Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Phân tích nội dung thiết kế bài giảng theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chương II cấu trúc của tế bào SGK sinh học 10 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.52 KB, 67 trang )

Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI là thế kỷ đua tranh trí tuệ để phát triển, con người không
cạnh tranh bằng cơ bắp mà cạnh tranh bằng trí tuệ. Điều đó đòi hỏi ngành
giáo dục phải thay đổi cách dạy và học nhằm tạo ra lớp người tích cực, năng
động, sáng tạo nếu không thì cá nhân, cộng động, quốc gia không tồn tại.
Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo trong đó có sự đổi mới căn bản
về phương pháp dạy học, đó là định hướng chung không chỉ riêng nước ta mà
đang được quan tâm ở mọi quốc gia trên thế giới trong chiến lược phát triển
nguồn nhân lực con người, phục vụ các mục tiêu kinh tế Xã hội. Không có
đổi mới phương pháp dạy học sẽ không đạt được kết quả công nghiệp hoá Hiện đại hoá đất nước. Vì vậy nghị quyết trung ương, luật giáo dục, chỉ thị của
ngành đều nói đến đổi mới phương pháp dạy học.
Do đổi mới nội dung SGK. Năm học 2006 - 2007 hai bộ SGK lớp 10 cho hai
ban. Ban khoa học cơ bản và ban khoa học nâng cao được dạy ở tất cả các
trường THPT trong cả nước. Nội dung của SGK thay đổi theo hướng nâng cao
kiến thức sinh học, tế bào học và sinh học vi sinh vật. Cập nhật với sự phát
triển của KHCN - làm cho mâu thuẫn giữa lượng thông tin ngày càng nhiều
với thời gian có hạn của tiết học ngày càng găy gắt. Trong khi đó tình trạng
phổ biến hiện nay ở trường THPT là giáo viên và học sinh đã quen với phương
pháp dạy học truyền thống: Thầy thông báo kiến thức trò lắng nghe ghi chép.
Thực tiễn giảng dạy ở trường THPT đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu
một câu hỏi lớn. Làm thế nào để thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức các
hoạt động học tập của học sinh, vừa đảm bảo nội dung kiến thức trong một tiết
học vừa phát huy được vai trò chủ động của người học.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

Chúng tôi cho rằng: Nếu giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, có kỹ năng
phân tích bài giảng, xác định được các thành phần kiến thức, kiến thức trọng
tâm, lôgic các thành phần kiến thức, các kiến thức bổ sung, sẽ thuận lợi hơn
trong việc thiết kế các bài giảng theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
Chính vì những lý do trên. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào công
cuộc đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học. Tôi đã tiến hành chọn đề tài "Phân tích nội dung,
thiết kế bài giảng theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học. Chương II cấu trúc của tế bào - SGK - Sinh học
10 cơ bản".
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
- Vận dụng lý luận và phương pháp dạy học vào phân tích nội dung các
bài 7, 8, 9, 10, 11. Chương II - Cấu trúc của tế bào - Phần hai sinh học tế bào.
- Thiết kế một số bài giảng theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích nội dung, thiết kế bài giảng, 7, 8, 9, 10, 11 - Chương II thuộc Phần hai: Sinh học tế bào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng:
SGK sinh học 10 Chương II - Cấu trúc của tế bào. Phần hai - Sinh
học tế bào.


Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- SGK sinh học 10 cơ bản từ bài 7, 8, 9, 10 và 11 Chương II - Cấu trúc
của tế bào - Phần hai - Sinh học tế bào. Từ ngày 26/2/2006 đến ngày
20/4/2007.
- Học sinh lớp 10 tại trường THPT Long Châu Sa.
4. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
4.1. ý nghĩa khoa học:
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận cho phương pháp dạy học, theo hướng lấy
học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh.
4.2. ý nghĩa thực tiễn:
Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề đổi
mới phương pháp dạy học ,theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Đọc các tài liệu làm cơ sở xây dựng lý thuyết của đề tài:
- Tra cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
hoá người học.
- Đọc tài liệu lý luận dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, SGK sinh

học 10 cơ bản, sách giáo viên lớp 10 môn sinh học, các tài liệu về tế bào
học
5.2. Phương pháp quan sát sư phạm.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

Dự giờ trao đổi kinh nghiệm với giáo viên phổ thông về phương pháp
giảng dạy, theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
5.3. Phương pháp chuyên gia.
Xin ý kiến, nhận xét, đánh giá của giáo viên phổ thông về nội dung
nghiên cứu của đề tài.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

