Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Phân loại giống cóc mày leptobrachium thuộc họ cóc bùn megophryidae ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 47 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Ngô Thái Lan, đồng thời em
cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Khoa Sinh KTNN cùng các thầy cô công tác tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Đây là một đề tài mới, thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm có hạn nên
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo, các
bạn sinh viên quan tâm đóng góp, bổ sung ý kiến để giúp cho đề tài nghiên
cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Người thực hiện

Phùng Thị Hiền

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện cùng với sự hướng dẫn
của TS. Ngô Thái Lan, không trùng với bất kì đề tài nào khác. Các số liệu nêu
trong đề tài là trung thực, được thu thập từ thực nghiệm và qua xử lí thống kê,
không có sự sao chép, bịa đặt.
Nếu có gì sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Người cam đoan

Phùng Thị Hiền

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn

1


Lời cam đoan

2

MỞ ĐẦU

5

1. Lí do chọn đề tài

5

2. Mục đích nghiên cứu

6

3. Nội dung nghiên cứu

6

4. Ý nghĩa của đề tài

6
8

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lược sử nghiên cứu phân loại Lưỡng cư trên thế giới

8


1.2. Lược sử nghiên cứu phân loại Lưỡng cư ở Việt Nam

8

1.3. Lược sử nghiên cứu giống Cóc mày ở Việt Nam

10

Chương 2. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
11

NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu

11

2.2. Đối tượng nghiên cứu

11

2.3. Phương pháp nghiên cứu

12
13

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khóa định loại các loài thuộc giống Cóc mày

13


Leptobrachium ở Việt Nam
3.2. Đặc điểm hình thái các loài thuộc giống Cóc mày

15

Leptobrachium ở Việt nam
3.2.1. Cóc mày bana Leptobrachium banae

15

3.2.2. Cóc mày đốm vàng Leptobrachium xanthospilum

17

3.2.3. Cóc mày mou - hot Leptobrachium mouhoti

19

3.2.4. Cóc mày sapa Leptobrachium chapaense

20

Trường ĐHSP Hà Nội 2

3

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

3.2.5. Cóc mày vân nam Leptobrachium promustache

26

3.2.6. Cóc mày việt nam Leptobrachium pullum

28

3.2.7. Ếch gai hàm ngọc linh Leptobrachium ngọclinhense

30

3.2.8. Ếch gai hàm sapa Leptobrachium echinatum

32

3.3. Đặc điểm nơi sống và vùng phân bố của loài

35

3.3.1. Nơi sống và vùng phân bố của Cóc mày bana, Cóc mày
đốm vàng, Cóc mày mou-hot

35

3.3.2. Nơi sống và vùng phân bố của Cóc mày sapa,
Ếch gai hàm sapa, Cóc mày vân nam


36

3.3.3. Nơi sống và vùng phân bố của Cóc mày việt nam và Ếch
gai hàm ngọc linh

39
41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

41

2. Kiến nghị

41
42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ĐHSP Hà Nội 2

4

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Tự nhiên đã ban tặng cho nước ta nguồn động thực vật rất đa dạng và
phong phú. Trong đó có nhiều loài quý hiếm có giá trị kinh tế cũng như giá trị
thẩm mĩ và khoa học cao. Đặc biệt, nhóm động vật phải kể đến lớp Lưỡng cư
là lớp có khá nhiều loài đặc hữu. Trong lớp này có giống Cóc mày
Leptobrachium thuộc họ Cóc bùn Megophryidae là giống có nhiều loài đặc
hữu của Việt Nam. Trên thế giới, giống này có 19 loài thì có tới 8 loài phân
bố ở Việt Nam [3]. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động sống của con người ngày
càng diễn ra mạnh mẽ đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới sự tồn tại và
phát triển của các loài này thông qua việc làm biến đổi môi trường sống tự
nhiên của chúng. Một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do bị thu hẹp
nơi sống hay bị con người săn bắt và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Việc đi sâu nghiên cứu tìm hiêu về các loài thuộc giống Cóc mày để nhận
biết, bảo vệ và phát triển chúng là việc làm cấp thiết. Song, cho tới nay chưa
có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm phân loại
giống Cóc mày ở Việt Nam. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Phân loại giống
Cóc mày Leptobrachium thuộc họ Cóc bùn Megophryidae ở Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hoàn thành công trình phân loại giống Cóc mày Leptobrachium ở
Việt nam
3. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá các hệ thống phân loại giống Cóc mày
Leptobrachium để lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc nghiên cứu
giống này ở Việt Nam.
- Xây dựng bản mô tả giống Cóc mày Leptobrachium ở Việt Nam.


