Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của
nền kinh tế hàng hoá để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh
toán…phục vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức
kinh tế và cá nhân. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, sau khi
Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đang có những
bước chuyển mình mạnh mẽ, các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức sôi động
đặc biệt là sự vận động không ngừng của thị trường vốn trong nước và quốc
tế. Hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn mà chúng ta khó
có thể lường trước. Lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng rất nhạy cảm, liên
quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của
nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội… Sự biến
động của những yếu tố này có thể gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngân
hàng. Đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, khi rủi ro xảy
ra, những ảnh hưởng xấu của nó là khó lường và hậu quả cũng không dễ khắc
phục, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động tín dụng - hoạt động chủ yếu và
thường xuyên của các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, trong kinh doanh
nói chung và trong kinh doanh ngân hàng nói riêng, các nhà quản lý thường
đặt ra vấn đề: “ Làm thế nào để quản lý được rủi ro ?” Vì lý do đó em đã chọn
đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “Quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng TMCP Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)”. Chuyên
đề gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về ngân hàng TMCP Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh VPBank
Phần II: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh VPBank
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Phần III: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh VPBank.
Ngoài sự nỗ lực không ngừng của bản thân, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến các anh chị công tác tại VPBank Chi nhánh Ngô Quyền nói riêng
và Ngân hàng TMCP Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) nói chung
đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, em xin cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Hoài
Dung, người đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành chuyên đề này.
2
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK)
I. Thông tin chung về VPBank.
1. Tên gọi
− Tên thương mại: Ngân hàng thương mại cổ phần Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
− Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng là: Vietnam Joint-Stock
Commercial Bank for Private Enterprises.
− Tên viết tắt: VPBank
2. Hình thức pháp lý
VPBank là ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh Việt Nam. VPBank được thành lập theo Giấy phép hoạt động số
0042/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày
12/8/1993, quy định thời gian hoạt động của ngân hàng là 99 năm.
− Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 4/9/1993 theo giấy phép
thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 4/9/1993.
− Giấy phép hoạt động: Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP do Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/8/1993.
− Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 055689 do Sở kế hoạch và
đầu tư TP.Hà Nội cấp cho đăng ký lần đầu ngày 9/9/1993, đăng ký thay đổi
lần thứ 12 ngày 1/11/2006.
3. Địa chỉ giao dịch
− Trụ sở chính được đặt tại Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội,
được khai trương ngày 17/2/2006.
− Website: www.vpbank.com.vn
− Điện thoại : 04.9288869
3
Chuyên đề tốt nghiệp
4. Chức năng và nhiệm vụ
Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, hoạt động của VPBank
tập trung vào các hoạt động chủ yếu như: huy động vốn, cho vay vốn và thực
hiện các nghiệp vụ bảo quản và môi giới trên thị trường tiền tệ, mua bán
chứng khoán trên thị trường chứng khoán khi được sự cho phép của Ngân
hang nhà nước. Các hoạt động cụ thể của VPBank bao gồm:
• Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân;
• Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước;
• Vay vốn của Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác;
• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các tổ chức cá nhân;
• Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;
• Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành;
• Thực hiện nhiệm vụ thanh toán giữa các khách hàng;
• Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;
• Huy động vốn từ nước ngoài;
• Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh
toán quốc tế;
• Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều
hình thức, đặc biệt là chuyển tiền nhanh Western Union.
II. Qúa trình hình thành và phát triển của VPBank.
VPBank được thành lập từ ngày 4/9/1993, đến nay ngân hàng đã hoạt
động được 15 năm. Trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió, cho đến bây giờ,
VPBank đã khẳng định được mình trên thị trường ngân hàng của Việt Nam và
ít nhiều đã tạo ra uy tín trên thị trường ngân hàng quốc tế. Quá trình phát trỉển
của VPBank được chia thành 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1: Từ năm 1993 – 1997. Đây là giai đoạn mới thành lập và
bắt đầu những bước đi đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì
thế mà kết quả đạt được của VPBank còn rất nhỏ bé, vốn điều lệ tính đến năm
1997 chỉ đạt 174,9 tỷ đồng, tăng gần 8 lần so với năm 1993 (Biểu đồ 1). Đồng
4
Chuyên đề tốt nghiệp
thời, đây cũng chính là giai đoạn mà VPBank bộc lộ những dấu hiệu sai phạm
trong hoạt động quản lý và điều hành của mình... Trong thời kỳ này, VPBank
chỉ thành lập được các chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, chi nhánh Hải Phòng, chi
nhánh Đà Nẵng.
2. Giai đoạn 2: Từ năm 1997 – 2002
Trong giai đoạn này, VPBank rơi vào tình trạng trì trệ và hoạt động của
ngân hàng lâm vào khủng hoảng.
+Hoạt động của VPBank chỉ ở mức cầm chừng. Kinh doanh của ngân
hàng kém hiệu quả. Biểu hiện là nợ quá hạn ở mức báo động, L/C trả chậm
thì giải quyết rườm rà, chậm chạp.
+ Ngày 25/09/2002, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã
chính thức ký quyết định đặt VPBank vào trạng thái kiểm soát đặc biệt
trong thời gian tối đa là 24 tháng.
+Năm 2003, vốn điều lệ theo sổ sách là 184,5 tỷ VNĐ, song việc nợ quá
hạn quá cao, thậm chí nhiều khoản không có khả năng thu hồi, chính vì thế
mà vốn điều lệ thực chất của VPBank ở mức “âm”. Trong thời gian này,
VPBank không được phép mở thêm bất cứ chi nhánh hay phòng giao dịch
nào. Đây là giai đoạn VPBank gặp nhiều khó khăn nhất, không chi nhánh nào
được mở thêm, vốn điều lệ thì vẫn giữ nguyên ở mức trước.
3. Giai đoạn 3: Năm 2003 đến nay
Ngân hàng có những biện pháp chấn chỉnh, mở rộng quy mô, nâng cao
chất lượng dịch vụ.
+Thời kỳ này, tình hình tài chính của ngân hàng được lành mạnh hóa. Sự cố
gắng của tập thể lãnh đạo, cán bộ và nhân viên ngân hàng đã từng bước khắc
phục được nợ đọng về tín dụng và bảo lãnh LC quá hạn trong thời kỳ trước.
+Năm 2004, VPBank đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 198,3 tỷ VNĐ
theo quyết định 684/QĐ-HAN7 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Điều này
đã đánh dấu bước tiến mới cho giai đoạn này.
+Tháng 7/2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định dỡ bỏ
“Lệnh kiểm soát đặc biệt” đối với ngân hàng.
5