Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Phương Thức huyền thoại trong tiểu thuyết Sống Đọa Thác Đày của Mạc Ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.04 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ TÚ OANH

PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI
TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG ĐỌA THÁC ĐÀY
CỦA MẠC NGÔN

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH

NGHỆ AN - 2013


MỤC LỤC
Sức hút của hiện tượng Mạc Ngôn còn được thể hiện ở sự xuất hiện trong
một số khóa luận, luận văn tốt nghiệp các bậc Cử nhân, Thạc sĩ trong một số
trường Đại học. Gần đây, năm 2011 tại trường Đại học Vinh, hai học viên
Hoàng Thị Thanh Lê và Lê Thị Hương Thủy, đã bảo vệ thành công Luận văn
Thạc sĩ về tiểu thuyết Mạc Ngôn. Trong đó, Hoàng Thị Thanh Lê bàn về “41
chuyện tầm phào của Mạc Ngôn”, còn Lê Thị Hương Thủy tập trung vào
“Con người bản năng trong tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn”. Luận
văn đã xem xét vấn đề con người bản năng từ nhiều góc nhìn, trong đó có góc
nhìn lý thuyết hậu hiện đại mà tập trung nhất ở chương ba. Luận văn Thạc sĩ
của Nguyễn Thị Hoài, năm 2012 bàn về “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu


hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” đã nêu rõ tâm thức hậu hiện đại trong
tiểu thuyết Mạc Ngôn: có cái nhìn mới về xã hội, về con người và cách viết
của Mạc Ngôn. Ở chương ba, tác giả đã đề cập tới những dấu ấn hậu hiện đại
trong tiểu thuyết Mạc Ngôn trên một số phương diện tổ chức trần thuật: Cốt
truyện và kết cấu phân mảnh, pha trộn, đan xen nhiều sắc thái giọng điệu, phá
vỡ thời gian tự sự từ điểm nhìn bên trong.......................................................10
Điểm lại những ý kiến trên đây, có thể thấy tuy đã có một số bài viết, công
trình nghiên cứu, phê bình của các tác giả ở Trung Quốc và trên thế giới trong
đó có Việt Nam về tiểu thuyết Mạc Ngôn. Song có thể nhận thấy các bài viết,
bài nghiên cứu chỉ mới khái quát chung, giới thiệu, nêu cảm nhận về tiểu
thuyết Mạc Ngôn và chỉ tập trung ở một vài tác phẩm chủ yếu ở tiểu thuyết
Báu vật của đời, chưa công trình nghiên cứu nào đi sâu và phân tích tường
minh tiểu thuyết Sống đọa thác đày. Đó là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.......................................................................................11
1.2. Sống đoạ thác đày trên hành trình tiểu thuyết của Mạc Ngôn.................21
1.2.1. Con đường sáng tạo nghệ thuật của Mạc Ngôn...................................21
Mạc Ngôn là nhà văn lớn của Trung Quốc và Thế giới. Giải Nobel văn học
năm 2012 đã thuộc về ông đã khẳng định vị trí và tài năng của Mạc Ngôn trên
văn đàn quốc tế. Để có được thành quả ấy, không chỉ có tài năng mà ông đã
2


trải nghiệm bằng chính cuộc đời mình trong cuộc sống gia đình, quê hương nơi ông sinh ra, và ông đã chọn cho mình một con đường sáng tạo nghệ thuật
riêng.

21

1.2.3. Sống đọa thác đày – một tiểu thuyết thành công của Mạc Ngôn......31
2.2.4. Biểu tượng hóa nhân vật huyền thoại...............................................70
3.3.2. Không – thời gian trong Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn......102


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Tháng 10 năm 2012 giải Nobel Văn học trao cho Mạc Ngôn là sự
thừa nhận mang tính toàn cầu tài năng văn học của Mạc Ngôn. Tuy nhiên,
trước đó ông đã dược biết đến như một tài năng xuất sắc, nổi bật nhất của văn
học Trung Quốc đương đại. Tác phẩm của ông đã được dịch, giới thiệu ra
nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó có tiếng Việt.
1.2. Mạc Ngôn viết trên nhiều thể loại, trong đó, tiểu thuyết là thể loại
thành công nhất. Nói tới tiểu thuyết Mạc Ngôn người ta nói nhiều đến thành
công của ông trong việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật tiểu thuyết
phương Tây và lối biểu hiện của văn học dân gian Trung Quốc, trong đó
phương thức huyền thoại được xem là một kỹ thuật viết nổi bật của tiểu
thuyết Mạc Ngôn.
1.3. Trong mười hai tiểu thuyết Mạc Ngôn đã xuất bản, Sống đọa thác
đày là một tác phẩm khá đặc biệt. Đây là tiểu thuyết ông viết trong một thời
gian ngắn nhất (43 ngày) và là tiểu thuyết có tính quy mô nhất (hơn 800
trang). Theo cách nói của ông, nếu các tiểu thuyết trước đó là những kiến trúc
về Cao Mật – quê hương ông, thì Sống đọa thác đày là kiến trúc tiêu biểu
nhất. Trong đó, huyền thoại hóa là phương thức cơ bản, chủ yếu để tái hiện
3


những vấn đề hiện thực nhức nhối của xã hội Trung Quốc trong nửa sau thế
kỷ XX.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Phương thức huyền thoại
trong Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn làm luận văn Cao học, với mong
muốn khám phá thêm về tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề
Kể từ khi xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc, tên tuổi và tác phẩm của

Mạc Ngôn đã thu hút sự chú ý quan tâm của công chúng và giới nghiên cứu
phê bình ở Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Dựa vào nguồn tư liệu bao quát được, và trong phạm vi quan tâm của đề tài,
chúng tôi điểm lại một số vấn đề sau:
Ngay sau khi tiểu thuyết Báu vật của đời, Đàn hương hình ra đời và
tiếp đó là tiểu thuyết Sống đọa thác đày , Ếch Mạc Ngôn đã thu hút sự chú ý
của giới nghiên cứu phê bình ở Trung Quốc và thế giới. Đặc biệt, là sự kiện
lần đầu tiên giải Nobel văn học được trao cho một nhà văn Trung Quốc, càng
làm cho tên tuổi Mạc Ngôn có sức thu hút mạnh mẽ đối với giới nghiên cứu,
phê bình văn học. Từ những góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu có
những cách nhìn nhận riêng về nhà văn. Đứng trên lập trường chính trị, xã hội
nhiều nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phê phán mạnh mẽ các tiểu thuyết
Mạc Ngôn. Khi tác phẩm Báu vật của đời xuất hiện, bàn về tiểu thuyết này,
nhiều người nói đến “tài phù phép của Mạc Ngôn”. Trên báo Tiền phong,
Nguyễn Khắc Phê trong bài viết Tài phù phép của Mạc Ngôn đã nói đến thủ
pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, mà Báu vật của đời được xem là thể
hiện tập trung nhất. Đây là tác phẩm của Mạc Ngôn có sức thu hút mạnh mẽ,
sự quan tâm của độc giả, và giới phê bình văn học ở Việt Nam. Bàn về nghệ
thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn trong Báu vật của đời, dịch giả Trần Đình Hiến
trong lời giới thiệu đã cho rằng trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn khai thác tối
đa chất liệu dân gian truyền thống, chứ không phải chịu ảnh hưởng của
Marquez hay Faulkner. Chia sẻ quan điểm ấy, Phạm Xuân Nguyên trong bài
Sự sinh, sự sống, sự chết đăng trên tanviet.net, ngày 04/08/2005 cho rằng, về
4


nghệ thuật viết tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn không hẳn là xuất
sắc. Trong chừng mực nào đó, nó vẫn thuộc truyền thống của lối kể chuyện
mang tính cổ truyền Trung Quốc. Theo ông, cái độc đáo của cuốn tiểu thuyết
này là “Cái nhìn nghệ thuật – lịch sử, tỉnh táo và sắc sảo của nhà văn”. Trong

