Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí và mối quan hệ của chúng tới năng suất ở đậu tương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.44 KB, 39 trang )

Trường Đại học sư phạm hà nội 2
Khoa: Sinh - KTNN

Đỗ Thuỳ Linh

Nghiên cứu một số chỉ tiêu
sinh lý và mối quan hệ của
chúng với năng suất ở đậu
tương

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

Hà Nội - 2008

1


Lời cảm ơn

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Mã đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong
suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
tổ bộ môn Sinh lý học thực vật, Ban chủ nhiệm khoa, các bạn sinh viên
trong nhóm cùng các bạn khoa Sinh - KTNN đã tạo điều kiện giúp đỡ và
góp ý kiến để em hoàn thành tốt khoá luận này.
Hà Nội, ngày

tháng
Sinh viên


Đỗ Thuỳ Linh

2

năm 2008


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong khoá luận này
đảm bảo tính chính xác, trung thực và không trùng lặp với kết quả nghiên
cứu của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2008
Sinh viên

Đỗ Thuỳ Linh

3


Mục lục
Trang
M U

7

1. Lí do chọn đề tài

7


2. Mục tiêu nghiên cứu

8

3. Nội dung nghiên cứu

8

4. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

8

CHươNG 1

9

C S Lí LUN

9

1.1 Vai trò của nước đối với thực vật nói chung và đậu tương nói riêng
9
1.1.1 Vai trò của nước đối với thực vật
9
1.1.2 Vai trò của nước đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của đậu
tương
10
1.2. Tình hình nghiên cứu về chỉ tiêu sinh lý và năng suất của đậu tương 12
CHươNG 2


14

I TNG V PHNG PHP NGHIấN CU

14

2.1. Đối tượng nghiên cứu

14

2.2. Phương pháp nghiên cứu

14

2.3. Phương pháp xử lí số liệu

16

CHươNG 3

18

KT QU NGHIấN CU V THO LUN

18

3.1 Sự sinh trưởng chiều cao thân của đậu tương

18


4


3.2. Khả năng trao đổi nước của đậu tương
3.2.1. Khả năng hút nước
3.2.2. Khả năng giữ nước
3.2.3. Độ hụt nước còn lại

20
20
22
24

3.3. Năng suất của đậu tương
3.3.1. Số quả trên cây và số hạt trên quả
3.3.2. Khối lượng 1000 hạt và năng suất hạt/1m2

27
28
29

3.4. Mối quan hệ của một số chỉ tiêu sinh lý với năng suất của đậu tương 31
3.4.1. Mối quan hệ giữa chiều cao thân với năng suất của đậu tương
31
3.4.2. Mối quan hệ gữa khả năng trao đổi nước với năng suất của đậu
tương
32
3.4.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất đậu
tương
33

KếT LUậN

35

TàI LIệU THAM KHảO

36

PH LC

38

5


danh mục bảng biểu và hình vẽ

Bảng 1: Sinh trưởng chiều cao thân của đậu tương
Bảng 2: Lượng nước không hút được của lá đậu tương
Bảng 3: Lượng nước mất đi của lá đậu tương
Bảng 4 : Độ hụt nước còn lại của lá đậu tương
Bảng 5: Các yếu tố cấu thành năng suất của đậu tương
Bảng 6: Hệ số tương quan giữa một số chỉ tiêu sinh lý với năng suất
Bảng 7: Hệ số tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất với
năng suất
Bảng 8: Sinh trưởng chiều cao thân của đậu tương ( X m )
Bảng 9: Số liệu khí tượng thuỷ văn Vĩnh Phúc
Hình 1: Sự sinh trưởng chiều cao thân của đậu tương
Hình 2: Lượng nước không hút được của lá đậu tương
Hình 3: Lượng nước mất đi của lá đậu tương

Hình 4: Độ hụt nước còn lại của lá đậu tương
Hình 5: Số quả trên cây của một số giống đậu tương
Hình 6: Số hạt trên quả của một số giống đậu tương
Hình 7: Khối lượng 1000 hạt của đậu tương
Hình 8: Năng suất hạt (g/m2) của đậu tương
Hình 9: Khu ruộng thí nghiệm

6


mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Cây Đậu tương (Glycine max merrill) là cây trồng có giá trị dinh
dưỡng cao. Fukuda và nhiều nhà khoa học khác dựa vào sự đa dạng về hình
thái đã thống nhất rằng: Đậu tương bắt nguồn từ vùng Mãn Châu (Trung
Quốc) rồi được nhân rộng khắp thế giới và phát triển mạnh ở Mĩ, Canađa,
Nhật Bản [1]. Nước ta liền sát với Trung Quốc nên đậu tương được trồng từ
rất lâu, sở dĩ như vậy vì đậu tương cũng như các sản phẩm của đậu tương có
hàm lượng dinh dưỡng rất cao chủ yếu là prôtêin (30,51% - 40,28%), lipít
(12% - 25%), các loại vitamin, khoáng chất... [5]. Prôtêin trong đậu tương
dễ tan trong nước và chứa đầy đủ các loại axít amin. Trong đó có 8 axít
amin là: Triptophan, treonin, lyzin, izolơxin, metionin, lơxin và
phenylalanin cơ thể người và động vật không thể tự tổng hợp mà phải hấp
thụ từ nguồn thực phẩm bên ngoài [3].
Hạt đậu tương chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất, trong
100g hạt đậu tương hàm lượng vitamin B1 đủ cung cấp cho nhu cầu prôtêin
của cơ thể trong một ngày (12mgB1/100g). Hàm lượng vitamin tăng lên rất
cao khi hạt đang nảy mầm, nhất là vitaminC [5]. Đậu tương giàu prôtêin và
hoàn toàn không có colesteron. Hơn thế, nó còn chứa một loại dầu thường
thấy trong dầu cá và có khả năng giảm sự nguy hiểm của bệnh nhồi máu cơ

