Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống khảm trai chuyên mỹ phú xuyên hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 44 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

TRNG I HC S PHM H NI 2
KHOA sinh - ktnn
*********

Nguyễn thị thủy

Bảo tồn và phát triển làng
nghề truyền thống khảm trai
chuyên mỹ - phú xuyên - hà nội
KHO LUN TT NGHIP I HC
Chuyờn ngnh: Sinh thái Môi trường

Hà nội - 2010

Nguyễn Thị Thủy

1

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Giới thiệu chung
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống quý báu từ lâu
đời. Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu
hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh
xảo, hoàn mỹ.
Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm sinh


hoạt bình thường hàng ngày, mà một số còn là những tác phẩm nghệ thuật
biểu trưng của nền văn hóa xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí,
đặc điểm nhân văn của dân tộc..
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có những nét riêng và độc đáo,
tên của sản phẩm luôn kèm theo tên của làng làm ra nó; sản phẩm nổi tiếng
cũng làm cho làng nghề tạo ra các sản phẩm ấy nổi tiếng. Ví dụ như: lụa Vạn
Phúc (Hà Đông), sơn mài Hạ Thái (Thường Tín), tơ sợi Tân Triều (Thanh Trì),
gốm sứ Bát Tràng
Khảm trai hay còn gọi là khảm xà cừ hoặc cẩn xà cừ cũng là một nghề
thủ công có truyền thống lâu đời của Việt Nam. Do có địa thế thuận lợi, đất
nước nằm trải dài theo bờ biển nên nguồn nguyên liệu dồi dào, vì vậy từ xa
xưa nghề này đã rất phát triển. Làng nghề xã Chuyên Mỹ ở phía Nam thủ đô
Hà Nội là cái nôi của nghề khảm xà cừ Việt Nam. Với lịch sử 1000 năm, trải
qua bao sóng gió, thăng trầm, nghề khảm trai Chuyên Mỹ được người dân nơi
đây đời này qua đời khác, tiếp tục lưu truyền và phát triển, tạo nên sức sống
bền bỉ cho một làng nghề cổ.
Trước đây, các sản phẩm khảm trai chủ yếu là sập gụ, tủ chè, bàn ghế
hoành phi câu đối được sử dụng trong triều đình hay phục vụ đời sống của
các quan lại, quí tộc. Ngày nay, cùng với sự phát triển xã hội ngày càng cao,
sản phẩm của làng nghề cũng ngày càng đa dạng. Nhờ có nghề khảm trai
truyền thống mà nhiều gia đình đã thoát nghèo, làm giàu từ nghề, tạo công ăn

Nguyễn Thị Thủy

2

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


việc làm cho nhiều lao động tại địa phương cũng như ở nhiều nơi, đời sống
nhân dân ngày càng được nâng cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, do sự xuất hiện của hàng loạt các sản phẩm nội thất mới
nên nhu cầu của người tiêu dùng đối với các mặt hàng khảm trai ngày càng
giảm dẫn tới thiếu thị trường. Thêm vào đó là việc thiếu thợ lành nghề, thiếu
cải tiến kĩ thuật, thiếu quan tâm tới việc đổi mới mẫu mã, chưa thực sự nhạy
bén trước những biến động của thị trường ... Vì vậy, nghề Khảm trai truyền
thống xã Chuyên Mỹ đang đứng trước nguy cơ mai một, thậm chí biến mất
như nghề tranh Đông Hồ (Thuận Thành - Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà
Nội)
Trước những khó khăn mà nghề khảm trai truyền thống ở xã Chuyên
Mỹ đang gặp phải thì việc nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển làng
nghề theo hướng quảng bá thương hiệu, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, gắn
với du lịch làng nghề là một vấn đề cần thiết.

Nguyễn Thị Thủy

3

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế làng nghề đang đóng góp gì cho nền kinh tế Việt Nam? Tại sao
cùng một môi trường kinh tế xã hội, nhưng có những làng nghề phát triển

mạnh, lại có những làng nghề mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất?
Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng
ta đã tập trung toàn bộ sức người, sức của mà chưa chú ý đầy đủ đến các giá
trị văn hóa của dân tộc dẫn đến các giá trị đó đang dần bị đi vào quên lãng. Để
bảo tồn và duy trì các giá trị văn hóa dân tộc, nhiều làng nghề truyền thống đã
ra đời.
Làng nghề là cả một môi trường văn hóa - kinh tế - xã hội và công nghệ
truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền
từ đời này sang đời khác, đúc kết ở những thế hệ nghệ nhân tài năng, với
những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và đặc trưng
cho cả dân tộc Việt Nam. Môi trường văn hóa làng nghề là khung cảnh làng
quê, với cây đa, bến nước, đình chùa, đền miếu, các hoạt động lễ hội, phong
tục tập quán, nếp sống đậm nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc.
Làng nghề truyền thống từ lâu đã làm phong phú thêm truyền thống văn hóa
Việt Nam. Làng nghề phát triển còn tạo ra bộ mặt đô thị hóa cho nông thôn để
nông dân ly nông nhưng không ly hương và làm giàu trên quê hương mình.
Nó làm giảm bớt căn bệnh to đầu vì làn sóng nông dân nhập cư về các thành
phố lớn kéo theo hàng loạt hệ quả xã hội nặng nề. Nó không chỉ đem lại nhiều
lợi ích mà còn đảm bảo cho việc lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng
của dân tộc. Khảm trai ở xã Chuyên Mỹ - Phú Xuyên - Hà Nội là một làng
nghề như thế. Làng nghề này đã tận dụng nguồn lao động nông nhàn tại chỗ,
với quy mô đơn giản, phù hợp, vốn đầu tư vừa phải tạo nguồn thu nhập đáng

