Lời mở đầu
Những năm gần đây mức sống của người dân Việt Nam đã được nâng
cao rõ rệt. Điều này đã mởp ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp sản xuất
hàng hoá tiêu dùng nói chung và sản xuát ôtô nói riêng, sự tăng trưởng quan
trọng đã tạo ra một tác động rất lớn tới nền công nghiệp Quốc gia, đặc biệt là
sự phát triển các ngành công nghiệp hỗn hợp như ngành cơ khí, điện tở, hoá
chất, tăng dầu....
Với khoảng 710.000 ôtô đã đăng ký từ trước tới nay, mức độ tăng
hàng năm là 11% Việt Nam được coi như một thị trường đầy hứa hẹn đối
với các nhà sản xuất ôtô lnước ngoài cũng như trong nước. Nhiều nhà sản
xuất ôtô lớn đã nhanh chân tới Việt Nam để chớp lấy cơ hội vàng này. Công
ty TOYOTA Việt Nam (TMV) là một trong số những nhà sản xuất ôtô đầu
tiên.
Báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TOYOTA Việt Nam
Phần 2: Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty và công tác quản trị
của Công ty TOYOTA Việt Nam
Phần 3: Phương hướng đề xuất và kiến nghị chung
1
PHẦN 1:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
TOYOTA VIỆT NAM (TMV)
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên gọi: Công ty TOYOTA Việt Nam
Tel: 211.868.100
FAX: 211.868.117.
Điạ chỉ giao dịch: Phường Phú Thắng – TX Phú Yên – Vĩnh Phúc
Công ty TOYOTA Việt Nam được thành lập ngày 5/9/1995 theo giải pháp
đầu tư số 1367/GP do uỷ ban Nông nghiệp về kế hoạch và đầu tơ (Bộ
KHĐT) cấp. LÀ liên doanh giữa Tổng Công ty TOYOTA của Nhật với Kuo
Singapo và Tổng Công ty máy động lực và nông nghiệp Việt Nam.
- Vốn pháp định 4919 triệu USD
Các bên tham gia liên doanh góp vốn
• Tổng Công ty TOYOTA Nhật Bản :70%
• Tổng công ty máy động lực và Nông nghiệp Việt Nam 20%
• Công ty Kuo Singapo (Kuo (ASIA) Pte. Ltd): 10%
Khi mới thành lập toàn bộ nhân viên Công ty chỉ có 11 người bao
gồm 9 kỹ sư và 2 nhân viên văn phòng Công ty. Cùng với sự phát triển
nhanh chóng của Công ty. Đến nay Tổng số nhân viên đã lên tới 860
nhân viên .
- Công ty chính thức đi vào hoạt động : 10/ 1996.
- 1997: Khai trương chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
- Khai trương trung tâm đào tạo tay nghề tại Vĩnh Phú
- Giới thiệu dùng xe Corlla
- 1998: Khai trương chi nhánh tại Hà nội
2
- 1999: Khai trương chi nhánh tại Hải Phòng và Đà Nẵng
- 1999: Nhận chứng chỉ ISO 14001 (sản xuất sạch)
- 2000: Mở trung tâm đào tạo với xưởng sửa chữa thân vo và sàn xe.
- giới thiệu xe Land Cuiser đời mới
- 2001: mở thêm đại lý ở Thành phố Hồ Chí Minh
- 2002: Khai trương chi nhánh tại Đắc Lắc
- 2003: Giới thiệu xe Vios
- 2004: Giới thiệu trạm bảo dưỡng nhanh
- Khai trương trung tâm xuất khẩu phụ tùng
- 2005: Giới thiệu xe Zace SURF
Được chủ tịch nước trao tặng huân chương lao động hạng 3
- 2006: giới thiệu xe Innova
Vinh dự được nhận giải thưởng Rồng Vàng
II. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
1. Chức năng
Sản phẩm các dòng xe lắp ráp hoàn chỉnh là truyền thống của Công ty
cho nên chức năng quan trọng của Công ty là: dập,hoàn, san lắp ráp xe;
Công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm là trên hết, chất lượng sản phẩm là
điều kiện kiên quyết để tồn tại và phát triển của Công ty. Ngoài ra Công ty
còn có các chức năng khác là sản xuất thân xe, Bộ lọc gió, Bugi, dầu bôi
trơn, Bộ giảm xóc..v.. cùng với đó là chức năng khai thác và mở rộng thị
trường trong nước có cả một thị trường sản phẩm rộng lớn
2. Nhiệm vụ
- Sử dụng hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn của tổng Công ty TOYOTA
Việt Nam và nông nghịêp Việt Nam.
- Hoạt động đúng mực tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty
- Xây dựng các đường lối chiến lược phát triển, sản xuất kinh doanh phù hợp
3
- Đảm bảo sản phẩm phải an toàn, chất lượng cho khách hàng
- Nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước
- Đảm bảo đời sống cho nhân viên, môi trường không bị ônhimễ khi sản
xuất.
- Báo cáo định kỳ cho các Công ty góp vốn (cổ đông)
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Tổng giám đốc Công ty điều hành mọi hoạt động của Công ty Phó tổng
giám đốc là người hỗ trợ cho Tổng giám đốc về một số lĩnh vực theo sự chỉ
đạo sắp xếp cảu Tổng giám đốc. Dưới Phó tổng giám đốc là Giám đốc các
Phòng, Ban, có nhiệm vụ tổ chức, quản lý xây dựng các chế hoạch sản xuất
kinh doanh của Công ty.
4
4. Môi trường kinh doanh
4.1 Môi trường bên ngoài
4.1.1 Môi trường vĩ mô:
yếu tố kinh tế: Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế thông qua việc Việt
Nam ra nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO tạo ra cơ hội phát triển lớn
cho Công ty
- Yếu tố chính trị - pháp luật: Nước ta có môi trường chính trị và pháp
luật ổn định thì có những ảnh hưởng có lợi cho sự phát triển của Công
ty do đặc thù của Công ty là ôtô
4.1.2. Môi trường vi mô:
- Công ty luôn coi khách hàng là yếu tố hàng đầu “an toàn của khách hàng là
trên hết: khách hàng là người có những chính sách thường xuyên nghiên cứu
thị trường để tìm hiểu những biến động của nhu cầu qua đó thoả mãn nhu
cầu một cách tốt nhất.
- Các nhà cung ứng: Phương châm của Công ty là đa dạng hoá nguồn hàng
cung cấp, thực hiện nguyên tắc “ không bỏ tiền vào một ống”
- Đối thủ cạnh tranh: Daewoo, BMW. Audi, Honda…v..v
4.2. Môi trường bên trong:
- Vốn và cơ cấu cảu Công ty
- Vốn lưu động: 120 triệu USD
- Vốn cố định: 43 triệu USD
- Tổng vốn: 163 triệu USD
- Tình hình lao động của Công ty
5