Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười nhìn từ phương diện nội dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.39 KB, 54 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài
Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá trình
lao động sản xuất và đời sống nhân dân. Khi tư duy con người tương đối phát
triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười. Nó không chỉ đem lại
tiếng cười mua vui cho thiên hạ để cho họ giải tỏa những mệt nhọc, vất vả sau
một ngày lao động tích cực, mà truyện cười cịn có tác dụng phê phán, châm
biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người. Có khi nó được xem như là
một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại những bất công của tầng lớp
trên. Mà tiếng cười ấy, nó phản ánh sự thơng minh, tư duy sâu sắc của người
Việt nói chung và những con người có trí tuệ, khả năng giao tiếp nhanh nhạy
nói riêng. Ở đó đã có sự kết tinh của một q trình chọn lọc, khái qt và nó
xứng đáng được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất và
tồn vẹn.
Do đó truyện cười là một phần không thể thiếu trong nền văn học dân
gian Việt Nam nói chung, cũng như đối với cuộc sống của nhân dân lao động
nói riêng, vì thế mà truyện cười ln được đông đảo nhân dân ta yêu mến và
lưu truyền rộng rãi. Có thể thấy rằng từ nơng thơn đến thành thị, từ Bắc đến
Nam, ở đâu thì những câu chuyện cười dí dỏm vẫn ln ln mang đến cho
người đọc nhiều điều thú vị, cũng như phút giây thư giãn bổ ích. Cười là một
hiện tượng sinh lí rất tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày, nó làm xua tan đi
tất cả những mệt nhọc, sau một ngày làm việc, giúp cho tinh thần con người
được sảng khoái hơn. Vì vậy mà trong ca dao đã có câu nói rằng:
Con người có miệng có mơi
Khi buồn thì khóc khi vui thì cười


2
Khơng chỉ vậy thơng qua truyện cười dân gian, cịn cho chúng ta thấy


được bức tranh dung toàn cảnh về một thời kì xã hội phong kiến Việt Nam đã
đi qua. Đó là một bức tranh gồm nhiều sắc thái, cung bậc thăng trầm khác
nhau, để rồi từ đó giúp người đọc thấy được giá trị của bộ truyện cười đã
mang lại.
Đề tài “Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười khơng
kết chuỗi” cịn khá mới mẻ, hấp dẫn. Cho nên tôi chọn đề tài này với mong
muốn đi sâu vào tìm hiểu một cách chân thực về một thời kì xã hội phong
kiến, được thể hiện như thế nào trong truyện cười không kết chuỗi, cũng như
nó sẽ giúp tơi hiểu thêm hơn về truyện cười dân gian Việt Nam. Đồng thời với
việc làm rõ đề tài này sẽ góp phần bổ sung thêm một cách tiếp cận mới về
nghiên cứu truyện cười dân gian nói riêng, cũng như giúp cho người đọc và
sinh viên có cách hiểu, cách cảm đúng đắn và đầy đủ hơn trong việc nghiên
cứu những vấn đề có liên quan đến văn học dân gian nói chung. Hy vọng với
việc nghiên cứu đề tài này, sẽ góp phần khơi gợi sự chú ý của độc giả, nhằm
tăng số lượng cũng như chất lượng cho người đọc về thể loại truyện cười.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài nghiên cứu truyện cười đã có một số các cơng trình của các nhà
nghiên cứu như sau:
Trước hết phải kể đến cơng trình do: Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên
- Võ Quang Nhơn (2006), Văn học dân gian Việt Nam (tái bản), Nxb Giáo
dục. Cơng trình đã đạt được những giá trị khoa học rất quan trọng. Cơng trình
đã lý giải sâu sắc và toàn diện đặc trưng của văn học dân gian, khái quát tình
hình sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian từ khởi đầu thời phong kiến đến
năm 1945, nghiên cứu văn học dân gian người Việt theo tiến trình lịch sử, sơ
lược lịch sử văn học dân gian từ trước thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX , phác thảo


3
các thể loại tự sự dân gian, đã cho thấy bức tranh toàn diện về truyện cười, để
giúp cho bạn đọc nắm rõ hơn về thể loại dân gian này.

Như chúng ta đã biết việc phân loại các truyện cười là rất phức tạp, bởi
vì có truyện dài, nhiều sự việc, nhiều nhân vật, có truyện ngắn gọn, ít nhân
vật, có truyện có khả năng gây cười mạnh mẽ có truyện chỉ vừa đủ gây cười
một cách nhẹ nhàng, thậm chí có truyện khiến ta vừa nghe xong liền phải suy
nghĩ, có truyện nhằm đạt u cầu giải trí là chính…Đối với mọi loại hình có
khả năng bao gồm những truyện như trên, tất nhiên vấn đề phân loại phải
được đặt ra, do đó mà cơng trình nghiên cứu của Văn Tân trong “Tiếng cười
Việt Nam” và Nguyễn Hồng Phong trong cơng trình “Truyện tiếu lâm” đã giúp
cho bạn đọc hiểu được sự khác nhau ở các thể loại trong truyện cười, như theo
Văn Tân: giữa truyện tiếu lâm và truyện khơi hài có sự khác nhau về mục
đích, về nội dung, về cách cấu tạo, về ý nghĩa và kết quả.
Ngồi ra cịn phải kể đến cơng trình nghiên cứu về Văn học dân gian
của Nguyễn Văn Bổng, trong đó có cơng trình “Thủ Thiệm, tiếng cười dân
gian độc đáo Xứ Quảng” do ông sưu tầm và biên soạn. Báo Quảng Nam cuối
tuần (22 và 23/12/2007) đã nhận định, cuốn “Thủ Thiệm, tiếng cười dân gian
độc đáo Xứ Quảng” là một cơng trình đầy đủ,đa chiều về một nhân vật văn
hoá dân gian độc đáo- chủ thể sang tạo của nhiều truyện cười và đồng thời
cũng là người đóng vai trị chính trong những truyện cười lí thú đó”.
Ngồi ra cịn có một số cơng trình nghiên cứu như:
Đỗ Bình Trị -Văn học dân gian, tập 1-Nxb Giáo dục, 1991 được xem là
cuốn giáo trình cơ sở được viết dưới dạng tinh giản và diễn đạt phù hợp với tư
duy sinh viên. Cơng trình này đã góp phần giúp chúng ta tiếp cận và hiểu rõ
hơn sự hình thành và phát triển của văn học dân gian Việt Nam trong lịch sử,
cũng như các phương pháp, quá trình nghiên cứu văn học dân gian ở nước ta.