Nguyễn Thị Thủy

4

Lớp K32D Sinh - KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

kể cho gia đình và xã hội, góp phần giải quyết sự dư dôi lao động trong những
ngày nông nhàn.
Tuy nhiên hiện nay, do xu thế phát triển của thời đại, quá trình đô thị
hóa ngày càng nhiều; cộng thêm việc các nghệ nhân (bàn tay vàng) ngày một
thưa dần, bí quyết làm nghề dần bị thất truyền, mẫu mã sản phẩm chưa thay
đổi kịp với thị hiếu người tiêu dùng, công nghệ sản xuất còn thô sơ, quy mô
nhỏ lẻ, các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường chưa triệt để, cơ sở vật chất hạ
tầng thiếu đồng bộ đã khiến cho làng nghề đứng trước nguy cơ dần bị mai
một.
Để khắc phục những khó khăn còn tồn tại của làng nghề, thực hiện nghị
quyết của tỉnh (thành phố), đảm bảo phát triển bền vững làng nghề nên tôi đã
chọn đề tài:
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Khảm trai Chuyên Mỹ
- Phú Xuyên - Hà Nội.
2. Mục tiêu
- Tìm hiểu quy mô sản xuất của làng nghề khảm trai ở xã Chuyên Mỹ
huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội.
- Tìm hiểu các nguyên nhân làm làng nghề bị suy giảm và mai một, từ
đó đề ra các giải pháp khắc phục nhằm bảo tồn và phát triển nó.
3. ý nghĩa
Đề tài này có nhiều ý nghĩa thiết thực:
1) Bảo tồn làng nghề hiện có, gìn giữ những nét giá trị văn hóa
tinh thần đặc sắc của địa phương.
2) Mở rộng quy mô phát triển của làng nghề, góp phần phát triển
kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động.
3) Xây dựng giải pháp, quy hoạch tổng thể, chính sách quản lý
phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch kinh tế xã hội của
vùng.


Nguyễn Thị Thủy

5

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

4) Từ đó có thể góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các làng
nghề khác của Hà Nội mở rộng và ở các địa phương khác có
cùng hoàn cảnh như xã Chuyên Mỹ - Phú Xuyên - Hà Nội.

Nguyễn Thị Thủy

6

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1:

phương pháp, thời gian và địa điểm nghiên cứu

1.1 Phương pháp nghiên cứu
1- Điều tra khảo sát thực địa
- Điều kiện tự nhiên của xã.

- Đời sống của nhân dân trong xã.
- Khảo sát tình hình sức khỏe của nhân dân địa phương qua quan
sát, phỏng vấn và qua số liệu của trạm y tế xã.
- Các số liệu được ghi chép qua báo cáo của ủy ban nhân dân xã
Chuyên Mỹ.
- Phỏng vấn các chủ cơ sơ sản xuất trong xã.
2. Nghiên cứu, thu thập tài liệu.
3- Phân tích số liệu để tìm hiểu tình hình phát triển của làng nghề.
1.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài tiến hành từ tháng 7/2008 đến tháng 8/2009.
1.3 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu tại xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

Nguyễn Thị Thủy

7

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2:
Tổng quan đề tài nghiên cứu
Mặc dù vẫn tồn tại và phát triển, thu hút nhiều lao động, sản phẩm có
đầu ra và ngày càng góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người
dân, cũng như khôi phục những di sản văn hóa, nhưng các làng nghề truyền
thống ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn nhiều vấn đề cần giải
quyết. Đó là làm sao để phát triển làng nghề bền vững, hài hòa giữa lợi ích
kinh tế và an ninh xã hội, gìn giữ môi trường, bảo tồn văn hóa. (Theo TS

Nguyễn Xuân Chính, giám đốc sở Công nghiệp Hà Tây (cũ)) [10]
Vấn đề phát triển làng nghề hiện nay đang được Nhà nước và các cơ
quan tổ chức hết sức quan tâm. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các
buổi hội thảo nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu giải quyết các vấn đề còn
tồn đọng trong các làng nghề nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề [4].
Làng nghề Khảm trai Chuyên Mỹ cũng đã nằm trong nhiều dự án bảo
tồn của tỉnh Hà Tây (cũ) như dự án Xây dựng mô hình Bảo tàng di sản văn
hóa làng và Hành trình văn hóa du lịch làng nghề do TS Đặng Văn Bài, Cục
trưởng Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thông tin) đưa ra năm 2006. Dự án này
nằm trong hội thảo Phát triển bền vững làng nghề Hà Tây. Thực trạng và giải
pháp [10].
Tuy nhiên, các giải pháp được đưa ra cho những vấn đề này cũng chỉ
mới là những gợi ý chung chung như đề nghị Nhà nước, các bộ, ngành liên
quan đầu tư kinh phí, có chương trình, dự án quy hoạch bảo tồn, phát triển
làng nghềmà chưa có một giải pháp cụ thể. Hơn nữa đây là một dự án đòi
hỏi nguồn kinh phí lớn. Việc khai thác du lịch làng nghề là loại hình du lịch
văn hóa chất lượng cao, kén khách, cho nên đòi hỏi phải được tiến hành hết
sức chu đáo, khoa học, cần có quy hoạch cụ thể. Vì vậy, dự án chưa thực sự
đem lại hiệu quả.

Nguyễn Thị Thủy

8

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Điểm mới trong công trình tôi nghiên cứu: đây là công trình đầu tiên đề

cập riêng đến việc sản xuất khảm trai tại làng nghề xã Chuyên Mỹ, huyện Phú
Xuyên, thành phố Hà Nội. Công trình đề cập đến các khâu của quá trình sản
xuất, thực trạng và xu hướng hoạt động của làng nghề. Từ đó đề xuất các giải
pháp cụ thể nhằm khắc phục những bất lợi để bảo tồn, duy trì và phát triển
làng nghề bền vững.

Nguyễn Thị Thủy

9

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 3:

kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1 Sơ lược về điều kiện tự nhiên và xã hội xã Chuyên Mỹ - Phú Xuyên Hà Nội
3.1.1 Vị trí địa lý [10]
Xã Chuyên Mỹ nằm ở phía cực tây vùng chiêm trũng huyện Phú Xuyên,
cách đường quốc lộ 1A gần 10 km. Xã có các mặt [10]:
- Phía Đông: giáp xã Tân Dân
- Phía Tây: giáp xã Trung Tú - ứng Hoà
- Phía Nam: giáp xã Minh Đức - ứng Hoà
- Phía Bắc: giáp xã Hoàng Long
3.1.2 Điều kiện khí hậu, thủy văn [5, 6]
Xã Chuyên Mỹ nằm trong vùng châu thổ sông Hồng nên điều kiện khí
hậu nơi đây mang đậm nét của khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, đó là kiểu khí

hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.
3.1.2.1 Chế độ nhiệt
Nhiệt độ của vùng tương đối điều hòa, nhiệt độ cao nhất trong năm là
380C và nhiệt độ thấp nhất trong năm 90C. Sự chênh lệch về nhiệt độ lên tới
290C trong năm.
3.1.2.2 Chế độ mưa
Do nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng nên đặc điểm
chế độ mưa của vùng này cũng là những nét đặc trưng về chế độ mưa của xã
Chuyên Mỹ - Phú Xuyên - Hà Nội.
3.1.2.3 Hệ thống kênh mương
Khu vực Chuyên Mỹ có duy nhất một con sông Nhuệ chảy qua. Nhân
dân trong xã sống dọc hai bên sông. Do có nghề trồng lúa từ lâu đời, lại là

