Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Câu phân loại theo mục đích nói và cách sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.88 KB, 46 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

trường đại học sư phạm hà nội 2
khoa ngữ văn

------

Đào thị hưởng

câu phân loại theo mục đích nói
và cách sử dụng
khoá luận tốt nghiệp
Chuyên Ngành: ngôn ngữ

Hà nội - 2007

Giáo viên hướng dẫn

1

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng
mụC LụC.

Phần mở đầu. Những vấn đề chung .



1.
2.
3.
4.

Lý do chọn đề tài.
Lịch sử vấn đề.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Giới hạn nội dung nghiên cứu.

phần nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài.

1.1
1.2
1.3
1.4

Quan niệm về câu.
Chức năng của câu.
Phân biệt câu và phát ngôn.
Ba bình diện nghiên cứu câu.

Chương 2. Câu phân loại theo mục đích nói.

2.1
2.2
2.3
2.4


Câu trần thuật.
Câu nghi vấn.
Câu cảm thán.
Câu cầu khiến.

Chương 3. Cách sử dụng câu phân loại theo mục đích nói.

3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.2.1
3.2.2.2
3.2.2.3
3.2.2.4
3.2.2.5
3.2.2.6
tiếp.

Cơ sở nghiên cứu cách dùng câu phân loại theo mục đích nói.
Cách sử dụng câu phân loại theo mục đích nói.
Sử dụng câu phân theo mục đích nói theo lối trực tiếp.
Sử dụng câu phân theo mục đích nói theo lối gián tiếp.
Thế nào là sử dụng câu phân theo mục đích nói theo lối gián tiếp?
Sử dụng câu nghi vấn theo lối gián tiếp.
Sử dụng câu trần thuật theo lối gián tiếp.
Sử dụng câu cầu khiến theo lối gián tiếp.
Sử dụng câu cảm thán theo lối gián tiếp.
Tác dụng của việc sử dụng câu phân theo mục đích nói theo lồi gián


Phần kết luận

Giáo viên hướng dẫn

2

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

Lời cảm ơn
Là sinh viên ai cũng có mơ ước được nghiên cứu, tìm tòi hướng theo
ánh sáng của khoa học. Để hoàn thiện đề tài này em đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Thức cùng các thầy, cô giáo trong tổ bộ
môn. Chính vì vậy, qua tập luận văn tốt nghiệp Đại học em xin chân thành
cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thức cùng các thầy giáo, cô giáo đã giúp em
hoàn thành đề tài này.
Do thời gian và trình độ nghiên cứu còn có hạn nên luận văn của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự
đóng góp của các thầy giáo, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp để luận văn
của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2007
Sinh viên

Đào Thị Hưởng


Giáo viên hướng dẫn

3

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Trong hoạt động giao tiếp, bao giờ con người cũng phải sử dụng ngôn ngữ
để làm công cụ nhằm đạt tới đích giao tiếp nhất định.
Để đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất, người ta có thể sử dụng các kiểu
câu phân theo mục đích nói theo 2 cách: Trực tiếp và gián tiếp.
Mục đích của 2 cách sử dụng này không đơn thuần là tạo ra một phát ngôn
mà mục đích lớn hơn là bằng việc sử dụng hai lối nói này sẽ tạo ra tính sinh động
cho lời nói, tạo sức hấp dẫn cho cuộc giao tiếp.
Thêm vào đó, là một người giáo viên dạy Ngữ Văn trong tương lai việc tiếp
cận, tìm hiểu các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và cách sử dụng là yêu
cầu bức thiết cho việc dạy câu tiếng Việt ở trường phổ thông. Hiện nay khi vấn
đề dạy câu ở các cấp học vẫn đang là một vấn đề nan giải, gây nhiều khó khăn
cho cả người dạy lẫn người học mà nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu nhất quán
trong nội dung giảng daỵ câu tiếng Việt ở các cấp.
Trên đây là những lý do quan trọng để người viết chọn nghiên cứu đề tài:
"Câu phân loại theo mục đích nói và cách sử dụng".
2. Lịch sử vấn đề.

Sử dụng câu phân loại theo mục đích nói là vấn đề được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Bởi khi nói năng, con người đã sử dụng những câu ngôn ngữ làm
phương tiện cho mục đích nói năng, giao tiếp của mình. Thực tiễn cho thấy,
muốn hiểu được người này hay người kia nói gì chúng ta phải xem xét câu trong
hoàn cảnh sử dụng của nó.
Quan tâm đến vấn đề này có chuyên ngành ngữ pháp, ngữ dụng học và một
số chuyên ngành khác thuộc ngôn ngữ học.
Nghiên cứu việc sử dụng câu phân loại theo mục đích nói tức là nghiên cứu
ở bước tiền đề, cơ sở khi đưa câu vào giao tiếp.
Đỗ Hữu Châu nghiên cứu vấn đề sử dụng câu phân loại theo mục đích nói ở
những phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi.
Cách nhìn nhận này tương đương với cách nhìn nhận câu theo đúng chức
năng của nó. Bên cạnh đó, lý thuyết hành vi ngôn ngữ cũng chỉ ra việc sử dụng
câu phân loại theo mục đích nói trong giao tiếp còn xuất phát trong hành vi ở lời
gián tiếp, nghĩa là đối với hành vi ở lời gián tiếp, câu không còn xuất hiện với
đúng chức năng của nó mà qua lăng kính khúc xạ, khả năng "Sàng lọc" của tư
duy, con người mới hiểu được ý nghĩa đằng sau ý nghĩa câu chữ của một phát
ngôn. ở đây, câu đã được sử dụng theo lối nói gián tiếp.