tim, giúp cơ thể ngăn ngừa được bệnh ung thư.
Ngoài ra đậu tương có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp và xuất khẩu, bã đậu tương còn là nguồn thức ăn rất tốt cho gia
súc vì chứa hàm lượng prôtêin khá cao. Đậu tương cũng giống như các cây
họ đậu có thể bổ sung đạm cho đất, một hecta trồng đậu tương sinh trưởng
và phát triển bình thường có thể để lại trong đất 40 - 70kg N2 tương đương
với 200 - 350kg đạm sunfat [7].
Những năm gần đây, khí hậu thời tiết trên thế giới cũng như nước ta
có biến nhiều động mạnh như: hạn hán, lũ lụt, hiện tượng El-nino và Lanila đã làm năng suất của đậu tương không tăng mạnh thậm chí còn làm
7


giảm chất lượng sản phẩm. Vì cây đậu tương là cây trồng rất mẫn cảm với
sự thay đổi của ngoại cảnh. Do đó, nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý và mối
quan hệ với năng suất của đậu tương là rất cần thiết.
Vì vậy, chúng tôi đi nghiên cứu sâu hơn về vai trò của một số chỉ tiêu
sinh lý nhất là các chỉ tiêu hạn chế năng suất và đánh giá tương quan của
chúng với năng suất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý qua các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển và các yếu tố cấu thành năng suất đồng thời đánh giá mối quan hệ của
một số chỉ tiêu sinh lý với năng suất ở một số giống đậu tương đang được
gieo trồng và khảo nghiệm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu sự sinh trưởng chiều cao của cây đậu tương.
- Nghiên cứu khả năng trao đổi nước của cây đậu tương qua các thời kì
sinh trưởng khác nhau.
- Nghiên cứu năng suất đậu tương thông qua các chỉ tiêu: số quả trên
cây, số hạt trên quả trọng lượng 1000 hạt, năng suất g/m2.
- Nghiên cứu mối quan hệ của các chỉ tiêu sinh lý trên với năng suất

của cây đậu tương.
4. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung dẫn liệu về đặc điểm sinh
trưởng, phát triển của đậu tương để có thể áp dụng các biện pháp tăng năng
suất một cách hợp lý. Đồng thời, nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ của
các chỉ tiêu sinh lý với năng suất để các nhà khoa học có thêm nhiều thông
tin về các giống, giúp cho việc tuyển chọn, lai tạo ra những giống đậu tương
có triển vọng.

8


Chương 1
Cơ sở lý luận
1.1. Vai trò của nước đối với thực vật nói chung và đậu tương nói riêng
1.1.1. Vai trò của nước đối với thực vật
Nước là một hợp chất vô cùng quan trọng đối với tất cả các cơ thể sống
trên trái đất. Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể thực vật nước
vì nó chiếm phần lớn khối lượng cơ thể. Hàm lượng nước trong tế bào chỉ
mất đi một lượng rất ít cũng làm các quá trình sinh lý, sinh hóa trong tế bào
và trong cơ thể bị xáo trộn, nhất là vào thời điểm cây chuyển từ sinh trưởng
sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực.
Trước hết nước là dung môi có thể hòa tan nhiều chất trong tế bào thực
vật. Nhờ đó mà các sản phẩm của quá trình đồng hóa tạo ra từ lá và các chất
khoáng được hút từ rễ sẽ được phân phối đi khắp các bộ phận của cây, cung
cấp năng lượng để xây dựng cấu trúc và dự trữ [1].
Nước tham gia trực tiếp vào các phản ứng sinh hóa như quá trình
quang hợp (nước cung cấp photon H+ để khử NADP+ thành NADPH2, tổng
hợp ATP), quá trình hô hấp (nước là môi trường và nguồn nguyên liệu của
nhiều phản ứng). Nước có vai trò là tác nhân hidrat hóa, nước hấp thụ lên bề

mặt hạt keo, bề mặt các màng tế bào tạo thành một lớp nước bảo vệ cấu trúc
tế bào sống.
Nước làm cho tế bào có độ thủy hóa nhất định tạo nên áp suất thủy
tĩnh (áp suất trương) để duy trì độ trương cho tế bào làm cho cây luôn ở
trạng thái căng, đặc biệt là các tế bào còn non. Nên khi cây thiếu nước sẽ
làm cho cây rủ xuống, lá không xòe ra để tiếp nhận ánh sáng mặt trời được
[2].
Nước giúp cây chống lại hoặc chịu đựng điều kiện bất lợi của ngoại
cảnh. Nhờ sự thoát hơi nước thường xuyên trên bề mặt lá mà lá không bị

