Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phân tích kết quả kinh doanh của công ty dược phẩm hùng hiếu năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 89 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN HÙNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY DƢỢC PHẨM HÙNG HIẾU
NĂM 2014

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2015


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN HÙNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY DƢỢC PHẨM HÙNG HIẾU
NĂM 2014

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ: CK.60 72 04 12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS.Nguyễn Thanh Bình

HÀ NỘI - 2015



LỜI CẢM ƠN

Sau thời điểm hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc và
lời cảm ơn chân thành nhất tới GS.TS.Nguyễn Thanh Bình và các thầy, cô
Trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội, đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài .
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Bộ
môn và các thầy cô giáo đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc Công ty TNHH MTV
Dƣợc phẩm Hùng Hiếu đã cung cấp các số liệu thông tin quý giá để giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Bình Dƣơng, tháng 06 năm 2015.
Học viên

Nguyễn Văn Hùng


MỤC LỤC
TRANG BÌA CHÍNH
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
1.1. Tổng quan ngành dƣợc phẩm ..................................................................... 3
1.2. Sơ lƣợc ngành dƣợc Việt Nam................................................................... 5
1.3. Khái quát về công ty TNHH MTV Dƣợc phẩm Hùng Hiếu.................... 13
1.4. Các chỉ số đánh giá hoạt động doanh nghiệp........................................... 17
1.5. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp .............................................................................................................. 19
Chƣơng 2.ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 22
......................................................................................................................................... 22

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
2.3. Biến số nghiên cứu ................................................................................... 24
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả....................................... 30
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 31
3.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Dƣợc phẩm
Hùng Hiếu năm 2014 ...................................................................................... 31


3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ............................................................... 43
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................................. 52
4.1. Bàn luận về kết quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Hùng Hiếu năm
2014 ................................................................................................................. 52
4.2. Bàn luận về những thuận lợi, khó khăn ................................................... 53
4.3. Bàn luận về các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty ............................................................................................................. 55
4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty . 57
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1,2,3



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ETC (Ethical drugs = prescription drugs) Thuốc bán theo đơn bác sĩ
GDP (Good Distribution Practices) Thực hành tốt phân phối thuốc
GPP (Good Pharmacy Practices) Thực hành tốt nhà thuốc
HTK Hàng tồn kho
IMS (Intercontinental Medical Statistics) Các số liệu thống kê của tổ chức
nghiên cứu về dƣợc và sức khỏe toàn thế giới
MTV Một thành viên
OTC (Over the Counter drug) Thuốc bán không cần đơn bác sĩ
QLDN Quản lý doanh nghiệp
ROA (Return on Assets) Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
ROE (Return On Equity) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận
trên vốn
ROS (Return on sales) Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
TSCĐ Tài sản cố định
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TSLN Tỷ suất lợi nhuận
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
USD (United States dollar) Đô la Mỹ
VNĐ Đồng Việt Nam
VLĐ Vốn lƣu động
WHO (World Health Organisation) Tổ chức y tế thế giới
WTO (World Trade Organisation) Tổ chức thƣơng mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số liệu thống kê giá trị sản xuất, nhập khẩu thuốc qua các năm từ
2005-2010 (nguồn Cục Quản lý Dƣợc – Bộ Y tế) ............................................ 7

Bảng 1.2. Trình độ chuyên môn của công ty năm 2014 ................................. 16
Bảng 3.1. Tổng hợp doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng năm 2014 (ĐVT:
Triệu VNĐ) ..................................................................................................... 31
Bảng 3.2. Doanh số bán theo tỷ lệ bán buôn, bán lẻ năm 2014 (ĐVT: Triệu
VNĐ) ............................................................................................................... 33
Biểu đồ 3.2. Doanh số bán theo tỷ lệ bán buôn, bán lẻ năm 2014 .................. 34
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp các loại chi phí năm 2014 (ĐVT: Triệu VNĐ) ...... 35
Biểu đồ 3.3. Bảng tổng hợp các loại chi phí năm 2014 .................................. 35
Bảng 3.4. Bảng phân tích cơ cấu lợi nhuận của công ty năm 2014 (ĐVT:
Triệu VNĐ) ..................................................................................................... 37
Bảng 3.5. Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2014 (Đơn vị tính:
Triệu VNĐ) ..................................................................................................... 38
Bảng 3.6. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn năm 2014 (Đơn vị tính:
Triệu VNĐ) ..................................................................................................... 39
Bảng 3.7. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của công ty năm 2014 (Đơn vị
tính: Triệu VNĐ) ............................................................................................. 39
Bảng 3.8. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lƣu động của công ty năm 2014 (Đơn vị
tính: Triệu VNĐ) ............................................................................................. 40
Bảng 3.9. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty năm 2014 (Đơn vị
tính: Triệu VNĐ) ............................................................................................. 40
Bảng 3.10. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) năm 2014 (Đơn vị
tính: Triệu VNĐ) ............................................................................................. 41


