4. Vài nét về dịch tễ học suy tim
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm triển khai và thời gian nghiên cứu
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

0
22
24

24
24
25
3

3.1. Kết quả nghiên cứu

0
3

3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

0
3
0

3.1.2. Các chỉ số sinh lý, sinh hóa, huyết học ở hai nhóm suy tim khi
vào điều trị
3.1.3. Sự biến thiên về các chỉ số sinh hóa, huyết học ở hai nhóm suy
tim trước và sau điều trị

32
42


3.2. Bàn luận
47
3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
47
3.2.2. Các chỉ số sinh lý, sinh hóa, huyết học của hai nhóm suy tim khi

49
vào điều trị
3.2.3. Sự biến thiên các chỉ số sinh hóa, huyết học ở hai nhóm bệnh 57
nhân suy tim trước và sau điều trị
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

61
62


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
NYHA
THA
RBC
HCT
HGB
PLT
WBC
LYM
HA TT
HA TTr
SGOP
SGPT
HDL-c
LDL-c

New York Heart Association
Tăng huyết áp
Số lượng hồng cầu

Hemtocrit
Hemoglobin
Số lượng tiểu cầu
Số lượng bạch cầu
Bạch cầu Lympho
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase
Serum Glutamic Pyruvic Transaminase
Hight Density Lipoprotein-cholesterol
Low Density Lipoprotein - cholesterol


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân độ mức độ suy tim theo ACC/AHA
Bảng 1.2. Phân loại mức độ suy tim trên lâm sàng
Bảng 1.3. Phân loại mức độ suy tim theo NYHA
Bảng 3.1. Phân bố theo giới tính của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Phân bố theo độ tuổi của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.4. Phân bố địa chỉ cư trú của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.5. So sánh các chỉ số HA, tần số tim, nhịp thở ở các mức
độ suy tim do THA và do bệnh van tim
Bảng 3.6. Các chỉ số HA, tần số tim, nhịp thở ở hai nhóm suy tim
do THA và bệnh van tim
Bảng 3.7. Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở các mức
độ suy tim THA và bệnh van tim
Bảng 3.8. Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở hai nhóm
suy tim THA và bệnh van tim

Bảng 3.9. Các chỉ số huyết học ở các mức độ suy tim do THA và
bệnh van tim
Bảng 3.10. So sánh các chỉ số huyết học ở hai nhóm suy tim do
THA và bệnh van tim
Bảng 3.11. Các chỉ số sinh hóa máu ở các mức độ suy tim do THA
và bệnh van tim
Bảng 3.12. So sánh Các chỉ số sinh hóa máu ở hai nhóm suy tim
do THA và bệnh van tim
Bảng 3.13. Các chỉ số điện giải ở các mức độ suy tim do THA và
bệnh van tim.
Bảng 3.14. So sánh các chỉ số điện giải ở hai nhóm suy tim do
THA và bệnh van tim.
Bảng 3.15. Các chỉ số huyết học ở hai nhóm suy tim do THA
trước và sau điều trị.

19
19
20
30
31
31
32
32
33
34
35
36
37
38
40

41
41
42


Bảng 3.16. Các chỉ số huyết học ở hai nhóm suy tim do bệnh van tim
trước và sau điều trị
Bảng 3.17. Các chỉ số sinh hóa máu ở hai nhóm suy tim do THA
trước và sau điều trị
Bảng 3.18. Các chỉ số sinh hóa máu ở hai nhóm suy tim do bệnh
van tim trước và sau điều trị
Bảng 3.19. Các chỉ số điện giải ở hai nhóm suy tim do THA
trước và sau điều trị
Bảng 3.20. Các chỉ số điện giải ở hai nhóm suy tim do bệnh
van tim trước và sau điều trị

43
44
45
46
46


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới tính của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo độ tuổi của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.3. So sánh huyết áp giữa hai nhóm nghiên cứu
Hình 2.1. Máy xét nghiệm huyết học XT1800i
Hình 2.2. Máy xét nghiệm sinh hóa


