TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
KHOA BẢO HIỂM
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LÝ THUYẾT BẢO HIỂM XÃ HỘI
Đề tài: Anh chị hãy phân tích và làm sáng tỏ hoạt động bảo
hiểm xã hội là dịch vụ công phi lợi nhuận.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy
Lớp:D9BH7
HÀ NỘI, 5 – 2015
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
KHOA BẢO HIỂM
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LÝ THUYẾT BẢO HIỂM XÃ HỘI
Đề tài: Anh chị hãy phân tích và làm sáng tỏ hoạt động bảo
hiểm xã hội là dịch vụ công phi lợi nhuận.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy
Lớp:D9BH7
HÀ NỘI, 5 – 2015
2
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
Bảo hiểm xã hội:
BHXH
Người lao động:
NLĐ
Người sử dụng lao động:
NSDLĐ
3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………….6
NỘI DUNG……………………………………………………………………..7
Phần I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ CÔNG PHI
LỢI NHUẬN…………………………………………………………………...7
1.1
1.2
1.3
Khái niệm BHXH…………………………………………………………..7
Các nguyên tắc cơ bản của BHXH………………………………………..7
Vai trò của BHXH.........................................................................................8
1.3.1 Đối với NLĐ……………………………………………………………………….8
1.3.2 Đối với NSDLĐ…………………………………………………………...8
1.3.3 Đối với xã hội ……………………………………………………………..8
1.4 Các nội dung cơ bản của BHXH..................................................................9
1.4.1 Đối tượng tham gia BHXH………………………………………………..9
1.4.2 Các chế độ BHXH………………………………………………………...9
1.4.3 Tài chính BHXH………………………………………………………….10
1.4.4 Quản lý BHXH…………………………………………………………...11
1.5 Dịch vụ công phi lợi nhuận……………………………………………….11
Phần II: PHÂN TÍCH LÀM SÁNG TỎ HOẠT ĐỘNG BHXH LÀ DỊCH VỤ
CÔNG PHI LỢI NHUẬN…………………………………………………….12
2.1. Trong đời sống xã hội…………………………………………………….12
2.2 Hoạt động tài chính BHXH dựa trên nguyên tắc cân đối thu – chi…...13
2.2.1 Các chế độ ngắn hạn……………………………………………………13
2.2.2
Các chế độ dài hạn…………………………………………………….14
4
2.3
Các khoản lợi nhuận từ đầu tư quỹ BHXH cũng như trợ cấp từ
BHXH không phải đóng thuế……………………………………………….15
Phần III: LIÊN HỆ THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG BHXH Ở VIỆT NAM….16
KẾT LUẬN.......................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................21
PHỤ LỤC..........................................................................................................21
MỞ ĐẦU
5
Bảo hiểm xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, công bằng và an toàn cho mỗi quốc gia trên thế giới.
Trong thế giới hiện đại, chính sách BHXH là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội.
Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của các tầng lớp dân cư.
Đồng thời, BHXH là nhân tố đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội trong nền
kinh tế thị trường.
Ở nước ta, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, BHXH được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm, được quy định trong Hiến Pháp, văn kiện của Đảng
và được ban hành Luật BHXH. Trong tiến trình phát triển đất nước , pháp luật về
BHXH của nước ta không ngừng được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với nền
kinh tế thị trường và xu hướng trên thế giới.
BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, nó không
mang mục đích lợi nhuận mà nó lại phục vụ cho nền kinh tế, đảm bảo thu nhập
cho người lao động và gia đình họ khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống
làm giảm hoặc mất thu nhập. Bản chất của BHXH là dịch vụ công phi lợi nhuận.
Với đề tài tiểu luận “ Hoạt động BHXH là dịch vụ công phi lợi nhuận” em sẽ
phân tích và làm sáng tỏ nhận định trên, đồng thời liên hệ thực tiễn hoạt động
BHXH Việt Nam.
Bài viết được chia làm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về BHXH và dịch vụ công phi lợi nhuận.
Phần II: Phân tích làm sáng tỏ hoạt động BHXH là dịch vụ công phi lợi nhuận.
