Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Vai trò của tình thái ngữ trong truyện ngắn nguyễn công hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.79 KB, 79 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp

§H S­ ph¹m Hµ Néi 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

--------------

NGÔ THỊ HIỀN

VAI TRÒ CỦA TÌNH THÁI NGỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN CÔNG HOAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học
Th S. HOÀNG THỊ THANH HUYỀN

HÀ NỘI – 2010

Ng« ThÞ HiÒn

1

K32A - Ng÷ V¨n


Khóa luận tốt nghiệp


ĐH Sư phạm Hà Nội 2

LI CM N
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ cùng tất
cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đã giúp đỡ tôi thực hiện công việc
nghiên cứu này. Và đặc biệt cảm ơn cô Hoàng Th Thanh Huyền đã giúp đỡ
tận tình và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2010.
Sinh viên

Ngô Thị Hiền

Ngô Thị Hiền

2

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

LI CAM OAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là thành quả nghiên cứu của bản thân
tôi. Những kết quả thu được là hoàn toàn chân thực và chưa có trong một đề
án nghiên cứu nào.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2010.
Sinh viên


Ngô Thị Hiền

Ngô Thị Hiền

3

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Mục lục

Trang

Mở đầu ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 6
7. Bố cục của khóa luận................................................................................. 7

Nội dung ......................................................................................... 8
Chương 1: Cơ sở lý luận .............................................................................. 8
1. Một số quan niệm về tình thái trong ngôn ngữ ........................................ 8

2. Tình thái ngữ trong tiếng Việt ................................................................. 10
2.1. Khái niệm tình thái ngữ ........................................................................ 10
2.2. Phân loại tình thái ngữ.......................................................................... 11
2.2.1. Cách phân loại của Diệp Quang Ban ................................................ 12
2.2.2. Cách phân loại của Nguyễn Văn Hiệp .............................................. 15
2.2.3. Cách phân loại của Nguyễn Thị Thìn ................................................ 19
2.2.4. Cách phân loại của Nguyễn Thị Lương ............................................. 21
3. Phân biệt tình thái ngữ và tình thái từ ..................................................... 25
3.1. Khái niệm tình thái từ........................................................................... 25
3.2 Phõn loi tỡnh thỏi t ........................................................................... 25
3.3. Phân biệt tình thái ngữ với thán từ ....................................................... 26

Ngô Thị Hiền

4

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

3.4. Phân biệt tình thái ngữ với trợ từ .......................................................... 27
4. Phân biệt tình thái ngữ hô - đáp với câu đặc biệt dùng làm lời hô gọi .... 29
5. Các phương tiện ngôn ngữ thể hiện tình thái ngữ. .................................. 31
6. Vị trí của tình thái ngữ ........................................................................... 32
7. Tiểu kết .................................................................................................... 32
Chương 2: Vai trò của tình thái ngữ trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan ................................................................................................. 34

2.1. Tình hình khảo sát, thống kê dữ liệu .................................................... 34
2.1.1. Đối tượng khảo sát ............................................................................ 34
2.1.2. Kết quả khảo sát ................................................................................ 34
2.1.3. Nhận xét ............................................................................................ 36
2.2. Vai trò của tình thái ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ........ 36
2. 2.1. Tình thái ngữ thể hiện ý kiến chủ quan của người nói với nội
dung câu nói ................................................................................................ 36
2.2.2. Tình thái ngữ thể hiện thái độ, tình cảm của người nói vi ngi
nghe ............................................................................................................ 47
2.2.3. Tình thái ngữ hô - đáp ....................................................................... 55
2.3. Tình thái ngữ trong việc thể hiện giá trị nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan ..................................................................................... 57
2.3.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống ........................................................ 57
2.3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật.............................................................. 62
2.3.3. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ ......................................................... 65
2.4. Tiểu kết ................................................................................................. 68

Kết luận .................................................................................................... 70
Tài liệu tham khảo ................................................................................ 72

Ngô Thị Hiền

5

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2


M U
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu quan trọng nhất trong các hệ thống
tín hiệu được con người sử dụng. Xuất phát từ sự nghiên cứu về tín hiệu, người
ta thấy rằng mỗi tín hiệu cần được xem xét trên ba bình diện: kết học (ngữ
pháp), nghĩa học (ngữ nghĩa) và dụng học (ngữ dụng). Câu cũng là sản phẩm
được tạo ra bởi sự kết hợp các tín hiệu ngôn ngữ với nhau theo những quy tắc
nhất định nên nó cũng được nghiên cứu trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ
nghĩa và ngữ dụng.
Trên bình diện ngữ pháp của câu tiếng Việt, ngôn ngữ học chia thành
phần câu làm ba loại: thành phần nòng cốt của câu, thành phần phụ và thành
phần biệt lập. Tình thái ngữ là một yếu tố trong những thành phần biệt lập của
câu.
Tình thái ngữ là thành phần biệt lập của câu, nằm ngoài cấu trúc cú
pháp câu. Nhưng nó có một vai trò quan trọng trong việc biểu lộ thái độ, cảm
xúc, tư tưởng hay sự đánh giá chủ quan của người nói với nội dung được nói ra
và thể hiện quan hệ của người nói với người nghe. Vì vậy nó rất trừu tượng và
khó nắm bắt. Để có thể hiểu và chỉ ra được ý nghĩa tình thái một cách sâu sắc
từ tình thái ngữ thì người đọc không chỉ dựa vào các phương tiện biểu hiện
trong câu mà còn phải dựa vào năng lực, sự nhạy cảm của bản thân nữa. Có
thể nói khám phá và nắm bắt được nội dung, thái độ, quan hệ của người nói
với người nghe hay ý nghĩa tình thái trong câu là điều khó khăn và phức tạp.
Tuy vậy, đây cũng là vấn đề rất lý thú.
Vấn đề tình thái ngữ trong câu đã được chú ý từ lâu và được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên có nhiều ý kiến nhận xét rằng các
phương tiện biểu hiện tình thái ngữ chưa được nghiên cứu sâu và toàn diện,
đặc biệt là việc nhìn nhận, đánh giá vai trò, chức năng của tình thái ngữ trong

