Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Khả năng sinh trưởng của cây mắc ca giai đoạn cây non dưới ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau trồng trên nền đất vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.89 KB, 32 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

LờI CảM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Văn Đính người đã trực tiếp định hướng dẫn dắt
tôi trên bước đường nghiên cứu khoa học. Qua cuốn khoá luận này tôi xin gửi
lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong tổ Sinh lý thực vật, các thầy cô giáo
trong khoa Sinh KTNN và các bạn sinh viên đã đóng góp ý kiến, tạo điều
kiện giúp tôi hoàn thành khoá luận này
Trong quá trình nghiên cứu khoa học chắc chắn đề tài không tránh khỏi
thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh
viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hoà, tháng 5 năm 2007
Sinh viên

Hoàng Thị Kim Oanh

Hoàng Thị Kim Oanh

1

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN


LờI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các
số liệu đều được thu thập từ thực nghiệm và qua xử lý thống kê, không có sự
sao chép và không trùng với kết quả của các tác giả khác.
Sinh viên
Hoàng thị kim oanh

Hoàng Thị Kim Oanh

2

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Mục lục
trang
6

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

6
7

2. mục đích nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu


8

4. ý nghĩa lý luận và thực tiễn

8

Chương 1. tổng quan tài liệu

9

1.1. giới thiệu chung về cây Mắc-ca

9

1.1.1. nguồn gốc của cây Mắc-ca

9

1.1.2. giá trị của cây Mắc-ca

9

1.1.3. phân loại

10

1.1.4. đặc điểm sinh học của cây mắc-ca

10


1.1.5. đặc điểm sinh thái của cây Mắc-ca

11

1.1.6.tình hình nghiên cứu Mắc-ca trong công tác trồng rừng

12

1.2. vai trò sinh lý của nitơ, phốtpho, kali đến sinh trưởng và phát
triển của thực vật

13

1.2.1.vai trò của nguyên tố nitơ

13

1.2.2.vai trò của nguyên tố phốtpho

14

1.2.3.vai trò của nguyên tố kali

15

1.3. đặc điểm chung của phân lân hữu cơ vi sinh

16


Chương 2. đối tượng và phương pháp nghiên cứu

18

2.1. đối tượng nghiên cứu

18

2.2. phương pháp nghiên cứu

18

2.2.1. các công thức bón phân

18

2.2.2. bố trí thí nghiệm

18

2.2.3. cách bón phân

19

Hoàng Thị Kim Oanh

3

Lớp K29B - Sinh



Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

2.2.4. phương pháp trồng cây trên đất đồi

19

2.2.5. phương pháp xác định các chỉ tiêu

19

2.2.6. phương pháp xử lý số liệu

20

Chương 3. kết quả và thảo luận

21

3.1. đặc điểm của đất thí nghiệm

21

3.2. khả năng sống của cây Mắc-ca dưới ảnh hưởng của các công
thức bón lót phân

21


3.3. khả năng phân cành của cây Mắc-ca

22

3.4. động thái phát triển chiều cao cây Mắc-ca

24

3.5. động thái phát triển đường kính thân

25

3.6. động thái tăng diện tích lá

27

Chương 4. kết luận và đề nghị

29

4.1. kết luận

29

4.2. đề nghị

29

Tài liệu tham khảo


30

Phụ lục

Hoàng Thị Kim Oanh

4

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Danh mục các bảng
Bảng1.1. hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong quả mắc-ca.
Bảng 3.1.đặc điểm của đất thí nghiệm.
Bảng 3.2. khả năng sống của cây mắc-ca dưới ảnh hưởng của các công thức
bón lót phân.
Bảng 3.3. ảnh hưởng của phân npk và phân lân hữu cơ vi sinh đến số lượng
chồi trên cây mắc-ca.

Bảng 3.4. động thái phát triển chiều cao cây mắc-ca dưới tác động của lân
npk và lân hữu cơ vi sinh qua các thời kì sinh trưởng.
bảng 3.5. động thái phát triển đường kính thân cây mắc-ca dưới tác động của
lân npk và lân hữu cơ vi sinh qua các thời kỳ sinh trưởng.
bảng 3.6. động thái tăng diện tích lá cây mắc-ca dưới tác động của lân npk
và lân hữu cơ vi sinh qua các thời kỳ sinh trưởng.


danh mục các Hình
Hình 3.3. số lượng chồi trên cây mắc-ca qua các thời kỳ sinh trưởng(%).
Hình 3.4. động thái phát triển chiều cao cây mắc-ca dưới tác động của lân
npk và lân hữu cơ vi sinh qua các thời kỳ sinh trưởng(%).
Hình 3.5. động thái phát triển đường kính thân cây mắc-ca dưới tác động của
lân npk và lân hữu cơ vi sinh qua các thời kỳ sinh trưởng(%).
Hình 3.6. động thái tăng diện tích lá cây mắc-ca dưới tác động của lân npk
và lân hữu cơ vi sinh qua các thời kỳ sinh trưởng(%).

Hoàng Thị Kim Oanh

5

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Mở ĐầU
1. Lý do chọn đề tài
Dân số không ngừng gia tăng, trong khi đó diện tích đất trồng trọt ngày
một thu hẹp. Để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm con người đã và
đang khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách mạnh mẽ. Một yêu cầu
cấp thiết đặt ra là phải khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Và một trong
những nguồn tài nguyên được chú ý nhiều nhất là tài nguyên rừng. Hiện nay
diện tích rừng trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng không chỉ bị
thu hẹp về diện tích mà chất lượng rừng còn bị suy thoái trầm trọng, điều đó
ảnh hưởng xấu đến khí hậu, phá hoại môi trường sinh thái.