4
Không chỉ vậy trong Lịch sử Văn học Việt Nam, tập 1:Văn học dân gian.
Giáo trình ĐH sư phạm, 1961 (Bùi Văn Nguyên và nhiều tác giả biên soạn )
cũng đã cho chúng ta nắm rõ hơn một số vấn đề chung về lịch sử văn học Việt

Nam từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII, giúp độc giả thấy được sự phát triển
của văn học dân gian qua từng giai đoạn khác nhau của lịch sử, cũng như sự
phong phú, đa dạng của các thể loại, sự ra đời kèm theo những đặc điểm của
từng thể loại trong nền văn học dân gian Việt Nam.
Trên thực tế, có thể có nhiều cơng trình, bài viết khác nữa, nhưng do điều
kiện khách quan và chủ quan, chúng tôi chưa có điều kiện tham khảo hết. Vì
vậy mà những cơng trình nghiên cứu trên tuy cịn sơ lược, nhưng đã ít nhiều
liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đó là những gợi ý, phát hiện có tính chất gợi
mở, giúp cho tôi kế thừa, chọn lọc, và phát triển để hồn thành đề tài của
mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đó là “Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam”, thơng qua đó ta có thể
thấy được diễn biến của một thời kì xã hội diễn ra như thế nào, nó là bức tranh
tồn cảnh sống động nhất và chung nhất của một giai đoạn lịch sử Việt Nam
trải qua từng thời kì khác nhau, trong bức tranh dung ấy hiện lên sinh động tất
cả các giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ, trước hết đó không chỉ là những con
người của tầng lớp trên như vua, quan lại, cường hào….mà nó cịn có cả
những con người thấp cổ bé họng, thông qua tiếng cười người ta đề cập đến
nhiều vấn đề của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đó có thể là tiếng cười đối
với giai cấp thống trị thối nát, với bộ máy quan liêu, chuyên quyền, lũng đoạn
đang trên con đường suy tàn của nó, mà cịn là tiếng cười đối với tầng lớp
nhân dân cùng với những thói hư tật xấu, kéo theo đó là xuống cấp nghiêm
trọng của những giá trị truyền thống lâu đời. Có thể nói rằng thơng qua bức


5
tranh tồn cảnh đó đã giúp cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát hơn đối với
một thời kì xã hội phong kiến đã đi qua.
3.2. Phạm vi

Truyện cười không kết chuỗi trong các tuyển tập như:
Tuyển tập truyện cười dân gian Việt Nam
Truyện cười chọn lọc
Truyện cười dân gian Việt Nam
Khi thống kê khoảng 80 truyện cười bất kì trong Tuyển tập truyện
cười dân gian Việt Nam, ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa tần số xuất
hiện của các hình tượng trong tuyển tập thơng qua kết quả khảo sát được
sau đây:
Hình tượng:
- Diêm Vương xuất hiện 7 lần chiếm 8,75%
- Thầy đồ xuất hiện 22 lần chiếm 27,5%
- Thầy lang xuất hiện 12 lần chiếm 15%
- Quan lại xuất hiện 10 lần chiếm 12,5%
Dựa vào kết quả khảo sát được ở trên đây, ta thấy rằng tần số các
hình tượng các nhân vật xuất hiện rất phong phú và đa dạng trong truyện
cười. Vì thế mà phạm vi khai thác cũng như tìm hiểu về nó rất rộng, do
đó mà chúng tơi ở đây chủ yếu tập trung vào nghiên cứu bức tranh xã hội
phong kiến Việt Nam trong truyện cười không kết chuỗi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp như:
Phương pháp thống kê: Thống kê các truyện cười dân gian Việt Nam,
theo hệ thống các cơng trình nghiên cứu đi trước. Trên cơ sở đó để có một cái
nhìn khách quan, tổng thể hơn về vấn đề.


6
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Cùng với việc thống kê cần phải có
một óc phân tích, tổng hợp một cách logic, hợp lý. Vừa tổng hợp vừa đưa ra
những dẫn chứng để phân tích, mổ xẻ vấn đề.
Phương pháp logic học: Bất kì một vấn đề gì cũng cần phải sử dụng

phương pháp này, dù ít dù nhiều. Bởi phương pháp logic giúp ta có một cách
phân tích đúng đắn cả về trình tự sắp xếp, cách nghiên cứu khoa học và tiết
kiệm được thời gian.
Phương pháp đối chiếu - so sánh: Sử dụng phương pháp này để đối
chiếu, so sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện cười trong văn học dân
gian.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài chúng tơi kêt cấu gồm có ba
chương sau:
Chương 1 Khái qt chung về truyện cười dân gian Việt Nam
Chương 2 Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười
nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3 Giá trị của truyện cười trong việc phản ánh hiện thực xã hội


