Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tìm hiểu phương pháp phân tích câu tiếng việt theo cấu trúc nêu báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.39 KB, 51 trang )

Phần mở đầu
Những vấn đề chung
I. Lí do chọn đề tài.

Đối với nhiều quan điểm cú pháp hiện đại, câu là đối tượng trung tâm
của cú pháp. Câu tiếng Việt là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ
pháp của câu Ngữ việt.
ở tiếng Việt từ trước đến nay hướng phân tích câu phổ biến nhất là
hướng phân tích ngữ pháp theo cấu trúc chủ vị ( chủ ngữ - vị ngữ). Hướng
này xuất pháp từ góc độ cấu trúc hình thức, căn cứ vào hình thức biểu hiện và
vai trò cú pháp của các bộ phận trong câu để phân biệt ra các thành phần
chính, thành phần phụ. Tuy nhiên, tiếng Việt là thứ tiếng phi hình thái, nó
thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, vì thế việc nhận diện các thành phần câu
bên cạnh tiêu chí về hỉnh thức còn dùng tiêu chí về nghĩa. Xét một cách tổng
quát, phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ vị cũng bộc lộ những
ưu nhược điểm nhất định, cụ thể như tính trạng nhập nhằng, không rõ ràng
giữa một vài thành phần câu. Do vậy cùng với hướng nghiên cứu ngày càng
sâu hơn về cấu trúc chủ vị (chủ ngữ - vị ngữ) của ngữ pháp truyền thống thì
trên bính diện lý thuyết thông tin còn xuất hiện vè phát triển hướng phân tích
câu theo cấu trúc nêu báo.
Có thể nói ngôn ngữ là phương tiện giáo tiệp trọng yếu nhất của con
người. Trong giao tiếp, con người thực hiện hoạt động truyền tin và nhận tin.
Do vậy việc nắm được thông tin chính, thông tin mới trong giao tiếp có ý
nghĩa vô cúng quan trọng. Việc nghiên cứu cấu trúc nêu báo liên quan mật
thiết đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Vì trong
hoạt động giao tiếp, người ta chú ý đến việc xử lý thông tin. Do vậy, việc
nghiên cứu phương pháp phân tích câu trên bình diện lý thuyết thông tin là
rất quan trọng. Xuất phát từ nhu cầu lý luận và thực tiễn, chúng tội chọn đề


tài Tìm hiểu phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc nêu


báo.
II. Lich sử vấn đề:

Từ trước đến nay, ngữ pháp nhà trường sử dụng phương pháp phân tích
câu theo cấu trúc chủ vị, các sách viết về vấn đề này xuất hiện khá nhiều.
Ví dụ: các cuốn ngữ pháp tiếng việt của Diệp Quang Ban, .
Cách phân tích câu theo cấu trúc chủ vị được áp dụng trong nhà
trường phổ thông nên đẫ trở nên vô cùng quen thuộc. Trái lại hướng phân câu
theo cấu trúc nêu báo vẫn cón ít người biết đến, do vậy nó là một vấn đề
tương đối mới mẻ.
Người có công đề xuất phương pháp phân tích này là nhà ngôn ngữ
học người Sec V. Mathesius Theo ông, phát ngôn thường gồm hai phần
chính là phần nêu (Thuật ngữ tiếng Anh: Theme, topic, tiếng Pháp: thème)
và đưa ra cách hiểu và phần nêu và phần báo.
Tác giả Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học
cho rằng: phân tích thành phần phát ngôn (còn gọi là phân tích đoạn thực tại
câu, thuật ngữ tiếng Anh: Actual division of the sentence, tiếng Pháp: La
division aetuelle de le phrasc, là phân tích cách tổ chức nội dung thông báo
của nó nhầm đáp ứng nhiệm vụ giao tiếp trong những văn cảnh và tình huống
giao tiếp cụ thể.
Tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn Hệ thống liên kết văn bản tiếng
Việt lại sử dụng thuật ngữ Phân đoạn thông báo cho cấu trúc nêu báo.
Theo ông, các phát ngôn hoàn chỉnh về cấu trúc trên văn bản chúng bao giờ
cũng được chia thành hai phần rõ rệt theo cách mà lý thuyết phân đoạn thực
tại đã xác lập : phần nêu (cái mà người đọc đã biết hoặc giả định là đã
biết) và phân báo (Cái mới). ông gọi sự phân đoạn này là sự Phân đoạn
thông báo (phân đoạn ngữ nghĩa). Cấu trúc phổ biến của phân đoạn thông


báo là phần nêu đứng trước phần báo. Tác giả Trần Ngọc Thêm còn cho rằng

sự phân đoạn nêu báo sẽ rất quan trọng khi xét tới các phép tỉnh lược và sự
thể hiện của liên kết nội dung.
Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt viết cho
trường Cao đẳng sưphạm, khi đề cập tới cấu trúc nêu báo, đã sử dụng thuật
ngữ cấu trúc tin trong câu. Trong đó phần nêu, ông dùng khái niệm tin
cũ phần báo ông dùng khái niệm tin mới. Diệp Quang Ban cho rằng tin
cũ là phần tin đã biết trong câu hoặc dễ nhận biết trong câu, tin mới là
phần tin chưa biết, ông còn đưa ra mối quan hệ của tin cũ, tin mới với phần
đề thuyết.
Trong cuốn phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc đề thuyết,
tác giả Đào Thanh Lan cũng đề cập tới cấu trúc nêu báo thông qua quan
điểm việc đồng nhất đề Thuyết với nêu báo là không hợp lý. Ngoài ra tác
giả này còn đề cập tới vấn đề tiêu điểm thông báo (Focus). Theo Đào Thanh
Lan, có trường hợp phần báo là phần đề hoặc phần báo là hai ngữ đoạn cách
nhau bởi vị từ. Tiêu điểm thông báo (Focus) ở câu trả lời phụ thuộc vào câu
hỏi của người đối thoại.
Ví dụ :
a - Ai khen Lan?
- Thầy giáo khen Lan
B

