Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Bản sắc văn hoá miền núi trong tiểu thuyết đồng bạc trắng hoa xoè của ma văn kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.32 KB, 62 trang )

Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
*

*

*

ĐỖ THỊ YẾN

BẢN SẮC VĂN HÓA MIỀN NÚI TRONG
TIỂU THUYẾT ĐỒNG BẠC TRẮNG HOA XÒE
CỦA MA VĂN KHÁNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
TH.S. VŨ VĂN KÝ

1


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình triển khai đề tài khóa luận: “Bản sắc văn hóa miền núi trong
tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe của Ma Văn Kháng”, tác giả khóa luận đã thường
xuyên nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình của
các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy, cô trong tổ Văn học Việt
Nam và Thạc sĩ Vũ Văn Ký – người hướng dẫn trực tiếp.
Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn trân
trọng nhất đến các thầy, cô.
Do năng lực của người nghiên cứu có hạn, khóa luận chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô và các bạn đồng
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2009.
Người thực hiện

Đỗ Thị Yến

2


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: “Bản sắc văn hóa
miền núi trong tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe của Ma Văn Kháng” là công trình

nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thạc sĩ Vũ Văn Ký – giảng
viên tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2009
Người thực hiện

Đỗ Thị Yến

3


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề2
3. Mục đích nghiên cứu4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu4
5. Đối tượng phạm vi nghiên cứu4
6. Phương pháp nghiên cứu5
7. Đóng góp của khóa luận5
8. Cấu trúc khóa luận5


NỘI DUNG6
Chương 1: Ma Văn Kháng và vấn đề bản sắc văn hóa trong sáng tác văn học6
1.1 Giới thiệu chung về nhà văn Ma Văn Kháng6
1.1.1 Cuộc đời 6
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác7
1.1.3 Ma Văn Kháng và mảng sáng tác về đề tài miền núi, dân tộc8
1.2 Bản sắc văn hóa trong sáng tác văn học10
1.2.1 Bản sắc văn hóa 10
1.2.2 Bản sắc văn hóa trong sáng tác văn học11
1.2.3 Bản sắc văn hóa trong sáng tác về đề tài miền núi, dân tộc13

4


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2 : Bản sắc văn hóa miền núi trong tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe
của Ma Văn Kháng17
2.1 Giới thiệu chung về tác phẩm 17
2.2 Bản sắc văn hóa miền núi trong tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe của Ma
Văn Kháng18
2.2.1 Không gian hiện thực phản ánh 18
2.2.2 Thế giới nhân vật 29
2.2.3 Ngôn ngữ nghệ thuật40

KẾT LUẬN46
TÀI LIỆU THAM KHẢO48


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ sau cách mạng tháng 8/1945, Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc
phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội ở miền núi, bởi đây là một địa bàn chiến lược có vị
trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng

5


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

đất nước. Thực hiện đường lối văn nghệ của Đảng, rất nhiều văn nghệ sĩ đã hướng ngòi
bút của mình đến khai phá một vùng thẩm mỹ dẫu mới mẻ nhưng vô cùng hấp dẫn. Đó
là mảnh đất miền núi hoang sơ, kỳ vĩ chứa đựng biết bao điều bí ẩn. Đó là con người
miền núi với nếp cảm, nếp nghĩ, lối sống chân thật, mãnh liệt và hết sức hồn nhiên. Đó
là bức tranh sinh hoạt, phong tục của đồng bào các dân tộc thiểu số với cả những nét
đep truyền thống lẫn những hủ tục còn ấu trĩ lạc hâu. “Mỗi tác phẩm (thực sự) là một
góc rừng của Tổ quốc, một hình ảnh thu gọn của một dân cư … giúp ta hình dung được
trong những đặc điểm thống nhất của các dân tộc còn có mặt đa dạng của nó, trong cái
chung của các dân tộc cùng sống trong đại gia đình Việt Nam còn có cái riêng của từng
dân tộc không thể trộn lẫn” (Nguyễn Văn Toại). Đề tài khóa luận tìm hiểu phương
diện: “Bản sắc văn hóa miền núi trong tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe của Ma Văn
Kháng” là tiếp cận một vấn đề có ý nghĩa khoa học, nó vừa diễn tả được cái riêng độc
đáo của mảnh đất, con người vùng cao vừa thể hiện được tài năng, tâm huyết của người
nghệ sĩ.
Cùng với Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Vi Hồng… và một số tác giả khác, Ma Văn
Kháng được xem như là nhà văn có sở trường và viết rất thành công về đề tài miền núi,
dân tộc. Ở chặng phát triển thứ ba của bộ phận văn xuôi viết về mảng đề tài này, các

sáng tác của Ma Văn Kháng đặc biệt là tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe đã góp một
tiếng nói vô cùng quan trọng, khẳng định vai trò không thể thiếu của bộ phận văn xuôi
viết về đề tài miền núi, dân tộc trong trong nền văn học Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên cho đến nay do chưa được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông, cũng như
là một vấn đề còn mới mẻ nên việc nghiên cứu, giới thiệu, phê bình,bình luận tác phẩm
chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. Bởi vậy triển khai đề tài của khóa luận là việc
rất có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu tác phẩm.
Là sinh viên cử nhân văn học, đề tài này giúp chúng tôi có dịp tìm hiểu sâu một
mảng sáng tác đặc biệt của văn học Việt Nam sau năm 1945, là bước đầu tập dượt
nghiên cứu một vấn đề khoa học. Điều này rất có ích cho chúng tôi - những người sau

