Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Các hình thức ngôn ngữ nội tâm của nhân vật thể hiện trong truyện ngắn nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.1 KB, 54 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

a.Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Khi tiếp cận với một tác phẩm văn
học, điều đầu tiên là người đọc tiếp cận với hệ thống ngôn ngữ nhất định. Các
yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương không phải là một tập hợp hỗn
độn mà giữa chúng có không ít sự đồng nhất về hình thức và về ý nghĩa tạo
thành các kiểu hệ thống khác nhau. Các hình thức của ngôn ngữ được sử dụng
trong tác phẩm văn chương rất đa dạng, từ đó tạo nên sự độc đáo trong phong
cách sáng tạo của người nghệ sĩ.
Chúng ta đều biết rằng bất cứ nhà văn nào trong quá trình sáng tạo nên
tác phẩm của mình đều muốn gửi gắm ý tưởng nào đó đến với bạn đọc. ý
tưởng đó được thể hiện qua từng câu chữ, qua đó hình thức ngôn ngữ của nhân
vật bộc lộ rõ nội dung tư tưởng của từng tác giả. Có rất nhiều con đường đến
với tác phẩm văn chương, song con đường tiếp cận văn chương theo góc nhìn
của ngôn ngữ là vấn đề quan trọng và cần thiết đối với chúng ta - những người
giáo viên văn tương lai. Nghiên cứu các hình thức ngôn ngữ nội tâm của nhân
vật trong mỗi tác phẩm văn học có ý nghĩa không nhỏ trong việc tập trung
biểu thị và làm nổi bật chủ đề , nội dung tư tưởng cũng như đặc sắc nghệ thuật
của mỗi tác phẩm cụ thể.
Nam Cao là một tác giả lớn của văn học việt nam. Nhiều tác phẩm
truyện ngắn của ông đã được chọn giảng trong chương trình phổ thông. theo
dòng chảy của thời gian, các tác phẩm của ông không hề bị mất đi, rơi vào
quên lãng mà luôn trở thành đối tượng nghiên cứu cho các nhà văn, nhà lí
luận, nhà phê bình văn học, các thế hệ giáo viên, học sinh tìm tòi nghiên cứu.
Sở dĩ tác phẩm của Nam Cao có sức sống bền bỉ như vậy là do ông đã sử dụng
vốn từ ngữ phong phú, dồi dào, sinh động, phản ánh chân thực hơi thở của


Lương Thị Thu Thuỷ

1

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

cuộc sống. Cách dùng các hình thức ngôn ngữ sinh động, sáng tạo của Nam
Cao đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Đó là lí do khiến chúng
tôi chọn đề tài các hình thức ngôn ngữ thể hiện nội tâm nhân vật trong
truyện ngắn Nam Cao.
2. lịch sử vấn đề
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ nên mỗi tác phẩm văn học đều có các
hình thức sử dụng ngôn ngữ riêng, đa dạng và phong phú. Nghiên cứu về các
hình thức ngôn ngữ thể hiện nội tâm nhân vật trong tác phẩm văn chương đã
được một số tác giả đề cập đến: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Hải Hà, Đặng Anh
Đào
Nhà phê bình văn học Đặng Anh Đào trong cuốn Đổi mới nghệ thuật
tiểu thuyết phương Tây hiện đại ( NXBGD 1995) khi đưa ra vấn đề Độc
thoại nội tâm và dòng tâm tư đã dấn ý kiến đánh giá của một số nhà nghiên
cứu Xô Viết trước đây phân biệt dòng tâm tư và độc thoại nội tâm. Đặng Anh
Đào cho rằng ngôn ngữ nội tâm nó không chỉ là tiếng nói hướng nội ngôn từ
không thốt lên thành lời của nhân vật mà nó còn là tiếng nói của ý nghĩ đang
hình thành.
Đỗ Hữu Châu Giáo sư thuộc chuyên ngành ngôn ngữ học đã có một số
công trình nghiên cứu về các hình thức ngôn ngữ nội tâm của nhân vật. Tuy

nhiên, vấn đề đó đa số được nghiên cứu dưới dạng lí luận lí thuyết về những
vấn đề chung còn thực tiễn thực hành chưa thực sự có những công trình tiêu
biểu.
Nhìn chung, các tác giả đều đi từ những vấn đề lí thuyết chung dưới dạng
lí luận lí thuyết mà chưa nghiên cứu các hình thức ngôn ngữ nội tâm của nhân
vật trong sáng tác của một tác giả cụ thể.

Lương Thị Thu Thuỷ

2

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

Nam Cao là nhà văn lớn đã được nghiên cứu nhiều. Có thể nói cuộc đời
và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà
nghiên cứu cày xới và thu hoạch nhiều kết quả khác nhau. Nghiên cứu về Nam
Cao các nhà nghiên cứu đã tập trung khám phá ý nghĩa hiện thực, nhân đạo
chủ nghĩa cũng như phản ánh nghệ thuật độc đáo của ông. Trong khi đó
nghiên cứu Nam Cao về phương diện từ ngữ chưa có nhiều mà mới chỉ là
những bài viết, những bản báo cáo trong các dịp lễ kỉ niệm về Nam Cao như:
Tìm hiểu một chữ nhưng trong văn Nam Cao của Phan Trọng Phương.
Hay Nhân vật hắn với nét đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật của
Nam Cao của Trương Thị Nhàn. Vì thế chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu
Các hình thức ngôn ngữ thể hiện nội tâm nhân vật trong truyện ngắn
Nam Cao nhằm làm sáng tỏ giá trị biểu hiện góp phần làm bộc lộ các chủ

đề, nội dung tư tưởng đồng thời thấy được nghệ thuật sử dụng từ ngữ điêu
luyện của ông.
Trong khuôn khổ một khoá luận chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu
Các hình thức ngôn ngữ thể hiện nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nam
Cao.
3. mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Các hình thức ngôn ngữ thể hiện nội tâm nhân vật
trong truyện ngắn của Nam Cao chúng tôi nhằm những mục tiêu sau:
Thứ nhất: Tập hợp xây dựng cơ sở lí thuyết về dòng tâm tư trên cơ sở tập
hợp một số tài liệu tham khảo như Đại cương Ngôn ngữ học, tập 2 - Đỗ
Hữu Châu, NXBGD - 2001; Cơ sở ngôn ngữ học, tập 1- Đỗ Hữu Châu,
NXBĐHSP Hà Nội 2003; Ngữ dụng học, tập 1 Nguyễn Đức Dân,
NXBGD 1998.
Thứ hai: Vận dụng cơ sở lí thuyết đã xây dựng để nhận diện và phân loại
các hình thức ngôn ngữ nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao. Từ

