Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Giá trị biểu đạt của các từ ngữ sinh hoạt trong dế mèn phiêu lưu kí của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.36 KB, 44 trang )

Trờng Đại học S phạm Hà Nội 2
Khoa ngữ văn
======

Nông thị Hậu

Giá trị biểu đạt của các từ ngữ sinh
hoạt trong Dế mèn phiêu lu kí
của Tô Hoài
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Ngời hớng dẫn khoa học:
Th.s. GVC. đinh thị Lan

Hà nội - 2007


Lời cảm ơn
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, Tôi đà nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của tổ bộ môn Ngôn
ngữ khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội 2, đặc biệt là cô giáo
Th.S . GVC. Đinh Thị Lan cùng các thầy cô và các bạn sinh viên
trong khoa.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tổ bộ môn Ngôn
ngữ, đặc biệt là cô giáo Th.S . GVC. Đinh Thị Lan đà động viên,
chỉ bảo, hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khoá luận đúng thời
hạn quy định.
Lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, hơn nữa, thời gian nghiên
cứu hạn chế và trình độ của người viết có hạn nên khoá luận này
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong


nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô, bạn bè và những ai
quan tâm cho việc nghiên cứu đề tài Giá trị biểu đạt của các từ ngữ
sinh hoạt trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoàiđà nêu thêm
hoàn thiện.
Hà Nội, tháng 05 năm 2007
Người thực hiện

Nông Thị Hậu


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu
và hoàn thiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Th.S . GVC.
Đinh Thị Lan.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong khoá luận là hoàn
toàn trung thực và chưa được công bố trong công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 05 năm 2007
Người thực hiện

Nông Thị Hậu


Mục lục
Trang
Lời cảm ơn

1

Lời cam đoan


2

Mục lục

3
Phần một : Những vấn đề chung

4

1. Lí do chọn đề tài

5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

6

3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài

9

4. Phạm vi nghiên cứu

10

5. Đối tượng nghiên cứu

10


6. Phương pháp nghiên cứu

10

Phần 2: Nội dung

11

Chương 1: cở sở lý luận

11

1. Khái quát về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày

11

2. Khái quát về ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng

12

ngày
3. Khái quát về các từ ngữ sinh hoạt

13

3.1. Thế nào là từ ngữ sinh hoạt

13

3.2. Các loại từ ngữ sinh hoạt


13

Chương 2: Giá trị biểu đạt của các từ ngữ sinh hoạt trong Dế Mèn

21

phiêu lưu kí của Tô Hoài
A. Tình hình khảo sát thống kê

21

B. Giá trị biểu đạt của các từ ngữ sinh hoạt trong Dế Mèn phiêu lưu

22

kí của Tô Hoài
1. Giá trị biểu đạt của các từ khẩu ngữ trong tác phẩm

22

2. Giá trị biểu đạt của các từ địa phương trong tác phẩm

26

3. Giá trị biểu đạt của các quán ngữ, uyển ngữ trong tác phẩm

29



4. Giá trị biểu đạt của tiếng lóng, biệt ngữ trong tác phẩm

32

5. Giá trị biểu đạt của lối nói chêm xen, trùng lặp, tách đôi, iếc hoá

33

6. Giá trị biểu đạt của lối so sánh ví von, dẫn thành ngữ, tục ngữ, ca dao

36

Kết luận chung

41

Tài liệu tham khảo

43


Phần một
Những vấn đề chung
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nếu như âm nhạc lấy nhạc điệu làm chất liệu, hội hoạ lấy đường nét và
màu sắc làm phương tiện diễn đạt ý tưởng thì văn chương lại phản ánh cuộc sống
bằng các hình tượng văn học. Và chất liệu để xây dựng nên hình tượng chính là
ngôn ngữ.
Thành công của một tác phẩm văn chương được biểu hiện trước hết ở việc
ngôn ngữ trong tác phẩm đó có đạt đến mức chính xác và chuẩn mực hay không.

Tuy nhiên, cũng không nên cứng nhắc, chỉ công nhận những từ ngữ đà được chuẩn
hoá trong hệ thống từ vựng tiếng việt mà còn cần phải chú ý đến chuẩn phong cách.
Bởi đó mới chính là yếu tố tạo nên nét độc đáo của tác phẩm này so với những tác
phẩm khác, cũng như của ngôn ngữ văn học so với ngôn ngữ của các thể loại văn
bản còn lại.
Thực tế văn học cho thấy: Hầu hết các tác phẩm văn chương đều ít nhiều
mang dấu ấn của các từ ngữ sinh hoạt. Trong một số trường hợp, sự góp mặt của các
từ ngữ sinh hoạt này còn là yếu tố quyết định đến giá trị độc đáo của tác phẩm và
phong cách sáng tác của nhà văn. Bởi thế, việc nghiên cứu những vấn đề về từ ngữ
sinh hoạt trong các tác phẩm văn học là một việc làm cần thiết, hữu dụng.
1.2. Dế Mèn phiêu lưu kí được xem là một đặc phẩm của đời văn Tô Hoài.
Tiểu thuyết đồng thoại đặc sắc này thể hiện rất rõ tài năng quan sát tinh tế, óc nhận
xét sắc sảo, hóm hỉnh và tình yêu sự sống của Tô Hoài. Đọc Dế Mèn phiêu lưu kí,
ta bắt gặp những chi tiết, những hình ảnh, những cuộc thoại rất lôi cuốn và vô cùng
sinh động. Điều đó có được cũng là bởi nhà văn đà khéo léo và linh hoạt khi sử dụng
một số lượng rất lớn các từ ngữ sinh hoạt trong tác phẩm của mình.
Tuy nhiên, điểm qua lịch sử nghiên cứu văn học, hầu hết các nhà nghiên cứu
đều hoặc là chưa có sự quan tâm thấu đáo, hoặc đà dành thời gian và tâm sức nghiên
cứu Dế Mèn phiêu lưu kí nhưng lại chỉ chủ yếu tập trung ở mặt đề tài, loại thể.


