Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Nông thôn và nông dân trong sáng tác của Ngô Ngọc Bội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.56 KB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐINH HỒNG VĂN

NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN
TRONG SÁNG TÁC CỦA NGÔ NGỌC BỘI
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
Thay mặt chuyên ngành – Trưởng khoa
PGS.TS. ĐINH TRÍ DŨNG.


Nghệ An - 2013

2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đề tài nông thôn và nông dân chiếm một vị trí quan trọng trong
nền văn học hiện đại Việt Nam. Đã có nhiều nhà văn, nhà thơ viết về đời


sống nông thôn và người nông dân. Đề tài nông thôn, nông dân trong văn


học Việt Nam, vì vậy, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
1.2. Ngô Ngọc Bội là một trong số các tác giả có những đóng góp
đáng kể cho văn học Việt Nam hiện đại ở đề tài này. Hơn 40 năm “thâm
canh” trên mảnh đất về nông thôn và nông dân, cho đến nay, Ngô Ngọc Bội
đã có 12 tập truyện ngắn và tiểu thuyết, hơn 70 bài ký viết về đề tài trên. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá một cách thấu đáo những đóng góp cũng
như sáng tạo độc đáo của nhà văn này về đề tài nông thôn cho tới nay dường
như còn thiếu vắng.
1.3. Từ một hiện tượng cụ thể, văn xuôi Ngô Ngọc Bội, chúng ta có
thể nhìn rộng ra tiến trình và đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại về
mảng đề tài trên.
Đấy là những lý do giải thích vì sao chúng tôi chọn đề tài Nông dân
và nông thôn trong sáng tác của Ngô Ngọc Bội làm đối tượng nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Đánh giá chung về tác giả, tác phẩm của Ngô Ngọc Bội trước hết phải
kể đến một số bài báo, bài nghiên cứu, phê bình của các nhà nghiên cứu
trong cuộc hội thảo khoa học: Nhà văn Ngô Ngọc Bội và nhà văn Nguyễn
Hữu Nhàn với đề tài "Nông dân - Nông thôn - Nông nghiệp", ngày 28 - 11
- 2009, do Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Văn học nghệ thuật Tỉnh Phú Thọ
phối hợp tổ chức tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ: Phong Lê, Văn Chinh,
Phan Trọng Thưởng, Văn Giá, Nguyễn Anh Đào,...
Các bài tham luận đều "có nội dung sâu sắc, hàm lượng cao, mở ra
nhiều vấn đề cho tiến trình văn học hiện đại và đi đến khẳng định những
đóng góp to lớn của hai nhà văn Ngô Ngọc Bội và Nguyễn Hữu Nhàn đối
với vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp".
Theo Phong Lê, văn học Việt Nam đương đại với mảng đề tài nông
dân, nông nghiệp nổi lên 10 tác giả, trong đó 5 người đã mất, còn lại 5 thì 2
người đã từ lâu gác bút (Vũ Thị Thường và Nguyễn Thị Ngọc Tú), chỉ có 3
4



nhà văn là Nguyễn Kiên, Ngô Ngọc Bội, Nguyễn Hữu Nhàn, là vẫn còn gắng
gỏi với những đường cày nông sâu trên cánh đồng nông dân, nông nghiệp.
Phong Lê xếp nhà văn Ngô Ngọc Bội vào đội ngũ người viết thuộc thế hệ
sau 1945 như Nguyễn Văn Bổng (1921-2001), Chu Văn (1922-1994),
Nguyễn Địch Dũng (1925-1993), Đào Vũ (1927-2005), Nguyễn Thế Phương
(1930-1989), Nguyễn Khải (1930-2008), Vũ Thị Thường (1930), Nguyễn
Kiên (1935), Nguyễn Hữu Nhàn (1938), Nguyễn Thị Ngọc Tú (1942), với
các tác phẩm xuất hiện chủ yếu từ giữa những năm 50 đến nửa đầu những
năm 80 - là lực lượng đối diện với hiện thực này.
Nguyễn Anh Đào, trong bài tham luận “Ngô Ngọc Bội - người lấy
nước ao làng làm mực viết”, đã dẫn lời tác giả Ngô Ngọc Bội: "Ao làng rồi
thành ao hợp tác. Ao hợp tác rồi thành ao gia đình. Ao gia đình rồi lại thành ao
làng. Lằng nhằng vẫn chỉ là chuyện về cái anh nông dân cả. Mà nói về nông
dân, thì mình có tới trên hai trăm bài ký, truyện ngắn đã in. Thôi thì nông dân
làm cải cách, đánh địa chủ, nông dân vào hợp tác rồi ra hợp tác, nông dân đói,
nông dân mất ruộng, rồi nông dân cưỡi xe máy, lên nhà tầng, nông dân bỏ
làng, làng lên phố, rồi nông dân kêu cứu, nông dân đi kiện... trăm thứ nó xoay
quanh cái ao làng, viết đến chết cũng không hết chuyện" [42].
Ngô Kim Đỉnh, trong “Phong cách Ngô Ngọc Bội” (Báo Văn nghệ, số
46, 18 - 11 - 2006) đánh giá phần lớn tác phẩm của Ngô Ngọc Bội "đều
hướng về số phận người nông dân và đời sống nông thôn, những hoạt động
đời sống tình cảm và sản xuất trong nông dân - nông nghiệp. Không gian và
thời gian nghệ thuật trong các tác phẩm văn chương của Ngô Ngọc Bội
thường cách điệu từ không gian và thời gian đời thật của chính miền quê
trung du Phú Thọ. Điều ấy nói lên tác giả là nhà văn luôn đau đáu, trăn trở về
sự vận động và phát triển từ chính quê hương máu thịt của mình nói riêng,
sau đó là rộng ra cả nước nói chung. Nếu đọc các tác phẩm văn chương của
Ngô Ngọc Bội, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ nhận được thỏa đáng, bao quát một
cách nhìn, một cách đánh giá, một kiến giải chuyển dịch tích cực cho hướng