Lương Thị Thu Thuỷ

3

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

đó thấy được hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này trong tác phẩm văn
học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Qua việc khảo sát các tác phẩm của Nam Cao, chúng tôi đã phát hiện,
phân loại các hình thức ngôn ngữ thể hiện nội tâm của nhân vật. Qua đó, góp
phần soi sáng phương diện của lý thuyết hội thoại và lý thuyết dòng tâm tư.
5. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này,chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các hình thức ngôn
ngữ thể hiện nội tâm nhân vật được thể hiện trong truyện ngắn Nam Cao.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này người viết áp dụng một số phương pháp sau:
6.1 Phương pháp thống kê, phân loại.
Dựa trên những cơ sở lý thuyết, chúng tôi thống kê các hình thức ngôn
ngữ nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao. Sau đó chúng tôi tiến
hành phân loại theo từng dạng nhỏ dựa trên những tiêu chí nhất định.
6.2 Phương pháp phân tích.
Phân tích các yếu tố trong từng hình thức ngôn ngữ nội tâm của nhân vật
để thấy được sự chi phối của chúng trong tác phẩm.
6.3 Phương pháp so sánh.
Luận văn vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu những đặc trưng cơ
bản của từng hình thức để tìm ra sự đồng nhất và khác biệt giữa chúng .
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương
+ Chương 1: Cơ sở lí thuyết
+ Chương 2: ý nghĩ nội tâm
+ Chương 3: Độc thoại nội tâm- Đối thoại nội tâm
Tài liệu tham khảo

Lương Thị Thu Thuỷ

4

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

b. Phần nội dung
Chương 1: cơ sở lí thuyết
1.1 Lý thuyết hội thoại
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến nhất của con
người.Trong tác phẩm văn học, hội thoại được xem như là một kĩ thuật quan
trọng để dặc tả nhân vật và được dùng thường xuyên trong tác phẩm.ở đó,hội
thoại được tồn tại dưới hai dạng: hội thoại hiện-hội thoại có nhân vật hội thoại
xuất hiện và hội thoại ngầm-hội thoại nội tâm, là những lời nói bên trong của
nhân vật nói về mình hoặc về người,việc khácVì vậy,để hiểu được các hình
thức hội thoại trong tác phẩm văn học thì những hiểu biết về lí thuyết hội thoại
là rất cần thiết. Lí thuyết hội thoại đã được giới thiệu khá đầy đủ trong cuốn
Đại cương ngôn ngữ học tập 2 của GS. Đỗ Hữu Châu-NXBGD, 2001; giáo
trình Ngữ dụng học, tập 1 của GS. Nguyễn Đức Dân-NXBĐHSP-1998, và
cuốn Dụng học Việt ngữ- GS. Nguyễn Thiện Giáp - ĐHQGHN-2000.Do
đó, chúng tôi sẽ không nhắc lại toàn bộ lí thuyết hội thoại mà chỉ đề cập đến
một số vấn đề có liên quan đến luận văn.
1.1.1 Vận động hội thoại
có thể nói rằng, quan niệm nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành
chức là đặc trưng chủ đạo của ngôn ngữ học đương đại hiện nay. Theo
C.K.Orechioni: mọi lối nói cá nhân giả định một sự trao đổi: nói có nghĩa
là nói giữa hai( ít nhất) người và thường hàm ẩn một sự trao lời Allocutiol;
một sự trao đáp- interlocution và một sự tương tác interaction.
Trong cuốn đại cương ngôn ngữ học - tập 2, giáo sư Đỗ Hữu Châu
cho rằng : trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có 3 vận động chủ yếu : trao

lời , trao đáp và tương tác .

Lương Thị Thu Thuỷ

5

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

1.1.1.1 Sự trao lời
Là vận động người nói SP1 nói ra và hướng lời nói của mình về phía
người nghe, người tiếp nhận SP2. Bình thường, SP1 và SP2 là 2 người hoàn
toàn khác nhau, trừ trường hợp độc thoại. Tuy vậy, ngay cả trong trường hợp
độc thoại thì người nói cũng có sự phân đôi nhân cách: vừa là SP1, vừa là SP2
và khi hoạt động theo nhân cách SP1 hay theo nhân cách SP2 thì anh ta là 2
nhân vật khác nhau.
Trong lời trao, tất yếu phải có SP1. Điều này được thể hiện ở các yếu tố
bằng lời và phi lời:
+ Yếu tố bằng lời: Người nói nói ra một vấn đề nào đó bao giờ cũng phải
ở vị trí ngôi thứ nhất. Ngoài ra, sự có mặt của SP1 còn thể hiện ở tình cảm, ở
thái độ, hiểu biết, quan điểm của chính anh ta trong nội dung của lượt lời trao.
+ Yếu tố phi lời: Trong quá trình trao lời, SP1 cũng có thể dùng những
yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ ,cử chỉ,nét mặt) để làm dấu hiệu bổ sung cho
lời nói,đánh dấu sự có mặt của mình trong lượt lời đang nói ra.
Tình thế giao tiếp trao lời ngầm ẩn rằng SP2 tất yếu phải có mặt trong
lượt lời của SP1.Ngay trước khi đáp lời thì SP2-ngôi thứ hai đã được đưa vào

trong lời trao của ngôi thứ nhất tôi và thường xuyên kiểm tra,điều hành lời
nói của SP1.Do đó, trong hội thoại ,SP1 không phải hoàn toàn tự do,muốn nói
gì cũng được mà phải chịu sự chế định của SP2 .SP2 có quyền phản ứng nếu
như lượt lời của SP1 không phù hợp với mình.Chính vì vậy,ở phía người
nói,người trao lời,nói năng có nghĩa lấn trước vào SP2,tức xây dựng được
hình ảnh tinh thần của SP2,phải dự kiến được trước phản ứng của người nghe
để vạch ra kế hoạch, hành động sao cho có thể áp đặt điều mình muốn nói
vào SP2.
1.1.1.2.Sự trao đáp
Cuộc hội thoại chính thức hình thành khi SP2 nói ra lượt lời đáp lại lượt
lời của SP1. Vận động trao đáp, các lời của hội thoại sẽ diễn ra liên tục, lúc

Lương Thị Thu Thuỷ

6

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

nhịp nhàng, lúc khúc mắc, lúc nhanh, lúc chậm với sự thay đổi liên tục vai
nói, vai nghe.
Cũng như sự trao lời, sự hồi đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời
hoặc bằng lời, thường thường thì hai yếu tố này đồng hành với nhau.
Chúng ta đã biết diễn ngôn là sản phẩm của các hành vi ngôn ngữ. Tất cả
các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi sự hồi đáp. Sự hồi đáp có thể bằng các hành
vi ngôn ngữ tương thích với hành vi dẫn nhập và được lập thành cặp như: hỏi /

