Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa Ngữ văn
----------------
Vương Hồng Nhung
Bản sắc văn hoá miền núi trong tập
truyện tây bắc của tô hoài
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
Th.S - GVC: Vũ Văn Ký
Hà Nội - 2009
1
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa Ngữ văn
----------------
Vương Hồng Nhung
Bản sắc văn hoá miền núi trong tập
truyện tây bắc của tô hoài
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội - 2009
2
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Lời cảm ơn
Trong quá trình triển khai đề tài khóa luận, tôi đã nhận được sự chỉ dẫn, giúp
đỡ của Thạc sĩ, Giảng viên chính Vũ Văn Ký, các thầy cô trong tổ Văn học Việt
Nam. Nhân khoá kuận hoàn thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc
sĩ, Giảng viên chính Vũ Văn Ký và các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam. Do
khuôn khổ thời gian có hạn, năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, chắc
chắn khoá luận không tránh khỏi thiếu xót, tôi mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ
của các thầy cô để khoá luận hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2009.
Tác giả
Vương Hồng Nhung
3
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan :
1. Khoá luận Bản sắc văn hoá miền núi trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn
Tô Hoài là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những
người đi trước, dưới sự hướng dẫn khoa học trực tiếp của Thạc sĩ, Giảng viên chính
Vũ Văn Ký.
2. Khoá luận không sao chép từ một công trình, tài liệu có sẵn nào.
3. Kết quả nghiên cứu trong khoá luận ít nhiều có đóng góp vào việc tìm hiểu
tác giả Tô Hoài.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2009.
Tác giả khoá luận
Vương Hồng Nhung
4
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Mục lục
Nội dung
Trang
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
5
2. Lịch sử vấn đề
6
3. Mục đích nghiên cứu
9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
9
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
9
6. Phương pháp nghiên cứu
9
7. Đóng góp của khoá luận
10
8. Bố cục của khoá luận
10
Nội dung
Chương 1: Tô Hoài và vấn đề bản sắc văn hoá trong sáng tác văn học
11
1.1. Giới thiệu chung về nhà văn Tô Hoài
11
1.1.1. Cuộc đời Tô Hoài
11
1.1.2.Sự nghiệp sáng tác
13
1.1.3. Tô Hoài và sáng tác về đề tài miền núi
19
1.2. Vấn đề bản sắc văn hoá trong sáng tác văn học
23
1.2.1. Bản sắc văn hoá
23
1.2.2. Bản sắc văn hoá trong sáng tác văn học
24
1.2.3. Bản sắc văn hoá miền núi trong tác phẩm văn học
26
Chương 2: Bản sắc văn hoá miền núi trong tập Truyện Tây Bắc của
27
nhà văn Tô Hoài
2.1. Giới thiệu chung về tác phẩm
27
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời
27
2.1.2. Kết cấu của tác phẩm
28
2.2. Bản sắc văn hoá miền núi trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài
30
5
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
V¬ngHång Nhung
2.2.1. Kh«ng gian hiÖn thùc ph¶n ¸nh
31
2.2.2. H×nh tîng nh©n vËt
40
2.2.3. Ng«n ng÷ nghÖ thuËt
45
2.3. §ãng gãp vµ h¹n chÕ cña t¸c phÈm
52
2.3.1. §ãng gãp
52
2.3.2. H¹n chÕ
53
KÕt luËn
6
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Mở đầu
1. lí do chọn đề tài
1.1 Tô Hoài là cây bút văn xuôi quan trọng trong nền văn học Việt Nam, là
một trong số những nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền văn
học Việt Nam hiện đại.
Được coi là cây đại thụ của nền văn học Việt Nam, được độc giả nhiều thế hệ
say mê, tính từ thuở trình làng chú Dế Mèn hào hiệp thích ngao du cho đến nay nhà
văn đã cho ra đời hơn 160 đầu sách. Nhưng trong văn chương số lượng không quan
trọng bằng việc ta luôn thấy sự hiện diện đầy sức hấp dẫn của Tô Hoài ở hầu hết các
ngả đường của sáng tạo. Có thể thấy, hiếm có một nhà văn nào lại có tuổi đời và
tuổi nghề gắn bó với công việc sáng tạo nghệ thuật chung thuỷ như Tô Hoài. Điều
đáng ghi nhận ở nhà văn này là sức viết dẻo dai, viết nhiều, viết khoẻ.
1.2 Văn học viết về dân tộc miền núi, là một bộ phận quan trọng của văn học
Việt Nam hiện đại. Văn xuôi viết về đề tài miền núi là đề tài văn học thành công.
Đặc biệt sau cách mạng tháng Tám, văn xuôi viết về miền núi là mảng sáng tác đạt
được thành tựu đáng kể, phần hoàn thiện văn học viết về miền núi. Địa bàn miền
núi rộng lớn, con người miền núi hiền lành, giàu lòng yêu quê hương đất nước, giàu
ý trí cách mạng đã được khám phá, miêu tả qua nhiều tác phẩm văn học có giá trị.
Lực lượng sáng tác mảng đề tài này ngày một đông, có tác giả là người miền núi, có
người từ miền xuôi vốn " để thương để nhớ" nhiều đồng bào vùng dân tộc. Cùng với
chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng, văn học viết về miền núi dần dần có vị trí và
được khẳng định. Tuy còn non trẻ nhưng văn học viết về miền núi đã góp phần
không nhỏ làm cho vườn hoa văn học Việt Nam thêm nhiều hương sắc.
1.3 Trong rất nhiều cây bút viết về dân tộc miền núi, Tô Hoài là tác giả có nhiều
thành công với nhiều tác phẩm tiêu biểu. Sáng tác của Tô Hoài rất phong phú, nhiều
lĩnh vực. Ông viết truyện ngắn, bút ký, tiểu thuyết, viết lý luận, viết kinh nghiệm sáng
tác và viết cho thiếu nhi. Tô Hoài là người hiểu nhiều biết rộng. Sự nghiệp sáng tác của
ông bao trùm nhiều mặt của đời sống xã hội. Đối với đề tài miền núi, các sáng tác của
7
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
ông đã thể hiện cả một quá trình vươn lên với ý thức tìm tòi sáng tạo không ngừng, góp
phần đáng kể vào những thành tựu chung của nền văn xuôi cách mạng.