Giáo viên hướng dẫn

4

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng


Ngày nay, ngữ pháp học hiện đại đang có những tín hệu đáng mừng. Đó là
những thành tựu mới xuất hiện gắn với những khuynh hướng hiện đại của ngôn
ngữ học thế giới. Một số vấn đề cú pháp truyền thống đã được xem xét lại dưới
áng sáng mới. Điều này đã khiến cho việc nghiên cứu câu phân loại theo mục
đích nói theo lối mòn gián tiếp có những hướng đi mới.
Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã giải quyết vấn đề này dựa vào cách trả lời câu hỏi
mà nhà triết học người Anh Austin đã đặt ra (1) "Làm thế nào mà một người nói
cái gì đó là muốn nói về điều đó và đồng thời muốn nói thêm điều gì nữa? Và
làm thế nào mà một người nghe có thể hiểu được hành vi ngôn ngữ gián tiếp
trong khi điều mà anh ta nghe được lại là cái khác".
Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp, thay vì cách nói: Sử dụng câu phân loại mục
đích nói theo lối gián tiếp, lại dùng cách nói: "Cùng một phát ngôn có thể tiềm
tàng nhiều hành động ngoài lời" (2).
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thìn đã đặt ra cách sử dụng các kiểu câu phân loại theo
mục đích nói theo lối nói trực tiếp và gián tiếp (3). Tác giản đưa ra cách sử dụng
dựa trên cơ sở của ngữ dụng học.
Mục đích nói cũng như hiệu lực ở lời cụ thể của câu nói được xác định dựa
vào ngữ cảnh cụ thể mà các câu xuất hiện chứ không phải dựa vào kiểu cấu tạo
câu. Kiểu cấu tạo câu cũng như kiểu cấu tạo của các loại phương tiện mà con
người tạo ra, thường phù hợp với mục đích sử dụng thông dụng, phổ biến của nó.
Như vậy, tuy đã được nghiên cứu từ rất sớm nhưng để tìm ra một giải pháp
hữu hiệu nhất về vấn đề đặt ra các cách sử dụng câu phân loại theo mục đích nói
luôn có những bổ xung đúng chức năng, đúng mục đích và hiệu quả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích:
- Nghiên cứu các dạng câu phân loại theo mục đích nói với mục đích nắm
chắc các vấn đề về cây và đặc biệt là cách sử dụng câu.
- Trọng tâm tìm hiểu các dạng câu nghi vấn và cách sử dụng câu nghi vấn
đạt hiệu quả.
3.2. Nhiệm vụ:

- Xác định cơ sở lý luận cho đề tài.
- Tổng thuật những kết quả nghiên cứu.
(1) "Ngữ dụng học" - Nguyễn Đức Dân - NXBGD 1986 Tr.66.
(2) "Dụng học Việt Ngữ" - Nguyễn Thiện Giáp - NXBĐHQG. tr.47.

(3) "Câu Tiếng Việt và nội dung dạy - học câu ở trường PT3 Nguyễn Thị Thìn.

Giáo viên hướng dẫn

5

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

- Tìm hiểu các dạng câu phân loại theo mục đích nói và cách sử dụng câu
phân loại theo mục đích nói trong một số văn bản nghệ thuật.
Cụ thể: Tìm hiểu khái niệm, chức năng, đặc điểm .... (Lấy VD cụ thể) của
từng dạng câu phân loại theo mục đích nói.
4. Giới hạn về nội dung nghiên cứu.
4.1. Nghiên cứu câu phân loại theo mục đích nói.
4.2. Nghiên cứu cách sử dụng câu phân theo mục đích nói.
4.3. Một số bài học về việc dạy câu.
5. Phương pháp nghiên cứu: Tập trung vào các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp thống kê.
5.2. Phương pháp phân tích.
5.3. Phương pháp miểu tả.

5.4. Phương pháp hệ thống.

Giáo viên hướng dẫn

6

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
1. Quan niệm về câu.
Câu là một hiện tượng đa dạng, phức tạp trong việc nghiên cứu ngôn ngữ.
Từ những góc nhìn khác nhau các nhà nghiên cứu đã đưa ra những tiêu chuẩn xác
định câu khác nhau. Nhưng câu là một hiện thực và tồn tại tất nhiên trong cuộc
sống loài người. Vì vậy, các nhà nghiên cứu vẫn cố gắng đưa ra một định nghĩa
chung nhất với hy vọng nói được các thuộc tính của câu trong điều kiện bình
thường.
Đến nay số lượng định nghĩa về câu rất nhiều. Tuy nhiên, ngày nay người
thường đưa ra những yếu tố đảm bảo việc tạo câu như sau:
a- Yếu tố hình thức: Câu có cấu tạo ngữ pháp bên trong và bên ngoài có tính
chất tự lập và có một ngữ điệu kết thúc.
b- Yếu tố nội dung: Câu có nội dung là một tư tưởng tương đối trọng vẹn và
có thể làm thái độ của người nói hay nội dung là thái độ, tình cảm của người nói.
c- Yếu tố chức năng: Câu có chức năng hình thành và biểu hiện, truyền đạt
tư tưởng, tình cảm. Nó là đơn vị thông báo nhỏ nhất.

d- Lĩnh vực nghiên cứu: Câu là đơn vị nghiên cứu ngôn ngữ. Như vậy, có
thể định nghĩa về câu cụ thể như sau:
"Câu là đơn vị ngữ pháp được cấu tạo trong khi suy nghĩ, nói, viết; gồm 1
từ, 1 cụm từ, đến một tổ hợp các cụm từ chức đựng một nòng cốt, diễn đạt một
nội dung thông báo hoàn chỉnh có mối quan hệ với hiện thực khách quan, xuất
hiện trong cơ sở kết cấu C - V nòng cốt hoặc những kết cấu cú pháp nòng cốt
khác, tách khỏi nhau bằng ngữ điệu kết thúc" (1).
1.2. Chức năng của câu.
1.2.1. Chức năng giao tiếp.
Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể dùng vào việc giao tiếp hàng ngày.
Trong giao tiếp hàng ngày, thông báo một hành vi quan trọng và phổ biến
nhưng không phải là hành vi duy nhất. Người ta còn dùng câu để thực hiện nhiều
hành vi giao tiếp khác như:
Chào: Chào em!
Hỏi: Khu tập thể nhà 5 ở đâu hả Thu?
1) Giáo trình NRTV - ĐHSPHN 1

Giáo viên hướng dẫn

7

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

Cảm ơn! Em cảm ơn cô
Hứa: Nhất định thứ hai em sẽ xống Hải Phòng.

Cầu khiến: Cô cố gắng giúp cháu cô nhé!
1.2.2. Chức năng biểu thị phán đoán.
Câu là hình thức ngôn ngữ biểu thị phán đoán. Mọi phán đoán điều có thể
biểu thị bằng câu.
Phán đoán là một hình thức tư duy nhằm phản ánh hiện thực khách quan.
Mỗi phán đoán đơn là sự liên hệ giữa một khái niệm về đối tượng được phản ánh
với một khái niệm về thuộc tính của đối tượng đó.
Ví dụ: Mưa rơi.
Tất cả các dòng sông đều chảy.
Phán đoán phức là phán đoán được tạo thành nhờ sự liên kết của hai hay
một số phán đoán đơn.
Ví dụ: Trời mưa to và gió lớn.
Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng: Tất cả các phán đoán đều được biểu thị
bằng câu nhưng không phải câu nào cũng biểu thị phán đáon. Chẳng hạn, một số
câu sau đây được dùng để biểu thị hành vi ngôn ngữ chứ không phải biểu thị
phán đoán.
Ví dụ:
(1) Bà ơi!.
(2) Ơi.
(3) ừ.
(4) Ôi
Câu (1): Thực hiện hành vi hô gọi.
Câu (2):Thực hiện hành vi đáp lại.
Câu (3):Thực hiện hành vi chấp thuận, đồng ý.
Câu (4): Thực hiện hành vi cảm thán.
Như vậy, việc sử dụng câu đúng mục đích, sử dụng câu đúng chức năng sẽ
phát huy tối đa vai trò của câu trong việc trao đổi thông tin.
1.3. Phân biệt câu và phát ngôn.
1.3.1. Câu.