khi đó, Nguyễn Thanh Sơn lại nói đến sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp tiểu
thuyết truyền thống và tiểu thuyết hiện đại. Có cùng cách nhìn ấy, Võ Thị
Hảo lại nói đến “Một bút pháp hiện đại vượt khỏi những lối mòn”… Tiếp đó,
nhiều tác phẩm của Mạc Ngôn đã được dịch, giới thiệu, như: Đàn hương
hình, Sống đọa thác đày, Cao lương đỏ, Cây tỏi nổi giận, Ếch… Ngoài ra,
một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã vi phạm vào
“vùng cấm” của văn học. Nhà phê bình Vương Cán phê phán Mạc Ngôn có tư
tưởng chống lại quy phạm truyền thống. Hạ Thuận Tuấn, Phan Khải Hùng
thừa nhận sức mạnh tưởng tượng của Mạc Ngôn rất phong phú, kỳ lạ, nhưng
dưới sự chỉ đạo của tư tưởng “thiên mã hành không” nên ngòi bút của ông
không giữ được mực thước. Bên cạnh đó, xuất phát từ góc nhìn nghệ thuật,
nhiều nhà nghiên cứu đã vận dụng những lý thuyết về tiểu thuyết của M.
Bakhtin, lý thuyết tự sự học của Gentte, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ
Latinh để phân tích, lý giải tiểu thuyết Mạc Ngôn. Từ đó họ khẳng định “sự
trở về và vượt lên”, tạo nên đẳng cấp thế giới của tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Trong các bài viết của mình, họ chỉ ra sự sáng tạo trong việc tạo ra thủ pháp
mới lạ, độc đáo, sáng tạo những huyền thoại mới bên cạnh huyền thoại cổ
xưa...
Ở Việt Nam, Mạc Ngôn được biết đến với hiện tượng “gây sốt” khi
Báu vật của đời xuất hiện. Và tiếp đó Sống đọa thác đày ra đời, được dịch giả
Trần Đình Hiến chuyển ngữ, NXB Phụ nữ xuất bản năm 2007. Cũng chính
dịch giả này đã đưa các tác phẩm của Mạc Ngôn vào Việt Nam như Đàn
hương hình, Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận.. Trên báo chí,
đặc biệt là báo điện tử xuất hiện nhiều bài phỏng vấn và bài viết liên quan tới
nội dung tác phẩm. Mạc Ngôn cũng được giới thiệu với độc giả Việt Nam
thông qua cuốn Mạc Ngôn và những lời tự bạch của dịch giả Nguyễn Thị
5


Thại. Cuốn sách là tập hợp các bài phỏng vấn của nhà văn, qua đó tác giả

trình bày những quan niệm của mình về sáng tác văn học, bật mí những thủ
pháp nghệ thuật thường dùng và dấu ấn tuổi thơ trong sáng tác. Có thể nói
cuốn sách đã cho người đọc nhìn nhận nhiều chiều về con người và sáng tác
của Mạc Ngôn.
Trên báo Văn nghệ, số 5 tháng 12 năm 2003 có đăng bài viết Tiểu
thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam của Hồ Sỹ hiệp. Bài viết tổng kết
những bước đường sáng tạo của Mạc Ngôn từ những tiểu thuyết đầu tiên. Có
rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu phê bình của các học giả nước ngoài cũng
được dịch rộng rãi ở Việt Nam, trong đó phải kể đến bài đăng trên báo Trung
Hoa độc thư báo tháng 1 năm 2004 có tựa đề Chín nhà văn ấn tượng nhất
năm 2000 do Trần Sơn dịch. Tiếp đó, bài viết của Lê Huy Tiêu Thế giới nghệ
thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn in trong cuốn Cảm nhận mới về văn
hóa văn học Trung Quốc, đã khái quát đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết
Mạc Ngôn từ hình ảnh, cảm giác, giọng điệu, nghệ thuật tự sự, ngôn ngữ, bản
sắc dân gian. Nguyễn Thị Tịnh Thy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với
đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Trên cơ sở nghiên cứu
tiểu thuyết của Mạc Ngôn nói chung tác giả đã khảo sát đề tài trên ba phương
diện: Người kể chuyện và điểm nhìn tự sự; nghệ thuật tổ chức thời gian và kết
cấu tự sự; nghệ thuật kiến tạo ngôn ngữ và giọng điệu tự sự. Từ đó, tác giả đã
chỉ ra những thành tựu và hạn chế của nghệ thuật tiểu thuyết cũng như chỉ ra
vị trí của Mạc Ngôn trong dòng tiểu thuyết Trung Quốc đương đại xác định
phong cách “tự sự kiểu Mạc Ngôn”. Bài viết của Nguyễn Thị Tịnh Thy ngày
trên tạp chí sông Hương số 285 vơi tựa đề Mạc Ngôn - người vinh danh làng
quê Cao Mật bằng bút pháp hậu hiện đại kiểu Trung Quốc đã nêu lên ba vấn
đề chính: Cao Mật – Trung Quốc – nhân loại: duy nhất và tất cả, kết hợp đặc
trưng tự sự truyền thống của Trung Quốc với tự sự hiện đại và hậu hiện đại
phương Tây, tái sinh những sách lược tự sự cổ xưa nhất của Trung Hoa.
Phong cách “tự sự kiểu Mạc Ngôn”: Chân đất, lưng trần, bụng đói, tâm hồn
chứa đầy những câu chuyện kỳ ảo của xứ sở Liêu Trai và khởi nghiệp văn
6



chương bằng ước mơ nhỏ nhoi là một ngày được ăn ba bữa bánh sủi cảo
có nhân thịt; đã từng nói “văn không nên nhất, võ không nên nhì” nhưng đến
bây giờ, Mạc Ngôn đã có một sự nghiệp lẫy lừng. Ngoài huy chương và danh
hiệu, có thể nói Mạc Ngôn đã xác lập được phong cách “tự sự kiểu Mạc
Ngôn” mà ông cho là không giống một ai, kể cả ở phương Tây lẫn Trung
Quốc. Đó là phong cách có được từ sự kết hợp giữa đặc trưng tự sự “cực hạn”
và đặc trưng hậu hiện đại của văn học Trung Quốc. Mạc Ngôn đã đưa Cao
Mật - quê hương Cao lương đỏ - của mình ra thế giới bằng bút pháp đặc thù
và phong cách riêng ấy. Có thể thấy, dù chưa nhiều, nhưng nhìn chung các
sáng tác của Mạc Ngôn, nhất là tiểu thuyết được nhiều nhà nghiên cứu ở Việt
Nam quan tâm. Trong đó, các tiểu thuyết nổi tiếng của Mạc Ngôn như Cao
lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Tứ thập nhất pháo… đã được
nhiều người đề cập đến trong những bài viết của mình.
Dưới ánh sáng của nghệ thuật tự sự, những vấn đề như: người kể
chuyện, điểm nhìn, kết cấu, không - thời gian, ngôn ngữ với hàng loạt các thủ
pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo để lật đổ thủ pháp tự sự truyền thống
đã bước đầu được nói tới. Bên cạnh đó, dựa trên chủ nghĩa hình thức Nga và
những ảnh hưởng của M. Bakhtine đến văn học Trung Quốc nhiều người đã
nói tới “lập trường dân gian” trong tác phẩm của Mạc Ngôn; hay từ góc độ
biểu tượng văn hóa để tìm ra những ẩn ý trong biểu tượng mà Mạc Ngôn sử
dụng.
Mạc Ngôn đã được độc giả Việt Nam biết đến qua nhiều tác phẩm nổi
tiếng như Cao lương đỏ, Đàn hương hình... Song việc nghiên cứu về nhà văn
này cũng như tác phẩm khác của ông vẫn chưa nhiều. Chủ yếu xuất hiện trên
các trang báo điện tử dưới dạng điểm sách, các cuộc phỏng vấn của một số
dịch giả khi tiếp cận với chính tác giả khi nói về Sống đọa thác đày. Do chưa
có điều kiện tiếp cận với mọi nguồn tài liệu nghiên cứu về Sống đọa thác đày
của Mạc Ngôn ở Việt Nam, chúng tôi chỉ mới thấy bài viết Nhà văn Mạc

