Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, các thầy cô
trong tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy Khoa Sinh - KTNN trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thiện đề tài nghiên cứu
của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo - Thạc sĩ Nguyễn
Đình Tuấn, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài khoa học của em.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trường THPT Đa Phúc - Hà Nội,
trường THPT Thạch Thất - Hà Nội, Trung Tâm giáo dục Thường Xuyên
huyện Thạch Thất - Hà Nội đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ em trong suốt quá
trình điều tra thăm dò và đóng góp cho em những ý kiến quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu đề tài.
Lần đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, đề tài của tôi không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Phạm Thị Thanh Huyền
1
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài này đảm bảo tính chính
xác, khách quan, trung thực không trùng lặp với các tác giả khác.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Phạm Thị Thanh Huyền
2
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
1
Lời cam đoan
2
Mục lục………………………………………………………………………..3
Danh mục kí hiệu viết tắt……………………………………………………..4
Mở đầu………………………………………………………………………..5
Lí do chọn đề tài………………………………………………………………5
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………7
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu………………………………...8
1.1 Tính tích cực học tập……………………………………………………...8
1.2 Bản chất của phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm………….9
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu………………………….12
2.1 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………12
2.2 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...12
Chương 3. Kết quả nghiên cứu………………………………………………13
3.1 Phân tích nội dung……………………………………………………….13
3.2 Thiết kế một số giáo án theo hướng dạy học tích cực…………………...52
3.3 Nhận xét và đánh giá của giáo viên phổ thông………………………….86
Kết luận và kiến nghị………………………………………………………..88
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..90
Phụ lục
3
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CNH:
Công nghiệp hóa
DTST:
Diễn thế sinh thái
GD - ĐT:
Giáo dục – Đào tạo
GDPT:
Giáo dục phổ thông
GV:
Giáo viên
HS:
Học sinh
HST:
Hệ sinh thái
NXB GD:
Nhà xuất bản giáo dục
PPDH:
Phương pháp dạy học
SGK:
Sách giáo khoa
TĂ:
Thức ăn
THPT:
Trung học phổ thông
TV:
Thực vật
4
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ngày
càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ. Ngày nay sức mạnh của mỗi quốc gia không chỉ phụ
thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn phụ thuộc chủ yếu vào trí tuệ
và năng lực sáng tạo của nguồn lực xã hội. Trong bối cảnh đó phát triển giáo
dục đào tạo là yếu tố quyết định và yêu cầu cấp bách của sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Ở các nước công nghiệp phát
triển, nền sản xuất siêu công nghiệp đã tạo ra một cuộc cách mạng giáo dục
mà trọng tâm là chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực lấy học
sinh làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người
học. Đó là su thế phát triển tất yếu của lí luận dạy học hiện đại.
Nhận thức đúng xu thế phát triển của thời đại, trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010 Đảng ta tiếp tục khẳng định “Giáo
dục đào tạo là quốc sách hàng đầu…Phát triển giáo dục đào tạo là nền tảng,
nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đánh giá thành tựu sau 20 năm
đổi mới, rút ra những bài học kinh nghiệm, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
X Đảng ta tiếp tục xác định chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn
2006 - 2010 là “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương trình
giáo dục…”
Thực hiện nghị quyết của Đảng trong những năm qua ngành giáo dục
và đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng đã có những chuyển
biến tích cực. Đặc biệt là việc nghiên cứu xây dựng chương trình, biên soạn
SGK ở bậc học phổ thông đã được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện
nghiêm túc, đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng. Đây được coi là khâu đột
5
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
phá có ý nghĩa quyết định, tạo động lực thúc đẩy sự đổi mới phương pháp dạy
và học. Như vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực học tập của học sinh vừa là xu thế phát triển tất yếu của giáo dục đào tạo
vừa là đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta.
Sau nhiều năm xây dựng, năm 2008 bộ giáo dục và đào tạo đã hoàn thành
bộ SGK phổ thông. Năm học 2008 – 2009 SGK sinh học 12 đã được triển khai
thực hiện đại trà ở các trường THPT với hai chương trình nâng cao và cơ bản.
Trong quá trình triển khai thay SGK mới, Bộ giáo dục và đào tạo đã tổ chức các
lớp bồi dưỡng giáo viên, song do thời gian hạn hẹp, phạm vi quá lớn nên gặp
không ít khó khăn. Nhiều giáo viên vùng sâu, vùng xa, sinh viên các trường sư
phạm chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu các quan điểm xây dựng và phát triển nội
dung, những đổi mới về kiến thức, phương pháp dạy và học. Khó khăn cơ bản của
giáo viên THPT hiện nay là thiếu tài liệu tham khảo và cách thiết kế bài giảng
theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS. Vì vậy việc phân tích nội dung, xây
dựng tư liệu, thiết kế bài giảng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
trong những năm đầu thực hiện SGK mới. Giải quyết tốt khó khăn nêu trên chắc
chắn việc thực hiện nội dung SGK mới sẽ đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng
dạy và học ở bậc học THPT.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, với mong muốn tháo
gỡ những khó khăn nâng cao chất lương dạy và học môn sinh học lớp 12. Tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế
bài học nhằm nâng cao chất lương dạy và học các chương II,III phần sinh
thái học - SGK sinh học 12 ban cơ bản.”
6
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
2.MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu
Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu phuc vụ cho thiết kế bài học theo
hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy và học các bài trong
hai chương II và III phần sinh thái học - SGK sinh học 12 ban cơ bản.