Phần III: Liên hệ thực tế hoạt động BHXH ở Việt Nam
6
Do kinh nghiệm và kiến thức còn chưa nhiều nên bài viết của em còn nhiều
thiếu sót nên em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để rút kinh nghiệm
những lần sau. ( địa chỉ: )
NỘI DUNG
Phần I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ CÔNG PHI
LỢI NHUẬN.
1.1
Khái niệm BHXH.
Luật BHXH được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 đã xác
định “ BHXH là sự đảm bảo tay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ
khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Theo định nghĩa trên BHXH không bao hàm BHYT nhưng khi nghiên cứu
BHXH cần phải nghiên cứu BHYT.
1.2
Các nguyên tắc cơ bản của BHXH
- Mọi người đều có quyền tham gia và hưởng BHXH .
- Mức hưởng BHXH dựa trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm và chia
sẻ cộng đồng.
- BHXH thực hiện dựa trên cơ sở số đông bù số ít.
- Nhà nước thống nhất quản lý BHXH.
7
- BHXH phải kết hợp hài hòa thốg nhất các mục tiêu, các lưoij ích và phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
1.3 Vai trò của BHXH
1.3.1 Đối với NLĐ
BHXH có vai trò rất lớn đối với người lao động, đó là điều kiện cho người lao
động được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn, thai sản… Đồng thời
BHXH cũng là cơ hội cho mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những
khó khăn của các thành viên khác.
Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cá nhân,
giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn có nguồn dự phòng cần thiết chi
dùng khi già cả, mất sức lao động… Nhờ có BHXH mà cuộc sống của những
thành viên gia đình NLĐ, nhất là trẻ em, những người tàn tật… cũng được đảm
bảo an toàn.
1.3.2 Đối với NSDLĐ
BHXH giúp cho các tổ chức lao động, các doanh nghiệp, ổn định hoạt động
thông qua phân phối các chi phí cho NLĐ một các hợp lý. BHXH góp phần làm
cho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị ổn định sản xuất, kinh doanh được hoạt
động liên tục, hiệu quả, các bên của quan hệ lao động cũng gắn bó với nhau hơn.
BHXH tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có trách nhiệm với người
lao động, không chỉ trực tiếp sử dụng lao động mà còn trong suốt cuộc đời người
lao động, đến khi già yếu.
1.3.3 Đối với xã hội
8
BHXH có tác dụng đối với xã hội là việc tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao
tính cộng đồng xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gán bó giữa các thành
viên trong xã hội. Mặc dù , không nhằm mục đính kinh doanh lợi nhuận nhưng
BHXH là công cụ phân phối, sử dụng quỹ dự phòng hiệu quả nhất trong việc
giảm hậu quả rủi ro, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, khi đã trở thành một cấu phần cơ bản nhất trong hệ thống an sinh
xã hội, BHXH là cơ sở để phát triển các bộ phận an sinh xã hội khác.
BHXH còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia.
Hoạt động BHXH cũng góp phần vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thị
trường tài chính phong phú và kinh tế xã hội phát triển.
1.4 Các nội dung cơ bản của BHXH
1.4.1 Đối tượng tham gia BHXH
Trong BHXH, đối tượng tham gia chủ yếu là NLĐ và NSDLĐ. Người lao
động tham gia BHXH, đồng thời là người được hưởng bảo hiểm. Ngoài ra, thân
nhân của người tham gia BHXH cũng có thể được hưởng bảo hiểm trong một số
trường hợp nhất định, theo quy định của pháp luật. Nếu NLĐ tham gia quan hệ
lao động thuộc đối tượng BHXH bắt buộc thì NSDLĐ có nghĩa vụ phải tham gia
đóng phí bảo hiểm cho người lao động đó.
Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ ở khu vực phi kết cấu, Luật BHXH
đã quy định về hình thức BHXH tự nguyện.
1.4.2
Các chế độ BHXH
9
Các chế độ BHXH là hệ thống các quy định về mức hưởng của từng trường
hợp, điều kiện hưởng, mức hưởng và thời hạn hưởng cho người lao động khi họ
gặp phải những rủi ro thuộc từng phạm vi bảo hiểm. Tùy theo điều kiện, hệ
thống BHXH của mỗi nước có thể có các chế độ BHXH khác nhau trong số 9
chế độ mà Tổ chức Lao động quốc tế quy định. Hiện nay, pháp luật BHXH Việt
Nam quy định 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,
hưu trí và tử tuất.