6


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

này sẽ làm công việc liên quan đế các lĩnh vực: nghiên cứu văn học, báo chí, công tác
xã hội hay một giáo viên dạy văn.
Chúng tôi lựa chọn đề tài này còn xuất phát từ sự quan tâm, hứng thú muốn tìm
hiểu vấn đề bản sắc văn hóa miền núi trong tác phẩm văn xuôi, cũng như xuất phát từ
sự ngưỡng mộ văn chương của một nhà văn gốc Hà nội nhưng dành nhiều tình cảm sâu
sắc cho mảnh đất và con người vùng núi cao.
Những lý do trên đây là động cơ thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của
khóa luận: Bản sắc văn hóa miền núi trong tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe của Ma
Văn Kháng.
2. Lịch sử vấn đề
Vùng biên ải xa xôi vốn là một “miền đất dữ”. Nơi đây kẻ thù phong kiến thực
dân qua bao thế kỉ đã lợi dụng khác biệt về vấn đề lãnh thổ, tộc người để thực hiện âm

mưu “chia để trị” của chúng. Sinh sống ở vùng núi cao, điều kiện địa lý tự nhiên khó
khăn, lại chịu áp bức lâu dài của kẻ thù cả về thế quyền và thần quyền nên sự chênh
lệch về mọi mặt giữa miền núi và miền xuôi là vô cùng to lớn. Nhận thức sâu sắc về
vấn đề đó, từ sau cách mạng tháng 8/1945, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước cũng như của Hội nhà văn, văn chương Việt Nam có thêm một chi lưu đặc biệt.
Một số tài năng gắn bó nhiều năm với mảnh đất và con người miền núi, họ đã tạo nên
một bộ phận đẹp đẽ của văn chương, đó là mảng văn xuôi viết về đề tài miền núi, dân
tộc. Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, bộ phận văn học này đã có được những thành tựu
đáng kể.Tuy nhiên., nếu nhìn nhận một cách khách quan thì không chỉ các sáng tác này
chưa tương xứng với vị trí, tầm quan trọng của nó mà chính những sáng tác đó cũng
chưa nhận được sự quan tâm, chú ý thực sự của giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Trong điều kiện khả năng tư liệu của chúng tôi tìm hiểu được thì các bài viết không
nhiều và khá rời rạc, chưa có một công trình nghiên cứu sáng tác văn xuôi về đề tài
miền núi, dân tộc nào một cách quy mô, có hệ thống cũng như chưa thực sự quan tâm
đến vấn đề bản sắc văn hóa miền núi được thể hiện trong các sáng tác.

7


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

Trong bài viết Cốt truyện trong văn xuôi dân tộc và miền núi (Nghiên cứu văn
học 11.2008), tác giả Phạm Duy Nghĩa mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đóng góp,
hạn chế của văn xuôi miền núi, dân tộc thể hiện trên phương diện cốt truyện.
Trong bài Một vài biểu hiện đặc điểm dân tộc qua một số tiểu thuyết miền núi
(Tạp chí văn học 4.1981), tác giả Nguyễn Văn Toại dù đã đề cập đến vấn đề biểu hiện
đặc điểm dân tộc nhưng mới dừng lại ở góc độ khái quát, tức là chỉ ra các biểu hiện ấy
bằng việc điểm xuyết qua một số tiểu thuyết tiêu biểu: Đất nước đứng lên (Nguyên

Ngọc), Miền Tây (Tô Hoài), Đồng bạc trắng hoa xòe (Ma Văn Kháng)… chứ không
tập trung đi sâu nghiên cứu biểu hiện ấy ở một tác phẩm cụ thể.
Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, bút danh Ma Văn Kháng chính thức xuất
hiện trên văn đàn, nhưng tên tuổi của nhà văn này chỉ thực sự được khẳng định từ sau
năm 1975. Dù là ngòi bút chủ yếu đi về trên hai miền đất chính: cuộc sống, phong tục
của những người dân miền núi và những đa đoan, phức tạp của đời sống thành thị thời
hậu chiến nhưng dường như giới nghiên cứu mới chỉ tập trung chú ý tới mảng thứ hai
của ông.Trong giới hạn tìm hiểu của mình chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch khá
lớn về số lượng các bài viết giữa hai mảng đề tài.
Trong khi Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Chó Bi đời
lưu lạc, Ngược dòng nước lũ tốn biết bao giấy mực của các nhà phê bình thì số lượng
các bài tìm hiểu, nghiên cứu các tác phẩm của Ma Văn Kháng viết về miền núi, dân tộc
lại rất khiêm tốn, mới chỉ có bài viết của Đào Thủy Nguyên tìm hiểu Truyện ngắn của
Ma Văn Kháng và vấn đề thức tỉnh con người vùng cao (Nghiên cứu văn học 3/2008),
các bài viết về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của tác giả in rải rác trên một số báo: Văn
nghệ, Diễn đàn văn nghệ và trên mạng internet.
Thậm chí tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe dù được đánh giá là tác phẩm
thành công nhất của Ma Văn Kháng về đề tài miền núi dân tộc song cũng chỉ mới có
bài giới thiệu của nhà nghiên cứu của Trần Đăng Suyền khi cuốn tiểu thuyết này được
xuất bản.

8


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

Tuy nhiên khi tìm hiểu nguồn tài liệu ít ỏi trên chúng tôi thấy rằng, dù viết về
vấn đề nào thì tác giả của bài viết vẫn ít nhiều nêu lên được một số nét riêng, độc đáo

trong các sáng tác về miền núi, dân tộc như: Vấn đề cốt truyện trong bài viết của Phạm
Duy Nghĩa, tính cách dân tộc thể hiện qua hệ thống thần tượng nhân vật, qua cảm
hứng của tác phẩm trong bài viết của Nguyễn Văn Toại; "bản năng bán khai kinh thiên
động địa" chỉ có ở con người miền biên ải mà Ma Văn Kháng khai thác và thể hiện
được trong các truyện ngắn của mình trong bài viết của Đào Thuỷ Nguyên; hay thành
công của Ma Văn Kháng trong việc taí hiện cuộc sống có tính đặc thù của đồng bào
Hmông vào giai lịch sử đầy những biến động ở tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xoè
trong bài giới thiệu của Trần Đăng Suyền... Đây chính là những gợi ý cho chúng tôi
triển khai thực hiện khóa luận này. Hi vọng rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ
góp phần làm cho độc giả hiểu rõ hơn về nhà văn Ma Văn Kháng và các sáng tác về
miền núi, dân tộc của ông; đặc biệt là giúp cho bạn đọc có thể cảm nhận được những
nét riêng biệt đặc sắc của mảnh đất miền núi Lào Cai xa xôi cũng như của tộc người
thiểu số Hmông ở "vùng biên ải" vốn bị xem là "miền đất dữ" này.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện khoá luận này chúng tôi nhằm vào các mục đích chính sau:
- Có cái nhìn khái quát về tác giả Ma Văn Kháng và sự nghiệp sáng tác của ông,
đặc biệt là các sáng tác về đề tài miền núi, dân tộc.
- Đóng góp của nhà văn Ma Văn Kháng đối với sự phát triển của mảng văn xuôi
về đề tài miền núi, dân tộc của văn học Việt Nam hiện đại cũng như đối với sự nghiệp
xây dựng và phát triển đời sống văn hoá vùng cao.
- Đặc sắc của tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xoè trong việc thể hiện bản sắc
văn hoá miền núi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Người nghiên cứu khi triển khai đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:

9


Đỗ Thị Yến


Khóa luận tốt nghiệp

- Nghiên cứu về tác giả Ma Văn Kháng và vấn đề bản sắc văn hoá trong tác phẩm
văn học.
- Xác lập các công việc cụ thể khi đi từ các vấn đề lý thuyết chung đến các biểu
hiện của bản sắc văn hoá miền núi được thể hiện trong tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa
xoè.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận sẽ là
tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xoè được nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1979. Tuy
nhiên để có cái nhìn sâu sắc và tổng thể hơn về nội dung của khoá luận, chúng tôi còn
mở rộng tìm hiểu vấn đề qua sự so sánh với một số tác phẩm khác cùng đề tài của
chính tác giả cũng như của một số tác giả khác như Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), Đất
nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Rừng động (Mạc Phi)...
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp phân tích tác phẩm.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
7. Đóng góp của khoá luận
- Góp phần tìm hiểu nhà văn Ma Văn Kháng và sáng tác về đề tài dân tộc, miền
núi của tác giả.
- Giúp độc giả có cái nhìn về bản sắc dân tộc trong sáng tác văn học nói chung
và bản sắc văn hoá miền núi trong tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xoè nói riêng.
- Bồi dưỡng tình yêu đối với văn hoá dân tộc và văn hoá các dân tộc ít người
trong sáng tác văn học.
8. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm hai chương:
Chương 1:
Ma Văn Kháng và vấn đề bản sắc văn hoá trong tác phẩm văn học.


10


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2:
Bản sắc văn hoá miền núi trong tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xoè
của Ma Văn Kháng.

11


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MA VĂN KHÁNG VÀ VẤN ĐỀ BẢN SẮC VĂN HÓA TRONG
SÁNG TÁC VĂN HỌC

1.1. Giới thiệu chung về nhà văn Ma Văn Kháng
1.1.1 Cuộc đời
Ma Văn Kháng sinh ngày 1.12.1936, tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, quê gốc
ở làng Kim Liên, Kẻ Chợ nay là phường Phương Liên – quận Đống Đa – Hà Nội.
Năm 1948 khi vừa tròn 12 tuổi, Ma Văn Kháng vào học trường Thiếu nhi Việt
Nam, rồi chuyển sang Đội thiếu nhi nghệ thuật. Ít lâu sau lại được vào trường Thiếu
sinh quân Việt Nam, rồi được cử đi học trung cấp sư phạm tại khu học xá Nam Ninh –

Trung Quốc.
Sau khi hòa bình lập lại (1954 – 1956) Ma Văn Kháng được điều động lên dạy
học ở Lào Cai – một tỉnh thuộc miền biên giới Tây Bắc.
Đầu năm 1960, Ma Văn Kháng về Hà Nội học Đại học Sư Phạm. Sau khi tốt
nghiệp, một lần nữa ông được cử trở lại công tác tại mảnh đất Lào Cai.
Trong hơn 20 năm gắn bó với vùng biên ải xa xôi này, Ma Văn Kháng lần lượt
trải qua các cương vị công tác: Giáo viên dạy văn; Hiệu trưởng trường cấp 2, cấp 3 phổ
thông Lào Cai; Làm công tác thuế nông nghiệp ở huyện Bảo Thăng; Làm phóng viên
rồi Phó Tổng biên tập báo Lào Cai và Thư ký cho bí thư tỉnh ủy Lào Cai là đồng chí
Trường Chinh.

12


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

Sau khi được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam (1974), năm 1976, ở tuổi 40,
Ma Văn Kháng trở về Hà Nội làm ở ngành xuất bản. Trong nhiều năm liền, ông làm
Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Lao Động.
Từ tháng 3/1995 đến nay, Ma Văn Kháng được bầu vào Ban chấp hành Hội nhà
văn Việt Nam và từng đảm nhiệm qua các cương vị công tác: Trưởng ban sáng tác của
Hội nhà văn Việt Nam, Ủy viên Đảng Đoàn Hội, Tổng biên tập tạp chí “Văn học nước
ngoài”. Hiện nay, ông là Trưởng ban tổ chức – Hội viên, chủ nhiệm tạp chí “ Văn học
nước ngoài”.
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác.
Ma Văn Kháng là cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam nửa sau thế kỷ XX.
Trong hơn 20 năm làm việc tại Lào Cai, có lúc chàng thanh niên Hà Nội được cử đi
làm công tác thuế nông nghiệp ở huyện Bảo Thắng, bị sốt rét ác tính nằm liệt giường

trong nhiều ngày. Anh được người bạn lớn tuổi là anh Ma Văn Nho – Phó chủ tịch
huyện Bảo Thắng lặn lội tìm thầy thuốc chữa khỏi bệnh. Sau đó hai người kết nghĩa
anh em. Để thể hiện sự cảm phục và biết ơn sâu sắc với người anh kết nghĩa, Đinh
Trọng Đoàn đã cải tên thành Ma Văn Kháng. Từ đó đến nay, Ma Văn Kháng vừa là tên
thường dùng, vừa là bút danh khi làm báo, viết văn của người nghệ sĩ này.
Bắt đầu sáng tác từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX với truyện ngắn đầu tay
Phố cụt (Văn học 3/1961), đến nay đời văn của Ma Văn Kháng đã trải dài hơn 40 năm.
Là một cây bút cần mẫn và say mê sáng tạo, Ma Văn Kháng đã tạo dựng được một văn
nghiệp khá đồ sộ hơn 8000 trang viết bao gồm 19 tập truyện ngắn, 11 cuốn tiểu thuyết
và 3 tập truyện viết cho thiếu nhi. Gần đây, hơn một nửa số tác phẩm này đã được
tuyển chọn vào bộ sách 10 tập do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành.
Tác phẩm tiêu biểu của Ma Văn Kháng được đông đảo bạn đọc chú ý là: Đồng
bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết – 1979), Mưa mùa hạ (tiểu thuyết – 1982), Vùng biên ải
(tiểu thuyết – 1983), Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết – 1985), Đám cưới không có
giấy giá thú (tiểu thuyết – 1989), Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết – 1992), Ngược dòng