Theo quỹ đời sống hoang dã thế giới (WWF) gần 2/3 diện tích rừng
nguyên sinh của thế giới đã bị tàn phá. Hàng năm, diện tích rừng nhiệt đới tiếp
tục bị khai thác với tốc độ 17 triệu ha/năm.
ở Việt Nam trong những thập kỷ gần đây tốc độ che phủ của rừng trên
cả nước đang bị suy giảm nghiêm trọng. Trước năm 1945 độ che phủ của rừng
đạt 43% đến năm 1990 chỉ còn gần 29%. Đứng trước tình hình đó Đảng và
Nhà nước ta có chủ trương khuyến khích người dân đặc biệt là đồng bào miền
núi tham gia tích cực vào công tác trồng và bảo vệ rừng, nhằm phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, khôi phục lại diện tích rừng đồng thời tạo môi trường sinh
thái cân bằng [4].
Tuy nhiên việc lựa chọn cơ cấu cây nông lâm kết hợp có tác dụng vừa
cải tạo diện tích rừng vừa tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế, đang là một bài
toán khó đối với Đảng và nhân dân ta.
Mắc-ca (Macadamia integrifolia) là cây nhập nội có nguồn gốc từ
Australia. Cây Mắc-ca Australia còn gọi là cây quả Hawai, cây hạnh đào
Australia, cây quả khô Queensland, khi đưa vào Việt Nam gọi là cây Mắc-ca.
Cây Mắc-ca thuộc chi Macadamia, họ Proteaceae, là cây ăn quả khô, thân gỗ.

Hoàng Thị Kim Oanh

6

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Bộ phận ăn được là nhân hạt, có thể ăn tươi, xào, chiên, ăn giòn béo ngậy có

mùi thơm của sữa. Thường sử dụng nhân Mắc-ca để làm thực phẩm, sản xuất
hàng mỹ nghệ[11], [12].
ở Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp đã trồng thử nghiệm ở Ba Vì
năm 1994, sau bốn năm bắt đầu ra quả. Năm 2003 tỉnh Nghệ An đã trồng thử
khoảng 100000 cây từ Trung Quốc về ở nông trường Con Cuông với diện tích
10 ha. Từ năm 2003 trở đi diện tích trồng thử nghiệm Mắc-ca ở một số địa
phương đã được nhân lên nhanh chóng như Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Tây, Phú
Thọ [11].
Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy các giống Mắc-ca sinh trưởng
và phát triển nhanh là loại cây mang lại giá trị xuất khẩu lớn, chất lượng gỗ
tốt, gỗ được dùng trong nhiều lĩnh vực, năng suất quả cao.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về cây Mắc-ca vẫn còn rất ít, muốn
đưa cây Mắc-ca vào trồng ở các vùng đồi Việt Nam vừa để khai thác quả, lấy
gỗ phủ xanh đất trống đồi núi trọc rất cần các nghiên cứu căn bản về cây này.
Chính vì lý do đó chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu Khả năng sinh
trưởng của cây Mắc-ca giai đoạn cây non dưới ảnh hưởng của các công
thức bón phân khác nhau trồng trên nền đất Vĩnh Phúc.
2. mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây Mắc-ca từ giai đoạn bầu đưa
ra trồng trên nền đất vườn đồi Vĩnh Phúc, với các công thức bón lót bằng các
loại phân khác nhau nhằm đánh giá khả năng sống, sinh trưởng của cây Mắcca trên vùng đất này.

Hoàng Thị Kim Oanh

7

Lớp K29B - Sinh



Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

3. Nội dung nghiên cứu

Trong thí nghiệm này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu:
- khả năng sống của cây Mắc-ca từ giai đoạn bầu đưa trồng vào vườn.
- khả năng phân cành của cây Mắc-ca.
- động thái phát triển chiều cao của cây Mắc-ca.
- động thái phát triển đường kính thân.
- động thái tăng diện tích lá.

4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- góp phần bổ sung các tài liệu về khả năng thích nghi của cây nhập nội với
điều kiện bất lợi vùng đồi núi Việt Nam.
- Góp phần đề xuất biện pháp kĩ thuật đảm bảo tăng trưởng và khả năng
chống chịu của cây Mắc-ca trong giai đoạn cây non ở điều kiện đất đồi núi.

Hoàng Thị Kim Oanh

8

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN


CHƯƠNG 1. TổNG QUAN TàI LIệU
1.1. Giới thiệu chung về cây Mắc-ca

1.1.1. Nguồn gốc của cây Mắc-ca
Mắc-ca được phát hiện từ cây hoang dại ở vùng rừng mưa nhiệt đới ven
biển vùng đông nam bang Queensland và miền Bắc bang New South Wales,
trong phạm vi vĩ độ 25 - 31o vĩ độ Nam của Australia [15].
Trải qua một thời gian dài, Mắc-ca được trồng và trở thành cây thương
phẩm. Vào những năm 90 của thế kỷ XX Mắc-ca được trồng ở nhiều nước, tại
các châu lục khác nhau, sản xuất Mắc-ca phát triển nhanh nhất trên phạm vi
toàn cầu.
1.1.2 Giá trị của cây Mắc-ca
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong quả Mắc-ca rất phong phú. Kết
quả hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong quả Mắc-ca được thể hiện ở
bảng 1.1
Bảng 1.1. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong quả Mắc-ca
(Theo Wekham và Miller, 1995) [11]
Thành phần

Hàm lượng trong 100g hạt

Nước (g)
Chất béo (g)
Hydratcacbon (g)
Protein (g)
Kali (g)
Phốtpho (g)
Canxi (mg)
Lưu huỳnh (mg)
Sắt (mg)