Nguyễn Thị Thủy

10

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

vùng chiêm trũng nên có mạng lưới kênh mương khá dày đặc, có vai trò quan
trọng trong công tác tưới tiêu phục vụ mùa màng cũng như đời sống của nhân
dân.
3.1.3 Điều kiện xã hội [3]
3.1.3.1 Dân cư
Xã Chuyên Mỹ nằm ở phía Tây huyện Phú Xuyên. Đây là một xã thuộc
huyện ngoại thành thành phố Hà Nội. Do có tuyến đường quốc lộ 1A cũ và
đường cao tốc chạy qua nên Phú Xuyên là huyện cửa ngõ nằm trên trục giao

thông quan trọng nối liền Hà Tây cũ với các tỉnh phía Nam.
Theo thống kê, xã Chuyên Mỹ có tổng diện tích đất tự nhiên là 792 ha,
trong đó có 506 ha đất canh tác (có 124,2 ha được chuyển đổi cơ cấu kinh tế
trang trại). Dân số trong xã gồm 9150 khẩu thuộc 2137 hộ. Số người trong độ
tuổi lao động là 5450 lao động.
Xã có một đền thờ cụ tổ làng nghề Trương Công Thành ở thôn Chuôn
Ngọ được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
7/7 thôn của xã đều được tỉnh công nhận là làng nghề.
3.1.3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp, ngành nghề
Phát triển kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp . Trong đó phát triển tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu với các
nghề truyền thống như: sơn mài, khảm trai và chế biến nguyên liệu khảm.
Hiện nay, nghề mộc cũng khá phát triển với số hộ làm ngày càng tăng.
Xã có 1 hợp tác xã nông nghiệp và 2 doanh nghiệp tập thể là Hợp tác xã
tiểu thủ công nghiệp và Quỹ tín dụng nhân dân.
Số lượng lao động khá lớn: có 1450 cơ sơ sản xuất kinh doanh hàng tiểu
thủ công nghiệp với 4490 lao động, tạo công ăn việc làm cho 100% số người
trong độ tuổi lao động của xã và 600 - 800 lao động mỗi năm ở các xã lân cận.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu là nghề khảm trai
sơn mài. Sản phẩm hàng hóa sơn khảm và nguyên liệu khảm chủ yếu tiêu thụ

Nguyễn Thị Thủy

11

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


trong nước, tỷ lệ xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 10% và đều thông qua khâu
trung gian.
Ngoài phát triển làng nghề tại địa phương, xã có 250 - 300 hộ đứng chủ
thuê mướn lao động ở các nơi đi làm nghề khảm trai sơn mài khắp tỉnh thành
trong cả nước như: thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam,
Đồng Nai, Huế nhìn chung các cơ sở này làm ăn có hiệu quả, cho thu nhập
cao.
Hợp tác xã sơn khảm Ngọ Hạ của xã đảm bảo công ăn việc làm thường
xuyên cho 50 xã viên và hàng trăm lao động nhận làm, đào tạo nghề cho
90 - 100 lao động thuộc các đối tượng trẻ em tàn tật mỗi năm. Hàng năm, hợp
tác xã đều mở các lớp đào tạo nghề cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,
con em các đối tượng chính sách có nhu cầu học tập. Những đối tượng ở xa
được bố trí nơi ăn chốn nghỉ, các em gặp khó khăn về kinh tế được hỗ trợ kinh
phí giúp các em có điều kiện vào học. Hợp tác xã còn là nơi quảng bá sản
phẩm cho khách du lịch về thăm quan và đặt hàng. Hiện xã có 3 công ty tư
nhân với số lao động thường xuyên từ 50 - 70 người, các công ty này đều làm
ăn có hiệu quả.
3.2 Lịch sử hình thành làng nghề Khảm trai xã Chuyên Mỹ - Phú Xuyên
- Hà Nội [2, 3, 10]
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm
trước đây, nghiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt
Nam. Việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư
dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải mùa vụ chính.
Nghề khảm trai ra đời vào thời nhà Lý từ thế kỷ XI do cụ Trương Công
Thành phát minh ra.
Cụ Trương Công Thành là phó tướng của nhà vua, cụ là người thông
thạo văn võ và đã từng tham gia trong quân đội của Lý Thường Kiệt. Cụ có
công phạt Tống bình Chiêm, bảo vệ đất nước.

Nguyễn Thị Thủy


12

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Sau khi tham gia nhiều cuộc chinh chiến bảo vệ đất nước, ông không ở
lại triều đình làm quan mà đi ngao du khắp nơi. Khi đến bãi sông, bãi biển
thấy vỏ trai, vỏ ốc bị mưa gió xô đẩy làm mòn lớp vỏ bên ngoài, lộ ra nhiều
màu sắc óng ánh trong sáng trông rất đẹp. Sau mấy ngày ngắm nhìn, suy nghĩ,
vốn sẵn có hoa tay, ông ghè ra mài, gọt theo ý muốn rồi xếp đi xếp lại vào các
nét chữ ở hoành phi câu đối. Ông nghĩ: Nét mực nho cũng đẹp nhưng thay
thế bằng chất liệu vỏ trai chắc và đẹp hơn nhiều. Thế là ông tiến hành thể
hiện, trước hỏng sau được và ông lại ngồi dũa, mài những mảnh trai đó thành
hình hoa lá được nhiều người khen ngợi.
Khi về thăm quê hương, ông cho mọi người xem và dạy cho dân làng
phường Ngọ (thôn Chuôn Ngọ ngày nay). Sự ra đời của nghề khảm bắt nguồn
từ đó. Cụ Trương Công Thành chính là ông tổ nghề khảm của xã Chuyên Mỹ.
Để tưởng nhớ công lao của cụ, dân làng đã lập miếu thờ, đồng thời lấy ngày
mồng 9 tháng Giêng âm lịch là ngày sinh và mồng 9 tháng Tám là ngày mất
của cụ làm ngày giỗ tổ. Hàng năm cứ vào ngày ấy dân làng tế rước linh đình
và gọi là ngày việc làng. Từ đó đất Chuyên Mỹ đã kế thừa, duy trì và phát
triển làng nghề khảm trai truyền thống ngày càng phong phú và đa dạng.
Năm 1996, miếu thờ được Bộ văn hóa xếp hạng di tích lịch sử. Năm
2002, nhân dân trong xã đã xây mới lại một đền thờ khang trang tại thôn
Chuôn Ngọ. Nơi đây trang trí những bức hoành phi, câu đối do các bàn tay
tinh xảo nhất của làng thể hiện. Nổi bật là bức Đại tự có ghi bốn chữ Công
cái hoàn vũ (Tạm dịch: công đầu là gìn giữ bờ cõi). Có thể nói đây là bức Đại

