Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Vai trò của tình thái từ trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.94 KB, 60 trang )

Khoỏ lun tt nghip

Nguyn Th Mai - K31B Vn

trờng đại học s phạm hà nội 2
khoa ngữ văn
*********

Nguyễn thị mai

Vai trò của tình thái t trong
truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Hà Nội 2009

1


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tiếng Việt của chúng ta là ngôn ngữ đơn lập. Những đặc điểm phức tạp
của loại hình ngôn ngữ đơn lập dẫn đến tính phức tạp trong việc nghiên cứu
và nắm bắt đặc điểm bản chất, khả năng hoạt động của các từ loại khác nhau.


Do vậy lĩnh vực này luôn luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu.
Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, hư từ tuy không có khả năng làm
thành tố chính trong tổ chức đoản ngữ và làm thành phần chính trong câu
nhưng lại có vai trò, vị trí rất quan trọng trong việc thể hiện ý nghĩa tình thái
của câu và việc tổ chức câu. Nhưng trên thực tế lý luận ngôn ngữ, vấn đề tình
thái từ mới chỉ được đề cập hết sức chung chung, khái quát trong các công
trình nghiên cứu về từ loại tiếng Việt của các nhà nghiên cứu. Bởi vậy, xung
quanh từ loại này, còn rất nhiều vấn đề cần được đi sâu, nghiên cứu, tìm hiểu
để từ đó có thể rút ra những hiểu biết rõ ràng, cụ thể hơn về chúng.
Từ sau chiến thắng lịch sử 1975, đặc biệt là từ Đại hội Đảng lần thứ VI
(1986) cùng với đất nước, nền văn học Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới
ngày càng sâu sắc, toàn diện. Ý thức cá nhân xuất hiện sâu sắc ở người cầm
bút đã dẫn đến những tìm tòi mới mẻ về tư tưởng, bút pháp và phong cách.
Hàng loạt cây bút mới xuất hiện như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ
Duy Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh… Trong số các nhà văn
hiện đại đó, Nguyễn Huy Thiệp nổi lên như một hiện tượng đặc sắc, độc đáo.
Tác phẩm của ông đem lại cho công chúng cái nhìn mới, khai thác những khía
cạnh mới của đời sống con người trong cuộc sống hàng ngày.

2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

Vì là một hiện tượng văn chương được coi là “hai lần lạ” nên những tác
phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được đông đảo bạn đọc và các nhà nghiên cứu
chú ý.

Một trong những nhân tố làm nên sự thành công trong các truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp là khả năng sử dụng “thứ ngôn ngữ Việt Nam chính
xác, trong sáng và tinh tế, giàu hình tượng, đầy cá tính” (Diệp Minh Tuyền).
Nguyễn Huy Thiệp đã khá sâu sắc trong việc dùng tình thái từ. Nhờ việc sử
dụng một cách khéo léo các tình thái từ mà truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
đã để lại dấu ấn riêng trong lòng độc giả.
Chính vì những lí do trên, người viết đã lựa chọn đề tài “Vai trò của
tình thái từ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” với mong muốn thông
qua việc khám phá về vai trò, chức năng của tình thái từ trong các truyện ngắn
của ông để hiểu sâu sắc hơn giá trị của những tác phẩm ấy.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Trong hệ thống các từ loại tiếng Việt, tình thái từ là lớp từ đã được các
nhà ngôn ngữ học, các công trình nghiên cứu đề cập đến. Tình thái từ được
nghiên cứu về các mặt chức năng, vai trò, phân loại… Và đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Ta có thể kể đến công trình nghiên cứu của các tác giả:
Nguyễn Anh Quế, Đinh Văn Đức, Lê Biên, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn
Thung…
Tác giả Lê Biên quan niệm: “Tình thái từ là một tập hợp riêng biệt, có
một số lượng từ không lớn, có tác dụng nhất định về ngữ pháp tiếng Việt”.
Đinh Văn Đức cho rằng: “Tình thái từ vốn là một khái niệm về ngữ
nghĩa của câu, nghĩa là thuộc địa hạt cú pháp… đó là một tập hợp từ không
lớn về mặt số lượng nhưng cái tập hợp ấy lại có một đặc trưng riêng về bản
chất ngữ pháp”.

3


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung cho rằng: “Tình thái từ là tiểu từ
chuyên dùng biểu thị ý nghĩa tình thái trong quan hệ của chủ thể phát ngôn
với người nghe hay với nội dung phản ánh; hoặc ý nghĩa tình thái với mục
đích phát ngôn”.
Các quan niệm về tình thái từ như trên đã khẳng định rõ vai trò, vị trí
của từ loại này trong hệ thống các từ loại tiếng Việt.
Là một hiện tượng văn học, văn chương Nguyễn Huy Thiệp không
những đã thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc “chọc thủng bức màn dửng
dưng của công chúng” (Diệp Minh Tuyền) mà còn gây men cho những cuộc
tranh luận đầy hứng thú kéo dài từ bấy đến nay. Số lượng bài viết về tác phẩm
của Nguyễn Huy Thiệp rất nhiều.
Theo sự thống kê của Nguyễn Hải Hà - Nguyễn Thị Bình, từ giữa năm
1987 đến năm 1989 đã có trên bảy mươi bài viết về sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp.
Năm 1989, Nhà xuất bản trẻ - Tạp chí Sông Hương - TP. Hồ Chí
Minh đã cho ra đời cuốn “Nguyễn Huy Thiệp, tác phẩm và dư luận”.
Hơn 10 năm sau trong một công trình tuyển chọn công phu, nghiêm túc
và có hệ thống mang tên “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp ” Phạm Xuân Nguyên đã
tập hợp được năm mươi tư bài viết khá tiêu biểu nổi bật cho những xu hướng
đánh giá về hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp.
Mặc dù đây không phải là tác giả được giảng dạy trong nhà trường,
song việc tìm hiểu các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có ý nghĩa rất quan
trọng. Với việc lựa chọn đề tài này, người làm khoá luận mong muốn đóng
góp thêm hiểu biết của mình về tình thái từ trong việc tìm hiểu vai trò của nó
trong một phạm vi cụ thể.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

