Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Ảnh hưởng của việc phun bổ sung KCL lên lá đến khả năng hùynh quang diệp lục và năng suất 4 giống khoai tây mariella; CV38 6; redstar trên nền đất vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.05 KB, 31 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa Sinh - KTNN
======

Nguyễn Thị Hà Thanh

ảnh hưởng của việc phun bổ sung KCl lên lá
đến khả năng huỳnh quang diệp lục và năng
suất 4 giống khoai tây Mariella; CV 38.6;
redstar và solara trên nền đất vĩnh phúc

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành : Sinh lí học thực vật

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
1


Khoá luận tốt nghiệp

mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà
(Solanacae), chi Solanum. Cây khoai tây được con người biết đến cách đây
500 năm trước Công nguyên, có xuất xứ từ Pêru, ChiLê (Nam Mĩ) và là cây
lương thực chủ yếu của người Indies. Đầu thế kỉ 18 khoai tây được đưa từ Pêru


về Châu Âu. Vài thế kỉ sau đó nó trở thành một phần thức ăn không thể thiếu
của người Châu Âu do càng ngày người ta càng phát hiện được giá trị dinh
dưỡng của khoai tây. Hiện nay khoai tây được coi là cây lương thực chủ yếu
và được trồng ở nhiều nước ôn đới và cận nhiệt đới [1].
Người Pháp đã đưa cây khoai tây vào Việt Nam từ năm 1890. Trước
năm 1970 diện tích trồng khoai tây chỉ khoảng 2000 ha. Năm 1975 đã tăng
lên 102.000 ha, nhưng đến năm 1981 diện tích giảm xuống còn 74 000 ha và
đến năm 1991 chỉ còn khoảng 40.000 ha [1]. Nguyên nhân là do thói quen
canh tác truyền thống và đặc biệt khâu giống chưa được chú trọng dẫn đến
hiện tương thoái hoá giống vì vậy năng suất giảm nên không hấp dẫn người
sản xuất.
Trong củ khoai tây có 75% nước, 2% là protein, 21% gluxit, 10mg
canxi, 50mg photpho, 1,2mg sắt, 15mg Vitamin C, 0,1mg B1, 0,05 mg B2.
Ngoài ra khoai tây còn có công dụng dược liệu học như: cường toan axit cho
dạ dày. Đặc biệt chất Solanum trong mầm của khoai tây có tác dụng chống dị
ứng, làm thuốc giảm đau.
Khoai tây có giá trị dinh dưỡng và y học như vậy nên đã trở thành cây
lương thực quan trọng nhu cầu của con người. Đặc biệt, khoai tây có thời gian
sinh trưởng ngắn, thích hợp với khí hậu lạnh nó là cây trồng quan trọng trong
vụ Đông ở đồng bằng Bắc bộ trong cơ cấu cây trồng: lúa xuân - lúa mùa sớm khoai tây tăng thu nhập cho người sản xuất.

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
2


Khoá luận tốt nghiệp
Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây - Rau thuộc Viện Khoa học
Kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về những tiến

bộ kỹ thuật của cây khoai tây như Nguyễn Văn Viết (1986 - 1990) nghiên cứu
về các điều kiện khí hậu ảnh hưởng tới cây khoai tây ở vùng đồng bằng sông
Hồng. Trương Văn Hộ, Nguyễn Thị Hoa (Viện Khoa học Kỹ thuật Việt Nam),
P.Vander, F.Chujoy (Trung tâm khoai tây quốc tế - CIP) nghiên cứu các biện
pháp nhân nhanh khoai tây giống bằng mầm và ngọn (1986 - 1989) [14].
Để nâng cao năng suất cây trồng bên cạnh giống thì các biện pháp kỹ
thuật đang được tiến hành nghiên cứu, trong các biện pháp đó thì phun bổ
sung các nguyên tố khoáng lên lá cho cây trồng đã được nghiên cứu trên lúa,
các cây họ đậu. Các kết quả đã khẳng định bổ sung các nguyên tố khoáng có
ảnh hưởng tốt đến năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc phun bổ sung các
nguyên tố khoáng cho khoai tây còn rất ít tài liệu bàn đến. Vì vậy, tôi tiến
hành nghiên cứu: ảnh hưởng của việc phun bổ sung KCl lên lá đến khả
năng huỳnh quang diệp lục và năng suất 4 giống khoai tây Mariella;
CV38.6; Redstar và Solara trên nền đất Vĩnh Phúc.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích ảnh hưởng của việc phun bổ sung KCl lên lá đến quang hợp
và năng suất 4 giống khoai tây khác nhau thông qua các chỉ tiêu hàm lượng
diệp lục; khả năng huỳnh quang của diệp lục; các yếu tố cấu thành năng suất;
tỷ lệ các loại củ. Trên cơ sở đó có thể xây dựng hướng ứng dụng biện pháp kỹ
thuật này vào sản xuất
3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá đến
một số chỉ tiêu sinh lý của một số giống khoai tây bao gồm:
3.1. Hàm lượng diệp lục tổng số trong lá.
3.2. Khả năng huỳnh quang diệp lục.
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
3.4. Tỷ lệ các loại củ.