Trong các chế độ BHXH, quy định đối tượng được thụ hưởng, các điều kiện
hưởng BHXH, mức hưởng và thời hạn được hưởng trợ cấp BHXH.
1.4.3 Tài chính BHXH.
Tài chính bảo hiểm xác nhận trách nhiệm đóng quỹ, hay còn gọi là đóng phí
BHXH.
Trong BHXH, quản lí tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng. Về nguyên tắc
chung, quỹ BHXH là quỹ cộng đồng, độc lập với ngân sách, thường do tổ chức
BHXH quản lý công khai, minh bạch, có giám sát của cơ chế ba bên, để đảm bảo
an toàn tài chính và được Nhà nước tuyên bố bảo trợ hoặc bù thiếu để không bị
phá sản. Ở Việt Nam, các chế độ BHXH ngắn hạn áp dụng mô hình quản lí tài
chính “ thu đến đâu chi đến đấy”. Các chế độ BHXH dài hạn áp dụng mô hình “
lập quỹ tồn tích dài hạn”.
Quỹ BHXH được hình thành bởi nhiều nguồn khác nhau: đóng góp của người
sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước… ; phần tăng thêm do bộ phận
nhàn rỗi tương đối của quỹ được tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động
sinh lợi; phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ về
10
BHXH. Ngoài ra, quỹ còn có các nguồn thu hợp pháp khác được pháp luật của
mỗi nước quy định.
Quỹ BHXH phải đảm nhận chi những khoản chủ yếu như: trả trợ cấp theo các
chế độ BHXH; chi phí cho bộ máy hoạt động BHXH chuyên nghiệp; chi phí bảo
đảm các cơ sở vật chất cần thiết và chi phí quản lý khác.
1.4.4 Quản lý BHXH.
Quản lý Nhà nước về BHXH bao gồm: lập pháp ( ban hành văn bản pháp luật
về BHXH ), hành pháp ( tổ chức thực hiện pháp luật về BHXH, thanh kiểm tra,
xử phạt vi phạm, giải quyết khiếu nại…) và tư pháp ( giải quyết tranh chấp, xét
xử vi phạm trong lĩnh vực BHXH)
Quản lý nghiệp vụ BHXH thường do các cơ quan thực hiện BHXH đảm
nhiệm. Ở Việt Nam, thiết lập một cơ quan BHXH thống nhất từ cấp trung ương
đến cấp địa phương để quản lý nghiệp vụ BHXH. Điều đó không những hỗ trợ
cho thị trường lao động có sự thống nhất mà còn có khả năng mở rộng phạm vi
bao phủ và thực hiện đồng bộ chính sách BHXH nói riêng và chính sách an sinh
xã hội nói chung. Theo mô hình này BHXH là cơ quan dịch vụ công, thuộc
Chính phủ, thực hiện pháp luật BHXH và quản lý, sử dụng quỹ BHXH theo quy
định.
1.5 Dịch vụ công phi lợi nhuận.
Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ lợi ích chung, thiết yếu, các quyền
và nghĩa vụ cơ bản của của tổ chức và công dân do Nhà nước trực tiếp thực hiện
hoặc chuyển giao cho đơn vị ngoài Nhà nước thực hiện nhằm thực hiện mục tiêu
đảm bảo hiệu quả, công bằng, không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Xét theo lĩnh vực
11
cung ứng dịch vụ thì dịch vụ công chia làm 3 loại: dịch vụ công trong lĩnh vực
sự nghiệp, dịch vụ hành chính công, dịch vụ công trong lĩnh vực công ích.
Phần II: PHÂN TÍCH LÀM SÁNG TỎ HOẠT ĐỘNG BHXH LÀ DỊCH VỤ
CÔNG PHI LỢI NHUẬN
2.1. Trong đời sống xã hội
Trong đời sống xã hội, BHXH được Nhà nước trực tiếp đứng ra quản lý hoặc
bàn giao cho các cơ quan thuộc Nhà nước đứng lên quản lý, thống nhất từ trung
ương đến cơ sở. Không có sự xuất hiện của bất kì một đơn vị kinh doanh bảo
hiểm nào như công ty, tập đoàn hay doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong khi đó, BHTM với mục đích lợi nhuận thì việc kinh doanh bảo hiểm
được thực hiện bởi sự vận hành của thị trường bảo hiểm với sự tham gia của
nhiều chủ thể như : doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm.
