VIỆN NGHIÊN CỨU XÃ HỘI, KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG
DIỄN NGÔN - GIỚI VÀ TÍNH DỤC TRONG CUỘC SỐNG MUÔN MÀU
Bản quyền © 2014
ISBN: 978-604-908-860-5
Thiết kế bìa: KiMi Trần
Biên tập viên Alpha Books: Nhữ Vân
Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép
hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào
mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của Công ty Cổ phần Sách Alpha.
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị
độc giả để sách ngày càng hoàn thiện hơn.
Góp ý về sách, liên hệ về bản thảo và bản dịch:
Liên hệ hợp tác về nội dung số:
Liên hệ hợp tác xuất bản & truyền thông trên sách:
Liên hệ dịch vụ tư vấn, đại diện & giao dịch bản quyền:
NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC
Lời giới thiệu
DIỄN NGÔN vốn là tên gọi được lựa chọn cho diễn
đàn trực tuyến của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và
Môi trường (iSEE) với những hàm ý về mối quan hệ đa
chiều của ngôn ngữ, tri thức và quyền lực. Mượn ý tưởng
về diễn ngôn (discourse) của nhà triết học Pháp Michel
Foucault, chúng tôi muốn khởi lập một diễn đàn học thuật
liên ngành để khám phá những vấn đề của đời sống văn
hóa-xã hội Việt Nam từ nhiều góc nhìn mới.
DIỄN NGÔN được tạo lập nên từ tri thức và những
quan hệ quyền lực đa dạng trong cuộc sống. DIỄN NGÔN,
đến lượt nó, cũng là phương cách tạo lập nên tri thức, cùng
với những thực hành xã hội, các dạng thức của chủ thể và
mối quan hệ quyền lực. Được bắt rễ từ trong ngôn ngữ,
DIỄN NGÔN tạo ra niềm tin, niềm tin biến thành tri thức,
và tri thức tạo nên quyền lực. Bởi vậy sẽ không có tri thức
nào là chân lý tuyệt đối và hoàn toàn khách quan. Chúng tôi
tin rằng có nhiều chân lý cùng tồn tại trên cuộc đời này, mọi
6
ting núi u cú giỏ tr, v s a thanh ú lm nờn muụn
mu ca cuc sng.
B sỏch DIN NGễN ra i nh mt hỡnh thc
th hin vt cht ca nhng ý tng v gúc nhỡn ó c
lu chuyn trờn khụng gian sụi ng ca din n www.
dienngon.vn. B sỏch cựng vi din n trc tuyn DIN
NGễN mong mun tr thnh ni i thoi v tri thc,
ý tng v s tri nghim ca nhng ngi tõm huyt vi
vic xõy dng mt xó hi Vit Nam a dng, cụng bng v
trn y tỡnh yờu thng.
Chỳng tụi hy vng s cú s ng hnh ca cỏc bn
trong thi gian ti, vỡ mt tng lai ti p y.
Ban biờn tp Din Ngụn
Mc lc
Bỡnh ủaỳng giụựi
9
Quyen ủa daùng giụựi tớnh
Beõn kia giụựi tớnh
Hửụựng tụựi tửụng lai
73
135
59
8
Bình đẳng giới
Phần I
BÌNH ĐẲNG GIỚI
9
10
Bình đẳng giới
11
Lịch sử “cuộc chiến giới tính” của loài người cho đến nay
căn bản vẫn đang viết những chương tiếp theo về chiến
thắng của nam giới trước nữ giới về mọi mặt: địa vị xã hội,
địa vị gia đình, quan niệm xã hội về vai trò nam-nữ, các
định kiến đạo đức về hôn nhân và tình dục... Sự phát triển
của khoa học xã hội cùng những thay đổi trong kết cấu xã
Ai rửa bát sau khi ăn cơm?
Thu Hiền
hội phần nào đã vãn hồi một “sự quan tâm” của toàn thể
xã hội tới thân phận của người nữ, nhưng ánh sáng từ một
ngọn đèn vẫn không xua nổi bóng đêm. Nữ quyền vẫn đặt
trong phạm vi nam giới, và cho đến khi nào Eva vẫn chỉ
là một xương sườn của Adam, thì thân-phận người nữ vẫn
giống “lời nguyền rủa của Thượng đế” hơn là một phép lạ.
Các tác giả cũng nhận ra điều ấy. Những chủ đề
xoay quanh đường biên của quan niệm xã hội về vai trò
của người nữ trong gia đình, tình dục và mại dâm đã vén
mở phần nào những khúc mắc trong một xã hội hãy còn
dang dở như Việt Nam. Có lẽ, ấn tượng nhất trong các
phân tích là cuộc tấn công vào quan niệm của xã hội Việt
Nam về mại dâm - tình dục, vốn là những lĩnh vực xã hội
đang xảy ra cuộc chuyển biến mạnh mẽ nhất, mặc dù đây
cũng là mấu chốt của những nguy cơ khủng hoảng xã hội từ
bên trong nền tảng của nó. Mặc dù, chính vấn đề mại dâm
cũng khiến người ta nhận ra rằng, thật đáng đau đớn, cuộc
chiến chống lại những sức ép của định kiến giới lại xảy ra
nơi người phụ nữ bị xã hội lạm dụng nhất.
Phong trào nữ quyền là một trong những phong trào
dân sự lâu đời nhất. Tuy nhiên, nó cũng là một phong trào
khó khăn nhất vì đụng chạm đến lợi ích thiết thân của
nhiều người, mà đặc biệt là nam giới. Thật đơn giản, nếu
bình đẳng giới xảy ra thực sự, ai sẽ là người vào bếp nấu
cơm, rửa bát và giặt giũ quần áo cho gia đình? Câu hỏi cụ
thể, nhưng thách thức một trong những bất công lâu đời
và phổ biến nhất của loài người. Và có lẽ, nó chính là rào
cản lớn nhất vì nó hiện hữu hàng ngày.
Quay lại khái niệm cơ bản về vai trò giới, đó là quan
niệm xã hội quy định các công việc, trách nhiệm hoặc tính
cách (nam tính, nữ tính) là chuẩn mực cho nam giới và nữ
giới. Ví dụ đơn giản, phụ nữ làm các công việc nhẹ, thuần
thục việc nội trợ gia đình, và nên ăn nói nhẹ nhàng, e thẹn.
Nam giới làm các việc nặng, là trụ cột kinh tế gia đình,
và nên giao lưu xã hội rộng rãi. Đây là các “quan niệm xã
hội” do con người quy định, được xã hội chấp nhận và trở
12
thành chuẩn mực. Tuy nhiên, vì là sản phẩm của con người
và xã hội nên nó thay đổi theo thời gian. Ví dụ trước đây
phụ nữ không có quyền bầu cử, nay phụ nữ đã được tham
gia vào hoạt động chính trị bình đẳng.
Nhưng trên thực tế, phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng
như nam giới. Các số liệu thống kê ở Việt Nam và nhiều
nước trên thế giới vẫn chỉ ra khoảng cách lớn giữa nam và
nữ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ ở Việt Nam chỉ
có 10% bộ trưởng, 8% thứ trưởng và 24% đại biểu quốc
hội là phụ nữ. Tương tự như vậy, ở Mỹ chỉ có 14% dân
biểu và 16% thống đốc bang là phụ nữ. Bất bình đẳng
trong gia đình còn nặng nề hơn, đặc biệt về thời gian và
khối lượng việc nhà, hoặc bạo lực gia đình phụ nữ phải
gánh chịu.
Như vậy, rào cản để xóa bỏ những bất công mà phụ
nữ đang phải gánh chịu là gì? Có phải đàn ông muốn duy
trì lợi thế của mình? Có phải phụ nữ cam chịu hoặc hy sinh
hạnh phúc vì chồng con? Vì sao nỗ lực của chính phủ, cũng
như hàng chục phong trào nữ quyền và hàng trăm tổ chức
xã hội dân sự hoạt động vì quyền của phụ nữ mà vẫn bất
lực trước thực trạng này?
Nhiều nghiên cứu về giới gần đây đã soi chiếu nguyên
nhân cốt lõi ngăn cản tiến bộ trong bình đẳng giới. Đa số
giới trẻ vẫn tin rằng các đặc tính như làm việc chăm chỉ,
chịu thương chịu khó, khéo léo và khiêm nhường là các
đặc trưng của phụ nữ. Tương tự như vậy, các tố chất như
Bình đẳng giới
13
mạnh mẽ, quyết đoán, nóng tính và hào phóng là của nam
giới. Điều này tưởng như hiển nhiên, nhưng nó tạo ra rào
cản cho phụ nữ làm lãnh đạo vì đa số người dân coi nam
tính (mạnh mẽ, quyết đoán) là tố chất cần thiết của lãnh
đạo. Nói cách khác, “nam tính” và “lãnh đạo tính” trùng
nhau nên tạo lợi thế cho nam giới trong việc thăng tiến.