Vì vậy, việc khảo sát, nghiên cứu các từ ngữ sinh hoạt trong Dế Mèn phiêu
lưu kí của Tô Hoài vẫn là một vấn đề bỏ ngỏ cần được khai thác, nhằm giúp ta có
cái nhìn sâu sắc , toàn diện và có thái độ trân trọng đúng mực đối với tác phẩm Dế
Mèn phiêu lưu kí và tác giả của nó Tô Hoài.
1.3. Mặt khác, trong chương trình Ngữ văn THPT, tác phẩm Dế Mèn phiêu
lưu kí được đưa vào giảng dạy trong chương trình chính khoá dưới dạng đoạn trích
và được coi là một tác phẩm lớn, có giá trị độc đáo. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm
hiểu đề tài Giá trị biểu đạt của các từ ngữ sinh hoạt trong Dế Mèn phiêu lưu kí
của Tô Hoài sẽ góp phần giúp chúng tôi cảm thụ và giảng dạy tốt hơn kiệt tác văn

chương đồng thoại này.
Những lý do trên cộng với lòng yêu mến, say mê Dế Mèn phiêu lưu kí đÃ
hướng chúng tôi lựa chọn đề tài Giá trị biểu đạt của các từ ngữ sinh hoạt trong Dế
Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài cho khoá luận tốt nghiệp ĐH của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Hơn nửa thế kỷ qua, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày nói
chung và hệ thống các từ ngữ sinh hoạt nói riêng đà được một số nhà ngôn ngữ học
tìm hiểu, nghiên cứu. Điều đó chứng tỏ đây không còn là mảnh đất lạ đối với
những ai quan tâm đến ngôn ngữ dân tộc. Song, hầu hết các công trình nghiên cứu
đều mới chỉ khai thác ở khía cạnh này hay khác, mang tính đơn lẻ chứ chưa có cái
nhìn tổng quát và có cách phân tách hệ thống, khoa học về vấn đề vừa nêu.
Sau đây, chúng tôi sẽ điểm qua một vài ý kiến xung quanh vấn đề các từ ngữ
sinh hoạt thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.
2.1.1. Trong cuốn: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ của
UB KHXH Việt Nam có các bài viết:
- Bài: Thử bàn về quan niệm xác định đơn vị thành ngữ trong tiếng Việt.
Trước hết, tác giả Nguyễn Xuân Hoà nêu lên những quan niệm về cụm từ cố
định. Trên cơ sở đó, ông đưa ra những đặc trưng của thành ngữ :
+ Thành ngữ là những cụm từ cố định có đặc điểm chung là cố định về thành
phần từ vị và về cấu trúc.


+ Thành ngữ có tính tái hiện dưới dạng làm sẵn khi sử dụng trong lời
nói.
+ Thành ngữ là những cụm từ cố định có quan hệ ngữ nghĩa hai chiều
giữa các thành tố làm thành tính hình tượng.
- Bài : Các lớp từ địa phương và chức năng của chúng trong ngôn ngữ văn
hoá tiếng Việt của tác giả Nguyễn Quang Hồng là một bài viết tương đối chi tiết về
các từ địa phương và chức năng của chúng. Theo ông: Từ địa phương là những đơn
vị và dạng thức từ ngữ của một ngôn ngữ dân tộc mà phạm vi tồn tại và sử dụng tự

nhiên nhất của chúng chỉ hạn chế trong một vài vùng địa phương nhất định.
ở phần một bài viết, tác giả đề cập đến hai hướng phân chia của các lớp từ địa
phương:
+ Những con đường hình thành các từ địa phương.
+ Quan hệ đối sách giữa chúng với những đơn vị hoặc dạng thức từ
ngữ tương đương vốn được sử dụng phổ biến hơn trong ngôn ngữ văn hoá (hoặc
trong một phương ngữ khác).
ở phần hai bài viết, tác giả trình bày chức năng của các phương ngữ. Bao
gồm:
+ Chức năng định danh.
+ Chức năng biểu niệm.
+ Chức năng chuyển chú.
+ Chức năng mỹ cảm.
+ Chức năng biểu hiện.
2.1.2. Trong Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 2/ 1998 có bài : Tiếng lóng
trong giao thông vận tải của tác giả Chu Thị Thanh Tâm. Sau quá trình tập hợp
những định nghĩa từ các từ điển giải thích, tác giả rút ra mấy ý về định nghĩa tiếng
lóng:
+ Là từ ngữ thông tục.
+ Không mang tính truyền thống.
+ Là cách nói tỉnh lược.
+ Là thứ ngôn ngữ dùng để trêu đùa, vui vẻ hoặc bí mật.


+ Là cách nói thô, tự do, tự nhiên của người bình dân.
+ Thường gây ấn tượng bởi tính ẩn dụ cao, vần vè dễ nhớ.
+ Không phải ngôn ngữ chuẩn mực nhưng chấp nhận được trong hành
văn không sang trọng.
2.1.3. Bài: Quán ngữ tiếng Việt của Nguyễn Thị Thìn đăng trên Tạp chí
Ngôn ngữ số 9/ 2000 có đưa ra khái niệm quán ngữ và một số ví dụ tiêu biểu để

