Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Bước đầu soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm dùng cho thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học theo chương trình sách chưa phân ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.95 KB, 50 trang )

Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
khoa sinh - ktnn
*********

hoàng thị hương quỳnh

bước đầu soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm
dùng cho thi tốt nghiệp phổ thông
và tuyển sinh cao đẳng, đại học theo
chương trình sách chưa phân ban

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Di truyền học

Người hướng dẫn khoa học
th.s. nguyễn văn lại

Hà Nội - 2007
ĐHSP Hà Nội 2

1

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh


Khoá luận tốt nghiệp

Mục lục
Trang
3

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

3

2. Mục đích của đề tài

4

3. Nhiệm vụ của đề tài

4

4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5

Nội dung

6

Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

6


1.1. Lược sử nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm

6

1.2. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm

8

1.3. Tác dụng và ứng dụng của phương pháp trắc nghiệm trong

9

trường phổ thông hiện nay
1.4. Một số vấn đề cần lưu ý khi viết câu hỏi trắc nghiệm nhiều

12

lựa chọn
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

13

2.1. Đối tượng nghiên cứu

13

2.2. Phương pháp nghiên cứu

13

17

Chương 3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Kết quả xây dựng câu hỏi trắc nghiệm

17

3.2. Kết quả và thực nghiệm

39

Kết luận và kiến nghị

47

Tài liệu tham khảo

48

Phụ lục

49

ĐHSP Hà Nội 2

2

K 29A - Sinh



Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

Danh mục các ký kiệu viết tắt

ADN: Axit Đêrôxiribônucleic
ARN: Axit Ribônuclêic
NST: Nhiễm sắc thể
THPT: Trung học phổ thông
TNKQ: Trắc nghiệm khách quan
MCQ: Multiple choice question
NC: Nhóm cao
NT: Nhóm thấp

Danh mục các bảng biểu, hình ảnh
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại trắc nghiệm trong giáo dục
Bảng 1.1: Bảng so sánh ưu, nhược điểm giữa TNKQ và tự luận
Bảng 3.1: Bảng câu hỏi trắc nghiệm của ba đề kiểm tra
Bảng 3.2: Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
Bảng 3.3: Kết quả xác định độ khó của từng câu hỏi
Bảng 3.4: Kết quả xác định độ phân biệt của từng câu hỏi
Bảng 3.5: Kết quả thực nghiệm ở trường phổ thông
Bảng 3.6: Kết quả phân tích nhiễu

ĐHSP Hà Nội 2

3

K 29A - Sinh



Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của sinh học, thực tế đã chứng minh luận
điểm trên bằng những thành tựu rực rỡ. Ngày nay, cùng sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, công nghệ thông tin thì sinh học cũng chứng tỏ được vị trí của
mình trên mọi lĩnh vực của đời sống.
Xã hội ngày càng phát triển, để tồn tại thế hệ trẻ cần phải trang bị cho
mình một lượng tri thức phổ thông nhất định trong đó có kiến thức của khoa
học sinh học. ở phổ thông thì di truyền, biến dị, chọn giống, tiến hoá là những
vấn đề trung tâm của lý thuyết sinh học và ứng dụng phục vụ đời sống con
người. Bởi vậy dạy và học có hiệu quả các kiến thức này là mục đích cuối
cùng của giáo viên và học sinh.
Để giảng dạy có hiệu quả, việc kiểm tra đánh giá phải được tiến hành
thường xuyên và định kỳ. Kiểm tra đánh giá vừa giúp giáo viên phát hiện các
sai hổng của học sinh từ đó chủ động điều chỉnh nội dung; vừa phân biệt mức
độ nhận thức, thái độ học tập, sự cố gắng chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện bản
thân của học sinh. Đánh giá đúng còn giúp tìm ra những cá nhân có năng
khiếu thực sự, từ đó bồi dưỡng và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.
Có nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh như
kiểm tra miệng, tự luận, vấn đáp... Tuy nhiên những phương pháp kiểm tra này
ít nhiều còn làm cho học sinh quay cóp, học vẹt, lười học, học máy móc,
không bản chất. Để khắc phục hiện tượng trên, các nhà giáo dục quan tâm
nhiều tới phương pháp kiểm tra viết dưới dạng trắc nghiệm khách quan
(TNKQ). TNKQ có nhiều dạng như: Ghép câu đúng - sai, điền khuyết, trả lời

ngắn, câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ - Multiple choice question). Trong đó
MCQ là phổ biến hơn cả...

ĐHSP Hà Nội 2

4

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

Việc sử dụng hợp lý một hệ thống câu hỏi nhiều lựa chọn xuyên suốt
toàn bộ chương trình là biện pháp có hiệu quả chống lại các biểu luận tiêu cực
trong học tập trên. Hơn nữa câu hỏi nhiều lựa chọn có nhiều ưu điểm như dễ
chấm, dễ cho điểm, kiểm tra được số lượng lớn học sinh... hướng tới tự động
hoá quá trình chấm thi.
Với các nước phát triển, kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chọn không
phải là mới nhưng với nước ta nó đang là bước đi mới mẻ trong vài năm gần
đây. Năm học 2005-2006 kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học môn Ngoại
ngữ đi đầu trong việc dùng trắc nghiệm để đánh giá và đạt kết quả tốt đẹp.
Năm học 2006-2007 này Bộ đã chủ trương tiếp tục áp dụng TNKQ nhiều lựa
chọn với các môn Hoá học, Sinh học, Vật lý. Cho tới thời điểm này môn Sinh
học không nằm trong các môn thi tốt nghiệp năm 2007, nhưng việc xây dựng
bộ câu hỏi trắc nghiệm hoàn chỉnh cho việc đổi mới phương pháp đánh giá là
việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó, cùng với mong muốn góp phần xây
dựng câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh học tập, rèn luyện chuẩn bị cho các kỳ