13


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

nước lũ ( tiểu thuyết – 1999); Các tập truyện ngắn: Ngày đẹp trời (1986), Vệ sĩ của
Quan Châu (1988), Trái chín mùa thu (1988), Heo may gió lộng (1992), Trăng soi sân
nhỏ (1994), Ngoại thành (1996), Vòng quay cổ điển (1997)…
Sở trường với hai thể tài truyện ngắn và tiểu thuyết, chuyên chú vào hai mảng
đề tài dân tộc – miền núi và đời sống thị thành thời hậu chiến, các sáng tác của Ma Văn
Kháng khắc họa sắc nét bức tranh hiện thực sôi động của xã hội Việt Nam qua những
biến thiên dữ dội của lịch sử và cách mạng; làm hiện lên với sức ám ảnh và ấn tượng

khó quên về những số phận chìm nổi, thậm chí nhiều oan khiên của hàng loạt tính cách
mà nổi bật là những người dân lao động chất phác, những người đàn bà xinh đẹp,
những em nhỏ yếu ớt cần sự chở che, những trí thức văn nghệ sĩ tự trọng mà đơn độc.
Là một nhà nhân văn chủ nghĩa lập nghiệp từ nghề dạy học, Ma Văn Kháng
miêu thuật đậm đà nét bi tráng trong những xung đột giữa các thế lực xã hội, sắc tộc;
cuộc đấu tranh đầy thử thách, cam go để vượt lên định mệnh; sự khắc nghiệt của hoàn
cảnh thiên nhiên, môi trường; những ràng buộc của thói tục, tập quán từ bao đời; sức
trỗi dậy của những bản năng tiềm ẩn; những mặt còn khuất lấp trong đời sống bên
trong phồn tạp mà đa đoan của con người… Qua đó nhà văn cho thấy triển vọng và
thắng lợi của cái mới, cái tiến bộ, cách mạng; nội lực đáng khâm phục của những nhân
cách hướng thiện, hiền minh, khoan hòa; sự tha hóa và kết cục trớ trêu của các thế lực
phản động, hắc ám, bạo tàn.
Với gần 200 truyện ngắn và hàng chục cuốn tiểu thuyết trong đó có những tác
phẩm giá trị được giải thưởng trong nước và quốc tế, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước
ngoài, Ma Văn Kháng đã thể hiện một bước tiến trong nghệ thuật tự sự văn xuôi tiếng
Việt. Ông đã tạo dựng được phong cách riêng của một cây bút hiện thực – cảm thương,
từng trải, tinh tế mà gan ruột, đằm thắm. Văn chương của ông sống động, truyền đạt
xác thực nhân cách là bản sắc dân tộc đa dạng trong cái nhìn, nếp cảm, lối nghĩ vừa cá
biệt, vừa tiêu biểu cho chân dung của nhiều hạng người Việt Nam từ miền núi cao xa
xôi tới cùng thị thành ồn ào, náo nhiệt.

14


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

Với tất cả những cống hiến to lớn cho nền văn học, nghệ thuật nước nhà, Ma
Văn Kháng đã vinh dự được nhận rất nhiều giải thưởng lớn: Giải thưởng B của Hội

nhà văn 1986 dành cho tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn; Tặng thưởng của Hội đồng
văn xuôi Hội nhà văn (1995); Giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 1998 cho tập
truyện Trăng soi sân nhỏ; Giải thưởng nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2001…
Ông thực sự là một trong những tác gia văn xuôi lực lưỡng nhất của văn học Việt Nam
hiện đại nửa cuối thế kỷ XX.
1.1.3. Ma Văn Kháng và mảng sáng tác về đề tài miền núi, dân tộc
Chúng ta biết rằng, giống như một duyên nghiệp, con đường số phận mỗi lúc
một đưa chàng thanh niên đất Hà thành rời xa thủ đô Hà Nội, lên với Tây Bắc xa xôi
trùng điệp núi non hùng vĩ. Thời gian đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Lào Cai nói
riêng và miền núi nói chung còn giữ được nhiều vẻ hoang sơ với những tập tục sinh
hoạt cổ xưa. Với lòng hiếu kỳ của tuổi trẻ, với đầu óc ham hiểu biết, ham khám phá
của một tri thức; với trái tim nồng nhiệt của một người cầm bút, Ma Văn Kháng vồ vập
mảnh đất lạ bằng một tình yêu say đắm. Ngoài giờ dạy học trên lớp, anh đến với các
bản mường. Vạch lau lách mà đi, xắn quần mà lội suối, chống gậy mà leo vách đá theo
cuộc sống kêu gọi. Kia là bản Mèo chót vót trên đỉnh núi mù sương giống như tổ chim
phượng hoàng đá trên vách núi; kia là phiên chợ rực rỡ màu sắc và âm vang tiếng ngựa
hí; những đám cưới, đám ma còn giữ nguyên phong vị cổ sơ; những câu hát, điệu múa
giàu bản sắc… Đi không mệt mỏi, sau mỗi chuyến đi, đầu óc anh lại ngùn ngụt những
ý tưởng mới về lẽ sống, về sáng tạo… Những trang viết đầu đời Phố cụt, Xa phủ toát
lên cái nhanh nhẹn của một cây bút trẻ hăm hở bước vào nghề, trang trải cái tự tin,
mạnh mẽ và thiết tha đối với những gì là tốt đẹp, mới mẻ trong cuộc đời.
Chau chuốt, chắt lọc từng mẩu nhỏ của cuộc đời giống như con ong làm mật,
sống chan hòa cùng bà con dân bản, Ma Văn Kháng đã tái hiện được những thời điểm
lịch sử chao chát búa rìu, xây dựng được những nhân vật độc đáo, giàu cá tính, đủ hình
đủ kiểu. Đó là những tên chi châu, lang đạo thâm hiểm, hung ác (Đồng bạc trắng hoa

