BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ THU HƯƠNG
Sù BIÕN CHUYÓN VÒ KINH TÕ, CHÝNH TRÞ - X· HéI
CñA V¦¥NG QUèC XI£M D¦íI THêI VUA RAMA IV
Vµ RAMA V (1851 - 1910)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
2
NGHỆ AN - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ THU HƯƠNG
Sù BIÕN CHUYÓN VÒ KINH TÕ, CHÝNH TRÞ - X· HéI
CñA V¦¥NG QUèC XI£M D¦íI THêI VUA RAMA IV
Vµ RAMA V (1851 - 1910)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ: 60.22.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHẠM NGỌC TÂN
4
NGHỆ AN - 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ và góp ý chân thành của các thầy cô giáo trong Khoa đào tạo Sau
đại học và Khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh. Đặc biệt là sự giúp đỡ và
chỉ bảo tận tình của Thầy giáo hướng dẫn - PGS. TS Phạm Ngọc Tân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Phạm Ngọc Tân và tất
cả các thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử, Khoa đào tạo sau đại học - Trường
Đại học Vinh đã giúp đỡ tôi về mặt tư liệu cũng như những ý kiến đóng góp,
xây dựng Luận văn.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
nhiệt tình giúp đỡ, cổ vũ cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do năng lực có hạn nên Luận văn
không tránh khỏi khiếm khuyết. Kính mong quý thầy cô và các bạn chân
thành góp ý để tác giả rút kinh nghiệm cho các công trình nghiên cứu khoa
học lần sau.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Tác giả
Trần Thị Thu Hương
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................2
3. Đối tượng và pham vi nghiên cứu....................................................5
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.................................................6
5. Nguồn tư liệu....................................................................................8
6. Đóng góp của luận văn.....................................................................8
7. Bố cục của luận văn..........................................................................9
B. NỘI DUNG.................................................................................................11
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ,
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC XIÊM
VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX .............................................11
1.1.Tình hình thế giới và khu vực đầu thế kỷ XIX.............................11
1.2. Vương quốc Xiêm trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương
Tây..............................................................................................16
Tiểu kết...............................................................................................30
Chương 2
SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
CỦA VƯƠNG QUỐC XIÊM TỪ NĂM 1851 ĐẾN 1910.............................32
2.1. Vương quốc Xiêm trong giai đoạn trị vì của Vua Mongkut Rama IV (1851 - 1868)..............................................................32
2.1.1. Tình hình kinh tế...........................................................................33
2.1.2. Tình hình chính trị.........................................................................40
2.1.3. Sự chuyển biến về xã hội...............................................................47
2.2. Vương quốc Xiêm trong giai đoạn trị vì của Vua Chulalongkorn Rama V (1868-1910).................................................................52
2.2.1. Sự biến chuyển của tình hình kinh tế............................................53
2.2.2. Tình hình chính trị.........................................................................67
7
2.2.3. Những biến chuyển về tình hình xã hội.........................................78
Tiểu kết ..............................................................................................90
Chương 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ,
CHÍNH TRỊ -XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC XIÊM TỪ NỬA SAU
THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX..................................................................92
3.1. Vai trò của các cuộc cải cách của Rama IV và Rama V đối với sự
biến chuyển về kinh tế, chính trị - xã hội của Vương quốc Xiêm
nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX............................................92
3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với Vương quốc Xiêm đầu thế kỷ XX.99
C. KẾT LUẬN..............................................................................................109
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................113
D. PHỤ LỤC.................................................................................................118
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thái Lan là một quốc gia Đông Nam Á, có diện tích bề mặt lãnh thổ là
513.520 km2, lớn thứ hai trong khu vực (sau Inđônêxia). Thái Lan nằm giữa
bán đảo Trung Ấn: phía Đông và Đông Bắc giáp Lào, phía Tây giáp Mianma,
phía Nam giáp Malaixia và Vịnh Thái Lan, phía Đông Nam giáp Cămpuchia.
Nằm trong khu vực được coi là phát triển năng động nhất thế giới, Thái
Lan đang nổi bật lên như một nước có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao
và được xem như một trong những điều kì diệu mới của các nước đang phát
triển. Hiện nay, Thái Lan đang đứng trước ngưỡng cửa trở thành nước công
nghiệp mới (NIC) ở châu Á.
Vì sao nền kinh tế Thái Lan lại có sự phát triển vượt trội hơn so với
nhiều nước trong khu vực như Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Mianma…? Sự
phát triển hiện tại của Thái Lan có liên quan gì đến các giai đoạn lịch sử trước
đó? nhất là giai đoạn từ năm 1851 đến năm 1910, là giai đoạn dưới sự trị vì
của hai triều vua Rama IV và Rama V? Hay nói cách khác nền tảng của sự
phát triển hiện tại của Thái Lan là gì? Đây là những vấn đề đã thu hút sự quan
tâm của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau. Vì
vậy, việc nghiên cứu sự biến chuyển về kinh tế, chính trị - xã hội của Vương
quốc Xiêm (Thái Lan) ở giai đoạn từ năm 1851 đến năm 1910 có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Trước hết về mặt khoa học: Nghiên cứu sự biến chuyển về kinh tế,
chính trị - xã hội của Vương quốc Xiêm trong giai đoạn từ năm 1851 đến năm
1910 giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc về các chính sách kinh tế - chính trị
- xã hội mà các vua Rama IV và Rama V đã thực hiện trong thời kỳ cai trị đất
nước của mình, cũng như hệ quả của những chính sách ấy. Từ đó góp phần lí
2
giải được: Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị mất độc
lập trước làn sóng xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương
Tây. Từ đó chúng ta được hiểu thêm về đất nước, con người, lịch sử và văn
hóa của một nước láng giềng gần gũi với Việt Nam. Bên cạnh đó, việc nghiên
cứu vấn đề này giúp chúng ta có thể hình dung được những nét khái quát về
hoàn cảnh và số phận của các nước trong khu vực lúc bấy giờ. Đồng thời
cũng có thể rút ra được những bài học lịch sử quý giá cho các nước này trong
vấn đề đối ngoại đối với các nước phương Tây.
