Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái thể lực và trạng thái stress của học sinh khối lớp 9 trường THCS gia thuỵ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.28 KB, 53 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

trường đại học sư phạm hà nội 2

khoa sinh - ktnn
************

Nguyễn thị vân anh

Nghiên cứu một số đặc điểm
hình thái thể lực vàtrạng thái
stress của học sinh khối lớp 9
trường thcs gia thụy - hà nội

khoá luận tốt nghiệp ĐạI HọC
Chuyên ngành: Giải phẫu - Sinh lý người và động vật

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Nguyễn Xuân Thành

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Hà Nội - 2010


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh


Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới thầy giáo - Thạc sĩ
Nguyễn Xuân Thành - người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo khoa Sinh KTNN, tổ động vật đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập
và nghiên cứu tại khoa.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học
sinh lớp 9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội đã cộng tác giúp đỡ tôi hoàn thành
đề tài nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 25/4/2010
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Anh

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

Lời cam đoan
Để đảm bảo tính trung thực của đề tài, tôi xin cam kết như sau:
1. Đề tài của tôi không hề sao chép từ bất cứ một đề tài nào có sẵn.
2. Đề tài của tôi không trùng với một đề tài nào khác.
3. Kết quả thu được trong đề tài là do nghiên cứu thực tiễn, đảm bảo tính
chính xác và trung thực.

Sinh viên


Nguyễn Thị Vân Anh

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt

KTNN

: Kỹ thuật nông nghiệp

ĐHSPHN2

: Đại học sư pham Hà Nội 2

STT

: Số thứ tự

BMI

: Chỉ số khối cơ thể

HSSH


: Hằng số sinh học

HSGT

: Học sinh Gia Thụy

HS THCS

: Học sinh trung học cơ sở

cm

: Centimet

Kg

: Kilogam

Nxb

: Nhà xuất bản

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

danh mục bảng

Bảng 1.1. Phân loại các chiến lược ứng phó.
Bảng 2.1. Đánh giá kết quả stress lo âu.
Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu về chỉ số chiều cao đứng của học sinh khối lớp
9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.2. So sánh chỉ số chiều cao đứng trung bình của học sinh khối lớp 9
trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu về chỉ số trọng lượng của học sinh khối lớp 9
trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.4. So sánh chỉ số trọng lượng trung bình của học sinh khối lớp 9 trường
THCS Gia Thụy Hà Nội với một số nghiên cứu khác.
Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu vòng ngực trung bình của học sinh khối lớp 9
trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.6. So sánh vòng ngực trung bình của học sinh khối lớp 9 trường THCS
Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI của học sinh khối lớp 9 trường
THCS Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.8. So sánh chỉ số BMI của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy
Hà Nội.
Bảng 3.9. Kết quả nghiên cứu chỉ số Pignet của học sinh khối lớp 9 trường
THCS Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.10. So sánh chỉ số Pignet của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia
Thụy Hà Nội với một số công trình nghiên cứu khác.
Bảng 3.11. Trạng thái stress lo âu ở thời điểm hiện tại của học sinh khối lớp
9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
Bảng 3.12. Trạng thái stress lo âu thường xuyên của học sinh khối lớp 9
trường THCS Gia Thụy Hà Nội.

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

danh mục hình
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch về chiều cao đứng trung bình giữa
học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội với một số
nghiên cứu khác.
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mức chênh lệch về trọng lượng trung

bình của

học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội với một số
nghiên cứu khác.
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện mức chênh lệch về vòng ngực trung bình của học
sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội với một số nghiên
cứu khác.
Hình 3.4. Mức chênh lệch BMI của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia
Thụy Hà Nội với một số nghiên cứu khác.
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch về chỉ số Pignet của học sinh khối
lớp 9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội với một số nghiên cứu khác.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

Mục lục

lời cảm ơn
lời cam đoan
danh mục các bảng, các biểu đồ
Mở Đầu.

1

Chương 1. Tổng quan tài liệu...

3

1.1. Các vấn đề chung về hình thái thể lực.

3

1.2. Những vấn đề chung về trạng thái stress.....

9

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu..

16

2.1. Đối tượng nghiên cứu... 16
2.2. Địa điểm nghiên cứu.... 16
2.3. Thời gian nghiên cứu........ 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu.. 16
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu... 16
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin. 16
2.4.3. Phương pháp đánh giá trạng thái stress.


19

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.. 21
Chương 3. Kết quả nghiên cứu.....