Bảng 3.11. Bảng phân tích chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
(ROE) của công ty năm 2014 (Đơn vị tính: Triệu VNĐ) ............................... 41
Bảng 3.12. Bảng phân tích chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
của công ty năm 2014 (Đơn vị tính: Triệu VNĐ) ........................................... 42
Bảng 3.13. Bảng phân tích chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng chi phí của
công ty năm 2014 (Đơn vị tính: Triệu VNĐ) ................................................. 43

Bảng 3.15. Tổng hợp các nguồn vốn của công ty năm 2014 (Đơn vị tính:
Triệu VNĐ) ..................................................................................................... 44
Bảng 3.16. Tổng hợp phân tích vốn lƣu động thƣờng xuyên của công ty năm
2014 (Đơn vị tính: Triệu VNĐ) ...................................................................... 45
Bảng 3.17. Bảng tổng hợp phân tích nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên của
công ty năm 2014 (Đơn vị tính: Triệu VNĐ) ................................................. 46
Bảng 3.18. Tổng hợp phân tích biến động tài sản công ty năm 2014 (Đơn vị
tính: Triệu VNĐ) ............................................................................................. 46
Bảng 3.19. Tổng hợp phân tích biến động các dòng tiền của công ty năm 2014
(Đơn vị tính: Triệu VNĐ) ............................................................................... 47
Bảng 3.20. Bảng tổng hợp phân tích chỉ số luân chuyển hàng tồn kho .......... 48
Bảng 3.21. Bảng tổng hợp phân tích chỉ số luân chuyển vốn lƣu động của
công ty năm 2014 (Đơn vị tính: Triệu VNĐ) ................................................. 49
Bảng 3.22. Chỉ số luân chuyển nợ phải thu của công ty năm 2014 (Đơn vị
tính: Triệu VNĐ) ............................................................................................. 49
Bảng 3.23. Luân chuyển tài sản cố định của công ty năm 2014 (Đơn vị tính:
Triệu VNĐ) ..................................................................................................... 50
Bảng 3.24. Bảng tổng hợp phân tích chỉ số luân chuyển tổng tài sản của công
ty năm 2014 (Đơn vị tính: Triệu VNĐ) .......................................................... 50


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Top 20 nhóm thuốc đƣợc sử dụng nhiều nhất vào năm 2016 ............ 4
Hình 1.2. Tăng trƣởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam và mức chi tiêu
bình quân đầu ngƣời cho dƣợc phẩm ....................................................................6
Hình 1.3. Chuỗi giá trị ngành công nghiệp Dƣợc Việt Nam ................................8
Hình 1.4. Mạng lƣới phân phối thuốc tại Việt Nam ...........................................10
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Dƣợc phẩm Hùng Hiếu ...............15
Hình 1.6. Trình độ chuyên môn của công ty năm 2014......................................17
Hình 3.1. Tổng hợp doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng năm 2014................32

Hình 3.2. Doanh số bán theo tỷ lệ bán buôn, bán lẻ năm 2014 ..........................34
Hình 3.3. Bảng tổng hợp các loại chi phí năm 2014...........................................35


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thƣơng mại - Bộ Công
thƣơng, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 6/2014, Việt Nam đã nhập khẩu
963,3 triệu đô la Mỹ hàng dƣợc phẩm, tăng 8,27% so với cùng kỳ 2013.
Nhập khẩu chiếm hơn 70% giá trị của thị trƣờng dƣợc, và chiếm hầu nhƣ
toàn bộ sản phẩm dƣợc công nghệ cao tại Việt Nam. Theo Business
Monitor International, Việt Nam đứng thứ 13/175 nƣớc và lãnh thổ về tốc
độ tăng trƣởng mức chi tiêu cho dƣợc phẩm.
Thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam có mức tăng trƣởng cao nhất Đông
Nam Á, khoảng 16% hàng năm. Năm 2013 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 3,3
tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020. Cơ cấu thị
trƣờng thuốc chủ yếu là thuốc generic chiếm 51,2% trong năm 2012 và biệt
dƣợc là 22,3%. Kênh phân phối chính là hệ thống các bệnh viện dƣới hình
thức thuốc đƣợc kê đơn (ETC) chiếm trên 70%, còn lại đƣợc bán lẻ ở hệ
thống các quầy thuốc (OTC). Tiêu thụ các loại thuốc tại Việt Nam hiện nay
cũng đang trong xu hƣớng chung của các nƣớc đang phát triển, đó là điều
trị các bệnh liên quan đến chuyển hóa và dinh dƣỡng chiếm tỷ trọng nhiều
nhất (20%).
Thị trƣờng Dƣợc phẩm Việt Nam trong những năm gần đây đã liên
tục tăng trƣởng và thực sự sôi động bởi sự tham gia của các công ty hàng
đầu thế giới, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh Dƣợc phẩm có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam và các công ty
Dƣợc phẩm trong nƣớc. Tồn tại đƣợc trong thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt
này, các công ty cần đề ra các chiến lƣợc kinh doanh bài bản, thích ứng với
môi trƣờng kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Để làm đƣợc điều
đó, trƣớc hết các doanh nghiệp cần tiến hành phân tích kết quả kinh doanh