Kẽm (mg)
Mangan (mg)
Axit nicotic (mg)
Vitamin B1 (mg)
Vitamin B2 (mg)

1,50 - 2,50
78,20
10,00
9,20
0,37
0,17
36,00
6,60
1,80
1,40
0,38
1,60
0,22
0,12

Hoàng Thị Kim Oanh

9

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp


Khoa Sinh - KTNN

Hàm lượng các chất béo trong quả Mắc-ca rất cao tới trên 78%. Ngoài
ra trong nhân còn chứa nhiều protein, hydratcacbon, nhiều chất khoáng, các
vitamin B1, B2, E
Những nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây cho thấy trong nhân
Mắc-ca chứa một số loại axit béo không no mà cơ thể không tự tổng hợp được,
giúp giảm bớt lượng cholesterol có tác dụng phòng trị bệnh xơ cứng động
mạch.
Bên cạnh đó các phụ phẩm của Mắc-ca được sử dụng với nhiều công
dụng như trong vỏ quả có chứa 14% tanin dùng để thuộc da, 8-10% protein có
thể nghiền trộn làm thức ăn chăn nuôi, vỏ hạt dùng làm than hoạt tính, làm
chất đốt, dùng làm chất đệm để sản xuất vật liệu độn khi ươm cây giống.
1.1.3. Phân loại
Chi macadamia có 18 loài, trong đó 10 loài nguyên sản tại australia, 6
loài tại Tân Criđônia, 11 loài tại Mađagasca, 1 loài tại đảo Xiribô.
Trong 18 loài trên chỉ có 2 loài đã được trồng trên qui mô thương mại
là:
- Macadamia integrifolia - Mắc-ca vỏ hạt láng hay Mắc-ca lá nguyên .
- Macadamia tetraphylla - Mắc-ca vỏ hạt nhám hay Mắc-ca mép lá răng cưa.
Các loài Mắc-ca còn lại có nhân nhỏ, vị đắng, ít nhiều chứa độc tố nên
chưa được trồng nhiều [11].
1.1.4. Đặc điểm sinh học của Mắc-ca
Mắc-ca là cây hai lá mầm, rễ chính của Mắc-ca không phát triển, rễ
chùm lớn, phạm vi phân bố rễ rộng gần sát mặt đất. Bộ rễ khi phát triển hình
thành những chùm xung quanh trục rễ chính, trong đó phần lớn số rễ hình
thành trong thời gian ngắn, rễ nhỏ không có khả năng tái sinh.
Thân thẳng đứng, phân cành nhiều, cành hình trụ có nhiều chỗ lồi nhỏ,
vỏ cây khô. Phiến lá dài 75 - 250 mm, cứng, hình bầu dục hẹp hoặc dài, tỷ lệ


Hoàng Thị Kim Oanh

10

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

dài/rộng khoảng 3 - 4, viền lá hình sóng, có trường hợp có gai cứng, gân lá,
gân con và các gân nhỏ chằng chịt ở hai mặt lá, cuống lá dài 5 - 15 mm.
Hoa chủ yếu mọc từ nách lá, số lượng hoa và độ dài hoa không có tương
quan chặt chẽ, từng đôi hoa hoặc ba, bốn hoa cùng mọc trên cuống hoa. Trung
tâm của hoa là bầu nhị thượng vị đơn tâm bì, trên bầu nhị mọc đầy lông tơ,
kéo dài đến phần dưới của vòi nhị. Trên vòi nhị không có lông. Noãn của bầu
nhị có hai ngăn. Bầu nhị và vòi nhị dài 7 mm. Mỗi nhị có hai túi phấn dài 2
mm.
Quả thành thục là quả hình cầu có núm lồi, màu xanh đường kính 25
mm hoặc to hơn, vỏ quả xanh dày 3 mm, khi chín vỏ quả nứt theo đường hợp
tuyến của quả.
Thời gian ra hoa là từ tháng 2 đến tháng 4, kéo dài khoảng một tháng.
Thời gian từ khi ra hoa đến khi quả chín cần 215 ngày, trọng lượng hạt đạt
trên 70% tổng trọng lượng quả tươi. Mùa quả chín vào giữa hoặc cuối tháng 8
- đầu tháng 10. Trước khi gieo, phải ngâm hạt trong nước sạch 1 - 2 ngày.
1.1.5. Đặc điểm sinh thái của cây Mắc-ca
Mắc-ca là cây ăn quả thuộc vùng á nhiệt đới, nhưng việc phân hoá
mầm hoa đòi hỏi tác động kích thích của nhiệt độ thấp không thật nghiêm
ngặt, tính chịu rét tốt hơn nhiều cây á nhiệt đới khác. Tuỳ thuộc vào từng giai

đoạn sinh trưởng và phát triển mà yêu cầu đối với nhiệt độ là khác nhau. Giai
đoạn phân hoá phấn hoa đòi hỏi nhiệt độ thấp. Nhiệt độ lý tưởng để Mắc-ca
sinh trưởng và ra quả vào mùa hè là 25oC, cao nhất không quá 38oC, mùa đông
không có sương muối hoặc có sương muối nhẹ. Điều kiện tốt nhất để sản xuất
Mắc-ca là ở vùng không có sương muối, nhiệt độ cao không quá 32oC, nhiệt
độ thấp không dưới 13oC. ở nhiệt độ 10 - 15oC Mắc-ca bắt đầu sinh trưởng, 20
- 25oC sinh trưởng tốt nhất, dưới 10oC hoặc trên 35oC ngừng sinh trưởng.
Trong các giai đoạn khác nhau của thời kỳ phát dục, nhiệt độ có ảnh hưởng
đến sinh trưởng, phát dục quả và hàm lượng chất béo trong quả. Chẳng hạn