Ngôn Sống đọa thác đày là “nhánh mới trên cái cây già nua” của Trần Trung
Sáng trên báo văn hóa Văn nghệ. Theo ông, trước đây, nếu chưa đọc Báu vật
7


của đời sẽ không thể hiểu được Mạc Ngôn, còn Tứ thập nhất pháo là “nhành
cây xanh trên cái cây già nua màu đen”. Vậy thông điệp của Sống đọa thác
đày là gì? Ông nói: Sống đọa thác đày chính là “nhánh mới trên cái cây già
nua đó”. Hình thức của cuốn tiểu thuyết này khác biệt rất lớn với các cuốn
tiểu thuyết trước của Mạc Ngôn. Điều kiện tiên quyết của mỗi nhà văn khi
sáng tác mỗi tác phẩm mới là chỉ cần khi anh ta nhận thấy cuốn sách mình
đang viết là mới, có phát triển trên cơ sở cũ, và không hề lặp lại, anh ta mới
có đủ dũng cảm để cầm bút. Sống đọa thác đày đã nêu ra một so sánh hình
tượng hóa. Nếu như nói tác phẩm của Mạc Ngôn đều là kiến trúc trên bản đồ
quê hương Đông Bắc Cao Mật thì cuốn sách này phải là kiến trúc mang tính
tiêu biểu nhất.
Theo dịch giả Trần Đình Hiến – người đã dày công nghiên cứu tác
phẩm của Mạc Ngôn và chuyển thể nhiều tác phẩm của ông sang ngôn ngữ
Việt, nét độc đáo của giọng văn Mạc Ngôn nằm ở hai khía cạnh chính. Thứ
nhất, ông học tập những nhà văn nổi tiếng bằng cách đi sâu nghiên cứu tác
phẩm của họ, tìm hiểu thế giới quan, nhân sinh quan của họ rồi từ đó áp dụng
vào hoạt động sáng tác chuyên nghiệp. Sau quá trình nghiên cứu, học hỏi đó,
thứ “vàng ròng” mà ông thu nhận được tuyệt đối không phải là của đi sao
chép, nhái lại, hoặc nhang nhác một ai đó. Ông đã gạn lọc học hỏi và tự thai
nghén ra một giọng văn mới đặc chất Mạc Ngôn.
Thứ hai, Mạc Ngôn thường đưa vùng đất Cao Mật quê ông vào trong
các tác phẩm văn học của mình. Khi đó, Cao Mật là hình ảnh do ông tưởng
tượng ra trên cơ sở những trải nghiệm thực tế của tuổi thơ, ông biến nó thành
một Trung Quốc thu nhỏ, rồi đồng hoá niềm vui nỗi buồn của người dân Cao
Mật với niềm vui nỗi buồn, những vấn đề thường thấy của nhân loại. Từ đó,

ông thu hút được sự quan tâm của người đọc trên toàn thế giới. Ông dùng quá
khứ để viết văn nhưng không “ăn mày dĩ vãng”, thay vào đó ông nâng tầm
những những ký ức đó lên trở thành những vấn đề nhân sinh quan của nhân
loại và không ngừng tự làm mới câu chuyện của mình, dù trở đi trở lại trong
nhiều tác phẩm nhưng Cao Mật và người dân nơi đây “mỗi lần đến vẫn mang
8


theo bí mật”. Con người Mạc Ngôn thực ra là một người phá cách bẩm sinh
thích tự sự, ông chỉ thích kể chuyện mà thôi, còn khí chất của người thuyết
sách và thể chương hồi của thể loại sách bình Trung Quốc chẳng qua chỉ vì
phù hợp nên ông đã áp dụng một chút, từ đó mà Sống đọa thác đày đã ra đời.
Niềm hạnh phúc của Mạc Ngôn là ở chỗ, ông có thể thổ lộ dục vọng của mình
chuyển vào thành câu chữ. Ngoài ra, phải kể đến bài viết Thời gian trong
Sống đoạ thác đày của Mạc Ngôn của Nguyễn Thu Phương trên
Ở bài viết này, tác giả đã lập ra thời gian

biểu, các sự kiện chính và ngôi kể trong tác phẩm Sống đọa thác đày song chỉ
mới dừng lại ở việc khảo sát chưa đi sâu phân tích, dấu ấn từng mốc thời gian.
Khóa luận tốt nghiệp đại học của Phạm Thị Nhung (ĐHQG Hà Nội, 2012)
với đề tài Nghệ thuật tiểu thuyết Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn, đã đi sâu
phân tích tác phẩm về tổ chức kết cấu tác phẩm, nhân vật, không – thời gian.
Luận văn đã chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm. Cuộc trò
chuyện về Nhà văn Mặc Ngôn: “43 năm thai nghén Sống đọa thác đày”
Nguyễn Lệ Chi@Nguoilaodong thực hiện... Hầu hết các bài nghiên cứu chỉ
dừng lại ở điểm sách, chưa tác giả nào nghiên cứu thật sâu sắc về nội dung và
nghệ thuật trong tác phẩm sống đọa thác đày.
Như đã nói ở trên, phương thức huyền thoại đang được sử dụng khá
rộng rãi và thu hút sự chú ý của các nhà văn ở Trung Quốc và các nước trên
thế giới. Trong bài viết “Thi pháp huyền thoại”, E. M.Meletinski đã tóm tắt

được bản chất của huyền thoại qua bốn điểm: Xác định huyền thoại có nguồn
gốc từ nguyên thủy, là thứ ngôn ngữ hóa để con người mô hình hóa, đây là
một gợi ý quan trọng. Còn bài viết trong cuốn sách “Những huyền thoại”, tác
giả Roland Barthes đã đi sâu khám phá cấu trúc tạo lập huyền thoại từ góc độ
kí hiệu học, đưa ra một lý thuyết mới mẻ mang tính ứng dụng cao. Các bài
viết về phương thức huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn xuất hiện khá
nhiều. Trước hết, đó là bài viết “Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Báu vật của
đời của Mạc Ngôn”, luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2007, Nguyễn Thị
Khánh Linh đã nghiên cứu yếu tố kì ảo của tác phẩm thông qua hệ thống nhân
9


vật với kiểu nhân vật dị thường (Kim Đồng), kiểu nhân vật hóa thân (Lãnh
Đệ). Đặc biệt luận văn đã chú ý đến biểu tượng bầu vú và nâng biểu tượng
này lên “giá trị ca ngợi sự hi sinh, nuôi dưỡng và tình yêu thương chở che của
người mẹ”.
Tiếp đó, còn có bài viết “Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tác
phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình”, tạp chí Sông Hương 2002, của
Nguyễn Khắc Phê. Bài viết đã nêu sự tài tình của Mạc Ngôn trong việc sử
dụng yếu tố “lạ hóa” và sử dụng ngôn ngữ trong hai tác phẩm Báu vật của đời
và Đàn hương hình.Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nhấn mạnh “chuyện lạ” trong
hai tác phẩm trên chứ chưa đi sâu vào từng phương diện của bút pháp huyền
thoại. Cũng nói về cái “lạ” nhưng bài viết “Nghệ thuật trần thuật gắn với thủ
pháp lạ hoá trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”, tạp chí Sông Hương số 244 (2008)
Hoàng Thị Bích Hồng lại có cái nhìn khác về cái “lạ”. Tác giả đã đề cập đến
nghệ thuật miêu tả cảm giác và thủ pháp kì ảo với hiệu quả gián cách nghệ
thuật trong các tác phẩm của Mạc Ngôn. Với đề tài “Cái kỳ trong tiểu thuyết
Mạc Ngôn”, luận văn thạc sĩ, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, 2011, Võ
Nguyễn Bích Duyên đã khái quát cái kỳ đó là : Kỳ nhân, kỳ cảnh và thủ pháp
nghệ thuật đậm chất kỳ trong toàn bộ tác phẩm của Mạc Ngôn. Đề tài đã bước