1.1. Lịch sử nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực
1.1.1 Trên thế giới.
Phương pháp dạy học tích cực có mầm mống từ thế kỷ XIX. Vào những
năm 20 của thế kỷ XX ở Anh đã bắt đầu thí điểm các lớp học mới. Đặc biệt
chú ý đến khái niệm. Tư duy của học sinh, các hoạt động độc lập.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1950 ở Pháp bắt đầu thí điểm 200
trường và sau đó triển khai rộng rãi ở tất cả các cấp học. Vào những năm 1970
- 1980. Bộ Giáo dục Pháp chủ trương khuyết khích áp dụng phương pháp dạy
học tích cực.
Năm 1950 - 1960: Liên Xô Cũ, Đức, Ba Lan, bắt đầu đổi mới phương
pháp dạy học, có những quy định cụ thể. Giáo viên không được cung cấp kiến
thức có sẵn cho học sinh, mà phải tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu, phát biểu
các định nghĩa, định luật.
1.1.2. Trong nước.
Vấn đề phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nhằm tạo những
con người lao động, sáng tạo, đã đặt ra từ những năm 1960, ngành giáo dục đã
có khẩu hiệu: Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Năm 1970 nghiên cứu đầu tiên về phương pháp dạy học tích cực của
giáo sư Trần Bá Hoành về phát huy trí thông minh của học sinh.
Năm 1980 trở đi được nhiều nhà lý luận dạy học quan tâm.
GS: Đinh Quang Báo (1981).

GS: Lê Đình Trung (1985).

TS: Vũ Đức Thành (1985).

GS: Vũ Đức Lưu(1995).

Trường ĐHSP Hà Nội 2


K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

Đặc biệt năm 1995 có hội thảo lớn về phương pháp dạy học tích cực
theo hướng hoạt động hoá người học.
Từ năm 2000 đến nay luôn đề cập đến phương pháp dạy học lấy học
sinh làm trung tâm trong tất cả các đợt thay sách, bồi dưỡng GV ở tất cả các
môn học. Cho đến bây giờ việc nghiên cứu, vận dụng phát huy tính tích cực
của HS đã có những bước khởi đầu rõ nét, tạo những bước chuyển biến tích
cực.
1.2. Tính tích cực học tập của học sinh.
1.2.1. Khái niệm về tính tích cực.
Chủ nghĩa duy vật xem tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con
người trong đời sống xã hội. Con người khác với động vật ở chỗ, con người
không chỉ tiêu thụ những gì có sẵn trong thiên nhiên mà còn chủ động sản
xuất ra những của cải, vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Sáng tạo ra nền văn hoá khoa học ở mỗi thời đại. Chủ động cải biến môi
trường tự nhiên và cải tạo xã hội.
Theo Pa Lốp: Tính tích cực là trạng thái hoạt động của chủ thể,
nghĩa là của con người hoạt động.
Theo LV Rebrova 1975: tính tích cực học tập của học sinh là một
hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt
động học tập của trẻ
1.2.2. Tính tích cực của học tập.
Tính tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động, chủ động của
chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực trong

hoạt động học tập - Về thực chất là tính tích cực của nhận thức, đặc trưng ở
khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh
tri thức.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học. Quá trình
nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa
biết. Mà nhằm lĩnh hội những tri thức của loài người đã tích luỹ được. Tuy
nhiên, trong học tập học sinh cũng phải khám phá ra những hiểu biết mới đối
với bản thân. Học sinh sẽ hiểu, ghi nhớ những gì nắm được qua hoạt động chủ
động, nỗ lực của chính mình.
Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập, liên quan trước hết với
động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự
giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích
cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo.
Ngược lại phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác,
hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.
Tích tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: Hăng hái trả lời
câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến
của mình trước vấn đề nêu ra, hay nêu thắc mắc, đỏi hỏi giải thích những vấn
đề chưa rõ một cách cặn kẽ, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước
những tình huống khó khăn.

Tính tích cực đạt những cấp độ từ thấp lên cao như:
- Bắt chước: Gắng sức làm theo mẫu hoạt động của thầy của bạn.
- Tìm tòi: Độc lập giải quyết vấn đề nêu ra. Tìm kiếm những
cách giải quyết khác nhau về một vấn đề
- Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới, độc lập, hữu hiệu.
1.3. Phương pháp tích cực.
Phương pháp tích cực (PPTC), là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở
nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực chủ động, sáng tạo cuả người học.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

Tích cực trong PPTC được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động,
trái nghĩa với hoạt động, thụ động. Chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu
cực.
PPTC hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá, hoạt động nhận thức
của người học. Nghĩa là tập trung và phát huy tính tích cực của người học chứ
không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy.
Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy, rõ ràng là cách dạy chỉ
đạo cách học. Nhưng ngược lại thói quen học tập của trò, có ảnh hưởng tới
cách dạy của thầy. Vì vậy giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động, để
dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa
sức, từ thấp lên cao. Đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác của thầy và trò.

Sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Theo tinh
thần đó dùng thuật ngữ Dạy và học tích cực.
Theo lý luận cơ bản về Dạy và học tích cực, (dự án Việt - Bỉ). Cũng
như tài liệu đổi mới phương pháp dạy học của Tác giả Trần Bá Hoành viện
khoa học giáo dục.
Phương pháp dạy học: Cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo,
tổ chức các hoạt động học tập, nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục
tiêutrong dạy học.
Minh hoạ qua sơ đồ:
Mục tiêu dạy - học
(Kiến thức - kỹ năng - thái độ)
Mặt bên ngoài (các thao tác
hành động của GV và HS)

Mặt bên trong (Cách tổ chức
động nhận thức của HS)

Phương pháp dạy - học.
PP dạy
(Hoạt động của GV)

Trường ĐHSP Hà Nội 2

PP học
(Hoạt động của HS)

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.