tự khảm lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Trước kia người thợ Chuyên Mỹ chủ yếu làm hoành phi, câu đối và
trang trí một số đồ gỗ sang trọng như: sập gụ, tủ chè Ngày nay, theo nhu
cầu thị trường, các sản phẩm Chuyên Mỹ ngày càng đa dạng với chất lượng
cao, thỏa mãn nhu cầu thị trường trong nước cũng như quốc tế đó là: khảm đồ

Nguyễn Thị Thủy

13

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

thờ cúng, giường chiếu, bàn ghế, tráp, đồ lưu niệm, tặng phẩm hay cả những
thứ đơn giản như bàn cờ, khuy áo
Khảm trai thường kết hợp với đồ gỗ đánh bóng, sơn mài mỹ nghệ. Các
họa tiết ở đồ khảm xà cừ có thể là về hoa lá, chim bướm, các danh lam thắng
cảnh ở Việt Nam hay từ một truyện cổ tích nào đó trong dân gian như: Tam
Quốc, Tam Cố Thảo Lư, văn chương cầu hiền hay theo mẫu ước lệ: tùng,
cúc, trúc, mai, tứ dân cảnh (bốn cảnh của người Việt xưa là: Ngư - Tiều Nông - Mục) Ngày nay, đề tài được khảm thường là các di tích, danh lam
thắng cảnh nổi tiếng: chùa Một Cột, vịnh Hạ Long, Huế
Sản phẩm của Chuyên Mỹ đã từng tham gia các cuộc triển lãm thành
tựu kinh tế toàn quốc tại Hà Nội, có mặt ở các điểm du lịch, các thị trường lớn
trong nước như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
3.3 Quy trình sản xuất hàng Khảm trai
Chất liệu chủ yếu là xà cừ. Xà cừ thông thường được lấy từ trai, ốc nên
khảm xà cừ còn được gọi là khảm trai hay khảm ốc..
Vỏ trai sau khi trải qua các công đoạn: ép, mài, lautrở thành nguyên

liệu chính cho nghề khảm. Trong cơ chế thị trường hiện nay, nguồn nguyên
liệu dùng cho nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ gồm đủ loại, ngoài nguồn nguyên
liệu trong nước thì người thợ Chuyên Mỹ còn phải mua nguyên liệu của các
nước: Hồng Kông, Inđônêxia, Trung Quốc, nguyên liệu quí như ốc phải
mua từ Singapo. Trong đó, loại vỏ trai được ưa chuộng là vỏ của trai ngọc môi
vàng (người dân thường gọi là trai nứa, trai đen). Người thợ còn sử dụng một
loại nguyên liệu đặc biệt là bào ngư Cửu Khổng (có 9 lỗ vỏ ở phía mép vỏ) có
vân màu sắc phong phú hơn màu cầu vồng dùng để khảm các mặt hàng nổi
như: núi non, cánh phượng, cánh công
Vỏ trai có kích thước lớn, mặt trong có lớp xà cừ dày màu óng ánh.
Người thợ khảm trai dùng những mảnh vỏ trai để khảm lên các đồ vật.

Nguyễn Thị Thủy

14

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Để làm ra một sản phẩm khảm trai phải mất khá nhiều thời gian và
công sức, bắt buộc phải qua 5 - 6 công đoạn. Công đoạn nào cũng đòi hỏi sự
khéo léo, tỉ mỉ của người thợ.
Có hai loại khảm:
+ Khảm chìm
+ Khảm nổi
Các công đoạn cơ bản của nghề khảm chìm [2]:
Bước đầu là chẻ vỏ thành mảnh theo chiều dọc con trai (theo thớ), bỏ
phần xương. Mài sạch vỏ đen bằng máy, đem ngâm nước rồi ép phẳng. Trước

đây, người thợ đem mảnh trai hơ trên đèn nóng để uốn phẳng miếng ốc. Hiện
nay công đoạn này đã được thay thế bằng máy ép, vừa tiết kiệm thời gian và
công sức, miếng trai lại được ép phẳng hơn, giữ được màu sắc cũng như tính
chất. Sau đó vẽ mẫu cho bức tranh, các họa tiết thường là hoa lá, cây cành,
chim thú hoặc các cảnh sinh hoạt thường ngày, các lễ hội hay các điển tích
điển cố. Tiếp theo là cưa trai theo nét vẽ. Bước kế tiếp là đục gỗ (mặt vật dụng
muốn khảm thường là mặt gỗ, người thợ phải khoét lõm trên mặt để nhận lấy
miếng vỏ ốc). Sau đó, gắn trai vào gỗ, người thợ thường dùng sơn ta để gắn rồi
thể hiện đường nét. Tiếp đến, dùng bột đen sơn để làm rõ các chi tiết của bức
tranh và đem mài lớp sơn phủ đi để lộ ra các họa tiết. Công đoạn mài cũng khá
phức tạp, trước mài bằng giấy ráp cát to, tiếp theo là cát mịn rồi lại đánh bằng
vôi bột, đánh một lần nữa bằng lá ngái rồi xoa bột gạo lên. Cuối cùng, toàn bộ
sản phẩm được đánh vécni cho bóng lên để họa tiết nổi lên sống động như một
bức tranh. Lúc này, một sản phẩm khảm trai mới được hoàn thành . Khảm trai
thường được kết hợp với đồ gỗ đánh bóng sơn mài mỹ nghệ.
Các công đoạn cơ bản của nghề khảm nổi [2]:
Về cơ bản, khảm nổi cũng gồm các bước như khảm chìm: chẻ vỏ thành
mảnh, mài sạch vỏ đen, ép phẳng, cưa trai để tạo họa tiết cho bức tranh. Tuy
nhiên, không có bước đục gỗ tạo chỗ lõm để nhận lấy miếng trai mà các họa