5


vận động đi lên của làng quê, của địa phương chúng ta qua mỗi chặng
đường. "Cũng trong bài viết này, Ngô Kim Đỉnh dẫn lời nhà văn Xuân Cang
cho rằng: "Ngô Ngọc Bội là một kiểu Võ Huy Tâm trong văn học đề tài nông
thôn, không có cách mạng, không có văn học cách mạng thì không khám
phá, phát hiện và đào tạo ra anh" [46].
Văn Chinh, trong bài viết “Ngô Ngọc Bội - nhà văn của bộ quần áo
mới mặc buổi đêm”, nhận xét: "Nhà văn Ngô Ngọc Bội ở những trang văn
mập mẩy của mình, đôi khi thật bay bổng và khi đó, tinh thần lãng mạn của
trang văn đến Tự lực văn đoàn cũng phải phát thèm. Ấy là khi anh cán bộ
phong trào đạp xe từ Hà Nội về vùng ngập lũ thăm nhân tình với bịch bồ kết
treo ở ghi đông; anh ta có thể bị nước lũ cuốn trôi, nhưng mái tóc như mây
như suối của nàng phải được thơm bồ kết. Mà chẳng cứ một mái tóc như
mây như suối của nàng, các mái tóc của bạn nàng cũng phải được thơm lây sự tinh khôn của anh nông dân đã mách nước rằng, mối tình của anh của ả sẽ
êm thấm hơn nếu anh ta khéo dân vận. Vâng, cái giống học trò yêu ai thì chỉ
biết có người ấy, chi tiết văn học nông thôn nằm khuất nẻo ở đâu đấy, như
cái duyên cô thôn nữ nằm ở chỗ dường như không biết phơi bày. Hẳn không
ai có thể quên được chi tiết bà vợ cứ nhất mực không chịu vận bộ quần áo
mới ông chồng sắm cho. Một đời lam lũ váy đụp áo vá quen rồi, nay tự dưng
quần quần áo áo, bà không mặc, vì ngượng. Tác giả không cắt nghĩa, không
chui vào bụng nhân vật để nói năng, diễn giải gì. Nhưng đến đêm ông chồng
lần sờ thấy sột soạt, hỏi “mặc rồi à?” Thật là áo gấm đi đêm, nhưng người
đàn bà nông dân thì phải thế, ắt thế. Chồng chăm chút từ khi chặt tre đan
lồng nhốt lợn mang bán, sắm sửa cho mình; miệng vẫn chối đây đẩy không
thèm mặc vì ngượng và ngượng thật, nhưng đêm nằm bên chồng thì mặc
vào, mặc chứ, để chồng hưởng cái mới mẻ như thanh tân thơm thảo của
mình, khốn khổ, cả đời bên vợ váy đụp hôi hám chấy rận rồi còn gì..." [34].
Cũng tác giả Văn Chinh đã cho rằng Ngô Ngọc Bội – là “người đắm

mình với nông thôn”. Tác giả nhận xét: "...Có thể nói, chỉ khi về với nông
6


thôn, Ngô Ngọc Bội mới trở nên tự tin, đắm hết mình vào nông thôn - nhiều
khi là đắm mình theo nghĩa đen. Ông hiểu tường tận từng chân tơ kẽ tóc,
hiểu những cái người nông dân không nói ra." và "Ngô Ngọc Bội là một
trong những người đầu tiên nêu vấn đề dòng họ, tinh thần bè phái phe giáp
trong nội bộ ở tiểu thuyết Lá non, hình như xuất bản năm 1978, hơn mười
năm trước cái Mảnh đất lắm người nhiều ma xuất hiện. Tôi không biết vì sao
cuốn tiểu thuyết rất quan trọng này, được phanh phui với giọng của người
trong cuộc, nhiều chỗ khá gay gắt nhưng lại có cái tên hiền lành là Lá non.
Còn sự im lặng của giới phê bình và dư luận bạn đọc thì tôi hiểu được; đó là
thời kỳ im lặng là vàng" [35]. Trong văn Ngô Ngọc Bội không có phong tục,
không có những câu nôm na và những nhân vật ngốc nghếch khờ dại như
những nhà văn nông nổi tưởng tượng. Văn ông chứa đựng những bí mật
thăm thẳm của tâm lý nông dân, nó không bao giờ được nói trắng phớ ra, nó
là bộ quần áo mới của người đàn bà nọ.
Nguyễn Tham Thiện Kế với bài viết “Người ngồi giữa làng để mục
kích sự đời” cho rằng Ngô Ngọc Bội trước sau vẫn là nhà văn của làng quê.
Dẫn lời Ngô Ngọc Bội, tác giả viết: "Ở nước thì phải ngồi giữa nước, ở làng
thì phải ngồi giữa làng thì mới mục kích hết mọi sự đời chứ. Mình còn nợ
mấy cái tiểu thuyết về nông thôn nữa…". Nguyễn Tham Thiện Kế nhận xét:
"Dẫu cho hơn một lần ông tự nhận mình trăn trở khá gay gắt với những bất
cập hàng loạt diễn ra trong chính sách vi mô cũng như vĩ mô của một nhà
nước tự phải hoàn thiện trong chiến tranh và bao vây cấm vận... Nhưng rà
soát lại tất cả những gì trong tác phẩm văn chương ông cho là gay gắt kia, thì
cũng không hẳn như vậy. Ông hiền lành, dễ thỏa mãn, yêu đất nước hồn
nhiên theo cách riêng của mình mà cứ ngỡ nó gai góc hóc hiểm. Bền bỉ cả
đời mình theo một con đường văn, một kiểu văn, bằng tất cả trí tuệ, tâm hồn,

sức lực, ông tự tin và bất chấp mọi sự điều chỉnh hay gia giảm quan niệm
sáng tác. Thời kỳ đầu ông giải quyết khúc mắc đời sống bằng áp đặt chủ
quan bản thân song trùng với toàn thể ý chí cộng đồng. Thời kỳ sau ông chỉ
7


đóng vai người kể chuyện, kể những chuyện người ta biết nhưng chưa ai kể
hoặc chưa bạo mồm kể, bằng giọng điệu thô thô gai gai, khụng khịnh nhưng
hồn hậu như chính con người ông” [57].
Theo nhà thơ Trần Ninh Hồ trong trò chuyện và suy ngẫm với Hồng
Thanh Quang (Bài “Ngay cả khi say vẫn rất lành...” Báo An ninh thế giới
giữa tháng, số 41, Tháng 6 - 2011), Ngô Ngọc Bội là người viết về nông
thôn ghê gớm nhất. "Bởi vì Ngô Ngọc Bội anh ấy viết, cái cuộc đời người
nào thì nó ra cái đấy. Anh ấy đã viết Ao làng, viết hàng loạt truyện ngắn,
phóng sự... Và ta có thể thấy rằng đó đích thực là nhà văn của những nông
dân đi đường đất, chứ không phải của những nông dân đi đường nhựa... Đọc
Chọi trâu của Ngô Ngọc Bội là thấy ngay cảnh chọi trâu ở trên cánh đồng,
những con trâu, những thằng bé chăn trâu trên cánh đồng, những ông bố đón
từng con nghé ra..." [79].
Tập truyện ngắn Ẩm ương đi lấy chồng (Nxb Hội Nhà văn năm 2005)
là tập truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Ngô Ngọc Bội có lời giới thiệu: Ẩm
ương đi lấy chồng gồm 21 truyện ngắn, là những “góp nhặt” Ngô Ngọc Bội
từ cuộc đời, những trang văn mang màu sắc hiện thực và thấm đẫm nội dung
nhân văn. Tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh đề tài lao động sản xuất,
hiện lên trong Ẩm ương đi lấy chồng là những con người hăng say, tâm huyết
với công việc của mình, dù là trên cánh đồng hay bàn giấy. Chính điều đó
làm nên sức hấp dẫn của từng tác phẩm và Ẩm ương đi lấy chồng đã ghi dấu
ấn trong lòng độc giả.
Phạm Hồng Thinh trong bài “Nông thôn - mảng đề tài lớn của văn học
nghệ thuật Việt Nam” đã dẫn lời nhà văn Văn Chinh nói về nhà văn Ngô

