Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Anh (chị) hãy phân tích và chứng mình tư tưởng nhân đạo của nhà văn tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.09 KB, 4 trang )

Đề: Anh hoặc chị hãy phân tích và chứng minh tư tưởng nhân đạo của nhà
văn Tô Hoài qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ .

BÀI LÀM
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, vùng núi cao Tây Bắc xa xôi của đất nước ta và những đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống ở nơi ấy, trong ấn tượng không ít người, vẫn hãy còn là mảnh đất rừng thiên nước độc
cùng với những người sống tối tăm mê muội. Nhưng sau cách mạng tháng Tám, năm 1952, trong chuyến đi
công tác Tô Hoài đã sống, gắn bó và nghĩa tình với đồng bào các dân tộc Thái, Mường, H’mông … Dưới đôi
mắt của Tô Hoài, đất và người Tây Bắc hiện lên rất thơ mộng và đẹp ở nhiều phương diện. Cùng với việc chứng
kiến cuộc sống tủi nhục của đồng bào dưới ách phong kiến và thực dân, Tô Hoài đã xúc động, đau thương viết
nên ba tác phẩm: Cứu đất cứu Mường, Mường Giơn, Vợ chồng A Phủ và được in trong tập truyện Tây Bắc.
Truyện Tây được giành giải nhất nhất về truyện, kí (Đồng hạng với Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc) -giải
thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Nhưng trong ba truyện này, Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn
thành công hơn cả. Một trong những thành công của Vợ chồng A Phủ là tư tưởng nhân đạo được Tô Hoài thể
hiện rất mới mẻ, có nội dung giai cấp khác với những tác phẩm nhà văn viết trước cách mạng.
Ở đây, tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài được thể hiện qua bốn cấp độ:
Ở cấp độ thứ nhất, nhà văn phê phán, tố cáo những thế lực phong kiến, thần quyền đã chà đạp lên danh dự,
nhân phẩm, cướp đoạt quyền tự do và làm mê hoặc con người.
Trước hết, nhà văn phê phán, tố cáo những thế lực phong kiến đã chà đạp lên danh dự, nhân phẩm, cướp đoạt
quyền tự do của con người. Chính nan cho vay nặng lãi của bọn chúa đất miền núi đã đẩy người nông dân
nghèo H’mông vào cảnh khốn cùng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ thể là bố của nhân vật Mỵ trong truyện.
Ngày trước không có đủ tiền để cưới mẹ của Mỵ, phải đến vay nhà thống lý, bổ của thống lý Pá Tra bây giờ.
Mỗi năm phải đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được
nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ. Thế là Mỵ lớn lên, thống lý Pá Tra đến bảo bố Mỵ: cho tao đứa con gái
về làm dâu thì tao xóa hết nợ. Mỵ chưa đồng ý thì một đêm tết, Mỵ bị người nhà thống lý lập mưu kế bắt Mỵ
đem về nhà chúng. Họ nhốt Mỵ vào buồng. Trong khi đó, A Sử đến nàh bố Mỵ báo tin mình đã trắng trợn cướp
đoạt quyền tự do yêu đương của Mỵ với hình thức bắt làm vợ anh ta, làm con dâu gạt nợ cho gia đình mình. Từ
đó, Mỵ bắt đầu cuộc đời cay đắng, tủi nhục chẳng khác con vật. Và cứ thế, hết năm này sang năm khác, chẳng
mùa xuân nào Mỵ được tự do đi chơi như bao cô gái cùng trang lứa. Chỉ cần biết ý định đi chơi của cô là A Sử
liền hành hạ tàn nhẫn. Có lần hắn lấy dây thắt lưng trói hai tay Mỵ. Nó xách cả một thúng sợi đay trói đứng Mỵ
vào cột nhà. Tóc Mỵ xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột làm cho Mỵ không cúi, không nghiêng đầu được


nữa.
