Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Xây kế hoạch truyền thông cho phố chuyên doanh mỹ nghệ đường hoàng sa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428 KB, 62 trang )

NHÓM 9

2015

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
TUYẾN PHỐ CHUYÊN DOANH
PHỐ MỸ NGHỆ - ĐƯỜNG TRƯỜNG SA

GVHD: TS. ĐƯỜNG THỊ LIÊN HÀ


KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG TUYẾN PHỐ CHUYÊN DOANH 2

MỤC LỤC

GVHD: TS. Đường Thị Liên Hà

Nhóm 9


Chương 1. Các vấn đề lý luận về phố chuyên doanh
1.1. Khái quát về phố chuyên doanh
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của phố chuyên doanh
1.1.1.1. Khái niệm về phố chuyên doanh
- Phố chuyên doanh: là một loại hình của "Trung tâm bán lẻ chuyên doanh", là
khu vực bán lẻ của các nhà buôn, các hợp tác xã mua bán hoặc các doanh nghiệp quốc
doanh hoặc liên doanh… Nơi đây tập trung các cửa hàng bán lẻ theo từng loại nhóm
hàng. Có thể là các cửa hàng chuyên doanh, loại hình này thường thu hút khách hàng có
chủ định về một loại hàng nào đó. Người mua sẽ có sự lựa chọn phong phú thể loại về
một ngành hàng, an tâm về chất lượng và giá cả. (Theo bài giảng môn Hệ thống công
trình công cộng phục vụ đô thị, trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh).


1.1.1.2. Đặc trưng của phố chuyên doanh
Phố chuyên doanh có những đặc điểm sau:
- Là một khu vực địa lý hạn chế xuất hiện trong khu đô thị
- Tập trung các cơ sở cung cấp các dịch vụ
- Sự tập trung có liên hệ của các mặt hàng
Khái niệm Micro-Cluster (cluster: một khu vực địa lý, Micro: nhỏ) dùng để chỉ các
nhà cung ứng trong một khu vực địa lý. Trong đó có:
- Cluster dọc: Phố kinh doanh đặc biệt, các doanh nghiệp tập trung lại tạo thành
một chuỗi cung ứng. (Vd: các doanh nghiệp liên quan đến chuỗi cung ứng rượu bào gồm
các doanh nghiệp chuyên trồng nho, doanh nghiệp lên men, sản xuất, doanh nghiệp bán
rượu… cùng ở trên một khu phố).
Một đặc điểm cần ghi nhận là phố chuyên doanh được nhận diện ở phương thức
buôn bán đặc trưng, chủ yếu là bán sỉ các mặt hàng, gắn bó chặt chẽ với người sản xuất
và các đại lý phân phối hàng hóa bán lẻ. Đặc biệt, có sự hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau giữa các
tiểu thương trong các khu phố chuyên doanh. Ngoài ra, còn có thể thấy rõ sự phân công


lao động một cách rạch ròi ở các khu phố chuyên doanh. Bao gồm người chuyên sản
xuất, người trực tiếp giao dịch hàng hóa, người khuâng vác và vận chuyển hàng hóa…tất
cả hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng tạo thành hình ảnh đặc trưng cho các phố chuyên
doanh.
- Cluster chéo: Dãy phố trong cùng một khu vực địa lý kinh doanh những mặt hàng
bổ trợ nhau. (Vd: các doanh nghiệp kinh doanh tập trung trong một khu vực để phục vụ
khách du lịch như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi…)
Là một nhóm có nhiều loại hàng nhưng cùng chủng loại và có cùng công năng, chẳng hạn
như vật liệu xây dựng bao gồm gạch men trang trí, ốp tường; kính, thiết bị vệ sinh, nhà
bếp; gỗ lót sàn…phục vụ cho việc xây dựng. Chính yếu tố mật độ tập trung cao với hàng
hóa được bày bán trực tiếp của các phố chuyên doanh đã tạo ra ấn tượng mạnh cho người
đi ngang qua và khi có nhu cầu mua một mặt hàng nào đó, có thể nghĩ ngay đến địa danh
đó, hoặc có thể dễ dàng mách bảo nhau mà không cần phải tốn thời gian tra cứu.

1.1.1.3. Các loại hình phố chuyên doanh
Các hình thức tổ chức phố chuyên doanh:
Dãy phố chuyên doanh:
Có thể coi đây là hình thức cơ bản nhất của phố chuyên doanh. Các dãy phố kéo
dày có thể một vài cây số hay chỉ vài trăm mét, nhưng liên tục và có mật độ tập trung
cao, tạo được ấn tượng mạnh cho người mua hàng. Ví dụ: phố đông y Hải Thượng Lãn
Ông, phố mài kéo Triệu Quang Phục.
Chợ chuyên doanh:
Sự phát triển về quy mô của các dãy phố chuyên doanh gắn liền với các trục đường
kết nối nhau trong khu vực tạo thành khu “chợ” chuyên doanh. “Chợ” ở đây không còn
mang nghĩa là chợ truyền thống thông thường: (Chợ là nơi công cộng để nhiều người đến
mua bán vào những buổi hay những ngày nhất định; chợ là nơi gặp gỡ nhau giữa nơi
cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ, vốn; là nơi tập trung hoạt động mua bán hàng hóa
giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng; chợ là nơi tụ họp mua bán trong
những ngày nhất định) mà phải được hiểu rộng hơn, bao gồm cả những dãy phố chuyên


doanh gần nhau, họp thành một khu vực nhất định. Ví dụ: chợ Nhật Tảo, chợ gạo Trần
Chánh Chiếu. Bên cạnh đó, các dãy phố chuyên doanh còn gắn liền với các chợ đầu mối,
chợ bán sỉ tạo thành một khu vực rộng lớn. Chính sự gắn kết này đã tạo thành một trung
tâm giao lưu hàng hóa cho cả vùng rộng lớn. Ví dụ: chợ Bình Tây, chợ vật liệu xây dựng.
Thương xá:
Vẫn với hình thức kinh doanh một hay một vài mặt hàng nhất định, hình thức
thương xá lại có cách thức tổ chức kinh doanh khác hơn so với phố chuyên doanh. Không
trải dài trên một tuyến phố, thương xá là một tòa nhà lớn, có nhiều tầng, tập trung chủ
yếu vào hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa. Các tiểu thương có một kiot trong thương
xá để kinh doanh. Tuy có sự khác biệt song hình thức này vẫn gây được ấn tượng mạnh
bới sự tập trung hàng hóa dày đặc và sự hỗ trợ lẫn nhau với các phố chuyên chuyên
doanh .Ví dụ: Thương xá Đại Quang Minh, thương xá Đồng Khánh.
1.1.2. Vai trò và lợi ích của phố chuyên doanh