7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
1.1 Khái niệm truyện cười
Truyện cười hình thành từ trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam,
nhưng nở rộ thực sự là vào giai đoạn suy vong của nó. Ở nước ta đó là
khoảng thế kỉ XVII-XVIII, truyện cười là một hình thức đặc biệt phản ánh
hiện thực bằng sự phê phán thông qua tiếng cười. Tiếng cười đơn giản nhất
là tiếng cười nảy sinh từ sự phát hiện những mâu thuẫn xã hội, xã hội nào
về mặt chính là phản động thì về mặt mỹ học là cái hài kịch. Khác với
truyện ngụ ngôn là phản ánh sự vươn lên không ngừng của tư duy trong
việc nhận thức xã hội lồi người, thì truyện cười là sản phẩm của trí tuệ,
ln ln phát hiện ra những mâu thuẫn thường xuyên xảy ra trong xã hội
đó. Truện cười nói một cách ngắn gọn hơn có thể được định nghĩa như sau:

Truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong
cuộc sống, trong hành vi của người đời, nhằm gây ra tiếng cười. Có thể là
tiếng cười mỉm, nhưng thường là cười giịn giã. Có thể là cười một cách vui
vẻ, nhẹ nhàng nhưng thường là cười mà phẫn nộ, mà khinh ghét.
1.1.1 Vị trí của truyện cười trong nền văn học dân gian
Văn học trào phúng nói chung đã xuất hiện và phát triển thành một
dịng trong nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Và trong nền văn học
phong phú và không bao giờ cạn ấy, có một điều hiển nhiên là truyện cười dân
gian rất được quần chúng ưa chuộng, nó đã trở thành một bộ phận không thể
thiếu trong kho tàng văn học dân gian. Nếu như truyện cổ tích mơ tả một cách
sinh động cuộc sống và ước mơ của người bình dân, giúp họ suy nghĩ thêm về
vận mệnh của mình, thì truyện cười gây ấn tượng mãi mãi khơng phai mờ về
những màn kịch nhỏ trong tấn trò đời qua các thời đại. Trong quá trình phát


8
triển của lịch sử dân tộc. Nhân dân ta trong trường kì chiến đấu giành cơm áo
tự do, khơng phải chỉ có trầm tư mặc tưởng, khơng phải chỉ biết hì hục làm
việc, mà cịn biết vui chơi một cách lành mạnh, nụ cười trên môi không bao
giờ tắt, điều đó đã chứng minh rằng truyện cười có một vị trí quan trọng trong
đời sống sinh hoạt của người dân, nó góp phần làm cho cuộc sống trở nên vui
vẻ, nhân dân cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn sau một ngày lao động vất vả.
Đồng thời truyện cười còn là nơi người ta gửi gắm những điều khơng
thể nói, nó chính là thứ vũ khí sắc bén của nhân dân dùng để đấu tranh cho
cuộc sống ngày hợp lí, tốt đẹp hơn. Giai cấp phong kiến từ lâu đã trở thành
một trở ngại trên con đường tiến hoá của dân tộc, cuộc đấu tranh chống lại chế
độ phong kiến đã có cội rễ từ rất lâu, đặc biệt trong truyện cười ta lại càng
thấy rõ hơn về điều đó. Hệ thống truyện cười đã góp phần vạch rõ những cảnh
ngược đời trong xã hội phong kiến, sự giả tạo của những kẻ bốc lột, từ vua
quan cho đến cường hào, cùng với bè lũ tay sai của chúng. Truyện cười đã giữ

vị trí quan trọng, trong việc góp phần thúc đẩy sự tan rã nhanh chóng uy thế
chính trị của giai cấp phong kiến lỗi thời. Không những vậy, chúng ta cịn biết
rằng cái lỗi thời, xấu xa khơng phải chỉ tìm thấy trong giai cấp bóc lột, mà cịn
có thể tìm thấy trong hang ngũ nhân dân lao động, trong cuộc sống đang tiến
lên mà những tập tục cũ vẫn cứ níu giữ người ta lại, hơn nữa trong xã hội cũ,
khi mà ý thức hệ chính thống của thời đại là ý thức hệ của giai cấp thống trị
thì nhân dân một mặt đấu tranh chống giai cấp bốc lột, một mặt lại vẫn cứ chịu
ảnh hưởng xấu của nó. Cho nên truyện cười lại lần nữa có thể tìm thấy đối
tượng trong những hành vi nào đó của một số người trong nhân dân lao động,
tiếng cười này có ý nghĩa đấu tranh mạnh mẽ, khơng phải là đấu tranh chống
giai cấp bốc lột mà đó cịn là đấu tranh trong nội bộ nhân dân. Do đó mà ta có
thể khẳng định rằng, truyện cười có một vị trí quan trọng trong nền văn học
dân gian Việt Nam.


9
1.1.2. Phân loại truyện cười
Nghiên cứu truyện cười dân gian, ai nấy đều có thể dễ dàng nhận
thấy những điểm sau đây: có truyện dài, nhiều sự việc, nhiều nhân vật, có
truyện ngắn ít nhân vật, có truyện có khả năng gây cười mạnh mẽ, có truyện
chỉ vừa đủ gây cười một cách nhẹ nhàng, thậm chí có truyện khiến ta vừa cười
xong liền phải suy nghĩ, có truyện nhằm đạt u cầu giải trí là chính, có truyện
lại kết hợp tác dụng giải trí với ý nghĩa phê phán, có truyện ít vận dụng nghệ
thuật cường điệu, có truyện trái lại triệt để vận dụng nghệ thuật đó. Có truyện
lấy đề tài trong sinh hoạt bình thường của người nơng dân, có truyện lấy đề tài
trong sinh hoạt của các tầng lớp khác như: nhà sư, thầy đồ, thầy bói, quan lại,
trưởng giả….có truyện ít yếu tố tục, có truyện lại khiến tiếng cười nổ ra mạnh
mẽ nhờ vận dụng yếu tố tục đúng chỗ, có truyện có kết luận hẳn hoi, có truyện
lại bng lửng để người ta suy nghĩ về dụng ý bao hàm ở trong. Vì vậy mà có
rất nhiều cách phân loại truyện cười khác nhau, như trong bản tham luận đọc

tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ ba, nhà văn Nguyễn Tuân đã nói: “Tổ
tiên ta thật là những người nghệ sĩ tạo hình cho tiếng cười Việt Nam, tạo cho
tiếng cười ta bao nhiêu là bóng dáng và có cả một cái gì như là một biên chế
đầy đủ thang bậc về tiếng cười”[9;137].
Vậy chúng ta thử tìm hiểu bóng dáng và thang bậc ấy qua các loại
truyện cười Việt Nam.
Trong giáo trình của Đại học Sư phạm ( bản in lần thứ 3, nhà xuất bản
Giáo dục 1970, trang 153-206). Truyện cười được chia làm ba loại: truyện trào
phúng, truyện khơi hài, truyện tiếu lâm.
Trong giáo trình văn học dân gian tập hai ( dung trong các trường học
Sư phạm), PGS Hoàng Tiến Tựu chia truyện cười thành hai loại: loại kết chuỗi
và loại không kết chuỗi ( mỗi loại có các tiểu loại khác nhau)


10
Trong giáo trình Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây ( in lần đầu
1972, lần gần nhất 1977), Giáo sư Đinh Gia Khánh chia truyện cười làm hai
loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng ( gồm trào phúng bạn và trào phúng
thù).
Theo chúng tôi nghĩ cách phân loại truyện cười dễ được chấp nhận nhất
có lẽ là cách phân loại trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, đã phân loại truyện cười như sau:
Truyện cười chia thành hai loại chính:
Truyện cười kết chuỗi: Là những mẫu giai thoại hài hước xoay quanh
một nhân vật có thực được coi là có thực (Trạng). Nhưng đó là truyện. Cịn
con người, phải có một con người có thật, phải từ một con người có thật và ta
đã tim được con người đó. Đọc sách, đọc những bài phú và gia phả, tôi đủ tin,
rất tin…. (Phạm Văn Đồng)
Truyện cười không kết chuỗi : Là truyện cười có kết cấu hồn chỉnh tồn
tại độc lập mang tính chất phiếm chỉ (chỉ chung, khơng có tính xác định cụ thể

về thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật). Các nhân vật ở loại truyện này
thường chỉ được giới thiệu về thành phần, địa vị xã hội, giới tính chứ khơng có
tên riêng (như anh lính hầu, anh đầy tớ, quan huyện, thầy đồ, lí trưởng, nhà
sư….) có khi nhân vật chỉ được gọi tên bằng một tính cách (anh mê ngủ, anh
sợ vợ, chị hay ăn quà, anh chàng lười…).
Truyện cười không kết chuỗi (hay truyện cười phiếm chỉ) ở nước ta rất
phong phú, đa dạng gồm nhiều tiểu loại khác nhau như:
Truyện khơi hài(hay hài hước) tiếng cười có tác dụng mua vui là chủ
yếu, khơng hoặc ít có tính chất phê phán đả kích.
Truyện trào phúng (hay châm biếm) chứa đựng tiếng cười có nội dung
phê phán, đả kích mạnh mẽ.


11
Truyện tiếu lâm: Là những truiyện cười dân gian mang yếu tố tục, có
tác dụng gây cười mạnh mẽ.
1.2 Hiện thực lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam
Tình hình xã hội phong kiến Việt Nam có thể tóm lược như sau: Thế kỉ
XV là thời kỳ toàn thịnh của xã hội Việt Nam, với sự lên ngôi của ý thức hệ
phong kiến. Từ thế kỉ XVI chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kì suy
tàn, giai cấp phong kiến khơng cịn tác dụng tích cực đối với lịch sử, với mâu
thuẫn nội tại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chế độ phong
kiến đã bộc lộ bước đầu khá sâu sắc. Thời đại “hoàng kim” của chế độ phong
kiến ở nước ta cáo chung, tầng lớp thống trị lúc này đã đi vào con đường sa
hoa, dâm dật, bọn địa chủ thì quan liêu, tham ô, nhũng lạm, đục khoét nhân
dân. Cuộc sống “quân cấp ruộng đất” tạm ổn định hơn thời trước, nay đã biến
thành một thủ đoạn ăn cướp trắng trợn ruộng đất của nơng dân, đó là chưa kể
có biết bao lực dịch, thuế má nặng nề, hình phạt hà khắc, xã hội khơng cịn
những “vua sáng tơi hiền” của thời đai Hồng đức, mà chỉ cịn những hơn qn
bạo chúa, tranh nhau lên ngai vàng vì lợi ích dịng họ, hưởng lạc cá nhân, đời

sống của nhân dân vô cùng lầm than. Cuối thế kỉ XVII các chúa Trịnh như
Trịnh Tạc, Trịnh Cán sau khi tạm hưu chiến với chúa Nguyễn, cũng muốn
củng cố lại kỉ cương, phục hồi lại lễ giáo. Nhưng chế độ phong kiến vẫn lao
mạnh xuống vực thẳm tiêu vong. Rất nhiều cuộc nông dân khởi nghĩa ở khắp
nơi trong nước, như sóng trào dâng lên hết đợt này đến đợt khác, xói mịn dần
nền tảng của ngôi lầu phong kiến. Ngôi lầu cũ kỉ tuy được tơ lại vàng son lịe
loẹt nhưng đã mục rỗng ở bên trong. Và phong trào Tây Sơn đã làm sụp đỗ
chế độ phong kiến, của họ Nguyễn cũng như của họ Trịnh. Sau này, Nguyễn
Anh dựa vào bọn địa chủ miền Nam và bọn tư bản xâm lược Pháp đã xây
dựng lên một triều đại phản động hơn bao giườ hết. Nhà Nguyễn đã rang sức