Về ý nghĩa thực tiễn: Đối với chúng tôi là những giáo viên giảng dạy
bộ môn Lịch sử ở bậc THPT, việc nghiên cứu một vấn đề về sự biến chuyển
về kinh tế, chính trị - xã hội của Vương quốc Xiêm từ năm 1851 đến năm
1910 sẽ có thêm những tri thức mới, sâu rộng về lịch sử Thái Lan nói riêng,
lịch sử Đông Nam Á thời cận đại nói chung. Từ đó giúp chúng tôi giảng dạy
tốt hơn về giai đoạn lịch sử này.
Mặt khác, trên tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt
Nam lần thứ VIII (1996): “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong
cộng đồng thế giới” thì việc tìm hiểu về một nước trong khu vực có nhiều nét
tương đồng với Việt Nam về lịch sử, văn hóa như Thái Lan là một điều có ý
nghĩa. Trên cơ sở đó, góp phần củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ tốt
đẹp giữa Việt Nam và Thái Lan trong giai đoạn hiện nay.
Từ góc độ khoa học lịch sử, với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn
chọn vấn đề “Sự biến chuyển về kinh tế, chính trị - xã hội của vương quốc
Xiêm dưới thời vua Rama IV và Rama V (1851 - 1910)” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử cận đại của Thái Lan là một thời kỳ có nhiều biến cố lớn diễn
ra, vì vậy nó đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả thuộc nhiều nước
3
khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, các học giả và nhà
nghiên cứu thường tập trung nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Vương
quốc Xiêm đối với các nước tư bản phương Tây, hoặc những cải cách của các
vua Xiêm trước sự đe dọa xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây…Vì
vậy, cho đến nay những công trình nghiên cứu một cách tổng thể về sự biến
chuyển kinh tế, chính trị - xã hội của Vương quốc Xiêm từ năm 1851 đến
1910 còn chưa nhiều.
Đối với các học giả Việt Nam, các công trình nghiên cứu về lịch sử
Thái Lan mang tính chất thông sử khá phong phú. Cuốn “Lịch sử Thái Lan”
của Phạm Nguyên Long và Nguyễn Tương Lai (NXB KHXH - 1998) là một
trong những công trình nghiên cứu tương đối công phu và đồ sộ, công trình
này đã đề cập những vấn đề cơ bản của lịch sử Thái Lan từ thời kì tiền sử đến
những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX. Trong đó, tình hình kinh tế - chính
trị - xã hội của Vương quốc Xiêm từ 1851 đến 1910 được đề cập đến bằng
những nét hết sức khái lược. Công trình này cho chúng ta biết về quá trình
xâm nhập của người phương Tây vào Vương quốc Xiêm từ đầu thế kỷ XVI
và những chính sách cải cách của các vua Xiêm nhằm phát triển đất nước và
giữ vững độc lập, đặc biệt là dưới hai triều vua Rama IV và Rama V.
Công trình tiêu biểu thứ hai là cuốn “Vương quốc Thái Lan” của GS.
Vũ Dương Ninh - 1994, công trình này đã trình bày một cách khái quát cao về
những nội dung cơ bản của lịch sử Vương quốc Thái Lan. Công trình này
giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng thể và định hướng khi nghiên cứu
về Thái Lan.
Công trình tiêu biểu thứ ba là cuốn “Lịch sử Thái Lan” - 1993 của
Huỳnh Văn Tòng. Trong đó đã đề cập một cách khá rõ ràng về tình hình kinh
tế - chính trị và những hiệp ước bất bình đẳng mà Thái Lan đã kí với các nước
tư bản phương Tây, những chính sách cải cách của các vua Rama IV và Rama
V nhằm giữ vững nền độc lập của mình.
4
Cuốn “Lịch sử Thái Lan” của E.O.Becdin - 1973 (do Đinh Ngọc Bảo
dịch) là công trình đã đề cập đến khá nhiều sự kiện về quá trình xâm nhập của
tư bản phương Tây vào Thái Lan và quan hệ giữa Thái Lan với các nước tư
bản phương Tây từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX. Đây là một nguồn
tư liệu phong phú giúp người nghiên cứu có thể vân dụng và tham khảo khi
tiến hành nghiên cứu các vấn đề có liên quan.
