Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

So sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống khoai tây được bảo quản trong điều kiện nhà lạnh và bình thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.28 KB, 40 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum L. thuộc họ Cà
(Solanaceae), chi Cà (Solanum L.), tập đoàn Tuberavium Dun [16].
Cây khoai tây được con người phát hiện trên trái đất khoảng 500 năm
trước công nguyên, xuất xứ từ Nam Mỹ (Pêru, Chilê). Vào thế kỉ 16, khoai
tây được trồng ở châu Âu, đến thế thế kỉ 18 được trồng ở Đức, Pháp... Hiện
nay, khoai tây được coi là cây lương thực chủ yếu được xếp thứ 5 sau lúa,
ngô, lúa mì, lúa mạch với sản lượng gần 3 triệu tấn/năm và được trồng phổ
biến ở các nước vùng ôn đới và nhiệt đới [2].
Để nâng cao năng suất cây khoai tây thì ngoài công tác chọn, tạo
giống tốt đưa vào sản xuất thì hướng bảo quản giống khoai tây trong nhà
lạnh để hạn chế sự già hoá của củ giống nhằm giúp cho cây sinh trưởng tốt
cũng là một biện pháp kĩ thuật đang được áp dụng rộng rãi. Trồng thử
nghiệm trên nhiều nền đất khác nhau để thấy được hiệu quả và đưa vào sản
xuất với quy mô rộng hơn nữa. Tuy nhiên, mỗi giống khoai tây lại có khả
năng sinh trưởng, phát triển khác nhau trong môi trường cụ thể. Chính vì
vậy, so sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống khoai tây
được bảo quản trong điều kiện nhà lạnh và bình thường nhằm xác định được
giống khoai tây phù hợp đưa vào sản xuất là công việc vừa có ý nghĩa khoa
học vừa có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì lí do đó chúng tôi đã chọn đề tài: “So
sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống khoai tây được
bảo quản trong điều kiện nhà lạnh và bình thường”.

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

1




Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

2. Mục đích nghiên cứu
So sánh khả năng sinh trưởng và năng suất một số giống khoai tây
được bảo quản trong điều kiện bình thường và nhằm xác định vai trò của
phương pháp bảo quản củ giống, đồng thời xác định giống phù hợp với vùng
sinh thái Vĩnh Phúc.

3. Nội dung nghiên cứu
So sánh sự sinh trưởng và năng suất của 2 giống khoai tây Diamant và
Solara được bảo quản bình thường (kho ánh sáng tán xạ) và kho lạnh thông
qua các chỉ tiêu:
- Sự nảy mầm.
- Số nhánh/khóm.
- Chiều cao cây.
- Đường kính cây.
- Khối lượng tươi, khô trung bình của thân – lá.
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cụ thể của mỗi giống.

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

2


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II


Khoa Sinh - KTNN

PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Nguồn gốc, đặc điểm sinh học của cây khoai tây
Khoai tây có nguồn gốc ở vùng núi Ander thuộc Nam Mỹ có độ cao

2000 - 5000m, độ dài ngày không quá 12h.
Vào khoảng thế kỉ XVI khi người Tây Ban Nha chinh phục Châu Mỹ.
Nông dân đã trồng khoai tây rộng khắp vùng núi Ander, Bolivia, Colombia,
Ecuado và Peru. Sau đó khoai tây được đưa sang châu Âu vào thế kỉ thứ
XVIII [1].
Thế kỉ XVII những Nhà truyền đạo nước Anh đã đưa khoai tây đến
nhiều nước thuộc Châu Á (Inđônêxia, Ấn Độ, Trung Quốc ...). Ở Việt Nam
khoai tây do người Pháp mang đến năm 1980 và được trồng ở một số vùng
như: Hải Phòng, Cao Bằng, Hà Tây,...
1.1.1. Đặc điểm hình thái của cây khoai tây
a, Rễ
Khoai tây trồng từ hạt có cả rễ cọc và rễ chùm, còn khoai tây trồng từ
củ chỉ phát triển rễ chùm. Khi mắt củ bắt đầu nảy mầm thì phần gốc cũng
bắt đầu xuất hiện những chấm nhỏ đó chính là mầm mống của rễ. Khoai tây
có bộ rễ ăn nông, phân bố chủ yếu trên tầng đất cày 0 – 40cm, rễ liên tục
xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, tập trung
sau khi trồng 25- 30 ngày. Mức độ phát triển của rễ còn phụ thuộc vào các
yếu tố kĩ thuật như: làm đất, độ ẩm, tính chất đất và các điều kiện ngoại
cảnh khác.


Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

3


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

Các loại rễ có vai trò hấp thụ nước và dinh dưỡng để nuôi cây, thân,
củ. Do đó nghiên cứu bộ rễ nhằm mục đích: chọn đất thích hợp, tạo tầng
canh tác dày và liên quan tới kĩ thuật vun xới cho khoai tây.
b, Thân
Bao gồm cả phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất.
- Phần trên mặt đất: sau khi trồng từ 7 – 10 ngày, mầm từ củ giống
vươn dài ra, lên khỏi mặt đất và phát triển thành thân chính mang lá. Lớp
biểu bì của thân chứa chlorophyl nên thân có màu xanh. Vì vậy cả thân và lá
khoai tây đều tham gia vào quá trình quang hợp.
- Phần dưới mặt đất (thân củ): củ khoai tây thực chất là do sự phình to
và rút ngắn của tia củ (thân ngầm hay còn gọi là thân địa sinh bởi thân phát
triển trong điều kiện bóng tối). Về hình thái củ khoai tây hoàn toàn giống
với hình thái của thân, các mắt củ là vết tích của gốc cuống lá, mắt củ có từ
2 – 3 mầm củ và tập trung nhiều nhất trên đỉnh củ (tương ứng với các đốt
phần ngọn của thân). Màu sắc và hình dạng củ đặc trưng cho từng giống.
Giai đoạn sinh trưởng thân lá và tích luỹ dinh dưỡng tạo củ có mối
quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận trên mặt và dưới mặt đất, tỉ lệ này đạt 1:1
hoặc 1:0,8 sẽ cho năng suất khoai tây cao nhất. Do vậy bộ lá của cây bị tổn
thương vào giai đoạn hình thành và phát triển củ thì năng suất giảm rõ rệt
[2], [15].
c, Lá