Nguyễn Thị Hà Thanh


K29B - Sinh
3


Khoá luận tốt nghiệp

4. ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Tìm hiểu về khả năng huỳnh quang diệp lục và các yếu tố cấu thành
năng suất của một số giống khoai tây. Trên cơ sở đó xác định giống khoai tây
phù hợp với vùng sinh thái Vĩnh Phúc. Từ đó khuyến cáo cho người sản xuất
xác định được giống có năng suất cao và phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế cho người sản xuất.

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
4


Khoá luận tốt nghiệp

Chương 1. Tổng quan tài liệu
1.1. Khái quát về khoai tây
Khoai tây có khoảng 180 loài có khả năng cho củ [1]. Khoai tây thương
phẩm (Solanum tuberosum L) có nguồn gốc từ Chi Lê, Pêru (Nam Mỹ) thuộc
dãy Andes độ cao 2000 - 3000m, độ dài ngày không quá 12 giờ, cây có đặc
tính hình thành củ ở quang chu kỳ ngắn nhiệt độ ngày thấp, khoai tây là cây
lương thực, thực phẩm có giá trị.
Theo FAO cây khoai tây được xếp vào cây lương thực chính đứng thứ 5
trên thế giới sau lúa mì, lúa gạo, ngô, lúa mạch. Theo Burton (1974) trong

100g khoai tây có thể cung cấp ít nhất 8% nhu cầu và protein, 3% nhu cầu
vitamin C cho một người trong một ngày [1].
Ngoài giá trị dinh dưỡng và y học với con người, khoai tây còn được sử
dụng là thức ăn gia súc ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước tiên tiến.
Theo Grison (1986) ở Pháp hàng năm vẫn sử dụng 1 - 1,4 triệu tấn khoai tây
sử dụng cho chăn nuôi. Theo FAO hàng năm khoai tây được sử dụng cho chăn
nuôi chiếm khoảng 20 - 25% tổng sản lượng [1].
Bên cạnh đó khoai tây còn là nguồn nguyên liệu có giá trị cho nhiều
ngành công nghiệp chế biến các loại axit hữu cơ khác (axit lactic, axit xitric),
và các dung môi hữu cơ khác (etanol, butanol, axeton) [1]. Thân, lá khoai tây
làm nguồn phân hữu cơ cung cấp cho đất và góp phần cải tạo đất.
Khoai tây được du nhập vào Việt Nam từ 1890 chủ yếu ở đồng bằng
sông Hồng. Trước năm 1970 diện tích trồng khoai tây ở Việt Nam còn thấp, từ
khi ra đời của vụ Đông thì khoai tây mới được chuyển vị trí từ cây rau sang
cây lương thực quan trọng. Nhưng năng suất khoai tây ở nước ta còn quá thấp
(10 tấn/ha) trong khi đó khoai tây của Pháp 35 tấn/ha, Hà Lan 45 tấn/ha [4].
Theo Tạ Thị Cúc nguyên nhân hạn chế việc phát triển và mở rộng diện
tích khoai tây là:

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
5


Khoá luận tốt nghiệp
- Vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn (chiếm 55 - 65% tổng chi phí trong
đó chi phí giống 42,6% - 45,3%).
- Khoai tây chủ yếu trồng bằng củ giống, việc tự để củ giống theo kinh
nghiệm cổ truyền có tỷ lệ hao hụt quá lớn 40 - 60%. Do vậy không hoàn toàn

chủ động củ giống theo ý muốn.
- Thị trường trong nước còn hạn chế, thị trường xuất khẩu hầu như
không có.
- Trình độ kĩ thuật người nông dân nhìn chung còn thấp, chỉ khoảng
20% hộ nông dân trồng theo hướng dẫn kĩ thuật.
- Giống bị thoái hoá và nhiễm bệnh nhanh.
1.2. một số hướng nghiên cứu trên đối tượng khoai tây
1.2.1. Hướng nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống
Song song với việc nhập 104 mẫu từ CIP, CHDC Đức, Hà Lan, Pháp.
Chúng ta đã lai tạo được 206 tổ hợp lai với 7100 dòng. Đã xác định tuyển
dụng một số giống đưa vào sản xuất như giống I.1039, CV38.6 năng suất cao,
phẩm chất tốt, chống bệnh tốt được đưa vào cơ cấu cây trồng vụ Đông ở
đồng bằng Bắc bộ [11].
Nguyễn Văn Đính và cộng sự khi khảo sát khả năng thích ứng của một
số khoai tây trồng trên nền đất Vĩnh Phúc [3]. Đã xác định các giống
Mariella, KT3 và 171.7 là những giống có khả năng thích ứng nhất có thể
trồng ở Vĩnh Phúc.
1.2.2. Hướng nghiên cứu về nhân nhanh và sản suất giống
Lê Trần Bình (Viện khoa học Việt Nam), Nguyễn Quang Thạch và
cộng sự (Trường ĐHNNI Hà Nội) đã thành công trong việc nhân nhanh và sản
xuất giống gốc và giống siêu nguyên chủng bằng nuôi cấy invitro.
Tiếp theo đề tài đó là nghiên cứu về các biện pháp nhân nhanh cây
khoai tây giống bằng mầm và ngọn ở đồng bằng Bắc bộ của Nguyễn Thị Hoa
và cộng sự kết hợp với CIP đã thành công giúp tăng hệ số nhân giống bằng