9


ánh sáng mặt trời đốt cháy. Mặt khác, nước lại có khả năng giữ nhiệt rất tốt
nên làm cho cây ấm hơn khi gặp rét. Nước còn hòa loãng lượng muối trong
đất nên cây không gặp hạn mà vẫn sống được trên đất mặn [2].
Trong thực tế đời sống cây trồng không phải lúc nào cây cũng được
cung cấp đầy đủ, sự thiếu nước được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau.
Viện sỹ Macximôp đã nói: Hạn dẫu đi qua chỉ có tính chất tạm thời cũng
không phải đi qua mà không để lại dấu vết gì tác hại cho cây. Vì vậy, hạn
(hạn trong không khí hay hạn trong đất) là tai họa thường đe dọa sự sống
của cây bởi lúc gặp hạn cây bị đốt nóng và sẽ ảnh hưởng tới các quá trình
sinh lý, sinh hóa trong cây như: Sinh trưởng, phát triển, quang hợp, hô hấp.
Nghiêm trọng hơn là khi bị hạn sâu lá thường cháy xám và héo khô từng
đốm lá trước khi héo toàn bộ cơ thể. Cây có thể giảm hoặc ngừng hẳn sinh
trưởng và chết.
1.1.2. Vai trò của nước đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của
đậu tương
Sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương phụ thuộc vào lượng
nước tồn trữ trong đất do mưa hay lượng nước tưới để đảm bảo nhu cầu về

độ ẩm của chúng. Thừa hay thiếu nước đều có hại cho sự sinh trưởng, phát
triển và sản lượng của cây. Lượng nước đậu tương cần sử dụng thay đổi theo
điều kiện khí hậu và tuỳ thuộc vào từng giai đoạn trong quá trình sống của
cây.
Trong giai đoạn nảy mầm, nước ảnh hưởng rõ rệt đối với sự nảy mầm
của hạt. Hạt đậu tương muốn nảy mầm phải hút nước để đạt lượng ẩm
khoảng 50%. Vì nhiều loại nấm có thể phát triển trên các hạt có lượng ẩm ít
hơn 50%, nên những hạt có thể hấp thụ được đôi chút nước nhưng không thể
đạt đủ mức nảy mầm mà có thể chết lụi do nấm xâm nhập [1]. Tuy nhiên
lượng ẩm quá mức có thể có hại, Shanmugasundaram (1981) cho biết sự bén
rễ của cây sẽ bị sụt giảm 28% khi đậu tương được tưới nhiều nước lúc gieo

10


trồng [3]. Hiện tượng này xảy ra vì ôxi bị hạn chế vận động tới hạt hoặc do
sự tăng cường hoạt động của các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng tới quá trình
tăng trưởng của cây giống. Khi đất bão hòa nước, các vi sinh vật gây bệnh
sẽ phát triển nhanh trên các hạt và rễ đậu tương đang nảy mầm và sẽ làm
ngừng quá trình tăng trưởng của rễ.
Sau khi đã bén rễ năng suất đậu tương phần lớn bị ảnh hưởng do thiếu
ẩm trong thời kì ra hoa, kết quả. Sự thiếu ẩm trong thời kì sinh dưỡng sẽ làm
giảm quá trình tăng trưởng. Trong thời kì ra hoa, sự bất thường về độ ẩm
làm tăng tỉ lệ thui hoa và quả non. Mặc dù đậu tương có thể bù đắp lại sự
thui hoa và quả non bằng cách tăng số hoa muộn nếu đủ ẩm nhưng sự thiếu
hụt nước dài ngày trong thời kì ra hoa, tạo quả sẽ làm giảm năng suất của
cây. Đây là thời kì cây khủng hoảng về nước nhiều nhất do đó muốn đậu
tương đạt năng suất cao thì đất phải luôn luôn đủ độ ẩm kể từ khi cây bắt
đầu ra hoa cho đến cuối thời kì quả chắc quả.
Lá đậu tương héo về ban ngày biểu thị tình trạng mất cân bằng của

nước trong cây. Khi bị hạn cây sẽ giảm bớt hoạt động sinh lý thậm chí giảm
từ trước khi héo lụi xảy ra và chắc chắn là cây sẽ phản ứng thuận với việc
tưới nước sớm, nên cần phải xác định được thời điểm nào tưới nước cho cây
là tốt nhất. Bằng việc quan sát những biến đổi về độ ẩm trong đất và sự biến
đổi đặc điểm của cây người ta có thể xác định được những thời kì khô hạn
trung bình để cung cấp nước cho cây.
Tuy nhiên, nếu lượng nước quá thừa vào giai đoạn đầu trong chu kì
sống sẽ làm giảm quá trình sinh trưởng của cây. Các nhà nghiên cứu đã tiến
hành tưới úng đậu tương trong 15 - 30 ngày vào thời kì sinh dưỡng và sinh
sản, tưới úng liền trong 15 - 30 ngày trước ra hoa sẽ làm lá vàng nhiều tức là
quá trình cố định đạm đã ngừng. Có lẽ vì vi khuẩn tạo nốt sần trong đất
sũng nước không nhận đủ O2 để hô hấp và đủ N2 để cố định đạm. Vậy, sự
ngập úng bao giờ cũng làm giảm năng suất, trừ khi việc đó diễn ra vào cuối

