Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đặc sắc phong cách nghệ thuật truyện ngắn nguyễn công hoan qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là những người nghèo đói

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.82 KB, 77 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

Phần mở đầu
1. Tầm quan trọng của đề tài

1.1. Lịch sử của những nền văn học lớn trên thế giới đã chứng minh thật hùng
hồn luận điểm cho rằng: Một nền văn học lớn là một nền văn học có những nhà văn
lớn. Lẽ dĩ nhiên, những nhà văn lớn, những nghệ sĩ lớn là những nhà văn phải có
phong cách độc đáo. Đó chính là mục đích cuối cùng mà bất cứ ai dấn thân vào con
đường trở thành người thư ký trung thành của thời đại (Ban Zắc) đều khát khao,
ước mơ và chiếm lĩnh. Và thực tế đã chứng minh không ít người đã phải chấp nhận
sự thất bại. Quả thật không sai khi mà đại văn hào V.Huygô nói: tương lai chỉ
thuộc về những ai nắm được phong cách và một tác phẩm viết tốt không bao giờ
làm cho người ta mệt mỏi, phong cách - đó là cuộc sống. Đó chính là máu của tư
tưởng (Flôbe). Do đó, nói đến phong cách nghệ thuật là nói đến vấn đề cơ bản, cốt
lõi của lý luận văn học; là mục đích cuối cùng của mọi nền văn học; là nói đến
những sáng tạo đạt đến trình độ cao của nghệ thuật, ở một nhà văn, rộng hơn là của
một trào lưu hay trường phái văn học. Vì vậy, việc nghiên cứu phong cách nghệ
thuật là một niềm vinh dự và sẽ là bài học kinh nghiệm quý giá, là sự khích lệ cho
tác giả khoá luận với tư cách là một người bước đầu tập nghiên cứu khoa học.
1.2. Lịch sử văn học, xét đến cùng là lịch sử của những phong cách lớn.
Những nghệ sĩ vĩ đại, những tác giả tiêu biểu và tác phẩm xuất sắc của họ lẽ dĩ
nhiên luôn luôn là đối tượng trung tâm và cốt lõi của văn chương nghệ thật đích
thực; của việc dạy học văn ở trường phổ thông và đại học. Bởi vì suy cho cùng:
Nghệ thuật trước hết là loại văn hoá nổi bật ở tính sáng tạo của nó và nhất là sáng
tạo phong cách nghệ thuật cá nhân của mỗi nghệ sĩ vĩ đại [7;34, 35]. Việc tiếp cận
tác giả, tác phẩm từ góc độ phong cách vì vậy sẽ có ý nghiã lý luận thực tiễn quan
trọng .
Lâu nay, tình hình giảng dạy văn học trong nhà trường phổ thông thường


nghiêng về việc trình bày nội dung tư tưởng và nội dung xã hội của tác phẩm. Trong
khi đó, phong cách nhà văn lại chưa được làm sáng tỏ một cách cần thiết, đúng đắn.
Mọi sáng tạo độc đáo của nhà văn trong từng tác phẩm cũng bị lược giảm, chưa
được chú ý, coi trọng đúng mực. Điều đó có nghĩa là: yêu cầu đặt ra đối với giới

1


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

nghiên cứu nói chung và đối việc giảng dạy văn chương nói riêng cần một sự điều
chỉnh lại cho hợp lý khi nhìn nhận về nhà văn và tác phẩm của họ.
Bị chìm ngập trong bầu không khí ngột ngạt của thời đại, đồng thời cũng
được chứng kiến và đón nhận những vầng sáng hào quang của cách mạng thành
công, Nguyễn Công Hoan được xem là một nhà văn có phong cách độc đáo một
tay đô vật không có địch thủ (Tô Hoài). Ông là người đầu tiên khẳng định phương
pháp hiện thực phê phán trên lĩnh vực truyện ngắn [13]. Đồng thời, ông còn là một
nhà văn có công lớn trong việc phát triển và hoàn thiện thể loại truyện ngắn hiện
đại Việt Nam [13]. Lẽ tất nhiên, từ lâu các tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Công
Hoan đã được lựa chọn giảng dạy trong chương trình văn ở bậc THCS, THPT và đại
học. Nên việc nghiên cứu Nguyễn Công Hoan luôn luôn thu hút sự quan tâm của
giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Công việc ấy vẫn luôn tiếp diễn và ngày càng
tịnh tiến đến những giá trị chân lý mới mẻ, sâu sắc, có ý nghĩa. Vì vậy, với đề tài
Đặc sắc phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan qua nhóm tác
phẩm có nhân vật trung tâm là những người nghèo đói, tác giả khoá luận hy
vọng sẽ có những đóng góp nhất định cho việc hiểu thêm một phương diện quan
trọng trong sự nghiệp văn học của cây bút lực lưỡng, dũng khí, lạ lùng này. Từ đó,
chúng ta sẽ có cái nhìn mới về đời văn Nguyễn Công Hoan trong nền văn học Việt