Ngọc Bội: "Trong các "lão nông văn học” giờ chỉ có Ngô Ngọc Bội còn son
sắt với nông thôn. Nhà văn hơn 80 tuổi này có niềm tự hào lạ lùng. Từ Phú
Thọ về Hà Nội nhưng chỉ viết một đề tài tam nông, chỉ in một báo (Văn
nghệ) và chỉ đi một xe đạp. Sẽ hiểu hơn về sự gắn bó ấy nếu biết một nửa gia
đình ông vẫn ở tại quê nhà là xã viên hợp tác” [85].
8


Có thể thấy rằng, mặc dù chưa thực sự được biết đến với tư cách là
một cây bút có khả năng mang đến một điều gì đó có tính chất đột phá, một
hiện tượng trong văn học Việt Nam đương đại, nhưng sáng tác của Ngô
Ngọc Bội, đặc biệt trên đề tài nông thôn và nông dân, cũng đã thu hút được
sự chú ý của không ít người đọc chuyên nghiệp có uy tín. Và mặc dù, những
nhận xét, đánh giá sáng tác của nhà văn mới chỉ là những hình dung sơ bộ,
những nhận xét bước đầu nhưng những ý kiến ấy hoàn toàn có giá trị gợi dẫn
cho chúng tôi thực hiện đề tài.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Nông thôn và nông dân trong
sáng tác của Ngô Ngọc Bội.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
3.2.1 Tư liệu khảo sát chính
3.2.1.1 Các tập tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội
Ao làng (1975), Nxb Văn học, Hà Nội.
Lá non (1987), Nxb Thanh niên, Hà Nội.
Ác mộng (1990), Nxb Lao động, Hà Nội.
Mênh mang cổng trời (1992), Nxb Thanh niên.
Gió đưa cành trúc ( 1994), Nxb Thanh niên.
Tơ vương (2000), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
Đường trường (2001), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Đường trường khuất khúc (2003), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
3.2.1.2 Các tập truyện ngắn của Ngô Ngọc Bội
Nợ đồi (1954), Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn, Hà Nội.
Chị cả Phây (1963), Nxb Văn học, Hà Nội.
Những mảnh vụn (1996), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
Ẩm ương đi lấy chồng (2005), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
9


3.2.1.3 Các bài ký của Ngô Ngọc Bội
Mùa ngô ở Nà Sản (1974) Văn nghệ (tháng 9 - 1974).
Mai Châu, Văn nghệ (tháng 2 - 1975).
Đồi vàng, Văn nghệ (số 732 - 1977).
Rừng khép tán, Văn nghệ (số 765 - 1978).
Nỗi riêng khép mở, Văn nghệ (số 924 - 1981).
Nước ngọt hồ Yên Lập, Văn nghệ (số 1032 - 1983).
Tình cát sỏi, Văn nghệ (số 1077 - 1984).
Rừng của biển - Cá của biển, Văn nghệ (số 1133- 1134 - 1985).
Mùa quả cây, Văn nghệ (số 1690 - 1992).
Tôi trở về làm nông dân, Văn nghệ (tháng 5 - 1994).
3.2.2. Ngoài ra tư liệu khảo sát mở rộng
Sáng tác văn xuôi về đề tài nông dân, nông thôn của các nhà văn khác
để so sánh, đối chiếu: Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, Ngô Tất
Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân, Lê Lựu, Nguyễn Khắc
Trường, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Hữu Nhàn, Tạ
Duy Anh, Nguyễn Ngọc Tư…
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng phối kết hợp các phương
pháp nghiên cứu cơ bản sau
4.1. Phương pháp thống kê - phân loại

4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
5. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm hiểu:
- Vấn đề nông thôn và nông dân - đối tượng thẩm mĩ của văn học Việt
Nam và đóng góp của Ngô Ngọc Bội cho văn học Việt nam ở đề tài này.

10


- Những mối quan tâm chủ yếu về vấn đề nông thôn và nông dân
trong văn xuôi Ngô Ngọc Bội.
- Nghệ thuật thể hiện vấn đề nông thôn và nông dân trong văn xuôi
Ngô Ngọc Bội.
6. Cấu trúc của luận văn
Tương ứng với nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đã đề ra, ngoài Mở
đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai
qua ba chương:
Chương 1. Nông thôn và nông dân - đối tượng thẩm mĩ của văn học
Việt Nam hiện đại
Chương 2. Những mối trăn trở thường trực về nông thôn và nông dân
trong văn xuôi Ngô Ngọc Bội
Chương 3. Những nét nổi bật về nghệ thuật thể hiện vấn đề nông thôn
và nông dân trong văn xuôi Ngô Ngọc Bội

Chương 1
NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN - ĐỐI TƯỢNG THẨM MĨ CỦA
VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

11



1.1. Nông thôn và nông dân - nguồn cảm hứng lớn của các nhà
văn Việt Nam
Nông thôn là cái nôi văn hoá dân tộc, nơi nuôi dưỡng, giữ gìn tất cả
những cái đẹp nhất, hồn cốt nhất của Việt Nam, nông thôn và nông dân luôn
là đề tài quan trọng của văn học hiện đại nước ta.
Nông thôn - nông dân là hai khái niệm song hành. Nói đến nông thôn
là nghĩ đến “rơm rạ, lúa ngô khoai sắn”. Nông thôn là cái nôi chứa đựng và
nuôi dưỡng những truyền thống văn hóa dân tộc. Cuộc sống thực tế lao động
sản xuất nông nghiệp lúa nước lại là cơ sở để hình thành, sản sinh những
truyền thống văn hóa lâu đời ấy. Sự gắn bó hữu cơ, chặt chẽ có tính chất
đồng sinh đồng dưỡng ấy làm nên đặc trưng văn hóa nông thôn, nuôi dưỡng
tâm hồn người Việt từ đời này sang đời khác. Kho tàng văn học dân gian đã
chứng minh điều đó. Với những câu ca dao, tục ngữ có vần có điệu, duyên
dáng, sinh động, dễ nhớ... cha ông ta đã gửi gắm tình cảm gắn bó, hòa mình
với thiên nhiên, đồng thời ấp ủ khát vọng chinh phục, cải tạo thiên nhiên, đó
là những cách nghĩ, nếp sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân nông
nghiệp. Người nông dân ở nông thôn luôn có ý thức về việc đúc rút, gìn giữ,
lưu truyền những kinh nghiệm quí báu cho các thế hệ nối tiếp.
Văn học dân gian ngay từ đầu cũng đã phản ánh được tiếng nói ngợi
ca cuộc sống nông nghiệp của nhân dân ta, đề tài nông thôn biểu hiện qua
cuộc sống lao động của người nông dân đã trở thành đề tài chủ đạo trong văn
học dân gian.
Trong văn học viết trung đại, đề tài nông thôn tập trung thể hiện cuộc
sống thanh nhàn, thú điền viên, ẩn dật nơi thôn quê qua các tác phẩm không
chỉ là của những tác giả ẩn cư miền sơn dã, mà ngay cả trong cả các tác
phẩm của các bậc vua chúa các bậc đại thần, anh hùng, danh nhân… Nông
thôn với vẻ đẹp bình dị, trong lành là nơi kí thác tâm tình, nơi chối bỏ nỗi
đời của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, nông thôn thanh bình phong túc,

