Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Giải phẫu học TDTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.04 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tiến só. Nguyễn Đăng Chiêu

BÀI GIẢNG

GIẢI PHẪU HỌC
THỂ DỤC THỂ THAO
( Dành cho sinh viên Đại học khoa GDTC )

( Lưu hành nội bộ )
TP. HCM. 2005


LỜI NÓI ĐẦU.
Môn giải phẫu học thể dục thể thao là môn học cơ sở cho các sinh
viên trường đại học thể dục thể thao và các sinh viên thuộc khoa giáo dục
thể chất của trường đại học sư phạm ở nước ta. Môn học này nhằm trang
bò những kiến thức cơ bản về giải phẫu học thể dục thể thao, cụ thể về
hình thái, cấu trúc của các cơ quan vận động, những thay đổi của chúng
trong từng động tác và ảnh hưởng của động tác lên các cơ quan của cơ
thể. Trên cơ sở hiểu biết đó, các giáo viên thể dục thể thao và huấn luyện
viên sẽ vận dụng những kiến thức cơ bản của môn học giải phẫu để xây
dựng các giáo án tập luyện cho môn học giáo dục thể chất và các bài tập
huấn luyện thể thao để nâng cao trình độ tập luyện, thành tích thể thao.
Ngoài ra, trong công tác nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, vấn đề
tuyển chọn năng khiếu thể dục thể thao, tuyển chọn vận động viên các
môn thể thao đòi hỏi phải nghiên cứu hình thái, cấu trúc các cơ quan của
vận động viên trong kiến thức lónh vực giải phẫu học.
Để đáp ứng với mục đích trên. Qua những năm nghiên cứu và giải
phẫu đại thể trên nhiều tử thi cùng tham khảo các tài liệu của các tác giả:
cố PGS Nguyễn Quang Quyền; Frank H. Netter. MD, chúng tôi cố gắng


soạn thảo cuốn “ Bài giảng giải phẫu học thể dục thể thao” để làm tài
liệu cho sinh viên khoa giáo dục thể chất học tập và tham khảo cho các
môn học khác có liên quan.
Dù sao, cuốn sách này không tránh khỏi những sai sót trong biên
soạn, chúng tôi mong các bạn đồng nghiệp cùng tất cả các bạn sinh viên
đóng góp ý kiến để cuốn sách bài giảng này ngày được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 – 04 – 2005.
Tiến só. Nguyễn Đăng Chiêu


MỤC LỤC
Lời nói đầu
PHẦN MỞ ĐẦU:
Chương I - HỆ XƯƠNG – KHỚP
A. Đại cương về hệ xương – khớp.
B. Xương - khớp chi trên
Xương chi trên
I. Đai vai
II. Xương cánh tay
III. Xương quay
IV. Xương trụ
V. Xương cổ tay
VI. Xương đốt bàn tay
VII. Xương ngón tay
VIII. Xương vừng
Khớp chi trên
I. Khớp vai
II. Khớp khủy
III. Khớp quay trụ dưới

IV. Khớp quay cổ tay
C. Xương – khớp chi dưới.
Xương chi dưới.
I. Xương chậu
II. Xương đùi
III. Xương bánh chè
IV. Xương chày
V. Xương mác
VI. Xương bàn chân
Khớp chi dưới.
I. Khớp hông
II. Khớp gối
III. Khớp chày - mác
IV. Khớp bàn chân

Trang

06
11
11
17
17
17
19
22
22
24
24
24
26

27
27
29
29
32
36
36
36
38
40
40
41
42
45
45
47
50
50


D. Xương - khớp đầu mặt
I. Khối xương sọ
II. Khối xương mặt
III. Khớp thái dương – hàm dưới
E. Các xương – khớp của thân
I. Các xương của thân
II. Các khớp của thân
F. Hoạt động thể thao làm thay đổi cấu trúc xương - khớp
Chương II - HỆ CƠ
A. Đại cương về hệ cơ

B. Cơ chi trên
C. Các cơ chi dưới
D. Các cơ đầu – mặt - cổ
E. Các cơ thân mình – cơ hoành
F. Hoạt động thể thao làm thay đổi cấu trúc cơ
G. Các cơ – khớp tham gia vận động các môn thể thao khác nhau
Chương III - HỆ TIM MẠCH
I. Tim
II. Động mạch
III. Tónh mạch
IV. Mao mạch
V. Bạch huyết
VI. Chức năng hệ tuần hoàn
VII. Hoạt động thể thao làm thay đổi cấu trúc tim
Chương IV – HỆ HÔ HẤP
I. Mũi
II. Hầu
III. Thanh quản
IV. Khí quản
V. Phổi
VI. Giải phẫu chức năng hô hấp
VII. Hoạt động thể thao làm thay đổi hệ hô hấp
Chương V – HỆ NỘI TIẾT
I. Tuyến yên
II. Tuyến giáp
III. Tuyến cận giáp
IV. Tuyến thượng thận
V. Tuyến tụy

53

53
58
60
64
64
75
78
79
79
82
99
116
123
135
137
163
163
173
173
174
174
174
175
177
177
178
179
180
181
188

189
191
192
193
194
196
198


VI. Tuyến sinh dục
VII. Tuyến tùng
VIII. Tuyến ức
IX. Hoạt động thể thao ảnh hưởng đối với hệ nội tiết
Chương VI – HỆ THẦN KINH
I. Đại cương về hệ thần kinh
II. Các phần của hệ thần kinh
III. Cơ sở giải phẫu hệ thần kinh
IV. Sự dẫn truyền
V. Các đường dẫn truyền thần kinh
VI. Phản xạ, cung phản xạ
VII. Hoạt động thể thao làm ảnh hưởng đối với hệ thần kinh
Chương VII – HỆ TIÊU HÓA
I. Đại cương hệ tiêu hóa
II. Sơ lược cấu tạo hệ tiêu hóa
III. Giải phẫu chức năng hệ tiêu hóa
IV. Điều hoà làm việc các tuyến tiêu hóa
Chương VIII. HỆ BÀI TIẾT
I. Thận
II. Niệu quản
III. Bàng quang

IV. Niệu đạo
V. Tuyến mồ hôi
VI. Hoạt động thể thao ảnh hưởng đối với hệ bài tiết
Tài liệu tham khảo

200
204
205
205
208
208
208
213
214
215
215
218
219
219
219
221
222
224
224
226
227
228
229
230
232



PHẦN MỞ ĐẦU.