4



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

Thực hiện đề tài này, khoá luận nhằm đạt được những mục đích sau
đây:
- Nắm chắc khái niệm về tình thái từ, sự phân loại tình thái từ và vai trò
của tình thái từ trong hoạt động ngôn ngữ.
- Trên cơ sở đó tìm hiểu, nghiên cứu sự xuất hiện của tình thái từ trong
một số truyện ngắn để thấy được vai trò của chúng.
- Vận dụng đúng, có hiệu quả các tình thái từ vào quá trình tiếp nhận và
sản sinh văn bản nói cũng như văn bản viết.
- Vận dụng những hiểu biết về tình thái từ vào việc giảng dạy tiếng
Việt nói riêng cũng như môn Ngữ văn nói chung cho học sinh Trung học phổ
thông.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

4.1. Nhiệm vụ của đề tài
Thực hiện đề tài này, người viết xác định cho khoá luận những nhiệm
vụ cụ thể sau đây:
- Hệ thống hoá những kiến thức lí luận, các quan niệm khác nhau về
tình thái từ, xem xét vai trò của chúng. Qua đó người viết nắm vững hơn về
đặc điểm, bản chất, chức năng của tình thái từ.
- Trên cơ sở những kiến thức lí luận đã được khái quát tác giả khoá
luận tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại sự xuất hiện của tình thái từ trong
một số truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
- Phân tích ngữ liệu cụ thể để rút ra những nhận xét, kết luận về vai trò
tác dụng của tình thái từ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã được tuyển chọn in trong cuốn
“Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội 2005.
Vì vậy đề tài khoá luận này giới hạn nghiên cứu về tình thái từ trong các tác

5


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

phẩm của Nguyễn Huy Thiệp lấy từ “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” gồm
37 truyện.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề tài, khoá luận đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp khái quát hoá - hệ thống hoá vấn đề.
- Phương pháp khảo sát thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
6. ĐÓNG GÓP CỦA KHOÁ LUẬN
6.1. Về mặt lí luận

Khoá luận chỉ ra vai trò, tác dụng của tình thái từ trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, từ đó nhận thấy tài năng trong việc sử dụng ngôn ngữ của
tác giả. Đồng thời qua việc nghiên cứu này có thể rút ra được những đóng góp
nhất định trong việc tìm hiểu vai trò của tình thái từ trong sáng tác văn
chương.
6.2. Về mặt thực tiễn


Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ đóng góp một hướng mới trong
việc tiếp cận các sáng tác văn chương Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó giúp cho
bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật trong
truyện ngắn của ông.
7. BỐ CỤC

Khoá luận này được bố cục như sau:
Phần mở đầu: 5 trang.
Phần nội dung: - Chương 1.Cơ sở lý luận: 14 trang.
- Chương 2. Vai trò của tình thái từ trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp: 37 trang.
Phần kết luận: 1 trang.
Tài liệu tham khảo: 1 trang.

6


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

7


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. TỪ LOẠI VÀ SỰ PHÂN ĐỊNH TỪ LOẠI TRONG TIẾNG VIỆT

1.1.1. Khái niệm từ loại
Trong lịch sử ngôn ngữ học, ngay từ thời Hi lạp cổ đại, gắn liền với sự
ra đời của ngữ pháp học, từ loại đã được nghiên cứu rất sớm. Nó là một vấn
đề cổ truyền bậc nhất của ngữ pháp học truyền thống. Ở tiếng Việt cũng như
ở nhiều ngôn ngữ khác, từ loại được xem là một bộ phận không thể thiếu
được trong cơ cấu ngữ pháp học.
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về từ loại:
Theo Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung: “Từ loại là kết quả
nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp. Đó là những lớp từ có chung bản
chất ngữ pháp được thể hiện trong các đặc trưng thống nhất dùng làm tiêu
chuẩn tập hợp và quy loại”.
Lê Biên cho rằng: “Từ loại – đó là một sự phân loại vốn từ của một
ngôn ngữ cụ thể thành những loại, những dạng dựa vào những đặc trưng ngữ
pháp”.
Đinh Văn Đức định nghĩa: “Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất
ngữ pháp được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ
khác trong ngữ lưu và thực hiện chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu”.
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ thì từ loại là phạm trù ngữ
pháp bao gồm các từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát như
danh từ, động từ, tính từ… (tr1073)
Như vậy từ loại là những lớp từ được phân chia theo những đặc điểm
ngữ pháp giống nhau.

