Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tính hệ thống của từ ngữ thể hiện hình tượng trong thơ nguyễn đình thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.25 KB, 51 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

Lời cảm ơn
Lời nói đầu tiên cho phép em được gửi tới các thầy cô giáo trong Ban
giám hiệu trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn: TS
GVC Phạm Thị Hoà lòng biết ơn chân thành và trân trọng nhất. Nhờ có sự
chỉ bảo của các thầy cô giáo và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô giáo
hướng dẫn em đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp Đại học này.
Do khả năng có hạn, chắc chắn khoá luận này còn nhiều thiếu sót, em rất
mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 2007
Sinh viên
Hà Thị Thu Thuỷ

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***


Hà Thị Thu Thuỷ

Lời cam đoan

Dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ GVC Phạm Thị Hoà và đọc các tài liệu
tham khảo, tôi đã tìm tòi và phát hiện thấy rõ hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ
nghệ thuật thể hiện hình tượng một cách có hệ thống. Đặc biệt là các từ ngữ
trong thơ Nguyễn Đình Thi. Do vậy tôi xin cam đoan đề tài khoá luận tốt
nghiệp đại học Tính hệ thống của từ ngữ thể hiện hình tượng trong thơ
Nguyễn Đình Thi là kết quả của riêng tôi, không trùng với kết quả của các
tác giả khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Hà Thị Thu Thuỷ

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

Mục lục
Trang

1

Lời cảm ơn
Lời cam đoan

2

Mục lục

3

Phần mở đầu

4

1. Lý do chọn đề tài

4

2. Lịch sử vấn đề

5

3. Mục đích nghiên cứu

6

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

6


5. Giới hạn nghiên cứu

6

6. Phương pháp nghiên cứu

7

Phần nội dung

8

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

8

1. Hình tượng nghệ thuật

8

2. Hệ thống

9

3. Những kiểu quan hệ trong ngôn ngữ

11

3.1. Quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập


11

3.2. Quan hệ ngang và quan hệ dọc

12

Chương 2: Hệ thống của từ ngữ thể hiện hình tượng đất nước

15

đau thương mà anh dũng

1. Hình tượng đất nước đau thương

15

2. Hình tượng đất nước đau thương mà anh dũng

21

Chương 3: Hệ thống các từ ngữ thể hiện hình tượng đất nước

28

thanh bình

1. Hình tượng thiên nhiên đất nước thanh bình

28


2. Hình tượng con người với tình yêu nam nữ

36

Phần kết luận

46

Kết quả thống kê

48

Tài liệu tham khảo

50

Trường ĐHSP Hà Nội 2

3

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ


phần Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật thường được sử dụng có hệ
thống. Tính hệ thống có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc biểu đạt nội dung
tư tưởng, tình cảm của tác phẩm.
Việc nghiên cứu tính hệ thống của từ ngữ không chỉ có ý nghĩa với người
tiếp nhận và thưởng thức văn chương nghệ thuật nói chung mà nó còn là việc
làm vô cùng cần thiết với người giáo viên Ngữ văn. Trong quá trình phân tích
thơ ca, việc phân tích từ ngữ theo các chủ đề tư tưởng là một điều vô cùng có ý
nghĩa. Chúng giúp ta hiểu giá trị và hiệu quả của từng từ ngữ là các yếu tố
nghệ thuật mà tác giả đã chọn lọc và sử dụng, đồng thời thấy được giá trị
chung của các yếu tố đó khi chúng phối hợp liên kết lại với nhau một cách có
hiệu quả.
1.2. Giới thiệu về tác giả
Nguyễn đình Thi (1924 - 2003) là một nghệ sĩ đa tài hiếm hoi trong đội
ngũ văn nghệ sĩ khá đông của Việt Nam. Ông soạn nhạc, viết văn, làm thơ,
viết kịch, viết phê bình tiểu luậnở mỗi lĩnh vực ông đều có những thành tựu
riêng để lại ấn tượng riêng trong những tìm tòi sáng tạo góp phần vào sự phát
triển của từng thể loại văn học. Nhưng đến nay có thể thấy rằng trong địa hạt
văn học, cái lưu lại ấn tượng mạnh nhất sâu rộng nhất trong lòng người đọc
chính là thơ. Nguyễn Đình Thi quan niệm: Thơ là cái thiết tha nhất của tôi,
cái tìm tôi khổ nhất của tôi. Vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống
Pháp, Nguyễn Đình Thi đem đến cho thơ một tiếng nói mới khác với những
phong cách của các nhà thơ trước đang chuyển mình. Ông là nhà thơ của Cách
Mạng tháng 8. Thơ ông tuy không nhiều nhưng nó mang đậm sức sống của
một thời đại mới, mang đậm những nét suy nghĩ hồn nhiên chân thật của tâm
hồn. Chất thơ không cần tô điểm nhiều nó là sự sống bình dị và gợi cảm. Tác

Trường ĐHSP Hà Nội 2


4

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

giả không quan tâm khai thác những hình ảnh lạ mà ngược lại Nguyễn Đình
Thi muốn người đọc chú ý đến cuộc đời quen thuộc mà mỗi lần lại có thể
nhận ra một vẻ đẹp mới của cánh đồng, dòng sông, bầu trời , đoá
hoaÔng có ý thức chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu để qua đó ta thấy
được diện mạo của đời sống phong phú gần gũi.
Chính vì ý nghĩa đó mà chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Tính hệ thống
của từ ngữ thể hiện hình tượng trong thơ Nguyễn Đình Thi.
2. Lịch sử vấn đề
Việc xem xét tính hệ thống của từ ngữ đã được rất nhiều nhà ngôn ngữ
học Việt Nam quan tâm trong công trình nghiên cứu tiếng Việt tiêu biểu là
các nhà ngôn ngữ học: Đỗ Hữu Châu, Đới Xuân Ninh, Nguyễn Thiện Giáp,
Bùi Minh Toán, Hoàng Phê
Tuy nhiên các nhà Việt ngữ chỉ phân tích một số hệ thống thuộc cấp độ
từ ngữ tiêu biểu để minh hoạ cho lí thuyết. Tác giả Đới Xuân Ninh đã phân
tích bài Thu Điếu của nhà thơ Nguyễn Khuyến theo hai hệ thống tĩnh và
động để chúng ta thấy được nét đặc sắc độc đáo của nhà thơ làng cảnh Việt
Nam Nguyễn Khuyến. Tác giả Đỗ Hữu Châu trong Phân tích từ ngữ trong
giảng văn (giáo trình từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt) đã đi vào phân tích một
số đoạn trong một vài tác phẩm: Tống biệt hành (Thâm Tâm), Theo chân