Nam hiện đại.
Đồng thời, việc thực hiện đề tài này còn giúp tác giả khoá luận mới bắt đầu
tìm hiểu công việc nghiên cứu khoa học có những cơ sở ban đầu cho một công việc
quan trọng và khó khăn: nghiên cứu phong cách Nguyễn Công Hoan trong tiến trình
của lịch sử văn học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Lý luận văn học là khoa học lấy văn chương làm khách thể nghiên cứu.
Trong văn chương, cái cốt lõi đương nhiên phải là vấn đề phong cách. ở Việt Nam,
số lượng những công trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật là vô cùng phong
phú và đa dạng. Tuy nhiên, những quan niệm mà các nhà nghiên cứu đưa ra về
phong cách vẫn chưa nhất quán. Chẳng hạn Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi
nhân Việt Nam đã chỉ rằng: phong cách là sự độc đáo về nội dung. Còn Phan Ngọc
lại cho rằng: phong cách là sự phù hợp giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, nhưng

2


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

khi nghiên cứu tác giả lại thiên về ngôn ngữ. Có quan niệm tiến bộ hơn về phong
cách, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: phong cách là sự độc đáo từ nội dung đến hình
thức qua hàng loạt tác phẩm của một tác giả nhất định. Các quan niệm trên mặc dù
đã tiệm cận được khái niệm phong cách, nhưng vẫn chưa thực sự đưa ra được một
định nghĩa thống nhất và thuyết phục, đặc biệt là chưa có sự phân chia cấu trúc của
nó một cách dễ dàng. Chỉ đi theo quan niệm của M. B. Khrapchenko trong Cá tính
sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, chúng ta mới thực sự tiếp cận
vấn đề phong cách đúng đắn hơn, toàn diện hơn và thoả đáng hơn.

2.2. Cho tới thời điểm này ở Việt Nam, số lượng những công trình nghiên cứu
về Nguyễn Công Hoan khá phong phú, đa dạng và đã có không ít những ý kiến bàn
đến phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Đầu tiên phải kể đến bài Một
ngọn bút mới: ông Nguyễn Công Hoan, Trúc Hà đã khá tinh tế khi nhận ra giọng
văn mới mẻ pha chút hài hước của Nguyễn Công Hoan: Văn ông Hoan có cái hay,
rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn, lời văn hàm một giọng trào
phúng, lại thường hay đệm một vài câu hoặc một vài chữ có ý khôi hài bông lơn thú
vị. [14;1.7]
Năm 1935, Kép Tư Bền ra đời và trở thành một hiện tượng văn học sử, Hải
Triều đã sắc sảo phát hiện ra ý nghĩa và tác dụng tiếng cười trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan. Nhà phê bình Trương Chính phát hiện ra tính hoàn mĩ của nghệ
thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan như tài quan sát tinh vi, cách dùng chữ
ngộ nghĩnh, cách kể chuyện tự nhiên. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại
thì cho rằng: Nguyễn Công Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài (). ở
truyện ngắn, ông tỏ ra một người kể chuyện rất có duyên: phần nhiều truyện ngắn
của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người đọc khoái chá vô cùng
[24;2.979].
Đặc biệt, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã phát hiện ra phong cách
trào phúng đặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan: phong cách Nguyễn
Công Hoan không thiên về lối thâm trầm kín đáo, ông thích bốp chát, đánh vỗ ngay
vào mặt đối phương. Tiếng cười đả kích của Nguyễn Công Hoan, vì thế, thường là
những đòn đơn giản mà ác liệt [20;121].