12
cũng cố kỉ cương phong kiến, phục hồi lại lễ giáo phong kiến một cách ngu
xuẩn.
Giai cấp phong kiến từ lâu đã là một trở ngại trên con đường đi lên của
dân tộc. Cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến đã có từ lâu đời và trong
giai đoạn ngắc ngoải của nó, nó đã có một sức bám dai dẳng. Nó đã tỏ ra mình
có vai trị quan trọng trong cuộc sống lúc bấy giờ. Cho nên đối tượng của tiếng
cười trước hết là giai cấp phong kiến. Truyện cười dân gian đã phát triển đặc
biệt trong thời kì suy vong của giai cấp phong kiến. Chính vì khi ấy giai cấp
này tiêu biểu cho cái lỗi thời, cái phản động. Trước hết đáng chú ý là những hệ
thống truyện cười được lưu hành rộng rãi như truyện Trạng Lợn, Truyện
Trạng Quỳnh, Truyện Ba Giai, Tú Xuất….những hệ thống truyện này đã phục
vụ đắc lực cho mục đích của nhân dân là đánh vào chế độ phong kiến. Và sau
đó là phải kể đến hệ thống Truyện cười dân gian Việt Nam, đã vạch rõ những
cảnh ngược đời trong xã hội phong kiến, sự giả tạo được che dấu cẩn thận của
những kẻ bóc lột, từ vua quan cho đến những kẻ tay sai phục vụ cho chúng.
Và đến thế kỉ XVIII thì sự khủng hoảng đã đến mức trầm trọng. Lúc này mâu
thuẫn xã hội trở nên gay gắt, mâu thuẫn chủ yếu và quyết liệt nhất là mâu

thuẫn giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị. Lúc này
chúng tỏ ra khơng cịn năng lực quản lí và lãnh đạo nhà nước, mà rơi vào cảnh
ăn chơi trụy lạc, những thiết chế của xã hội phong kiến đã làm trở ngại cho
sức sản xuất của xã hội, nơng nghiệp thì đình đốn, kinh tế hàng hóa manh nha
từ sớm khơng có điều kiện phát triển, công thương nghiệp dẫm chân tại chỗ,
đời sống nhân dân đói kém. Ngồi ra cịn có hàng loạt mâu thuẫn khác tuy thứ
yếu nhưng cũng khá gay go, quyết liệt nhưng cũng khơng hịa hỗn. Đó là
mâu thuẫn giữa phong kiến thống trị với tiểu phong kiến tri thức bình dân, và
cuối cùng là mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị.


13
Đời sống nhân dân đặc biệt là nông dân rất cực khổ, những nạn hạn hán,
bão lụt, đói kém, bắt phu đi lính…xảy ra liên tục, chính quyền từ trên xuống
dưới đều đỗ nát, mất hết uy tín, đạo đức suy đồi, kỷ cương khơng cịn gì nữa,
cung vua phủ chúa chẳng cịn là nơi tơn nghiêm như trước, mà trở thành nơi
hành lạc dâm ô của bọn quý tộc, quan lại, trường thi cũng trở thành nơi buôn
văn bán chữ. Có thể nói rằng đến thế kỉ XVIII chế độ phong kiến Việt Nam
đã suy sụp trầm trọng không thể nào cứu vãn được nữa. Đây là giai đoạn sắp
sửa đi vào hồi kết thúc của nó, lúc này chế độ phong kiến một mặt gây ra đau
thương tang tóc bắt người ta phải khóc, mặt khác nó lại phơi bày ra hững cái
xấu xa, chướng tai gai mắt, nhố nhăng, bỉ ổi khiến ta phải cười. Có thể nói thế
kỉ XVIII là giai đoạn bi kịch, đồng thời cũng là giai đoạn hài kịch của chế độ
phong kiến Việt Nam, như Mác và Ănghen bàn về văn học và nghệ thuật đã
có nói rằng:
“…. Đó là giai đoạn cuối cùng của một hình thái lịch sử chính là hài
kịch của nó”[13;160].


14


CHƯƠNG 2
BỨC TRANH XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM TRONG TRUYỆN
CƯỜI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
2.1. Bộ máy cai trị thối nát
2.1.1 Sự bạc nhược của các bậc “phụ mẫu”
Cũng giống như trong truyện cổ tích, truyện cười cũng có sự gặp gỡ
chung giống nhau, đó là truyện cười trong giai đoạn này nhân dân đã phê phán
xã hội phong kiến đang trên đà đi xuống, nhưng chúng cũng có điểm khác biệt
đó là ở truyện cười thì tầng lớp vua chúa chưa bị nhân dân khai thác sâu, mà
họ chỉ đánh vào những người có quan hệ ngang hàng với họ trở xuống, nếu có
phê phán đi chăng nữa thì nhân dân chỉ mượn hình ảnh mang tính ẩn dụ tượng
trưng mà thơi, đó là hình ảnh của một đấng minh quân chuyên nắm quyền
sinh-tử của con người trong tay ở âm phủ, đó là Diêm Vương, hình ảnh của
ngài Diêm Vương ở đây hay cũng chính là một sự ẩn dụ cho một ông vua ở
trên nhân gian chúng ta, điển hình như Tao thèm quá, Xin hoãn cho một
đêm…. Trong Xin hoãn lại cho một đêm[17;189] kể rằng: Ngày nọ, quỷ sứ
bắt ba hồn trên dương gian về nộp cho Diêm Vương, khi ngài hỏi : Chúng bay
khi sống làm nghề gì?. Thì hồn tên trộm tâu: Tơi nghèo lắm, khơng của mà bố
thí, nên phải thí cơng, đêm nào cũng đi xem nhà ai bỏ quên cái gì thì đem cất
giấu cho họ, thì được ngài khen, người chịu khó với đời, cho ngươi đầu thai
làm quan lớn. Cịn đố với hồn gái đĩ, tơi từ nhỏ đến lớn, khơng chồng, nhưng
tính lại hay thương người đàn ơng góa bụa, ai đến tơi cũng tiếp đãi như chồng,
thì cũng được Diêm Vương khen, ngươi thật là có lịng “nhân đức” nên cho
ngươi đầu thai làm bà lớn. Và đến lượt hồn thầy thuốc, thì lại được ngài lại
giận dữ, sai quỷ sứ đem bỏ vào vạc dầu, chỉ vì đã giang tay cứu chữa cho


