Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Bức tranh xã hội thực dân nửa phong kiến trong thể loại phóng sự của nhà văn vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.23 KB, 62 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C
Mục lục

Phần mở đầu ............................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 3
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 4
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 9
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 9
phần nội dung ......................................................................................... 10
Chương 1 ..................................................................................................... 10
Vũ Trọng Phụng cuộc - đời và sự nghiệp văn chương ....... 10
1. Lịch sử xã hội thời đại nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sáng tác của Vũ
Trọng Phụng ................................................................................................ 10
2. Gia thế và con người nhà văn Vũ Trọng Phụng ...................................... 12
3. Sự nghiệp sáng tác ................................................................................... 15
Chương 2 ..................................................................................................... 18
bức tranh xã hội thực dân nửa phong kiến trong thể
loại phóng sự của nhà văn Vũ Trọng Phụng ......................... 18
1. Những vấn đề khái quát về thể loại phóng sự ......................................... 18
1.1. Khái niệm thể loại và thể loại phóng sự ........................................... 18
1.2. Đặc trưng cơ bản của thể loại phóng sự ........................................... 19
1.3. Phân loại thể hiện phóng sự.............................................................. 21
2. Bức tranh hiện thực về xã hội thực dân nửa phong kiến trong phóng sự
của Vũ Trọng Phụng.................................................................................... 22
2.1. Phóng sự Vũ Trọng Phụng dựng lên bức tranh về thế giới cờ gian bạc
bịp. ........................................................................................................... 22
2.2. Phóng sự Vũ Trọng Phụng phơi bày nạn mại dâm trong xã hội thực
dân nửa phong kiến dưới nhiều hình thức ............................................... 31


2.3. Vấn nạn cơm thầy cơm cô ở đô thị Việt Nam dưới góc nhìn của
phóng sự Vũ Trọng Phụng....................................................................... 39
3. Những đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với trào lưu văn học hiện thực
phê phán Việt Nam 1930 1945 trong thể loại phóng sự........................... 44
3.1. Hoàn thiện diện mạo thể loại của văn học hiện thực phê phán. ....... 44
3.2. Tái hiện bức tranh về những mặt trái của xã hội thực dân nửa phong
kiến đương thời đặc biệt là cuộc sống ở đô thị trong quá trình Âu hoá, đô
thị hoá ...................................................................................................... 46
3.3. Sự nhạy cảm trước các vấn đề xã hội và thái độ của nhà văn đối với
chế độ xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời................................. 49
Chương 3 ..................................................................................................... 53

-1-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

Thể loại phóng sự trong nền văn học việt nam đương đại
và vai trò của thể loại này trong đời sống xã hội hiện
nay ................................................................................................................ 53
1. Sự phát triển của thể loại phóng sự trong nền văn học việt nam đương đại
..................................................................................................................... 53
2. Vị trí, vai trò của thể loại phóng sự trong đời sống xã hội hiện nay ....... 55
Kết luận ..................................................................................................... 59
Tài liệu tham khảo............................................................................... 62

-2-



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C
Phần mở đầu

1. Lí do chọn đề tài
Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng
Phụng cũng là một cây bút tiêu biểu của dòng văn học hiện thực Việt Nam
giai đoạn 1930 - 1945.
Ngay từ khi mới xuất hiện, Vũ Trọng Phụng đã trở thành một khuôn mặt
lạ trên văn đàn bởi văn học lúc đó đang tràn ngập thứ ánh sáng của chủ nghĩa
lãng mạng từ phong trào Thơ mới và nhóm Tự lực văn đoàn. Nhưng cũng
chính cái lạ, nét mới mẻ cùng văn phong dữ dội và quyết liệt ấy mà cả cuộc
đời và sự nghiệp sáng tác của ông chất chứa đầy những giông tố. Ngay từ
khi còn sống cũng như khi nhà văn đã qua đời đã có rất nhiều cuộc tranh luận
trên sách báo, tạp chí đánh giá, phê bình các tác phẩm và tư tưởng của Vũ
Trọng Phụng. Giới nghiên cứu phê bình đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực
xung quanh vấn đề Vũ Trọng Phụng. Ông trở thành một vụ án văn học
nghiêm trọng kéo dài trong nhiều năm. Nhưng dường như không chỉ các yếu
tố vật chất mà ngay cả những yếu tố thuộc phạm vi tinh thần như văn chương,
nghệ thuật cũng tuân theo định luật về lực Acsimet: Từ khi có công cuộc đổi
mới trên đất nước, vụ án đó chính thức được giải quyết và Vũ Trọng Phụng đã
được trả về vị trí xứng đáng, vai trò của ông trong lịch sử văn học dân tộc đã
đựơc khẳng định dứt khoát.
Tuy sống cuộc đời ngắn ngủi nhưng Vũ Trọng Phụng đã minh chứng sức
lao động mạnh mẽ phi thường ở con người. Ông là tấm gương sáng về lao
động nghệ thuật. Hai bảy năm sống và sáng tác nhà văn đã để lại cho hậu thế
một khối lượng tác phẩm đồ sộ bao gồm nhiều thể loại: Khoảng 40 truyện
ngắn, 9 tiểu thuyết, 9 phóng sự, 7 vở kịch, 1 tác phẩm dịch thuật, ngoài ra còn

có một số bài viết tranh luận phê bình văn học và hàng trăm bài báo viết về
các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa.

-3-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

Với vị thế của một nhà văn lớn, một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã
được đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh trung học phổ thông: Đoạn
trích Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết Số đỏ) và đoạn trích
Một buổi tiếp khách (trích tiểu thuyết Giông tố).
Với các lí do trên, chúng tôi quyết định chọn Vũ Trọng Phụng là tác giả
được nghiên cứu trong khóa luận này. Tuy nhiên sự nghiệp sáng tác của nhà
văn hết sức phong phú, đa dạng, phạm vi của một khóa luận không thể bao
quát hết được. Do đó, chúng tôi chỉ khảo sát ở mảng phóng sự để thấy được
bức tranh xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam đầu thế kỷ XX và những
đóng góp của Vũ Trọng Phụng ở thể loại mới này.
2. Lịch sử vấn đề
Với tài năng độc đáo, ngay từ khi mới xuất hiện, các sáng tác của Vũ
Trọng Phụng đã gây được tiếng vang lớn, thu hút sự quan tâm của giới nghiên
cứu phê bình. Có rất nhiều ý kiến khen chê khác nhau xoay quanh tác phẩm
của ông, tạo nên những cuộc bút chiến sôi nổi trên báo chí. Nếu lấy năm 1934
làm cột mốc đầu tiên, cho đến nay trên 70 năm trôi qua, với con số thống kê
chưa thật đầy đủ đã có ngót 300 bài nghiên cứu, chưa kể một số cuốn sách có
tính chuyên luận và nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ bàn về cuộc đời và
sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
ở mảng phóng sự chúng tôi đã khảo sát được một số bài viết sau:

