Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề môn văn đại học sư phạm qui nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.93 KB, 4 trang )

ĐỀ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM QUI NHƠN
(Đề thi tuyển sinh năm 2000)

Thời gian 180 phút
I. PHẦN BẮT BUỘC
Vẻ đẹp của trăng và nhân vật Nguyệt hòa quyện, bổ sung cho nhau làm cho truyện ngắn “ Mảnh trăng cuối rừng
của Nguyễn Minh Châu trở thành một khúc trữ tình xúc động về sự bất diệt của cuộc sống, tình yêu, tuổi trẻ
giữa bom đạn tàn phá trong những năm tháng chiến tranh
Hãy phân tích hình tượng trăng và nhân vật Nguyệt trong tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến trên.
II. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn làm một trong hai câu sau đây)
Câu 1:
Bình giảng bốn câu thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, sung ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Câu 2:
Bình giảng đoạn thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
GỢI Ý LÀM BÀI
I. PHẦN BẮT BUỘC
1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm:
Mảnh trăng cuối rừng là một trong những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Minh Châu những năm chống Mỹ
cứu nước và là truyện ngắn vào hàng tiêu biểu của văn học giai đoạn này: ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách
mạng và vẻ đẹp tâm hồn người Việt Nam trong chiến đấu. Đến với Trường Sơn, quê hương của biết bao huyền


thoại ngay trong cuộc chiến tranh ác liệt, nhà văn cố gắng “tìm hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con
người” và chính Trường Sơn đã đem đến cho Nguyễn Minh Châu những dòng cảm hứng riêng. Không nhấn
mạnh nhiều đến sự ác liệt, gian khổ - mặc dù có nói đến ác liệt và gian khổ - cũng không hướng về những bi
kịch thương đau, Nguyễn Minh Châu trong thiên truyện Mảnh trăng cuối rừng đã dồn niềm say mê của mình
vào lời ca ngợi sự kỳ diệu của cuộc sống, của con người, sự dụng công xây dựng thật đẹp hai hình tượng tưởng
như không liên quan gì đến nhau nhưng thực tế đã không thể tồn tại thiếu nhau và đồng hiện lên trong một vẻ
đẹp chung vừa hiện thực vừa pha ít nhiều kỳ ảo.
2. Vẻ đẹp của trăng
Hình tượng “trăng” trong truyện có một ý nghĩa đặc biệt: một hình tượng vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu
tượng. Không phải ngẫu nhiên mà trăng đi vào tựa đề tác phẩm.


2.1. Trước hết tác giả dành cho trăng - với tư cách là vật thể thiên nhiên. Nhiều dòng văn vào hang đẹp nhất
trong thiên nhiên, khi thì “tựa hồ một ngọn đèn xanh”, khi thì “sáng trong một mảnh bạc” ở cuối trời.
- Tác giả làm cho người đọc thấy trăng (như một người đẹp, cái đẹp) lung linh ẩn hiện cuối dải đại ngàn, gần
đấy mà xa đấy. Vẻ đẹp trăng non đầu tháng lên gợi vẻ đẹp ban sơ vừa thực vừa chập chờn mờ ảo.
- Giả sử mất đi cái ánh trăng mơ hồ, huyền ảo kia thì thiên truyện cơ hồ mất hết cả không khí và sự gợi cảm đầt
chất thơ của nó.
2.2.Vẻ đẹp của trăng - vừa gợi yếu tố thời gian, vừa chỉ một không gian nghệ thuật trữ tình – còn làm đẹp thêm
vẻ đẹp của con người, của tình người (cảm hứng chủ đạo cua tác phẩm)
Mảnh trăng hiện khuất chập chờn, gợi sự kiếm tìm làm cho “trò chơi ú tìm” giữa hai người yêu nhau
càng thi vị. Trăng hiện ra khi anh lái xe vừa biết tên cô gái là Nguyệt và mời cô lên cabin ngồi cạnh
mình mà long vẫn phân vân.
- Nhờ có ánh trăng soi, hình ảnh của người con gái ấy càng trở nên trọn vẹn. Trăng “đứng yên cuối trời,
sáng trong như mảnh bạc” giúp cho Lãm cảm nhận tứ thơ tình yêu từ Nguyệt: đắm say “gần như mê
muội”, cảm giác “choáng váng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh…”
- Với Nguyệt, vẻ đẹp của trăng và người thật sự hòa quyện vào nhau. Trăng cũng đồng thời là tên cô gái.
Cô gái trẻ trung, còn trăng là trăng non đầu tháng. Khung cửa xe phía Nguyệt ngồi lồng đầy bóng trăng.
Ánh trăng của đất trời và ánh trăng của lòng người làm sáng lên từng sợi tóc trong mái tóc dày của
Nguyệt. Ấn tượng cuối cùng của anh lái xe về cô gái ấy là “khuôn mặt đẹp lộng lẫy đầy ánh trăng”.