Một trong những tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc viết về đề tài miền núi của Tô Hoài là
Truyện Tây Bắc. Với Truyện Tây Bắc, ta có sự đồng cảm, sự chia sẻ thật tha thiết với
con người. Tô Hoài đã vẽ được bức tranh miền núi, những đau thương của người phụ nữ
miền núi được nói đến lần đầu tiên. Và cũng lần đầu tiên thấy nỗi khổ đè lên số phận
con người như một trái núi, từ lúc sinh ra cho đến lớn, từ trẻ cho đến già, từ kiếp này
sang kiếp khác. Qua số phận của bà ảng (Cứu đất cứu mường), Mát ( Mường Giơn), và
Mỵ ( Vợ chồng Aphủ), Truyện Tây Bắc cho ta thấy, cách mạng là hiện thực một trăm
phần trăm cho con người tin tưởng. Những giá trị nhân đạo của cách mạng là chung cho
cả nước, thì lại càng thấm thía thêm rất nhiều lần đối với đồng bào vùng cao.
Đó là những lý do chính khiến chúng tôi lựa chọn đề tài khoá luận: Bản sắc
văn hoá miền núi trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài.
2. Lịch sử vấn đề
Từ khi ra mắt độc giả Truyện Tây Bắc đã gây được sự quan tâm chú ý của giới
nghiên cứu phê bình văn học. Khi nghiên cứu tác phẩm này, hầu hết các nhà phê
bình văn học đề đánh giá cao mặt thành công và đóng góp quan trọng của Truyện
Tây Bắc đối với đề tài miền núi. Đầu tiên phải kể đến bài viết Lời giới thiệu Tuyển
tập Tô Hoài của Giáo sư Hà Minh Đức. Trong bài viết này, tác giả đã khẳng đinh:
Tập Truyện Tây Bắc là thành công xuất sắc, khẳng định bước phát triển mới của
phong cách sáng tạo của Tô Hoài. ở đây một cách nhìn mới nhất quán trong toàn
bộ các câu chuyện. Quá trình giác ngộ cách mạng của người dân miền núi được Tô
Hoài miêu tả chân thực và cụ thể theo hướng đi lên, theo quy luật vận động biện
chứng của đấu tranh cách mạng.
- Khẳng định giá trị Truyện Tây Bắc, cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập VI, nxb
Giáo dục, trang 212 đã viết: "Truyện Tây Bắc là kết tinh tình cảm nồng nàn của nhà văn
Tô Hoài đối với con người và cuộc sống ở biên giới miền Tây đất nước, là kết tinh của
8
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
quá trình tích luỹ sự hiểu biết của nhà văn về con người và cuộc sống ở đấy trước cách
mạng và khi tiếp xúc với cách mạng mà trước kia có thể nói chưa ai mô tả".
- Trong cuốn Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại, nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, trang 111 viết : "Thành công của Truyện Tây Bắc còn là ở sự miêu tả những
khung cảnh mang đậm màu sắc riêng của người miền núi ".
- Khi giới thiệu Sáng tác của Tô Hoài, Tác giả Vân Thanh đã nhận xét: Truyện
Tây Bắc ra đời đánh dấu bước phát triển mới của Tô Hoài về cả hai mặt tư tưởng và
nghệ thuật. Đấy là một tập truyện xuất sắc trong văn xuôi kháng chiến.
- Cũng khẳng định giá trị tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, giáo sư Phan Cự Đệ
trong bài Tô Hoài- Nhà văn Việt Nam hiện đại cho rằng: "Truyện Tây Bắc đã kế thừa
được những truyền thống tốt đẹp của văn học các dân tộc. Tô Hoài đã nghiên cứu lịch
sử, phong tục tập quán các dân tộc miền núi, những dân ca trữ tình của người
Hmông, người Mường, những truyện cổ tích Cô tóc thơm, Giời thấp giời cao, những
truyền thuyết về con núi, con chim kỳ, những tục lệ cướp vợ múa xoè ngày
tếtNhững mô- típ trong các chuyện cổ dân gian đã được sử dụng, cải biên, mang
một nội dung hiện thực mới.
- Nhà thơ Hoàng Trung Thông trong Tô Hoài và Truyện Tây Bắc đã viết:
Truyện Tây Bắc là một tập gồm ba truyện Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ
chồng A Phủ. Cả ba truyện hợp lại là hình ảnh của các dân tộc Tây Bắc (chủ yếu là
Thái, Mường, Hmông) đã chịu cực chịu khổ trong mấy năm giặc chiếm, lòng luôn
hướng về kháng chiến quật cường bất khuất chiến đấu cho đến ngày giải phóng
hoàn toàn.
- Tác giả Huỳnh Lý trong Truyện Tây Bắc của Tô Hoài cho rằng: Truyện Tây
Bắc là kết tinh tình cảm nồng nàn của nhà văn Tô Hoài đối với con người và cuộc
sống ở biên giới miền Tây Bắc đất nước, là kết tinh quá trình tích luỹ sự hiểu biết
của nhà văn về con người và cuộc sống ở đây trước Cách mạng và khi tiếp xúc với
cách mạng mà trước kia có thể nói là chưa ai mô tả.
9
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
- Khi viết về tác giả Tô Hoài trong Lịch sử Văn học Việt Nam tập III, NXB
Đại học sư phạm, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: người và việc thực sự đã là
những điển hình đặc sắc trong tập Truyện Tây Bắc, Truyện Tây Bắc thể hiện sâu
sắc cuộc chuyển động xã hội và quá trình đấu tranh cách mạng từ tự phát đến tự
giác của nhân dân các dân tộc miền núi dưới sự lãnh đạo của Đảng. Truyện mở ra
một hướng sáng tác mới đầy triển vọng cho các tác phẩm viết về miền núi của văn
xuôi kháng chiến. Với quan điểm nghệ thuật và phương pháp sáng tác mới, Tô Hoài
đã nắm bắt và miêu tả hiện thực theo quy luật vận động tất yếu của đời sống, trong
xu thế phát triển cách mạng.
Trên đây là những ý kiến của các nhà nghiên cứu viết về Truyện Tây Bắc của Tô Hoài
đăng rải rác trên các sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu mà chúng tôi đã tổng kết được.
Hầu hết các ý kiến trên đều thống nhất khẳng định giá trị đặc sắc của tập Truyện Tây Bắc của
Tô Hoài. Những ý kiến này mới chỉ bộc lộ cảm xúc, ấn tượng về một nội dung cụ thể, hoặc
những nhận xét có tính chất giới thiệu chung về tác phẩm, chỉ ra những vấn đề có ý nghĩa về
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào có mục tiêu
làm sáng tỏ một cách toàn diện và triệt để những giá trị về bản sắc văn hoá miền núi trong tập
Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.