Hoàng Thị Kim Oanh

11

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

khi nhiệt độ 25oC tích luỹ dầu nhanh nhất, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 15oC
hoặc tăng lên đến 35oC nhân phát triển nhưng tỷ lệ nhân và hàm lượng dầu
thấp.
Lượng mưa có tác động lớn đến quá trình tạo quả của mầm hoa. Qua
nghiên cứu cho thấy yêu cầu lượng mưa năm trên 1000 mm, phân bố đều. Tại
thời kỳ ra hoa và tạo quả nếu thiếu nước làm quả rụng nhiều.
Bên cạnh đó đất cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển
của các giống Mắc-ca. Mắc-ca ưa đất nhẹ đến trung bình, thời hạn ngập úng
không quá 10 ngày, đất ẩm đều quanh năm, tầng đất sâu trên 1m hơi chua,

nếu giàu hữu cơ thì đỡ phải bón phân nhiều. Mắc-ca không ưa đất kiềm, đất
phèn mặn, đất đá vôi, đất đá ong hoá hoặc thoái hoá nghiêm trọng [14].
Nhìn chung, Mắc-ca thích hợp với nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất
có tầng canh dày thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ. Tầng đất màu phải đạt 0,5 1 m, tơi xốp không đọng nước, pH đất phù hợp là 5 - 5,5. Mắc-ca rất nhạy cảm
với các yếu tố dinh dưỡng. Đất thiếu Phốtpho hoặc quá giàu phốtpho hoặc
dùng phân lân quá nhiều Mắc-ca bị ngộ độc, lá vàng úa. Đất nhiều magiê
cũng gây vàng lá, làm cây phát triển kém, năng suất thấp.
Mắc-ca là loại cây có thân gỗ cao, nhưng rễ nông chống gió kém. Vì
vậy lượng gió cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng quả.
1.1.6. Tình hình nghiên cứu Mắc-ca trong công tác trồng rừng
Mắc-ca đang là đối tượng nghiên cứu cho mục đích trồng rừng phủ
xanh đất trống đồi núi trọc ở nước ta vì chúng có một số đặc điểm: là loại cây
gỗ lớn xanh quanh năm, cao tới 18 m, tán rộng 15 m, rễ chùm lớn. Mắc-ca có
khả năng che phủ, chống xói mòn, hạn chế dòng chảy chống lũ lụt tốt.
So với các loài cây trồng rừng khác Mắc-ca sinh trưởng, phát triển
nhanh hơn. Nếu dùng giống tốt để trồng thì sau ba đến bốn năm đã cho quả, từ
năm thứ 10 cho rất nhiều quả. Cây có tuổi thọ kinh tế dài (khoảng 60 năm) có
sức chống chịu tốt [11].

Hoàng Thị Kim Oanh

12

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN


Lá cây Mắc-ca xanh đậm và bóng, có loài có viền răng cưa, hoa nhiều,
hàng trăm hoa cỡ 1- 2 cm mỗi bông, loài hạt nhẵn có hoa màu trắng sữa, loài
hạt nhám hoa màu hồng phai, mùa hoa kéo dài gần hai tháng, hương thơm
ngào ngạt, nên có thể kết hợp nuôi ong. Mắc-ca cũng có thể trồng ở công viên,
lâm viên, tạo phong cảnh đô thị và trang điểm cho rừng núi nước ta tươi đẹp
hơn. Mắc-ca hoàn toàn phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững đối với vùng miền núi [14].
Việt Nam mới trồng thử nghiệm Mắc-ca được hơn mười năm nhưng dựa
vào tài liệu nghiên cứu khoa học và thực tiễn ở một số nước trong đó có Trung
Quốc là nước có vùng phía nam với điều kiện tương tự như miền Bắc nước ta,
có thể dự đoán khả năng phát triển Mắc-ca ở Việt Nam trong tương lai là tốt.
1.2. Vai trò sinh lý của nitơ, phốtpho, kali đến sinh trưởng và phát triển

của thực vật
1.2.1. Vai trò của nguyên tố nitơ
Nitơ là một trong những nguyên tố phổ biến nhất trong tự nhiên. Nitơ
tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, tự do, liên kết, chúng đóng vai trò quan trọng
đối với các quá trình sinh lý, sinh hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thực
+
vật. Cơ thể thực vật hấp thụ nitơ chủ yếu dưới hai dạng: NO3 và NH 4 [3].

Nitơ tham gia vào nhiều chức năng vừa đóng vai trò cấu trúc vừa tham
gia điều tiết các quá trình sinh lý, sinh hoá.
Nitơ là thành phần cấu trúc bắt buộc của các axitamin, protein, axit
nucleic, các hợp chất trao đổi năng lượng trong tế bào như ADP, ATP, UDP,
UTP, trong các coenzim như NAD, NADP, FAD Nitơ có trong thành phần
của một số vitamin có nhóm hoạt động như vitamin B6, có trong nhân diệp lục,
trong một số các phytohoocmon như auxin, xitokinin đây là các tác nhân điều
tiết quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể thực vật. Nitơ còn là thành
phần cấu trúc của các hợp chất trao đổi thứ sinh như ancaloit, chất kháng sinh

trong cơ thể thực vật.

