Tải bản đầy đủ (.ppt) (64 trang)

Tài liệu trình chiếu chủ đề kĩ năng sống và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 64 trang )

GDVT–Swisscontact

KỸ NĂNG SỐNG


Kỹ năng sống
GDVT–Swisscontact

Định nghĩa kỹ năng sống
Đây là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp
cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ
sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự
xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống
lành mạnh và có hiệu quả. Từ kỹ năng sống có thể thể hiện
thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ
tác động đến hành động của những người khác cũng như
dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung
quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
(UNICEF)


Kỹ năng sống
GDVT–Swisscontact

Khái niệm
 Kỹ năng: được hình thành và củng cố qua quá

trình thực hành và trải nghiệm của bản thân.
 Kỹ năng sống: nói về những vấn đề trong cuộc

sống, hướng đến cuộc sống an toàn khỏe mạnh


và nâng cao chất lượng cuộc sống: vì thế kỹ
năng sống không chỉ giới hạn trong phạm vi
trường học.


Kỹ năng sống
GDVT–Swisscontact

Khái niệm (tiếp)
 Giáo dục kỹ năng sống: Không phải là đưa ra

những lời giải đơn giản cho những câu hỏi đơn
giản. Giáo dục kỹ năng sống là hướng đến thay
đổi hành vi.


Kỹ năng sống
GDVT–Swisscontact

Lợi ích của việc vận dụng tốt kỹ năng sống
Mục tiêu chính của đào tạo nghề là dạy cho
người ta những kỹ năng cần thiết để thực hiện
các công việc/ nhiệm vụ chuyên môn. Nhưng
các “kỹ năng sống” lại rất cần thiết cho sự thành
công trong công việc. Các kỹ năng sống chính là
sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết
cho một cá nhân có thể hoạt động một cách độc
lập, giúp họ tránh được những khó khăn trong
quá trình làm việc.



Kỹ năng sống
GDVT–Swisscontact

Phân loại kỹ năng sống
 Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột,

quan hệ với bạn bè, quan hệ với đồng nghiệp, kỹ năng
giải trí
 Các kỹ năng tại nơi làm việc: quản lý thời gian, ăn mặc,

ứng xử phù hợp tại nơi làm việc v.v.
 Kỹ năng ra quyết định
 Quản lý tài chính cá nhân
 Giao thông đi lại
 Sức khoẻ
 Trách nhiệm với gia đình


GDVT–Swisscontact

KỸ NĂNG GIAO TIẾP
TẠI NƠI LÀM VIỆC


GDVT–Swisscontact

GIAO TIẾP BẰNG LỜI
VÀ KHÔNG LỜI



GDVT–Swisscontact

Mục
Mục tiêu
tiêu

Giao tiếp tại nơi làm việc Giao tiếp bằng lời và không lời

Sử dụng những cử chỉ, lời nói đẹp và
cách nói phù hợp trong đàm thoại tại
nơi làm việc.


GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Giao tiếp bằng lời và không lời

Giao tiếp bằng lời
 Sử dụng ngôn từ đơn giản
 Nói và sử dụng những từ mà

người bạn yêu cầu giúp đỡ mong
muốn được nghe

 Tránh sử dụng các từ phản đối
 Nói các thông tin chính xác và

đầy đủ. Không nói nửa chừng.



GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Giao tiếp bằng lời và không lời

Giao tiếp bằng lời (tiếp)
 Chỉ nói những vấn đề có liên quan.
 Tỏ thái độ ân cần, quan tâm đến người nghe
 Chú ý đến âm điệu, điểm nhấn và âm lượng

của giọng nói.
 Diễn đạt trôi chảy, lưu loát.


Giao tiếp tại nơi làm việc Giao tiếp bằng lời và không lời

GDVT–Swisscontact

Ngôn ngữ cử chỉ
 ÁNH

MẮT – Luôn hướng về người đang đối thoại.

 THÁI

ĐỘ - Không nên tỏ ra bồn chồn, không đu
đưa người, nghịch tóc hoặc quần áo.