Nguyễn Thị Thủy

15

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

tiết được xếp ngay trên bề mặt vật khảm, sau đó dùng keo cố định họa tiết. Vì

vậy, không có công đoạn dùng bột đen sơn và mài. Loại hình khảm này
thường được dùng để tạo những bức tranh với kích thước lớn hay những bức
đại tự(ảnh 1).
Hiện nay, công đoạn khắc thủ công có thể thay thế bằng máy khắc laser
và các loại máy móc hỗ trợ khác, song việc cẩn các mảnh xà cừ và hoàn thiện
sản phẩm vẫn không thể thiếu được đôi bàn tay của các nghệ nhân.
Các chủ sơn khảm thường không sản xuất gỗ trực tiếp mà mua ở nơi
khác cách nhà không xa. Điều này làm giảm bớt chi phí vận chuyển.
Những mảnh trai không dính trực tiếp mà dùng keo gắn. Sơn chủ yếu
được dùng là sơn ta, đại kiều, sơn bóng.
Khảm xà cừ có ở đồ trang sức, khuy áo, đũa, đồ gỗ như bàn ghế,
giường, sập, tủ, tranh treo tường
Đặc điểm của sản phẩm khảm trai xã Chuyên Mỹ là những mảnh trai
gắn vào gỗ rất khít, có độ bền cao, sắc nét, chi tiết trang trí rất sinh động, đặc
sắc (ảnh 2). Tuy nhiên, nền các bức khảm thường có màu tối của lớp sơn đen
chứ không có nhiều màu sắc như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác do bản
thân chất liệu xà cừ tạo nên nhiều màu sắc óng ánh cho chi tiết trang trí (ảnh
3a và 3b). Những mảnh trai vô tri, vô giác qua bàn tay khéo léo, óc sáng tạo
phong phú được gắn vào gỗ để trở thành sản phẩm có giá trị văn hóa, nghệ
thuật cao.
Sản phẩm khảm trai của Chuyên Mỹ hơn hẳn các sản phẩm khảm trai ở
các nơi khác, kể cả Đồng Kỵ nhờ đường nét tinh xảo, có hồn. Chính vì thế, giá
trị của một sản phẩm không hề rẻ. Đối với những hàng đặt như tủ chè, sập gụ
khảm ốc giá tới 15 - 100 triệu đồng, tùy theo chất liệu khảm, tủ chè gỗ trắc
khảm ốc đỏ giá có thể tới 80 - 200 triệu đồng.

Nguyễn Thị Thủy

16


Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

3.4 Thực trạng làng nghề Khảm trai - Sơn mài xã Chuyên Mỹ
3.4.1 Giai đoạn trước 1945
Nghề khảm trai Chuyên Mỹ ra đời cách đây gần 1000 năm do cụ
Trương Công Thành sáng tạo ra. Ông là một vị tướng giỏi dưới triều Lý.
Bước đầu nghề còn mang tính chất thô sơ, nhỏ lẻ, chỉ dùng đôi bàn tay
khéo léo để tạo nên các sản phẩm.
Hầu hết những sản phẩm của làng là khảm trai trên những khay trà
trong triều đình và khảm trên những bàn tiệc của vua chúa. Chiếc khay khảm
trai được đặt trên những chiếc sập khảm trai là những biểu tượng cho sự sang
trọng và có địa vị. Chỉ những người giàu có và các nhà nho mới có được
những vật đó. Khảm trai còn được sử dụng trong những ngôi nhà xây dựng
theo kiểu kiến trúc cổ: khảm những vòm mái với những viên ngói màu xanh
của hoàng thành[10].
Sang triều Trần thì nghề khảm vỏ ốc đã khá điêu luyện nên được triều
đình trưng thu làm cống phẩm gửi sang tặng nhà Nguyên năm 1289 [2].
Một trong những nghệ nhân được xem như người giữ lửa cho làng
nghề - ông Trần Bá Dinh, năm nay đã 71 tuổi cho biết, cách đây khoảng hơn
100 năm, nghề khảm trai bắt đầu hưng thịnh, người dân Chuôn Ngọ thường
gọi sản phẩm là hàng lái bán cho các lái buôn người Huế, Quảng Ngãi mang
lên kinh thành xưa [2].
Khi người châu Âu sang đến Việt Nam thì trình độ hàng khảm được
nhắc đến là một trong những nghệ thuật cao, rất tinh vi, khéo léo. Điển hình là
năm 1868, khi người Pháp chiếm xong Nam Kỳ, thống đốc De La Grandière
đã xin triều đình Huế gửi hai người thợ khảm giỏi vào Sài Gòn để truyền nghề.
Sang năm 1877 thì hàng khảm ốc Việt Nam được triều đình gửi sang Pháp dự

Hội chợ [2].