chứng minh.
2.1.4. Bài: Đặc điểm của từ vựng khẩu ngữ và cách xử lý chúng trong từ
điển tiếng Việt cỡ lớn của Nguyễn Thị Thanh Nga đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ
số 11/ 2003 đà đưa ra:
- Khái niệm phong cách khẩu ngữ (Phong cách sinh hoạt hàng ngày).
- Đặc điểm của từ vựng khẩu ngữ. Bao gồm:
+ Giá trị biểu cảm cao.
+ Tính ẩn dụ cụ thể có thể cảm nhận được bằng trực giác.
+ Tính đa dạng của các biến thể.
+ Trong từ vựng khẩu ngữ có thành phần nghĩa đánh giá.
2.1.5. Đặc biệt, cuốn Phong cách học tiếng Việt do Đinh Trọng Lạc (chủ
biên), Nxb Giáo dục 2002 (tái bản) đà trình bày rất khoa học và dễ hiểu về vấn đề
đang bàn. Chúng tôi sẽ chủ yếu dựa vào quan điểm nghiên cứu trong cuốn sách này
làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.
2.2. Không lôi cuốn ta ở những mảng sống bạo liệt hay những nhân vật tầm
vóc thổi bùng lên những biến động lớn lao, tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô
Hoài nhẹ nhàng đi vào lòng người như chính nhịp thở của cuộc sống thường nhật.
Chủ đề và tư tưởng của tác phẩm được bật lên nhờ một tần số rất lớn các từ ngữ sinh
hoạt hiện diện trong tác phẩm. Say mê Dế Mèn phiêu lưu kí, người đọc chú ý đến
một số bài viết xung quanh kiệt tác tiểu thuyết đồng thoại cho thiếu nhi này, như:
- Bài: Cách xưng gọi trongDế Mèn phiêu lưu kí của Tạ Văn Thông đăng
trên Tạp chí Ngôn ngữ số 16 / 2001.
- Bài: Tô Hoài và thể hồi kí của tác giả Vương Trí Nhàn đăng trên Tạp chí
Văn học số 8 / 2002.


- Bài: Dế Mèn phiêu lưu kí của tác giả Nguyễn Lộc, Đỗ Quang Lưu in
trong Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, 2003.
- Bài: Dế Mèn phiêu lưu kí của tác giả Trần Đăng Suyền in trong Tô Hoài
về tác gia và tác phẩm, Nxb giáo dục, 2003.

- Bài: Dế Mèn phiêu lưu kí ở Liên Xô của tác giả G.Gôlônép in trong Tô
Hoài về tác gia và tác phẩm, Nxb giáo dục, 2003.
Tiếp thu kết quả nghiên cứu của những người đi trước, đồng thời thấy giá trị
biểu đạt của các từ ngữ sinh hoạt trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài là một
đề tài hấp dẫn, thuộc phạm vi nghiên cứu của phong cách học nên chúng tôi mạnh
dạn lựa chọn đề tài này cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
Trong khoá luận, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày ý kiến của mình về giá trị
tiêu biểu đạt của các từ ngữ sinh hoạt trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài một
cách có hệ thống, khoa học. Qua đó thấy được nét độc đáo của tác phẩm và phong
cách sáng tác riêng của nhà văn.
3. Nhiệm vụ mục đích nghiên cứu của đề tài
3.1. Nhiệm vụ
Thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định những nhiệm vụ cụ thể như sau:
3.1.1. Tập hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng
cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu đề tài.
3.1.2. Khảo sát, thống kê, phân loại các từ ngữ sinh hoạt trong tác phẩm Dế
Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài.
3.1.3. Phân tích, xem xét chức năng và hiệu quả sử dụng của các từ ngữ sinh
hoạt thông qua các ngữ liệu. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
3.2. Mục đích
3.2.1. Củng cố và vận dụng những kiến thức về ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ
dụng, phong cách học ®Ĩ nghiªn cøu mét vÊn ®Ị cơ thĨ cđa tiÕng Việt.
3.2.2. Tập dượt, làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học thuộc
chuyên ngành ngôn ngữ.
3.2.3 Thông qua việc tìm hiểu tương đối đầy đủ về giá trị biểu đạt của các từ
ngữ sinh hoạt trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, chúng tôi nhằm


mục đích trang bị hành trang kiến thức về từ ngữ sinh hoạt và hiệu quả sử dụng của
nó trong văn chương để phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy tiếngViệt của các giáo

viên Ngữ văn sau này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Lựa chọn đề tài này, chúng tôi xác định: Đây là một vấn đề tương đối rộng
lớn và khá phức tạp. Do đó, chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu trong phạm vi tác phẩm
Dế Mèn phiêu lưu kí một tiểu thuyết đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là: Giá trị biểu đạt của các từ ngữ sinh
hoạt trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để xử lí đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp thống kê
Sử dụng để nhận diện và tập hợp các từ ngữ sinh hoạt trong tác phẩm Dế
Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài.
6.2. Phương pháp phân loại
Sử dụng để tách các ngữ liệu thống kê thành những tiểu loại cụ thể dựa trên
những tiêu chí đà được xác định.
6.3. Phương pháp miêu tả
Sử dụng khi cần tái hiện những ngữ liệu tiêu biểu có sử dụng từ ngữ sinh hoạt
được dẫn ra từ tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài.
6.4. Phương pháp phân tích
Sử dụng khi xem xét chức năng, giá trị biểu đạt của các từ ngữ sinh hoạt
trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài.
6.5. Phương pháp tổng hợp
Sử dụng để xác định hiệu quả của việc sử dụng các từ ngữ sinh hoạt trong tác
phẩm. Từ đó rút ra những nhận xét, kết luận cần thiÕt.