Đi sâu nghiên cứu để rút ra một bức tranh tổng thể về bản sắc văn hoá miền
núi từ một tác gia cụ thể như Tô Hoài là một công việc không đơn giản. Bởi vì vấn
đề ở đây không chấp nhận những kiến giải chung chung mà phải tìm về những nét
đặc thù, mang bản sắc riêng.Tập hợp các bài viết về Tô Hoài không thấy có các ý
kiến mâu thuẫn. Các nhà phê bình văn học đều khẳng định thoả đáng công lao đóng
góp của Tô Hoài đối với đề tài miền núi. Song theo suy nghĩ của chúng tôi vấn đề
về sáng tác miền núi cần làm công việc định giá tác phẩm, nêu rõ được nét đặc thù
dân tộc miền núi trong Truyện Tây Bắc.
Tìm hiểu bản sắc văn hoá miền núi, cái chính là khẳng định đúng mức những
cống hiến của nhà văn cho đề tài miền núi. Đồng thời qua đó làm rõ vấn đề sáng tác
thuộc đề tài miền núi.
10
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
3. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nhằm tìm hiểu, nhận xét bản sắc văn hoá miền núi Tây Bắc qua
Truyện Tây Bắc của Tô Hoài. Từ đó khẳng định bản sắc dân tộc miền núi qua tác
phẩm của nhà văn sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có ý nghĩa chung cho
phần văn học viết về miền núi.
- Góp phần nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy về tác phẩm văn học và
tác giả Tô Hoài.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tô Hoài là một hiện tượng độc đáo. Tuy nhiên trong đề tài này chúng tôi
không đặt nhiệm vụ cho mình nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp văn học của ông mà chỉ
tập trung vào Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài.
- Đề tài làm rõ bản sắc, nét độc đáo thể hiện đăc trưng văn học miền núi trong
Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Các sáng tác về đề tài dân tộc miền núi của Tô Hoài nói chung về Truyện Tây
Bắc nói riêng.
- Tập trung vào một số đặc trưng của tác phẩm làm nên bản sắc dân tộc miền núi.
- Khi cần thiết, chúng tôi liên hệ so sánh với các sáng tác về miền núi của một
số tác giả khác.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Đây là phương pháp cơ bản. Qua Truyện Tây Bắc chúng tôi đi sâu vào khám
phá những đóng góp của Tô Hoài về đề tài miền núi.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
11
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Vận dụng phương pháp này chúng tôi đặt Truyện Tây Bắc trong sự so
sánh, đối chiếu với những tác phẩm của các tác giả khác cùng loại, để thấy
những nét riêng, những nết độc đáo của Tô Hoài.
- Phương pháp hệ thống
Nghiên cứu Truyện Tây Bắc, chúng tôi đặt tác phẩm trong cái nhìn hệ
thống với những tác phẩm khác của Tô Hoài và toàn bộ sự nghiệp sáng tác của
nhà văn, để tác phẩm được soi chiếu, đánh giá nhiều chiều và có được cách
đánh giá khách quan toàn diện.
- Phương pháp lịch sử - đồng đại
Xem xét các vấn đề dựa trên sự vận động có tính lịch sử, đồng thời lưu ý đến
mối quan hệ của nó với thời đại để có được một sự đánh giá khách quan.
7. Đóng góp của khoá luận
- Chỉ ra bản sắc văn hoá miền núi trong Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài.
- Khẳng định thành công của Tô Hoài đối với văn học về đề tài miền núi nói
chung và văn xuôi miền núi nói riêng.
8. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết kuận, mục lục và thư mục, nội dung khoá luận gồm
hai chương.
Chương 1. Tô Hoài- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
Chương 2. Bản sắc văn hoá miền núi trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô
Hoài.
12
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Nội dung
Chương 1 : Tô Hoài và vấn đề bản sắc văn hoá trong sáng tác
văn học
1.1. Giới thiệu chung về nhà văn Tô Hoài.
1.1.1. Cuộc đời Tô Hoài
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen. Ông sinh ngày 27/9/1920 tại Nghĩa Đô thuộc
Phủ Hoài Đức, Hà Đông cũ ( nay là phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy Hà Nội ).
Tuy quê nội tận Cát Động ( Kim Bài, Thanh Oai ) nhưng Tô Hoài từ nhỏ sống và
lớn lên ở quê ngoại Nghĩa Đô vùng Kẻ Bưởi ven nội thành phố, nơi có con sông Tô
Lịch chảy qua.
Theo nhiều hồi ký có tính tự truyện của Tô Hoài ta có thể hiểu lai lịch phần
tiểu sử từ tuổi thiếu thời cho đến khi lớn lên đi kiếm sống và cầm bút rồi trở thành
nhà văn đi theo cách mạng. " Thân phận trôi dạt, đã chèo chống, phấn đấu cho tới
hôm nay. Trên sóng cát cuộc đời, mình đã từng là cái kiếp phong trần, vật vờ, vào
đâu nên đấy của con phù du". (Tự truyện).
Gia đình Tô Hoài làm nghề dệt thủ công. Bố phải bỏ làng đi kiếm ăn. Nhà
nghèo, Tô Hoài lận đận mãi mới học xong bậc tiểu học. Rồi phải đi kiếm sống bằng
nhiều nghề tạp : Thợ cửi, bán hàng, phụ kế toán, coi kho cho hiệu buôn giày, dạy
học trẻ con. Tô Hoài đã sống qua nhiều ngày thất nghiệp không một xu dính túi và
từng nếm trải biết bao tủi nhục.
Năm 17 tuổi "thực sự những ngày lang bạt" của Tô Hoài. Ông tham gia phong
trào ái hữu ở làng rồi ở vùng La Mỗ, Vạn Phúc, đi vận động lập hội và sau làm thư
ký Hội ái hữu thợ dệt Hà Đông. Anh thanh niên Tô Hoài sôi nổi có mặt trong đoàn
người thất nghiệp dự cuộc mít tinh lớn ngày Quốc tế Lao động 1.5.1938 ở nhà Đấu
Xảo.
13
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Con đường đến với văn chương của Tô Hoài thật tự nhiên. Tiếp tục tự học một
cách háo hức, khổ công, kiên nhẫn, ông đọc rất nhiều sách báo văn chương và tập
viết.