1


định kỳ, kiểm tra tình hình nội lực của công ty, kịp thời chấn chỉnh những
yếu kém, phát huy những mặt mạnh, đồng thời đánh giá các mục tiêu đạt
đến đâu, tồn tại, hạn chế gì để tìm hƣớng khắc phục. Giúp nhà quản trị chỉ
đạo những hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tƣơng lai, khắc phục kịp
thời các diễn biến bất hợp lý.
Tuy nhiên, ngành phân phối dƣợc đƣợc đánh giá là khép kín với các
nhóm lợi ích chằng chịt, khó kiểm soát. Lợi nhuận hàng trăm phần trăm
khiến ngành này trở nên hấp dẫn. Cũng bởi thế mà cạnh tranh trong lĩnh
vực kinh doanh dƣợc phẩm đã trở nên vô cùng khốc liệt.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động của Công ty TNHH
MTV Dƣợc phẩm Hùng Hiếu, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty
trong năm 2014, đánh giá những gì đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc, cũng
nhƣ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động, từ đó đề xuất
những chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh mới, hy vọng góp phần nhỏ bé giúp
công ty ngày càng đứng vững và lớn mạnh trong tƣơng lai, chúng tôi tiến
hành đề tài “Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty Dƣợc phẩm
Hùng Hiếu năm 2014”.
Đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu sau:
1. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Dƣợc
phẩm Hùng Hiếu trong năm 2014.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH MTV Dƣợc
phẩm Hùng Hiếu trong năm 2014.
3. Đƣa ra một số giải pháp, đề xuất cho hoạt động kinh doanh của
Công ty tốt hơn trong giai đoạn tới.

2



Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan ngành dƣợc phẩm
1.1.1. Ngành dƣợc thế giới
Có sự phân hóa lớn giữa nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển
- Mỹ, Nhật Bản và Canada là 3 quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lớn
nhất trên thế giới, khoảng 800 USD/ngƣời/năm.
- Tăng trƣởng tiền sử dụng thuốc của các quốc gia phát triển đang có
xu hƣớng chậm lại, bình quân 1% - 4%/năm.
- Thuốc điều trị ung thƣ, tiểu đƣờng, hô hấp, béo phì, hệ miễn dịch…
sẽ là trọng điểm sản xuất từ nay đến 2016.
- Nhóm 20 tập đoàn dƣợc phẩm lớn chiếm 59% tổng tiền tiêu thụ
thuốc toàn cầu vào năm 2016.
- Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm 17 nƣớc có ngành công nghiệp
dƣợc đang phát triển (pharmerging countries), dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn
Độ, Nga và Brazil. Tốc độ tăng trƣởng bình quân của nhóm này từ 11% 14%/năm.
- Thuốc generic vẫn là sự lựa chọn tối ƣu cho các nƣớc đang phát
triển, tuy nhiên, trong dài hạn, nhóm thuốc này chỉ có thể chiếm tỷ trọng
bình quân 10% tổng tiền sử dụng thuốc toàn cầu.
- Trung Quốc và Ấn Độ trở thành hai quốc gia sản xuất nguyên liệu
và thuốc thành phầm lớn nhất thế giới. [17]
1.1.2. Ngành dƣợc Việt Nam
Tiềm năng tăng trƣởng lớn, nhiều cơ hội đầu tƣ hấp dẫn
- Tổng tiền thuốc chi tiêu bình quân đầu ngƣời tại Việt Nam năm
2013 đạt 33 USD/ngƣời.