11


thời kì sinh trưởng thì sẽ không làm giảm nhiều đến năng suất nhưng cũng
ảnh hưởng tới chất lượng của hạt.
Giai đoạn quả già, khi lá đã bắt đầu chín vàng cần để cho đất khô dần.
Nếu lúc này vẫn duy trì độ ẩm của đất cao khiến cho hạt hô hấp rất nhanh
nên sẽ giảm khả năng nảy mầm và là môi trường thuận lợi để các vi sinh vật
gây bệnh do đó sẽ làm giảm phẩm chất và hiệu quả thu hoạch.
Như vậy, cũng như các loại cây trồng khác đậu tương cần lượng nước
nhất định để đảm bảo mọi hoạt động sống được diễn ra bình thường. Sự
thiếu nước hay thừa nước quá nhiều trong mọi giai đoạn đều ảnh hưởng sự
sống, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của đậu tương. Nhất là trong
giai đoạn ra hoa và hình thành quả cây còn có những yêu cầu khắt khe hơn
về nước, độ ẩm của đất, nhiệt độ, ánh sáng...
1.2. Tình hình nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lý và năng suất của đậu

tương
Mặc dù ở nước ta, cây đậu tương có lịch sử phát triển lâu đời hơn các
nước ở châu Âu, châu Mĩ, song trải qua một thời gian khá dài đậu tương chỉ
chiếm một vị trí khiêm tốn trong nền sản suất nông nghiệp. Nhiều năm
trước đây do điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nên công tác
nghiên cứu đối với cây đậu tương chưa tương xứng với vị trí và tiềm lực của
cây đậu quý này. Vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX đậu tương mới bắt
đầu được quan tâm, nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào giống, thời
vụ, phân bón ...
Về sau đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn
Danh Đông, Trần Đình Long, Trần Thượng Tuấn, Trần Thị Lệ Nguyên,
Nguyễn Đăng Khoa... tiến hành nghiên cứu về quá trình sinh trưởng của rễ,
thân, hoa, quả là chủ yếu.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học kĩ thuật hiện đại các nhà nghiên cứu như Nguyễn Huy Hoàng, Trần

12


Đình Long... đã tập trung chọn lọc, tạo giống và đưa ra các biện pháp canh
tác nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây đậu tương. Các kết quả nghiên
cứu của Mai Quang Vinh, Ngô Phương Thịnh tại Viện di truyền nông
nghiệp đã tạo ra nhiều giống đậu tương như DT84, DT90, DT94, DT95,
DT96 có khả năng cho năng suất cao và tính chống chịu điều kiện bất lợi
cũng tăng hơn các giống cũ [9], [10], [11], [12], [13].
Mối quan hệ của các chỉ tiêu sinh lý với năng suất của đậu tương chưa
được quan tâm một cách đầy đủ. Gần đây, đã có một số công trình nghiên
cứu như Nguyễn Thị Đào đánh giá mối quan hệ giữa chất lượng hạt giống
với các giai đoạn sinh trưởng và yếu tố cấu thành năng suất ở đậu tương [6];
Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Tấn Hinh xác định hệ số tương quan một số tính

trạng số lượng với năng suất của 145 mẫu giống đậu tương ở hai vụ đông và
vụ xuân từ năm 1998- 2000 [8], nhưng chỉ đánh giá và so sánh hệ số tương
quan giữa hai vụ trên cả tập đoàn đậu tương chứ không xét riêng cho từng
giống.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý và mối
quan hệ của chúng với năng suất ở đậu tương trên những đối tượng khác
biệt với hy vọng sẽ tìm hiểu sâu hơn các đặc điểm sinh lý, các yếu tố cấu
thành năng suất và mối quan hệ các chỉ tiêu đó với năng suất. Từ đó giúp
cho các nhà chọn giống có thêm cơ sở để chọn lọc ra những giống đậu
tương phù hợp với đặc điểm khí hậu của các vùng sinh thái của miền bắc
Việt Nam.

13


Chương 2
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
14 giống đậu tương đang được trồng ở vùng trung du và miền núi phía
Bắc:
- Các giống DT84, DT90, DT2004, DT2006 do Viện di truyền nông
nghiệp cung cấp. Trong đó, DT84: Là tổ hợp lai giữa ĐH4 DT80+ Đột
biến - Co60; DT90: Là tổ hợp lai giữa K7002 Cocchum + Đột biến Co60; DT2006 là giống mới đang được khảo nghiệm và chưa được công
nhận giống chính thức.
- D912, D826, MA97: Là các giống do Bộ môn Cây công nghiệp
trường ĐHNN I lai tạo. Trong đó, D912: Là tổ hợp lai V74 M103; D826:
Là tổ hợp lai DL02 ĐH4; MA97: Là giống tạo ra khi xử lý đột biến giống
đậu tương của ấn Độ.
- V74, VĐ33: Do Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam cung
cấp. Trong đó, V74 được tuyển chọn từ giống Cao quả địa trắng của Trung

Quốc.
- Tạp Hoàng 4 (TH4): Do Công ty giống cây trồng Hà Nam nhập về
từ Trung Quốc đang được trồng khảo nghiệm ở một số tỉnh: Hà Nam, Vĩnh
Phúc...
- ĐVN6, ĐVN9, ĐVN11: Do Viện nghiên cứu ngô cung cấp cũng
đang được trồng khảo nghiệm tại trại giống Mai Nham, Vĩnh Phúc.
- Mường Khương (MK): Có nguồn gốc ở Lào Cai.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng ở vùng đất Xuân Hoà,
Vĩnh Phúc. Mật độ gieo trồng 35cây/m2, chế độ chăm sóc đồng đều giữa