N

(Cái chưa biết) (cái đã biết)

b - Ai khen ai?
- Thầy giáo khen Lan
B

B


Như vậy, cấu trúc nêu báo đã được các nhà nghiên cứu trong nước
đề cập tới. Tuy vậy các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu phần nêu và
phần báo trong các phát ngôn mà chưa đi sâu vào việc phân tích câu tiếng


Việt theo cấu trúc nêu báo và so sánh những ưu, nhược điểm của cấu trúc
nêu báo với cấu trúc chủ vị. Mỗi tác giả chỉ đưa ra một, hai ví dụ về cách
phân tích này chứ chưa áp dụng một cách có hệ thống triệt để vào việc phân
tích câu tiếng Việt. Số trang dành cho cấu trúc nêu báo dường như quá ít ỏi
so với tầm quan trọng của nó. Bởi vậy, theo chúng tôi việc nghiên cứu, tìm
hiểu Phươngpháp phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc nêu báo Vẫn còn
là một vấn đề mới mẻ.
III. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.

1. Mục đích.
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn làm rõ vấn đề phần Nêu và
phần Báo và hướng phân tích câu theo cấu trúc nêu báo để từ đó giúp người
học có khả năng vận dụng lý thuyết này vào việc phân tích một câu cụ thể.
Củng cố và làm phong phú thêm các hướng tiếp cận câu tiếng Việt. Từ
đó giúp người học hiểu sâu hơn về câu trong lĩnh vực giao tiếp.
2. Nhiệm vụ.
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn giao tiếp, chúng tôi đi sâu tìm hiểu
lý thuyết phân tích câu theo cấu trúc nêu báo dựa trên bình diện của lý
thuyết thống tin và ứng dụng của lý thuyết phân tích câu theo cấu trúc nêu
báo vào việc phân tích câu tiếng Việt. Cuối cùng chúng tôi tiến hành so sánh
những ưu nhược điểm của cấu trúc nêu báo với cấu trúc chủ -vị trong tiếng
Việt.
IV. Phạm vi nghiên cứu.


Nghiên cứu về các phương pháp phân tích là một vấn đề rộng và
phương pháp phân tích câu theo cấu trúc nêu báo cũng là một vấn đề tương
đối rộng và mới mẻ. Vì thế nghiên cứu đề tài này chúng tôi không nhằm mục
đích khảo sát tất cả các phương pháp phân tích câu tiếng Việt mà chỉ chú
trọng, đào sâu vào một phương pháp đó là phân tích câu theo cấu trúc nêu


báo. Mặt khác, trong khoá luận này chúng tôi chỉ dừng ở mức độ tìm hiểu
một cách cơ bản về phương pháp phân tích câu theo cấu trúc nêu báo, để từ
đó có một cái nhìn khái quát cơ bản về cấu trúc này cũng như ưu, nhược
điểm của nó so với cấu trúc chủ vị, góp phần hoàn thiện hơn các vấn đề về
phương pháp phân tích câu tiếng việt.
V. Phương pháp nhiên cứu

1. Phương pháp nghiên cứu lí luận : đọc, tìm hiểu những cơ sở lí luận
liên quan đến hai thành phần nêu và báo trong câu.
2. Phương pháp khảo sát thống kể. Từ cơ sở lí luận đi khảo sát các
phát ngôn trong thực tiễn và số văn bản văn học.
3. Phương pháp so sánh và phân tích. So sánh cấu trúc nêu báo với
cấu trúc chủ vị để làm rõ những ưu nhược điểm của hai phương pháp này.
- Sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ.


Phần nội dung
Chương 1: cở sở lý luận của đề tài
1.1. Quan niệm về đơn vị câu.

Từ khi xuất hiện xã hội loài người thì nhu cầu giao tiếp cũng được
hình thành. Mới đầu con người giao tiếp với nhau bằng những ký hiệu, cử
chỉ, nét mặt. Sau xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giao tiếp ngày càng

lớn và trình độ tư duy của con người càng cao đòi hỏi phải có một công cụ
giao tiếp hữu hiệu. Để đáp ứng yêu cầu đó ngôn ngữ đã ra đời. Mới đầu nó
chỉ là những kí hiệu đơn giản phỏng theo hiện tượng và sự vật tự nhiên
Nhưng sau được hoàn thiện dần và mang tính khoa học. Ngôn ngữ ra đời đã
có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển mọi mặt, bởi nó làm con người hiểu
nhau hơn, là phương tiện để con người thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của
mình, là công cụ để con người tư duy và lưu truyền những hiểu biết, kinh
nghiệm sống cho đời sau. Người việt từ xa xưa cũng đã tạo ra một thứ ngôn
ngữ riêng cho mình hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm nhiều cấp độ âm
vị, hình vị, từ, câu và cấp độ trên câu. Trong đó câu là đơn vị nhỏ nhất có
chức năng thông báo bởi nếu coi đoạn văn, một bài viết, một chương, một
cuốn sách cũng là đơn vị thông báo thì đó là những đơn vị còn chia cách
được thành nhiều đơn vị thông báo nhỏ hơn, trong khi câu là đơn vị không
thể chia nhỏ hơn được nữa. Vậy câu được hiểu như thế nào?
Trong suốt quá trình phát triển của ngành ngôn ngữ học trên thế giớí
nói chung và Việt Nam nói riêng, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về câu.
(1) Từ những thế kỷ IIIII trước công nguyên, học phái Alêchxăngđria
đã nêu đinh nghĩa: câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn
vẹn.
(2) Các tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh
Thuyết nêu một cách hiểu ngắn gọn về câu như sau: Câu là đơn vị nhỏ nhất


có khả năng thông báo một sự kiện , một ý kiến, một tình cảm hoặc một cảm
xúc.
(3) Tác giả Nguyễn Thị Thìn định nghĩa: Câu là đơn vị nhỏ nhất có
chức năng thông báo được dùng vào việc giao tiếp hàng ngày.
Các định nghĩa trên đã chỉ ra đước những đặc trưng cơ bản nhất của
câu (như chức năng và phạm vi sử dụng) giúp ta phân biệt câu với những đơn
vị ngôn ngữ khác.