GIẢI PHẪU HỌC TDTT
I. Đònh nghóa và đối tượng nghiên cứu của giải phẫu học.
Giải phẫu học ( Anatomia ) là môn khoa học nghiên cứu hình thái và cấu
trúc của cơ thể, mối liên quan của các bộ phận trong cơ thể với nhau cũng như
tương quan của toàn cơ thể với môi trường sống. Giải phẫu cơ thể người, nghiên
cứu hình thái, cấu trúc cơ thể người và các cơ quan khác nhau của cơ thể.
Giải phẫu học là một môn học hình thái thuộc sinh học. Trong sinh học có
hai ngành: ngành hình thái bao gồm các môn học về hình thái cấu trúc cơ thể
như giải phẫu học, mô học, phôi học, nhân chủng học v.v... và ngành sinh lý bao
gồm các môn học về chức năng của cơ thể như sinh lý học, sinh hóa học.v.v...
Giải phẫu học là cơ sở của các môn học khác trong lónh vực y học như mô
học, phôi học, sinh lý học, sinh hóa học, giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh...
Giải phẫu học thể dục thể thao chú trọng vào hình thái, cấu trúc các cơ quan
vận động, những thay đổi của chúng trong từng động tác và ảnh hưởng của các
động tác thể dục thể thao lên các cơ quan của cơ thể. Đó là một phần của môn
giải phẫu chức năng và được giảng dạy chủ yếu trong các trường đại học thể
dục thể thao.
Vì thế, trong lónh vực thể dục thể thao, môn giải phẫu học có vai trò vô cùng
quan trọng, ngoài mục đích nắm vững cấu trúc cơ thể vận động viên và người
tập luyện nói chung, mà trên cơ sở đó nắm được quy luật biến đổi sinh lý trong
quá trình huấn luyện vì trong quá trình huấn luyện, cơ thể vận động viên có sự
thay đổi hình dạng của các cơ quan. Trong công tác nghiên cứu khoa học thể
dục thể thao, vấn đề tuyển chọn năng khiếu thể thao, tuyển chọn vận động viên
các môn thể thao đòi hỏi phải nghiên cứu hình thái của vận động viên trong
kiến thức lónh vực giải phẫu học.
II. Lòch sử phát triển giải phẫu học.

Giải phẫu học phát triển từ lâu đời. Tuỳ theo sự tiến bộ của ngành vật lý
học, ta có thể chia lòch sử phát triển của giải phẫu học thành 4 thời kỳ.
- Thời kỳ giải phẫu thô sơ bằng trực giác và trí tưởng tượng: Môn khoa học
giải phẫu được nghiên cứu từ cổ Hy Lạp, các tác giả có những công trình
nghiên cứu chưa có hệ thống, song trải qua nhiều thời kỳ lòch sử như
Grôtônsli (gần 500 năm trước công nguyên) Hypocrát (460 – 377 trước
công nguyên) Galiăng (130 – 251) sau công nguyên


Thời kỳ giải phẫu đại thể bằng mắt thường: Vào thời kỳ phục hưng thế
kỷ XVI – XVII Leonardo de Vinci (sáng lập giải phẩu tạo hình), A
Vesalius (sáng lập giải phẫu mô tả, cách mạng trong giải phẫu học), W
Harvey (giải phẫu chức năng, phát minh ra hệ thống tuần hoàn)
- Thời kỳ giải phẫu vi thể nhìn bằng kính hiển vi quang học: Vào thế kỷ
XVIII – đầu XX, thời kỳ phát triển tư bản chủ nghóa: La Metrie,
Morgagni (thuyết cấu tạo cơ thể máy móc), Schwann, Wirchow (thuyết tế
bào), Linné, Lamark, ĐacUyn, Engels (thuyết tiến hóa), Weissmann,
Mendel, Morgan (thuyết di truyền)
- Thời kỳ giải phẫu bằng siêu vi và phân tử, nhìn bằng kính hiển vi điện tử:
Từ đầu thế kỷ XX đến nay. Thời kỳ tư bản chủ nghóa và phát triển xã hội
chủ nghóa. Những phát hiện mới về cấu trúc của tế bào, acide nucleique,
protéine, mạng lưới nguyên sinh chất, màng lưới nguyên sinh chất, màng
tế bào……. Những đóng góp mới của giải phẫu đại thể về ứng dụng y
học, nhân chủng, phát triển và chức năng.
III- Nội dung và phạm vi của giải phẫu học.
Trước kia, khoa học chưa phát triển, giải phẫu học nghiên cứu chủ yếu bằng
phương tiện phẫu tích xác và mô tả các chi tiết nhìn thấy bằng mắt thường. Đó
là giải phẫu học theo nghóa hẹp, ngày nay gọi là giải phẫu học đại thể. Nhờ tiến
bộ của khoa học nói chung như vật lý, hóa học, toán học, giải phẫu học đã trở
thành một môn hình thái học. Gọi là giải phẫu học theo nghóa rộng. Tuỳ theo