Trường ĐHSP Hà Nội 2

5

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

- Xây dựng khóa định loại các loài thuộc giống Cóc mày
Leptobrachium ở Việt Nam.
- Mô tả các loài thuộc giống Cóc mày Leptobrachium ở Việt Nam.
- Tìm hiểu một số thông tin về phân bố, sinh học, sinh thái của các loài
thuộc giống Cóc mày Leptobrachium ở Việt Nam.
- Tìm hiểu giá trị tài nguyên (giá trị khoa học, giá trị thẩm mĩ, giá trị sử
dụng…) của các loài thuộc giống Cóc mày Leptobrachium ở Việt Nam.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung thêm dẫn liệu mới về đặc điểm hình thái và vùng phân bố của
các loài thuộc giống Cóc mày ở Việt Nam, cung cấp thêm kiến thức cho
chuyên khảo Lưỡng cư - Bò sát học và phần sinh thái học động vật.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên cơ sở phân loại giống Cóc mày có thể nhận biết các loài thuộc
giống này ở ngoài tự nhiên. Từ đó có biện pháp bảo vệ, phát triển chúng làm
tăng độ đa dạng sinh học cho khu hệ động vật ở Việt Nam.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


6

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lược sử nghiên cứu phân loại Lưỡng cư trên thế giới
Lịch sử phát triển của khoa học phân loại sinh vật là một quá trình phát
triển không đồng đều ở các nhóm sinh vật. Đối với những nhóm động vật nói
chung và Lưỡng cư nói riêng, việc phân loại nhìn chung mới chỉ thực sự phát
triển ở các nước phát triển vùng ôn đới. Ở các nước kém phát triển ở vùng
nhiệt đới như châu Phi, châu Á, Mĩ Latinh, việc phân loại động vật, đặc biệt
là Lưỡng cư còn đang trong thời kì sơ khai [5].
1.2. Lược sử nghiên cứu phân loại Lưỡng cư ở Việt Nam
Lưỡng cư ở Việt Nam đã được nghiên cứu từ cuối thế kỉ XIX. Song
thời đó chủ yếu là do các nhà khoa học nước ngoài tiến hành như: Tirant
(1985); Boulenger (1903); Smith (1921,1924,1932). Đáng chú ý nhất là công
trình nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát Đông Dương của Bourret từ 1934-1944,
trong đó có nước ta [1].
Sau khi hòa bình lặp lại ở miền Bắc Việt Nam (1954) các nghiên cứu
về thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát mới được tăng cường bởi các tác giả
Việt Nam.
1970-1990: Đã có thêm một số công trình: “Kết quả điều tra cơ bản
động vật miền Bắc Việt Nam”, 1981 (phần Lưỡng cư, Bò sát) của tác giả Trần
Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã thống kê được 159 loài Bò sát, 69
loài Lưỡng cư [17]. “Tuyển tập báo cáo kết quả điều tra thống kê động vật

Việt Nam” (1985) của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, đã thống kê
được 350 loài Lưỡng cư, Bò sát; trong đó Bò sát có 260 loài, Lưỡng cư là 90
loài. Ngoài ra, các tác giả còn phân tích sự phân bố các loài ở các sinh cảnh
[1].