Lá hình thành và hoàn thiện theo sự sinh trưởng của cây, đầu tiên là
các lá nguyên đơn, dần dần hình thành các lá kép lẻ chưa hoàn chỉnh và cuối
cùng là các lá hoàn chỉnh, góc giữa lá và thân lớn, lá gần như song song với
mặt đất. Khi diện tích lá che phủ đạt 38.000 – 40.000 m2/ha thì khả năng
quang hợp là lớn nhất. Nếu diện tích lá giảm đi một nửa thì năng suất giảm
tối thiểu 30% [2].

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

4


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

d, Hoa, quả và hạt
- Hoa: hoa khoai tây là hoa tự thụ phấn, hạt phấn thường bất thụ nên tỉ
lệ đậu quả thấp.
- Quả: thuộc quả mọng hình tròn hoặc hình trái xoan, màu xanh lục,
có từ 2 – 3 noãn tạo 2 – 3 ngăn chứa nhiều hạt nhỏ.
- Hạt: dạng hình tròn dẹt, màu xanh đen, trọng lượng 1000 hạt là
0,5g, thời gian ngủ nghỉ của hạt dài như củ giống [2], [9].
1.1.2. Các thời kì sinh trưởng chủ yếu của cây khoai tây
a, Thời kỳ ngủ
Quá trình ngủ của cây khoai tây bắt đầu từ khi củ khoai tây bước vào
giai đoạn chín sinh lí. Lúc này, thân lá trên mặt đất có hiện tượng vàng úa tự
nhiên. Nguyên nhân của hiện tượng này là ở cuối thời kỳ chín của củ, vỏ củ
hình thành tầng bần bao quanh củ cản trở sự hấp thụ nước, oxy vào củ làm
cho quá trình biến đổi lí hoá bên trong diễn ra chậm. Thời kỳ này, trong củ

xuất hiện chất ức chế axit abxisic (AAB) làm cho khoai tây không thể nảy
mầm. Trong điều kiện nhiệt độ lạnh, ẩm, củ có xu hướng ngủ dài hơn điều
kiện khô, ấm. Thời kỳ ngủ ở khoai tây kéo dài 2 – 4 tháng, cá biệt có giống
kéo dài tới 6 tháng [2], [10].
b, Thời kỳ nảy mầm
Trong quá trình ngủ, thực chất vẫn có sự biến đổi sinh lí, sinh hoá bên
trong củ. Cuối thời kì này hàm lượng giberellin tăng làm thay đổi tương
quan giữa các phytohormone, thúc đẩy sự nảy mầm của củ. Sức nảy mầm
của củ phụ thuộc vào tuổi củ, càng già thì khả năng mọc mầm càng kém.
Khi mọc mầm, mầm đỉnh của củ mọc trước nhất và sinh trưởng, khi mầm
đỉnh mọc sẽ ức chế các mầm khác. Giai đoạn thích hợp nhất để trồng là khi
củ có nhiều mầm và mầm có sức sống cao. Số lượng mầm/củ phụ thuộc vào
đặc điểm giống, kích thước củ và điều kiện môi trường [1], [11].

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

5


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

c, Thời kỳ sinh trưởng thân lá
Sau khi trồng, mầm phát triển thành các thân. Thân chính mọc trực
tiếp từ củ giống, các thân phụ mọc từ thân chính. Thân chính và thân phụ
sinh trưởng như những cây độc lập (có thể ra rễ, tia củ và phát triển củ).
Nhiệt độ thích hợp cho phát triển thân, lá là 20 – 250C [1], [14].
d, Sự hình thành thân ngầm (tia củ)
Tia củ được hình thành sau khi trồng khoảng 30 – 40 ngày. Tia củ có

màu trắng, phát triển theo hướng nằm ngang dưới mặt đất, có đốt là vết tích
của gốc cuống lá. Phần đầu tia củ có khả năng tăng trưởng mạnh về số lượng
va kích thước tế bào, phát triển mạnh tích luỹ nhiều chất dinh dưỡng để tạo củ.
e, Thời kỳ phát triển củ, ra hoa tạo quả và chín
Củ được hình thành từ tia củ, trước tiên các tế bào đỉnh sinh trưởng
của thân ngầm phân chia mạnh, lớn lên tích luỹ chất dinh dưỡng (đặc biệt là
tinh bột). Kết quả là củ lớn nhanh, cuối thời kỳ sinh trưởng vỏ củ sần sùi.
Cùng với sự phát triển của củ thì các cụm hoa hình thành, ở một số
giống nụ hoa có thể bị rụng nhiều vì vậy không có hoa và quả. Một số giống
khác nụ phát triển thành hoa lưỡng tính. Sau khi thụ phấn và thụ tinh quả
lớn dần và chuyển sang thời kỳ quả và hạt chín. Lá cây chuyển sang màu
vàng và chết.
1.1.3. Các yêu cầu sinh thái của cây khoai tây
a, Nhiệt độ
Cây khoai tây ưa nhiệt độ ấm áp, ôn hoà vì vậy cây khoai tây không chịu
được nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau yêu
cầu nhiệt độ khác nhau. Thời kỳ nảy mầm cần nhiệt độ tối thiểu là 12 – 180C
và thích hợp nhất ở 18 – 22oC. Thời kỳ sinh trưởng thân, lá nhiệt độ thích hợp
nhất là 20 – 25oC. Thời kỳ hình thành và phát triển củ, giới hạn nhiệt độ là 15 –
22oC, nhiệt độ thích hợp nhất là 16 – 18oC. Trong điều kiện nhiệt độ cao hơn
25oC và khô sẽ không có hiện tượng sinh trưởng lần 2 [1], [2].
Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