trả lời, chào/ chào, cầu khiến/ nhận lời hoặc từ chối, cảm ơn/ đáp lời Mỗi
lời khảo nghiệm vốn ẩn dấu một câu hỏi đặt ra cho người nghe, câu hỏi hỏi ý
kiến người nghe về độ tin cậy, tính hấp dẫn, tầm quan trọng của nội dung
khảo nghiệm. Baktine nói: không gì đáng sợ bằng sự thiếu vắng lời hỏi
đáp. Dù không buộc người nghe phải hồi đáp nhưng không nhận được tín
hiệu phản hồi nào đối với lời khảo nghiệm của mình thì ta sẽ cảm nhận rơi
ngay vào tình trạng nói vào chỗ trống. Còn chính người nghe nếu không
nói gì cũng tự cảm thấy áy náy, cảm thấy sự tàn nhẫn, sự thiếu lịch sự của
mình. Cho nên, trong một cuộc hội thoại hoặc đoạn thoại khảo nghiệm có độ
dài tương đối lớn, cả người nói, người nghe đều sử dụng những tín hiệu điều
hành vận động trao đáp trong hoạt động khảo nghiệm đó.
1.1.1.3. Sự tương tác
Trong hội thoại, các nhân vật hội thoại ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua
lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau. Trước cuộc thoại giữa các nhân vật có sự
khác biệt, đối lập, thậm chí trái ngược về các mặt (hiểu biết , tâm lí , tình cảm,
ý muốn ).Không có sự khác biệt này thì giao tiếp thành thừa. Trong hội
thoại và qua hội thoại những khác biệt này giảm đi hoặc mở rộng ra hoặc căng
lên thành xung đột.
Trong hội thoại, nhân vật hội thoại cũng là nhân vật liên tương tác. Họ
tác động lẫn nhau về mọi phương diện, đối với ngữ dụng học quan trọng nhất
là tác động đến lời nói (và ngôn ngữ ) của nhau. Liên tương tác trong hội thoại

Lương Thị Thu Thuỷ

7

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp


GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

trước hết là liên tương tác giữa các lượt lời của SP1 và SP2 như thế, lượt lời
vừa là cái chịu tác động vừa là phương diện mà SP1, SP2 sử dụng để gây ra tác
động đối với lời nói và qua lời nói mà tác động đến tâm lí , sinh lí, vật lí của
nhau. Giữa các nhân vật tương tác có sự liên hoà phối nghĩa là có sự phối hợp
sự tự hoà phối của từng nhân vật. Ngữ huống hội thoại ở một thời điểm nào
đấy của cuộc hội thoại là kết quả của sự liên hoà phối này. sự liên hoà phối có
thể xảy ra với các dấu hiệu kèm lời và phi lời. ở hệ thống lượt lời các phát
ngôn liên hoà phối lượt lời chia thành 2 nhóm: Thứ nhất là nhóm các tín hiệu
điều hành vận động trao đáp chi phối sự nói ra các lượt lời của các nhân vật
liên tương tác. Thứ hai là những tín hiệu chi phối sự liên hoà phối giữa các
lượt lời.
Như vậy, ba vận động trao lời, trao đáp và tương tác là ba vận động đặc
trưng cho hội thoại, trong đó hai vận động đầu do từng đối tượng tác động
thực hiện nhằm phối hợp với nhau thành vận động thứ ba. Bởi tương tác là tác
động chủ yếu trong hội thoại cho nên ngữ dụng học hội thoại tương tác và lí
thuyết hội thoại còn được gọi là ngôn ngữ học tương tác . quy tắc, cấu trúc và
chức năng trong hội thoại đều do ba vận động trên chủ yếu là vận động tương
tác mà có.
1.1.2 Hành vi ngôn ngữ và sự phân loại hành vi ngôn ngữ
1.1.2.1 Hành vi ngôn ngữ
Khi chúng ta nói năng là khi chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một
loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Một hành động ngôn ngữ
được thực hiện khi một người nào đó nói ( hoặc viết). Sp1 nói ra một phát
ngôn U cho người nghe ( hoặc người đọc) sp2 trong ngữ cảnh C. Austin cho
rằng có ba loại hành động ngôn ngữ lớn: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và
hành vi ở lời.
Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm,


Lương Thị Thu Thuỷ

8

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

từ, các kiểu kết hợp từ thành câu để tạo ra một phát ngôn về hình thức và
nội dung. Một bộ phận của hành vi tạo lời đã là đối tượng nghiên cứu của
ngôn ngữ học tiền dụng học.
Hành vi mượn lời là những hành vi mượn phương tiện ngôn ngữ nói
cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu qủa ngoài ngôn ngữ
nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. Ví dụ nghe thông
báo trên đài phát thanh: ngày mai, 24 .4 ở Hà Nội sẽ có mưa lớn, gió mạnh,
sức gió cấp 4 cấp 5, tức 40 đến 50 km 1 giờ. một số người sẽ rất lo lắng, tỏ ra
bực mình nếu họ là những người ở xa cơ quan công tác, một số người khác thờ
ơ, một số người khác có thể vui mừng vì trời đỡ nóng Chức năng hành động
của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu qủa mượn lời của phát ngôn. Có
những hiệu quả mượn lời là đích của hành vi ở lời (như đóng cửa là hiệu quả
mượn lời của hành vi ở lời điều khiển) nhưng có những hiệu quả không thuộc
đích của hành vi ở lời ( vùng vằng, gắt gỏng, khó chịu khi nghe ra lệnh).
Những hiệu quả mượn lời rất phân tán, không thể tính toán được. Chúng
không có tính quy ước ( trừ hành vi mượn lời đích của hành vi ở lời).
Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng.
Hậu quả của chúng là những hậu quả thuộc ngôn ngữ có nghĩa là chúng gây ra

một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Ví dụ: hỏi, yêu
cầu, ra lệnh, mời, hứa hẹn khác với các hành vi mượn lời, hành vi ở lời có ý
định ( hay có đích) quy ước và có thể chế dù rằng quy ước và thể chế của
chúng không hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng được mọi người trong một
cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác.
Các hành vi mượn lời và ở lời đem lại cho phát ngôn những hiệu lực nhất
định. Hiệu lực mượn lời không phải là đối tượng của ngữ dụng học. Ngữ dụng
học chỉ quan tâm tới các hiệu lực ở lời. Các phát ngôn ngữ vi vừa là sản phẩm,
cũng vừa là phương tiện của các hành vi ở lời.

Lương Thị Thu Thuỷ

9

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

1.1.2.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ
Phân loại các hành vi ngôn ngữ là một vấn đề không đơn giản. Các nhà
ngôn ngữ học như Ascstin, Wierzbicka, D.Wunderlich, F.Recarnati, K.bach và
R.M Hawich đều có những quan điểm riêng và đưa ra những cách phân loại
khác nhau.
Do phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi không nhắc lại tất cả
những cách phân loại của các tác giả trên mà chỉ nêu ra cách phân loại của
Anna wierbicka. Bởi lẽ chúng tôi nhận thấy cách phân loại của tác giả có cơ
sở giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn.