22

3.1. Kết quả nghiên cứu về chỉ số chiều cao đứng của học sinh lớp 9
trường THCS Gia Thụy Hà Nội 22
3.2. Kết quả nghiên cứu về chỉ số trọng lượng của học sinh khối lớp 9
trường THCS Gia Thụy. 24
3.3. Kết quả nghiên cứu về vòng ngực trung bình của học sinh.. 26
3.4. Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI của học sinh... 28
3.5. Kết quả nghiên cứu chỉ số Pignet. 29
3.6. Kết quả nghiên cứu về trạng thái stress lo âu của học sinh khối

Trường ĐHSP Hà Nội 2

31


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

lớp 9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội
3.6.1. Trạng thái stress lo âu ở thời điểm hiện tại

32


3.6.2. Trạng thái stress lo âu thường xuyên.

32

Chương 4. Bàn luận.

34

4.1. Bàn luận về một số chỉ số hình thái thể lực của học sinh khối lớp 9
trường THCS Gia Thụy Hà Nội 34
4.1.1. Về chiều cao đứng

34

4.1.2. Về cân nặng............... 34
4.1.3. Vòng ngực trung bình 35
4.1.4. BMI 35
4.1.5. Chỉ số Pignet.. 35
4.2. Trạng thái stress lo âu của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia
Thụy Hà Nội.. 36
Kết luận và kiến nghị 37
Tài liệu tham khảo. 39
phụ lục 42

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

Mở Đầu
* Lý do chọn đề tài
Tầm vóc và thể lực là những đặc điểm phản ánh một phần thực trạng của
cơ thể. Đặc biệt nó liên quan đến khả năng lao động và thẩm mỹ của con
người. Song những chỉ số về hình thái thể lực này của con người thay đổi theo
thời gian do sự thay đổi của xã hội, môi trường tự nhiênđáng kể nhất là chế
độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, chế độ làm việc và thực trạng ô
nhiễm môi trường.
Sự biến đổi về tầm vóc và thể lực đặc biệt diễn ra mạnh mẽ ở lứa tuổi dậy
thì. Những biến đổi về hình thái, sinh lý trở nên rõ rệt hơn. Đặc biệt là những
chức năng tính dục bắt đầu hoạt động (kinh nguyệt, trứng cá, vỡ tiếng, mộng
tinh). Nắm bắt được những thay đổi là cần thiết để phát triển một con người
hoàn thiện về thể chất.
Mặt khác, do yêu cầu ngày càng cao của xã hội học sinh ngày càng phải
cố gắng hoàn thiện cả về thể lực và trí tuệ. Đặc biệt, là các em học sinh đang
trong giai đoạn cuối cấp và dậy thì vì tâm lý các em trong giai đoạn này chưa
ổn định cùng với áp lực của việc học tập các em rất dễ bị stress. Chính vì vậy,
để góp phần tìm hiểu những đặc điểm về thể chất và trạng thái stress thì tôi đã
chọn và nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái thể lực và trạng thái stress
của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội
* Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu:
+ Đánh giá thực trạng một số chỉ tiêu về hình thái thể lực của học sinh
khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
+ Cung cấp các số liệu về một số chỉ số hình thái thể lực cơ bản; góp
phần xây dựng các chỉ số sinh học người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

+ Đánh giá trạng thái stress của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia
Thụy Hà Nội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực của học sinh khối lớp 9
trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
+ Nghiên cứu trạng thái stress của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia
Thụy Hà Nội.
* Đối tượng nghiên cứu
Học sinh nam, nữ khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hình thái thể lực, trạng thái stress của 104 học sinh trong đó
có 50 học sinh nam và 54 học sinh nữ thuộc khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy
Hà Nội.
* ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Phát hiện sự khác nhau về hình thái thể lực của học sinh nam và học
sinh nữ khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
- Bước đầu xác định trạng thái stress của học sinh nam và học sinh nữ
khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy Hà Nội.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

Chương 1. tổng quan tài liệu
1.1. Các vấn đề chung về hình thái thể lực
1.1.1. Thể lực và các chỉ tiêu đánh giá thể lực
Thể lực là khái niệm phản ánh đặc điểm, cấu trúc tổng hợp của cơ thể, có
liên quan tới sức lao động và thẩm mỹ của con người. Sự phát triển của thể lực
là quá trình thay đổi đặc điểm hình thái, chức năng của cơ thể con người trong
đời sống cá thể. Các chỉ tiêu về mặt thể lực còn mang tính đặc thù về mặt giới
tính, chủng tộc, lứa tuổi trong môi trường sống nhất định. Thể lực là thước đo
sức khoẻ, khả năng lao động và học tập. Chính vì vậy nghiên cứu và ứng dụng
các chỉ số thể lực được phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y học, khoa
học, thể thao, giải trí
Việc nghiên cứu thể lực ngày càng phát triển. Để đánh giá thể lực người
ta dùng các chỉ tiêu khác nhau, tuỳ vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn các
chỉ tiêu riêng. Các chỉ tiêu về thể lực được lựa chọn trong đề tài này là:
1.1.1.1. Chiều cao đứng
Là chiều cao của cơ thể khi đứng trên nền phẳng, là một trong những chỉ
tiêu quan trọng để lựa chọn con người trong công tác tuyển sinh, tuyển lao
động hiện nay cũng như trước kia.
Sự tăng kích thước của chiều cao phụ thuộc vào sự phát triển xương
(trong đó quan trọng nhất là xương chi dưới và xương cột sống).
Chiều cao của mỗi người được quyết định bởi di truyền, giới tính và chịu
ảnh hưởng nhất định bởi điều kiện môi trường sống (chế độ dinh dưỡng, điều
kiện lao động, luyện tập thể dục thể thao)
1.1.1.2. Trọng lượng cơ thể
Là số đo được sử dụng như là chỉ tiêu trong việc lựa chọn con người
cũng như đánh giá thể lực mỗi người. Cân nặng (kg) là đơn vị để đo trọng
lượng cơ thể.