6


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN


b, Ánh sáng
Khoai tây là cây ưa sáng, cường độ ánh sáng thích hợp cho quang hợp
từ 40.000 – 60.000 lux. Hầu hết các giống ưa thời gian chiếu sáng ngày dài
để ra hoa và thời gian chiếu sáng ngày ngắn để hình thành củ [1], [5].
Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, yêu cầu thời gian chiếu sáng cũng
khác nhau:
- Từ khi nảy mầm đến xuất hiện nụ hoa yêu cầu thời gian chiếu sáng
ngày dài (>14h/ngày).
- Thời kỳ phát triển tia củ đến hình thành phát triển củ yêu cầu ánh
sáng ngày ngắn (<14h/ngày).
c, Nước
Khoai tây là giống ngắn ngày sinh trưởng nhanh và có tiềm năng về
năng suất cao. Tuy nhiên, khoai tây lại có bộ rễ ăn nông nên cần phải cung
cấp một lượng nước thường xuyên cho cây. Việc tưới nước theo phương
pháp tưới rãnh là thích hợp nhất. Theo nghiên cứu cho thấy trong suốt thời
gian sinh trưởng (3 – 4,5 tháng) khoai tây cần lượng nước mưa trong khoảng
500 – 750mm.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Đức Thiệu tại trường Đại học
Nông nghiệp I cho thấy: Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau yêu cầu về nước
đối với khoai tây cũng khác nhau. Độ ẩm phù hợp dao động trong khoảng 60
– 85%, nếu thiếu hoặc thừa nước cây sẽ sinh trưởng, phát triển không bình
thường [16].
d. Đất
pH và dinh dưỡng: khoai tây có khả năng thích ứng với nhiều loại đất
khác nhau. Tuy nhiên tốt nhất nên chọn các loại đất có thành phần cơ giới
tương đối nhẹ, khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt như đất phù sa, đất thịt,
đất bãi,…trừ đất thịt nặng và đất sét ngập úng vì chúng không thấm nước và

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái


7


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

hạn chế sự phát triển chiều sâu của bộ rễ làm giảm năng suất khoai tây. Độ
pH cao hơn có thể bị bệnh ghẻ củ.
Yêu cầu về dinh dưỡng phải đầy đủ các nguyên tố đa lượng (N, P,
K…), vi lượng (Mo, Ca,…) cây mới sinh trưởng, phát triển tốt. Cụ thể yêu
cầu dinh dưỡng đối với cây khoai tây như sau:
Nitơ: hàm lượng Nitơ vùa đủ khoảng 100 – 120kg/ha, nitơ có tác
dụng hoạt hoá mầm, thúc đẩy sinh trưởng thân lá, tăng cường quang hợp và
tăng khối lượng củ. Nếu bón đạm quá nhiều sẽ phát triển thân lá, chậm phát
triển củ nên thu hoạch chậm.
Phốtpho: hàm lượng phốtpho vừa đủ 60 – 90kg/ha. Phốtpho rất cần
cho cơ thể thực vật vì nó góp phần làm cho cây sớm ra hoa kết quả và hình
thành củ. Ngoài ra, phốtpho còn làm tăng số lượng củ, khả năng chống chịu
sâu bệnh tốt hơn.
Kali: có tác dụng làm tế bào phân bào mạnh, quá trình quang hợp và
vận chuyển các chất trong cây được thuận lợi. Đồng thời tăng khả năng
chống chịu sâu bệnh của cây [3].
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cây khoai tây
Trong các tài liệu nói về năng suất và sản lượng cây trồng, các yếu tố
có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất khoai tây bao gồm các yêu cầu sinh
thái: nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất, pH và dinh dưỡng. Năng suất củ khoai
tây cao hay thấp cho thấy cây sinh trưởng tốt hay xấu. Tuy nhiên tiềm năng
cho năng suất cao của các giống khoai tây nằm trong bộ máy di truyền của
giống và từng bước được thể hiện thành năng suất kinh tế trong suốt quá

trình sinh trưởng, phát triển của cây. Chỉ trong những điều kiện thuận lợi kể
từ khi hạt giống nảy mầm cho đến khi thu hoạch tiềm năng năng suất mới
được thể hiện. Bởi vậy, đặc tính di truyền này vẫn bị điều kiện bên ngoài chi
phối và điều chỉnh.

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

8


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

Nói tóm lại, năng suất của củ mang tính tích hợp của nhiều yếu tố. Do
đó, muốn đảm bảo năng suất cao ngoài việc thoả mãn các nhu cầu sinh thái
đối với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây còn phải tìm ra giống
khoai tây tốt có khả năng sinh trưởng và cho năng suất cao, thích ứng với
từng vùng sinh thái.
1.2.