Mặt khác, đối với nhiều dân lao động vô tội khác, bọn thống trị ỷ thế, cậy quyền, ra sức ức hiếp, bóc lột, đánh
đập tàn nhẫn chà đạp lên nhân phẩm, danh dự của họ một cách trắng trợn. Nhân vật A Phủ cũng là một minh
chứng sinh động. A Phủ sinh ra ở làng Hang Bla nghèo khổ. Cả gia đình mắc dịch bệnh chế hết, còn lại mình
anh. Làng chết vì đói nhiều quá, có người làng đói bụng bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái
dưới cánh đồng. A Phủ liền trốn lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài. Với sức trẻ tráng, A Phủ được khôgn ít người
thuê làm công. Trong một ngày tết, A Phủ cùng trai làng đem sáo khôn, đem quả bao yến đi tìm người yêu ở
các làng trong rừng thì chẳng may xảy ra cuộc gây sự với A Sử. A Phủ, do đám bạn xúi giục, đã đánh A Sử bị
thương, liền bắt sống, trói gô chân tay lại, khiêng A Phủ mang về ném xuống giữa nhà thống lý. Chúng bắt A
Phủ “quì chịu tội ở xó nhà”. Sau đó, chúng ra sức đánh đập A Phủ. Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện
xong, A Phủ lại phải quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy
máu. Người thì đánh, người thì kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi lại hút…Cứ như thế suốt chiều,
suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút. Cuối cùng, chúng bắt A Phủ phải nộp phạt một


trăm lạng bạc trắng gồm tiền phạt, tiền cho quan hút thuốc phiện, tiền lợn cho quan ăn nhậu. Biết A Phủ không
có tiền, chúng tuyên bố: Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày trả nợ. Bao giờ có tiền trả thì tao
cho mày về, chưa có tiền trả thì tao bắt mày làm con trâu, con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu
mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi. A Phủ đành phải lê hai cái đầu gối sưng bạnh lên như hổ phù,
cúi sờ lên đồng bạc trên trap, nhưng nhặt xong lại để ngay cả xuống mặt trap. Rồi Pá Tra lại trút cả bạc vào
trong trap. Thế là từ đấy A Phủ phải đi ở trừ nợ cho nhà Thống lý. Một lần, A Phủ đi chăn bò, ngựa chẳng may
bị hổ ăn thịt mất một con bò. Thống lý biết đựợc bắt A Phủ vác cọc gỗ rồi lấy mấy cuộn mây trên gác bếp
xuống, rồi tự tay đóng cái cọc gỗ xuống bên cột. Pá Tra đẩy A Phủ vào chân cột, hai tay bắt ôm quặt lên. Rồi
dây mây quấn từ chân lên vai, chỉ còn cổ và đầu hơi lúc lắc đựợc. Đến đêm, A Phủ nhích dãn được dây trói một
bên tay nhưng Pá tra vào khám quẳng thêm một vòng thòng lọng vào cổ. A Phủ khôgn cúi cũng khôg còn lắc
được nữa. Nếu Mỵ không phát hiện, giải cứu kịp thời chắc chắn A Phủ sẽ chết.
Thêm vào đó, nhà văn phê phán, tố cáo bọn thống trị đã lợi dụng thần quyền để làm cho những người kiếp nô lệ
phải yên phận với cảnh sống đau khổ, đày đọa. Điều này nổi rõ qua hai nhân vật chính. Nhân vật Mỵ bị ảnh
hưởng nặng nề bởi quan niệm Đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài thì một đời người chỉ biết đi
theo đuôi con ngựa của chồng. Đặc biệt là khi bị đầu độc óc mê tín: ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma

nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi…Hậu quả của điều này thật bi thảm: Mỵ phải sống tăm
tối, nhẫn nhục, cam chịu, có lúc không hi vọng vào sự thay đổi ở tương lai, ở lâu trong cái khổ Mỵ quen rồi.