Đỗ Thị Thanh

Thầy chỉ đạo
Trò chủ động
PP DH: Cách thức hoạt động của GV
trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động
học tập nhằm giúp HS chủ động
đạt các mục tiêu dạy học

MT

MT giáo dục
của nhà trường

ND

PP

PT

TC

MT kinh tế xã hội
của cộng đồng.

ĐG

Quá trình dạy và học.
1.4. Định hướng đổi mới dạy và học.

NQTW 4 khoá VII

1 - 1993

NQTW 2 khoá VIII
12 - 1996
Luật giáo dục
12 - 1998.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh.

- Bồi dưỡng phương pháp tự học.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho
học sinh.
Cốt lõi: Hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập
thụ động.
1.5. Dạy học lấy người học làm trung tâm
1.5.1. Nguồn gốc và bản chất
Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục ở nước

ngoài và trong nước ta, kể cả một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo
thường nói tới việc cần thiết chuyển từ dạy học lấy GV làm trung tâm sang
dạy học lấy HS làm trung tâm.
Dạy học lấy HS làm trung tâm (HSTT) còn có một số thuật ngữ tương
đương: Dạy học tập trung vào người học, dạy học căn cứ vào người học, dạy
học hướng vào người học. Các thuật ngữ này có nội dung là làm nhấn mạnh
hoạt động học và vai trò HS trong quá trình dạy học, khác với tiếp cận truyền
thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò giáo viên.
Chuyển cách tiếp cận quá trình dạy học từ GVTT sang HSTT là một xu
hướng tất yếu, có lý do lịch sử. Trong lịch sử giáo dục, ở thời kỳ chưa hình
thành tổ chức trường lớp, việc dạy học đã được thực hiện theo phương thức
một thầy dạy một trò hoặc một thầy dạy cho một nhóm học trò. Học trò trong
nhóm có thể chênh lệch nhau khá nhiều về lứa tuổi và trình độ. Ví dụ thầy đồ
Nho ở nước ta thời kỳ phong kiến dạy trong cùng một lớp từ đứa trẻ bắt đầu
học Tam tự kinh đến môn sinh chuẩn bị thi tú tài cử nhân. Trong tổ chức
dạy học như vậy, ông thầy bắt buộc phải và cũng có điều kiện để thực hiện

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

cách dạy thích hợp với trình độ, năng lực, tính cách của mỗi học trò, phát huy
vai trò chủ động của người học. Tuy nhiên, dạy học kiểu như vậy thì năng
suất quá thấp.
Từ khi xuất hiện kiểu dạy trường lớp, một thầy dạy cho một lớp đông

học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đều thì GV khó có điều kiện chăm
lo cho từng HS. Từ đó hình thành kiểu dạy Thông báo - đồng loạt. GV quan
tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết
nội dung quy định trong chương trình và SGK, cố gắng làm cho mọi HS hiểu
và nhớ những điều GV giảng. Cách dạy như vậy đẻ ra cách học thụ động ,
thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ. Tình trạng này ngày càng phổ biến đã hạn
chế chất lượng, hiệu quả dạy và học không đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với
sản phẩm của giáo nhà trường. Để khắc phụ tình trạng đó, các nhà sư phạm
kêu gọi phát huy tính tích cực chủ động của HS , thực hiện dạy học phân
hoá quan tâm đến nhu cầu, khả năng của mỗi cá nhân HS trong tập thể lớp.
Phương pháp tích cực, dạy học HS làm trung tâm ra đời trong bối cảnh đó.
Theo quan điểm lịch sử thì đây là một sự trả lại vị trí vốn có từ thủa ban
đầu của người học. Trong quá trình dạy học người học vừa là đối tượng của
hoạt động dạy lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học,
dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực, chủ động cải biến chính
mình về kiến thức, kỹ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách vì không ai làm
thay được. Nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có
phương pháp học tốt thì hiệu quả của dạy sẽ rất hạn chế.
1.5.2. Đặc điểm.
Để làm rõ những đặc điểm của dạy học HSTT, có thể so sánh với dạy
học GVTT.
Việc so sánh dạy học HSTT với dạy học GVTT là cần thiết, để định
hướng đổi mới việc dạy học trong nhà trường hiện nay.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.