Trường ĐHSP Hà Nội 2

7

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

1990-2002: Đây là giai đoạn nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát nước ta
được tăng cường. Đặc biệt nhiều nhất là từ năm 1995 trở lại đây có các tác
giả: Đinh Thị Phương Anh, Hồ Thu cúc, Hoàng Nguyễn Bình, Ngô Đắc
Chứng, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn
Trường Sơn, Nguyễn Minh Tùng, Nguyễn Quảng Trường…đưa ra danh sách
thành phần loài ở một số vùng: Vườn Quốc gia Bạch Mã có 49 loài Lưỡng cư,
Bò sát [11]; Vườn quốc gia Ba Vì có 62 loài thuộc 16 họ [8], 3 bộ; vùng núi
Ngọc Linh (Kon Tum) có 53 loài thuộc 30 họ, 4 bộ [1];…
Ngoài những công trình nghiên cứu về khu hệ còn có những công trình
nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học. Cụ thể là năm 1996-1997
Trần Kiên và Nguyễn Kim Tiến có đề tài: “Cơ sở sinh thái học của việc chăn
nuôi ếch đồng và tắc kè” [1].
Ngoài ra, Hồ Thu Cúc và Nikolai Orlov đã nghiên cứu 10 loài thuộc
giống Ếch cây Rhacophorus [4]. Trong đó đã mô tả đặc điểm hình thái, tập

tính hoạt động của mỗi loài. Lê Nguyên Ngật có công trình nghiên cứu bổ
sung một số tập tính của Cá cóc tam đảo Paramesotriton deloustali nuôi trong
bể kính…
Các kết quả nghiên cứu trên đã được công bố rộng rãi, trở thành mối
quan tâm của nhiều người dưới nhiều góc độ khác nhau. Song vẫn còn ít tác
giả nghiên cứu về việc phân loại Lưỡng cư. Việc phân loại thường ở bậc họ
và chủ yếu là những họ quen thuộc.
Năm 1977, tác giả Đào Văn Tiến nghiên cứu về định loại Ếch nhái ở
Việt Nam.
Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thái, Andrew Grieser John, Cao
Tiến Trung, Hồ Anh Tuấn, Chu Văn Dũng (2008), trong công trình: “Ếch
nhái, Bò sát ở khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống” đã đề cập đến phân loại
các họ thuộc lớp Lưỡng cư và Bò sát [9].

Trường ĐHSP Hà Nội 2

8

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

Nhìn chung, số lượng công trình nghiên cứu phân loại Lưỡng cư còn
hạn chế. Việc phân loại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là phân loại ở bậc dưới
họ như phân loại giống…
1.3. Lược sử nghiên cứu giống Cóc mày ở Việt Nam
Giống Cóc mày Leptobrachium thuộc họ Cóc bùn Meggophryidae, bộ

Lưỡng cư không đuôi Anura nằm trong lớp Lưỡng cư. Đây là giống có nhiều
loài quý hiếm ở Việt Nam cũng như trên thế giới. 8 loài trong giống này phân
bố ở Việt Nam được một số nhà khoa học nghiên cứu nhưng chỉ dưới dạng
các công bố mới hoặc mô tả loài nào đó chưa có hệ thống và chưa đầy đủ.
Năm 1921: M. A. Smith công bố loài Cóc mày việt nam với tên khoa
học đầu tiên là Megalophrys haseltii var. pullus. Sau đó, vào năm 1983, A.
Dubois tiếp tục nghiên cứu về loài này và đặt tên lại là Leptobrachium pullum
(Alytes, 2: 148) [12].
Năm 1934-1937: Bourret có công trình nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát
Đông Dương, trong đó có nghiên cứu về các loài ở Việt Nam. Năm 1937, ông
công bố loài Cóc mày sapa với tên khoa học đầu tiên là Megophrys
chapaensis (Bull. Gén. Instr. Publ., Hanoi, 4(14): 18). Năm 1980: A. Dubois
tiếp tục nghiên cứu và đổi tên loài này thành Leptobrachium chapaense (Bull.
Mens. Soc. Linn. Lyon, 49: 476) [12].
Năm 1998, A. Lathrop, R. W. Murphy, N. L. Orlov và Hồ Thu Cúc
phát hiện loài cóc mày đốm vàng và công bố với tên khoa học Leptobrachium
xanthospilum (Russ. Jour. Herpetol., 5(1): 57) [12].
Cùng thời gian này các tác giả trên công bố thêm loài Cóc mày bana
Leptobrachium banae (Russ. Jour. Herpeto., 5(1): 58) [12].
Trong năm 1998, có thêm công bố về loài Ếch gai hàm sapa của các
tác giả A. Dubois, A. Ohler đặt tên khoa học của loài là Leptobrachium
(Vibrassiphora) echinatum (Dumerilia, 4(1): 4). Tuy nhiên, việc sắp xếp loài