Ngô Thị Hiền


6

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

cách dùng ngôn ngữ ở trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật. Thực chất
đây là vấn đề quan trong cần được sự quan tâm và chú ý một cách kỹ lưỡng
hơn để góp phần nâng cao nhận thức về đặc điểm, chức năng vai trò của thành
phần này đối với việc biểu hiện nội dung, tư tưởng và giá trị nghệ thuật trong
tác phẩm văn chương.
Tình thái ngữ có vai trò quan trọng trong việc biểu lộ thái độ, cảm xúc,
tình cảm của người nói đối với người nghe. Vì thế nó trở thành yếu tố được
nhiều nhà văn ưa dùng để xây dựng chân dung nhân vật, tạo dựng mối quan hệ
và truyền tải dụng ý nghệ thuật. Trong đó Nguyễn Công Hoan là một trong
những nhà văn thành công trong việc vận dụng tình thái ngữ để thể hiện nội
dung, tư tưởng và nghệ thuật. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự độc đáo
trong cách dùng ngôn ngữ của nhà văn trào phúng bậc thầy này.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Vai trò của
tình thái ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với mong muốn khảo
sát, bình giá vai trò của thành phần này trong tiếng Việt đồng thời thể hiện sâu
sắc hơn giá trị các sáng tác của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu tình thái ngữ
Vấn đề nghiên cứu tình thái trong tiếng Việt tồn tại nhiều ý kiến, quan
niệm và không đồng nhất.

Khái niệm tình thái của câu được hiểu không giống nhau ở các
khuynh hướng ngôn ngữ khác nhau, V.Z.Panfilov đã từng có nhận xét rằng:
không có phạm trù nào mà bản chất ngôn ngữ học và thành phần các ý nghĩa
bộ phận lại gây ra nhiều ý kiến khác biệt và đối lập nhau như phạm trù tình
thái. [8; 225]
Lyons cho rằng tình thái là Thái độ của người nói đối với nội dung
mệnh đề mà câu biểu thị hay tình trạng mà mệnh đề đó miêu tả. [8; 225]

Ngô Thị Hiền

7

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Palmer cũng cho rằng: Tình thái là thông tin ngữ nghĩa của câu thể hiện
thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói ra và chủ trương phân
biệt trong câu những yếu tố biểu thị tình thái với những yếu tố biểu thị mệnh
đề tức phân biệt tình thái với nội dung mệnh đề. [8; 226]
Trong cuốn Thành phần câu tiếng Việt của Nguyễn Minh Thuyết,
Nguyễn Văn Hiệp cho rằng: Trong mô hình cấu trúc trừu tượng của câu, tình
thái ngữ là thành phần phụ của câu, có nhiệm vụ bổ sung những ý nghĩa về
tình thái cho câu. [4; 230]
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban cũng nhận định
rằng: Về mặt ý nghĩa, các yếu tố tình thái là những yếu tố cùng với biểu thức
tạo nên toàn bộ phần thức đối lập với phần nghĩa biểu hiện (nghĩa kinh

nghiệm) trong câu, về mặt ngữ pháp yếu tố mang nghĩa tình thái tách được
ra khỏi nghĩa sự việc. [2; 36]
Trong Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu ở trường phổ thông
Nguyễn Thị Thìn cũng cho rằng: Tình thái ngữ là thành phần phụ của câu,
chuyên dùng để biểu lộ thái độ, cảm xúc, sự đánh giá chủ quan của người nói
hoặc đánh dấu hành vi ngôn ngữ. [8; 89]
Trên đây là những quan niệm khác nhau về tình thái ngữ trong câu. Tuy
nhiên các ý kiến trên đều có sự giống nhau ở việc xác định đây là thành phần
biểu thị thái độ của người nói với nội dung mệnh đề và cũng là thành phần
tách ra khỏi cấu trúc cú pháp. Mặc dù cho đến nay Những nghiên cứu về tình
thái ngữ trong tiếng Việt chưa có những thành tựu xứng đáng (Nguyễn Minh
Thuyết). Nhưng có thể nói những công trình nghiên cứu về tình thái ngữ đã trở
thành cơ sở và kinh nghiệm để các nhà ngôn ngữ sau này tiếp tục khai thác,
khám phá thêm hoàn thiện.