thi lớn, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài.
Bước đầu soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm dùng cho thi tốt nghiệp
phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học theo chương trình sách chưa
phân ban.
2. Mục đích nghiên cứu
Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm đa phương án. Sau đó kiểm tra bằng
thực nghiệm đánh giá chất lượng của từng câu hỏi. Tìm ra những câu hỏi đủ
tiêu chuẩn, giới thiệu vào ngân hàng đề thi tốt nghiệp phổ thông, thi tuyển
sinh đại học, cao đẳng.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm sinh học phù hợp với trình độ học sinh.
ĐHSP Hà Nội 2

5

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

Thực nghiệm câu hỏi soạn thảo cho học sinh làm thử.
Xử lý số liệu xác định những câu hỏi đạt tiêu chuẩn, có thể dùng được.
4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Vấn đề dùng câu hỏi trắc nghiệm trong việc kiểm tra kết quả học tập
của học sinh là việc làm cần thiết. Nó giúp học sinh làm quen với phương
pháp học, phương pháp đánh giá mới, giúp giáo viên kiểm tra được nội dung
kiến thức sâu và rộng, kiểm tra được nhiều học sinh, giúp chúng ta dễ chấm,
dễ sử dụng máy tính vào chấm trừ và xét kết quả bài kiểm tra.

Ngày nay dùng trắc nghiệm trong giáo dục là phù hợp với yêu cầu và xu
thế thời đại. Đặc biệt việc nghiên cứu tìm ra câu hỏi trắc nghiệm, giới thiệu
xây dựng ngân hàng đề thi tuyển sinh là bước chuẩn bị cần thiết cho những
đổi mới trong giáo dục.

ĐHSP Hà Nội 2

6

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

Nội dung
Chương 1
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1. Lược sử nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường năng lực
của đối tượng nào đó nhằm mục đích xác định. Khoa học trắc nghiệm gắn liền
với mối quan tâm về khoa học nghiên cứu tâm lý cuối thế kỷ XX. Năm 1904
Aljed Binet nhà tâm lý học người Pháp đã phát minh ra bài trắc nghiệm về trí
thông minh được xuất bản năm 1905 [11]. Đến năm 1910 các bài trắc nghiệm
của Binet đã được dịch và sử dụng ở Mỹ. Các bài trắc nghiệm này đã giúp các
nhà giáo dục đánh giá trí tuệ của trẻ em một cách hữu hiệu hơn các phương
pháp khác.
ở Mỹ, người ta sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để phát hiện năng khiếu,
xu hướng nghề nghiệp của học sinh. E.Thorndike là người đầu tiên sử dụng

phương pháp trắc nghiệm như một phương pháp trắc quan nhanh chóng để
đo trình độ kiến thức của học sinh. Tới những năm 1940, ở Mỹ đã xuất hiện
rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá khả năng học tập của học sinh trong
các kỳ thi tuyển sinh. Năm 1961 Mỹ đã có trên 2000 bài trắc nghiệm chuẩn.
Năm 1964 cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin Ger birich đã sử
dụng máy tính điện tử để xử lý kết quả nghiên cứu trên diện rộng.
ở Liên Xô cũ, từ năm 1926 đến năm 1931 đã có một số nhà sư phạm ở
Matxcơva, Lênin grat, Kiev dùng câu hỏi trắc nghiệm (test) để chuẩn đoán
đặc điểm tâm sinh lý cá nhân và kiểm tra kiến thức. Nhưng vì một số suy nghĩ
bảo thủ, lối mòn nên việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm bị lãng quên, tới năm
1963 mới được phục hồi để kiểm tra kiến thức của học sinh.

ĐHSP Hà Nội 2

7

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

Từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây rất nhiều nước như Hàn
Quốc, Thái Lan, Trung Quốc... đã kết hợp sử dụng đề thi trắc nghiệm khách
quan trong các kỳ thi đại học, cao đẳng, các kỳ thi Olympic quốc tế sinh học.
Trong những năm gần đây đã ứng dụng các câu hỏi trắc nghiệm trong phần
lớn các đề thi lý thuyết, thực hành [5].
Hiện nay có nhiều nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Bỉ, Hà Lan...
đã sử dụng rộng rãi công nghệ tin học trong kiểm tra đánh giá, khiến phương

pháp trắc nghiệm thực sự trở thành công cụ hữu ích, nhất là chương trình học
từ xa và tự học, tự đào tạo. Việc cài đặt các chương trình trắc nghiệm vào máy
tính và sự phát triển của mạng lưới vi tính đã giúp con người tự học, tự kiểm
tra đánh giá mình trước khi bước vào các kỳ thi chính thức [5].
ở nước ta, ngay từ trong thập niên 70 đã có nhiều công trình vận dụng
test vào kiểm tra kiến thức của học sinh. ở các tỉnh phía Nam trước ngày giải
phóng, câu hỏi trắc nghiệm đã được sử dụng phổ biến trong kiểm tra và thi ở
bậc trung học. Năm 1994 theo hướng đổi mới việc kiểm tra đánh giá Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã giới thiệu phương pháp trắc nghiệm trong các trường đại
học và bước đầu những thử nghiệm. Năm 1996, các giảng viên của Trường
Đại học sư phạm Vinh cũng đã tiến hành nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm
ở một số môn trong bộ môn Sinh học như: Nguyễn Dương Tuệ, Nguyễn Xuân
Thăng... và thu được những kết quả nhất định [7].
ở miền Bắc, những tác giả nghiên cứu sớm nhất trong lĩnh vực này là
Giáo sư Trần Bá Hoành, năm 1971 giáo sư đã soạn thảo bộ câu hỏi trắc
nghiệm và sử dụng trắc nghiệm vào đánh giá kiến thức học sinh.
Tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giảng
viên giàu kinh nghiệm, đã có nhiều sinh viên lựa chọn việc soạn thảo câu hỏi
trắc nghiệm cho các chuyên ngành làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. Phổ biến
nhất là ở các chuyên ngành như: Phương pháp giảng dạy, Di truyền học, Sinh
thái học...