Bây giờ thì Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến cái
tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, chỉ biết làm mà thôi.Mỵ cuối mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào
cũng chỉ nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt. Mỗi ngày, Mỵ càng không nói, lùi lũi như
con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mỵ nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ một lổ vuông bằng bàn tay. Lúc
nào trông ra chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Mỵ nghĩ rằng, mình cứ chỉ ngồi trông cái lổ
vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. Và trong suốt nữa đầu tác phẩm, Mỵ gần như câm lặng, sống
âm thầm, cô độc, tìm kiếm chút an ủi qua ngọn lửa trong những đêm đông giá buốt nơi vùng núi cao dài và
buồn. Còn đối với nhân vật A Phủ, khi bắt được anh, nhà Thống lý cũng dùng thần quyền ức chế, mê hoặc, ức
chế tinh thần anh, Chúng bắt anh : cúi sờ lên đồng bạc trên trap rồi đốt hương lầm rầm khấn gọi ma về nhận mặt
người vay nợ. Từ đó, anh cam chịu làm kẻ ở trừ nợ cho nhà thống ly. Công việc làm hay đi săn, cái gì cũng làm
phăng phăng và anh chẳng muống trở về làm gì bên làng mình nữa.
Ở cấp độ hai: Nhà văn hết lòng bên vực con người
Cùng với sự phê phán, tố cáo là lòng xót thương vô hạn của Tô Hoài đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng
núi cao Tây Bắc xa xôi, đặc biệt là người phụ nữ, những kiếp đời bi kịch đang chết dần, chết mòn vì đau khổ,
đọa đày. Hai sự sống sôi nổi, trẻ trung đang bị trói đứng trong nhà thống lý Pá Tra là một luận chứng trái với
quy luật tự nhiên và do đó cũng trái với tinh thần nhân đạo chủ nghĩa bao la. Bênh vực cho con người trởvề với
tinh thần nhân dân chủ nghĩa bao la. Bênh vực cho con người trở về với quy luật tự nhiên, phải chăng cũng là tư
tưởng nhân đạo của tác phẩm?
Ở cấp độ 3: Nhà văn đề cao con người ở cái đẹp hình thức, ở khả năng lao động và ở tâm hồn
Về cái đẹp hình thức, Mỵ là một cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo, được nhiều trai làng yêu mến. Tết đến, họ đến
đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mỵ, ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ, Còn A Phủ là chàng trai khỏe mạnh, gan
góc, chạy nhanh như ngựa, con gái trong làng nhiều người mê, người ta nói: đứa nào được A Phủ cũng bằng
được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu. Về cái đẹp trong khả năng lao động, nhân vật Mỵ khi đến
tuổi mới lớn đã biết cuốc nương làm ngô phụ bố trả nợ cho nhà thống lý. Khi bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà
thống lý vẫn tích cực lao động: hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi mương bẻ bắp, hái củi, bung
ngô, lúc nào cũng gài một bó đai trong cánh tay để tước thành sợi, quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, đi cõng nước
dưới khe lên…Còn nhân vật A Phủ, mới 10 tuổi, anh phải đi làm thuê cho nhà người. Lớn lên đã biết đúc lưỡi
cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và săn bò tót rất thạo. Khi bị nhà Thống lý bắt đi trừ nợ, công việc nào cũng làm

phăng phăng như: đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn ngựa, quanh năm một thân một