Ngô Thị Hiền

8

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

2.2. Lịch sử nghiên cứu về ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan
Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc
trong nền văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Cho đến nay đã có

rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu xuất sắc về ngôn ngữ trong truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan. Đã có hàng trăm bài viết, nhiều công trình nghiên
cứu xuất sắc về ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
Nguyễn Thanh Tú trong bài Chất hài trong câu văn Nguyễn Công
Hoan có nhận xét rất tinh tế về ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan: Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan là một thứ ngôn ngữ suồng sã để
lật ngửa, lộn trái, nhòm ngó từ dưới và từ trên, đập vỡ vỏ ngoài để nhìn vào
bên trong. Đó chính là một thái độ không biết sợ. [10; 424]
Trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách,
Nguyễn Đăng Mạnh thể hiện cái nhìn khá tinh tế khi đánh giá về ngôn ngữ
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan: Ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan gắn
liền với bút pháp hướng ngoại là đặc trưng chủ đạo của nghệ thuật truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan. Ông không thâm nhập sâu vào nội tâm nhân vật.
Mỗi truyện ngắn chỉ nhằm thể hiện một nét tâm lý nào đấy thường rất rõ ràng
và đơn giản của nhân vật chính. [12; 124]
Lê Thị Đức Hạnh trong bài viết Nguyễn Công Hoan một nhà văn hiện
thực lớn cũng có sự đánh giá rất tinh tế về ngôn ngữ trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan: ngôn ngữ cho phong phú, chính xác, văn viết cho
giản dị, trong sáng và mang được bản sắc của tiếng nói dân tộc. [10; 31]
Trên đây là một trong những bài viết về ngôn ngữ trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan. Đó đều là những nghiên cứu về ngôn ngữ trong truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan đứng trên phương diện hình thức nghệ thuật. Dựa
trên cơ sở tiếp thu những kết quả của các nhà khoa học và các công trình

Ngô Thị Hiền

9

K32A - Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

nghiên cứu của các nhà nghiên cứu có bề dày kinh nghiệm, chỳng tụi xin đi
sâu vào tìm hiểu vai trò của tình thái ngữ trong phạm vi cụ thể là truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan, xét trên phương diện từ ngữ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, khóa luận nhằm đạt những mục đích sau đây:
- Thông qua những tri thức về nghĩa tình thái để hiểu sâu sắc hơn về bản
chất, đặc điểm và chức năng của tình thái ngữ trong hoạt động ngôn ngữ.
- Nghiên cứu sự xuất hiện của tình thái ngữ trong một số truyện ngắn để
thấy được vai trò của chúng.
- Vận dụng những hiểu biết về tình thái ngữ vào việc giảng dạy tiếng
Việt nói chung cũng như môn Ngữ văn nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chỳng tụi đặt ra những nhiệm vụ cụ
thể:
- Xuất phát từ cơ sở lý luận về câu và tập hợp những kiến thức có liên
quan đến đề tài để nắm vững đặc điểm, chức năng của chúng trong hệ thống từ
loại tiếng Việt.
- Trên cơ sở những kiến thức lý luận đã hệ thống hóa, tiến hành khảo sát
một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan để thống kê và phân loại
các tình thái ngữ của những truyện ngắn đó.
- Tiến hành phân tích các ngữ liệu cụ thể để rút ra những nhận xét, kết
quả khái quát về vài trò của tình thái ngữ trong việc góp phần tạo nên giá trị
nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
4. Phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu, nghiên cứu về vai trò của tình thái ngữ là một lĩnh vực phong
phú, đa dạng và khá rộng lớn. Trong phạm vi của một đề tài khóa luận chúng

Ngô Thị Hiền

10

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

tôi chỉ giới hạn khảo sát và phân tích tìm hiểu trong phạm vi 40 truyện ngắn
của Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan NXB Văn Học, 2006.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau đây:
5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê
Phương pháp khảo sát thống kê là phương pháp chúng tôi sử dụng để
thống kê ngữ liệu nhất định. Dựa trên số liệu thu được, chúng tôi sử dụng để
triển khai nội dung khóa luận.
5.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Phân tích ngôn ngữ là phương pháp chúng tôi sử dụng để khai thác,
phân tích các lớp nghĩa của ngôn ngữ. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về vai
trò, hiệu quả của nó trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng nhằm mục đích
so sánh hai thành phần, yếu tố được tìm hiểu để nhận ra đặc điểm, bản chất

của chúng. Dựa trên kết quả so sánh sẽ giúp chúng tôi khai thác vấn đề theo
đúng hướng.
5.4. Phương pháp khái quát hóa, tổng hợp hóa
Đây là phương pháp cuối cùng của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu. Sau
khi tiến hành triển khai nội dung chúng tôi đi vào khái quát, tổng hợp lại vấn
đề và đưa ra kết luận cuối cùng.
6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Về lý luận
Thực hiện khóa luận này, chúng tôi mong muốn làm rõ vai trò của tình
thái ngữ trong những tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Thông
qua sự phân tích những tư liệu đã khảo sát được chúng tôi nâng cao nhận thức
về vị trí, chức năng của từ loại này trong tiếng Việt đồng thời đóng góp một