ĐHSP Hà Nội 2

8

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh


Khoá luận tốt nghiệp

Năm 2005-2006 chương trình thi tốt nghiệp phổ thông và đại học đã
tiến hành thành công với trắc nghiệm môn Ngoại ngữ. Năm 2006-2007 này Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã đưa thêm ba môn học nữa vào danh sách các môn thi
trắc nghiệm, đó là: Vật lý, Sinh học, Hoá học. Mong rằng kết quả áp dụng sẽ
như mong muốn để khơi dậy cho một ý thức học mới cho học sinh cả nước học theo bản chất.
1.2. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm là hoạt động đo lường năng lực của các đối tượng nào đó
nhằm mục đích xác định. Trong giáo dục trắc nghiệm được tiến hành với mục
đích chính là để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với môn
học, từng môn học.
Phương pháp trắc nghiệm có thể được phân loại theo sơ đồ dưới đây:
Các loại trắc nghiệm

Quan sát

Viết

Vấn đáp

Trắc nghiệm khách quan
(Objective Tests)

Nhiều
lựa chọn

Ghép
đôi


Điền
khuyết

Trắc nghiệm tự luận
(Essay Tests)

Đúng
sai

Trả lời
ngắn

Tiểu
luận

Giải đáp
vấn đề

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại trắc nghiệm trong giáo dục

ĐHSP Hà Nội 2

9

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh


Khoá luận tốt nghiệp

Theo hình 1.1. ta thấy trắc nghiệm trong giáo dục rất đa dạng phong
phú trong đó TNKQ bao gồm 5 loại:
Căn cứ vào hiệu quả đánh giá, trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ
nghiên cứu dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (MCQ) vào chương trình
Sinh học lớp 12 để áp dụng cho kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh cao đẳng, đại
học.
Mỗi câu hỏi MCQ gồm hai phần lời dẫn và phương án trả lời. Trong các
phương án chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc đúng nhất, còn các
phương án khác chỉ có tác dụng gây nhiễu thường chỉ đúng một phần, chưa
đầy đủ, hoặc sai hoàn toàn nhưng khó phát hiện. Do đó khi tiến hành lựa chọn
học sinh phải thực hiện các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp
nhanh để lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
1.3. Tác dụng và ứng dụng của phương pháp trắc nghiệm khách quan
trong trường trung học phổ thông hiện nay
1.3.1. Tác dụng của phương pháp trắc nghiệm
Để hiểu rõ tác dụng của phương pháp trắc nghiệm người ta đã nghiên
cứu và so sánh với các phương pháp tự luận truyền thống ở một số mặt chính
như sau:
Bảng 1.1. So sánh sự khác nhau về ưu điểm của trắc nghiệm và tự luận
Ưu điểm thuộc phương pháp
Trắc nghiệm
Tự luận
x

Vấn đề
ít tốn công ra đề

x


Đánh giá được khả năng diễn đạt, đặc biệt là tư
duy hình tượng
Đề thi phủ kín nội dung môn học

x

ít may rủi do trúng tủ, lệch tủ

x

ít tốn công chấm bài
Năng lực giải quyết vấn đề
Khách quan trong chấm thi

x

áp dụng công nghệ trong chấm thi và giải quyết
kết quả thi

x

ĐHSP Hà Nội 2

x
x

10

K 29A - Sinh



Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

Vậy trắc nghiệm có những ưu và nhược điểm gì?
1.3.1.1. Ưu điểm
Câu hỏi trắc nghiệm cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được
nhiều kiến thức cụ thể, đi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau của một loại
kiến thức.
Phạm vi kiểm tra kiến thức của một bài trắc nghiệm rộng, bao trùm, cân
đối giữa các chương bài trong chương trình, nên tránh được tình trạng học
tủ, học lệch của học sinh. Đồng thời qua đó giáo viên có thể thu được
những thông tin ngược để điều chỉnh hợp lý.
TNKQ có thể dùng cho học sinh với số lượng lớn. Nó ít tốn thời gian
thực hiện, đặc biệt khâu chấm bài, giảm nhẹ lao động cho giáo viên dạy nhiều
lớp. Nó thuận lợi cho việc chấm bài và xử lý kết quả bằng máy tính.
Câu hỏi trắc nghiệm đảm bảo công bằng, tin cậy, góp phần ngăn chặn
sự gian lận trong thi cử. Nó còn gây hứng thú cho học sinh học tập, thi đua.
Các em có thể tự học, tự đánh giá cho bản thân và đánh giá chéo cho bạn bè.
Do những ưu điểm trên test đã được giáo viên sử dụng ngày càng rộng
rãi trong đánh giá chuẩn đoán, đánh giá từng phần và đánh giá tổng kết.
1.3.1.2. Nhược điểm
Một số nhà giáo dục cho rằng, khi sử dụng câu hỏi trắc nghiệm cũng
cần lưu ý một số nhược điểm sau:
Giáo viên không nắm bắt được cách diễn đạt, lối hành văn của các em,
không uốn nắn được cách trình bày và phát huy tính sáng tạo của học sinh
trong giải quyết vấn đề.
Test đúng sai có thể gây ra những biểu tượng sai lầm trong đầu óc trẻ