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

Ngoài yếu tố di truyền thì điều kiện môi trường sống cũng ảnh hưởng
lớn đến việc quy định trọng lượng cơ thể.
1.1.1.3. Vòng ngực trung bình
Là vòng ngực đo ở 2 thì hít vào và thở ra hết sức sau đó lấy trung bình
cộng.
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hình thái thể lực
Chia làm hai nhóm chính là: Nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên
ngoài.
1.1.2.1. Nhóm yếu tố bên trong
Bao gồm tính di truyền, giới tính và hormone.
Là yếu tố quy định điều khiển sự phát triển thể lực sinh lý của con người.
1.1.2.2. Nhóm yếu tố bên ngoài
Khác với nhóm yếu tố bên trong, nhóm yếu tố bên ngoài có ý nghĩa hơn
đối với đề tài nghiên cứu vì đây là yếu tố có ý nghĩa thực tiễn cho phép ta có
thể tác động chủ động để nâng cao thể lực của con người.
Sự phát triển của cá thể có liên quan chặt chẽ đến môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội, môi trường sinh vật. Trong đó dinh dưỡng, chế độ làm việc,
chế độ luyện tập thể dục thể thao, điều kiện môi trường tự nhiên có ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe của con người nói chung và của học sinh trong giai đoạn
dậy thì nói riêng.
1.1.3. Lược sử nghiên cứu về hình thái thể lực
1.1.3.1. Nghiên cứu về hình thái thể lực trên thế giới

Nghiên cứu hình thái thể lực của con người được xem như một bộ phận
của sinh học cơ thể, nó cũng có lịch sử tồn tại và phát triển hết sức phong phú
thể hiện trên nhiều lĩnh vực như sự tăng trưởng, phát triển [8], đặc trưng theo
chủng tộc, giới tính
Thế kỷ XIII, Tenon đã coi cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh giá
thể lực [15].

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

Nold, Ludman và Valanski là những nhà nhân trắc học đầu tiên đưa ra
những số liệu chứng minh mối quan hệ giữa hình thái với các yếu tố tự nhiên
xã hội.
T gia th k XVIII, vic nghiên cu v s tng trng v phát trin
tr em bt u c chú ý. Nm 1754, Christian Friedrich Jumpert tin hnh
nghiên cu v cân nng, chiu cao ng v mt s ch s hình thái, th lc
khác nhau ca tr em t 1 n 25 tui. Kt qu ca công trình ny c gii
nghiên cu ánh giá cao v coi đây l nghiên cu ct ngang u tiên v tng
trng tr em [19]. Nm 1754, tác gi C.F.Jumpert [18] l ngi u tiên
nghiên cu các ch s hình thái ca con ngi. Ông ã nghiên cu s tng
trng chiu cao ng, cân nng v vòng ngc ca tr em t 1- 25 tui. Cng
trong thi gian ó Phibibert Gueneaude Montbeilard nghiên cu dc trên con
trai ca mình trong sut 18 nm liên tc. Nghiên cu dc l phng pháp có
hiu qu v c s dng cho n ngy nay. Sau đó cũng có nhiu công trình
khác nh Bowditch (1840- 1911) M, Paul Godin (1860- 1953) Pháp
Năm 1919, Rudolf Martin, nhà nhân trắc học tiên phong người Đức đã đề

xuất phương pháp và dụng cụ đo đạc các kích thước của cơ thể và đã được
nhiều nhà nghiên cứu áp dụng để đánh giá thể lực. Hai tác phẩm nổi tiếng của
ông là Giáo trình về nhân trắc học - 1919 và Chỉ nam đo đạc cơ thể và chỉ
số thống kê - 1924". [1]
Trong những năm gần đây nghiên cứu tăng trưởng vẫn được tiến hành
thường xuyên và có phương pháp đánh giá thể lực bằng chỉ số thống nhất, các
dụng cụ đo đạc được chuẩn hoá quốc tế. Các nhà khoa học đã sử dụng phương
pháp, phương tiện hiện đại cho việc nghiên cứu được nhanh chóng và chính
xác.
Trong phần lớn các nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng giá trị
trung bình của mỗi chỉ số nghiên cứu và độ lệch tiêu chuẩn để đánh giá và so