Từ những hoạt động chính trị, xã hội thời Mặt trận Bình dân: tham gia phong
trào ái hữu thợ dệt Hà Đông và thanh niên dân chủ ở Hà Nội, Tô Hoài dần dần tiếp
cận cách mạng.
Năm 1943 Tô Hoài tham gia Văn hoá cứu quốc- Tổ chức văn hoá cách mạng
đầu tiên của Đảng. Tô Hoài vẫn viết cho các nhà xuất bản và bắt đầu bí mật gửi bài
cho báo Cứu quốc của Tổng bộ Việt Minh và báo Cờ giải phóng.
Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Tô Hoài được phân công cùng với Nguyên
Hồng làm phóng viên báo Cứu quốc- Cơ quan của Tổng bộ Việt Minh. Nam Bộ
kháng chiến, Tô Hoài là một trong những nhà văn đầu tiên Nam tiến. Ông vào Tuy
Hoà, Nha Trang, lên chiến trường Kon- Tum rồi xuống mặt trận An Khê. Chuyến đi
để lại những trang ghi chép kịp thời : Nhớ quê, Lên Củng sơn ,ở mặt trận Nam
Trung Bộ. Tháng 10 năm 1946 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời hoạt
động chính trị của Tô Hoài : ông được kết nạp Đảng tại Chi bộ Đảng Cộng sản
Đông Dương báo Cứu quốc. Kháng chiến toàn quốc, Tô Hoài làm phóng viên mặt
trận Hà Nội, cùng với Thôi Hữu làm báo Thủ Đô. Sau đó ông lại lên Việt Bắc và là
chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. Tham gia kháng chiến, Tô Hoài nhanh chóng
vượt qua chặng nhận đường bỡ ngỡ của nhiều văn nghệ sĩ nhất là những người
từng cầm bút trong xã hội cũ.
Từ sau 1955, Tô Hoài liên tục tham gia công tác lãnh đạo văn nghệ. Trong Đại
hội Nhà văn Việt Nam lần thứ nhất (1957), ông được bầu làm Tổng thư ký của Hội.
Từ 1958 đến 1980, Tô Hoài tiếp tục tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn, làm phó
Tổng thư ký Hội. Ông còn là uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Liên hiệp Văn học
nghệ thuật, từng là Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Bí thư Đảng Đoàn Hội
14
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Nhà văn. Trong một thời gian dài, từ 1966- 1996 ông còn giữ chức Chủ tịch Hội
Văn nghệ Hà Nội.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Nếu đóng góp của một nhà văn vào nền văn học dân tộc, vào đời sống tinh
thần của cộng đồng là ở phong cách, ở khối lượng và chất lượng tác phẩm thì có thể
nói Tô Hoài là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Tô
Hoài được biết đến trong dư luận xã hội như một nhà văn thân thuộc của nhiều thế
hệ bạn đọc nhất là trẻ em. Kể từ khi cho ra đời những tác phẩm đầu tiên tới nay, ông
đã có quá trình hơn 60 năm cầm bút: tuổi viết hiếm có, rất đáng nể trọng. Nhà văn
lão thành Tô Hoài có vị trí đặc biệt trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông từng
cầm bút và nổi danh từ trước năm 1945, nhưng hầu như sự nghiệp văn học chủ yếu
lại được khẳng định trong vòng 55 năm dưới chế độ cách mạng.
Với khối lượng sáng tác đồ sộ gồm đủ thể loại : tiểu thuyết, truyện ngắn, ký
sự, phóng sự, bút ký, hồi kýtrong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc, Tô Hoài xứng
đáng được coi là cây bút văn xuôi lực lưỡng bậc nhất có nhiều đóng góp quan trọng
vào tiến trình văn học mới. Ông là nhà văn có bản lĩnh nghệ thuật vững vàng, nêu
cao tấm gương lao động cần mẫn, bền bỉ và giàu sáng tạo.
Từ những năm 60,Tô Hoài tích cực đi thực tế, vừa mở rộng địa bàn, vừa đi sâu
vào những địa phương quen thuộc cũ thuộc miền núi Việt Bắc. Chính đây là thời kỳ
Tô Hoài mở rộng phạm vi sáng tác, khai thác được nhiều đề tài phong phú, phát
triển được nhiều thể loại văn xuôi đặc sắc. Ông viết một loạt truyện ký, trong đó nổi
bật các tập tiểu thuyết Miền Tây (1967), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), ông cũng
sáng tác về Hà Nội, vùng quê vốn thân thuộc từ trước Cách mạng tháng Tám: Mười
năm (1958), Người ven thành (1972), Quê nhà (1981).
Về ký, ngoài Cỏ dại được in từ 1944, còn có những tập đắc sắc: Tự truyện
(1978), Cát bụi chân ai (1992). Từ lâu, cương vị công tác cho phép ông đi đến
nhiều nước trên thế giới. Những chuyến đi này đã được ông ghi chép lại trong các
15
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
tập nhật ký: Thành phố Lênin (1961), Tôi thăm Cămpuchia (1964), Hoa hồng vàng
song cửa (1981).
Trong số không nhiều nhà văn quan tâm đến thế hệ trẻ, Tô Hoài là người sáng
tác nhiều nhất cho trẻ em. Ông viết truyện, kịch và cả kịch bản phim truyện, múa
rối và hoạt hoạ. Tô Hoài có công lớn trong việc xây dựng nền văn học thiếu nhi, là
một trong những người sáng lập và giữ chức vụ Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng.
Nhiều năm ông làm Chủ tịch Hội đồng Văn học thiếu nhi và tham gia bồi dưỡng
những cây bút viết cho trẻ em.
Cũng như một số nhà văn có quá trình sáng tác lâu năm, Tô Hoài còn viết tiểu
luận và kinh nghiệm sáng tác. Từ Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959), Sổ
tay viết văn (1967), Tô Hoài còn muốn nâng lên thành phương pháp: Nghệ thuật và
phương pháp viết văn (1997). Nhìn chung đó là loại lý luận có màu xanh tươi của
cây đời. Nhà văn không có khuynh hướng tự biện, cũng không muốn viết theo kinh
nghiệm chủ nghĩa. Ông nói những trải nghiệm về nghề và trao đổi chân tình với
bạn đọc, bạn viết.