mục đích nghiên cứu, mức độ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu mà người
ta chia ra nhiều môn giải phẫu khác nhau.
1- Theo mục đích nghiên cứu:
- Giải phẫu y học: Phục vụ cho các môn học cơ sở cũng như lâm sàng của
y học để đào tạo những người thầy thuốc. Đối tượng học giải phẫu ở các
trường Đại học y khoa.
- Giải phẫu nhân chủng học: Nghiên cứu các đặc điểm giải phẩu đặc
trưng riêng của từng quần thể người còn đang sống trên trái đất cũng như
các di cốt cổ xưa nhằm làm sáng tỏ quá trình phát triển và tiến hóa của
loài người cũng như nguồn gốc của loài người. Đối tượng học giải phẫu
trong trường đại học tổng hợp và trường y.
- Giải phẫu học mỹ thuật: Chuyên nghiên cứu hình thát và tầm vóc của
cơ thể người ở các lứa tuổi, các dân tộc, trong các tư thế khác nhau nhằm
mục đích sáng tác được chân thực của tác phẩm điêu khắc và hội hoạ.
Đó là môn” giải phẫu bề mặt” và là đối tượng nghiên cứu giải phẫu của
các trường mỹ thuật.
-


Giải phẫu học thể dục thể thao: Chú trọng về hình thái, cấu trúc các cơ
quan vận động, những thay đổi của chúng trong từng động tác và ảnh
hưởng của động tác lên cơ quan cơ thể. Đó là một phần của môn giải
phẫu chức năng, được giảng dạy ở các trường Đại học thể dục thể thao.
- Giải phẫu nhân trắc học: Chuyên đo đạc các kích thước của các đoạn
thân thể, tìm tỷ lệ và mối tương quan giữa các đoạn đó nhằm phục vụ sản
xuất các máy móc, dụng cụ và tư liệu sinh hoạt phù hợp với tầm vóc cơ
thể từng loại người sử dụng.
- Giải phẫu học so sánh: Nghiên cứu giải phẫu so sánh từ động vật thấp
đến cao nhằm mục đích tìm ra các quy luật tiến hóa từ động vật đến loài
người. Đó là môn giải phẫu tiến hóa.

2- Theo mức độ nghiên cứu:
- Giải phẫu học đại thể: Nghiên cứu các chi tiết giải phẫu bằng mắt
thường hoặc bằng kính lúp.
- Giải phẫu học vi thể: Nghiên cứu hình thái và cấu trúc cơ thể ở mức độ
vi thể của tế bào bằng kính hiển vi quang học. Gọi là mô học.
- Giải phẫu học siêu vi và phân tử: Nhiều kính hiển vi điện tử hiện nay
có thể phát hiện được khoảng cách hai vật tới 1 hoặc 2 angstrong.
3- Theo phương pháp:
Có nhiều cách trình bày giải phẫu học khác nhau:
- Giải phẫu học chức năng: Ngày nay, nghiên cứu giải phẫu không phải
chỉ trên xác chết đơn thuần, cũng không phải chỉ nghiên cứu hình thể và
cấu tạo cơ thể một cách độc lập không liên quan gì tới chức năng của
chúng Hình thái và chức năng là hai mặt thống nhất của một bộ phận.
Chức năng nào có cấu tạo ấy và ngược lại, cấu tạo ra sao thì sẽ làm được
chức năng như vậy.
- Giải phẫu học phát triển xem xét hình thái con người không phải ở một
thời điểm nhất đònh mà nghiên cứu sự thay đổi của các hình thái ở các
giai đoạn phát triển khác nhau, từ khi là một cái trứng thụ tinh cho tới khi
già và chết đi. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Hình thái và
cấu trúc của con người trong từng giai đoạn phát triển có khác nhau.
- Giải phẫu học hệ thống trình bày cơ thể theo từng hệ thống các cơ quan
làm chung một chức năng nhất đònh.
- Giải phẫu từng vùng: Đây là một dạng khác của giải phẫu hệ thống.
Thay vì học từng hệ thống toàn cơ thể, người ta nghiên cứu hệ thống từng
vùng của cơ thể. Cơ thể được chia ra từng vùng lớn như: Chi trên, chi
dưới, đầu- mặt- cổ, ngực- bụng.
-


Giải phẫu học đònh khu: Danh từ đònh khu đồng nghóa với danh từ từng

vùng. Tuy nhiên theo quy ước, giải phẫu đònh khu chú ý nhiều hơn đến
liên quan của các thành phần trong từng lớp từ nông đến sâu. Đây chính
là giải phẫu phục vụ cho ngoại khoa.
- Giải phẫu học bề mặt: Nghiên cứu chủ yếu hình thể lồi lõm ở bề mặt
mọi tư thế của cơ thể.
- Giải phẫu học X quang: Bao gồm cả giải phẫu nội soi và giải phẫu
nhấp nháy bằng phóng xạ cắt lớp hoặc hình ảnh cộng hưởng từ hoặc siêu
âm. Những hình dạng giải phẫu trên đều khác với hình ảnh giải phẫu
bằng mắt thường.
IV- Nguyên tắc đặt tên trong giải phẫu học.
Giải phẫu học là một môn học mô tả, vì vậy phải có một số nguyên tắc
để đặt tên cho một chi tiết giải phẫu. Những nguyên tắc chính là:
- Lấy tên các vật có trong tự nhiên để đặt cho các chi tiết giống như các
vật tự nhiên ấy. Ví dụ như xương thuyền, xương ghe, xương bướm….
- Đặt tên theo dạng hình học: Ví dụ như chỏm, soan, cầu, thang….
- Đặt tên theo chức năng của nó: Ví dụ như cơ dạng, cơ khép, cơ sấp, cơ
duỗi….
- Theo nguyên tắc nông sâu: Ví dụ như cơ gấp nông, cơ gấp sâu.
- Theo vò trí tương quan với ba mặt phẳng trong không gian. Ba mặt phẳng
là:
• Mặt phẳng đứng dọc: nằm theo chiều trước sau. Trong các mặt
phẳng đó có một mặt phẳng nằm chính giữa phân chia cơ thể ra
làm hai nửa: nửa phải và nửa trái. Đó là mặt phẳng dọc giữa
• Mặt phẳng đứng ngang( còn gọi là mặt phẳng trán) đứng thẳng
theo chiều ngang từ bên nọ sang bên kia. Các mặt phẳng này chia
cơ thể thành phía trước (hay bụng) và phía sau (hay lưng).
• Mặt phẳng nằm ngang: là các mặt phẳng cắt ngang qua cơ thể.
Từ ba mặt phẳng, người ta sử dụng các tên gọi sau:
- Trên và dưới: Trên nếu gần phía đầu và dưới nếu gần phía đuôi. Riêng
đối với bàn chân thì mặt trên là “mặt mu” và mặt dưới là “mặt gan”.