1.1.2.1. Lợi ích của phố chuyên doanh theo quan điểm của các doanh nghiệp
- Công ty thương mại:
Các doanh nghiệp tự tin đầu tư cơ sở vật chất, thành lập công ty thương mại vừa tổ
chức bán buôn vừa tổ chức hệ thống cửa hàng bán lẻ trên cơ sở các mặt hàng kinh doanh
mà tuyến phố chuyên doanh đang hoạt động.
- Công ty phân phối (bán lẻ).
Các công ty này có mạng lưới bán lẻ bao gồm các siêu thị, quầy hàng ở các chợ,
cửa hàng tiện lợi ở các thị trấn, xã, phường. Đây là loại hình công ty chuyên làm nhiệm
vụ tổng đại lý tiêu thụ cho các nhà sản xuất, các nhà phân phối đa quốc gia, tập đoàn đa
ngành nghề. Các công ty này sẽ di chuyển vị trí của mình đến các khu phố chuyên doanh
theo các mặt hàng công ty đang hoạt động phù hợp với mặt hàng chính của khu phố
chuyên doanh đó. Điểu này giúp công ty tiếp cận gần với khách hàng mục tiêu hơn, và
khách hành dễ dàng tìm thấy các nhãn hàng mà họ ưa chuộng hơn.
- Các hộ kinh doanh.


Các hộ kinh doanh cá thể tuy có quy mô nhỏ nhưng luôn luôn chiếm tỷ trọng rất
lớn về số lượng và giá trị trong cơ cấu tổng mức hàng hoá bán lẻ. Các hộ kinh doanh sẽ
tận dụng được lợi thế cơ sở hạ tần, chiến lược quy hoạch của khu phố, tạo thuận lợi cho
việc định hướng kinh doanh, phát triển ngành nghề truyền thống của hộ gia đình.
1.1.2.2. Lợi ích của phố chuyên doanh theo quan điểm người tiêu dùng
a. Lợi ích của phố chuyên doanh đối với cư dân địa phương
Khi thành phố quy hoạch tạo nên các phố chuyên doanh, cư dân địa phương sẽ dễ
dàng và thuận lợi khi đi mua một sản phẩm mà họ cần với sự chuyên nghiệp trong tổ
chức kinh doanh, phục vụ khách hàng của các nhà kinh doanh trên tuyến phố. Với những
cư dân địa phương có những ngành nghề truyền thống của gia đình hoặc công việc mà họ
đang làm từ trước đến nay họ sẽ có kế hoạch di chuyển đến các tuyến phố phù hợp đễ
phát triển nghề nghiệp của mình. Khi di chuyển đến các tuyến phố phù hợp họ sẽ có rất
nhiều cơ hội đễ phát triển nhờ có cơ sở hạ tần, cảnh quang chung của tuyến phố phục vụ
và hổ trợ nhiều cho sự phát triển của họ.

b. Lợi ích của phố chuyên doanh đối với khách du lịch.
Khách du lịch khi đến một nơi nào đó để tham quan họ sẽ tìm những điều khác
biệt đặc sắc mà nơi ở họ không có để được nhìn ngắm, tìm hiểu, chụp ảnh… Ngoài ra họ
tìm mua các sản phẩm về tiêu dùng cũng như lưu niệm. Vậy với phố chuyên doanh là nơi
tập trung các mặt hàng theo một thể loại riêng có hệ thống. Sự tập trung đó giúp khách du
lịch dễ định hướng về thể loại hàng hóa họ quan tâm để đến xem một cách toàn diện đầy
đủ, ngoài ra với những sản phẩm truyền thống họ còn có thể tiếp xúc mới những người
nghệ nhân hoặc chuyên gia tạo ra các sản phẩm đó, điều mà khó có thể thực hiện được
khi mà không có phố chuyên doanh. Sự tập trung hàng hóa và kiến trúc hạ tần chung
mang bản sắc của từng loại phố cũng làm hấp dẫn khách du lịch. Khi trong đầu khách du
lịch quan tâm đến thể loại mặt hàng nào họ sẽ đễ dàng tìm được vị trí kinh doanh mặt
hàng đó, không những vậy họ còn được tiếp xúc với hệ thống rất nhiều các sản phẩm
tương tự để họ có thể đưa ra một sự lựa chọn tối ưu nhất.


1.1.2.3. Vai trò của phố chuyên doanh trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương
a. Phố chuyên doanh như là một trung tâm kinh tế - thương mại
Phố chuyên doanh là một dạng trung tâm thương mại dịch vụ đô thị, là nơi cung
cấp hàng hóa cho đô thị, phục vụ nhu cầu thương mại – dịch vụ của cư dân đô thị, góp
phần quan trọng trong nền kinh tế thương mại – dịch vụ đô thị.
b. Phố chuyên doanh như là một địa điểm thu hút đầu tư
Với cơ sở hạ tân được đầu tư bởi các cơ quan chức năng địa phương, cùng với
chiến lược quy hoạch tạo điều kiện phát triển phố chuyên doanh cùng nhiều chính sách
hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia đầu tư vào khu phố chuyên doanh, điều đó tạo sự hấp
dẫn và một tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư muốn tham gia vào khu phố chuyên doanh.
c. Phố chuyên doanh như là một sản phẩm du lịch
Phố chuyên doanh phản ánh tính đa văn hóa và tính đa chiều của đời sống thị
thành. Thông qua hoạt động của phố chuyên doanh, có thể thấy được những đặc điểm
riêng biệt trong lối sống, sinh hoạt, làm ăn, buôn bán của những cộng đồng người khác
nhau. Chính sự riêng biệt này đã tạo nên những bộ mặt đặc trưng của của các phố chuyên

doanh.
Các dãy phố chuyên doanh với kiểu bày bán đặc trưng đã tạo ra sự độc đáo riêng
biệt của bộ mặt phố phường, cùng với hoạt động trao đổi, buôn bán nhộn nhịp đã tạo ra
hình ảnh đặc trưng, góp phần tạo nên bản sắc đô thị.
1.2. Các nền tảng lý thuyết liên quan đến hiện tượng phố chuyên doanh
1.2.1. Các lý thuyết kinh tế học địa lý
1.2.1.1. Lý thuyết cụm và tiểu cụm (Cluster và Micro-cluster)
Lý thuyết liên quan đến cụm (cluster) ngành
Một cluster ngành là một nhóm các doanh nghiệp dựa trên quan hệ tương tác lẫn
nhau và với khách hàng và nhà cung cấp. Các hoạt động cluster ngành sẽ thúc đẩy phát
triển đổi mới, hoàn thiện sản phẩm và quá trình để định vị sự khác biệt và tăng cường
năng lực cạnh tranh trên thị trường. Thuật ngữ “cluster ngành” được sử dụng cụ thể bằng
cách tập trung các hoạt động trong ngành và trong khu vực địa lý cụ thể, thường là đô thị


hoặc khu vực để tập trung các nguồn lực và giành lợi thế cạnh tranh cho cácdoanh
nghiệp.
Các chương trình phát triển dựa trên cluster ngành phải nhận thức rằng sự phát
triển của cluster sẽ đem lại lợi ích lớn hơn cho phát triển kinh tế địa phương (Barkley and
Henry, 1997). Bốn ưu điểm nổi bật cho sự hình thành của các cluster:
• Các cluster ngành góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và marketing đối với các doanh
nghiệp thành viên.
• Các cluster ngành cũng cung cấp khả năng tập trung cao hơn vào các hoạt động cốt lõi
để phát triển công nghệ và các mô hình kinh doanh mới (NGA, 2002)
• Các cluster ngành thúc đẩy phát triển các liên kết, hợp tác và phối hợp giữa các doanh
nghiệp.
• Lợi ích của phát triển cluster ngành đã khuyến khích nhiều địa phương và quốc gia trên
thế giới đưa ra các chương trình phát triển kinh tế dựa trên cluster ngành.
Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những khiếm khuyết như sau.
• Việc nhận diện cluster ngành phù hợp nhất cho nền kinh tế khu vực là rất khó khăn.