Nhà nước xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp Luật BHXH. Thanh
tra, kiểm tra thực hiện pháp Luật BHXH.
Để đảm bảo BHXH không bị ảnh hưởng bởi những biến động về kinh tế, xã
hội, đặc biệt là những biến động về tài chính Nhà nước bảo hộ, bảo trợ hoạt động
BHXH như bảo đảm giá trị quỹ BHXH, đảm bảo trợ cấp cho đối tượng thụ
hưởng, bảo hộ quỹ BHXH trong các hoạt động đầu tư.
Nhà nước thành lập tổ chức BHXH và quy định cụ thể các nghiệp vụ cho tổ
chức BHXH để thực hiện có hiệu quả các quy định trong văn bản pháp luật
BHXH đã ban hành và tập trung vào quản lý đối tượng ( đối tượng tham gia và
đối tuợng hưởng thụ), thực hiện thu – chi BHXH, thực hiện thanh tra, kiểm tra.
12
2.2 Hoạt động tài chính BHXH dựa trên nguyên tắc cân đối thu – chi.
BHXH hoạt động không vì mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận mà phục
vụ cho lợi ích xã hội, vì quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT.
Trong xác định phí BHXH nhằm cân đối quỹ, người ta dựa trên nguyên tắc
thu bù chi. Khi đó, người ta đưa ra một mức hưởng BHXH bình quân trước, sau
đó phí BHXH được xác định trên cơ sở dự báo nguồn thu và dự báo tổng chi.
Trên cơ sở dự báo đó và mức hưởng dự kiến người ta cân đối thu chi và suy ra
mức đóng phí BHXH cần thiết để cân bằng quỹ hàng năm. Mức đóng phí cần
thiết dự kiến hàng năm được tính toán mà thấp hơn mức đóng thực tế đang áp
dụng, có nghĩa là quỹ đang thặng dư và sau khi các khoản chi phí (nếu có) số
tiền nhàn rỗi còn lại có thể sử dụng cho đầu tư tăng quỹ.
Quỹ BHXH vận động thường xuyên do sự tác động của hoạt động thu nộp
BHXH, BHYT ( tạo lập quỹ) và chi trả các chế độ BHXH, BHYT ( sử dụng quỹ)
đầy đủ, kịp thời cho NLĐ. Đồng thời góp phần tạo nên những nguồn lực tài
chính cần thiết cho các khâu tài chính khác. Quỹ BHXH là quỹ độc lập với Ngân
sách Nhà nước, quỹ hoạt động theo cơ chế tài chính do Chính phủ ban hành và
đuợc quản lí tập trung, thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam, được thực
hiện hoạch toán riêng và cân đối thu – chi theo từng quỹ thành phần.
Phương thức cân đối thu – chi của các quỹ như sau.
2.2.1 Các chế độ ngắn hạn.
Cơ chế tài chính của các chế độ BHXH ngắn hạn là cơ chế thu đến đâu chi
đến đấy hoặc theo cơ chế đánh giá hàng năm.
13
Với cơ chế này, quỹ không có dự trữ. Các mức đóng góp của các chế độ được
xác định sao cho hàng năm, các mức đóng góp công thu nhập từ đầu tư tiền đóng
góp phải thỏa đáng để chi trả cho các chế độ và chi phí quản lý hàng năm
2.3.2
Các chế độ dài hạn
Các chế độ bảo hiểm dài hạn bao gồm hưu trí và tử tuất. Cơ chế tài chính đối
với chế độ dài hạn được phân thành 2 phương thức sau:
Đối với chương trình hưu trí có mức hưởng xác định.
-
+ Cơ chế thu đến đâu chi đến đó (chương trình PAYG thuần túy). Trong chương
trình này mức đóng sẽ được xác định sao cho một tập thể NLĐ sẽ đóng đủ mỗi
năm để chi trả lương hưu cho một tập thể người đang hưởng lương hưu của năm
đó với mức hưởng được xác định có sự tương quan với mức thu nhập trước đó.