Tập dượt nghiên cứu khoa học, rèn luyện các kĩ năng dạy học cơ bản,
đặc biệt là kỹ năng phân tích bài, lựa chọn phương tiện, tư liệu và kĩ năng
thiết kế bài học theo hướng dạy học tích cực.
Cung cấp tài liệu tham khảo cho sinh viên và giáo viên mới ra trường,
giáo viên ở những nơi gặp nhiều khó khăn về tài liệu, phương tiện dạy và học.
2.2 Nhiệm vụ
Phân tích nội dung các bài trong 2 chương II và III phần sinh thái học SGK sinh học 12 ban cơ bản.
Xây dựng tư liệu, bổ sung những kiến thức hình ảnh, tư liệu tạo điều
kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch dạy và học.
Thiết kế bài học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh các
bài trong 2 chương II và III phần sinh thái học - SGK sinh học 12 ban cơ bản.
3. Những đóng góp mới của đề tài.
- Làm sáng tỏ nội dung, logic kiến thức và nội dung mới trong từng bài
của chương II và III phần sinh thái học.
- Cung cấp tư liệu, kiến thức bổ sung giúp giáo viên thuận lợi hơn trong
quá trình xây dựng thiết kế bài giảng.
- Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích
cực học tập có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên mới ra trường, sinh
viên các trường sư phạm và giáo viên ở các vùng gặp nhiều khó khăn.
7
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính tích cực trong học tập
Tính tích cực là bản chất vốn có của con người. Ngay từ xa xưa con
người đã biết sử dụng và cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải vật chất phục vụ
cho sự tồn tại, phát triển của mình. Chính vì vậy việc hình thành và phát triển
tính tích cực của xã hội là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm
tạo ra những con người năng động, thích ứng với sự phát triển của cộng đồng,
của xã hội. Có thể xem tính tích cực vừa là kết quả vừa là điều kiện để phát
triển nhân cách.
Theo Kharlamop – 1987: “ Tính tích cực là trạng thái hoạt động chủ thể
nghĩa là của người hoạt động đặc trưng bởi khát vọng hành động, học tập, cố
gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”.
Theo L.V.Rebrova – 1975: “Tính tích cực học tập là một hiện tượng sư
phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập”.
Theo Giáo sư Trần Bá Hoành – 1995: “ Tính tích cực nhận thức là
trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng đặc trưng ở khát vọng học tập, có
sự cố gắng trí tuệ và nghi lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”
Theo G.I.Sukina - 1979 có thể nêu những dấu hiệu của tính tích cực
hoạt động trí tuệ như sau:
- Học sinh khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo
viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về
vấn đề được nêu ra.
- Học sinh hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề
giáo viên trình bày chưa đủ rõ.
- Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã
học để nhận thức các vấn đề mới.
8
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
- Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin
mới lấy từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học.
1.2 Bản chất của phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
1.2.1 Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Quá trình dạy học gồm hai mặt quan hệ hữu cơ: hoạt động dạy của giáo
viên và hoạt động học của học sinh. Vậy quá trình dạy học cần chú trọng vào
quá trình dạy của giáo viên (giáo viên làm trung tâm) hay quá trình học của
học sinh (học sinh làm trung tâm) thì cho hiệu quả cao hơn. Qua quá trình
nghiên cứu ta thấy rằng: Để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của xã hội
hiện nay, sự bùng nổ thông tin cùng những yêu cầu của xã hội trong tình hình
mới thì dạy học lấy học sinh làm trung tâm mang lại hiệu quả cao hơn.
Trong quá trình dạy học, giáo dục, người học vừa là đối tượng vừa là chủ
thể. Tư tưởng nhấn mạnh vai trò tích cực chủ động của người học, xem người học
là chủ thể của quá trình học tập đã có từ lâu. Tuy nhiên thuật ngữ “Dạy học lấy
học sinh làm trung tâm” mới chỉ được sử dụng phổ biến gần đây.
Theo Giáo sư Trần Bá Hoành, không nên xem dạy học lấy học sinh làm
trung tâm như phương pháp dạy học, đặt ngang tầm với các PPDH đã có, mà
nên quan niệm nó như một tư tưởng, một quan điểm dạy học chi phối có mục
tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệu quả dạy học.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng lợi ích và nhu cầu cơ bản
của học sinh, là sự phát triển nhân cách, đánh thức năng lực tiềm tàng ở mỗi
em, chuẩn bị tốt cho các em thăm quan phát triển cộng đồng. Mọi nỗ lực
giảng dạy giáo dục của nhà trường đều nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
em hoàn thiện chính mình và phát triển nhân cách của mình không ai có thể
thay thế được.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm không những không hạ thấp vai trò
của giáo viên, mà trái lại đòi hỏi giáo viên phải có trình độ cao hơn nhiều về
phẩm chất và năng lực nghề nghiệp. Giáo viên với vai trò là người cố vấn, tổ
9
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
chức cho các em tham gia vào quá trình tìm ra kiến thức mới. Chính vì lí do
đó đòi hỏi giáo viên không ngừng mở rộng nâng cao kiến thức của mình.
1.2.2 Đặc trưng của PPDH tích cực
PPDH tích cực là hệ thống những phương pháp phát huy tính tích cực
học tập của học sinh.
PPDH tích cực có những đặc trưng chủ yếu sau đây.