Ngô Thị Hiền

11

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

hướng tiếp cận hiệu quả khi tìm hiểu các sáng tác văn chương của Nguyễn
Công Hoan.
6.2. Về thực tiễn
Khóa luận này góp phần nâng cao hiệu qủa dạy học tiếng Việt nói riêng
và dạy học Ngữ văn nói chung cho học sinh trong trường phổ thông. Người
đọc có thể vận dụng những kết quả thu được vào thực tiễn giao tiếp, tiếp nhận

và sáng tạo văn bản.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận này của
chúng tôi được chia làm hai chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận.
- Chương 2: Vai trò của tình thái ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan.

Ngô Thị Hiền

12

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

NI DUNG
CHNG 1. C S Lí LUN
1. Một số quan niệm về tình thái trong ngôn ngữ
Ngôn ngữ tải nghĩa. Một trong những loại nghĩa nổi trội được truyền
báo trong ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp liên nhân là nghĩa tình thái.
Nghĩa tình thái quy chiếu tới các cung bậc khác nhau trong tình cảm và nhận
thức của con người. Đây là địa hạt nghiên cứu phức tạp trong ngôn ngữ học lý
luận và ngôn ngữ học ứng dụng.
O.Jespersen (1994) khi bàn về tình thái, đã nhận xét các thức tường giải
trực thuyết giả định và cầu khiến trong cuốn A Modern Enghlish Grammar
on Historical Principle I- IV, London and Copenhagen như sau: Chúng biểu

thị những thái độ nhất định của người nói hướng về nội dung của câu, dù rằng
trong một số trường hợp, sự lựa chọn thức được quy định không phải bởi đặc
điểm của bản thân mệnh đề và mối quan hệ của nó với chuỗi mệnh đề liên hệ
chính mà nó lệ thuộc vào (dẫn theo 138,9). Theo nhận xét của F.Palmer,
những đề xuất của O.Jespersen là ít quan trọng về mặt lý thuyết ngoại trừ nhận
thức của ông về 2 loại thức (1) bao gồm yếu tố ý trí, (2) không bao gồm yếu
tố ý chí.
V. Wright (1951), trong một công trình có tính khai sáng về lôgíc tình
thái, đã phân chia tình thái thành 4 loại: tình thái nhận thức, tình thái hiện
thực, tình thái trách nhiệm và tình thái tồn tại.
N.Rescher (1968) trong giới hạn của khung lôgíc được trình bày trong
cuốn Topics in phoilosophical logic đã đề nghị một số hệ thống mở về tình

Ngô Thị Hiền

13

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

thái. Những nhận xét của ông về các lọai tình thái được mở đầu bằng một câu:
Một phán đoán được trình bày bằng một câu tường thuật, cái mà được nhận
thức như một tổng thể sẽ là đúng hoặc sai. Cách hiểu như vậy về tình thái tạo
ra nhiều vấn đề về mặt lý luận. Bên cạnh các loại tình thái hiện thực, tình thái
nhận thức, tình thái trách nhiệm ông đề cập đến các loại tình thái biểu thời,
tình thái vọng cảm, tình thái đánh giá, tình thái nguyên nhân và tình thái điều

kiện.
J.R.Searle (1979) là người đã phát triển nội hàm khái niệm tình thái lên
một bước mới. Sự tiếp cận của Searle hướng đến hành vi ngôn ngữ. Sự tiếp cận
này cung cấp một khung hành vi ngôn ngữ quan tâm tới mối quan hệ giữa
người nói và cái mà anh ra nói. Mối quan hệ này như đã biết chứa đựng trong
rất nhiều vấn đề nội dung tình thái. Chẳng hạn hành vi khẳng định được mô tả
theo phương diện lòng tin. Nhưng mức độ của lòng tin có thể ở mức zêrô. Nội
dung này liên quan đến tình thái nhận thức hay chi phối có sự tương ứng rất
lớn với tình thái trách nhiệm. Có thể nói rằng cái mà Searle gọi là khẳng định
chi phối thực sự là trung tâm của bất kỳ thảo luận nào về tình thái.
T.Givon (1993) diễn đạt quan niệm của ông về tình thái khá ngắn gọn:
Tình thái biểu thị thái độ của người nói đối với phát ngôn. Theo ông thái độ
bao gồm 2 loại đánh giá của người nói về thông tin của phát ngôn được
chuyển tải qua nội dung mệnh đề: những đánh giỏ nhận thức về tính hiện thực,
khả năng, lòng tin, sự chắc chắn hay bằng chứng; những đánh giá về ước
muốn, sự ưa thích, ý định, năng lực, sự ràng buộc hay điều khiển.
Theo W.Frawly (1992) Phạm vi ngữ nghĩa liên quan đến vị thế hiện
thực của phát ngôn tình thái. Tình thái ảnh hưởng tới toàn bộ nội dung của
một sự diễn đạt nào đó. Và như vậy, nó liên quan đến toàn bộ phán đoán. Tình
thái gợi lên không chỉ có mức độ nhận thức khách quan về hiện thực mà cả
các thái độ và sự định hướng chủ quan đối với nội dung sự biểu đạt.