 KHOẢNG
 TƯ


CÁCH - Thích hợp nhất là từ 60-90cm.

THẾ - Ngồi thẳng lưng, thậm chí hơi nghiêng
về phía người nói để người đối thoại biết rằng bạn
rất thích thú .


GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Giao tiếp bằng lời và không lời

Ngôn ngữ cử chỉ (tiếp)
 ĐIỆU BỘ, ĐỘNG TÁC, CỬ CHỈ - Có thể sử

dụng các điệu bộ, cử chỉ để biểu đạt thêm cho
phần nội dung cuộc nói chuyện, song nên nhớ
rằng bạn không phải là một nhạc trưởng.
 NÉT MẶT – Nét mặt biểu đạt cảm xúc

tùy theo nội dung cuộc nói chuyện.


GDVT–Swisscontact

KỸ NĂNG LẮNG NGHE


GDVT–Swisscontact


Mục
Mục tiêu
tiêu

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe người đối thoại một cách
tích cực nhằm giao tiếp có hiệu quả.


GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

Khái niệm nghe
Nghe là hiện tượng tự nhiên khi cơ quan thính
giác của một người phản xạ lại bất kỳ một âm
thanh nào mà nó bắt gặp được.


GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

Khái niệm lắng nghe
Lắng nghe là chú ý những âm thanh lọt vào tai,
là sự cảm nhận qua quan sát, đồng cảm.


Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe


GDVT–Swisscontact

Vì sao phải lắng nghe?
 Để thu thập thông tin
 Để hiểu rõ đối tượng
 Để thu hút đối tượng vào

cuộc trao đổi


Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

GDVT–Swisscontact

Cần lắng nghe những gì?
 Lắng nghe nội dung, cách nói.
 Lắng nghe, chia sẻ tâm trạng, thái độ của đối

tượng.

 Lắng nghe sự phản hồi của đối tượng.


GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe như thế nào?
 Bằng tai

 Bằng ánh mắt
 Bằng nét mặt, nụ cười
 Bằng cách ngồi
 Bằng cách đặt câu hỏi để có

thêm thông tin và lắng nghe câu
trả lời


GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe như thế nào? (tiếp)
 Tỏ ra quan tâm, hứng thú, đồng cảm với

những điều đối tượng nói
 Không tranh luận, có định kiến
 Không tỏ ra sốt ruột, chán nản


GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe như thế nào? (tiếp)


Ngừng làm việc




Ngừng xem TV



Ngừng đọc



Nhìn vào người nói



Giữ khoảng cách phù hợp giữa hai người



Đừng quay sang hướng khác khi người nói đang nói



Tư thế ngồi ngay ngắn


GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe như thế nào? (tiếp)

 Hãy gật đầu và nói “vâng, vâng”, “tôi hiểu” … để cho người

đối thoại biết rằng bạn đang thực sự lắng nghe và hiểu
những gì họ nói .

 Nếu bạn không hiểu, hãy nói cho họ biết, đừng giả vờ lắng

nghe!

 Nhắc lại các cụm từ mang thông tin chính là để nắm rõ hơn

những gì người đối thoại đang nói.

 Đừng ngắt lời người đang nói.


GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

5 quy tắc cần luyện tập để lắng nghe tốt
1. Tập trung vào những ý chính người nói đang

trình bày, không để suy nghĩ bị phân tán bởi
những chi tiết phụ.

2. Lắng nghe, suy nghĩ và phân tích những sự kiện

để có thể đoán trước được những ý của người
nói sắp trình bày.


3. Phân biệt rõ những sự kiện và cảm xúc của

người nói đang diễn đạt có ăn khớp với nhau
không.


GDVT–Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

5 quy tắc cần luyện tập để lắng nghe tốt (tiếp)
4. Đánh giá toàn bộ vấn đề (sự kiện nêu ra có

hợp lý không? Có sức thuyết phục không?
5. Vừa lắng nghe, vừa nhìn thẳng vào người đối

diện, đồng thời bày tỏ những cảm xúc, suy
nghĩ của bạn với vấn đề đang trình bày.

Chúc bạn thành công!


×