1.2.2.1 Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
PPDH tích cực đề cao vai trò của người học, đặt học sinh vào vị trí
trung tâm của quá trình dạy học. Mục đích xuất phát từ người học và cho
người học.
Nội dung bài học do học sinh lựa chọn và phù hợp với hứng thú của
học sinh. Sau mỗi bài học đánh giá khả năng nhận thức của từng học sinh.
Học sinh tự chịu trách nhiệm về kết quả của mình.
1.2.2.2 Dạy học bằng cách tổ chức hoạt động cho học sinh
PPDH tích cực chú trọng hoạt động độc lập của học sinh trong giờ học,
hoạt động tự học của học sinh chiếm tỉ lệ cao về thời gian và cường độ làm
việc tạo điều kiện cho học sinh tác động trực tiếp vào đối tượng bằng nhiều
giác quan, từ đó nắm vững kiến thức.
1.2.2.3 Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi con đường đi đến kiến thức,
khuyến khích hoạt động khám phá tri thức của học sinh.
Dạy học theo phương pháp áp dụng quy trình của phương pháp nghiên
cứu nên các em không chỉ hiểu, ghi nhớ mà cần phải có sự cố gắng trí tuệ, tìm
ra tri thức mới, tạo điều kiện cho học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu và có
phương pháp tiếp tục học sau này.
1.2.2.4 Dạy học cá thể hóa và hợp tác
PPDH tích cực chủ yếu theo phương pháp đối thoại thầy - trò. Giáo
viên đặt ra nhiều mức độ, nhiều câu hỏi khác nhau, học sinh độc lập giải
10
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
quyết qua trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm, tổ, lớp và uốn nắn của
giáo viên mà học sinh bộc lộ tính cách, năng lực nhận thức của mình và học
được cách giải quyết, cách trình bày vấn đề từ đó nâng cao được trình độ.
1.2.2.5 Dạy học đề cao tự đánh giá.
Học sinh đánh giá và tự đánh giá kết quả đạt được với mục tiêu đề ra
thông qua hệ thống câu hỏi kiểm tra. Từ đó không chỉ bổ sung kiến thức, phát
triển năng lực tư duy sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm và có ý thức vươn lên
đạt kết quả cao.
Trong PPDH tích cực người giáo dục trở thành người tự giáo dục,
không chỉ nâng cao trình độ cho người học mà còn nâng cao trình độ sư phạm
cho người thầy.
11
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Nội dung SGK sinh học lớp 12 NXBGD – 2008.
- Các biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
- Phạm vi nghiên cứu: Các bài trong 2 chương II và III phần sinh thái
học – SGK sinh học 12 ban cơ bản.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu nghị quyết của Đảng về đổi mới giáo dục và đào tạo.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc đổi mới PPDH, các biện pháp phát
huy tính tích cực học tập của học sinh.
- Nghiên cứu quan điểm xây dựng và phát triển nội dung SGK mới.
2.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm.
- Dự giờ của GV và SV tập giảng để tìm hiểu tình hình dạy và học
phần sinh thái học lớp 12.
- Tìm hiểu những khó khăn của GV trong quá trình thực hiện SGK mới.
2.2.3 Phương pháp chuyên gia.
Mục đích: Tranh thủ đóng góp của các chuyên gia giáo dục, GV giàu
kinh nghiệm và cán bộ quản lý giáo dục
Các tiến hành:
- Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp.
- Sử dụng phiếu nhận xét.
12
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG II VÀ III PHẦN SINH
THÁI HỌC
BÀI 40. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA QUẦN XÃ
I. Kiến thức trọng tâm.
- Khái niệm quần xã sinh vật.
- Các đặc trưng về số lượng và sự phân bố trong không gian của quần xã.
- Phân biệt các mối quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác) và đối
kháng (cạnh tranh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác)
trong quần xã.
- Khái niệm về hiện tượng khống chế sinh học, ứng dụng trong sản xuất
nông nghiệp.
II. Các thành phần kiến thức.
1. Kiến thức cơ bản.
1.1 Khái niệm quần xã sinh vật:
Khái niệm: “ Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật
thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất
định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể
thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.”
1.2 Đặc trưng cơ bản của quần xã
- Thành phần loài: biểu thị qua loài ưu thế, loài đặc trưng và độ phong
phú của loài.
- Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã theo chiều
thẳng đứng và theo chiều ngang.
1.3 Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật.
13
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
- Quan hệ hỗ trợ gồm: quan hệ hội sinh, cộng sinh và hợp tác. Trong
quan hệ hỗ trợ các loài đều có lợi ít nhất không bị hại,
- Quan hệ đối kháng bao gồm: quan hệ cạnh tranh, ký sinh, ức chế - cảm
nhiễm và quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. Trong quan hệ đối kháng loài
được lợi sẽ thắng thế và phát triển, loài bị hại sẽ bị suy thoái.
* Khái niệm khống chế sinh học: “ Khống chế sinh học là hiện tượng số
lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do tác động của
các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã”
2. Kiến thức bổ sung, tư liệu tham khảo.
2.1 Quần xã sinh vật.
Ngoài khái niệm đưa ra trong sách giáo khoa để chính xác hơn có thể sử
dụng khái niệm:
- “Quần xã sinh vật có thể được xem như một tổ hợp của các quần thể
khác loài với những tương tác giữa chúng, sống trong cùng một khu vực địa lí
xác định (hay sinh cảnh), hay tổ hợp của các loài mà chức năng sinh thái và
sự biến động của chúng đều diễn ra trong quan hệ phụ thuộc lẫn nhau”.