8


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

1.1.2. Sự phân định từ loại trong tiếng Việt
1.1.2.1. Mục đích
Việc phân định từ loại là nhằm phát hiện bản chất ngữ pháp, tính quy
tắc trong hoạt động ngữ pháp và sự hành chức của các lớp từ loại trong quá
trình thực hiện những chức năng cơ bản của ngôn ngữ: làm công cụ để giao
tiếp, để tư duy trừu tượng. Từ đó có thể sử dụng các lớp từ cho đúng quy tắc,
hợp với phong cách và chuẩn của tiếng Việt hiện đại.
1.1.2.2. Một số cách phân định từ loại
Về vấn đề này trong ngữ pháp học có nhiều cách phân định khác nhau.
Trần Trọng Kim phân tiếng Việt thành 13 loại: danh từ, mạo từ, loại từ, chỉ
định từ, đại danh từ, tính từ, động từ, trạng từ, giới từ, liên từ, tán thán từ, trợ
ngữ từ, từ đệm.
Bùi Đức Tịnh phân các “Tự ngữ” làm 8 từ loại: danh từ, đại từ, trạng
từ, động từ, phó từ, liên từ, giới từ, giới ngữ, hiện từ.
Ở giai đoạn này tuy các tác giả không đưa ra những cơ sở để phân định
từ loại nhưng có thể thấy mặt nghĩa của từ đã được sử dụng để làm cơ sở phân
chia từ loại. Ở các công trình sau, vấn đề phân chia từ loại đã được xem xét
một cách kỹ lưỡng hơn. Các tác giả căn cứ cả vào mặt ý nghĩa lẫn chức năng
ngữ pháp của từ để phân định từ loại. Nhìn chung các tác giả đều phân tiếng
Việt thành hai loại lớn: thực từ và hư từ. Theo một cách hiểu chung thực từ là
từ có nghĩa thực (hoặc nghĩa từ vựng) về sự vật, hiện tượng nhất định; còn hư
từ là những từ có nghĩa hư, loại nghĩa mà không thể nhờ nó làm sự liên hệ với
sự vật, hiện tượng; cho nên khi nói đến nghĩa hư là nói đến vai trò của hư từ.
Bên cạnh việc phân chia như vậy, một số tác giả còn phân ra một lớp từ
khác độc lập so với thực từ và hư từ. Đó là lớp từ biểu thị mối quan hệ của
người nói với nội dung phát ngôn và quan hệ của phát ngôn với thực tại.
Nguyễn Kim Thản gọi đó là ngữ thái từ, Đinh Văn Đức gọi là tình thái từ.


9


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

Nguyễn Tài Cẩn lại có cách phân định khác dùng đoản ngữ để phân
định từ loại. Theo ông trước đây khi dựa vào khả năng kết hợp để phân định
từ loại, tiểu loại, thực chất chúng ta cũng đã dựa một phần vào đoản ngữ.
Nhưng dựa một cách còn thiếu triệt để, thiếu bao quát và có tính tùy tiện, võ
đoán. Vì vậy có những đặc điểm cần phải cải biên. Dựa vào đoản ngữ để vạch
sự đối lập giữa những từ có khả năng làm thành tố đoản ngữ và những từ
không có khả năng làm thành tố đoản ngữ.
1.1.2.3. Tiêu chí phân định từ loại
Dù theo một quan niệm nào, một xu hướng nào, dù áp dụng những tiêu
chí nào đó để phân định cũng phải nhằm phát hiện ra bản chất ngữ pháp của
lớp từ.
Đinh Văn Đức là người đã đưa ra những tiêu chí để phân định từ loại
theo người viết khoá luận rõ ràng hơn cả. Theo tác giả, từ tiếng Việt được
phân chia thành các từ loại là căn cứ vào một tập hợp tiêu chuẩn sau:
a. Dựa vào ý nghĩa khái quát của từ
Trong cách xem xét bản chất ý nghĩa các từ loại, Đinh Văn Đức cho
rằng ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái quát, trong đó có sự thống nhất giữa các
yếu tố từ vựng và ngữ pháp, nói một cách khác, là ý nghĩa từ vựng - ngữ
pháp. Tác giả giải thích rõ thêm: “Yếu tố từ vựng có mặt trong ý nghĩa từ loại
là do chức năng phản ánh thực tại của các khái niệm. Ý nghĩa sự vật của danh
từ, ý nghĩa vận động của động từ, ý nghĩa tính chất của tính từ…là những ý
nghĩa phạm trù vì có tính chất khái quát hoá cao, nhưng đó lại là kết quả của

một quá trình trừu tượng hoá hàng loạt cái cụ thể (sự vật cụ thể, hành động cụ
thể, tính chất cụ thể) có mặt trong thực tại được người bản ngữ nhận thức,
phản ánh qua các khái niệm và đồng thời là những thực từ cụ thể (nhà, sách,
chạy, học, xanh, cao…). Do đó giữa ý nghĩa khái quát của từ loại và ý nghĩa

