Trường Cao đẳng Sư phạm Đăk Lăk
Họ và tên: Phạm Lê Thống
Lớp: Công tác xã hội K36
Câu hỏi :
BÀI KIỂM TRA
MÔN: TRIẾT HỌC
Câu 1: Toàn cầu hóa là gì?
Câu 2: Kinh tế tri thức là gì?
Bài làm
Câu 1:
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những
mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất
cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế ngày nay là sự phụ thuộc lẫn nhau trên
phạm vi toàn cầu, sự hình thành thò trường thế giới và phân công lao động
quốc tế, sự di chuyển tự do về tư bản, hàng hóa và nhân công trên phạm vi
toàn cầu.
Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất
là các công ty khoa học – kó thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh
trên thò trường trong và ngoài nước.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc
tế và khu vực.
Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết
những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
Là kếât quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất,
toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được.
Nó có mặt tích cực và tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Về mặt tích cực, đó là sự thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh của sự phát
triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu
thế kỉ XX. GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỉ tăng 5,2 lần), góp phần
chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao
sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
Về mặt tiêu cực, toàn cầu hóa đã làm trầm trọng thêm sự bất công xã
hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
Trang 1/3
Toàn cầu hóa làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an
toàn hơn (từ kém an toàn kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trò),
hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm độc lập tự chủ
của các quốc gia.
Như vậy, toàn cầu hóa là thời cơ lòch sử. Đó vừa là cơ hội rất to lớn cho
sự phát triển mạnh mẽ của các nước, đồng thời cũng tạo ra thách thức là nếu
bỏ lỡ thời cơ thì sẽ bò tụt hậu rất xa.
* Về cơ hội:
+ Từ sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ
chiến tranh thế giới bò đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình ổn đònh
và hợp tác phát triển.
+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh
tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh
kinh tế khu vực và quốc tế.
+ Các quốc gia đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư,
kó thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ
khoa học – kó thuật để có thể “đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và
phát triển đất nước.
* Về thách thức:
+ Các nước đang phát triển cẩn nhận thức đầy đủ sự cần thiết là tất yếu
và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lý nhất trong quá trình hội nhập quốc
tế – phát huy thế mạnh; hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả
sai lầm; có những bước đi thích hợp, kòp thời.
+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về
kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều
hạn chế.
+ Sự cạnh tranh quyết luyệt của thò trường thế giới và các quan hệ kinh
tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang
phát triển.
+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ vẫn còn bất hợp lí.
+ Vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa
giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý.
Việt Nam cũng nằm trong những xu thế chung đó. Đại hội Đảng lần
thứ IX khẳng đònh: “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, phát triển mạnh mẽ
trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghóa sống còn đối với Đảng và nhân
dân ta”.
(Dẫn nguồn tài liệu: Tự tổng hợp kiến thức
THPT)
Câu 2:
Trang 2/3
Khái niệm kinh tế tri thức ra đời từ năm 1995 do Tổ chức OPCD nêu ra
"Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri
thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, không ngừng
nâng cao chất lượng cuộc sống". Sau đó, năm 2003 chương trình "Tri thức vì sự
phát triển" đã đưa ra một khái niệm rộng hơn: "Là nền kinh tế sử dụng một cách
hiệu quả tri thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều này bao gồm việc
chuyển giao, cải tiến công nghệ nước ngoài cũng như sự thích hợp hoá và sáng
tạo hoá các tri thức cho những nhu cầu riêng biệt". Theo Giáo sư, Viện sĩ Đặng
Hữu - Trưởng ban Công nghệ thông tin thì "Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong
đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự
phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống".
Theo định nghĩa của WBI - là "nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực
chính cho tăng trưởng kinh tế. Đó là nền kinh tế trong đó kiến thức được lĩnh
hội, sáng tạo, phổ biến và vận dụng để thúc đẩy phát triển". Tại hội thảo, JeanEric Aubert, chuyên gia hàng đầu của WBI, nói cụ thể hơn: "Phải phân biệt đó
không phải là nền kinh tế dựa vào công nghệ và viễn thông! Kinh tế tri thức là
đặt tri thức, sáng tạo và các chính sách liên quan đến chúng vào trọng tâm của
chiến lược phát triển cho tất cả các nước ở nhiều mức độ phát triển khác nhau"
Như vậy, kinh tế tri thức là lực lượng sản xuất của thế kỷ 21. Đặc trưng của nền
kinh tế tri thức là thị trường chất xám. Trong đó, con người là vốn quý nhất. Tri
thức là yếu tố quyết định của sản xuất, sáng tạo đổi mới là động lực thúc đẩy sản
xuất phát triển. Công nghệ mới trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc
nâng cao năng suất, chất lượng, công nghệ thông tin được ứng dụng một cách
rộng rãi. Muốn nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng sản
phẩm phải có tri thức, phải làm chủ được tri thức, phải biết vận dụng, quản lý tri
thức mới có thể cạnh tranh và đồng thời đảm bảo phát triển bền vững.
Có người còn cho rằng: Kinh tế tri thức là hình thái phát triển cao nhất hiện nay
của nền kinh tế hàng hóa, trong đó công thức hoạt động cơ bản Tiền – Hàng
-Tiền được thay thế bằng Tiền - Tri Thức - Tiền và vai trò quyết định của Tri
thức.
Vậy kinh tế tri thức là gì? Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra,
phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh
tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
(Dẫn nguồn tài liệu: www.Hocmai.vn)
Trang 3/3