Trường ĐHSP Hà Nội 2

9

Khoa Sinh - KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

này thuộc giống Leptobrachium hay giống phụ Vibrissaphora vẫn còn nhiều
tranh cãi. Năm 2008, D. Q. Rao, A. Winkingson, Y. Zeng, S. Li và J. Fu
thống nhất đặt tên khoa học cho loài Ếch gai hàm sapa là Leptobrachium
echinatum, tên này được dùng cho tới ngày nay [12, 13].
Năm 2005, loài mới Cóc mày ngọc linh được phát hiện bởi N. L. Orlov,
lúc đó tác giả xác định nó thuộc giống phụ Vibrissaphora nên đặt tên cho nó
là Vibrissaphora ngoclinhensis. Đến năm 2008, công trình nghiên cứu về loài
này của D.-Q. Rao và A. Winkingson (Mol. Phylogenet. Evol., 46: 69) và
công trình của Y.Zheng, S. Li, J. Fu (Mol. Phylogenet. Evol., 46; 702) cùng
chuyển loài này về giống Leptobrachium với tên gọi

Leptobrachium

ngoclinhense [3, 12].
Năm 2006, B. L. Stuart, K. Sok và T. Neang đã phát hiện và công bố
loài Cóc mày mou - hot Leptobrachium mouhoti (Raffles Bull. Zool.,54(1):
131), đưa danh sách các loài thuộc giống Cóc mày ở Việt Nam lên 7 loài.
Mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu về Bò sát và Ếch nhái của Bảo tàng
Lịch sử Tự nhiên Hoa Kì và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam
vừa công bố loài Cóc mày vân nam ở Việt Nam trên tạp chí Herpetology, số
2, năm 2009 [20]. Vậy tổng số loài thuộc giống Cóc mày ở Việt Nam là 8
loài.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

10


Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

Chương 2. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2009 đến tháng 5/2010.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- 8 loài thuộc giống Cóc mày Leptobrachium ở Việt Nam:
Cóc mày bana Leptobrachium banae
Cóc mày đốm vàng Leptobrachium xanthospilum
Cóc mày mou - hot Leptobrachium mouhoti
Cóc mày sapa Leptobrachium chapaense
Cóc mày vân nam Leptobrachium promustache
Cóc mày việt nam Leptobrachium pullum
Ếch gai hàm ngọc linh Leptobrachium ngọclinhense
Ếch gai hàm sapa Leptobrachium echinatum
- Mẫu vật và các tài tiệu liên quan đến giống Cóc mày Leptobrachium
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu, thu thập các tài liệu có liên quan đến giống Cóc mày
Leptobrachium
2.3.2. Phương pháp quan sát, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Quan sát, đo đếm các số liệu hình thái trực tiếp các mẫu thuộc giống

Cóc mày Leptobrachium có ở Bảo tàng Động vật - Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam.
Kích thước các phần cơ thể ếch nhái:
SVL. Dài thân, tính từ mút mõm đến khe huyệt
HL. Dài đầu, tính từ mút mõm đến góc sau hàm dưới

Trường ĐHSP Hà Nội 2

11

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

HW. Rộng đầu, bề rộng lớn nhất của đầu, thường là khoảng cách hai
góc sau của hàm
SE. Dài mõm, khoảng cách từ mút mõm đến bờ trước của mắt
IN. Gian mũi, khoảng cách bờ trong hai lỗ mũi
OrbD. Đường kính mắt, bề dài lớn nhất của ổ mắt
IUE. Gian mí mắt, khoảng cách nhỏ nhất giữa hai bờ trong của mí mắt
TYD. Dài màng nhĩ, bề dài lớn nhất của màng nhĩ
FLL. Dài ống tay, từ khuỷu tới gốc củ bàn ngoài
FL. Dài đùi, từ khe huyệt đến khớp gối
TL. Dài ống chân, từ khớp gối đến cuối khớp ống-cổ
TW. Rộng ống chân, bề rộng lớn nhất của ống chân
FOL. Dài bàn chân, từ gốc củ bàn trong đến mút ngón dài nhất
IMT. Dài củ bàn trong


Trường ĐHSP Hà Nội 2

12

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

2.3.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm Excell để thống kê các số liệu hình thái cơ thể của
các loài trong giống Cóc mày.
Dựa trên đặc điểm hình thái của các loài giống Cóc mày, chúng tôi xây
dựng khóa định loại theo nguyên tắc khóa lưỡng phân của Nguyễn Anh Diệp,
Trần Ninh, Nguyễn Xuân Quýnh [2].