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

sánh tình trạng thể lực, sinh lý. Thể hiện các công trình nghiên cứu về nhân
trắc học sau Rudolf Martin như: P.M Baskirov - Nhân trắc học - 1962, Evan
Dervanrl - Nhân trắc học - 1964", công trình của Bunak (1941), A.M Uruxon
(1961), X. Gelpperil (1965), Tomiewicz (1968), Tarasov (1968), M.P. Rog Pernot (1987).
Năm 1977, Hiệp hội các nhà tăng trưởng học đã được thành lập đánh dấu
một bước phát triển mới của việc nghiên cứu vấn đề này trên thế giới.
1.1.3.2. Các nghiên cứu về hình thái thể lực ở Việt Nam.
Hình thái - thể lực con người Việt Nam được nghiên cứu lần đầu tiên vào
năm 1875 do Mondiere thực hiện trên trẻ em [20]. Vào những năm 30 của thế
kỷ XX tại Viện Viễn Đông Bác Cổ, sau đó là tại trường Đại học Y khoa Đông
Dương (1936 1944) đã xuất hiện một công trình nghiên cứu về vấn đề này.

Thời gian sau đó, các công trình điều tra cơ bản được tăng cường về số
lượng, quy mô và đã đạt được những kết quả đáng kể trên các đối tượng khác
nhau về lứa tuổi, giới tính, thành phần dân tộc. Cụ thể:
Vào những năm 1967 và 1972, tại Việt Nam một sự kiện lớn trong ngành
nhân trắc học đó là hội nghị Hằng số sinh học người Việt Nam do giáo sư
Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ trì đã được tập hợp hàng trăm công trình nghiên
cứu từ trước đến bây giờ. Năm 1975, cuốn sách Hằng số sinh học người Việt
Nam do chính ông chủ biên được xuất bản lần đầu tiên ở nước ta [22]. Đây
cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên nêu ra khá đầy đủ thông số về thể lực
người Việt Nam ở mọi lứa tuổi.
Chiều cao là một đặc điểm nhân chủng quan trọng, mỗi dân tộc thường
có một khung chiều cao nhất định, nó được xác định trong quá trình hình
thành các đặc điểm sinh thể của dân tộc [23].
Các công trình nghiên cứu trước đây cho thấy, trọng lượng cơ thể cũng
thay đổi theo quy luật giống như tăng trưởng chiều cao. Cân nặng tăng dần
theo tuổi, sau đó, các chỉ số này giảm xuống ở các lớp tuổi cao. Giữa dân cư

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

thuộc các miền khác nhau cũng có sự khác biệt về trọng lượng trung bình cơ
thể [15], [18].
Chỉ số sinh học khác được nghiên cứu nhiều là vòng ngực. Đặc điểm
chung của các đối tượng là kích thước vòng ngực trung bình phát triển nhất ở
lớp tuổi từ 16 25 đối với nữ và 26 40 đối với nam. ở các lớp tuổi sau đó
kích thước vòng ngực giảm dần [17]. Các số liệu về vòng ngực trung bình của

các tác giả cũng không hoàn toàn giống nhau.
Năm 1980, 1982, Đoàn Yên và cộng sự đã nghiên cứu một số chỉ tiêu
sinh học người Việt Nam trong đó có chiều cao, cân nặng. Ông đưa ra nhận
xét chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp hơn nhiều so với người
Châu Âu và Châu Mỹ mọi lứa tuổi.
Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động - 1986 do
Võ Hưng chủ biên được thực hiện nghiên cứu trên tất cả 3 miền của đất nước.
Qua công trình này tác giả đã nêu được đặc điểm và quy luật phát triển tầm
vóc, thể lực người Việt Nam [10].
Mặt khác, có những công trình nghiên cứu về từng đối tượng cụ thể
công nhân, nông dân, cán bộ viên chức, thanh niên, sinh viên, học sinhnhư:
Các chỉ số dinh dưỡng của người lớn thuộc một xã thuộc tỉnh Hà Tây do
Đào Huy Khê, Nguyễn Hữu Cường và Nguyễn Yên nghiên cứu [23].
Thanh niên và sinh viên là đối tượng được chú ý nhiều nhất. Có rất nhiều
công trình nghiên cứu ở các trường học tại các thời điểm khác nhau.
Nm 1989, Thm Thị Hong ip v cng s [5] ã nghiên cu s phát
trin chiu cao, vòng u, vòng ngc ca ngi Vit Nam t 1- 55 tui. Kt
qu cho thy chiu cao nam tng nhanh n 18 tui, ca n tng nhanh n 14
tui. Nm 1990, khi nghiên cu hc sinh THCS H Ni, Thm Th Hong
ip cho rng: tr em n phát trin mnh lúc 12 tui, còn tr em nam phát
trin mnh lúc 13 n 15 tui, cân nng tng mnh nht lúc 13 tui n v 15
tui nam [4].