Ngoài ra còn có nhiều công trình khác như “Thái Lan - một số nét về
chính trị - kinh tế - xã hội - văn hóa và lịch sử” của Nguyễn Khắc Viện, Hà
Nội - 1998, cuốn “Tìm hiểu lịch sử - văn hóa Thái Lan” của Viện nghiên cứu
Đông Nam Á, 1994. Cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” của D.G.E - Hall, NXB
Chính trị Quốc gia - 1998. Cuốn “Lịch sử Vương quốc Thái Lan” của Lê Văn
Quang, NXB TP HCM - 1995…Đều nghiên cứu về lịch sử Thái Lan trên
nhiều phương diện khác nhau và ít nhiều có đề cập đến vấn đề mà đề tài này
đang nghiên cứu.
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác được xuất bản bằng
tiếng Anh…
Ngoài những công trình mang tính chất thông sử nêu trên, còn có các
luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp đại học của các nghiên
cứu sinh, học viên hay sinh viên đã nghiên cứu về lịch sử Thái Lan. Trong đó
tiêu biểu nhất là luận án tiến sĩ của Đặng Thị Huệ với đề tài: Quá trình cải
cách ở Xiêm 1851 - 1910 và những hệ quả của nó. Đây là công trình nghiên
cứu khá công phu và đầy đủ về lịch sử của Thái Lan trong giai đoạn 18511910. Luận văn thạc sĩ của Lê Thanh Thủy với đề tài: Chính sách đối ngoại
của Thái Lan trước sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây từ đầu thế
kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX. Công trình này đã nghiên cứu một cách tổng
hợp về chính sách đối ngoại của Thái Lan dưới hai vương triều Ayutthaya và
vương triều Chakri. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị An về “Đường lối đối
ngoại truyền thống của Thái Lan từ thế kỷ XIX đến nay”…
5
Ngoài ra còn nhiều bài viết có liên quan đến lịch sử cân đại của Vương
quốc Xiêm đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: “Vài nét về quan hệ của
nước Xiêm 1851-1910”, của Đào Minh Hồng, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam
Á, số 5, năm 2000. “Lịch sử Thái Lan và lịch sử Nhật Bản - những nét tương
đồng và dị biệt”, của Nguyễn Văn Tận, tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á và
Nhật Bản, số 4 - 2001. “Vài nhận định về cuộc cải cách ở Thái Lan dưới các
triều vua Môngkut và Chulalongkorn từ cái nhìn so sánh khu vực” của Phạm
Hồng Tùng, tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6, 2003… các bài viết trên cũng ít
nhiều có đề cập đến những khía cạnh khác nhau có liên quan đến vấn đề mà
chúng tôi đang nghiên cứu.
Tóm lại, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Thái
Lan thời cận đại ở những khía cạnh và những mức độ khác nhau. Những công
trình này đã giúp cho chúng tôi có một cái nhìn tổng thể về vấn đề mà mình
nghiên cứu. Tuy nhiên, trong số các công trình nghiên cứu trên, chưa có một
công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể và chi tiết về sự chuyển biến của
tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Vương quốc Xiêm giai đoạn từ năm
1851 đến 1910. Vì vậy, trên cơ sở tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng
tôi đã kế thừa những thành tựu của các công trình đã nói ở trên và bổ sung
vào các công trình nghiên cứu trước đây bằng việc tìm hiểu sự chuyển biến
của tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Vương quốc Xiêm từ năm 1851
đến 1910. Qua đó hiểu sâu sắc hơn về bức tranh kinh tế, chính trị - xã hội của
Thái Lan thời kì này, đồng thời góp phần lí giâỉ được một trong những tiền đề
dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Thái Lan trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và pham vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sự chuyển biến về kinh tế, chính trị - xã hội của
Vương quốc Xiêm từ năm 1851 đến 1910. Nếu tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu
vấn đề này, chúng ta thấy các học giả thường chú ý nhiều đến chính sách đối
6
ngoại của Thái Lan đối với các nước phương Tây và những cải cách của các
triều đại phong kiến Thái Lan nhằm giữ vững nền độc lập…còn bức tranh
tổng thể về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Vương quốc Xiêm trong
giai đoạn lịch sử này thì còn chưa được quan tâm nhiều.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian mà đề tài bao quát là giai đoạn từ năm 1851 đến năm 1910,
đây là giai đoạn dưới sự trị vì liên tiếp của hai triều vua Rama IV và Rama V,
tức là từ khi vua Rama IV lên nắm quyền (1851) cho đến khi vua Rama V qua
đời (1910). Đây được đánh giá là những vị vua kiệt xuất và vĩ đại bậc nhất
trong lịch sử phong kiến Thái Lan.
Ngoài ra, chúng tôi còn bước đầu đưa ra những nhận xét, đánh giá về
vai trò của các cuộc cải cách kinh tế của Rama IV và Rama V đối với sự phát
triển kinh tế Xiêm trong giai đoạn tiếp theo từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế
kỷ XX, cũng như những tác động của nó đối với vương quốc Xiêm vào đầu
thế kỷ XX.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
4.1. Mục đích nghiên cứu
Lịch sử cận đại của Thái Lan là giai đoạn diễn ra nhiều biến cố, vì vậy
nó luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả. Đối với chúng tôi,
việc nghiên cứu sự biến chuyển về kinh tế, chính trị - xã hội của Vương quốc
Xiêm từ năm 1851 đến 1910 nhằm những mục đích sau đây:
- Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử của thế giới, khu vực và Vương quốc
Xiêm vào cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX để thấy được rằng: trong
một thời kỳ lịch sử, các nước Đông Nam Á đều đứng trước những nguy cơ và
thách thức như nhau.