Trường ĐHSP Hà Nội 2

13

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khóa định loại giống Cóc mày Leptobrachium ở Việt Nam
1(6)

Có gai hàm

2(5)

Gai hàm xuất hiện suốt thời kì trưởng thành đến chết

3(4)

Gai ở hai bên hàm…...……………Leptobrachium echinatum

4(3)

Gai không ở hai bên hàm, gai ở vùng ổ mắt….........................

………………………………………………..Leptobrachium ngoclinhense
5(2)

Gai chỉ xuất hiện vào mùa sinh sản, ở vùng môi trên………...

………………………………………………...Leptobrachium promustache
6(1)

Không có gai hàm

7(10)


Tay không có màng bơi

8(9)

Màng nhĩ to, rõ……..………...……….Leptobrachium banae

9(8)

Màng nhĩ không rõ.…...…..….…..Leptobrachium chapaense

10(7)

Tay không có màng bơi

11(12) Hông, sau chân và cằm có những nốt vàng to và rõ…………..
………………………………………………..Leptobrachium xanthospilum
12(11) Hông, sau chân và cằm không có nốt vàng…………………...
……………………………………………...….Leptobrachium pullum

Để xây dựng khóa định loại trên chúng tôi dựa vào đặc điểm đặc trưng
của các loài thuộc giống Cóc mày, thể hiện ở bảng 1.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

14

Khoa Sinh - KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

15

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

3.2. Đặc điểm hình thái giống Cóc mày
3.2.1 Cóc mày bana Leptobrachium banae Lathrop, Murphy, Orlov &
Ho, 1998
Leptobrachium banae A. Lathrop, R. W. Murphy, N. L. Orlov & C. T.
Ho, 1998, Russ. Jour. Herpeto., 5(1) :58.
Tên tiếng Anh: Spade foot toad
Tên tiếng Việt: Cóc mày bana
Tư liệu nghiên cứu:
- Holotype: ROM 32200, mẫu con cái do thợ săn người Bana thu được
ngày 26/6/1998 cách làng Krongpa 2 km về phía đông, độ cao 850m [9].
- Paratype: 18 mẫu do N. Orlov, Murphy, Lowcock, Lathrop và thợ săn
người Bana thu được từ ngày 21 đến ngày 26/6/1998 gần điểm thu Holotype.
Gốc của tên loài:
Tên khoa học có gốc từ chữ Bana là tên của dân tộc ít người nơi thu
được mẫu.

Đặc điểm nhận biết:
Màu sắc: Lưng và chi màu nâu tối với những điểm đỏ da cam trên lưng,
háng và bên sườn. Chân và tay có những băng đỏ da cam và đen. Bụng có
những nốt đỏ phân bố đều khắp. Tay và bàn chân xám kể cả củ bàn. Đầu
ngón trắng. Màng nháy trắng. Nửa trên mống mắt trắng.
Kích thước: Đây là loài có kích thước lớn (con cái dài thân từ 72,184,2mm; con đực: 57,2-70mm).

Trường ĐHSP Hà Nội 2

16

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

Hình 2. Cóc mày bana Leptobrachium banae
(theo Nguyễn Quảng Trường, mẫu ở Huế)
Đầu rộng, dẹt từ trên xuống. Gian mắt và trán phẳng. Gờ khoé mắt tròn,
vùng má xiên hơi lõm. Mũi gần đầu mõm hơn mắt. Mắt to và lồi, đường kính
bằng dài mõm. Màng nhĩ to khoảng 2/3 đường kính mắt và cách mắt một
khoảng bằng 4/5 đường kính màng nhĩ. Nếp trên màng nhĩ kéo từ góc sai mắt
đến khớp hàm. Gian mắt gần bằng 1/2 chiều rộng đầu, lưỡi 3/4 phía sau tự
do, xẻ hình chữ “V” rõ. Không có răng lá mía. Lỗ choane cách nhau một
khoảng hơi rộng hơn gian mũi.
Thân dài.
Chi trước có ngón dài, đầu ngón không phình. Ngón I ngắn hơn ngón
II, ngón II bằng ngón IV. Tay không có màng, diềm bên yếu. Củ bàn tay trong