Cho đến nay, số tác phẩm của Tô Hoài đã lên đến khoảng trên 175 cuốn - gần
gấp đôi tuổi đời của ông. Ông là một trong những nhà văn Việt Nam được dịch
nhiều nhất ở nước ngoài: Nga, Trung Quốc, Pháp, Ba Lan, Séc, Đức, Bungari, Cu
Ba, Mông Cổ, Nhật Bản, ấn Độ, Nam Tư, Miến ĐiệnRiêng Dế Mèn phiêu lưu ký
là truyện thiếu nhi được dịch với kỷ lục cao nhất.
Những tác phẩm được giải thưởng của Tô Hoài :
Truyện Tây Bắc : Giải nhất tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1956.
Miền Tây : Giải thưởng Bông Sen vàng của Hội Nhà văn á- Phi 1970.
Quê nhà : Giải A giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1980.
Ông là một trong mười bốn nhà văn nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, năm
1996.
16
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Tô Hoài luôn dấn bước trên hành trình cách mạng và kháng chiến. Ông đã rèn
luyện để trở thành một nhà văn kiểu mới, nhà văn- chiến sĩ. Hành trình ấy là con
đường không ít khó khăn gian khổ.
Một phẩm chất đáng quý của Tô Hoài cần nhấn mạnh là thói quen lao động
cần mẫn, miệt mài, bền bỉ.
Hàng năm, viết đều đặn khoảng sáu, bảy trăm trang. Ngòi bút càng già càng
dẻo, luôn tỏ ra sung sức và dồi dào tiềm lực.
Tô Hoài sống với nghề với tất cả sự tận tuỵ của một cây bút chuyên nghiệp.
Ông không hề thần thánh hoá, kỳ bí hoá nghề văn, nhưng rất biết coi trọng nghề
lao động đặc thù này.
Những sáng tác chính và thành tựu.
Công việc sáng tác của Tô Hoài như một chu trình khép kín: đi, sống, viết hết
sức năng động.
Ham đi, ham viết là một bản tính của Tô Hoài, kể từ trước 1945. Ban đầu là
một nhu cầu, một sở thích.
Sau 1945, Cách mạng thành công, Tô Hoài đi ngay vào mặt trận phía Nam
nhưng rõ ràng là với một ý thức và hứng thú hoàn toàn mới. Tô Hoài thực sự là nhà
văn tiên phong về đi thực tế đời sống.
Đặc biệt Tô Hoài đi theo bộ đội hàng tháng trời trong chiến dịch lớn. Sau hoà
bình lập lại, ông trở lại miền núi để tiếp tục viết. Miền Nam giải phóng, 55 tuổi, Tô
Hoài cùng Nguyễn Văn Bổng làm một chuyến đi dọc Trường Sơn vào Sài Gòn. Vào
tuổi 70, 80, ông vẫn mải mê đi và viết, đầu óc luôn đầy ắp những dự định, luôn bề
bộn các kế hoạch đang thực hiện.
Tô Hoài đi nhiều, viết nhiều nhưng tựu trung lại chủ yếu viết về hai vùng quê
thân thiết nhất đối với sáng tác văn chương của ông: miền núi Tây Bắc và vùng ven
đô Hà Nội. Người ta cũng dễ nhận thấy ở nhà văn này tài quan sát sắc sảo, tài mô tả
17
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
phong tục hấp dẫn và khuynh hướng hồi ký, tự truyện. Ông cũng được coi là một
cây bút có vốn ngôn ngữ phong phú.
* Sáng tác của Tô Hoài về Hà Nội
Tô Hoài là người Hà Nội- là nhà văn Hà Nội. Năm 1990 ông phát biểu:
Cho đến bây giờ, đề tài chủ yếu vẫn là viết về vùng ngoại thành Hà Nội. Gần
như đây là vốn sống tự nhiên của nhà văn. Từ những Tự truyện về thời thơ ấu đến
Hồi ký sau này, gần như có sự trở về trọn vẹn với những miền quê quen thuộc. ở
đây chủ đề Hà Nội gắn bó mật thiết với chủ đề làng quê, cụ thể là vùng ngoại
thành Hà Nội. Có hai tập Chuyện cũ Hà Nội (1998) tập trung đủ mọi chuyện về
Hà Nội, những chuyện từ xa xưa khoảng đầu thế kỷ XX cho đến nay như gốc
tích tên gọi các phố phường:Phố mới, Băm sáu phố phường, Phố nghề, Phố và
làng, các món ăn: Nem Sài Gòn, Chả cá, Bánh cuốn, Rau thơm, Cháo, Phởvà
đủ chuyện đời sống, sinh hoạt: Tàu điện, Cái xe đạp, Xem phim, Cúp tóc, Hát ả
đàoNgoài ra là một loạt truyện ngắn, truyện dài kể từ Quê người cho đến sau
này: Người ven thành (1972), Quê nhà (1980), Những ngõ phố, người đường phố
(1982), kể cả Kẻ cướp Bến Bỏi (1996) kể câu chuyện đám môn sinh Cao Bá Quát
cũng là người Hà Nội. Có một sự gắn nối có chủ định giữa Quê người với Quê nhà
và Mười năm. Có thể coi đây là bộ ba tiểu thuyết, có một đường dây nhất quán về
thời gian, không gian và tiến trình lịch sử thể hiện ý đồ đã từ lâu muốn xây dựng
một bộ tiểu thuyết liên hoàn về quê hương Hà Nội của Tô Hoài.
Mười năm miêu tả khoảng thời gian từ 1935- 1945 bao trùm thời kỳ Mặt trận
Dân chủ đến đại chiến Thế giới lần thứ 2. Không gian trung tâm là vùng quê quen
thuộc ven đô của nhà văn. Chỉ mươi năm mà biết bao cảnh ngộ diễn biến nơi vùng
quê đó. Cuộc sống ngày càng khốn khó, cùng quẫn. Những ngày làng quê trong
tình cảnh đói kém thật đau thương. Những người nông dân bần cùng, những người
thợ canh cửi kiếm được miếng ăn vô cùng chật vật. Dân nghèo xương bọc da chết
đói la liệt. Hầu như cái đói, cái chết đe doạ khắp đồng quê, ngõ hẻm. Ngòi bút hiện
thực của Tô Hoài có dịp phơi bày một cách khách quan cái cảnh tượng bi thảm một
18
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
thời. Tuy nhiên đó không chỉ là sự phản ánh nạn bần cùng hoá trong xã hội cũ, mà
thông qua đó nhà văn muốn thể hiện quá trình giác ngộ của quần chúng bị áp bức
bóc lột đi đến với cách mạng. Thành công của tác phẩm chính là sự miêu tả được sự
chuyển động xã hội và hướng phát triển ngày càng tiếp cận cách mạng. Những nhân
vật mới của phong trào xuất hiện. Nhóm thanh niên cấp tiến như Lạp, Ba, Trung là
hạt nhân quy tụ quần chúng tích cực tham gia vào các hoạt động sôi nổi tiền khởi
nghĩa.