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh


Năm 1992, Trần Thiết Sơn, Nguyễn Doãn Tuất và Lê Gia Vinh chọn
ngẫu nhiên 165 sinh viên Đại học Y Hà Nội để nghiên cứu đặc điểm hình thái
thể lực. Kết quả cho thấy thể lực của sinh viên Y Hà Nội thuộc loại trung
bình, cao hơn thanh niên Việt Nam cùng lứa tuổi.
Nm 1996, vi công trình nghiên cu hình thái tr em la tui hc
sinh Trn Vn Dn v cng s [3] a ra thông s hình thái ca tr em cao
hn kt qu trong quyn Hng s sinh ngi Vit Nam . Hc sinh thnh
ph phát trin hình thái, th lc tt hn hc sinh nông thôn.
Năm 1994, Trường Đại học Y Hà Nội được chủ trì Dự án Điều tra cơ
bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90. Dự án
kết thúc và nghiệm thu ngày 06 tháng 2 năm 2001 với kết quả xuất sắc.
Từ kết quả của dự án này, ban biên tập gồm các Nhà khoa học Y học đại
diện cho các chuyên khoa, chuyên ngành Y học trong cả nước do GS. TS. Lê
Ngọc Trọng, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Tổng biên tập đã được thành lập để biên
soạn cuốn sách Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 thế kỷ XX. Cuốn sách này còn được bổ sung một số giá trị sinh học khác từ
các đề tài khoa học cấp Bộ đã được nghiệm thu hoặc từ các Luận án Tiến sĩ Y
học đã được bảo vệ mà dự án Điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người
Việt Nam bình thường thập kỷ 90 chưa làm được [21].
Công trình này cho thấy các chỉ số sinh học người tăng lên đáng kể so
với những thập kỷ trước [22].
Điều này có thể giải thích do điều kiện sống được cải thiện hơn nhiều,
người Việt Nam được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và có chế độ luyện tập
thể dục hàng ngày.
Đây là công trình gần đây nhất có đầy đủ thông tin về thể lực người Việt
Nam ở mọi lứa tuổi. Kết quả công trình này là chỗ dựa đáng tin cậy cho các
công trình nghiên cứu sau này.

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

1.2. Những vấn đề chung về trạng thái stress
1.2.1. Khái niệm chung về stress
Stress là kiểu đáp ứng riêng và chung được sinh vật tạo ra đối với các sự
kiện kích thích làm đảo lộn thế cân bằng của sinh vật và vượt quá năng lực
ứng phó của nó. Theo định nghĩa chính thức thì, tác nhân gây stress (stressor)
là một sự kiện kích thích từ bên trong hoặc từ bên ngoài - đặt ra một yêu cầu
khiến một sinh vật phải có một đáp ứng kích thích nào đấy. Phản ứng của sinh
vật với các tác nhân gây stress từ bên ngoài được gọi là căng thẳng (strain).
Đáp ứng của một cá nhân đối với nhu cầu được thay đổi là một tổ hợp gồm
các phản ứng đa dạng sinh lý, ứng xử, cảm xúc và nhận thức [12]
Trong Y học, stress được xem như là những phản ứng tâm lý và sinh lý
của cá thể trước những tác nhân có hại và luôn có mối liên quan giữa stress và
bệnh tật. Theo Selye H, stress là phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể
trước tình huống căng thẳng. Đó là những phản ứng nhằm khôi phục trạng thái
cân bằng nội môi, khắc phục được những tình huống bất lợi để đảm bảo duy
trì và thích nghi thoả đáng của cơ thể trước những điều kiện sống luôn luôn
biến đổi. Khi một người mất khả năng thích nghi thì stress có thể phát huy tác
dụng và người đó mắc bệnh. Vì vậy, Selye đã xác định được hậu quả y học
của stress lên hệ thống miễn dịch, hệ thống dạ dày, ruột và các tuyến thượng
thận. Người ta cũng xác định được quá trình tâm lý và nhận thức tham gia vào
các phản ứng stress [24].
Ferreri M coi stress như là đáp ứng trước một yêu cầu. Trong các điều
kiện thông thường, stress là một đáp ứng thích nghi bình thường về mặt tâm
lý, sinh học và hành vi, stress đặt cơ thể vào một mô hình hài hoà với môi
trường xung quanh. Trong stress bình thường, sự đáp ứng là thích hợp và giúp
cơ thể có được những đáp ứng đúng nhằm tạo ra một cân bằng mới sau khi

chịu tác động từ bên ngoài. Trong stress bệnh lý, khả năng đáp ứng của cơ thể
tỏ ra không đầy đủ hay không thích hợp, không thể tạo ra ngay một thế cân