ô van lồi, củ bàn ngoài nhỏ hơn củ bàn trong. Gờ dưới các ngón có kích thước
khác nhau ở mỗi ngón, củ ở gốc ngón không rõ.
Ngón chân 1/3 có màng. Củ bàn chân trong to bằng hoặc hơi dài hơn
ngón I, không có củ bàn ngoài. Củ dưới bàn chân giống trên bàn tay ở ngón
III, IV và V; hai củ trên ngón II; một củ trên ngón I. Gót không chồng lên
nhau khi chân vuông góc với thân.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

17

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

Da lưng nhẵn với mạng lưới các đường gân kéo tới hoặc gần tới mặt
trên của các chi. Sườn, ngực, bụng và họng có những mụn nhỏ. Mặt dưới của
chân nhẵn, có những mụn rải rác trên đùi và kéo đến bụng. Tuyến ngực ngay
sau khớp cánh tay. Vùng giữa khớp hàm và mắt có nhiều củ nhỏ.
Tiếng kêu của con đực loài này gồm hai tiếng to “crock…crock” nhắc
lại mỗi phút, tiếp theo là 5 – 8 âm yếu ngắt quãng. Vào mùa mưa, các mẫu
tìm thấy ở tầng sát đất trong tán rừng cách xa suối nước.
Các mẫu của loài Cóc mày bana (Leptobrachium banae) hiện đang
được lưu trữ tại Bảo tàng hoàng gia Ontario, Toronto Canada [4].
Giá trị: Loài này có giá trị khoa học cao.
Phân bố: Huế (A Lưới), Gia Lai (K Bang, Krong Pa).
Tình trạng bảo tồn: Bậc VU (Danh lục Đỏ IUCN, 2004) [3].

3.2.2. Cóc mày đốm vàng Leptobrachium xanthospilum Lathrop, Murphy,
Orlov & Ho, 1998
Leptobrachium xanthospilum A. Lathrop, R. W. Murphy, N. L. Orlov
& C. T. Ho, 1998, Russ. Jour. Herpetol., 5(1): 57.
Tên tiếng Anh: Yellow spoted spadefoot toad
Tên tiếng Việt: Cóc mày đốm vàng
Tư liệu nghiên cứu:
Holotype: ROM 32181, mẫu con cái trưởng thành do một thợ săn người
Bana bắt được ngày 25/9/1997 ở rừng trên núi cách làng Krongpa 2 km về
phía đông.
Paratype: 9 mẫu do Nikolai Orlov, Robert Murphy và Raoul Bain thu
được từ ngày 16 đến 27/6/1996 tại Trạm Lập.
Gốc của tên loài:
“Xantho” tiếng Hy Lạp có nghĩa là màu vàng, “Spilos” nghĩa là đốm,
điểm vết. Tên này để chỉ những đốm vàng rất rõ trên mình con cóc.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

18

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

Đặc điểm nhận biết:
Màu sắc: Lưng và chi màu nâu tối hay màu sôcôla tối. Chân có những
vệt sẫm phía trên đùi và đầu gối. Hông có 7 – 8 nốt vàng to và rõ. Bụng đồng

màu nâu sẫm với những mụn nâu sáng rải rác tập trung dày hơn ở họng và
cằm. Đầu ngón và các củ dưới bàn tay, chân màu trắng.
Kích thước: Cóc mày đốm vàng là loài Leptobrachium có kích thước
lớn (dài thân con đực 63,8-73,4 mm; con cái 83,2-84,8 mm). Lưng và chi màu
nâu tối. Viền mắt vàng, nửa trên mống mắt màu trắng. Tuyến ngực ở hốc nách
phía sau khớp tay.