15


Đỗ Thị Yến


Khóa luận tốt nghiệp

xòe); đó là bọn thổ phỉ, tướng cướp mất hết nhân tính và đầy ranh mãnh (Vùng biên ải);
đó là những người dân miền núi lặng lẽ, hiền lành, đôn hậu, chất phác (Gió rừng, Đồng
bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải); đó là những thiếu nữ nhan sắc được tuyển vào các
đội hát xòe phục vụ sự hưởng lạc của bọn quan lại ăn trên ngồi trốc (Gặp gỡ ở
Lapántẩn); đó là những người phụ nữ vùng cao chịu bao nỗi đăng cay, cơ cực (Đồng
bạc trắng hoa xòe)…
Thi hào người Pháp Paul Eluard tuyên bố rằng: “ Tất cả các nhà văn có trách
nhiệm khẳng định cuộc đời mình phải bắt rễ vào đời sống”. Thật vậy, cuộc bắt rễ vào
cuộc sống Lào Cai Tây Bắc suốt mấy chục năm trời đã giúp Ma Văn Kháng có những
thành công thực sự đóng góp cho nền văn học đương thời đặc biệt là mảng văn xuôi
viết về đề tài miền núi, dân tộc.
Đi sau Tô Hoài, Nguyên Ngọc là hai đỉnh cao của văn xuôi viết về miền núi,
dân tộc ở hai chặng phát triển đầu tiên: 1945 – 1954, 1955 – 1975, Ma Văn Kháng có
điều kiện được chuẩn bị chu đáo hơn về kiến văn và có tầm nhìn của thời đại mới hơn.
Bắt đầu không chỉ bằng những câu chuyện có tính hấp dẫn về sắc tộc, Ma Văn Kháng
sáng tạo nên những tác phẩm mang đến tầm vóc sử thi, xứng đáng với số phận lịch sử
của miền Tây Bắc cũng như số phận của con người nơi đây. Cùng với tiểu thuyết Gió
rừng (1977), Vùng biên ải (1985) và hàng trăm truyện ngắn khác: Người con trai họ
Hạng, Mùa mận hậu, Mã Đại Câu, Người quét chợ mường Cang, Giàng Cả, Kẻ lang
thang… Tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe đã đưa Ma Văn Kháng trở thành cây bút
tiêu biểu, đi đầu trong chặng phát triển thứ ba của bộ phận văn học đặc biệt này.
Tóm lại, mảng văn xuôi viết về đề tài miền núi, dân tộc được khởi lên từ sau
Cách mạng Tháng Tám 1945 và đạt được thành tựu rực rỡ vào những năm gần cuối thế
kỷ XX là một thành công đáng kể của văn hóa Việt Nam hiện đại. Trong thành công đó
có sự đóng góp, nỗ lực không nhỏ của Ma Văn Kháng. Bằng tất cả tài năng và tình yêu
thương, gắn bó sâu nặng với mảnh đất Lào Cai cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số,
Ma Văn Kháng đã viết nên những trang văn khẳng định được bản sắc độc đáo của


16


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

mảnh đất và con người nơi đây. Đọc các tác phẩm của anh, đồng bào nhận ra anh đang
viết về mình, viết cho chính mình và viết cho riêng mình. Chính bởi vậy cho nên anh
được gọi bằng cái tên trìu mến : Nhà văn của núi rừng Tây Bắc, cây bút của vùng biên
ải Lào Cai.
1.2 . Bản sắc văn hóa trong sáng tác văn học
Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức
sống mãnh liệt giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác
ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua nổi, để không ngừng lớn mạnh và phát triển.
Nhận thức sâu sắc về vai trò và giá trị đích thực của văn hóa, Hội nghị lần thứ 4 của
Ban chấp hành trung ương khóa VII đã khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết
tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với tự
nhiên. Nó vừa là một động lực thúc đẩy, vừa là một mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của chúng ta.
Cũng vì thế, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được đặt ra một
cách cấp bách, đòi hỏi sự tham gia của nhiều giới, nhiều ngành. Là một loại hình nghệ
thuật thuộc kiến trúc thượng tầng, văn học tham gia tích cực và có những đóng góp
không nhỏ vào quá trình đó.
1.2.1. Bản sắc văn hóa
Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế càng phát triển và các quốc gia trên thế giới
càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý.
Những năm gần đây, các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhiều lần khẳng

định vai trò quan trọng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con
người, đồng thời đặt mục tiêu “ Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc”. Do vậy vấn đề bản sắc văn hóa của dân tộc được các nhà nghiên cứu văn hóa
đặc biệt quan tâm, chú ý.

17


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

Để hiểu được thế nào là bản sắc văn hóa, chúng ta cần phải tìm hiểu hai khái
niệm: “Bản sắc” và “Văn hóa”
Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006: “Bản sắc là màu sắc, tính
chất riêng tạo thành đặc điểm chính”.
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên xã hội.” [10; 10]
Từ hai khái niệm trên, một cách khái quát có thể hiểu rằng bản sắc văn hóa là
nét riêng, độc đáo cả về vật chất và tinh thần của một dân tộc, của văn hóa của một dân
tộc khiến người ta có thể nhận diện được một dân tộc hay văn hóa của dân tộc ấy.
Là khái niệm mang nội hàm rộng bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần nên
biểu hiện bản sắc văn hóa của dân tộc vừa có tính cụ thể, lại vừa có tính trừu tượng.
Trên phương diện cụ thể, bản sắc văn hóa dân tộc biểu hiện ở cách đi đứng, ăn
mặc, nói năng, phong tục tập quán bao gồm cả những phong tục truyền thống tốt đẹp
lẫn những thủ tục còn ấu trĩ lạc hậu…
Trên phương diện trừu tượng, biểu hiện bản sắc văn hóa của dân tộc chính là
chiều sâu tâm hồn, cách tư duy, lối ứng xử… của con người trong dân tộc ấy.
Như ở trên đã đề cập, do có sự tham gia của nhiều giới, nhiều ngành trong việc

giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nên vấn đề này được thể hiện rất đa dạng,
phong phú trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống cả trong sản xuất vật chất
lẫn sinh hoạt tinh thần. Các sáng tác văn chương nghệ thuật không nằm ngoài quy luật
đó.
1.2.2 Bản sắc văn hóa trong sáng tác văn học
Văn học là một thành tố của văn hóa. Vì vậy khi nói đến bản sắc văn hóa của
dân tộc thì cũng đồng thời nói đến bản sắc văn hóa trong sáng tác văn chương.