- Trước và sau: Trước là phía bụng và sau là phía lưng. Riêng đối với bàn
tay thì mặt trước gọi là “ mặt gan”, mặt sau gọi là “ mặt mu”.
- Trong và ngoài: Trong và ngoài dùng theo nghóa thông thường, ví dụ: da
ở ngoài cơ và cơ ở ngoài xương. “trong” có thể thay thế bằng từ “giữa”
nếu nó gần đường giữa cơ thể hơn và “ngoài” thay bằng “bên” nếu nó ở
rìa xa đường giữa cơ thể hơn. Nhưng người ta thường dùng từ “ giữa” để
chỉ một cấu trúc nằm giữa hai cấu trúc khác. Riêng đối chi trên thì
-


-

“trong” còn gọi là “ trụ” và “ ngoài” còn gọi là “ quay”. Đối với chi dưới
thì “trong” còn gọi là “ chày” và “ ngoài” còn gọi là “mác”
Danh từ “ dọc” và “ngang”. Dọc là theo chiều trục lớn, “ngang” là thẳng
góc với trục đó. Còn “phải”. “ trái” là để chỉ hai nửa đối xứng nhau qua
đường giữa.


CHƯƠNG I.

HỆ XƯƠNG - KHỚP

A. ĐẠI CƯƠNG HỆ XƯƠNG – KHỚP.
I- Đại cương về hệ xương:
Bộ xương người có: 206 xương, đa số là xương chẳn, gồm:
• Các xương trục:
- Xương sọ và xương mặt (ossa cranii, ossa faciei) 23 xương.
- Cột sống (columna vertebralis): 26 xương
- Xương lồng ngực (thorax): 25 xương.

• Các xương phụ:
- Xương chi trên (ossa membri superioris): 64 xương.
- Xương chi dưới (ossa membri inferioris): 62 xương.
- Xương nhỉ (ossicula auditus): 6 xương
Ngoài ra còn có một số xương vừng ở trong các gân cơ và những xương
bất thường khác.
1- Cấu tạo của hệ xương:
1. 1. Phân loại:
• Về phương diện hình dáng có thể chia xương thành các loại sau:
- Xương dài (os longum) như xương trụ, xương cánh tay.
- Xương ngắn (os breve) như xương cổ tay, cổ chân
- Xương dẹt (os planum) như xương vai, xương ức, xương vòm sọ
- Xương hình bất đònh như xương hàm trên, xương thái dương, xương sàng.
- Xương vừng (ossa sesamoidea) là các xương nằm trong gân cơ hay bao
khớp như xương bánh chè.
• Về phương diện mô học: dựa vào cách tạo xương, có thể chia hệ
xương thành 2 loại.
- Xương cốt mạc hay xương màng do màng xương tạo ra.
- Xương Havers hay xương sụn do tủy tạo cốt tạo ra. Có 2 loại xương
Havers.
+ Xương Havers đặc được cấu tạo bởi những hệ thống Havers. Đó là
những khối xương hình trụ tạo thành bởi những lá xương đồng tâm quây
quanh một ống gọi là ống Havers, ống Havers là đường đi của mạch máu
trong xương.
+ Xương Havers xốp là xương có những hốc tuỷ lớn thông với nhau, ngăn
cách nhau không hoàn toàn bởi một ít lá xương.


1. 2. Hình thể ngoài:
Trên xương có những chỗ lồi lõm. Các chỗ lồi lõm được chia làm 2 loại

sau:
-

Loại tiếp khớp (Facies articularis) . Loại tiếp khớp lõm được gọi là ổ
chảo hay ổ cối; loại lồi là chỏm, lồi cầu hay ròng rọc. Các diện khớp
được phủ bởi sụn khớp ( cartilago articularis) còn gọi là sụn bọc.
- Loại không tiếp khớp. Chỗ lồi gọi là lồi, mỏm, u, gai, mào…Chỗ lõm là
hố, rãnh, khe, ống, khuyết…
Nơi lồi thường là chỗ cơ bám, nơi lõm là do gân cơ, mạch máu hay thần
kinh tạo nên khi đi sát xương. Ngoài một số xương sọ mặt, có các hốc xương
gọi là xoang hay hang, Các hốc này làm nhẹ đầu và là hòm cộng hưởng để
tiếng nói vang xa.
1. 3. Cấu trúc đại thể:
• Cấu trúc xương dài: Cấu trúc xương dài nói chung gồm một thân
xương (diaphysis) hình ống và hai đầu phình to ra gọi là đầu xương
(epiphysis)
- Thân xương: Thân xương được cấu tạo bởi chất xương đặc (substantia
compacta) được bọc trong màng xương (periosteum), ở giữa có một hốc gọi
là buồng tủy (cavum medullare). Cắt ngang thân xương chúng ta thấy lần
lượt các lớp sau.
- Màng xương: dày không quá 2mm, gồm 2 lớp: lớp ngoài có nhiệm vụ
che chở chứa các đầu tận cùng của thần kinh cảm giác; lớp trong nằm sát
và bám chặt vào xương, có chứa các tế bào có khả năng sinh xương ( tạo
cốt bào). Đây là lớp quan trọng cho sự phát triển và tái tạo xương. Cả 2
lớp đều có lỗ cho mạch máu đi qua.
+ Lớp ngoài ( hệ thống cơ bản ngoài) của chất xương đặc gồm những lá
xương cốt mạc đồng tâm mà trục thì trùng với trục thân xương.
+ Lớp giữa của chất xương đặc cấu tạo chủ yếu bởi xương Havers đặc
xen kẽ với những mẫu hệ thống Havers trung gian và hệ thống cốt mạc trung
gian.