Bác (Tố Hữu), Truyện Kiều (Nguyễn Du). Một tác giả khác Bùi Minh Toán
trong Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt đã phân tích những từ ngữ được
dùng một cách có hệ thống trong bài Bếp lửa (Bằng Việt) và một số đoạn
trong Viếng lăng Bác (Viễn Phương) Đất nước (Nguyễn Đình Thi) nhằm làm
sáng tỏ hiệu quả biểu đạt của từ ngữ trong hai mối quan hệ đó là: quan hệ
ngang và quan hệ dọc trong hoạt động giao tiếp.
Nghiên cứu và xem xét tính hệ thống của từ ngữ trong nhiều tác phẩm
của một tác giả đã có các khoá luận tốt nghiệp của một số sinh viên trường
Đại học sư phạm Hà Nội 2 ví dụ sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Lan, lớp K27H

Trường ĐHSP Hà Nội 2

5

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

với đề tài: Tính hệ thống của từ ngữ trong Người lái đò sông Đà và Chữ
người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân; sinh viên Nguyễn Thị Thoa lớp
K28G với đề tài: Tìm hiểu một số trường từ ngữ trong các tác phẩm viết về
người nông dân của Nam Cao vv
Khác với nhều công trình trước, khoá luận của chúng tôi đi vào nghiên
cứu tính hệ thống của từ ngữ thể hiện hình tượng trong thơ Nguyễn Đình Thi.
3. Mục đích nghiên cứu

Phân tích hệ thống từ ngữ thể hiện hình tượng trong các tác phẩm thơ của
Nguyễn Đình Thi để từ đó làm sáng tỏ hiệu quả và giá trị của việc sử dụng từ
ngữ nghệ thuật trong tác phẩm. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả của việc phân
tích tìm hiều các tác phẩm văn chương theo phương pháp hệ thống trong nhà
trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu những cơ sở lí thuyết phục vụ cho đề tài.
2. Tìm hiểu và thống kê những từ ngữ được sử dụng theo các tiểu hệ
thống trong một số tập thơ đã được tuyển chọn của nhà thơ Nguyễn đình Thi.
3.Phân tích hiệu quả sử dụng của từ ngữ có tính hệ thống trong, Thơ tác
phẩm chọn lọc của Nguyễn Đình Thi.
5. Giới hạn nghiên cứu
Khoá luận của chúng tôi tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tính hệ thống
của từ ngữ thể hiện hình tượng trong thơ Nguyễn Đình Thi qua những tập thơ
sau:
1. Người chiến sĩ (1956).
2. Bài thơ Bắc Hải (1958).
3. Dòng sông trong xanh (1974).
4. Tia nắng (1985).
5. Sóng reo (2001).

Trường ĐHSP Hà Nội 2

6

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp


***

Hà Thị Thu Thuỷ

Tính hệ thống của từ ngữ nghệ thuật thể hiện ở cả hai mỗi quan hệ: quan
hệ ngang và quan hệ dọc nhưng chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu và xem xét
các từ ngữ biểu đạt hình tượng là chủ yếu cho nên đề tài chỉ giới hạn việc xem
xét tính hệ thống theo quan hệ dọc. Việc phân tích hệ thống từ ngữ theo chiều
ngang cũng được lưu ý nhưng chỉ với nhiệm vụ bổ trợ.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân loại.
- phương pháp phân tích nghĩa vị.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

7

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Để nghiên cứu xem xét và thấy được hiệu quả biểu đạt của các từ ngữ
được sử dụng một cách có hệ thống trong thơ Nguyễn Đình Thi, chúng tôi
phải căn cứ vào một số vẫn đề lý thuyết phục vụ cho nội dung đề tài.
1. Hình tượng nghệ thuật
Người nghệ sĩ tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống thể
hiện tư tưởng tình cảm của mình giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời
và lĩnh hội mọi mối quan hệ ý nghĩa muôn mầu của bản thân với thế giới xung
quanh. Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý
nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng bằng định lí, công thức mà bằng
hình tượng nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những
sự vật hiện tượngđáng làm ta suy nghĩ về tính cách, về số phận, tình đời, tình
người qua chất liệu cụ thể.
Theo từ điển thuật ngữ văn học của tác giả Lê Bá Hán: Hình tượng nghệ
thuật chính là các khách thể đời sống được người nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng
tượng,sáng tạo, tạo ra các tác phẩm nghệ thuật bằng chất liệu cụ thể, nó làm
người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Đó là một đồ vật, một
phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận. Hình tượng
nghệ thuật có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó là ở
phương diện tinh thần.
Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không phải sao chép y
nguyên những hiện tượng có thật mà tái hiện có chọn lọc có sáng tạo thông
qua trí tưởng tượng và tài năng của con người nghệ sĩ, sao cho các hình tượng
truyền lại được ấn tượng sâu sắc, từng làm cho người nghệ sĩ day dứt, trăn trở.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