Nguyễn Thị Thủy

17

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

3.4.2 Giai đoạn từ 1945 đến 1990
Giai đoạn chiến tranh, có lúc nghề tưởng như mai một, đến năm 1954,
giải phóng miền Bắc, xã khôi phục lại nghề khảm trai, sản xuất các sản phẩm
khảm trai lên gỗ dán xuất khẩu cho các nước [10].
Đến đầu những năm 80, sản xuất ngành thủ công có nhiều khó khăn
phức tạp do sự chuyển đổi cơ chế thị trường, tình hình Đông Âu xấu đi nên
các ngành thủ công nghiệp không kí được hợp đồng, sản phẩm bị ứ đọng, chưa
tiếp cận được thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, cộng thêm sức ép của
hàng ngoại tác động mạnh vào thị trường trong nước. Mặt khác, mẫu mã tuy
đã đa dạng phong phú hơn thời kỳ trước nhưng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh,
hàng còn kém chất lượng, quản lý vật tư, tiền vốn còn lỏng lẻo tùy tiện, chi
tiêu còn lãng phí, quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu là sản xuất ngay tại hộ gia
đình, doanh thu thấp dẫn đến đời sống xã viên chưa cao, việc làm không ổn
định. Do vậy, xã có 3 Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ, nhưng đến lúc này, Hợp
tác xã thủ công Thượng Trung và Bối Khê bị giải thể, chỉ còn Hợp tác xã thủ
công Ngọ Hạ đứng vững. Sản phẩm chủ yếu là: hoành phi, câu đối, sập gụ tủ
chè, đồ nội thất (ảnh 4) [3].
Thu nhập từ ngành thủ công nghiệp [3]:
- Năm 1989 đạt 355 triệu đồng, trong đó:

+ Hợp tác xã Bối Khê: 130 triệu
+ Hợp tác xã Ngọ Hạ: 197 triệu
+ Hợp tác xã Thượng Trung: 28 triệu.
- Năm 1990 đạt 240 triệu, trong đó:
+ Hợp tác xã Bối Khê: 160 triệu.
+ Hợp tác xã Ngọ Hạ: 80 triệu
Như vậy, trong thời kỳ này, tình hình phát triển của các Hợp tác xã thủ
công mỹ nghệ tương đối phức tạp (Biểu đồ 1).

Nguyễn Thị Thủy

18

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

3.4.3 Giai đoạn từ 1991 đến 2000 [3]
Trong vòng 30 năm trở lại đây, do nhu cầu của thị trường tăng cao,
nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ phát triển mạnh, cung cấp cho thị trường trong
nước và xuất khẩu ra nước ngoài với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo,
hiếm nơi nào có được.
Nghề Khảm trai giai đoạn này đã phát triển bằng nhiều hình thức, lấy
hộ gia đình là nguồn chủ đạo trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, đã công
nghiệp hóa, cơ giới hóa một số khâu trong chế biến nguyên liệu phục vụ cho
sơn khảm, đồ mộc. Theo thống kê năm 1994, toàn xã có 95% số hộ làm nghề
và có 50% số lao động làm nghề chuyên nghiệp và 50% số lao động làm nghề
bán chuyên nghiệp.
Hợp tác xã thủ công Ngọ Hạ vẫn duy trì đảm bảo công ăn việc làm

thường xuyên cho trên 40 lao động và một số hộ gia đình. Đồng thời được sự
tài trợ của tổ chức Tầm nhìn thế giới, sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, Hợp
tác xã đã mở 2 lớp dạy nghề cho 100 cháu có hoàn cảnh khó khăn trong khu
vực. Kết quả thu nhập trong 2 năm 1994 và 1995 của Hợp tác xã là:
- Năm 1994: 400 triệu
- Năm 1995: 250 triệu
Mức lương bình quân của xã viên hàng tháng là 250.000đ/tháng.
Tình hình chung về sản xuất và thu nhập của ngành nghề trong 2 năm
1996, 1997 bị ảnh hưởng nhiều của nền kinh tế thị trường. Hàng hóa sản xuất
ra tuy không bị ứ đọng nhiều nhưng việc tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Kết
quả:
- Tổng giá trị thu nhập năm 1996 là 18,4 tỷ đồng, bình quân hộ đạt
9.868.315 đồng/ năm, bình quân khẩu là 2.339.000 đồng/năm.
- Tổng giá trị thu nhập năm 1997 đạt 19,3 tỷ, bình quân hộ 9.851.000
đồng/năm, bình quân khẩu 2.379.420 đồng/năm.
Như vậy thu nhập năm 1997 tăng so với năm 1996 (biểu đồ 2).

Nguyễn Thị Thủy

19

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trong 2 năm 1999 và 2000, mặc dù chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khách quan nhưng kinh tế tiểu thủ công nghiệp vẫn có tốc độ tăng trưởng khá,
mẫu mã thường xuyên được thay đổi, nhiều hộ đã dần dần hoàn thiện dây
chuyền sản xuất (mộc khảm kết hợp), một số công đoạn đã được cải tiến bằng

máy nhỏ, ví dụ máy đột dập để cắt những mảnh trai theo khuôn có sẵn nhanh
hơn cắt bằng tay nhiều lần (ảnh 5). Chất lượng sản phẩm đã được nhân dân
chú trọng hơn, một số mặt hàng có chất lượng cao thu hút được khách hàng.
Một số hộ đã chuyển đến nơi có thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt để sản xuất,
thuê cửa hàng ở một số thành phố lớn để tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác xã thủ
công Ngọ Hạ đã có nhiều cố gắng, với kinh tế thị trường khó khăn phức tạp
vẫn đảm bảo có việc làm thường xuyên cho xã viên. Doanh thu hàng năm từ
450 - 550 triệu, lương của xã viên bình quân 430.000 đồng/tháng, tăng so với
1996 là 72% và đã tự nâng cấp nhà xưởng trên 50 triệu đồng. Quỹ tín dụng
nhân dân sau 6 năm thành lập và hoạt động đã khẳng định vai trò vị trí của
mình trong phát huy nội lực, làm lành mạnh quan hệ tiền tệ ở nông thôn, tạo
điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển; dư nợ cho vay trên 3 tỷ đồng, tăng
so với năm 1996 là 108%, nguồn vốn cho vay 100% huy động vốn tại chỗ; đã
mua được trụ sở trang thiết bị phục vụ làm việc với số tiền gần 100 triệu đồng;
chất lượng hoạt động mỗi ngày một nâng lên, được nhân dân tin tưởng.
Thu nhập tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ năm 1999 là 18,5 tỷ; năm
2000 là 19,25 tỷ; tốc độ tăng trưởng 18,6%.
3.4.4 Giai đoạn từ 2001 đến nay
Kinh tế tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mặt hàng sản xuất đa
dạng, mẫu mã thường xuyên được đổi mới, chất lượng được nâng lên. Tổng
mức đầu tư cho sản xuất ngày càng nhiều theo hướng công nghiệp hóa. Nhiều
gia đình đã đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến công cụ lao động, mua sắm máy
móc, phương tiện cho sản xuất. Đặc biệt là các hộ ở thôn Thượng đã đưa máy