nên hạn chế những câu dẫn chứa đựng sai lầm.
Với câu hỏi test nhiều lựa chọn có thể gặp trường hợp học sinh ngẫu
nhiên lựa chọn một phương án trả lời khi không biết, nên vẫn có xác suất trả
lời đúng.
Ngoài ra việc biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chuẩn ban đầu
chiếm nhiều thời gian của giáo viên và không phải kiến thức cần kiểm tra nào
cũng diễn đạt được bằng một câu hỏi trắc nghiệm.

ĐHSP Hà Nội 2

11

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

Mặc dù còn nhiều nhược điểm nhưng đây đều là những nhược điểm có
thể khắc phục được. Bởi vậy xét một cách toàn diện việc sử dụng câu hỏi
TNKQ trong đánh giá là một bước đi đúng đắn. Test không phải là một
phương án vạn năng nên không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp kiểm
tra đánh giá cổ truyền mà cần được phối hợp với chúng một cách hợp lý.
1.3.2. ứng dụng của phương pháp trắc nghiệm trong trường trung
học phổ thông hiện nay
Việc ứng dụng, sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá
học sinh phổ thông là vấn đề được sự quan tâm của hầu hết các giáo viên.
Đặt và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá học sinh trở
thành chủ đề của nhiều buổi hội thảo chuyên môn. Có nhiều cách phản ứng

khác nhau với vấn đề này. Một số giáo viên rụt rè, e ngại với cái mới mẻ thực
chất là chưa muốn thay đổi phương pháp truyền thống đã thành lối mòn. Còn
loại đại đa số giáo viên đã mạnh dạn bước đầu làm quen, tiếp nhận và tỏ ra
hứng thú với phương pháp mới. Qua điều tra thực tế, mỗi trường, mỗi chuyên
môn đều đã có những giáo viên giàu kinh nghiệm đi tiên phong trong công tác
viết, sưu tầm, tuyển chọn câu hỏi trắc nghiệm hay, đúng tiêu chuẩn cho việc
dạy và học ở đơn vị mình.
Những thử nghiệm trên học sinh cho thấy: Ban đầu các em bỡ ngỡ chưa
quen, nên kết quả thu được còn thấp. Sau một thời gian, dưới sự giúp đỡ của
giáo viên hầu hết học sinh đã tiến bộ đáng kể và tỏ ra hào hứng với phương
pháp mới, thường xuyên trao đổi thông tin, bàn luận về nội dung các môn học.
Một số em còn tự tìm hiểu và tự đặt ra những câu hỏi mang tính sáng tạo.
Trước phản ứng đó của học sinh và sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào
tạo, giáo viên đã mạnh dạn hơn trong sử dụng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa
chọn này. Một số trường đã tổ chức các cuộc thi định kỳ theo tháng dưới hình
thức trắc nghiệm để việc rèn luyện của các em thêm hiệu quả. Tuy nhiên tuỳ
theo thời gian, mục đích của việc kiểm tra mà việc áp dụng câu hỏi trắc
nghiệm của giáo viên ở nhiều mức độ khác nhau. Kiểm tra ngắn 10 đến 15
phút đầu giờ hoặc cuối giờ có thể áp dụng 100% trắc nghiệm hoặc không.

ĐHSP Hà Nội 2

12

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp


Kiểm tra một tiết và định kỳ dao động từ một phần trắc nghiệm tới toàn bộ
trắc nghiệm.
Tóm lại, cách sử dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp mới này của cán
bộ giáo viên đã từng bước khắc phục những nhược điểm của phương pháp trắc
nghiệm và cải thiện một cách đáng kể tình hình học tập của học sinh theo
hướng tích cực.
1.4. Một số điều cần lưu ý khi viết câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Để nâng cao hiệu quả đánh giá của các câu hỏi trắc nghiệm người ta
đưa ra một số các tiêu chuẩn nhất định đối với từng phần của câu hỏi TNKQ
nhiều lựa chọn như sau:
1.4.1. Đối với phần dẫn
+ Phần dẫn phải có nội dung rõ ràng và chỉ nên đưa vào một nội dung.
+ Tránh dùng dạng phủ định. Nếu dùng phải in đậm chữ không.
+ Nên viết dưới dạng một phần của câu, chỉ dùng dạng câu hỏi khi
muốn nhấn mạnh.
1.4.2. Đối với phần lựa chọn
+ Chỉ nên có từ 4 đến 5 phương án lựa chọn, trong đó có một phương án
đúng.
+ Các phương án đều phải có vẻ hợp lý và có sức hấp dẫn học sinh.
+ Các phần câu lựa chọn hoặc các câu lựa chọn phải được viết theo
cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp, nghĩa là tương đương về
hình thức, chỉ khác về nội dung.
+ Hạn chế dùng phương án các câu trên đều đúng hoặc các câu trên
đều sai.
+ Không để học sinh đoán ra câu trả lời dựa vào hình thức của phần lựa
chọn.
+ Sắp xếp các phương án lựa chọn theo thứ tự ngẫu nhiên, tránh thể hiện
một ưu tiên nào với vị trí của phương án đúng.
1.4.3. Đối với cả hai phần

+ Đảm bảo để phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại phải thành một
cấu trúc đúng ngữ pháp và chính tả.