- Trên cơ sở nguồn tài liệu có được chúng tôi còn nhằm mục tiêu là
dựng lại một bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của
Vương quốc Xiêm qua các chính sách cải cách của hai triều vua Rama IV và
7
Rama V. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách cải cách kinh tế và
đường lối đối ngoại khôn khéo nhằm phát triển đất nước và tránh được sự
xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
- Tìm hiểu hệ quả của chính sách cải cách đất nước của vua Rama IV
và Rama V còn để lí giải rằng, những hệ quả đó không chỉ có ý nghĩa trong
thời điểm lúc bấy giờ là bước đầu định hướng cho Thái Lan phát triển theo
con đường tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa, mà
nó còn có ý nghĩa đặt nền tảng quan trọng cho sự phát triển của đất nước Thái
Lan trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo.
- Qua việc nghiên cứu những vấn đề trên đây luận văn còn cho thấy,
cùng một hoàn cảnh lịch sử như nhau, đứng trước những nguy cơ và thách
thức tương tự nhau, nhưng trong khi giai cấp phong kiến nhiều nước Đông
Nam Á khác đang chìm đắm trong bóng đen của chế độ phong kiến lạc hậu,
bảo thủ, thì giai cấp phong kiến Xiêm lại thức thời, biết lựa chon hướng đi
khác đó là cải cách, và hệ quả là Thái Lan đã tránh được sự thôn tính của các
nước tư bản phương Tây. Trong khi các nước Đông Nam Á khác lại không
thoát khỏi số phận này.
- Từ việc làm sáng tỏ những vấn đề trên, chúng tôi còn bước đầu đưa ra
những nhận xét và đánh giá của bản thân, dựa trên những luận cứ khoa học,
những ý kiến đánh giá của các học giả, các nhà nghiên cứu về lịch sử Thái
Lan trong giai đoạn này.
4.2. Nhiệm vụ của Luận văn
Trong luận văn này chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề sau:
Thứ nhất: Bối cảnh lịch sử của thế giới, khu vực và Vương quốc Xiêm
trong những năm đầu thế kỷ XIX.
Thứ hai: Các chính sách của nhà nước đối với kinh tế, chính trị - xã hội
từ năm 1851 đến năm 1910 và hệ quả của những chính sách đó. So sánh với
Việt Nam trong cùng thời điểm lịch sử.
8
Thứ ba: Đưa ra một số nhận xét về sự chuyển biến của tình hình kinh
tế, chính trị - xã hội của vương quốc Xiêm từ năm 1851 đến 1910. Trong đó
đặc biệt đánh giá về vai trò của các cuộc cải cách của các vua Rama IV và
Rama V đối với sự phát triển kinh tế của vương quốc Xiêm trong giai đoạn
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
5. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành luận văn, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu
sau:
- Tư liệu gốc, bao gồm các văn bản như: Các sắc lệnh đạo luật cải cách,
bài phát biểu các vua Rama về cải cách, các bảng thống kê số liệu phát triển
kinh tế trong một số lĩnh vực. Nguồn tài liệu này chúng tôi sao chụp được từ
tiếng Anh.
- Tài liệu chuyên khảo: Đó là các công trình của các học giả trong và
ngoài nước nghiên cứu về mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
của Thái Lan. Cùng các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các báo cáo khoa học
trong các kỳ hội thảo, các bài trên các tạp chí chuyên nghành…Đây là nguồn
tài liệu rất quan trọng vì có số lượng phong phú và đa dạng. Nguồn tài liệu
này gồm nhiều thứ tiếng Anh,Việt đã được dịch, lược dịch hoặc nguyên bản,
chúng tôi đã thu thập được tại các trung tâm nghiên cứu, các viện nghiên cứu,
các thư viện trong cả nước.
- Tài liệu tham khảo: gồm một số sách báo, tạp chí về các lĩnh vực: Địa
lý, văn hóa, tôn giáo…rải rác có liên quan đến đề tài giúp luận văn có cái nhìn
tổng quát hơn về vấn đề đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu về sự chuyển biến của tình hình kinh tế,
chính trị - xã hội của Vương quốc Xiêm vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
luận văn có những đóng góp sau:
9
- Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề chính
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội của vương quốc Xiêm. Qua đó đã
dựng lại bức tranh tổng thể về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của vương
quốc Xiêm vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX một cách khách quan và trung
thực, giúp người đọc có thể hình dung được một cách rõ ràng, mạch lạc về nó
trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt này của Xiêm.
- Nghiên cứu vấn đề này luận văn đã góp phần lí giải được sự khác biệt
trong nhận thức, trong tư tưởng của giai cấp phong kiến Thái Lan so với giai
cấp phong kiến các nước Đông Nam Á khác, trong cùng một thời điểm lịch sử
như nhau.