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
6



Khoá luận tốt nghiệp
nuôi cấy mô từ 8 đến 45 lần, tiến bộ kĩ thuật này đã được ứng dụng để sản
xuất giống gốc, giống nguyên chủng. Theo Trương Văn Hộ và Đào Duy Chiến
và cộng tác viên năm 1996 (Viện KHKTNN Việt Nam) khẳng định.
- Kết quả thí nghiệm trong 2 năm 1993 - 1994 và 1994 - 1995 cho thấy
có thể sử dụng khoai tây lai thay thế củ giống để sản xuất khoai tây góp phần
giải quyết tình trạng thiếu củ giống khoai tây ở Việt Nam.
- Biện pháp trồng khoai tây bằng hạt có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so
với trồng khoai tây bằng củ giống thông thường, khoai tây trồng bằng hạt
không nhiễm virut, cho năng suất cao, 100 gam hạt lai có thể thay thế cho 1,5
tấn củ giống.
1.2.3. Hướng nghiên cứu về kĩ thuật trồng khoai tây
Nguyễn Văn Viết khi nghiên cứu điều kiện khí hậu và khoai tây vụ
Đông ở đồng bằng Bắc bộ đã khẳng định: khoai tây trồng càng muộn thì năng
suất tiềm năng càng giảm do bức xạ quang hợp giảm dần. Xong do hạn chế về
chế độ mưa lúc đầu vụ không nên trồng quá sớm, mà nên trồng vào tháng 10
đến đầu tháng 11 [10].
1.2.4. Hướng nghiên cứu về kỹ thuật bảo quản khoai tây
Đề tài của Trương Văn Hộ và Trịnh Quốc Mỹ và cộng sự khi nghiên
cứu về bảo quản khoai tây giống ở đồng bằng Bắc bộ đã đưa ra phương pháp
bảo quản củ giống trong kho phải có nhiều ánh sáng tán xạ định kì, phòng rệp
và nhện trên mầm khoai tây [8].
Trần Thị Mai đưa ra 7 nguyên nhân làm hao hụt khoai tây thương phẩm
là: tổn thất do bay hơi; mất năng lượng; mất chất dinh dưỡng; do các tác nhân
gây bệnh; do mọc mầm; do xanh củ.
1.2.5. Hướng nghiên cứu bệnh hại khoai tây
Hướng nghiêu cứu này được quan tâm sớm, nhưng từ những năm 80 của
thế kỉ 20 mới có nhiều tác giả nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc hơn. Theo Vũ
Triệu Mẫn thì tất cả các giống khoai tây trồng ở miền Bắc những năm 80 của


Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
7


Khoá luận tốt nghiệp
thế kỷ 20 đều bị nhiễm virut các chủng X, Y, S, A, M. Bên cạnh virut gây hại
chính thì các loại sâu bọ khác cũng gây hại lớn hơn cho khoai tây ở tất cả các
giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đĩnh
trên đối tượng nhện trắng gây hại cho thấy: khi bị hại ngoài việc mất chất dinh
dưỡng, khoai tây còn không phát triển bộ lá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá
trình tổng hợp chất dinh dưỡng và hình thành củ vì thế năng suất của các cây
bị hại và cây không bị hại khác nhau rõ rệt [5].
1.3. Vai trò của nguyên tố Kaki (k) trong đời sống của cây
Hàm lượng kali trong đất khá cao khoảng 0,2 - 0,3% đất sét giàu kali
hơn đất đỏ bazan và maganit, đất bạc màu, trơ sỏi đá rất nghèo K [6].
Theo nghiên cứu của Schachtschabel (1939) thì đất cát chứa khoảng 20
tạ K2O/ha, đất thịt nặng khoảng 50 tạ K2O/ha.
Kali (K) là nguyên tố đa lượng quan trọng, chức năng sinh lí K rất đa
dạng có thể tóm tắt như sau:
- K+ trong tế bào làm tăng độ ngậm nước do vậy làm giảm độ nhớt
của chât nguyên sinh vì vậy làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra trong tế
bào chất được thuận lợi. K+ còn làm tăng hàm lượng nước liên kết trong chất
nguyên sinh.
- Theo Evan và Sorger (1968) K+ xúc tác khoảng 40 loại enzim khác
nhau.
- K+ xúc tác hàng loạt enzim tham gia vào chuỗi vận chuyển điện tử
trong quang hợp vì vậy làm tăng hàm lượng ATP, NADPH (Harlt,1972), do đó

quá trình tổng hợp các polisacarit, protein, axit nucleicđược thuận lợi.
- Theo các kết quả nghiên cứu của Koch va Mengan, K+ có ảnh hưởng
đến quá trình hấp thụ và vận chuyển nitơ [6].
- K+ trong đất còn có vai trò ổn định tỷ lệ

Fe3
. Nếu thiếu K+ thì
Fe2

Fe3+ Fe2+ gây độc cho cây.
- K+ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ mạch của rễ.