15
nhiều người thoát chết. Thật là một lý do mà khi chúng ta đọc đến đây phải

cười, đáng lẽ kẻ xứng đáng bỏ vào vạc đầu là những kẻ có hại cho xã hội,
cũng như là những thầy thuốc chữa bệnh theo lối gà mờ làm chết nhiều người
thì mới hợp lẽ. Vậy mà ở đây chính sự thối nát và ngu xuẫn, của một bậc được
xem là ân minh, đang nắm cái quyền sinh sát của con người lại có thể nhanh
chóng đưa ra một quyết định phi lí như vậy, Diêm Vương ở đây hay chính là
một sự ẩn dụ về ông vua của nhân dân ta ở trên nhân gian, liệu với sự cai trị
thối nát như vậy thì cịn ai dám làm việc thiện nữa, mà chỉ cịn là một phường
“đầu trộm đi cướp” mà thơi. Vì vậy mà có câu nói cuối cùng của hồn thầy
thuốc “Xin đại Vương hoãn lại cho một đêm, để tôi về mach con trai tôi đi ăn
trộm. Con gái tôi đi làm đĩ, chớ làm chuyện phúc đức mà bị bỏ vạc dầu”. Câu
nói đó cho chúng ta thấy được những kẻ đứng đầu bộ máy nhà nước chỉ là
những kẻ khơng hề biết gì về cơng lí, lẽ phải, chúng chỉ biết dùng sự thối nát
của mình để phán xét mà thôi.
Hay khi nhân dân muốn phê phán sự thối nát, bạc nhược được che dấu
rất cẩn thận sau bộ mặt luôn tỏ vẻ ra là ân minh, độ lượng của các bậc vua
chúa trong Tao thèm quá[17;184] khi oan hồn con lợn xuống âm phủ gặp
Diêm Vương, để tố cáo bọn đồ tể, và Diêm Vương bảo nó khai rõ đầu đi sự
việc, khi ngài hỏi vặn nó để biết sau khi nó bị dội nước sơi và cạo long rồi thì
bọn đồ tể cịn làm gì nữa, chúng ta thấy rằng ông vua ở cõi âm này quả là quan
tâm đến số phận đáng thương của con lợn kia. Ngài hỏi cặn kẽ đến như thế
chắc là để biết ch hết tội ác mà định một sự trừng phạt nghiêm khắc. Diêm
Vương thật xứng đáng nói lên điều phán quyết cuối cùng, đối với mọi hành vi
tội ác ở thế gian này. Thế rồi lợn kể tiếp hết sức tin tưởng rằng lời khai của
mình giúp cho Diêm Vương cầm cân nẩy mực được chính xác hơn, rằng vị
thần cơng lí này sẽ giải cho mình mối hận thù to lớn. Lợn kể kĩ lưỡng, tỉ mĩ
công việc nấu nướng của bọn người độc ác, cũng vì mục đích ấy, kể đến đoạn


16
“bắc chảo lên…phi hành mở cho thơm, cho mắm muối vào xào” thì ngài vội

ngăn lại: “Thơi, thơi! Đừng nói nữa” có lẽ ngài khơng đủ can đảm nghe những
điều quá thương tâm ấy. Nhưng không thật bất ngờ “tao thèm quá” thế là đến
đây Diêm Vương đã lột cái mặt nạ giả nhân, giả nghĩa của mình. Và ý nghĩa
sâu xắc của câu chuyện dồn lại ở câu nói cuối cùng của ngài: “Thơi, thơi!
Đừng nói nữa! Tao thèm quá”. Đến đây tiếng cười phát ra một cách giòn giã,
tiếng cười có hai ý nghĩa: một mặt nó bóc trần bộ mặt thật của bọn cai trị ở
tầng bóp chu của xã hội, chính là những kẻ them khát sự ăn thịt, uống máu dân
đen. Mặt khác nó cảnh tỉnh cho nhân dân ta trước hững ảo tưởng về cán cân
cơng lí tồn tại trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Ngồi ra nói về sự cai trị thối nát của các bậc ân minh còn xuất hiện ở
các truyện như: Làm phúc phải tội, Làm biếng hai kiếp, Tú tài hay chữ…
Với sự xuống cấp ngày càng trầm trọng của xã hội phong kiến, khơng
chỉ thấy ở đó sự thối nát của bộ máy thống trị lúc bấy giờ, từ bậc ân minh là
vua chúa, cũng khơng cịn giữ được địa vị của mình, mà trở thành những chú
hề trên sân khấu, mua vui cho mọi người, mà ngay cả bọn quan lại cũng vậy,
chúng không chỉ là những bọn tham quan, chuyên đục khoét của dân, mà
chúng cịn là những kẻ bạc nhược mà thơi. Chúng tự xưng là cha mẹ của dân
có nghĩa là bậc “dân chi phụ mẫu”, nhưng chúng lại khơng làm trịn bổn phận
của chúng đối với nhân dân, bên ngoài chúng tỏ ra hống hách, hạch sách nhân
dân hết sức thậm tệ là thế, vậy mà khi về nhà chúng lại Sợ vợ giống như một
đứa trẻ đã làm điều gì phạm lỗi, sắp sửa bị mẹ đánh cho một trận.
Trong Giàn lý đổ ta sẽ thấy một con người là tầng lớp trên xã hội như
vậy. Một thầy đề sợ vợ, một lần bị vợ cào cấu cho sứt cả mặt, khi đến công
đường quan huyện thấy mới hỏi. Sao mặt thầy lại xây xát cả thế? được đà
quan ra làm oai, bắt trừng trị bà vợ của thầy đề “cái giống đàn bà phải trị
thẳng tay, khơng thì được dằng chân lên đằng đầu cho mà xem”[17;200].