8

K29D Ngữ Văn



Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện từng nét cụ thể, cá biệt
không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ bản chất của mỗi loại
người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của người nghệ sĩ. Hình
tượng nghệ thuật không phải phản ánh các khách thể thực tự nó mà thể hiện
toàn bộ quan điểm cảm thụ sống động của chủ thể đối với thực tại. Người đọc
không chỉ thưởng thức bức tranh hiện thực mà còn thưởng thức cả nét vẽ,
màu sắc, cả nụ cười, sự suy tư ẩn phía sau bức tranh ấy. Hình tượng nghệ
thuật thể hiện tập trung giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật.
Cấu trúc của hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống nhất cao độ
giữa các mặt độc lập: chủ quan và khách quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và
khái quát hiện thực lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình.
Hình tượng là một quan hệ xã hội thẩm mĩ. Đó là quan hệ giữa các yếu tố
chính của bức tranh đời sống thể hiện qua hình tượng. Tiếp theo đó là quan hệ
giữa thế giới nghệ thuật với thế giới thực tại mà nó phản ánh. Hình tượng
không chỉ tái hiện đời sống mà còn cải biến nó để tạo ra một thế giới mới chưa
từng có trong hiện thực đó là quan hệ giữa tác giả với hiện tượng với cuộc
sống của tác phẩm. Một mặt hình tượng là hình hình thức, là kí hiệu của một tư
tưởng, tình cảm, một nội dung nhất định, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ
sĩ. Mặt khác hình tượng là một khách thể tinh thần có cuộc sống riêng.
Và cuối cùng hình tượng nghệ thuật chính là hình tượng ngôn từ.
(3, Tr147)
2. Hệ thống
a. Khái niệm

Hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ lẫn nhau.
Như vậy mỗi đối tượng trọn vẹn là một hệ thống chẳng hạn như một gia đình,
một tác phẩm văn học, một cái cây.
b. Điều kiện
Để có một hệ thống hoàn chỉnh cần có hai điều kiện sau:

Trường ĐHSP Hà Nội 2

9

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

- Tập hợp các yếu tố.
- Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó.
Như vậy dựa vào những yếu tố trên chúng ta có thể phân biệt được hệ thống
với các tập hợp ngẫu nhiên các yếu tố không có quan hệ tất yếu nào với nhau
chẳng hạn cái cây là một hệ thống nhưng đống củi bao gồm: rễ cây, thân cây,
cành cây, lá cây... không tạo thành một hệ thống mà nó vẫn chỉ là một đống
củi.
c. Kết cấu
Kết cấu là tổng thể các mối quan hệ, liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố của
hệ thống. Kết cấu phản ánh hình thức sắp xếp của các yếu tố và tính chất của
sự tác động lẫn nhau về các mặt và thuộc tính của chúng. Nhờ có kết cấu mà

chúng ta hiểu vì sao phẩm chất của hệ thống không giống với phẩm chất của
các yếu tố tạo thành.
d. Hệ thống ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống vì nó bao gồm các yếu tố và quan hệ giữa các
yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị ngôn ngữ.
Tính hệ thống của ngôn ngữ thể hiện qua các cấp độ sau.
- Cấp độ âm vị: Âm vị là đơn vị nhỏ nhất người ta có thể phân biệt được
trong chuỗi lời nói. Ví dụ âm vị b , t , v là nhhững âm vị không thể chia
nhỏ hơn.
- Cấp độ hình vị: Hình vị là một hoặc một chuỗi kết hợp vài âm vị biểu
thị một khái niệm. Nó là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa.
Ví dụ từ xe đạp bao gồm hình vị xe và hình vị đạp.
- Cấp độ từ: Từ là chuỗi kết hợp một hoặc một số hình vị mang chức
năng gọi tên, chức năng ngữ nghĩa và chức năng cấu tạo câu.
Ví dụ: từ xinh đẹp, hạnh phúc, hát, bơi, đọc, thơ, cười vv

Trường ĐHSP Hà Nội 2

10

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

- Cấp độ câu: Câu là chuỗi kết hợp một hay nhiều từ, chức năng của nó

là chức năng thông báo.
Ví dụ về câu đơn hai thành phần:
- Nam đi cắm trại.
- Lan đi học toán.
3. Những kiểu quan hệ trong ngôn ngữ
Trong một hệ thống bao gồm rất nhiều quan hệ khác nhau nhưng có hai
cặp quan hệ cần xem xét kĩ đó là:
- Quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập.
- Quan hệ tuyến tính và quan hệ liên tưởng.
3.1. Quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập
Dựa vào quan hệ đối lập xác định giá trị của từng yếu tố trong hệ thống.
Giá trị của mỗi yếu tố là do sự đồng thời có mặt của các yếu tố khác trong hệ
thống quy định, nó được hình thành bởi sự khác biệt giữa các yếu tố:
Chẳng hạn dựa vào đặc điểm cũng là từ láy miêu tả tiếng mưa chúng ta
có thể tập hợp được một hệ thống bao gồm các từ sau: rào rào, xối xả, lộp độp,
tí tách, rả rích. Tất cả các từ trên đều thuộc hệ thống từ láy tượng thanh miêu
tả tiếng mưa.
Nhưng chúng ta nhận thấy các từ rào rào, trung tính về sắc thái biểu
cảm, tí tách , rả rích gợi cảm giác mưa nhẹ, hạt nhỏ mà dai dẳng lâu
tạnh. Còn mưa xối xả gợi cho chúng ta cảm giác mưa nặng hạt, mưa mau từng
đợt nước liên tiếp ào ạt dội xuống làm nhấn chìm mọi vật vào nước.
Một ví dụ khác cũng là động từ diễn tả hoạt động chia tách sự vật hiện
tượng có các từ: chặt, bẻ, băm, tách, thái nhưng không có từ nào đạt hiệu quả
biểu đạt giàu sức gợi hình gợi cảm như từ xẻ trong:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
(Truyện Kiều Nguyễn Du)