Bài viết sớm nhất là của tác giả Lê Tràng Kiều trong văn học tạp trí số 4
ra ngày 8/6/1935 với tiêu đề Một trong những nhà văn hiện thực mở đầu cho
nghề phóng sự ở nước ta. ở bài này người viết đã đánh giá rất cao phóng sự
đầu tay Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng, coi đó là bước đầu vẻ vang,
là kết quả tốt đẹp trở thành động lực chính khiến Vũ Trọng Phụng hướng

-4-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

ngòi bút của mình sang địa hạt của báo chí và đã gặt hái được nhiều thành
công.
Trong bài Địa vị Vũ Trọng Phụng trong Văn học Việt Nam cận đại
đăng trên báo Tao Đàn - số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng, tháng 12 - 1939,
Trương Tửu - một người bạn thân thiết đã nhận xét về bốn thiên phóng sự nổi
tiếng của Vũ Trọng Phụng: Cạm bẫy người, Cơm thày cơm cô, Kĩ nghệ lấy
Tây và Lục xì là bốn quyển kiệt tác đặt nền móng đầu tiên cho nghệ thuật
phóng sự Việt Nam còn tác giả của nó là một cây bút khách quan và vô tư,
không có sự khinh bỉ, không có lòng thương hại và không có ý mỉa mai, miệt
thị con người như những lời mà một số kẻ thuộc khuynh hướng lãng mạn rêu
rao.
Vũ Ngọc Phan trong bài Một lối văn riêng, một ngòi bút tả chân sắc
sảo lỗi lạc1 đã nhấn mạnh sở trường của Vũ Trọng Phụng về phóng sự dài
trong đó ông đặc biệt đánh giá cao 2 tập phóng sự Kĩ nghệ lấy Tây và Cơm
thày cơm cô với nghệ thuật tả chân đạt đến mức tuyệt xảo. Đánh giá chung
về tài năng của nhà văn ở thể loại này, Vũ Ngọc Phan đưa ra lời nhận định:
Cây bút của Vũ Trọng Phụng trong những năm đầu là một cây bút phóng sự,

một cây bút phóng sự sắc sảo và khôn ngoan, sau ông luyện nó ra một cây bút
tiểu thuyết, nhưng cái giọng phóng sự vẫn còn.
Cũng đánh giá về phóng sự Vũ Trọng Phụng, Phạm Thế Ngũ trong bài
Vũ Trọng Phụng2 đã viết sau khi đọc: Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây,
Cơm thày cơm cô, Lục xì: Đọc những thiên phóng sự trên của Vũ Trọng
Phụng, ta thấy tất cả những gì gọi là hài hước, bi đát, rùng rợn trong những vết
thương của xã hội lúc bấy giờ. Nhà nghiên cứu lí giải điều này là do nhà văn
đã công phu điều tra kết hợp với khiếu quan sát và sự khách quan trong cách
1: Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại Quyển 3 mục Vũ Trọng Phụng (biệt hiệu Thiên Hư) NXB Tân dân
H, 1942.
2: Phạm Thế Ngũ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên Tập 3 - Phần thứ tư Thiên thứ 3 Chương Vũ
Trọng Phụng NXB Quốc học tùng thư Sài Gòn, 1965.

-5-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

đánh giá, nhận định về một vấn đề, một sự kiện. Qua đó, tỏ rõ trách nhiệm và
lương tâm nghề nghiệp của văn sĩ họ Vũ.
Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thập kỉ XX và cho đến nay số
lượng các bài nghiên cứu và phê bình văn học về phóng sự của Vũ Trọng
Phụng ngày càng nhiều, trong đó đáng chú ý là:
Bài Vũ Trọng Phụng - vua phóng sự của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
in trong Lời giới thiệu phóng sự Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thày cơm cô, NXB
Hà Nội, 1989. Trong bài này, người viết đã khẳng định tài nghệ của nhà văn
và cách tiếp cận sự thật mà ông gọi là một cách tiếp cận riêng rất thông minh
và sáng tạo để đi vào bản chất của mọi vấn đề xã hội. Giáo sư Nguyễn Đăng

Mạnh cũng phát hiện ra tài năng của nhà văn trong việc chuyển hóa thông tin
đơn thuần thành những câu chuyện vô cùng hấp dẫn, sinh động, góp phần đưa
phóng sự thực sự trở thành một thể loại văn học.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoài Thanh trong bài Nghệ thuật tiếp cận hiện
thực trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng1, đã phát hiện ra bức tranh cuộc
sống ngồn ngộn chất hiện thực về hàng loạt những thói tật của xã hội là do
nhà văn luôn năng động và sáng tạo trong phương thức tiếp cận hiện thực.
Ông nhìn sự thực ở những góc độ mới mẻ làm cho vấn đề nổi bật và sâu sắc
hơn. Chẳng hạn với nạn cờ bạc, Vũ Trọng Phụng nhìn ở tầm bao quát để tìm
ra cơ cấu tổ chức theo lớp lang, trật tự của nó. Với nạn mại dâm, nhà văn lại
xem xét ở góc độ nghề nghiệp, kỹ nghệ. Vị trí và phương pháp tiếp cận cũng
hết sức linh hoạt. Khi thì từ phía cổng hậu, khi thì bắt đầu điểm nhìn từ bên
trong để tìm ra bản chất hiện tượng.
Luận án phó tiến sĩ của Trần Đăng Thao bàn về Đóng góp của Vũ
Trọng Phụng đối với lịch sử văn học Việt Nam trong lĩnh vực phóng sự và tiểu
1: Nguyễn Hoài Thanh - Nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng Tạp chí Văn
học, số 2 1996.

-6-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

thuyết1. Tác giả đã dành khá nhiều trang viết sâu sắc thể hiện sự dày công
tìm tòi khi đi vào tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của 4 phóng sự nổi tiếng:
Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thày cơm cô và Lục xì. Trần Đăng
Thao tỏ ra khách quan và khá sắc sảo khi kết hợp so sánh với các phóng sự
của một số nhà báo nổi tiếng như: Ngô Tất tố, Tam Lang, Trọng Lang và đi