Phần hai

Nội dung

Chương một : Cơ sở lý luận
Chúng tôi lựa chọn những lý luận sau làm cơ sở thực hiện đề tài khoá luận
của mình:
1. Khái quát về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày
1.1. Định nghĩa phong cách sinh hoạt hàng ngày
Phong cách sinh hoạt hàng ngày (hay còn có tên gọi khác là phong cách
hội thoại, phong cách khẩu ngữ) là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp phát ngôn
(văn bản), trong đó thể hiện “vai” cđa ng­êi tham gia giao tiÕp trong sinh ho¹t hàng
ngày( Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Phong cách học tiếng Việt, Nxb GD, 2002, tr.
122).
1.2. Đặc trưng của phong cách sinh hoạt hàng ngày
1.2.1. Tính cá thể
Tính cá thể của phong cách sinh hoạt hàng ngày thể hiện ở vẻ riêng của ngôn
ngữ mỗi người khi trao đổi, chuyện trò, tâm sự với người khác.
Chẳng hạn : Có người nói tõ tèn, khoan thai nh­ng còng cã ng­êi nãi hÊp
tÊp, đại khái. Có người nói nghiêm túc, chính xác nhưng cũng có người thích cợt
nhả, chế giễu. Có người nói thẳng thắn hai năm rõ mười nhưng cũng có người
thích nói tế nhị, bóng bẩy
1.2.2. Tính cá thể
Đây được xem là đặc điểm nổi bật nhất của phong cách sinh hoạt hàng ngày.
Phong cách sinh hoạt hàng ngày tránh lèi nãi trõu t­ỵng, chung chung, thÝch
lèi nãi cơ thĨ, nổi bật làm cho sự vật không phải chỉ được gọi tên mà còn được hiện
lên với những hình ảnh, âm thanh rõ rệt. Tính cụ thể đà làm cho sự giao tiếp trong
sinh hoạt hàng ngày trở nên dễ dàng, nhanh chóng, ngay trong trường hợp phải đề
cập đến những vấn đề trừu tượng (Sđd, tr. 128).
1.2.3. Tính cảm xóc


Phong cách sinh hoạt hàng ngày được sử dụng trong ®êi sèng thùc v« cïng
sinh ®éng, cơ thĨ, nh»m trun đạt những tư tưởng , tình cảm hết sức phong phú, đa

dạng của con người. Vì vậy, lời nói trong phong cách sinh hoạt hàng ngày cũng
mang đến tính cảm xúc tự nhiên Chính ngôn ngữ trong phong cách hội thoại
phong phú, đa dạng, nhiều tính chất tu từ là cái nguồn vô tận đà tạo nên một nền văn
học đẹp đẽ (Sđd, tr. 129).
2. Khái quát về ngôn ngữ trong phong cách sinh hoạt hàng ngày
2.1. chức năng của ngôn ngữ sinh hoạt trong phong cách sinh hoạt hàng ngày
Cần xác định rõ chức năng của ngôn ngữ được hiện thực hoá trong phong
cách sinh hoạt hàng ngày. Đó là:
+ chức năng giao tiếp lý trí.
+ Chức năng cảm xúc.
+ Chức năng tạo tiếp (biểu hiện sự chú ý cđa ng­êi nãi ®Õn sù hiƯn diƯn
cđa ng­êi thø hai).
Ví dụ: Câu chuyện tâm sự giữa đôi bạn thân.
- Cái Nhím xinh lắm, mày ạ. Bố nó không cho nó đi đội thuỷ lợi đâu.
- Tại sao thế nhỉ?
- Biết đâu đấy. Con chim đẹp người ta muốn nhốt vào lồng thì sao.
Ta có thể dễ dàng nhận thấy đây là đoạn thoại thuộc phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt hàng ngày bởi các từ ngữ sinh hoạt được xuất hiện với tần số rất lớn.
Dùng tiểu từ tình thái ạ biểu thị thái độ người nói: mày ạ (bày tỏ sự thân
mật). Dùng đại từ chỉ định đấy làm tiểu từ tình thái trong câu nghi vấn phủ định:
biết đâu đấy (nhấn mạnh sự phủ định). Dùng tiểu từ nhỉ để tạo dạng cho câu
nghi vấn: Tại sao thế nhỉ (bày tỏ sự thân mật). Dùng tiểu từ đâu biểu thị thái độ
người nói: Bố nó không cho nó đi đội thuỷ đâu ( bày tỏ sự phân trần, giải thích).
Dùng danh từ chỉ loại cái: cái Nhím (chỉ người con gái một cách thân mật, gần
gũi). Dùng ẩn dụ tư từ trong câu nghi vấn khẳng định: Con chim đẹp người ta
muốn nhốt vào lồng thì sao (bày tỏ sự châm biếm, hài hước).
2.2. Đặc điểm của ngôn ngữ trong phong cách sinh hoạt hàng ngày
2.2.1. Về mặt ngữ âm



Trong phong cách sinh hoạt hàng ngày, khi nói năng, người ta phát âm thoải
mái theo một tập quán phát âm địa phương với sự thể hiện không theo chuẩn mực
chung của các phụ âm đầu, phụ âm cuối và các thanh điệu.
2.2.2. Về mặt từ ngữ.
Đặc điểm nổi bật về mặt từ ngữ là phong cách sinh hoạt hàng ngày rất ưa
dùng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và màu sắc cảm xúc.
2.2.3. Về mặt cú pháp
Phong cách sinh hoạt hàng ngày hay dùng những câu ngắn, câu rút gọn
không đầy đủ thành phần; dùng đan xen các kiểu câu: câu hỏi, câu cảm thán, câu
trực tiếp, câu đưa đẩy
2.2.4. Về mặt tu từ
Phong cách sinh hoạt hàng ngày hay dùng lối ví von, so sánh để lời nói có
hình ảnh.
3. Khái quát về từ ngữ sinh hoạt
3.1. Thế nào là từ ngữ sinh hoạt
Từ ngữ sinh hoạt là những từ ngữ được dùng trong hoạt động giao tiếp hàng
ngày. Nó mang tính cá thể, cụ thể, cảm xúc và thường được dùng trong bối cảnh
giao tiếp không mang tính nghi thức.
3.2. Các loại từ ngữ sinh hoạt
3.2.1. Từ khẩu ngữ
a. Khái niệm
Từ khẩu ngữ được hiểu là từ ngữ thông thường, được dùng trong giao tiếp
hàng ngày (sử dụng trong lời ăn tiếng nói thường nhật), thuộc quan hệ giao tiếp cá
nhân, thân mật, trong bối cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức.
b. Đặc điểm, chức năng cơ bản
- Từ khẩu ngữ có giá trị biểu cảm cao. Các từ khẩu ngữ giàu tính cảm xúc mà
cảm xúc thường gắn với cá nhân nên tính chất chủ quan và cường điệu, biểu cảm là
đặc điểm đầu tiên và nổi bật nhất của từ khẩu ngữ.
Ví dụ : ái chà! Làm gì mà cấu tao đau thế?
- Các từ khẩu ngữ có tính ẩn dụ cụ thể có thể cảm nhận được bằng trực gi¸c.