- Từ việc nghiên cứu về những cải cách kinh tế của Rama IV và Rama
V, luận văn đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm thiết thực và bổ ích đối
với công cuộc đổi mới của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Những nội dung mà luận văn đã nghiên cứu còn có thể được sử dụng
tham khảo khi giảng dạy về lịch sử Thái Lan nói riêng, lịch sử Đông Nam Á
nói chung ở bậc THCS và THPT, cũng như phục vụ cho nhu cầu tham khảo
của đông đảo bạn đọc quan tâm tới lịch sử Thái Lan và Đông Nam Á.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Những nhân tố tác động đến hinh hình kinh tế, chính trị
- xã hội của Vương quốc Xiêm trong những năm đầu thế
kỷ XIX
Chương 2. Những chuyển biến của tình hình kinh tế, chính trị - xã hội
của Vương quốc Xiêm từ năm 1851 đến năm 1910
Chương 3. Một số nhận xét về sự chuyển biến kinh tế, chính trị - xã hội
của Vương quốc Xiêm từ nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
10
11
B. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ,
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC XIÊM
VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1. Tình hình thế giới và khu vực đầu thế kỷ XIX
Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII, giai cấp tư sản Tây Âu và
Bắc Mĩ đã tiến hành các cuộc cách mạng chính trị thắng lợi, lật đổ chế độ
phong kiến, từng bước xác lập sự thống trị của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi
toàn thế giới. Để đưa nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh hơn nữa,
các nước phương Tây lại tiến hành các cuộc cách mạng về kỹ thuật. Hệ quả là
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước này phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về
nguyên liệu và thị trường càng trở nên bức thiết.
Để giải quyết nhu cầu bức thiết đó, các nước phương Tây bắt đầu nhòm
ngó đến các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Do vậy, cũng từ thế kỷ XVI đến XVIII,
người ta đã chứng kiến làn sóng xâm nhập và bành trướng của chủ nghĩa thực
dân phương Tây cứ ngày càng dâng lên và lấn tới dường như không một trở
lực nào ngăn cản nổi.
Trong cùng thời điểm lịch sử ấy, một số nước phương Đông nói chung
và Đông Nam Á nói riêng nhìn chung đang ở trong tình trạng khủng hoảng và
suy vong của chế độ phong kiến. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa vẫn giữ vai
trò chủ đạo nhưng ngày càng sa sút nghiêm trọng do hạn hán, lũ lụt, mất
mùa... thường xuyên xảy ra, đưa toàn bộ nền kinh tế của các nước này vào lối
bế tắc không có đường ra. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức chính trị bảo thủ, giữ
nguyên bộ máy chính quyền phong kiến cũ. Thiết chế nhà nước vẫn không có
gì thay đổi với việc duy trì tuyệt đối vị trí và quyền lực của vua chuyên chế,
bộ máy quan lại từ trung ương đến địa phương, hệ thống hành chính pháp
12
luật, quân đội phong kiến về cơ bản vẫn tồn tại nguyên vẹn. Về xã hội, đa
phần ở trong tình trạng bất ổn. Thiên tai, mất mùa, đói kém làm cho đời sống
của nhân dân cực khổ, thêm vào đó là tệ tham quan ô lại trở nên phổ biến làm
cho tình cảnh nhân dân thêm khốn đốn. Phong trào khởi nghĩa của các tầng
lớp nhân dân bùng lên mạnh mẽ với số lượng và quy mô chưa từng có. Ở
Nhật Bản, từ năm 1800 - 1867 đã có tới 537 cuộc khởi nghĩa diễn ra từ nông
thôn đến thành thị. Tương tự như vậy, tại Trung Quốc, khởi nghĩa nông dân
Thái Bình Thiên Quốc đã diễn ra trong vòng 14 năm (1851 - 1864) lan rộng
khắp 18 tỉnh thành. Tiếp đó là phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (1890 - 1900), vừa
chống phong kiến vừa chống đế quốc. Tại Việt Nam, thời điểm này cũng diễn
ra các cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân, Cao
Bá Quát...
Với thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội như trên, cùng với nguồn tài
nguyên phong phú, các nước phương Đông thực sự trở thành những miếng
mồi ngon cho các nước thực dân phương Tây.
Ở châu Á, Bồ Đào Nha sau khi chiếm Malắcca năm 1511, tiếp tục
chiếm Đông Timor, Anboa năm 1521. Tây Ban Nha sau cuộc thám hiểm của
Magenlan đến Philíppin năm 1821, năm 1563 thực dân Tây Ban Nha đã
chiếm đóng quần đảo này và thống trị ở đây cho đến năm 1898.
Tiếp theo người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, người Hà Lan, Anh,
Pháp, Mĩ... cũng lần lượt xâm nhập và bành trướng ngày càng sâu rộng sang
phương Đông và Đông Nam Á. Đó cũng là thời kì hình thành, phát triển và
bành trướng của các công ti Đông Ấn khét tiếng của Anh, Hà Lan, Pháp. Cuối
thế kỷ XVI, Hà Lan đã đánh chiếm Inđônêxia rồi thống trị ở đây cho đến hết
Chiến tranh thế giới thứ hai. Thực dân Anh sau khi chiếm hầu hết Ấn Độ, bắt
đầu đánh chiếm Mã Lai, Miến Điện, tiến hành Chiến tranh thuốc phiện lần
thứ I (1840 - 1842) để “mở cửa” vào Trung Quốc. Tư bản Mỹ cũng đến “gõ
13
cửa” Nhật Bản (1853) buộc Mạc Phủ Tôcưgaoa phải mở cửa. Thực dân Pháp
muộn hơn thì năm 1858 cũng bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam, sau đó là
Cămpuchia và Lào.