Tình hình nghiên cứu trên đối tượng khoai tây
Từ nhiều năm nay khoai tây đã trở thành cây trồng chính trong vụ

đông ở Miền Bắc nước ta và được trồng ở 3 vùng chính: Đồng bằng, Trung
du Miền núi phía Bắc và Đà Lạt – Lâm Đồng.
Để phát triển mạnh diện tích cây khoai tây, tăng tổng sản lượng lương
thực, thực phẩm cho thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu. Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã thành lập chương trình nghiên cứu và giao
chỉ tiêu kế hoạch cho các cơ quan (Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam,

Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, Viện Di truyền Nông nghiệp,...),
các trường đại học, các trung tâm, trạm và các cơ sở nghiên cứu từ trung
ương đến địa phương trong cả nước. Các công trình nghiên cứu về khoai tây
có thể chia làm các hướng chính sau:
a. Hướng nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm đánh giá giống
Song song với việc nhập 104 mẫu từ CIP (Trung tâm khoai tây Quốc
tế), CHDC Đức, Hà Lan, Pháp,... Chúng ta đã nhập và lai tạo được 206 tổ
hợp lai với 7.100 dòng, từ đó xây dựng được 100 mẫu giống làm vật liệu lai
tạo giống. Đã xác định tuyển dụng một số giống đưa ra sản xuất như giống
CV38.6, I1039... trồng vào vụ đông ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó giống
CV38.6 cho kết quả ban đầu có khả năng chống chịu tốt, cho năng suất cao,
phẩm chất khá [3], [10].
Nguyễn Văn Đính và cộng sự khi khảo sát một số giống khoai tây khi
trông trên nền đất Vĩnh Phúc đã kết luận các giống 108.28 và 171.1 sinh

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

9


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

trưởng tốt , năng suất cao hơn hẳn giống Thường Tín. Giống G1 và Diamant
chỉ tương đương với giống Thường Tín [6].
Năm 2005, Trương Công Tuyền và cộng sự cho biết từ năm1998 đến
năm 2001 diện tích trồng khoai tây bằng hạt lại tăng từ 3500 ha đến 4000ha.
Khi trồng bằng hạt lại nên chọn hạt có cỡ 800- 1000 hạt/gam [17].
Theo tác giả Bùi Chí Bửu và cộng sự (2005) hiện tại nước ta có khoảng

25 đơn vị, cơ quan đang tham gia vào công tác chọn tạo giống mới. Từ năm
1986 đến năm 2004 đã tạo ra được 8 giống khoai tây mới. Năm 2003, trên
đồng ruộng ở khu vực Bắc sông Hồng có 10 giống khoai tây chủ lực là VT2
Nicola – Hà Lan, Đức, Diamant, KT3, HH, Mariella, KT2, Eben và OP3 [2].
b. Hướng nghiên cứu về nhân nhanh và sản xuất giống
Nguyễn Thị Hoa và cộng sự kết hợp với CIP đã thành công trong nhân
nhanh khoai tây giống bằng mầm và ngọn giúp tăng hệ số nhân giống nuôi
cấy mô từ 8 – 45 lần [8]. Ngoài ra các công trình nghiên cứu khoai tây bằng
hạt cho thấy có nhiều ưu điểm hơn hẳn, nguồn giống sạch bệnh virus, cho
năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng bằng củ [9].
Nguyễn Thị Kim Thanh (2005) [15], Trịnh Mạnh Dũng và cộng sự
[4] cho thấy công nghệ sản xuất củ nhỏ sạch bệnh đã được nghiên cứu hoàn
chỉnh đưa vào sản xuất. Giá thể trồng cây in vitro thích hợp là (mùn + chấu
+ phân chuồng) theo tỷ lệ là (2,5 : 2,5 : 1) cho số lượng củ cao và kích thước
củ hợp lý nhất.
c. Hướng nghiên cứu kỹ thuật trồng khoai tây
Nguyễn Thị Kim Thanh (2005) khi nghiên cứu kỹ thuật trồng khoai
tây bằng củ giống siêu bi đã khẳng định: đối với kỹ thuật bón phân nên áp
dụng bón lót và bón thúc 3 lần, từ khi trồng đến khi 30 ngày, mức bón phân
là 300 kg N/ha. Mật độ trồng 150 củ/m2 là thích hợp nhất vừa cho số củ/đơn
vị diện tích cao nhất vừa cho năng suất cao (1,37 kg/m2) [15].