Cùng với mạch cảm hứng này nhưng ngược dòng lịch sử hơn, Tô Hoài viết
Quê nhà. Đó là thời kỳ Pháp bắt đầu đặt chân lên mảnh đất Hà Thành. Tô Hoài
muốn đi sâu miêu tả cuộc đấu tranh tự giác có tổ chức của quần chúng nhân dân vùng
ven thành ngay từ phút đầu dựng cờ nghĩa chống xâm lược. Quê nhà thể hiện một chân
lý lịch sử: sự nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất từ xưa đến nay.
Tô Hoài viết hầu hết các thể ký: ký sự, phóng sự, bút ký, hồi ký. Trong ký lại
có thể tách ra loại tuỳ bút - ký, chân dung văn học. Mảng sáng tác này gắn bó mật
thiết với tư cách nhà báo của ông. Do có điều kiện được đi nước ngoài nhiều, Tô
Hoài có hẳn một mảng ghi chép kiểu du ký: Thành phố Lênin (1961), Tôi thăm
Campuchia (1964), Hoa hồng vàng song cửa (1981).
Đặc biệt nổi bật là mảng hồi ký của nhà văn. Cỏ dại (1944) có tính chất hồi ức
như kiểu Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Sau này, Tô Hoài cho in Tự truyện
(1978) tập hợp cả Cỏ dại và các mảng sáng tác tiếp theo thành tập Hồi ký khá dày
dặn, tạo thành một chỉnh thể hồi ức về tuổi thơ và tuổi trẻ một thời.
Đặc điểm nổi bật của thể ký Tô Hoài là tính chất linh hoạt và chất thơ. Hồi ký
Tô Hoài không đi theo kiểu biên niên mà là lối chọn lựa theo hứng thú và cảm nhận
về những sự kiện, những thời điểm, thời khắc mà nhà văn quan tâm và có ấn tượng
sâu đậm nhất. Dòng hoài niệm lan man rối rắm nhưng vẫn theo một định hướng để
ghi lại, để khắc hoạ những sự kiện, hiện tượng nổi bật nhất, những cảm xúc sâu xa
nhất. Chất thơ có trong văn xuôi Tô Hoài nói chung cũng thấm đậm trên những
trang ký nhất là những trang viết kiểu ký - tuỳ bút. Giáo sư Phong Lê trong Tô
19
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Hoài- Về tác gia và tác phẩm đã nhận xét: Nếu chất thơ là kỷ niệm được lọc qua
hồi tưởng thìđây là chất thơ đượm ít nhiều xao xác, bùi ngùi.
* Sáng tác cho thiếu nhi
Tô Hoài là người có công đầu và có đóng góp to lớn đối với nền văn học thiếu
nhi Việt Nam. Ông là người mở đầu, dẫn đầu và cho tới nay, có hành trình sáng tác
dài lâu nhất. Tuổi 20, ông viết Dế mèn phiêu lưu ký (1941). Cho đến nay, đã gần 90
tuổi, ông vẫn mải miết hoàn thành bộ sách 100 truyện cổ tích cho Nhà xuất bản
Giáo dục. Ông là một trong những nhà văn có nhiều bạn đọc nhỏ tuổi nhất. Đặc
biệt là cả những người lớn tuổi vẫn hứng thú đọc Tô Hoài.
Tô Hoài nổi tiếng trước 1945 với một loạt truyện thiếu nhi chủ yếu là truyện
đồng thoại về loài vật. Sau năm 1945, mảng sáng tác này vẫn như mạch ngầm tuôn
chảy không dứt. Ông viết tiếp một loạt: Con mèo lười, ò ó o, Đàn chim gáy, Chim
chích lạc rừng, Cá đi ăn thềThế giới vật ấy đã nằm trong cảnh tượng khác, bối
cảnh xã hội khác nên có sự sống khác, góp phần vào bức tranh chung của cuộc đời
mới.
Sáng tác cho thiếu nhi sau 1945 của Tô Hoài được đặt vào những chủ đề lớn
sâu sắc nằm trong sự nghiệp giáo dục đạo đức lý tưởng mới xã hội chủ nghĩa. Tô
Hoài viết về người thực việc thực, những con người mới tuổi thiếu nhi, trong đó nổi
bật truyện về những anh hùng thiếu nhi người dân tộc miền núi : Kim Đồng, Vừ A
Dính.
Viết cho thiếu nhi, với Tô Hoài cũng nghiêm túc như viết cho người lớn. Với
mảng sáng tác độc đáo này, Tô Hoài cũng dành không ít công phu trong sáng tạo nghệ
thuật. Tác phẩm của ông thuộc thể loại này cũng rất phong phú về thể loại: truyện
ngắn, truyện dài, kịch, kịch phim. Trong đó nổi bật là đồng thoại, giã sử, truyền thuyết
và cổ tích với sắc thái mới. Xuất phát từ lòng yêu thương sâu sắc thế hệ trẻ, ngòi bút Tô
Hoài luôn đem đến cho những trang viết của mình những tư tưởng đẹp, lời văn đẹp qua
những câu chuyện kỳ thú.
20
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
1.1.3. Tô Hoài và sáng tác về đề tài miền núi.
Mảng sáng tác về đề tài miền núi là phần sáng tác được coi như một "đặc sản"
của nhà văn Tô Hoài. Sau 1945, chính thức là từ giữa 1947, Tô Hoài lên Việt Bắc, bắt
đầu khám phá một vùng đất mới trong sáng tác. Tô Hoài thực sự thâm nhập đời sống
nhân dân các dân tộc vùng cao ở hầu khắp mọi nơi, từ Đông Bắc sang Tây Bắc, suốt
vòng đai biên giới Việt - Trung.