đầu tìm hiểu về phương diện nghệ thuật của Mạc Ngôn, song vẫn chưa thể
bao quát toàn bộ phương thức nghệ thuật mà Mạc Ngôn sử dụng trong tác
phẩm một cách trọn vẹn và hoàn chỉnh.
Sức hút của hiện tượng Mạc Ngôn còn được thể hiện ở sự xuất hiện
trong một số khóa luận, luận văn tốt nghiệp các bậc Cử nhân, Thạc sĩ trong
một số trường Đại học. Gần đây, năm 2011 tại trường Đại học Vinh, hai học
viên Hoàng Thị Thanh Lê và Lê Thị Hương Thủy, đã bảo vệ thành công Luận
văn Thạc sĩ về tiểu thuyết Mạc Ngôn. Trong đó, Hoàng Thị Thanh Lê bàn về
“41 chuyện tầm phào của Mạc Ngôn”, còn Lê Thị Hương Thủy tập trung vào
“Con người bản năng trong tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn”. Luận
văn đã xem xét vấn đề con người bản năng từ nhiều góc nhìn, trong đó có góc
nhìn lý thuyết hậu hiện đại mà tập trung nhất ở chương ba. Luận văn Thạc sĩ
10


của Nguyễn Thị Hoài, năm 2012 bàn về “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu
hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” đã nêu rõ tâm thức hậu hiện đại trong
tiểu thuyết Mạc Ngôn: có cái nhìn mới về xã hội, về con người và cách viết
của Mạc Ngôn. Ở chương ba, tác giả đã đề cập tới những dấu ấn hậu hiện đại
trong tiểu thuyết Mạc Ngôn trên một số phương diện tổ chức trần thuật: Cốt
truyện và kết cấu phân mảnh, pha trộn, đan xen nhiều sắc thái giọng điệu, phá
vỡ thời gian tự sự từ điểm nhìn bên trong.
Điểm lại những ý kiến trên đây, có thể thấy tuy đã có một số bài viết,
công trình nghiên cứu, phê bình của các tác giả ở Trung Quốc và trên thế giới
trong đó có Việt Nam về tiểu thuyết Mạc Ngôn. Song có thể nhận thấy các bài
viết, bài nghiên cứu chỉ mới khái quát chung, giới thiệu, nêu cảm nhận về tiểu
thuyết Mạc Ngôn và chỉ tập trung ở một vài tác phẩm chủ yếu ở tiểu thuyết
Báu vật của đời, chưa công trình nghiên cứu nào đi sâu và phân tích tường
minh tiểu thuyết Sống đọa thác đày. Đó là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.

3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm
hiểu phương thức huyền thoại với tư cách là một biện pháp kỹ thuật được
Mạc Ngôn sử dụng trong tiểu thuyết Sống đoạ thác đày.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, xác định vị trí tiểu thuyết Sống đọa thác đày trên hành trình
sáng tạo tiểu thuyết của Mạc Ngôn.
Thứ hai, chỉ ra được những biểu hiện của phương thức huyền thoại
trong tiểu thuyết Sống đọa thác đày và đánh giá mức độ thành công của nó.
Thứ ba, trong chừng mực nhất định, chỉ ra được những tương đồng,
khác biệt của Mạc Ngôn trong việc sử dụng phương thức huyền thoại ở Sống
đọa thác đày và một số tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương thức huyền thoại, một
kỹ thuật tiểu thuyết ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sáng tạo.
11


4.2. Là một biện pháp kỹ thuật, phương thức huyền thoại chi phối mọi
phương diện trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi giới hạn khảo sát trên một số phương diện
chủ yếu: cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian.
4.3. Phạm vi khảo sát chính là tiểu thuyết Sống đọa thác đày, Nhà xuất
bản Phương Nam, 2011. Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thêm một số tiểu
thuyết khác của Mạc Ngôn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt các nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng
một số phương pháp như: Khảo sát, thống kê; phân tích, tổng hợp; So sánh
đối chiếu.
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Vài nét về huyền thoại trong văn học và tiểu thuyết Sống
đọa thác đày của Mạc Ngôn
Chương 2. Huyền thoại hoá cốt truyện, nhân vật trong Sống đọa thác đày.
Chương 3. Huyền thoại hoá không gian, thời gian nghệ thuật trong
Sống đọa thác đày.

Chương 1
12


VÀI NÉT VỀ HUYỀN THOẠI TRONG VĂN HỌC
VÀ TIỂU THUYẾT SỐNG ĐỌA THÁC ĐÀY CỦA MẠC NGÔN
1.1. Vấn đề huyền thoại trong văn học
1.1.1. Giới thuyết khái niệm huyền thoại
Huyền thoại dân gian ra đời từ rất sớm, làm chất liệu quý giá cho văn
học nghệ thuật từ bao đời. Sáng tác dân gian sử dụng yếu tố huyền thoại (với
cách hiểu đơn giản là những gì kỳ ảo, phi thường) để thể hiện ước mơ, khát
vọng, lý giải những gì bình thường không thể lý giải, trong đó có đời sống vô
thức, tiềm thức của con người, và để tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm văn
chương. Có thể nói huyền thoại là vấn đề rất rộng, đi qua nhiều giai đoạn, ở
từng thời kỳ lịch sử, lại có những chuyến biến khác nhau. Xuất hiện từ lâu
trong sáng tác văn chương nghệ thuật, qua nhiều giai đoạn phát triển của văn
học, huyền thoại được nhìn nhận chủ yếu từ hai góc độ: thứ nhất là một kiểu
tư duy và thứ hai là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Còn huyền thoại hóa là
ý thức về huyền thoại thành một phương thức nghệ thuật chứa đựng cả quan
niệm nhà văn về đời sống lẫn khát vọng kiếm tìm những hình thức tự sự mới
lạ cho nghệ thuật văn xuôi.
Huyền thoại là một khái niệm được biết từ lâu, nhưng cách hiểu của nó
cũng rất phong phú và không ngừng thay đổi qua thời gian. Khái niệm huyền

thoại trong hệ thống thần thoại Hy Lạp không giống với khái niệm huyền
thoại trong chữ dùng của nhà sử học Herodote, huyền thoại của đạo thiên
chúa khác với huyền thoại theo chủ nghĩa cấu trúc. Trong văn học nghệ thuật
nó xuất hiện trước hết như một kiểu tư duy và về sau chủ yếu như một
phương thức nghệ thuật độc đáo. Theo nhà sử học Hy Lạp thời cổ Hérodote
đã đưa ra huyền thoại theo ngữ hệ Latinh còn gọi “mythos” (Tiếng
Pháp“mythe”, tiếng Anh là “myth”, tiếng Việt là Huyền thoại) là những lời
nói thoại lan truyền trong dân gian, không rõ hư thực, mơ hồ, tối nghĩa. Cần
giải mã nó mới tìm ra được ẩn ý. Nội dung của huyền thoại thường bị che lấp
phía sau những thứ linh tinh chẳng liên quan gì tới bản thân nó. Huyền
13


thoại kể một sự kiện chưa từng bao giờ xảy ra để nói về một điều đã tồn tại từ
xa xưa (Salluste, sử gia La Mã cổ đại), kể “một sự kiện đã xảy ra trong thời
nguyên thuỷ, thời hoang đường khai thiên lập địa” (Mircea Eliade); Huyền
thoại là truyện hoang đường từ xa xưa, qua đó thể hiện một cách tượng trưng
quan niệm về thế giới (Từ điển Encarta). Khái niệm huyền thoại thời đó, dùng
để chỉ những chuyện hoang đường, xuất hiện nơi dân gian trong đó sức mạnh
của tự nhiên và các hiện tượng tiêu biểu của cuộc sống thường được nhân
cách hóa, mang nghĩa là những truyện thiêng liêng giải thích thế giới và con
người đã hình thành và có được dạng tồn tại như hôm nay như thế nào.
Một số cuốn từ điển thuật ngữ chuyên ngành văn học cũng không đi xa
hơn nội hàm ấy bao nhiêu. Từ vựng các thuật ngữ văn học của M. Jarrety
định nghĩa huyền thoại là “truyện hoang đường truyền từ đời nọ qua đời kia,
trái với truyền thuyết có tầm hạn hẹp (nó gắn với một địa điểm chẳng hạn),
huyền thoại có khuynh hướng mang ý nghĩa phổ quát (vũ trụ, siêu hình hoặc
nhân loại)”... Từ điển thuật ngữ văn học của P. Aron, D. Saint Jacques, A.
Viala(2) có vẻ đi ngược xa hơn về ngọn nguồn “lời nói” khi viết : “Huyền thoại
bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mythos có nghĩa là truyện kể (récit), truyện hoang