• Nhiều khu vực không có các cluster cạnh tranh hoặc có những ngành đang suy giảm.
• Phát triển dựa trên cluster ngành có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong phát triển kinh tế
giữa các khu vực và các phân đoạn ngành.
Các chương trình phát triển dựa trên cluster được tổ chức tốt có thể tăng cường sự phát
triển cluster ngành, và giúp cho cộng đồng nhận diện (1) các cluster ngành hiện tại và
tiềm năng; (2) các ngành liên kết trong cluster thông qua chuỗi giá trị, nguồn nhân lực và
công nghệ; (3) chương trình tăng cường đổi mới và hoạt động doanh nghiệp trong cluster.
Nghiên cứu thực chứng về cluster ngành
Porter (1990) cho rằng lý thuyết phát triển kinh tế được thừa nhận trước đây xem xét
chiến lược phát triển nền kinh tế dựa trên “yếu tố”. Theo như Hình 1 thì chiến lược phát
triển nền kinh tế dựa trên đổi mới như là mục tiêu phát triển kinh tế cuối cùng.


Các giả thuyết trọng tâm trong lý thuyết Porter đó là cạnh tranh khu vực bắt nguồn từ sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp, và ngược lại sự cạnh tranh của các doanh nghiệp yêu
cầu một môi trường đổi mới để phát triển.
Phát triển kinh tế dựa trên cluster so với chính sách ngành truyền thống được tóm tắt
trong Hình 2. Các nhà hoạch định chính sách tin rằng cách tiếp cận Porter cũng hướng
đến các ngành trọng điểm và sau đó xây dựng cluster. Tuy nhiên, Porter cho thấy các
điểm khác biệt giữa chính sách cluster và chính sách ngành truyền thống. Các điểm sau
cho thấy các điểm khác biệt của chính sách Porter:
• Hỗ trợ phát triển đối với tất cả các cluster, chứ không lựa chọn trong số chúng.;
• Tăng cường cluster hiện hành và tiềm năng hơn là cố gắng tạo ra những cái mới;
• Năng lực cluster được phát huy từ khu vực tư nhân, không phải từ các chiến lược từ trên
xuống của chính phủ, và chính phủ đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
cluster.
Nghiên cứu thực chứng về cluster ngành
Porter (1990) cho rằng lý thuyết phát triển kinh tế được thừa nhận trước đây xem
xét chiến lược phát triển nền kinh tế dựa trên “yếu tố”. Theo như Hình 1 thì chiến lược
phát triển nền kinh tế dựa trên đổi mới như là mục tiêu phát triển kinh tế cuối cùng.



Các giả thuyết trọng tâm trong lý thuyết Porter đó là cạnh tranh khu vực bắt nguồn từ sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp, và ngược lại sự cạnh tranh của các doanh nghiệp yêu
cầu một môi trường đổi mới để phát triển.
Phát triển kinh tế dựa trên cluster so với chính sách ngành truyền thống được tóm tắt
trong Hình 2. Các nhà hoạch định chính sách tin rằng cách tiếp cận Porter cũng hướng
đến các ngành trọng điểm và sau đó xây dựng cluster. Tuy nhiên, Porter cho thấy các
điểm khác biệt giữa chính sách cluster và chính sách ngành truyền thống. Các điểm sau
cho thấy các điểm khác biệt của chính sách Porter:
• Hỗ trợ phát triển đối với tất cả các cluster, chứ không lựa chọn trong số chúng.;
• Tăng cường cluster hiện hành và tiềm năng hơn là cố gắng tạo ra những cái mới;
• Năng lực cluster được phát huy từ khu vực tư nhân, không phải từ các chiến lược từ trên
xuống của chính phủ, và chính phủ đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
cluster.


Vấn đề đặt ra là các nhà phân tích chính sách muốn biết cluster nào là quan trọng,
và hầu hết các nhà hoạch định chính sách đều tin rằng phân tích cluster được thiết kế để
nhận diện những cluster cho phát triển kinh tế khu vực.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cluster ngành
- Môi trường kinh doanh
- Các ngành phụ trợ
- Dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS)
- Định hướng chung trong phát triển quần thể ngành ngành


Chương 2. Thực trạng phát triển tuyến phố chuyên doanh trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng
2.1. Khái quát về thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Về vị trí địa lý: Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến
108°20' Đông, nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường
bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng . Nằm trong vùng năng động nhất của miền
Trung Việt Nam. Nằm ở vị trí giao lưu rất thuận lợi với tất cả các tỉnh trong nước và quốc
tế, nằm trên con đường hành lang kinh tế Đông - Tây. Chiều dài đô thị giáp với biển
nhiều, thuận lợi cho việc phát triển du lịch, cảng biển và khai thác thủy hải sản. Những
năm tới, thực hiện tự do hóa thương mại và khu vực đầu tư ASEAN, thì vị trí địa lý của
thành phố là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố Đà nẵng mở rộng
giao lưu kinh tế với các địa phương trong vùng Duyên Hải, Tây Nguyên, cả nước và với
nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế của Thành phố
phát triển, tạo động lực để Thành phố trở thành một trong những cực phát triển của vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung
Về khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao
và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh
thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài, và Đà Nẵng có
những đặc điểm riêng của vùng thành phố ven biển có nhiều đảo rất phù hợp cho việc
phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, phát triển du lịch cảnh quan.
Về thuỷ văn: Các sông Hàn, sông Cẩm Lệ, sông Cu Đê, sông Cổ Cò để phục vụ phát
triển giao thông thuỷ. Vùng ven sông có cảnh quan đẹp để phát triển dịch vụ du lịch sinh
thái, vui chơi giải trí và là nguồn cung cấp nước cho thành phố như sông Cẩm Lệ, sông
Cu Đê, sông Túy Loan, sông Yên...