Trường ĐHSP Hà Nội 2


11

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

Từ xẻ không chỉ diễn tả được hành động chia cắt tách đôi hai nửa vầng
trăng mà nó còn diễn tả tâm trạng của hai nhân vật trong cuộc chia tay lưu,
luyến bịn rịn của Thúc Sinh và Thuý Kiều. Đặc biệt hơn đó là nỗi cay đắng
tủi hờn, nỗi cô đơn cùng cực của nàng Kiều, tâm trạng hẫng hụt, lẻ loi được
khắc hoạ rõ nét nhất. Khi đọc câu thơ ta tưởng chừng như câu thơ cũng bị gập
gẫy thành hai nửa.
Như vậy cơ sở lí thuyết về quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập sẽ giúp
người viết khoá luận có căn cứ để tập hợp các từ có cùng một nét nghĩa biểu
đạt một hình tượng nào đó, đồng thời đối lập các từ này để phân tích phát hiện
hiệu quả sử dụng của từng từ. Hay nói cách khác, đối lập để thấy giá trị của
mỗi yêu tố trong mối quan hệ với các yếu tố khác trong hệ thống.
3.2. Quan hệ ngang và quan hệ dọc
Khi ngôn ngữ được hiện thực hoá thì những yếu tố của nó hiện ra lần lượt
cái này tiếp cái kia làm thành một chuỗi. Khi biểu hiện bằng chữ viết người ta
thay thế sự kế tiếp thời gian của các yếu tố ngôn ngữ bằng không gian của các
chữ. Đặc điểm này của ngôn ngữ được gọi là hình tuyến của các biểu hiện và
mối quan hệ giữa các yếu tố.
Vận dụng những hiểu biết về quan hệ ngang khi phân tích từ ngữ biểu đạt
hình tượng trong tác phẩm, chúng tôi cố gắng khôi phục những kết hợp gần

gũi có tác động chi phối mạnh biểu đạt nghĩa rõ nhất. Ví dụ về hình tượng
đất nước đau thương, chúng tôi bắt đầu từ việc tìm các từ ngữ khắc hoạ con
người khổ đau trong chiến tranh chẳng hạn: đau thương, vất vả, nghèo vv
nhưng đồng thời cũng tìm cách kết hợp đi liền với các từ ngữ này để thấy rõ
phạm vi vùng miền đối tượng mà tác giả miêu tả.
Ví dụ: bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương có cụm từ( đời thương
đau). Hay một ví dụ khác từ mặt người được kết hợp với cụm từ vất vả in
sâu cho chúng ta thấy rõ nét vất vả hằn lên trên từng khuôn mặt. Một câu
khác trong bài Quê hương Việt Nam tác giả viết: Đất nghèo nuôi những anh

Trường ĐHSP Hà Nội 2

12

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

hùng đọc câu thơ lên ta thấy từ đất nghèo có nghĩa là quê nghèo tuy nghèo
nhưng rất anh dũng bằng việc kết hợp với động từ nuôi và từ anh hùng ta
càng thấy hình tượng quê hương đau thương được khắc hoạ một cách rõ nét.
Quan hệ đọc là những yếu tố đồng loại có thể thay thế nhau trong cùng
chuỗi lời nói nằm trong quan hệ liên tưởng đối với nhau. Vận dụng những
hiểu biết về quan hệ dọc, chúng tôi sẽ đồng nhất và đối lập các yếu tố như đã
nói ở trên để thấy giá trị không thể thay thế của mỗi từ ngữ trong hệ thông

trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của tác phẩm.
Ví dụ: khi miêu tả về hình tượng đất nước thanh bình tươi đẹp, Nguyễn
Đình Thi đã sử dụng một hệ thống các từ ngữ miêu tả thiên nhiên như: biển
lúa, cánh cò, dòng sông, phù sa, những ngả đường, mây vvđể ca ngợi, niềm
tự hào về quê hương Việt Nam giàu đẹp, xinh xắn như một bài thơ trữ tình.
Bên cạnh hệ thống trên tác giả đã sử dụng phối hợp các hệ thống từ ngữ chỉ
cảm giác, cảm nhận của con người trước khung cảnh quê hương đổi mới như:
thơm mát, xao xác, vui nghe, trong biếc (nói cười)càng tạo nên vẻ đẹp chân
phương giản dị mà sâu sắc của quê hương Việt Nam.
Như vậy là việc khảo sát xem tác giả đã sử dụng các hệ thống danh từ,
động từ, tính từcùng với quan hệ ngang và quan hệ dọc để thấy hiệu quả của
việc sử dụng từ ngữ có tính hệ thống là một việc làm vô cùng cần thiết.
Mỗi tác phẩm là một hệ thống trong đó các tư tưởng tình cảm, cảm xúc,
hình tượng hình ảnh và ngôn ngữ có quan hệ với nhau. Tính hệ thống của từ
ngữ trong tác phẩm văn chương được xem xét trên ba phương diện sau:
1. Tính hệ thống của từ ngữ trong việc biểu đạt tư tưởng, chủ đề của tác
phẩm.
2. Tính hệ thống của từ ngữ trong việc biểu đạt tư tưởng, chủ đề trong
nhiều tác phẩm của một tác giả.
3.Tính hệ thống của từ ngữ trong việc biểu đạt tư tưởng, chủ đề trong
nhiều tác phẩm của nhiều tác giả.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