Đỗ Thị Thanh

1.5.2.1. Mục tiêu dạy học.
Điểm khác nhau cơ bản nhất là về mục tiêu.
Trong GVTT, người ta chăm lo trước hết đến việc làm thực hiện nhiệm
vụ của GV là truyền đạt hết những kiến thức đã qui định trong chương trình và
SGK, chú trọng khả năng và lợi ích của người dạy.
Trong HSTT, người ta hướng vào việc cho HS sớm thích ứng với đời
sống xã hội, hoà nhập và phát triển cộng đồng, tôn trọng nhu cầu, lợi ích, tiềm
năng của người học
1.5.2.2. Về nội dung dạy học.
Sự khác nhau về mục tiêu quy định sự khác nhau về nội dung.
Trong GVTT, chương trình học tập được thiết kế chủ yếu theo logic nội
dung khoa học của các môn học, chú trọng trước hết đến hệ thống kiến thức lý
thuyết, sự phát triển tuần tự các khái niệm, định luật, học thuyết khoa học.
Trong HSTT, cho rằng hệ thống kiến thức lý thuyết chưa đủ để đáp ứng
mục tiêu chuẩn bị cho cuộc sống. Cần chú trọng các kỹ năng thực hành vận
dụng kiến thức lý thuyết, năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề thực
tiễn.
1.5.2.3. Về phương pháp dạy học.
Sự khác nhau về mục tiêu và nội dung quy định sự khác nhau về phương
pháp.
Trong GVTT, phương pháp chủ yếu là thuyết trình giảng giải, thầy nói
trò ghi. GV lo trình bày cặn kẽ nội dung bài học, tranh thủ truyền thụ vốn hiểu
biết và kinh nghiệm của mình. HS tiếp thu thụ động, cố hiểu và nhớ những gì
GV đã giảng, trả lời những câu hỏi GV nêu ra về những vấn đề đã dạy.
Trong HSTT, người ta coi trọng việc tổ chức cho HS hoạt động độc lập
học theo nhóm (thảo luận, làm thí nghiệm, quan sát mẫu vật, phân tích bảng
số liệu)thông qua đó HS vừa tự lực nắm các tri thức, kỹ năng mới. Đồng

thời rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt về phương pháp nghiên

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

cứu. GV quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và
của tập thể HS để xây dựng bài học.
1.5.2.4. Về hình thức tổ chức dạy và học.
Trong GVTT, tổ chức trong phòng học mà bàn GV và bảng đen là điểm
thu hút sự chú ý của mọi HS.
Trong HSTT, thường bố trí thay đổi linh hoạt cho phù hợp với hoạt
động học tập trong tiết học, thậm chí theo từng phần trong học. Nhiều bài tiến
hành trong phòng thí nghiệm, ngoài trời, viện bảo tàng
1.5.2.5. Về đánh giá.
Trong GVTT, GV là người là độc quyền đánh giá kết quả học tập của
HS, chú đến khả năng ghi nhớ và tái hiện các thông tin GV đã cung cấp.
Trong HSTT, HS tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được
tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. GV phải hướng dẫn cho HS phát
triển kỹ năng tự đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lập
lại kỹ năng đã học mà khuyến khích óc sáng tạo, phát triển sự chuyển biến
thái độ hành vi của HS trước những vấn đề nảy sinh trong thực tế.
Kết luận: Về PPDH trong HSTTngười ta coi trọng việc tổ chức cho HS
hoạt động độc lập, chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng,
rèn luyện phương pháp tự học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Vì

vậy dạy học lấy HSTT chính là phương pháp tích cực.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

Chương 2
Phân tích nội dung - Thiết kế bài giảng
2.1. Phân tích nội dung.
Phần hai: Sinh học tế bào
Chương II: Cấu trúc của tế bào
Bài 7: Tế bào nhân sơ

1. Vị trí của bài trong chương
Bài: 7 là bài đầu tiên của chương II - Cấu trúc của tế bào - phần hai:
Sinh học tế bào.
2. Lôgíc kiến thức.
Trước hết khẳng định đây là một bài quan trọng. Cần phải dạy tốt làm
cơ sở học các bài sau. GV giúp HS hiểu thế giới sống được cấu tạo từ hai loại
tế bào là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Hiểu được tế bào nhân sơ có đặc
điểm và cấu trúc như thế nào? Để so sánh với các bài tiếp theo của chương.
Để nghiên cứu về tế bào nhân sơ, trước hết phải nắm được đặc điểm
chung của tế bào nhân sơ. GV cần lưu ý giúp HS hiểu được tại sao tế bào lại
cần có kích thước nhỏ? Tại sao S/V lớn lại dẫn đến khả năng phân bào nhanh
là câu hỏi khó hiểu đối với HS. Chính vì thế, GV cần đưa ra các hoạt động

thích hợp để làm sáng tỏ vấn đề này. S/V lớn tức là tỷ lệ giữa diện tích màng
tế bào so với đơn vị thể tích lớn, khiến cho tốc độ trao đổi chất qua màng
nhanh dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh. Ngoài ra kích
thước tế bào nhỏ, thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế
bào cũng diễn ra nhanh hơn. Dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia
nhanh.
Cấu tạo tế bào nhân sơ, GV cần lưu ý giúp HS nắm được tế bào nhân sơ
có cấu tạo đơn giản thể hiện ở đặc điểm. Trong tế bào chất không có hệ thống

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

nội màng chia tế bào thành các khoang nhỏ. Tế bào không có các bào quan
bào bọc mà chỉ có Ribôxôm với kích thước nhỏ (nhỏ hơn so với tế bào nhân
thực). Ngoài ra, cũng cần cho HS thấy hầu hết các loài vi khuẩn đều có thành
tế bào. Biết được các đặc điểm khác nhau này, chúng ta có thể dùng các loại
thuốc kháng sinh để tiêu diệt tế bào vi khuẩn gây bệnh, mà không làm tổn
thương đến tế bào của người.
Ví dụ: Thuốc kháng sinh Pênxilin có tác dụng ngăn cản sự tổng hợp
thành tế bào của nhiều loại vi khuẩn.
3. Thành phần kiến thức.
3.1. Các thành phần kiến thức.
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
II. Cấu tạo của tế bào nhân sơ.