lãng mạn nên thơ trong sáng tác của Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, nông
12


thôn lam lũ rất buồn và rất đời trong thơ Nguyễn Khuyến… Lịch sử văn học
Việt Nam hẳn sẽ rất khó quên những câu thơ sau đây:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền
(Thiên Trường vãn vọng – Trần Nhân Tông)
hay:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Một cày một cuốc thú nhà quê
Áng cúc lan xen vãi đậu kê
Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng
Chè tiên, nước ghín, nguyệt đeo về
[84;242]
“Năm nay cày cấy vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa”
[84;360]
Hay cảnh sống thanh bần nơi làng quê :
“Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua”
[84;360]
Đến cuối thế kỷ XIX, chỉ khi tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của
Nguyễn Đình Chiểu ra đời, hình ảnh người nông dân mới được xuất hiện trong
văn học một cách chân thật nhất, ở sự nghèo đói, anh dũng, ở cả sự hi sinh một

cách hồn nhiên có phần cam chịu. Lần đầu tiên người nông dân bước vào văn
chương với một hình ảnh chân thực, sinh động. Nguyễn Đình Chiểu thực sự đã
13


lần đầu tiên khắc họa thành công bức chân dung nghệ thuật về người nông dân
nghĩa sỹ đánh Tây.
Trải qua các thời kì lịch sử, nông thôn luôn là môi trường sống bền bỉ
của người nông dân. Con người Việt Nam đã tạo nên một nền sản xuất nông
nghiệp và một truyền thống lịch sử văn hóa riêng. Bởi thế, từ văn học dân
gian đến văn học trung đại, hiện đại, nông dân - nông nghiệp - nông thôn
luôn là một đề tài truyền thống trong văn học Việt. Văn học dù viết về chốn
đồng quê hay thành thị đều ít nhiều mang dấu ấn cảm thức về nông thôn do
sự quy định của yếu tố di truyền về văn hóa. Sau khi văn học viết ra đời,
vùng quê nông thôn và đời sống nông nghiệp tiểu nông manh mún đã là
nguồn đề tài vô tận cho văn học. Đề tài nông thôn - nông nghiệp - nông dân
đã trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm và có mặt ở tất cả các thể loại văn học.
1.2. Việc thể hiện vấn đề nông thôn và nông dân trong văn học
Việt Nam hiện đại
Văn học hiện đại mang một diện mạo khác hẳn - chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của lịch sử. Ở giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, văn học phản ánh sự
xâm nhập sâu sắc của chế độ thực dân tới đời sống nông thôn Việt Nam. Hai
mảng đề tài lớn là chiến tranh và nông thôn được các thế hệ nhà văn hết sức
quan tâm. Đề tài viết về người nông dân đã thu hút nhiều nhà văn tài năng và
có một lịch sử phát triển với nhiều thành tựu. Trước cách mạng tháng Tám
năm 1945 công cuộc đô thị hóa gắn liền với thực dân hóa đã đẩy người nông
dân vào thảm cảnh bần cùng hóa, sống cuộc đời làm trâu ngựa. Những cây
bút xuất sắc của trào lưu hiện thực như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,
Nam Cao, Kim Lân đã hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề nhức
nhối của nông thôn, đến đời sống tăm tối nghèo khổ của người nông dân.

Một nông thôn đói nghèo xơ xác, người nông dân bị tha hóa, lưu manh
hóa… Từ Cách mạng tháng tám năm 1945 đến 1975, văn học ngoài việc
phản ánh sự phong phú, đa dạng của đời sống hiện thực vẫn tiếp tục phản
ánh đề tài nông thôn thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kháng
14


chiến chống Mỹ ở miền Nam. Sau Đại hội VI của Đảng (1986), hàng loạt tác
phẩm viết về đề tài nông thôn ra đời với cái nhìn mới mẻ, dân chủ, khách
quan, toàn diện hơn. Đặc biệt, trong khoảng mười năm trở lại đây, mảng đề
tài nông thôn rất được các nhà văn quan tâm với nhiều vấn đề mang tính thời
sự đặt ra trước tình hình phát triển chung của xã hội trong bối cảnh thời đại
mới. Trên đại thể, có thể thấy tiến trình vận động của mảng văn xuôi viết về
đề tài nông thôn và nông dân trải qua những chặng lớn đáng chú ý sau đây:
Ở đầu thế kỷ XX, Hồ Biểu Chánh là người đi tiên phong trong việc đổi mới,
đưa tiểu thuyết Việt Nam bước vào thời kỳ hiện đại. Ông đã ra sức cày xới,
gieo trồng để biến “cánh đồng văn chương chữ quốc ngữ” Nam bộ hãy còn
đang “hoang hoá” ấy trở nên xanh tốt, trù phú. Có thể nói rằng: đến thời
điểm Hồ Biểu Chánh viết tiểu thuyết bằng văn xuôi quốc ngữ, chưa có nhà
văn nào quan tâm đến cuộc sống đời thường, để phát hiện ra nhiều vẻ đẹp
tính cách ở người nông dân Nam bộ như ông. Mặc dù còn hạn chế trong cái
nhìn về người nông dân Nam bộ nhưng Hồ Biểu Chánh vẫn thể hiện được sự
yêu thương, cảm thông và có phần trân trọng đối với người nông dân. Ông
đã viết về họ bằng tất cả tấm lòng của một nhà văn đang có sự xoá dần
khoảng cách giữa bậc trí thức cấp cao với quần chúng lao động nghèo khổ.
Phải chăng, vì thế mà tác phẩm của Hồ Biểu Chánh tạo được tầm đón nhận
rộng rãi và có sức sống lâu bền trong lòng công chúng bình dân.
Tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn từ 1932 – 1945 chủ yếu có hai
khuynh hướng sáng tác là lãng mạn (với các tác phẩm của Tự lực văn đoàn)
và hiện thực (với các sáng tác của của các nhà văn hiện thực phê phán). Các

nhà văn Tự lực văn đoàn viết về nông thôn và nông dân tập trung giai đoạn
từ 1936 đến 1939. Những tác phẩm như Tối tăm (Nhất Linh), Gia đình và
Thừa tự (Khái Hưng), Bùn lầy nước đọng và Con đường sáng (Hoàng Đạo)
… trực tiếp miêu tả bức tranh nông thôn trong cảnh “bùn lầy nước đọng”,
nông dân thuộc tầng lớp “dưới đáy” xã hội.