Trong công việc cũng có sự phân định về nam tính và
nữ tính. Phụ nữ bị gắn với các nghề có thu nhập thấp hơn,
ví dụ như nhân viên văn phòng, thợ may, giáo viên tiểu
học hay phụ giúp việc. Nam giới được gắn với những việc
có thu nhập cao như quan chức chính phủ, cảnh sát và lập
trình viên. Phụ nữ thích các công việc ổn định, dành nhiều
thời gian cho gia đình, còn nam giới thích việc có thu nhập
cao và có thể chu du thiên hạ.
Đây là lát cắt cho thấy những định kiến giới vẫn đeo
bám trong giới trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, điều gây bất ngờ
lớn nhất đó là phụ nữ lại là người đang níu kéo những giá
trị bất lợi cho vị thế của chính mình. Không có nghĩa nam
giới không còn định kiến giới, nhưng dường như họ lại
“thoáng” hơn trong việc chấp nhận những giá trị có tính
“giải phóng phụ nữ”.
Theo một nghiên cứu của viện iSEE, Trung tâm
CGFED và Quỹ châu Á, đa số phụ nữ mong đợi bạn đời
của họ kiếm được thu nhập cao trong khi chỉ chưa đến
20% nam giới mong đợi phụ nữ làm điều này. Đa số phụ
nữ muốn mình ở thế “bị động” và mong đợi nam giới phải
14
là người chủ động trong mối quan hệ yêu đương. Hơn nữa,
chính phụ nữ lại ít bất bình hơn khi thấy đa số lãnh đạo
là nam, và nhiều phụ nữ hơn nam giới muốn sếp mình là
đàn ông. Rõ ràng, chính phụ nữ đang tiếp tay cho sự bất
bình đẳng giới trong công việc, gia đình và cả trong quan
hệ tình cảm.
Có nhiều cách giải thích khác nhau cho hiện tượng
này, một trong số đó là trẻ em gái được giáo dục khắt khe
hơn trẻ em nam về việc tuân thủ các chuẩn mực xã hội.
Chính những người mẹ đã giáo dục con gái mình phải đảm
đang, biết nấu ăn, chăm sóc chồng và chịu nhịn khi “cơm
chẳng dẻo, canh chẳng ngọt”. Những người mẹ chồng
cũng khắt khe hơn với con dâu và mong họ phải tuân thủ
chuẩn mực hy sinh, tuân thủ lễ giáo nhà chồng. Điều này
đã ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ của phụ nữ về giá trị của
tự do và bình đẳng.
Bên cạnh đó, các diễn ngôn phổ biến trong xã hội
cũng như của các cơ quan đại diện cho phụ nữ đang cổ
súy cho người phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong việc
duy trì sự êm ấm của gia đình. Những phẩm chất đạo đức
của người phụ nữ gắn liền với sự hy sinh, tính chịu thương
chịu khó và nhẫn nhịn vì hạnh phúc gia đình. Điều này
mạnh đến mức, ngay những người phụ nữ hoạt động trong
phong trào nữ quyền, ngoài xã hội có thể đấu tranh rất
hăng nhưng về nhà lại trở lại nhiệm vụ “gìn giữ gia phong.”
Những người phụ nữ muốn thể hiện mình bị coi là phá
Bình đẳng giới
15
cách, là nguyên nhân của đổ vỡ gia đình, họ chịu sức ép to
lớn từ chính những người phụ nữ khác và phải chui vào vỏ
bọc chuẩn mực xã hội.
Nhưng có lẽ, một trong những nguyên nhân quan
trọng nhất chính là phong trào thúc đẩy bình đẳng giới ở
Việt Nam bị xé lẻ, thiếu thủ lĩnh và không nhận được sự
ủng hộ của quảng đại phụ nữ. Phong trào nữ quyền vẫn gói
gọn ở trong một số tổ chức xã hội dân sự, chưa trở thành
câu chuyện hàng ngày của phụ nữ và nam giới. Hơn nữa,
nhiều nhà hoạt động lại đòi hỏi các ưu tiên riêng biệt cho
phụ nữ, coi phụ nữ như một nhóm yếu thế hơn là một
nhóm phải được đối xử bình đẳng như với nam giới. Đây
chính là nguyên nhân dẫn đến tư duy và triết lý hoạt động
dựa vào sự ban phát hơn là quyền và bình đẳng.
Không ai có thể đòi quyền của mình mạnh bằng
chính bản thân mình. Người da đen không thể có quyền
bình đẳng nếu họ không dũng cảm đấu tranh và thách
thức sự phân biệt chủng tộc. Người đồng tính không thể
kết hôn nếu họ giấu mình và mong chờ sự ban ơn của
người dị tính. Đã đến lúc, phụ nữ phải thực hiện quyền
bình đẳng của mình, và bắt đầu từ một câu hỏi đơn giản
trong gia đình: Ai rửa bát sau khi ăn cơm?
16
Bình đẳng giới
“Nam tính nho nhã”, “nam tính cơ bắp” đều phải
dạy vợ để gìn giữ gia phong?
Đào Thế Đức
Đặc trưng phổ biến nhất về nam tính ở Việt Nam
là quan niệm cho rằng nam giới (thường là chồng, cha)
phải là trụ cột và là người ra quyết định chính trong nhà.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người chồng có vị trí cao hơn
người vợ và là người đứng đầu gia đình. Các thành viên tin
“quyền quyết định lúc nào cũng phải là của người chồng,
trước đây, hiện nay và sau này cũng vậy”. Con cái thể hiện
sự ngưỡng mộ về cách cha mình thực thi uy quyền, kỷ luật
trong gia đình.
Cách nam giới thể hiện uy quyền, cũng như quan
niệm về mức độ uy quyền bất khả xâm phạm của mình
cũng có sự khác biệt. Một số người cho rằng chồng phải
biết “dạy” vợ để vợ phục tùng họ. Dạy ở đây bao gồm dạy
để vợ không được cãi chồng và phải biết tuân phục chồng.
Theo họ dạy vợ là “quyền của đàn ông”. Có người đề cập
đến đòn roi như một biện pháp “dạy” hay “ngăn cấm” vợ
17
cãi lại chồng. Người khác cho rằng tuy nam giới có quyền
“dạy” vợ, nhưng cũng nên dùng lời, biện pháp chuyên
chính thay vì bạo lực. Dù vậy, vẫn khẳng định vợ và con
cái trong nhà phải “theo chồng, theo cha”. Rất ít người cho
rằng nam giới không nên có uy quyền, lấn át vợ và quan hệ
vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Một đặc trưng nữa thường có liên hệ với quan niệm
về nam tính, cũng như quan điểm về uy quyền của đàn
ông, là người cha phải là người đóng vai trò chính trong
dạy dỗ con cái, nhất là con trai. Đặc tính này được thể
hiện theo hai cách: người cha phải quản lý việc học hành ở
trường của con, đồng thời phải biết chỉ bảo con cái trong
cuộc sống. Cha dạy con bao gồm giúp con làm bài tập ở
nhà, dạy cho con cả những bài học về xã hội, như làm
người đàn ông thì phải thế nào. Có mối quan hệ giữa uy
quyền – đặc trưng chính trong quan niệm về nam tính ở
Việt Nam – và cách nam giới thể hiện uy quyền thông qua
việc dạy bảo cả vợ lẫn con cái. Chính vì vậy, việc bị thách
thức uy quyền thường được coi là một lý do chính đáng để
nam giới sử dụng vũ lực.
Như vậy, là người chỉ giáo, biết giữ nền nếp, kỷ cương
và có uy quyền là những đặc trưng chính trong quan niệm
thế nào là đàn ông. Đây là những quan điểm phổ biến,
được đa số nhất trí ở tất cả các đối tượng, bất kể địa vị xã
hội, vị trí địa lý. Điều này cho thấy mức độ phổ biến của
những đặc trưng này, cũng như những nếp sống liên quan,
18
trong quan niệm bá quyền ở xã hội Việt Nam. Tuy nhiên,
những đặc trưng về quan niệm nam tính có khác nhau, do
ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, kinh tế, địa lý. Hình mẫu
đàn ông lý tưởng theo mô tả của các nam giới ở Huế, phần
lớn là những người được học hành, lớn lên trong những
gia đình trung-thượng lưu, khá khác biệt so với những nam
giới được phỏng vấn ở Phú Xuyên, Hà Tây, đa số ít được đi
học, lớn lên trong các gia đình nghèo.