1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.
a. Thành tế bào.
- Thành phần hoá học.
- Vai trò.
- Vi khuẩn chia làm 2 loại: + Vi khuẩn Gram dương
+ Vi khuẩn Gram âm.
b. Màng sinh chất.
- Cấu trúc.
- Chức năng.
c. Lông và roi.
2. Tế bào chất.
- Vị trí.
- Thành phần.
3. Vùng nhân.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

3.2. Kiến thức trọng tâm.
- Cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào nhân sơ.
- Lợi thế về kích thước của tế bào nhân sơ.
4. Kiến thức bổ sung.
Một số tính chất khác biệt giữa vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.
Tính chất


Gram dương

Gram âm

- Phản ứng với chất - Giữ màu tinh thể tím, - Mất màu tím khi tẩy
nhuộm Gram

do đó tế bào có màu tím rửa, nhuộm màu phụ đỏ
hoặc tía.

Saframin.

- Lớp Peptiđôglican

- Dày, nhiều lớp

- Mỏng, chỉ có một lớp.

- Lớp phía ngoài

- Không có

- Có

- Tạo độc tố

- Chủ yếu là ngoại độc - Chủ yếu nội độc tố.
tố


- Chống chịu với tác - Khả năng chống chịu - Khả năng chống chịu
nhân vật lí

cao

thấp.

- Mẫn cảm với Pênicilin

- Cao

- Thấp

- Chống chịu với khô - Cao

- Thấp

hạn
5. Tài liệu tham khảo.
- Theo quan điểm hiện đại, thuyết tế bào gồm ba nguyên lý sau đây:
+ Mọi sinh vật đều gồm một hoặc nhiều tế bào, trong đó xảy ra các
quá trình chuyển hoá vật chất và tồn tại tính di truyền.
+ Tế bào là sinh vật sống nhỏ nhất, đơn vị tổ chức cơ bản của mọi cơ
thể.
+ Tế bào có thể tự sinh sản và chỉ xuất hiện nhờ quá trình phân chia
của tế bào tồn tại trước. [3, tr. 6]

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh



Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

- Khác với tế bào thực vật, vách của tế bào vi khuẩn có cấu trúc đặc
biệt có Peptiđôglican - Một phân tử lớn phức tạp gồm chất trùng hợp của
đường (Polixacarit) được liên kết ngang bằng các chuỗi axit amin ngắn (các
đơn vị Polipeptit ngắn). Không một tế bào nhân thật nào có vách tế bào theo
kiểu này.[3.tr,9]
- Lớp vỏ vi khuẩn Gram dương là một lớp đồng nhất dày từ 15 - 30
nm, nằm sát màng sinh chất và được cấu tạo bởi Peptiđôglican là murêin. Còn
lớp vỏ bao Gram âm có cấu tạp phức tạp hơn, có độ dày từ 8 - 12 nm và gồm
có hai lớp. Lớp murêin nằm sát màng lipoprotein (giống màng sinh chất) dính
với lớp murêin bởi các protein đa diện.[7. tr,45]
- Vi khuẩn vận động thường có roi - phần phụ dài rất mỏng gồm các
tiểu đơn vị của Protein (flagellin ). Roi có vận động quay (giống chân vịt tàu
thuỷ) làm vi khuẩn vận động nhanh trong môi trường lỏng. Vi khuẩn có lông
giúp chúng bám vào bề mặt thích hợp.[3.tr,11]

Bài 8: Tế bào nhân thực.
1. vị trí của bài trong chương.
Đây là bài thứ hai của chương, nhưng là bài kiến thức khác so với bài
đầu tiên của chương. Sau khi học song bài này một phần sẽ giúp HS so sánh
được, điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
2. Lôgíc kiến thức.
GV có thể giải thích cho HS hiểu. Tại sao lại gọi là tế bào nhân thực. Tế
bào nhân thực là tế bào có vật chất di truyền được bao bọc bởi màng nhân.
Trong bài này GV không nên chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức.