30
31
33
26
27


10

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài


11

Suy tim là hội chứng bệnh lý thường gặp trong nhiều bệnh về tim mạch
như các bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh tim bẩm sinh và
một số bệnh khác có ảnh hưởng nhiều đến tim. Suy tim là vấn đề nghiêm
trọng của thế giới vì số người mắc suy tim ngày càng tăng. Theo thống kê tại
Hoa kỳ, tỷ lệ suy tim chiếm 1,72% dân số, tức là 5 triệu người mắc suy tim và
số bệnh nhân mới mắc hàng năm khoảng 550.000 người, có xấp xỉ 30.000
trường hợp tử vong do suy tim mỗi năm. Bên cạnh đó khoảng 20 triệu người
có rối loạn chức năng thất trái khơng có triệu chứng sẽ trở thành suy tim trong
vòng 1-5 năm. Tại Châu Âu, với khoảng trên 500 triệu dân và tỷ lệ suy tim
khoảng 0,4-2% sẽ ước tính có khoảng 2-10 triệu người suy tim [35], [43].
Suy tim làm giảm hoặc mất hẳn sức lao động của bệnh nhân, ảnh
hưởng đến tâm sinh lý và sinh hoạt của người bệnh do cơ tim hoạt động
không hiệu quả, chức năng của tim khơng hồn thành, khơng đưa máu đủ
nuôi cơ thể. Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối phải thường xuyên nhập viện,

chịu chi phí điều trị cao. Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải các bệnh này là
những người bệnh bị tăng huyết áp, đái tháo đường, có tiền sử mắc bệnh
mạch vành, bệnh thận, bệnh tim bẩm sinh, có người thân mắc bệnh tim mạch
hay hút nhiều thuốc lá...
Việc chẩn đốn chính xác và quản lý hiệu quả là yếu tố tiên quyết cho
việc giảm thiểu tỉ lệ tử vong do căn bệnh này. Tuy nhiên, sự hiểu biết về các
triệu chứng sớm của bệnh tim mạch trong cộng đồng còn rất thấp. Các nghiên
cứu trên thế giới cho thấy chỉ có 3% người dân Châu Âu biết, hơn 50% người
trưởng thành ở Mỹ không thể định nghĩa suy tim, hơn 32% trường hợp nhầm
lẫn giữa suy tim và cơn đau tim.


12

Suy tim có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: khó thở khi hoạt
động gắng sức, khó thở về đêm, sưng chân và bàn chân, mệt mỏi thường
xuyên và không rõ nguyên nhân. Khi suy tim đã tiến triển có thể nhận biết
được bằng những dấu hiệu: khó thở cả khi nghỉ ngơi, tiểu nhiều vào ban đêm,
tăng cân do ứ nước, nhịp tim bất thường, huyết áp thấp hay chán ăn và giảm
cân...Song bệnh lý suy tim thường không đặc hiệu nên không chỉ người dân
mà ngay cả các bác sĩ cũng khó chẩn đốn đúng. Cùng với các triệu chứng
lâm sàng thì các chỉ số sinh lý, sinh hóa là cơ sở để đánh giá mức độ của
bệnh, giúp cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy vậy
cũng chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình suy tim của các đối tượng khác
tại Nghệ An. Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa ở bệnh nhân suy tim do
tăng huyết áp và bệnh van tim tại bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An”
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, huyết học ở bệnh nhân suy tim độ
III, IV do tăng huyết áp và bệnh van tim tại khoa Tim mạch bệnh viện Hữu

nghị đa khoa Nghệ An.
- Tìm hiểu sự liên quan một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, huyết học giữa suy
tim độ III, độ IV do tăng huyết áp và bệnh van tim.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, huyết học ở bệnh nhân suy tim
độ III, IV do tăng huyết áp và bệnh van tim tại khoa Tim mạch bệnh viện Hữu
nghị đa khoa Nghệ An
3.1.1. Một số chỉ tiêu sinh lý, triệu chứng lâm sàng ở suy tim độ III, IV bao
gồm:
* Các triệu chứng lâm sàng
+ Đau tức ngực
+ Khó thở
+ Mệt mỏi


13

+ Chán ăn
+ Buồn nơn
+ Phù
+ Tím tái
+ Gan to
* Các chỉ tiêu sinh lý
+ Huyết áp
+ Tần số mạch đập, nhịp thở.
3.1.2. Một số các chỉ tiêu sinh hóa, huyết học ở suy tim độ III, IV
* Các chỉ tiêu sinh hóa máu:
Ure máu (mmol/l)
Glucose (µmol/l)
Creatinine (µmol/l)

Cholesterol (mmol/l)
HDL- c(mmol/l)
LDL-c (mmol/l)
Triglycerid (mmol/l)
Acid uric (µmol/l)
Protein TP (g/l)
Albumin (g/l)
Na+(mmol/l)
K+(mmol/l)
Cl-(mmol/l)
Ca++(mmol/l)
SGOT (AST) (U/L)
SGPT (ALT) (U/L)
* Các chỉ tiêu huyết học:
Số lượng Hồng cầu (RBC) (x1012/l)
Nồng độ Huyết sắc tố (HGB) (g/l)


14

Nồng độ Hematocrit (HCT) (l/l)
Số lượng tiểu cầu (PLT) (x109/l)
Số lượng Bạch cầu (WBC) (x109/l)
Số lượng Bạch cầu Lympho (LYM) (x109/l)
3.2. Tìm hiểu mối liên quan về một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, huyết học ở
các mức độ suy tim giữa độ III và độ IV.
3.3. Tìm hiểu mối liên quan về một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, huyết học ở
các mức độ suy tim giữa độ III và độ IV do tăng huyết áp và do bệnh van tim.
3.4. Tìm hiểu mối liên quan về một số chỉ tiêu sinh hóa, huyết học trước và
sau điều trị ở các mức độ suy tim độ III và độ IV do tăng huyết áp và do bệnh

van tim.