18


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

Bản sắc văn hóa trong văn học sẽ góp phần tô đậm và làm phong phú thêm cho
bản sắc văn hóa của dân tộc, đồng thời “đặc thù đời sống của mỗi dân tộc sẽ mang lại
cho văn nghệ dân tộc ấy một bản sắc độc đáo gọi là tính dân tộc” [5; 102]
Theo các nhà lí luận văn học: “ Tính dân tộc của văn nghệ là tổng hòa mọi đặc
điểm độc đáo chung cho các sáng tác của một dân tộc và phân biệt với các sáng tác của
các dân tộc khác” [5; 102]
Như vậy, khái niệm về tính dân tộc trong tác phẩm mà các nhà lí luận văn học
đưa ra có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề bản sắc văn hóa của dân tộc trong sáng tác
văn chương. Khi thể hiện được tính dân tộc thì cũng có nghĩa là, tác phẩm văn học ấy
đã thể hiện được bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Tác phẩm văn chương là một sinh thể nghệ thuật hoàn chỉnh. Nó là sự thống
nhất, gắn bó không thể tách rời giữa hai mặt nội dung và hình thức. Đối với mỗi tác
phẩm, hai mặt này là phạm vi chủ yếu để thể hiện toàn bộ giá trị tư tưởng và nghệ thuật
của nó. Do vậy chỉ có thể khẳng định tác phẩm văn học đã phản ánh được bản sắc văn
hóa của dân tộc một khi bản sắc ấy được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và

hình thức.
Xét về mặt nội dung, bản sắc văn hóa của dân tộc thể hiện rõ nhất khi tác phẩm
văn học đã đề cập và phản ánh được những vấn đề trung tâm của đời sống dân tộc và
quần chúng nhân dân, phản ánh ước mơ, khát vọng của quần chúng, giải quyết các vấn
đề đặt ra trong đời sống tinh thần dân tộc nhằm góp phần khẳng định dân tộc ấy.
Truyện Kiều của Nguyễn Du dù có rất nhiều yếu tố vay mượn từ văn hóa Trung Hoa
song đây là tác phẩm mẫu mực trong việc biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Vấn đề
trung tâm đặt ra trong tác phẩm là nỗi đớn đau của người hồng nhan bạc mệnh trong xã
hội phong kiến đầy rẫy những bất công, ngang trái, bất chấp mọi thủ đoạn chà đạp lên
những phẩm chất tốt đẹp của con người; thể hiện khát vọng về một xã hội giàu tình yêu
thương và lòng nhân ái, nơi đó cái đẹp được trân trọng, nâng niu. Hơn thế, toàn bộ tác
phẩm còn thấm đẫm tinh thần dân tộc bởi chính thế giới quan, nhân sinh quan của

19


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

người Việt: nhà thơ đau nỗi đau của con người, viết từ những điều trông thấy, vì những
điều trông thấy, viết để cho con người chứ không phải vì bất cứ lý do nào khác, đến
chết vẫn canh cánh trong lòng nỗi đau: liệu có ai hiểu cho mà cũng rơi lệ với mình?
Đây chính là truyền thống nhân đạo đáng quý ngàn đời của dân tộc Việt và nó cũng là
một yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc cho tác phẩm.
Xét về mặt hình thức, bản sắc văn hóa của dân tộc trong sáng tác văn học được
thể hiện ở ngôn ngữ, ở hình tượng cuộc sống và con người, ở hình thức diễn đạt từ thể
loại, cách cảm, cách nghĩ đến sự vận dụng lời ăn, tiếng nói của nhân dân. Quay trở lại
với ví dụ về Truyện Kiều, đây không chỉ là tác phẩm im đậm bản sắc văn hóa dân tộc
Việt ở phương diện nội dung mà còn thể hiện đạt đến mức chuẩn mực về mặt hình thức

với việc sử dụng xuất sắc thể thơ lục bát truyền thống, vận dụng tài tình thành ngữ, tục
ngữ, ca dao dân gian, kế thừa khéo léo môtip truyện tài tử giai nhân trong các truyện
thơ Nôm của đại thi hào Nguyễn Du.
Một tác phẩm văn học mang bản sắc văn hóa của dân tộc là một hiện tượng tinh
hoa kết tinh những gì độc đáo nhất của dân tộc đã sản sinh ra nó. Khi mang trong mình
bản sắc văn hóa của dân tộc, tác phẩm ấy sẽ trở thành sản phẩm tinh thần, món ăn tinh
thần không thể thiếu trong đời sống của quần chúng nhân dân, góp phần bồi dưỡng họ
hướng tới các giá trị cao đẹp nhất của cuộc sống đó là: Chân, Thiện, Mỹ.
Nền văn nghệ mà Đảng và nhà nước ta đang chủ trương phấn đấu xây dựng là
một nền văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bản sắc ấy thấm nhuần trong tất cả
các bộ phận của văn học Việt Nam hiện đại trong đó có các sáng tác về đề tài miền núi,
dân tộc.
1.2.3. Bản sắc văn hóa trong sáng tác về đề tài miền núi, dân tộc
Các nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định, trong những nhân tố thúc đẩy sự phát
triển của văn hóa, không thể không thừa nhận sự tác động của điều kiện tự nhiên và xã
hội. Điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội của mỗi vùng không giống nhau. Những nét
không giống nhau của các vùng đất về các phương diện ấy sẽ tạo ra sự phát triển và

20


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

những điểm khác biệt về văn hóa giữa các vùng. Căn cứ vào đó, các nhà nghiên cứu đã
phân chia không gian văn hóa Việt Nam thành các vùng văn hóa.
Theo nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng, văn hóa Việt Nam chia thành 6 vùng:
1. Vùng văn hóa Tây Bắc.
2. Vùng văn hóa Việt Bắc.

3. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ.
4. Vùng văn hóa Trung Bộ.
5. Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên.
6. Vùng văn hóa Nam Bộ.
Như vậy, trong các vùng văn hóa của dân tộc Việt Nam thì có một số vùng văn
hóa gắn với không gian miền núi và là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người
như:
Vùng văn hóa Tây Bắc: Khu vực này bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên
hữu ngạn sông Hồng kéo dài tới bắc Thanh Nghệ. Ở đây có trên 20 tộc người cư trú
trong đó các dân tộc Thái, Mường, Hmông có thể xem là đại diện.
Vùng văn hóa Việt Bắc: Khu vực này bao gồm hệ thống núi non hiểm trở tả
ngạn sông Hồng. Cư dân trong vùng chủ yếu là đồng bào Tày, Nùng.
Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên: Nằm trên sườn đông của dải Trường
Sơn bắt đầu tù vùng núi Bình - Trị - Thiên với trung tâm là 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum,
Đắc Lắc, Lâm Đồng. Êđê, Bana, Giarai là những tộc người chiếm số lượng chủ yếu ở
khu vực này.
Sự thống nhất, hòa hợp cùng chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của 54 dân
tộc anh em trên mọi miền đất nước đã tạo ra những bản sắc chung cho văn hóa Việt
Nam, đồng thời chính sự đa dạng của các tộc người ở trong mỗi địa bàn cư trú sẽ tạo
nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa trong đó có các vùng văn
hóa gắn với địa bàn miền núi. Điều này có nghĩa là, từ góc nhìn văn hóa mà hẹp hơn là

21


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

góc nhìn văn học thì bản sắc văn hóa miền núi, dân tộc là vấn đề thực sự tồn tại và luôn

có ý nghĩa.
Khi xem xét các sáng tác về đề tài miền núi, dân tộc phải thừa nhận rằng bên
cạnh việc thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam tức là nằm trong quỹ đạo của tính dân tộc
thì vấn đề bản sắc văn hóa mìền núi được đặc biệt quan tâm chú ý. Vì về phương diện
hiện thực phản ánh, về phương diện tái hiện chân dung con người… miền núi và dân
tộc sẽ có những đặc thù, sắc thái riêng biệt. Chỉ có thể hiện được những bản sắc, sắc
thái riêng biệt, độc đáo ấy thì tác phẩm mới trở thành sản phẩm tinh thần của người dân
miền núi cao. Trên cơ sở đó, tác phẩm sẽ làm đa dạng và phong phú thêm cho nền văn
hóa Việt Nam vốn có nhiều vùng miền với nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống.
Trong sáng tác văn học nói chung trong đó có các sáng tác về đề tài miền núi,
dân tộc, biểu hiện của bản sắc văn hóa miền núi rất đa dạng.
Trước hết, không gian hiện thực phản ánh trong tác phẩm phải là hiện thực cuộc
sống và con người miền núi, tức là tác phẩm phải phản ánh cùng đất, địa bàn mà ở đó
chủ yếu là các dân tộc ít người cư trú. Họ chính là chủ thể văn hóa của chính vùng đất
ấy. Không gian hiện thực phản ánh này bao gồm cả bức tranh thiên nhiên và bức tranh
sinh hoạt đời sống.
Thứ hai, thế giới nhân vật trong tác phẩm chính là chân dung tinh thần, lối cảm,
lối nghĩ, lối tư duy chân thật, hồn nhiên, chất phác… của đồng bào các dân tộc thiểu số
Việt Nam.
Thứ ba, ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm phải mang sắc thái riêng và là sản
phẩm đi ra từ không gian hiện thực, từ bức tranh sinh hoạt tiêu biểu cho đồng bào các
dân tộc.
Lý thuyết là như vậy, song việc tái hiện ba biểu hiện trên trong một sáng tác văn
học để cho sáng tác ấy mang bản sắc văn hóa miền núi là việc làm vô cùng khó khăn.
Nó đòi hỏi tài năng, sự tâm huyết và nhất là vốn hiểu biết thực sự phong phú của người
nghệ sĩ về chính đối tượng mà họ hướng tới phản ánh.

22



Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

Dường như dòng chảy văn chương của một nước mỗi khi có thêm một tài năng
có tầm cỡ nhập vào thì nó được mở mang thêm và chảy mạnh hơn. Có thể nói Ma Văn
Kháng hòa mình vào dòng chảy văn chương nước ta nửa sau thế kỷ XX với tác động
như thế. Hơn 40 năm miệt mài bên trang viết, ông đã nỗ lực cống hiến hết mình cho
nền văn học nghệ thuật nước nhà. Không phủ nhận những đóng góp to lớn của Ma Văn
Kháng trong mảng đề tài thế sự khi ông dám đi sâu vào những mặt trái của xã hội, lên
án thói ích kỷ, vô đạo đức đang có nguy cơ xói mòn vẻ đẹp của những giá trị tinh thần
truyền thống ở nước ta thời kỳ hậu chiến. Đồng thời, chúng ta cũng phải khẳng định vị
trí đặc biệt của nhà văn này trong mảng văn xuôi viết về đề tài miền núi, dân tộc. Với
hàng nghìn trang viết xuất sắc dành cho vùng biên giới Lào Cai và đồng bào dân tộc
thiểu số nơi đây, tên tuổi của nhà văn Ma Văn Kháng đã trở thành một trong đỉnh cao
của bộ phận văn học này khi nó bước vào giai đoạn phát triển thứ ba – giai đoạn từ
1975 đến nay.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, nền văn học XHCN đặc biệt quan tâm đến vấn đề
bản sắc văn hóa trong sáng tác văn học nói chung, trong đó có vấn đề bản sắc văn hóa
miền núi trong sáng tác về đề tài miền núi, dân tộc bởi đây là nhân tố góp phần khẳng
định: Văn hóa Việt Nam là bông hoa đa sắc màu, được điểm tô từ 54 dân tộc anh em
cùng chung sống. Bông hoa ấy có những sắc thái riêng, không thể trộn lẫn với bất cứ
nền văn hóa nào trong cộng đồng thế giới.
Là con đẻ của nền văn học xã hội chủ nghĩa, là người chiến sĩ tham gia tích cực
trên mặt trận văn hóa vùng cao, Ma Văn Kháng đã cố gắng khai thác vốn sống quý báu
tích lũy được trong suốt hơn 20 năm gắn bó với Lào Cai của mình để thể hiện bản sắc
văn hóa miền núi trong các trang viết, và ông đã có được những thành công đáng ghi
nhận. Trong phần tiếp theo của khóa luận, chúng tôi sẽ hướng tới tìm hiểu những biểu
hiện của bản sắc văn hóa miền núi về không gian hiện thực phản ánh, về thế giới nhân
vật và về ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện trong tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe

của nhà văn.