Trên cơ sở tìm hiểu về câu, theo nghĩa thông thường câu được hiểu là một
câu nói cụ thể, có thể được gắn liền với ngữ cảnh, cũng có thể tách rời ngữ cảnh.
Câu còn được dùng với nghĩa thuật ngữ khoa học được hiểu là câu nói cụ
thể được tách rời khỏi ngữ cảnh và chứa đựng nội dung mệnh đề.

Giáo viên hướng dẫn

8

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

1.3.2. Phát ngôn.
Phát ngôn thường được dùng với hai nghĩa.
Phát ngôn được hiểu là sự phát ngôn nghĩa là nó được coi là hành vi ngôn
ngữ nói năng của con người, là hành động tạo ra lời nói và hành động được thực
hiện bằng chính việc nói ra câu nói đó, nó không có ranh giới xác định.
Phát ngôn còn được coi là lời phát ngôn, là chuỗi từ ngữ được tách ra, là sản
phẩm của sự phát ngôn và ranh giới xác định giữa hai quãng ngắt hơi.
1.3.3. Phân biệt câu và phát ngôn.
Câu là một đơn vị của ngôn ngữ, có có tính tái sinh, được nhắc đi nhắc lại
trong lời nói. Nó là một khuôn hình ngữ pháp chung để từ đó có thể cấu tạo ra
nhiều phát ngôn cụ thể.
(Ví dụ: Mô hình S - V - O - trong đó S là chủ ngữ, V là vị ngữ, O là bổ ngữ).
Câu là cái tương đối ổn định nằm trong các phát ngôn cụ thể và chỉ được rút ra
những phát ngôn cụ thể qua việc nghiên cứu chúng. Nó là kết quả được rút ra từ

quá trình phân tích các phát ngôn.
Phát ngôn là đơn vị của lời nói không có tính tái sinh để thể hiện những nội
dung mới, là những nội dung mới, là những biến thể lời nói của câu, là biểu hiện
cụ thể trực tiếp của câu trong từng hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Nó là một hành
động giao tiếp, một đơn vị thông báo mà người nghe có thể tiếp nhận trong hoạt
động giao tiếp.
Quan hệ giữa câu và phát ngôn là quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa
cái khái quát và cái cụ thể.
1.4. Ba bình diện nghiên cứu câu.
Gần đây, dưới ánh sáng của ngữ pháp chức năng và ngữ dụng học hiện đại,
các nhà khoa học thấy rõ sự cần thiết phải dựa vào lý thuyết ba bình diện của
ngôn ngữ học để nghiên cứu câu nghiên cứu các thủ pháp, các biện pháp sử dụng
ngôn ngữ trong câu, trong văn bản. Ba bình diện đó là: Kết học, nghĩa học và
dụng học.
1.4.1. Kết học (Syntax).
Theo Charles Sanders Peirce và Chales William Monries, kết học là phương
diện liên kết tín hiệ với tín hiệu trong một thông điệp.
Trong ngôn ngữ học - khoa học nghiên cứu về khả năng kết hợp từ, theo
những quan hệ ngữ pháp để tạo câu.
Câu là một đơn vị của cấu trúc (một tổ chức hình thức độc lập) bao gồm các
yếu tố từ (tổ hợp từ) và mối quan hệ giữa các yếu tố quy định chức năng của từng

Giáo viên hướng dẫn

9

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp


Đào Thị Hưởng

yếu tố (1). Xem xét câu theo bình diện kết học, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc
tìm hiểu cấu trúc cú pháp của câu mà cần đi xem xét khả năng kết hợp của câu
đó với những câu khác xung quanh nó trong quá trình tạo lập đoạn văn bản hoặc
văn bản. Nghĩa là chúng ta cần chú trọng hơn đến việc xem xét chức năng ngữ
pháp của cấu với vai trò là nhân tố tham gia tổ chức văn bản, đoạn văn bản.
1.4.2. Nghĩa học (Semantics).
Ngữ học là phương diện của những quan hệ giữ tín hiệu với hiện thực được
nói tới trong thông điệp, nói đúng hơn là giữ tên hiệu với vật được quy chiếu
trong thông điệp. Đây là lĩnh vực của chức năng miêu tả, của những thông tin
miêu tả, thông tin sự vật.
Câu là một trong những phương tiện phản ánh tư duy của con người. Nó có
chức năng biểu đạt một nội dung tư tưởng tương đối trọng vẹn, nói khác đi câu có
khả năng truyền đi một thông báo về nội dung ý nghĩa mệnh đề được phản ánh
trong đó. Việc xem xét ý nghĩa mệnh đề (còn gọi là ý nghĩa miêu tả của câu)
thuộc bình diện nghĩa học.(2)
1.4.3. Dụng học (Pragmatics).
Ch.W.Morris định nghĩa: "Dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với
người lý giải chúng? và A.G Sunirth nói rõ hơn: "... Kết học nghiên cứu quan hệ
giữa các tín hiệu, nghĩa học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người dùng".
Tương đối với dụng học, trong tín hiệu học là ngữ dụng học trong ngôn ngữ
học.
ở Việt Nam các nhà ngữ dụng học đã giới thiệu: Những quy tắc, phương
châm hội thoại, những loại hành động ngôn ngữ, đặc biệt là hai loại hành động
ngôn ngữ ở lời (hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành động ngôn ngữ gián tiếp);
các loại ý nghĩa (ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn); các cách lập luận.
Câu (phát ngôn) là loại đơn vị được hình thành trong giao tiếp, tức là được
hình hành thông qua chủ thể nói năng đối với hiện thực. Vì thế, ngoài chức năng

ngữ pháp, chức năng ngữ nghĩa, câu còn có chức năng ngữ dụng. Nó là phương
tiện để người nói (người viết) thực hiện một hành động ngôn ngữ ở lời. Nó giúp
cho người nói bộc lộ thái độ chủ quan của mình với hiện thực được phản ánh
hoặc với người tiếp nhận. Việc xem xét các nội dung trên của câu thuộc bình
diện của ngữ dụng học.