đến kết luận về Vũ Trọng Phụng: Các phóng sự của ông là kết tinh của một
lối viết vừa có giá trị phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội vừa thể hiện một trình
độ nghệ thuật cao.
Trong bài viết Phóng sự của Vũ Trọng Phụng đăng trên tạp chí văn
học số 1- 2000, giáo sư Hà Minh Đức đã đánh giá về thể loại phóng sự của Vũ
Trọng Phụng ở cả 2 mặt hình thức và nội dung. Về nội dung, Vũ Trọng Phụng
đã có công bù đắp chỗ thiếu hụt khi đi vào thâm nhập, nhập cuộc và cho ra đời
những trang viết sâu sắc về đời sống thành thị. Các sáng tác này đã đặt nền
móng và mở đầu cho hướng sáng tác về đề tài thành thị. ở phương diện nghệ
thuật, nhà nghiên cứu đặc biệt đánh giá cao ngòi bút tả chân sắc sảo và linh
hoạt, kết hợp với nghệ thuật ngôn từ sinh động, nhiều liên tưởng lạ và sáng
tạo. Điều đó khiến cho sự và người trong những tác phẩm phóng sự của Vũ
Trọng Phụng chân thực, gần gũi và sống động y như ngoài đời vậy.
Đánh giá về Tính hiện đại trong văn chương Vũ Trọng Phụng2. Khi
xem xét ở mảng phóng sự, PGS.TS Vũ Tuấn Anh đã phân tích tính hiện đại
thể hiện ở phóng sự của Vũ Trọng Phụng không chỉ có giá trị ở phương diện
khảo cứu mà còn có giá trị ở phương diện văn chương nghệ thuật. ở mặt khảo
cứu, phóng sự vừa mang tính điều tra xã hội học vừa có sự thể hiện tâm tư,
tình cảm của người viết. ở mặt văn chương nghệ thuật, Vũ Trọng Phụng là

1: Trần Đăng Thao - Đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với lịch sử văn học Việt Nam hiện đại trong lĩnh vực
phóng sự và tiểu thuyết Luận án PTS.Khoa học Ngữ văn (Bảo vệ tại trường ĐH SP thuộc ĐH QGHN),
1996.
2: Vũ Tuấn Anh - Về tính hiện đại trong văn chương Vũ Trọng Phụng Tạp chí văn học số 11, 2002.

-7-


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

người có công đầu trong việc biến phóng sự từ thể báo chí thực sự trở thành
thể văn học với không gian nghệ thuật, với tính cách và số phận các nhân vật,
với các sự kiện được xâu chuỗi hợp lí, chặt chẽ.
Nhìn nhận Vũ Trọng Phụng với tư cách là một nhà văn hiện thực xuất
sắc, Tôn Thảo Miên trong bài Vũ Trọng Phụng - người thư ký trung thành
của thời đại đã viết Vũ Trọng Phụng giống như một nhà chép sử, một người
thư ký đã có công ghi lại một cách trung thành thực trạng xã hội những năm
trước cách mạng. Từ đó, người viết đưa ra nhận xét về từng thiên phóng sự:
Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô và Lục xì. Mỗi phóng sự
là một nội dung phản ánh bộ mặt thực của xã hội đương thời với những mặt
trái, những tệ nạn trầm kha nhức nhối.
Trên 70 năm đã trôi qua, Vũ Trọng Phụng cũng như những tác phẩm của
ông đã phải chịu biết bao thăng trầm, chìm nổi. Có không ít ý kiến xoay
quanh vấn đề Vũ Trọng Phụng. Có những lời khen, lời chê thậm trí cả chỉ
trích, mạt sạt thậm tệ. Nhưng qua sự thẩm định của thời gian mọi thứ đều được
trả về với chân giá trị của nó. Theo đó, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
được nhìn nhận lại và ông được đánh giá là nhà văn xuất sắc của trào lưu văn
học hiện thực phê phán không chỉ ở thời điểm bấy giờ mà cả ngày nay địa vị
ấy vẫn được giữ vững. Làm nên sức sống diệu kì này một phần bởi những
phóng sự xuất sắc, những phóng sự đóng vai trò mở đường cho nghệ thuật
phóng sự hiện đại.
Có thể nói, sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng nói chung và phóng
sự của ông nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Những bài viết về phóng sự Vũ Trọng Phụng mà trong thời gian hạn hẹp, điều
kiện tư liệu hạn chế nêu trên là những gợi ý quý báu cho người viết tiếp tục
tìm hiểu nghiên cứu về thể loại phóng sự, góp phần làm vinh quang cho tên
tuổi của Vũ Trọng Phụng.


-8-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu giá trị hiện thực trong thể loại phóng sự của nhà văn Vũ Trọng
Phụng ở một số tác phẩm tiêu biểu.
- Thấy được sự sắc sảo, tinh nhạy của nhà văn trong việc lựa chọn đề tài
và cách viết.
- Thấy được mối liên hệ giữa văn chương và đời sống cùng sức sống lâu
bền của phóng sự Vũ Trọng Phụng trong đời sống đương đại.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chủ yếu khảo sát ở 4 phóng sự:
Cạm bẫy người
Kĩ nghệ lấy Tây
Cơm thầy cơm cô
Lục xì.
Khi cần thiết sẽ liên hệ với các phóng sự của các nhà văn cùng thời và
sau này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thự hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
Phương pháp hệ thống
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích

-9-



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C
Phần nội dung
Chương 1

Vũ Trọng Phụng cuộc - đời và sự nghiệp văn chương
1. Lịch sử xã hội thời đại nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sáng tác của
Vũ Trọng Phụng
đầu thể kỷ XX, cùng với thế giới, Việt Nam phải chịu ảnh hưởng từ cơn
bão thời đại: Đó là cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô toàn thế giới những
năm 1929 - 1933, làm cho nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn càng trở lên
suy kiệt. Nó khiến những dòng người từ nông thôn ùn ùn kéo lên đô thị với hy
vọng kiếm tìm công việc duy trì sự sống, nhưng thực tế cũng chẳng khá hơn:
Một bộ phận kiếm được những công việc nặng nề với đồng lương rẻ mạt, cuộc
sống bấp bênh; số khác không tìm được việc làm, họ bị cuốn đi cùng các tệ
nạn xã hội nơi đô thị.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời tháng 2 năm 1930 đã phát động nhân
dân tiến hành cao trào cách mạng 1930 - 1931 nhưng trước sự đàn áp dã man
chưa từng có của thực dân Pháp, phong trào cách mạng đã đi đến thoái trào và
bị dập tắt.
Chính quyền thực dân với âm mưu cai trị lâu dài đã dùng hàng loạt các
chính sách lừa đảo bịp bợm đối với người dân Việt Nam. đó là cái cảnh phát
chẩn mà quan công sứ, bà thống sứ, quan phủ cùng ngồi chụp ảnh, uống nước
chanh với nhau trong khi hàng ngàn dân đói chèo đò mấy chục cây số để
giương mắt ngồi chờ và trở về; đó là chủ trương chấn hưng Phật giáo mà
thực chất chỉ là sự khuấy động phong trào của một bọn sư hổ mang theo
Pháp; đó là hình thức tự do dân chủ của một Viện dân biểu bù nhìn

Và đặc biệt với khẩu hiệu: Pháp Việt đề huề, nước mẹ Pháp sang tiến
hành khai quốc văn minh cho một dân tộc còn lạc hậu theo tinh thần tự do -