15


Trong số các nhà văn Tự lực văn đoàn viết về nông thôn, Trần Tiêu là
nhà văn tiêu biểu nhất. Nằm trong dòng chảy chung nhưng Trần Tiêu đã tạo
cho mình một phong cách riêng khác với những giá trị mới. Con trâu là một
trong những tác phẩm xuất sắc viết về nông thôn và nông dân, với tác phẩm
này Trần Tiêu được vinh dự đón nhận danh hiệu là người viết tiểu thuyết
Con trâu đầu tiên của Việt Nam. Tác phẩm không chỉ miêu tả phong tục, tập
quán trong đời sống nông thôn, mà còn đi sâu vào những mảnh đời khốn khổ
của những người nông dân trong xã hội bị áp bức bóc lột.
Tuy nhiên, đỉnh cao của văn xuôi và tiểu thuyết viết về nông thôn ở
giai đoạn này thuộc về các nhà văn hiện thực. Các nhà văn như Nam Cao,
Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… đi vào khám phá và thể
hiện bức tranh đời sống nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
một cách chân thực, sinh động mà sâu sắc. Những sáng tác của họ thực sự đã
góp phần đánh dấu bước phát triển mới về chất đối với đề tài nông thôn. Một
số tiểu thuyết (Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Bước
đường cùng của Nguyễn Công Hoan), truyện ngắn (Chí Phèo, Lão Hạc của
Nam Cao) và phóng sự (Tập án cái đình, Việc làng của Ngô Tất Tố, Một
huyện ăn tết của Vũ Trọng Phụng) vừa ra đời được người đọc chú ý, quan
tâm. Với cái nhìn xã hội “trên tinh thần giai cấp” (Vũ Trọng Phụng) và khát
vọng muốn làm “người thư ký trung thành của thời đại”, các nhà văn hiện
thực đã dựng lên một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống nông thôn và thân

phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Đó là một nông thôn tối
tăm, xơ xác, ngột ngạt và nghèo đói, hủ tục và nhiêu khê, hà khắc với sưu
cao thuế nặng, vô lý, bất công, thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn, trắng trợn của bọn
quan lại thống trị, địa chủ; nông thôn của những cuộc mâu thuẫn, xung đột
triền miên, quyết liệt và gây gắt giữa người nông dân lương thiện, chân lấm
tay bùn và bọn địa chủ, quan lại thống trị tham lam, độc ác, xảo trá (Ông
chủ, Bà chủ của Nguyễn Công Hoan); nông thôn của những mánh khóe trong
việc cho vay nặng lãi, cướp đoạt ruộng đất… đẩy người nông dân đến “bước
16


đường cùng” (Nghị Quế trong Tắt đèn, Nghị Lại trong Bước đường cùng, Bá
Kiến trong Chí Phèo); nông thôn của nạn cường hào, nạn xôi thịt, nạn dịch tễ
hoành hành, nạn lụt lội đói kém, nạn phu phen tạp dịch, nạn dốt nát tối tăm,
nạn mê tín dị đoan (Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Vỡ đê và
Giông tố của Vũ Trọng Phụng); nông thôn của những người nông dân lương
thiện, hiền lành bị đọa đày, bóc lột, hắt hủi, lăng nhục một cách tàn nhẫn,
đẩy vào tình trạng cùng cực, bần cùng và lưu manh hóa (Chị Dậu trong Tắt
đèn, Chí Phèo trong Chí Phèo, lão Hạc trong Lão Hạc) và nông thôn của
những cuộc vùng lên đấu tranh chống áp bức, bóc lột của tầng lớp nông dân
giành lấy quyền sống, quyền làm người và quyền mưu cầu hạnh phúc (Chị
Dậu trong Tắt đèn, anh Pha trong Bước đường cùng, Phú trong Vỡ đê của Vũ
Trọng Phụng).
Đặc biệt, trong sáng tác của mình, Nam Cao đã dựng lên một bức
tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước 1945 nghèo đói, xơ xác, bần
cùng, hết sức thê thảm. Người nông dân càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì
càng bị chà đạp, hắt hủi, bất công, lăng nhục tàn nhẫn; người nông dân bị
đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa như hiện tượng Chí Phèo. Nam
Cao đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất
lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cả nhân hình, nhân tính của

người nông dân. Tác giả kết án đanh thép những thế lực đã tạo cái xã hội tàn
bạo trước 1945.
Trong giai đoạn từ 1945 đến 1954, do tính chất đặc thù của lịch sử
cách mạng nên ranh giới giữa văn học kháng chiến nói chung và tiểu thuyết
viết về nông thôn nói riêng quyện chặt vào nhau, không xác định đường biên
rõ ràng. Đề tài nông thôn nằm trong đề tài kháng chiến. Với một đội ngũ
sáng tác đông đảo, nhiều cá tính sáng tạo và bút pháp khác nhau nhưng họ
cùng chung lý tưởng, cùng đứng vào hàng ngũ của Đảng, cùng hòa nhập với
công - nông - binh (lực lượng chủ yếu của cách mạng), vừa cầm bút vừa sẵn
sàng đến những vùng mũi nhọn của cuộc sống nhằm phục vụ mục đích
17


kháng chiến kiến quốc. Trong không khí khẩn trương của cuộc kháng chiến
và để đáp ứng nhiệm vụ vận động, tuyên truyền cách mạng kịp thời nên tiểu
thuyết viết về nông thôn không có được mùa bội thu như truyện ngắn và ký.
Những năm 1950 trở đi, theo Phong Lê, “nhờ sự chuẩn bị một cách tích cực
và có ý thức những tiền đền về mặt xã hội, tổ chức đội ngũ và lý luận về
phương pháp sáng tác…” [4;tr.133], tiểu thuyết nông thôn mới bắt đầu có
thành tựu. Mùa giặt bội thu thể hiện qua hai cuộc thi Giải thưởng Văn nghệ
(1951 – 1952, 1954 - 1955). Những tác phẩm như Vùng mỏ (Võ Huy Tâm),
Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Con trâu (Nguyễn Văn Bổng)… đã phác họa
được bức chân dung phong phú, chân thực về các cuộc vận động lớn như
chiến đấu và sản xuất, tiền tuyến và hậu phương.
Tiểu thuyết Con trâu (Nguyễn Văn Bổng) tái hiện được hình ảnh
người nông dân với tinh thần quyết chiến quyết thắng, ra sức bảo vệ trâu để
ổn định sản xuất phục vụ cho tuyền tuyến. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch
sử tiểu thuyết nông thôn đã xây dựng được hình tượng đám đông quần chúng
nhân dân đầy ắp hơi thở của sự sống như đám đông nông dân Quảng Nam ra
sức bảo vệ xóm làng, bảo vệ trâu để sản xuất trong tiểu thuyết Con trâu…