+ Hệ thống cơ bản trong ( lớp trong) của chất xương đặc gồm một ít lá
xương đồng tâm mà trục trùng với trục thân xương do tủy tạo cốt tạo ra.
+ Buồng tủy chứa tuỷ xương
- Đầu xương:Phần trung tâm đầu xương rất dầy là xương Havers, phần
ngoài vi mỏng là xương cốt mạc. Tại diện khớp: xương cốt mạc được thay
bằng sụn khớp. Đầu xương cũng được bọc trong màng xương trừ ở diện
khớp.
• Cấu trúc xương ngắn: Tương tự như cấu trúc đầu xương dài.


Cấu trúc xương dẹt và xương khó đònh hình: Các xương vòm sọ
được cấu tạo bởi 2 lớp xương đặc gọi là bản (diploe), ở giữa 2 lớp là
xương Havers xốp. Màng xương chỉ phủ ở mặt ngoài của bản ngoài .
Một số xương khó đònh hình có những xoang (sinus) hay hang không khí
(antrum) nên còn được gọi là xương có hốc khí (os pneumaticum)
1. 4. Cấu trúc vi thể: Mô xương được cấu tạo bởi 3 thành phần chính.
- Chất căn bản tạo thành các lá xương. Giữa các lá xương có những hốc
nhỏ gọi là ổ xương, chứa tế bào xương.
- Các phần tử sợi xếp theo một chiều hướng nhất đònh trong các chất căn
bản như những lõi sắt trong một tấm bê tông, có tác dụng chống sự giằng
co.
- Các tế bào xương nằm trong ổ xương.
1. 5. Mạch máu và thần kinh:
Mạch máu: Có 3 động mạch nuôi xương .
- Động mạch màng xương đến nuôi chất xương đặc.
- Động mạch đầu xương thường xuất phát từ các động mạch nuôi khớp.
- Động mạch nuôi xương đi qua chất xương đặc, chia nhánh nuôi tuỷ và
chất xương đặc. Động mạch này đi trong các ống nuôi (canalis nutricius).
Thần kinh: Các thần kinh đi theo các mạch máu nuôi xương (sợi vận
mạch), còn các sợi cơ cảm giác sẽ dừng lại ở màng xương. Vì vậy ta có thể gây

tê quanh màng xương khi xương bò gãy hay làm phẫu thuật.
1. 6. Thành phần hóa học: Thành phần của xương gồm có:
- Chất hữu cơ (12,40%) được gọi dưới tên ossein hay osseomucoit là hỗn
hợp gồm prôtein và mucopolysaccarit.
- Chất vô cơ (21,85%) chủ yếu là photphat canxi và cacbonat canxi.
- Mỡ (15,75%).
- Nước (50%).
Trừ mỡ và nước, tỷ lệ chất hữu cơ trong xương là 1/3, chất vô cơ là 2/3.
2. Chức năng: Xương có 4 nhiệm vụ chính:
- Nâng đỡ.
- Bảo vệ.
- Vận động.
- Tạo máu và trao đổi chất.
3. Sự tăng trưởng và tái tạo của xương:
3. 1. Sự tăng trưởng:
- Tăng trưởng theo chiều dài là nhờ sụn đầu xương nối giữa thân và đầu.
Xương tiếp tục tăng trưởng cho đến lúc dậy thì.



Tăng trưởng theo chiều dày: Do tạo cốt bào ở mặt trong màng xương liên
tục tạo ra lá xương mới và các huỷ cốt bào luôn luôn tạo ra những hệ
thống Havers mới.
- Các quy luật tăng trưởng xương: Trong 2 sụn đầu xương ở hai đầu thân
xương dài có một sụn tăng trưởng nhanh hơn đó là sụn gần gối, xa khủyu.
Vì vậy xương chi trên tăng trưởng theo chiều xa khớp khuỷu và xương chi
dưới tăng trưởng theo chiều hướng về gối. Xương tăng trưởng chiều dài
và chiều dày không đồng bộ. Đối với hai xương cạnh nhau (xương cẳng
tay, xương cẳng chân) thì chúng thay phiên nhau tăng trưởng về chiều
dài. Xương nào hoạt động nhiều hơn sẽ tăng trưởng mạnh hơn và tốc độ