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

bằng mới. Vì vậy, rối loạn chức năng ít nhiều trầm trọng, biểu hiện bằng các
triệu chứng tâm thần, cơ thể cũng như hành vi, đưa đến những rối loạn tạm
thời hay kéo dài [24].
Trong tâm thần học, có thể coi stress là tất cả những việc, hoàn cảnh
trong các điều kiện sinh hoạt xã hội, trong mối liên quan phức tạp giữa người
và người tác động vào tâm thần gây nên những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu
cực như sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, tức giận, ghen tuông, thất vọng[24].
Chủ đề stress đã trở thành đối tượng thường gặp trong các câu chuyện
hằng ngày. Mọi người thường nghe các bạn đồng nghiệp, các thành viên trong
gia đình hay ngay cả bản thân của mỗi người nói về những khó khăn phải
xoay sở với stress trong cuộc sống hàng ngày.
1.2.2. Các loại stress
Miller L.H. và Smith A.D. cho rằng: Việc kiềm chế stress có thể là phức
tạp và lẫn lộn bởi vì có các loại stress khác nhau stress cấp, stress cấp từng
đợt và stress mãn, mỗi loại có những đặc tính, các triệu chứng, thời gian kéo
dài và cách tiếp cận điều trị riêng của mình.
1.2.2.1. Stress cấp
Stress cấp là dạng phổ biến nhất của stress. Nó bắt đầu từ những yêu cầu
và áp lực của quá khứ, hiện tại và các yêu cầu, áp lực đã được dự đoán trước
của tương lai gần. Stress cấp với mức độ nhỏ gây xúc động và kích thích,

nhưng nếu quá nhiều sẽ gây kiệt sức. Những stress ngắn và quá mức có thể
dẫn đến các khó chịu về tâm lý, căng thẳng đầu óc, đau dạ dày và các triệu
chứng khác.
Hầu hết mọi người đều nhận ra các triệu chứng stress cấp. Đó là những
thất bại đã qua trong cuộc đời họ như: tai nạn ô tô, mất một hợp đồng quan
trọng, ranh giới giữa cái sống và cái chết mà họ đã vượt qua, những vấn đề của
con cái họ ở trường học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

Bởi vì xuất hiện ngắn, stress cấp không đủ thời gian để gây ra tác hại
nặng. Các triệu chứng phổ biến nhất là:
- Các khó chịu về cảm xúc, một số kết hợp với giận giữ hoặc kích
thích, lo âu, trầm cảm.
- Các vấn đề cơ bắp gồm căng thẳng đầu óc, đau lưng, đau quai hàm,
và căng thẳng các cơ này dẫn đến co giật các cơ, gân và các vấn đề dây chằng.
- Các vấn đề dạ dày, ruột và đại tràng như ợ nóng, tăng tiết dịch vị,
đầy hơi, phân lỏng, táo bón, và hội chứng kích thích đại tràng.
- Tăng huyết áp, tăng nhịp tim, ra mồ hôi gan bàn tay, đánh trống
ngực, chóng mặt, đau nửa đầu kiểu Migraine, tay và chân lạnh, thở gấp và đau
ngực.
- Stress cấp có thể nổi trội lên trong cuộc đời bất kỳ ai, và ta có thể
kiềm chế được stress cấp.
1.2.2.2. Stress cấp từng đợt
Có những người bị stress thường xuyên, cuộc sống của họ rối loạn như là

họ sống trong xáo trộn và khủng hoảng. Họ luôn luôn vội vã nhưng lại luôn
luôn bị muộn. Họ đảm nhiệm quá nhiều, có quá nhiều việc để làm cùng một
lúc, và họ không thể quản lý được rất nhiều những yêu cầu và áp lực đòi hỏi
sự chú ý của họ. Họ dường như không khi nào thoát khỏi stress cấp.
Phổ biến ở nhiều người có các phản ứng stress cấp là kích thích ngắn
tạm thời, lo âu và căng thẳng. Công việc trở thành nơi gây stress mạnh cho họ.
Các thầy thuốc tim mạch Meter Friedman và Ray Rosenman đã mô tả loại
nhân cách type A thiên hướng bị bệnh tim, tương tự như một trường hợp đặc
biệt của stress cấp từng đợt. Type A có xu hướng cạnh tranh quá mức, tấn
công, không bình tĩnh, và một cảm giác vội vã, khẩn cấp, luôn luôn thù địch
và cảm giác không an toàn. Các đặc điểm như thế có thể tạo nên từng đợt
stress cấp đối với các thể type A. Các tác giả này nhận thấy, ở loại nhân cách