Ở Huế, hình mẫu đàn ông lý tưởng là phải “lịch sự”,
“có tri thức”, “có học”. Sức mạnh cơ bắp thường không
được nhấn mạnh trong quan niệm thế nào là người đàn
ông thực sự. So với nam giới ở các khu vực khác, đàn ông
Huế thường điềm đạm, ít nói hơn. Việc đàn ông Huế làm
thơ là điều bình thường, vì đối với phụ nữ Huế, đây là
một nét hấp dẫn. Chính vì vậy, “con trai mà vai u thịt
bắp thì hay bị xem là thô kệch”, cho nên phải “điềm đạm,
ít nói, thư sinh”. Vì “Huế nổi tiếng là đất văn hiến” nên
người dân ở đây cũng coi trọng học hành hơn (vì như vậy
mới tìm được việc làm tốt) so với những hoạt động khác
như thể thao. Những người gốc Huế cho rằng, trước đây
phụ nữ thường thích nam giới giỏi học hành, thứ mới đến
những người giỏi lao động chân tay, “Nhất là học hay, nhì
là cày giỏi”. Con gái thường không thích con trai “to khỏe,
thích đánh nhau”. Rất ít người cho rằng “đàn ông thực sự”
phải khỏe mạnh, đồng thời phải là “chỗ dựa cho vợ con cả
về vật chất, tinh thần, sức khỏe”.
Bình đẳng giới
19
Khác với Huế, ở Hà Tây, sức vóc lại được coi là tố
chất lý tưởng của nam giới. Nhiều người mô tả nam giới
có xu hướng thích bạo lực, nóng nảy, trong khi những đức
tính như lịch sự, có học thường không được nhắc đến
nhiều. Họ cho rằng con trai thì phải cao to, khỏe mạnh,
vì như vậy mới đủ sức “chiến đấu”, được nể sợ, và con gái
mới thích vì có khả năng bảo vệ cho họ. Nam giới ở Hà
Tây thường xuyên nhắc đến với đặc tính nóng tính, nóng
nảy nên nếu vợ “hỗn” thì bị chồng đánh là bình thường,
trừ khi có người can ngăn. Như vậy, phụ nữ phải tránh
lúc chồng “nóng tính” và phải biết “nhịn” khi chồng đang
nóng. Những ý kiến về việc nam giới nóng tính này phù
hợp với kết quả nghiên cứu hiện nay về quan niệm văn hóa
trong sự khác biệt giữa phụ nữ (âm) và nam giới (dương)
ở Việt Nam.
Những khác biệt rõ ràng giữa Huế và Hà Tây cho
thấy vai trò của những yếu tố xã hội, kinh tế, địa lý trong
việc hình thành nên một số (dù không phải là tất cả) các
quan niệm phổ biến về nam tính, đồng thời cũng cho biết
cách hiểu của nam giới về hình mẫu đàn ông lý tưởng chủ
yếu được xây dựng dựa trên các giả định về uy quyền của
nam giới so với phụ nữ. Tuy các đặc tính của nam tính có
khác nhau do yếu tố vùng miền, văn hóa mang lại, nó đều
tựu chung về một điểm: Nam giới phải nam tính và phải
dạy vợ, con để ổn định gia phong, và củng cố vị thế bá
quyền của mình.
20
Bình đẳng giới
Dịu dàng là vũ khí hay gông cùm của phụ nữ?
Mạnh Hải
Bình đẳng giới là vấn đề toàn cầu. Đã có nhiều giải
pháp khác nhau, tốn kém nhưng dường như chưa thực sự
mang lại hiệu quả. Ở cả các nước phát triển và đang phát
triển, tỉ lệ phụ nữ trong vai trò lãnh đạo còn rất thấp. Phụ
nữ chỉ chiếm 15,7% cán bộ quản lý trong các tập đoàn
kinh tế và 11,4% trong các vị trí CEO. Đại diện của nữ
trong các vị trí lãnh đạo chính trị cũng thấp. Ví dụ ở Mỹ
chỉ có 14% dân biểu và 16% thống đốc bang là phụ nữ.
Tương tự như vậy, ở Việt Nam chỉ có 10% bộ trưởng và
24% đại biểu quốc hội là phụ nữ. Hầu hết các nghiên cứu
và phân tích nguyên nhân cho rằng, sự khác biệt giữa nam
và nữ là do các yếu tố sinh học, điều kiện kinh tế và cơ hội
giáo dục. Rất ít các phân tích về nguyên nhân tâm lý gây ra
bất bình đẳng giới.
Các thí nghiệm tâm lý đã cho thấy, có những hành
vi cụ thể làm nặng thêm định kiến giới dẫn đến bất bình
đẳng giới. Ví dụ đàn ông thường tự tiến cử mình, khuếch
21
đại kỹ năng và giá trị của mình khi đàm phán để có mức
lương cao và cơ hội tốt hơn. Phụ nữ, ngược lại thường
đánh giá thấp giá trị công việc của mình, quan tâm đến
các vấn đề nội tâm hơn là công việc, và thường tham
chiếu với mức lương thấp hơn sẵn có của phụ nữ khi
đàm phán. Hậu quả là phụ nữ nhận lương thấp hơn cho
dù làm công việc như nam giới. Các hành vi này được
ủng hộ bởi chuẩn mực xã hội. Thái độ tự tâng của nam
giới thường được chấp nhận hơn là thái độ tự tâng của
nữ giới, đặc biệt là từ phía đàn ông. Tương tự, đàn ông
thường nghiêm khắc với những người đàn ông khiêm
nhường hoặc “yếu đuối” trong khi phụ nữ lại ủng hộ
những người phụ nữ hiền lành. Như vậy, cả đàn ông và
đàn bà đều cổ súy cho chuẩn mực tự tâng của đàn ông và
hiền dịu của phụ nữ.
Các nghiên cứu về tâm lý còn cho thấy nam giới và
phụ nữ giao thiệp rất khác nhau. Phụ nữ thường nói một
cách ngập ngừng hơn đàn ông, và họ thường nói ngập
ngừng với đàn ông hơn là với phụ nữ. Nam giới lại thích
những người phụ nữ ăn nói dịu dàng, và họ bị ảnh hưởng
bởi phong cách ngập ngừng của phụ nữ hơn. Như là hậu
quả, phụ nữ thường nói nhẹ nhàng và bị giảm cơ hội của họ
có được những vị trí lãnh đạo trong quản lý, chính trị. Điều
này là do các thuộc tính của lãnh đạo thường được gắn với
“mạnh mẽ, quyết đoán”, và rõ ràng là không phù hợp với
phụ nữ hiền dịu.
22
Như vậy, các chuẩn mực và khuôn mẫu giới được cổ
súy bởi xã hội, đặc biệt bởi đàn ông. Nếu những chuẩn
mực và khuôn mẫu này không được đánh đổ thì bất bình
đẳng giới sẽ chỉ càng trở nên nghiêm trọng. Một chiến
lược hiệu quả có thể đóng góp giải quyết vấn đề này đó là
“cấy những thông điệp chuẩn mực” tích cực để thay đổi
diễn ngôn về giới.
Trong cuộc sống, người ta thường làm những gì
mà được xã hội chấp nhận hoặc coi là phổ biến. Ví dụ ở
Singapore, đường phố sạch sẽ nên không ai vứt rác ra đường
và giữ vệ sinh chung được coi là hành vi chuẩn mực. Ở Việt
Nam lại có đầy rác ở ngay cả nơi treo biển “cấm đổ rác” nên
mọi người tiếp tục vứt rác ra đường vì đó là hành vi được
coi là phổ biến. Chính vì vậy, các thông điệp truyền thông
về bình đẳng giới nên thay đổi cách nói về vai trò của phụ
nữ và nam giới. Cần nhấn mạnh, việc phụ nữ mạnh mẽ,
quyết đoán, dấn thân, thành công là bình thường và phổ
biến. Tương tự, việc nam giới nhẹ nhàng, không xông pha
trong xã hội là bình thường và không phải là hiếm. Diễn
ngôn này sẽ cân bằng với các chuẩn mực hiện có, tạo ra sự
đa dạng và bình đẳng hơn trong lựa chọn cho cả nam và nữ.
Bên cạnh đó, để các thông điệp về bình đẳng giới, ví
dụ phòng chống bạo lực gia đình như “đánh vợ là vi phạm
pháp luật và không được xã hội chấp nhận” có hiệu quả,
cần tránh kèm theo các số liệu chỉ ra rằng hành vi đánh vợ
là khá phổ biến. Nếu nói việc này khá phổ biến, có nghĩa
Bình đẳng giới
23
“tôi đánh vợ là chuyện bình thường, thiên hạ làm việc đó
đầy.” Tương tự như vậy, nếu muốn giảm việc phân biệt đối
xử trong tuyển dụng với phụ nữ, các cơ quan quản lý lao
động bên cạnh việc đưa ra những quy định rõ ràng, không
nên trưng những số liệu để cho thấy việc phân biệt đối xử
đang diễn ra tràn lan.