Hoàng Thị Kim Oanh

13

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Nitơ tham gia vào vai trò điều tiết các hoạt tính enzim là thành phần của
protein - enzim, coenzim vốn là chất xúc tác của phản ứng hoá sinh trong các
quá trình trao đổi chất.
1.2.2. Vai trò của nguyên tố phốtpho
Phốtpho là một trong những nguyên tố quan trọng của cây. Hàm lượng
phốtpho ở trong đất thường thấp từ 0,02 - 0,15%. Đất giàu mùn từ 0,04 - 0,2%
phốtpho. Phốtpho tồn tại trong đất dưới dạng liên kết vô cơ hoặc hữu cơ. Phốt
pho vô cơ quan trọng trong đất là phốtphat canxi, phốtphat nhôm và sắt.
Vai trò sinh lý của phốtpho vô cùng quan trọng về nhiều mặt. Ngoài tác
động đến tính chất lý hoá của keo, phốtpho liên kết với các kim loại tạo thành
phức hệ đảm bảo cho độ pH trong tế bào dao động từ 6 - 8. Sự dao động ít này
là điều kiện quan trọng trong quá trình trao đổi chất.
Ví dụ muối: KH 2 PO4 và K HPO trong môi trường axit có ion OH- còn
2

4


trong môi trường kiềm lại tạo ion H + [3].
HPO2- + H 0
H PO- + OH4

2

H 2 PO-4 + H2O

2

4

HPO2-4- + H3O+

Phốtpho là thành phần xây dựng các hợp chất hữu cơ quan trọng trong các
hợp chất nguyên sinh như phốtpho protein, phốtpho lipít, nucleo protein
Phốtpho đóng vai trò trung tâm trong các quá trình sinh tổng hợp và phân
giải hàng loạt các chất hữu cơ. Đặc biệt phốtpho có mặt trong các hợp chất
nucleic có liên kết cao năng như ATP, ADP, UDP, XDP, XTP có vai trò to
lớn trong các quá trình chuyển hoá và sử dụng năng lượng tích luỹ được trong
quá trình quang hợp.
Các hợp chất hữu cơ, các chất có hoạt tính sinh học cao đều được hình
thành từ hai quá trình quan trọng nhất đó là quang hợp và hô hấp. Hai quá
trình này đều có sự tham gia tích cực của phốtpho. Trong môi trường thiếu
phốtpho lá cây chuyển sang màu đỏ, quá trình phốtphoril hoá tạo ra ATP
trong pha sáng của quang hợp và quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ

Hoàng Thị Kim Oanh

14


Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

trong pha tối (đường, tinh bột, protein, axit nucleic, chất béo dự trữ) đều bị
hạn chế.
Phốtpho có mặt trong cấu trúc protein, axit nucleic (các hợp chất hữu
cơ ưa nước) nên phốtpho có khả năng nâng cao tính chống chịu của thực vật
như chịu rét, chịu hạn, chịu nóng Do đó mà phốtpho không chỉ ảnh hưởng
đến tốc độ của phản ứng mà còn ảnh hưởng tới cả chiều hướng của quá trình
trao đổi chất.
1.2.3. Vai trò của nguyên tố kali
Kali được xem là một trong các nguyên tố khoáng cần thiết nhất trong
dinh dưỡng của thực vật. Hàm lượng kali trong đất khá cao khoảng 0,2 - 0,3%
khối lượng chất khô, đất sét giàu kali hơn đất đỏ bazan.
Hàm lượng trung bình của kali trong mô thực vật khoảng 0,5 - 1,2%
khối lượng chất khô. Trong mô thực vật hàm lượng kali cao hơn nhiều so với
các cation khác. Tại mô phân sinh là nơi có hoạt động trao đổi chất mạnh thì
kali chiếm tỉ lệ lớn.
Kali là nguyên tố đa lượng có chức năng sinh lí quan trọng. Chức
năng sinh lí của kali được quyết định bởi hai tính chất quan trọng của nó:
+ K+ được vận chuyển qua màng tế bào một lượng lớn
+ K+ kích thích hoạt tính của nhiều hệ enzim
Vai trò chủ yếu của kali là điều tiết các hoạt động sống thông qua tính
chất lí, hoá keo của tế bào do đó ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất
trong tế bào. Kali có tác dụng giữ nước, tăng khả năng chịu hạn và chịu rét

cho cây trồng. Do kali được hấp thụ nhiều nên không những thuận lợi cho sự
hấp thụ nước, vận chuyển các chất mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình
phốtphoril hoá trong quang hợp, cụ thể K+ tham gia vận chuyển điện tử tạo
ATP, NADPH (Harlt, 1972) giúp quá trình đồng hoá CO2, tổng hợp
polisaccarit, protein, axit nucleic, lipit. Thiếu kali ức chế quá trình tổng hợp

Hoàng Thị Kim Oanh

15

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

chất hữu cơ, hàm lượng đường đơn và aminoaxit cao hơn các hợp chất cao
phân tử. Thiếu kali trong môi trường sẽ biến Fe3+ thành Fe2+ gây độc cho cây .
Chức năng của K+ tham gia xúc tác ATP - ase làm tăng quá trình vận
chuyển K+ từ dung dịch qua màng nguyên sinh chất của tế bào rễ, K+ còn có
vai trò quan trọng là nguyên tố ảnh hưởng tới sự hấp thụ và chuyển hoá năng
lượng (Koch và Mengel).
Quan sát thực vật thiếu kali lá bị vàng, mép lá trở lên vàng đỏ sau đó bị
khô và chết. Cây thiếu kali thì không phát triển được do kali ảnh hưởng đến sự
phát triển của hệ mạch dẫn, mạch libe, phân chia tế bào từ đó ảnh hưởng xấu
đến cấu trúc tế bào (lục lạp, ti thể ). vì vậy, nếu không cung cấp kali đầy đủ
sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó kali còn xúc tác sự hấp thụ ion amon ở thực vật. Trong giai
đoạn đầu tiên là thời kì nhạy cảm nhất của cây đối với kali. Cây thường hấp