Tiểu thuyết nông thôn ở chặng này có thành tựu nhất định, nhưng vẫn
không tránh khỏi hạn chế. Khuyết điểm lớn nhất là chưa phản ánh kịp thời
“đời sống và cuộc đấu tranh của nông dân chống lại sự bóc lột và đạp đổ
quyền thế của địa chủ…
Trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, đất nước chia cắt thành hai miền
với hai nhiệm vụ cách mạng quan trọng. Ngay trong khoảng thời gian mười
năm đầu (1955 - 1965), tiểu thuyết nông thôn đã bắt kịp nhịp đi của thời đại,
của dân tộc qua việc hướng ngòi bút vào những vấn đề có tính thời sự, một
trong những vấn đề đó là cải cách ruộng đất. Hàng loạt tác phẩm ra đời như
Bếp đỏ lửa (Nguyễn Văn Bổng), Truyện anh Lục (Nguyễn Huy Tưởng, 3
tập), Đất chuyển (Nguyễn Khắc Thứ, 2 tập), Những người dân cày (Sao
Mai), Xung đột (Nguyễn Khải, tập 1)… Các tác phẩm trên chủ yếu tập trung
18


vạch trần những tội ác của giai cấp địa chủ, ca ngợi sức mạnh quật cường
của người nông dân, khẳng định những thành quả đạt được của phong trào
cải cách ruộng đất. Tuy nhiên, nhìn chung đa số các tác phẩm còn “sa vào
cái bệnh sơ lược, rập khuôn, công thức” [65;tr.143]. Sau sửa sai, cuối năm
1956 trở đi, đời sống nông thôn và người nông dân cũng có những khởi sắc.
Văn xuôi và tiểu thuyết viết về nông thôn đã xông vào phản ánh kịp thời cái
không khí nóng hổi đó (Sắp cưới của Vũ Bão - tiểu thuyết, Những ngày bão
táp của Hữu Mai - truyện ngắn, Bố con ông lão chăn bò trên núi Thắm của
Xuân Thu - truyện ngắn). Từ 1959, phong trào đấu tranh nhằm hàn gắn vết
thương chiến tranh, đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, khôi phục kinh tế, cải
tạo xã hội chủ nghĩa… nên những vấn đề nông thôn trong cải cách ruộng đất
và sửa sai đã “ngừng lại trong lặng lẽ, để chuyển sang chủ đề cải tạo nông
thôn theo con đường hợp tác hóa từ thấp lên cao” [67;tr.43-44]. Trước hiện
thực đầy ắp hơi thở của cuộc sống đó, các nhà văn (nhất là các nhà văn trẻ
lúc bấy giờ) lần lượt lên đường về các hợp tác xã nông nghiệp để "ba cùng"

với nông dân. Chuyến đi thực tế đó đã đem lại một mùa bội thu cho văn xôi
và tiểu thuyết viết về nông thôn. Về tiểu thuyết có Cái sân gạch, Vụ lúa
chiêm (Đào Vũ), Xung đột (Nguyễn Khải). Truyện ngắn cũng dồi dào như
Đồng tháng năm, Trong làng, Đáy nước, Vụ mùa chưa gặt (Nguyễn Kiên),
Mùa lạc, Hãy đi xa hơn nữa, Tầm nhìn xa (Nguyễn Khải), Gánh vác, Hai chị
em (Vũ Thị Thường), Trai làng Quyền (Nguyễn Địch Dũng), Cỏ non (Hồ
Phương)... Các tác phẩm đã tập trung phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai con
đường ở nông thôn: “Cuộc đấu tranh giữa tập thể và cá thể, giữ tư tưởng tư
hữu của những người sản xuất nhỏ và tư tưởng xã hội chủ nghĩa của những
người nông dân đi theo đường lối giai cấp công nhân. Cuộc đấu tranh giữa ta
và địch, đặc biệt là ở những vùng cao biên giới và vùng Thiên Chúa giáo.
Cuộc đấu tranh giữa mới và cũ, tiến bộ và lạc hậu, tiên tiến và bảo thủ”
[65;tr.204] và ghi lại những hình ảnh về cuộc sống mới và con người mới ở
nông thôn, phản ánh những bước đi ban đầu đầy hứa hẹn ở nông thôn miền
19


Bắc xã hội chủ nghĩa. Cái sân gạch và Vụ lúa chiêm (Đào Vũ) được xem là
sự kiện văn học lúc bấy giờ, đưa nhà văn Đào Vũ đến với Giải thưởng Nhà
nước (đợt I) về văn học nghệ thuật. Cái sân gạch đã dựng lại không khí nông
thôn miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những ngày đầu xây dựng hợp tác xã
nông nghiệp… Xung đột của Nguyễn Khải ra đời sau chuyến đi thực tế của
nhà văn về vùng Thiên chúa giáo toàn tòng ở Hải Hậu. Nguyễn Khải đã có
cái nhìn chân xác về cải cách ruộng đất, lên án những kẻ đội lốt tôn giáo
chống phá cách mạng, ngăn cản giáo dân tham gia phong trào hợp tác xã
nông nghiệp đang phát triển rầm rộ ở miền Bắc. Tuy nhiên, khi viết Xung
đột (ở giai đoạn 1956-1960) Nguyễn Khải chưa có điều kiện để tìm hiểu
phong trào cải cách ruộng đất đầy đủ, nhất là sự tiếp cận với bà con giáo dân
nên cái nhìn, cách đánh giá ít nhiều còn phiến diện, nghiêng về mặt đấu tranh
với những kẻ đột lốt tôn giáo chống phá cách mạng.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ lan rộng ra toàn quốc (8 - 1964), tất cả
mọi tầng lớp (trong đó có nông dân) cùng hành quân ra mặt trận. Trong
không khí sục sôi đó, tiểu thuyết nông thôn đủ sức để gánh vác được trọng
trách của văn học đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do tác động của
hoàn cảnh vừa sản xuất vừa chiến đấu, hậu phương lớn chi viện cho tiền
tuyến lớn nên tiểu thuyết nông thôn chặng đường 1964 - 1975 ít nhiều mang
âm hưởng sử thi, tràn ngập cảm hứng ngợi ca (cái nhìn sử thi, nhân vật sử
thi, không – thời gian sử thi, khoảng cách sử thi). Hàng loạt tác phẩm có
dung lượng đồ sộ đã ra đời như Bão biển và Đất mặn (Chu Văn), Đất làng
và Buổi sáng (Nguyễn Thị Ngọc Tú), Cửa sông (Nguyễn Minh Châu), Chủ
tịch huyện (Nguyễn Khải), Vùng quê yên tĩnh (Nguyễn Kiên), Ao làng (Ngô
Ngọc Bội), Giáp trận (Nguyễn Thế Phương)… Truyện ngắn, truyện vừa
cũng khởi sắc như Ánh mắt, Trong gió cát (Bùi Hiển), Quê hương (Vũ Tú
Nam), Bông hoa súng, Hai chị em (Vũ Thị Thường)… Nhìn chung, những
tác phẩm trên chủ yếu miêu tả, khắc họa, ngợi ca ý chí chiến đấu chống giặc
ngoại xâm của người nông dân. Người nông dân cầm súng đi vào kháng
20