Phân loại theo Anna Wierzbicka. Wierzbicka trong tác phẩm đã dẫn
(1987) đã dùng ngôn ngữ ngữ nghĩa ( một thứ siêu ngôn ngữ mà tác giả xây
dựng nên) để giải nghĩa 270 động từ nói năng tiếng Anh, 270 động từ này
được quy về 37 nhóm. 37 nhóm đó như sau:
1. nhóm ra lệnh (Order)

15. Nhóm cho tặng ( Offer)

2. Nhóm cầu xin(Ask1)

16. Nhóm khen ngợi (Praise)

3. nhóm hỏi ( Ask2)

17. Nhóm hứa hẹn (Promise)
18. Nhóm cảm ơn (Thank)

4. Nhóm mời gọi (Call)

19. Nhóm tha thứ ( Forgive)

5 . nhóm cấm (Forbide)

20. Nhóm than phiền (Complain)

6. Nhóm cho phép (Permit)

21. Nhóm cảm thán (Exclaim)

7. Nhóm tranh cãi (Argue)


22. Nhóm đoán định ( Guess)

8. nhóm trách mắng (Reprimand)

23. Nhóm gợi ý (Hint)

9. nhóm giễu (Mock)

24. Nhóm kết luận ( Conclure)

10. Nhóm phê phán (Blame)

25. nhóm kể (Tell)

11. Nhóm buộc tội (Accuse)

26. Nhóm thông tin (Inform)

12. Nhóm công kích (Attack)

27. nhóm tóm tắt (Sumup)

13. Nhóm cảnh báo (Warn)
14. Nhóm khuyến cáo (Advise)

Lương Thị Thu Thuỷ

10


28. Nhóm chấp nhận ( Admit)

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

29. Nhóm xác tín (Assert)

33. nhóm đặt tên thánh (Bapticc)

30. Nhóm củng cố ( confirm)

34. nhóm ghi chú (Remark)

31. Nhóm nhấn mạnh (Stress)

35. Nhóm trả lời (Answer)

32. Nhóm tuyên bố (Declare)

36. Nhóm tranh luận (Discuss)
37. nhóm trò chuyện (Talk)

1.1.3 các đơn vị hội thoại
Tiếp nhận quan điểm về các bậc trong hội thoại của lí thuyết phân tích
diễn ngôn, lí thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ Pháp cho rằng hội thoại là một tổ chức
tôn ti như tổ chức một đơn vị cú pháp. các đơn vị cấu trúc của hội thoại từ lớn

đến đơn vị tối thiểu là: Cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp. Ba đơn vị này có
tính chất lưỡng thoại , có nghĩa là hình thành do vận động trao đáp của các
nhân vật hội thoại. Hai đơn vị có tính chất đơn thoại có nghĩa là do một người
nói ra: Tham thoại, hành vi ngôn ngữ.
1.1.3.1 các đơn vị lưỡng thoại
a. Cuộc thoại ( cuộc tương tác)
Là đơn vị hội thoại bao trùm lớn nhất. Có thể nói toàn bộ hoạt động
ngôn ngữ của con người là một chuỗi dằng dặc những lời đối đáp . Việc phải
tách ra trong chuỗi dằng dặc những lời đối đáp của con người những đơn vị
gọi là cuộc thoại là cần thiết để nghiên cứu. Cuộc thoại có thể xoay quanh một
đề tài, một mục đích hay có thể gồm nhiều đề tài, nhiều mục đích khác nhau
với sự có mặt của các nhân vật hội thoại.
b. đoạn thoại
Về nguyên tắc có thể định nghĩa đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do
một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng.
Về ngữ nghĩa đó là một sự liên kết chủ đề: một chủ đề duy nhất về ngữ dụng
đó là tính chất duy nhất về đích. Tiêu chí ngữ dụng của đoạn thoại là sự thực
hiện một quan hệ lập luận trong đoạn thoại đó.

Lương Thị Thu Thuỷ

11

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền


Thực ra, sự phân định đoạn thoại cũng không rành mạch gì hơn sự phân
định cuộc thoại. Tuy nhiên đây vẫn là một đơn vị thực có dù đường ranh giới
và phân định phải dựa vào trực cảm, võ đoán.
Cấu trúc của một cuộc thoại có thể là: đoạn mở thoại thân cuộc thoại đoạn thoại kết thúc.
c. cặp thoại ( Cặp trao đáp)
Cặp trao đáp là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu với chúng, với chúng cuộc
trao đổi, tức cuộc hội thoại chính thức được tiến hành. Đây là đơn vị cơ sở của
cuộc hội thoại. Cặp thoại được cấu thành từ các tham thoại.
Một cặp thoại tối thiểu phải là một cặp kế cận, gồm một tham thoại dẫn
nhập và một tham thoại hồi đáp.
Tuy nhiên không nhất thiết toàn bộ lượt lời này và lượt lời kia mới thành
cặp thoại. Và cũng không nhất thiết cặp thoại chỉ gồm một tham thoại dẫn
nhập và một tham thoại hồi đáp. có thể có cặp thoại một tham thoại, hai tham
thoại, thậm chí ba tham thoại.
1.1.3.2 Các đơn vị đơn thoại.
a. tham thoại:
Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp
thoại.
Tham thoại là đơn vị cơ sở tạo nên cặp thoại, cặp thoại liên kết với nhau
thành đoạn thoại và đoạn thoại với đoạn thoại sẽ hợp thành cuộc thoại. Một
tham thoại có thể do một hoặc một số ngôn ngữ tạo nên. Theo trường phái
Genire, một tham thoại có một hành vi chủ hướng và có thể có một hoặc một
số hành vi phụ thuộc. Hành vi chủ hướng có chức năng trụ cột, quyết định
hướng của tham thoại và quyết định hành vi đáp thích hợp của người đối thoại.
hành vi phụ thuộc có nhiều chức năng khác nhau.

Lương Thị Thu Thuỷ

12


K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

b. Hành động ngôn ngữ
Hành động ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp hội thoại. các
ứng xử bằng lời đều căn cứ vào các hành vi ngôn ngữ đi trước không phải căn
cứ vào các đơn vị ngữ pháp thông thường như từ và câu.
Vai trò và chức năng của các hành động ngôn ngữ là nằm trong mạng
lưới hội thoại không chỉ nằm trong quan hệ một lần giữa người nói và người
nhận mà quan trọng hơn nhiều là nằm trong quan hệ giữa các lời thoại tổ chức
nên tham thoại, cặp thoại và tác động liên tục lên các nhân vật hội thoại trong
từng thời điểm tạo nên cuộc thoại.
Xét trong quan hệ hội thoại, các hành động ngôn ngữ có thể chia thành
hai nhóm: những hành vi có hiệu lực ở lời và những hành vi liên hành vi. Có
thể cùng một hành vi lúc này có chức năng ở lời, lúc khác lại có chức năng
liên hành vi.
1.1.4. Đích của hội thoại
Trong một cuộc hội thoại, bất cứ một lời nói nào của một nhân vật giao
tiếp nào cũng phải đề cập đến một cái gì đấy có liên quan đến nội dung của
cuộc thoại. đây cũng là một trong những nguyên tắc của hội thoại mà Grice
đã nêu ra từ năm 1967. Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc
hội thoại ) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn ( của cuộc hội thoại) mà nó
xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh, chị
đã chấp nhận tham gia vào.
Nói đến đích của hội thoại cũng là nói đến đặc tính nội dung của cuộc
hội thoại: cũng có những có cuộc hội thoại ngẫu hứng, tự do và có những cuộc

hội thoại được định trước về nội dung, có những cuộc hội thoại có nội dung
nghiêm túc và có những cuộc hội thoại nói chuyện tào lao, có những cuộc hội
thoại của nỗi niềm riêng tư và những cuộc hội thoại bàn về những vấn đề
chung của một đơn vị, một xã hội, một quốc gia.