thụ nhiều nhất kali vào thời kì tăng nhanh sinh khối.
1.3. Đặc điểm chung của phân lân hữu cơ vi sinh
Phân lân hữu cơ ngoài tác dụng là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng nó
còn khắc phục được các nhược điểm do các loại phân bón khác mang lại cho
đất canh tác, cho nguồn nước.
Khi bón phân lân hữu cơ vi sinh ngoài lượng P2O5 cung cấp khá đầy đủ
cho cây trồng, chúng ta đã cung cấp cho cây trồng một lượng phân hữu cơ khá
lớn, dễ tan vào đất. Khi sử dụng phân bón hoá học, con người thường ít hoặc
không chú ý đến việc bón đủ phân hữu cơ làm cho cây trồng phát triển mất
cân đối và làm tính chất vật lý của đất xấu đi.
Bón phân lân hữu cơ vi sinh là đã cung cấp cho đất một lượng lớn vi
sinh vật đất. Thông thường khi đánh giá chất lượng đất người ta căn cứ vào hệ
vi sinh vật có lợi cho đất. Số lượng vi sinh vật có lợi của đất tốt vào khoảng 40
- 50 tế bào vi sinh vật trong một gam đất, trong khi đó 1 gam phân bón vi sinh
có đến cả triệu vi sinh vật có lợi. Ngoài tác dụng phân giải chất hữu cơ thành

Hoàng Thị Kim Oanh

16

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

khoáng, chất các tế bào vi sinh vật này còn là nguồn động lực chính làm cho
đất tơi xốp có khả năng giữ nước, giúp cây trồng chống được hạn hán, ngập
úng.

Phân bón vi sinh sử dụng than bùn làm nguyên liệu có tác dụng lớn
trong việc chống rửa trôi các loại phân hoá học kèm theo như đạm, lân, kali
cho cây trồng, ngoài ra còn cung cấp cho cây một lượng lớn các nguyên tố vi
lượng. Các nguyên tố vi lượng này đã được cây cối hấp thụ qua một lần nên
chúng dễ tan, cây sẽ hấp thụ ngay được [3]. Các nguyên tố vi lượng rất có lợi
cho cây trồng, làm cho cây trồng phát triển chắc chắn, cân đối, có khả năng
chống chịu được sâu bệnh, ra hoa, đậu quả, hoa quả có chất lượng tốt hơn [6].
Tóm lại, phân bón vi sinh là một phát kiến lớn của nhân loại nhờ vào
các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sử dụng phân vi sinh trong sản xuất là một nhu
cầu tất yếu không phải trước mắt mà là lâu dài.

Hoàng Thị Kim Oanh

17

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

CHƯƠNG 2. ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP
NGHIÊN CứU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các cây Mắc-ca đã được ươm trong
bầu bằng hạt của trung tâm Lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn đem về trồng tại khu
vực đất đồi Xuân Hoà - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Các công thức bón phân

- Đối chứng: không bón phân
- Bón phân lân NPK Lâm Thao
- Bón phân lân hữu cơ vi sinh sông Gianh
2.2.2. Bố trí thí nghiệm
Các cây giống được lấy về từ ngày 10/9/2005 và được trồng trên vườn
đồi khu vực Xuân Hoà - Phúc Yên - Vĩnh Phúc với số lượng 68 cây được chia
làm ba công thức thí nghiệm trên diện tích 400 m2. Phương pháp bố trí thí
nghiệm đảm bảo theo phương pháp phối ngẫu nhiên ngoài đồng ruộng, chế độ
chăm sóc đảm bảo sự đồng đều giữa các công thức thí nghiệm.
Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ:
1

2

3

1

2

3

1

2

3

1
2

3
Trong đó:
1. Đối chứng không bón phân
2. Bón phân lân Npk Lâm Thao
3. Bón phân lân hữu cơ vi sinh sông Gianh

Hoàng Thị Kim Oanh

18

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

2.2.3. Cách bón phân
Bón lót vào hố ngay trước khi trồng. Hàm lượng phân lân NPK bón lót vào
mỗi hố là 150g, còn phân lân hữu cơ vi sinh là 200g [3].
2.2.4. Phương pháp trồng cây trên đất đồi
Làm đất: làm đất theo dải nghiêng theo hướng của dải chạy dọc theo
đường đồng mức. Đất có chiều rộng 1 - 1,3 m, chiều dài 8 - 12 m.
Hố trồng cây: đào hố hình vuông, kích thước hố 1,0x1,0x1,0m hoặc
0,8x0,8x1m [14].
Trong quá trình chăm sóc sau này sẽ cuốc rộng hố ra theo mức phát
triển tán lá kết hợp với mỗi lần bón phân [14].
Kỹ thuật trồng cây: chuyển cây cẩn thận đi trồng không để làm vỡ bầu,
đặt bầu vào giữa hố, bầu và cây thẳng đứng, đường kính của rễ cách mặt đất 2
- 5 cm, lấp đất tơi nhỏ, ấn chặt đất tiếp xúc với bầu. Trước khi lấp đất xé bỏ vỏ

bầu, bón phân vào bầu để rễ phát triển bình thường.
2.2.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
* Khả năng sống của Mắc-ca dưới ảnh hưởng của các công thức bón lót phân
được đếm trực tiếp số cây còn sống sau khi trồng được 10 ngày.
* Khả năng phân cành của cây Mắc-ca được theo dõi liên tục, định kỳ 20 ngày
1 lần bắt đầu từ khi trồng được 30 ngày. Khả năng phân cành được xác định
bằng cách đếm tất cả các chồi phát sinh trên một cây.
* Động thái phát triển chiều cao của cây Mắc-ca được đo liên tục bằng thước
(cm) định kỳ 20 ngày 1 lần. Chiều cao của cây được tính từ cổ rễ đến đỉnh
sinh trưởng.
* Động thái phát triển đường kính thân được đo bằng thước kẹp kỹ thuật
(Palme) ở phần gốc thân cách rễ đầu tiên 3 cm, đo theo hai hướng vuông góc
nhau và lấy số trung bình.