3


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên


Vinh danh hơn nữa cho truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Hoành
Khung khẳng định: ông là một bậc thầy trong truyện ngắn trước hết là truyện ngắn
trào phúng, truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan là hiện tượng chưa có đến
hai lần trong văn học Việt Nam (). Tiếng cười trào phúng trong truyện ông là
tiếng cười hồn nhiên, khoẻ khoắn, mặn mà. Văn truyện Nguyễn Công Hoan là thứ
văn của đời sống, rất linh hoạt và đặc biệt là rất vui. [18;1.4]
Trong số những nhà nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan, Lê Thị Đức Hạnh là
người dành nhiều công sức hơn cả. Tác giả đã có hẳn một chương riêng bàn về nghệ
thuật trào phúng trong truyện ngắn của ông [15]. Nhà nghiên cứu đã có những phát
hiện rất tinh tế , chính xác nghệ thuật xây dựng truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
được thể hiện ở một số mặt: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cốt truyện, chi tiết nghệ thuật,
bố cục văn phong, ngôn ngữ
Tuy nhiên, rất dễ nhận ra rằng: các bài nghiên cứu trên chủ yếu khai thác bút
pháp trào phúng của Nguyễn Công Hoan - một thủ pháp chủ đạo tạo sức hấp dẫn
riêng cho truyện ngắn của ông. Đó mới chỉ là một biểu hiện của phong cách nghệ
thuật cá nhân. Các tác giả bài viết chưa có kết luận khái quát về phong cách Nguyễn
Công Hoan và nghiên cứu về phong cách không phải là trọng tâm của những bài viết
trên; nên nhiều vấn đề về phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chưa được
đào sâu, và chưa có hệ thống, thống nhất hoàn chỉnh. Song đối với đề tài này, thì các
bài viết nghiên cứu trên vẫn là những gợi ý có giá trị và quan trọng đối với người tập
nghiên cứu khoa học như tác giả khoá luận này.
Công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan ngày càng dày thêm bởi những
đóng góp gần đây của nhiều luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ: Trần Ngọc Dung với luận án
Phó tiến sĩ: Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam thời kỳ đầu những
năm 1930-1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao (1992); Trần Văn Hiếu
với luận án Thạc sĩ: Ba phong cách trào phúng trong văn học Việt Nam thời kỳ từ
1930-1945: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao (1994).
Các công trình nghiên cứu trên đã phát hiện khá tinh tế: nghệ thuật tạo dựng
các cấu trúc trí tuệ phong phú, đa dạng; nghệ thuật trần thuật giàu kịch tính- cái
duyên mặn mà nhất của Nguyễn Công Hoan; sáng tạo cốt truỵên và cách kể chuyện,

nghệ thuật xây dựng nhân vật trào phúng. Những công trình nghiên cứu này đều đề
cập đến phương diện nghệ thuật trào phúng và đều xác nhận tài năng trào phúng của

4


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

ba nhà văn. Tuy nhiên, tình hình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở mức đột phá
một số khía cạnh cơ bản, chưa nghiên cứu toàn diện và nhất là chưa khảo sát một
cách có hệ thống phong cách Nguyễn Công Hoan.
Vì thế, chúng tôi nhận thấy rằng: nghiên cứu phong cách truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan dưới sự soi sáng của lý luận phong cách của: M.B. Khrapchen
ko trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học là hướng
nghiên cứu tiếp cận, vấn đề đúng đắn hơn cả.
Điểm lại lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Các bài viết, các công trình ngiên cứu về phong cách Nguyễn Công Hoan
khá phong phú, song chưa có nhiều bài viết tập trung nghiên cứu về phong cách
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (đặc biệt là theo quan niệm về phong cách của
Viện sĩ M.B.Khrapchenko và ở nhóm tác phẩm nêu trên). Vì vậy việc tìm hiểu
(phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung
tâm là những người nghèo đói) là một đề tài cần thiết và có ý nghĩa.
2. Không nên tách rời các loại văn trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan,
song cần phải thấy rằng: phong cách Nguyễn Công Hoan chỉ thực sự định hình độc
đáo, đặc sắc là ở lĩnh vực truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng. Điều đó
khẳng định giá trị và vai trò của sự nỗ lực của cá nhân nhà văn trong việc định hình
thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Đây cũng là một vấn đề quan trọng khi tìm
hiểu phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.

3. giới hạn của đề tài

3.1. Về nội dung
Với đề tài đã chọn, tác giả khóa luận sẽ tiến hành nghiên cứu phong cách
Nguyễn Công Hoan trong sự so sánh với nhóm tác phẩm tương ứng của Nam Cao.
Đặc biệt để làm nổi bật đặc sắc dòng phong cách truyện ngắn trào phúng của ông,
chúng tôi cũng đồng thời thực hiện thao tác so sánh với nhóm tác phẩm thể hiện
hình ảnh những người giàu trong sáng tác của chính nhà văn này.
3.2. Về tư liệu
3.2.1. Nhóm tác phẩm thể hiện nhân vật trung tâm là những người nghèo đói
1. Kép Tư Bền
2. Người ngựa ngựa người
3. Thằng ăn cắp
4. Thế cho nó chừa.