14


các giống, tiến hành theo dõi các chỉ tiêu qua các thời kì sinh trưởng và phát
triển.
Sự sinh trưởng chiều cao cây (cm): Từ cổ rễ đến đỉnh sinh
trưởng bắt đầu đo sau khi gieo 15 ngày, đo 10 lần, mỗi lần cách nhau 7
ngày.
Khả năng trao đổi nước: Xác định theo phương pháp của
Kozusko [4]:
Khả năng giữ nước
Lá lấy được vào buổi sáng, 3 lá/ô thí nghiệm cân nhanh được khối
lượng tươi ban đầu B(g). Để lá tự thoát hơi nước 5,5 giờ rồi cân lại được
khối lượng b(g). Đem sấy ở nhiệt độ 1050C trong 3,5 giờ cho lá khô đến
khối lượng không đổi rồi cân được khối lượng v(g). Khả năng giữ nước được
tính bằng lượng nước mất đi sau khi héo trên tổng khối lượng nước của lá
theo công thức sau: a(%)

B b

100%
Bv

Trong đó: a - Khả năng giữ nước (%)
B - Khối lượng tươi ban đầu của lá (g)
b - Khối lượng tươi của lá sau khi thoát hơi nước (g)
v - Khối lượng khô của lá sau khi sấy ở 1050C (g)
Khả năng hút nước
Lấy mẫu như trên rồi đem ngâm cuống lá vào trong một cốc nước, lấy
một cốc khác to hơn chụp kín hoàn toàn lá và cốc nước. Để cho lá hút nước
đến khi bão hòa trong 3 giờ. Lau khô lá và cân được khối lượng lá bão hòa
lần 1 là A1(g). Để lá héo sau 4,5 giờ rồi cho bão hòa nước lần 2 trong 3 giờ
và cân lại được khối lượng A2(g). Khả năng hút nước được xác định bằng %
lượng nước mà cây không thể hút được sau khi gây héo và tính theo công
thức: A(%)

A1 A2
100%
A1

Trong đó: A- Khả năng hút nước (%)

15


A1- Khối lượng lá bão hòa lần 1 (g)
A2- Khối lượng lá bão hòa lần 2 (g)
Độ hụt nước còn lại
Lấy lá như trên rồi cân nhanh được khối lượng V2(g). Ngâm cuống lá
vào cốc nước để bão hòa hơi nước trong 3 giờ, cân lại được khối lượng

V1(g). Độ hụt nước còn lại được tính bằng lượng nước mà cây hút thêm
trên khối lượng của lá khi đã bão hòa hơi nước hoàn toàn, theo công thức:
V (%)

V1 V2
100%
V2

Trong đó: V- Độ hụt nước còn lại (%)
V1- Khối lượng lá khi bão hòa nước (g)
V2- Khối lượng lá tươi ban đầu (g)
Các chỉ tiêu về năng suất: Xác định số quả/cây, số hạt/quả,
khối lượng 1000 hạt (g) và năng suất hạt (g/m2).
- Số quả/cây: Đếm số quả trên cây ở 3 cây thuộc 3 ô khác nhau.
- Số hạt/quả: Đếm số hạt trên quả của 3 cây ở 3 ô khác nhau.
- Khối lượng 1000 hạt (g): Lấy 1000 hạt đem cân trên cân điện
Sartorius.
- Năng suất: Tiến hành thu hái trên 1m2 ô thí nghiệm để tính năng suất
thực tế, đơn vị g/m2.
2.3. Phương pháp xử lí số liệu
Các số liệu thực nghiệm được đánh giá theo phương pháp thống kê
sinh học và xử lý bằng phần mềm Excel 2003 đảm bảo độ chính xác qua các
thông số sau:
n

X
Giá trị trung bình số học X

i 1


n

16

i

(trong đó n là số lần nhắc lại)


n

 X
§é lÖch chuÈn  

i

X

i 1



2

n 1

Sai sè trung b×nh sè häc m 


n

n

 x y  n XY
i

HÖ sè t­¬ng quan mÉu r (%) 

i

i 1





17

n
2
i

x
i 1

n
2 
2
 n X    yi2  nY 
  i 1





Chương 3
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Sự sinh trưởng chiều cao thân của đậu tương
Sự sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của mọi quá trình sinh
lý và trao đổi chất trong cơ thể. Sinh trưởng về chiều cao thân là sự tăng lên
về kích thước, trọng lượng của cây, đồng thời gắn liền với sự tạo mới các
thành phần cấu trúc của cơ thể. Tốc độ tăng chiều cao thân tăng nhanh ở
giai đoạn cây non chứng tỏ cây có sức sống khoẻ và sẽ tạo động lực cho quá
trình ra hoa, tạo quả. Nhưng nếu khi cây ra hoa mà cây vẫn tăng trưởng
chiều cao vẫn có thể sẽ ảnh hưởng đến năng suất của giống.
Kết quả nghiên cứu sự sinh trưởng về chiều cao thân của đậu tương
được trình bày ở bảng 1 và bảng 8 (phụ lục).
Bảng 1: Sinh trưởng chiều cao thân của đậu tương