23


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
BẢN SẮC VĂN HÓA MIỀN NÚI TRONG TIỂU THUYẾT
ĐỒNG BẠC TRẮNG HOA XÒE CỦA MA VĂN KHÁNG

2.1. Giới thiệu chung về tác phẩm
Trong hơn 20 năm làm việc tại Lào Cai, có một bước quan trọng trong đường
đời của Ma Văn Kháng đó là sự điều động lên làm thư ký cho đồng chí Trường Chinh,
Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai. Ở cương vị công tác mới này, Ma Văn Kháng có cơ hội tìm
hiểu kho lưu trữ của Tỉnh ủy và được tiếp nhận những tài liệu vừa có phần bí ẩn, vừa
rất sống động về cuộc tiểu phỉ trừ gian của Lào Cai nói riêng và của miền Tây Bắc nói
chung. Sau nhiều năm sống ở đây, Ma Văn Kháng đã coi Lào Cai là quê hương thứ hai
của mình với biết bao buồn vui sướng khổ của mảnh đất này. Giờ được sục vào nguồn
tài liệu chất chứa những biến động ghê người, Ma Văn Kháng hiểu thấm thía một hiện
tượng cuộc sống đặc biệt đến quái dị là chế độ thổ ty phong kiến thế tập phiên thần đã
tồn tại hàng trăm năm ở đây. Bằng sức cảm và sức nghĩ của một nhà văn lớn, Ma Văn
Kháng vô cùng hứng thú với cuộc độc hành kì đạo, độc thiện kỳ thân đầy kiêu hãnh
của chế độ Việt Minh. Anh thấy dần hiện lên vóc dáng một tiểu thuyết sử thi đó là
Đồng bạc trắng hoa xòe.
Một mạch trong sáu tháng liên tục kể từ khi khởi thảo năm 1972, Ma Văn
Kháng viết xong Đồng bạc trắng hoa xòe, nhưng mãi đến năm 1979, Nhà xuất bản
Văn học mới xuất bản pho tiểu thuyết sử thi dày gần 600 trang này.

Đồng bạc trắng hoa xòe đã tái hiện một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi nhưng rắc
rối vào bậc nhất của cách mạng Việt Nam được tiến hành trên một vùng núi phong
kiến thế tập phiên thần nghèo nàn và lạc hậu, bọc trong bối cảnh lịch sử ngàn cân treo
sợi tóc của dân tộc. Gần 600 trang sách được bắt đầu với khung cảnh thị xã biên giới
Lào Cai “từng nổi tiếng một thời là hòn ngọc, là viên kim cương của miền biên cương

24


Đỗ Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

xa xôi” [3] đang trong những ngày tháng “nhộn nhạo” khi “Nhật kéo vào, rồi Nhật đầu
hàng. Hoa quân nhập Việt. Bọn Việt gian Quốc dân đảng dựa thế quan thầy, nhẩy lên
chiếm đoạt quyền hành” [6]. Bầu không khí của loạn lạc, bất ổn lan tràn khắp nơi với
sự đổ vỡ của một loạt các chính quyền: “Đất này đã quen với bao sắc cờ. Cờ tam tài.
Cờ mặt trời. Cờ trắng, cờ vàng, cờ đen…” [512] tác động sâu sắc đến số phận của mỗi
thành viên trong cộng đồng. Một trường đoạn lịch sử vốn đã rối ren lại càng thêm rối
ren bởi mối mâu thuẫn ngấm ngầm giữa các phe cánh nhằm tranh giành quyền lực:
Phía tàn quân Quốc dân đảng đứng đầu là Đảng trưởng Vũ Khanh; phía thổ ty là
Hoàng Văn Chao, La Văn Đờ, Nông Vĩnh Yêng mỗi người cát cứ một vùng, phía thực
dân Pháp đứng đầu là Quan hai Phơ-rô-pông – một viên quan cáo già rất am hiểu người
Hmông và đặc biệt là mâu thuẫn, xung đột giữa các lực lượng đó với lực lượng cách
mạng non trẻ từng được thành lập trong một thời gian ngắn ngủi sau 1945. Bao quát
những sự kiện, biến cố trọng đại đó, tác phẩm như được đặt trong một bầu không khí
nặng nề, căng thẳng, nhức nhối, “đỏ ửng như cái nhọt mủng. Cái nhọt mủng. Tất cả chỉ
là cái nhọt mủng căng mủ” [18] bao bọc lên cả một khối mâu thuẫn xung đột đang lên
đến đỉnh điểm chỉ chờ thời cơ thuận lợi là bung vỡ. Cuộc sống được tái hiện trong tác
phẩm là những chuỗi ngày chìm trong loạn lạc, rối ren, trong mưa bom, bão đạn. Đó là

cuộc sống bất bình thường bởi chiến tranh không phải là thời điểm để con người ta
được bình yên để sống, để lao động, để yêu thương hay xây dựng. Song thật kỳ lạ, trên
chính mảnh đất mà bọn Quốc dân đảng ngày đêm giày xéo, bọn thổ ty ra sức hoành
hành, bọn Thực dân Pháp ngấp nghé rình mò này, ngọn lửa cách mạng vẫn bùng lên
mạnh mẽ. Cả một tập thể cán bộ mà đại biểu là Chính, Kiến, Tâm, Đắc, Châu bằng mọi
cách đã nhen nhóm, nuôi dưỡng ngọn lửa cách mạng và dẫn dắt người nông dân miền
núi đến với ánh sáng lý tưởng. Gần 600 trang sách ngồn ngộn những sự kiện, những tư
liệu lịch sử thể hiện công sức tìm tòi của nhà văn, và cũng chính gần 600 trang sách
này đã làm toát lên bản sắc văn hóa miền núi Tây Bắc mà chúng tôi sẽ tìm hiểu những
biểu hiện cụ thể của nó trong tác phẩm ở phần sau của khóa luận.

25


×