Sau nhiều tháng năm đi sâu vào đời sống nhân dân các dân tộc miền núi đã trở
thành một mảng tâm hồn của nhà văn. Và hình ảnh Tây Bắc đau thương, anh dũng đã
trở thành nỗi ám ảnh thường trực trên những trang sách của Tô Hoài. Hai tiếng Chéo
lù! Chéo lù! (Trở lại! Trở lại!) như tiếng mời gọi thôi thúc không nguôi. Và ông đã
từng trở đi trở lại, viết rồi lại viết tiếp về quê hương ấy với một tình nghĩa sâu nặng của
người ruột thịt. Căn cứ vào số lượng tác phẩm và hành trình sáng tác, có thể coi Tô
Hoài là nhà văn viết nhiều nhất thuỷ chung nhất với đề tài miền núi.
Tính phong phú đa dạng của văn xuôi Tô Hoài thể hiện rất rõ trong mảng
truyện và ký viết về miền núi. Từ tập truyện được xuất bản sớm nhất Núi cứu quốc
(1948) đến Xuống làng (1951), sau đó là Truyện Tây Bắc (1953), Tào lường (1955),
Tô Hoài tưởng như đã khép lại một quãng đường sáng tác, nhưng rồi ông lại mở tiếp
một chặng đường mới dài hơn. Miền Tây xuất bản năm 1967 là sự trở lại đề tài này
với rất nhiều công phu. Tiểu thuyết Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971) cũng là kết quả
của một thời gian dài thâm nhập vùng quê hương của nhà cách mạng ở Lạng Sơn.
Những tập tiếp theo Họ Giàng ở Phìn Sa ( truyện 1984), Nhớ Mai Châu (tiểu
thuyết - 1988) chứng tỏ một vốn sống dồi dào và một sức viết dẻo dai và ngày càng
sung mãn. ấy là không kể đồng thời với truyện là sự xuất hiện của các tập ký về
cùng đề tài. Truyện và ký Tô Hoài viết về hầu hết các vùng, các miền với những con
người dân tộc mang bản sắc khác nhau: Mường, Thái, Nùng, Dao, Hmông
Tô Hoài đã viết: "Hình ảnh Tây Bắc lúc nào cũng thành nét, thành người, thành
việc trong tâm trí tôi" (Tôi viết Truyện Tây Bắc). Hiện thực cuộc sống và con người
miền núi đã trở thành đối tượng thẩm mỹ trực tiếp của những trang viết Tô Hoài. Vốn
21
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
sống cũ của Tô Hoài được huy động vào những hiểu biết mới như sự đối sánh. Nhờ
vậy có thể coi như ông đã có những trang viết về cuộc đời mới bằng cả hai vốn sống
mới và cũ. Không kể khung cảnh và những con người mới như những phác thảo chân
dung và cảnh tượng trong những sáng tác miền núi ban đầu (Núi Cứu quốc, Xuống
làng), người và việc thực sự đã là những điển hình đặc sắc trong tập Truyện Tây Bắc.
Với ánh sáng lý tưởng mới, Tô Hoài đã nhìn sâu và soi rọi được vào xã hội cũ đã từng
tồn tại triền miên trong tăm tối, lạc hậu- cái xã hội phong kiến miền núi còn mang
những tàn tích có màu sắc trung cổ ngay trong thời kháng chiến chống Pháp.
Từ sự thiết thiết tha gắn bó với cuộc sống, con người miền núi, Tô Hoài đã có
những tác phẩm đặc sắc viết về miền núi.
Năm 1943 ông tham gia văn hoá cứu quốc bí mật, đó là bước ngoặt quyết định
trong cuộc đời cầm bút của ông. Cách mạng tháng Tám thành công, Tô Hoài làm
phóng viên báo Cứu quốc. Những chuyến đi mê mải với nhiệm vụ phóng viên đã
đưa nhà văn đến vùng quê mới, trong đó có vùng đất miền Tây. Có thể nói trong
cuộc đời nghệ thuật của mình, Tô Hoài đã coi miền núi là quê hương thứ hai của
mình. Đi tới đâu Tô Hoài cũng có ý thức sống chan hoà với quần chúng. Ông sẵn
sàng "ba cùng" với nhân dân, từ đó mà hiểu họ. Chính Tô Hoài trong bài Tôi viết
Truyện Tây Bắc đã viết: ở với mọi người, cố gắng làm như người trong nhà, sự
thông cảm mau chóng đến ngay. Thanh niên Hmông quý bạn thích được ngủ
chung với bạn, tôi ngủ chung với anh em. Những lúc trên núi không có muối, phải
ăn thịt chó, thịt ngựa nhạt, ăn rêu đá nướng, ăn bọ hung xào, tôi ăn như bà con. Lại
những cảnh vác củi, thổi sáo, bắn chuột, đào con rúi, bắt cá suối, đêm sáng trăng
theo thanh niên Hmông đi cướp vợ ( một phong tục cưới của người Hmông), rồi
những cảnh ăn tết với người Thái, tết người Hmông, mà tôi tả trong Truyện Tây
Bắc đều là những cảnh tôi biết hoặc chính mình có làm qua trong các địa phương".
Như vậy qua những chuyến đi thực tế miền núi và từ cuộc đời thực, tác giả lột
xác" nâng tình cảm cách mạng lên kịp với lý trí cách mạng. Sự cân bằng đó giúp
cho Tô Hoài sáng tác những tác phẩm về miền núi thành công.
22
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Những tác phẩm của Tô Hoài viết về đề tài miền núi có thể chia làm hai loại.
Một loại viết về những vấn đề chung ( chính trị, xã hội) trong phong trào cách mạng
dân tộc dân chủ và xã hội chủ nghĩa như Truyện Tây Bắc, Miền TâyLoại truyện
thứ hai viết về người thật việc thật, về các anh hùng tiêu biểu của miền núi như
Hoàng Văn Thụ ( Dân tộc Tày), Kim Đồng (dân tộc Nùng), Vừ A Dính, Giàng A
Thào (dân tộc Hmông)
* Những tác phẩm viết về những vấn đề chung
Những năm kháng chiến chống Pháp, Tô Hoài đi vào đời sống các dân tộc ở
Việt Bắc, tìm hiểu và miêu tả cuộc sống của họ. Và sự đổi thay trong sáng tác của
ông trước hết là đổi mới về chủ đề và đề tài. Từ cuộc sống quẩn quanh, chật hẹp của
một vùng dân nghèo thợ thủ công, Tô Hoài đã chuyển sang cảnh sống rộng lớn tưng
bừng của nhiều lớp người ở nhiều địa phương, hào hứng đi theo cách mạng và tham
gia kháng chiến, trong đó nổi bật là cuộc sống với những thay đổi, cách mạng của
đồng bào các dân tộc thiểu số. Tập truyện Núi Cứu quốc (1948) bước đầu chứng tỏ
những kết quả thâm nhập vào các làng của Tô Hoài.