chiến một cách tự giác chứ không “tự phát” như giai đoạn trước. Những tác
phẩm được viết ra từ máu thịt, mang cảm xúc sôi nổi, chân thành nhằm phản
ánh sức sống nông thôn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, miêu tả
người nông dân hăng hái đi vào sản xuất lớn, sẵn sàng hậu phương vững
chắc cho miền Nam. Vỡ bờ (2 tập) của Nguyễn Đình Thi là cuốn tiểu thuyết
tiêu biểu nhất ở chặng này. Nhà văn có tham vọng khái quát phạm vi rộng
lớn của hiện thực đời sống từ đô thị tới nông thôn nhằm thể hiện quá trình
vận động của lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc. Ông đã miêu tả sự thăng
trầm của những số phận đại diện cho nhiều tầng lớp xã hội khác nhau trước
biến cố lớn lao của lịch sử. Có thể nói Nguyễn Đình Thi vẫn là nhà tiểu
thuyết có công lớn đối với đề tài nông thôn và nông dân.

Những năm tiền đổi mới (1975 - 1985), tiểu thuyết nông thôn đã âm
thầm diễn ra cuộc chuyển mình ở chiều sâu trong đời sống nội tại, với những
trăn trở tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt ở những nhà văn mẫn cảm trước
những biến chuyển của thời đại. Và họ đã lặng lẽ tự thay máu mình để cuộc
sống hiện thực đa chiều hơn như Chu Văn (Đất mặn), Ma Văn Kháng (Mưa
mùa hạ), Nguyễn Thị Ngọc Tú (Hạt mùa sau), Nguyễn Kiên (Nhìn dưới mặt
trời), Đào Vũ (Bí thư cấp huyện), Nguyễn Thế Phương (Ngày trở về),
Nguyễn Mạnh Tuấn (Đứng trước biển, Cù lao Tràm)… Bên cạnh cảm hứng
ngợi ca đã xuất hiện cảm hứng phê phán, cảm hứng đời tư, cảm quan nhận
thức lại hiện thực và có sự đánh giá, quan sát người nông dân dịch chuyển
dần về phía đạo đức sinh hoạt; là tiếng nói “phản biện”, “lập luận” trong
cung cách làm ăn kinh tế (vấn đề tổ chức sản xuất và quản lí xã hội) của
những người “đi trước thời đại”, đồng thời chỉ ra sự lỗi thời, lạc hậu của cơ
chế bao cấp, những bất cập trong tiêu chí đánh giá người nông dân nặng về ý
thức hệ… Những vấn đề nóng bỏng đó được các nhà văn quan tâm một cách
rốt ráo, phản ánh cuộc sống mới ở nông thôn đang chuyển mình, đang bung
phá cùng nhịp đập toàn dân tộc. Tiểu thuyết Mưa mùa hạ (Ma Văn Kháng)
phản ánh được những khó khăn, gian khổ ở nông thôn trong thời kỳ đầu xây
21


dựng chủ nghĩa xã hội. Những vấn đề đặt ra trong tác phẩm cho đến thời
điểm này vẫn còn nguyên giá trị, bởi cho đến bây giờ và mai sau, sự phát
triển hay suy thoái của nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn được xem là
một vấn đề lớn của quốc gia. Tiểu thuyết Cù Lao Tràm (Nguyễn Mạnh
Tuấn) ra đời tạo cơn địa chấn trong giới văn học, giới quản lí và được bạn
đọc khen chê một thời sôi nổi. Sức hấp dẫn chủ yếu bởi tính thời sự. Tác giả
dám “đặt ra những kinh nghiệm cá nhân ngang với kinh nghiệm cộng đồng”,
dám nói và nói được những vấn đề tiêu cực lớn…
Do độ lùi của thời gian, tính chất giao thời từ văn học cách mạng sang

nền văn học thời kì hậu chiến nên tiểu thuyết nông thôn chặng này vẫn chưa
làm một cuộc bứt phá toàn diện ở cả đề tài, cảm hứng, các phương thức nghệ
thuật và quy luật vận động. Nó vẫn theo “quán tính” cũ, nghiêng về sự kiện,
bao quát hiện thực, chưa có dấu hiệu phản sử thi. Hình tượng con người bản
lĩnh, anh hùng vẫn đọng lại đậm nét. Những tìm tòi gian khổ của buổi đầu đã
mở ra cho tiểu thuyết nông thôn những năm tiền đổi mới hướng tiếp cận mới
về hiện thực ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, làm nên bệ phóng tích cực
cho việc chuẩn bị sẵn sàng bước vào thời kỳ đổi mới. Những gì thực sự đổi
mới ở khu vực tiểu thuyết nông thôn phải chờ đến sau Đại hội VI (1986).
Từ Đổi mới đến nay là chặng thứ năm trong hành trình viết về nông
thôn và người nông dân Việt Nam, đã dần dần xuất hiện một bức tranh nông
thôn mới và khác trước. Đó là nông thôn thời hậu chiến; nông thôn trong và
sau sự thực thi một mô hình sai lạc về phát triển xã hội; nông thôn trong các
quan hệ làng xã, gia tộc, dòng họ; nông thôn với sự bảo lưu hoặc thay đổi
các tập quán, phong tục… Cuối cùng, hoặc bao trùm, đó là nông thôn trong
guồng chuyển đô thị hóa khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, mở cửa.
Và đây mới là chất liệu chính, là miền đất hứa cực kỳ hấp dẫn cho tiểu
thuyết, bởi nó như là sự trở lại trên một quy mô và tầm vóc lớn hơn nhiều
những thành tựu đã được ghi nhận trong văn học hiện thực và hiện thực xã
hội chủ nghĩa trước và sau 1945.
22