Ở châu Phi, từ những năm 50 đến những năm 70, 80 của thế kỷ XIX,
sau khi kênh đào Xuyê được hoàn thành, các nước tư bản phương Tây đua
tranh quyết liệt để xâu xé lục địa đen. Đến đầu thế kỷ XX, việc phân chia
thuộc địa ở châu Phi giữa các nước Anh, Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha đã cơ bản hoàn thành.
Tại khu vực Mĩ Latinh, sau cuộc phát kiến của Crixtôp Côlômbô
(1492) thì các đoàn chiến hạm với súng và đại bác của thực dân phương Tây
đã xuất hiện. Chỉ trong vòng hai thế kỷ XVI - XVII, đa số các nước Mĩ Latinh
đã bị biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Như vậy, trong vòng khoảng gần 4 thế kỷ, chủ nghĩa tư bản phương
Tây với nhiều phương cách đã dần dần biến các vùng đất rộng lớn, tài nguyên
phong phú, nhân lực dồi dào ở Á, Phi, Mĩ Latinh thành thuộc địa, nửa thuộc
địa. Chủ nghĩa tư bản đã thắng thế trên phạm vi toàn thế giới. Giai cấp tư sản
đã buộc các dân tộc phải chấp nhận nền thống trị của họ, đồng thời thực hành
phương thức sản xuất tư bản, nếu không sẽ bị tiêu diệt: “nó buộc các dân tộc
du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư bản..... bắt các nước
dã man hay nửa dã man phải phụ thuộc vào các nước văn minh.... bắt
phương Đông phải phụ thuộc phương Tây” [7,53].
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa càng xúc tiến mạnh mẽ hơn các cuộc chiến tranh xâm lược và giành
giật thuộc địa. Thuộc địa có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa đế quốc, nó
không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp nguyên liệu, là thị trường tiêu thụ hàng
hóa, mà còn là kho dự trữ chiến lược, hậu phương cho các cuộc chiến tranh để
phân chia lại thế giới.... Do vậy, các nước Á, Phi, Mĩ Latinh trở thành địa bàn
14
tranh chấp quyết liệt của nhiều nước đế quốc. Những cường quốc có phần
thuộc địa rộng lớn và béo bở như Anh, Pháp...thì cố gắng củng cố và giữ lấy
hệ thống thuộc địa của mình. Trong khi đó các nước đế quốc trẻ có ít thuộc
địa như Đức lại muốn gây chiến tranh để phân chia lại thế giới. Chính sự
tham vọng đó của chủ nghĩa đế quốc đã đặt nhân loại trước nguy cơ của một
cuộc đại chiến thế giới khốc liệt.
Tóm lại, trước làn sóng xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân
phương Tây, các quốc gia phương Đông nói chung, các nước Đông Nam Á
nói riêng đã bị lôi cuốn vào cơn lốc xoáy của chủ nghĩa tư bản, đó là một tất
yếu lịch sử. Thời cận đại, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là phương
thức sản xuất tiến bộ và ưu việt hơn hẳn phương thức sản xuất phong kiến. Do
đó, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào các nước Á,
Phi, Mĩ Latinh đã đặt các quốc gia dân tộc này trước những cơ hội và thách
thức to lớn để hòa nhập vào dòng chảy chung của nền văn minh nhân loại. Sự
hội nhập là một quy luật, nhưng vấn đề là các quốc gia dân tộc phải hội nhập
như thế nào? Hội nhập tự nguyện hay hội nhập cưỡng bức?
Bị cuốn vào “cơn lốc kinh tế tư bản chủ nghĩa” bằng những cách thức
khác nhau, nhưng trước các quốc gia dân tộc đều có những thời cơ và thách
thức to lớn. Chủ nghĩa thực dân bên cạnh việc bóc lột và vơ vét tàn bạo nguồn
tài nguyên và nhân công của các dân tộc thuộc địa thì đồng thời cũng mang
lại những hệ quả ngoài ý muốn của mình, đó chính là xây dựng nền tảng cơ sở
vật chất của nền văn minh phương Tây ở các nước thuộc địa. Do vậy, các
nước thuộc địa nói chung và các quốc gia dân tộc Á châu nói riêng đều đứng
trước cơ hội to lớn để hòa nhập vào dòng chảy của nền văn minh nhân loại.
Nền văn minh công nghiệp cơ khí hiện đại sẽ đem đến những khả năng to lớn
để các quốc gia phong kiến phương Đông thoát khỏi tình trạng bảo thủ, lạc
hậu trì trệ. Tư tưởng tiến bộ, dân chủ, nhân văn tư sản sẽ đẩy lùi những định
15
kiến cổ hủ ràng buộc con người. Tiến bộ khoa học kỹ thuật, nền sản xuất máy
móc sẽ thay thế cho lao động thủ công nặng nhọc của con người dưới chế độ
phong kiến. Con người được giải phóng về tư tưởng, thân phận, đời sống vật
chất, tinh thần của xã hội được nâng lên, hơn hẳn dưới chế độ phong kiến.