Các thông điệp mang tính định hướng sử dụng để cổ
vũ cho những hành vi tốt nên nhấn mạnh tính phổ biến
của nó trong xã hội. Bằng cách nêu bật tính “đa số” của
hành vi tốt, mọi người sẽ tuân thủ một cách tốt hơn. Cùng
với các chiến lược về giáo dục và kinh tế, phương pháp tiếp
cận tâm lý sẽ bổ sung và đóng góp vào việc xóa bỏ định kiến
giới và bất bình đẳng giới, đặc biệt trong các chiến dịch
truyền thông.
24
Bình đẳng giới
Tình dục, mại dâm và sự thiệt thòi của phụ nữ
Thu Hiền
“Nam nữ thụ thụ bất thân” là một giá trị “lâu đời”
của nhiều người Kinh. Cho đến ngày nay nó vẫn được duy
trì ở cả nông thôn và thành thị. Trên thực tế, nó được sử
dụng để “quản lý” hành vi tình dục của phụ nữ nhiều hơn
là đàn ông. Điều này được thể hiện qua các hình phạt như
“cạo đầu bôi vôi” ngày xưa, hoặc những câu châm ngôn cay
độc “gái không chồng mà chửa” được dùng ngày nay nhằm
lên án và ngăn cản các hành vi quan hệ tình dục trước hôn
nhân, hoặc ngoài hôn nhân của phụ nữ. Trong những vụ
việc này, người đàn ông dường như vô can và không chịu
hình phạt nào của xã hội.
Tương tự như vậy, gần đây rộ lên những bàn luận về
chuyện mại dâm nam mà khách hàng là những người phụ
nữ trung niên. Do những hoàn cảnh khác nhau như độc
thân, không thỏa mãn nhu cầu tình dục với chồng, hoặc
đơn giản muốn tìm cảm giác lạ mà những người phụ nữ
này tìm đến các chàng trai trẻ. Khoan hãy bàn về khía cạnh
25
đạo đức và pháp luật của việc mua bán dâm, chúng ta hãy
xem cách xã hội phân biệt đối xử với phụ nữ như thế nào.
Thay vì lên án những người bán dâm nam, báo chí và dư
luận xã hội lại tập trung vào dè bỉu những người phụ nữ đi
mua dâm, lên án lối sống “trác táng” và nhu cầu “dị biệt”
của họ. Trong khi nam giới đi mua dâm, tất nhiên cũng
với các cô gái trẻ, thì xã hội lại tập trung phê phán những
người phụ nữ bán dâm. Trong trường hợp nào, phụ nữ
cũng là người có lỗi và cần phải điều chỉnh hành vi tình dục
của mình. Tại sao lại như vậy?
Lý do đầu tiên là quan niệm xã hội cho rằng phụ nữ
phải là người “bị động” trong quan hệ yêu đương và đặc
biệt trong quan hệ tình dục. Khi nam giới đi “chinh phục”
phụ nữ hoặc được nhiều cô gái thích thì anh ta được coi là
“sát gái” hoặc “đào hoa”. Còn khi phụ nữ chủ động hoặc có
nhiều người đàn ông thích thì bị khép vào tội “lăng nhăng”
hoặc “dâm đãng”. Điều này có nghĩa phụ nữ cần phải gìn
giữ trinh tiết và sống “chính chuyên”, dù có nhu cầu tình
dục cũng phải kìm nén. Nếu họ chủ động, có nghĩa họ đã
phá vỡ khuôn mẫu xã hội tạo ra, và bị lên án bởi cả nam
giới và những người phụ nữ khác trong xã hội.
Thứ hai, từ trước đến nay phụ nữ bị coi là phải phục
vụ đàn ông trong cuộc sống tình dục. Khi được đòi hỏi,
phụ nữ phải cắn răng thỏa mãn nhu cầu của chồng dù
không muốn. Nếu không, họ có thể phải đối mặt với bạo
lực gia đình vì “làm vợ” là một “thiên chức” của người phụ
26
nữ. Mà làm vợ, có nghĩa là thực hành chức năng của “giống
cái” – thỏa mãn nhu cầu tình dục của giống đực và sinh
con đẻ cái. Chính vì vậy, khi nam giới phải phục vụ nữ giới
trong tình dục đã đi ngược lại vai trò giới trong quan hệ
tình dục. Nó đe dọa vị thế và nam tính của người đàn ông.
Đây là lý do để nhiều người chĩa mũi dùi vào người phụ
nữ đi mua dâm.
Nhưng có lẽ, nguyên nhân quan trọng nhất đó là
quan niệm về tình dục vẫn tồn tại trong xã hội: tình dục
phải gắn với hôn nhân và duy trì nòi giống. Đối với nhiều
người, tình dục phải gắn với “tính loài” nên tình dục ngoài
hôn nhân và không gắn với sinh sản là vi phạm đạo đức
nghiêm trọng. Nó đi ngược lại thuần phong phong mỹ
tục. Để duy trì đức hạnh, người phụ nữ phải kìm nén và
hy sinh nhu cầu tình dục của mình.
Rõ ràng người phụ nữ đi mua dâm đang bị lên án
nhiều hơn người đàn ông đi mua dâm. Xét trên khía cạnh
quyền bình đẳng, phụ nữ cũng như người đàn ông đều có
quyền có cuộc sống tình dục an toàn và thỏa mãn. Nếu quan
hệ tình dục của người phụ nữ không vi phạm những giá trị
đạo đức (như ngoại tình hoặc quan hệ cận huyết) hoặc sức
khỏe (như lây nhiễm bệnh tật) thì cũng cần phải được tôn
trọng. Chính vì vậy, việc người phụ nữ đi mua dâm (nếu
mại dâm được hợp pháp hóa) cũng cần coi là bình thường
và được tôn trọng như người đàn ông đi mua dâm.
Bình đẳng giới
27
Hợp pháp hóa mại dâm việc đúng nên làm
Bình Lê
Con người sở hữu cơ thể của mình, có nghĩa họ có
quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể của họ. Đây là cốt lõi
của tự do và là nguồn gốc của nhiều quyền con người những người đã được thừa nhận và bảo vệ bởi pháp luật.
Con người sở hữu cơ thể của mình cũng có nghĩa họ sở
hữu sức lao động. Họ có quyền quyết định sử dụng sức
lao động của mình vào việc họ muốn, miễn là không xâm
phạm quyền của người khác.
Như vậy, con người có quyền dùng cơ thể và sức lao
động của mình cho việc bán dâm. Điều này cũng giống như
những người sử dụng cơ thể và sức lao động của mình để làm
tiếp viên hàng không, nhân viên văn phòng, người mẫu hoặc
ca sĩ. Mọi người tự do lựa chọn nghề nghiệp, tự do làm hay
không làm việc. Không ai có quyền cấm hoặc bắt ép người
khác làm việc vì như vậy là vi phạm quyền con người vì lao
động bắt buộc (forced labor) và tình trạng nô lệ (slavery) là
phi pháp. Câu hỏi đặt ra là tại sao những nghề khác được tôn
28
vinh còn nghề mại dâm thì bị lên án, thậm chí bị thu gom và
phạt hành chính?
Xét bản chất của mại dâm, ta thấy đây là một hoạt
động dựa trên hợp đồng (thường là bằng miệng) giữa hai
người trưởng thành, theo nguyên tắc “có đi có lại”. Người
bán dâm có trách nhiệm cung cấp dịch vụ, đó là cơ thể và
kỹ năng của mình để cho người mua dâm thỏa mãn nhu
cầu tình dục. Người mua dâm có nghĩa vụ trả tiền cho
người bán dâm theo thỏa thuận hợp đồng. Vì người bán
dâm sở hữu cơ thể của mình, nên họ hoàn toàn có quyền
làm điều đó. Còn người mua dâm là công dân nên có tư
cách pháp nhân thực hiện giao dịch dân sự này.
Tranh cãi về mại dâm thường xuất phát từ giá trị đạo
đức của việc mua bán dâm. Nếu xét về đạo đức, chúng ta có
thể xem xét từ hai khía cạnh: bản chất của việc bán dâm và
ảnh hưởng/hậu quả của việc mua bán dâm. Như thảo luận ở
trên, việc mua bán dâm là một việc tự nguyện, người bán dâm
đối xử tốt với khách hàng của mình, còn người mua dâm tôn
trọng người cung cấp dịch vụ cho mình. Cả hai đều đạt được
mục đích, một người có thu nhập một người được thỏa mãn.
Chính vì vậy, bản thân hoạt động mua bán dâm không vi
phạm đạo đức vì hai người liên quan không bị lợi dụng hoặc
tổn hại gì.