10


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

từ vựng của các thực từ có mối quan hệ tất yếu, và cũng do cái tất yếu này, ý
nghĩa khái quát trở thành nòng cốt của ý nghĩa từ loại ”.
b. Dựa vào khả năng kết hợp của từ
Tiêu chí này xét đến mối quan hệ của từ với từ trong ngữ lưu. Đinh
Văn Đức nói rõ: “Đối với tiếng Việt bản chất khả năng kết hợp là sự phân bố
các vị trí trong những bối cảnh”. Trong khi áp dụng tiêu chí này, Đinh Văn
Đức sử dụng khái niệm đoản ngữ do Nguyễn Tài Cẩn đề xuất (1960) để mô tả
nhận xét.
Xét khả năng kết hợp của từ là xem xét:
- Từ đó có khả năng làm thành tố chính hay phụ của một cụm chính
phụ.
- Từ đó có khả năng kết hợp với những từ nào (đặc biệt là hư từ được
coi là những từ chứng).
c. Dựa vào chức vụ cú pháp của từ
Theo Đinh Văn Đức đây là một tiêu chí đã được nhiều tác giả sử dụng
đồng thời với khả năng kết hợp của từ để tạo thành một cơ sở chung cho sự
phân loại dưới tên gọi “đặc trưng phân bố”.
Xét chức vụ cú pháp của một từ là xem xét:

- Từ đó giữ chức năng gì (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ…)
- Từ đó dùng để nối kết các từ trong câu hay làm nhiệm vụ tình thái cho
câu.
Những từ thuộc cùng một loại từ sẽ giữ những nhiệm vụ ngữ pháp
giống nhau (trong câu hoặc trong cụm từ).
Các từ loại: danh từ, động từ, tính từ thường đảm nhiệm vai trò các
thành phần chính (chủ ngữ - vị ngữ).
1.1.2.4. Hệ thống từ loại tiếng Việt
Từ loại tiếng Việt được chia làm hai phạm trù chính: thực từ và hư từ.

11


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

a. Các thực từ
- Chiếm số lượng từ lớn nhất trong vốn từ tiếng Việt, có vai trò quan
trọng nhất về ngữ pháp.
- Các thực từ biểu đạt ý nghĩa có liên quan đến nội dung phản ánh thực
tại kết hợp với cách thức phản ánh của người Việt. Nội dung các khái niệm đó
được phản ánh trong quá trình tư duy trừu tượng có ý nghĩa về sự vật, thực
thể; ý nghĩa về vận động, quá trình; ý nghĩa về đặc trưng, tính chất, … tuyệt
đại bộ phận các thực từ có ý nghĩa sở chỉ, sở biểu.
- Các thực từ có khả năng làm thành tố chính trong cấu trúc ngữ.
- Chúng có thể độc lập tạo câu và có thể đảm nhận các chức vụ cú pháp
chính trong câu. Ở tiếng Việt danh từ, động từ, tính từ là những lớp thực từ.
Đại từ có đặc tính của thực từ, có quan hệ chặt chẽ với thực từ nhưng
nó không phải là thực từ đích thực mà chỉ có tính chất thực từ.

b. Các hư từ
- Chiếm số lượng từ không lớn, khác với thực từ, hư từ không có ý
nghĩa định danh; ý nghĩa của các hư từ có tính chất ngữ pháp và là phương
tiện diễn đạt quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy theo cách thức phản ánh
bằng ngôn ngữ của người Việt.
- Hư từ không thể làm thành tố chính; một số hư từ có thể làm thành tố
phụ trong cấu trúc ngữ để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa tình thái.
- Các hư từ không có khả năng dùng độc lập và không thể đảm nhiệm
những chức vụ cú pháp chính của câu. Trong những tình huống giao tiếp nhất
định, một vài hư từ có thể dùng độc lập (đã, chưa, rồi …). Ở tiếng Việt, phụ
từ, quan hệ từ, tình thái từ … là những lớp hư từ. Có những lớp hư từ chỉ xuất
hiện ở bậc câu – phát ngôn và có những nét đặc trưng đáng chú ý như tình
thái từ.

12


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

Ngoài hai nhóm thực từ và hư từ, tiếng Việt còn có nhóm từ trung gian
gồm đại từ và số từ.
Sơ đồ hệ thống từ loại tiếng Việt
Vốn từ tiếng Việt

Thực từ

Danh từ Động từ


Từ trung gian

Tính từ

Đại từ

Số từ

Hư từ

Phó từ

Quan hệ từ Tình thái từ

1.2. TÌNH THÁI TỪ TRONG TIẾNG VIỆT

1.2.1. Khái niệm
Theo Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung “Tình thái từ là tiểu từ
chuyên dùng biểu thị ý nghĩa tình thái trong quan hệ của chủ thể phát ngôn
với người nghe hay với nội dung phản ánh; hoặc ý nghĩa tình thái gắn với
mục đích phát ngôn”.
Lê Biên cho rằng: Bên cạnh lớp thực từ và hư từ, tình thái từ là một tập
hợp riêng biệt, có một số lượng từ không lớn, có tác dụng nhất định về ngữ
pháp tiếng Việt.
Đinh Văn Đức quan niệm: Tình thái từ đó là một tập hợp từ không lớn
về mặt số lượng nhưng cái tập hợp ấy lại có một đặc trưng riêng về bản chất
ngữ pháp. Tình thái từ không có ý nghĩa từ vựng và cũng không có ý nghĩa
ngữ pháp theo cách hiểu truyền thống. Ở trong câu tuy chúng có bị chi phối
bởi các quy tắc triết học nhưng vị trí và sự di chuyển của chúng cho thấy từ
loại này thiên về công cụ của nghĩa học nhiều hơn.