VÝ dơ : Bơng d¹, chÊm mót, lo sèt vã, mới cứng, to đùng, ngà ngửa người ra,
thêm dấm ớt, lăn cu đơ
- Các từ khẩu ngữ mang tính đa dạng về các biến thể. Các từ khẩu ngữ do
được phát âm thoải mái không theo chuẩn mực nên có rất nhiều biến thể. Chính tính
đa dạng về các biến thể này khiến các từ khẩu ngữ có tác dụng làm tăng sự phong
phú vốn từ, tránh sự nhàm chán,đơn ®iƯu trong giao tiÕp.
VÝ dơ : “chÕt”  toi, hÐo, nghẻo, ra ma, chết thẳng cẳng, chết mất ngáp,
chết toi, chết quay đơ
Từ khẩu ngữ có chứa thành phần nghĩa đánh giá. Đây thực chất là hệ quả từ
tính biểu cảm của từ khẩu ngữ. Các từ khẩu ngữ do mang tính chủ quan cá nhân nên
tất yếu bao gồm sự đánh giá, nhận xét, cách nhìn nhận riêng của từng chủ thể.
Ví dụ: Người đâu mà lắm mồm thế không biết ( Thái độ coi thường, bực tức
của chủ thể lời nói với đối tượng được nói đến).
3.2.2. Từ địa phương
a. Khái niệm
Từ địa phương là những đơn vị và dạng thức từ ngữ của một ngôn ngữ dân tộc
mà phạm vi tồn tại và sử dụng tự nhiên nhất của chúng chỉ hạn chế trong một vùng
địa phương nhất định.
b. Đặc điểm cơ bản
Có thể khẳng định ngay đặc điểm nổi bật nhất của từ địa phương là tính quy
phạm về phạm vi tồn tại và sử dụng (hạn chế trong địa phương nhất định). Ngoài ra,
từ địa phương còn mang giá trị biểu cảm và biểu hiện rất cao.
c. Chức năng cơ bản
- Chức năng định danh.
- Chức năng biểu niệm.
- Chức năng chuyển chú (vẫn được gọi là chức năng siêu ngữ).
- Chức năng mỹ cảm.
- Chức năng biểu hiện.

3.2.3. Quán ngữ, uyển ngữ
3.2.3.1. Quán ngữ


a. Khái niệm
Quán ngữ là tổ hợp từ cố định đà dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ
nghĩa của các yếu tố hợp thành(Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2006, tr. 801).
Ví dụ: Lên lớp, lên mặt, lên tiếng
b. Đặc điểm cơ bản
- Được cấu tạo từ hai hay nhiều từ.
- Tính cố định (tương đối) về mặt nghĩa và về cấu trúc.
- Có chức năng tạo câu.
- Tính đa loại, đa cộng dụng.
c. Chức năng cơ bản
- Chức năng nghĩa học
Chẳng hạn: Ba xây ba chống, hai tốt, ba đảm đang, ba sôi hai lạnh, bằng
được, phải lòng
Ví dụ: Cô Đính: - Buồn cười quá chị ơi! con mụ Lợi nó vá áo cho thằng
lang Rận.
Bà Cựu: - Thế thì dễ thương anh chị phải lòng nhau rồi.
(Nam Cao, Tuyển tập Nam Cao, tập 1, tr. 265).
Ngoài nghĩa tạo câu (làm vị ngữ biểu thị nội dung mệnh đề của câu), quán
ngữ phải lòng còn thực hiện chức năng nghĩa học: Biểu thị trạng thái tâm lý, tình
cảm của con người trong quan hệ nam- nữ (yêu ai đó hoặc yêu nhau một cách không
chủ định, khó lòng cưỡng nổi, ở mức độ say mê).
- Chức năng dụng học
Chẳng hạn: Nói bỏ ngoài tai, của đáng tội, công bằng mà nói, chả trách (gì),
xem chõng, cã lÏ nµo, may ra, ch­a biÕt chõng…
VÝ dơ:
“ThÕ này nhé, sang phố Hàng Cân, số nhà gặp ông Thắc, bảo Xuân ở LÃn

Ông mách, người nhà mới có thể mua được. May ra học sẽ bán cho.
(Nguyễn Thị Ngọc Tú, ảo ảnh trắng, tr. 191).


Ngoài chức năng tạo câu (làm thành phần phụ tình thái của câu, đứng trước
biểu thức ngôn từ để biểu thị nội dung mệnh đề), quán ngữ may ra còn có chức
năng dụng học: là yếu tố chuyên dùng để biểu lộ trạng thái tâm lý, sự đánh giá chủ
quan của người nói đối với sự tình xảy ra trong câu (họ sẽ bán cho).
- Chức năng liên kết văn bản
Chẳng hạn: Nhìn chung, trong khi đó, mặt khác, hơn nữa, nói tóm lại, nói
cách khác
Ví dụ :
Đọc truyện tức là bước vào thế giới nghệ thuật đồng hành cùng người kể, từ
chặng này đến chặng khác, mỗi chặng lại mở ra một chân trời mới, một không gian
mới, vận động cùng một hướng sao cho khoảng cách giữa người kể và người đọc rút
ngắn dần đến chỗ chập lại từng phần hay toàn bộ truyện kể. Nói cách khác, đó là sự
đồng sáng tạo và đồng tháo gỡ một chuỗi hàm ngôn liên tục trong truyện.
(Nguyễn Thái Hoà, Những vấn đề thi pháp của truyện, tr. 101).
Ngoài chức năng tạo câu: làm thành phần phụ chuyển tiếp của câu (còn gọi là
liên ngữ) thường đứng đầu câu, quán ngữ nói cách khác( khi làm thành phần phụ
chuyển tiếp) có tác dụng xác định vị trí và quan hệ của phát ngôn chứa nó trong
chuỗi phát ngôn.
- Quán ngữ đa chức năng
Chẳng hạn: biết tay, chí phải, lấy được, biết đâu, biết đâu đấy, hết ý
Ví dụ:
Điên người, lộn ruột lên, bà Phó Đoan đà gọi ngay người vú giá ra mắng
cho một trận kịch liệt, thì vú già cổ hủ và bảo thủ ấy cứ lầu nhầu:
- Biết đâu đấy ! gọi là sân quần thì ai chả tưởng để phơi quần!.
(Vũ Trọng Phọng, Số đỏ, tr. 174).
Trong ví dụ trên, quán ngữ biết đâu đấy đồng thời thực hiện các chức năng:

+ Chức năng nghĩa học (chứa nội nội thông báo : Tôi không biết như thế).
+ Chức năng dụng học (dùng để thực hiện hành vi chống chế).
+ Giá trị liên kết hội thoại: đóng vai trò như một tham thoại hồi đáp (đáp lại
thái độ bực tức, mắng té tát của bà Phó Đoan).


3.2.3.2. Uyển ngữ
a. Khái niệm
Uyển ngữ là phương thức nói nhẹ đi, thay cho lối nói có thể bị coi là sỗ sàng,
làm xúc phạm, làm khó chịu ( Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2006).
Ví dụ : Nói qua đời thay cho chết là dùng uyển ngữ.
b. Đặc điểm, chức năng cơ bản
Đặc điểm lớn nhất của uyển ngữ là tính giảm nhẹ về sắc thái biểu cảm, biểu
thái. Đây cũng là đặc điển quy định chức năng chính của quán ngữ ; tránh được sự
sỗ sàng, làm xúc phạm, làm khó chịu đối với người nghe hoặc sự vật hiện tượng
được đề cập.
Ví dụ:
Nguyễn Khuyến dùng cụm từ thôi đà thôi rồi nhằm giảm đi nỗi đau mất bạn:
Bác Dương thôi đà thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
3.2.4. Tiếng lóng, biệt ngữ
a. Khái niệm
Tiếng lóng, biệt ngữ là cách nói những từ ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc
một nhóm người nào đó, nhằm chỉ để cho trong nội bộ hiểu được với nhau mà thôi
(Sđd, tr 987).
b. Đặc điểm cơ bản
- Là từ ngữ thông tục.
- Không mang tính truyền thống.
- Là cách nói tỉnh lược.

- Phạm vi tồn tại và sử dụng hạn hẹp.
- Là thứ ngôn ngữ dùng để trêu đùa, vui vẻ hoặc bí mật.
- Là cách nói thô, tự do, tự nhiên của người bình dân.
- Thường gây ấn tượng bởi tính ẩn dụ cao, vần vè dễ nhớ.
- Không phải ngôn ngữ chuẩn mực những chấp nhận được trong hành
văn không sang trọng.


c. Chức năng cơ bản
Tiếng lóng, biệt ngữ tỏ ra đặc biệt đắc dụng trong giao tiếp thân mật, trêu đùa
vui vẻ hoặc muốn biểu thị một điều bí mật bëi tÝnh quy ph¹m (chØ trong néi bé h¹n
hĐp) cđa nó. Ngoài ra, nó còn thực hiện chức năng tạo câu, chức năng biểu cảm, mỹ
cảm trong ngôn ngữ của tác phẩm văn chương.
3.2.5. Lối nói chêm xem, trùng lặp, tách đôi, iếc hoá
a. Khái niệm
- Chêm xen: Nói thêm, xen vào làm cho câu nói thêm chặt chẽ về hình thức
và nội dung hoặc biểu thị thái độ, cảm xúc nhất định.
Ví dụ: Bác Hồ - vị cha già dân tộc thương yêu dân như con.
- Trùng lặp: Nói lặp đi lặp lại một từ hoặc một câu nói nào đó nhằm nhấn
mạnh một điều gì đó hoặc biểu thị dụng ý ngầm của tác giả.
Ví dụ:
Mình về mình cã nhí ta
Ta vỊ ta nhí nh÷ng hoa cïng ng­êi”
(Tè Hữu, Việt Bắc).
- Tách đôi: Làm cho câu, từ tách làm hai hoặc nhiều phần với dụng ý nhấn
mạnh hoặc tăng sắc thái biểu cảm của câu, đoạn, tác phẩm.
Ví dụ:

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giê nhí ai”

(ca dao)

- “IÕc” ho¸: Lèi nãi theo kiĨu kéo dài, thêm đuôi iếc cuối từ nhằm bộc lộ
thái ®é cđa chđ thĨ lêi nãi víi ng­êi nghe hc sự vật hiện tượng được nói đến trong
câu.
Ví dụ: - Hôm nay sao về muộn thế! Làm tôi nóng cả ruột.
- Có việc gì thế hả?
- Thì u hẵng vào trong nhà đà nào, u hẵng vào ngôi lên giường
lên giếc chĩnh chiện cái đà nào.
(Kim Lân, Vợ nhặt).
b. Đặc điểm, chức năng cơ bản


Đây là lối nói mang tính cá nhân, cụ thể, giàu giá trị biểu cảm, biểu hiện,
biểu thái. Lối nói này sử dụng trong tác phẩm văn chương chủ yếu với dụng ý nhấn
mạnh hoặc biểu cảm ( sắc thái ý nghĩa, sắc thái tình cảm).
3.2.6. Lối nói so sánh ví von, dẫn thành ngữ, tục ngữ, ca dao
3.2.6.1. Lối so sánh ví von
a. Khái niệm
So sánh ví von là lối nói nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự
giống nhau hoặc sự hơn kém. Từ đó thấy bản chất của đối tượng cần tái hiện.
Ví dụ:

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
(Nguyễn Du Truyện Kiều).

b. Đặc điểm, chức năng cơ bản.