-10-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

bình đẳng - bác ái, thực dân Pháp đã bắt tay cùng một số phần tử trí thức cấp
tiến hô hào phong trào Âu hóa, vui vẻ trẻ trung bằng việc xuất bản, in ấn
những tờ báo, tiểu thuyết minh họa cổ vũ phong trào này; phát động các cuộc
chợ phiên, thi sắc đẹp, đua ngựa, khiêu vũ
Phong trào Âu hóa đã làm thay đổi hoàn toàn bộ bộ mặt đô thị Việt Nam
những năm đầu thể kỷ XX. Thực ra, sự thay đổi lối sống, nếp sống đã có từ
cuối thế kỷ XIX và cũng không phải chỉ ở Hà Nội mà nó đã được Tú Xương
khắc họa rõ nét và sinh động thông qua cuộc sống nửa quê nửa tỉnh đầy rẫy
những trò đồi phong bại tục ở thành Nam: Chồng chung vợ chạ, con khinh
bố, vợ chửi chồng, cậy quyền ỷ tiền, những công tử ăn chơi, những nhà sư
dâm đãng Nhà thơ cũng nêu dự cảm về sự sụp đổ của những giá trị thuộc về
truyền thống trong bài Sông Lấp1.
Đến những năm 20 của thế kỷ sau, dự cảm ấy đã thành sự thật. Phong
trào Âu hóa đã làm đảo lộn mọi thước đo giá trị đạo đức truyền thống. Nó là
nguyên nhân trực tiếp của hàng loạt những nhố nhăng, rởm hợm; những tệ nạn
nhức nhối trong xã hội. Con người trước đây sống khép mình trong mối quan
hệ của chữ nhân, chữ lễ thì giờ đây những nam thanh nữ tú chẳng hề
quan tâm đến việc gì khác ngoài việc tô điểm, chải chuốt, tán tỉnh chim chuột
nhau. Họ háo hức và nhiệt tình tham dự các cuộc khiêu vũ, đua ngựa, nhảy
đầm,, say mê đọc những cuốn tiểu thuyết tình yêu lâm li ướt át của các văn

sĩ lãng mạn, hoặc chìm đắm trong khói của nàng tiên nâu. Cùng với đó là
những tệ nạn tồn tại ngang nhiên trong xã hội: Cờ bạc, nghiện ngập và đặc
biệt là mại dâm. Mại dâm được phát triển dưới nhiều hình thức: Bất hợp pháp
có, hợp pháp cũng có; thậm chí còn được nâng lên thành kỹ nghệ trong tầng
lớp các me Tây.

1: Xem thêm bài Bức tranh xã hội trong thơ Tú Xương, tr. 190 Nguyễn Lộc Trần Tế Xương về tác gia
và tác phẩm NXB GD H, 2003.

-11-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

Phong trào Âu hóa dù có được tô son vẽ phấn thế nào đi nữa, thực chất
cũng chỉ là một phong trào khiêu dâm, sa dọa: Một trận cuồng phong dữ dội
thổi đến xứ ta. Cái phong trào vật chất đến với ta bằng những danh từ điêu trá
tiến bộ, duy tân, tân sinh hoạt nó có một sức màu nhiệm là lường gạt nổi
hầu hết mọi người. Bao nhiêu lề thói, bao nhiêu nề nếp đã bị lôi cuốn đi theo
trận cuồng phong. Một trật tự của xã hội thuần túy trọng tinh thần đã bị vật
chất đảo ngược cả. Một bọn làm báo và văn sĩ vô lương tâm trong khi nhốt vợ
con, chị em chúng vào buồng kín, rộng miệng cả tiếng cổ động cho vợ con
người khác xông xáo ra xã hội sống cuộc đời mới, với chợ phiên, khiêu vũ, với
những mốt y phục luôn luôn thay đổi mà ngày càng phô bày mãi những bộ
phận đáng giấu kín của người đàn bà Báo giới đầy rẫy những mục bàn luận
cách tìm khoái lạc cho xác thịt. Thanh niên không còn lý tưởng nào mà thở,
nếu không công nhận cái lý tưởng vật chất. Văn chương và mĩ thuật đã bị đem
ra lợi dụng chỉ cốt để tán dương cuộc phụng sự dâm thần1

Sống trong giai đoạn xã hội đầy biến động, tất cả các nhân tố lịch sử xã
hội thời đại đã đi vào các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng một cách có ý thức.
Chúng trở thành đề tài vô tận cho các sáng tác hiện thực của nhà văn.
2. Gia thế và con người nhà văn Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 tại Hà Nội. Nguyên
quán của ông tại làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Quê ngoại ở làng
Vẽ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nôi).
Gia đình rất nghèo ông thân sinh ra Vũ Trọng Phụng, (ông Vũ Văn Lân)
làm thợ điện mất từ khi nhà văn 7 tháng tuổi. Bà mẹ (bà Phạm Thị Khách) đã
ở vậy nuôi mẹ chồng và con thơ. Đó là một người mẹ chí tình của một người
con chí hiếu (lời Nguyễn Tuân). Bà đã lặng lẽ hy sinh cả phần đời còn lại,
1: Làm đĩ, tr.412 Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Tập 2) Nghiêm Xuân Sơn biên soạn NXB Văn học
2003.

-12-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

dành tình thương cho đứa con nhỏ tội nghiệp sớm mồ côi cha. Vũ Trọng
Phụng lớn lên trong tình cảm ấm áp ấy với một niềm tin tưởng bất diệt vào sự
cao quý tốt đẹp của con người. Năm 1921, lên chín tuổi, Vũ Trọng Phụng bắt
đầu học Pháp văn ở trương Hàng Vôi (nay là trương Nguyễn Du), sau đó ở
trường hàng Kèn (nay là chỗ trường Quang Trung) sau đó là trường Sinh Từ.
Từ thủa nhỏ đã tỏ ra là người có năng khiếu nghệ thuật nhưng tuổi thơ
của Vũ Trọng Phụng không được vô tư trong sáng như những đứa trẻ cùng
trang lứa mà do hoàn cảnh mồ côi, nghèo khó đã hình thành một bức tường vô
hình cách biệt Vũ Trọng Phụng với thế giới xung quanh, gieo vào đầu óc non