13


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

1.2.2. Phân loại tình thái từ
Căn cứ vào vị trí, chức năng có thể chia phạm trù tình thái từ thành hai
loại: trợ từ và thán từ.
1.2.2.1. Trợ từ
a. Khái niệm
Trợ từ là từ thuộc vào lớp tình thái từ, không đảm nhận chức vụ cú
pháp trong câu, được sử dụng trong phát ngôn để biểu thị một số ý nghĩa như:
thái độ, tình cảm, sự đánh giá … của người nói đối với nội dung phát ngôn,
đối với hiện thực và đối với người đối thoại, hoặc để tham gia biểu thị các
mục đích của phát ngôn.
b. Vai trò của trợ từ
Ý nghĩa chung của trợ từ là gia tăng một sắc thái ý nghĩa (ý nghĩa phụ
trợ) cho từ, ngữ hoặc một câu, một cấu trúc trên câu (đoạn văn) nhằm nhấn
mạnh vào một nội dung cụ thể, một quan hệ cụ thể trong phát ngôn.
Trợ từ diễn đạt các mối quan hệ có tính chất bộ phận giữa người nói với
nội dung phát ngôn.
Ở tiếng Việt, ngôn ngữ giàu thanh điệu, vai trò ngôn điệu bị hạn chế,
hư từ (trong đó có trợ từ) được sử dụng như một phương thức ngữ pháp để
diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp. Vì vậy mà bất kì câu tường thuật nào, nếu
thêm trợ từ đi kèm đều có thể trở thành câu nghi vấn hoặc câu cầu khiến,
mệnh lệnh.
Ở cấp độ câu của tiếng Việt, việc sử dụng trợ từ có tính quy tắc chứ

không phải là tùy tiện. Việc sử dụng trợ từ hay không phải có điều kiện, tình
huống, ngữ cảnh cụ thể của phát ngôn chi phối. Trong câu, có những trợ từ có
thể thay thế cho nhau được nhưng có trường hợp chỉ dùng được một từ nhất
định, không thể thay thế bằng các trợ từ khác.

14


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

c. Phân loại trợ từ
Dựa vào chức năng ngữ nghĩa, vị trí của các trợ từ trong phát ngôn đã
có nhiều cách phân loại trợ từ khác nhau.
Trước năm 1960 các tác giả chỉ xem xét một nhóm trợ từ: Nhóm trợ từ
phụ cho câu (trợ từ tình thái).
Từ năm 1960 trở lại đây, nhiều tác giả đã chú ý đến cả nhóm trợ từ phụ
cho từ và cụm từ. Trong công trình của họ, trợ từ tiếng Việt thường được
phân thành hai loại lớn:
1. Trợ từ (tiểu từ) tình thái.
2. Trợ từ (tiểu từ) nhấn mạnh.
Tác giả Trần Trọng Kim đã dựa vào mục đích giao tiếp phân trợ từ
thành 9 loại:
1. Để hỏi: a, à, ư, nhỉ, tá, hử.
2. Để dặn hay nhắc lại điều gì: nhé.
3. Để rủ làm việc gì: nào.
4. Để rủ cùng làm việc gì: hè.
5. Để khoe cái gì mình có là nhiều, là tốt, là đẹp: kia.
6. Để tỏ ý hoài nghi: ru.

7. Để tỏ ý kính trọng khi đáp lại người trên nói: ạ.
8. Để tỏ ý quyết chắc: vay.
9. Để làm cho tròn câu: vậy.
Nguyễn Kim Thản và I.I.Glebova có ý kiến gần nhau về cách phân loại
nhóm trợ từ tiếng Việt.
Nguyễn Kim Thản dựa vào tác dụng của trợ từ (mà tác giả gọi là ngữ
khí từ) trong câu phân nhóm trợ từ này thành hai loại chính:
1. Những ngữ khí từ phục vụ sự cấu tạo loại hình câu.
2. Những ngữ khí từ biểu thị thái độ của người nói.

15


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

I.I.Glebova về cơ bản cũng có sự phân loại giống với Nguyễn Kim
Thản, nhưng thay vì gọi loại 1 là “Những ngữ khí từ phục vụ sự cấu tạo loại
hình câu” như Nguyễn Kim Thản, tác giả gọi loại này là “Các tiểu từ được sử
dụng chủ yếu trong những kiểu câu có kiểu chức năng xác định”.
Bên cạnh sự phân loại trợ từ theo chức năng ngữ nghĩa là sự phân loại
theo vị trí của chúng ở trong câu. Dựa vào đặc điểm thường xuất hiện ở vị trí
cuối trong câu của các trợ từ, một số tác giả đã gọi chúng bằng những tên gọi
như: phụ từ tận cùng (Lê Văn Lý), tiểu từ kết thúc (C.Thomson), tiểu từ hậu
trí (Hoàng Tuệ), hư từ ở cuối câu (M.B. Emeneau)…
Trong cuốn sách gần đây viết về cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt
V.J.Panfilov cũng phân tiểu từ tiếng Việt thành hai loại: tiểu từ đứng đầu câu
và các tiểu từ đứng cuối câu.
Trên cơ sở vị trí, vai trò của trợ từ, chúng ta có thể phân trợ từ ra làm

hai loại:
c.1. Các trợ từ có tác dụng nhấn mạnh (tiểu từ nhấn mạnh)
Có thể bao gồm các từ như: Ngay, cả, ngay cả, đến, những, các, chỉ,
chính, chính ngay, đích, đích thị …
Ví dụ:

- Tức mình hắn chửi ngay cả làng Vũ Đại.
(“Chí Phèo” – Nam Cao )
- Tôi đoán không sai, chính là một cái xe hiệu “con lợn”- cái
tên hiệu cũng xứng đáng - một hạng xe tàng ở ngoại ô mà tôi
vẫn phải đi.
(“Một cơn giận” – Thạch Lam)
- Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng
xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc.
(“Nhà mẹ Lê” - Thạch Lam)

16


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

- Bỏ bố mày. Đích là ghẻ rồi.
(“Từ ngày mẹ chết” – Nam Cao)
- Đó là lần đầu trong đời cả hai người.
(“Người tù được tha” –Vũ Trọng Phụng)
- Nhất là lại được ông cụ già đạo mạo tiếp đãi ân cần, tự
đem thân ra đóng cái vai con chim mòng đậu vừa đúng
tầm súng cho kẻ đi săn.