Mà nên tập trung vào rèn luyện kỹ năng cho HS. Về nội dung kiến thức, HS có
thể tự đọc SGK hoặc GV giới thiệu sơ lược về đặc điểm và chức năng của:
Nhân tế bào, hệ thống lưới nội chất, ribôxôm và bộ máy gôngi. GV cần chú ý

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

tạo ra các hoạt động về thí nghiệm chuyển nhân. Để HS thấy được bằng cách
nào đó, mà các nhà khoa học chứng minh được vai trò của nhân tế bào.
3. Thành phần kiến thức.
3.1. Các thành phần kiến thức.
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
II. Cấu tạo của tế bào nhân thực.
1. Nhân tế bào.
a. Cấu trúc.
b. Chức năng.
2. Ribôxôm.
a. Cấu trúc.
b. Chức năng.
3. Lưới nội chất.
* Lưới nội chất hạt.
* Lưới nội chất trơn.
4. Bộ máy Gôngi.
a. Cấu trúc.

b. Chức năng.
3.2. Kiến thức trọng tâm.
Cấu trúc và chức năng của lưới nội chất, nhân, bộ máy gôngi.
4. Kiến thức bổ sung.
5. Tài liệu tham khảo.
- Thực ra, nhân con là tổ hợp gồm AND và một số Protêin Ribôxôm
được chuyển vào nhân từ lưới nội chất và tích luỹ ở những vùng nào trên
nhiễm sắc thể, thường xảy ra hoạt động sinh tổng hợp mạnh mẽ ARN. Nhân
con chứa 10 - 20% ARN tế bào. Ribôxôm được lắp ráp trong nhân con. Các
phân tử Protêin từ tế bào chất đi vào nhân con và ở đó chúng kết hợp với các

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

phân tử ARN để tạo nên Ribôxôm tế bào. Về sau Ribôxôm ra khỏi
nhân.[3.tr,28]
- Lưới nội chất là một hệ thống các kênh, các túi các bể chứa phân bố
trong tế bào chất và được giới hạn bởi màng Lipôprôtêin. Các kênh, túi và bể
chứa thông với nhau, hình thành nên mạng lưới ba chiều phức tạp. Phân bố
khắp các tế bào.[7.tr, 62]
- Trong một tế bào, mạng lưới nội chất nối liền với màng nguyên sinh
và màng nhân và liên hệ với bộ máy Gôngi và Lizôxôm. Thành một hệ thống
nhất.[8.tr, 347]
- Hầu như tất cả các Protêin tiết đều là Glycôprotêin và chức năng

chính của gôngi là gắn nhóm tiền tố Hyđratcacbon vào Protêin đã chế tạo ở
lưới nội chất hạt. Nghĩa là ở đây hoàn thiện việc tổng hợp phân tử
Glicoprotêin[10.tr, 52]
Bài 9: Tế bào nhân thực (Tiếp theo)
1. Vị trí của bài trong chương.
Đây là bài thứ 3 của chương II cấu trúc của tế bào. Nhưng lại là bài tiếp
theo của bài 8 tế bào nhân thực.
2. Lôgic kiến thức.
Là bài tiếp theo của bài 8 tế bào nhân thực. Nhằm giới thiệu tiếp cấu
trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân thực đó là: Ti
thể, lục lạp, không bào, Lizôxôm. Là bài khá đơn giản GV cần tổ chức các
hoạt động rèn luyện kỹ năng cho HS hơn là việc nhắc lại kiến thức SGK
Cần cho HS nắm được cấu trúc của ti thể và lục lạp đó là có hai lớp
màng bên trong chứa ADN và Riboxôm.
Chức năng của lục lạp là tổng hợp nên các phân tử đường và tinh bột
thông qua quá trình quang hợp. (Học trong chương chuyển hoá vật chất và
năng lượng ở tế bào)

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

Chức năng của ti thể là tổng hợp nên ATP thông qua quá trình hô hấp
tế bào. Ti thể có thể là ví như nhà máy điện của tế bào. Còn lục lạp như nhà
máy cung cấp nguyên liêu cho nhà máy điện.

SGK không giới thiệu tất cả các bào quan còn lại của tế bào nhân
thực,mà chỉ giới thiệu thêm 2 loại bào quan là không bào và Lizôxôm.
Không bào là một bào quan rất quan trọng đối với tế bào thực vật. Một
số tế bào động vật cũng có không bào làm nhiệm vụ tiêu hoá thức ăn, gọi là
không bào tiêu hoá hay làm nhiệm vụ bơm nước ra khỏi tế bào như không
bào co bóp.
Lizôxôm là một bào quan rất quan trọng ở các tế bào động vật. (ở thực
vật một loại bào quan làm nhiệm vụ tương tự như Lizôxôm được gọi là
Perôxixôm). Khi tế bào bị tổn thương không thể phục hồi được thì Lizôxôm tự
vỡ và giải phóng các enzim phân huỷ luôn tế bào. Hoặc khi tế bào bạch cầu
của người bắt giữ vi khuẩn lây bệnh bằng con đường thực bào thì sau đó
Lizôxôm giải phóng enzim phân huỷ tế bào vi khuẩn.
3. Thành phần kiến thức.
3.1. Các thành phần kiến thức.
5. Ti thể.
a. Cấu trúc.
b. Chức năng của ti thể.
6. Lục lạp.
a. Cấu trúc.
b. Chức năng.
7. Một số bào quan khác.
a. Không bào.
- Cấu trúc.
- Chức năng.
b. Lizôxôm.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh



Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

- Cấu trúc.
- Chức năng.
3.2. Kiến thức trọng tâm.
Cấu trúc và chức năng của ti thể - lục lạp.
4. Kiến thức bổ sung.
5. Tài liệu tham khảo.
- Ti thể giống như lục lạp được giới hạn bằng màng kép. Màng trong
gấp nếp tạo nhiều nếp màng trong (Cristae) hướng vào chất nền (Matrix) Xoang trong chứa đầy dịch kiểu gen. Chất nền chứa enzim phân giải các sản
phẩm Hiđratcacbon, còn sự tổng hợp ATP xảy ra ở nếp màng trong. Toàn bộ
các chất mang điện tử và enzim tổng hợp ATP (ATP sinthetaza) đều định vị ở
cristae. [3. tr, 31]
- Lục lạp là bào quan chuyên hoá cho quanh hợp, có đường kính 4 10 m dài 1 - 5 m . Lục lạp thuộc nhóm bào quan thực vật gọi là lạp thể
(Plastid). Trong số lạp thể còn có vô sắc lạp (Pleucoplas) chuyên dự trữ tinh
bột và sắc lạp thể (chromoplast) chứa sắc tố vàng.
Lục lạp được giới hạn bằng màng kép. Bên trong có màng ngang bằng
hơn tổ chức thành túi dẹt gọi là tilacôit hay túi màng tilacôit. Nhiều tilacôit
xếp chồng lên nhau trông giống chồng đồng tiền gọi là grana (hạt lục). Có
màng nối tiếp giữa các grana gọi là lamellae (phiến mỏng). Khoang chứa đầy
dịch giữa các grana gọi là chất nền (stroma).[3.tr, 29]
- Cách đây gần 40 năm, Christian De Duve (1954 - 1955) đã phát hiện
một bào quan lớn mới đặt tên là Lizôxôm. (Lesis: hoà tan, Soma: thể). Đó là
những túi có kích thước trung bình 0,25 - 0,6 m được bao bằng màng đơn
lipôprôtin bề dày 5 6nm .Và chứa bên trong 10 loại enzim thuỷ phân
(Hiđrôlaza) như phôtphataza


axit (tách gốc phốt phat), ribônucleaza,

deoxiribonucleaza (phân giải muco poliscacarit). Chúng được tạo thành từ bộ
máy gôngi và mạng lưới nội chất có hạt.[8. tr, 356

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

Bài 10: Tế bào nhân thực (Tiếp theo)
1. Vị trí của bài trong chương.
Là bài thứ tư của chương II - Cấu trúc của tế bào. Nhưng là bài thứ ba
tiếp theo của bài 9 Tế bào nhân thực. Bài 10 sẽ hoàn thiện kiến thức cơ bản về
tế bào nhân thực.
2. Lôgic kiến thức.
Đây cũng là một bài khá quan trọng. Giúp HS có một cái nhìn hoàn
chỉnh về toàn bộ cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào nhân
thực.
Trọng tâm chính của bài là màng sinh chất (màng tế bào). Các bộ phận
như khung xương tế bào và thành tế bào chỉ cần giới thiệu qua.
Khung xương tế bào chỉ có ở các tế bào nhân thực. Cấu trúc này có thể
ví như một hệ thống khung giàn giáo được tạo thành từ các vi ống, vi sợi và
sợi trung gian. Sợi trung gian có đường kính trung gian của vi ống và vi sợi.
Chức năng của khung xương tế bào là làm giá đỡ cho các bào quan của tế
bào, tạo hình dạng cho các tế bào động vật (vì không có thành tế bào như ở

thực vật). Các vi ống còn là con đường cao tốc vận chuyển các chất trong tế
bào từ nơi nọ đến nơi kia. Các chất sau khi tổng hợp được bao gói trong túi
tiết rồi nhờ các phân tử động cơ vận chuyển trên các vi ống. Các vi ống và vi
sợi cũng như sợi trung gian còn giúp tế bào chất di chuyển và qua đó các tế
bào có thể tự mình di chuyển hoặc thay đổi hình dạng. Khung xương tế bào
không cứng nhắc mà có thể dễ dàng thay đổi làm biến đổi hình dạng tế bào.
Cấu trúc màng sinh chất. Cần làm cho HS hiểu rõ màng sinh chất có
cấu trúc khảm động như thế nào?.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