2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh
tế liên tục ở mức cao và khá ổn định. Với những ưu đãi thiên nhiên ban tặng và nỗ lực
không ngừng của chính quyền thành phố trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách

du lịch, Đà Nẵng đã và đang trở thành 1 trong những điểm hẹn du lịch hấp dẫn nhất trong
khu vực.
Cơ cấu kinh tế “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”: Dịch vụ (50,5%), Công nghiệp
(46,5%), Nông nghiệp (3,0%) . Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, đồng thời đứng đầu về chỉ
số hạ tầng, xếp thứ 4 về môi trường đầu tư. Tính đến tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3
tỷ USD với 99 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp
nước ngoài có 80% đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp.
Thành phố Đà Nẵng là thành phố hội đủ các yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch - dịch
vụ như: đồi núi, đồng bằng, bán đảo, sông ngòi, bờ biển dài… Tỷ trọng nhóm ngành dịch
vụ trong GDP năm 2009 đạt 50,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp
đạt 3%. Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực, đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp
(thủy sản - nông lâm) ước còn 9,6%, lao động công nghiệp - xây dựng là 35,1% và dịch
vụ 55,3%.
Cơ cấu kinh tế Đà Nẵng đang tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng: Dịch vụ - Công
nghiệp, Xây dựng – Nông nghiệp. Dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020
là: Dịch vụ: 55,6%, Công nghiệp và Xây dựng: 42,8%, Nông nghiệp: 1,6%. Riêng Công
nghiệp, thành phố khuyến khích, tập trung mạnh cho loại hình Công nghiệp Công nghệ
cao.
--> Đà Nẵng hội tụ đủ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, ngành dịch vụ
ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế, là yếu tố đóng góp quan trọng vào tốc
độ tăng trưởng của thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây. Đà Nẵng xác định đây
là nghành kinh tế mũi nhọn trong tương lai cần hướng đến. Chính sự gia tăng nhanh
chóng của ngành dịch vụ giúp thành phố trở thành một trong những trung tâm thương


mại lớn, giao dịch tài chính, tín dụng, giáo dục - đào tạo, y tế của cả khu vực miền Trung
Tây Nguyên.
--> Với vị trí là trung tâm kinh tế của miền Trung Tây Nguyên, ngành công nghiệp của

thành phố Đà Nẵng luôn duy trì được nhịp độ phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân
20%/năm. Đà Nẵng đã có chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch và có
công nghệ cao, vừa phục vụ mục tiêu “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”, vừa
góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đồn thời thu hút mọi nguồn lao động
chất lượng cao, góp phần tăng nguồn thu ngân sách.... Thành phố đang đề ra mục tiêu trở
thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại
hoá của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Hiện nay, Đà Nẵng
lựa chọn một số ngành như chế biến thuỷ sản, dệt may, da giày, cao su... là những lĩnh
vực mũi nhọn để tập trung phát triển. Bên cạnh đó, thành phố còn chú tâm đến ngành
CNTT (Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Công viên CN Phần mềm Đà Nẵng, Khu
đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng...), ngành công nghệ sinh học (Trung tâm Công nghệ
sinh học Đà Nẵng, Trung tâm nuôi cấy mô...) ...
--> Kinh tế thành phố Đà Nẵng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với xu
thế phát triển chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế hiện tại đã thể hiện được xu hướng phát
triển của thành phố trong tiến trình hội nhập, đồng thời phù hợp với tiến trình tự nhiên
cũng như xã hội, khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có và đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể về kinh tế - xã hội
2.1.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội
Yếu tố văn hóa, lịch sử, phong tục địa phương
Đà Nẵng là thành phố ven biển nên chịu nhiều ảnh hưởng của lối sống ven biển, hướng
đến thiên nhiên... Có rất nhiều lễ hội và danh lam thắng cảnh. Người dân Đà Nẵng mang
đặc trưng dân cư miền ven biển: nồng nhiệt, thoáng đạt. Lối sống cần cù, giản dị, thông
minh.
Khu vực đô thị có giá trị văn hoá đặc trưng


Đà Nẵng là nơi có những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hoá độc đáo. Nội
thành có những ngôi đình, chùa với lối kiến trúc cổ mang đậm nét văn hoá phương Đông,
nơi thờ những vị anh hùng, những danh nhân văn hoá của dân tộc. Bán đảo Sơn Trà là
khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều loài động vật quí hiếm, có cảnh quan đẹp. Bà Nà là nơi

thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, được mệnh danh là Đà Lạt của miền Trung.
Danh thắng Ngũ Hành Sơn với nhiều hang động đẹp, nhiều chùa chiền và là nơi sinh
sống của rất nhiều chim yến là nơi thu hút nhiều khách du lịch.
2.1.4. Đặc điểm phân bổ dân cư và các trung tâm thương mại
Dân số của thành phố Đà Nẵng (theo thống kê dân số năm 2010):
-Dân số toàn đô thị là : 926.018 người
- Dân số đô thị ở 6 quận là : 805.320 người (chiếm 86,97%)
-Dân số của huyện Hòa Vang là : 120.698 người (chiếm 13,03%)
-Tỷ lệ tăng dân số : 3,48%/ năm
Mật độ dân số:
-Toàn thành phố là : 721,52 người/km2
-2 huyện : 115,84 người/km2
-6 quận : 3.334,52 người/km2
Quận có mật độ cao nhất là quận Thanh Khê : 19.064,85 người/km
Quận có mật độ thấp nhất quận Liên Chiểu : 1.728,00 người/km2.
Về hạ tầng thương mại, những năm qua đã từng bước được đầu tư đồng bộ, hiện đại với
nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn lớn... Hệ thống chợ được quy
hoạch lại, nâng cấp và xây mới với tổng kinh phí gần 200 tỷ đồng. Hiện nay, thành phố
có 66 chợ (trong đó có 2 chợ trên 1.000 hộ kinh doanh), 6 Trung tâm thương mại, 34 siêu
thị các loại, 56 siêu thị chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi. Thành phố khuyến khích phát
triển đa dạng hóa các phương thức phân phối, phát triển nhanh lĩnh vực thương mại điện
tử.


2.2. Thực trạng phát triển các tuyến phố chuyên doanh trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng
2.2.1. Lịch sử hình thành tuyến phố chuyên doanh tại Đà Nẵng
a. Lịch sử hình thành tuyến phố chuyên doanh
Quá trình hình thành và phát triển phố chuyên doanh có sự gắn bó chặt chẽ với nhà phố.
Nhà phố với sự xuất hiện cách sống kết hợp giữa không gian ở và không gian kinh doanh