Đơn vị: cm
ST
T

Cây non

Giống

Ra hoa

Quả non

Quả chắc


Quả già

Lần 4
16.63

Lần 5
22.73

Lần 6
27.58

Lần 7
30.58

Lần 8
32.40

Lần 9
32.88

Lần 10

1

Lần 1 Lần 2 Lần 3
ĐVN11 10.50 13.85 15.08

2


ĐVN6

10.98 14.73 16.05

18.78

23.23

27.18

28.90

30.75

31.38

31.55

3

ĐVN9

10.50 13.60 15.25

18.20

22.93

27.55


30.03

31.58

31.98

31.18

4

D826

10.68 13.95 15.05

18.20

22.23

27.93

31.50

33.05

33.43

33.73

5


D912

10.28 13.25 14.58

17.18

22.65

29.95

34.03

36.05

36.50

36.45

6

DT2004 10.45 14.05 15.33

17.50

21.63

24.55

25.75


27.20

27.68

27.68

7

DT2006 9.65

11.50 12.18

16.08

19.45

24.03

26.68

29.05

29.85

30.08

32.90

8


DT84

11.05 15.55 16.78

19.35

23.45

28.78

32.40

34.40

34.85

35.35

9

DT90

10.55 14.78 16.18

19.53

24.65

29.80


33.85

35.80

36.38

36.55

10

MA97

10.60 14.35 15.58

18.25

23.83

27.40

30.05

31.18

31.78

31.95

11


MK

9.65

12.43 13.58

16.83

21.75

26.40

29.33

31.48

32.13

32.10

12

TH 4

10.25 12.70 13.55

16.03

18.28


22.58

24.30

25.20

25.60

25.95

13

V74

10.65 13.80 15.10

17.18

23.70

31.85

34.95

37.00

37.38

37.58


14

VĐ33

10.63 13.80 15.03

17.10

24.98

32.60

43.40

47.68

48.05

48.18

18


Qua bảng 1 ta thấy, chiều cao thân của tất cả các giống đậu tương tăng
chậm ở giai đoạn cây non và giữa các giống khác biệt không nhiều. Từ giai
đoạn ra hoa đến quả non chiều cao thân của tất cả các giống tăng rất nhanh.
Giai đoạn quả chắc và quả già, chiều cao thân của tất cả các giống tăng rất
chậm, gần như không đáng kể.

Hình 1: Sự sinh trưởng chiều cao thân của đậu tương


Hình 1 cho thấy, 3 lần đo đầu các giống đậu tương có chiều cao thân
tăng không nhiều mặc dù điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho sự sinh trưởng
của chúng. Theo bảng số liệu thống kê của trung tâm khí tượng thuỷ văn
Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc: Nhiệt độ trung bình 23,30C, độ ẩm tương đối 87% và
lượng mưa trung bình là 101,1mm (phần phụ lục), chứng tỏ khả năng tăng
trưởng chiều cao thân trong giai đoạn ra hoa và quả non là do đặc điểm sinh
lý của giống.
Đa số các giống tăng nhanh chiều cao ở giai đoạn ra hoa (lần đo thứ 4,
5) và kết thúc tăng trưởng vào giai đoạn quả non (lần đo thứ 6,7), còn lại
DT2006, V74, VĐ33 kết thúc tăng trưởng chiều cao vào giai đoạn quả chắc
(lần đo 8,9).

19


Riêng VĐ33, trong 4 lần đo đầu có chiều cao tương đương với các
giống khác nhưng từ lần đo thứ 5 trở đi (từ cuối giai đoạn ra hoa đến giai
đoạn quả già) chiều cao của thân tiếp tục tăng mạnh. VĐ33 là giống có
chiều cao thân lớn nhất trong số 14 giống nghiên cứu.
3.2. Khả năng trao đổi nước của đậu tương
3.2.1. Khả năng hút nước
Khả năng hút nước là một đặc tính của tế bào thực vật giúp phục hồi
lại trạng thái truơng nước sau khi lá bị héo. Đây là một chỉ tiêu quan trọng
cho biết mức độ chịu đựng sự mất nước của cây, được xác định theo %
lượng nước mà lá không hút lại được sau khi héo trên khối lượng tươi khi no
nước. Lượng nước không hút được càng lớn thì khả năng phục hồi sức
trương của lá sau khi héo càng kém. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở
bảng 2.
Bảng 2: Lượng nước không hút lại được của lá đậu tương

Đơn vị: %
STT

Giống

Cây non

Ra hoa

1

ĐVN11

31.34 0.96

12.23 0.88

23.03 0.91 22.48 0.59

23.44 1.02

2

ĐVN6

34.63 0.78

12.95 0.97

20.50 0.93 37.88 0.58


36.45 0.59

3

ĐVN9

45.50 0.63

15.75 0.50

4

D826

5

D912

32.78 0.47
32.67 0.79

6

DT2004

41.40 0.46

7


DT2006

38.04 0.31

12.11 0.93 41.09

0.85 14.59 0.79 33.88
17.53
15.64 0.98 14.28 0.63 21.59
12.22 0.63 23.07 0.29 37.77
25.81 0.91 16.30 0.89 29.19

8

DT84

33.97 0.91

17.00 0.81

9

DT90

33.66

10

MA97


29.10

11

MK

45.50

12

TH4

43.36






Quả chắc

13

VĐ33

35.30 0.46

14

V74


43.79 0.26

0.72

36.45 0.87

0.82

23.12 0.97

0.17

24.87 0.89

0.91

24.20 0.69

1.07

34.74 0.97

17.79 0.97 38.29 0.73

32.60 1.03
22.33 0.91

0.54


26.26 0.78

1.07

26.78 0.72

0.84

17.70 0.75

13.79 0.77

13.53 0.97 22.16 1.07

31.97 0.87

16.80 0.55

20.75 0.93 25.91 1.03

19.48 1.02

16.32

0.88

13.88

0.76


17.87

0.79

14.53

0.68

11.93

0.94

27.88

0.66

33.03

0.67

12.81

20













Quả già

0.77

0.55






Quả non

0.74 33.70
1.10 30.77
1.07 20.06
0.74 22.72







Qua bảng 2 ta thấy, lượng nước không hút được của tất cả các giống

đều rất cao ở giai đoạn cây non và giảm xuống ở giai đoạn ra hoa. Giai đoạn
quả non và quả già lượng nước không hút được tăng lên hay giảm xuống tuỳ
theo từng giống. Nhưng đa số các giống đều có lượng nước không hút được
tăng lên ở giai đoạn quả chắc. Giai đoạn quả già, lượng nước không hút
được tăng lên hay giảm xuống tuỳ từng giống.