Màng sinh chất của tất cả các loại tế bào cũng như màng của các bào
quan đều được cấu tạo từ thành phần chính là phôtpholipit (hai lớp) và các
loại Protein.
Cần chú ý là: Phân tử phôtpholipit có một đầu chứa nhóm phốtphat ưa
nước và một đầu có các axít béo kị nước vì thế hai lớp phôtpholipit trong
màng luôn quay hai đuôi kị nước vào nhau và hai đầu ưa nước ra bên ngoài để
tiếp xúc với môi trường nước.
Protein của màng sinh chất bao gồm hai loại prôtêin xuyên màng và
prôtêin bề mặt. Prôtêin xuyên màng là những loại xuyên suốt qua hai lớp
phốtpho lipit của màng sinh chất, còn prôtêin bề mặt là những prôtêin chỉ bám
trên bề mặt màng sinh chất, (chèn vào một lớp photpholipit). Các prôtêin có
thể liên kết với các chất khác nhau như cacbohidrat và lipit để thực hiện chức

năng khác nhau. Chức năng của màng sinh chất phụ thuộc nhiều vào thành
phần hoá học của nó, đặc biệt là các loại prôtêin của màng sinh chất. Các
prôtêin của màng có thể thực hiện các chức năng vận chuyển các chất, thụ thể
thu nhận thông tin, các dấu chuẩn để các tế bào nhận biết ra nhau, các prôtêin
làm nhiệm vụ ghép nối tế bào thành các mô, các enzim
GV cần giải thích cho học sinh hiểu rõ do đặc điểm cấu trúc của màng
sinh chất nên nó chỉ cho một số chất nhất định ra vào tế bào. Do vậy, người ta
nói rằng màng sinh chất có tính bán thấm hay có tính thấm chọn lọc. Nhờ có
tính bán thấm nên màng sinh chất bảo vệ được tế bào khỏi sự tác động của các
chất độc hại.
3. Thành phần kiến thức.
3.1. Các thành phần kiến thức.
8. Khung xương tế bào.
a. Cấu trúc.
b. Chức năng.
9. Màng sinh chất (màng tế bào).

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh

a. Cấu trúc.
b. Chức năng.
10. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.
a. Thành tế bào

b. Chất nền ngoại bào.
3.2. Kiến thức trọng tâm.
Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất (màng tế bào).
4. Kiến thức bổ sung.
- Cấu trúc khảm: Khảm ở đây chỉ màng được cấu tạo chủ yếu từ hai lớp
phân tử phôtpholipit trên đó có điểm thêm Prôtêin và các phân tử khác.
- Cấu trúc động: Động là vì các phân tử cấu tạo nên màng không đứng
yên tại một chỗ mà chúng có thể di chuyển trong phạm vi màng. Điều này
được thực hiện là do sự liên kết giữa các phân tử phôtpholipit là các liên kết
yếu. Phân tử phôtpholipit có thể di chuyển trong màng với vận tốc trung bình
2nm/giây. Các phân tử Prôtêin có kích thước lớn hơn nhiều nên chúng di
chuyển chậm hơn. Một số Prôtêin có thể di chuyển được vì chúng gắn với bộ
khung tế bào nằm phía trong màng sinh chất. Tính mền dẻo hay di động của
màng sinh chất phụ thuộc vào thành phần hoá học của nó cũng như phụ
thuộc vào nhiệt độ môi trường.
5 Tài liệu tham khảo.
- Tính linh hoạt của màng đặc biệt là tính linh hoạt của các Prôtêin
màng được kiểm soát bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài.
- Ví dụ: Lectin kích thích sự hợp nhóm của các glicôprôtêin màng Lectin không xâm nhập vào tế bào nhưng chúng kích thích sự xâm nhập của
một số chất vào tế bào và khởi động sự tăng trưởng của tế bào, thông qua các
Prôtêin màng.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp.

Đỗ Thị Thanh


- Sự kiểm soát tính linh hoạt của màng, tuỳ thuộc vào hệ thống bộ
xương tế bào gồm các vi ống và vi sợi nằm sát màng liên kết với màng qua
Prôtêin rìa trong của màng. [7. tr, 28]

Bài 11: Vận chuyển các chất QUA màng sinh chất.
1. Vị trí của bài trong chương.
Bài 11 vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Là bài cuối cùng của
chương II - Cấu trúc của tế bào, để chuyển qua bài 12 thực hành. Là bài rất
quan trọng vì kiến thức của bài này còn được sử dụng đến nhiều ở các bài sau,
thậm chí ở các lớp sau.
2. Lôgic kiến thức.
Tế bào có tiến hành trao đổi chất và năng lượng thì mới tồn tại và sinh
trưởng. Việc trao đổi này đều phải được thực hiện qua màng sinh chất. Vì thế,
HS cần nắm chắc cấu trúc của màng sinh chất cũng như các phương thức vận
chuyển qua màng.
Về phương thức vận chuyển thụ động: Cần cho HS hiểu rõ khái niệm
khuếch tán là hiện tượng các chất di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp. Sự di chuyển này có được là do dự chuyển động ngẫu nhiên của
các phân tử. Tốc độ khuếch tán (tốc độ di chuyển của các phân tử) phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: Nhiệt độ của môi trường, nồng độ các chất.Nhiệt độ càng
cao, sự chênh lệch về nồng độ các chất tan càng cao thì sự khuếch tán xảy ra
càng nhanh. Tuy nhiên trong tế bào, nhiệt độ là đồng nhiệt nên nhiệt độ
không phải là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán.
Khái niệm thẩm thấu dùng để chỉ sự khuếch tán của nước qua màng
từ nơi có nồng độ phân tử nước tự do cao đến nơi có nồng độ phân tử nước
tự do thấp.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


K29C - Sinh


×