Bên cạnh những cơ hội nói trên, chủ nghĩa tư bản cũng đem lại nhiều
thách thức đối với các dân tộc phương Đông. Đó là sự phá hoại những nền
tảng văn hóa vật chất, tinh thần và tiến đến nô dịch, thống trị các quốc gia dân
tộc phương Đông. Làm thế nào để bảo vệ độc lập chủ quyền, thoát khỏi sự nô
dịch của các nước thực dân phương Tây, là một thách thức to lớn đối với các
quốc gia dân tộc phương Đông hồi nửa sau thế kỷ XIX. Trong suốt chiều dài
lịch sử hàng ngàn năm của mình, chưa bao giờ các quốc gia này phải đối đầu
với một kẻ thù mới lạ, có sức mạnh hơn hẳn về vật chất, khoa học kỷ thuật, vũ
khí và phương tiện chiến tranh như chủ nghĩa thực dân phương Tây. Do vậy,
nắm bắt xu thế, lựa chọn và tận dụng thời cơ để phát triển đó là một điều
không đơn giản. Trong bối cảnh đó, các quốc gia dân tộc Á châu phải lựa
chọn một trong hai con đường:
Con đường thứ nhất đó là kép kín cửa, tiếp tục duy trì chế độ phong
kiến với phép trị nước như cũ.
Con đường thứ hai đó là mở cửa, canh tân đất nước.
Trước tình hình đó, giai cấp phong kiến hầu hết các nước phương Đông
trong đó có Việt Nam đều lựa chọn con đường thứ nhất. Kết quả là các nước
này đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
phương Tây. Thực tế cho thấy, trong bối cảnh đó đóng cửa là tự sát, bởi vậy
chỉ có mở cửa để hội nhập là con đường duy nhất để giữ độc lập. Tuy nhiên,
mở cửa để hội nhập cũng đồng thời phải gánh chịu những tác động không đơn
giản của những làn gió từ bên ngoài thổi vào, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế
nào để thích nghi được với hoàn cảnh lịch sử mới nhưng vẫn giữ vững được
độc lập chủ quyền của mình.
16
1.2. Vương quốc Xiêm trước nguy cơ xâm lược của thực dân
phương Tây
Trước khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản phương Tây, cũng
giống như nhiều nước Đông Nam Á khác, Xiêm là một quốc gia phong kiến
độc lập có chủ quyền, với nền kinh tế nông nghiệp còn mang tính tự nhiên tự
cung tự cấp. Đến nửa đầu thế kỷ XVIII, Xiêm trở thành một trong những
nước phong kiến lớn ở bán đảo Trung Ấn và chế độ phong kiến đạt đến đỉnh
cao nhất. Nhưng sau đó, sự tranh giành quyền lợi trong giai cấp thống trị đã
làm cho Xiêm bị suy yếu và đến năm 1767 bị Miến Điện chinh phục. Năm
1768, Pia Tăc-xin lên ngôi vua đã khôi phục lại được nền độc lập của Xiêm
sau một thời kì loạn lạc và chiến tranh liên miên. Tuy nhiên, sau đó Pia Tăcxin lại thực hiện những chính sách đi ngược lại xu thế của lịch sử và nguyện
vọng của nhân dân, do đó khởi nghĩa lan tràn khắp nơi. Trong bối cảnh đó,
Chaopia Chakri được đa số tầng lớp phong kiến ủng hộ. Ngày 20/4/1782, ông
cùng quân đội tiến về Buri giải phóng thành phố trong cơn hỗn loạn và lên
ngôi vua, với niên hiệu là Rama I, chính thức khởi đầu cho triều đại Rama tồn
tại cho đến ngày nay ở Thái Lan.
Với sự ra đời của triều đại Rama, vương quốc Xiêm trở thành một
quốc gia hùng mạnh, lãnh thổ được mở rộng và có nhiều quốc gia thần phục
xung quanh.
Rama I là một người có tài về quân sự và chính trị, khi lên làm vua ông
đã có nhiều kinh nghiệm và uy tín đối với giai cấp thống trị và quần chúng.
Nguyện vọng cao nhất của ông là khôi phục lại vương quốc Ayuthaya đã một
thời thịnh vượng và huy hoàng trước kia. Ngay sau khi lên ngôi vua, ông bắt
tay ngay vào xây dựng kinh đô Băng Cốc để tỏ rõ quyết tâm đó. Sau 3 năm
xây dựng, kinh đô mới được hoàn thành, có đầy đủ cung điện, đền đài chùa
tháp, thành quách cùng với các khu thương mại của các cộng đồng ngoại kiều
như người Hoa, người Ấn Độ... chạy dọc bên bờ sông Chao Phraya.