ĐHSP Hà Nội 2

13

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 100 học sinh lớp 12A7 và 12B3 Trường THPT Thái Thuận, thành
phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang và 100 học sinh lớp 12A và 12E Trường PTDL
Mạc Đĩnh Chi - Hà Nội.
2.1.2. Tài liệu nghiên cứu
+ Sách giáo khoa Sinh học lớp 12.
+ Các sách tham khảo liên quan tới câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12.
+ Các tài liệu mới nhất hướng dẫn cách đặt câu hỏi trắc nghiệm của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu lý thuyết
Dựa trên lý thuyết về câu hỏi trắc nghiệm và nội dung cơ bản của
chương trình Sinh học lớp 12, để soạn thảo ra 120 câu hỏi TNKQ chia làm 7

phần tương đương với 7 chương Sinh học 12.
+ Phần 1: Biến dị (33 câu)
+ Phần 2: ứng dụng di truyền học vào chọn giống (27 câu)
+ Phần 3: Di truyền học người (9 câu)
+ Phần 4: Sự phát sinh sự sống (9 câu)
+ Phần 5: Sự phát triển của sinh vật (6 câu)
+ Phần 6: Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá (30 câu)
+ Phần 7: Sự phát sinh loài người (6 câu)
2.2.1.1. Phương pháp điều tra
Trao đổi với giáo viên hướng dẫn, giáo viên bộ môn Sinh học, các bạn
sinh viên và học sinh về hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã soạn thảo, làm cơ sở
hoàn chỉnh câu hỏi trắc nghiệm, đưa vào thử nghiệm.
ĐHSP Hà Nội 2

14

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

2.2.1.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm trên lớp 12A7 và 12B3 Trường THPT Thái
Thuận - Bắc Giang và lớp 12A, 12E Trường PTDL Mạc Đĩnh Chi - Hà Nội.
Để đánh giá khách quan chúng tôi tiến hành như sau:
Mỗi chương chúng tôi chia số câu thành 3 phần một cách ngẫu nhiên.
Lấy lần lượt, ngẫu nhiên một phần của một chương cho đến hết 7 chương
trong chương trình. Với cách làm như vậy chúng tôi thu được 3 đề kiểm tra

với cấu trúc tương tự như nhau theo tỷ lệ các chương và phù hợp với phân bố
chương trình Sinh học 12.
Để tránh hiện tượng nhìn nhau mỗi đề trên lại được đảo thứ tự câu tạo
hai mã đề chẵn lẻ và phát cho hai em học sinh ngồi gần nhau.
Bài làm của học sinh được chấm cẩn thận, phân tích và thống kê kết quả.
2.2.1.3. Phương pháp chấm bài và cho điểm
Với bài kiểm tra TNKQ có nhiều phương pháp chấm điểm, ở đây chúng
tôi chọn phương pháp chấm điểm thủ công. Căn cứ vào đáp án, mỗi câu các
em trả lời đúng được 1 điểm. Vậy thang điểm số thô tổng thể sẽ là 40 điểm
trên bài.
2.2.2. Xử lý số liệu
Chúng tôi đánh giá bài TNKQ qua phân tích thống kê. Nguyên tắc
chính là phải xác định sự khác biệt tương đối giữa các học sinh với nhau.
Muốn vậy phổ điểm càng rộng càng tốt. Muốn phổ điểm rộng cần có hai điều
kiện. Độ khó thích hợp và độ phân biệt cao. Độ khó và độ phân biệt được tính
như thế nào?
Giả sử có 100 người trả lời bài TNKQ.
Bước 1: Sắp xếp các bài kiểm tra theo thứ tự từ cao đến thấp.
Bước 2: Phân chia thành hai nhóm, nhóm cao và nhóm thấp. Trong mỗi
nhóm lấy 27% học sinh có điểm cao nhất và thấp nhất.
Bước 3: Ghi tần số trả lời đúng của học sinh trong mỗi nhóm.
2.2.2.1. Xác định độ khó của mỗi câu hỏi trắc nghiệm (FV)
Độ khó của mỗi câu hỏi được tính bằng tỉ số phần trăm số học sinh trả lời
đúng câu hỏi trắc nghiệm (thuộc 2 nhóm) trên tổng số học sinh của cả 2 nhóm.