+ Cơ chế bảo hiểm cân đối có mức thu nhập trước, một tỷ lệ đóng góp được thiết
lập sao cho qua một quãng thời gian quy định được cân đối ( ví dụ 10, 15, 20
năm) thu nhập do đóng góp, lãi suất từ quỹ dự trữ của hệ thống sẽ được thỏa
đáng chi phí cho các chế độ, chi phí hành chính. Tỷ lệ đóng góp được xác định
theo phần thu mong đợi ( từ phí bảo hiểm và thu nhập đầu tư) của hệ thống trong
thời kì cân đối và sẽ bằng chi phí mong đợi ( thu = chi). Khi mức đóng hiện hành
cộng với thu nhập từ đầt tư , không còn đủ để chi trả những chi phí hiện hành thì
mức đóng bảo hiểm tăng lên đến mức nhất định để đảm bảo cân đối trong thời kì
mới.
-
Đối với chương trình hưu trí có mức đóng xác định.
Mức đóng được thiết lập sao cho mỗi cá nhân có thể tích lũy một khoản tiền
đủ cho mức thu nhập lương hưu mong muốn sau này. Ở đây, mỗi thế hệ tự mình
14
cân đối quỹ cho tiền hưu trí của mình. Tỷ lệ đóng góp theo cơ chế này là tỷ lệ
được ấn định theo tỷ lệ phần trăm của thu nhập hàng năm làm căn cứ cho tính
phí bảo hiểm. Từ đó, trong một hệ tống BHXH dài hạn điển hình, mức chi trả
hàng năm đối với các chế độ BHXH dài hạn có tỷ lệ tăng dần theo thu nhập làm
căn cứ tính BH từ đó , tỷ lệ đóng góp được thiết lập ở mức độ đảm bảo cân đối
tài chính trong thời gian không hạn định giữa thu và chi của hệ thống.
Ở Việt Nam, hệ thống BHXH hoạt động theo nguyên tắc có mức hưởng xác
định trước.
So sánh với BHTM, với mục đích lợi nhuận của mình, các nhà cung cấp dịch
vụ bảo hiểm luôn có các yếu tố định phí rất linh hoạt, việc xác định số bồi
thường hoặc chi trả bảo hiểm dựa trên nhiều nguyên tắc, phương pháp khác nhau
để luôn đảm bảo nguyên tắc thu lớn hơn chi.
Như vậy, hoạt động tài chính BHXH dựa trên nguyên tắc cân đối thu, không
có khoản lợi nhuận nào, về tay đối tượng nào. Tất cả đều phục vụ cho đời sống
NLĐ và cho phát triển kinh tế.
2.3 Các khoản lợi nhuận từ đầu tư quỹ BHXH cũng như trợ cấp từ BHXH
không phải đóng thuế.
Mặc dù, mục tiêu hoạt động của BHXH là phi lợi nhuận, nhưng để đảm bảo
chi trả cho người thụ hưởng không chỉ hiện tại mà còn tương lai, quỹ không
những phải bảo toàn giá trị mà còn phải tăng trưởng để đáp ứng yêu cầu này.Vì
vậy đầu tư quỹ BHXH chưa sử dụng là cần thiết, để tránh lãng phí nguồn lực,
đồng thời tăng thu, bảo toàn và phát triển quỹ BHXH. Lợi nhuận thu được từ các
hoạt động đầu tư quỹ BHXH phải được tiếp tục tái đầu tư và một phần bù đắp
những khoản tăng thêm của các chi phí BHXH
15
Nhà nước có những chính sách đầu tư và cơ chế giám sát đầu tư chặt chẽ
( quy định tỷ lệ được đầu tư, chỉ định lĩnh vực đầu tư, bảo hộ quy trình đầu tư…)
Đầu tư quỹ hầu như chỉ được giới hạn trong phạm vi mua trái phiếu, tín phiếu ,
công trái kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại quốc doanh, cho vay đối
với ngân sách nhà nước và quỹ đầu tư phát triển. Các hoạt động đầu tư này có rủi
ro thấp, mức lãi suất không cao. Nhà nước hỗ trợ tài chính cho quỹ BHXH trong
trường hợp quỹ bị thâm thủng vì những lý do bất khả kháng.