17
Về mặt chính trị, bộ máy nhà nước được xây dựng lại như thời kỳ
Ayutthaya, nhưng mang tính chất trung ương tập quyền nhiều hơn. Quyền lực
của triều đình đứng đầu là nhà vua đối với các địa phương chủ yếu thông qua
6 bộ, trong đó 4 bộ có chức năng quản lý địa phương. Bao gồm bộ Mahatthai
quản lý các địa phương phía Bắc và phía Đông kinh đô; Kalahom quản lý các
địa phương từ Thôn Buri trở về nam; Phakhlan quản lý các địa phương ở phía
nam kinh đô giáp với biển và công việc tài chính, ngoại thương. Bộ Mương
(Krom Mương) quản lý kinh đô và các miền phụ cận kinh đô; hai bộ còn lại là
bộ Điền địa (Krom na) và bộ Hoàng gia (Krom Wang).
Đứng đầu các bộ trên đều là những người tin cẩn nhất của nhà vua,
hoặc có công sáng lập ra triều đại, hoặc có quan hệ hôn nhân với nhà vua,
hoặc có vai trò quan trọng về kinh tế như người Hoa, người Ấn Độ... Họ hợp
thành tầng lớp quý tộc quan lại cao nhất ở trung ương.
Đồng thời với việc chấn chỉnh lại bộ máy nhà nước, lễ nghi triều đại và
binh pháp cũng được xem xét lại. Một hội đồng gồm những người thông thái
được thành lập, rà soát lại những luật lệ cũ, định ra luật lệ mới. Kết quả, bộ
luật “Ba con dấu” được hoàn thành trong các năm 1805 - 1808, đây là bộ luật
cơ bản được sử dụng từ thời Rama I cho đến thời Rama V mới bị xóa bỏ.
Về mặt kinh tế, từ triều đại Rama I đến Rama III, nền kinh tế Xiêm cơ
bản vẫn mang tính chất tự nhiên, tự cấp tự túc và nó vẫn chưa thoát khỏi ảnh
hưởng của nền kinh tế truyền thống thời Ayuthaya. Nền nông nghiệp có bước
phát triển cao hơn do những chính sách tiến bộ của nhà nước như: Chấn chỉnh
lại chế độ thuế khóa, phân chia ruộng đất rộng rãi tới người dân, khuyến
khích việc khai khẩn ruộng đất và xuất khẩu lúa gạo.... Nhìn chung, nền nông
nghiệp Xiêm nửa đầu thế kỷ XIX đã bắt đầu phát triển theo hướng hàng hóa.
Nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế.
Trong khi đó công thương nghiệp lại có những bước chuyển biến mới
với sự xuất hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Một số công trường
18
thủ công của nhà nước và tư nhân đã xuất hiện trong nhiều ngành nghề. Về
ngoại thương, ngay từ năm 1597, những thương nhân phương Tây đầu tiên đã
có mặt ở Xiêm. Nền kinh tế đóng kín cổ truyền của Xiêm bước đầu tìm thấy
hơi thở mới của một nền kinh tế “mở”. Trên nền tảng ban đầu thuận lợi đó,
cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nền ngoại thương của Xiêm đã phát triển
với quy mô ngày càng lớn và mang lại nguồn lợi khổng lồ. Hàng hóa xuất
khẩu của Xiêm ngày càng nhiều và phong phú. Trong 20 năm đầu của thế kỷ
XIX, lượng gạo xuất khẩu của Xiêm đứng thứ hai ở châu Á (chỉ sau Bengan Ấn Độ). Thời kì này thương nhân Xiêm buôn bán với nhiều nước châu Á như
Trung Quốc, Mã Lai, Inđônêxia, Việt Nam, Lào....”Năm 1821, tổng khối
lượng hàng hóa trao đổi Xiêm - Trung là gần 60.000 tấn. Lợi nhuận trung
bình lên tới 300%......Bên cạnh Trung Quốc, các tiểu vương quốc trên bán
đảo Malacca và quần đảo Inđônêxia cũng là đối tác buôn bán quan trọng với
Xiêm...” [35,122].
Về mặt xã hội vẫn không có gì thay đổi, chế độ nô lệ vẫn được duy trì,
đa số dân vẫn sống bằng nghề nông, bị phụ thuộc vào quý tộc và quan lại theo
quan hệ chủ tớ (Nai - Prai) và bị bóc lột nghĩa vụ lao dịch, sức lao động của
nông dân chưa trở thành hàng hóa. Giai cấp thống trị là những người có nhiều
ruộng đất nhất, song về pháp lý họ chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền
sở hữu. Để ngăn chặn việc quý tộc và quan lại thao túng nhân lực, Rama I ra
sắc lệnh bắt tất cả nông dân tự do (Prai) phải xăm trên người tên của chủ, nơi
ở để dễ bề quản lý. Tất cả nông dân tự do, kể cả của nhà nước và của quý tộc,
quan lại đều phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao dịch với thời gian là 3 tháng
trên một năm, nhà nước không trả công trong thời gian thực hiện nghĩa vụ lao
dịch và người dân có thể nộp tiền để thay thế ngày công.
Chế độ thuế khóa cũng được chấn chỉnh để tăng thu nhập cho nhà
nước. Trước đây nông dân phải nộp thuế bằng thóc và phải tự chuyên chở đến
nơi nộp thuế, bây giờ có thể thay bằng tiền, cứ 1 rai nộp 1/4 bath. Ngoài ra