và từ đó, theo tính chất buôn bán phường hội đã hình thành nên các dãy phố chuyên
doanh.
Nhà phố: Theo nghiên cứu của PSG.TS.Nguyễn Minh Hòa thì loại hình nhà phố xuất
hiện vào khoảng TK XV-XVI, vào giai đoạn nông nghiệp chuyển đổi, bắt đầu xuất hiện
sự trao đổi hàng hóa, kéo theo đó là sự xuất hiện của tầng lớp thương nhân – tạo ra yếu tố
“thị”. Hình thức nhà ở mặt phố này xuất hiện như một điều tất yếu nhằm đáp ứng nhu
cầu mua bán, kinh doanh của tầng lớp này.
Phố chuyên doanh: Khi tiến trình bổ sung yếu tố “thị” vào “thành” và “phố” để tạo ra
“thành thị”, “phố thị”, các dãy nhà mặt phố được hình thành rõ nét hơn với chức năng
buôn bán kế tiếp nhau. Điểm đặc biệt ở các dãy phố này là thường kinh doanh một mặt
hàng hoặc một vài mặt hàng có tình chất tương đối giống nhau. Điều này có thể lý giải
theo hai hướng.
 “Cộng đồng của những người làm cùng một nghề của một làng quê, do những
lý do khác nhau, họ đã tách ra làm một bộ phận vào thành thị làm ăn, dựng nhà trên
cùng một dãy phố, phía trong sản xuất, phía ngoài bán hàng”. Khi còn ở làng quê, những
người sản xuất chung nhau tạo ra một loại sản phẩm, được gọi là “làng nghề”. Khi
chuyển vào thành thị, những người cùng một làng nghề (thường có quan hệ anh em, bà
con họ hàng) có xu hướng cụm lại với nhau. Họ thường chọn những nơi thuận tiện cho
việc kinh doanh như gần đường lớn, ngã ba, ngã tư, ven sông, ven kênh là những nơi có
nhiều người qua lại để dễ dàng chào bán hàng hóa. Bên cạnh việc sản xuất, việc bán
hàng, phân phối và tiêu thụ sản phẩm được quan tâm hơn. “Dần dần, sự dịch chuyển này
đã tạo nên các dãy phố chuyên doanh tập trung buôn bán các mặt hàng cùng loại, là sản
phẩm từ các làng nghề và có sự gắn bó chặt chẽ với nhau theo gia đình, dòng họ, làng


mạc”
 Bên cạnh đó, sự hình thành của phố chuyên doanh còn được gắn liền với các chợ đầu
mối, chợ bán sỉ. Bộ phận những người nhập cư vào thành thị để tìm kiếm việc làm, đã
nhận thấy các vùng sản xuất hàng hóa từ các vùng quê, đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị
trường, lập nên các khu vực giao dịch hàng hóa. Họ thu gom hàng hóa từ các vùng sản

xuất, vận chuyển lên thành thị để phân phối, dần dần đã lập nên các chợ đầu mối, chợ bán
sỉ. Tuy nhiên với sự đa dạng của chủng loại hàng hóa và nhu cầu của người mua ngày
càng lớn, đã hình thành nên các dãy phố để giao dịch, chào bán các loại hàng hóa được
nhanh chóng và thuận tiện hơn. Mỗi dãy phố buôn bán một loại hàng hóa khác nhau, mỗi
gian hàng lại chuyên một mặt hàng chủng loại khác nhau. “Ban đầu là những lều quán
tạm, sau được xây dựng bền chắc hơn với kiểu nhà phố bên ngoài buôn bán, bên trong ở,
từ đó hình thành nên các phố chuyên doanh, gắn bó chặt chẽ với các chợ đầu mối, chợ
bán sỉ, thuận tiện cho việc phân phối hàng hóa”
Như vậy, có thể thấy rằng, phố chuyên doanh được hình thành nên từ hai điều kiện khác
nhau: phố chuyên doanh gắn bó hữu cơ với các làng nghề theo gia đình, dòng họ với
chức năng chính là sản xuất và buôn bán hàng hóa và phố chuyên doanh gắn bó chặt chẽ
với các chợ đấu mối bán sỉ với chức năng chính là giao dịch, buôn bán hàng hóa. Từ
những điều kiện khác nhau, phố chuyên doanh được hình thành mang những đặc điểm
khác nhau, tùy theo từng vùng miền và những quốc gia khác nhau.
b. Lịch sử của tuyến phố Trường Sa – Đà Nẵng
Nhiều người dành tình cảm đặc biệt khi gọi đường Trường Sa là con đường “đẹp mê
hồn”. Sự mê hồn đến ngưỡng nào còn tùy thuộc vào tình yêu và cảm nhận của người nhìn
về con đường ấy. Nhưng có một điều không thể phủ nhận, Trường Sa mang ý nghĩa tinh
thần gợi nhắc chủ quyền biển đảo; đồng thời là tuyến đường huyết mạch trong phát triển
kinh tế, thương mại và du lịch thành phố Đà Nẵng.
Đà Nẵng có hai con đường rất đặc biệt, mà khi nhắc đến con đường này khó thể tách rời
con đường còn lại. Hoàng Sa - Trường Sa là hai con đường độc lập, nhưng thường được
gọi tên liền nhau như chính sự liền lạc khi ghép chung cùng đường Võ Nguyên Giáp tạo
thành một đại lộ lồng lộng ở tuyến đường này.


Cả hai con đường được quyết định đặt tên vào cùng ngày 14-7-2010 trong phiên họp
HĐND thành phố Đà Nẵng. Trước đây, đường Trường Sa có chiều dài 12 km, nối liền với
Hoàng Sa, chạy dọc bờ biển tuyệt đẹp, ôm trọn cả phần phía đông nam thành phố rộng
lớn, kéo dài từ bãi bắc bán đảo Sơn Trà đến giáp tỉnh Quảng Nam.

Từ năm 2013, đường Võ Nguyên Giáp được nằm giữa hai con đường này để tạo thành
tuyến đường mang ý nghĩa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đường Trường Sa
vì thế được bắt đầu từ điểm nối đường Võ Nguyên Giáp đến địa phận dẫn vào Hội AnQuảng Nam.
Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến Trường Sa là con đường như dẫn chúng ta lạc vào
không gian của nghệ thuật, hay nói cách khác, cả con đường như một khu triển lãm
quyến rũ, khổng lồ.
Đường Trường Sa chạy qua làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn. Đó là lý do tại sao con
đường này lại đậm chất nghệ thuật và lãng mạn đến vậy. Nếu một bên là cây xanh, đài
phun nước và thảm cỏ mượt mà của các khu nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao HYATT,
Vinpearl Luxury, thì một bên là những cơ sở điêu khắc của các nghệ nhân bậc thầy làng
đá Non Nước. Đây có thể nói là công viên của những bức tượng làm từ đá cẩm thạch.
Từ cột mốc đầu tiên dẫn vào đường Trường Sa, người đi đường đã có thể nhìn thấy nhiều
bức tượng đá vừa to lớn, uy nghi, vừa tỏa ra sự mềm mại từ đôi bàn tay thủ công của
người thợ. Lần theo vài trăm mét nữa, tượng, tượng và tượng đá cứ thế ùa ra trước mắt,
khiến bất kể ai cũng khó cưỡng lại sức hấp dẫn của nó để dừng chân chiêm ngưỡng.
Cơ sở điêu khắc đá Nguyễn Hùng 2 với diện tích 30.777 mét vuông đã như biến một
phần đường Trường Sa thành công xưởng nghệ thuật có một không hai trên thế giới. Bức
tượng Bồ tát Quán Thế Âm đứng giữa đóa sen khổng lồ dẫn lối du khách ghé vào cơ sở
này, và cũng là điểm bắt đầu để lạc bước vào danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Không biết ngẫu nhiên hay hữu ý mà con đường ven biển dưới chân danh thắng Ngũ
Hành Sơn lại mang tên Trường Sa. Từ đường Trường Sa, du khách rẽ vào danh thắng,
băng qua những bậc tam cấp để lên Vọng hải đài là có thể ngắm toàn cảnh ven biển Đà