Ngô Thị Hiền

14

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp


ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Những nội dung trình bày ở trên cho thấy khái niệm tình thái tỏ ra khá
mơ hồ và đang còn để ngỏ cho một loạt các định nghĩa khác có thể có. Nhưng
việc xác định rằng nó là một cái gì đó phản ánh thái độ hay ý kiến của
người nói dường như được tán đồng hơn cả. Bên cạnh đó, những quan niệm về
tình thái trên cũng là cơ sở để hiểu thêm về tình thái ngữ trong tiếng Việt.
2. Tình thái ngữ trong tiếng Việt
Vấn đề tình thái ngữ đã được chú ý quan tâm từ lâu. Đã có nhiều bài
viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy vậy, đây là thành tố nghĩa rộng
và khá phức tạp trong câu. Vì thế cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm
khác nhau về tình thái ngữ.
2.1. Khái niệm tình thái ngữ
Tình thái ngữ là thành phần câu không tham gia vào việc biểu hiện
nghĩa miêu tả của câu (không biểu hiện tham tố nào trong sự tình mà câu biểu
hiện), đồng thời thường được tách biệt khỏi phần còn lại của câu bằng ngữ
điệu.
Nghĩa tình thái là một bộ phận nghĩa quan trọng của câu - phát ngôn
(nghĩa tình thái cùng với nghĩa miêu tả tạo nên bình diện nghĩa của câu). Tuy
nhiên, so với nghĩa tình thái rộng và phức tạp hơn nhiều.
Tình thái ngữ thể hiện hai loại ý nghĩa tình thái:
- Quan hệ giữa người nói và người nghe.
- Quan hệ của người nói với nội dung câu nói.
Như vậy, xét cả nội dung lẫn các phương tiện thể hiện (ngữ điệu, dấu
câu, động từ tình thái, quán ngữ tình thái) thì tình thái ngữ chỉ là một trong
các hình thức được dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái của câu, phát ngôn.
Trên tinh thần đó Nguyễn Thị Lương đưa ra quan niệm: Tình thái ngữ
được hiểu là các biểu thức tình thái chuyên biệt, không nằm trong nòng cốt
câu, được dùng để biểu thị một số ý nghĩa tình thái của câu - phát ngôn như: ý


Ngô Thị Hiền

15

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

kiến, sự đánh giá, thái độ, quan hệ của người nói với người nghe và sự tình
được phản ánh trong câu. [11; 65]
Ví dụ 1: Ngày mai, chắc chắn tôi sẽ đến.
Tình thái ngữ chắc chắn biểu thị thái độ khẳng định, dứt khoát của
người nói với nội dung câu nói.
Ví dụ 2: Ngày mai, tôi sẽ đến.
So sánh ví dụ 1 với ví dụ 2 thì trong ví dụ 2 không xuất hiện tình thái
ngữ vì vậy chỉ mang tính thông báo sự việc, không thể hiện thái độ của người
nói.
Quan niệm của Nguyễn Thị Thìn cho rằng: Tình thái ngữ là thành
phần phụ của câu, chuyên dùng để biểu lộ thái độ, cảm xúc, sự đánh giá chủ
quan của người nói hoặc đánh dấu hành vi ngôn ngữ. [9; 89]
Ví dụ: Chẳng lẽ là nó ăn trộm hay sao?
Nguyễn Văn Hiệp lại có quan niệm: Tình thái ngữ là thành phần phụ
của câu luôn luôn đứng sau nòng cốt câu, có nhiệm vụ bổ sung những ý nghĩa
về tình thái cho câu. Tình thái ngữ không tham gia vào kết cấu phân đoạn
thực tại câu. [8; 230]
Ví dụ: Chiếc áo này mua chỉ 50 ngàn đồng là cùng.

Như vậy, với những quan niệm trên cho thấy tình thái ngữ là thành phần
cho đến nay còn tồn tại rất nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau. Nhưng tựu
chung có thể thấy về bản chất đây là thành phần phụ của câu, biểu thị thái độ,
tình cảm, cảm xúc, đánh giá của người nói với người nghe hoặc với nội dung
được nói tới trong câu.
2.2. Phân loại tình thái ngữ
Quan niệm về tình thái ngữ của nhiều nhà ngôn ngữ đến nay chưa được
thống nhất. Vì thế mà cách phân loại thành phần này cũng khác nhau. Trong
đề tài này chúng tôi đi vào tìm hiểu 4 cách phân loại tình thái ngữ khác nhau

Ngô Thị Hiền

16

K32A - Ngữ Văn


Khãa luËn tèt nghiÖp

§H S­ ph¹m Hµ Néi 2

cña DiÖp Quang Ban, NguyÔn V¨n HiÖp, NguyÔn ThÞ Th×n, NguyÔn ThÞ
L­¬ng.