Hình 3. Cóc mày đốm vàng Leptobrachium xanthospilum
(theo Nguyễn Quảng Trường, mẫu ở Kon Tum)
Đầu to, rộng, dẹt từ trên xuống. Gian mắt và trán phẳng. Gờ má tròn,
vùng má xiên, hơi lõm (Hình 3). Khoảng cách từ mũi đến đầu mõm bằng 1/3
khoảng cách từ mũi đến mắt. Mắt to và lồi, đường kính mắt lớn hơn dài mõm.
Màng nhĩ to bằng 2/3 đường kính mắt và cách mắt một khoảng bằng 4/5
đường kính màng nhĩ. Nếp da trên màng nhĩ kéo từ góc sau mắt tới khớp
hàm. Gian ổ mắt bằng 1/2 rộng đầu. Nửa sau lưỡi tự do, xẻ hình chữ “V” rõ.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

19

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

Không có răng lá mía. Lỗ choane cách nhau một khoảng bằng 1,5 lần gian
mũi.
Thân ngắn (Hình 3).

Chi ngắn, ngón chi dài. Chi trước có đầu ngón không phình. Ngón I dài
hơn ngón II, ngón II bằng ngón IV. Tay không có màng, diềm bên ngón yếu.
Củ bàn trong ô van lồi, củ bàn ngoài nhỏ hơn. Gờ dưới các ngón có kích
thước khác nhau, củ ở gốc ngón không rõ. Ngón chân 1/3 có màng. Củ bàn
chân trong to, dài bằng ngón I. Không có củ bàn ngoài. Củ dưới khớp giống ở
tay trên ngón III, IV, V; 1 củ trên ngón II; ngón I không có củ dưới khớp. Gót
chồng lên nhau nhiều khi chân vuông góc với thân [3].
Da lưng mịn với mạng lưới các gân nhỏ kéo đến mặt bên của chi và
mặt dưới cánh tay. Bụng, ngực, họng và vùng hậu môn có nhiều mụn nhỏ.
Loài này có thể phân biệt với tất cả các loài Leptobrachium khác bởi sự có
mặt của những nốt vàng to (màu kem trắng ở mẫu ướp) ở hông, sau chân và
cằm.
Các mẫu loài Cóc mày đốm vàng Leptobrachium xanthospilum hiện
đang được lưu trữ tại Bảo tàng hoàng gia Ontario, Toronto Canada.
Giá trị: Cóc mày đốm vàng có giá trị khoa học, là loài đặc hữu của Việt
Nam.
Phân bố: Kon Tum (Kon Plong), Gia Lai (KBang, Krong Pa) [12].
Tình trạng bảo tồn: Quý hiếm.
3.2.3. Cóc mày mou - hot Leptobrachium mouhoti Stuart, Sok & Neang,
2006
Leptobrachium mouhoti B. L. Stuart, K. Sok & T. Neang, 2006,
Raffeles Bull. Zool., 54(1): 131 [7]
Tên tiếng Anh: Mout’s spadefoot toad
Tên tiếng Việt: Cóc mày mou - hot

Trường ĐHSP Hà Nội 2

20

Khoa Sinh - KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

Tư liệu nghiên cứu:
Type: Mẫu con trưởng thành do các nhà khoa học Stuart, Sok và Neang
tìm được ở gữa đám rễ cây trong vũng nước nông bên bờ suối O Doeung Por,
trong rừng thường xanh trên đồi, ở khoảng 12018’0,64’’N, 107003’0,81’’E, độ
cao 500m, thuộc huyện O’Rang tỉnh Mondolkiri nước Cambodia [19].
Holotype: FMNH 262756
Gốc của tên loài: Chưa có dẫn liệu
Đặc điểm nhận biết: Chưa có dẫn liệu mô tả đặc điểm hình thái của
loài.
Giá trị: Đây là loài rất quý hiếm, có giá trị khoa học cao.
Phân bố: Huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Tình trạng bảo tồn: Quý hiếm.
3.2.4. Cóc mày sapa Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937)
Megophrys haseltii chapaensis R. Bouuret, 1937, Bull. Gén. Instr.
Publ., Hanoi, 4 (14): 18.
Leptobrachium (Leptobrachium) chapaense, A. Dubois, 1980, Bull.
Mens. Soc. Linn. Lyon, 49: 476.
Tên tiếng Anh: Chapa spadefoot toad
Tên tiếng Việt: Cóc mày sapa, Cóc mày hatxen, Cóc bùn (Việt), Tô
Khiết (H’Mông) [9].
Tư liệu nghiên cứu:
Syntypes: MNHN 38-89 đến 38-92, và MNHN 48-117 đến 48-120 (7
mẫu trong HNUV: B. 136-138, B. 174-179, Z. 207, Z. 247-251. MHNH
1948.0118 được chỉ định là mẫu chuẩn tuyển bởi Dubois và Ohler (1998).