Lương Thị Thu Thuỷ

13

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

Nói đến đích hội thoại, đặc biệt là nói đến đích hướng nội, thì các cuộc
hội thoại có thể khác nhau ở hành vi ngôn ngữ chủ đạo . Theo tiêu chí này có
thể nói đến những cuộc hội thoại miêu tả, tự sự, biểu cảm, lập luận. Những
hình thức hội thoại phân chia theo cấu trúc hành vi ngôn ngữ vĩ mô này lại có
thể chia thành những kiểu nhỏ hơn nữa, ví dụ kiểu tự sự có kiểu tường thuật
tường trình
Như vậy đích hội thoại là một căn cứ quan trọng giúp ta xác định các
hành vi ngôn ngữ.
Tóm lại: hội thoại là mảnh đất sống của ngôn ngữ và là môi trường hoạt
động của con người, một biểu hiện của cái gọi là xã hội loài người. Qua hội
thoại các yếu tố, các đơn vị ngôn ngữ mới được đóng dấu chứng nhận tư cách
đơn vị ngôn ngữ của mình và các quy tắc, các cơ chế vận hành, các yếu tố,
đơn vị đó mới bộc lộ ra phát huy tác dụng.
1.2 Lý thuyết dòng tâm tư

So với độc thoại, thuật ngữ dòng tâm tư xuất hiện muộn hơn, gần với
phân tâm học cuối thế kỷ XIX, triết học đầu thế kỷ XX. Dòng tâm tư thực chất
là một dạng Độc thoại nội tâm không có người nghe và thường có lời dẫn với
từ nghĩ. Katie Wales và các tác giả của the Encycloperdia of Languages
and Linguistics cho rằng: Độc thoại nội tâm là một hình thức mở rộng của
ý nghĩ trực tiếp tự do (Free direct Thought) nhằm để chỉ một kiểu tái hiện đặc
biệt, đây là phương pháp nhằm tái hiện dòng ý nghĩa thực sự của nhân vật (
dòng ý nghĩ đó có thể đã được ngôn từ hoá hoặc chưa ngôn từ hoá).
Dấu hiệu của Độc thoại nội tâm là ngôi thứ nhất, số ít, thời gian và các
yếu tố chỉ xuất được xác định theo thời hiện tại.
Trong cuốn Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,
GS. Đặng Anh Đào đã trích dẫn lời của P.Lifevre như sau: Diễn từ không
biểu đạt nên lời không vang lên thành âm thanh nó còn có một khả năng biểu

Lương Thị Thu Thuỷ

14

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

hiện đặc biệt đó là nó không cho phép thông báo cho chúng ta những sự
kiện, mà thông báo một ý nghĩ giữa lúc ý nghĩ đó đang hình thành.
ở tác phẩm văn học, khi sử dụng hình thức hội thoại dưới dạng dòng tâm
tư là nhà văn muốn để cho nhân vật tự thể hiện mình, tự nói nên suy nghĩ, tâm
tư của mình. qua đó người đọc có thể trực tiếp thấy những hành động bên

ngoài cũng như những suy nghĩ, động cơ, những diễn biến bên trong của nhân
vật.
1.2 Vấn đề điểm nhìn
Điểm nhìn là một vấn đề rất quan trọng trong nói năng và trình bày thông
tin, tiếp nhận thông tin, đặc biệt là trong sáng tác văn chương. Hiểu thế nào là
điểm nhìn là một vấn đề phức tạp mà không phải lúc nào người đọc ( người
nghe) cũng có thể dễ dàng nắm bắt.
ở hội thoại trực tiếp do người viết ( nói, kể) phải tái hiện lại tình huống
lời nói hoặc ý nghĩ thực sự của người khác cho nên ở hội thoại trực tiếp và
độc thoại nội tâm trực tiếp ( Độc thoại NTTT) luôn luôn bao gồm hai trung
tâm chỉ xuất: một là của tình huống lời nói gốc ( lời nói được dẫn) hoặc tình
huống của ý nghĩ của nhân vật. với tình huống lời nói gốc, trung tâm chỉ xuất
là người nói (sp1), với tình huống của lời dẫn thì trung tâm chỉ xuất là người
dẫn. Với 2 trung tâm chỉ xuất này thì một hội thoại trực tiếp hay độc thoại
nội tâm trực tiếp ( Độc thoại NTTT) luôn luôn có 2 điểm nhìn phân biệt là:
điểm nhìn của người dẫn ( lời nói hoặc ý nghĩ) và điểm nhìn của người được
dẫn..
còn ở hội thoại gián tiếp và độc thoại nội tâm gián tiếp ( Độc thoại
NTGT) chỉ có một trung tâm chỉ xuất bởi vì cả lời dẫn và lời được dẫn ( ý nghĩ

Lương Thị Thu Thuỷ

15

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền


được dẫn) đều thuộc về một tình huống; tình huống của lời nói gốc hoà trộn
với tình huống của lời dẫn.
Điểm nhìn (ĐN) cũng được phân thành hai dạng nhỏ: ĐN bên ngoài và
ĐN bên trong. ĐN bên ngoài là điểm nhìn không gian nơi mà người kể quan
sát, thuật lại câu chuyện ( Tại một góc phố, trong một ngôi nhà, giữa rừng)
và điểm nhìn thời gian thời giam mà ở đó người kể kể lại diễn biến câu
chuyện ( Vào mùa thu năm 1945, năm ngoái, một buổi chiều mùa đông.)
ĐN bên trong là ĐN thể hiện nội tâm nhân vật ( thông qua lời thoại hay
độc thoại nội tâm). Xét về số lượng thì ở ĐN bên trong, lời người kể xuất hiện
ít mà chiếm tỉ lệ lớn là lời độc thoại hay đối thoại của nhân vật. kỹ thuật xây
dựng điểm nhìn bên trong được sử dụng rất nhiều trong tiểu thuyết, bởi vì với
kỹ thụât này, tiểu thuyết sẽ phản ánh đầy đủ chính xác nội tâm nhân vật.
Hiện nay các nhà viết tiểu thuyết ( đặc biệt là tiểu thuyết phương tây)
đều có xu hướng tăng thêm các ĐN. xét một cách cụ thể thì một truyện có
nhiều ĐN, tính khách quan sẽ được đảm bảo hơn, khắc phục hạn chế của ngôn
ngữ, xoá dấu vết của người nói trong lời nói của mình, qua đó người đọc sẽ lựa
chọn cách nhìn mà mình thấy hợp lý nhất trong những ĐN của truyện.
1.4 kết luận chương
1.4.1 Những lí thuyết về hội thoại mà chúng tôi đã xây dựng được trên
cơ sở tài liệu của Gs. Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương ngôn ngữ - tập
2 cùng với những kiến thức mà chúng tôi đã tổng hợp qua một số công trình
nghiên cứu của các tác giả khác GS. Nguyễn Thiện Giáp, GS. Nguyễn Đức
Dân . sẽ là những căn cứ để chúng tôi nhận diện các hình thức ngôn ngữ nội
tâm được dẫn trong truyện ngắn của Nam Cao.
1.4.2 lí thuyết về dòng tâm tư và vấn đề điểm nhìn được đề cập ở trên là
những cơ sở giúp chúng tôi phát hiện ra những biểu hiện cụ thể của từng hình
thức ngôn ngữ nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao.