Nẵng. Trong một tài liệu viết về di tích này có dẫn lời ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội
Khoa học lịch sử Đà Nẵng như sau:
“Đặc trưng nhiều điểm núi ven biển Việt Nam có độ cao để có thể đặt các đài quan sát
nhìn ra hướng biển. Tuy nhiên, chỉ Đà Nẵng mới có Vọng hải đài. Vua Minh Mạng khi
đặt tên cho Ngũ Hành Sơn đã đặt ở đây “Vọng hải đài” (nhìn biển từ xa) và “Vọng giang
đài” (nhìn sông từ xa) tại Thủy Sơn. “Vọng hải đài” không chỉ thể hiện tầm tư duy phòng

thủ chiến lược, mà còn khẳng định ý thức giữ gìn an ninh, tâm thế bảo vệ chủ quyền biển
suốt chiều dài lịch sử”.
2.2.2. Thực trạng phát triển tuyến phố chuyên doanh tại Đà Nẵng
2.2.2.1. Thống kê sơ bộ về tuyến phố chuyên doanh tại Đà Nẵng
Theo Đề án phát triển các khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch
vừa được UBND thành phố phê duyệt, từ nay đến năm 2020, sẽ hình thành 17 khu phố
chuyên doanh hàng hóa và phục vụ du lịch
Đề án phát triển các tuyến phố chuyên doanh trên địa bàn Đà Nẵng đang được triển khai
để phục vụ phát triển du lịch. Ngày 21/12/2014, Quận ủy, UBND Quận Hải Châu đã tổ
chức khởi động, vận hành thí điểm 2 tuyến phố chuyên doanh về thời trang ở đường Lê
Duẩn và phố điểm tâm trên đường Huỳnh Thúc Kháng và chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 31/12/2014. Đây là bước mở đầu cho nét văn hóa, văn minh trong kinh doanh để
phục vụ nhu cầu của người dân và khách du lịch khi đến Đà Nẵng.
Phố chuyên doanh đá mỹ nghệ theo như kế hoạch ban đầu sẽ đi vào hoạt động từ ngày 11-2014 theo Đề án “Phát triển các khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm” của
UBND thành phố với mục tiêu tạo mỹ quan đô thị, an toàn cho du khách, nâng cao đời
sống nhân dân, góp phần vào sự phát triển chung của ngành dịch vụ thành phố. Việc hình
thành Phố chuyên doanh đá mỹ nghệ trên đường Trường Sa (đoạn từ khách sạn Hyatt
đến ngã ba Non Nước-Trường Sa) được xem khá thuận lợi vì hầu hết các hộ kinh doanh ở
đây đều có thương hiệu và hoạt động quy mô lớn. Thế nhưng cho đến nay Đà Nẵng chỉ
mới thực hiện thí điểm hai tuyến phố chuyên doanh là Phố thời trang trên tuyến đường Lê
Duẫn và Phố Điểm tâm tại tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng


2.2.2.2. Quy mô tuyến phố chuyên doanh
Theo Quyết định phê duyệt đề án “Phát triển các khu phố chuyên doanh và trung tâm
mua sắm phục vụ du lịch” 19/08/2013 thì quy mô tuyến phố chuyên doanh được đưa ra:
Hình thành 17 khu phố chuyên doanh gồm: 06 khu phố chuyên doanh hàng hóa và 11
khu phố chuyên doanh dịch vụ phục vụ du lịch, tập trung kinh doanh các mặt hàng đặc
trưng, dịch vụ du lịch đảm bảo về chất lượng, mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông
cho khách đến tham quan, mua sắm.

Trong các khu phố chuyên doanh, công tác tổ chức, quản lý và xây dựng văn minh
thương mại sẽ được tăng cường bao gồm việc cấp phép kinh doanh, xuất xứ và chất
lượng hàng hóa, việc niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết, việc chuẩn hóa các biển
hiệu của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong khu phố, việc thành lập tổ tự quản,
công tác đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường...
2.2.2.3. Cơ cấu của tuyến phố chuyên doanh
* Năm 2013-2014 triển khai thực hiện thí điểm 06 khu phố chuyên doanh:
- Phố thời trang (áo quần, giày dép, kính mắt, các loại vải, mỹ phẩm, trang sức...) gồm 2
khu: Đường Lê Duẩn và đường Phan Chu Trinh (đoạn từ Hùng Vương đến Nguyễn Văn
Linh).
- Phố điện tử - kỹ thuật số (máy tính, điện thoại di động, máy ảnh, các sản phẩm điện tử
khác): Đường Hoàng Diệu (đoạn từ KS Thái Bình Dương đến Nguyễn Văn Linh) và
đường Hàm Nghi (đoạn từ Lý Thái Tổ đến Nguyễn Văn Linh).
- Phố mỹ nghệ: đường Trường Sa (đoạn từ khách sạn Hayyat đến ngã 3 đường Non nước
và đường Trường Sa).
- Phố ẩm thực hải sản: đường Trường Sa - Hoàng Sa (đoạn từ Phạm Văn Đồng đến
Nguyễn Văn Thoại).
* Năm 2015-2020 triển khai thực hiện 11 khu phố chuyên doanh
- Phố mỹ nghệ: đường Huyền Trân Công Chúa (Sau khi Công viên văn hóa Ngũ Hành
Sơn được hình thành sẽ tổ chức các khu phố chuyên doanh mặt hàng này theo quy hoạch
của Công viên).


- Phố dịch vụ du lịch và trung tâm mua sắm (giải khát, cafe, bar, khách sạn, nhà nghỉ,
resort, nhà hàng, dịch vụ lữ hành, dịch vụ giải trí, nghỉ ngơi, gym & spa... và trung tâm
mua sắm): đường Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo (kể cả Trần Hưng Đạo nối dài), Nguyễn
Tất Thành, Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng, Hồ Nghinh, Hồ Xuân Hương và Hoàng Sa Trường Sa (các đoạn còn lại).
- Phố tài chính: đường Nguyễn Văn Linh;
- Khu phố sản phẩm lưu niệm, quà tặng: cuối đường Bạch Đằng và đường Như Nguyệt
và gần cầu đi bộ (sau khi cầu đi bộ xây dựng xong).