13

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp


***

Hà Thị Thu Thuỷ

Về tính hệ thống của từ ngữ trong phương diện 1 và phương diện 2 ta có
thể thấy: mỗi một tác phẩm bao giờ cũng bao gồm một hệ thống lớn, trong hệ
thống lớn lại gồm nhiều hệ thống nhỏ. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm được bộc
lộ thông qua hình tượng nhân đạo lòng yêu quê hương đất nước Nguyễn Đình
Thi không chỉ ca ngợi cảnh đất nước thanh bình mà còn thấy được một đất
nước gian khổ đau đớn trong chiến tranh. Bài Buổi chiều vàm cỏ tác giả thốt
lên:
Buổi chiều ứa máu
Ngổn ngang những vũng bom.
Chỉ bằng hai câu thơ rất ngắn, nhưng các từ ngữ: vũng bom, ứa máu,
ngổn ngang kết hợp với hình ảnh buổi chiều đã tạo nên rõ nét sự tàn khốc
của chiến tranh. Những vũng bom ấy cũng chính là những dòng máu của
nhân dân ta dưới làn bom đạn ác liệt của kẻ thù.
Nguyễn Đình Thi là ngòi bút tài năng ông đã thành công ở nhiều lĩnh
vực: thơ, kịch, tiểu thuyết, phê bình văn học nhưng người ta biết đến
ông với tư cách là một nhà thơ. Tính hệ thống trong thơ Nguyễn Đình Thi
thể hiện rất rõ qua các sáng tác thơ. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận
xét về Nguyễn Đình Thi như sau: Tôi cho rằng tác phẩm của Nguyễn
Đình Thi dù là thơ hay tiểu thuyết kịch bản sân khấu thì cũng là những
bài ca ngợi đất nước mình. Nhưng với Nguyễn Đình Thi cái đẹp là cái
trong sáng của đất nước cứ phải ánh lên từ trong đau thương lam lũ bất
hạnh. Câu thơ hay nhất của anh là thế
(4.tr16)

Trường ĐHSP Hà Nội 2


14

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

Chương 2
Hệ thống của từ ngữ thể hiện hình tượng
đất nước đau thương mà anh dũng
Đất nước ta trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh đặc biệt là hai cuộc chiến
tranh chống Pháp và chống Mĩ. Văn học gắn liền với cuộc sống. Nhà thơ
Nguyễn Đình Thi đã viết về cuộc sống của con người Việt nam trong chiến
tranh với rất nhiều cảm hứng: đau xót trước cảnh quê hương bị dày xéo, tự hào
về ý chí quật cường của những con người Việt Nam kiên trung, bất khuất.
1. Hình tượng đất nước đau thương
Bài thơ Đất nước, nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
(Đất nước)
Bằng việc sử dụng các hình ảnh về quê hương những cánh đồng quê
những cánh đồng ấy chảy máu, hình ảnh dây thép gai tác giả đã khắc hoạ
một cách khái quát về hình tượng quê hương đau thương. Hình ảnh cánh
đồng quê ở đây không phải là cánh đồng bát ngát xanh, mênh mông thẳng
cánh cò bay mà đó là cánh đồng quê chảy máu cánh đồng đớn đau. Chảy

máu là hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho sự thật nhức nhối: máu người nông
dân đã chảy xuống ngập xóm làng, ngập đồng quê, ngập luống cày dưới làn
mưa bom bão đạn của thực dân Pháp.
Hình ảnh dây thép gai cũng là hình ảnh hoán dụ về những lô cốt,
những đồn bốt của thực dân Pháp nhiều vô kể như đang đâm nát đang cứa
nát vào trái tim những người Việt Nam.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

15

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

Một buổi chiều trong không gian u uất nặng nề của quê hương Vàm Cỏ
nhà thơ viết:
Bỗng dưng lửa cháy mịt mờ
Nước non quằn quại bóng cờ đồn Tây
Gông đè cổ xích còng tay
Kẻ cùm trong ngục người đày ra khơi
Roi quằn thịt đổ máu rơi
Thuế nhà, thuế đất, thuế người lạ chưa.
(Buổi chiều vàm cỏ )
Chỉ trong một đoạn thơ ngắn ngủi tác giả đã sử dụng phối hợp nhiều hệ

thống từ ngữ khác nhau chẳng hạn hệ thống các từ chỉ hành động của con
người: đè, còng, cùm, đày, đổ, rơi kết hợp với hệ thống các danh từ chỉ vũ khí
của giặc: gông xích, roi và một loạt từ ngữ chỉ trạng thái con người: quằn quại,
thịt đổ máu rơi để khắc hoạ hiện thực chiến tranh tàn khốc. Bằng việc sử dụng
phối hợp hệ thống các từ ngữ trên nhà thơ đã khắc họa nỗi thống khổ quằn
quại của nhân dân ta trước sự tàn phá của chiến tranh. Cụm từ roi quằn thịt
đổ máu rơi thể hiện rõ nhất sự đàn áp bóc lột dã man của giặc Pháp. Điệp từ
thuế được lặp lại ba lần gợi cảm giác sự vây bủa đến tận cùng đang phong
toả người dân Vàm Cỏ.
Quê hương ngập đầy bóng giặc, con người bị áp bức bóc lột đến tận
xương tuỷ và nỗi đau ấy đã được Nguyễn Đình Thi khái quát qua những câu
thơ nghẹn ngào đau xót:
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc tây thằng chúa đất
Đứa đè cổ đứa lột da.
( Đất nước)

Trường ĐHSP Hà Nội 2

16

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ


ở hai thời điểm sáng tác một trong bài Buổi chiều Vàm Cỏ, một trong
Đất nước nhưng cảm hứng căm phẫn dường như chưa bao giờ nguôi ngoai
trong lòng tác giả. Kẻ thù hiện lên như những hung thần ác độc chúng dã man
tàn bạo. Đè cổ, lột da được lặp đi lặp lại ở cả hai bài thơ như một bằng
chứng về sự triền miên không dứt cảnh dân ta bị tra tấn, bị cùm kẹp. Điệp từ
đứa được lặp lại hai lần để vạch rõ đối tượng, những kẻ thù đang ngày đêm
tra tấn liên tiếp lên đầu, lên cổ người dân. Đồng thời ta như nghe tiếng tác giả
đang nghiến răng căm hận dằn từng tiếng nguyền rủa quân thù. Bên cạnh đó
tác giả đã sử dụng hệ thống các động từ mạnh: giằng, đè, lột để đặc tả
tội ác tày trời của giặc.
Trong cuộc chiến tranh người chịu đau khổ nhiều nhất đó là sự hi sinh
thầm lặng của những người mẹ, những chàng trai cô gái đã dâng hiến cả tuổi
thanh xuân của mình cho hoà bình, cho độc lập tự do của tổ quốc. Người
chiến sĩ là những điển hình, họ tham gia chiến đấu với tất cả lòng nhiệt huyết
của tuổi trẻ vậy mà khi ngã xuống họ không được ai biết đến.
Trong không gian quạnh vắng người chiến sĩ đã nằm lại nơi chiến trường.
Xúc động trước tình cảnh này nhà thơ viết:
Để anh trên sườn núi vắng
Không biết bao giờ trở lại
Một ngày về tìm anh ở đâu
Giữa rừng nghìn lối cỏ lan.
(Người tử sĩ)
Nằm lại những chân rừng đầu núi
Hôm nay bao đồng chí đâu rồi?
(Ai biết tên các anh)
Tác giả đã miêu tả cái chết của người chiến sĩ thật đau xót với hệ thống
các danh từ chỉ không gian quạnh vắng, vắng vẻ: sườn núi vắng, nghìn lối