đường (fable), “và truy nguyên xa hơn nữa là lời nói” (tôi nhấn mạnh PVT)...; tiếc rằng sau đó các ông lại chỉ dựa vào “récit” và “fable” khi định
nghĩa: “Huyền thoại là một truyện hoang đường tự kể ra”.
Từ điển Robert định nghĩa: “Huyền thoại là một câu chuyện hoang
đường có nguồn gốc dân gian từ thời sơ khai, nó kể chuyện dưới dạng biểu
tượng, những con người, những sức mạnh thiên nhiên như là các mặt khác
của thân phận con người. Huyền thoại là câu chuyện hư tưởng tiếng Latinh là
Mythos và có ý nghĩa biểu tượng mang nhiều nghĩa bí ẩn.
Các Mác và F- Ăngghen đã giải thích khái niệm này theo quan điểm
duy vật lịch sử và biện chứng “Huyền thoại là một hình thái ý thức xã hội đã
phản ánh thực tại với tất cả bản chất năng động của con người”[ 42].
Tất cả những định nghĩa trên là khái niệm về huyền thoại của các nhà
nghiên cứu Cổ và trung đại. Hầu hết các khái niệm này đều gặp nhau ở việc
14


thời gian ra đời, yếu tố hoang đường và biểu tượng của huyền thoại chính là
lời nói.
Từ điển văn học (bộ mới) lại cho rằng: ở thế kỉ XX, huyền thoại trở lại
với nhân loại nó nhập vào dân tộc học, nhân chủng học, nhân loại học, lịch sử
văn học (sáng tác và phê bình) khai thác triệt để huyền thoại, nhà văn tái hiện
huyền thoại cổ dưới dạng hiện đại (Xizip, Ăngtigôn) với ý nghĩa hiện đại và
ra đời với những bộ môn phê bình “Phê bình huyền thoại học”, “phân tích
huyền thoại học”
Hiện nay huyền thoại được nói đến theo nghĩa rộng là huyền thoại
những câu chuyện có ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu và toàn nhân loại thường
dưới dạng biểu tượng và có chức năng biểu đạt thân phận con người. Nhân
vật lịch sử có thể trùng với nhân vật huyền thoại: truyện pha trộn cái thực với
cái hoang đường, cái hư ảo, kì diệu... bằng phương pháp phóng đại các kích
cỡ, làm lệch lạc hình tượng nhân vật, sự kiện lịch sử có khi thần bí nó.
GS Hữu Ngọc cho rằng: “Huyền thoại là những chuyện do trí tưởng

tượng tập thể đặt ra để giải thích những thành tích kì diệu của thần thánh, anh
hùng, những hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội và gửi gắm những nguyện vọng
thầm kín của cộng đồng. Huyền thoại nằm sâu lắng trong tiềm thức dân tộc và
truyền từ thế hệ này sang thế khác qua con đường vô thức”. [36].
Như vậy, nói đến huyền thoại là người ta nghĩ ngay đến những yếu tố
siêu nhiên, hoang đường. Huyền thoại xưa tôn vinh các nhân vật, các sự kiện
siêu phàm, nên ngày nay trong đời sống xã hội, ta cũng dùng thuật ngữ ấy để
nói về những sự kiện, những nhân vật kiệt xuất hoặc tài ba trong cuộc sống đời
thường, chẳng hạn huyền thoại Trường Sơn, huyền thoại Maradona... Do tính
chất hư cấu, không có thật của huyền thoại xưa, nên nhiều khi thuật ngữ ấy còn
được dùng để chỉ những sự việc, những mơ ước hão huyền ... Nhưng trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi xem huyền thoại như một
phương thức nghệ thuật trong sáng tạo văn học. Từ đó, ta có thể đi vào khái
niệm huyền thoại hóa là một phương thức tư duy, sau đó là một kí hiệu nghệ
thuật, một ngôn từ đặc sắc và hướng tới một xu thế thi pháp văn học đặc thù,
15


xu thế thể hiện. Có thể xem đây là một nghiên cứu góp phần tìm hiểu thêm về
phương thức huyền thoại trong tác phẩm văn học cụ thể của Mạc Ngôn.
1.1.2. Phương thức huyền thoại trong văn học
Có thể nói văn học là một thế giới nghệ thuật trong đó chứa đựng đầy
ắp những huyền thoại. Văn học bao giờ cũng hướng tới sáng tạo của huyền
thoại của mình thông qua hình tượng, hình ảnh, biểu tượng nhằm tạo nên
những giá trị mang ý nghĩa khái quát, lý tưởng.
Trong văn học, phương thức huyền thoại được sử dụng không mang ý
nghĩa rộng như trong các lĩnh vực khác mà nó được xem như một kỹ thuật
sáng của văn học nói chung và lĩnh vực tiểu thuyết nói riêng. Theo cách nói
của GS Phùng Văn Tửu mối quan hệ giữa huyền thoại và văn học diễn ra trên
nhiều bình diễn khác nhau, và huyền thoại hóa là một phương thức nghệ thuật

độc đáo: Cái thực được diễn đạt qua cái ảo, cái bình thường được thể hiện
bằng cái kỳ lạ, phi thường mà qua đó nhà văn bộc lộ quan niệm về con người,
về đời sống. Nó được tạo nên nhờ trí tưởng tượng của nhà văn và đi sâu vào
khai thác, chiếm lĩnh đời sống nội tâm, tinh thần bí ẩn của con người.. Tất cả
được phản ánh nhờ văn học. Từ xa xưa con người đã biết tìm đến huyền thoại
để “Giải thích những hiện tượng tự nhiên bằng những tư duy non nớt, mơ hồ”
nhưng đến bây giờ khi những kĩ thuật văn chương tiến bộ vượt bậc và hiện
đại hơn tư tưởng huyền thoại ấy thì những quan niệm đó không còn giá trị
trong một thời gian khá dài. Cho đến những năm 60 của thế kỉ XX nhờ có sự
hồi sinh mạnh mẽ , huyền thoại đã phục sinh trở lại ở Châu Mỹ Latinh trong
sáng tác văn học mang màu sắc huyền thoại tạo thành một trào lưu văn học
theo chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Các nhà
văn của trào lưu này thường mượn những truyền thuyết dân gian xưa để tạo ra
các huyền thoại mới. Các tác phẩm vừa có những cảnh tượng ly kì, hư ảo, vừa
có những chi tiết và hoàn cảnh hiện thực gây cho người đọc cảm giác về hiện
tượng nghịch lí”. [38]. Chính vấn đề này thu hút sự chú ý của văn chương trên
thế giới trong đó có Mạc Ngôn.

16


Nói đến huyền thoại chúng ta không thể không nói đến sáng tác của
Kafka, người đã sử dụng thành công phương thức huyền thoại hóa khi xây
dựng tác phẩm và mang lại một diện mạo mới cho tác phẩm của mình. Kafka
luôn coi bản chất của thế giới và con người như một cái gì phi lí, quái dị,
không nhận thức được. Chẳng hạn, trong tiểu thuyết Vụ Án nhà văn đã thành
công trong việc xây dựng những biểu tượng nghệ thuật và ông chú tâm vào
miêu tả vào những cái không cụ thể (Khu phố, giới công thương), ngay cả
những nhân vật trong tác phẩm chỉ mang một cái tên chung là K, không giới
thiệu một cách cụ thể về nhân vật K mà ngay cái tên nhân vật và tình tiết