15

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương giải phẫu tim – cơ chế hoạt động
1.1.1. Sơ lược giải phẫu tim
Tim nằm trong lồng ngực, được chia làm 4 ngăn và được phủ ngồi bởi
bao tim là một thứ mơ liên kết. Nhìn bề ngồi tim tựa hình nón có đáy hướng
lên trên, hơi chếch sang phải và ra sau, nằm ở giữa hai lá phổi trong trung thất
trước, trên cơ hoành, sau xương ức. Tim được cố định trong lồng ngực nhờ
các dây chằng nối tim vào cột sống, xương ức và cơ hoành. Trọng lượng tim
của người Việt Nam trưởng thành ở nam là 267g, nữ 240g. Trọng lượng này
phụ thuộc vào sự phát triển cơ thể và lứa tuổi. Chức năng của tim như một
chiếc bơm vừa hút vừa đẩy.
Tim có hai mặt trước và sau và hai bờ phải trái. Có một rãnh vành tim
phân tách phần tâm nhĩ và tâm thất ở cả hai mặt trước và sau. Giữa hai tâm
thất có rãnh liên thất trước và sau. Tại các rãnh này có động mạch và tĩnh
mạch vành. Giữa hai tâm nhĩ có rãnh liên nhĩ. Tâm nhĩ phải có phần mọc dài
ra gọi là chồi nhĩ. Ở tâm nhĩ trái có lỗ đổ vào của 4 tĩnh mạch phổi từ hai bên
phổi. Tâm thất phải có lỗ thông với động mạch phổi và tâm thất trái có lỗ
thơng với động mạch chủ.
- Các vách ngăn của tim:
Tim có ba vách ngăn: nhĩ – thất, liên – nhĩ và liên thất, chia thành 4
buồng là hai tâm nhĩ (phải, trái) ở trên và hai tâm thất (phải, trái) ở dưới. Tâm
nhĩ và tâm thất cùng bên tạo thành nửa tim. Nửa phải nhỏ hơn (chiếm 1/3 tim)
chứa máu tĩnh mạch, nửa trái lớn hơn (chiếm 2/3 tim) chứa máu động mạch.



16

Tâm nhĩ phải thu hồi máu từ hai tĩnh mạch chủ (trên, dưới) và xoang tĩnh
mạch vành. Tâm nhĩ trái thu hồi máu từ bốn tĩnh mạch phổi. Tâm thất phải
đẩy máu vào động mạch phổi. Tâm thất trái đẩy máu vào động mạch chủ [38].
- Hệ thống van tim:
+ Trên thành các ngăn tim có các lỗ thơng với các động mạch và tĩnh mạch
dẫn máu đến và đi. Ở gốc các lỗ thơng này có van bán nguyệt hay còn gọi là
van tổ chim. Các van này gồm ba lá hình túi có miệng quay về phía lịng
mạch, nên khi tâm thất co máu dồn vào động mạch chỉ theo một chiều và
không trở lại khi tâm thất giãn (thì tâm trương).
+ Van hai lá là van nối liền giữa nhĩ trái và thất trái, giúp đưa máu từ tâm nhĩ
trái xuống tâm thất trái, bao gồm 2 lá van: lá van lớn (hay lá van trước) và lá
van nhỏ (hay lá van sau). Vào kỳ tâm trương diện tích mở van trung bình từ
4-6cm2. Được coi là hẹp van hai lá khi diện tích mở van dưới hay bằng 2cm 2.
Bất cứ một thành phần nào trong bộ máy van hai lá có bất thường về cấu trúc
thì đều dẫn đến sự hoạt động khơng bình thường, gây nên tình trạng hẹp van
(van khơng mở hết) hoặc hở van (van khơng đóng kín) [36].
+ Van ba lá là van nối liền giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải, có cấu tạo
tương tự như van hai lá.
- Cấu tạo thành tim.
Thành tim do ba lớp cấu tạo nên: ngoại tâm mạc, lớp cơ, nội tâm mạc.
+ Lớp ngoại tâm mạc là một túi kín gồm hai bao: bao sợi ở ngồi bọc ngồi
tim, dính với các cơ quan lân cận (cơ hoành, cột sống, xương ức…), bao
thanh mạc có hai lá: lá thành và lá tạng, giữa hai lá là ổ ngoại tâm mạc có
chứa dịch để tim co bóp dễ dàng. Lá tạng dính vào cơ tim.
+ Lớp cơ tim ở tâm nhĩ tương đối mỏng hơn so với ở tâm thất, nhất là tâm
thất trái gồm hai loại: các sợi cơ co bóp và các sợi cơ kém biệt hóa hơn mang
tính chất thần kinh gọi là hệ thống dẫn truyền của tim.