Trường ĐHSP Hà Nội 2


17

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

cỏ lan, chân rừng đầu núi để khắc họa cái chết thầm lặng không để lại dấu
vết, lan toả tan loãng vào cỏ cây đất nước. Hình ảnh nghìn lối cỏ lan gợi cho
ta thấy không gian hoang vắng tĩnh lặng hoang vu, ít người qua lại và chính
điều đó càng gợi lên cho ta những suy nghĩ xót xa. Người chiến sĩ khi sống
lặng lẽ cống hiến còn khi chết thì lặng lẽ hi sinh.
Cái chết của người chiến sĩ là cái chết không tên đó là sự dâng hiến
thầm lặng để cho nước nhà sống mãi cho hoà bình độc lập của toàn dân tộc.
Linh hồn của người chiến sĩ đối lập với thân thể tiều tụy trong lúc sắp vĩnh
biệt cuộc đờita bỗng thấy liên tưởng tới những anh hùng vô danh đông đảo
đã hi sinh thầm lặng làm nên lịch sử:
Các anh chết không tên
Cho nước nhà sống mãi
Tiếng hát anh còn mãi
Trong trời thu nắng nhảy xôn xao.
(Ai biết tên các anh)
Nhà thơ sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian vô tận như: sống mãi, còn mãi
kết hợp với các hình ảnh ẩn dụ tiếng hát, trời thu, nắng đồng thời sử
dụng các từ ngữ chỉ thời gian vô tận như: sống mãi, còn mãi kết hợp với

các hình ảnh ẩn dụ tiếng hát, trời thu, nắng đồng thời sử dụng tính từ
chỉ trạng thái cảm xúc xôn xao để khắc hoạ hình tượng cái chết bất tử, còn
mãi của những người chiến sĩ.
Một trong những yếu tố gây nên niềm đau thương cho đất nước trong giai
đoạn chiến tranh đó là vũ khí. Vũ khí được kẻ thù sử dụng ở các cuộc chiến là
hoàn toàn không giống nhau.
Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, vũ khí chiến
trận đã được tác giả đề cập đến rất nhiều trong nhiều bài thơ. Nguyễn Đình
Thi không nói gì đến từ đau thương nhưng thông qua cách miêu tả liệt kê

Trường ĐHSP Hà Nội 2

18

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

các vũ khí của giặc Pháp chúng ta thấy sự hy sinh mất mát của đất nước, con
người Việt Nam.
Trong bài Quê hương Việt Nam tác giả viết:
Tiếng đại bác từng hồi văng vẳng
Khắp chân trời đầy nặng khói đen.
Không khí ngột ngạt của quê hương được thể hiện qua danh từ chỉ vũ
khí: đại bác và từ ngữ chỉ tính chất không gian chiến trường nặng khói đen

các từ ngữ trên đã kết hợp với nhau để tạo nên không khí ác liệt của cuộc
chiến.
câu thơ đầu ta thấy một kết hợp là: tiếng đại bác từng hồi văng vẳng. Nói lạ
là vì: ta đã quen nghe tiếng chuông chùa từng hồi văng vẳng, tiếng hát xa đưa
văng vẳng từng hồi. Các kết hợp trên gợi cảm giác về không gian yên bình.
Nhưng giờ đây quan giạc tràn về khắp ngõ phố, đường quê. Chúng mang
nhiều vũ khí để tiêu diệt dân lành. Đâu đâu cũng nghe tiếng súng. Tiếng súng
xa, tiếng súng gần, tiếng đạn đại bác v.v.. khắp nơi từng hồi, từng hồi văng
vẳng. Bao trùm lên không gian ấy là tiếng súng. Điều đó thể hiện rõ hơn khi
tác giả viết: khắp chân trời đầy nặng khói đen. Từ khắp và từ đầy là từ
chỉ không gian rộng, không gian bao trùm. Cụm từ đầy nặng khói đen Gợi
lên sự ngột ngạt khó thở vì mùi khói thuốc súng, đạn .
Pháo chính là vũ khí tối tân của địch để chúng tiến hành công cuộc tàn
sát, phá trụi, phá nát từng cánh đồng mái nhà từng tấc đất của người dân:
Pháo lại gầm lên đất trời quầng đỏ
Đêm mù man rợ tiếng bê năm hai
(Câu chuyện với người bạn cũ)
Cùng miêu tả cuộc chiến đấu giữa ta và giặc nhưng đoạn thơ trên Nguyễn
Đình Thi không miêu tả vũ khí là đại bác nữa mà đó là pháo, bom bê