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

10


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN


Lê Sĩ Lợi và cộng sự (2006) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các biện
pháp kỹ thuật đến năng suất khoai tây trồng ở Bắc Kạn cho thấy: trồng khoai
tây vụ đông sớm (25/9) cây sinh trưởng chiều cao tốt hơn cây trồng muộn,
trồng muộn (25/11) bị bệnh mốc sương phá huỷ nhiều hơn. Thời vụ và mật
độ trồng có liên quan chặt chẽ đến số củ, khối lượng củ thương phẩm và
năng suất củ tươi [12].
d. Hướng nghiên cứu thoái hóa giống và phương pháp khắc phục thoái
hóa giống
Để khắc phục thoái hóa giống khoai tây ở Việt Nam các nhà nghiên
cứu đã đưa ra 4 giải pháp: giải pháp nhập nội, giải pháp tự sản xuất giống
sạch bệnh trong nước, giải pháp chọn lọc vệ sinh quần thể và các giải pháp
trồng khoai tây bằng hạt [13].
Phương pháp khắc phục sự già hóa của giống làm giảm năng xuất
cũng đã được nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Thạch
(1990), nguyên nhân của hiện tượng già hóa là do thời gian bảo quản củ
giống dài trong điều kiện nhiệt độ cao, sử dụng củ giống liên tiếp trong
trồng trọt. Đồng thời các tác giả đưa ra hướng bảo quản khoai tây trong nhà
lạnh hoặc trồng thêm vụ xuân để tạo nguồn củ giống mới [13].
Theo Lâm Thế Viễn, trồng khoai tây vụ xuân năng suất thấp hơn
chính vụ từ 30 – 40% so với khi trồng bằng củ giống để qua năm. Theo
hướng trồng thêm vụ xuân để lấy củ giống trẻ sinh lý hơn cũng được Ngô
Đức Thiệu và cộng sự nghiên cứu cho rằng thời tiết vùng đồng bằng Bắc Bộ
cho phép trồng một vụ khoai xuân và thời vụ tốt nhất là từ ngày 01 – 15
tháng 01 [18].
e. Hướng nghiên cứu về bảo quản khoai tây
Trương Văn Hộ, Trịnh Quốc Mỹ, khi điều tra việc bảo quản khoai tây
giống ở đồng bằng Bắc bộ cho thấy ở đồng Bắc bộ người dân bảo quản

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái


11


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

khoai tây giống trong 9 tháng là chủ yếu, do đó có sự hao hụt lớn, mầm già
dẫn đến năng suất giảm và tăng chi phí lớn về giống [10].
Trần Thị Mai đã đưa ra 7 nguyên nhân làm hao hụt khoai tây thương
phẩm là: tổn thất do bay hơi nước, do mất năng lượng, tổn thất các chất dinh
dưỡng, do côn trùng, vi sinh vật gây bệnh, do hoạt động sinh lý, hô hấp, tổn
thất do mọc mầm, do xanh củ [11].

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

12


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đánh giá khả năng
sinh trưởng và năng suất của 2 giống khoai tây: Diamant, Solara. Do Trung
tâm Nghiên cứu cây có củ Viện Khoa học Kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam

cung cấp.
2.1.1. Giống Diamant (nhập nội Hà Lan)
* Đặc tính nông học
- Thời gian chín hơi muộn.
- Hình dạng củ: củ to, hình ôvan, hình dạng ổn định hay biến đổi nhẹ,
mắt nông, chống chịu xây xát.
- Năng suất: cao và ổn định.
- Hàm lượng chất khô: tốt.
- Tiêu chuẩn tiêu thụ: lát cắt khá ổn định, ít hao hụt khi sấy khô, thích
hợp cho chiên ròn.
- Tán lá: tốt đến rất tốt.
- Bệnh: chống chịu bệnh lụi lá vừa phải, chống chịu khá bệnh lụi củ,
chống chịu khá bệnh virus X, vừa phải với virus Yu, miễn dịch bệnh mụn
cốc ở củ, chống chịu vừa phải với các tác nhân gây bệnh u nang cổ do giun
tròn type A (= Ro1), khá mẫn cảm với các bệnh ghẻ củ thông thường.
* Đặc tính hình thái học
- Thân cao, thẳng đứng, khoẻ, màu antocyanin yếu đến không màu.
Lá rộng trung bình, màu xanh đến xanh đậm, tán mở vừa phải.
- Hình dạng củ: củ hình ôvan, vỏ màu vàng, nhẵn, thịt củ màu vàng
nhạt, mắt củ khá nông.

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

13


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN


- Mầm: mầm trung bình, hình trụ dài, chủ yếu màu đỏ - tím, đỉnh có
chồi có màu antocyanin nhạt hoặc không màu.
2.1.2 Giống Solara là giống nhập nội hàng năm có nguồn gốc từ Hà Lan.
* Đặc điểm sinh học
Thời gian sinh trưởng ngắn 85 – 90 ngày. Củ lớn hình tròn đến ôvan,
vỏ màu vàng, mắt sâu trung bình đến nâu, chống chịu xây xát tốt. Năng suất
cao và tương đối ổn định, nhạy cảm với bệnh lụi lá, chống chịu tốt với bệnh
lụi củ, bệnh xoăn lá, chống chịu tốt với bệnh lụi củ, bệnh xoăn lá, chống
chịu tốt với bệnh virus và khá tốt với virus Yu. Chống chịu tốt với tác nhân
type A.
* Đặc tính hình thái học
Cây cao trung bình, thân hơi nghiêng, lá rộng đến trung bình, màu
xanh đến xanh đậm, tán hơi mở, số cụm hoa vừa phải, có ít đến rất ít quả
mọng. Mầm lớn màu xanh violet đậm, số lượng mầm trung bình.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Khoai tây được trồng vào vụ đông năm 2009 trên nền đất Xuân Hoà –
Phúc Yên – Vĩnh Phúc, bắt đầu trồng vào ngày 26/10/2009. Chế độ chăm
sóc, lượng phân bón và thời gian bón phân đảm bảo đồng đều giữa các lô.
- Mật độ gieo trồng: 5 – 6 khóm/m2 đặt củ và lấp đất sâu 3 – 4cm
trồng theo hàng kép mặt luống 80 – 100cm.
- Tổng diện tích: 6 x 50 = 300m2.
- Bón phân:
+ Bón lót: toàn bộ phân đã ủ với phân chuồng hoai mục.
+ Bón thúc:
Lần 1: Sau khi cây mọc 10 – 15cm, bón 1/3 lượng phân kali và phân đạm.
Lần 2: Sau lần 1 là 15 ngày, bón 1/3 lượng phân kali và phân đạm.
Lần 3: Sau lần 2 là 15 ngày, bón 1/3 lượng phân kali và phân đạm.
Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái


14


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

Lượng phân bón cho 2 giống như sau:
Phân chuồng: 500kg/1sào.
Phân đạm

: 10 – 12kg/1sào.