Putman1994
- “Quần xã là một tập hợp các quần thể khác loài sống trong một không
gian xác định (sinh cảnh ), ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với
môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian”.
Sách sinh học 12 nâng cao. Nhà xuất bản GD2008.
- “Quần xã là một tập hợp các sinh vật cùng sống trong một không gian
nhất là sinh cảnh, được hình thành trong một quá trình lịch sử, liên hệ với
nhau do tính trung nhất các đặc trưng sinh thái, biểu hiện đặc tính thích nghi
giữa sinh vật và sinh cảnh”.
Sinh thái học - Trần Kiên - Phan Nguyên Hồng NXBGD 1990
2.2 Một số đặc trưng cơ bản của quần xã:
14
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
Ngoài cấu trúc về thành phần loài, phân bố cá thể trong không gian, quần xã
còn có đặc trưng về cấu trúc dinh dưỡng gồm có:
+ Xích thức ăn (chuỗi TĂ).
+ Lưới thức ăn.
2.2.1. Xích thức ăn (chuỗi TĂ)
Được tạo nên bởi mối quan hệ dinh dưỡng của các loài tồn tại trong
quần xã, trong đó loài này bắt một loài khác làm mồi, còn về phía mình lại trở
thành thức ăn cho một số loài khác tiếp theo.
Con mồi → Vật sử dụng 1 → Vật sử dụng 2 →
Ở xích thức ăn,vật chất được chuyển từ bậc thấp lên bậc cao,càng lên
bậc cao năng lượng được tích lũy trong mỗi bậc càng giảm, song chất lượng
sản phẩm hay sự giàu có năng lượng tính trên đơn vị sản phẩm càng lớn.
Trong quần xã hay hệ sinh thái tự nhiên có thể gặp 3 loại xích thức ăn.
+ Xích thức ăn chăn nuôi: Xích thức ăn này được khởi đầu bằng thực
vật, tiếp đến là loài “ăn cỏ” rồi đến vật ăn thịt các cấp ( 1,2,3…). Xích thức ăn
có dạng sau:
Thực vật → Động vật ăn cỏ → Động vật ăn thịt bậc 1 → Động vật ăn thit bậc
2 → Động vật ăn thịt bậc 3 →
+ Xích thức ăn phế liệu: Khác với xích thức ăn chăn nuôi, xích thức ăn
này được khởi đầu bằng phế liệu mùn bã, cặn bã, sau đó là bậc dinh dưỡng
của loài ăn cặn vẩn, rồi đến các vật ăn thịt khác;
Phế liệu → Động vật ăn phế liệu → Động vật ăn thịt bậc 1 → Động vật ăn
thịt bậc2 →
Về bản chất, mùn bã hay phế liệu là dạng thức ăn sinh học rất quan
trọng trong tự nhiên, xác sinh vật chết cũng như sản phẩm bài tiết của chúng
nằm trong đất, trong nước được các loài sinh vật nhỏ bé, đặc biệt là vi sinh vật
phân hủy. Do hoạt động của chúng đã tạo ra các chất khoáng và hữu cơ khác
15
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
(protein, lipít, gluxít,…) và trở thành nguồn thức ăn mới có tên là mùn bã hay
phế liệu ….
+ Xích thức ăn thẩm thấu: Là xích thức ăn rất đặc trưng cho hệ sinh thái ở
nước với 2 lẽ: Thứ nhất nước là dung môi có thể hòa tan tất cả các muối vô cơ
và những chất hữu cơ phân cực có khối lượng phân tử thấp. Thứ hai, các thủy
sinh vật sống trong nước tức là sống trong một dung dịch các chất. Đại bộ
phận các loài sinh vật nhỏ bé (tảo, động vật nguyên sinh, vi khuẩn ….) có khả
năng dinh dưỡng các chất hữu cơ hòa tan bằng con đường thẩm thấu qua bề
mặt thân. Ở một số không nhỏ các động vật lớn, ngoài phương thức theo kiểu
bắt mồi, dinh dưỡng thẩm thấu cũng đóng vai trò quan trọng. Nguồn chất hữu
cơ hòa tan rất đa dạng. Từ quá trình phân hủy xác chất bài tiết các chất trao
đổi được tạo ra do hoạt động sống của thủy sinh vật
Trong tự nhiên 3 xích thức ăn hoạt động đồng thời, tất nhiên tùy từng môi
trường và hoàn cảnh cụ thể mà xích nào trở nên ưu thế, xích nào thứ yếu song
chúng đã lôi quấn mọi vật chất vào vòng luân chuyển và năng lượng được biến
đổi hoàn hảo nhất trong các phạm vi môi trường lớn nhỏ khác nhau [8].
2.2.2 Lưới thức ăn.
Tổ hợp các xích thức ăn sẽ cho lưới thức ăn, trong đó thể nào cũng có một
loài tham ra vào các bậc dinh dưỡng của một số xích thức ăn, chúng tạo nên mối
quan hệ dinh dưỡng rất phức tạp trong quần xã hay trong các hệ sinh thái [8].
Lưới thức ăn có 2 dạng: Lưới thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất
hoặc lưới thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải chất hữu cơ. Tuy nhiên
trong quần xã luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 loại lưới thức ăn này.