17
Nhưng không ngờ quan bà nghe thấy được, giận lắm. Quan ơng thấy bóng

quan bà cũng đâm ra luống cuống, líu lưỡi lại, bảo thầy đề lui, đáng nực cười
là quan lại bảo thầy đề là “Thôi thầy hãy tạm lui…giàn lí nhà tơi cũng sắp đổ”
một ơng quan đạo mạo là thế mà lại sợ vợ, khơng phải vì làm việc gì xấu, mà
chỉ vơ tình ra mặt đàn ông trước mắt người khác một chút, chẳng may bị vợ
nghe thấy, hay chính là “giàn lí” nghe thấy, vợ và giàn lí đỗ, thật là một sự so
sánh buồn cười của ông quan nọ, liệu một người sợ vợ đến mức như vậy có
xứng đáng ra mặt dạy dỗ con dân được hay khơng, trong khi mình lại là một
kẻ bạc nhược trong gia đình, để vợ trèo đầu cưỡi cổ.
Hay ta cười ông quan trong Bẩm quan lớn ngài minh lắm lại có cái “cá
tính” cầu kì nhưng cũng rất “quan”. Dù đang bận “ quân quốc trọng sự” là đốc
thúc dân chúng đắp đê, vậy mà ông vẫn ông vẫn không thể bỏ được cái lệ
đánh răng, bằng cái lông đuôi voi vẫn quen dung. Để quên nó ở nhà, ơng bắt
một anh lính hoả tốc về nhà bảo quan bà đưa cho. Nhưng tính đãng trí của anh
lính, ngọn gió vơ tình, them sự chủ quan oái oăm của quan bà, long thương
con của bà mẹ anh lính, cuối cùng cuối cùng đã giúp cho anh lính nạp được
cho quan một phế phẩm, mà quan dĩ nhiên là phải nghi ngờ phẩm chất, tuy
chưa khẳng định được nguồn gốc. Nghi ngờ đẩy đến nóng giận, và khơng cầm
được cái nóng giận rất chính đáng, ơng đã mắng anh lính bằng câu nói mù mà
trúng “lơng của mẹ mày đấy hả?”, khiến cho anh lính khơng thể kinh ngạc mà
xác nhận sự sáng suốt của ông: “Dạ! bẩm quan lớn ngài minh lắm ạ”, chúng
ta cười trước hết là sự ngốc nghếch của anh lính kia, nhưng mặt khác qua đó
thấy được thực chất của một ơng quan, khơng có trách nhiệm, đã sao nhãng
việc chăm sóc đê điều của dân trong lúc quan trọng, quan đã không thể bỏ cái
thú xỉa răng bằng đuôi voi của mình, để làm cho tốt cơng việc, thì thật là đáng
trách biết bao. Không chỉ là những ông quan bạc nhược trong nhiệm vụ chức
trách của mình, mà cịn có những bậc quan lại vừa tham ăn mà lại hay sợ vợ


18
Đổ mồ hôi mực là một ông quan tiêu biểu cho điều đó, ơng ta thích ăn đậu đen

luộc, nhưng lại sợ vợ biết, một hôm nhân lúc vợ đi vắng ông ở nhà luộc đậu ăn
vụng, nhưng chẳng may vợ về, ông ta vội trút đậu vào mũ, đội lên đầu mà đi.
Dọc đường nước đỗ cứ chảy ròng rịng, lem luốc cả mặt, khi mọi người hỏi
ơng đáp: “Âý tơi thường có tính đỗ mồ hơi mực như thế đấy” thật là đáng xấu
hổ, một con người đại diện cho một xã hội, vậy mà lại có thể ăn vụng, lại sợ
vợ đến nổi phải chảy cả mồ hơi mực”[17;65]
Khơng những vậy chúng ta cịn phải bất lực trước thái độ của một quan
võ, nhu nhược đến mức thà chịu hàng giặc còn hơn là đối diện vợ của mình.
Trong Diệu kế “Một quan võ có tính sợ vợ. Một hôm, đang cầm cự với giặc ở
biên thùy, bỗng nghe tin mật báo là phu nhân đang ở sau lưng xông tới để hỏi
tội quan về việc quan đem nàng hầu đi theo, quan bèn triệu tập ban tham mưu
lại vấn kế. Kẻ đưa kế này, người bày mưu nọ, tướng quân đều thấy không ổn.
Bỗng một viên quân sư, vốn dòng râu quặp, tiến lại tâu rằng:
Trước mặt, địch quân như gió bão, sau lưng phu nhân như nước lũ.
Song lọt vào tay giặc không nguy bằng lọt vào tay phu nhân. Chỉ có nước
tướng quân hàng giặc, để thoát khỏi tay phu nhân là hay hơn cả. Ơng tướng
vỗ đùi khen: Diệu kế! Tuyệt diệu kế!”
Thơng qua đó ta thấy được một thực trạng thật đáng buồn của xã hội
phong kiến lúc bấy giờ đang trên đà đi xuống, khơng những vậy cịn kéo theo
đó là sự tha hóa trong nhân cách, quan lại khơng cịn là những người giữ đúng
phẩm chất của người làm quan nữa, họ chỉ là những kẻ bạc nhược, trong mắt
của nhân dân mà thôi. Hay truyện Thần bia trả nghĩa đả kích vào bọn quan võ
bất tài. Ngay cả cái tên của câu truyện cũng đã chứa đựng biết bao mâu thuẫn
mà người nghe cần suy ngẫm để khám phá ra: Thần bia là cái gì ? Tại sao mà
phải trả nghĩa ? Và phải trả nghĩa cho ai ? Nội dung câu chuyện đã lần lượt
mở nút.