17

+ Lớp nội tâm mạc rất mỏng, phủ và dính chặt lên mặt trong các ngăn tim và
liên tiếp với nội mạc của các mạch máu ra hoặc vào tim. Các van tim là
những nếp được sinh ra từ lớp này [27], [38].
1.1.2. Tóm tắt cơ chế hoạt động của tim
Tim làm việc suốt cả ngày đêm và suốt cả một đời người, theo một
nhịp điệu nhất định được gọi là một chu kì của tim. Khi tim co được gọi là
tâm thu, và khi tim giãn được gọi là tâm trương. Ta cũng có thể coi trong một
chu kì tim có ba giai đoạn chính là: giai đoạn tâm nhĩ thu, giai đoạn tâm thất
thu và giai đoạn tâm trương toàn bộ.
1.1.2.1. Giai đoạn tâm nhĩ thu.
Giai đoạn này tương ứng với thời gian là 0.1 giây, khi tâm nhĩ co bóp
thì áp suất trong tâm nhĩ sẽ tăng lên. Lúc này van nhĩ thất vẫn còn đang mở,
tâm nhĩ co bóp đã đẩy nốt lượng máu cịn lại ở tâm nhĩ xuống tâm thất
(khoảng ¼ lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất) và làm cho áp suất của tâm
thất cũng tăng lên. Sau đó thì tâm nhĩ giãn ra trong suốt thời gian cịn lại của
chu kì tim. Áp suất ở tâm nhĩ đã giảm xuống đến mức có trị số là âm (thấp
hơn áp suất của khí quyển). Tâm nhĩ thu là kết quả của sự lan truyền sóng
điện thế dẫn nhịp từ hạch xoang ra toàn bộ hai tâm nhĩ phải, trái.
1.1.2.2. Giai đoạn tâm thất thu.
Khi tâm nhĩ giãn ra, tâm thất bắt đầu co bóp, thời gian tâm thất thu là
0.3 giây. Tâm thất thu là kết quả của sóng điện thế đã được lan truyền khắp cả
hai tâm thất phải và trái. Tâm thất thu gồm hai giai đoạn chính là:
+ Giai đoạn tăng áp suất: kéo dài khoảng 0.05 giây, tâm thất co bóp, áp suất ở
tâm thất đã tăng lên và cao hơn áp suất của tâm nhĩ. Do vậy, đã làm đóng các
van hai lá và van ba lá. Nhưng áp suất của tâm thất vẫn chưa cao hơn áp suất
của động mạch chủ, nên van bán nguyệt vẫn chưa mở vì vậy máu chưa được
đẩy vào động mạch chủ được. Tâm thất co bóp nhưng thể tích thì vẫn khơng

thay đổi được gọi là co đẳng tích. Do đó, áp suất của tâm thất vẫn được tiếp
tục tăng nhanh và mạnh hơn.


18

+ Giai đoạn tống máu nhanh: kéo dài khoảng 0.25 giây. Thời kì cuối áp suất
của tâm thất đã cao hơn hẳn áp suất của động mạch chủ làm cho van bán
nguyệt mở ra, máu được đẩy vào động mạch chủ. Tâm thất vẫn co bóp, thể
tích máu của tâm thất đã giảm xuống dần, nhưng áp suất của tâm thất vẫn ở
mức cao để máu được tống hết vào động mạch.