Phân kali

: 6,5 – 9kg/1sào.

Phân vi sinh : 28 – 30kg/1sào.
- Chăm sóc và vun xới
Lần 1: Sau khi cây mọc được 10 – 15 ngày, xới nhẹ và vun kín gốc.
Đất tơi xốp sẽ giúp cho bộ rễ phát triển.
Lần 2: Sau lần 1 là 15 ngày. Lấy rãnh sâu và vun cao luống, đồng thời
tỉa nhánh cây khoảng 5 nhánh/ khóm nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi củ.
Lần 3: Sau lần 2 là 15 ngày, vun cao lần cuối đạt độ cao của luống
>40cm, phủ đất kín củ, không để củ nhô lên khỏi mặt luống, lá khoai phủ
kín mặt đất tạo điều kiện cho củ phát triển. Nước được tưới thường xuyên
cho khoai, nhất là thời kỳ đầu. Cách tốt nhất là tướí nước theo rãnh để đạt độ
ẩm theo yêu cầu của cây.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng

Các chỉ tiêu sinh trưởng (trừ chỉ tiêu theo dõi nảy mầm) chúng tôi tiến
hành khảo sát 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: (30 ngày)
Từ ngày 26/10 → 26/11, sau khi trồng 30 ngày, cây đang ở thời kỳ
phát triển rễ, thân, lá (giai đoạn cây con).
- Giai đoạn 2: (40 ngày)
Từ 26/11 → 04/12, sau giai đoạn 1 là 10 ngày, cây đang hình thành
tia củ.
- Giai đoạn 3: (50 ngày)
Từ 04/12 → 14/12, sau giai đoạn 2 là 10 ngày, củ khoai bắt đầu hình
thành và phát triển.
Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

15


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

- Giai đoạn 4: (60 ngày)
Từ 14/12 → 24/12, sau giai đoạn 3 là 10 ngày, củ đang ở giai đoạn
phát triển và tích luỹ dinh dưỡng, cây bước vào giai đoạn già.
* Theo dõi mọc mầm
Đếm số lượng mầm nhô lên mặt đất sau 4 ngày trồng, đếm liên tục
trong 6 lần, cách 2 ngày đếm 1 lần.
* Số lượng cây trên 1 khóm (cây/khóm)
Mỗi giống theo dõi 30 khóm đã chọn một cách ngẫu nhiên. Chúng tôi
tiến hành đếm số cây/khóm vào 2 giai đoạn đầu. Sau khoảng 20 – 40 ngày
số lượng cây/khóm đã có sự ổn định.

* Đường kính thân (cm/cây)
Mỗi giống chọn 30 cây. Dùng thước kỹ thuật đo đường kính sát gốc
mỗi cây. Tiến hành đo vào 4 giai đoạn sinh trưởng của cây.
* Chiều cao cây (cm/cây)
Mỗi giống đo 30 cây đã chọn cùng với chỉ tiêu đường kính thân bằng
thước dây. Đo từ cổ rễ đến đỉnh ngọn trong 4 giai đoạn sinh trưởng của cây.
* Khối lượng tươi – khô của thân và lá (g/cây)
Mỗi giống khoai tây tiến hành chọn một cách đồng đều trên luống.
Lấy 3 cây/giống vào các buổi sáng. Cắt từ cổ rễ, thấm hết nước còn đọng lại
trên lá rồi cho vào túi nilon để tránh mất nước. Sau đó đưa vào phòng thí
nghiệm, cân được trọng lượng tươi. Sau đó đem sấy trong 6 giờ ở nhiệt độ
105oC, để nguội đưa lên cân ta thu được trọng lượng khô của thân, lá.
2.2.2.2. Các chỉ tiêu về năng suất
* Chỉ tiêu trên từng khóm
Thu hoạch 30 khóm liên tục để riêng theo giống và cân riêng trọng
lượng.

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

16


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

* Năng suất thực tế (kg/sào)
Năng suất thực tế của các giống được tính bằng tổng số kilôgam củ
trên diện tích đất trồng (m2). Sau khi thu hoạch, làm sạch tất cả các loại củ
của mỗi giống đem cân rồi tính năng suất theo đơn vị kg/sào Bắc Bộ. (1sào

= 360 m2).
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu được khi đánh giá mỗi chỉ tiêu được xử lý theo
phương pháp thống kê qua các tham số :
n

X
i 1

- Trung bình số học: X 

i

(với n ≥ 30)

n

X : Trung bình số học.

Xi: là giá trị thu được mỗi lần đo.
n: là số lần nhắc lại.
n

 (X
- Độ lệch chuẩn:   

i

 X) 2


i 1

- Sai số trung bình: m  

n 1

(với n ≥ 30)


(với n ≥ 30)
n

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

17


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng
3.1.1. Khả năng sinh trưởng của mầm
Sự sinh trưởng của mầm phản ánh chất lượng củ giống. Nếu tỉ lệ mọc
mầm cao và khả năng mọc mầm sau khi trồng mạnh chứng tỏ chất lượng củ
giống tốt. Kết quả theo dõi chỉ tiêu này của hai giống khoai tây trong 16
ngày bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi trồng (cách 2 ngày đếm 1 lần) được trình
bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Sự nảy mầm của giống khoai tây Diamant và Solara
(tổng số 80 củ)
Giống