Hoàng Thị Kim Oanh

19

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

* Nghiên cứu động thái tăng diện tích lá cây Mắc-ca được đo bằng phương
pháp đo khối lượng thông qua so sánh khối lượng của 1dm2 giấy với khối
lượng các miếng giấy hình lá cùng loại và cân bằng cân Sartorius với độ chính
xác 10-4g.
S=


Diện tích lá được tính theo công thức:
Trong đó:

P1
P2

S: diện tích lá (dm2)
P1: khối lượng giấy in lá (g)
P2: khối lượng 1dm2 giấy dùng để in lá (g)

2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Các kết quả nghiên cứu được xử lý và đánh giá theo phương pháp thống
kê toán học.
n
Xi
Trung bình mẫu: X = i=1
Trong đó: Xi: các giá trị của mẫu
n
n: số lần lặp lại
X : trung bình mẫu

Sai số trung bình (m):

m=


n

Độ lệch chuẩn:

n

=

Xi - X

Hoàng Thị Kim Oanh

(n<30)

i=1

n -1
n

=

2

Xi - X

2

(n>30)

i=1

n

20


Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

chương 3. kết quả và thảo luận
3.1. Đặc điểm của đất thí nghiệm
Để tiến hành trồng cây Mắc-ca ở vườn ươm chúng tôi đã phân tích mẫu
đất thí nghiệm. kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Đặc điểm của đất thí nghiệm
TT

Chỉ tiêu phân tích

Đặc điểm của đất

1

Tỷ lệ sỏi đá/khối lượng khô tuyệt đối (%)

22

2

pH

4,9


3

% N tổng số

0,096

4

%K

0,345

5

%P

0,012

6

Mo (ppm)

16,67

7

Cu (ppm)

29,05


8

Mn (ppm)

362,70

Từ bảng 3.1 chúng ta nhận thấy đất thí nghiêm có tỉ lệ sỏi đá tương đối
cao, độ pH thấp và trong đất thành phần các chất dinh dưỡng như nitơ, kali,
phốtpho tương đối thấp, một số nguyên tố khoáng vi lượng nghèo. Từ đó
chúng ta có thể khẳng định đất thí nghiệm (thuộc khu vực Xuân Hoà) là đất
chua, nghèo dinh dưỡng.
3.2. Khả năng sống của cây Mắc-ca dưới ảnh hưởng của các công thức
bón lót phân
Khả năng sống của cây Mắc-ca là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
ảnh hưởng của phân lân NPK và phân lân hữu cơ vi sinh đến cây Mắc-ca. vì
vậy, chúng tôi tiến hành đếm trực tiếp số cây còn sống sau 10 ngày.
Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2.

Hoàng Thị Kim Oanh

21

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN


Bảng 3.2. Khả năng sống của cây Mắc-ca dưới ảnh hưởng của các
công thức bón lót phân (cây)
Đối chứng

Lân NPK

Lân vi sinh


Ban đầu

22

23

23

10 ngày

22

23

23

CT

Qua bảng 3.2 ta nhận thấy khi bón lót bằng phân lân NPK, phân lân hữu
cơ vi sinh và đối chứng không bón phân thì sau 10 ngày số cây còn sống là
100%. Từ đó có thể khẳng định cây Mắc-ca từ giai đoạn bầu đưa ra trồng ở

vườn ươm có khả năng sống tương đương nhau giữa các công thức thí nghiệm.
3.3. Khả năng phân cành của cây Mắc-ca
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, sự phát sinh chồi
là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng phân cành của cây. Kết quả đếm
số chồi của cây Mắc-ca được thể hiện qua bảng 3.3 và hình 3.3.
Bảng 3.3. ảnh hưởng của phân NPK và phân lân hữu cơ
vi sinh đến số lượng chồi trên cây Mắc-ca
Đối chứng
CT

X



Tăng
trưởng

m

(%)

Bón NPK

X

Tăng

% so

trưởng


ĐC

m

(%)

LVS

X

m

Tăng

% so

trưởng

ĐC

(%)

30 ngày

3,91 0,05

(-)

4,24 0,07


(-)

108,4

4,74 0,05

(-)

121,2*

50 ngày

4,65 0,07

18,9

5,28 0,07

24,5

113,5*

6,52 0,04

37,5

140,2*

70 ngày


6,23 0,04

34,0

7,15 0,05

35,4

114,8*

9,02 0,05

38,3

144,8*

90 ngày

8,60 0,08

38,0

10,09 0,09

39,3

122,3*

12,71 1,03


40,9

147,8*

110 ngày

11,98 1,06

39,3

14,98 1,04

48,5

125,0*

19,0 1,26

49,5

158,6*

130 ngày

16,95 1,32

41,5

22,56 1,13


50,6

133,1*

28,94 1,32

52,3

170,7*

Ghi chú *: Các sai khác có ý nghĩa thống kê > 95%.
(-) : Do 30 ngày là giai đoạn đo đầu tiên.