Trường ĐHSP Hà Nội 2

19

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***


Hà Thị Thu Thuỷ

năm hai hiện đại hơn có sức công phá lớn hơn. Việc tác giả sử dụng hai động
từ mạnh gầm và từ man rợ là để khắc hoạ tính chất thú dữ của quân giặc.
Bên cạnh đó tác giả còn viết một loạt các bài như: Lá thư xa, Buổi chiều
Vàm Cỏđể liệt kê những vũ khí mạnh, sức công phá cực lớn của địch:
ở đây vẫn bom đạn ngày đêm cháy khét
Vẫn thuốc độc rải hết vàng cây cỏ
(Lá thư xa)
Đau thương mọc khắp ngả nghìn bụi gai
Bên trong đầy lựu đạn
Đau thương đỏ ngập trời
Đau thương chín nẫu
(Buổi chiều Vàm Cỏ)
Bê năm hai rít xé tơi bời
Ta đã thấy Hải Phòng dữ dội
Đạn bay làn chớp đỏ vòm cây
(Nhớ Hải Phòng)
Một lá thư xa của người chiến sĩ viết cho người thân kể về cuộc chiến
đấu nơi chiến trường, một không gian buổi chiều đẫm máu thương đau và một
Hải Phòng ngập trong mưa bom bão đạn. Qua ba đoạn thơ thuộc ba tác phẩm
khác nhau chúng ta nhận ra hàng loạt các từ nói về chiến tranh như: bom
đạn, cháy khét, thuốc độc, chết, vâng cây cơ, bê năm hai, dữ
dội, đạn, làn chớp đỏ, lựu đạn, đỏ ngập trời, rít xé tơi bời.
Những vũ khí hiện đại đã được quân địch sử dụng. Cũng rất tinh tế nhà thơ
Nguyễn Đình Thi đã sử dụng một hệ thống các động từ mạnh chỉ hành động
dã man của địch đó là: rải, rít xé, bay chớp, mọc, chín nẫu. Trong không gian
Buổi chiều Vàm Cỏ, không khí ngột ngạt của chiến tranh đã được tác giả
khắc hoạ rõ nét qua việc sử dụng điệp từ đau thương. Đau thương được


Trường ĐHSP Hà Nội 2

20

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

lặp lại ba lần để nhấn mạnh nỗi đau của con người phải chịu đựng nhiều,
chồng chất.
Như vậy thông qua việc miêu tả, liệt kê các loại vũ khí của thực dân Pháp
và đế quốc Mĩ trong hai thời kì chiến tranh Nguyễn Đình Thi một mặt cho
chúng ta biết vũ khí chúng sử dụng ngày càng hiện đại hơn vì vậy sức công
phá cũng lớn gấp trăm, nghìn lần. Mặt khác tác giả gửi đến độc giả thông điệp
đó là hiện thực của cuộc chiến tranh, hậu quả của các cuộc chiến vô cùng
khốc liệt... Đó là nỗi đau mất mát không gì bù đắp được của người Việt Nam
qua hai cuộc chiến tranh.
2. Hình tượng đất nước đau thương mà anh dũng
Trong chiến tranh khốc liệt con người Việt Nam phải chịu đựng hậu quả
vô cùng to lớn đau thương ngập trời, đau thương chín nẫu. Tuy nhiên
theo qui luật của tự nhiên tức nước vỡ bờ càng bị đàn áp, tàn phá, bóc lột
bao nhiêu người dân càng vùng lên đấu tranh mạnh mẽ bấy nhiêu. Đó chính là
ý chí quật cường, ý chí của con người Việt Nam anh dũng kiên cường.
Khi viết về đất nước, Nguyễn Đình Thi đã tự hào xen lẫn xúc động:

Quê hương biết mấy thương yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
(Quê hương Việt Nam)
Quê hương Việt Nam là một miền quê nghèo khó, cơ cực. Tác giả đã viết
về quê hương với hàng loạt các từ nói về con người như: quê hương, thương
yêu, đời, chịu nhiều thương đau, mặt người, vất vả, gái trai, áo
nâu Chỉ bốn câu thơ ngắn nhưng Nguyễn Đình Thi đã khái quát nhất về hình
ảnh người nông dânViệt Nam đó là sự đói nghèo vất vả từ đời này qua đời

Trường ĐHSP Hà Nội 2

21

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

khác. Cụm từ: áo nâu nhuộm bùn đã khắc hoạ rõ nét sự lam lũ vất vả, sự
đói nghèo của con người Việt Nam.
Điều chủ yếu tác giả muốn gửi đến người tiếp nhận không phải là niềm
đau đớn xót xa trước cảnh quê hương bị giặc tàn phá mà đó là: hình tượng đất
nước anh dũng:
Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hùng.
(Đất nước)
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
(Quê hương Việt Nam)
ở hai bài thơ khác nhau, tác giả đã sử dụng phối hợp các hệ thống từ ngữ
đó là hệ thống các từ chỉ trường con người: những người áo vải, những
người anh hùng, và các động từ mạnh chỉ hoạt động trạng thái của con người
như: ôm, vùng dứng lên, đạp, vứt bỏ, hiền. Qua đó chúng ta thấy
rõ sức mạnh, và nghị lực phi thường của con người Việt Nam. Họ quyết tâm
đứng lên chiến đấu ngày đêm với kẻ thù để giành lại quyền lợi chính đáng của
họ. Sau này nhìn lại chặng đường ấy nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã tự rút ra
nhận xét: Những năm tháng ấy đã làm cho tôi tin mãi là con người, khi có
một lẽ phải để sống thì có thể phát huy những tiềm năng hầu như vô tận bên
trong mình, và làm được những việc tưởng chừng như không làm nổi (Trên
sóng thời gian- Báo văn nghệ ngày 19/8/ 1994 ).
Nguyễn Đình Thi không chủ định viết về những cảnh đau thương của dân
tộc Việt Nam một cách bi lụy mà thông qua những năm đau thương ấy tác giả
nhằm ca ngợi ý chí và sức mạnh quật cường của con người. Nói tới đất nước là