Năm 1949, Tô Hoài viết Ngược sông Thao; 1951 viết Chính phủ tạm vay và
Xuống làng.
Năm 1952, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc trong chiến dịch Tây
Bắc. Tô Hoài đi sâu vào các khu du kích của các dân tộc Mường, Dao, Thái Đây
là vốn lớn tạo nên Truyện Tây Bắc. Truyện Tây Bắc đánh dấu bước ngoặt quyết
định của Tô Hoài trong quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa hiện thực phê phán sang
chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tập Truyện Tây Bắc là thành công xuất sắc,
khẳng định bước phát triển mới của phong cách sáng tạo của Tô Hoài. Quá trình
giác ngộ cách mạng của những người dân miền núi được Tô Hoài miêu tả chân thực
và cụ thể theo hướng đi lên, theo quy luật vận động biện chứng của cuộc đấu tranh
cách mạng. Những người lao động nghèo khổ, nạn nhân của xã hội cũ như A Phủ,
Mỵ đã thực sự tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội với tư cách của người làm chủ.
23
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Sự thành công của Truyện Tây Bắc còn là sự miêu tả những khung cảnh mang đậm
màu sắc riêng của miền núi.
Chủ đề cách mạng ở miền núi được tiếp nối ở một số tác phẩm trong nhiều
năm sau này. Tiểu thuyết Miền Tây (1967) là sự tiếp nối hướng đi ấy, thể hiện tài
năng sáng tạo của Tô Hoài. Nếu Truyện Tây Bắc thể hiện được con đường đi của
các dân tộc miền núi trong cách mạng dân tộc dân chủ, thì Miền Tây lại phản ánh
công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của Tây Bắc trong thời kỳ mới. Có thể coi
Miền Tây là hậu Truyện Tây Bắc, là Tây Bắc ở trang sử mới. Miền Tây nói về thời
gian những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng phản ánh sâu sắc hơn cuộc
đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp. Đế quốc Mỹ và nhiều đế quốc khác từ biên giới
Việt- Lào hùa với bọn chúa đất Đèo Văn Long, Mùa Sống Cổ và những tên tay sai
khác tổ chức các hoạt động chống phá cách mạng. Phong trào"xưng vua", "đón vua"
của bọn phản động được dấy lên nhằm phá hoại cách mạng trong bước đầu xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Tô Hoài đã chọn gia đình bà Giàng Súa làm trung tâm cho
câu chuyện. Bà nghèo khổ này có một phần cuộc đời chìm trong ảm đạm của chế
độ cũ. Đã có lúc gia đình bà bị nghi là có ma và phải đuổi khỏi làng, sống lang
thang trong rừng. Cách mạng đã trả cho gia đình bà Giàng Súa về với niềm vui của
cuộc đời bình thường, quen thuộc. Nhưng điều lớn lao hơn câu chuyện một gia đình
là niềm vui trong cuộc đời mới của một vùng đất quê hương.
Miền Tây cũng như Truyện Tây Bắc là những tác phẩm đã miêu tả sinh động
những chặng đường phát triển của nhân dân các dân tộc miền núi, đặc biệt ở vùng cao
trải qua cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm
chứng tỏ tài năng tiểu thuyết của Tô Hoài. Tài năng ấy tuy chưa được biểu lộ trọng vẹn
nhưng đã nổi bật ở phương diện tổ chức, triển khai cốt truyện và dựng cảnh, trần thuật
sự kiện với nhiều chi tiết sinh động của đời sống nhờ vào sức tưởng tượng mạnh mẽ kết
hợp với tài quan sát tinh tường. Đồng thời tiểu thuyết cũng đã dựng được một số nhân
vật có những nét điển hình rõ rệt : Giàng Súa, Thào Nhìa, Nghĩa. Nhiều nhân vật khá
thành công, gây được ấn tượng: Vừ Soá Toả, Thào Mị.
24
Khoá luận tốt nghiệp
VươngHồng Nhung
Về mặt nghệ thuật, trên một số phương diện, Miền Tây có những điểm mới so
với Truyện Tây Bắc: Là tiểu thuyết, nhưng Miền Tây giàu chất ký sự. Tác giả đã cố
gắng có hiệu quả khi kết hợp bút pháp hiện thực với bút pháp trữ tình lãng mạn giàu
chất thơ. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, Miền Tây là cuốn tiểu thuyết có
giá trị, xứng đáng với giải thưởng Bông sen của Hội Nhà văn á - Phi.
* Loại thứ hai viết truyện về người thật việc thật, về các anh hùng tiêu biểu của
miền núi như Hoàng Văn Thụ (dân tộc Tày), Kim Đồng (dân tộc Nùng), Vừ A Dính,
Giàng A Thào ( dân tộc Hmông).
Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ là tác phẩm thành công nhất trong mảng sáng tác
này. ở đây có bức tranh xã hội rất sinh động với cảnh đời cũ đầy khổ ải, xót xa, có
những thân phận đau khổ của bao con người bất hạnh. Nổi bật là một lớp thanh niên
có chí lớn, quyết tâm ra đi tìm lý tưởng cách mạng, trong đó tiêu biểu là Hoàng Văn
Thụ. Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ giúp cho thanh niên hiểu được sâu sắc xã hội cũ, từ
đó thấy hết niềm tự hào vui sướng của một con người được sống tự do, hạnh phúc
dưới chế độ xã hội chủ nghĩa; nhưng chủ yếu là tác giả làm cho họ thấm thía con
đường gian khổ đi tìm lý tưởng tìm cách mạng của thế hệ cha anh trước 1930.
1.2. Vấn đề bản sắc văn hoá trong sáng tác văn học.
1.2.1. Bản sắc văn hoá.
Có thể hiểu bản sắc văn hoá như là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc. Bản
sắc văn hoá là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hoá dân tộc, được hình
thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc
trưng ấy ở ''tầng nền'' mang tính bền vững, tiềm ẩn. Nếu bản sắc văn hoá là trừu
tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể.
Bản sắc văn hoá mang nét riêng cả vật chất lẫn tinh thần được thể hiện ở một cộng
đồng xã hội- dân tộc cụ thể, riêng biệt. Bản sắc dân tộc là sự thể hiện phẩm chất của
một dân tộc trong tính riêng biệt, đặc trưng của dân tộc đó. Tất cả những gì có thể
25