trẻ của cậu bé bất hạnh mối mặc cảm, tự ti, đơn độc. Mối mặc cảm ngày càng
lớn dần và nó trở thành sự phẫn nộ, thù ghét cái bất công vô lý ở đời.
Năm 1926, 15 tuổi, Vũ Trọng Phụng đỗ bằng tiểu học. Do hoàn cảnh gia
đình túng bấn ông chọn thi vào trường sư phạm với hi vọng có học bổng để đỡ
phần nào sự chi tiêu của gia đình, nhưng thi không đỗ vậy là nhà văn phải tự
bươn trải kiếm sống.
Tháng 10-1926, Vũ Trọng Phụng xin được làm thư ký ở nhà hàng
Godard được hai tháng thì thôi việc. Sau đó, xin được chân đánh máy chữ ở
Viễn Đông ấn quán (IDEO) nhưng cũng chỉ được hai năm thì mất việc.
Từ 1930, ông chuyển hẳn sang viết báo chuyên nghiệp, Vũ Trọng Phụng
đã từng cộng tác với rất nhiều tờ báo: Ngọ báo, Nhật Tân, Hà Nội báo, Tương
lai, Sông Hương, Tiểu thuyết thứ bảy Do cuộc sống nghèo túng thúc bách
khiến nhà văn phải lao động cật lực và cuối cùng do làm việc quá sức, ông đã
mất vì lao lực vào ngày 13-10-1939.
Vũ Trọng Phụng được các bạn văn đặc biệt yêu quý cả tài năng cũng như
nhân cách. Nguyễn Vỹ trong điếu văn đọc trước mộ Vũ Trọng Phụng đã
không ngần ngại đưa ra lời nhận xét: Những tác phẩm đã làm vinh dự cho
văn học nước nhà. Lời nhận xét đã khẳng định vị trí và tôn vinh Vũ Trọng

-13-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

Phụng. Trong cuộc đời thường, ông là con người thẳng thắn, ưa cái phân minh
rạch ròi nhưng đồng thời cũng hết sức nghĩa tình. Trong ấn tượng của Nguyễn
Tuân, Vũ Trọng Phụng dường như lúc nào cũng đầy tất bật lo toan: Trong đời
Phụng, Phụng cử động theo suy nghĩ nhiều quá. Chưa có một phút nào, hắn

dám điên cuồng lấy một tị1; con người ấy sống hết sức vị tha: nhận thầu
tờ báo nào là không hay quỵt tiền anh em viết giúp2, hắn quan tâm nhất
về chỗ kẻ cười người khócCó ai quen Phụng, dầu chỉ sơ sơ, mà ốm, thì
Phụng là người đầu tiên vào cửa nhà thương để thăm hỏi3 .
Khác với các nhà văn khác, Vũ Trọng Phụng ít có điều kiện đi sâu tìm
hiểu và sống gần gũi với người lao động. Cuộc sống của nhà văn quẩn quanh ở
khu phố Hàng Bạc, hàng ngày phải chứng kiến những tấn trò vô nghĩa, chó
đểu của đủ các hạng bịp bợm, dâm ô, trụy lạc từ giới thượng lưu giàu có: con
buôn, me Tây, quan chức, công tử bột đến những người dưới đáy xã hội: đĩ
điếm, những kẻ cờ bạc, nghiện ngập, Vì thế, cho dù có muốn hay không,
ông vẫn cứ phải nhập tâm đủ thứ chuyện nhơ bẩn trong xã hội hôi tanh ấy.
Cộng với tâm lí tự ti, đơn độc, căm thù cái vô nghĩa lí, tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng là những bức hoạ với đủ sắc màu nham nhở phản ánh chân thực, sắc nét
xã hội đương thời. Nhà văn bị đám văn sĩ ưa hình thức mà ông gọi là bọn đầu
cơ xảo quyệt công kích gay gắt và gọi đó là thứ văn chương dâm uế, bởi họ
chỉ thấy Vũ Trọng Phụng viết về những cái xấu xa, bẩn thỉu của con người.
Nhưng đằng sau những trang viết lạnh lùng, chân thực tới từng chi tiết kia là
một trái tim ấm nóng đập những nhịp đập yêu thương, là đôi mắt nhìn con
người từ góc độ nhân bản nhất, vị tha nhất. Nói như Vũ Trọng Phụng: tả thực
cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều
tiền, kêu ca những sự thống khổ của những dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị

1,2,3: Nguyễn Tuân - Một đêm họp đưa ma Phụng. Tr. 585 Vũ Trọng Phụng tác gia và tác phẩm NXB
GD- H, 2003.

-14-


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

cưỡng bức1 là muốn cho xã hội công bình hơn nữa, đừng có những chuyện ô
uế, dâm đãng2
Vũ Trọng Phụng đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh cao cả của một nhà
văn: Nổ tiếng súng cảnh tỉnh vào xã hội để thức tỉnh những định kiến lầm lạc,
để tiêu diệt những thói hư tật xấu, để con người sống Người hơn. Đó chính là
lý do khiến tác phẩm của Vũ Trọng Phụng sống mãi với thời gian và theo sự
trôi chảy của thời gian càng thể hiện rõ những chân giá trị sâu sắc.
3. Sự nghiệp sáng tác
Đời văn của Vũ Trọng Phụng khá ngắn ngủi chưa đầy 10 năm nhưng ông
đã để lại một khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại:
- 40 truyện ngắn
- 9 tiểu thuyết: Dứt tình (1934); Giông tố (1936); Số đỏ (1936); Vỡ đê
(1936); Làm đĩ (1936); Lấy nhau vì tình (1937); Trúng số độc đắc (1938);
Quý phái (1937, đăng dang dở trên Đông Dương tạp trí Bộ mới); Người tù
được tha (Di cảo).
- 9 phóng sự: Đời cạo giấy (1932); Cạm bẫy người (1933); Kỹ nghệ lấy
Tây (1934); Hải phòng 1934 (1934); Dân biểu và dân biểu (1936); Cơm thày
cơm cô (1936); Vẽ nhọ bôi hề (1936); Lục xì (1937); Một huyện ăn tết
(1937).
- 7 vở kịch: Không một tiếng vang (1931); Tài tử (1934); Chín đầu một
lúc (1934); Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937); Hội nghị đùa
nhả (1938); Phân bua (1939); Tết cụ Cố (Di cảo - đăng sau khi nhà văn qua
đời trên tiểu thuyết thứ 7 số 295 ngày 3.2.1940).

1,2: Để đáp lời báo Ngày nay: Dâm hay không dâm, Tr.508 Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Tập 1) Nghiêm
Xuân Sơn biên soạn NXB Văn học, 2003.