Nhiều người cho rằng cho phép mại dâm sẽ hạ thấp giá
trị của người phụ nữ vì đa số người bán dâm là phụ nữ. Ở
đây, có hai vấn đề cần phải làm rõ. Thứ nhất, những người
Bình đẳng giới
29
bán dâm có thể là cả nam giới và nữ giới vì cả phụ nữ và đàn
ông đều có nhu cầu mua dâm. Thứ hai, những người phụ
nữ bán dâm không đại diện cho giới phụ nữ nói chung. Họ
chỉ đại diện cho bản thân họ như những con người độc lập,
riêng rẽ và có nhân phẩm. Nói cách khác, phụ nữ bán dâm
cũng như phụ nữ bán hàng rong, phụ nữ trí thức, phụ nữ
giáo viên đều không thể đại diện cho giới phụ nữ nói chung.
Chính vì vậy, việc đánh đồng việc phụ nữ bán dâm có nghĩa
là hạ thấp nhân phẩm của phụ nữ là không hợp logic.
Có ý kiến cho rằng, cho phép mại dâm sẽ dẫn đến
sự tan vỡ của gia đình vì vợ hoặc chồng sẽ có quan hệ tình
dục ngoài hôn nhân. Suy luận này là sai lầm vì việc quan hệ
tình dục ngoài hôn nhân hay không là quyết định cá nhân
dựa trên giá trị đạo đức của họ chứ không phải dựa trên
việc có dịch vụ mại dâm hay không. Nếu một người cho
rằng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân là xấu, là vi phạm
đạo đức thì họ sẽ không bao giờ thực hiện điều đó. Ngược
lại, nếu đó không phải là giá trị đạo đức họ coi trọng thì họ
sẽ có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân với bạn tình hoặc
người bán dâm, dù cấm hay không.
Ngoài ra, mại dâm cũng tuân theo quy luật cung cầu
của thị trường. Khi có cầu thì tất có cung. Nhiều người
đàn ông và phụ nữ đến tuổi trưởng thành đều có nhu cầu
quan hệ tình dục. Nhiều người có người yêu, có bạn tình
để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhiều người không có nên
phải lựa chọn hoặc là thủ dâm, hoặc là tìm đến dịch vụ mại
30
dâm. Đây là điều bình thường trong xã hội vì quan hệ tình
dục là nhu cầu bình thường của đa số mọi người. Còn quan
hệ như thế nào, với ai thì là quyền của mỗi người, tùy vào
giá trị đạo đức, tôn giáo cũng như điều kiện kinh tế, xã hội
của họ. Rõ ràng, nhu cầu này là độc lập với gia đình vì họ
là những người trưởng thành, chưa lập gia đình.
Như vậy, hoạt động mua bán dâm không vi phạm
quyền con người của ai, không làm thấp giá trị của ai,
không làm tổn hại giá trị đạo đức tốt đẹp nào, và không
phải là nguyên nhân phá vỡ gia đình. Ngược lại, việc cấm
hoặc tội phạm hóa mại dâm lại có những vấn đề về công
bằng và đạo lý mà chúng ta cần phải phân tích.
Thứ nhất, như đã nói ở phần đầu, con người là tự do
và bình đẳng, có quyền sở hữu cơ thể của mình, sử dụng
sức lao động của mình vào những việc không làm tổn hại
đến quyền của người khác. Cấm mại dâm, có nghĩa là tước
đi quyền sở hữu cơ thể và sức lao động của những người
phụ nữ và nam giới bán dâm. Điều này cũng có nghĩa là
họ bị đối xử không bình đẳng như những con người khác
trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Thứ hai, những người vẫn thực hiện hoạt động bán
dâm vô hình chung trở thành yếu thế trong giao dịch hợp
đồng mua bán dâm với khách hàng của mình. Khi hoạt
động của họ là phi pháp, có nghĩa họ không được bảo
vệ, không có quyền lực để đàm phán và bắt khách hàng
thực thi nghĩa vụ trả tiền theo hợp đồng. Điều này dẫn tới
Bình đẳng giới
31
những chèn ép, quỵt tiền, hoặc hành hung, đánh đập họ
vì đối tác có nhiều quyền lực hơn, sẵn sàng tố cáo họ hành
nghề phi pháp. Nhiều người bị ép phải quan hệ tình dục
vượt quá sức chịu đựng, hoặc theo cách rủi ro gây đến tổn
hại về sức khỏe và bệnh tật. Rõ ràng việc cấm mại dâm đã
làm tổn hại ghê gớm đến quyền của những người bán dâm,
và đây chính là vấn đề đạo đức cần xem xét.
Thứ ba, việc cấm mại dâm dẫn đến hoạt động này
được thực hiện trong thế giới ngầm không thể quản lý
được. Nhiều người tham gia vào việc môi giới mua bán
dâm, thu lợi và thậm chí chèn ép cả khách hàng lẫn người
bán dâm gây ra nhiều vấn đề xã hội. Về bản chất, việc môi
giới mua bán dâm cũng giống như việc môi giới mua bán
nhà đất. Tuy nhiên, vì mại dâm đang bị cấm nên việc môi
giới là phạm pháp. Nếu mại dâm được hợp pháp hóa thì
rõ ràng việc quản lý dịch vụ này sẽ rõ ràng hơn, minh bạch
hơn và những người tham gia vào dịch vụ môi giới có thể
đăng ký kinh doanh và nộp thuế. Thuế sẽ được sử dụng
cho việc quản lý cũng như chăm sóc y tế cho những người
tham gia hoạt động mại dâm.
Nhiều người lo lắng nếu hợp pháp hóa mại dâm thì sẽ
làm cho hoạt động này bùng nổ. Lo lắng này là không cần
thiết vì khi mại dâm là một hoạt động kinh tế bình thường
thì việc tăng hay giảm cũng là điều bình thường, nó cũng
sẽ tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Nhà nước
có thể tham gia điều tiết thông qua quy hoạch, đánh thuế
32
cũng như thúc đẩy các bàn luận về đạo đức cá nhân, gia
đình và xã hội để cho mọi người tự quyết định cho hành vi
đúng sai của mình.
Việc hợp pháp hóa mại dâm là việc đúng nên làm, vì
rõ ràng nó không vi phạm giá trị đạo đức cũng như quyền
của bất kỳ ai. Ngược lại, việc cấm mại dâm đang vi phạm
quyền sở hữu thân thể và sức lao động của những người
bán dâm. Nó tạo ra sự bất bình đẳng và yếu thế cho những
người bán dâm. Đây chính là vấn đề đạo đức của việc cấm
mại dâm cần được gỡ bỏ. Khi đó, việc hợp pháp hóa mại
dâm cũng giúp cho nhà nước quản lý tốt hơn, minh bạch
hơn và nhân văn hơn.
Bình đẳng giới
33
Đàn ông Việt Nam: bạo lực và ngoại tình?
Vũ Hồng Phong
Scott và Trương Thị Kim Chuyên (2007) đã nêu lên
rằng hình ảnh bạo lực của đàn ông người Kinh nổi lên rất
rõ trong các nghiên cứu xuất bản trong nước. Đó là người
đàn ông có gia đình, chịu ảnh hưởng của đạo đức Khổng
giáo: là người trụ cột trong gia đình, coi trọng dòng họ cha
và việc thờ cúng, coi trọng việc có con trai, cũng như coi
sử dụng bạo lực như một cách để thể hiện vai trò làm chủ
trong gia đình. Người đàn ông đó sẽ bị xem là kém cỏi, mất
mặt, hay mất danh dự nếu không phải hay không thể là trụ
cột gia đình, không coi trọng việc thờ tự và quan hệ dòng
họ, không có con trai, và không “biết” dạy vợ.
Các tác giả nước ngoài viết về nam tính ở Việt Nam,
như Helle Rydstrøm (2003, 2006) cũng theo lối phân tích kể
trên. Theo Helle thì việc đàn ông sử dụng bạo lực đối với vợ
của họ có liên quan đến quan niệm dân gian về “tính nóng”
và “tính lạnh”, những xúc cảm mà các cựu binh mang về từ
chiến trường, và các chuẩn mực đạo đức Khổng giáo. Helle
34
mô tả rằng tính cách của nam giới được cho là có thuộc
tính “nóng” một cách tự nhiên, còn của phụ nữ thì có tính
“lạnh”. Tính nóng ấy, nói cách khác, được cho là một phần
tự nhiên của nam tính. Nam giới thể hiện ‘tính nóng’ thông
qua việc sử dụng bạo lực trong việc dạy con (nhất là con trai)
và trong quan hệ với vợ, qua đó, thể hiện nam tính của họ.