tăng trưởng phụ thuộc vào giai đoạn trưởng thành của cơ thể.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng xương: Ngoài yếu tố di truyền,
sự cốt hóa và tăng trưởng xương phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Giai đoạn tăng trưởng của cơ thể.
+ Tình trạng thiếu dinh dưỡng ở mẹ mang thai, ở trẻ đang lớn đặc biệt là
thiếu canxi, vitamin D. Các bệnh nội tiết.
+ Trong khi vận động, xương thường phải chòu 1 trong 3 lực sau: lực kéo,
lực ép, lực ma sát do trượt ( ví dụ: khi mang vật nặng, chi trên sẽ chòu lực
kéo; chi dưới, cột sống phải chòu lực ép, các đầu xương chòu lực ma sát
nếu khớp chuyển động). Các lực này đều làm ảnh hưởng đến sự cấu tạo
của xương. Vì vậy tập luyện đúng cách là yếu tố cho sự tăng trưởng của
xương.
3. 2. Sự tái tạo xương: Khi xương bò gãy, giữa nơi gãy sẽ hình thành khối tổ
chức liên kết do màng xương, cơ, mạch máu tuỷ xương, hệ thống Havers. Tổ
chức này sẽ ngấm vôi theo kiểu cốt hóa trực tiếp (cốt hóa màng) và làm lành
xương. Vì vậy khi mổ không lấy màng xương và các tổ chức xương vụn, vì
xương vụn là nguồn cấp canxi để tạo sự cốt hóa.
II. Đại cương về hệ khớp:
Trong quá trình tiến hóa đã xuất hiện 2 kiểu liên kết xương. Kiểu đầu là
liên kết bất động, các đoạn xương dính và liên tục với nhau. Kiểu sau là liên
kết động, các đoạn xương không liên tục và giữa chúng là ổ khớp. Như vậy,
theo quá trình phát triển, các kiểu liên kết xương (hay các khớp) có thể chia 2
nhóm sau:
- Khớp bất động (synarthrosis): kiểu này không có ổ khớp, bất động hoặc
ít động về mặt chức năng.
- Khớp động (diarthrosis): có đầy đủ các thành phần cấu tạo của khớp như
bao khớp, bao hoạt dòch….và hoạt động về mặt chức năng.
-



Giữa hai dạng trên còn có dạng chuyển tiếp gọi là khớp bán động
(amphiarthrosis): loại này tuy có bao khớp sợi nhưng không có bao hoạt
dòch.
1. Khớp bất động: Có 3 loại:
1. 1. Khớp bất động sợi ( junctura fibrosa) :là kiểu khớp liên kết các xương
một cách liên tục nhờ các mô liên kết. Tuỳ theo tính chất của mô liên kết mà
chia ra:
- Khớp bất động dây chằng. Mô liên kết giữa 2 xương là những nhóm sợi
có tính đàn hồi gọi là dây chằng. Ví dụ: Dây chằng vàng giữa các cung
đốt sống
- Khớp bất động màng. Mô liên kết giữa 2 xương thuộc loại màng. Ví dụ:
Màng gian cốt giữa xương chày – xương mác, xương trụ – xương quay.
- Theo hình dáng đường khớp người ta phân biệt:
+ Khớp răng (sutura serrata) các xương cài nhau như hình răng cưa (vòm
sọ)
+ Khớp vảy (sutura squamosa) các xương chồng lên nhau như vảy cá (khớp
thái dương- đỉnh).
+ Khớp nhòp (sutura plana) hai xương lắp đều đặn với nhau theo đường
thẳng (khớp giữa 2 xương mũi).
+ Khớp mào: mào của một xương lắp vào khe của một xương ( khớp bướm
– lá mía).
1. 2. Khớp bất động sụn: (junctura cartilaginea). Loại khớp này có 1 sụn
dính chặt vào hai đầu xương vào nhau, ở ngoài thì liên tiếp với cốt mạc.
Ví dụ: khớp giữa xương sườn và sụn sườn. Tuỳ theo mức độ phát triển,
khớp bất động sụn được chia 2 loại:
- Loại tạm thời: tổ chức sụn chỉ tồn tại cho đến một lứa tuổi nhất đònh, sau
đó thay đổi bằng tổ chức xương. Ví dụ. Các khớp xương ở nền sọ, khớp
giữa đầu và thân xương dài hoặc khớp giữa xương cùng và xương chậu.
- Loại vónh viễn: tổ chức sụn tồn tại suốt đời. Ví dụ. Các khớp giữa xương
sườn và xương ức, khớp giữa xương đá và xương bướm.

1. 3. Khớp bất động xương (synostosis): Những tổ chức sụn hoặc sợi giữa
các xương được thay thế bởi các mô xương làm cho các xương đó dính lại
thành một khối vững chắc. Ví dụ: các khớp vòm sọ của người lớn tuổi.
2. Khớp bán động (amphiarthrosis):
Nếu ở giữa các xương có khe khớp và bao khớp sợi nhưng trong bao khớp
sợi không có bao hoạt dòch thì sự liên kết như vậy là sự chuyển tiếp giữa động
và bất động gọi là khớp bán động. Ví dụ: khớp giữa cán ức và thân xương ức
-


3. Khớp động hay khớp hoạt dòch ( Junctura synovialis): là những khớp có
cử động nhiều, giữa 2 xương có ổ khớp và bao hoạt dòch.
3. 1. Cấu tạo khớp độâng: Mỗi khớp động đều có các thành phần như: mặt
khớp, bao khớp sợi, bao hoạt dòch, các sụn khớp (sụn bọc) và các dây chằng…
3. 2. Các loại khớp động: Có nhiều các phân loại khớp động, hoặc theo số
trục quay, hoặc theo số lượng diện khớp
- Phân loại khớp theo trục quay: gồm loại khớp 1 trục, khớp 2 trục, khớp
nhiều trục.
- Phân loại theo số lượng diện khớp: Chia làm 4 loại khớp đơn, khớp kép,
khớp phức tạp, khớp liên hợp.
4. Chức năng của khớp:
4. 1. Cơ sinh học của khớp: Trong cơ thể người sống, các khớp có 3 chức
năng quan trọng.
- Hổ trợ cho sự ổn đònh vò trí của cơ thể.
- Tham gia vào việc di động các phần cơ thể và tương hỗ lẫn nhau.
- Chuyển động cơ thể để di chuyển trong không gian.
4. 2. Hoạt động của khớp: Đặc điểm hoạt động của các khớp là do hình
dạng các mặt khớp quyết đònh. Mức độ động tác phụ thuộc vào độ lớn
của mặt khớp. Hiệu số càng lớn thì cung chuyển động càng lớn và ngược
lại. Ngoài ra hoạt động khớp còn bò hạn chế bởi các cấu trúc “ hãm” khác