Hình 2: Lượng nước không hút lại được của lá đậu tương

Giai đoạn cây non: Tế bào chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng hút
nước còn kém do đó khi bị héo thì khả năng phục hồi lại chức năng hút
nước sẽ rất yếu; ở các giống MK, TH4, V74, ĐVN9, DT2004 là những
giống có lượng nước không hút được khá lớn.
Giai đoạn ra hoa và quả non: Cấu trúc tế bào đã hoàn thiện hơn nên
khả năng phục hồi trạng thái tổn thương của tế bào tăng vì vậy khả năng hút
nước cũng tốt hơn và sự khác biệt giữa các giống không lớn. Đây là giai
đoạn mà cây cần rất nhiều nước cho sự phân hóa hoa, quá trình thụ tinh và
hình thành quả nên lượng nước không hút được ở tất cả các giống đều giảm
và giảm khá mạnh. Những giống có lượng nước không hút được giảm mạnh
ở giai đoạn ra hoa và tương đối ổn định ở giai đoạn quả non sẽ có điều kiện

21


thuận lợi hơn cho quá trình tạo quả và tạo hạt còn những giống có lượng
nước không hút được tăng cao sẽ là một điều bất lợi cho quá trình đó.
Giai đoạn quả chắc và quả già: Lượng nước không hút được ở hầu hết
các giống đều tăng so với giai đoạn quả non, tốc độ tăng cũng khác nhau trừ
MK. ở giai đoạn quả già, tuỳ theo giống mà lượng nước không hút được
tăng lên hay giảm xuống: MK, VĐ33 tăng cao còn D826, DT2004, DT90
lại giảm xuống.

Vậy, những giống có lượng nước không hút được giảm ở giai đoạn ra
hoa và tiếp tục giảm hay giữ ổn định ở giai đoạn quả non là: ĐVN9, D826,
D912, DT2006, DT84, DT90, TH4, VĐ33. Những giống có lượng nước
không hút được cao ở cây non có thể giảm ở giai đoạn ra hoa nhưng lại tăng
ngay ở giai đoạn quả non là: MK, MA97, ĐVN6, ĐVN11, DT2004, V74.
3.2.2. Khả năng giữ nước

Thực vật nói chung và đậu tương nói riêng có khả năng chống lại sự
mất nước, khả năng này liên quan mật thiết với trạng thái nước liên kết
trong cây. Nhiều tác giả cũng cho rằng khả năng giữ nước mang tính tích
hợp cho phép xác định ranh giới sự biến đổi thích nghi và mức độ chống
chịu của cây [1].
Nghiên cứu khả năng giữ nước của đậu tương thông qua % lượng nước
mất đi sau khi để lá héo so với khối lượng lá tươi ban đầu, kết quả được
trình bày ở bảng 3.

22


Bảng 3: Lượng nước mất đi của lá đậu tương
Đơn vị: %
STT

Giống

1

ĐVN11

44.66


Cây non

2

ĐVN6

3

Ra hoa
52.23

68.41

0.81
0.58

ĐVN9

71.79

4

D826

5

Quả non
45.86


53.11

0.95
0.64

0.80

51.58

1.00

61.12

0.73

55.54

D912

34.77

0.83

45.18

6

DT2004

71.44


7

DT2006

67.52

8

DT84

59.45

9

DT90

65.86

10

MA97

63.18

11

MK

47.97


12

TH4

61.84

13

VĐ33

36.75

14

V74

65.90

Quả chắc

37.04
37.17

1.05
0.73

28.06

0.79


38.33

0.80

1.01

35.07

0.44

29.08

0.99

0.98

37.41

0.90

34.58

0.87

0.51 54.33 0.97 42.65 0.84 21.50 0.48
0.73 61.72 0.84 45.65 0.76 32.54 0.82

34.40


1.05
0.90

0.29

47.05

0.50

47.98

0.42

58.71

0.88

52.62

0.43

62.02

0.50

55.68

0.67

65.34


35.99

60.75

0.87

0.89

47.78

0.96

46.23

Quả già

1.01
37.68 0.70









0.60
46.64 0.91










0.85

61.87 1.00

32.02

0.18

44.17

0.31

35.77

0.65

45.06

0.94

32.47


0.96

62.15

1.05

32.97

0.77

47.94

0.96

36.51

0.77

57.60

0.89

39.61

0.98

47.23

1.03


34.44
















36.54

1.01

24.78 0.49

0.65

34.03

0.47


30.34

1.01

32.76

0.84

29.87

0.86

38.86

0.97

40.81








0.99
0.98
0.70
0.87
0.81

0.93

Qua bảng ta thấy, lượng nước mất đi của lá ở các giống có giá trị cực
đại vào giai đoạn cây non và giảm ở giai đoạn ra hoa. Giai đoạn quả chắc,
quả già lượng nước mất ít khác biệt hơn giữa các giống và ở giai đoạn quả
già có lượng nước mất đi ít nhất.