“Mảnh trăng cuối rừng” là biểu tựơng của vẻ đẹp tiềm ẩn của Nguyệt. Đây là lúc biểu tượng hòa nhập
vào nhân vật, là cho vẻ đẹp chân dung và vẻ đẹp tinh thần của Nguyệt hiện ra rạng rỡ. Ánh trăng đã tạo
ra không gian riêng bao bọc lấy câu chuyện và những nhân vật, đặc biệt là một cô gái mang tên trăng,
trong ánh sáng dịu dàng, trong trẻo, huyền ảo, tạo nên cảm giác bay bổng diệu kỳ.
- Trăng càng trở nên đẹp hơn, trọn vẹn hơn khi tác giả đặt nó vào cuộc ném bom tọa độ. Cái đẹp ở đây
được thể hiện lên đối lập với sự hủy diệt tàn bạo của quân thù nên càng đẹp hơn lộng lẫy hơn.
3. Vẻ đẹp của cô gái mang tên trăng: Tương ứng với câu chuyện Mảnh trăng cuối rừng và vẻ đẹp của trăng mà
tác giả dụng ý tô điểm, là vẻ đẹp tinh khiết, trong trắng, sang ngời của cô thanh niên niên xung phong mang tên
Nguyệt và có vẻ đẹp tựa như ánh trăng ấy.
-

3.1. Trước hết, cô có một ngoại hình rất đẹp. Từ “tiếng nói trong lắm..” đến “gót chân hồng hồng …” từ dáng
người, mái tóc đến đôi mắt dưới trăng trông như là ảo ảnh một vẻ đẹp giản dị, “mát mẻ như sương núi tỏa ra từ
nét mặt, lời nói, tấm thân mảnh dẻ”. Đó là vẻ đẹp “thanh khiết” thanh thóat đối lập với cảnh chiến tranh ngột
ngạt.
- Một vẻ đẹp đầy sức, như nâng niu, siêu thoát qua đôi mắt nhìn lãng mạn. Trên chặng đường tiếp theo, Nguyệt
hiện lên trong vẻ đẹp có sức quyến rũ rất riêng – như thể là trăng, rồi lại không phải là trăng.
3.2. Nhân vật Nguyệt được dựng lên hướng lên hướng ánh cảm xúc cố gắng “đi tìm hạt ngọc ẩn dấu trong bề
sâu tâm hồn con người”. Nguyệt chẳng những đẹp mà còn khéo léo, dũng cảm quên mình vì đồng đội. Đó là vẻ
đẹp anh hung, đôn hậu.
-

-

Cô chủ động, bình tĩnh, tự tin, dày dạn kinh nghiệm trong việc xử trí các tình huống khó khăn, quên
mình cứu xe. Ấn tựơng đặc sắc nhất về sự dũng cảm của Nguyệt là nụ cừời tươi tỉnh lúc bị thương. Cái
đẹp đã không sợ cái tàn bạo, cái đẹp đã vượt kên và chiến thắng vết thương đau.
Ở Nguyệt, còn là một biểu hiện của đức tính vị tha, đức hy sinh - một phẩm chất cực kỳ quý báu trong
hoàn cảnh chiến tranh. Người con gái đầy nữ tính ấy biết quan tâm, biết sống vì người khác. Nguyệt nói
như “thanh minh” với Lãm: “chúng nó ném bom luôn, chúng em đã rải bao nhiêu đá mà đường xá còn

ra thế!”. Chút áy náy rất đẹp của một con người biết mình đã không thể làm cho người khác bớt phần
khó nhọc. Trong bom đạn, Nguyệt đã đẩy Lãm vào giữa hai gốc cây to bằng một sức khỏe làm thường
và đứng chắn phía ngoài, hành động mang ý nghĩa cao quý của sự hy sinh.