trong tác phẩm cũng tạo cái gì đó mơ hồ, mông lung. K tự nhiên bị kết án, k
không hiểu mình bị kết tội gì. K tìm đến những vị chức trách tìm cách biện
mình cho mình nhưng không ai biết và không một lời đáp. K chết đời thật phi
lí... Nhà văn đã sáng tạo tác phẩm một cách độc đáo và mới lạ thông qua tác
phẩm Kafka muốn gửi thông điệp cho người đọc “Chính sự không hòa hợp
giữa con người với cuộc sống với xã hội là cái vô lí và quái dị.”
Văn học như thế giới của huyền thoại. Sở dĩ nói, như vậy là bởi vì văn
bản văn học là một kí hiệu đặc thù, bản thân văn học là một hệ thống ký hiệu
nghệ thuật đặc thù. Đó là hệ thống ký hiệu thứ hai được nhà văn tái mã hóa từ
hệ thống ngôn ngữ của đời sống. Huyền thoại cũng là một hệ thống ký hiệu
nghệ thuật tạo thành một thế giới nghệ thuật của văn chương và cần phải được
giải mã. Việc xây dựng nên huyền thoại trong văn học là xây dựng nên một
giá trị nội tại của văn chương. Thông qua những hình tượng văn học, hình
ảnh, biểu tượng... văn học tạo nên ngôn ngữ của riêng mình, đó là huyền
thoại. Hệ thống hình tượng, hình ảnh được sáng tạo bởi nhà văn trong tác
phẩm bao giờ cũng hướng tới ý nghĩa văn học nhất định, thể hiện quan niệm
cuộc sống của tác giả, phạm vi đối tượng của hiện thực cuộc sống mà nhà
văn quan tâm. Như vậy, huyền thoại xuất hiện như một hệ thống hình thức
mang giá trị trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học. Đi sâu vào cách
thức xây dựng huyền thoại hay huyền thoại hóa trong văn học chúng ta thấy
rằng: Huyền thoại hóa chính là xu hướng xây dựng hình tượng văn học theo
17


hướng tách rời đối tượng, hướng về cái chủ quan, lý tưởng văn học. Và đặc
điểm lớn nhất của huyền thoại hóa trong văn học đó là tính biểu trưng, không
có thật trong đời sống và khả năng phản ánh hiện thực của huyền thoại. Tác
phẩm dược xem thành công xuất sắc trong việc sử dụng phương thức huyền
thoại là tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của Macket. Trong tác phẩm có chi tiết
Rémédied – người đẹp đang tồn tại giữa trần thế lạ không thuộc về cõi thế tục

mà nàng đang sống nên cuối cùng nàng đã bay lên trời. Hay những chi tiết
không thực do nhà văn sáng tạo ra: Những trận mưa lụt, mưa hoa, cái đuôi lợn
của con người, vụ thảm sát 3000 người ở Côlômbia... Đã đẩy những cái có
trong thực tế thành những cái phi hiện thực và thậm chí là quái dị để thể hiện
sự tù đọng, trì trệ của xã hội Mỹ Latinh lúc bấy giờ và kêu gọi con người
đoàn kết để thoát khỏi những trì trệ ấy.
Như vậy có thể thấy “phương thức huyền thoại” trong văn học là một
phương thức sáng tạo được nhiều nhà văn sử dụng, và đã thành công trong
sáng tạo nghệ thuật. Với phương thức huyền thoại nhà văn dễ dàng hơn trong
việc tiếp cận, lý giải những hiện tượng phức tạp về ý thức cả trong vô thức và
tiềm thức của con người. Nó giúp nghệ thuật vượt trên mâu thuẫn giữa cái vô
thường và tính chất trường tồn của thời gian, lý giải những điều không thể lý
giải nổi, trong đó có sự lý giải về đời sống tâm linh, tinh thần phức tạp của
con người.
1.1.3. Phương thức huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
Như đã nói trên, phương thức huyền thoại hóa là một phương thức
nghệ thuật đã và đang được các nhà văn sử dụng một cách linh hoạt. Tuy
nhiên, mỗi một nhà văn đều có cách vận dụng huyền thoại để chuyển tải nội
dung tư tưởng tác phẩm mà nhà văn gửi gắm. Mạc Ngôn là một trong những
nhà văn đã thành công với phương thức sáng tạo này. Ông đã vận dụng huyền
thoại vào tác phẩm của mình một cách độc đáo, đa dạng và nhuần nhuyễn,
nhất là tiểu thuyết. Nhìn chung phương thức huyền thoại được thể hiện trong
các tiểu thuyết của Mạc Ngôn ở ba điểm sau:

18


Thứ nhất đó là việc sử dụng các thủ pháp lạ hóa, phóng đại, biến dạng
(phân thân, hóa thân) khi miêu tả, nhại các hình thức huyền thoại truyền
thống. Có vô số chuyện lạ trong tác phẩm của Mạc Ngôn. Chỉ riêng kiểu xử

tử Đàn hương hình kỳ lạ và gớm ghiếc kia cũng còn nhiều chuyện lạ kèm
theo nữa; Như cách ngâm tẩm gỗ đàn hương, cách đổ sâm hàng ngày giữ cho
tội nhân không được chết, rồi chuyện “cướp pháp trường” với đoàn múa hát
Miêu Xoang bị tắm trong bể máu... Chuyện lạ trong Đàn hương hình không
chỉ toàn cảnh ghê rợn mà còn nhiều pha rất vui vẻ hiếm thấy như cảnh “đọ
râu” giữa Tôn Bính và viên quan huyện, cảnh bà huyện “đánh ghen” rồi chính
bà lại che giấu Mi Nương ngay trong phòng mình khi nàng bị quan quân đuổi
bắt... Hay trong Báu vật của đời cũng không ít chuyện lạ. Thế gian này hiếm
có gia đình nào có chín đứa con mà số phận đứa nào cũng éo le bi thảm như gia
đình Thượng Quan. Và Tư Mã Khố, ngoài các giai thoại truyền tụng, tác giả
còn đặc tả vị anh hùng này trước khi bị cách mạng xử tử chỉ yêu cầu được sửa
sang râu tóc, nhưng lưỡi dao cạo của thợ hớt tóc bị mẻ hết vì râu hắn cứng như
bàn chải bằng dây thép! Chưa hết! Khi một chị công an mở còng cho hắn tự
cạo lấy, hắn nhìn rất lâu bộ ngực nhô cao sau lần áo quân phục màu vàng, nói:
“- Này cô em, vú cô không nhỏ chút nào! Dù bị mắng, hắn còn dám nói tiếp:
- Cô em, tôi đã đ. không biết bao nhiêu phụ nữ, chỉ tiếc rằng cho đến
nay vẫn chưa đ. được một nữ đảng viên Cộng sản”. [485]. Và ở đâu có
chuyện lạ như cảnh “chợ Tuyết”, không ai được nói câu nào, người đóng vai
Công tử Tuyết đeo mạng che mặt được sờ... vú chị em! “Ngày hôm đó, tôi sờ
khoảng một trăm hai mươi cặp vú... Hai tay tôi nâng bầu vú nặng chịch, to
quá cỡ... Chị hướng dẫn tôi sờ nắn từng phân da trên vú chị...”[412]. Báu vật
của đời - nguyên tác tên là Phong nhũ phì đồn, nghĩa là Mông to vú nở. Dẫn
ra “cái vú” - thứ bảo vật luôn luôn được giữ kín và văn chương ta thường
kiêng kị nhắc đến tên thật của nó, mà “cái vú” chỉ là biểu tượng mang nhiều ý
nghĩa. Dễ thấy hơn cả, hình tượng ấy thể hiện sức sống, sự sinh sôi nẩy nở
của đất nước Trung Quốc.