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

type A thường phát triển bệnh mạch vành tim hơn là nhân cách type B một
mẫu đối lập về hành vi đối với type A.
Một dạng khác của stress cấp từng đợt xuất phát từ lo âu không dứt. Cái
bướu lo âu này nhìn thấy điều bất hạnh ở mọi góc nhà, dự đoán thảm họa
kinh hoàng trong mọi tình huống. Thế giới là nơi đầy nguy hiểm, ân oán,
trừng phạt, nơi mà có gì đó khủng khiếp luôn luôn xảy ra. Những điều khủng
khiếp này cũng có khuynh hướng nổi trội và căng thẳng, nhưng lo âu và trầm
cảm nhiều hơn là giận giữ và thù địch. Triệu chứng của stress cấp từng đợt là
triệu chứng quá kích thích dai dẳng: căng đầu dai dẳng, migraine, tăng huyết
áp, đau ngực và đau tim.

1.2.2.3. Stress mãn tính
Trong khi stress cấp có thể gây xúc động và kích thích, stress mãn tính
thì không. Nó xảy ra ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Stress
mãn tính huỷ hoại cơ thể, trí não và cuộc sống. Đó là stress của sự nghèo khó,
của gia đình không hoàn chỉnh, của các cuộc hôn nhân bất hạnh hoặc nghề
nghiệp, sự nghiệp thất bại. Stress mãn tính xuất hiện khi mà con người không
bao giờ tìm thấy con đường ra khỏi sự đau khổ. Đó là stress của những yêu
cầu và áp lực không bao giờ giảm đi, dường như không bao giờ kết thúc. Với
tâm trạng vô vọng, cá nhân đó từ bỏ việc tìm kiếm các cách giải quyết.
Stress mãn tính gây tác hại qua tự sát, bạo lực, cơn đau tim, đột quỵ và có
lẽ thậm chí cả ung thư. Cuối cùng, con người kiệt sức dần, suy nhược nặng.
Bởi vì các nguồn lực về thể chất và tâm thần bị cạn kiệt do suy giảm kéo dài,
các triệu chứng của stress mãn tính khó điều trị, có thể đòi hỏi điều trị bằng
thuốc cũng như tập tính kéo dài kiềm chế stress.
1.2.3. ứng phó với stress
Con người có một tiềm năng to lớn là có thể thích ứng không những về
mặt sinh học trải qua nhiều thế hệ mà, mà cả về mặt tâm lý, trong cuộc đời

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

mình thậm chí trong một giai đoạn ngắn ngủi nếu con người quyết định
muốn thay đổi.
Có 2 chiến lược ứng phó:
- Một là, nhắm vào giải quyết vấn đề, trong đó mục tiêu là đối mặt trực
diện với vấn đề.

- Hai là, nhắm vào điều hoà cảm xúc, trong đó mục tiêu là làm giảm
nhẹ sự khó chịu do stress gây ra.
Bảng 1.1. Phân loại các chiến lược ứng phó [12].
ứng phó nhắm vào giải quyết vấn đề
* Làm thay đổi tác nhân * Chống trả (phá huỷ, rời chỗ hoặc làm yếu mối
gây stress hoặc thay đổi đe dọa).
mối quan hệ giữa con người * Bỏ chạy (chạy xa khỏi mối đe dọa). Tìm các
với tác nhân đó thông qua cách chống trả hoặc bỏ chạy, thương lượng, mặc
những hành động trực tiếp cả, thoả hiệp).
hoặc những hoạt động giải * Ngăn ngừa stress trong tương lai (hành động
quyết vấn đề.

nhằm gia tăng sức chống đỡ, hoặc làm giảm ảnh
hưởng của stress được ngăn chặn trước).

ứng phó nhắm vào cảm xúc
* Làm thay đổi bản thân * Các hoạt động nhắm vào thân thể (dùng thuốc,
thông qua các hành động thư giãn, hồi sinh học).
khiến bản thân cảm thấy dễ * Các hoạt động nhắm vào nhận thức (những trò
chịu hơn nhưng không làm tiêu khiển của kế hoạch, các huyễn tưởng những
thay đổi tác nhân gây ý nghĩa về bản thân).
stress.