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
8


Khoá luận tốt nghiệp
- ở cây xanh giai đoạn tăng sinh khối nhu cầu K là lớn nhất, do K+cần
thiết cho sự hình thành tế bào mới, nâng cao cường độ quang hợp do tăng hàm
lượng diệp lục trong lá.
Khoai tây là một trong những cây chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nguyên
tố K. Theo Nikson và Evans, nồng độ tối đa của K+ ở khoảng 50 - 100mM.
Nếu nồng độ cao hơn sẽ có tác dụng ức chế và có thể làm giảm hàm lượng
tinh bột trong củ khoai tây. Nhiều thí nghiệm cho thấy hiệu quả của K+ thể
hiện không rõ đến năng suất khoai tây, nhưng lại liên quan rất rõ đến chất
lượng củ, cụ thể làm tăng hàm lượng chất khô của củ, làm giảm bệnh đốm đen
trên củ [6].


Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
9


Khoá luận tốt nghiệp

Chương 2. Đối tượng và phương pháp ngHiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã sử dụng 4 giống khoai tây: Mariella, CV38.6,
Redstar và Solara do Trung tâm Nghiên cứu cây có củ - Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp Việt Nam cung cấp.
- Giống Mariella
Là giống nhập nội hàng năm của Đức, có thời gian sinh trưởng 85 - 90
ngày. Năng suất 18 - 22 tấn/ha. Vỏ củ màu nâu nhạt, ruột củ màu vàng, chống
bệnh mốc sương. Tỷ lệ củ xuất khẩu 40 - 50%.
- Giống

CV 38.6

Là giống lai nhập nội từ Trung tâm quốc tế (CIP), thời gian sinh trưởng
105 - 110 ngày. Năng suất bình quân 18 - 20 tấn/ha. Mắt củ nông có màu
hồng nhạt, vỏ và ruột củ có màu vàng, chống mốc sương, virut. Tỷ lệ thương
phẩm trên 30%.
- Giống Redstar
Là giống nhập nội Hà Lan có nguốn gốc từ tổ hợp lai (Bild Star xVdw
76 - 30). Giống Redstar sinh trưởng khoẻ, thân cao củ dạng trái xoan, vỏ hồng
nhạt, ruột vàng, mắt rất nông, năng suất đạt 30 tấn/ha.
- Giống Solara

Là giống nhập nội hàng năm có nguồn gốc từ Hà Lan. Giống Solara có
thời gian sinh trưởng ngắn 85 - 90 ngày, năng suất cao, vỏ màu vàng, mắt sâu
trung bình. Chống chịu tốt với bệnh lụi củ, xoăn lá, virut.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành vụ Đông năm 2005, tại khu vực xã Cao
Minh, thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích thí nghiệm 480 m2 chia 24
ô, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, cách bố trí thí nghiệm đảm bảo theo nguyên

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
10


Khoá luận tốt nghiệp
tắc bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng, đồng thời chúng tôi tiến hành chăm
sóc theo phương pháp thông thường cho tất cả các giống và các công thức.
Mỗi giống chúng tôi bố trí 2 công thức
- Đối chứng (Đ.C): không phun dung dịch KCl mà phun nước.
- Thí nghiệm: phun bổ sung dung dịch KCl 0,2% (phun K).
2.2.2. Cách pha và phun dung dịch
KCl tinh thể được cân bằng cân phân tích Satorius có độ chính xác 10-4,
sau đó được pha vào nước cất với nồng độ 0,2%. Dung dịch này được phun bổ
sung lên lá vào giai đoạn 30 ngày sau khi trồng, với liều lượng 10 lít/360 m2.
Thời gian phun vào buổi sáng sớm.
2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
Hàm lượng diệp lục
Hàm lượng diệp lục được đo trên máy chuyên dụng OPTI - SCIENCES
moden CCM - 200 của Mỹ, mỗi công thức đo 30 mẫu ngẫu nhiên, vào 3 giai

đoạn là 40 ngày, 50 ngày và 60 ngày.
Nguyên tắc hoạt động của máy: diệp lục có khả hấp thụ ánh sáng ở hai
vùng xanh (blue) và đỏ (red) nhưng không hấp thụ ánh sáng xanh lá cây
(green) hoặc ánh sáng màu đỏ xa. Bằng việc xác định nguồn năng lượng hấp
thụ được ở vùng ánh sáng đỏ có thể ước tính được hàm lượng diệp lục có trong
mô lá.
Khả năng huỳnh quang
Huỳnh quang diệp lục được đo trên máy Chlorophyll Fluorometer OPTI
- SCIENCES model OS - 30 của hãng ADC (Anh) với các thông số Fo, Fm,
Fvm
- Fo: giá trị huỳnh quang của diệp lục khi bắt đầu được chiếu sáng.
- Fm: giá trị huỳnh quang cực đại.
- Fvm: giá trị huỳnh quang hữu hiệu.