(1) Xem Đào Thanh Lan 2004 Tr.12.

(2)Xem Đỗ Hữu Châu Đại cương ngôn ngữ học,tập 2, tr.10

Giáo viên hướng dẫn

10

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

Chương 2. Câu phân loại theo mục đích nói.
Phân loại câu theo mục đích nói là cách nhìn có tính chất truyền thống về
câu trong hoạt động của nói. Phân loại câu theo mục đích nói không chỉ là cách
phân loại theo công dụng đơn thuần mà là cách phân loại theo công dụng và ngữ
pháp.
Khi xem xét câu phân loại theo mục đích nói cần phân biệt 2 trường hợp sau
đây:
- Câu đích thực: Là câu có hình thức cấu tạo phù hợp với mục đích nói.
- Câu giả: Là câu có hình thức của kiểu câu mục đích nói này nhưng lại

dùng cho mục đích nói khác.
Cũng như trong ngữ pháp truyền thống, ở đây chúng ta chủ yếu đề cập đến
các kiểu câu đích thực.
Tiêu chí phân loại:
Câu phân loại theo mục đích nói là hiện tượng nằm trên đường biên giới của
câu xét theo cấu tạo hình thức và câu xét ở phương diện sử dụng.
Ví dụ: Phòng học có ba bóng đèn đang sáng.
+ Cấu tạo ngữ pháp: Đây là câu đơn có mô hình C -V
+ Phương diện sử dụng: Đây là một câu miêu tả trần thuật.
+ Nội dung miêu tả được bọc trong cấu trúc C - V.
Câu phân loại theo mục đích nói là sự giao thoa giữa hai phương diện trên.
Vì vậy, việc phân loại câu xét theo mục đích phát ngôn phải sử dụng tới 2 loại
tiêu chuẩn.
+ Mục đích sử dụng câu.
+ Tiêu chuẩn về hình thức (Phương tiện ngôn ngữ dùng để cấu tạo. Loại câu
này đã lấy hình thức làm cơ sở phân loại câu), lấy mục đích nói làm tên gọi.
Tóm lại, có rất nhiều cách để phân loại câu. Nhưng về cơ bản, có hai cơ sở
để phân loại câu là: Dựa vào cấu tạo ngữ pháp và dựa vào mục đích phát ngôn.
Dựa vào cấu tạo ngữ pháp:
Trên cơ sở của tiêu chí này người ta chia câu thành các kiểu câu sau:
- Câu đơn.
- Câu phức.
- Câu ghép.

Giáo viên hướng dẫn

11

Nguyễn Thị Thức



Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

Trong phạm vi đề tài này, người viết không đề cấp đến các kiểu câu phân
theo tiêu chí này mà xem xét câu ở tiêu chí khác: Câu phân loại theo mục đích
phát ngôn.
Dựa vào mục đích phát ngôn:
Dựa vào mục đích phát ngôn, người ta chia câu thành những kiểu câu sau:
- Câu trần thuật.
- Câu nghi vấn.
- Câu cảm thán.
- Câu cầu khiến.
2.1. Câu trần thuật. (Câu miêu tả, câu trình bày, câu kể).
2.1.1. Khái niệm.
Câu trần thuật là câu có mục đích kể, nêu, miêu tả sự vật, đối tượng trong
những đặc trưng về hoạt động, tính chất, trạng thái hoặc quan hệ của nó.
Ví dụ: - Hai cái đèn đang sáng.
- Lớp K29E đang học ngữ pháp.
2.1.2. Đặc điểm.
Câu trần thuật là hình thức biểu hiện thường gặp của một phán đoán lôgic
(lôgic học cổ điển coi kiểu câu trần thuật là hình thức duy nhất có khả năng biểu
thị một phán đoán lôgic với tính chân thực hay không chân thực. Ba kiểu câu còn
lại không có khả năng này).
Trong câu trình bày ngoài các thực từ và hư từ còn có các hình thái từ được
dùng để bày tỏ thái độ với nội dung câu nói hoặc đối với người nghe, hoặc có khi
chỉ nhằm hoàn chỉnh một câu giúp cho một tổ hợp từ trở thành câu.
Ví dụ: (1) Con đi
Muốn thành câu phải thêm vào đó hoặc một ngữ điệu đặc thù, hoặc, rõ hơn,

một từ nào đó thích hợp. Trong số nhưũng từ có thể thêm, nói riêng ta thường gặp
các tiểu từ tình thái vừa có tác dụng làm cho câu đứng được vừa có tác dụng biểu
thị thái độ của người nói. Chẳng hạn:
(2) Con đi ạ. ( Kính trọng)
(3) Con đi nhé ( hay: đây). ( Thân mật).
Có những trường hợp một số phụ từ cũng được dùng vào chức năng này. Ví
dụ:
(4) Em cừ lắm. ( Hoặc :!)
(5) Em rất khá .( Hoặc: !)

Giáo viên hướng dẫn

12

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

Những từ lắm, rất trong trường hợp này không hẳn chỉ mức độ cao của tính
chất mà đúng hơn là giúp cho câu đứng được với tư cách là câu tường thuật.
( Dâu ! ở đây chỉ ý khen, đánh giá, chưa đến mức độ cảm thán ).
Ngoài ra, trong câu trần thuật cũng có một số cụm từ làm cho tổ hợp từ
thành một câu rõ ràng.
Ví dụ: - Em thông minh lắm!
- Em rất xuất sắc.
- Em khoẻ quá!
- Việc miêu tả cấu tạo của câu trần thuật khó có thể thực hiện được một

cách toàn diện, chu đáo bởi lẽ động từ tiếng Việt không biến đổi hình thái theo
ngôi, thời, thể, thức như ngôn ngữ biến hình từ. Nói một cách chung nhất về
phương diện cấu tạo thì câu trình bày không chứa dấu hiệu hình thức của những
kiểu câu ghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
-Về nội dung: Câu kể có nội dung rất phong phú bởi nó có khả năng thông
báo về nhiều mặt.
- Cấu trúc của câu kể phụ thuộc vào nội dung và tính chất của nó. Nếu miêu
tả hoạt động trạng thái thì vị ngữ sẽ là động từ biểu thị hoạt động trạng thái.
Nếu miêu tả đặc điểm tính chất của sự vật, hiện tượng thì chủ ngữ là danh
từ, vị ngữ là tính từ.
2.1..3. Phân loại.
Căn cứ vào thái độ của người nói đối với hiện thực được nói tới trong câu,
người ra chia thành câu phủ định và câu khẳng định.
Ví dụ: Nó rất tốt (Câu kể khẳng định).
Nó không tốt (Câu kể phủ định).
2.1.3.1. Câu kể khẳng định là loại câu dùng để xác nhận hoạt động, trạng thái,
đặc trưng, tính chất của đối tượng. Câu trần thuật khẳng định không dấu hiệu
hình thức riêng.
Ví dụ: Quyển sách này rất hay.
Câu kể khẳng định nhìn chung không có hình thức riêng cho nó mà trong
nhiều trường hợp đều thể hiện cấu tạo chung của câu đơn bình thường.
Khi cần nhận mạnh ý nghĩa khẳng định, trong cấu trúc câu có kết hợp với
một số nhóm từ mang ý nghĩa phủ định. Đó là các nhóm như: Không thể không,
không ai mà không, không khỏi hoặc trong cấu trúc có thêm "Có".
Ví dụ:
Cô ta đến đây.