Ng« ThÞ HiÒn

17

K32A - Ng÷ V¨n



Khãa luËn tèt nghiÖp

§H S­ ph¹m Hµ Néi 2

2.2.1. Cách phân loại của Diệp Quang Ban
Như trên đã nói, tình thái ngữ là một trong các thành phần biệt lập của
câu, không thuộc cấu trúc cú pháp câu. Diệp Quang Ban gọi thành phần này
là biệt tố tình thái.
“Biệt tố tình thái là bộ phận không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu
và nhìn trong toàn bộ nó không chiếm một vị trí xác định trong câu. Về
phương diện nghĩa phần tình thái được dùng để nêu các ý nghĩa về quan hệ
của người nói đối với người nghe và đối với sự việc được diễn đạt trong câu
nên nó cũng được gọi là tình thái liên nhân hay nghĩa liên nhân”. [1; 31]
Những mối quan hệ do phần tình thái diễn đạt thuộc ba loại chính sau:
- Tình thái chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc
được diễn đạt trong câu.
- Tình thái chỉ ý định của người nói trong việc thực hiện hành động
nói, gọi là tình thái của hành động nói.
- Tình thái chỉ thái độ của người nói với người nghe, gồm cả lời gọi đáp (thể hiện tính lịch sự).
Như vậy điểm này chỉ bàn về hai kiểu tình thái thứ nhất và thứ ba với
những biểu thức tình thái chứa chúng.
2.2.1.1. Tình thái chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc
được diễn đạt trong câu
Biểu thức tình thái chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự
việc được diễn đạt trong câu có thể được nhận biết qua ba kiểu nhỏ thường
gặp sau đây:
a. Tình thái khẳng định - phủ định
Tình thái khẳng định - phủ định được biểu hiện ở các biểu thức tình
thái gạch chân sau:


Ng« ThÞ HiÒn

18

K32A - Ng÷ V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

§H S­ ph¹m Hµ Néi 2

Ví dụ:
+ Đúng là chiếc xe này của tôi.
+ Chiếc xe này của tôi, đúng đấy.
+ Đúng là nó mượn xe của tôi.
+ Nó mượn xe của tôi, đúng thế thật.
b. Tình thái độ tin cậy
Tình thái độ tin cậy được biểu hiện bằng các biểu thức tình thái gạch
chân ở các ví dụ sau:
Ví dụ:
+ Có lẽ là chiều nay mưa.
+ Chẳng lẽ ông ấy không biết.
+ Đã hẳn là anh ấy không biết.
+ Ông ấy bận, chắc hẳn thế.
+ Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò. (Xuân Diệu)
+ Tất nhiên là ông ấy sẽ đến.
c. Tình thái ý kiến
Tình thái ý kiến được thể hiện bằng các biểu thức tình thái gạch chân ở

các ví dụ sau:
Ví dụ:
+ Nói của đáng tội, mẹ con tôi cũng chẳng muốn đi. (Nam Cao)
+ Theo chỗ tôi biết thì ông ấy đang bận việc khác.
+ Cứ như ý ông ấy thì làm như vậy là được rồi.
+ Làm như vậy, theo ý tôi, là được rồi.
+ Nghĩ người ta cũng buồn cười. (Nam Cao)
+ Thằng bé này nom kháu quá.
+ Nó ăn chỉ một cái bánh.

Ng« ThÞ HiÒn

19

K32A - Ng÷ V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

§H S­ ph¹m Hµ Néi 2

+ Nó ăn những bốn cái bánh.
2.2.1.2. Biệt tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe
Tình thái chỉ thái độ, cách đối xử của người nói đối với người nghe là
bộ phận không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu nhưng được gửi gắm trong
câu, rõ nhất là ở từ diễn đạt ngôi nhân xưng, đặc biệt rõ là trong cách dùng từ
thân tộc làm từ nhân xưng của tiếng Việt. Kiểu tình thái này được diễn đạt
trong các yếu tố sau:
- Lời gọi - đáp, thưa gửi
- Từ ngữ đưa đẩy

- Ngữ thái từ (cuối câu)
a. Lời gọi - đáp thưa gửi
Chức năng chủ yếu của lời gọi là thiết lập quan hệ giao tiếp và thu hút
chú ý của người nghe. Chức năng chủ yếu của lời đáp là chức năng của tín
hiệu phản hồi. Chức năng của tín hiệu phản hồi là một trong những cách
người nghe báo hiệu về sự “chấp nhận cộng tác” với người nói.
Cùng với các chức năng cụ thể vừa nêu, phần gọi - đáp cũng cho thấy
tính lịch sự trong quan hệ xã hội giữa người nói với người nghe.
Ví dụ:
+ Thưa ông, ô tô đã đến rồi ạ.
+ Nè, ô tô đã đến rồi đấy.
+ Lan ơi, ra đây mình nói cái này.
+ Vâng, có ngay đây ạ.
+ Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
Em, em ơi, tình non đã già rồi. (Xuân Diệu)
b. Từ ngữ đưa đẩy
Ví dụ:
+ Phải, không dám làm phiền bác.