-15-



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

- Một tác phẩm dịch thuật: vở Giết mẹ (tác giả Victo Hugo - 1936).
Ngoài ra ta còn có một số bài viết, tranh luận, phê bình văn học và hàng trăm
bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa.
Với mảng sáng tác nào Vũ Trọng Phụng cũng có những thành tựu, đặc
sắc nhất định. Giới nghiên cứu, phê bình văn học đánh giá cao nhất về thể loại
tiểu thuyết. Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng có một kết cấu hoành tráng bao
trùm không gian từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng tới miền núi cùng
thế giới nhân vật vô cùng phong phú đa dạng, đủ mọi loại người, đủ các loại
tính cách. Bằng khả năng quan sát tinh nhạy, năng lực sáng tạo và liên tưởng
phong phú nhà văn đã dựng lên những tượng đài nhân vật bất hủ trong nền
Văn học Việt Nam đó là những Xuân tóc đỏ, Nghị Hách, Văn Minh, Phó
Đoan
Thành công thứ hai ở sau tiểu thuyết là ở thể loại phóng sự. Vũ Trọng
Phụng được mệnh danh là ông vua phóng sự đất Bắc. Đạt được thành công
này là do nhà văn đã biết khéo léo kết hợp nghệ thuật hư cấu với đặc trưng của
thể loại phóng sự đó là tính thời sự, chân thực. Tạo cho phóng sự Vũ Trọng
Phụng sức hấp dẫn cũng phải kể đến nội dung phản ánh những vấn nạn nhức
nhối đang hoành hành trong xã hội đương thời.
Truyện ngắn và kịch của Vũ Trọng Phụng gọn gàng, súc tích, mang nhiều
kịch tính, một số đậm chất trào phúng đề cập đến nhiều vấn đề, thông qua
những nhân vật hầu hết là tiểu tư sản thành thị. Truyện ngắn và kịch của ông
góp phần làm rõ thêm bộ mặt xấu xa, thối nát, đầy bất công, vô lýcủa xã
hội thực dân nửa phong kiến.
Nếu như ở tiểu thuyết hay truyện ngắn còn có phần tác giả hư cấu nhưng

với phóng sự thì nội dung hiện thực đậm đặc và chân thực hơn rất nhiều do
đặc trưng thể loại quy định. Bởi vậy, cùng với năng lực quan sát tinh nhạy và
trái tim nhân đạo yêu lẽ phải, chuộng lẽ phải, chuộng sự thật, mỗi thiên phóng

-16-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

sự của Vũ Trọng Phụng giống như những quả bom công phá tẩy trần bộ mặt
thực của xã hội đương thời. Phóng sự của Vũ Trọng Phụng không chỉ có ý
nghĩa về văn học mà còn có ý nghĩa về sử học, xã hội học

-17-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C
Chương 2

bức tranh xã hội thực dân nửa phong kiến trong thể
loại phóng sự của nhà văn Vũ Trọng Phụng
1. Những vấn đề khái quát về thể loại phóng sự
1.1. Khái niệm thể loại và thể loại phóng sự
Thể loại hay thể loại văn học là một thuật ngữ được dùng trong ngành lý
luận văn học. Theo từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên): thể loại văn học là dạng thức của tác

phẩm văn học được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình
phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức
tác phẩm, về đặc điểm của các loại hình tượng đời sống được miêu tả và về
tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện thực đời sống ấy.
Lý luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học
thành các loại và các thể (hoặc thể loại, thể tài). Loại rộng hơn thể, thể nằm
trong loại. Bất kì tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trong
hơn là có một hình thức thể nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại:
Tự sự, trữ tình và kịch.
Về khái niệm phóng sự, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau: Theo
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): phóng sự là thể văn chuyên miêu
tả những việc thật có tính thời sự xã hội (trang 784).
Trong cuốn Từ điển văn học, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam định
nghĩa: phóng sự là một thể thuộc loại kí nhằm ghi chép cụ thể tình hình một
vấn đề, một sự việc nào đó có ý nghĩa thời sự (trang 220 tập 2).
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả định nghĩa: phóng sự là
một thể thuộc loại hình kí. Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ việc nhằm làm

-18-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

sáng tỏ trước công luận một sự kiện, một vấn đề có liên quan đến hoạt động
và số phận của một hoặc nhiều người và có ý nghĩa thời sự đối với một địa
phương hoặc toàn xã hội.
Như vậy có thể thấy rằng phóng sự là một thể loại khá đặc biệt, nó nằm
trên ranh giới giữa khoa học và nghệ thuật. Nó vừa có khả năng cung cấp

thông tin đồng thời cũng có khả năng khắc hoạ chân dung, tính cách nhân vật
cùng với số phận của họ. Theo Nguyễn Xuân Nam, phóng sự đó là thể văn
gần với khoa học hơn là nghệ thuật. Tuy nhiên xét ở một góc độ khác, việc sử
dụng một số phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngôn
ngữ giàu hình ảnh hướng vào thế giới bên trong (ở một mức độ nhất định) của
nhân vật khiến cho phóng sự vốn từ báo chí có thể trở thành văn học, một số
tác phẩm thuộc loại này thường được chấp nhận như là những tác phẩm văn
học có giá trị. Đó là trường hợp các phóng sự của Vũ Trọng Phụng.
1.2. Đặc trưng cơ bản của thể loại phóng sự
Thể loại phóng sự có bốn đặc trưng cơ bản sau:
1.2.1. Tính chân thực:
Phóng sự ra đời nhằm ghi lại, chụp lại sự thật về một vấn đề nào đó để
người đọc suy xét, đánh giá. Vì thế, nói đến phóng sự là nói đến tính chân
thực. Đây là đặc trưng cơ bản và quan trọng nhất của phóng sự. Nó là phẩm
chất tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục cho thể loại này. Tính chân thực thể
hiện ở nội dung phản ánh trong phóng sự là những sự kiện, hiện tượng có thực
mang tính mắt thấy tai nghe trong cuộc sống. Thành công của người viết là
làm cho những sự thực ấy như hiện hữu ngay trước mắt người đọc, người đọc
không nghi ngờ gì về những điều mà tác giả đã viết ra. Vì thế, trong các thiên
phóng sự thường có sự xuất hiện của những nhân chứng, những bằng chứng
xác thực (số liệu, biểu đồ, bản thống kê, tư liệu khoa học,), những địa điểm
cụ thể.

-19-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C


1.2.2. Tính thời sự:
Thể hiện ở nội dung phản ánh trong phóng sự là những sự kiện, hiện
tượng đang diễn ra trong cuộc sống mang tính cập nhật nóng hổi hoặc đã diễn
ra nhưng vấn đề chưa được giải quyết dứt điểm. Tính thời sự sẽ thu hút sự
quan tâm của độc giả, đồng thời cũng là yếu tố tạo sự hấp dẫn cho mỗi thiên
phóng sự.
1.2.3. Tính báo chí:
Phóng sự ra đời từ rất sớm, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng,
thể loại này ra đời từ thế kỷ XVI cùng với sự xuất hiện của báo chí và các
phương tiện in ấn công nghiệp. Mục đích của phóng sự là cung cấp cho công
chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác để họ có thể nhận thức,
đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tâm, theo dõi. Vì thế, người viết
phóng sự thường sử dụng những biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra,
phỏng vấn, đối thoại, ghi chép tại chỗ Ngày nay, họ còn sử dụng cả những
phương tiện máy móc (máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim) vào công
việc này.
1.2.4. Tính định hướng:
Phóng sự, dù mang tính chân thực, cập nhật hay tính báo chí vẫn bộc lộ
thiên hướng của người cầm bút. Một cây bút phóng sự có thể viết về một sự
việc, một hiện tượng, một con người mà họ tìm hiểu, điều tra, khám phá.
Nhưng vấn đề là ở chỗ tác giả phản ánh với mục đích gì? Cũng như tác phẩm
văn học, qua bức tranh đời sống, người đọc nhận ra thế giới quan, nhân sinh
quan của người nghệ sĩ. Phóng sự cũng vậy. Tác giả phóng sự qua các ghi
chép, điều tra sẽ thể hiện thái độ đối với cuộc sống. Vì vậy tính định hướng
của phóng sự nhiều khi được thể hiện trực tiếp, trực diện trước các vấn đề xã
hội. Suy cho cùng, khi viết phóng sự, nhà văn, nhà báo hoặc muốn biểu dương
ca ngợi hoặc muốn cảnh tỉnh phê phán đối với vấn đề đặt ra trong bài viết và