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
11


Khoá luận tốt nghiệp
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Số củ/khóm và khối lượng củ trung bình/khóm được xác định trực
tiếp bằng cách đếm và cân 30 khóm ngẫu nhiên ở mỗi ô thí nghiệm.
- Năng suất (kg/360m2) được tính từ năng suất mỗi ô thí nghiệm
sau đó qui ra (kg/360m2)
Tỷ lệ các loại củ
Tỷ lệ các loại củ được phân loại ở 30 khóm ngẫu nhiên theo
đường kính củ D (cm).
2.4. Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu được xử lý và đánh giá theo phương pháp toán thống kê sinh học
qua các tham số.
n

Xi

- Trung bình: X i 0

n
n

( Xi X )

- Độ lệch chuẩn

:

- Sai số trung bình: m =

2

với n 30.

i 1

n 1


n


- Tiêu chuẩn độ tin cậy của thí nghiệm td =

d
md

Xác định t từ bảng Student Fisher với P 0,05
+ Nếu P > 0,05 thì sai số không có ý nghĩa thống kê.
+ Nếu P 0,05 thì sai số có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95%.

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
12


Khoá luận tốt nghiệp

Chương 3 . Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. ảnh hưởng của việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá đến hàm
lượng diệp lục 4 giống khoai tây
Diệp lục là sắc tố quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, vì
đây là sắc tố có khả năng nhận và biến đổi quang năng thành năng lượng chứa
trong các chất giàu năng lượng như ATP và NADPH, năng lượng thu được này
lại cung cấp cho pha tối để cố định CO2. Vì vậy hàm lượng diệp lục cao bền
vững sẽ góp phần tăng khả năng quang hợp ảnh hưởng đến năng suất của cây.
Hàm lượng diệp lục tổng số của các công thức thí nghiệm được trình bày ở
bảng 3.1 và hình 3.1
Bảng 3.1: ảnh hưởng của việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá đến
hàm lượng diệp lục 4 giống khoai tây
STT


Giống

GĐ 40

GĐ 50

GĐ 60

ngày (6.12.05)

ngày (17.12.05)

ngày (26.12.05)

X m
1

Đ.C
Mariella

2
CV38.6
3
Redsrar
4
Solara

21,56 0,68


phun K

25,78 0,78

Đ.C

24,27 0,54

phun K

25,26 0,92

Đ.C

25,27 1,14

phun K

25,49 0,72

Đ.C

24,84 0,88

phun K

28,24 1,20

%so ĐC
119,57*


104,07

X m
21,59 0,39
21,78 0,57
26,20 1,07
26,43 1,14
25,00 0,88

102,45

25,25 0,79
113,68*

26,39 1,08
26,60 0,63

%so ĐC
100,88

100,87

101,00

100,79

X m
39,79 1.39
39,86 1,23

40.64 1,83
40,70 2,38
39,87 1,61
41,76 1,23
32,38 1,02
39,50 1,51

%so ĐC
100,17

100,11

101,24

121,98*

Ghi chú: * Sai khác giữa phun K và Đ.C có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95%.

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
13


Khoá luận tốt nghiệp

%so với Đ.C
140
120
100

80
60
40
20
0

mariella
CV38.6
Redstar
Solara

40 ngày

50 ngày

60 ngày

ngày

Hình 3.1. ảnh hưởng của việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá
đến hàm lượng diệp lục 4 giống khoai tây
Phân tích kết quả ở bảng 3.1 và hình 3.1 ta thấy:
Hàm lượng tổng số trong lá ở tất cả các giống cao nhất ở giai đoạn 60
ngày sau khi trồng.
ảnh hưởng của việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá đến hàm
lượng diệp lục tổng số ở các giống khác nhau là khác nhau.
* Giai đoạn 40 ngày: việc phun bổ sung dung dịch KCl chỉ làm tăng
hàm lượng diệp lục của giống Mariella (119,57%) và giống Solara (113,68%),
còn giống CV38.6 và Redstar hàm lượng diệp lục tổng số chỉ tương đương với
đối chứng.

* Giai đoạn 50 ngày: việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá không
làm tăng hàm lượng diệp lục tổng số giữa các công thức thí nghiệm và đối
chứng ở cả 4 giống.
* Giai đoạn 60 ngày: việc phun bổ sung dung dịch KCl chỉ làm tăng
hàm lượng diệp lục tổng số của giống Solara, các giống còn lại tương đương
với đối chứng.