Kiểu bảo
quản

Ngày theo dõi
30/10

01/11

03/11

05/11

07/11

09/11

Diamant Bảo quản
kho lạnh
Solara

0

6

21


45

60

76

0

7

19

43

65

78

Diamant Bảo quản
bình
Solara
thường

7

23

46

59


75

75

8

22

36

53

77

77

Qua phân tích kết quả về khả năng nảy mầm ở bảng 3.1 chúng tôi
thấy:
- Giống khoai tây Diamant và Solara bảo quản bình thường có số
lượng mầm nhô lên mặt đất trước tiên là lớn nhất. Giống được bảo quản
trong điều kiện nhà lạnh chưa mọc mầm.
- Từ ngày thứ 6 trở đi các giống Diamant và Solara được bảo quản
trong điều kiện bình thường mọc lên rất nhanh. Sau đó là 2 giống Diamant
và Solara được bảo quản trong kho lạnh cũng bắt đầu mọc mầm. Sau 16
Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

18



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

ngày các giống bảo quản kho lạnh và bảo quản bình thương đều đã mọc
mầm gần hết. Như vậy, xét về khả năng sinh trưởng của mầm thì ta thấy ở
cả 2 kiểu bảo quản tỉ lệ mọc mầm là tương đương nhau. Tuy nhiên, bảo
quản giống theo phương pháp thông thường củ giống mọc mầm nhanh hơn.
Theo chúng tôi sở dĩ giống bảo quản bình thường mọc mầm nhanh vì ngay
từ ban đầu mầm đã phát triển cao hơn so với giống bảo quản lạnh.
3.1.2. Số nhánh trên một khóm (nhánh/khóm)
Chúng tôi tiến hành đếm số nhánh/khóm vào 3 thời điểm. Mỗi giống
đếm 30 khóm. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Số nhánh/khóm của giống khoai tây Diamant và Solara
(nhánh/khóm)
Thời điểm theo dõi
Giống

Kiểu bảo
quản

Diamant
Solara
Diamant
Solara

15 ngày

20 ngày


25 ngày

Bảo quản
kho lạnh

1,10 ± 0,01

1,56 ± 0,01

2,23 ± 0,01

1,21 ± 0,02

1,76 ± 0,01

2,45 ± 0,03

Bảo quản
bình thường

1,70 ± 0,02

2,34 ± 0,02

3,26 ± 0,03

1,68 ± 0,03

2,35 ± 0,03


3,37 ± 0,03

Qua phân tích số liệu bảng 3.2 chúng tôi thấy:
- Giống khoai tây Diamant và Solara được bảo quản bình thường có
số lượng nhánh/khóm là cao nhất. Sau đó, là 2 giống được bảo quản trong
điều kiện nhà lạnh. Bảo quản giống theo phương pháp thông thường củ
giống có số nhánh/khóm cao hơn vì ngay từ ban đầu mầm đã phát triển
nhanh hơn so với giống bảo quản lạnh.
- Đến giai đoạn 25 ngày sau khi trồng số nhánh/khóm đã có sự ổn
định tương đối, chuẩn bị cho quá trình phát triển ở củ. Do đó không tiến
hành theo dõi chỉ tiêu này ở các giai đoạn tiếp theo.

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

19


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

3.1.3. Chiều cao cây (cm/cây)
Chiều cao cây thể hiện đặc trưng của giống, tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây phản ánh khả năng sinh trưởng của mỗi giống. Để xác định sự sinh
trưởng chiều cao của các giống khoai tây chúng tôi tiến hành đo liên tục vào
4 thời kì. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.1.

Bảng 3.3. Chiều cao của giống khoai tây Diamant và Solara
Đơn vị: cm
Thời điểm theo dõi

Kiểu bảo quản

Giống
30 ngày

Kho lạnh I

40 ngày

50 ngày

60 ngày

23,15 ± 1,22 34,34 ±1,34 45,21 ± 1,32

45,61±1,22

31,13 ±2,13

42,14 ±1,24

46,14±2,01

45,61 ± 2,11

74,37%

81,49%

97,98%


100,00%

Diamant
Bình thường II
So sánh I và II
(%)
Kho lạnh I

22,34 ± 1,34 32,45 ±2,01 43,14 ± 1,22 42,34 ± 1,45
Solara

Bình thường II
So sánh I và II
(%)

30,91 ± 1,76 40,56 ±2,09 43,45 ± 2,23 41,22 ± 1,79
72,27%

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

80,00%

20

99,28%

102,71%



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

Khoa Sinh - KTNN

Diamant - Bảo quản
lạnh
Diamant - Bảo quản
bình thường
Solara - Bảo quản
lạnh
Solara - Bảo quản
bình thường
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Hình 3.1. Đồ thị động thái tăng chiều cao các giống khoai tây (cm)

Phân tích kết quả ở bảng 3.3 và đồ thị hình 3.1 chúng tôi thấy rằng:
Giai đoạn 30 ngày và 40 ngày các giống bảo quản lạnh có chiều cao thấp
hơn so với giống bảo quản bình thường. Cụ thể, giống Diamant lần lượt là

74,37% và 81,49% so với giống bảo quản bình thường. Còn Solara giá trị tương ứng là
72,27% và 80,00%. Tuy nhiên, các giai đoạn sau thì chiều cao cây của các giống bảo quản
lạnh và bình thường tương đương nhau.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống bảo quản lạnh tốt hơn so với
bảo quản bình thường. Theo chúng tôi, sỡ dĩ chiều cao cây của các giống bảo quản thường
giai đoạn đầu cao hơn là vì ngay từ đầu các giống này đã có mầm dài hơn, mọc sớm hơn
[bảng 3.1]. Nhưng về sau do các giống bảo quản lạnh trẻ sinh lý hơn nên tăng trưởng
nhanh hơn.
3.1.4. Đường kính thân
Đường kính thân lớn sẽ chứng tỏ sự sinh trưởng mạnh mẽ của cơ
quan sinh dưỡng trên mặt đất và là điều kiện thuận lợi cho sự vận chuyển,
tích luỹ các sản phẩm đồng hoá về củ sau này. Sau khi thu thập và xử lý số
liệu chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.2.