1.1.2.3. Giai đoạn tâm trương toàn bộ.
Tâm thất đẩy hết máu vào động mạch chủ, bắt đầu giãn ra, áp suất của
tâm thất sẽ giảm xuống và thấp hơn áp suất của động mạch chủ đã làm cho
van bán nguyệt đóng lại. Tâm thất giãn nhưng thể tích vẫn khơng thay đổi
(tâm thất giãn đẳng tích), áp suất của tâm thất sẽ giảm nhanh và đến khi trở lại
nhỏ hơn áp suất của tâm nhĩ thì van nhĩ thất lại mở ra. Giai đoạn tâm trương
toàn bộ kéo dài khoảng 0.4 giây, sau đó tâm thất tiếp tục giãn thêm khoảng
0.1 giây. Đó là giai đoạn tồn bộ tim nghỉ cả tâm nhĩ và tâm thất, khơng có
sóng điện thế nào làm cho co cơ tim [27].
1.1.3. Các biện pháp thích nghi chính của tim
Khi nhu cầu máu tăng lên, tim có ba cách thích nghi cơ bản.
1.1.3.1. Tăng nhịp.
Là biện pháp thích nghi nhanh, nhạy và tức thời nhằm tăng thể tích
máu bơm ra trong một đơn vị thời gian. Tim đập nhanh có tác dụng làm hồi
phục huyết áp tạm thời, tăng lưu lượng máu. Do cơ chế phản xạ thần kinh, tim
có thể tăng nhịp hầu như lập tức mỗi khi nhu cầu cấp máu cao lên. Cơ thể
thường dùng biện pháp này trong mọi trường hợp sinh lý (hồi hộp, xúc động,
lao động) cũng như bệnh lý (sốt, tăng chuyển hóa, thiếu máu…).

Sự hạn chế: tim tăng nhịp quá mức (> 2 lần số nhịp lúc bình thường) và
kéo dài sẽ dẫn đến suy tim.
+ Khi tăng nhịp thì giai đoạn tâm trương ngắn lại mà đây lại là thời gian mạch
vành cấp máu nuôi tim. Do vậy, càng tăng nhịp càng thiếu nuôi dưỡng, nợ


19

oxy càng tăng, lượng acid lactic do chuyển hóa yếm khí sinh ra càng nhiều ở
cơ tim.
+ Thời gian tâm trương ngắn, tim một mặt chưa được nghỉ ngơi đầy đủ, mặt
khác máu hút về thất chưa đủ khiến cung lượng tim giảm, cuối cùng lưu
lượng tim giảm dù có tăng nhịp.
+ Trong lao động hay luyện tập, khi cơ thể chưa quen với nhịp tim nhanh sẽ
xuất hiện cảm giác khó thở, đau ngực, khiến phải tạm ngừng cơng việc.
1.1.3.2. Dãn tim.
Là sự giãn ra của sợi cơ tim, làm tăng sức chứa của buồng tim đồng
thời giúp tim bơm máu ra với lực mạnh hơn, sợi cơ tim càng dài thì sức co
bóp càng mạnh, do đó lưu lượng tuần hồn tăng. Đây là biện pháp thích nghi
tốt hơn so với tăng nhịp tim. Khi đã có dãn tim, máu chứa trong thất có thể
tăng gấp 2 hay 3 lần so với bình thường. Kết hợp dãn tim và tăng nhịp hữu
hiệu thì lưu lượng tăng từ 4-6 lần.
Hạn chế: Để vách tim giãn ra đòi hỏi phải có thời gian của giai đoạn
tâm trương. Như vậy tới một mức nào đó sẽ mâu thuẫn với tăng nhịp. Mỗi sợi
cơ tim không thể dãn quá một giới hạn cho phép, vì như vậy sợi cơ tim sẽ
biến dạng, giảm hoặc mất trương lực làm cho cơ tim nhẽo, co bóp giảm và
dẫn đến suy tim.
1.1.3.3. Phì đại tim.
Là tình trạng mỗi sợi cơ tim to ra (tăng đường kính) khiến vách tim dày
lên, nghĩa là tăng khối lượng hơn trước. Đây là biện pháp thích nghi cuối

cùng của tim. Đường kính từng tế bào cơ tim tăng lên, khiến toàn bộ cơ tim
dày lên, dù số lượng tế bào cơ khơng tăng. Phì đại cơ tim giúp lượng máu
bơm ra tăng lên với áp lực cao hơn mà khơng cần tăng nhịp. Nếu phì đại q
giới hạn sinh lý sẽ dẫn đến suy tim do cơ tim tăng khối lượng, trong khi đó hệ
mao mạch ni dưỡng tim không tăng [30].
1.2. Sơ lược các chỉ số sinh lý, sinh hóa bình thường của người Việt Nam
1.2.1. Chỉ số sinh lý