Trường ĐHSP Hà Nội 2

22

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp


***

Hà Thị Thu Thuỷ

nói tới hình tượng con người. Con người Việt Nam có truyền thống yêu nước
từ ngàn đời nay do vậy mỗi khi có giặc sang xâm lược họ sẵn sàng giặc đến
nhà đàn bà cũng đánh. Bằng việc kết hợp các biện pháp tu từ và cách chọn
lọc các từ ngữ sắc sảo tinh tế tác giả đã đưa những hình ảnh giản dị mộc mạc
thành hình ảnh đẹp, có ý nghĩa để ca ngợi tinh thần chiến đấu của dân tộc ta.
Trong không khí chiến thắng vang dội 1975, nhà thơ Nguyễn Đình
Nguyễn Đình Thi xúc động, vui sướng, tự hào viết:
Đã mấy mươi năm trong bão lửa
Tình quê hương đưa dắt con người
Đường đi giữa bom đạn gầm thét
Đêm đêm thầm lặng ánh sao trời.
(Giải phóng)
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn nhưng ta có thể thấy tài năng của tác giả đó là
sự tinh tế trong việc lựa chọn các từ ngữ gần nghĩa đặt cùng nhau tạo thành
một hệ thống. Hệ thống các từ nói về không khí cuộc chiến đấu: bão lửa,
bom đạn gầm thét. Bên cạnh đó nhà thơ khéo léo đặt hình ảnh song song với
hệ thống trên là hình ảnh ánh sao trời. Con người Việt Nam được ví sáng
như sao dựa vào nét nghĩa về tính chất của sao đó là tồn tại vĩnh cửu, sáng
mãi không bao giờ tắt. Để miêu tả khí thế chiến đấu của dân ta, tác giả viết.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn.
Khói nhà máy cuồn cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng

( Đất nước)

Trường ĐHSP Hà Nội 2

23

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

Sự chuẩn bị cho chiến đấu của người dân được tác giả miêu tả qua các
hình ảnh: khói nhà máy, kèn gọi quân, cuồn cuộn, văng vẳng , Đó là những từ
ngữ gợi hình, gợi thanh góp phần miêu tả sống động không khí lao động hăng
say thường trực, tinh thần sẵn sàng ra trận cúư nước chống giặc ngoại xâm.
Đoạn thơ tiếp theo tác giả đã khái quát lòng căm thù giặc sâu sắc của
quân dân ta qua hệ thống các từ ngữ được đặt móc xích với nhau: (những năm
đau thương ngời lên nét mặt quê hương), (gốc lúa bờ tre bật lên tiếng căm
hờn). Hai động từ ngời lên, bật lên được đặt vào sau từ đã để nhấn
mạnh khắc sâu lòng căm thù giặc và quyết tâm chiến đấu thắng giặc của con
người Việt Nam. Dường như tác giả đang dằn từng tiếng kết tội kẻ thù và đồng
thời chúng ta cũng thấy nét mặt của người dân ngời sáng, vui sướng khi đánh
thắng giặc.
Tiếp đó đoạn thơ cuối bài Đất nước Nguyễn Đình Thi dồn dập kể:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Chỉ bằng bốn câu thơ tác giả đã khái quát sắp xếp hệ thống các từ thuộc
hoạt động từ chỉ hoạt động trạng thái đó là: nổ, rung, vỡ bờ, đứng dậy. Kết
hợp với hàng loạt từ thuộc loại danh từ chỉ vũ khí chiến tranh: súng và tính từ
chỉ trạng thái tâm lí con người giận dữ, tác giả đã khéo léo tạo ra sự cộng
hưởng giữa các từ ngữ để khắc hoạ không khí chiến đấu mạnh mẽ hào hùng
quật cường của người Việt Nam . Súng nổ nhưng không chỉ mang lên âm
thanh bình thường mà đó là tiếng nổ đã được nhen nhóm từ lâu, nay có cơ hội
mới bùng lên nổ rung trời. Âm thanh của tiếng nổ ấy vang xa lan tỏa vào
không gian làm cho kẻ thù khiếp vía. Hình ảnh nước Việt Nam sáng loà đó
là hình ảnh đẹp về con người anh hùng. Kết hợp từ rũ với từ đứng dậy tác

Trường ĐHSP Hà Nội 2

24

K29D Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hà Thị Thu Thuỷ

giả đã khắc họa thành công hình ảnh người dân như đội lên, đứng lên,
bật lên, bật lên từ đau thương, từ kiếp sống nô lệ để trở thành người
làm chủ đất nước.
Khi suy tư về cuộc đời, về kiếp người Nguyễn Đình Thi viết:

Có lẽ trên mảnh đất trần trụi sỏi đá có nhánh xương rồng gai mang
những đoá hoa nhỏ bé màu lửa.
Có lẽ đêm tối là nơi mọc những vì sao và rừng rậm là nơi người mong
thấy người
(Có lẽ)
Với hai câu thơ dài ta bắt gặp hình ảnh tượng trưng được đặt ở hai vế đối
lập. ở cực này là trần trụi sỏi đá, xương rồng gai, đốm hoa nhỏ bé,
đêm tối, rừng rậm. ở cực kia là màu lửa, là vì sao là niềm ước vọng
người mong thấy người. Nhan đề của bài thơ là Có lẽ nhưng những gì toát
lên từ hai trường nghĩa trên lại là sự khẳng định chắc chắn về niềm tin tươi
sáng, khát vọng đổi thay. Đất nước ta đi từ hoang tàn đổ nát trần trụi sỏi đá
đến rực rõ ánh sáng hạnh phúc. Đốm hoa nhỏ bé màu lửa, nơi mọc những vì
sao là những hình ảnh tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người
Việt Nam. Sức sống ấy luôn tồn tại trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Trong bài Buổi chiều Vàm Cỏ Nguyễn Đình Thi đã viết:
Bao nhiêu năm - mỗi chúng ta
Như hạt thóc trong nắm tay cách mạng
Tung lên giữa mùa gió lớn
Những hạt thóc rơi
Trên đất bùn sỏi đá trên than bụi đẫm máu
Trên nước mắt mồ hôi
Chết đi nuôi màu cho đất
Sống thì từng giờ âm ỉ

Trường ĐHSP Hà Nội 2

25

K29D Ngữ Văn



×