3


- Việt Nam chỉ mới đạt trình độ sản xuất đƣợc thuốc thành phẩm từ

nguyên liệu nhập khẩu, chƣa tự sản xuất đƣợc nguyên liệu hóa dƣợc và
chƣa tự phát minh đƣợc thuốc.
-

Tốc độ tăng trƣởng của ngành giai đoạn 2008 – 2012 đạt

23%/năm, giai đoạn 2013 – 2018 đạt 17.5%/năm.
- Hơn 51% nguyên liệu sản xuất thuốc tại Việt Nam đang đƣợc nhập
khẩu từ Trung Quốc, 18% nhập từ Ấn Độ.
- Chƣa đƣợc quy hoạch bài bản, chỉ tập trung vào các dòng phổ
thông, bỏ ngõ phân khúc đặc trị cho nƣớc ngoài.
- Chính sách quản lý đang đƣợc điều chỉnh theo hƣớng phù hợp
nhằm thúc đẩy ngành dƣợc nội địa phát triển.
- Đang có xu hƣớng nâng cấp nhà máy sản xuất lên các tiêu chuẩn
quốc tế nhƣ PIC/S - GMP, EU – GMP để sản xuất thuốc generic chất lƣợng
cao nhằm tăng khả năng trúng thầu kênh ETC và khai thông thị trƣờng xuất
khẩu.
- Gia công thuốc và sản xuất nhƣợng quyền là con đƣờng ngắn và
hiệu quả nhất để học hỏi và theo kịp trình độ phát triển của ngành dƣợc thế
giới.

Hình 1.1. Top 20 nhóm thuốc đƣợc sử dụng nhiều nhất vào năm 2016 [17]
4


1.2. Sơ lƣợc ngành dƣợc Việt Nam
1.2.1. Mức độ phát triển công nghiệp dƣợc Việt Nam
Theo phân loại và xếp hạng cho ngành công nghiệp dƣợc: Tổ chức
Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) chia công nghiệp dƣợc
theo 5 mức phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghị Thƣơng

mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) xác định mức độ phát triển
công nghiệp dƣợc của các quốc gia theo 4 cấp độ:
* Cấp độ 1: Nƣớc đó hoàn toàn phải nhập khẩu thuốc.
* Cấp độ 2: Sản xuất đƣợc một số thuốc generic; đa số thuốc phải
nhập khẩu.
* Cấp độ 3: Có công nghiệp dƣợc nội địa; có sản xuất thuốc
generic; xuất khẩu đƣợc một số dƣợc phẩm.
* Cấp độ 4: Sản xuất đƣợc nguyên liệu và phát minh thuốc mới.
Theo cách đánh giá này, hiện nay công nghiệp dƣợc Việt Nam đang ở
gần cấp độ 3 theo thang phân loại của WHO. Còn nếu theo thang phân loại
5 mức phát triển của UNIDO thì công nghiệp dƣợc của Việt Nam mới chỉ ở
mức 3, nghĩa là “công nghiệp dƣợc nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ
nguyên liệu nhập”.
Ngành công nghiệp hóa dƣợc của Việt Nam vẫn chƣa phát triển do
thiếu sự đồng bộ trong quy hoạch, chính sách, công nghiệp phụ trợ… Vì
vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có một nhà máy sản
xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp của Mekophar, sản lƣợng thiết
kế khoảng 200 tấn Amoxicillin và 100 tấn Ampicillin mỗi năm, và chủ yếu
chỉ đủ phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp trƣớc áp lực cạnh tranh từ
nguyên liệu giá rẻ của Trung Quốc và Ấn Độ.
Tổng hợp số liệu thống kê cho thấy mức chi tiêu một số chỉ tiêu tăng
trƣởng trọng yếu trong giai đoạn 2014 – 2028 nhƣ sau:
5


- Tăng trƣởng dân số Việt Nam: Bình quân 2%/năm và vƣợt mốc 120
triệu ngƣời vào năm 2028.
- Tăng trƣởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam: Bình quân
17%/năm (bao gồm hai yếu tố cốt lõi là nhu cầu và mức tăng giá thuốc bình
quân 8,6% mỗi năm).

- Tăng trƣởng tổng tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam: 14,3%.