Lương Thị Thu Thuỷ


16

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

Chương 2: ý nghĩ nội tâm

Theo từ điển bách khoa về ngôn ngữ và ngôn ngữ học thì dòng
tâm tư là thuật ngữ chỉ cách thức biểu hiện chung quá trình suy nghĩ bao
gồm: những ý nghĩ chưa thành tiếng ( ý nghĩ nội tâm) và những ý nghĩ đã
thành tiếng (độc thoại hay đối thoại nội tâm).
Trong tác phẩm văn học, dòng tâm tư cũng là một hình thức hội thoại
nhưng là cuộc hội thoại ngầm. Hội thoại không có nhân vật đối thoại xuất
hiện trực tiếp trong cuộc hội thoại đó. Đây là cách tác giả để nhân vật tự nói
lên suy nghĩ, tâm tư của mình. qua đó người đọc có thể trực tiếp thấy được
hành động bên ngoài như những suy nghĩ, động cơ diễn biến bên trong của
nhân vật.
Vậy dòng tâm tư sẽ bao gồm:
1. ý nghĩ nội tâm
2. độc thoại nội tâm
3. đối thoại nội tâm
ở chương này chúng tôi sẽ trình bày về vấn đề ý nghĩ nội tâm.
2.1 Tiêu chí xác định
Theo từ điển bách khoa về ngôn ngữ và ngôn ngữ học thì YNNTlà
những ý nghĩ chưa thành tiếng. ở lời dẫn của tác giả thường có động từ

biểu thị cảm nghĩ: nghĩ, cảm thấy, mong ước, cân nhắc
VD:
(1) Thị nghĩ rằng: con mình đã lớn rồi phải uốn nắn ngay đi.
(6, tr 346)

Lương Thị Thu Thuỷ

17

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

(2) ồ ! sao lại thế! Hiền băn khoăn như đã phạm một tội gì với mẹ.
(6, tr 479)
(3). Người ta mỉm cười với cái ý nghĩ: Ta muốn nằm đến bao giờ cũng
được
(6, tr 215)
Trên đây là những YNNTcủa nhân vật được dẫn, trong đó thị nghĩ
rằng ngay đi [ ở ví dụ (1)] và ồ. Tội gì với mẹ[ ở ví dụ (2)]; Người
ta mỉm cười cũng được [ở ví dụ 3] là những YNNTcủa nhân vật được dẫn.
ở ví dụ (1) , ví dụ ( 3) vị trí lời dẫn nằm trước ý nghĩ được dẫn. ở ví dụ (2) vị
trí lời dẫn nằm trước sau ý nghĩ được dẫn. nhờ có lời dẫn này mà chúng ta có
thể dễ dàng xác định được ngay đây là những YNNT( vì có động từ cảm nghĩ
nghĩ, băn khoăn nằm trong lời dẫn).
nghĩ, băn khoăn có nghĩa là đang còn nằm trong suy nghĩ trong ý
thức, trong tư duy, là ý nghĩ, muốn của nhân vật. Nó chưa được ngôn từ hoá

thành tiếng và cũng chưa tạo thành một phát ngôn hoàn chỉnh. Vì thế chưa có
tính chất thoại rõ ràng nên không thể ứng với một hành vi ngôn ngữ nào cả.
Chỉ người kể chuyện ( tác giả) người hiểu rõ được suy nghĩ của nhân vật mới
có thể ngôn từ hoá tư duy thành những phát ngôn hoàn chỉnh. Cho nên
người đọc mới có thể nắm bắt và cảm nhận được thế giới bên trong đầy bí ẩn
của nhân vật. Vì vậy nên ta xác định được ví dụ (1) (2) là những ý nghĩ nội
tâm của nhân vật.
2.2 Phân loại các hình thức YNNT( YNNT)
Trong mục 2: sự tái hiện ý nghĩ ( cách viết dòng tâm tư ) của từ
điển bách khoa về ngôn ngữ và ngôn ngữ học thì YNNT có các hình thức:

Lương Thị Thu Thuỷ

18

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

ý nghĩ nội tâm trực tiếp (YNNTTT)
ý nghĩ nội tâm gián tiếp (YNNTGT)
Và cũng có thể được dẫn với hình thức tự do:
ý nghĩ nội tâm trực tiếp tự do ( YNNTTTTD)
ý nghĩ nội tâm gián tiếp tự do (YNNTGTTD)
2.2.1 ý nghĩ nội tâm trực tiếp
2.2.1.1 ý nghĩ nội tâm trực tiếp
Là YNNT(YNNT) có lời dẫn của tác giả và ý nghĩ của nhân vật được dẫn

lại trực tiếp. ở lời dẫn thường có các động từ nghĩ, thấy, nghĩ ngợi, nhận ra,
nhớ, tin, đinh ninh, xét, lo, biết đoán, chắc. Lời dẫn của tác giả ở YNNTTT
có thể có những vị trí khá linh hoạt ( ở trước, ở sau hay ở giữa ý nghĩ được
dẫn) tuỳ theo ý đồ nghệ thuật của tác giả.
ví dụ:
(3) Tôi ngẫm nghĩ : hắn đã muốn chết thì cho hắn chết. Tôi có quyền gì
cấm hắn? Hắn không bán cho tôi thì bán cho người khác, tôi để lỡ một dịp tốt
là tôi ngu.
(6.tr 170)
(4) thị nghĩ rằng: con mình đã lớn rồi phải uốn nắn ngay đi;nhà mình
vườn ít, ruộng không, cửi vải cũng không, nghĩa là công việc chẳng có gì; nó ở
nhà cũng chỉ chơi; để mặc nó lêu lổng chạy ra ngoài đường, đánh chắt, đánh
ô, rồi nó hư thân; chi bằng cho nó đi ăn đi ở với người ta, để người bắt nó cân
nhắc việc nọ việc kia cho quen tay;
(6.tr 346)
(5) Anh nằm trong đây, như một cái xác chết trong mả lạnh, chua chát
nghĩ rằng: mình không ăn nhập gì đến cảnh đùa vui của người.
( 6.tr 261)