-20-



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

cũng định hướng thái độ này ở bạn đọc. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra
điều này ở tất cả các bài phóng sự.
1.3. Phân loại thể hiện phóng sự
Có nhiều tiêu chí để phân loại phóng sự:
Dựa vào đối tượng được đề cập trong phóng sự có thể phân thành: Phóng
sự về các sự việc hiện tượng và phóng sự về con người.
Nhưng để có được cái nhìn tổng quát về các tiểu loại phóng sự, người ta
căn cứ vào tiêu chí hư cấu nghệ thuật mà nhà văn sử dụng hoặc xem xét về
tính báo chí hay tính văn học, yếu tố nào đậm nét hơn. Từ đó có thể chia
phóng sự thành 3 tiểu loại:
Phóng sự: Phóng sự chứa đựng cá tính báo chí và tính văn học nhưng
nghiêng hơn về phương diện báo chí. ở tiểu loại này, phóng sự thường ngắn
gọn chỉ trong phạm vi một số báo. Nhà văn điều tra, ghi chép về một vấn đề,
đồng thời cũng có thể hư cấu chút ít nhưng phải dựa trên sự thực để người đọc
có thể hình dung ra một cách toàn diện đầy đủ, nhiều chiều về vấn đề đó.
Phóng sự điều tra: Phóng sự điều tra thuần tính báo chí, rất ít thậm chí
không mang tính văn học bởi người viết không hư cấu mà chỉ đi vào điều tra,
ghi lại, thống kê con số hoặc tái hiện lại sự việc.
Tiểu thuyết phóng sự: Có dung lượng lớn, trải dài ở nhiều số báo ở tiểu
loại phóng sự này, người viết có thể hư cấu (dựa trên sự thực) trong khi miêu
tả sự việc, khắc hoạ nhân vật, do vậy tính văn học đậm nét hơn tính báo chí.
Sự hư cấu hướng tới việc làm rõ thêm cho các sự việc được đề cập trong phóng
sự. Các phóng sự của Vũ Trọng Phụng thuộc tiểu loại này. Hiện nay, tiểu
thuyết phóng sự ít được thịnh hành.


-21-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

2. Bức tranh hiện thực về xã hội thực dân nửa phong kiến trong phóng sự
của Vũ Trọng Phụng
Do hoàn cảnh xuất thân, Vũ Trọng Phụng ít có điều kiện đi sâu tìm
hiểu, khám phá và viết về cuộc sống nông thôn. Đề tài trong các bài viết của
ông từ tiểu thuyết, phóng sự, truyện ngắn đến kịch đều xoay quanh đời sống
thành thị. Đặc biệt ở thể loại phóng sự, mảng đề tài chiếm một tỉ lệ trọng áp
đảo. Điều đó vừa thể hiện sở trường và ưu thế của nhà văn, vừa phản ánh đúng
hiện thực khách quan của xã hội: Thành thị đặc biệt là thành thị phương Đông
trong buổi giao thời của chế độ thực dân phong kiến là nơi tích tụ gần như hầu
hết sức nóng tiềm ẩn có tính hạt nhân của thời thế. Thâm canh ở mảng đề tài
này, phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã bắt đúng mạch nguồn của những vấn
đề sôi động, bức xúc vào bậc nhất trong xã hội: Đó là nạn cờ bạc, mại dâm và
tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Với sự quan sát tinh nhạy kết hợp với lối tả
chân sắc sảo, các phóng sự của Vũ Trọng Phụng có giá trị phản ánh sâu sắc
hiện thực xã hội.
2.1. Phóng sự Vũ Trọng Phụng dựng lên bức tranh về thế giới cờ gian bạc
bịp
2.1.1. Phản ánh thế giới cờ gian bạc bịp qua chân dung những tín đồ của đạo
đỏ đen
Cạm bẫy người là thiên phóng sự về nạn cờ bạc bịp ở Hà Nội vào những
thập niên đầu của thế kỉ XX. Trong tác phẩm, nhà văn đã đi sâu khám phá cơ
cấu tổ chức của cả làng bạc bịp. Đó là một tổ chức phát triển tới trình độ cao
của một bộ máy khá hoàn chỉnh và có sự chỉ đạo chặt chẽ giống như một đảng

phái. Đứng đầu là các vị thủ lĩnh tối cao. Hai đảng trong làng bịp, một bên do
ấm B phụ trách, một bên là cánh Thượng Ký. Chúng vừa có sự thống nhất
tương đối trong mục đích và bản chất, là đồng nghiệp của nhau, đồng thời lại
là kẻ tử thù của nhau.

-22-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

Trong tác phẩm, Vũ Trọng Phụng đã nhập cuộc, tìm hiểu đảng phái của
trùm ấm B. Nhà văn đã phát hiện ra tổ chức giang hồ ấy có sự phân chia đẳng
cấp, ngôi thứ chặt chẽ. Từ ông trùm nắm quyền chỉ đạo toàn thể ở cấp trung
ương đến lớp đàn em, hợp thành các tướng lĩnh trong bộ tham mưu thống
nhất gồm: Những chuyên gia, giáo sư, những kỹ sư, đến một hệ thống
chân rết đàn em làm nhiệm vụ che chắn, hướng đạo và hàng trăm vệ sĩ, bọn
yêu tạ lưu manh để đảm bảo cho sự tồn tại và vận hành của thiết chế ấy.
Trùm ấm B là người chỉ huy tối cao của một cánh bạc. Trong Cạm bẫy
người, ấm B hiện lên khá đậm nét ở cả ngoại hình lẫn tâm tính bên trong. ông
ấm được nhà văn miêu tả: người trông đẫy đà, bệ vệ như một ông quan hậu
bổ, một viên tri châu nào. Hai con mắt rất sắc sảo, có đủ vẻ đối địch với đời,
tiểu nhân cũng được mà quân tử cũng được. Miệng nói có duyên một cách lạ,
thường hay mỉm cười để giá trị cho câu chuyện, tiếng đồng sang sảng,
thật là giọng quan1. Ngay vẻ bên ngoài đã là một sự bịp, một sự lừa đảo bởi
hình vẻ ấy, tiếng nói, điệu bộ ấy đâu phải là của kẻ bất lương lừa lọc mà giống
một con người lương thiện, đúng đắn thậm chí có học thức. Ngoại hình cũng
trở thành một thứ xúc tác hữu hiệu trong nghề nghiệp của ấm B.
Người xưa có câu nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, điều ấy xét ra cũng