Giáo viên hướng dẫn

13


Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

Cô ta nhất định đến đây.
Cô ta không thể không đến đây.
Mọi người đều động lòng.
Không ai không khỏi động lòng.
Thực tình em có nói dối.
2.1.3.2. Câu kể phủ nhận, xét về mặt nghĩa, câu phủ định ghi nhận sự vắng mặt
của sự vật, hiện tượng, đặc trưng, tính chất của quan hệ trong hiện thực hoặc
trong tưởng tượng.
Ví dụ:
- Nó không chăm học.
- Nó chưa chăm học.
Trong cấu trúc của câu phủ định thường chứa các phụ từ phủ định: không,
chưa, chẳng, trả, đâu có, làm gì có ....
Đứng trước các đơn vị bị phủ định, thông thường có hai khả năng phủ định:
Câu phủ định toàn bộ và câu p hủ định bộ phận.
Câu phủ định toàn bộ là sự phủ định liên quan tới cả câu hoặc thành phần
chính chủ ngữ, vị ngữ.
Ví dụ: Không ai đến lớp cả.
Không người nào để anh ra đi.
Chị áy không tháo vát.
Câu phủ định bộ phận là phủ định có liên quan tới thành phần phụ của câu
hoặc thành tổ phụ của từ: Bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ.

Ví dụ: Sẽ không bao giờ tôi gặp lại anh.
Từ phủ định "Không bao giờ" nằm trong thành phần trạng ngữ nên nó có tác
dụng phủ định, trạng ngữ.
Để tăng thêm mức độ phủ định người ta có thể dùng kèm các phụ từ chỉ
mức độ tuyệt đối như: Tuyệt nhiên, nhất định, hoàn toàn,...
Ví dụ: Tuyệt nhiên tôi không muốn phiền anh.
Chú ý: Ranh giới giữa câu kể phụ định và câu kể khẳng định, giữa ý nghĩa
khẳng định và ý nghĩa phủ định trong nhiều trường hợp rất khó xác định. Muốn
hiểu được bản chất của nó phải căn cứ vào hoàn cảnh sử dụng và căn cứ vào mục
đích phát ngôn.
Ví dụ: Không gì vui bằng ánh mắt Bác Hồ cười.
Không có gì quý hơn độc lập tự do.

Giáo viên hướng dẫn

14

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

2.2. Câu ghi vấn.
2.2.1. Khái niệm.
Câu nghi vấn là loại câu nên ra điều thắc mắc yêu cầu được trả lời.
Câu nghi vấn xuất hiện khi có hai điều kiện sau.
- Có cái chưa rõ hay cái không biết.
- Có nhu cầu và ý định hỏi.

2.2.2. Chức năng.
Mục đích cơ bản của câu nghi vấn là dùng để hỏi và có nhu cầu được giải
đáp, song trong hoạt động giao tiếp câu nghi vấn con thực hiện được rất nhiều
mục đích nói khác.
2.2.3 . Phân loại.
2.2.3.1. Câu hỏi chân chính (Câu hỏi chính danh) là loại câu hỏi thực sự và đòi
hỏi người nghe phải trả lời thực sự.
Đối với câu hỏi chân chính bao giờ trong cấu trúc của nó cũng sử dụng các
đại từ ghi vấn như: ai, gì, sao, thế nào ...
Ví dụ: Ai đó?
Ai làm việc này?
2.2.3.2. Câu nghi vấn tu từ là loại câu hỏi không yêu cầu trả lời. Nó được dùng
như một phương tiện để truyền cảm, để minh họa, để thực hiện những cảm xúc
khác nhau.
Ví dụ:
Khi sao phong gốm rủ là,
Giờ sao tan tan như hoa giữa đường?
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
Bốn dòng thơ là hai câu hỏi tu từ Thuý Kiều tự hỏi chính mình trong tâm
trạng đau đón, xót xa ở hiện tại đối lập với quá khứ "Êm đềm trướng rủ màn che,
tường đông ong bướm đi về mặc ai". Câu hỏi không có ai trả lời, Thuý Kiều rơi
vào trạng thái đau đớn tột cùng.
2.2.3.3 . Câu nghi vấn phủ định: Là loại câu mà hình thức là câu hỏi nhưng mục
đích diễn đạt thực chính là phủ định.
Ví dụ: + Có ai trả lời tôi đâu?
+ Có thú vị gì cái lối sống cá nhân?

Giáo viên hướng dẫn


15

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

+ Nào có ra gì cái chữ Nho?
+ Có ai khảo đâu mà xưng?
2.2.3.4. Câu nghi vấn khẳng định: Là loại câu hỏi hình thức là câu hỏi nhưng ý
nghĩa thực lại là khẳng định.
Ví dụ: + Ai chẳng biết? (Khẳng định tất cả mọi người đều biết).
+ Chẳng ai trả lời à? (Khẳng định không có ai trả lời).
2.2.3.5. Câu hỏi cầu khiến mệnh lệnh: Về hình thức vẫn là câu hỏi nhưng về ý
nghĩa thực lại là yêu cầu mệnh lệnh thậm chí lời đe doạ và có thể là lời khuyên
bảo.
Ví dụ: + Có trả lời không thì bảo?
+ Con không làm đổ thì còn ai vào đây?
Chú ý: Khi đặt câu hỏi thì người sử dụng phải chú ý tới tình huống hỏi để
lựa chọn câu hỏi, có thể hỏi một cách khái quát hoặc hỏi một cách cụ thể từng
chi tiết.
Ví dụ: + Ai từ đâu tới thế này? (hỏi chung)
+ Thu làm gì thế? (hỏi cụ thể)
2.3.Câu cảm thán.
2.3.1. Khái niệm .
Câu cảm thán là loại câu dùng để biểu thị những cảm xúc .Loại câu này
ngữ điệu là một phương tiện biểu hiện rất quan trọng . Ngoài ra, câu cảm thán
còn có dấu chấm than và tiểu từ tình thái : quá, lắm, hả, hử, chao ôi, eo ơi, a,

ô.....
Ví dụ:-Cô ấy hiền sao!
-Ôi vui quá!
2.3.2. Cách dùng .
Câu cảm thán được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những
tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường của
người nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ. Câu cảm
thán cũng có những dấu hiệu hình thức của mình.
Câu cảm thán tiếng Việt được cấu tạo nhờ những phương tiện sau đây:
-Thán từ (tự mình làm thành câu, hoặc kết hợp vói từ khác, hoặc làm
thành thành phần phụ của câu).