Trong lưới thức ăn, nếu càng có nhiều chuỗi thức ăn khác nhau liên hệ
tương hỗ với nhau thì thành phần loài của quần xã càng giàu tính ổn định
quần xã được tăng cường, trong lưới thức ăn, mắt xích thức ăn thường thay
thế bằng mắt xích (loài) có họ hàng gần nhau mà không làm thay đổi cấu trúc
quần xã. Tuy nhiên nếu có sự thay đổi như vậy, tuy đặc điểm của quần xã vẫn
16
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
được giữ nguyên, song tương quan giữa các loài vật trong chuỗi thức ăn sẽ bị
biến đổi khá nhiều, bất kì biến đổi nào trong chuỗi thức ăn sễ ảnh hưởng đến
chuỗi thức ăn khác, qua đấy ảnh hưởng đến toàn bộ quần xã.
Tất cả các chuỗi thức ăn đều không bền vững, phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như chế độ ăn khác nhau, trong các giai đoạn phát triển khác nhau của động
vật hoặc ảnh hưởng của di cư, nhập cư vào mùa nhất định làm thay đổi thành
phần loài [4] .
2.3 Mối quan hệ sinh thái giữa các loài quần xã.
Mối quan hệ sinh thái khác loài biểu hiện ở các mặt như sau: quan hệ
đối địch (cạnh tranh, vật ăn thịt - con mồi, kí sinh - vật chủ , quan hệ tương
trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác); quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần
xã thể hiện ở 2 mặt chủ yếu: quan hệ dinh dưỡng và quan hệ về nơi ở [4].
2.3.1. Quan hệ giữa động vật và thực vật.
Thực vật có vai trò quan trọng trong đời sống động vật. Thực vật là
thức ăn của động vật ăn thực vật. Động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động
vật ăn thịt. Thực vật được sử dụng làm nơi ở cho động vật. Nhờ có động vật
mà nhiều loài có hang, tổ để ẩn náu và tránh kẻ thù, mặt khác đối với động vật
ăn thịt những địa hình thực vật tạo điều kiện cho việc rình bắt mồi.
Mối quan hệ giữa động vật và thực vật được hình thành trong một quá
trình phát triển lịch sử lâu dài trong mối quan hệ thích nghi về thức ăn và nơi
ở trên cơ sở đó mà quyết định thành phần của những loài động vật trong quần
xã. Sự biến động số lượng và thành phần thực vật đang làm thức ăn cho động
vật dẫn đến sự biến đổi khu vực phân bổ địa lí và số lượng của những loài
động vật sử dụng những loài thực vật. Thực vật trong mối quan hệ với động
vật đã hình thành những thích nghi tương ứng. Nhiều đặc điểm hình thái và
sinh lí của cây được hình thành với ý nghĩa thích nghi, tự vệ: vỏ cây dày cành
lá có gai, nhựa một số cay đắng và độc …Mặt khác nhiều loài cây phải cần
đến động vật mới phát triển và phát tán được [4].
17
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
2.3.2 Quan hệ cạnh tranh.
Quan hệ cạnh tranh khác loài được thể hiện và rõ nét, khi các loài khác
nhau có cùng nhu cầu thức ăn, nơi ở và những điều kiện khác của sự sống, khi
những điều kiện đó không được thỏa mãn hoàn toàn. Những loài sinh vật
càng có quan hệ sinh thái gần nhau thì quan hệ cạnh tranh đóng vai trò chủ
yếu trong cấu trúc và sự phát triển của quần xã. Quan hệ cạnh tranh ảnh
hưởng tới sự biến động số lượng, ảnh hưởng đến sự phân bố địa lí và nơi ở,
ảnh hưởng đén sự phân hóa về hình thái [4].
*. Ảnh hưởng đến sự biến động số lượng.
Sự cạnh tranh ở thực vật không bộc lộ rõ như động vật, cạnh tranh ở
thực vật dẫn đến sự giảm sút về mặt số lượng và khả năng sống sót của loài
ưu thế. Loài ưu thế sẽ loại dần dần loài yếu hơn nó hay làm cho loài yếu hơn
nó giảm dần sự sống. Trong một khoảng đất hep, mật độ cây cao sẽ gây ra
hiện tượng cạnh tranh giành nước và muối khoáng bằng hệ rễ, giành ánh sáng
bằng hệ lá [4].
* Ảnh hưởng đến sự phân bố địa lý và sự phân bố theo nơi ở.
Ảnh hưởng của sự cạnh tranh đến sự phân bố địa lý,đặc biệt là trong
trường hợp những loài ngẫu nhiên xâm nhập vào những miền mà trước đây
không có nó. Nếu trường hợp những loài xâm nhập là loài khác, sinh sản
mạnh hơn những loài địa phương thì loài địa phương bị loại. Nhiều loài thú có
túi ở Châu Úc trước đây là những loài rất phổ biến và có số lượng lớn. Song
khi thỏ, cừu được nhập vào thì số lượng chúng dần dần bị giảm sút và bản
thân chúng dần dần bị tiêu diệt do sự cạnh tranh của thỏ và cừu.
Một số loài xâm nhập vào nơi ở mới, nếu ở đó không có sự cạnh tranh
của các loài khác và nếu có điều kiện sống thích hợp thì loài mới xâm nhập sẽ
đồng hóa lãnh thổ mới dễ dàng [4].
* Ảnh hưởng đến sự phân hóa ổ sinh thái.