Hoàng Thị Kim Oanh

22

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

60
50

LVS


40

NPK
ĐC

30
20
10
0
50

70

90

110

130

Ngày

Hình 3.3. Số lượng chồi trên cây Mắc-ca qua các thời kỳ
sinh trưởng (%)
Qua phân tích số liệu ta nhận thấy sự phát sinh chồi trên cây Mắc-ca
tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng:
- ở công thức đối chứng: sự phát sinh chồi tăng dần từ 18,9% (gđ 50
ngày) đến 41,5% (gđ 130 ngày).
- ở công thức bón lân NPK: sự phát sinh chồi tăng dần từ 24,5% (gđ 50
ngày) đến 50,6% (gđ 130 ngày).
- ở công thức bón lân vi sinh: sự phát sinh chồi tăng dần từ 37,5% (gđ

50 ngày) đến 52,3% (gđ 130 ngày).
Từ đó ta có thể khẳng định phân lân NPK và phân lân hữu cơ vi sinh có
tác động tốt làm tăng sự nảy chồi của cây. Nếu so với đối chứng lân vi sinh có
khả năng làm tốc độ phát sinh chồi nhanh hơn so với bón phân NPK. Cụ thể,
nếu bón bằng NPK thì khả năng nảy chồi so với đối chứng tăng dần từ 108,4%
(gđ 30 ngày) đến 133,1% (gđ 130 ngày), trong khi đó lân vi sinh làm tăng khả
năng nẩy chồi lên so với đối chứng là từ 121,2% (gđ 30 ngày) đến 170,7% (gđ
130 ngày). Có được kết quả này là do việc bón phân lân NPK và phân lân hữu
cơ vi sinh đã có tác động tốt đến cây, làm cây nhanh phục hồi bộ rễ và sinh
trưởng tốt hơn.

Hoàng Thị Kim Oanh

23

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

3.4. Động thái phát triển chiều cao
Sinh trưởng chiều cao là một chỉ tiêu để đáng giá ảnh hưởng của lân
NPK và lân hữu cơ vi sinh đến cây Mắc-ca. Đồng thời trong công tác trồng
rừng, người ta quan tâm đến khả năng sinh trưởng tốt của cây trên đất đồi và
nhanh chóng chiếm lĩnh khoảng không gian để tạo được độ che phủ chống xói
mòn.
Chính vì thế chúng tôi tiến hành đo sinh trưởng chiều cao của cây Mắc ca vào các thời điểm khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4 và hình
3.4.

Bảng 3.4. Động thái phát triển chiều cao cây Mắc-ca dưới tác động
của lân NPK và lân hữu cơ vi sinh qua các thời kỳ sinh trưởng
CT

Đối chứng

X

Tăng
trưởng

m

(%)



Bón NPK

X

Tăng
trưởng

m

(%)

LVS


Tăng

% so

X

ĐC

m

trưởng
(%)

% so
ĐC

30 ngày

48,340,38

(-)

48,480,33

(-)

100,3

48,780,44


(-)

100,9

50 ngày

52,740,35

9,1

53,110,37

9,5

100,7

55,730,37

14,2

105,7

70 ngày

57,560,39

9,14

59,380,34


11,8

103,2

63,80,39

14,5

110,8*

90 ngày

63,520,40

10,35

66,820,52

12,5

105,2

73,580,53

15,3

115,8*

110 ngày


67,480,57

6,2

75,840,62

13,5

112,4*

85,630,69

16,3

126,9*

130 ngày

71,260,65

5,6

86,600,71

14,2

121,5*

99,860,82


16,6

140,8*

Ghi chú * : Các sai khác có ý nghĩa thống kê > 95%.
(-) : Do 30 ngày là giai đoạn đo đầu tiên.
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0

LVS
NPK
ĐC

50

70

90

110

130


Ngày

Hình 3.4. Động thái phát triển chiều cao cây dưới tác động của lân NPK
và lân hữu cơ vi sinh qua các thời kỳ sinh trưởng (%)

Hoàng Thị Kim Oanh

24

Lớp K29B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Sinh - KTNN

Qua phân tích số liệu chúng ta nhận thấy:
- ở công thức đối chứng: tốc độ tăng trưởng chiều cao từ 9,1% (gđ 50
ngày) đến 10,35% (gđ 90 ngày) sau đó tỉ lệ này giảm dần đến 5,6% (gđ 130
ngày ).
- ở công thức bón NPK: tốc độ tăng trưởng chiều cao từ 9,5% (gđ 50
ngày) đến 14,2% (gđ 130 ngày).
- ở công thức bón lân vi sinh: tốc độ tăng trưởng chiều cao từ 14,2 %
(gđ 50 ngày) đến 16,6 % (gđ 130 ngày).
Như vậy ta thấy bón NPK và lân vi sinh có tác dụng tốt đến sinh trưởng
chiều cao của cây Mắc-ca. Sự sinh trưởng chiều cao của cây tăng dần qua các
thời kỳ sinh trưởng. Cụ thể, lân NPK đã làm tăng sinh trưởng chiều cao so với
đối chứng là từ 100,3% - 121,5%, lân vi sinh làm tăng trưởng chiều cao so với
đối chứng là từ 100,9% - 140,8%. Khi đất không được bón phân làm tốc độ

sinh trưởng của cây không đều qua các giai đoạn, thời gian đầu tăng lên sau
đó chậm lại và giảm dần. Có hiện tượng này xảy ra có thể là do ban đầu trong
bầu cây và đất trồng lượng chất dinh dưỡng còn tương đối nhiều, sau đó do
không được bón phân dẫn tới lượng chất dinh dưỡng này giảm dần làm cây
sinh trưởng chậm hơn.
3.5. Động thái phát triển đường kính thân
Động thái phát triển đường kính thân cây dưới tác động của lân NPK và
phân lân hữu cơ vi sinh được thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.5.

Hoàng Thị Kim Oanh

25

Lớp K29B - Sinh


×