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
14


Khoá luận tốt nghiệp

3.2. ảnh hưởng của việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá đến khả năng
huỳnh quang diệp lục của 4 giống khoai tây
Giá trị huỳnh quang của lá, đặc biệt là giá trị huỳnh quang hữu hiệu
(Fvm) phản ánh hoạt động của bộ máy pha sáng trong quang hợp. Hoạt động
huỳnh quang này liên quan đến các yếu tố môi trường và trạng thái sinh lý của
cây. (Fvm) cao chứng tỏ hoạt động của bộ máy quang hợp tốt, vì vậy ảnh
hưởng đến khả năng quang hợp của cây, đồng thời giá trị huỳnh quang còn
cho biết trạng thái sinh lý của cơ thể.Nghiên cứu khả năng huỳnh quang của 4
giống ở các lô đối chứng và lô thí nghiệm có phun bổ sung dung dịch KCl
được trình bày ở bảng 3.2; 3.3; 3.4.
Bảng 3. 2 : ảnh hưởng của việc phun bổ sung KCl lên lá đến khả năng
huỳnh quang của 4 giống khoai tây ở giai đoạn 40 ngày.
Fo

TT


Fm

Fvm

% so

Giống
Đ.C

Phun K

Đ.C

Phun K

Đ.C

Phun K

Đ.C

1.

Mariella.ĐC

364,1

388,8


1276,3

1483,9

0,734



0,01

0,737



0,01

100,40

2.

CV 38.6

333,4

341,7

1561,9

1537,8


0,793



0,01

0,767



0,02

96,72

3.

Redstar

493,5

466,3

1486,0

1477,9

0,705




0,01

0,743



0,01

105,93*

4.

Solara

386,3

403,4

1364,0

1241,6

0,713



0,01

0,741




0,01

103,82

Ghi chú: * Sai khác giữa phun K và Đ.C có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy >95%

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
15


Khoá luận tốt nghiệp

Bảng 3. 3: ảnh hưởng của việc phun bổ sung KCl lên lá đến khả năng
huỳnh quang của 4 giống khoai tây giai đoạn 50 ngày.
Fo

TT

Fm

Fvm

% so

Giống
Đ.C


Phun K

Đ.C

Phun K

Đ.C

Phun K

Đ.C

1.

Mariella.ĐC

354,3

336,2

1584,3

1463,1

0,781



0,04


0,795



0,03

101,79

2.

CV 38.6

322,3

314,9

1585,1

1558,4

0,788



0,01

0,795




0,03

100,88

3.

Redstar

398,4

395,4

1474,9

1427,5

0,743



0,01

0,776



0,02

104,44*


4.

Solara

348,5

366,5

1486,2

1457,9

0,762



0,01

0,77



0,02

104,71*

Ghi chú: * Sai khác giữa phun K và Đ.C có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy >95%

Bảng 3. 4: ảnh hưởng của việc phun bổ sung KCl lên lá đến khả năng

huỳnh quang của 4 giống khoai tây ở giai đoạn 60 ngày
Fo

TT

Fm

Fvm

% so

Giống
Đ.C

Phun K

Đ.C

Phun K

Đ.C

Phun K

Đ.C

1.

Mariella.ĐC


351,7

336,2

1580,3

1473,1

0,781



0,03

0,771



0,03

98,71

2.

CV 38.6

321,8

317,9


1595,1

1568,4

0,802



0,01

0,795



0,01

99,25

3.

Redstar

410,3

394,4

1472,9

1417,5


0,736



0,02

0,759



0,02

103,12*

4.

Solara

348,0

367,5

1485,2

1447,9

0,762




0,01

0,768 0,01

100,78

Ghi chú: * Sai khác giữa phun K và Đ.C có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy >95%

Qua phân tích kết quả bảng 3.2; 3.3; 3.4 chúng tôi thấy:

ảnh hưởng của việc phun bổ sung K+ lên lá đến khả năng huỳnh quang
ở các giống khác nhau là khác nhau.
* Giai đoạn 40 ngày: huỳnh quang hữu hiệu chỉ có ý nghĩa thống kê đối
với giống Redstar (105,93%), các giống còn lại tương đương với đối chứng.
* Giai đoạn 50 ngày: việc phun bổ sung dung dịch KCl làm tăng huỳnh
quang hữu hiệu của giống Redstar và Solara so với đối chứng lần lượt là

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
16


Khoá luận tốt nghiệp
104,44% và 104,71%. Các giống còn lại giữa công thức thí nghiệm và đối
chứng là tương đương nhau.
* Giai đoạn 60 ngày: huỳnh quang hữu hiệu của các giống lô đối chứng
từ 0,736 đền 0,802; các công thức thí nghiệm từ 0,759 đến 0,795. Việc phun
bổ sung dung dịch KCl lên lá chỉ làm tăng huỳnh quang hữu hiệu ở giống
Redstar.