Sự thể hiện “tính nóng” có thể trở nên bạo lực hơn khi nam
giới đã uống rượu, hoặc trải qua các cơn đau do chấn thương
thời chiến tranh tái phát. Phụ nữ có tính “lạnh” và bị canh
giữ bởi những chuẩn mực đạo đức Khổng giáo, cho nên họ
có xu hướng chấp nhận sự bạo lực của đàn ông.
Như vậy, Helle Rydstrøm và nhiều tác giả khác đã
cung cấp một quan điểm khá cứng nhắc về nam tính ở Việt
Nam. Có thể thấy rằng trong các nghiên cứu của họ thì
nam giới thường được mô tả là những người tạo ra vấn đề
cho phụ nữ và trẻ em chứ không phải là những người cũng
đang phải chịu đựng những vấn đề của riêng họ. Các nhà
nghiên cứu dường như phụ thuộc quá nhiều vào các quan
niệm Khổng giáo truyền thống để mô tả về nam tính và nữ
tính mà chưa tính đến tác động của những biến đổi kinh
tế, xã hội mạnh mẽ ở nông thôn Việt Nam trong những
thập kỷ gần đây đối với những hình mẫu nam tính và nữ
tính theo truyền thống Khổng giáo đó.
Khi trào lưu nghiên cứu về tính dục trở nên nở rộ
vào giữa những năm 1980s, thời điểm mà người ta tìm
thấy mối liên hệ giữa sự truyền nhiễm HIV và quan hệ
Bình đẳng giới
35
tình dục, thì người đàn ông ngoại tình bỗng trở thành đối
tượng giám sát của ngành y tế công cộng (Choi et al., 1994;
Mitsunaga et al., 2005). Ở Việt Nam, từ giữa những năm
1990 trở lại đây, do ảnh hưởng của trào lưu này, nhiều
nghiên cứu đã tập trung vào chủ đề quan hệ tình dục ngoài
hôn nhân của nam giới, và gần đây hơn, thì đã tập trung
vào quan hệ tình dục trước hôn nhân của nam giới. Hầu
hết các nghiên cứu này đều gắn hành vi quan hệ ngoài hôn
nhân với các nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình
dục, và việc làm lây lan các bệnh đó cho những người ‘bình
thường’ khác.
Một ví dụ tiêu biểu cho loại nghiên cứu này là công
trình của Phinney (2008). Khi nghiên cứu những biến đổi
về kinh tế, xã hội thời kỳ sau Đổi Mới ở Hà Nội, Phinney
nhận thấy rằng những biến đổi này, như là sự dư dả về tiền
mặt, sự bùng nổ của các dịch vụ giải trí, quảng cáo hướng
đến nam giới và nam tính, và sự sẵn có của các cơ hội ngoại
tình khác, đã góp phần hình thành và thúc đẩy sự ngoại
tình ở nam giới. Phinney đã rất giỏi trong việc vận dụng
những câu “tục ngữ mới” của người dân Hà Nội vào việc
mô tả hiện tượng ngoại tình. Ví dụ, câu “chán cơm, thèm
phở” được tác giả dùng ngay làm tiêu đề cho bài báo, đã tạo
được sự thú vị rất lớn cho người đọc. “Cơm” là từ lóng để
chỉ “người vợ”, còn “phở”, một thứ được cho là ngon hơn
cơm, thỉnh thoảng mới được ăn trong thời kỳ bao cấp, là
từ lóng để chỉ “người tình” thời nay.
36
Khi mô tả đô thị như là một nơi nam giới có thể dễ
dàng có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, Phinney cho
rằng điều này có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/
AIDS trong cộng đồng. Cuối bài viết tác giả khuyến nghị
rằng cần có biện pháp để nam giới Việt Nam sử dụng bao
cao su nhiều hơn, và cần phải có cách để cải thiện sự giao
tiếp giữa vợ chồng (hay là những người bạn tình) để có thể
phòng tránh sự lây lan của HIV tốt hơn.
Có vấn đề gì trong lập luận rằng ngoại tình đang có xu
hướng tăng lên và rằng ngoại tình có liên quan đến sự lây
lan HIV/AIDS như ta thấy trong nghiên cứu của Phinney
không? Hiện tại, không hề có bằng chứng chắc chắn nào
nói rằng ngoại tình đã tăng lên, hoặc là tình dục của những
người nam giới ngoại tình là không an toàn. Việc gắn ngoại
tình với HIV/AIDS có thể gây ra những hệ quả không
mong muốn khi mà sự kết hợp của diễn ngôn đạo đức (ví
dụ, người ngoại tình là “bạc bẽo”, “không biết giữ mình”,
“không chung thủy”) và diễn ngôn y tế công cộng (ví dụ
người ngoại tình “có nguy cơ nhiễm HIV cao”) sẽ chỉ làm
cho những người này che giấu hành vi của mình hơn để đối
phó lại sự kỳ thị chống lại họ.
Rõ ràng việc tập trung vào người đàn ông bạo lực và
người đàn ông ngoại tình mà các nghiên cứu về nam tính
ở Việt Nam trình bày trong bài viết chưa thể hiện được sự
đa dạng của các loại nam tính. Hơn nữa, việc một số học
giả cố gắng định nghĩa nhóm nam giới bạo lực hay ngoại
Bình đẳng giới
37
tình là các nhóm ‘có nguy cơ’ phản ánh sự vượt trội của
các chương trình nghiên cứu được tài trợ bởi các quỹ hay
các tổ chức có mục đích chính là nâng cao sự bình đẳng
giới cho phụ nữ, hay phòng chống sự lan truyền của HIV/
AIDS ở Việt Nam.
Theo mạch này, ngày càng nhiều ‘nhóm nguy cơ’ mới
sẽ được phát hiện. Ví dụ, gần đây đã có một số người nói
đến sự cần thiết phải nghiên cứu nguy cơ nhiễm HIV/
AIDS trong nhóm nam quan hệ tình dục cùng giới (MSM)
hoặc nam thành phố lao động tự do. Đặc điểm chung của
những người bị gán mác ‘có nguy cơ’ là họ là nhóm yếu thế
hơn, hay nói cách khác là cách làm đàn ông của họ không
được những nhóm khác có nhiều quyền lực hơn ủng hộ.
Những người càng yếu thế thì càng khó có khả năng kháng
cự lại cái nhãn ‘có nguy cơ’ mà người ta gán cho họ. Việc
này dẫn đến định kiến kỳ thị, tạo ra hình ảnh xấu xí của
người đàn ông Việt Nam. Hơn nữa, nó có thể dẫn đến tự
định kiến và gây ra những khó khăn cho việc tham gia của
đàn ông vào việc phòng chống HIV cũng như bình đẳng
giới thật sự.
38
Bình đẳng giới
Ai nhốt phụ nữ trong địa ngục gia đình?
Thu Hiền
Có những người phụ nữ không muốn ly dị dù bị đánh
đập, bạo dâm, và hạ nhục, thậm chí phải tự tử để giải thoát
mình. Tại sao họ lại cam tâm chịu đựng? Tại sao họ không
dám từ bỏ người chồng vũ phu, không yêu thương mình, để
thoát khỏi địa ngục trần gian, tìm một tương lại tốt đẹp hơn?
Tại sao họ bị nhốt trong nhà tù có tên là bạo lực gia đình?
Có nhiều lý do, nhưng đầu tiên đó là quan niệm về
gia đình, và vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Tam
tòng, tứ đức vẫn là những giá trị còn tồn tại dai dẳng trong
xã hội Việt Nam. Tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất gia tòng
phu, phu tử tòng tử) nói lên vai trò phụ thuộc, phục dịch
của người phụ nữ cho dòng họ nhà chồng. Chuẩn mực của
một người vợ tốt là tứ đức gồm công (khéo léo may vá, bếp
núc, chăm sóc chồng con), dung (biết chăm sóc thân thể của
mình để đẹp cho chồng), ngôn (ăn nói dịu dàng, mềm mỏng
đề vừa lòng chồng), hạnh (nết na, hiền thảo, kính trên nhường
dưới, chiều chồng thương con).
39
Chính quan niệm Nho giáo này đã đẩy người phụ nữ
vào thế bị động, như hạt mưa sa vào trong giếng nước, gặp
giếng trong thì hạnh phúc, gặp giếng đục thì tủi hờn. Vị thế
“yếu và phụ thuộc”, do quan niệm xã hội tạo ra, làm người
phụ nữ không dám phản kháng lại những bất công, bạo lực
đối với mình. Có người cũng muốn thoát ra, nhưng ngay lập
tức bị bủa vây bởi định kiến xã hội, cho rằng gia đình tan vỡ
là do người phụ nữ không biết nhường nhịn, “chín bỏ làm
mười”. Họ bị đổ lỗi là nguyên nhân thất bại trong việc giữ
lửa cho gia đình. Điều này một lần nữa đẩy người phụ nữ
quay lại với cuộc sống địa ngục có tên là bạo lực gia đình.