Hình 1.2. Tăng trƣởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam và mức
chi tiêu bình quân đầu ngƣời cho dƣợc phẩm [17]
- Số liệu từ Cục Quản lý Dƣợc – Bộ Y tế đã thống kê sản xuất, nhập
khẩu thuốc qua các năm từ 2005-2010 cho thấy:

6


Bảng 1.1. Số liệu thống kê giá trị sản xuất, nhập khẩu thuốc qua
các năm từ 2005-2010
Tổng trị giá tiền

Trị giá SX

Trị giá thuốc

Bình quân tiền

thuốc sử dụng

trong nƣớc

nhập khẩu*

thuốc đầu ngƣời

(1.000USD)


(1.000USD)

(1.000USD)

(USD)

2005

817.396

395.157

650.180

9,85

2006

956.353

475.403

710.000

11,23

2007

1.136.353


600.630

810.711

13,39

2008

1.425.657

715.435

923.288

16,45

2009

1.696.135

831.205

1.170.828

19,77

2010

1.913.661


919.039

1.252.572

22,25

Năm

(nguồn Cục Quản lý Dƣợc – Bộ Y tế)
Từ bảng 1.1 trên, sau khi so sánh trị giá thuốc sản xuất trong nƣớc
giữa các năm, cho thấy:
- Năm 2006 đạt 475,403 triệu USD tăng 20% so với năm 2005
- Năm 2007 đạt 600,63 triệu USD tăng 26,34% so với năm 2006.
- Năm 2008, trị giá thuốc sản xuất trong nƣớc đạt 715,435 triệu
USD, tăng 19,11% so với năm 2007, đáp ứng 50,18% nhu cầu thuốc sử
dụng.
- Năm 2009 trị giá thuốc sản xuất trong nƣớc đạt 831,205 triệu USD,
tăng 16,18% so với năm 2008, đáp ứng đƣợc 49,01% nhu cầu sử dụng
thuốc.
Năm 2010, giá trị thuốc sản xuất trong nƣớc đạt khoảng 919,04 triệu
USD, tăng 10,57% so với năm 2009, đáp ứng đƣợc 48,03% nhu cầu sử
dụng thuốc trong nƣớc.
7


Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng là 1.913,66 triệu USD tăng 12,82%
so với năm 2009. Tiền thuốc bình quân đầu ngƣời trong năm đạt 22,25
USD/ngƣời, tăng 2,48 USD so với năm 2009 (tăng 12,54%).
1.2.2. Chuỗi giá trị ngành công nghiệp dƣợc Việt Nam
Chuỗi giá trị của ngành công nghiệp dƣợc Việt Nam đƣợc chia làm 3

nhóm chính:
+ Nhóm sản xuất: Bao gồm các nhà cung ứng nguyên liệu sản xuất
dƣợc phẩm, các công ty dƣợc nội địa, các công ty dƣợc FDI.
+ Nhóm phân phối: Bao gồm các nhà phân phối sỉ, phân phối lẻ nội
địa và nƣớc ngoài, hệ thống chợ sỉ.
+ Nhóm bán lẻ: Bao gồm bệnh viện, nhà thuốc, các phòng mạch tƣ
nhân… Đây là nhóm trực tiếp phân phối thuốc tến tay ngƣời tiêu dùng cuối
cùng trong chuỗi giá trị.

Hình 1.3. Chuỗi giá trị ngành công nghiệp Dƣợc Việt Nam [17]
1.2.3. Hệ thống phân phối thuốc
Khác với thị trƣờng dƣợc phẩm thế giới, nơi nhà sản xuất và nhà phân
phối thƣờng là các đơn vị độc lập nhằm tập trung hóa chuyên môn, hệ
8


thống phân phối dƣợc phẩm tại Việt Nam lại khá đặc thù với cấu trúc phức
tạp và sự tham gia của nhiều bên liên quan. Cụ thể, hệ thống phân phối tại
Việt Nam bao gồm các thành phần tham gia chính nhƣ sau:
1. Các doanh nghiệp phân phối dƣợc phẩm chuyên nghiệp
a. Doanh nghiệp phân phối dƣợc phẩm nhà nƣớc.
b. Doanh nghiệp phân phối dƣợc phẩm tƣ nhân.
c. Doanh nghiệp phân phối dƣợc phẩm nƣớc ngoài.
2. Các công ty dƣợc phẩm vừa sản xuất vừa phân phối
3. Hệ thống chợ sỉ
4. Hệ thống bệnh viện công lập và bệnh viện tƣ nhân
5. Hệ thống nhà thuốc
6. Hệ thống phòng mạch (phòng khám bệnh) tƣ nhân
Theo tìm hiểu của tôi, 3 nhà phân phối sỉ lớn lớn nhất tại Việt Nam là
Zuellig Pharma (Thụy Sĩ), Diethelm Vietnam (Singapore), Mega Products