3.3. Nét đẹp kỳ diệu ở tâm hồn người con gái ấy là “cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh” của tình yêu và niềm
tin vào cuộc sống.
- Một tình yêu thật đẹp, son sắc, bền chặt và cũng thật khác thường. Một tình yêu phi thường dựa trên niềm tin
cuộc sống, cộng đồng, hòa trộn với tình yêu Tổ quốc và lý tưởng chiến đấu vì độc lập tự do. Chính vì tình yêu
và niềm tin vào cuộc sống đã khiến cô gái dám một mình trong đêm đi nhờ xe vượt đường rừng, đá ngầm, vượt
qua bom đạn…để rồi sáng ngời như vầng trăng thiêng.
Đặc biệt ở hình ảnh cuối cùng: cái sợi chỉ xanh óng ánh không phai nhạt, đứt đoạn qua thời gian và bom đạn kẻ
thù lại được nhắc đến, được Lãm suy ngẫm một lần nữa bên chiếc cấu lớn qua sông bị bom cắt ngọt làm đôi.
Mối liên quan tương phản ấy có một ý nghĩa tượng trưng: sự chiến thắng của tình yêu trước chiến tranh, của sự
sống trước cái chết mà kẻ thù cố tình gieo rắc.
4. Nhân vật Nguyệt đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn, tính cách, nhất là với tình yêu trong sang, bền chặt, niềm tin
vào cuộc sống dẫu qua bao nhiêu bom đạn, chết chóc và thời gian vẫn không suy chuyển. Việc xây dựng hình
tượng nhân vật Nguyệt mang vẻ đẹp tuyệt đối, giàu chất lý tưởng đã tạo nên chất trữ tình và lãng mạng cho tác
phẩm.
Dựng lên bên cạnh mảnh trăng, hình tượng người con gái tên Nguyệt và câu chuyện tình của cô, Nguyễn
Minh Châu như muốn gửi đến chúng ta một thông điệp của niềm tin yêu và hy vọng.
- Với Nguyễn Minh Châu, chiến tranh – bên cạnh những đổ vỡ, tàn phá, mất mát – còn là nơi con người
khám phá ra nhau, phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của nhau, để yêu nhau, để giữ mãi các giai điệu trữ tình
đầy xúc động, “cái sợi chỉ xanh nhỏ bé óng ánh” của tình yêu và niềm tin vào cuộc sống.
- Khúc trữ tình đầy xúc động viết về nơi khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh ấy được thể hiện trong một
cách viết vừa hiện thực vừa kỳ ảo, như thực, như mơ đã góp phần làm nên sức quyến rũ của hình tượng
cô gái và vầng trăng. Hai hình tượng ánh trăng và Nguyệt cứ sáng dần lên trong quá trình kể chuyện và
ngày càng lung linh làm say lòng người đọc, hóa thân thành ước nguyện trong mỗi con người”
Trăng viên mãn cuối trời, đêm đêm em có nhớ
Mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau

(Hai nữa vầng trăng –Hoàng Hữu)
-

II. PHẦN TỰ CHỌN
Câu 1:
1. Giới thiệu khái quát về bài thơ và vị trí của bốn câu thơ trichd:
- Tây tiến là bài thơ hay nhất của Quang Dũng được viết vào cuối năm 1948 khi ông rời khỏi đơn vị Tây Tiến
(mà ở đó ông từng là đại đội trưởng) và nhớ về kỷ niệm gắn bó một thời với Tây Tiến.
- Bốn câu thơ được trích trong giai đoạn đầu của bài thơ Tây Tiến đã tái hiện lại bức tranh hoành tráng, hùng vĩ
và thơ mộng của núi rừng Tây Bắc với sự hoang sơ heo hút, khắc nghiệt, hiểm trở; với sự hung vĩ, dữ dội và trữ
tình, thơ mộng. Cảnh thơ không chỉ nói lên sự vất vả, khó khăn, gian khổ mà còn diễn tả được vẻ hào hung, tài
hoa, tinh thần lãng mạn của người lính Tây Tiến.
2. Bức tranh thơ được miêu tả dưới nhiều điểm nhìn khác nhau (nhìn lên cao, nhìn xuống thấp, nhìn xa xa) tô
đậm chất hoành tráng với độ cao chót vót, chiều sâu thăm thẳm và bề rộng trải dài đến hút tầm mắt. Dưới cái
nhìn đậm màu sắc lãng mạn, cảnh vật thiêng nhiên như được nhân lên cả về sự hiểm trở lẫn nên thơ của núi đèo
Tây Bắc.
3. Bốn câu thơ sử dụng nhiều từ ngữ giàu giá trị tạo hình (khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, sung ngửi trời,
ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống…) ;cách ngắt nhịp độc đáo và lối tiểu đối của các câu thơ “dốc lên khúc
khuỷu/ dốc thăm thẳm” “ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống”, cùng với sự phối hợp với các thanh trắc ở ba
câu thơ đầu làm cho hình ảnh thơ giàu chất hội họa diễn tả thật đắc địa sự trùng điệp, hiểm trở của núi đèo Tây
Bắc và những thử thách khắc nghiệt, gian khổ của người lính Tây Tiến.
- “Súng ngửi trời” là sự sáng tạo hình ảnh lạ của nhà thơ - người lính; là một cách nói vui, tinh nghịch về cách
đo chiều cao riêng của lính.Hình ảnh “súng ngửi trời” đã bắt được một nhịp cầu phi lô gích giữa hai sự vật xa