19



Đi liền với thủ pháp lạ hóa là sự phóng đại. Trong Đàn hương hình dễ
gì con người ta sống được khi bị tùng xẻo 500 miếng thịt hay khi lục phủ ngũ
tạng đã thối rữa sau nhiều ngày bị kiếm “đàn hương” xuyên suốt thân mình.
Những chi tiết biến dạng trong Sống đọa thác đày cũng không thiếu như: Tây
Môn Náo bị thiêu và đầu thai sang nhiều kiếp khác, người biến thành lừa,
trâu, ngựa, khỉ, chó và có sự phân thân giữa người – vật. Rõ ràng đây là thủ
pháp của tác giả và độc giả có lẽ cũng biết tất cả chỉ là do tác giả “bày đặt”
(nếu không muốn nói là bịa đặt) và cường điệu lên. Những trang sách không
giống như đời thật ấy lại có sức cuốn hút người đọc chính vì con người ta đến
với nghệ thuật cốt để tìm cái khác thường, để được cùng tác giả thăng hoa khi
đưa trí tưởng tượng bay lên với cảm xúc dâng trào. Những giây phút ấy, như
nhiều nhà văn đã tự bạch, nhân vật (và cả tình tiết đã dự kiến) vượt ra ngoài
sự trù liệu, sắp đặt của tác giả. Hầu hết các nhân vật của Mạc Ngôn đều có
những phút “xuất thần” như thế nhưng người đọc lại không nghĩ đó là chuyện
hoang đường, vì nó bắt nguồn từ cảm xúc chân thực của tác giả và dựa vào
bản chất, vào khả năng tiềm tàng có thật của nhân vật cũng như tình huống
câu chuyện. Hình phạt Đàn hương hình có thể chưa xảy ra như thế, nhưng sự
dã man của bọn phong kiến Trung Hoa là có thật và nhân loại đã nhiều lần
chứng kiến con người đã biến thành quỷ dữ khi cái ác lồng lên hoặc được
kích thích vì một tham vọng nào đó; có thể không có ai như Tôn Bính trong
Đàn hương hình và mẹ con nhà Thượng Quan trong Báu vật của đời đã chịu
đựng nổi cảnh đày đoạ ghê gớm như thế, nhưng nhân loại từng biết những
con người - thường là những anh hùng - đã chứng tỏ sức chịu đựng phi
thường. Vừa có những chi tiết kỳ lạ vừa tạo ra chi tiết thực để hấp dẫn người
đọc khiến cho người đọc chập chờn giữa cái thực và cái ảo – Đó là sự tài tình
của Mạc Ngôn.
Thứ hai, Huyền thoại hóa ở cả cốt truyện và nhân vật trong tác phẩm.
Bằng hiện tượng phân mảnh cốt truyện, lồng ghép hư thực ở cốt truyện và
nhân vật đó là sự chồng chất các kết cấu lồng ghép. Kết cấu lồng ghép chính
là một phương thức đan cài các thành phần xen vào cốt truyện. Lồng ghép dễ

20


nhận thấy nhất là lồng ghép các cốt truyện, các môtíp, các bình diện của đời
sống, lồng ghép các hệ thống nhân vật, lồng ghép huyền thoại và hiện thực, dã
sử và lịch sử, phong tục và cá nhân, lịch sử và cá nhân…Chúng ta dễ dàng
thấy điều này qua các tiểu thuyết của Mạc Ngôn: Cao lương đỏ, Báu vật của
đời, Đàn hương hình, Sống đọa thác đày, Ếch...
Trong hầu hết các tiểu thuyết Mạc Ngôn, chúng ta thấy ông cũng sử
dụng không gian, thời gian mang tính huyền thoại. Đây là một trong những
dạng thức quan trọng của nghệ thuật huyền thoại hóa, đó là biện pháp làm
nhòe mờ, đảo lộn trật tự không gian, thời gian của kết cấu trần thuật. Sự
chồng xếp các lớp thời gian: Hiện tại chồng lên quá khứ, thời gian sự kiện
chồng lên thời gian tâm trạng... Khiến cho nhân vật luôn có sự lẫn lộn giữa
thời gian hiện tại và thời gian quá khứ, tương lai... Phù hợp để nhân vật thể
hiện những cảm xúc của mình. Chẳng hạn trong tiểu thuyết Báu vật của đời
không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật đạt đến độ biến hoá, ảo diệu.
Không gian nghệ thuật có sự đan xen, chuyển hoá linh hoạt giữa các mảng
không gian hiện thực, không gian tâm tưởng, không gian huyền thoại. Dòng
thời gian tuyến tính trong tác phẩm bị đứt gãy bởi hiệu quả của các yếu tố: Sai
trật, ngoái lại, báo trước, quãng ngưng, dán ghép....
1.2. Sống đoạ thác đày trên hành trình tiểu thuyết của Mạc Ngôn
1.2.1. Con đường sáng tạo nghệ thuật của Mạc Ngôn.
Mạc Ngôn là nhà văn lớn của Trung Quốc và Thế giới. Giải Nobel văn
học năm 2012 đã thuộc về ông đã khẳng định vị trí và tài năng của Mạc Ngôn
trên văn đàn quốc tế. Để có được thành quả ấy, không chỉ có tài năng mà ông
đã trải nghiệm bằng chính cuộc đời mình trong cuộc sống gia đình, quê hương
- nơi ông sinh ra, và ông đã chọn cho mình một con đường sáng tạo nghệ
thuật riêng.
Mạc Ngôn sinh ngày 17 tháng 2 năm 1955 tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn

Đông, Trung Quốc. Tên thật của ông là Quản Mạc Nghiệp, Mạc Ngôn là bút
danh. Quê hương Cao Mật vốn là một huyện nghèo nàn, lạc hậu nhưng chính
nơi đây đã hun đúc cho tâm hồn và nguồn cảm hứng một “cái bao tải khổng
21


lồ” tất cả các sáng tác của Mạc Ngôn. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo
khổ nhưng rất yêu văn chương. Những người lớn trong nhà là cả kho truyện
kể, cứ đêm đêm Mạc Ngôn và các anh chị thi nhau kể chuyện. Và cho tới bây
giờ nhà văn vẫn nhắc tới được 300 câu chuyện, cứ mỗi câu chuyện ấy sau này
là một tiểu thuyết. Chính gia đình là nôi nuôi dưỡng tâm hồn văn chương và
nguồn tài liệu khổng lồ cho nhà văn sáng tác.
Từ khi là một đứa trẻ Mạc Ngôn đã nếm trải những vất vả, cực nhọc ,
nghèo khó. Ông đã kể về tuổi thơ của mình “Hồi nhỏ tôi đi chăn trâu, lúc nào
bụng cũng đói, bị mệt bèn nằm dài ra đất ngẩn ngơ nhìn mây trắng trên trời,
bởi vì tôi cảm thấy đám mây trắng kia dường như sẽ lập tức biến thành cái
bánh bao rơi vào mồm tôi. Giờ nhìn thấy đường chân trời, tôi lại nhớ tới thời
niên thiếu nghèo khó của mình... Tôi đứng bên của sổ, nhìn dòng nước lớn
lững lờ trôi mà cảm thấy vừa rợn ngợp vừa tráng lệ. Một ấn tượng sâu đậm
nữa chính là tiếng kêu của hàng trăm ngàn con ếch, inh tai nhức óc, có khi
ngay trong đêm khuya, nghe như tiếng ma quỷ. Nước lũ và tiếng ếch kêu là
hai nỗi ám ảnh lớn nhất quanh tuổi thơ tôi.” [72.] Từ rất sớm, Mạc Ngôn đã
thể hiện rõ là một đứa trẻ thông minh, lém lỉnh, ham học và có khiếu văn
chương, sự say mê văn học. Đi học lúc sáu tuổi và biết đọc, chín tuổi đã đọc
nhiều quyển sách có được trong thôn: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử, Nho
Lâm Ngoại Sử Phá Hiểu Ký , Ông lão đánh cá và con cá vàng của Puskin, Cô
bé bán diêm của Andersen, Quán nhà Lâm của Mao Thuẫn, Tường lạc đà của
Lão Xá, Khuất Nguyên của Quách Mạc Nhược... Ông say mê sách như những
vụn sắt bị nam châm hút. Nội dung những cuốn sách ấy vô cùng hấp dẫn đã
để lại trong lòng ông ấn tượng khó quên, như lời Mạc Ngôn từng nói: “mấy

quyển sách giáo khoa văn học ấy đã mở rộng tầm mắt tôi rất ghê”. Đó là
những Thân Công Báo cưỡi trên lưng báo, Thổ Hành Tôn động thổ... (trong
Phong Trần diễn nghĩa), những mối tình ngây thơ của các cô gái trong từng
trang sách hay những cái chết đau lòng.... Tất cả hiện lên sống động trước mặt
và ám ảnh trong tâm hồn ông. Mạc Ngôn đã bắt đầu “cuộc đời đọc sách” của