ĐHSP Hà Nội 2

15

K 29A - Sinh



Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

Công thức tính độ khó của một câu hỏi:
Số thí sinh trả lời đúng (2 nhóm)
FV =
Tổng số thí sinh (2 nhóm)
Theo công thức trên thì FV càng nhỏ thì câu hỏi được đánh giá là càng
khó và ngược lại. Thang phân biệt độ khó được qui ước như sau:
Với câu hỏi nhằm đánh giá kết quả của học sinh thì FV thuộc loại câu
hỏi trung bình tức là nằm trong khoảng 30% < FV < 70%. Trong đó độ khó
vừa phải từ 50% tới 60%. Ngoài khoảng này là quá khó hoặc quá dễ cần chỉnh
lại phương án trả lời và sử dụng một cách chọn lọc.
2.2.2.2. Xác định độ phân biệt của mỗi câu hỏi (DI)
Độ phân biệt là khả năng câu hỏi trắc nghiệm phân biệt được năng lực
khác nhau giữa học sinh khá giỏi, học sinh trung bình và học sinh yếu kém.
Để đánh giá DI người ta lấy tần số trả lời đúng của nhóm cao trừ đi tần
số trả lời đúng của nhóm thấp. Chia hiệu này cho số người thuộc một nhóm.
Công thức được áp dụng để tính độ phân biệt là:
Số thí sinh trả lời đúng _ 27% của (nhóm điểm cao - nhóm điểm thấp)
DI =
Số thí sinh của một nhóm _ 27%
Thang phân biệt được qui ước:
Câu có DI 0,19 cần loại bỏ ngay ra khỏi bộ câu hỏi TNKQ.
Câu có 0,2 DI < 0,3 có thể dùng nếu chỉnh sửa lại câu trắc nghiệm.
Câu có DI 0,3 là câu đạt sử dụng.
Một câu hỏi được gọi là đạt có nghĩa là các học sinh khá giỏi sẽ có xu

hướng làm bài tốt hơn các học sinh yếu kém.
2.2.2.3. Phân tích nhiễu
Với câu MCQ thì các phương án lựa chọn, phương án nhiễu đóng vai
trò cực kỳ quan trọng. Cùng là một câu hỏi có thể viết được nhiều câu gây
nhiễu khác nhau. Phương án nhiễu chịu ảnh hưởng chủ quan của người viết.
ĐHSP Hà Nội 2

16

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

Để lựa chọn được những phương án nhiễu phù hợp người ta tiến hành phân
tích nhiễu thu mối liên hệ ngược để kịp thời điều chỉnh phần lựa chọn cho
chính xác.
Phân tích nhiễu dựa vào hai nguyên tắc:
+ Nguyên tắc 1: Mỗi câu trả lời đúng phải có tương quan thuận với tiêu
chí đã định. Nghĩa là số học sinh trả lời đúng ở nhóm cao phải nhiều hơn số
học sinh trả lời đúng ở nhóm thấp.
+ Nguyên tắc 2: Mỗi câu trả lời sai phải có tương quan nghịch với tiêu
chí đã định. Nghĩa là số học sinh trả lời sai ở nhóm cao phải ít hơn số học sinh
trả lời sai ở nhóm thấp.
Ngoài hai nguyên tắc trên thì phương án nhiễu phải có độ phân biệt và
độ phân cách cao. Nếu một phương án không có độ phân biệt hoặc có nhưng
độ phân cách quá thấp giữa nhóm giỏi và nhóm kém thì cũng cần chỉnh sửa
lại. Nếu phương án đúng và một phương án sai, có tỷ lệ học sinh lựa chọn

ngang nhau thì rất có thể phương án sai ở trường hợp này cũng là một phương
án chìa khoá.

ĐHSP Hà Nội 2

17

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

Chương 3

Kết quả nghiên cứu
3.1. Kết quả nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm
3.1.1.Biến dị
Câu 1: Trong di truyền, biến dị được chia thành:
A. Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến.
B. Biến dị di truyền được và biến dị không di truyền được.
C. Biến dị kiểu gen và biến dị kiểu hình.
D. Biến dị đột biến và biến dị thường biến.
Câu 2: Đột biến gen là:
A. Sự phát sinh alen mới.
B. Sự biến đổi 1 nu trong gen.
C. Sự biến đổi ở 1 cặp hay 1 số cặp nuclêôtít trong gen.
D. Sự thêm 1 cặp nuclêôtit
Câu 3: Tần số đột biến gen KHÔNG phụ thuộc vào:

A. Loại tác nhân, cường độ liều lượng, nồng độ của tác nhân.
B. Đặc điểm cấu trúc của gen và thời điểm xảy ra đột biến.
C. Đối tượng và thời gian xử lý.
D.Độ bền cấu trúc protêin do gen đó tổng hợp.
Câu 4: Đột biến gen nào sau đây KHÔNG di truyền qua sinh sản hữu tính?
A. Đột biến giao tử.
B. Đột biến xoma.
C. Đột biến tiền phôi
D. Đột biến gen trong tế bào chất.
Câu 5: Đột biến tiền phôi là đột biến xảy ra ở:
A. Tế bào sinh tinh và sinh trứng.
B. Những lần phân chia đầu tiên của hợp tử.

ĐHSP Hà Nội 2

18

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

C. Giao tử.
D. Tế bào sinh dưỡng.
Câu 6: Những dạng đột biến gen thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất là:
A. Mất hoặc thêm một cặp nucleotit.
B. Mất một cặp nucleotit và thay cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit
khác.

C. Đảo vị trí giữa hai cặp nucleotit.
D. Thay cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác và đảo vị trí giữa hai cặp
nucleotit
Câu 7: Trong trường hợp đột biến gen cấu trúc dưới đây, trường hợp nào hậu
quả lớn nhất?
A. Mất 3 cặp nuclêôtit đầu tiên.
B. Mất 3 cặp nuclêôtit cuối cùng.
C. Mất 3 cặp nuclêôtit ở giữa.
D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở giữa.
Câu 8: Trình tự biến đổi đúng là:
Trình tự Nucleotit (Nu) của gen Trình tự axit amin của chuỗi

A.

polypeptit Trình tự ribonucleotit(RN) của tARN Biến đổi tính
trạng.
B.

Trình tự Nu của gen Trình tự RN của tARN Trình tự axit

amin trong chuỗi polypeptit Biến đổi tính trạng.
C.