như dây chằng, mỏm xương ở chung quanh… Ở một số vận động viên,
hoạt động khớp còn phụ thuộc vào các dạng môn thể thao. Ví dụ. Môn
thể dục, khớp vai có biên độ hoạt động lớn. Môn cử tạ, có biên độ nhỏ.
Khi bao khớp, bao hoạt dòch bò viêm, thành của nó dày lên, dính,
chất hoạt dòch không còn tính chất nhờn nguyên thuỷ, cử động khớp bò
hạn chế và đau. Các động tác thể dục, xoa bóp có ảnh hưởng tốt với ổ
khớp, gân và dây chằng, cung cấp máu đến xương tốt hơn.

B. XƯƠNG - KHỚP CHI TRÊN
XƯƠNG CHI TRÊN
Ở người có bốn chi gồm 2 chi trên và 2 chi dưới, dính với thân bởi vai và
hông. Chi trên và chi dưới tương đối giống nhau. Chi trên dùng cầm nắm, chi
dưới dùng để nâng đỡ, đứng và đi. Chi trên sấp, ngửa và gấp ra trước. Chi dưới
gấp ra sau.
Xương chi trên gồm có:
- Các xương ở vai: có 2 xương ( xương đòn, xương vai) gọi chung là đai vai.


Xương ở cánh tay: có 1 xương ( xương cánh tay).
Các xương ở cẳng tay: có 2 xương (xương trụ và xương quay)
Các xương ở cổ tay: có 8 xương nhỏ, gọi là khối xương cổ tay, xếp thành
2 hàng, mỗi hàng 4 xương.
- Các xương ở bàn tay: có 5 xương đốt bàn tay và 14 xương đốt ngón tay.
Mỗi ngón có 3 xương, ngón cái có 2 xương.
Các xương ở chi trên được liên kết với nhau bởi các khớp động.
I. Đai vai (cingulum membri superios): Gồm xương đòn, xương vai ( H 1. 1).
1. 1. Xương đòn (clavicula): là một xương dài, tạo nên phần trước của đai vai,
nằm ngang phía trước và trên của xương ngực. Thân xương dẹt, cong chữ S. Đầu
xương phía ngoài khớp nối với mõm cùng vai, đầu phía trong nối với xương ức.
Thân xương đòn có hai mặt, hai bờ :

- Mặt trên: phía ngoài gồ ghề, phía trong trơn nhẵn.
- Mặt dưới: rất gồ ghề, phía trong có vết ấn dây chằng sườn đòn để dây
chằng sườn đòn bám và ở phía ngoài có củ nón và đường thang để dây
chằng nón và dây chằng thang bám. Phía giữa của mặt dưới có một rãnh
nằm dọc theo xương để cơ dưới đòn bám.
- Bờ trước: phía ngoài lõm, mỏng và gồ ghề, phía trong lồi và dày.
- Bờ sau: phía ngoài lồi, gồ ghề, phía trong lõm.
Đầu xương: Gồm đầu ức và đầu cùng vai.
- Đầu ức: ở trong dày và to, có diện khớp ức, khớp nối với xương ức.
- Đầu cùng vai: ở ngoài dẹt và rộng, có diện khớp mỏm cùng, khớp nối với
mỏm cùng vai của xương vai.
Xương đòn nối với xương vai tạo thành một nữa vòng đai cho mỗi bên thân.
Mỗi nữa đai chỉ khớp với xương ức ở phía trước. Vì vậy, vòng đai có thể chuyển
động rộng rải. Do xương đòn ít chuyển động dễ gãy ở 1/3 ngoài, 2/3 trong.
1. 2. Xương vai: (scapula) dẹt, hình tam giác nằm áp phía sau trên của lồng
ngực. Xương có 2 mặt, ba bờ và ba góc (H 1. 1; 1.2):
-


Hình 1. 1- Xương đòn và khớp ức đòn.
Các mặt:
+ Mặt sườn (facies costalis) lõm, gọi là hố dưới vai (fossa subscapularis),
trong hố có nhiều gờ chếch hình nan quạt giúp cho cơ dưới vai bám được
chắc hơn.


+ Mặt lưng (facies dorsalis) có gai vai (spina scapulae) chạy chếch lên trên
và ra ngoài. Phần ngoài của gai dẹt gọi là mỏm cùng vai (acromion), ở đó có
diện khớp mỏm cùng vai (facies articulari acromii) để tiếp khớp với diện
khớp mỏm cùng của xương đòn. Gai vai, mỏm cùng vai nằm rất nông và chia