Gốc của tên loài: Loài này được phát hiện đầu tiên ở Sapa nên được
gọi là Cóc mày sapa.
Đặc điểm nhận biết:

Trường ĐHSP Hà Nội 2

21

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

Màu sắc: Thân màu nâu sẫm, ở vùng má nhạt hơn ở thân (Hình 4). Hai
bên sườn, bụng, mặt dưới và phía sau chân nổi hạt rõ. Lưng có những vệt đen
trên nền sáng, kích thước và hình dạng khác nhau. Ở giữa mặt bụng màu
trắng.
Kích thước: Cơ thể có kích thước trung bình, chiều dài thân 6-7 cm
(Hình 4, 5).

Hình 4. Cóc mày sapa Leptobrachium chapaense
(theo Hồ Thu Cúc, mẫu thu ở Huế)

Hình 5. Cóc mày sapa Leptobrachium chapaense
(mẫu AMNH 13624 chụp ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật)

Trường ĐHSP Hà Nội 2


22

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

Hình 6. Mặt bụng Cóc mày sapa Leptobrachium chapaense
(mẫu AMNH 13624 chụp ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật)
Đầu to, đầu rộng hơn dài. Mõm tròn, không vượt quá hàm dưới. Mỗi
bên đầu có một vạch dọc kéo dài từ mõm qua mí mắt tới vùng thái dương. Gờ
má tù, vùng má lõm.

Hình 7. Đầu và chi trước Leptobrachium chapaense
(mẫu AMNH 13624 chụp ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật)

Trường ĐHSP Hà Nội 2

23

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

Màng nhĩ không rõ ràng. Mắt to, từ mí mắt có nếp da chạy chéo sang

gốc chi trước và có nếp gờ chạy dọc ra lỗ mũi. Khoảng cách hai mũi xấp xỉ
bằng bề rộng mí mắt trên. Mi mắt không có mấu. Mi dưới có một đốm màu
nâu. Cóc mày Sapa không có răng lá mía, lưỡi khuyết ở phía sau (Hình 8).
Cằm và họng có màu trắng bẩn, có hạt nhỏ (Hình 9).

Hình 8. Lưỡi Cóc mày sapa Leptobrachium chapaense
(mẫu chụp ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật)
Chi ngắn và mảnh. Chi trước có 4 ngón. Ngón I to nhất, dài hơn ngón
II. Ngón III dài nhất, có 3 vòng màu nâu tại gốc các khớp. Đầu các ngón hơi
phình to màu trắng. Dưới bàn chi trước có những u thịt lồi lên. Chi trước có
màu da sáng hơn chi sau, có 2 vòng màu nâu trên da chia chi trước thành các
đoạn sáng, sẫm không đều nhau.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

24

Khoa Sinh - KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Phùng Thị Hiền - K32B Sinh

Hình 9. Mặt dưới đầu, ngực và chi trước của Leptobrachium chapaense
(mẫu AMNH 13624 chụp ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật)
Chi sau có màu da loang lổ nâu và trắng xám không rõ nét (Hình 10,
11). Có 5 ngón; chiều dài các ngón tăng dần từ ngón Ivừa dài đến giữa khớp ngón IV. Các đầu ngón phình to hơn hẳn so với chi
trước. Màng bơi phát triển yếu, ngón chân có 1/4 màng. Khớp chày – cổ chân

chưa tới mắt. Củ bàn trong hình bầu dục, không có củ bàn ngoài.

Hình 10. Chi sau của Cóc mày sapa Leptobrachium chapaense
(mẫu AMNH 13624 chụp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật)

Trường ĐHSP Hà Nội 2

25

Khoa Sinh - KTNN


×