19
Số là sau nhà quan võ có một cái bia. Hôm nào quan võ cũng tập bắn

nhưng chẳng bao giờ bắn trúng cả. Với tài cán như vậy, cho nên khi ra trận
thì quan võ ắt phải thua trận và bỏ mặc quân lính để chạy tháo thân. Giặc đuổi
gấp q. Lúc quan võ sắp bị giặc bắt thì có một vị thần hiện lên cõng quan
chạy thốt. Lúc hồn hồn rồi quan mới hỏi duyên cớ làm sao mà có lịng tốt
cứu nhau như vậy. Vị thần trả lời rằng : “Tôi là thần bia ở trong vườn quan
lớn. Nhờ quan lớn ân đức cho nên suốt bao nhiêu năm nay tơi khơng bị
thương tích chút nào cả. Cảm cái ơn này cho nên hôm nay tôi cứu
ngài”[17;198]. Tiếng cười nổ ra ở đây đạt hai mục đích : Một là vạch rõ sự bất
tài, hèn nhát của bọn quan võ, những viên quan chỉ huy lực lượng vũ trang để
bảo vệ ngai vàng và thành trì của chế độ phong kiến. Mặt khác nó động viên
sức mạnh của nông dân trong các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình vào thế
kỉ XVII – XVIII giúp họ nhận thức được rằng lực lượng quân sự của nhà nước
phong kiến khơng có gì là đáng sợ.
Dưới vua là bọn quan lại, trong chế độ phong kiến suy vong bọn quan
lại càng bộc lộ rõ sự thối nát của chúng. Đây là thực chất của một ơng quan
Yết thị, vì ngồi đường khơng có đèn, tối đến, quan đi lại phải người ta, lấy
làm giận lắm. Sáng mai quan ra yết thị “Ai đi đêm phải cầm đèn”, nhưng đêm
hôm ấy, quan đi, lại phải một người, quan hỏi thì người kia trả lời là có đọc
yết thị, nhưng yết thị chỉ nói cầm đèn, chứ khơng nói cắm nến, chỉ vì sự ngu
ngốc của mình mà quan bị người ta đưa ra hàng loạt lí do, và qua mỗi lần như
vậy, quan lại sửa lại yết thị và ban bố, nhưng dù có thay đổi thế nào thì quan
vẫn khơng thể thay đổi được một sự thật, đó là quan vẫn là một kẻ ngu xuẫn,
chỉ là trò hề trong mắt nhân dân mà thơi.
Người ta cịn cười ơng quan trong Bò cạp nước, ta cười trước sự dốt nát
của ông, khi người ta nhờ ông sử hộ vụ kiện về “con sam”, nhưng vì hai vợ
chồng nhà kia khơng biết, nên cãi cọ nhau, người nói là con cua người nói là


20
con rùa, vì vậy mà chỉ có thể nhờ vào sự sáng suốt, hiểu biết của quan. Nhưng

rồi ta phải bật cười trước sự kết luận đầy ngu ngơ rất quan của ngài.
Con mua cua, mua chẳng nên thân
Thằng nói rùa lại càng thêm rối
Thằng cha xã xử con cá đuối
Cả ba đây đều quấy cả ba
Hễ con dại thì có cha mẹ
Cịn dân dại thì nhờ quan xử
Thơi để cho ơng phân minh mọi sự
Cho khỏi hồi nghi
Cua, rùa, cá đuối giai phi
Nó đích thị là con bị cạp nước.
Đọc xong chúng ta không thể nào nhịn được cười, quan cho rằng mình
phân minh, có thể giúp mọi người giải thích được, vậy mà ngài có thể đưa ra
một câu trả lời tỉnh rụi “Nó đích thị là con bị cạp nước”[17;55], lại làm cho ta
thấy hồi nghi hơn sự phân minh của ngài, làm gì có chuyện ngược đời “con
sam” lại là “con bò cạp nước” được, thật là một ông quan dốt nát.
Trong chế độ xã hội phong kiến lúc bấy giờ, giai cấp thống trị đã trở
thành một trở ngại lớn cho con đường tiến hóa của dân tộc, cuộc đấu tranh
chống phong kiến đã có nguồn gốc từ lâu đời, vì vậy ta khơng chỉ thấy trong
hệ thống truyện cười xuất hiện những truyện mà khi chúng ta đọc xong phải
bật cười, đó là việc làm hành động của nhân dân trước bộ máy quan lại thối
nát, như Tồn gạo với muối, một ơng quan huyện ăn tiền rát lắm, xử với dân
rất tàn nhẫn. Do đó mà khi quan bị đổi đi nơi khác, chẳng ai đến tiễn quan cả,
quan mới trách, khi có người thưa, cả hàng huyện đã sắp đỗ lễ tiền quan rồi,



×