Hoạt động đầu tư quỹ BHXH cũng phải tuân thủ hài hòa 2 mục tiêu là lợi
nhuận và phục vụ cộng đồng.
Các dự án đầu tư quỹ BHXH không bị Nhà nước đánh thuế hoặc chịu thuế
thấp.
Các khoản thu nhập từ BHXH cũng không phải chịu thuế. Theo quy định
NLĐ có mức thu nhập trên 9 triệu đồng/ tháng là mức khởi điểm chịu thuế thu
nhập cá nhân. Tuy nhiên, đối với người được hưởng lương hưu hàng tháng do
BHXH chi trả theo Quy định luật BHXH, tiền lương hưu nhận được từ các sản
phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện mà trên mức khởi điểm nộp thuế thu nhập cá
nhân vẫn không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Phần III: LIÊN HỆ THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG BHXH Ở VIỆT NAM
Tại Việt Nam, quản lý BHXH bao gồm hai nội dung cơ bản là quản lý Nhà
nước về BHXH và quản lý nghiệp vụ BHXH.
Theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 về việc ban hành Điều
lệ BHXH theo đó Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về BHXH. Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ: xây dựng và trình ban hành pháp
16
luật về BHXH theo thẩm quyền; hướng dẫn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
BHXH. Tổ chức “BHXH Việt Nam” là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có
chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH và quản lý quỹ BHXH theo quy
trình pháp luật.
Tổ chức quản lý sự nghiệp BHXH bao gồm: Hội đồng quản lý BHXH Việt
Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo, giám sát và quan sát thực hiện chế độ, chính sách và thu, chi, quản lý sử
dụng quỹ BHXH của BHXH Việt Nam.
Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam gồm đại diện lãnh đạo Bộ La động –
Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và các thành
viên khác do Chính phủ quy định.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thực
hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm
xã hội theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung
thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có :
1. Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố
trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam: có chức năng giúp Tổng giám đốc tổ chức
thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (gọi chung là bảo hiểm xã hội) trên địa bàn tỉnh.
17
3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm xã hội huyện, quận,
thị xã, thành phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh: chức năng giúp Giám đốc Bảo
hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội và
quản lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau 20 năm ngày thành lập, đến nay BHXH Việt
Nam đã phủ khắp 63 tỉnh và thành phố.
Đến hết năm 2014 đã có 11,37 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, tăng
hơn 9 triệu người so với năm 1995 và tăng hơn 4,67 triệu người so với năm 2006
(năm đầu tiên thực hiện Luật BHXH); khoảng 64,8 triệu người người tham gia
BHYT; trên 9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Hàng năm, BHXH Việt nam lập kế hoạch tài chính ( kế hoạch thu – chi, kế
hoạch đầu tư).
Quỹ BHXH bắt buộc, quỹ BHXH tự nguyện, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ
BHYT được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật BHXH, Luật BHYT và
các văn bản hướng dẫn; được hạch toán độc lập và cân đối thu – chi theo từng
quỹ.
BHXH Việt Nam luôn đảm bảo số thu hàng năm, giảm nợ đọng; chế độ,
chính sách BHXH, BHYT được giải quyết kịp thời, đúng quy định; việc quản lý
tài chính và chi trả chế độ BHXH, BHYT được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo an
toàn, thuận tiện; quỹ BHYT tiếp tục được cân đối và có kết dư để dự phòng. Cụ
thể số thu và chi hàng năm của BHXH, BHYT như sau:
18
Bảng 1: Cân đối Quỹ BHXH giai đoạn 2012- 2015
Năm
2012
2013
2014
Thu ( tỷ đồng)
137.454,5
164.387
198.186
Chi ( tỷ đồng)
127.663,4
157.871,9
184.868
Tỷ lệ chi/ thu
92,88%
96,04%
93,28%
Tỷ lệ số chi trên số thu có chiều hướng tăng lên. Đặc biệt, năm 2014 tỷ lệ này
tăng mức đóng vào quỹ từ năm 2014 tăng 2% theo quy định và số người tham
gia tăng.