Trình tự RN của gen Trình tự RN của rARN Trình tự axit

amin trong chuỗi polypeptit Biến đổi tính trạng.
D. Trình tự Nu của gen cấu trúc Trình tự RN của mARN Trình tự
axit amin trong chuỗi polypeptit Biến đổi tính trạng.
Câu 9: Câu đúng nhất về hậu quả của đột biến gen là:
A. Đa số đột biến gen có lợi cho cơ thể sinh vật.

ĐHSP Hà Nội 2

19

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

B. Đa số đột biến gen có hại cho cơ thể sinh vật.
C. Đa số đột biến gen là có hại hoặc trung tính.
D. Đột biến gen có lợi, có hại và trung tính là bằng nhau.
Câu 10:Dạng đột biến gen không làm thay đổi tổng số nucleotit và số liên kết
hiđro so với gen ban đầu là:
A: Mất hoặc làm thay thế một cặp nucleotit có cùng số liên kết hiđro.
B: Thay thế một cặp nucleotit và thêm một cặp nuclêotit.
C: Mất một cặp nuclêotit và đảo vị trí một cặp nuclêotit.
D: Đảo vị trí một cặp nucleotit và thay thế một cặp nuclêotit có cùng số liên
kết hiđro.
Câu 11: Đột biến nhiễm sắc thể (NST) gồm:
A. Đột biến đa bội và đột biến dị bội.
B. Đột biến lặp đoạn và đột biến đảo đoạn.
C. Đột biến số lượng và đột biến cấu trúc NST.
D. Đột biến đa bội chẵn và đột biến đa bội lẻ.
Câu 12: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là quá trình:
A. Thay đổi thành phần prôtêin trong nhiễm sắc thể.
B. Phá huỷ mối liên kết giữa prôtêin và ADN của NST.
C. Biến đổi ADN tại một điểm nào đó trên NST.

D. Thay đổi cách sắp xếp các locut gen hoặc mất một số gen trên NST.
Câu 13:Trong một NST, đột biến cấu trúc nào dưới đây Không làm mất hoặc
thêm vật chất di truyền:
A. Đảo đoạn và chuyển đoạn trên 1 NST.
B. Lặp đoạn và chuyển đoạn.
C. Mất đoạn và đảo đoạn trên 1 NST.
D. Chỉ có đảo đoạn trên 1 NST.

ĐHSP Hà Nội 2

20

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

Câu14: Những loại đột biến nào sau đây được con người sử dụng nhiều
nhất trong tạo giống cây trồng:
A. Đột biến cấu trúc NST.
B. Đột biến đa bội thể.
C. Đột biến dị bội thể.
D. Đột biến gen và đột biến đa bội thể
Câu 15: Cơ thể sinh vật có 1 cặp NST trong bộ NST tăng lên 1 chiếc gọi là:
A. Thể tam bội.

B. Thể đa bội thể.


C. Thể tam nhiễm.

D. Thể đơn nhiễm.

Câu 16: Các giống hoa quả không hạt thường có bộ NST thuộc dạng:
A. Đa bội chẵn.

B. Đa bội lẻ.

C. Dị bội (2n + 1).

D. Dị bội (2n - 1).

Câu 17: ở cà độc dược có 2n = 24. Số loại đột biến NST kiểu dị bội (2n+1) của
loài có thể có là:
A. 12.

B. 12 đến 24.

C. 24.

D. Lớn hơn 24.

Câu 18:Cơ chế nào sau đây KHÔNG làm phát sinh thể đa bội chẵn (4n).
A. NST nhân đôi nhưng không phân ly trong lần nguyên phân dầu tiên
của hợp tử.
B. NST nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành trong lần nguyên
phân đầu tiên của hợp tử.
C. Thụ tinh giữa 2 giao tử (2n).
D. Do đứt sợi tơ vô sắc mà một số cặp NST không phân ly trong quá

trình phát sinh giao tử.
Câu 19: Trong chọn giống, con người đã ứng dụng loại đột biến nào để loại bỏ
những gen không mong muốn:
A. Đột biến gen

ĐHSP Hà Nội 2

B. Lặp đoạn NST

21

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

C. Mất đoạn nhỏ NST

D. Chuyển đoạn không tương hỗ

Câu 20: Những loại biến dị nào sau đây KHÔNG có khả năng di truyền cho
thế hệ sau:
A. Đột biến gen và đột biến NST.
B. Biến dị tổ hợp.
C. Thường biến.
D. Cả biến dị tổ hợp và thường biến.
Câu 21:Mức phản ứng do yếu tố nào sau đây qui định :
A:Điều kiện môi trường .


B:Kiểu gen của cơ thể.

C:Thời kì sinh trưởng.

D:Thời kì phát triển.

Câu 22:Một trong những đặc điểm của thường biến là:
A: Không làm thay đổi kiểu gen;làm thay đổi kiểu hình.
B: Không làm thay đổi kiểu gen; khônglàm thay đổi kiểu hình.
C: Làm thay đổi kiểu gen; khônglàm thay đổi kiểu hình.
D: Làm thay đổi kiểu gen;làm thay đổi kiểu hình.
Câu 23:Hiện tượng thường biến là :
A:Lợn có vành tai xẻ thuỳ,chân dị dạng.
B:Bố mẹ bình thường sinh con dị dạng.
C:Cây rau mác trên cạn lá có hình mũ mác,dưới nước lá có hình bản dài.
D:Trên cây hoa giấy đỏ có cành hoa trắng .
Câu 24: Tỉ lệ các loại giao tử khi cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân
bình thường là:
A. 1 : 2 : 1.