(4) Khi định nghĩa về câu, người ta thường nêu các yếu tố: yếu tố hình
thức, nội dung, chức năng, lĩnh vực nghiên cứu. Cụ thể như : Câu là đơn vị
nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và
ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh
giá của người nói giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng tình cảm.
Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ. (Diệp Quang
Ban Ngữ pháp tiếng Việt tập II. Nxb Giáo dục 2001)
(5) Tập thể các tác giả : Nguyễn Tài Cẩn, N.Stankêvich, Bytrow lại
đưa ra định nghĩa theo quan điểm riêng của mình. Câu là một đơn vị ngôn
ngữ biểu thị một tư tưởng tương đối trọn vẹn. Câu không chỉ phản ánh hiện
thực mà còn chứa đựng sự đánh giá về hiện thực của người nói câu có những
đặc trưng bên ngoài là các tiểu từ tình thái và chỗ ngắt câu. Câu có những
đặc trưng bên trong là cấu trúc của nó (mô hình c v).
Các định nghĩa trên chỉ ra được những đặc trưng cơ bản của câu về nội
dung, về mặt hình thức và cấu tạo.
(6) Khái niệm câu của những người làm công tác giảng dạy tiếng Việt:
Câu là đơn vị ngôn ngữ được cấu tạo trong khi suy nghĩ (nói và viết). Câu
gồm một từ, một cụm từ đến một tổ hợp các cụm từ và chứa đựng nòng cốt
c v. Câu diễn đạt một nội dung thông báo hoàn chỉnh, có mối quan hệ với
hiện thực khách quan. Câu được tách khỏi nhau bằng ngữ điệu khi nói và
bằng dâu câu khi viết.


1.2. Các phương pháp phân tích câu tiếng Việt
Câu tiếng việt được nghiên cứu ở ba bình diện
- Bình diện diện kết học
- Bình diện nghĩa học
- Bình diện dụng học
Tương ứng với ba bình diện trên sẽ có bốn phương pháp phân tích câu.
1.2.1. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ vị (bình diện kết

học)
Bình diện kết học nghiên cứu mối quan hệ giữa các từ trong câu, giữa
các câu, các đoạn trong một văn bản. Bình diện này còn gọi là bình diện cú
pháp. Theo bình diện này, chúng ta có phương pháp phân tích câu theo cấu
trúc chủ vị (chủ ngữ vị ngữ ). Đây là hương phân tích câu phổ biến nhất
từ trước đến nay của Việt ngữ học, theo quan điểm của ngữ pháp truyền
thống.
Theo bình diện kết học, một câu tiếng Việt được chia làm bốn thành
phần:
Thành phần chính : gồm chủ ngữ và vị ngữ
Thành phần phụ của câu: Trạng ngữ, đề ngữ, vị ngữ phụ
Thành phần phụ của từ : Bổ ngữ, định ngữ
Thành phần biệt lập: Tình thái ngữ, hô ngữ, liên ngữ, phụ chủ ngữ.
Trong đó để câu mang nội dung thông báo trọn vẹn hai thành phần
chính bắt buộc là chủ ngữ và vị ngữ, bởi đây là hai thành phần nòng cốt câu,
khi tìm hiểu câu người ta luôn coi chúng là hai thành phần cơ bản.
Chủ ngữ: Là một trong hai thành phần chính của câu, có mối quan hệ
qua lại và quy định lẫn nhau với thành phần vị ngữ - chủ ngữ nêu lên đối
tượng của thông báo mà nội dung nói về đối tượng ấy nằm ở vị ngữ.
Vị trí thuận của chủ ngữ là đứng trước vị ngữ, tuy nhiên có lúc chủ
ngữ đứng sau vị ngữ. Chủ ngữ có thể được cấu tạo từ một từ, một cụm từ


đẳng lập một cụm từ chính phụ, một cụm từ chủ vị Từ loại của từ đảm
nhiệm vai trò làm chủ ngữ nhiều nhất là danh từ, tất cả các thực từ khác.
Ví dụ:
Họ// là sinh viên
C

(chủ ngữ là đại từ)


V

Lan // học rất chăm chỉ
C

(chủ ngữ là danh từ)

V

Vì trời mưa to // nên đường rất trơn ( chủ ngữ là một cụm từ chủ vị)
C

V

Vị ngữ là thành phần câu có quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau với
chủ ngữ - vị ngữ nêu lên đặc trưng hoặc quan hệ vốn có ở vật nói ở chủ ngữ
hoặc có thể áp đặt chúng một cáh có lí do cho vật đó.
Ví dụ: Ruộng rẫy // là nơi để trông hoa màu
C

(đặc trưng)

V

Vị trí thuận của vị ngữ là đứng sau chủ ngữ, nhưng cũng có những
trường hợp ngược lại:
Rất đẹp / hình anh / lúc nắng chiều
V


C

Tr.n

Đảm nhiệm vai trò làm vị ngữ thường là động từ, tính từ, ngoài ra còn
có danh từ, đại từ, số từ.
Ví dụ : Tôi / đi học
C

(vị ngữ là động từ)

V

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung các ý nghĩa về hoàn
cảnh cho sự kiện diễn ra ở nòng cốt câu. Vị trí của trạng ngữ là tương đối tự
do nhưng thường thì trạng ngữ đứng ở đầu câu.
Trạng ngữ được chia thành nhiều loại: Chỉ địa điểm, thời gian, mục
đích, phương tiện, cách thức, điều kiện, nguyên nhân