Nguyễn Thị Thủy

20

Lớp K32D Sinh - KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

mài trai liên hoàn vào sản xuất, tăng năng suất gấp nhiều lần, cải thiện điều
kiện làm việc cho người lao động.
Nghề sơn khảm cũng có bước phát triển khá, trước đây nhân dân thôn
Bối Khê thường phải đi làm cho các công ty ở Hà Nội, từ năm 2003 đến nay
nhiều gia đình đã đầu tư mở rộng sản xuất tại thôn, thu hút được nhiều lao
động, cơ bản giải quyết được những khó khăn về mặt xã hội so với những năm
trước đây. Toàn xã có 95% số hộ có thu nhập từ ngành nghề, 100% người lao
động đều có việc làm. Hiện nay có 350 hộ có quy mô sản xuất vừa và khá với
thu nhập mỗi năm từ 50 - 100 triệu đồng, thu hút từ 700 - 800 lao động ở các
nơi khác đến làm tại xã.
Du lịch làng nghề có bước phát triển mới, năm 2004 có 26 đoàn với 312
lượt người tham quan du lịch làng nghề, trong đó có cả người nước ngoài [1].
Hợp tác xã thủ công Ngọ Hạ hoạt động ngày càng hiệu quả, doanh thu
năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 đạt 1,2 tỷ đồng, đã tranh thủ sự giúp
đỡ của các cấp, các ngành đầu tư xây dựng cơ bản trên 1 tỷ đồng, mở 5 lớp
học với 250 người được đào tạo và đào tạo nâng cao tay nghề. Đặc biệt đã mở
được 1 lớp dạy nghề cho 100 học sinh là trẻ em khuyết tật ở trong xã, trong
huyện và trong tỉnh [2]. Quá trình hoạt động đã chú trọng việc quảng bá, giới
thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống. Gắn sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với
du lịch làng nghề. Hiện nay đã có phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm làng
nghề. Đời sống của xã viên được nâng lên.
Giá trị thu nhập ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:
- Năm 2005 [3]: 41,605 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 78,5%; tốc độ tăng
trưởng 17,5%/năm.
- Năm 2007 [1]:
+ Giá trị sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ước đạt
75 tỷ đồng; thu nhập bình quân của một lao động ở mức

16 triệu đồng/năm.

Nguyễn Thị Thủy

21

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

+ Giá trị kinh doanh dịch vụ hàng tiểu thủ công nghiệp
ước đạt 8 tỷ đồng; thu nhập bình quân của một lao động
kinh doanh dịch vụ hàng tiểu thủ công nghiệp ở mức
18,5 triệu đồng/năm.
Cơ cấu kinh tế năm 2007: tiểu thủ công nghiệp chiếm 68%, dịch vụ
thương mại chiếm 14%, nông nghiệp chiếm 18% (Biểu đồ 3). Thu nhập bình
quân đầu người năm 2007 đạt 7,8 triệu đồng.
6 tháng đầu năm 2008 [1]:
+ Giá trị sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
khảm trai, sơn mài, nghề chế biến nguyên liệu cho
sơn khảm là 56 tỷ đồng.
+ Giá trị kinh doanh dịch vụ hàng tiểu thủ công nghiệp
đạt 6,5 tỷ đồng.
3.4.5 Xu hướng phát triển của làng nghề
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy làng nghề đang đứng trước nguy cơ
dần bị mai một. Các nghệ nhân, những người thợ điêu luyện tạo nên những tác
phẩm kiệt tác ngày một thưa dần. Theo năm tháng, những nghệ nhân này ngày
một già đi, trong số đó có không ít nghệ nhân chưa kịp truyền nghề cho các
thế hệ sau. Trong khi đó những lao động trẻ say mê với nghề cũng ít dần, họ

lao vào làm kinh tế thuộc các lĩnh vực khác cho là làm giàu nhanh hơn. Nhiều
lao động đổ xô lên các thành phố lớn tìm việc, một số đã thành công, có công
việc ổn định, thu nhập khá; tuy nhiên cũng có nhiều người vẫn còn khó khăn
nhưng họ cũng không muốn trở về quê hương kiếm sống.
Việc sản xuất khảm trai nơi đây chủ yếu vẫn còn mang tính chất thủ
công với quy mô nhỏ lẻ tại các hộ gia đình là chính (ảnh 6). Bí quyết làm
nghề của từng gia đình cũng chỉ truyền cho những người trong nhà mà không
truyền cho người ngoài. Mặc dù đã có nhiều lớp dạy nghề được mở ra nhưng
việc giảng dạy chưa được tỉ mỉ, chi tiết, chưa có sự giúp đỡ của các phương

Nguyễn Thị Thủy

22

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

tiện hỗ trợ hiện đại nên người học tiếp thu không được đầy đủ. Đây là nguyên
nhân khiến cho trình độ tay nghề không được nâng cao, chưa đáp ứng đúng
nhu cầu học tập. Thêm vào đó, nhiều người sản xuất mới chỉ chú trọng đến số
lượng mà chưa thực sự coi trọng vấn đề chất lượng sản phẩm, chính vì thế mà
sản phẩm làng nghề chưa chiếm được sự yêu mến, lòng tin của nhiều khách
hàng, nhất là những khách hàng khó tính.
Ngoài ra mẫu mã còn thiếu đa dạng, thiếu linh hoạt với xu hướng hiện
đại, vì vậy chưa phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng, thiếu sự đầu tư
nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nên sản phẩm sản xuất ra chưa có
chỗ đứng vững trên thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định
chủ yếu vẫn chỉ ở trong nước, thị trường xuất khẩu còn hạn chế do thiếu sự