B. 1 : 1.

C. 1 : 4 : 1

D. 2 : 2 : 2.

Câu 25: ở cả chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội khi cho tự thụ phấn giữa
quả đỏ với quả vàng được tỉ lệ 5:1; sơ đồ lai nào sau đây là phù hợp nhất:
A. AAaa x Aaaa ; AAaa x Aa


ĐHSP Hà Nội 2

22

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

B. AAaa x aa

; AAaa x aaaa

C. AAaa x AAAa

; AAaa x aa

D. AAaa x AAaa ; AAaa x aaaa
Câu 26: Một gen có chiều dài 5100A0. Gen này bị đột biến nên khi tổng hợp
chuỗi polypeptit có số axit amin (aa) kém gen bình thường 1aa. Số
lượng aa trong một chuỗi polypeptit hoàn chỉnh do gen đột biến tổng
hợp là:
A. 500

B. 498

C. 497


D. 496

Câu 27: ở cà chua gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định
quả vàng. Các cơ thể trên giảm phân bình thường. Cho các cây 4n quả
đỏ lai với nhau F1 thu được 75% cây quả đỏ: 25% quả vàng.Kiểu gen
của cơ thể đem lai là:
A. AAAa x
C. Aaaa

AAAa.

B. AAaa x

x Aaaa.

Aaaa.

D. AAAA x aaaa.

Câu 28: Một gen cấu trúc bị đột biến mất 1 đoạn gen ở giữa là 102A0, gen
nàybị mất số bộ ba là:
A. 30.

B. 10.

C. 90.

D. 8.


Câu 29: ở cà chua (2n=24);số NST ở thể tam bội là:
A:25

B:48

C:17

D:36

Câu 30:Nếu thế hệ F1 tứ bội là: AAaa x AAaa ,trường hợp giảm phân , thụ tinh
bình thưòng thì thế hệ sau sẽ là:
A: 1aaaa : 8AAAA : 8Aaaa : 18AAaa: 1AAAA
B:1AAAA: 8Aaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa
C:1AAAA : 8Aaa : 18Aaa : 8Aaaa : 1aaaa

ĐHSP Hà Nội 2

23

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

D:1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa
Câu 31: Xét cặp NST giới tính XX .ở 1 tế bào sinh trưởng rối loạn phân ly của
cặp NST này ở phân bào 1 sẽ cho NST giới tính:
A: X, O.


B: O.

C: XX.

D: XX hoặc O.

Câu 32: Rối loạn phân ly toàn bộ bộ NST trong nguyên phân làm xuất hiện
dạng tế bào:
A. 4n.

B. 3n.

C. 2n+2.

D. 2n+1.

Câu 33: Một người mang bộ NST có 45 NST với 1 NST giới tính X.Người này:
A. Người nam mắc hội chứng Claiphentơ.
B. Người nữ mắc hội chứng 3x.
C. Người nữ mắc hội chứng tớcnơ.
D. Người nam mắc hội chứng tớcnơ.
3.1.2.ứng dụng di truyền học vào chọn giống
Câu 34: Kỹ thuật di truyền là kỹ thuật:
A. Thao tác trên vật liệu di truyền.
B. Thao tác trên vật liệu di truyền ở mức độ tế bào.
C. Chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận.
D. Thay một gen sai bằng một gen bình thường.
Câu 35: Mục đích của kỹ thuật di truyền:
A. Tạo đột biến gen và đột biến NST.

B. Tạo đột biến NST và biến dị tổ hợp.
C. Tạo biến dị tổ hợp.
D. Điều chỉnh, sửa chữa gen; tạo gen lai.
Câu36: Trong kĩ thuật di truyền người ta dùng thể truyền là:
A:Thực khuẩn thể và plasmid.

ĐHSP Hà Nội 2

24

K 29A - Sinh


Hoàng Thị Hương Quỳnh

Khoá luận tốt nghiệp

B:Plasmid và vi khuẩn.
C: Plasmid và nấm men.
D:Thực khuẩn thể.
Câu 37: Một trong những ứng dụng của kĩ thuật di truyền là:
A:Tạo giống hoa quả không hạt.
B:Tạo thể song nhị bội.
C:Sản xuất lượng lớn protêin trong thời gian ngắn.
D: Tạo ưu thế lai
Câu 38: Trong công nghệ sinh học, đối tượng thường được sử dụng làm nhà
máy sản xuất các sản phẩm sinh học là:
A. Virút.

B. Vi khuẩn E.coli.


C. Plasmit.

D. Thể ăn khuẩn Lam đa.

Câu 39: Tác dụng của tia phóng xạ gây đột biến nhân tạo là:
A. Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc.
B. Gây rối loạn phân li của các NST trong quá trình phân bào.
C. Kích thích và ion hoá nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức và tế bào
sống, ảnh hưởng đến ADN.
D:Làm xuất hiện dạng đột biến đa bội.
Câu 40. Cơ chế gây đột biến nhân tạo của các tác nhân EMS là
A. Thay G bằng T hoặc X; biến GX thành TA hoặc XG.
B. Kích thích; ion hoá nguyên tử.
C. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc
D. Làm thay thế cặp A-T thành cặp G-X.
Câu 41: Hoá chất làm thay đổi cặp A-T thành cặp G-X là:
A: NMU

B: 5-brômuraxin

C: Conxixin

D: EMS

Câu 42: Hiện tượng thái hoá giống là hiện tượng:

ĐHSP Hà Nội 2

25


K 29A - Sinh


×