20

a. Huyết áp.
Huyết áp (HA) là áp lực tác động của dòng máu lên thành động mạch,
HA phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước
cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. HA liên tục thay đổi tùy theo hoạt
động, nhiệt độ, chế độ ăn, cảm xúc, tư thế và tình trạng sử dụng thuốc. HA là
tiêu chí để đánh giá chức năng tồn diện của tim mạch. Có hai giá trị là huyết
áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là trị số HA động mạch
trong chu kì tim ứng với lúc tâm thu cao nhất. HA tâm trương là trị số HA
động mạch trong chu kì tim ứng với tâm trương thấp nhất [3]. Ở người bình
thường, HA tâm thu giao động từ 90-120mmHg, nếu lớn hơn 140mmHg gọi
là tăng huyết áp, HA tâm trương giao động từ 50-80mmHg, nếu lớn hơn
90mmHg gọi là tăng huyết áp [37]. Thường thì người già có HA cao hơn
người trẻ từ 10-20mmHg. Khi tuổi quá cao, động mạch bị lão hóa, xơ vữa,
giảm tính đàn hồi gây nên chứng HA tâm thu đơn thuần.
b. Nhịp thở.
Mức độ hô hấp là số nhịp thở trong một phút. Bình thường đạt giá trị từ
16-20 lần/phút. Nó tăng khi bị sốt hay bị một chứng bệnh nào đó. Nhịp thở
phụ thuộc vào độ tuổi, hoạt động, tâm trạng…
c. Nhiệt độ.

Nhiệt độ cơ thể của người trưởng thành bình thường dao động trong
khoảng 36-370C. Nhiệt độ có thể chênh lệch một chút theo giới (nam hơi thấp
hơn nữ), theo độ tuổi (trẻ em hơi cao hơn người lớn). Một số các yếu tố có thể
ảnh hưởng đến thân nhiệt như: bệnh lý, hoạt động cơ bắp, chu kì kinh nguyệt
(ở phụ nữ), nhịp sinh học..
d. Nhịp tim (tần số tim).
Chức năng của tim là đưa máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng đến tất
cả các tế bào của cơ thể. Trong một phút, trái tim của người trưởng thành
khỏe mạnh đập khoảng 70-75 lần, mỗi lần đẩy ra 150ml. Loạn nhịp tim có thể


21

là tim co bóp q nhanh, q chậm hoặc khơng đều nhau. Đối với những bệnh
nhân mắc bệnh tim có thể lên đến 150 lần/phút, thậm chí hơn 200 lần/phút.
1.2.2. Các chỉ số sinh hóa và huyết học
a. Chỉ số sinh hóa.
+ Urê: Là chất thải chính của sự tiêu hóa chất đạm, số lượng trung bình của
ure trong máu là từ 8-25mg/100cc, trên mức này là có hại cho cơ thể.
+ Creatinine: Là một chất hóa học được thối hóa từ chuyển hóa của cơ.
Creatinine được sản xuất từ creatine - một phân tử rất quan trọng trong việc
tạo năng lượng của cơ. Gần 2% creatine trong cơ thể được biến đổi thành
creatinine mỗi ngày. Creatinine được vận chuyển trong máu đến thận. Thận sẽ
lọc creatinine và thải nó ra theo đường nước tiểu. Chỉ số bình thường ở nam:
62-120µmol/l, ở nữ: 53-100µmol/l.
+ Glucose: Là nguồn cung cấp năng lượng chính cho tế bào của cơ thể. Giá trị
bình thường đạt từ 3,9-6,4 µmol/l. Nhiều tế bào hồn tồn phụ thuộc vào
glucose máu như là nguồn năng lượng chính. Mặt khác, não đòi hỏi nồng độ
glucose trong máu ổn định để duy trì chức năng bình thường của não. Nồng
độ glucose trong máu thấp hơn 30mg/dl hoặc trên 300mg/dl có thể gây ra hơn

mê hoặc lú lẫn.
+ Acid uric: Là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa purine (thành phần cấu
tạo của AND và ARN), hầu hết acid uric trong cơ thể bài tiết qua thận. Sự sản
xuất acid uric quá mức xảy ra khi có sự phá hủy tế bào hàng loạt hay thận
khơng có khả năng bài tiết acid uric. Sự dư thừa acid uric là nguyên nhân gây
nên bệnh gout. Giá trị bình thường ở nam: 180-420µmol/l Nữ: 150360µmol/l.
+ Cholesterol: Là chất béo được tìm thấy trong máu chúng ta, chúng được sản
xuất hàng ngày trong gan (nguồn gốc nội sinh), hoặc từ việc ăn uống các chất
mỡ động vật (nguồn gốc ngoại sinh). Cholesterol cùng với các chất béo khác
tham gia cấu tạo nên màng tế bào, và là thủ phạm chính gây nên các bệnh về
tim mạch. Do tính chất khơng hịa tan trong máu nên cholesterol lưu chuyển