Giáo viên hướng dẫn

16

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

Ví dụ:
- Ô hay!Bà cứ tưởng con đùa (Nam Cao )
- Ôi sức trẻ!(Tố Hữu )
- Đời!....Ôi chao đời!(Nam Cao)
- Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp .(Tố Hữu)
Lối kết hợp thán từ với thực từ có thể làm thành khuôn hình "x ơi là x!"
-Buồn (vui) ơi là buồn( vui )

-Con ơi là con! (tiếng kêu khóc )
-Tiểu t ừ thay (đứng sau vị từ ),nhỉ (đứng cuối câu )
Ví dụ:Thương thay cũng một kiếp người!
Hại thay mang lấy sắc tài lam chi!
(Nguyễn Du)
Câu cảm thán có tiểu từ thay nhiều khi được cấu tạo theo lối danh từ chỉ chủ thể
đứng sau vị từ.
Ví dụ :-Vinh quang thay những vị anh hùng dân tộc!
- Bố mày khôn nhỉ! (Nguyễn Công Hoan)
-Phó từ lạ, thật, quá, ghê, thế dường nào, biết bao....thường đứng sauvị từ vãiết,
bao,biết bao...có thểđứng sau hay đứng trứơcvị từ tuỳ trường hợp.
Ví dụ:-Thế thì tốt quá!(Nam Cao)
-Cậu là người tỉnh mà chẳng hiểu học lỏm ở đâu được nhiều câu hát
nhà quê thế! (Nam Cao)
-Con này gớm thật!(Nguyên Hồng)
-Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao.(Nguyễn Du)
Khuôn hình không chứa thán từ: sao mà,....chết đi được.
Ví dụ:
-Sao mà cái đời nó tù túng,nó chật hẹp, nó bần tiện thế.(Nam Cao)
-Mừng chết đi được!

Giáo viên hướng dẫn

17

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp


Đào Thị Hưởng

Ngữ điệu.
Ví dụ:
Gặp ai, người ta chưa kịp trông thấy cậu, cậu đã chào người ta trước bô bô.
Cậu hỏi người ta "Có phát tài không?","Lúa có khá không?", "Cháu có chịu chơi
không?",Con người nhũn nhặn! (Nam Cao)
Như đã nói, một số người không muốn chấp nhận câu cảm thán là một
kiểu riêng. Thế nhưng, trong tiếng Việt, như các ví dụ cho thấy, chúng ta có
những dấu hiệu hình thức khá xác định để nhận biết câu cảm thán như một kiểu
câu có đặc thù của nó.Dẫu sao cũng không thể phủ nhận rằng khó xác định được
cái mức độ tình cảm, tâm trạng để bắt đầu từ đó ta có câu cảm thán. Do vậy, giữa
câu cảm thán với câu tường thuật hàm chỉ sự chú ý, không có đường ranh giới rõ
rệt!

2.4. Câu cầu khiến.
2.4.1. Khái niệm.
Câu cầu khiến là loại câu nêu ý muốn mệnh lệnh của người truyền đạt,
mục đích của câu cầu khiến là hướng tới người nghe, để người nghe phải thực
hiện điều nêu ra trong câu.
Ví dụ:- Hãy cố gắng lên!

2.4.2. Đặc điểm cấu tạo.
Cấu tạo của câu cầu khiến chủ yếu được biểu thị bằng ngữ điệu và kèm
theo hoặc không kèm theo một trong những tình thái từ (nhỉ, đi, với, nhé.....), có
khi câu cầu khiến còn được cấu tạo bằng gắn một ngữ điệu bằng một thực từ.
Ví dụ : -Im!
-Nín!
Người ta có thể gắn những đơn vị chỉ ý nghĩa cầu khiến vào trong cấu trúc
câu để biến câu đó thành câu cầu khiến.

Ví dụ:Em làm bài (câu kể).
Em làm bài đi (câu cầu khiến).
Khi cầu khiến được cấu tạo theo lối gián tiếp thì ý nghĩa cầu khiến bị nhạt
đi.

Giáo viên hướng dẫn

18

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

Ví dụ: - Mời anh xơi nước!
Người ta sử dụng câu cầu khiến trong khi mời mọc, yêu cầu:

Ví dụ:- Tôi yêu cầu mọi ngươì trật tự.
-Mời bố mẹ xơi cơm!
Người ta sử dụng câu cầu khiến như một mênh lệnh, một sự cấm đoán,
Trong trường hợp này thường sử dụng các từ như: hãy, đừng, chớ, ở trong cấu
trúc câu.
Ví dụ:- Đừng làm ồn nhé!
Người ta còn sử dụng trong câu cầu khiến để làm một lời kêu gọi, lời chúc
tụng.
Ví dụ:- Tiến lên chiến sĩ đồng bào!
- Chúc anh thượng lộ bình an!
Như vậy, bốn loại câu này chính là những phương tiện thực hiện hành động

nói.

Giáo viên hướng dẫn

19

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

Chương 3.Cách sử dụng câu phân loại theo mục đích nói

3.1. Cơ sở nghiên cứu cách dùng câu phân loại theo mục đích nói.
3.1.1. Sự chi phối của nhân tố giao tiếp đối với việc tạo câu.
các nhân tố giao tiếp được hiểu là các nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp,
chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngôn về hình thức cũng như về nội
dung.
Các nhân tố giao tiếp bao gồm: nhân vật giao tiếp, hiện thực được nói tới,
hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp và nhân tố ngôn ngữ.

3.1.1.1. Nhân vật giao tiếp.
a.Khái niệm.
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp thông qua
diễn ngôn để tác động vào nhau.
Nhân vật giao tiếp gồm người nói và người nghe, gọi chính xác là vai nói
và vai nghe.
b. Đặc điểm.