Lương Thị Thu Thuỷ

19

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền


(6) tôi bỗng nhận ra rằng: giá thử tôi có về quê thì Kha cũng chẳng buồn
gì; tôi không phải là một người cần đối với Kha; Và trong khi tôi cau có bực
tức ở nhà đợi mong kha, thì Kha thản nhiên đi hết đó hết đây, để nhí nhảnh
cười đùa với các cô bạn và những người anh chải đầu sừng của họ.
(6.tr 218)
Trên đây là những YNNT của nhân vật được dẫn trực tiếp. Cụ thể ở ví dụ
(3) có Hắn đã muốn chết là tôi ngu là YNNTtrực tiếp; Tôi ngẫm nghĩ
là lời dẫn. ở ví dụ (4) Thị nghĩ rằng là lời dẫn, con mình đã lớn rồicho
quen tay là YNNTTT ở ví dụ (5) anh nằm trong đây, như một cái xác chết
trong mả lạnh chua chát nghĩ rằng là lời dẫn trực tiếp; mình khôngcủa
người là YNNTTT; ở ví dụ (6) tôi bỗng nhận ra rằng là lời dẫn; giá
thử tôiđối với Kha là YNNTTT.
ở các ví dụ trên lời dẫn đều nằm ở vị trí đầu, ý nghĩ dược dẫn và ở các ví
dụ (3) (4) (5) (6) được ngăn cách bởi dấu hai chấm. Các động từ cảm nghĩ
nghĩ nhận raxuất hiện ở lời dẫn là một dấu hiệu để ta dễ dàng xác định
được đây là YNNTTT.
thông thường ở YNNTTT thì đại từ chỉ ngôi bao giờ cũng là ngôi thứ
nhất tôi, mình. ở ví dụ (3) (4) (5) (6) cũng xuất hiện đại từ này. điều
này giúp cho người đọc cảm nhận được diễn biến tâm lí, suy tư, cảm xúc của
nhân vật và tạo được sự lôi cuốn với độc giả.
Hoặc:
(7) cụ Tiên chỉ làng Vũ Đại nhận ra rằng: đè nén con em đến nỗi nó
không chịu được phải bỏ làng đi là dại. Mười thằng ra đi thì chín thằng trở về
với vẻ hung đồ và tính ương ngạnh học được từ phương xa. Một người khôn
ngoan chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông,
nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn. hãy đập bàn đập ghế đòi cho được năm

Lương Thị Thu Thuỷ

20


K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

đồng nhưng rồi thì vứt trả lại năm hào vì thương anh túng quá! và cũng
phải tuỳ mặt nữa:những thằng có máu mặt vợ đẹp, con đàn chính là những
thằng sợ quan và dễ bóp; trái lại những thằng tứ cố vô thân,giết chúng nó thì
dễ, nhưng giết được chỉ còn xương; mà gây với chúng là một dịp tốt để các phe
xoay nghịch với mình.
(6.tr 46)
(8) Cụ lại nhận ra rằng : ở cái đất nhà quê, bọn dân hiền lành chỉ è cổ làm
nuôi bọn lí hào, nhưng chính bọn lí hào, nhiều khi lại phải ngậm miệng cung
cấp cho những thằng cùng hơn cả dân chúng nên liều lĩnh, lúc nào cũng có
thể cầm dao đâm người hay đâm mình.
(6.tr 46,47)
ví dụ (7) lời dẫn là Cụ Tiên chỉ làng Vũ Đại nhận ra rằng. đó là sự
tự ý thức, trải nghiệm của nhân vật Bá Kiến (đã mấy đời làm tổng lý) rút ra
kinh nghiệm cho mình. trong lời dẫn xuất hiện động từ nhận ra là một
trong những dấu hiệu nhận biết đây là YNNT. đại từ xưng hô ở đây là
mình (ngôi thứ một số ít và của người nghĩ và đối tượng nghĩ đến là con
em ,nhân dân (ngôi thứ 3 số nhiều), nó (ngôi thứ 3 số ít) chúng nó
(ngôi thứ 3 số nhiều). Qua đó ta có thể khẳng định đây là YNNTTT.
ví dụ (8) động từ cảm nghĩ là nhận ra. Lời dẫn là Cụ lại nhận ra
rằng; và YNNTTT là ở cái đất nhà quêđâm mình. đại từ nhân xưng ở
đây là ngôi thứ nhất mình. vì vậy nên ta có thể xác định ví dụ này là
YNNTTT.

Trong truyện ngắn của nam cao những trường hợp được dẫn như thế này
là 28/198 chiếm 10.1%.

Lương Thị Thu Thuỷ

21

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

2.2.1.2. ý nghĩ nội tâm trực tiếp tự do
Ngược lại với YNNTTT; YNNTTTTD là YNNTkhông có lời dẫn. Và
cũng chính vì không có lời dẫn cho nên xác định đây là YNNTTTTD là một
việc không đơn giản. bởi vì các YNNTTTTD không có dấu hiệu để nhận diện
như các động từ chỉ cảm nghĩ nằm trong lời dẫn. và cũng vì không có lời dẫn
cho nên xác định đây là YNNTTTTD rất có thể nhầm lẫn ý nghĩ với lời tự sự
cuả tác phẩm mà lời tự sự của tác phẩm lại chính là lời của tác giả, ý nghĩ của
tác giả. Trong thực tế thì những tác phẩm nào mà người viết dẫn được cả ý
nghĩ của nhân vật thì người đó gọi là người kể toàn tri bởi vì duy nhất chỉ
anh ta mới có thể đi sâu vào đầu óc của nhân vật, nắm được một cách tường
tận con người và cả suy nghĩ của anh ta, mặc dù đây chỉ là sự hư cấu ( ý nghĩ
của nhân vật cũng chính là ý nghĩ của tác giả, do tác giả nghĩ ra, tưởng tượng
ra). Do đó chúng ta có thể cảm nhận được những suy nghĩ đó. Nội dung của
những suy nghĩ đó liên quan đến nhân vật một cách trực tiếp.
Ví dụ:
(9) Đã đành anh chàng không có ý bòn của đây, nhưng cái sự tham thì ở đời

ai mà lại chả tham? Nếu nhà nó giàu, nó đã chả chịu lấy Nhu là đứa đã hỏi
nó những năm, 6 tuổi. Nó nghèo thì cho nó nhờ vả ít nhiều. Nó nhờ vả mình
thì nó phải nể con mình. Nó có nể con mình thì con mình mới khỏi khổ, chứ
cái bộ Nhu hiền như đất nặn nếu lấy phải thằng chồng vũ phu, cậy của cậy
tài, hay còn bố mẹ chồng thích hoạnh hoẹ con dâu thì đến chỉ khóc lắm, sưng
mắt lên rồi chết
(6, tr 286 - 287)
Đây là một đoạn YNNTTTTD. Dấu hiệu để chúng ta nhận biết điều này
bởi đoạn văn trên không có lời dẫn và cũng không có động từ chỉ cảm nghĩ
song người đọc vẫn cảm nhận được đây là những suy nghĩ của nhân vật.
YNNTTT TD biểu hiện những trăn trở suy nghĩ của nhân vật mình ( cụ thể