Biện pháp so sánh tu từ, ví von là hình thức biểu hiện đơn giản nhất của lời
nói. Dựa vào so sánh ví von, chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc và toàn diện hơn
về sự vật, sự việc. Lối nói này làm tăng thêm tính gợi hình và biểu cảm cho câu văn ,
câu thơ. Đồng thời, nó là biện pháp tu từ giúp ta bày tỏ lòng yêu ghét, khen chê, thái
độ khẳng định hoặc phủ định đối tượng được nói tới. Lối so sánh ví von được dùng
nhiều trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, phong cách chính luận,
phong cách nghệ thuật bởi chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm cùng với sự
cấu tạo đơn giản của nó.
3.2.6.2. Lối nói dẫn thành ngữ, tục ngữ, ca dao
a. Khái niệm
- Thành ngữ : Tập hợp những từ cố định đà quen dùng mà nghĩa thường
không giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.
Ví dụ: Hai sương một nắng, rán sành ra mỡ...
- Tục ngữ: Câu ngắn gọn, thường có vần điệu, là sự đúc kết những tri thức,
kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.
Ví dụ: Đói cho sạch rách cho thơm, gần mực thì đen gần đèn thì rạng


- Ca dao: Thơ ca truyền miệng dưới hình thức những câu hát không theo một
điệu nhất định.
Ví dụ :

Bao giờ cạn lạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.

b. Đặc điểm, chức năng cơ bản
+ Tính biểu trưng.
+ Tính dân tộc.
+ Tính hình tượng và tính cụ thĨ.
+ TÝnh biĨu th¸i.



Chương 2: Giá trị biểu đạt của các từ ngữ sinh hoạt trong
Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài.

A. Tình hình khảo sát thống kê

1. Kết quả khảo sát thống kê
Qua khảo sát thực tế cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài do Nxb Hội
nhà văn in năm 2005 (tái bản), chúng tôi nhận thấy tần số xuất hiện của từ ngữ sinh
hoạt trong tác phẩm là rất lớn (821 lần) với những sắc thái ý nghĩa phong phú, chia
làm nhiều tiểu loại khác nhau. Cụ thể như sau:
TT

Các loại từ ngữ sinh hoạt

Số lần xuất hiện

Tỉ lệ %

1

Từ khẩu ngữ

227 lần

27,6%

2


Từ địa phương

103 lần

12,5%

3

Quán ngữ , uyển ngữ

133 lần

16,2%

4

Tiếng lóng, biệt ngữ

39 lần

4,8%

5

Lối nói chêm xen, trùng lặp, tách đôi, iếc hoá.

151 lần

18,4%


6

Lối nói so sánh ví von, dẫn thành ngữ, tục ngữ, ca dao

168 lần

20,5%

7

Tổng số

821 lần

100%

2. Nhận xét
- Từ ngữ sinh hoạt là những từ ngữ khá đặc biệt trong tiếng Việt bởi sự phong
phú và đa dạng về sắc thái ý nghĩa cũng như phạm vi sử dụng của nó.
- Từ ngữ sinh hoạt thường dùng trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, không
mang tính nghi thức. Nhưng, do dụng ý sáng tạo nhất định mà mỗi nhà văn đưa các
từ ngữ sinh hoạt này vào trong tác phẩm văn chương của mình. Khi đi vào thế giới
văn chương, các từ ngữ sinh hoạt không hề mất đi đặc tính tự nhiên, thân mật, giàu
giá trị biểu cảm của nó. Ngược lại, chính nó làm tăng cá tính sáng tạo, sự phong phú
về ngôn từ của tác giả và góp phần tạo nên nét hấp dẫn, độc đáo cho tác phẩm văn
chương.
- Thông qua việc khảo sát các từ ngữ sinh hoạt trong Dế Mèn phiêu lưu kí
của Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy: Các từ ngữ sinh hoạt xuất hiện trong t¸c phÈm víi



tần số rất lớn (821 lần). Trong đó, loại nhiều nhất là các từ khẩu ngữ. Đi sâu vào
phân tích giá trị biểu đạt của các từ ngữ sinh hoạt trong tác phẩm Dế Mèn phiêu
lưu kí của Tô Hoài sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về giá trị cđa nã trong nhiƯm vơ
thĨ hiƯn chđ ®Ị, t­ t­ëng của tác phẩm văn chương nói riêng và trong việc hình
thành phong cách nghệ thuật của tác giả nói chung. Từ đó thấy được vị trí quan
trọng của các từ ngữ sinh hoạt trong ngôn ngữ dân tộc.
B. Giá trị biểu đạt của các từ ngữ sinh hoạt trong Dế Mèn
phiêu lưu kí của Tô Hoài

Căn cứ vào kết quả thống kê được, chúng tôi tiến hành phân tích giá trị biểu
đạt của các từ ngữ sinh hoạt trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài theo các tiểu
loại như sau:
1. Giá trị biểu đạt của các từ khẩu ngữ trong tác phẩm
Trong hoạt động giao tiếp thường nhật, các từ khẩu ngữ được xem là yếu tố
quan trọng trong nhu cầu giÃi bày tâm tư tình cảm, thái ®é, sù ®¸nh gi¸, nhËn xÐt ..
cđa chđ thĨ lêi nói đối với người nghe hoặc sự vật hiện tượng được đàm luận. Không
chỉ dừng lại ở phạm vi hoạt động giao tiếp hàng ngày, các từ khẩu ngữ bước vào thế
giới văn chương nghệ thuật như những đường nét đầy cá tính tạo nên sự độc đáo, tự
nhiên và riêng biệt cho những tác phẩm văn chương chứa chúng.
Ví dụ 1:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đà trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi
mẫm bóng. Những vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
(Dế Mèn phiêu lưu kí, Nxb Hội nhà văn, 2005 (tb), tr. 10).
Sau khi được mẹ cho ra ở riêng, Dế Mèn học cách sống tự lo cho bản thân
mình và chẳng mấy chốc đà trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Một
loạt các từ khẩu ngữ được Tô Hoài huy động để miêu tả sự thay đổi về ngoại hình
của Mèn.
Dùng kiểu từ tính thái lắm (mức độ đánh giá là cao) biểu thị sự thay đổi
nhanh chóng về mặt tâm sinh lý của nhân vật Dế Mèn: chóng lớn lắm (thể hiện sự