mình bôn ba rong ruổi ngoài gò, ngoài rừng. Về cái đẹp tâm hồn, nhân vật A Phủ: dù không có bố mẹ, không có
ruộng, không có bạc, không thể lấy nổi vợ nhưng anh vẫn khao khát tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Ngày tết đến,
A Phủ chẳng có quần áo mới như nhièu trai làng khác, chỉ có một chiếc vòng vía lằng trên cổ, A Phủ cũng cứ
cùng trai làng đem sao, khèn, đem con quay và quả pao, quả yến đi tìm người yêu ở các làng trogn rừng. Anh


dám đánh A Sử, con quan Thống lý, vì A Sử cậy quyền, ỷ thế gây sự với trai làng anh. Trong bữa tiệc phạt vạ
anh lỳ như tượng đá. Nhờ tinh thần gai góc. Do đó ý định dũng cảm: vào rừng bắt hổ để đền lại bò bị mất cho
nhà Thống lý. Khi được Mỵ cứu thoát, sức lực của A Phủ rất yếu khụy xuống, không bước nổi nhưng anh vẫn
quặt sức vùng là chạy để thóat khỏi bàn tay độc ác của lũ chúa đất, thoát khỏi nanh vuốt của cái chết, để được
sống. Sau này, khi được A Châu cán bộ Đảng, giác ngộ. A Phủ kết nghĩa với A Châu, trở thành tiểu đội trưởng
du kích, cùng đồng đội giải phóng quê hương. Còn nhân vật Mỵ: ẩn giấu nơi hồ sâu hun hút, tâm hồn Mỵ là một
sức sống tiềm tang. Kể từ khi bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra, sức sống tiềm tàng của cô gái
mèo ấy đã trổi dậy mạnh mẽ ba lần. Lần 1: Mỵ tìm trong rừng một nắm lá ngón, giấu trong áo về quỳ lạy chào
bố lần cuối để tự kết liễu đời minh. Tự tử trong hoàn cảnh của Mỵ là thái độ bất bình, không chấp nhận số phận.
Muốn chết, nghĩa là chống lại cuộc sống không ra sống, nghĩa là còn yêu cuộc sống, cuộc sống khác chứ không
phải cuộc sống trâu ngựa, hay nói cách khác là Mỵ thà chết chứ không chịu sống để làm nô lệ. Nhưng qua lời
giải thích chan chứa nước mắt của bố, Mỵ không đành lòng chết. Nếu Mỵ chết thì bố Mỵ cọn khổ hơn bao
nhiêu lần bây giờ nữa. Mỹ đành trở lại nhà Thống lý để sống kiếp đọa đày, tăm tối nơi trần thế. Lần thứ hai: là
vào một đêm tình mùa xuân, Mỵ uống rượu. Mỵ lại lấy hủ rượu, cứ uống ừng ực từng bác như nuốt vào lòng
nỗi uất hận. Men say của hơi rượu ngày xuân đã đưa Mỵ về sống lại những ngày xuân thời thiếu nữ, còn tự do.
Tai Mỵ văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. “Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như
những đêm tết ngày trước”. Trong cái nồng say của hơi men, trong âm điệu du dương mời gọi của tiếng sáo tình
yêu, Mỵ giật mình nhận ra mình hãy còn trẻ lắm. Mỵ muốn đi chơi. Trong tâm trí Mỵ đưa ra một sự so sánh cay
đắng: bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tế. Huống chi A Sử với Mỵ, không có lòng nào với nhau mà
vẫn phải ở với nhau! Qua đó chúng ta thấy một cô Mỵ thức tỉnh chứ không phải một cô Mỵ lùi lũi như con rùa
nuôi trong xó cửa nữa. Những đêm tình mùa xuân kia, tiếng sáo mời gòi kia chỉ là những tác nhân. Phải là một
tâm hồn ham sống thì những tác nhân kia mới có thể đến đánh thức được. Rõ rang, những nỗi nhọc nhằn, đớn
đau, tủi cực, uất ức của cuộc đời đã làm cho tâm hồn Mỵ vô cảm nhưng bên trong tâm hồn vô cảm đó là một

cuộc sống vô thức mãnh liệt, trẻ trung, luôn khát khao được tự do, được tận hưởng tình yêu tuổi trẻ. Và những
tác nhân kia của cuộc đời đã làm bùng cháy sức sống tiềm tàng ấy. Mỵ liền đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một
miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng như muốn xua đi bóng tối hắc ám của đời nô lệ. Tiếng sáo rập rờn trong
đầu càng thôi thúc Mỵ, Mỵ quấn lại tóc, Mỵ với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách, rút thêm cái áo. Thế
nhưng, một lần nữa Mỵ bị vùi dập một cách tàn nhẫn. A Sử biết ý định liền đánh Mỵ như một thứ đồ vật. A Sử
đi rồi, Mỵ vẫn sống về những kỷ niệm đẹp ngày trước. Mỵ vẫn nghe tiếng sáo đưa Mỵ đi theo những cuộc chơi,
những đám chơi. Mãi đến khi “vùng bước đi” như một người mộng du thì Mỵ mới trở về thực tại, mới biết
mình đang bị trói, chân đau không cựa quậy được, mới biết mình không bằng con ngựa. Nhưng đến khi nghe
tiếng cho sủa xa xa thì Mỵ bồi hồi. Lần thứ ba là khi đang ngồi bên bếp lửa sưởi ấm đêm khuya, mọi người
trong nhà đã ngủ yên, ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mỵ lé mắt trông sang, thây hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một
dòng nước lấp lánh bò xuống lõm má đã đen lại. Giọt nước mắt cay đắng và tuyệt vọng của A Phủ đã đánh thức
tâm hồn Mỵ. Mỵ chợt nhớ lại đêm trước A Sử trói Mỵ, Mỵ cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khác nước
mắt cháy xuống miệng xuống cổ, không biết lau đi được. Vì giọt nước mắt của người, Mỵ nhớ đến giọt nước
mắt của mình. Từ nỗi đau tận cùng của mình, Mỵ nghĩ đến nỗi đau của người, Mỵ nhận ra có bong dáng của A
Phủ đang bị trói kia. Mỵ thương mình ngày trước nên cũng thương A Phủ bây giờ. Một tiếng thốt bật lên trong
cõi tâm: Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đế chết, Mỵ nhớ đến người đàn bà ngày trước cũng bị trói đến chết ở
cái nhà này. Chúng thật độc ác, cứ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải
chết…Người kia làm việc gì mà phải chết thế. Chính tình thương ấy đã nâng Mỵ đứng dậy, truyền cho Mỵ lòng
can đảm cắt dây trói cho A Phủ, cứu A Phủ thoát khỏi cảnh ngộ bi thảm cũng là tự cứu mình. Hành động của A
Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài, sang Phiềng Sa đã giúp Mỵ cùng một lúc ba nhà tù: nhà tù phong kiến (thống lý
Pa Tra), nhà tù thần quyền (ma xó), nhà tù lễ giáo (đàn bà suốt đời phải đi theo cái đuôi ngựa của chồng). Hành
động đó tuy còn tự phát nhưng vẫn xuất phát ý thức là nỗi đau của chính mình và của người cùng giai cấp bị trị.
Vả lại, hai sự sống trẻ trung, sôi nổi bị phong kiến trói đứng rồi vùng dậy, bật tung đã chứng tỏ rằng không ai
trói buộc được sự sống, kìm hãm được sự sống cũng như không ai nỡ vương ra ngoai đường khi sắc xuân đầy
rẫy ngoài trời.
Ở cấp độ bốn: Nhà văn tin vào bản chất Người của con người và tin vào khả năng cách mạng của con người.
Một mặt,nhà văn tin vào bản chất Người của con người: nhiều nhân vật đồng khốn khổ trong truyện rất mực
yêu thương nhau, giúp đỡ nhau. Nhân vật người chị dâu của Mỵ rất quan tâm đến Mỵ: khi Mỵ bị A Sử trói đứng
trong cột, nhiều người không để ý nhưng người chị dâu lén cởi trói cho Mỵ. Sợi dây gai dưới bắp chân vừa lỏng



ra, Mỵ ngã sụp xuống, chị dâu ôm vai Mỵ, hai người khổ sở dìu nhau bước ra khi buồng tối để vào rừng hái
thuốc. Trong khi đó, cảnh ngộ của người chị dâu chẳng khác gì Mỵ: tuy chưa già nhưng cái lưng của chị quanh
năm phải đeo thồ nặng quá, đã còng rạp xuống.