2.2.2.4. Mức độ phát triển của tuyến phố chuyên doanh
Hiện nay tuy chỉ mới 2 tuyến phố chuyên doanh Lê Duẩn và Huỳnh Thúc Kháng
được hình thành nhưng mức độ phát triển cũng được xem là đáng kể.
Để xây dựng phố chuyên doanh đường Lê Duẩn, UBNDTP và UBND Quận Hải
Châu đã quyết định xây dựng công trình “Tổ chức khu phố chuyên doanh đường Lê Duẩn
đoạn từ giao lộ với đường Ông Ích Khiêm đến đường Trần Phú (dài 1,1km)” với tổng
kinh phí đầu tư gần 26 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách thành phố, quận Hải Châu và xã
hội hóa. Theo đó, thay thế bó vỉa hiện trạng bằng bó vỉa bê-tông xi-măng có chiều cao chỉ
còn 15cm, dạng vát để thuận lợi cho việc đi lại. Bề rộng vỉa hè vẫn như hiện trạng nhưng
tháo dỡ toàn bộ gạch block hiện hữu và thay thế bằng gạch terrazzo có tính thẩm mỹ cao.
Phần vỉa hè dành cho người đi bộ được bố trí trong phạm vi 2m sát với nhà dân, cửa
hàng; phần vỉa hè dành cho việc đỗ xe máy được bố trí sát bó vỉa mặt đường. Cây xanh
được thay bằng cây bàng Đài Loan có đường kính thân từ 10 - 15cm. Hố trồng cây được
lắp đặt lưới bảo vệ bằng vật liệu composite-FRP có tính thẩm mỹ cao, an toàn và thuận
tiện cho người đi bộ. Các tiện ích công cộng trên vỉa hè như: ghế ngồi nghỉ, biển chỉ dẫn,
thùng rác công cộng, hệ thống đèn trang trí… đều được bố trí phù hợp hơn, phục vụ tốt
nhất nhu cầu mua sắm, tham quan của du khách và người dân. Hiện nay, tất cả các hạng
mục của công trình đã cơ bản hoàn thành, đang tiến hành tháo dỡ các bó cáp thông tin,
trụ viễn thông và thực hiện dọn dẹp vệ sinh vỉa hè.


Trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, đi ngang qua địa bàn 2 phường Nam
Dương và Bình Hiên, trước đây có 40 hộ kinh doanh ẩm thực, đa số là kinh doanh điểm
tâm. Khi Quận có chủ trương xây dựng phố điểm tâm, chỉ trong 2 tuần, thì có thêm 5 hộ
khác đến đầu tư kinh doanh điểm tâm. Số lượng món ăn khá phong phú như: mỳ Quảng,
bánh xèo, bánh tráng cuốn thịt heo, phở, bún bò, heo, bún xương bò, bánh bèo, bánh
canh, cao lầu, bò né, cháo lòng, cháo trắng – cá cơm kho, cà phê, giải khát…Hầu hết các
cơ sở kinh doanh trên tuyến đường đã được tập huấn và nhận tập tài liệu về “Văn minh
thương mại trong kinh doanh ăn uống”. Qua đó, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu
hút khách du lịch; tiến hành sơn mặt tiền cơ sở kinh doanh; trang bị các xe, tủ, ghế, mặt

bàn bằng inox và phối hợp với đơn vị tài trợ lắp đặt các bảng niêm yết giá, bảng quảng
cáo, bạt quay...
Trước mắt, để sớm đưa Phố kinh doanh đá mỹ nghệ trên đường Trường Sa đi vào
hoạt động, Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Đình Thư chỉ đạo Phòng Kinh tế quận phối
hợp với UBND phường Hòa Hải tổ chức mời các hộ dân nằm trên đoạn đường nói trên để
họp, thông báo chủ trương của thành phố và quận về xây dựng khu phố chuyên doanh đá
mỹ nghệ, đồng thời vận động các hộ tích cực tham gia. Trong thời gian tới, việc cấp mới
hoặc điều chỉnh giấy phép kinh doanh cho các hộ dân nằm trên đoạn đường này sẽ thực
hiện theo hướng vận động các hộ kinh doanh đá mỹ nghệ hoặc chuyển đổi sang kinh
doanh má mỹ nghệ theo đề án đã được phê duyệt. Phòng Quản lý đo thị quận sẽ thực hiện
việc cấp giấy phép sử dụng vỉa hè nhưng sẽ không thu phí trong thời gian 03 năm đối với
các hộ dân tham gia xây dựng khu phố chuyên doanh.


2.3. Vai trò của phố chuyên doanh đá mỹ nghệ đường Trường Sa đối với phát triển
kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
2.3.1. Ảnh hưởng của phố chuyên doanh đá mỹ nghệ đường Trường Sa đến hoạt
động thương mại
2.3.1.1. Tình hình hoạt động thương mại tại tuyến phố chuyên doanh đá mỹ nghệ
đường Trường Sa của thành phố Đà Nẵng
Làng đá mỹ nghệ Non Nước – Đà Nẵng là một làng nghề được hình thành có thể
vào khoảng thế kỷ XVII, cách đây ba bốn trăm năm, đã có một truyền thống hết sức lâu
đời. Những nghệ nhân làng nghề đá Non Nước đã nổi tiếng, được nhiều giới chuyên
môn cũng như du khách khắp nơi biết đến. Nhưng thực tế về số lượng của những con
người này ngày càng ít đi và nguy cơ làng nghề bị thất truyền là hoàn toàn có thể xảy ra.
Đời sống kinh tế khó khăn khiến cho những thế hệ sau này dường như ít mặn mà hơn với
nghề nghiệp của cha ông. Số lượng lao động trực tiếp làm ra các sản phẩm của làng nghề
có sự tăng lên và khởi sắc hơn qua từng năm, nhưng với nhu cầu thực tế ngày càng tăng
của các hợp đồng mua bán lớn, nguồn lao động này dường như chỉ có nhiệm vụ tạo ra
thành phẩm cho chủ doanh nghiệp mà khả năng giao lưu, giúp khách thấu hiểu về giá trị

văn hóa làng nghề chưa được chú trọng. Các tác phẩm tâm huyết cũng ngày càng ít hơn.
Những linh vật ngoại lai như lân, sư tử đá bỗng đâu trở thành sản phẩm chủ đạo được chế
tác, kinh doanh tại làng đá Non Nước, nơi vừa được công nhận di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia nghề đá lớn nhất nước. Khoảng 70% các cơ sở trong làng sản xuất, chế tác kinh
doanh linh vật ngoại lai. Song giờ đây, một số cơ sở lớn đang ế ẩm, tồn kho hàng trăm
cặp lân, sư tử đá, nhiều đơn hàng bị cắt bỏ gây thiệt hại kinh tế cho chủ sản xuất, giảm
thu nhập của thợ.
Đội ngũ nhân viên thuyết minh du lịch tại các cửa hàng cũng hạn chế cả về số lượng
và chất lượng, chủ yếu hiện nay vẫn chính là chủ của các cơ sở sản xuất hoặc thông qua
trung gian là các hướng dẫn viên của đoàn. Đội ngũ này chưa thực sự thể hiện được giá
trị văn hóa đích thực của các sản phẩm đá mỹ nghệ tai tuyến phố chuyên doanh.
Làng nghề Non Nước đã tạo ra những sản phẩm đá mỹ nghệ đa dạng và phong phú,
được trưng bày giới thiệu và xuất bán đi khắp nơi cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sản
phẩm đá mỹ nghệ này chưa được đóng dấu hay dán nhãn tem nào để bảo vệ thương hiệu
đá Non Nước cũng như quyền lợi của người làm đá.
Về các chương trình du lịch của các công ty du lịch lữ hành đến tham quan tại các cơ
sở điêu khắc đá mỹ nghệ trên đường Trường Sa đã được khai thác từ các chương trình
tham quan thành phố ngắn ngày đến các chương trình du lịch dài ngày. Tuy nhiên, nó chỉ
thực sự là một điểm dừng trong tuyến hành trình. Việc du khách lưu lại làng nghề trong
một khoảng thời gian ngắn sẽ không khai thác hết những tiềm năng làng nghề. Du khách
chưa cảm nhận thực sự giá trị văn hóa kết tinh từ sản phẩm tạo ra trong quá trình sản
xuất, cũng như là những phong tục tập quán là hồn văn hóa của người dân làng nghề…