Hình 3: Lượng nước mất đi của lá đậu tương

23


Giai đoạn cây non: Lúc này các tế bào còn non, cơ chế giữ nước chưa
được hình thành đầy đủ nên lượng nước thoát ra lớn nhất. Hơn nữa lớp cutin
trên bề mặt thân và lá ít nên cây cần thoát nhiều nước để tránh sự đốt nóng
của mặt trời.
Giai đoạn ra hoa: ở thực vật cường độ quang hợp chỉ đạt cực đại khi
có sự thiếu hụt 5% lượng nước so với lượng nước bão hòa nhưng khi sự
thiếu hụt lớn hơn 40% thì cường độ quang hợp sẽ giảm và có thể bằng
không. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình quang hợp có thể diễn ra thuận lợi
thì lúc này những giống có lượng nước mất đi cao giảm xuống. Một số
giống có lượng nước mất đi lớn sẽ ít lợi thế khi thiếu nước: VĐ33, MK,
ĐVN11, D912, riêng MK còn tiếp tục tăng lên ở giai đoạn quả non chứng tỏ
khả năng giữ nước của MK là kém hơn. Giai đoạn này có V74, TH4,
DT2006 tuy lượng nước mất đi giảm xuống nhưng vẫn có giá trị cao nên
không thuận lợi cho quá trình phân hoá hoa và thụ tinh của hạt phấn.
Giai đoạn quả non: ở giai đoạn này, mặc dù các cơ quan đã hoàn thiện
hơn nhưng nhu cầu về nước vẫn cao để cung cấp cho các quá trình tạo hạt
nên hầu hết các giống đều tăng khả năng giữ nước. Trong đó có DT84 và
ĐVN9 lượng nước mất đi cao nên cũng không thuận lợi cho quá trình hình

thành quả, hạt.
Giai đoạn quả chắc và quả già: Tất cả các giống đều có lượng nước
mất đi giảm xuống. Vì khi lá già chất nguyên sinh từ dạng sol chuyển sang
dạng gel làm lượng nước tự do giảm do đó lượng nước mất đi giảm xuống.
ở giai đoạn quả chắc cơ chế giữ nước hoạt động tốt hơn còn khi quả đã già
tuy tế bào lá trao đổi chất không mạnh nhưng vẫn giữ được nước.
3.2.3. Độ hụt nước còn lại
Độ hụt nước còn lại đặc trưng cho khả năng chịu sự mất nước của
cây được tính bằng lượng nước lá còn phải hấp thụ sau khi lá đã no nước

24


hoàn toàn. Vì ban ngày lượng nước mà rễ hút được không đủ đảm bảo cân
bằng nước ở trong cây nên cây sẽ bị thiếu nước tạm thời, lượng nước thiếu
hụt sẽ được bù đắp vào ban đêm. Nhưng nếu độ hụt nước trong ngày quá
lớn, trong đất lại thiếu nước thì lượng nước thiếu hụt đó không được bù đắp
nên cây vẫn trong tình trạng thiếu nước, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây. Kết quả nghiên cứu độ hụt nước còn lại
được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4: Độ hụt nước còn lại của lá đậu tương
Đơn vị: %
STT Giống

Cây non

1

ĐVN11


9.04

2

ĐVN6

12.30

3

ĐVN9

9.40

4

D826

9.70

5

D912

10.63

6

DT2004 10.76


7

DT2006

9.25

8

DT84

9.40

9

DT90

10.67

10

MA97

14.68

11

MK

11.76


12

TH 4

10.51

13

VĐ33

6.26

14

V74

8.82

















Ra hoa

0.69

5.62

2.64

5.68

0.57 10.41
0.89

5.78

1.32

9.02

1.30

3.25

0.91 10.26
2.01

6.34


2.55

3.53

3.69

5.91

2.46

5.32

1.18

9.26

2.03

2.50

0.49

4.29

















Quả non

Quả chẵc

Quả già

1.80 5.24 1.11 7.25 0.96 10.57 0.92
0.57 5.60 0.61 6.93 0.57

8.61 1.50

0.99 3.70 1.13 7.16 0.39 11.99 1.70
0.74 5.82 0.75 8.83 0.83 12.18 1.14
2.37 5.33 0.49 7.61 0.58

8.23 1.38

1.99 3.51 0.50 6.94 1.17

6.52 0.26


1.80 6.40 0.89 6.25 0.32

9.41 0.57

1.06 4.09 0.67 6.20 0.42

8.87 0.79

1.17 5.41 0.88 6.49 0.99 14.80 1.60
0.37 4.96 0.62 6.82 0.39 11.75 1.76
0.68 4.17 1.04 6.17 0.78 11.56 1.49
1.18 6.53 0.57 4.48 1.13

8.27 0.66

0.65 7.58 0.73 6.52 0.93

9.71 0.99

2.47 7.10 0.77 7.28 1.24

9.05 0.35

Quá trình sinh trưởng và phát triển của đậu tương có lượng nước thiếu
hụt thấp nhưng lại cao ở giai đoạn cây non giảm ở giai đoạn ra hoa, quả non
tăng dần ở giai đoạn quả chắc và quả già.
Sở dĩ như vậy vì giai đoạn cây non các tế bào còn non khả năng hút
nước, giữ nước kém nên lượng nước thiếu hụt cao. Khi cây ra hoa và hình
thành quả non, cấu trúc và chức năng của tế bào đã hoàn thiện hơn, cơ chế

giữ nước của tế bào đã được hình thành nên lượng nước thiếu hụt giảm đi.
25


×