Đối với A Phủ, chị dâu cũng rất chú ý đến cảnh ngộ của anh. Nhờ chị nói lại, Mỵ mới biết tại sao A Phủ lại bị
bắt, lại bị hành hạ. Riêng nhân vật Mỵ: ban đầu ngồi sưởi bên bếp nhìn sang thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới
biết A Phủ còn sống. Mấy đêm rồi vẫn vậy nhưng Mỵ vẫn thản nhiên lạnh lung thổi lửa, hơ tay như không có
một A Phủ bằng xương,bằng thịt đang hiện hữu ở đó, bởi vì nỗi đau của Mỵ quá lớn đâu còn khả năng quan tâm
đến người khác. Thế nhưng sau đó nhìn thấy dòng nước mắt chảy từ hốc mắt của A Phủ bị trói đứng bên bếp
lửa, như tiếng gọi tha thiết, thiêng liêng của tình giai cấp đã làm dâng lên nỗi niềm xúc động, thương cảm và
đồng cảm của Mỵ và A Phủ. Mỵ cứu A Phủ, còn nhân vật A Phủ :được Mỵ cứu sống đã rủ Mỵ: “đi với tôi” và
còn lẳng lặng đỡ Mỵ lao chạy xuống dốc. Mặt khác, nhà văn tin vào khả năng cách mạng của con người. Khi
Mỵ và A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài, đến Phiềng Sa thì lại rơi vào bọn giặc Tây ở đồn Bản Pe. A Phủ lại bị chúng
đánh đạp không thương tiếc, lưng đầy sẹo, cái roi tóc của cha mẹ để lại cho anh đã bị lũ lang sói cắt đi. Hai con
lợn nhỏ cũng bị giặc cướp mất. Ngọn lửa căm thù quân cướp nước và bọn thống trị phong kiến bùng cháy mạnh
mẽ. Được A Châu, cán bộ Đảng tìm đến giác ngộ kịp thời. A Phủ đã kết nghĩa anh em với A Châu. Lễ ăn thề
thiêng liêng kết nghĩa anh em giữa hai người cũng có nghĩa là giữa nhân dân và cách mạng. Từ đó vợ chồng A
Phủ không những làm rẫy làm lán bí mật mà còn biết tham gia trực tiếp vào công cuộc cách mạng. A Phủ trở
thành tiểu đội trưởng du kích cùng đồng đội bảo vệ quê hương. A phủ khẳng định một ý chí, một quyết tâm cao
đẹp qua lời bộc bạch dứt khóat với Mỵ: Đây không phải là Hồng Ngài! Đây là khu du kích Phiềng Sa, A Phủ là
tiểu đội trưởng du kích mà!. Thực ra đó là tiếng quat, anh quát để xua tan cái uy thế khủng khiếp của bố con nhà
Thống lý Pá Tra vẫn hãy còn ám ảnh Mỵ của anh. Mỵ cũng tìm đến cách mạng một cách dè dặt là vì vậy. Rồi
Mỵ và anh dũng cảm, hiên ngang cầm súng cùng với trai, gái bản H’mông hẻo lánh làm công tác “giữ đường
cho bộ đội”, giải phóng người H’mông, góp phần công sức đánh đổ chế độ phong kiến và bọn thực dân Pháp
xâm lược. Vậy nên, cuộc đấu tranh của vợ chồng A Phủ đã chuyển từ đấu tranh tự phát lên tự giác có sự dẫn
đường của Đảng.
Tóm lại, nhờ sự cấp độ của tư tưởng nhân đạo trên đây mà truyện Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài có sức
truyền cảm nghệ thuật cao. Cũng vì thế, đã gần nữa thế kỷ trôi qua, thiên truyện văn hãy còn đọng lại trong tâm
hồn những độc giả yêu văn, say văn sức sống rung, sức gợi sâu xa




×