Hiện nay, trên địa bàn thành phố có duy nhất tuyến đường Trường Sa (tại phường Hòa
Hải) chuyên bán các sản phẩm của Làng đá mỹ nghệ Non Nước, với 13 cơ sở chuyên
kinh doanh các mặt hàng này.
Nếu mô hình phố chuyên doanh đá mỹ nghệ này có thể phát triển trong tương lai theo
đúng định hướng của ngành du lịch toàn thành phố thì nó sẽ góp phần cải thiện đời sống
kinh tế của người dân nơi đây, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đảm bảo đời

sống cho cư dân và phần nào tránh được sự gia tăng của các tệ nạn xã hội tại địa phương;
đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu của đá mỹ nghệ Non Nước vươn
xa hơn nữa.
2.3.1.2. Đánh giá các hoạt động thương mại tại phố chuyên doanh so với các tuyến
phố không chuyên doanh
Một đặc điểm quan trọng và khác biệt nhất của phố chuyên doanh so với các tuyến
phố khác đó là hàng hóa được bày bán tập trung và khá thuần chủng, chỉ có duy nhất một
loại hàng hóa, ở đường Trường Sa là hàng Mỹ nghệ. Chính yếu tố mật độ tập trung cao
với hàng hóa được bày bán trực tiếp của các phố chuyên doanh đã tạo ấn tượng mạnh cho
người đi đường và khi có nhu cầu mua một loại hàng hóa nào đó, có thể nghĩ ngay đến
địa danh đó, hoặc có thể dễ dàng mách bảo nhau mà không phải tốn thời gian tra cứu.
Một đặc điểm cần ghi nhận là phố chuyên doanh được nhận diện ở phương thức
mua bán đặc trưng, chủ yếu là bán sỉ các mặt hàng, gắn bó chặt chẽ với người sản xuất và
các đại lí phân phối hàng hóa bán lẻ. Đặc biệt có sự hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau của các tiểu
thương trong các khu phố chuyên doanh.
Ngoài ra, có thể thấy rõ sự phân công lao động một cách rạch ròi ở các khu phố
chuyên doanh. Bao gồm người chuyên sản xuất, người trực tiếp giao dịch hàng hóa,
người khuâng vác và vận chuyển hàng hóa,... tất cả các hoạt động ăn khớp nhịp nhàng tạo
thành hình ảnh đặc trưng cho các tuyến phố chuyên doanh.
Việc kinh doanh trên các tuyến phố không chuyên doanh chủ yếu là ở mức quy mô
nhỏ, lẻ, hiệu quả kinh doanh thấp. Trong khi đó, các tuyến phố chuyên doanh được cải
tạo cho khang trang hơn với thiết kế vỉa hè thông thoáng, lề đường thân thiện dễ dàng cho
việc xe máy lên xuống, và đặt ngầm hệ thống cáp tạo bề mặt phố thoáng đẹp.
Dựa trên nghành nghề kinh doanh của dân, trên cơ sở kế hoạch của thành phố, với
giải pháp xây dựng phố chuyên doanh sẽ tạo nên đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế và


hạ tầng, văn minh đô thị. Khi đã tạo được thương hiệu rồi sẽ thu hút nhiều khách nội
thành, địa chỉ tham quan, mua sắm, trải nghiệm của khách du lịch ở trong và ngoài nước.
Theo quan điểm của thành phố, yêu cầu đối với các hộ kinh doanh tại tuyến phố

chuyên doanh này là phải thực hiện việc kinh doanh bằng việc lấy chữ tín làm đầu, chất
lượng sản phẩm phải tốt, đẹp, bán hàng đúng giá niêm yết và phục vụ, chăm sóc khách
hàng chu đáo. Các lực lượng chức năng của Quận sẽ thường xuyên kiểm tra, kiểm soát
giá cả, nguồn gốc hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm… Đồng thời, Quận cũng sẽ tăng
cường công tác quảng bá các phố chuyên doanh, kết nối các đơn vị lữ hành và Câu lạc bộ
Hướng dẫn viên du lịch thành phố để đưa khách du lịch đến mua sắm.
Tại các tuyến phố không chuyên doanh chủ yếu tập trung các cơ sở nhỏ le, kinh
doanh theo kiểu chụp giật, chéo kéo khách hàng…gây ảnh hưởng an ninh trật tự, và uy
tính của làng đá mỹ nghệ Non Nước.
2.3.1.3. Các tác động thương mại khác của phố chuyên doanh
- Về kinh tế: Phố chuyên doanh là một dạng trung tâm thương mại, dịch vụ đô thị,
là nơi cung cấp hàng hóa cho đô thị, phục vụ nhu cầu thương mại-dịch vụ của người dân
Đà Nẵng, gốp phần quan trọng trong nền kinh tế thương mại-dịch vụ đô thị, từng bước
xây dựng thương hiệu kinh doanh cho từng tuyến phố, xây dựng văn hóa bán hàng, văn
minh thương mại. Sự phát triển của phố chuyên doanh mỹ nghệ sẽ góp phần cải thiện đời
sống kinh tế của người dân nơi đây, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đảm
bảo đời sống cho cư dân và phần nào tránh được sự gia tăng của các tệ nạn xã hội tại địa
phương.
- Về an sinh xã hội: Tuy nhiên, việc phát triển du lịch làng nghề lại làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường nơi đây. Vấn đề nổi cộm hiện nay tại làng nghề là sự ô
nhiễm nước, không khí và âm thanh nguyên nhân chủ yếu do nước thải, bụi và tiếng ồn.
Môi trường xung quanh làng nghề ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là nước thải
trong sản xuất tràn chảy tự do. Lượng nước đã hòa với axit để mài và làm bóng sản phẩm
lan chảy thấm vào mạch nước ngầm trong lòng đất, hòa lẫn vào mạch nước đang sử dụng


×