Ví dụ: Giữa Mạc Tư khoa, tôi//nghe câu hò xứ Nghệ (trạng ngữ chỉ địa điểm)
Tr.n

C

V

Ngoài trời, / răng cây // rì rào trong gió (trạng ngữ chỉ không gian)
Tr.n


C

V

Vị ngữ phụ là thành phần tương ứng vị ngữ được đẩy lên trước chủ
ngữ, bổ xung ý nghĩa trạng thái, tình huống cho nòng cốt câu. Nó được ngăn
cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy, nên còn được gọi là tiền vị ngữ - vị
ngữ phụ có khả năng kết hợp với chủ ngữ tạo thành một câu trọn vẹn.
Ví dụ : Buông bát, chị ấy đứng dậy
Đề ngữ là thành phần câu biểu thị chủ đề của câu nói có quan hệ chính
phụ đối với nòng cốt câu và có vị trí đặc thù là đứng đầu câu.
Ví dụ : Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế
Nghị lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền (Giông Tố Vũ Trọng
Phụng)
Thành phần phụ của từ gồm có bổ ngữ và định ngữ. bổ ngữ là thành
phần phụ của từ bổ xung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong câu.
Ví dụ : Nó // rửa bát
C

V

BN

Định ngữ là thành phần phụ của từ bổ xung ý nghĩa cho danh từ:
Ví dụ : Cây cối ở vùng này // ( đang) đâm chồi này lộc
C

ĐN

V


Ngoài các thành phần chính của câu, thành phần phụ của câu, thành
phần phụ của từ, còn có thành phần biệt lập: tính thái ngữ, hô ngữ, liên ngữ,
phụ chủ ngữ. Đó là các thành phần nằm ngoài nòng cốt câu, có quan hệ với
câu theo từng phương tiện riêng.
1.2.2. Phương pháp phần tích câu theo cấu trúc vị từ Tham thể (Bình
diện nghĩa học).


Nghĩa học là bộ môn nghiên cứu về ý nghĩa của từ, của câu, của văn
bản. Trung tâm của bình diện nghĩa học là nghiên cứu các sự tình. Mỗi sự
tình là một cái lỗi bao gồm một vị từ trung tâm do động từ, tính từ đảm
nhiệm, ngoài ra còn có các tham thể tham ra vào việc phản ánh nội dung sự
tình do danh từ, cụm danh từ, đại từ đảm nhiệm.
Cấu trúc vị từ Tham thể hay còn gọi là cấu trúc của nghĩa miêu tả.
khi dùng ngôn ngữ để diễn đạt một sự việc thì các đặc trưng tính chất hoạc
các quan hệ của sự việc được diễn đạt bằng động từ, hoạc tính từ, từ chỉ quan
hệ hoạc khi là danh từ và gọi chung là vị tự. Các thực thể tham gia vào sự
việc được diễn đạt trước hết bằng các danh từ, đại từ và được gọi chung là
tham thể.
Trong thực tế, dựa vào nội dung của các đặc trưng ta có thể phân loại
vị từ một cách khái quát sau:
+ Vị từ chỉ hành động chủ động tác động: cắn, biếu, sửa, cài, khóc, tắt,
đánh, đấm, đá
+ Vị từ chỉ hành động chủ động không tác động: về, đi, ở, ngủ, nghỉ
+ Vị từ quá trình (hoặc trạng thái động): mọc, ngủ, nằm, đứng, đi
+ Vị từ tư thế: Ngồi, năm, đứng, đi, ngủ
+ Vị từ chỉ trạng thái (tĩnh) tức không chỉ hoạt động và không chủ
động: nứt, xước, vỡ
+ Vị từ chỉ tính chất: Đẹp, xấu, tôt

+ Vị từ chỉ quan hệ: là, củ, có, đang, tại, vì, nên
Còn các tham thể lại được xác định theo vai trò của mình trong mối
quan hệ vói đắc trưng nêu ở vị trí. Các tham thể thường gặp là chủ thể hành
động tác độn, chủ thể hành động không tác động, chủ thể (chịu) quá trình,
chủ thể (mang) trạng thái, chủ thể (mang) tính chất chủ thể quan hệ, đối thể,
tiếp thể (vật thể tiếp nhận), vật thụ hưởng


(1) Tham thể bắt buộc: Là những thực thể xoay xung quanh vị từ
mà sự có mặt của chúng là do vị từ đòi hỏi.
Tham thể mở rộng: Là những thực thể xuất hiện trong sự tình sự có
mặt của chúng không do vị từ đòi hỏi mà do tình huống hoàn cảnh mách bảo.
Phương tiện, điểm đến, nơi chốn, thời gian, thể liên đới.
Trong cấu trúc vị từ Tham thể, vị từ là yếu tố bắt buộc, không thể
thiếu, bởi nó là cái lõi của sự tình được phản ánh, nhưng tham thể lại có hai
loại: Tham thể bắt buộc và tham thể không bắt buộc.(1)
Tham thể bắt buộc thường là những tham thể chỉ chủ thực hiện hành
động, đối thể của hành động, tiếp thể của hành động, còn tham thể không bắt
buộc thường là các tham thể chỉ thời gian, chỉ phương tiện.
Ví dụ 1:
Hôm nay, anh Nam
TTMR

TTBB1

sửa

cái máy này

VTTT


TTBB2

Ta có: Vị từ trung tâm: sửa
Tham thể bắt buộc 1: Anh Nam (chủ thể thực hiện hành động)
Tham thể bắt buộc 2: Cái máy này (Đối thể của hành động)
Tham thể mở rộng: Hôm nay (chỉ thời gian)
Ví dụ 2: Hôm qua mẹ tôi biếu
TTMR



cái áo

TTBB1 VTTT TTBB2 TTBB3

Vị từ trung tâm: biếu
Tham thể bắt buộc 1: Mẹ tôi (chủ thể thực hiện hành động)
Tham thể bắt buộc 2: bà ( tíêp thể của hành động)
Tham thể bắt buộc 3: cái áo ( đối thể của hành động)
Tham thể mở rộng : hôm qua ( chỉ thời gian)
ở ví dụ 1 vừa nêu, tham thể bắt buộc thứ nhất trả lời cho câu hỏi ai
sửa Tham thể bắt buộc thứ 2 trả lời cho câu hỏi sửa cái gì. Còn ở ví dụ 2,
Tham thể bắt buộc thứ nhất trả lời cho câu hỏi ai biếu, Tham thể bắt buộc


thứ 2 trả lời cho câu hỏi biếu ai và Tham thể bắt buộc thứ ba trả lời cho câu
hỏi biếu cái gì . Đó là các Tham thể bắt buộc bởi nó tham gia để diễn đạt
một sự việc, tạo nên một nội dung thông báo hoàn chỉnh. Còn việc xuất hiện
các tham thể chỉ thời gian (hôm nay, hôm qua) hay các tham thể chỉ phương

tiện (bằng xe đạp, bằng tay, bằng chân..) là không bắt buộc. Chúng ta có thể
lược bỏ chúng đi mà không làm cho nội dung vị từ thăy đổi.
Ví dụ:
Nó đến thăm tôi thường xuyên vào các ngày nghỉ bằng xe đạp
TTBB1 VTTT TTBB2 TTMR1