22

khắp cơ thể cần có sự trợ giúp của các chất chuyên chở là các lipoprotein,
gồm lipoprotein tỉ trọng thấp ( LDL-Low Density Lipoprotein) và lipoprotein
tỉ trọng cao (HDL-Hight Density Lipoprotein). Hai loại này chỉ phân biệt
được bởi sự khác nhau về tỉ trọng. LDL có nhiệm vụ chuyên chở cholesterol
từ gan đi khắp các mô và tế bào trong cơ thể, LDL gắn với cholesterol hay gọi
là LDL-c, là cholesterol xấu vì nó tham gia vào sự phát triển của mảng vữa
động mạch ở thành động mạch, HDL được tổng hợp từ gan, có chức năng
chính phân phát lại lượng cholesterol không dùng trở về gan, phân hủy sau
cùng thành các muối mật được thải trừ bằng đường tiêu hóa, do đó có tác
dụng ngăn cản sự lắng đọng LDL-c ở mạch máu. Có thể kết luận, cholesterol
của HDL-c là cholesterol tốt vì nó bảo vệ thành mạch khơng gây xơ vữa động
mạch. Lượng cholesterol bình thường nằm trong khoảng 3,9-5,2 mmol/l
+ Tryglycerit: Là những hợp chất hữu cơ cung cấp năng lượng cần thiết cho
sự chuyển hóa của cơ thể, là dạng chất béo thông thường nhất mà chúng ta
tiêu thụ. Ở cơ thể người, mức độ cao tryglycerit trong mạch máu gây nguy cơ

về các bệnh tim mạch và đột quỵ. Giá trị tryglycerit bình thường 0,461,88mmol/l
+ Bình thường, nồng độ AST(GOT) ≤ 37U/L và nồng độ ALT(GPT)≤ 40U/L.
Nhưng nồng độ men gan này sẽ tăng cao trong trường hợp gan bị tổn thương.
Nồng độ men gan tăng thường tỉ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan.
Tuy nhiên, đó chỉ là những gợi ý ban đầu vì vẫn có những trường hợp viêm
gan rất nặng nhưng nồng độ men gan lại tăng rất ít. Trong một số trường hợp,
việc gia tăng nồng độ men gan lại khơng liên quan gì đến gan [4].
b. Chỉ số huyết học
Máu là môi trường trong cơ thể đảm bảo cho việc duy trì sự sống ở
mức độ tế bào và mơ. Máu đem dưỡng khí và chất dinh dưỡng đến tất cả mọi
nơi trong cơ thể, đảm bảo cân bằng nước, chất khống, lượng kiềm toan, tham
gia điều hịa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể, máu chuyên chở các chất cặn bã đến
thận, phổi, da để ra ngoài. Thành phần hóa học của máu phản ánh tình trạng


23

sinh lý của cơ thể. Do vậy, các xét nghiệm huyết học đóng vai trị hết sức
quan trọng trên lâm sàng, giúp cho việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh [13],
[14].
Máu được cấu tạo bởi hai thành phần chính là: thành phần hữu hình
(hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Thành phần hữu hình chiếm
40% thể tích máu, huyết tương chiếm 60% thể tích. Trong các tế bào máu thì
hồng cầu chiếm số lượng chủ yếu, bạch cầu và tiểu cầu chiếm tỉ lệ thấp [1],
[15].
Công thức máu là xét nghiệm quan trọng, cung cấp cho người thầy
thuốc những thơng tin hữu ích về tình trạng bệnh nhân hoặc người đi xét
nghiệm. Nó có tính chất gợi ý, định hướng nguyên nhân gây bệnh. Các trị số
của công thức máu thay đổi theo trạng thái sinh lý, hoặc theo mức độ hoạt
động thể chất của cơ thể. Một xét nghiệm công thức máu thông thường ở Việt

Nam sẽ cho biết các thông số: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
+ Hồng cầu (hồng huyết cầu)
Là loại tế bào máu có chức năng chính là chun chở hemoglobin, với
tổ chức cơ thể người, hemoglobin cần phải được chứa trong hồng cầu, nếu ở
dạng tự do, nó sẽ thấm dần qua các mao mạch và bị thất thốt qua nước tiểu.
Bình thường, lượng hồng cầu trong máu khoảng 5.2+ 0.3G/l ở nam giới và
4.7+ 0.3G/l ở nữ giới [2], [11], [21].
+ Bạch cầu
Là một thành phần của máu. Có giá trị bình thường nằm trong khoảng
từ 4 - 10 G/l. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các
vật thể lạ trong máu. Chúng là một phần của hệ miễn dịch, bao gồm năm dạng
là bạch cầu trung tính nhân hình gậy và nhân dạng mảnh, bạch cầu ưa acid,
bạch cầu ưa bazo, tế bào limpho và bạch cầu đơn nhân. Tất cả các bạch cầu
này đều tham gia vào chức năng bảo vệ cơ thể theo cơ chế tạo ra các kháng
thể đặc trưng và không đặc trưng để chống lại các kháng nguyên xâm nhập
vào cơ thể [27].