đúng với ấm B nhưng là đúng ở mặt tiêu cực. ông ấm cũng nghệ tinh cũng
thân vinh nhưng là tinh và vinh trong nghề bạc bịp. Tinh đến mức không một
thủ thuật, không một ngón đòn bịp nào ông không biết, đến mức không dám
ra mặt để hành nghề. Vinh đến mức cùng với Thượng Ký trở thành thủ lĩnh tối
cao của một trong hai cánh bạc bịp lớn nhất Hà Thành lúc ấy.

1: Cạm bẫy người, tr.192 Tuyển tập Vũ Trọng Phụng Nghiêm Xuân Sơn biên soạn, 2006
Từ đây dẫn chứng trong các phóng sự Cạm bẫy người, Lục xì, Kỹ nghệ lấy Tây được chúng tôi trích từ
cuốn sách trên.

-23-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

ấm B vốn xuất thân từ một gia đình có dòng dõi gia thế nhưng rong chơi
cờ bạc nên sớm trở thành một kẻ tôn thờ chủ nghĩa đổ bác. ấm B chắc hẳn
cũng là một con người hiểu biết cho nên trong lời nói hắn tỏ ra rất tinh tường,
sắc sảo. Hắn đã biện minh một cách rất hùng hồn cho nghề nghiệp của mình:
tôi đã bị hại về hoàn cảnh xấu của xã hộiTôi tưởng: làm việc thiện để đền
ơn việc thiện, lấy việc ác để trả nghĩa việc ác thế mới là kẻ biết sống ở đời1
hay trong đám bạc, người đời đã chỉ muốn ăn thịt lẫn nhau cả, thì dù có bất
nghĩa, tôi cũng chỉ bất nghĩa với một bọn bất nghĩa, chứ những người hiền
lành không tham lam, không muốn ăn thịt ai cả, có khi nào để đến nỗi bị
chúng tôi hại đâu!2.
Với lời lẽ sắc sảo, thông minh, ấm B đã hoàn thành xuất sắc vài trò của
một trạng sư tự bào chữa cho mình. Những lời biện hộ nghe cũng có vẻ có lí
nhưng đó là lí lẽ của một trùm bịp đầy thủ đoạn xảo trá và rất có trí.

Cuộc đời ấm B cũng không phải bằng phẳng, dễ dàng, để có được địa
vị ấy theo như lời kể của Ký Vũ và lời bộc bạch, hắn cũng phải trải qua nhiều
đớn đau mất mát: Tôi đã thua vì đỏ đen, tôi lại còn thua vì bịp nữa: Tôi đã
phải xa gia đình vì đã tàn phá cơ nghiệp, tôi đã khốn khổ, ê trệ - ê trệ nhiều
phen lắm3. Cuộc đời của một tên trùm bạc bịp cũng chất chứa đầy những
thăng trầm lên xuống, những nhục nhã mất mát. Nhưng có điều, mất mát lớn
nhất mà ấm B không nhận thấy là mất đi thiện lương, mất đi cuộc sống bình
thường của một con người lương thiện để gánh lấy sự lo âu thường nhật.
Là con người có những thủ đoạn, lọc lừa nhưng ấm B chưa hẳn đã hoàn
toàn mất hết nhân tính. Bằng cái nhìn nhân đạo khách quan, Vũ Trọng Phụng
còn cho người đọc nhận thấy một con người khác, một gương mặt tâm hồn
khác của ông trùm bạc bịp. ở phương diện tích cực này, ấm B là một con

1,2,3: Cạm bẫy người, Tr.194, 193, 263 sđd.

-24-


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Lan Phương - K29C

người có đủ thuỷ chung, trọng tình nghĩa và biết cách khu xử. Chính ấm B
đã từng tâm sự: Chúng tôi à! Đã làm nghề này thì ít ra chúng tôi phải có
nghĩa khí trong sự ăn ở với nhau cũng như bọn Lương Sơn Bạc! Dù là bịp là
cũng phải có một phương diện cho thiên hạ phục1. Không chỉ trong lời nói
mà ông ấm cũng có những hành động đầy nghĩa hiệp đối với những người
cùng hội cùng thuyền: ra tay giúp đỡ những anh em túng bấn; đối với Ba
Mỹ Ký tuy hắn không thật thà trong làm ăn hay hụt; hay bồng nhưng ấm
B tỏ ra cảm thông, độ lượng và mở đường cho hắn làm ăn, vận động anh em

giúp đỡ, kêu gọi mọi người đi đưa đám khi Ba Mỹ Ký chết: Thôi, dù sao hắn
với chúng mình cũng có chút tình đồng nghiệp mà xưa nay anh em mình đi
chinh phục thiên hạ vẫn phải dùng đến khí giới của hắn, nghĩa tử là nghĩa tận,
anh em mình cũng nên chịu khó đi đưa một buổi cho phải đạo và cho thiên
hạ trông vào. Mình nên ăn ở cho có nghĩa2. Ký Vũ cũng cảm phục sự ngay
thẳng và nghĩa hiệp của con người ấm B: vì giúp đỡ người khác mà sau nửa
đời người hết cách xoay, đến nay, vẫn chỉ xơ như nhộng.
Phải chăng bằng tài năng và những phẩm chất này mà ông ấm đã được
tôn xưng làm thủ lĩnh của một cánh bạc:
Khác với ấm B, Cả ủn là kẻ giàu có nhờ biết tận dụng những cơ hội và
những vận may trong nghề cờ bạc. Cả ủn người giữ cái két lớn nhất của làng
bịp, cùng với ấm B là hai người cầm cân nảy mực cho đảng bịp ở đất Hà
Thành. Cả ủn bắt đầu bước chân vào làng cũng chỉ với tư cách của một tên
tạ đầu trâu mặt ngựa làm nghề dẫn khách, nhưng rồi do khôn ngoan lọc lõi,
hắn đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ việc mối lái, đưa đường. Khi đã giàu có
hắn chuyển sang cho vay lãi, ấm B cũng từng tới vay tiền và cũng bị Cả ủn ăn

1,2: Cạm bẫy người, Tr.263, 289 sđd.

-25-


×