hợp tác liên kết với nước ngoài. Nhiều nơi trong cả nước cũng sản xuất hàng
khảm trai sơn mài như: Hạ Thái - Duyên Thái, Tương Bình Hiệp - Bình
Dương, sản phẩm bán ra thị trường ngày càng phong phú, sức cạnh tranh
cũng ngày càng lớn hơn. Người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn cả về mẫu
mã, chủng loại, giá cả và chất lượng. Vì vậy đòi hỏi phải sản xuất ra những
sản phẩm với nhiều mẫu mã khác nhau, nhiều chủng loại mặt hàng, giá cả
phải chăng, chất lượng tốt mới đủ sức cạnh tranh, đáp ứng đời sống ngày càng
cao và phong phú của con người. ví dụ có thể sản xuất các mặt hàng trang sức
như: nhẫn, vòng tay, dây chuyềnbằng sơn mài; hoặc các đồ trang trí khảm
trai như: hộp đựng trang sức, hộp bút, quà lưu niệmtrên nhiều chất liệu khác
ngoài gỗ (nhựa, sứ).
Cơ sở hạ tầng làng nghề còn yếu kém, thực tế làng nghề Chuyên Mỹ tập
trung ở xa các đường quốc lộ, tỉnh lộ. Hệ thống giao thông, cầu cống, thông
tin liên lạc còn hạn chế, thiếu quy hoạch. Việc vận chuyển nguyên vật liệu,
sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến chi phí sản xuất lớn. Trong bối
cảnh hội nhập quốc tế, những khó khăn đó sẽ ảnh hưởng không ít đến cơ hội
đầu tư kinh doanh.

Nguyễn Thị Thủy

23

Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Nguồn lực tài chính vốn là yếu tố quyết định cho sản xuất và kinh
doanh. Số đông chủ sản xuất có nhu cầu vốn để mở rộng quy mô sản xuất.
Xong với lý do các chủ sản xuất không tận dụng được tín dụng, vướng về tài

sản thế chấp do đó chủ sản xuất phải loay hoay chấp nhận với quy mô sản
xuất nhỏ lẻ.
Thương hiệu sản phẩm được thị trường biết đến chỉ thông qua hình thức
truyền miệng, chưa được đầu tư quảng bá, đăng ký bảo hộ thương hiệu. Đây là
yếu tố bị thua thiệt khi cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đối với
chủ sản xuất chưa ý thức được vai trò của thương hiệu có ý nghĩa quyết định
đến sự sống của sản phẩm làng nghề cũng như chủ sản xuất [4].
Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để.
Quá trình chế biến vỏ trai đã thải ra môi trường không khí một lượng bụi khá
lớn ảnh hưởng không chỉ đến người sản xuất mà còn ảnh hưởng tới người đi
đường. Sau khi cắt bỏ phần nguyên liệu vỏ trai không sử dụng được chúng trở
thành rác thải ra ngoài môi trường. Hầu hết nước mài trai đổ trực tiếp xuống
rãnh xung quanh nơi sản xuất, chưa có hệ thống xử lý nước thải (ảnh 7a, 7b
và 7c). Các công đoạn: tạo khung cốt, bả keo, gắn, mài, quét sơn, đánh bóng,
phun sơn nhũ hầu như không có khẩu trang, găng tay bảo vệ. Việc mài sơn tạo
ra một lượng bụi rất lớn mà chỉ có một chiếc quạt hút bụi, không có dụng cụ
chứa bụi nên đã thải một lượng bụi lớn ra ngoài môi trường, ảnh hưởng tới sức
khỏe người sản xuất. Đặc biệt, khí thải như dầu bóng phun hàng sơn khảm
(thôn Trung, Bối Khê) rất độc hại. Khâu phun sơn bóng được thực hiện trong
một phòng riêng bởi mùi sơn rất khó chịu, tuy người sản xuất đã đeo khẩu
trang nhưng không thể tránh khỏi độc hại. Việc cưa gỗ cũng thải ra môi
trường một lượng bụi khá lớn.
Vì vậy, vấn đề trước mắt được đặt ra là phải bảo tồn nhằm duy trì những
giá trị văn hóa truyền thống mà cha ông xưa để lại. Đồng thời phải xây dựng
làng nghề ngày một phát triển bền vững, mở rộng quy mô sản xuất, thị trường

Nguyễn Thị Thủy

24


Lớp K32D Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

tiêu thụ, đảm bảo sức khỏe người lao động và nhân dân trong xã,giữ gìn và
bảo vệ môi trường.
3.5 Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Khảm trai
Chuyên Mỹ - Phú Xuyên - Hà Nội
3.5.1 Giải pháp bảo tồn làng nghề truyền thống
Yếu tố quyết định đến việc duy trì làng nghề khảm trai sơn mài là làm
sao giúp cho nghề được lưu truyền mãi mãi. Để làm được điều này cần có sự
giúp đỡ của các nghệ nhân - những người có tay nghề cao và kinh nghiệm lâu
năm. Vì vậy, cần phải có biện pháp vận động, khuyến khích các nghệ nhân
truyền dạy nghề: thông qua việc hướng dẫn trực tiếp, tỉ mỉ, chi tiết các thao
tác của từng công đoạn cho các học viên, cùng với việc sử dụng các phương
tiện như: quay phim, chụp ảnh, ghi băng, đài để có thể ghi lại tối đa các bí
quyết làm nghề.
Các nghệ nhân đến nay còn lại rất ít, trong đó có ông Trần Bá Dinh, là
một nghệ nhân nổi tiếng, đã từng vinh dự được làm bức ảnh chân dung Bác Hồ
và chủ tịch Cu Ba Fidel Castro. Ông từng đoạt nhiều giải thưởng tại các hội
chợ, triển lãm, 2 lần được tặng danh hiệu Bàn tay vàng với tác phẩm Bộ tứ
bình và Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra, ông còn được công nhận danh hiệu
Nghệ nhân dân gian Việt Nam 2005, Huy chương vì sự nghiệp văn nghệ dân
gian Mong muốn lưu giữ nghề cổ truyền cho con cháu, từ rất sớm, nghệ
nhân Trần Bá Dinh đã tham gia tổ chức các lớp dạy nghề cho thanh thiếu niên
trong xã, các cháu khuyết tật và truyền nghề cho các cháu. Nhiều học trò của
ông đã trở thành thợ giỏi, mang nghề đi khắp nơi trên đất nước. Những tấm
gương như ông cần được biểu dương để khuyến khích tấm lòng yêu nghề của
các nghệ nhân khác cùng học tập, tham gia truyền nghề. Các nghệ nhân đã có

tay nghề lâu năm nên kinh nghiệm tích lũy được rất nhiều. Khuyến khích họ
truyền đạt những kinh nghiệm của mình để những người thợ sau có trình độ
tay nghề ngày một nâng cao, góp phần lưu truyền nghề truyền thống.

Nguyễn Thị Thủy

25

Lớp K32D Sinh - KTNN


×