TTMR1

TTMR2

Vị tự trung tâm: Đến thăm
Tham thể bắt buộc 1: nó ( chủ thể thực hiện hành động)
Tham thể bắt buộc 2: tôi ( Tiếp thể chỉ hành động)
Tham thể mở rộng 1: thương xuyên (chỉ tần suất)
Tham thể mở rộng 2: vào các ngày nghỉ ( chỉ thời gian)
Tham thể mở rộng 3: bằng xe đạp ( chỉ phương tiện)
Ví dụ trên chứng tỏ tham thể chỉ thời gian, phương tiện, tần suất
không phải là những tham thể bắt buộc do nội dung ý nghĩa của vị từ đòi hỏi.
Vì vậy trong cấu trúc cuỉa vị từ Tham thể chúng luôn có tư cách là một
tham thể mở rộng và có khả năng xuất hiện tương đối tự do.
Như vậy, theo ngữ pháp ngữ nghĩa ta có phương pháp phân tích câu
theo cấu trúc vị tự tham thể.
12.3 Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề thuyết (bình diện
dụng học)
Bình diện dụng học nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong mối quan
hệ với ngữ cảnh xã hội, đặc bịet là ý nghĩa của câu xuất hiện trong ngữ cảnh
cụ thể. Đối tượng nghiên cứu của dụng học rất rộng và phức tạp. Theo bình
diện này ta có phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề thuyết theo quan
điểm của ngữ pháp chức năng.



Cấu trúc đề thuyết trước hết phải hiểu là cấu trúc thông báo của câu
và nó là cấu trúc chung cho mọi ngôn ngữ. Cấu trúc đề thuyết là cấu trúc sẽ
có được khi đưa câu vào một ngữ cảnh, bao gồm ngữ cảnh của cấu trúc câu
chữa nó và ngữ cảnh của tình huống bên ngoài câu. Sự phù hợp của chủ ngữ
và vị ngữ cũng chính là biểu hiện của cấu trúc đề thuyết. Việc tổ chức cấu
trúc đề thuyết là do kinh nghiệm của người nói hoạc người viết qui định, do
tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể cho phép.
Đề là thành phần chính thứ nhất trong nòng cốt câu đơn chỉ ra thực thể
là đối tượng được nói đến trong phần thuyết, là chủ thể của sự nhận định, chủ
đề của sự thông báo.
Thuyết là thành phần chính thứ hai trong nòng cốt cấu đơn chỉ ra đặc
trưng thông báo cho thực thể ở phần đề.
Ví dụ 1: Hộ đã cúi xuống nỗi đau khổ của Từ
Đề

Thuyết

Trong ví dụ này phần đề (Hộ) là chủ đề mà người nói muốn thông báo,
là xuất phát điểm đề người nói bắt đầu thông báo của mình. Còn phần thuyết
(đã cúi xuống nỗi đau khổ của Từ) có ý nghĩa để thông báo cụ thể về việc
làm, hay hành động của Hộ (phần đề). Tóm lại Hộ là chủ đề cảu thông
báo và đã cúi xuống nỗi đau khổ của Từ là đặc trưng thông báo mà người
nói muốn thông báo về Hộ.
Ví dụ 2: Con mèo nằm sưởi ấm trên mái nhà.
Đề

Thuyết

ở ví dụ này, đối tượng được thông báo là con mèo, đó là xuất phát

điểm trong câu này (phần đề) còn nội dung thông báo, đặc trưng thông báo
về con mèo là hành động trạng thái nằm sưởi ấm trên mái nhà.
Tóm lại phần Đề chính là từ ngữ được chon làm xuất phát điểm của
câu. Phần thuyết là phần nội dung của câu nói hày là phần thuyết minh cho
phần đề. Việc chon thừ ngưc nào làm phần đề chính là nêu ra chủ đề của câu


và khi nói, khi viết bao giờ người ta cũng phải trả lời hai câu hỏi: Nói về cái
gì ? Bắt đầu từ đâu ?
1.2.4. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc nêu- báo ( Bình diện
dụng học)
Phương pháp này được đề xuất dựa trên quan điểm của lý thuyết thông
tin. Phần nêu chứa thông tin cũ, phần báo chức thông tin mới.
Ví dụ:

Hôm nay anh Nam sửa cái máy này

Ngữ cảnh 1:
- Hôm nay ai sửa cái máy này ?
- Hôm nay anh Nam sửa cái máy này
N

B

N

Ngữ cảnh 2:
- Hôm nay anh Nam làm gì ?
- Hôm nay anh Nam sửa cái máy này
N


B

Ngữ cảnh 3:
Hôm nay anh Nam sửa cái máy nào ?
Hôm nay anh Nam sửa cái máy này
N

B

Ngữ cảnh 4:
Bao giờ anh Nam sửa cái máy này ?
Hôm nay anh Nam sửa cái máy này
B

N

Ngữ cảnh 5:
Hôm nay ai sửa cái máy nào ?
Hôm nay anh Nam sửa cái máy này
N

B

N

B


Ngữ cảnh 6:

- Có chuyện gì xảy ra thế ? (có tin gì mới không ?)
- Hôm nay anh Nam sửa cái máy này
B
* Tiểu kết:
Câu là một hiện tượng phức tạp kết hợp trong nó ba bình diện, tương
ứng vơí ba bình diện đó sẽ có bốn phương pháp phân tích. Các phương pháp
này thực chất là việu xem xét đơn vị câu dựa trên những gốc độ, quan điểm
nghiên cứu khác nhau. Đó là thành tựu nghiên cứu cơ bản và quan trọng của
cú pháp hiện đại.
1.3. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc nêu báo
1.3.1 Khái quát về sự ra đời của lý thuyết thông tin
1.3.2. Phần nêu và phần báo
Có khá nhiều của các tác giả trong và ngoài nước nêu định nghĩa về
nêu báo. Các định nghĩa này với từng tác giả lại mang nhiều tên gọi khác
nhau. Chúng tôi đi theo quan điểm cảu nhà ngôn ngữ học người Sec
V.Mathesius người có công đề suất phương pháp phân tích này V.Mathesius
như sau:
Phát ngôn thường gồm hai thành phần chính là nêu (thuật ngữ tiếng
Anh: theme, topic, tiếng Pháp : theme) tiếng Nga và phần báo (thuật ngữ
tiếng Anh: Commern, tiếng pháp : khềmm)
Phần nêu là xuất pháp điểm của thông báo, tức là cái đã biết (hoặc dễ
nhận biết) mà từ đó người nói bắt đầu thông báo của mình.
Phần báo là trọng tâm của thống báo, tức là điều mà người nói về cái
được gọi ra ở phần nêu
Các định nghĩa này chỉ ra:
- Trật tự vị trí


- ý nghĩa chức năng của nêu và báo. Và mối quan hệ giữa nêu và báo
là mối quan hệ qua lại chế định, và phụ thuộc lẫn nhau.

Xét về vị trí thì thông thường nêu đứng trước báo. Xét về chức năng thì
cấu trúc nêu và báo diễn đạt nội dung về một sự tình trong đó phần báo nêu
lên trọng tậm của thông báo tức là đặc trưng thông báo của phần nêu. Vì vậy
ở bình diện ngữ nghĩa và thông tin, phần báo quan trọng hơn phần nêu,
đượcchú ý phần nêu. Khi hành chức trong lời nói hoặc trong văn bản, nêu
hoặc báo có thể vắng mặt trên diện hiển ngôn (bị tỉnh lược) và được nhận
biết ở diện ngôn nhờ ngữ cảnh:
Ví dụ:
Quỳnh sụt sịt. Rồi chị mười. rồi tôi
N1

B1

B2

(1)

B3

Tôi thót người lại. không đủ can đảm kêu thành tiếng
N1

B1

B2

Ví dụ (1) gồm ba câu, câu thứ hai và thứ ba vắng phần nêu
Ví dụ (2) gồm hai câu, câu thứ hai vắng phần nêu.

(2)



Chương 2: Phương pháp phân tích câu tiếng việt theo
cấu trúc nêu báo
2.1. Tiêu chí xác định phần nêu và phần báo
Phần nêu tức là cái đã biết mà từ đó người nói bắt đầu thông báo của
mình. Còn phần báo tức là điều mà người nói nói về cái được gọi ra ở phần
nêu.
Ví dụ:
a. Bút này viết chữ rất đẹp
Cái sự vật gọi là bút này thì người nói và người nghe đều đã biết, đã
thấy người nghe chỉ không biết rõ công dụng hay ưu điểm của bút này mà
thôi. vì thế thông tin mới mà người nói muốn truyền đạt cho người nghe biết
là công dụng và ưu điểm của bút này là viết chữ viết đẹp. Vì thế bút
này là phần thông tin cũ ứng với phần nêu của phát ngôn còn viết chữ rất
đẹp là phần thông tin mới ứng với phần báo của phát ngôn. Phần báo này
thuyết minh cho phần nêu. Đặc tính viết chữ viết đẹp người nghe sẽ hiểu
đó là điềumà người nói muốn giới thiệu, thông báo về bútnày
b. Dì Hảo là con nuôi của bà tôi
N

B

Ví dụ b là câu được trích trong truyện ngắn có nhan đề dì Hảocủa
năm cao. Từ nhan dề dì Hảo đến câu mở đầu truyện ngắn dì Hảo là
con nuôi của bà tôi thì người đọc sẽ nhận ra ngay thông tin cũ trong phát
ngôn này là dì Hảo vì đây là yếu tố được lặp lại. dì Hảo là thông tin cũ
sẽ ứng với phần nêu còn phần báo ở đây là thông tin mới là con nuôi của bà
tôi, trả lời cho câu hỏi dì Hảo là ai.
Như vậy dựa vào thông tincũ và thông tin mới của phát ngôn ta có thể

xác định đầu là phần nêu, đầulà phần báo.


c. Hài đương xuân mà không biết cái sướng của người lúc đương xuân
N

B

ở ví dụ c phần nêu (hài) là tên nhân vật đã được nhắc tới ở đoạn văn
trước. đó là thông tin cũ đã biết mà người nói nhắc lại để bắt đầu thông báo
mới của mình. Phần báo là thông tin mới mà người nói muốn nói về Hài
(dương xuân mà không biết cái sướng của người lúc đương xuân).
2.1.2. Tiêu chí về vai trò cú pháp
Phần nêu và phần báo đều là các thành phần chínhlàm nòng cốt của
câu, khả năng lược bỏ chỉ xảy ra đối với thành phần nêu khi văn cảnh và tình
huống giao tiếp cho phép. Trong câu, nếu khuyết một trong hai thành phần
nêu hoặc báo thì cấu trúc câu sẽ phá vỡ.
Ta có thể dùng thao tác lược bỏ để kiểm nghiệm vai trò của chúng
Ví dụ: Bút này viết chữ rất đẹp
N