Lương Thị Thu Thuỷ

22

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

là bà mẹ Nhu trăn trở, lo lắng cho việc Nhu đi lấy chồng- tác phẩm ở hiền
( tuyển tập Nam Cao- tập 1-NXBVH). Tuy vậy nếu tách khỏi ngôn cảnh thì
YNNTTTTD sẽ bị lẫn với lời thoại trực tiếp của nhân vật. bởi vì ,chúng đều
có dấu hiệu nhận ra đây là một cuộc hội thoại của nhân vật: có người nói
SP1và người nghe SP2. Có thể là một nhân vật khác hội thoại trực tiếp hoặc
cũng có thể người nghe là chính nhân vật (nếu là Độc thoại NT). Nhân vật
được nói tới trong hội thoại này là nó (ngôi thứ ba).

chính vì vậy cũng giống như xem xét một hội thoại trực tiếp , ở
YNNTTTTD cũng phải đặt trong ngữ cảnh mới xác định được một cách chính
xác. cụ thể là trước khi dẫn dòng suy nghĩ trên của nhân vật Nam Cao đã viết:
bà thừa hiểu rằng cái cảnh gái già chẳng sung sướng gì đâu! Bây giờ còn
mẹ nên Nhu chưa thấy khổ nhưng một mai bà trăm tuổi về già, bấy giờ Nhu ở
với chị dâu rồi mới biết. Bởi vậy đối với việc người ta hỏi Nhu bà tỏ ý lạc
quan.
(6.tr286)
Bà thừa hiểu rằng đó là suy nghĩ của nhân vật được tái hiện qua lời tác
giả . Hiểu là suy nghĩ tồn tại trong ý nghĩ, tư duy của con người chưa phát
ra thành tiếng, thành lời. Bà chỉ nghĩ vậy và cảm thấy thương Nhu, lo cho
Nhu. Vậy chính lời kể của tác giả đã định hướng cho người đọc nắm bắt, cảm
nhận tâm lí nhân vật.
Như vậy lối dẫn thẳng từ lời kể chuyện sang YNNT của nhân vật mà
không cần đến những quy ứơc chuyển tiếp nó nghĩ , hắn nghĩkhiến cho
dòng chảy của suy nghĩ trào ra giống như thật nó góp phần làm hiển hiện tính
chất tại đây- bây giờ của ý nghĩ.
số phiếu chúng tôi thống kê được ở YNNTTTTD là 15/198 chiếm 7.5%

Lương Thị Thu Thuỷ

23

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền


2.2.2 ýnghĩ nội tâm gián tiếp
2.2.2.1 ý nghĩ nội tâm gián tiếp
Thông thường dấu hiệu để nhận ra một YNNT là các động từ cảm nghĩ
có mặt trong lời dẫn( đối với trường hợp YNNT có lời dẫn). Song sự khác
nhau giữa YNNTTT hay gián tiếp là đại từ chỉ ngôi: thường thì đại từ chỉ ngôi
trong YNNTTT là ngôi thứ nhất; còn YNNT được dẫn gián tiếp là ngôi thứ ba
(nó, hắn..).
ví dụ:
(10) bà nghĩ ngợi mà sinh lo lắng: nếu một buổi chiều kia, hơi sức đã trút
hết ra mảnh đất xơ xác này, bà gục xuống như một cây chuối ủng và không
bao giờ còn đứng lên được nữa. Thế thì cháu của bà ra sao? Thế thì thằng
Đức hiền lành như con chó này ra sao?
(6.tr 373)
(11) Hắn tin chắc rằng: lão thầy bói này xem hay lắm. Lão sẽ rọi một tia
sáng vào tương lai mù mịt của hắn. Lão sẽ bảo cho hắn biết đời hắn mai sau
sẽ thế nào?
(6.tr 78)
(12) Nhưng Điền tin rằng: cái học thức của Điền tuy chẳng giúp Điền kiếm
nổi miếng ăn, nhưng cũng có ích cho Điền nhiều lắm.
(6.tr 125)
Các ví dụ trên là các YNNTcủa nhân vật được dẫn gián tiếp. Cụ thể: ở ví
dụ (10) lời dẫn là Bà nghĩ ngợi mà sinh lo lắng Nếu một buổi ra
sao? là YNNT được dẫn gián tiếp; ở ví dụ (11) có Hắn tin chắc rằng là lời
dẫn, lão thấy thể nào? là YNNTđược dẫn gián tiếp; ở ví dụ (12) lời dẫn
là Nhưng Điền tin rằng và cái học lắm là YNNT được dẫn. Đồng

Lương Thị Thu Thuỷ

24


K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD. Ths Hoàng Thị Thanh Huyền

thời, ở các lời dẫn này đều chứa các động từ cảm nghĩ: nghĩ ngợi, lo lắng,
tin và các đại từ chỉ ngôi thứ ba: bà, hắn
Đối với YNNTGT thì chủ thể ý nghĩ là của nhân vật, nhưng thực sự thì
nó không còn được nguyên vẹn như YNNTTT nữa, do có sự tham gia của
một người khác ( đứng dằng sau nhân vật) để miêu tả ý nghĩ đó.
qua khảo sát chúng tôi thống kê được YNNTGT có số phiếu là 35/198
chiếm 17.6%.
2.2.2. ý nghĩ nội tâm gián tiếp tự do
YNNTGTTD là YNNT được dẫn dưới hình thức gián tiếp và không có
lời dẫn. ở đây có sự pha trộn giữa giọng của người kể với ý niệm của nhân vật
còn được gọi tiếng nói nội tâm. trong một chừng mực nhất định nào đó, nó
cho phép người kể có thể đi vào bên trong ý nghĩ của nhân vật cũng như cảm
nghĩ, cảm giác của nhân vật mà không làm đứt đoạn dòng tự sự bằng lời dẫn
không đúng chỗ.
Vì dẫn gián tiếp lại dưới hình thức tự do nên YNNTGTTD là YNNT
không có lời dẫn. dấu hiệu để nhận ra một YNNTGT là đại từ chỉ ngôi ngôi
thứ 3. Vì vậy, nên đây cũng là một yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện.
Ví dụ:
(13) phải, hắn phải báo thù, báo thù vào bất cứ ai. Hắn phải vào một nhà
nào mới được, bất cứ nhà nào. hắn sẽ rẽ vào bất cứ ngõ nào mà hắn gặp để
đập phá, đốt nhà, hay lăn ra kêu làng nước, phải đấy, hắn sẽ rẽ vào bất cứ cái
ngõ nào hắn gặp
(6 , tr 53)

Trên đây là YNNT của nhân vật được dẫn tự do không có lời dẫn. ở ví dụ này
đại từ xưng hô là hắn ngôi thứ 3 số ít. YNNTGT được dẫn ở đây là ý nghĩ
của nhân vật Chí phèo với tâm trạng uất ức, chán nản nên muốn quyết tâm đi

Lương Thị Thu Thuỷ

25

K29G khoa Ngữ Văn ĐHSPHN2


×