Như vậy phun bổ sung dung dịch KCl lên lá có ảnh hưởng đến huỳnh
quang hữu hiệu của các giống khác nhau là khác nhau. K có ảnh hưởng tích
cực đến huỳnh quang hữu hiệu ở cả ba giai đoạn, còn các giống Mariella và
CV38.6 giữa công thức thí nghiệm và đối chứng ở cả ba giai đoạn nghiên cứu
là như nhau.
3.3. ảnh hưởng của phun bổ sung dung dịch KCl lên lá đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất các giống khoai tây
Năng suất là kết quả tổng hợp các quá trình sinh lí, sinh hoá trong cơ thể
thực vật. Năng suất là một trong những mục đích của sản xuất. Để đánh giá
năng suất của các giống khoai tây, chúng tôi tiến hành xác định và so sánh các
chỉ tiêu
+ Số củ trung bình/khóm (số củ/khóm)
+ Khối lượng củ trung bình/khóm (g/khóm)
+ Năng suất thực tế thu được trên 1 sào Bắc bộ (kg/ 360m2).
Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.2.

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
17


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Hµ Thanh

K29B - Sinh
18



Khoá luận tốt nghiệp
% so với Đ.C
118
116
114
112
110
108
106
104
102
100
98

mariella
CV 38.6
Redstar
Solara

Giống
Hình 3.2. ảnh hưởng của việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá đến
năng suất 4 giống khoai tây (kg/360m2)
Qua phân tích bảng 3.5 và hình 3.2, chúng tôi nhận thấy:
* Số củ/khóm cao nhất ở giống CV38.6 (10,81), thấp nhất là Mariella
(6,38), việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá không làm tăng số lượng củ ở
tất cả các giống.
* Khối lượng củ/khóm của 4 giống dao động 356,09 g/khóm (CV38.6)
đến 636,36 g/khóm (Solara), phun bổ sung dung dịch KCl làm tăng khối
lượng củ/khóm so với đối chứng của 3 giống Redstar; Mariella và Solara lần
lượt là 7,03%; 7,855 và 15,51%, còn giống CV38.6 việc phun bổ sung dung

dịch KCl lên lá không làm tăng khối lượng củ/khóm so với đối chứng.
* Năng suất thực tế (kg/360m2) của 4 giống thí nghiệm cao nhất là
Solara 793,31; tiếp đến là các giống Mariella 628,09; CV38.6 499,4 cuối cùng
là Redstar 492,86. Phun bổ sung dung dịch KCl lên lá làm tăng năng suất so
với đối chứng ở tất cả các giống, tuy nhiên tỉ lệ mỗi giống là khác nhau. Tỉ lệ
tăng năng suất so với đối chứng ở các giống Redstar; CV38.6; Mariella và
Solara lần lượt là 5%; 7,54%; 11,04% và 16,77%.
Phun bổ sung dung dịch KCl lên lá cho 4 giống khoai tây không làm
tăng số lượng củ, nhưng lại làm tăng khối lượng củ/khóm vì vậy làm cho năng
suất tăng cao hơn đối chứng. Chứng tỏ K+ tăng cường quá trình trao đổi chất

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
19


Khoá luận tốt nghiệp
trong cây, đặc biệt tăng cường vận chuyển các sản phẩm đồng hoá từ lá vào
tích luỹ trong củ.
3.4. ảnh hưởng của việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá đến tỷ lệ các
loại củ 4 giống khoai tây
Tỷ lệ các loại củ trong mỗi khóm vừa có ý nghĩa về năng suất, vừa có
giá trị thương phẩm trên thị trường. Đánh giá ảnh hưởng của việc phun bổ
sung dung dịch KCl lên lá đến tỷ lệ các loại củ thông qua đo đường kính D
(đo ngay củ ở phần giữa) chúng tôi có kết quả ở bảng 3.6 và hình 3.3.

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh

20


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn ThÞ Hµ Thanh

K29B - Sinh
21


Khoá luận tốt nghiệp
% so với Đ.C
140
120
100

Mariella

80

CV 38.6

60

Redstar

40

Solara


20
0
D<2

2
3
D>4

D(cm)

Hình 3.3. ảnh hưởng của việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá
đến tỷ lệ các loại củ 4 giống khoai tây
Phân tích bảng 3.6 và hình 3.3, chúng tôi nhận thấy:
Việc phun bổ sung dung dịch KCl ảnh hưởng đến tỷ lệ các loại củ của
các giống là khác nhau.
Đối với giống Solara tỷ lệ củ lớn có D > 4cm cao hơn so với đối chứng
(112,07%), củ có đường kính 3 D < 4 là 107,62%; các loại củ còn lại tương
đương với đối chứng.
Giống Redstar tỷ lệ củ lớn chỉ tương đối chứng nhưng tỷ lệ củ nhỏ lại
cao hơn so với đối chứng, đặc biệt là củ bi (D < 2) (112,88%).
Giống CV 38.6 tỷ lệ củ lớn tăng cao hơn so với đối chứng (120,40%),
củ trung bình giảm nhưng củ bi tăng so với đối chứng (137,61%).
Giống Mariella đa số các loại củ chỉ tương đương đối chứng.