Cả người nói và người nghe đều là những con người lịch sử cụ thể có
nghĩa là những ngưòi này có đặc điểm về mặt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,
trình độ, đặc điểm tâm -sinh lí, có vốn sống, vốn văn hoá, vốn ngôn ngữ cụ thể.
Tất cả những đặc điểm có tính xã lịch sử này ít nhiều cũng in dấu vào trong lời
nói và ảnh hưởng đến quá trình nói năng.
Trong khi nói năng phải có ý định tức là phải có đích giao tiếp và phải có
niềm tin vào cuộc giao tiếp. Đồng thời trong quá trình giao tiếp người nói và
người nghe cùng tác động vào nhau, ràng buộc lẫn nhau thông qua lời nói. Trong
quá trình tương tác đó, khoảng cách về mặt nhận thức, tư tưởng, trình độ, khả
năng giao tiếp cũng như tình cảm sẽ được rút ngắn lại tạo ra mối quan hệ hoà
hợp. Như vậy, nhân vật giao tiếp là nhân tố rất quan trọng trong việc tạo câu và
đạt hiệu quả giao tiếp.

Giáo viên hướng dẫn

20

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

3.1.1.2 Hiện thực được nói tới.
a. Khái niệm.
Hiện thực được nói tới là nhân tố cả người nói và người nghe đều hướng
tới. Có thể gọi nó là đối tượng giao tiếp hay đề tài giao tiếp. Nhân tố này có thể là
một hiện thực có thật (thế giới thực tại) nhưng cũng có thể là một hiện thực ảo.


Hiện thực ấy có thể rộng nhưng cũng có thể hẹp. Nó có thể là những chuyện vặt
hàng ngày nhưng có cũng có thể là những chuyện lớn lao như vận mệnh của một
dân tộc, một đất nước. Hiện thực rất đa dạng, phong phú tuỳ theo người nói lựa
chọn và quan tâm.
b.Đặc điểm.
Hiện thực được nói tới là cái khởi phát ra giao tiếp, có nó mới có giao tiếp.
Hiện thực được nói tới còn là cái quy tụ cuối cùng của giao tiếp và là thước đo
hiệu quả giao tiếp.
Hiện thực giao tiếp là cái ràng buộc người nói và người nghe thông qua
ngôn ngữ và nó làm nên nội dung của lời nói cũng như hình thức lời nói.

3.1.1.3. Hoàn cảnh giao tiếp.
a. Khái niệm.
Nhân tố hoàn cảnh giao tiếp là nhân tố bao gồm những điều kiện về mặt
thời gian, không gian, xã hội, lịch sử trong đó diễn ra cuộc giao tiếp (trừ thời gian
khả hữu hệ quy chiếu hiện thực đề tài ngoài diễn ngôn). Đây là nhân tố rất phức
tạp, có bao gồm cả điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, đặc biệt là nhận thức
của con người trong cuộc giao tiếp.
b.Phân loại.
Có thể chia hoàn cảnh giao tiếp thành 2 phạm vi: hoàn cảnh rộng và hoàn
cảnh hẹp.
Hoàn cảnh rộng là hoàn cảnh có liên quan đến những vấn đề xã hội lịch sử
cụ thể, lịch sử của cả một dân tộc , một cộng đồng.
Hoàn cảnh hẹp là môi trường giao tiếp ở phạm vi hẹp: ở lớp học, giảng
đường, chợ, đình chùa, kí túc Hoàn cảnh hẹp nhất là bao hàm cả ngữ cảnh.
Ngữ cảnh gồm những yếu tố đi trước và yếu tố ngôn ngữ đi sau yếu tố đang xem
xét.

Giáo viên hướng dẫn


21

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

Trong hoàn cảnh giao tiếp, người ta có thể tách ra một đặc điểm gọi là
nhân tố tiền giả định. Đó là những hiểu biết có tính bách khoa về cuộc sống.
Những hiểu biết này hiển nhiên tồn tại không phải bàn cãi giữa người nói và
người nghe trong một hoàn cảnh giao tiếp. Khi giao tiếp người nói và ngưòi nghe
phải có chung một tiền giả định. Nhờ tiền giả định này mà người nói mới nói
được và người nghe mới có thể hiểu được lời nói.

3.1.1.4. Mục đích giao tiếp.
Đây là cái đích hướng tới của mọi cuộc giao tiếp. Thông thường cái hướng
tới của giao tiếp bao gồm 2 nội dung:nhân thức và hành động. Một số đích cụ thể
trong giao tiếp:
Đích thông báo thông tin.
Đích tạo lập quan hệ.
Đích bộc lộ(tự bộc lộ).
Đích giải trí.

3.1.1.5. Nhân tố ngôn ngữ.
Nhân tố ngôn ngữ là công cụ hay phương tiện để giao tiếp.
Thể chất của ngôn ngữ (đường kênh giao tiếp): Ngôn ngữ được hình thành
bởi thể chất vật chất là âm thanh. Sau này dùng thể chất vật chât thứ hai là chữ
viết. Từ đó đã hình thành hai đường kênh thông tin là kênh thính giác và kênh thị

giác (tính thời gian xuất hiện lần lượt). Về cơ bản hai loại phương tiện này thống
nhât với nhau.
Tóm lại, ngôn ngữ bao gồm cả âm thanh , giọng điệu, câu chữ, từ ngữ, các
biện pháp nghệ thuật. Nó bao gồm cả thể loại, phong cách, những quy tắc nói
năng của một thứ tiếng.
Ngôn ngữ chỉ là công cụ nhưng giao tiếp thì phải bằng lời nói. Quá trình
nói năng là quá trình người nói dùng các phương tện ngôn ngữ để tạo ra lời nói.
Nhìn chung, trong năm nhân tố của hoạt động giao tiếp thi các nhân tố:
Nhân vật giao tiếp, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp là
những nhân tố phi ngôn ngữ. Các nhân tố này đóng vai trò là tiền đề giao tiếp.
Không có những nhân tố này thì không có giao tiếp.

Giáo viên hướng dẫn

22

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

Nhân tố thứ năm là phương tiện của giao tiếp (cái chuyển tải nội dung, tư
tưởng, tình cảm, trình độ của người tham gia giao tiếp).
Tuy nhiên, vai trò của năm nhân tố là khác nhau.Trong quá trình giao tiếp
năm nhân tố này sẽ tác động vào nhau, ảnh hưởng và điều chỉnh lẫn nhau để tạo
ra sản phẩm của giao tiếp.
Khi đánh giá sản phẩm của giao tiếp người ta phải dựa vào các nhân tố
giao tiếp kể trên. Một sản phẩm của giao tiếp tốt, có hiệu quả là kết quả tổng hoà

sau khi đã điều chỉnh lẫn nhau giữa các nhân tố giao tiếp này. Chính vì vậy, nhân
tố giao tiếp có vai trò chi phối quan trọng trong việc tạo câu.