Có những người phụ nữ vượt qua được lễ giáo, và sẵn
sàng bỏ qua dư luận để giải thoát mình. Tuy nhiên, họ lại
bị ràng buộc bởi suy nghĩ “hy sinh đời mẹ vì hạnh phúc của
đời con”. Họ bị thuyết phục rằng ly dị có nghĩa là tạo ra
một gia đình tan vỡ, con sẽ phải sống với mẹ, hoặc với cha.
Một gia đình không “tròn trịa”, thiếu cha hoặc thiếu mẹ,
sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con cái. Chính vì vậy,
việc chạy trốn khỏi bạo lực gia đình bị xem như là hành vi
ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân, không quan tâm đến con
cái. Người mẹ nào cũng thương con, và vì con, họ lại chịu
đựng cuộc sống tủi nhục của mình.
Nhiều nghiên cứu khác nhau, ví dụ của Judith S.
Wallerstein, cho thấy ly hôn có tác động đến sự phát triển
của trẻ. Sự chia tay của cha mẹ, có thể để lại một vết sẹo
tiêu cực, làm cho trẻ khó khăn hơn trong quá trình trưởng
40
thành. Nhiều đứa trẻ khi lớn lên lo lắng về khả năng thiết
lập quan hệ yêu thương, hoặc cam kết lâu dài với người
khác. Đặc biệt, một số trẻ lớn lên tiếp nhận những hành
vi rủi ro cao, như ma túy, rượu và quan hệ tình dục không
an toàn.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu của Hội nhi khoa Hoa
Kỳ đã chỉ ra rằng, việc phát triển của trẻ phụ thuộc rất lớn
vào chất lượng quan hệ trong gia đình, giữa người lớn và
trẻ. Nếu quan hệ đó là yêu thương, chia sẻ, thì trẻ sẽ phát
triển tốt. Nếu là quan hệ bạo lực, lừa dối, hoặc bất bình
đẳng, thì sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của chúng.
Nói cách khác, những ảnh hưởng tiêu cực của việc ly dị
lên trẻ, có thể ít hơn rất nhiều so với những ảnh hưởng
của một môi trường gia đình đầy bạo lực. Đây cũng chính
là kết luận của nhiều nghiên cứu, trong đó có E. Mavis
Hetherington và John Kelly, cho rằng về ngắn hạn ly dị có
thể ảnh hưởng đến trẻ, nhưng về lâu dài hầu như không
có nhiều ảnh hưởng. Trong quá trình trưởng thành, trẻ sẽ
vượt qua những tác động của ly dị, và trở thành những
người vợ hoặc chồng có trách nhiệm với gia đình của mình.
Nếu coi hôn nhân là một hợp đồng dân sự, thì rõ
rằng những người phụ nữ này đã bị thiệt thòi khi phải
mang theo rất nhiều trách nhiệm. Họ phải phụng dưỡng
chồng, bố mẹ chồng, gia đình nhà chồng. Họ phải sinh con
đẻ cái, nối dõi tông đường cho nhà chồng. Họ phải tuân
thủ “thuần phong mỹ tục” và những lễ giáo của nhà chồng.
Bình đẳng giới
41
Sự bất công, dường như đã được định sẵn khi họ ký vào
tờ giấy kết hôn. Khi họ muốn từ bỏ sự bất công, thì xã hội
lại thuyết phục họ hy sinh mình vì cái gọi là “gia đình” hay
“tương lai con cái” để sống chung với bạo lực. Đây là lý do
làm nhiều người phụ nữ bị đánh đến tàn phế, hoặc bức tử
vì không còn lối thoát nào.
Ngày nay, có nhiều nỗ lực trong luật pháp và hoạt
động của các tổ chức phi chính phủ để đảm bảo quyền
bình đẳng của phụ nữ, như việc ban hành các luật Hôn
nhân gia đình, Luật bình đẳng giới, và Luật phòng chống
bạo lực gia đình. Tuy nhiên, các nỗ lực này chỉ có tác dụng
nếu nó thực sự coi gia đình là kết hợp dân sự bình đẳng, là
môi trường yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Nếu vẫn coi
gia đình là nơi duy trì nòi giống (cho dòng họ nhà chồng),
là tế bào của xã hội nên phải giữ gìn và “hoàn thiện”, nghĩa
là có một vợ, một chồng và các con, thì các nỗ lực này còn
lâu mới có kết quả.
Và cuối cùng, người phụ nữ là tự do và bình đẳng.
Họ lập gia đình để mưu cầu hạnh phúc. Nếu gia đình
không đảm bảo hạnh phúc cho họ, họ không nên khư khư
giữ nó, các đoàn thể và cơ quan hòa giải không nên ép họ
giữ nó. Đây là lý lẽ đơn giản để ly dị là một giải pháp, chứ
không phải là một điều tồi tệ cho những người phụ nữ bị
bạo hành.
42
Bình đẳng giới
Mại dâm như một chiến lược của phụ nữ?
Đặng Hoàng Giang
Sau khi đọc xong các bài và các ý kiến độc giả gần đây
trên Diễn Ngôn chung quanh chủ đề nên hay không nên
hợp pháp hoá mại dâm, tôi xin phép được tập hợp lại 11 lý
do phản đối việc hợp pháp hoá mại dâm, cũng như các suy
nghĩ của tôi vì sao những lý do này có vấn đề. Ngoài ra, tôi
xin nêu ra ba biện pháp để giảm thiểu mại dâm, cũng như
một gợi ý về mối liên quan giữa hôn nhân và mại dâm.
1. Người bán dâm không phải là tự nguyện, mà họ buộc phải
lựa chọn vì mưu sinh của mình
Ở đây chúng ta phải phân biệt giữa trường hợp người
bán dâm bị ép hay bị lừa vào làm công việc này, hay bị bộ
máy vận hành (ví dụ chủ nhà chứa) tước khả năng thoát
ra ngoài, và trường hợp người bán dâm tự chủ và đầy đủ ý
thức quyết định làm việc này, như một lựa chọn tốt nhất
cho cá nhân họ trong thời điểm đó. Ép, lừa, buôn người
cần phải bị đấu tranh triệt để, và kinh nghiệm của nhiều
nước chỉ ra rằng hợp pháp hoá mại dâm hữu hiệu hơn để
43
chống những vấn đề đó. Phi pháp hoá chỉ đẩy mại dâm vào
bàn tay của xã hội đen.
2. Hợp pháp hóa mại dâm cũng đồng nghĩa với việc hợp
pháp hóa ma cô, bảo kê và các đường dây cung cấp “hàng”
cho các nhà chứa
Không nhất thiết. Nhiều quốc gia đi theo mô hình
không hình sự hoá hành vi mua và bán dâm, nhưng cấm
các hành vi tổ chức xung quanh như dẫn khách, mở nhà
thổ v.v… với mục đích đánh vào những kẻ ăn bám trên
lưng người phụ nữ. Nói cách khác, ở đây làm “gái gọi” độc
lập thì hợp pháp, nhưng làm má mì thì không.
3. Mại dâm không phải là một ngành kinh tế đáng mong đợi
Vì sao ngành đánh bốc lại đáng mong đợi hơn? Ở đó
thiên hạ trả tiền xem hai người đánh nhau bật máu, gãy
răng. Đau đớn lắm.
4. Không thể tách rời giữa buôn nguời và mại dâm, chúng
liên quan rất mật thiết với nhau
Tách rời được. Mại dâm hay được chia ra làm ba loại:
Đứng đường, trong nhà chứa, và làm việc độc lập (call girl).
Ở các nước Tây Âu, mại dâm đứng đường là nguy hiểm
nhất cho người bán dâm vì nguy cơ gặp khách bạo lực, côn
đồ lớn hơn ở các dạng kia. Ở Việt Nam, các nhà chứa là nơi
tiềm ẩn nạn buôn người lớn nhất. Mô hình cấm nhà thổ
nói trên đánh vào vấn đề này, chuyển nhu cầu mua dâm
sang gặp phần cung khác.
5. Mại dâm đi liền với ma tuý
44
Ca sĩ và người mẫu cũng đi liền với hút, chích, lắc. Ta
cấm luôn cả hai nghề này cho tiện.