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh

22


Khoá luận tốt nghiệp

Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá đến

một số chỉ tiêu quang hợp vào năng suất 4 giống khoai tây trồng trong điều
kiện sinh thái Xuân Hoà - Phúc Yên - Vĩnh Phúc, chúng tôi rút ra một số kết
luận sau:
- Việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá ảnh hưởng đến hàm lượng
diệp lục ở mỗi giống là khác nhau, sự gia tăng hàm lượng diệp lục so với đối
chứng thấy ở giống Mariella và Solara còn giống Redstar, CV38.6 chỉ tương
đương với đối chứng.
- Huỳnh quang diệp lục sai khác giữa phun bổ sung KCl và đối chứng
có ý nghĩa chỉ thấy ở giống Redstar(105,93% ; 104,44% và 103,12% lần lượt
ở giai đoạn 40; 50 và 60 ngày), các giống còn lại sự sai khác giữa phun bổ
sung dung dịch KCl và đối chứng không có ý nghĩa thống kê.
- Bổ sung dung dịch KCl lên lá không làm tăng số củ/khóm nhưng lại
làm tăng khối lượng củ/khóm rõ rệt ở 3 giống Mariella; Redstar và Solara.
Năng suất thực tế tăng ở tất cả các giống từ 5% (Redstar) đến 16,77% (Solara)
so với đối chứng.
- Việc phun bổ sung dung dịch KCl lên lá ảnh hưởng đến tỷ lệ các loại
củ tuỳ thuộc vào giống, trong các giống nghiên cứu thì việc phun bổ sung
dung dịch KCl làm tăng tỷ lệ củ thương phẩm ở giống CV 38.6 (120,40%),
Solara (112,07%), giảm tỷ lệ củ bi đối với giống Mariella (85,71%)
2. Kiến nghị
Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của phun bổ sung KCl lên lá đến khả năng

huỳnh quang diệp lục và năng suất 4 giống khoai tây : Mariella; CV 38.6;
Redstar và Solara, tôi rút ra được kết quả nhất định trên. Tuy nhiên, để có kết
luận sâu sắc hơn, cần có các thí nghiệm lặp lại, trên các đối tượng khác nhau.

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
23


Khoá luận tốt nghiệp

tài liệu tham khảo
1. Võ Văn Chi (1990), Từ điển cây thuốc Việt Nam. Trang 619.
2. Đào Duy Chiến (1990), Các kết quả bước đầu của việc chọn giống khoai
tây chống mốc sương và thích nghi với các vùng cao nhiệt đới, Một số kết quả
nghiên cứu khoa học cây khoai tây (1986-1990), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đính (2004), Khảo sát khả năng thích ứng một số giống khoai
tây trên nền đất phù sa cổ Mê Linh - Vĩnh Phúc, Báo cáo đề tài cấp Bộ. Mã số
đề tài B2002-41-12.
4. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Như Khanh (2004), Khảo sát khả năng sinh
trưởng, huỳnh quang và năng suất một số giống khoai tây trên nền đất Vĩnh
Phúc, Báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc, trang 361 - 364.
5. Nguyễn Văn Đĩnh (1990), Nghiên cứu một số giống nhện hại khoai tây,
Nxb Nông nghiệp, Trang 99-103.
6. Hoàng Thị Hà (1996), Dinh dưỡng khoáng ở thực vật, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Trương Văn Hộ, Đào Duy Chiến, Ngô Doãn Cảnh và cộng tác viên (1990),
Biện pháp trồng khoai tây bằng hạt lai, Báo cáo tại hội nghị tổng kết trồng
khoai tây bằng hạt lai, Viện KHKTNN, Hà Nội.

8. Trương Văn Hộ, Trịnh Quốc Mỹ, Nguyễn Văn Đĩnh, P.Vanderzaang (19861990), Điều tra nghiên cứu về bảo quản khoai tây giống ở đồng bằng Bắc Bộ,
Một số kết quả nghiên cứu khoa học cây khoai tây (1986-1990), Nxb Nông
nghiệp, trang 72-82.
9. Trần Thị Mai (2001), Bảo quản khoai tây thương phẩm, Nxb Nông nghiệp.
10. Nguyễn Văn Viết (1990), Điều kiện khí hậu và cây khoai tây vụ Đông ở
đồng bằng Bắc Bộ, Một số kết quả nghiên cứu khoa học khoai tây lai (19861990), Nxb Nông nghiệp, trang 90 - 92.

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
24


Khoá luận tốt nghiệp
11. Viện khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu
khoai tây, rau (1990). Một số kết quả khoa học nghiên cứu cây khoai tây
(1986 - 1990), Nxb Nông nghiệp, trang 4-6.

Nguyễn Thị Hà Thanh

K29B - Sinh
25


×