mặt lưng làm 2 hố: hố dưới gai (fossa infraspinata) và hố trên gai (fossa
supraspinata).
- Các bờ:
+ Bờ trên (margo superior) phần trong mỏng, ngoài dày, hai phần các nhau
bởi khuyết vai (incisura scapulac) hay còn gọi là khuyết quạ. Phía ngoài có
mỏm quạ (processus coracoideus) nhô chếch lên trên rồi gập góc ra trước và
ra ngoài.
+ Bờ ngoài (margo lateralis) phía dưới mỏng, phía trên dầy tạo thành một
cột trụ để nâng đỡ mặt khớp ở góc ngoài.
+ Bờ trong (margo medialis) mỏng, sắc. Thẳng ở ¾ và chếch ra ngoài ở ¼
trên, tạo nên một góc mở ra ngoài, góc này là nơi bắt đầu của gai vai.
- Các góc:
+ Góc trên: hơi vuông.
+ Góc dưới: hơi tròn
+ Góc ngoài: Có một hõm khớp hình trái soan to ở đầu dưới, hơi lõm gọi là
ở chảo (cavitas glenoidalis). Ổ chảo dính với thân xương bởi một chổ thắt gọi là
cổ xương vai (collum scapulae). Phía trên và dưới ổ chảo có 2 củ nhỏ: củ trên ổ
chảo và củ dưới ổ chảo.
II. Xương cánh tay (humerus):
Xương cánh tay là một xương dài, nối với xương vai ở trên và hai xương
cẳng tay ở dưới (H 1. 2; 1. 3).
- Thân Xương:
+ Mặt trước ngoài ( facies anterios lateralis). Khoảng giữa có một vùng gồ
ghề hình chữ V gọi là lồi củ đenta (tuberositas deltoidea) .
+ Mặt trước trong (facies anterior medialis). Phẳng, nhẵn. Giữa có lỗ nuôi
xương, 1/3 trên có đường gờ gọi là mào củ bé (crista tubercuri minoris)
+ Mặt sau (facies posterior) có 1 rãnh xoắn chếch xuống dưới ra ngoài gọi
là rãnh thần kinh quay (sulcus n.radialis) .
+ Bờ: Thân xương cánh tay có 3 mặt, tương ứng với 3 bờ.



Hình 1. 2- Xöông caùnh tay vaø xöông vai: nhìn tröôùc.


Hình 1. 3 - Xöông caùnh tay vaø xöông vai: nhìn sau


- Đầu xương:
+ Đầu trên là chỏm (caput humeri) hình 1/3 trái cầu.
+ Đầu dưới dẹt, hơi bè ngang và cong ra trước, được coi như lồi cầu
(condylus humeri) gồm: Chỏm con ( capitulum humeri) ở phía ngoài, phía
trước hình cầu gọi là lồi cầu, phía trên lõm gọi là hố quay; Ròng rọc
(trochlea humeri) nằm bên trong, hình ròng rọc; phía trên trong và bên ngoài
của chỏm con và ròng rọc là hai mỏm: mỏm trên lồi cầu ngoài và mỏm trên
lồi cầu trong.
III. Xương quay: Xương quay (radius) là một trong hai xương của cẳng tay, 1/5
trên thẳng, 4/5 dưới cong, nằm dọc phía ngoài cẳng tay (H 1. 4) .
- Thân xương: Thân xương có 3 mặt, ba bờ.
+ Các mặt: gồm 3 mặt: mặt trước, mặt sau và mặt ngoài. Mặt trước bắt đầu
từ lồi củ quay, xuống dưới rộng dần, khoảng giữa có lỗ nuôi xương. Hai mặt
trước và sau hơ lõm, mặt ngoài lồi.
+ Các bờ: Có 3 bờ: bờ trước, bờ sau và bờ gian cốt. Bờ gian cốt sắc, hướng
vào trong.
- Đầu xương:
+ Đầu trên: có chỏm xương quay gồm: một mặt lõm hướng lên trên, khớp
với chỏm con xương cánh tay; một diện khớp vòng xương cánh tay sẽ tiếp
khớp với khuyết quay của xương trụ; Cổ xương quay dài khoảng 10 -12mm,
hình ống; lồi củ quay là nơi bám của cơ nhò đầu.
+ Đầu dưới: Ba mặt ở thân xương quay khi tới đầu dưới sẽ có thêm một mặt
nữa thành 4 mặt. Mặt thêm là mặt trong do bờ gian cốt chia đôi tạo ra. Mặt

trong hình tam giác, ở dưới có một diện khớp nhỏ gọi là khuyết trụ xương
quay. Mặt ngoài và mặt sau có nhiều rãnh cho gân các cơ duỗi đi xuống bàn
tay. Mặt dưới là mặt khớp với các xương cổ tay, có diện khớp cổ tay. Mặt
dưới hình tam giác, đỉnh ở ngoài. Ở nơi đây có một mấu nhô xuống dưới gọi
là mõm trâm.
IV. Xương trụ (ulna): là một xương dài, hơi uốn hình chữ S nằm dọc theo mé
trong cẳng tay (H 1. 4).
- Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 mặt (mặt trước, sau và mặt
trong), ba bờ (Bờ trước, bờ sau và bờ gian cốt). Xương có hai đầu: trên và
dưới.
- Đầu xương:
+ Đầu trên: Đầu trên xương trụ rất to gồm hai mỏm (mỏm khuỷu hình tháp
4 mặt; mỏm vẹt nhô ra ở phía mặt trước của đầu trên) và hai mặt khớp (khuyết
ròng rọc hình bán nguyệt, khớp với ròng rọc xương cánh tay; khuyết quay ở mặt
ngoài của mỏm vẹt, khớp với vành của xương quay).


+ Đầu dưới: lồi thành một chỏm. Tiếp khớp với khuyết trụ của xương quay
bởi một diện khớp vòng.
Xương trụ dài hơn xương quay, nhưng mỏm trâm xương quay xuống thấp
hơn mỏm trâm xương trụ. Xương quay cong như cánh cung nên có thể quay
quanh xương trụ làm cho bàn tay có thể sấp ngửa được.


Hình 1. 4 – Caùc xöông cuûa caúng tay.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×