6. Mại dâm phá hoại phẩm giá của phụ nữ, không thể dùng
tiền để mua phụ nữ
Ta nên lập luôn một hội đồng xét duyệt các trường
hợp các cô gái trẻ cặp với đại gia. Các đại gia phải chứng
minh được là các chu cấp vật chất của mình là xuất phát
từ đáy lòng, chứ không phải để “mua” một cô gái trẻ. Và
cô gái cũng phải chứng minh là nếu không có chu cấp vật
chất thì tình cảm của mình với đại gia cũng không suy
chuyển. Một trong hai bên không chứng minh được thì đôi
đó phạm luật. Mà nghĩ cho kỹ thì nên xét duyệt tất cả các
hôn nhân và các quan hệ mà trong đó bên nữ đồng ý làm
tình với bên nam, không chỉ các cặp gái trẻ - đại gia.
7. Hợp pháp hoá mại dâm sẽ làm nó tăng trưởng hơn
Sai. Mại dâm có nhiều hơn ở các nước nghèo, nơi
nhiều phụ nữ chọn lựa chọn này. Nó không nhiều hơn ở
nước được hợp pháp hoá nếu so với những nước khác có
cùng mức sống.
8. Mua bán dâm phá hoại hạnh phúc gia đình
Vậy ta chỉ cho những người chưa có gia đình, những
người goá bụa và ly dị mua dâm? Người bán dâm mà tiếp
người đã kết hôn thì sẽ bị phạt nặng? Mức phạt sẽ do các
bà vợ đặt ra? Ta có nên cung cấp cho người bán dâm danh
sách đàn ông đã kết hôn ở địa phương, cập nhật hàng
tháng, để họ biết mà tránh?
Bình đẳng giới
45
9. Mại dâm là một việc vô đạo đức. Tình dục chỉ nên xảy
ra giữa những người yêu nhau. Mại dâm làm mất đi cái
thiêng liêng của tình dục.
Vậy ta cấm luôn các gia đình hay các đôi nam nữ vẫn
sinh hoạt tình dục với nhau trong khi không còn yêu nhau
nữa? Bởi vì không còn yêu nhau nữa mà vẫn làm tình với
nhau thì còn gì là thiêng liêng? Tiện thể cấm luôn cả thủ
dâm, vì thủ dâm thì thiêng liêng với ai?
10. Tôi không muốn Việt Nam nổi tiếng vì công nghệ tình
dục.
Hà Lan nổi tiếng vì công nghiệp tình dục, 5% tổng
thu nhập quốc dân của họ tới từ ngành công nghiệp này.
May quá, chúng ta không phải là người Hà Lan.
11. Người Việt Nam vốn đã lười, hợp pháp hoá mại dâm thì
các cô gái sẽ làm gì?
Hoá ra các cô gái Việt Nam vốn lười biếng, chỉ chăm
chăm đi vào con đường mại dâm. Lại may quá, ta có pháp
luật ngăn lại!
Vậy khi quy kết mại dâm là tội phạm không phải là
biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu nó thì có cách nào khác
không? Theo các nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội, có ba nỗ
lực chúng ta có thể làm để giảm thiểu mại dâm:
Tăng thu nhập của phụ nữ ở những ngành khác:
Khi cơ hội thu nhập cao ở những lĩnh vực khác nhiều
lên, sẽ ít phụ nữ chọn mại dâm là công việc để nuôi sống
bản thân và gia đình. Các khảo sát chỉ ra rằng ở Tây Âu tỉ
46
lệ người bán dâm hồi đầu thế kỷ 20 cao hơn bây giờ rất
nhiều. Hiện nay, người bán dâm ở những quốc gia này chủ
yếu là người nhập cư, những người có cơ hội hạn chế hơn
ở các lĩnh vực khác.
Tăng thu nhập của đàn ông: Các nghiên cứu cũng
chỉ ra đàn ông thu nhập thấp mua dâm nhiều hơn. Lý do
là đàn ông thu nhập cao có nhiều điều kiện để có bạn gái
hoặc lập gia đình hơn. Một nghiên cứu ở Scotland năm
2008 cho thấy 52% người mua dâm thuộc nhóm thu nhập
thấp nhất.
Tăng cơ hội có tình dục trước hôn nhân: Trước cách
mạng tình dục ở phương Tây, 80% đàn ông có quan hệ
tình dục đầu tiên với gái mại dâm, bởi vì đó là cách duy
nhất họ đến với trải nghiệm tình dục. Hiện nay, con số này
là dưới 20%. Ở Việt Nam, tình dục trước hôn nhân sẽ là
yếu tố quan trọng giảm thiểu nhu cầu mua dâm.
Cuối cùng, mại dâm và hôn nhân liên quan tới nhau
như thế nào? Nhiều hơn bạn tưởng. Chủ đề dài và phức
tạp, tôi chỉ muốn lưu ý là nếu các bạn google “Marriage is
a form of prostitution” (“Hôn nhân là một hình thức mại
dâm”), các bạn sẽ có 33.300.000 kết quả trong vòng 0.35
giây. Các bạn có thể bắt đầu bằng nghiên cứu “A Theory
of Prostitution” (“Một lý thuyết về mại dâm”) năm 2001
của hai giáo sư Lena Edlund và Evelyn Korn của trường
Đại học Columbia, Mỹ. Phần tóm tắt của nghiên cứu có
đoạn này: “Một phụ nữ chỉ có thể là vợ hay là người bán
Bình đẳng giới
47
dâm, nhưng không thể là cả hai. Nếu hôn nhân là một
nguồn thu nhập cho phụ nữ thì công việc mại dâm cần
phải được trả giá xứng đáng cho chi phí cơ hội mà cô ấy bị
mất trên thị trường hôn nhân… Nhìn nhận mại dâm như
một chiến lược của phụ nữ sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về
quá trình tiến hoá của hôn nhân.”
48
Bình đẳng giới
Hợp pháp hóa mại dâm việc sai không được làm
Lệ Quyên
Hoạt động mua bán mại dâm tưởng là bình đẳng,
nhưng thật ra là một việc làm phi đạo đức và không công
bằng. Hai cơ thể con người, sinh ra tự do và bình đẳng,
thì phải được đối xử công bằng như nhau. Trong mại dâm,
một người phải đưa thân xác ra mua vui cho một người; cơ
thể người mua dâm có được khoái cảm và thỏa mãn dục
vọng; cơ thể người bán dâm không có khoái cảm, thậm
chí đau đớn. Việc “tự nguyện” tham gia hợp đồng mua bán
dâm chỉ đúng với người mua dâm vì họ chủ động đi thỏa
mãn nhu cầu và sẵn sàng trả tiền. Còn với người bán dâm
không phải là tự nguyện, mà họ buộc phải lựa chọn vì cuộc
mưu sinh của mình. Hoạt động mua bán dâm thể hiện sự
bất bình đẳng giữa hai con người.
Hợp pháp hóa mại dâm cũng đồng nghĩa với việc hợp
pháp hóa các đường dây cung cấp “hàng mới” cho các nhà
chứa. Điều này cũng có nghĩa là toàn bộ hệ thống buôn
người, ma cô, bảo kê sẽ được huy động để săn lùng phụ
49
nữ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra trẻ em gái và phụ nữ ở các gia
đình nghèo, khó khăn, và thiếu thông tin là các nạn nhân
đầu tiên của các băng đảng. Chúng nhắm đến những gia
đình yếu thế, dễ bị dụ dỗ để “tuyển dụng”, mà thực chất
là ép buộc hoặc lừa đảo. Khi đã tham gia, toàn bộ hệ thống
bảo kê, tội phạm, ma cô và quản lý sẽ ép buộc họ làm việc
như nô lệ tình dục trong các nhà thổ. Theo UNICEF, hàng
năm có hàng triệu phụ nữ bị buôn bán và ép buộc gia nhập
ngành công nghiệp mại dâm, và khoảng 30% trong số họ
là trẻ vị thành niên, thậm chí dưới 13 tuổi.
Nhiều người cho rằng vấn đề buôn bán người không
liên quan đến vấn đề mại dâm. Nhiều chính phủ còn đề
nghị phải phân nhóm những người bị buôn bán thành hai
loại, một loại bị ép buộc và một loại đồng thuận. Họ còn
đề nghị nạn nhân bị buôn bán phải tự đưa ra bằng chứng
bị ép buộc của mình nếu muốn được coi là nạn nhân. Các
quốc gia ủng hộ việc tách biệt này chủ yếu là những nước
đã hợp pháp hóa mại dâm, hoặc có ngành công nghiệp du
lịch tình dục phát triển.
Tuy nhiên, không thể tách rời giữa tình trạng buôn
nguời và mại dâm vì hai vấn đề này liên quan rất mật thiết
với nhau, như cung (buôn bán người) và cầu (mại dâm).
Kể cả những người phụ nữ được coi là “đồng thuận” tham
gia, thực chất vẫn là bị ép buộc. Họ thường là những người
yếu thế, nghèo, không còn lựa chọn nào khác, do hoàn
cảnh họ phải đồng thuận. Bên cạnh đó, nhiều người bị