B

Nếu câu trên bỏ phần nêu
? nếu chữ rất đẹp
Khi đó người nghe sẽ không biết ai viết chữ rất đẹp, hay mực nào,
bút nào viết chữ rất đẹp. Cấu trúc thông tin của câu bị phá vỡ vì phát ngôn
không có chủ đề thông báo.
Hoặc bỏ phần báo:
Bút này?

thì cũng không còn là câu nữa, người nghe sẽ khôngbiết bút này thế
nào làm sao, cấu trúc thông tin của câu cũng sẽ bị phá vỡ vì phát ngôn không
có nội dung thôngbao, không mang đặc trưng thông báo của chủ thể (bút
này)
2.1.3. Tiêu chí về vị trí
Thông thường, phần nêu có vị trí đứng trước phần báo theo trật tự
nêu báo. Đây là trật tự cố định, thể hiện cách nhân định của tư duy ở bình


diện cấu trúc. Nhưng trong thực tế nói năng ta có thể gặp những câu có trật
tự báo nêu. Tác giả Nguyễn Minh Thuyết trong dẫn luận ngôn ngữ học
cho rằng: Các phát ngôn mặc dù có cùng mổ hình cấu trúc cú pháp, cùng
thành phần từ vựng, thậm chí cùng trật tự thành tố, nhưng xuất hiện trong
những văn cảnh hay hoặc tình huống giao tiếp khác nhau thì mang những
nhiệm vụ thông báo khác nhau và do đó có sơ đồ nêu báo khác nhau
(Nam thế nào?)
Nam được giải nhất
N

Nam được giải nhất
N

B

B
(Ai được giải nhất?)

Nam được giải nhất
B


(Nam được giải gì?)

N

Nam được giải nhất
N

B

(Có tin gì mới không?) Nam được giải nhất
B
Trong các ví dụ trên, phát ngôn một là loại phát ngôn nhằm thông báo
về một sự vật. Nó trả lời cho câu hỏi. sự vật như thế nào (hoặc làm gì, làm
sao?) phần nêu trong những phát ngôn loại này thương là danh từ đại dạnh từ
hay cụm danh từ, nhưng cũng có thể là động từ, tính từ, đại đại danh từ hay
cụm từ , cụm tính từ đượcdùng với ý nghĩa sự vật.
Các phát ngôn hai và ba nhằm minh xác một tình huống. Tình huống
này được diễn tả ở phần nêu bằng một cụm chủ vị hoặc động từ (cụm động
từ)tính từ (cụm tính từ). Phần báo có tác dụng làm rõ những chi tiết của tình
huống ấy.
Phát ngôn bốn nhằm thông báo về một việc, trả lời cho câu hỏi có
chuyện gì? Toàn bộ sự việc ấy là một tin tức mới cho nên phát ngôn chỉ có
phần báo, không có phần nêu.
2.1.4. tiêu chí về dấu hiệu hình thức phân giới nêu báo


Dấu hiệu hình thức phân giới nêu báo được thể hiện bằng ngữ điệu,
hư từ khả năng lược bỏ
a. Ngũ điệu
Phần báo thương được phát âm nhấn mạnh hơn phần nêu

Ví dụ : (nó đi đâu rồi?)
- Nó đi Hà Nội
Trong phát ngôn trên phần báo (Hà Nội) là tin mới nêu được phát âm
nhấn mạnh hơn phần nêu (nó đi) là tin cu.
b. Hư từ.
Phần boá thường đượ đánh dâu bằng một số hư từ nhất định. Chẳng
hạn trong tiếng việt, các hư từ sau đây thường boá hiệu sự bắt đầu của phần
báo tiếng việt, các hư từ sau đây thường báo hiệu sự bắt đầu của phần báo.
b1. Các trợ từ có tính chất nhấn mạnh như : chính, chỉ, ngay, cả đích
Ví dụ:
a. Nam lí sự với cả ba má nó
N

B

b. Bà ấy không nhận ra chính đưa con gái mình
N

B

c. Niềm vui đó chỉ kéo dài được hai ngày
N

B

d. Con người tệ bạc ấy nghi ngờ ngay chú ruột mình
N

B


Sau các trợ từ nhấn mạnh này thường là thông tin mới ứng với phần
báo của phát ngôn. Phần nêu trong phát ngôn a,b và d là một cụm chủ vị
còn phần báolà cụm từ minh xác cho phầnnêu. Phần nêu 4 trong phát ngôn c
là một danh từ, còn phần báo là một cụm động từ


b2. Từ là trog tiếng Việt vừa là động từ chỉ quan hệ đồng nhất vừa là
quan hệ từ. Trong cấu trúc nêu = báo, từ là cũng là dấu hiệu phângiới phần
nêu và phần bó (trừ trường hợp nó đứng sau các trợ từ nhấn mạnh)
Ví dụ:
a. Quê hương là chùm khế ngọt
N

(Đỗ Trung Quân)

B

b. Em là cô gái trong khung cửi
N

(Nguyễn Bính)

B

c. Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong của nhân vật.
N

B

d. Nhiều đêm thấy ta là thác đổ

N

(Trịnh Công Sơn)

B

e. Văn học là nhân học
N

(M.Gorki)

N

Phần báo trong các phát ngôn này được xuất hiện sau từ là có tác
dụng giải thích cho phần nêu, làm sáng tỏ phần nêu.
b3. Các phó từ chỉ thời thể hay chỉ sự tiếp diễn tương tự như đã, sẽ
đang cũng, vẫn, cử (trừ trường hợp chúng đứng sau các trợ từ nhân mạnh
hoặc trọng âm rơi vào bộ phận khác trong phát ngôn)
Để đánh dấu sự bắt đầu của thông báo, các phó từ chỉ thời thế xuất
hiện ngay cả trong trường hợp phát ngôn đã có trạng ngữ chỉ thời gian
Ví dụ: Hôm qua cô ta đã đến với mặt không vui
N