thân mật, tự nhiên). Đồng thời, từ khẩu ngữ lắm còn bao hàm thái độ, sự đánh giá


của tác giả về nhân vật (một chú dế chóng lớn, đầy sức sống, không còi cọc). Khẩu
từ chẳng bao lâu được dùng như một cụm từ cố định biểu thị quÃng thời gian
ngắn, mức độ trôi chảy nhanh chóng.
Dùng các tính từ: mẫm bóng, nhọn hoắt miêu tả hình dáng, dáng vẻ
nhân vật một cách cụ thể, sinh động.
+ Mẫm: Béo tròn, đầy đặn (Sđd, tr. 621).
+ Bóng: Có bề mặt nhẵn đến mức phản chiếu được ánh sáng, gần như mặt
gương (Sđd, tr. 75).
Mẫm bóng: Ngôn từ biểu thị sự béo mập đến mức thân hình căng tròn,

da dẻ bóng lộn có thể soi gương được của Dế Mèn.
+ Nhọn: có phần đầu nhỏ dần lại như hình mũi kim. Dễ dàng đâm thủng
vật khác (Sđd, tr. 722).
Nhọn hoắt: Ngôn từ biểu thị độ nhọn đến mức có thể cảm nhận được

bằng trực giác, gây cảm giác ghê sợ cho người đọc từ những móng vuốt của Dế
Mèn.
Như vậy, các từ khẩu ngữ xuất hiện trong ví dụ vừa nêu mang giá trị biểu
hiện (miêu tả nhân vật), biểu cảm (thể hiện thái độ, sự nhìn nhận, đánh giá của nhà
văn về nhân vật và của chính nhân vật về mình) rất cao. Nó tác động mạnh vào thị
giác độc giả, khiến ta nhận biết được: Đây không còn là một chú dế nhỏ nhắn, yếu
ớt bình thường mà đà thực sự biến thành chàng Dế Mèn lực sĩ, vô cùng gợi cảm, hấp
dẫn, đầy sức mạnh và nam tính. Đồng thời, nó biểu thị thái độ khẳng định, ngợi ca
của tác giả đối với nhân vật.
Ví dụ 2:
Chàng Dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. ái chà! Vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một
chút. Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao.


(Sđd, tr. 27).

Rời nhà không bao lâu, Dế Mèn bị bắt và trở thành trò đánh nhau mua vui
cho lũ trẻ. Đối thủ của Mèn là một tên dế hợm đời, được nịnh hót bằng chiến thắng
trong những cuộc chọi dế trước nên vô cùng huênh hoang, vẻ ta đây. Thoáng
nhìn thấy địch thủ, hắn bèn nhảy tót sang lồng của Dế Mèn. Động từ chỉ sự di
chuyển nhảy tót không chỉ biểu thị động tác nhảy một cách nhanh, gọn mà cßn


phần nào cho thấy sự hiếu chiến, hiếu thắng, kiêu căng của chàng dế vô danh - địch
thủ đầu đời của Dế Mèn.
Khẩu từ tình thái ái chà là tiếng thốt biểu lộ sự ngạc nhiên pha chút thích
thú của chđ thĨ lêi nãi (DÕ MÌn). Danh tõ chØ møc độ một chút trong trường hợp
này đóng vai trò biểu thị sự hơn kém trong tương quan so sánh hình thể của hai chú
dế. Từ khẩu ngữ một chút này cho thấy sự ngạc nhiên, thoải mái nhưng rất hợp lý
trong cách dùng từ của tác giả.
Phụ từ tình thái làm sao đặt ở cuối câu cảm thái : Nhưng hắn ngạo mạn
và xấc xược làm sao! biểu thị mức ®é cđa tÝnh tõ ®øng tr­íc nã : “Ng¹o m¹n”,
“xÊc xược.
Như vậy, ở ngữ liệu vừa dẫn, các từ khẩu ngữ xuất hiện với mật độ dày và
tham gia tích cực vào việc biểu hiện, biểu cảm, biểu thái cho ngôn ngữ trong tác
phẩm.
Ví dụ 3:
Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.
(Sđd, tr.18).
Thông thường, để biểu thị một sự vật đà mất khả năng sống, không còn biểu
hiện của sự sống, người ta dùng động từ chết. Tuy nhiên, trong từng hoàn cảnh cụ
thể, tuỳ vào dụng ý riêng mà mỗi người lại lựa chọn cho mình một cách diễn đạt hợp
lý hơn để thay thế từ gốc (nhưng vẫn giữ nguyên nét nghĩa chung của từ gốc

chết), chỉ khác ở sắc thái ý nghĩa biểu cảm mà thôi.
ở ví dụ vừa nêu, tác giả không dùng từ chết trong lời nói của Dế Mèn mà
sử dụng một động từ đồng nghĩa, ở mức độ mạnh hơn: chết toi (chết một cách
uổng phí, hàm ý coi khinh). Ngoài tác dụng thay thế nghĩa cho từ chết, từ khẩu
ngữ chết toi còn có tác dụng khu biệt nghĩa, làm tăng sắc thái biểu cảm cho câu.
Đồng thời, nó còn giúp người đọc thấy được sự hối hận, ăn năn, tỉnh ngộ và thái độ
nghiêm khắc khi tự đánh giá mình của Dế Mèn.
Ví dụ 4:
Chà chà, ít lâu nay tôi hay quên quá! Phải tôi nhớ ra rồi, nhớ rồi. Cái hôm
Châu Chấu Voi và Trũi qua đây, mục đích họ muốn rủ tôi cùng đi làm một việc.


×