cách nhau trong không gian, trong thời gian (tạo liên tưởng về hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính
Hữu)
Câu 2:
1. Giới thiệu xuất xứ đoạn trích: Đất nước là một sáng tác tiểu biểu của Nguyễn Đình Thi trong kháng
chiến chống thực dân Pháp. Cảm hứng chủ đạo cua bài thơ là cảm hứng về quê hương đất nước. Đoạn

trích là phần mở đầu của bài thơ Đất nước (1948 – 1955)
2. Mở đầu bài thơ, từ điểm nhìn ở Việt Bắc kháng chiến, nhân vật trữ tình nhớ về mùa thu Hà Nội. Mùa
thu kháng chiến thật đẹp với bầu trời thu trong sang, khí thu dịu mát, những cánh đồng thơm hương cốm
mới. Thời điểm này kết hợp với hoàn cảnh kháng chiến thuận lợi tạo nên tâm trạng lạc quan ở nhân vật
trữ tình. Từ đây tác giả nghĩ về những ngày thu Hà Nội đã xa.
3. Mùa thu Hà Nội đẹp mà buồn được tái hiện qua sự hoài niệm của nhân vật trữ tình
Không phải ngẫu nhiên khi nhớ về Hà Nội, tác giả lại nhớ đến mùa thu. Bởi trong bốn mùa, Hà Nội
thường gây ấn tượng nhất về mùa thu với sắc trời xanh biếc, cao rộng, khí hậu dịu mát, gió heo mây se
se, lá vàng rơi dọc các phố cổ…(có thể liên hệ mở rộng đến đề tài mùa thu trong bài thơ)
- Bức tranh thu Hà Nội được nhà văn phát họa bằng một vài nét tiêu biểu: “sáng mát trong”, “gió thổi”,
“hương cốm mới”, “sáng chớm lạnh”, “phố dài xao xác hơi may”, “thềm nắng lá rơi đầy”…Phải là một
người rất yêu Hà Nội, rất Hà Nội, lại có một giác quan tinh tế mới cảm nhận được hương cốm mới, cái
lạnh đầu mùa se se trên làn da. Từ láy “xao xác” vừa gợi thanh vừa gợi hình: một mặt gợi lên âm thanh
của những chiếc lá vàng khô theo gió bay trên hè phố, một mặt còn có giá trị tạo hình gợi lên sự gầy
guộc của những hàng cây trong mùa thu lá rụng…Tất cả những hình ảnh,sử dụng tài tình từ láy, so sánh
“như sáng năm xưa”, kết hợp hào quyện với giọng thơ trầm buồn, sâu lắng…tạo nên một mùa thu Hà
Nội thật đẹp nhưng cũng thật tĩnh lặng, buồn bã …Vì sao?
+ Vì mùa thu “năm xưa” ấy được nhà thơ hồi tưởng lại: Hà nội gắn liền với bao kỷ niệm thiêng liêng được
chắt lọc qua tâm trạng hoài niệm đẹp đẽ, nên thơ.
+ Những bức tranh thu ấy đẹp mà buồn: vì Hà Nội đang còn trong tay giặc, buồn vì con người Hà Nội phải
chia xa Hà Nội.
-

4. Tâm trạng của nhà thơ:
- Đó là tâm trạng xao xuyến, bang khuâng trong cái khoảnh khắc trở về quá khứ, với chính mình và đựợc soi
chiếu bởi hiện tại. Đó là nỗi nhớ Hà Nội da diết trong kỷ niệm.
- Một ý chí, một quyết tâm ra đi của người Hà Nội được gợi lên hình ảnh “người ra đi đầu không ngoảnh
lại”. Bề ngoài tưởng như họ dửng dưng, lạnh lung với Hà Nội nhưng bên trong lại chất chứa bao tâm trạng,
suy nghĩ. Họ quyết ra đi là để một ngày không xa trở về giải phóng thủ đô yêu dấu.
- Bốn câu thơ tả cảnh nhưng lại gợi cảm. Đọc đoạn thơ, ta như chia sẻ với nỗi nhớ Hà Nội trong tâm trạng

của nhà thơ trên bước đường kháng chiến.



×