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

21


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

Bảng 3.4. Đường kính thân của giống khoai tây Diamant và Solara
Đơn vị: cm
Thời điểm theo dõi
Kiểu bảo quản

Giống
30 ngày


Kho lạnh I

40 ngày

50 ngày

60 ngày

0,47 ±0,01 0,51 ±0,51 0,68 ±0,01 0,69 ±0,02
Diamant

Bình thường II

0,42 ±0,02 0,47 ±0,02 0,54 ±0,01 0,55 ±0,02

So sánh I và II
(%)

111,9%

Kho lạnh I

108,51%

125,93%

125,45%

0,44 ±0,01 0,50 ±0,01 0,65 ±0,01 0,67 ±0,01

Solara

Bình thường II
So sánh I và II
(%)

0,45 ±0,01 0,47 ±0,02 0,55 ±0,02 0,55 ±0,01
97,78%

106,38%

118,18%

121,82%

0,8
0,7
Diamant - Bảo quản
lạnh

0,6

Diamant - Bảo quản
bình thường

0,5
0,4
0,3

Solara - Bảo quản

lạnh

0,2

Solara - Bảo quản
bình thường

0,1
0
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Hình 3.2. Đồ thị động thái tăng đường kính thân của các giống khoai
tây (cm)

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

22


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

Phân tích kiết quả nghiên cứu đường kính thân của các giống khoai
tây ở bảng 3.4 và hình 3.2 chúng tôi thấy: sau 30 ngày trồng đường kính
thân của các giống tăng mạnh.
Giai đoạn 1: Giống Diamant được bảo quản trong nhà lạnh có đường
kính thân lớn hơn giống Diamant bảo quản bình thường. Nhưng giống
Solara bảo quản lạnh lại có đường kính thân nhỏ hơn giống Solara bảo quản
bình thường.

Giai đoạn 2: Các giống có đường kính thân trung bình lớn hơn là
giống được bảo quản trong nhà lạnh. Đường kính thân trung bình của giống
bảo quản bình thường cũng tăng lên.
Giai đoạn 3 và giai đoạn 4: Tốc độ sinh trưởng của thân tăng nhanh
đối với giống được bảo quản trong nhà lạnh ở giai đoạn 3, cao hơn hẳn so
với giống bảo quản bình thường, sau đó tăng chậm và có xu hướng giảm. Do
phần gốc không có khả năng quang hợp nữa nhưng vẫn hô hấp mạnh. Các
giống bảo quản trong nhà lạnh có đường kính thân lớn nhất, sau đó là giống
bảo quản bình thường.
Xét về sự tăng trưởng của thân qua các giai đoạn có thể xếp chúng
theo thứ tự như sau: mạnh nhất là Solara bảo quản nhà lạnh tăng khoảng
0,23cm (từ 0,44cm ở giai đoạn 1 lên 0,67cm ở giai đoạn 4). Tiếp đến là
Diamant bảo quản kho lạnh (tăng 0,22 cm). Sau cùng là Diamant va Solara
bảo quản bình thường. Có kết quả như vậy là do giống bảo quản kho lạnh có
khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn trong quá trình sống.
3.1.5. Khối lượng tươi của thân, lá (g/cây)
Khối lượng tươi của thân, lá của cây là một trong những chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống khoai tây.
Giống nào có khối lượng tươi trung bình thân, lá cao có nghĩa là khả năng
sinh trưởng mạnh, kích thước thân lớn và bộ lá phát triển. Kết quả nghiên
cứu chúng tôi trình bày tại bảng 3.5 và hình 3.3a và 3.3b.
Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

23


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái


24

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II

Khoa Sinh - KTNN

Bảng 3.5. Khối lượng tươi trung bình thân, lá của giống khoai tây
Diamant và Solara
Đơn vị: (g)
Thời điểm theo dõi
Kiểu bảo quản

Kho lạnh I

Giống

Diamant

Bình thường II
So sánh I và II

Bình thường II
So sánh I và II
(%)

40 ngày


50 ngày

Solara

60 ngày

Thân



Thân



Thân



Thân



19,12

23,17

22,31

42,12


27,45

49,56

26,31

55,41

18,07

26,56

22,87

43,01

23,45

44,21

23,17

46,12

105,81% 87,24% 97,55% 97,93% 117,06%

(%)
Kho lạnh I

30 ngày


112,1%

113,55% 120,14%

18,21

22,79

23,34

40,89

27,98

48,66

25,34

43,21

17,89

26,15

23,45

42,43

24,01


45,12

23,05

46,05

101,79% 87,15% 99,53% 96,37% 116,53% 107,85% 109,93%

50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

93,83%

Diamant - Bảo quản
lạnh
Diamant - Bảo quản
bình thường
Solara - Bảo quản lạnh
Solara - Bảo quản bình
thường


Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Hình 3.3a. Đồ thị tăng trưởng khối lượng tươi của thân các giống khoai
tây (g)

Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thái

25


×