(Thái Lan) đã nắm giữ đến khoảng 40% thị phần. Ngoài ra, còn có hơn 304
nhà phân phối nƣớc ngoài sỉ khác đang hiện diện tại Việt Nam cùng với
khoảng 897 nhà phân phối trong nƣớc đang chiếm thị phần còn lại.
Tuy nhiên, trên thực tế, nắm quyền lực chi phối lớn nhất trong mạng
lƣới phân phối dƣợc phẩm tại Việt Nam là hệ thống chợ sỉ tại TP.HCM và
Hà Nội. Đây là một mô hình tổ chức độc đáo nhất trên thế giới và chỉ có
thể tìm thấy tại Việt Nam.
Để tổng quát hóa quá trình và đƣờng đi của thuốc tại Việt Nam, tôi sử
dụng mô hình ma trận bên dƣới với một số điểm chính nhƣ sau:
Thuốc sản xuất tại Việt Nam (mũi tên màu xanh lá cây): Nhóm
thuốc này đến đƣợc tay bệnh nhân thông qua 4 con đƣờng sau:
+ Thuốc sản xuất => Đấu thầu => Bệnh viện => Bệnh nhân.
+ Thuốc sản xuất => Nhà thuốc/phòng mạch => Bệnh nhân.
9


+ Thuốc sản xuất => Nhà phân phối sỉ nƣớc ngoài/nội địa => (Chợ
sỉ) => Nhà thuốc/phòng mạch => Bệnh nhân.
+ Thuốc sản xuất => Chợ sỉ => Nhà thuốc/phòng mạch => Bệnh
nhân
Thuốc nhập khẩu chính ngạch (mũi tên màu xanh dƣơng): Nhóm
thuốc này đến tay bệnh nhân qua 3 con đƣờng sau:
+ Thuốc nhập khẩu => Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nƣớc
ngoài/nội địa => Đấu thầu => Bệnh viện => Bệnh nhân.
+ Thuốc nhập khẩu => Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nƣớc
ngoài/nội địa => Nhà thuốc/phòng mạch => Bệnh nhân.
+ Thuốc nhập khẩu => Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nƣớc
ngoài/nội địa => Chợ sỉ => Nhà thuốc/phòng mạch => Bệnh nhân.
Các thuốc kém chất lƣợng, thuốc nhái, thuốc lậu (mũi tên màu
cam): Nhóm thuốc này chủ yếu đi qua kênh chợ sỉ rồi phân phối cho các

nhà thuốc/phòng mạch hoặc bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng có nhu cầu.

Hình 1.4. Mạng lƣới phân phối thuốc tại Việt Nam. [17]
10


Nhìn chung, các loại dƣợc phẩm tại Việt Nam đang phải qua nhiều
tầng nấc phân phối trƣớc khi đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Do đó, giá
thành ngƣời bệnh phải chi trả thực tế có thể cao hơn nhiều lần giá thành
xuất xƣởng của các nhà sản xuất.
Các loại thuốc nhập khẩu vẫn chƣa đƣợc cơ quan quản lý kiểm soát
giá cả một cách hiệu quả do sự bắt tay giữa một số doanh nghiệp nắm thị
phần chi phối thị trƣờng nhƣ Zuellig Pharma, DKSH, Mega Products (hơn
40% thị phần cả nƣớc) với công ty mẹ ở nƣớc ngoài.
Nạn thuốc giả, thuốc nhái, thuốc kém chất lƣợng vẫn còn tồn tại song
song với sự tồn tại của hệ thống chợ sỉ tại TP.HCM và Hà Nội. Tuy nhiên,
tôi cho rằng hệ thống chợ sỉ này vẫn sẽ tồn tại trong thời gian sắp tới do
chƣa có kênh trung gian nào hiệu quả hơn để thay thế.
1.2.4. Kênh Bệnh viện (ETC)
Đây là kênh chủ lực mà tất cả các nhà sản xuất dƣợc phẩm cũng nhƣ
nhà phân phối nhắm đến. Nguyên nhân chủ yếu do:
- Số lƣợng tiêu thụ lớn nhất trong tất cả các kênh.
- Bệnh nhân không có quyền và không đủ kiến thức để mặc cả giá
thuốc, chủng loại và hoàn toàn phụ thuộc cũng nhƣ chấp nhận phác đồ điều
trị và toa thuốc của bác sĩ.
- Là kênh quảng bá hiệu quả, nhanh chóng và mức độ lan tỏa nhanh
nhất nếu đƣợc các bác sĩ tin tƣởng kê toa.
- Đối với các bệnh viện trung ƣơng tuyến cuối tập trung tại Hà Nội và
TP.HCM, đây là hi vọng cuối cùng của đa số các bệnh nhân khi mắc các
bệnh hiểm nghèo và nghiêm trọng nhƣ ung thƣ, máu huyết, nhi, đa chấn

thƣơng, tim mạch, thần kinh… và đòi hỏi sử dụng một lƣợng lớn các thuốc
đặc trị có giá thành rất cao.
1.2.5. Kênh nhà thuốc
11