18
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
Nhiều loài cùng sống một nơi, song do sự phân hóa về thức ăn hoặc nơi
kiếm ăn, nên không có hiện tượng cạnh tranh, ví dụ: Loài Cóc Đế và Cóc
Mào cùng làm tổ trên một vách đá và cùng đi kiếm ăn ở một nơi. Tuy nhiên
mỗi loài có thức ăn riêng. Cóc Đế (Phalarocorax carbo) ăn đáy, thức ăn của
chúng hầu hết là động vật đáy, trong khi đó Cóc Mào (Phalarocorax
aristotelis) kiếm ăn trên mặt, thức ăn chủ yếu là động vật nổi. Vì thế hai loài
này không cạnh tranh vơi nhau.
Từ đó rút ra khái niệm ổ sinh thái và phân biệt ổ sinh thái và nơi ở. Nơi
ở là nơi loài cư trú, còn ổ sinh thái là cách sinh sống của loái đó kiếm ăn bằng
cách nào? Kiếm ăn những loại mồi nào? Kiếm ăn ở đâu? Sinh sản như thế nào
và ở đâu? Sự phong phú và đa dạng của thức ăn và những điều kiện sinh thái
khác nhau là những yếu tố cơ bản trong sự phân hóa ổ sinh thái.
* Ảnh hưởng đến sự phân hóa về mặt hình thái.
Sự cạnh tranh trong quá trình chọn lọc tự nhiên có thể tạo ra những loài
động vật có vị trí phân loại gần nhau, cùng sống ở một nơi những đặc điểm
hình thái sinh thái, tập tính khác nhau sao cho chúng có thể cùng chung sống
với nhau bằng những cách khác nhau (những ổ sinh thái khác nhau) [4].
2.3.3 Quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Quan hệ vật ăn thịt con mồi là quan hệ trong đó vật ăn thịt là động vật
sử dụng loại động vật khác, con mồi làm thức ăn. Vật ăn thịt có ảnh hưởng rõ
rệt đến số lượng con mồi.
Vật ăn thịt tuy có ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng con mồi, song vật ăn
thịt thường săn bắt con mồi yếu hay bị bệnh. Hiện tượng này có tác dụng chọn
lọc để loại trừ ra ngoài quần thể những cá thể yếu.
Đối với vật ăn thịt thuộc nhóm rộng thực, khi số lượng cá thể một loài
mồi nào đó quá ít thì chúng có thể ăn những con mồi thuộc loài khác trong
giới hạn thức ăn của chúng. Còn đối với vật ăn thịt thuộc nhóm đơn thực hoặc
hẹp thực thì số lượng con mồi ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng vật ăn thịt. Do
19
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
đó, đôi khi thấy một số loài ăn thịt đơn thực hoặc hẹp thực bị chết vì thiếu
thức ăn. Cóc Bufo marinus được nuôi để tiêu diệt sâu hại mía (Phyllophaga
portoricensis và P. wandinei). Khi sâu hại mía bị tiêu diệt thì cóc cũng chết
đói. Đây cũng là trường hợp linh miêu, thỏ, cú, cáo và chuột lemnut.
Mật độ vật ăn thịt phụ thuộc chặt chẽ vào mật độ của con mồi. Khi mật
độ con mồi quá thấp thì việc tìm mồi của vật ăn thịt trở nên khó khăn, thậm
chí không thể bắt được con mồi và khi đó con mồi tiếp tục sinh sản và phát
triển số lượng.
Trong trường hợp vật ăn thịt và con mồi có cùng tiềm năng sinh học thì
tác dụng của vật ăn thịt lên con mồi là rõ rệt và ảnh hưởng nhiều đến sự biến
động số lượng của con mồi. Trong trường hợp ngược lại nếu khả năng sinh
sản của vật ăn thịt thấp hơn con mồi thì sẽ không đủ sức để hạn chế một cách
hiệu nghiệm sự tăng số lượng mạnh mẽ của con mồi và tác dụng của vật ăn
thịt lên con mồi sẽ cố định và không gây ảnh hưởng lớn đối với sự biến động
số lượng của con mồi. Thật vậy, chim bạc má sống trong rừng chúng góp một
phần nhỏ vào việc tiêu diệt sâu bọ ăn thực vật. Cụ thể khi mật độ con mồi (ấu
trùng ăn sâu bọ ăn thực vật) thay đổi từ 0,06 đến 0,80 cá thể trên 1m2 thì số
lượng con mồi trung bình do chim bạc má ăn trong một ngày dường như ổn
định từ 10,5 đến 19,5 cá thể (như vậy là nhỏ so với số lượng con mồi). Khi
hiệu lực bắt mồi của vật ăn thịt ổn định thì người ta nói số lượng con mồi đã
“bão hòa” đối với vật ăn thịt.
Trong mối quan hệ giữa vật ăn thịt con mồi và những quan hệ khác
loài, nổi bật lên sự kìm hãm hạn chế lẫn nhau về mặt số lượng giữa những
quần thể trong quần xã dẫn sự cân bằng sinh học trong tự nhiên . Cân bằng
sinh học còn có nghĩa là sự cân bằng số lượng các loài trong quần xã. Dưới
tác động của nhân tố ngoại cảnh và mối quan hệ sinh thái học giữa các loài
khác nhau trong quần xã số lượng cá thể mỗi loài thường xuyên thay đổi,
song số loài trong quần xã vẫn giữ vững được sự ổn định tức là giữ được thế
20
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
cân bằng sinh học, nếu số loài trong quần xã bị thay đổi nhiều hoặc ít thì quần
xã có thế cân bằng nhiều hoặc ít. Nhưng sau đó thế cân bằng lại được lặp lại
song dưới một dạng khác.