24

Số lượng bạch cầu tăng lên khi ăn uống, lao động thể lực, tháng cuối
thời kì mang thai, sau khi đẻ. Đặc biệt số lượng bạch cầu tăng lên khi nhiễm
khuẩn, bệnh bạch cầu. Một số hormon và một số tính chất mơ cũng làm tăng
số lượng bạch cầu: hormon tuyến giáp, adrenalin,estrogen, tinh chất gan, tinh
chất lách, tủy xương. Số lượng bạch cầu giảm khi bị lạnh, khi bị đói, già yếu,
suy nhược tủy, nhiễm virus, nhiễm độc, nhiễm trùng quá nặng hoặc điều trị
bằng các hormon corticoid, insullin kéo dài [14], [15].
+ Tiểu cầu
Tiểu cầu là những mảnh vỡ của tế bào có nhân khổng lồ của tủy xương.
Tiểu cầu nhỏ, khơng nhân, hình dáng khơng ổn định, khơng có khả năng phân

chia, chức năng chính của tiểu cầu là giải phóng chất thromboplastin để gây
đơng máu. Tiểu cầu cịn có đặc tính ngưng lại thành cục khi gặp vật thơ ráp và
vật lạ, nhờ đó góp phần đóng các vết thương, tiểu cầu giải phóng serotonin
gây co mạch để cầm máu [19], [27], [34].
1.3. Suy tim và hệ quả của nó
1.3.1. Định nghĩa suy tim
Bình thường tâm thất phải bơm máu lên hệ thống tiểu tuần hoàn còn
tâm thất trái bơm máu ra hệ thống đại tuần hoàn một lượng máu đảm bảo đầy
đủ nhu cầu về chuyển hóa và hoạt động cho cơ thể ở điều kiện gắng sức hoặc
nghỉ ngơi. Khi tim không đảm bảo được khả năng trên được gọi là suy tim.
Khi có suy tim, cung lượng tim bao giờ cũng giảm, dẫn đến tâm thất không đủ
khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm
thu). Ngay cả một số thể suy tim đặc biệt có cung lượng tim cao (bệnh
Basedow, thiếu máu nặng…) thì cung lượng tim vẫn bị giảm nếu so với lúc
chưa bị suy tim và so với nhu cầu của cơ thể.
Vì vậy người ta có thể định nghĩa:


25

Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp
ứng với nhu cầu của cơ thể về mặt oxy trong mọi tình huống sinh hoạt của
bệnh nhân [5], [28], [36].
1.3.2. Sinh lý bệnh
Có hai loại suy tim: suy tim tâm thu và suy tim tâm trương. Trong suy
tim tâm thu, khả năng co bóp của tim bị suy giảm do đó làm giảm cung lượng
tim. Cịn trong suy tim tâm trương, thể tích máu đổ đầy tâm thất tại thời kì
tâm trương bị suy giảm dẫn tới không đủ cung cấp máu cho thời kì tâm thu và
hậu quả cũng làm giảm cung lượng tim. Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng gợi
ý suy tim trên lâm sàng. Phần lớn bệnh nhân có ứ máu phổi thể hiện bằng các

triệu chứng như: thở ngắn hơi, hụt hơi, chẹn ngực và có những cơn khó thở
kịch phát về đêm. Một số bệnh nhân có triệu chứng cung lượng tim thấp như
mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, giảm tưới máu thận. Ở những bệnh nhân
suy tim tồn bộ, bệnh nhân khó thở thường xun, phù toàn thân, tĩnh mạch
cổ nổi to, áp lực tĩnh mạch tăng cao, gan to nhiều, thường có thêm tràn dịch
màng phổi, màng tim hay cổ chướng. Huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu
tăng làm cho huyết áp trở nên kẹt [6], [12].
* Cung lượng tim phụ thuộc vào 4 yếu tố:
+ Tiền gánh: Tiền gánh được đo bằng thể tích (hay áp lực) cuối tâm trương
của tâm thất. Tiền gánh là yếu tố quyết định mức độ kéo dài sợi cơ tim trong
thời kì tâm trương trước lúc tâm thất co bóp.
Tiền gánh phụ thuộc vào:
- Áp lực đầy thất, tức là lượng máu tĩnh mạch trở về tâm thất.
- Độ giãn của tâm thất nhưng ở mức độ ít quan trọng hơn.
Khi tim (bên trái hay bên phải) nhận về và phải bơm ra một lượng máu vượt
khả năng thích nghi của nó. Chẳng hạn, khi hở van tim, khi thơng liên thất, có
luồng thơng giữa tiểu và đại tuần hồn...Tuy nhiên, q trình suy tim do q
tải thể tích sẽ diễn ra tương đối chậm, vì nếu thể tích bơm ra tăng gấp hai lần
bình thường thì năng lượng mà cơ tim địi hỏi chỉ tăng thêm 25-30%. Tim


×