Ng« ThÞ HiÒn

20

K32A - Ng÷ V¨n


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2


+ Xin li, anh xem giỳp my gi ri? (T xin li õy khụng dựng
din t hnh ng xin li m dựng vi chc nng a y, thit lp quan
h giao tip)
+ Phin anh giỳp tụi mt tay.
+ Cm n, tụi t lm ly c.
c. Ng thỏi t
Ng thỏi t trc õy gi l ng khớ t hoc tiu t tỡnh thỏi l
nhng t ng cui cõu vi nhng chc nng chung l t th hin mỡnh v
trỡnh din quan h xó hi ca ngi núi. [1; 35]
Cỏc ng thỏi t thng gp l: , , a, , h, h, nhộ, nh, m
Chc nng c th ca ng thỏi t cú khi rt tinh t, chng hn mt s
trong ng thỏi t cú chc nng to kiu cõu nghi vn nh , , nh
trong ú , cú khi kốm c tớnh ngc nhiờn, nh kốm thm dũ, cú khi
nú c dựng vi ý cu khin, kốm tớnh thõn hu.
Ng thỏi t c biu hin bng cỏc biu thc tỡnh thỏi gch chõn trong
cỏc vớ d sau:
Vớ d:
+ Anh ch em vi . (tụn trng)
+ Ch tụi vi nhỏ. (thõn hu)
+ Cỏi ỏo ny p nh? (nghi vn, thõn hu, tranh th, s ng tỡnh)
+ Ta i nh. (cu khin, thm dũ, thõn hu)
+ ễng y m cng th ? (nghi vn, ngc nhiờn)
Nh vy, tỡnh thỏi ch thỏi ca ngi núi i vi ngi nghe cú th
khụng tỏch bch khi nhng chc nng khỏc. Tuy th nú cú vai trũ riờng
khụng th ph nhn trong giao tip bng din t phộp lch s.
2.2.2. Cỏch phõn loi ca Nguyễn Văn Hiệp
Theo Nguyễn Văn Hiệp tình thái ngữ được phân chia theo 3 tiêu chí sau

Ngô Thị Hiền


21

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

2.2.2.1. Phân loại tình thái ngữ theo đặc điểm cấu tạo
- Loại tình thái ngữ do các tiểu từ tình thái đảm nhiệm
Loại tình thái ngữ này do 3 tiểu loại tình thái ngữ tạo thành:
* Tiểu loại thứ nhất:
Gồm các tình thái ngữ do các tiểu từ tình thái luôn luôn chiếm vị trí
đứng đầu khi kết hợp với các tiểu từ tình thái khác đảm nhiệm (thuộc về nhóm
các tiểu từ tình thái này có: ấy, thế, vậy, với )
Ví dụ:
+ Hắn ta là con người như thế
+ Chưa hẳn thế nhưng nếu ép quá cũng đành vậy (Chu Lai).
+ Anh đi đâu cho em đi với.
* Tiểu loại thứ hai:
Gồm các tình thái ngữ do các tiểu từ tình thái luôn luôn đứng ở vị trí
cuối trong các tổ hợp tiểu từ tình thái đảm nhiệm (thuộc về nhóm tiểu từ này
có: ạ, nhỉ, nhé, hẳn, chắc, chăng, nào, mà, đâu, ).
Ví dụ:
+ Con chó là của cháu nó mua đấy chứ! (Nam Cao)
+ Tôi bây giờ có làm gì được đâu. (Nam Cao)
+ Có được một bà mẹ như bà Tuất thật là tuyệt vời anh nhỉ? (Nguyễn
Khải)
+ Thế chỉ có người ta là đánh giặc chứ còn tôi không đánh giặc chắc.

(Chu Lai)
* Tiểu loại thứ ba:
Gồm các tình thái ngữ do các tiểu từ tình thái chỉ chiếm vị trí đứng sau
trong tổ hợp với các tiểu từ tình thái ở nhóm thứ hai và vị trí đứng trước trong
tổ hợp với nhóm thứ nhất đảm nhiệm (thuộc về nhóm tiểu từ này có: đây, kia,
cơ, chứ, vậy, đâu, đã, thôi)

Ngô Thị Hiền

22

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Ví dụ:
+ Tôi thì tôi cho rằng Đích ghen chứ chẳng có ý gì đâu. (Nam Cao)
+ Oanh hẳn về nhà riêng. Y nghĩ vậy. (Nam Cao).
+ Hà Nội giáp Vĩnh Phúc chứ không giáp Nam Định.
+ Cô đợi tôi chút nữa tôi sắp đến đây.
+ Anh chỉ nói dối em thôi.
Loại tình thái ngữ do các tổ hợp có tính đặc ngữ đảm nhiệm:
Các tổ hợp đặc ngữ đóng vai tình thái ngữ thường gặp là: thì thôi, thì
phải, thì khốn, thì chết, thì chứ, thì có, là cùng, là may, nữa là, lại còn, mới
biết, mới phải, mới được, mà thôi
Ví dụ:
+ Nếu đã trót có mặt, trót thăm hỏi, thì sau đó nên đi luôn mới phải.