Theo quy định thì quỹ BHXH của Nhà nước không được kết dư, tuy nhiên,
nếu quản lý tốt và hàng năm còn thừa tiền thì được phép sử dụng số tiền đó chi
vào việc xây dựng thêm các sự nghiệp BHXH. Đến hết năm 2014, số dư quỹ
BHXH lũy kế là trên 369.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo các cơ quan kiểm toán dự
báo về tình hình cân đối quỹ thì:
-
Quỹ hưu trí tử tuất đến năm 2023 sẽ thu bằng chi và đến năm 2037 là bắt đầu
-
bội chi quỹ.
Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau thai sản do mức chi
-
hàng năm thấp ( khoảng 12%) nên đến năm 2050 quỹ này vẫn có kết dư.
Quỹ BHXH tự nguyện đến năm 2041 thì cân bằng thu chi, đến năm 2053 thì
-
bội chi.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp dự báo đến 2020 số thu bằng số chi, đến năm 2021
mất cân đối thu – chi trong năm, nhưng quỹ vẫn tồn tại đến năm 2050. Như
vậy dự báo đến 2050 quỹ bảo hiểm thất nghiệp vẫn tự cân đối được.
Tại Việt Nam, cơ chế đầu tư quỹ BHXH chịu sự giám sát chặt chẽ của Nhà
nước. Cụ thể Nhà nước quy định tỷ lệ được đầu tư, chỉ định lĩnh vực đầu tư, bảo
hộ quy trình đầu tư…
Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam quy định việc đầu tư theo các hình thức
sau đây:
19
-
Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của Ngân hàng thương
-
mại Nhà nước.
Cho ngân sách Nhà nước, ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng phát
-
triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay
Đầu tư các công trình kinh tế trọng điểm của quốc gia, một số dự án có nhu
-
cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Các hình thức đầu tư khác do Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam quy định.
Số tiền sinh lời thực thu hàng năm cũng được quy định sử dụng như sau:
-
Trích 2% lập quỹ dự phòng rủi ro để quản lý, bù đắp rủi ro do những nguyên
-
nhân khách quan trong hoạt động đầu tư.
Phần còn lại được phân bổ vào các quỹ bảo hiểm theo tỷ lệ vốn kết dư bình
quân của từng quỹ
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH, trong năm 2014, ước số lãi thu được từ
đầu tư của Quỹ BHXH lên đến 25.550 tỉ đồng. Trong đó, lãi ngân sách nhà nước
trả là 17.200 tỉ đồng, lãi trái phiếu chính phủ là 3.988 tỉ đồng, lãi đầu tư vào dự
án thủy điện Lai Châu 814 tỉ đồng, lãi cho các ngân hàng vay là 3.061 tỉ đồng,
lãi đầu tư tự động và lãi khác 487 tỉ đồng. Tính đến hết năm 2014, số dư đầu tư
của quỹ là 369.529,3 tỉ đồng.
Nhìn chung, hoạt động đầu tư quỹ BHXH đảm bảo đúng quy định, an toàn
và có khả năng thu hồi được khi cần thiết. Tuy nhiên, công tác đầu tư quỹ bảo
hiểm xã hội trong thời gian vừa qua chưa thật hiệu quả, quỹ bảo hiểm xã hội
chưa bảo toàn được giá trị: Lãi thu được từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ
BHXH thấp hơn chỉ số lạm phát.
KẾT LUẬN
Với bản chất mang tính xã hội, nhằm giải quyết các nhu cầu xã hội, không
nhằm mục đích kinh doanh; luôn luôn nhắm vào đối tượng quan trọng nhất của
20
xã hội là lực lượng lao động; BHXH đã hoạt động để mang lại lợi ích cho NLĐ,
NSDLĐ và toàn bộ nền kinh tế. Và với phân tích ở trên đã minh chứng, hoạt
động BHXH phải và đang là dịch vụ công phi lợi nhuận.
Qua bài tiểu luận này, em đã nhìn ra được bản chất của BHXH, từ đó có
những định hướng cho việc học tập, nghiên cứu sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Tài chính,
2.
2007.
Giáo trình Bảo hiểm xã hội, Giáo trình Bảo hiểm xã hội, Trường đại học
Lao động – Xã hội, NXB Lao động – Xã hội.
PHỤ LỤC
Bảng 1: Cân đối Quỹ BHXH giai đoạn 2012- 2015 ( trang 19).
21
22