Nông thôn trước năm 1986 trong các tác phẩm văn xuôi là một xã hội
bình ổn, ít có những xáo trộn, những mâu thuẫn và sự đấu tranh. Thực trạng của
nông thôn chỉ được phản ánh đúng sự thực vốn có của nó, một cách không che
đậy trong văn xuôi sau năm 1986. Viết về đề tài nông thôn và người nông dân
Việt Nam thời kỳ đổi mới có khá nhiều tác giả: Nguyễn Khải, Dương Hướng,
Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường (mảng tiểu thuyết), Sơn Nam, Phùng Gia Lộc,
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư. (mảng truyện

ngắn)… Nhưng, nổi bật nhất, là bốn tác giả: Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu,
Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Huy Thiệp.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội. Ông viết nhiều về đề tài
chiến tranh và những người lính. Nhưng những truyện ngắn hay nhất, nổi
tiếng nhất của Nguyễn Minh Châu lại là truyện ngắn viết về đề tài nông thôn
và người nông dân. Đó là cặp đôi Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát. Có thể
nói, những truyện ngắn đó là tất cả những gì tinh hoa nhất trong sự nghiệp
viết văn của ông. Như lời nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến nhận
định:“Truyện này là một giả thuyết văn học về bản chất và thân phận người
nông dân” [80].
Lê Lựu là nhà văn, nhưng trước hết, ông là một nông dân “thứ thiệt
một trăm phần trăm”. Nông thôn Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Lê Lựu
đã hiện lên rất sinh động thông qua cái làng Hạ Vị quê ông. Thời xa vắng là
một bước đột phá mới trong cách nhìn về người nông dân Việt Nam. Tiểu
thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu phản ánh sinh động và chân thực quá trình
chuyển biến trong cách nhìn nhận, đánh giá lại thực tại đó. Ở đây không chỉ
đơn thuần là một bi kịch tình yêu của anh nông dân Giang Minh Sài nào đó
mà là những vấn đề tâm lý - xã hội chung của thời đại.
Nguyễn Khắc Trường thuộc lớp nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng
chiến chống Mỹ. Mảnh đất lắm người nhiều ma là tiểu thuyết viết về đề tài
nông thôn đầu tiên của tác giả. Nguyễn Khắc Trường miêu tả lề thói và thành
kiến hủ lậu vùng Giếng Chùa, đã thâm nhập vào đời sống nông thôn, đã chi
23


phối nếp nghĩ và cách ứng xử của nông dân. Đánh giá sự thành công của nhà
văn Nguyễn Khắc Trường viết về đề tài nông thôn, nhà thơ Trần Đăng Khoa
khẳng định: “Có thể nói tắt từ Nam Cao, qua một chút Kim Lân, đến Nguyễn
Khắc Trường và Lê Lựu, chúng ta mới lại có nhà văn nông thôn thứ thiệt” [80].
Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn lớp đàn em so với Nguyễn Minh Châu,

Lê Lựu, và Nguyễn Khắc Trường. Đề tài nông thôn và người nông dân
chiếm một tỉ trọng khá lớn trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn
Huy Thiệp không xây dựng nhân vật điển hình, hoàn cảnh điển hình trong
truyện ngắn của mình kiểu như Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Khắc
Trường, nhưng những truyện ngắn của ông viết về nông thôn và người nông
dân vẫn có điều gì đó gợi cho người đọc cảm nhận về những điều sâu thẳm
nhất, nhức nhối, bức bách của xã hội nông thôn; những mảnh đời, những số
phận nông dân cay đắng “dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, cùng với
những ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, ấm no…
Cũng phải cần phải nói thêm, cho đến hôm nay có thể nói phấn lớn
những tác phẩm văn học thiếu nhi của văn học Việt Nam hiện đại, sống được
với thời gian vẫn là những tác phẩm có đề tài nông thôn, hiểu theo nghĩa
rộng, nghĩa bối cảnh của chữ này. Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, Đất
rừng phương nam của Đoàn Giỏi, Dòng sông thơ ấu của Nguyễn Quang
Sáng đều là như thế. Dễ hiểu, bằng cách nay hay cách khác, những nhà văn
nói trên viết về tuổi thơ của họ, một tuổi thơ gắn với một đất nước, tính
thuần nông còn rất cao, gắn với một thời, ra ngõ là gặp… cánh đồng.
Có thể nói, đã có một dòng chảy văn học viết về đề tài nông thông
trong văn học Việt qua các thế hệ nhà văn. Và một lớp tác giả mới đang tiếp
tục cày xới về đề tài nông thôn mới đã được khơi nguồn và đang hòa mình
vào dòng chảy văn học nghệ thuật nước nhà. Song nhiều ý kiến cho rằng, để
có được những tác phẩm xứng tầm so với thực tế diễn ra của công cuộc xây
dựng nông thôn mới hôm nay, ngoài tài năng và tâm huyết của đội ngũ sáng

24


tác, rất cần sự đầu tư tương xứng của nhà nước đối với lĩnh vực văn học
nghệ thuật.
1.3. Ngô Ngọc Bội - một nhà văn nhiều tâm huyết với vấn đề nông

thôn và nông dân
1.3.1. Ngô Ngọc Bội - con người, cuộc đời và sự nghiệp
Ngô Ngọc Bội sinh ngày 7 tháng 1 năm 1929 tại xã Phú Khê, huyện
Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ. Một vùng đất sơn thủy hữu tình được mệnh danh là
"khe gấm" nằm bên hữu ngạn dòng sông Thao tươi đẹp. Đó là vùng trung du
hẻo lánh. Nơi có bạt ngàn đồi cọ, nương chè xen với bãi sông, đồng ruộng,
xóm làng quần tụ trên những quả đồi, những khu phù sa mầu mỡ. Chỉ ba,
bốn mươi năm trở về trước, Phú Khê còn bạt ngàn đồi cọ. Hình ảnh những
cây cọ ngổn ngang, gai góc vươn thẳng lên trời, tạo một nét quê trung du
riêng biệt. Cùng với hình ảnh cây cọ, con người nơi đây rất thật thà và giàu
cảm xúc. Tất cả đã đi vào trong từng trang văn của Ngô Ngọc Bội. Quê
hương Ngô Ngọc Bội nằm xa quốc lộ, xa không khí thị thành. Con người
quanh năm sống trong luỹ tre xanh, với những tập tục, giỗ tết, cưới xin, đám
đình, hội hè…
Nhà văn Ngô Ngọc Bội sinh ra trong một gia đình đông anh em, kinh
tế vào bậc trung lưu. Ông có tâm hồn nghệ sỹ bẩm sinh, từ nhỏ đã ham đọc
sách, vẽ tranh và say mê đàn, sáo… Cả một cuộc đời làm báo, viết văn, Ngô
Ngọc Bội chỉ viết về đề tài nông thôn và bối cảnh cho các tác phẩm đó chính
là mảnh đất quê hương ông. Khi ông còn nhỏ, ngoài công việc đồng áng, bố
mẹ ông còn mở một quán khâu vá để có đủ tiền nuôi đàn con ăn học. Hàng
ngày ông vẫn thấy mẹ thu gom những thẹo vải thừa vào bao tải để bán cho
cô mua vải vụn, lông gà lông vịt, tóc rối hay ngồi khâu những tấm chăn bằng
hàng ngàn thẹo vải vụn, nặng tới năm sáu kilôgam. Gia đình Ngô Ngọc Bội
đến năm 1945 thì bị phá sản, ông phải bỏ dở chương trình tiểu học thời Pháp
về làm nông nghiệp. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia hoạt động
Thanh niên Cứu quốc, rồi dân quân du kích liên xã Nỗ Lực. Ngoài ra, ông
25



×