Đây là kênh phân phối phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay do tính
thuận tiện trong mua bán và do thói quen sử dụng các loại thuốc phổ thông
của đại bộ phận dân cƣ Việt Nam. Tƣơng tự nhƣ tại các quốc gia đang phát
triển khác, đến hiệu thuốc tây là lựa chọn đầu tiên của đa phần ngƣời dân
khi mắc bệnh. Tại các vùng nông thôn hoặc vùng xa xôi hẻo lánh tại Việt
Nam, đây gần nhƣ là sự lựa chọn duy nhất của họ.
Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2012, cả nƣớc có tổng cộng
42.302 dƣợc sĩ (dƣợc sĩ cao cấp/trung cấp/dƣợc tá). Theo quy định hiện
hành, chủ một cơ sở buôn bán thuốc tân dƣợc tối thiểu phải có trình
độ dƣợc tá, nên có thể suy ra tại Việt Nam đang có ít nhất khoảng 42.302
hiệu thuốc (số liệu thực tế năm 2013 có thể cao hơn), phục vụ gần 90 triệu
dân Việt Nam, bình quân khoảng 2.128 ngƣời/1 nhà thuốc.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng chuỗi nhà thuốc theo
chuẩn thế giới trƣớc khi thị trƣờng phân phối thuốc sắp mở cửa cho khối
ngoại, nhiều đơn vị doanh nghiệp trong nƣớc đã đầu tƣ xây dựng các chuỗi
nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP với các ƣu điểm nhƣ sau:
- Đảm bảo về chất lƣợng do dƣợc phẩm có xuất xứ nguồn gốc và hóa
đơn rõ ràng.
- Giá cả dƣợc phẩm thống nhất và cạnh tranh do không phải thông qua
nhiều tầng nấc phân phối và có thể đƣợc mua với số lƣợng lớn từ các nhà
phân phối sỉ hoặc trực tiếp mua từ nhà sản xuất dƣợc phẩm.
- Ngƣời tiêu dùng (ngƣời bệnh) đƣợc tƣ vấn dùng thuốc có hiệu quả
nhờ trình độ của các dƣợc sĩ thống nhất theo chuẩn GPP chung của chuỗi
nhà thuốc.

- Chuẩn GPP cũng quy định về phòng ốc và khu vực tƣ vấn riêng cho
bệnh nhân (các nhà thuốc hiện nay không hề có), kho bảo quản thuốc riêng,
có nhiệt kế và ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.
12


1.2.6. Các phòng khám bệnh tƣ nhân
Theo nhiều nguồn thống kê, cả nƣớc đang có hơn 30.000 phòng khám
tƣ nhân và số lƣợng các phòng khám đang có xu hƣớng tăng dần qua các
năm, tập trung chủ yếu tại 02 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội. Theo
Bộ Y tế, số ngƣời hành nghề y tƣ nhân hiện 250.000 ngƣời. Song song với
kênh bệnh viện và kênh nhà thuốc, kênh phòng khám tƣ nhân cũng là một
mắt xích quan trọng trong chuỗi phân phối thuốc đến tay bệnh nhân tại Việt
Nam vì các nguyên nhân sau:
- Đa số các bác sĩ làm việc tại bệnh viện đều có phòng khám riêng để
tiếp tục hoạt động sau giờ làm việc để tăng thêm thu nhập, trong bối cảnh
mức thu nhập bình quân hàng tháng của bác sĩ tại Việt Nam chỉ khoảng 3
triệu VND/tháng.
- Nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân là rất lớn trong khi khả năng
đáp ứng và chất lƣợng dịch vụ tại các bệnh viện công chƣa thể đáp ứng đầy
đủ, trong khi các bệnh viện tƣ nhân vẫn chƣa tạo đƣợc lòng tin từ ngƣời
bệnh.
1.3. Khái quát về công ty TNHH MTV Dƣợc phẩm Hùng Hiếu
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH MTV Dƣợc phẩm Hùng Hiếu (Tên giao dịch quốc tế
là: Hùng Hiếu Pharmaceutical Company Limited) đƣợc thành lập chính
thức từ ngày 25 tháng 01 năm 2010, hoạt động theo mô hình công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên.
Qua nhiều năm hoạt động tiếp thị nhiều loại thuốc nhập khẩu, Dƣợc
phẩm Hùng Hiếu đã thiết lập đƣợc một vị trí vững chắc trên thị trƣờng.