(Nguyễn Khải).
+ Thường thường thầy u chỉ ăn cơm với tương mắm mà thôi. (Nguyễn
Khải).
+ Kì học này mà học lại môn nào thì chết.
+ Chỉ có anh tiết lộ sự thật thì có.
2.2.2.2. Phân loại tình thái ngữ theo các đặc trưng ngữ pháp cú pháp
Theo cách phân chia này, ở mức độ đơn giản, có thể phân loại tình thái
ngữ theo các kiểu câu mà chúng thường xuất hiện: trần thuật, nghi vấn, cầu
khiến. Dựa trên cơ sở phân loại các tình thái ngữ theo cấu trúc ngữ pháp như
vậy, Nguyễn Văn Hiệp đã chia ra các nhóm sau đây:
- Nhóm các tình thái ngữ gắn với câu trần thuật:
Ví dụ:
+ Anh ấy tốt lắm, chung tình vào loại bậc nhất đấy. (Vũ Trọng Phụng)
+ Tao chỉ liều chết với bố con mày thôi. (Nam Cao)
+ Tiệc cưới anh lấy cô Khánh chắc cũng chỉ sang như mâm cỗ nhà em
là cùng. (Nhất Linh).

Ngô Thị Hiền

23

K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

+ Nhưng kể ra dân An Nam mà dám bỏ ra ngót bốn trăm bạc để mua
chó thì đã là ngông lắm rồi. (Nguyễn Công Hoan)

- Nhóm các tình thái ngữ gắn với câu nghi vấn:
Ví dụ:
+ Thế chúng mình không thể nào lấy nhau được ư? (Tô Hoài)
+ Đầu cháu làm gì mà mốc trắng thế? (Tô Hoài)
+ Anh Năm nói báo đài ấy hả? (Chu Lai)
+ Mà rồi rút cục anh ta đi đâu nhỉ? (Chu Lai)
+ Cho mấy cái ghế vào đây nhé? (Vũ Trọng Phụng)
2.2.2.3. Phân loại tình thái ngữ theo các phạm trù nội dung của tình thái
nhận thức
Cách phân loại này chia tình thái ngữ ra làm các tiểu loại nhỏ hơn như
sau:
- Các tình thái ngữ đánh dấu sự tình thực hữu (sự tình được truyền đạt
trong câu là hiện thực)
Ví dụ:
+ Nó không thể nói với bố chồng về sự hối ấy. (Nguyễn Khải)
+ Nhục thì có nhục nhưng sống vẫn là hơn chứ?
- Các tình thái ngữ đánh dấu sự tình không thực hữu (sự tình được đề
cập trong câu chỉ là một sự đoán định, chỉ là có thể chứ không tất yếu xảy
ra.
Ví dụ:
+ Cả mấy đứa con riêng của bà ấy cũng sang chứ? (Nguyên Hồng)
+ xã hội này muốn được vinh quang cũng không khó mấy nhỉ? (Vũ
Trọng Phụng)
- Các tình thái ngữ đánh dấu sự tình phản thực hữu (sự tình được nói
đến trong câu là không chân thực, phi hiện thực)

Ngô Thị Hiền

24


K32A - Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Ví dụ:
+ Cô ấy đã trả tôi tiền đâu.
+ Tôi dấu anh việc ấy làm gì.
Như vậy với cách phân chia trên đây cho thấy Nguyễn Văn Hiệp đã
phân loại các tình thái ngữ theo tiêu chí hình thức (đặc điểm cấu tạo) hoặc nội
dung (ý nghĩa tình thái được biểu đạt). Cách phân chia này có khác với hai tác
giả Nguyễn Thị Lương và Nguyễn Thị Thìn. Đây là một trong những cách
phân chia cho chúng ta một cách tiếp cận mới về tình thái ngữ trên mặt hình
thức và nội dung thể hiện.
Tuy nhiên, để có thể tiếp cận với các loại tình thái ngữ một cách dễ
dàng và bao quát thì chúng tôi chọn cách phân loại của Nguyễn Thị Lương
làm tiêu chí để xác định vai trò của tình thái ngữ trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan. Cũng phải nói rằng, cách xác định này chỉ mang tính chất tương
đối bởi vì ý nghĩa tình thái trong các lớp từ là khó xác định.
2.2.3. Cỏch phõn loi của Nguyễn Thị Thìn
Theo tác giả, tình thái ngữ được chia ra làm 7 loại cơ bản sau:
2.2.3.1. Tình thái ngữ là tình thái từ (tiểu từ hoặc thán từ): à, ư, nhỉ, nhé,
chăng, sao, thôi, nào. đi, đã, ôi, ối, ái, ai, eo ôi, ơ
Ví dụ:
+ Thế kia à? Lạ nhỉ? (Chu Lai).
+ Cô cho tôi đi trước đã.
+ Thôi, anh đừng có giải thích nữa.
2.2.3.2. Tình thái ngữ là tổ hợp hai tình thái trở lên: đấy nhé, chứ nhỉ, cơ

mà, thôi mà, kia mà, ấy mà, cơ chứ....
Ví dụ:
+ Đấy nhé! Đó là lời cậu nói chứ không phải tớ đâu.
+ Hôm qua, em để nó ở đây kia mà?
+ Thôi mà. Đừng buồn nữa, chuyện gì cũng có cách giải quyết.

Ngô Thị Hiền

25

K32A - Ngữ Văn


×