B

Ngoài ba mưới tuổi, thị Vân chưa có chồng
N

B


(Chí Phèo Nam Cao) Tr56

Ngày nào, Thị Nở cũng phả qua vườn nhà hắn hai ba lần
N

B

Chí Phèo vẫn say nhìn và run run

(Chí phèo Nam Cao) tr, 57


(Chí phèo Nam Cao) tr, 59
C. Khả năng lượcbỏ
Phần báo là phần không thể lược bỏ được, còn phần nêu có thể lược bỏ
nếu văn cảnh hay tình huống giao tiếp cho phép. Bởi trọng tâm của câu hỏi,
của tình huống giao tiếp hay văn cảnh là hỏi về thông tin mới (phần báo) nếu
phần này bị lượcbỏ thì cấu trúc tin bị phá vỡ, không đạt được hiệu quả giao
tiếp. Bởi vậy có thể lược bỏ bất cứ thành phần nào của phát ngôn với điều
kiện đó phải là phần chứa thông tin cũ.
Ví dụ:
Ta có phát ngôn hỏi sau đây
- Bạn đến đây lúc mấy giờ?
Có thể trả lời đầy đủ - Tôi đến đây lúc bốn rưỡi
N
Hoặc bỏ phần nêu:

B

Bốn rưỡi

B

Nếu câu trên bỏ phần báo: Tôi đến đây lúc?
N
thì thông tin của câu trả lời không có hiệu lực, không mang lại hiệu quả giai
tiếp
Ví dụ 2:
Lan đi Pháp bao giờ?
có thể trả lời đầy đủ
Nó đi tuần trước
N

B

Hoặc ngắn gọn hơn:
Tuần trước
B


Mà vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin cần đáp ứng, người nghe vẫn hiểu
được.
d. Căn cứ để xác định nêu hoặc báo còn dựa vào sự trung lặp hoặc
tương liên về ý nghĩa sở chỉ với một thành phần của phát ngôn đứng trước.
Phần nều của các phát ngôn thường biểu hiện qua ơhương thức lặp, đặc biệt
là lặp từ vựng. theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết phần nêu của một phát
ngôn thường biểu thị những sự vật, hiện tượng, tình huống đã được nhắc đến
hoặc có thể suy ra từ những phát ngôn trước đó bằng cách lặp lại tên thể hiện
liên kết chủ đề của văn bản.
Ví dụ:
Điền lại thấy hiện ra cái bóng dáng yêu kiều của những người

N1

B1

Đàn bà nhà nhã ngả mình trên những cái ghế xích đu nhún nhẩy
Những người ấy sẽ đọc văn điềm. Lòng họ đẹp thêm lên. Họ sẽ yêu Điền
N2

B2

N

N3

B3

N4

B4

N

Họ sẽ gửi cho điền những bức thư xinh xinh ướp nước hoa
N5

N

B5

Tất cả các phần nêu trong đoạnvăn trên đều làkết quả của hiện tượng

lặp từ vựng, một trongnhững dạng thức để duy trì chủ đề của văn bản. Phần
nêu ở phát ngôn thú nhất (điền) là trên nhân vật đã được nhắc tới ở đoạn văn
trước, đó là thông tin cũ trong cấu trúc thông báo của câu này. Phát ngôn thứ
hai lặp lại từ những người, điềnở phát ngôn thứ nhất. Đến lượt phát ngôn
thứ tư lại lặp từ họở phát ngôn thứ ba, lặp từ Điền ở phát ngôn thứ hai.
Và phát ngôn cuối cùng lặp từ họvà từ Điền ở phát ngôn đi trước
Phần nêu của phát ngôn còn thể hiện qua phương thức thế nghĩa là
những sự vật, hiện tượng, tính huống đã được nhắc đến hoặc suy ra từ những
phát ngôn trước đó thì ở các phát ngôn sau được thay thế bằng tên các đại từ
hay từu ngữ đồng nghĩa:


Ví dụ: Chí Phèo vừa to mò nhìn những tàu lá chuối vừa đi xuống vườn
Nhưng hắn không vào cái túp lêu úp xúp mà ra thẳng bờ sông.
Phần nêu ở phát ngôn một và hai đều chỉ chung một đối tượng là Chí
Phèp. Nhưng phát ngôn hai tác giả không lặp lại tên gọi ấy mà thay thế bằng
đại từ tương đương hắn
Mặt khắc, phần nêu của phát ngôn còn được thể hiện qua phép đôi,
liên tưởng, nghĩa là những sự vật, hiện tượng, tình huống đã được nhắc đến
hoặc suy ra từ những phát ngôn trước đó thì các phát ngôn sau các tên gọi ấy
lại được thể hiện qua việc sử dụng những từ ngữ cùng trường nghĩa.
ví dụ:
Phần nêu của phát ngôn thú nhất được liên kết với đoạn văn trước đó
(thì chuyện phù Đổng Thiên Vương). Phần nêu của phát ngôn hai và ba là
các từ cùng trường nghĩa (tráng sĩ ấy, người trai làng phù đổng) được lặp lại
bằng cách thay đổi tên gọi khác. Tất cả các từ trang nam nhi, tráng sĩ ấy
người trai phù đồng đều chỉ một đối tượng là Thánh Gióng nhưng được thể
hiện bằng các từ khác nhau và có cùng trường nghĩa gọi tên người anh hùng
có sức khoẻ phi thường. Các tên gọi khác nhau của cùng một đối tượng cúng
lcăn cứ để xác lập phần nêu cho các phát ngôn đia sau:

e. Một số cấu trúc cú pháp đặc biệt cũng giúp ta dễ nhận ra phần nêu
phần báo và kiểuloại phát ngôn. ví dụ trong tiếng Việt, các phát ngôn có chủ
ngữ đứng sau vị ngữ nội động từ như:
Từ đằng cuối bãi tiến lại hai chú bé
là những phát ngôn chỉ có phần báo mà không có phần nêu
Mở đầu tập cỏ dại Tô Hoài viết:
có tiếng guốc lạch cạch ngoài ngõ
vì là mở đầu diến ngôn nên cấu trúc thông tin của câu này chỉ gồm phần báo
(cái mới), phần nêu (cái cho săn) là toàn bộ tình huống phi lời khi viết câu
đó.


×