22


mình. Cách mạng văn hóa diễn ra Mạc Ngôn đang học giở tiểu học (lớp 5)
đành phải nghỉ học, đi làm nhiều việc khác nhau ở nông thôn để mưu sinh.
Tháng 2 năm 1976 Mạc Ngôn gia nhập quân đội. Luôn ấp ủ trong mình
giấc mơ học Đại học để trở thành nhà văn, Mạc Ngôn đã giành nhiều thời
gian cho việc nghiên cứu sách về lí luận và chính trị rồi tập tành sáng tác.
Năm 1984, Mạc Ngôn đã trúng tuyển vào khoa văn thuộc Học viện nghệ thuật
quân giải phóng, năm 1986 ông tốt nghiệp. Năm 1988 Mạc Ngôn trúng tuyển
lớp nghiên cứu sinh khoa lí luận sáng tác thuộc học viện văn học Lỗ Tấn
trường Đại học sư phạm Bắc Kinh lấy bằng thạc sĩ năm 1991. Hiện nay ông
đang là sáng tác viên của cục chính trị - Bộ tổng tham mưu quân giải phóng
của Nhân Dân Trung Quốc. Những kiến thức học được ở hai viện trên đã giúp
sự nghiệp sáng tác văn học của ông thăng hoa.
Tác phẩm góp phần làm nên tên tuổi Mạc Ngôn là truyện vừa Cao
lương đỏ(1987, bản tiếng Anh Red Sorghum, 1993 ). Đây là mốc son trên
chặng đường văn học của ông. Cao lương đỏ đưa độc giả trở về thập niên
1920 - 1930, trên mảnh đất quê hương của chính tác giả - mảnh đất Cao Mật
của tỉnh Sơn Đông. Những nhân vật trong truyện hiện ra đầy cá tính, khí
phách, sống ngang tàng, lạc quan như những ngọn cao lương thẳng tắp vút lên
trên bầu trời Cao Mật. Đây là nét tính cách điển hình của người dân Cao Mật
mà chúng ta sẽ gặp lại trong rất nhiều các tác phẩm sau này của Mạc Ngôn.
Ông thường lấy hình ảnh của người dân sống trên mảnh đất quê hương để

nhào nặn thành các hình tượng văn học. Cao lương đỏ ca ngợi tình yêu và sự
tự do. Tác phẩm vừa khốc liệt, vừa bay bổng, vừa rất thực mà lại hòa trộn cả
những yếu tố kỳ ảo, phi thường. Tác phẩm đã được đạo diễn tài danh Trương
Nghệ Mưu dựng thành phim và được giải Con gấu vàng ở Liên hoan phim
Berlin 1998. Từ đấy tên tuổi của Mạc Ngôn được nhiều độc giả biết đến.
Phong nhũ phì đồn (Báu vật của đời, 1995, bản tiếng Anh Big Breasts
and Wide Hips 2004) là một bích họa lịch sử miêu tả Trung Quốc thế kỉ 20
qua lăng kính cuộc sống của một gia đình. Báu vật của đời là một tác phẩm
nổi tiếng khác trong vốn liếng văn chương của Mạc Ngôn. Nó từng là hiện
23


tượng của nền văn học Trung Quốc, tác phẩm được Hội Nhà văn Trung Quốc
trao giải nhất ở thể loại tiểu thuyết năm 1995. Báu vật của đời đem lại cái
nhìn khái quát về giai đoạn lịch sử hiện đại của Trung Quốc, vẫn lấy bối cảnh
chính là huyện Cao Mật, Mạc Ngôn đã đưa tới cho người đọc những mảng
sáng - tối, khuất - tỏ của lịch sử Trung Quốc trong vòng 100 năm. Tác phẩm
là đại diện tiêu biểu cho phong cách sáng tác dựa trên đề tài lịch sử của ông.
Tiểu thuyết Sống đọa thác đày (2006, bản tiếng Anh Life and Death
are Wearing Me Out 2008) sử dụng sự trào phúng để mô tả cuộc sống thường
nhật và những biến chuyển dữ dội ở nước Cộng hòa Nhân dân non trẻ lúc bấy
giờ.
Đàn hương hình(2004, in bản tiếng Anh Sandalwood Death 2013) là câu
chuyện về sự tàn bạo thuở đế chế phong kiến đang sụp đổ. Sử dụng chất liệu
văn học dân gian làm phông nền khắc họa một giai đoạn lịch sử đẫm máu ở
Trung Quốc từ năm 1895-1915. Khi đó Trung Quốc trở thành chiếc bánh gatô ngon lành để các đế quốc chia nhau xâu xé. Triều đình Mãn Thanh thối nát,
bất lực. Quan lại đương thời hoặc tiếp tay cho giặc hoặc ươn hèn, thối chí.
Đời sống nhân dân vô cùng rối loạn, " lãnh tụ " của cuộc khởi nghĩa chống
quân Đức ở huyện Cao Mật khi đó chỉ là một ông bầu gánh hát. Tác phẩm
này đã đem về cho Mạc Ngôn giải Mao Thuẫn – giải thưởng văn học danh giá

nhất tại Trung Quốc. Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng trong Đàn
hương hình là hý kịch Miêu Xoang, một loại nhạc dân gian phổ biến ở vùng
đông bắc Cao Mật. Tiểu thuyết một lần nữa khắc họa tính cách ngang tàng,
khí khái, lạc quan của người dân Cao Mật trên cái nền là những sự kiện cách
mạng nóng hổi. Đàn hương hình ngoài việc giới thiệu về lịch sử của hý kịch
Miêu Xoang còn cho người đọc biết về lịch sử các ngón đòn tra tấn, tử hình ở
Trung Quốc. Tác phẩm mới nhất của Mạc Ngôn Ếch (2009, bản tiếng
Pháp Grenouilles 2011) Mạc Ngôn kể về truyền thống trọng nam khinh nữ ở
Trung Quốc, dẫn tới việc phá thai và bỏ mặc những bé gái kéo dài tới ngày
nay ở nhiều vùng nông thôn. Ếch là câu chuyện kể về một cô vợ lẽ ở nông

24


thôn Trung Quốc bị buộc phải phá thai và triệt sản. Đồng thời phác họa những
hệ lụy của chính sách một con độc đoán của Trung Quốc.
Có thể nói, Mạc Ngôn đã sáng tác một sự nghiệp văn học khá đồ sộ với
11 bộ tiểu thuyết dài, 30 truyện vừa, 100 truyện ngắn, 5 tập tản văn, 9 kịch
bản phim, 2 kịch bản kịch nói. Tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ
tiếng và đoạt nhiều giải trong và ngoài nước. Qua sự pha trộn vừa hư ảo vừa
thực tế, vừa mang tính lịch sử vừa mang tính xã hội đương đại, Mạc Ngôn đã
tạo ra một thế giới khiến người ta nhớ đến những sự phức tạp của cuộc sống
như trong các tác phẩm của William Faulkner (Nobel Văn học 1949) và
Gabriel García Márquez (Nobel Văn học 1982) trong khi vẫn giữ phong cách
văn chương Trung Hoa cổ và văn hóa dân gian truyền thống. Ngoài tiểu
thuyết, Mạc Ngôn còn xuất bản nhiều truyện ngắn và tạp luận về những đề tài
khác nhau, và mặc dù ông giương mũi nhọn chỉ trích đối với xã hội đương
thời nhưng trên quê hương của mình ông vẫn được xem là một trong những
tác giả đương đại xuất sắc nhất.
Con đường đến với nghệ thuật của Mạc Ngôn không phải là thuận chèo

mát mái như nhiều người tưởng mà là quanh co, trắc trở. Song nhờ có ý chí,
nghị lực, kiên trì và có ước mơ ông đã làm nên tên tuổi và sự nghiệp của mình
trên văn đàn văn học Trung Quốc và Thế giới. Để có được thành công ấy
ngoài yếu tố bản thân còn có yếu tố quê hương, gia đình và chính con người
Mạc Ngôn. Bằng cách viết về quá khứ, chọn phong cách hiện thực huyền ảo
tinh tế và khéo léo Mạc Ngôn đã tạo cho mình một phong cách riêng khác với
các nhà văn đương thời.
Các giải thưởng văn học mà ông đã giành được :
• Giải nhất hội nhà văn Trung Quốc cho tiểu thuyết Báu vật của đời
tháng 12 năm 1995.
• Giải Mao Thuẫn cho tiểu thuyết Đàn Hương hình.
• Giải tiểu thuyết toàn quốc lần thứ tư 1987 cho Cao Lương Đỏ,
Trương Nghệ Mưu dựng thành phim và được giải Con gấu vàng ở Liên hoan
phim Berlin 1998.
25


×