(“Cạm bẫy người” – Vũ Trọng Phụng)
Các trợ từ nhấn mạnh thường đứng ở vị trí trước bộ phận cần nhấn
mạnh, chúng không có vị trí cố định trong câu. Nói khác đi vị trí của trợ từ
nhấn mạnh phụ thuộc vào vị trí của từng từ mà nó quan hệ.
Về tác dụng: Trợ từ nhấn mạnh chủ yếu nhấn mạnh bộ phận nội dung
của phát ngôn.
Về chức năng: Trợ từ nhấn mạnh được xem như một phụ ngữ của câu.
c.2. Các trợ từ tình thái (tiểu từ tình thái)
- Các trợ từ tình thái bao gồm một lớp từ không thuần nhất, có thể có vị
trí rất linh hoạt ở trong câu.
+ Những trợ từ tình thái đứng ở đầu các phát ngôn: A, à, thế, đấy, ấy
đấy, đấy nhé, này nhé…
Ví dụ:

- À quên, tiên sinh xem số tử vi cho đệ đi.
(“Giông tố” – Vũ Trọng Phụng)
-Aà!
(“Kỹ nghệ lấy Tây” – Vũ Trọng Phụng)
- Thế đã chết chưa.
(“Tối ba mươi” - Thạch Lam)
- Đấy nhé, tao nói rồi mà !

+ Những trợ từ tình thái đứng ở cuối phát ngôn như: Ư, nhỉ, nhé, ấy, cả,
kia, cả mà, cả đấy, hử, hả, cơ mà, đấy chứ …

17


Khoá luận tốt nghiệp


Ví dụ:

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

- Rẽ lối này cơ mà !
(“Vợ nhặt” – Kim Lân)
- Mai anh đi rồi ư ?
- Mấy giờ rồi đấy nhỉ ?
(“Sợi tóc” - Thạch Lam)
- Mai nhé !
- Kìa, anh ăn đi chứ !
(“Đói” - Thạch Lam)

+ Những trợ từ tình thái xuất hiện cả ở đầu, cuối và giữa phát ngôn:
Đâu, đấy, ấy, kia, vậy …
Ví dụ:

- Ấy người ta kể cho tôi nghe câu chuyện như thế.
(“Những biển hàng” - Thạch Lam)
- Nó đứng ở phía sau ấy.
- Vậy thôi, tôi đi đây.
- Tôi làm vậy !

- Trợ từ tình thái diễn đạt ý nghĩa tình thái trong mối quan hệ với mục
đích phát ngôn, biểu thị thái độ, cảm xúc của người nói. Ý nghĩa tình thái ở
đây có quan hệ chặt chẽ với mục đích phát ngôn (nghi vấn, cầu khiến, cảm
thán, tường thuật, ….). Với ý nghĩa tình thái, một số trợ từ tình thái có khả
năng dạng thức hoá một từ, một ngữ thành một phát ngôn. Một từ, một ngữ tự
do có thể trở thành một câu khi có thêm một trợ từ đi kèm.
Ví dụ:


- Hay nhỉ !
Ừ.
- Hoa hả ?
Không .

- Trợ từ tình thái có chức năng biểu thị thái độ hoài nghi, cũng có thể
biểu thị thái độ ngạc nhiên (nhỉ, ư, ấy, không …), thái độ cầu mong (đi, nào,

18


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

thôi, thì, với, chứ …), có thể biểu thị thái độ khẳng định hay phủ định rõ ràng,
dứt khoát (mà, chứ, đâu, đấy …) hoặc có thể biểu thị thái độ, cảm xúc gần gũi
thân mật (nhé, nhỉ, mà …)
Ví dụ:

- Mày đấy ư Lan ?
- Đi thôi nào !
- Tôi đã nói rồi đấy.
- Yêu anh em nhé !

1.2.2.2. Thán từ
a. Khái niệm
Thán từ là từ biểu thị tiếng gọi, tiếng đáp, tiếng reo vui, tiếng than vãn,
tiếng nguyền rủa…cũng như trợ từ, nó là yếu tố được tham gia thêm vào nòng

cốt câu. Nhưng nó khác trợ từ ở chỗ không gắn bó chặt chẽ với nòng cốt câu.
b. Vai trò của thán từ
- Thán từ là những từ không mang ý nghĩ phạm trù đầy đủ, rõ rệt, mà
chuyên dùng để biểu thị những tình cảm, thái độ trực tiếp đối với sự kiện
được nói tới trong câu và đối với người nghe.
- Thán từ đứng tách khỏi nòng cốt câu, không có quan hệ với thành
phần trong nòng cốt câu để bổ sung cho nòng cốt câu những ý nghĩa tình thái.
Thán từ là những từ bày tỏ trực tiếp thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói,
nó luôn gắn với một ngữ điệu nhất định và gắn với các yếu tố phi ngôn ngữ.
- Thán từ vừa có vai trò như một từ, vừa có vai trò tương đương như
một câu, và có thể đứng độc lập tạo thành một khối riêng biệt. Cho nên thán
từ còn được gọi là từ - câu.
c. Phân loại thán từ
Có thể căn cứ vào sắc thái cảm xúc để phân thán từ ra một số loại sau:

19


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

c.1. Thán từ dùng để gọi đáp: Ơi, hỡi, à, vâng, dạ, ừ, ạ …
Ví dụ:

- Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
(“Bác ơi” - Tố Hữu)

- Mặt trời lên! Sáng rõ rồi mẹ ạ!
(“Dọn về làng” – Nông Quốc Chấn)

- Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa
nghe thấy một tiếng còi sương?
(“Người lái đò Sông Đà” - Nguyễn Tuân)
- Các ông sắp phải đi tuần à?
Dạ … Vâng.
(“Một huyện ăn tết” – Vũ Trọng Phụng)
c.2. Thán từ dùng để bày tỏ tình cảm, thái độ, cảm xúc trực tiếp
Ở mảng này các thán từ được dùng vô cùng phong phú nhưng tiêu biểu
có một số loại sau đây:
- Loại biểu thị sự ngạc nhiên: Ồ, ơ, ơ hay, ô hay, ơ kìa …
Ví dụ:
- Ô hay! Không biết đứa nào nói với tôi rằng sáng
sớm hôm nay, thằng phó tổng Hưởng đã vào lễ tết
quan rồi mà ?
(“Một huyện ăn tết” – Vũ Trọng Phụng)
- Ồ, ông còn định xuất bản quyển này nữa hay sao?
(“Cuốn sách bỏ quên” - Thạch Lam)
- Ơ kìa, đâu mất rồi!
(“Chiều sương” – Bùi Hiển)
- Loại biểu thị sự sợ hãi, đau đớn, than thở: Eo ôi, ái, ối, than ôi, than
ơi, hỡi ôi …
Ví dụ:
- Ối trời ơi! Tôi bán cả con lẫn chó và hai gánh
khoai mới được hai đồng bảy bạc.
(“Tắt đèn” - Ngô Tất Tố)
- Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa …
(“Vội vàng” – Xuân Diệu)

20



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

- Than ôi! Có thể như thế được không?
(“Một huyện ăn tết” – Vũ Trọng Phụng)
- Biểu thị sự bực tức: Hử, hở, hừ…
Ví dụ:
- Hừ! Mày đợi đấy ông cho mày biết tay!
- Hở? Thằng kia mày nói gì?

21


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

CHƯƠNG 2
VAI TRÒ CỦA TÌNH THÁI TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
2.1. TÌNH HÌNH KHẢO SÁT, THỐNG KÊ NGỮ LIỆU

2.1.1. Đối tượng khảo sát
Trên thực tế giao tiếp và trong văn học, ta thấy phạm vi hoạt động của
tình thái từ khá phong phú và đa dạng. Vì thời gian có hạn và phạm vi nghiên
cứu đề tài chỉ dừng lại ở mức độ khoá luận, cho nên chúng tôi chỉ lựa chọn
những truyện ngắn tiêu biểu trong “truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” làm đối
tượng khảo sát, thống kê sự xuất hiện của tình thái từ để xem xét vai trò, tác

dụng của chúng.
2.1.2. Kết quả khảo sát thống kê
2.1.2.1. Kết quả khảo sát
Đọc và khảo sát 37 tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi
đã thống kê kết quả sử dụng tình thái từ với tần số xuất hiện như sau:
Tổng số phiếu: 1272 phiếu.
+ Thán từ: 201 phiếu.
+ Trợ từ: 1071 phiếu.
Trong đó:

Trợ từ nhấn mạnh: 345/1071 phiếu.
Trợ từ tình thái: 726/1071 phiếu.
Trợ từ tình thái đứng ở đầu các phát ngôn: 101/726 phiếu.
Trợ từ tình thái đứng ở cuối các phát ngôn: 199/726 phiếu.
Trợ từ tình thái vừa có thể đứng đầu và cuối các phát
ngôn: 426/726 phiếu.

Với 37 tác phẩm đã khảo sát tuy chưa phải là lớn và cũng không thể
khảo sát một cách tuyệt đối nhưng với kết quả sơ bộ này chúng tôi mong rằng

22


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

đó có thể là những minh chứng đáng kể khẳng định vai trò to lớn của tình thái
từ trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
2.1.2.2. Nhận xét về tình hình khảo sát, thống kê

Qua khảo sát 37 truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi
thấy tình thái từ được sử dụng rất nhiều. Dựa vào số liệu thống kê thì sự xuất
hiện của trợ từ phong phú, đa dạng hơn so với tần số xuất hiện của thán từ.
Tần số xuất hiện của tình thái từ trong mỗi truyện ngắn cũng khác nhau, có
truyện trợ từ được sử dụng nhiều hơn, có truyện thán từ được sử dụng nhiều
hơn. Chính nhờ sự sử dụng linh hoạt ấy đã tạo nên tính đa dạng trong hoạt
động của tình thái từ.
2.2. VAI TRÒ CỦA TÌNH THÁI TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY
THIỆP