3.1.2. Lôgic xã hội đời thường trong lý lẽ về thuộc tính ảnh hưởng đến việc hiểu
câu.
Trong lý luận lôgic có các tiền đề lôgic làm cơ sở cong trong lý luận đời
thường thì tiền đề là các lẽ thường. Lẽ thường là cơ sở để nối luận cứ và kết luận,
nó là nguyên lý làm cơ sở cho lập luận.
Lẽ thường chính là những chân lý thông thường có tính chất kinh nghiệm,
không có tính tất yêu, bắt buộc như các tiền đề lôgic. Nó là những hiểu biết mà
con người đúc rút được trong cuộc sống.
Ví dụ:- Cái gì rẻ thường là những cái không tốt.
hay:- Cái gì chỉ được về hình thức thì cái đó kém về nội dung như: "Tốt
mã rẻ cùi".
Lẽ thường có đặc điểm: Có tính chất nhân loại chung cho tất cả loài người,
riêng cho từng cộng đồng, có tính tập đoàn người, ít nhất là chung của hai người:
Người nói (người tạo lập văn bản) - người nghe (người tiếp nhận văn bản), ảnh
hưởng của hệ thống "Lôgic xã hội đời thường" tới việc tạo câu trong hoạt động
giao tiếp. Đó là sự tác động của tám loại lý lẽ:
- Lý lẽ cho sự kiện là có sẵn.
- Lý lẽ khách quan và lý lẽ nội tại.
- Lý lẽ chung - điểm then chốt cho sáng tạo từ và thi pháp.
- Lý lẽ chung cho lập luận.
- Một số kiểu lý lẽ để "thuyết phục".
- Lý lẽ chung về hành vi con người.
- Tục ngữ: Kho tàng lý lẽ chung.

Giáo viên hướng dẫn

23


Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

Tìm hiểu tác động của lý lẽ chung đến việc tạo câu phân loại theo mục đích
nói là tìm hiểu cơ sở mà lẽ thường tạo ra trong phát ngôn, giúp phát ngôn phù
hợp với quy luật nhận thức, đạt được mục đích giao tiếp.
Trong khi giao tiếp, để người nghe có thể hiểu được câu nói của mình, người
phát ngôn có thể lấy thuộc tính tất yếu của hiện tượng này để chứng minh rằng
một hiện tượng khác cũng có thuộc tính ấy, cách lập luận này phản ánh lôgic xã
hội đời thường của chúng ta.
Ví dụ: Người ta có thể lấy thuộc tính bộ phận làm lý lẽ cho thuộc tính quyết
định: "Nam cần cù và thông minh nên Nam học rất giỏi". Dựa vào thuộc tính của
con người nói chung là "cần cù và thông minh", người nói muốn người nghe hiểu
kết luận của mình về Nam: "học rất giỏi".
Như vậy, việc sử dụng lý lẽ như là một sự đương nhiên, một quy luật sẽ giúp
người nói bộc lộ một cách ngắn gọn, sâu sắc những điều muốn nói và người nghe
sẽ hiểu được nội dung người nói thông báo.
3.1.3. Nghĩa hàm ẩn trong câu.
3.1.3.1. Định nghĩa.
Nghĩa hàm ẩn là nghĩa không lộ ra ngay trên bề mặt câu chữ mà nó được
suy ra từ nghĩa tường minh bởi một căn cứ nào đó. Căn cứ đó là tình huống khác
nhau, cách thức sử dụng mẫu câu , từ ngữ và các quy tắc suy nghĩ hợp lôgic.
Ví dụ:- Hôm nay, trời mưa to.
Phát ngôn này có thể suy ra các nghĩa hàm ẩn sau:
+ Ngày hôm qua, trời không mưa hoặc mưa nhỏ.

+ Lúa ngoài đồng ngập úng.
+ Nam không đến trường.
+ Hôm nay, mẹ không đi chợ.
+ Cả nhà ăn cá khô.
Như vậy, ta thấy trong một phát ngôn người nghe có thể suy ra nhiều nghĩa
hàm ẩn khác nhau. Người ta không thể công thức hoá và không có tính quy ước
nên cần phải hạn định chúng thì mới nghiên cứu được.

Giáo viên hướng dẫn

24

Nguyễn Thị Thức


Luận văn tốt nghiệp

Đào Thị Hưởng

3.1.3.2. Phân loại.
Nhà ngôn ngữ học Grice đã nghiên cứu và phân nghĩa hàm ẩn thành hai
loại: hàm ẩn tự nhiên và hàm ẩn không tự nhiên.
a- Nghĩa hàm ẩn tự nhiên là nghĩa hàm ẩn mà người nghe có thể suy ra một
cách vô tình ngẫu nhiên, tự nhiên trước một phát ngôn. Loại nghĩa hàm ẩn này
không nằm trong ý định của người truyền báo.
Ví dụ:- Hôm nay, lại ăn cá khô.
Từ phát ngôn này có thể suy ra các nghiã hàm ẩn sau:
+ Mấy hôm trước cũng ăn cá khô.
+ Ăn cá khô chán quá!


+ Hôm nay, trời mưa nên không đi chợ.
b- Nghĩa hàm ẩn không tự nhiên là loại nghĩa hàm ẩn nằm trong ý định
truyền báo của người nói cụ thể có hai điều kiện:
(1)- A có ý địnht hông qua B để làm C ở D.
(2)- A muốn điều kiện (1) được thực hiện đơn giản nhờ D hiểu ý định thông
báo của A.
A: người nói.
B: người phát ngôn.
C: kết quả (mục đích của A).
D: người nghe (tiếp nhận thông báo).
Như vậy, ta thấy rằng Grice đã nghiên cứu ý nghĩa hàm ẩn và phân loại
nghĩa hàm ẩn. Theo ý kiến của ông, điều kiện để một ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên trở
thành ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên là nó phải nằm trong ý định truyền báo của
người nói và cái ý định đó phải được người nghe nhận biết.

3.2. Cách sử dụng câu phân theo mục đích nói.
Theo Hoàng Trọng Phiến: việc phân chia câu theo mục đích nói nhằm biểu
thị sự phân biệt hình thức ngữ pháp và ý nghĩa tiềm tàng là vấn đề thuộc sự thực
hiện ngôn ngữ và các kiểu diễn đạt của người nói. Tính chất của việc phân loại
câu theo mục đích nói là mô tả nghĩa ngữ pháp của câu. Bất cứ một cấu trúc ngữ
25
Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Thị Thức


×