Để đảm bảo đời sống của mình, vật ăn thịt có những thích nghi nhất
định để bắt mồi hiệu quả. Ngược lại con mồi cũng có những thích nghi tương
ứng để tự vệ [4].
2.3.4 Quan hệ kí sinh vật chủ.
Quan hệ kí sinh vật chủ là quan hệ trong đó loài này (vật kí sinh) sống nhờ
vào mô hoặc thức ăn được tiêu hóa của loài khác (vật chủ). Vật kí sinh có thể là
nấm, vi khuẩn động vật nguyên sinh, giun tròn, sán lá, bét sâu bọ. Vật chủ có thể
là giáp xác, các loài động vật có xương sống trong đó có cả con người.
Vật kí sinh không giết chết ngay vật chủ khi vật chủ bị kí sinh xâm
nhập. Vật kí sinh dinh dưỡng nhờ vật chủ nhiều lần làm vật chủ yếu đi.
Vật kí sinh khác vật ăn thịt ở chỗ chúng không có đời sống tự do mà
chuyên hóa hẹp đối với một số vật chủ thuộc một số loài nhất định. Chúng
bám vào da (ngoại kí sinh) hoặc sống trong nội quan, trong hệ máu (nội kí
sinh). Vật chủ chẳng những đảm bảo cho vật kí sinh thức ăn, nơi ở với khí
hậu thích hợp mà nếu vật kí sinh càng thích ứng với vật chủ bao nhiêu thì khả
năng sinh sản của chúng càng được tăng lên bấy nhiêu tạo điều kiện cho sự
phát triển giống nòi. Ở thực vật có nhóm nửa kí sinh (tầm gửi, đàn hương,
long não…) gồm những thực vật có chứa diệp lục, có khả năng quang hợp
nhưng không đủ để nuôi cơ thể, chúng phải sống bám vào cây chủ (tầm gửicây sếu; dây to xanh- bụi sim, mua, me rừng…). Vật kí sinh có tiềm năng sinh
học cao hơn vật ăn thịt.
Trong một số trường hợp quan hệ kí sinh - vật chủ dẫn đến quan hệ có
lợi cho cả hai bên. Người ta đã chứng minh rằng nếu sâu bọ kí sinh ăn lá vật
chủ, chỉ ăn vừa phải, nó sẽ kích thích quá trình tăng trưởng của cây. Điều này
giống với quan hệ vật ăn thịt - con mồi [4].
21
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
2.3.5 Quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Quan hệ ức chế cảm nhiễm là quan hệ giữa các loài sinh vật trong đó
loài này ức chế sự phát triển hoặc sự sinh sản của loài kia bằng cách tiết vào
môi trường những chất độc.
Rễ của nhiều loài thực vật tiết ra những hợp chất khác nhau mà chúng ta
thường gọi là phytonxit. Những chất này kìm hãm sự phát triển của những loài
thưc vật khác góp phần giải thích đặc điểm về thành phần thực vật ở một thảm
thực vật. Tảo giáp giống Gonyaulax gây hiện tượng “nước đỏ” bằng cách tiết ra
những chất hòa tan có thể gây tử vong cho một số lớn động vật [4].
2.3.6 Quan hệ cộng sinh
Quan hệ cộng sinh là quan hệ hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó cả
hai bên đều có lợi, song mỗi bên chỉ có thể sống phát triển và sinh sản được dựa
vào sự hợp tác của bên kia. Quan hệ cộng sinh phổ biến ở nhiều loài thực vật.
Sự cộng sinh giữa thực vật và nấm hoặc vi khuẩn: Phổ biến nhất là sự
cộng sinh giữa tảo xanh và nấm làm thành địa y. Trong sự cộng sinh này nấm
sử dụng gluxit và vitamin do tảo chế tạo, còn tảo sống trong tản của nấm, nhờ
vỏ dày của tản nấm, nên tảo chống được ánh sáng mạnh, tảo sử dụng
vitaminC, hợp chất hữu cơ do nấm chế tạo, sử dụng nước trong phần tủy của
tản nấm để sử dụng cho hô hấp và cung cấp cho tảo axit cacbonic để tảo dùng
trong quang hợp. Ngoài ra còn có sự cộng sinh giữa vi khuẩn cố định đạm
sống trong nốt sần rễ cây họ đậu, sự cộng sinh giữa tảo lam Auabaena azollse
trong bèo hoa dâu có khả năng cố định đạm với thủy dương xỉ trong bèo hoa
dâu, đã trở thành phân bón có giá trị.
Sự cộng sinh giữa thực vật và động vật: ở những bãi đá ngầm san hô có
sự cộng sinh giữa san hô (polip) với tảo đơn bào (zuooxanthelin) với tảo sợi.
Sự cộng sinh giữ vi khuẩn với nấm men, động vật đơn bào sống trong ống
tiêu hóa của sâu bọ. Chúng góp phần tăng cường sự tiêu hóa, đặc biệt tiêu hóa
chất xenluloza.
22
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
Cộng sinh giữa động vật và động vật: Sự cộng sinh giữa hải quỳ
(Adamsia) với cua Eupagurus, giữa trùng roi với mối, trong đó trùng roi sống
trong ống tiêu hóa của mối và tiêu hóa chất xenluloxa mà mối không tự mình
tiêu hóa được [4].