2.2.1. Vai trò của trợ từ
Theo sự phân loại của trợ từ ta thấy rằng trợ từ được chia làm hai lớp:
trợ từ nhấn mạnh và trợ từ tình thái.
2.2.1.1. Vai trò của trợ từ nhấn mạnh
Các trợ từ nhấn mạnh thường gặp: Ngay, cả, ngay cả, đến, ngay đến,
chính, chính ngay, đích, đích thị, ngay như, những …
a. Trợ từ “Ngay”
a.1. Khảo sát các ví dụ:
Ví dụ 1:
“Ngay ngày đầu tiên, người Hà Lan trong đoàn đã lên cơn sốt. Ông ta
lên những cơn co giật khủng khiếp, người nóng như than, mặt xám lại”.
(“Vàng lửa” – T153)
Trợ từ “Ngay” trong câu văn có tác dụng tái tạo lại thời gian diễn ra sự
kiện (ngày đầu tiên): Nhân vật bị rơi vào hoàn cảnh ốm đau trong thời gian

23


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

nhanh chóng. Đồng thời, trợ từ này còn cho thấy sự khốc liệt của hoàn cảnh,
nguy hiểm, bệnh tật của tự nhiên luôn rình rập và có thể ập xuống bất ngờ.
Ví dụ 2:
“Nó hay xét nét sự quan tâm săn sóc của những người xung quanh nó
bằng cách đặt ra câu hỏi: nếu là mẹ sẽ thế nào? Chẳng hạn, lúc tắm bà ngoại
kì cọ kĩ quá, nó nghĩ ngay rằng nếu là mẹ thì không làm thế”.
(“Tâm hồn mẹ” – T224)
Trợ từ “ngay” trong ví dụ trên có vai trò nhấn mạnh tới hành động
“nghĩ” của “nó”. Đồng thời thể hiện tính chất so sánh trong hành động nghĩ
ấy. Nhân vật “nó” đã so sánh và khẳng định suy nghĩ của mình. Từ “ngay”
còn có dụng ý bộc lộ thái độ của tác giả với nhân vật được nói tới trong câu,
đó là thái độ thương xót.
a.2. Nhận xét:
Trợ từ “Ngay” trong các ví dụ trên dùng để miêu tả cụ thể sinh động
những sự việc, tình huống đã xảy ra, tái tạo được thời gian diễn ra sự kiện.
Nhờ vậy sự việc trở nên rõ ràng hơn. Hơn nữa từ “Ngay” còn có tác dụng
khẳng định tính chất dứt khoát trong hành động của nhân vật. Đồng thời thể
hiện được nội dung sự việc và thái độ của người viết. Khi sử dụng trợ từ này,
Nguyễn Huy Thiệp đã đạt được hiệu quả như mong muốn, nghĩa là vừa miêu
tả được sự việc diễn ra, vừa thể hiện được một cách rõ ràng, cụ thể tình cảm,
thái độ của mình đối với các chi tiết sự việc đó.
b. Trợ từ “Đến”
b.1. Khảo sát các ví dụ:
Ví dụ 1:
“Mẹ kiếp… Hạnh nghĩ - Bọn người này họ coi đồng tiền như rác. Mỗi
kì sóc vọng tiêu pha đến mấy chục nghìn”.
(“Huyền thoại phố phường” – T236)


24


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai - K31B Văn

Trong ví dụ trên trợ từ “đến” đứng trước một kết hợp số từ kiêm tư
cách danh từ chỉ số lượng nhằm nhấn mạnh sự đánh giá chủ quan của nhân
vật Hạnh. Đó là sự phê phán mức độ chi tiêu tiền bạc phung phí của những
người giàu có. Đối với Hạnh số tiền mà họ chi ra cho mỗi kỳ sóc vọng là quá
nhiều. Ở đây trong việc sử dụng trợ từ nhấn mạnh “đến” còn bao hàm thái độ
phê phán đối với tầng lớp con buôn, trưởng giả đó là tầng lớp mới giầu lên
nhờ buôn bán và nhanh chóng bị tha hoá bởi đồng tiền.
Ví dụ 2:
“Anh thấy đắng ngắt trong lòng và cảm thương đến ứa nước mắt”.
(“Không khóc ở Califorlia” – T393)
Trợ từ “đến” được dùng để nhấn mạnh vào một trạng thái bất thường
được biểu thị bằng động từ “ứa”. Trạng thái này là một hậu quả, kết quả của
một hành động trước đó đưa lại đó là hành động “cảm thương” của nhân vật
“Anh” đối với người phụ nữ anh yêu. Các cung bậc tình cảm cứ đầy lên trong
lòng: lúc đầu “anh lo lắng” rồi “Anh thấy đắng ngắt trong lòng” và cuối cùng
nó được đẩy lên mức đỉnh điểm là “cảm thương”.
b.2. Nhận xét:
Trợ từ “đến” có tác dụng nhấn mạnh thái độ, sự đánh giá chủ quan của
người nói về mức độ của số lượng được nói đến trong câu. Với người nói, số
lượng được nhắc tới đó, là ở một mức độ cao, nhiều. Nó còn được dùng để
nhấn mạnh vào một trạng thái bất thường của nhân vật. Nhờ có trợ từ này mà
sự bộc lộ thái độ cảm xúc của nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, đồng
thời nó cũng thể hiện rõ thái độ, cảm xúc của chính tác giả.

c. Trợ từ “Những”
c.1. Khảo sát các ví dụ:
Ví dụ 1:

25


×