* Các quá trình vô thức làm méo mó thực tại, và
có thể đưa tới stress nội tâm

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

1.2.4. Các nghiên cứu về stress.
Vào năm 1920, nhà sinh lý học Walter Cannon đã phác họa mô tả khoa
học đầu tiên cách con vật và con người đáp ứng với mối hiểm nguy đến từ bên
ngoài. Ông nhận thấy có một trình tự hoạt tính được khởi phát trong các dây
thần kinh và các tuyến nội tiết nhằm chuẩn bị cơ chế chống lại và chiến đấu
hoặc bỏ chạy để bảo toàn tính mạng. Cannon gọi đáp ứng kép này với stress
(dual stress respone) là hội chứng chống trả và bỏ chạy (fight-or- flight
syndrome)[12].
Người đầu tiên theo phương pháp hiện đại nghiên cứu các ảnh hưởng của
stress nặng liên tục lên cơ thể là Hans Seley, một nhà nội tiết học người
Canada. Vào năm 1930, Seley báo cáo về các đáp ứng phức tạp của các súc
vật thực nghiệm với các tác nhân gây thương tổn như các bệnh do vi khuẩn,
các độc tố, chấn thương[12].
Các nghiên cứu về stress mới đây nhất chủ yếu tập trung tìm hiểu mối
quan hệ giữa stress với bệnh tật. Các chuyên gia như GS. Stephen Bloom,
chuyên gia trong lĩnh vực stress của trường Đai học Imperial, và Angela
Patmore, tác giả cuốn Sự thật về stress đồng thời là chuyên gia về stress của
Đại học East Anglia (Mỹ), thì cho rằng loại áp lực stress không làm cơ thể ốm
mà nó còn có tác dụng tốt là đằng khác [24].
Một nghiên cứu khác lại cho rằng: Stress mãn sẽ kích thích sản xuất
hormone cortisol và adrenalin liên tục, mà các hormone này có thể dẫn tới
huyết áp cao, tiêu hoá kém và suy giảm hệ miễn dịch. Sau nhiều tháng, nhiều
năm tuyến thượng thận trở nên ốm yếu vì làm việc quá tải và quá trình sản
xuất hormone sẽ suy giảm nhanh chóng, dẫn đến sự kiệt quệ và chán nản.
Thậm chí, còn gây ra những tai họa ảnh hưởng tới tính mạng.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Stanford đã theo đõi sự phát
triển của mụn ở 22 học sinh trung học trong suốt kỳ thi cuối học kỳ. Kết quả

cho thấy những học sinh luôn căng thẳng với kỳ thi đã nổi mụn nhiều và nặng

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

hơn so với những học sinh bình tĩnh, ít căng thẳng. Người ta cũng chứng minh
các liệu pháp thư giãn có thể giúp giảm bớt mức độ cũng như tỷ lệ mức chứng
mụn này.
Theo số liệu điều tra gần đây của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới
thì rối loạn liên quan đến sức khoẻ tâm thần ngày càng có chiều hướng gia
tăng, lên tới 20 25% dân số (khoảng 1/4 số dân). Trong khi các rối loạn tâm
thần thực tổn và nội sinh chỉ dao động từ 1 2% trong nhiều thập kỷ qua [16].
Tại Australia, có khoảng 10 25% dân số mắc rối nhiễu tâm trí. Trong
đó, có khoảng 20 25% trẻ em có rối nhiễu hành vi và có khó khăn học
đường [16].
ở Việt Nam, hiện chưa có con số cụ thể, nhưng theo một số nghiên cứu
mang tính cục bộ thì có khoảng 15 20% dân số mắc bệnh tâm trí, khoảng
1.5% dân số mắc các chứng loạn thần nặng như tâm thần phân liệt, động
kinh Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Công Khanh có khoảng 17.74
18.81% học sinh có biểu hiện rối loạn lo âu [16].

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh

Chương 2. đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy
Hà Nội. Tất cả các đối tượng đều khoẻ mạnh, không có các dị tật bẩm sinh,
hoặc bệnh mãn tính.
Tổng số đối tượng nghiên cứu là 104 học sinh gồm 50 học sinh nam và
54 học sinh nữ. Trong đó 84% học sinh nam và 96,3% học sinh nữ đang trong
giai đoạn dậy thì.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Phòng Y tế trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 2/2010 đến 4/2010.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Lựa chọn ngẫu nhiên học sinh nam và nữ 3 lớp khối 9 là 9A1, 9A2 và 9A3
trường THCS Gia Thụy Hà Nội.
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.2.1. Phương pháp đo chỉ số chiều cao đứng: Đơn vị đo (cm). Đo theo
phương pháp cổ điển của Martin. Người được đo ở tư thế đứng trên nền phẳng,
hai gót chân sát nhau sao cho 4 điểm chẩm, lưng, mông, gót chạm vào thước
đo.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Vân Anh K32 DSinh


ảnh 1. Phương pháp đo chiều cao đứng

Trường ĐHSP Hà Nội 2


×