2.3.7 Quan hệ hợp tác
Sự hợp tác là mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, song sự hợp tác này
không nhất thiết phải có đối với mỗi loài bởi thế khi hai loài sống tách rời
chúng vẫn tồn tại được. Sự hợp tác đem lại cho mỗi bên những ích lợi cần
thiết. Ví dụ sự làm tổ tập đoàn giữa nhạn bể và cò. Sự hợp tác này giúp mỗi
bên bảo vệ có hiệu quả trước kẻ thù [4].
2.3.8 Quan hệ hội sinh
Hội sinh là mối quan hệ giữa hai loài trong đó loài sống hội sinh có lợi
còn loài được sống hội sinh không bị ảnh hưởng gì.
Trong tự nhiên dạng quan hệ này rất phổ biến khi vật này sử dụng vật
khác như một giá thể để bám, làm phương tiện vận động, kiếm ăn hay làm nơi
sinh sản…Chẳng hạn, một số thân mềm (hầu, vẹm…), giáp xác (Balanus)
sống bám vào các cây sống ngập nước. Những cây sống khí sinh (phong lan)
sống nhờ trên cây khác. Cá ép (Echeneis) bám vào bất kì một con vật lớn nào
(cá mập, rùa), kể cả tầu thuyền để được vận chuyển đi xa. Hơn nữa, những
con vật lớn khi bơi, tạo nên dòng nước mạnh chảy qua xoang miệng cá ép,
giúp cá thỏa mãn cả hai yêu cầu lấy thức ăn và hấp thụ oxi một cách dễ dàng.
Rời khỏi vật bám, loài này khó sống vì đói và “ ngột ngạt”. Ở biển trong tổ
giun Erechis có tới 13 loài động vật nhỏ như cá bống, cua, giun nhiều
tơ…sống hội sinh với Erechis để có nơi ẩn nấp và kiếm thức ăn thừa và phân
của chủ để sống [8].
23
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
BÀI 41. DIỄN THẾ SINH THÁI
I. Kiến thức trọng tâm
- Khái niệm DTST, diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh.
- Nguyên nhân của diễn thế sinh thái.
- Ý nghĩa nghiên cứu của diễn thế sinh thái.
II. Các thành phần kiến thức.
1. Kiến thức cơ bản
1.1 Khái niệm
- DTST: Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn
tương ứng với sự biến đổi của môi trường
- Diễn thế nguyên sinh: Là diễn thế khởi nguồn từ môi trường chưa có
hoặc rất ít sinh vật sinh sống, kết quả là hình thành quần xã tương đối ổn định.
- Diễn thế thứ sinh: Là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần
xã sinh vật phát triển nhưng bị hủy diệt do những thay đổi của tự nhiên hoặc
do hoạt động của con người.
1.2 Nguyên nhân của diễn thế sinh thái.
- Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của nhân tố vô sinh
mà chủ yếu do biến đổi khí hậu: hạn hán, lũ lụt, núi lửa.
- Nguyên nhân bên trong: Do cạnh tranh gay gắt của các loài trong
quần xã, đặc biệt là vai trò của loài ưu thế dẫn đến hình thành loài ưu thế mới.
- Do hoạt động của con người: Con người có ảnh hưởng tiêu cực và
tích cực đến hệ sinh thái
1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái
- Giúp chúng ta nắm bắt được quy luật phát triển của quần xã sinh vật
để chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ khai thác hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của ngoại cảnh,
ngăn chặn tác động tiêu cực của con người.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên phục hồi rừng bị tàn phá.
24
Khãa luËn tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Thanh HuyÒn
2. Kiến thức bổ sung, tư liệu tham khảo.
2.1 Khái niệm DTST:
“ DTST là quá trình biến đổi, thay thế của quẫn xã sinh vật từ quần xã
khởi đầu (hay tiên phong) qua các giai đoạn chuyển tiếp để đạt đến quần xã
cuối cùng, cân bằng với mọi điều kiện môi trường vật lý mà nó tồn tại lâu dài
theo thời gian”
Cơ sở sinh thái học - Vũ Trung Tạng - NXB GD 2007
“ DTST là quá trình phát triển thay thế tuần tự các quần xã sinh vật, từ
dạng đầu qua các giai đoạn trung gian để đạt tới quần xã cuối cùng tương đối
ổn định. Quần xã này được gọi là quần xã đỉnh cực. Diễn thế thường là một
quá trình định hướng, có thể dự báo được”
Sinh học 12 nâng cao - NXB GD 2008.
* Các loại diễn thế sinh thái
Ngoài diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh còn có diễn thế phân hủy.
“ Diễn thế phân hủy: Là quá trình diễn thế không dẫn tới quần xã đỉnh
cực. Dưới tác dụng của những nhân tố sinh học, môi trường dần biến đổi theo
hướng bị phân hủy dần dần qua mỗi quần xã trong quá trình diễn thế. Đó là sự
diễn thế của quần xã trên xác một loài động vật hoặc trên một thân cây đổ”
Sinh thái học - Trần Kiên - Phan Nguyên Hồng - NXB GD 1990.
BÀI 42. HỆ SINH THÁI
I. Kiến thức trọng tâm:
- Khái niệm hệ sinh thái.
- Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (hệ
sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo).
II. Các thành phần kiến thức
1. Kiến thức cơ bản
1.1 Khái niệm hệ sinh thái.
25