Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BÀI 14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.41 KB, 2 trang )

Giáo án tin học 10
Bài: 14– tiết: 37
Tuần dạy:
CHƯƠNG III: SOẠN THẢO VĂN BẢN

Ngày dạy:

1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
HS biết:
- Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.
- Biết một số quy ước trong soạn thảo văn bản.
- Biết khái niệm về định dạng văn bản.
- Có khái niệm về các vấn đề xử lí chữ việt trong soạn thảo văn bản.
2.1 Kỹ năng:
3.1 Về thái độ:

2. Trọng tâm:
- Biết khái niệm về định dạng văn bản.
- Có khái niệm về các vấn đề xử lí chữ việt trong soạn thảo văn bản.

3. Chuẩn bị :
3.1 Giáo viên: bảng
3.2 Học sinh: Xem trước của bài 14 : “Khái niệm về soạn thảo văn bản”

4.

Tiến trình:

4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2 Kiểm tra miệng: không


4.3 Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ 1:
Đặt vấn đề:
Trong cuộc sống có rất nhiều việc liên quan đến
soạn thảo văn bản.
GV: Bạn nào có thể kể tên một số công việc?
HS: Viết đơn xin nghỉ học, bản kiểm điểm,... cả
việc viết bài trên lớp.
Một trong những đặc trưng của việc soạn thảo văn
bản bằng máy là cho phép tách rời việc gõ văn bản
và việc trình bày văn bản.

1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn
bản.
Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng
dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan
đến công việc soạn thảo văn bản: gõ (nhập) văn
bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản.
a) Nhập và lưu trữ văn bản:
- Nhập văn bản nhanh chóng mà chưa cần quan
tâm đến việc trình bày văn bản.
- Có thể lưu lại để tiếp tục hoàn thiện, lần sau
dùng lại hay in ra giấy.
b) Sửa đổi văn bản.
- Sửa đổi kí tự: xoá, chèn thêm hoặc thay thế kí

tự, từ hay cụm từ nào đó.
- Sửa đổi cấu trúc văn bản: xoá, sao chép, di
chuyển, chèn thêm một đoạn văn bản hay hình
ảnh đã có sẵn.
c) Trình bày văn bản:
* Khả năng định dạng kí tự:
- Phông chữ
- Cỡ chữ

Trong khi soạn thảo văn bản ra giấy ta thường có
các thao tác sửa đổi nào?
HS: Xoá, chèn, thay thế.

Đây là điểm mạnh và ưu việt của các HSTVB so với
các công cụ soạn thảo truyền thống, nhờ nó ta có thể
lựa chọn cách trình bày phù hợp và đẹp mắt ở mức
kí tự, đoạn văn hay trang.
HS: Quan sát hình vẽ trong SGK, nghe và ghi bài.

Giáo viên: Trần Thị Trúc Phương
1


Giáo án tin học 10
- Kiểu chữ (đâm, nghiêng, gạch chân)
- Màu chữ
- Vị trí tương đối với dòng kẻ
- Khoảng cách giữa các kí tự trong một từ hay
giữa các từ với nhau.
* Khả năng định dạng đoạn văn:

- Vị trí lề trái, lề phải
- Căn lề (trái, phải, giữa, hai bên)
- Dòng đầu tiên: lùi vào hay nhô ra so với cả
đoạn văn
- Khoảng cách đến các đoạn văn bản trước, sau.
- Khoảng cách giữa các dòng trong cùng một
đoạn văn.
* Khả năng định dạng trang VB
- Lề trên, dưới, trái, phải của trang
- Hướng giấy (ngang, dọc)
- Tiêu đề trên (đầu mỗi trang), tiêu đề dưới (cuối
mỗi trang).
d) Một số chức năng khác:
- Tìm kiếm và thay thế
- Cho phép gõ tắt, tự động sửa lỗi khi gõ sai
- Tạo bảng và thực hiện tính toán, sắp xếp dữ
liệu trong bảng
- Tạo mục lục, chú thích
- Chia văn bản thành các phần với cách trình
bày khác nhau
- Tự động đánh số trang, phân biệt trang chẵn và
lẻ
- Chèn hình ảnh và kí hiệu đặc biệt vào văn bản.
- Kiểm tra chính tả, ngữ pháp, tìm từ đồng
nghĩa, thống kê,...
- Hiển thị văn bản dưới nhiều góc độ khác nhau.

Các hệ soạn thảo còn cung cấp một số công cụ giúp
tăng hiệu quả của công việc soạn thảo văn bản.


Các hệ soạn thảo ngày càng có giao diện đẹp và
thân thiện hơn, nhiều công cụ trợ giúp làm giảm thời
gian soạn thảo.

4.4 Câu hỏi bài tập củng cố:
Câu hỏi: Hãy cho biết các khả năng định dạng kí tự?
Trả lời:
- Phông chữ
- Cỡ chữ
- Kiểu chữ (đâm, nghiêng, gạch chân)
- Màu chữ
- Vị trí tương đối với dòng kẻ
- Khoảng cách giữa các kí tự trong một từ hay giữa các từ với nhau.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
Đối với bài học ở tiết học này: học bài
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: xem phần còn lại của bài 14.

5. Rút kinh nghiệm :
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Giáo viên: Trần Thị Trúc Phương
2



×