Công ty Dƣợc Phẩm Hùng Hiếu tập trung chiến lƣợc phát triển và
phân phối những sản phẩm chất lƣợng tốt, giá cả phải chăng, nhằm cung
cấp cho khách hàng các dƣợc phẩm đa dạng và chất lƣợng, đặc biệt là các
13


sản phẩm thuốc hiệu Stada và hiện có mối quan hệ đối tác với hàng chục
công ty dƣợc phẩm trong nƣớc.
1.3.2. Mục tiêu, quy mô kinh doanh của công ty
Tên giao dịch: Công ty TNHH MTV Dƣợc phẩm Hùng Hiếu
Địa chỉ: Khu phố Tân Mỹ, Phƣờng Thái Hòa, TX.Tân Uyên, Tỉnh
Bình Dƣơng.
Hình thức kinh doanh: Làm đại lý phân phối cho các công ty ở
TP.Hồ Chí Minh.
Lĩnh vực kinh doanh: Thuốc, thực phẩm chức năng.
Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng (Một tỉ đồng) vào năm 2010, điều
chỉnh thay đổi vào ngày 19/9/2014 là 4.000.000 đồng (Bốn tỉ đồng).
Doanh số bình quân hàng năm: 23.000.000.000 VNĐ
Số lƣợng các đại lý, nhà thuốc, phòng khám, phòng mạch, bệnh
viện là khách hàng của Công ty:
+ Thị xã Tân Uyên: 117
+ Thị xã Bến Cát: 108
+ Thị xã Dĩ An: 88
+ Thị xã Thuận An: 144
+ Huyện Phú Giáo: 38
+ Huyện Dầu Tiếng: 13
+ TP.Thủ Dầu Một: 96
1.3.3. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV Dƣợc phẩm Hùng Hiếu,
bao gồm 15 ngƣời, đƣợc đánh giá là tƣơng đối gọn nhẹ và khoa học, đầy đủ

các phòng ban chức năng đảm bảo phù hợp với quy mô hoạt động của công
ty, bao gồm:
+ Giám đốc : 1 ngƣời
14


+ Phó Giám đốc : 1 ngƣời
+ Trƣởng phòng kinh doanh: 1 ngƣời
+ Kế toán : 3 ngƣời
+ Tài xế : 1 ngƣời
+ Nhân viên giao hàng : 2 ngƣời
+ Thủ kho : 1 ngƣời
+ Nhân viên trình dƣợc : 5 ngƣời
BAN GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN KIỂM SOÁT
CHẤT LƢỢNG

BỘ PHẬN HÀNH
CHÍNH – KẾ TOÁN

THỦ
KHO

GIAO
NHẬN

BỘ PHẬN KINH
DOANH


TRÌNH DƢỢC
VIÊN

Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Dƣợc phẩm Hùng Hiếu

* Chức năng, nhiệm vụ:
- Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt động
kinh doanh của Công ty.
- Phòng Hành chính - kế toán: giúp cho Ban Giám đốc hoạch toán
các hoạt động kinh doanh của công ty, có nhiệm vụ quản lý các loại vốn,
quỹ của công ty. Kế toán trƣởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và
giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán và báo cáo kết
quả hoạt động của công ty theo quy định.
15


- Bộ phận Kiểm soát chất lƣợng: Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
hoạt động chuyên môn tại tất cả các bộ phận trong công ty theo đúng quy
trình.
- Phòng Kinh doanh của công ty đƣa ra các chiến lƣợc sản phẩm, các
chiến lƣợc xúc tiến hỗ trợ kinh doanh dành cho khách hàng thu thập ý kiến
phản hồi của khách hàng, chịu trách nhiệm chính triển khai hoạt động bán
hàng, đem lại doanh số lợi nhuận cho công ty với đội ngũ trình dƣợc viên.
- Tổ kho có nhiệm vụ quản lý nhập - xuất hàng hóa vào các kho của
công ty, chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa theo các quy định của Bộ Y tế
và thực hiện kiểm kê kho hàng hóa theo định kỳ và khi cần thiết.
- Bộ phận giao nhận vận chuyển: Chịu trách nhiệm giao nhận vận
chuyển hàng hóa trực tiếp tới khách hàng.
Về cơ cấu nhân lực: Năm 2014, công ty có 15 cán bộ nhân viên
trong đó gồm các nhân viên có chuyên môn về Dƣợc và các nhân viên

không có chuyên môn về Dƣợc.
Bảng 1.2. Trình độ chuyên môn của công ty năm 2014
Trình độ

STT

Số lƣợng

Tỷ lệ %

1

Dƣợc sỹ đại học

02

13,3

2

Cao đẳng dƣợc

01

6,7

3

Trung cấp dƣợc


07

46,7

4

Cử nhân kinh tế

02

13,3

5

Trung cấp khác

03

20

Tổng

15

100

16



×