5


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

3.2.2. Nhóm tác phẩm có nhân vật là những người giàu có
1. Báo hiếu: trả nghĩa cha
2. Cụ Chánh Bá mất giày
3. Mất cái ví
4. Răng con chó của nhà tư sản.
3.2.3. Nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là những người nghèo đói của Nam
Cao gồm:
1. Lão Hạc

2. Một bữa no
3. Nghèo
4. Trẻ con không được ăn thịt chó
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp hệ thống
Phương pháp này giúp người nghiên cứu chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu
tố, trong đó mỗi yếu tố có chức năng, nhiệm vụ khác nhau và có sự liên hệ ảnh
hưởng lẫn nhau. Cụ thể như: phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan được chia
tách thành bao nhiêu yếu tố thể hiện.
4.2. Phương pháp so sánh hệ thống
Phương pháp này giúp người nghiên cứu so sánh cả một hệ thống bao gồm
nhiều yếu tố nhằm tìm ra giá trị độc đáo của hệ thống này so sánh với hệ thống kia.
Cụ thể là hệ thống các yếu tố phong cách của nhóm tác phẩm này so với nhóm tác
phẩm nào khác?
4.3. Phương pháp khảo sát đối tượng theo quan điểm loại hình
Phương pháp này giúp người nghiên cứu tìm ra sự độc đáo ở mỗi nhà văn,
xem xét lại việc chọn và xếp những tác phẩm vào một nhóm có thoả đáng không?
5. Mục tiêu, nhiệm vụ của khoá luận

5.1. Mục tiêu của khoá luận nhằm tìm ra sự độc đáo đặc sắc trong phong cách
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan qua nhóm tác phẩm thể hiện hình tượng người
nghèo đói. Đồng thời cũng thấy được vị trí vai trò vẻ vang của nhà văn trong nền văn
học dân tộc cùng với phong cách khác.
5.2. Nhiệm vụ của khoá luận
Học tập và nắm vững được quan niệm của M.B Khrapchenko về phong cách
nghệ thuật cá nhân nhà văn, soi sáng lí thuyết phong cách trên vào việc phân tích và

6



Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

gọi tên những dấu hiệu biểu hiện phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan qua
nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là những người nghèo đói.
Chỉ ra được đặc sắc phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan qua nhóm
tác phẩm đã dẫn.
6. Đóng góp của khoá luận

6.1. Nắm chắc khái niệm phong cách, vận dụng có sáng tạo nhằm làm nổi bật
các dấu hiệu biểu hiện phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan qua nhóm tác
phẩm thể hiện nhân vật trung tâm là người nghèo đói.
6.2. Chỉ ra và phân tích những nét độc đáo trong phong cách truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan qua nhóm tác phẩm kể trên. Từ đó, chúng tôi muốn góp thêm
một tiếng nói khẳng định những đóng góp quan trọng của Nguyễn Công Hoan vào
sự phát triển của nền văn học nước nhà.

7


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

Phần nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận về phong cách
1.1. Phong cách - xét về phương diện từ ngữ


Từ phong cách xuất hiện cách đây khá lâu khoảng hơn 2000 năm trước, từ
thời Hi Lạp cổ đại. Người Hi Lạp dùng từ Stylos (phong cách) để chỉ chiếc que có
một đầu vót nhọn và một đầu tù, để viết lên các tấm bảng phủ nến. Sau đó phong
cách trở thành một khái niệm có tính chất ngôn ngữ, chỉ cách dùng từ. Đến người
Pháp dùng chữ Stylo - ban đầu có nghĩa là nét chữ, sau dần dần có nghĩa là bút
pháp với những đặc điểm ngôn ngữ và thể văn, cuối cùng mới có nghĩa là phong
cách.
1.2. Phong cách xét về phương diện định nghĩa

1.2.1. Phong cách- hiểu trong đời sống.
1.2.1.1. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, phong cách được hiểu như là
cách thức làm việc, những lối, những cung cách làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên
cái riêng của một người hay một loại người nào đó, ví như phong cách cá nhân,
phong cách lãnh đạo, phong cách nói chuyện [2;782]
1.2.1.2. Trong ngôn ngữ học, phong cách là dạng của ngôn ngữ sử dụng
những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm
từ vựng, ngữ âm [2;782] như phong cách chính luận, phong cách ngôn ngữ khoa
hoc
1.2.2. Phong cách hiểu trong nghiên cứu, lí luận văn học.
Từ bình diện nghiên cứu văn học nghệ thuật, phong cách lại là những đặc
điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của
một nghệ sỹ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại [2;782].
Về khái niệm phong cách, trong nghiên cứu văn chương hiện nay tồn tại rất
nhiều cách hiểu phong phú, đa dạng: Những định nghĩa này xoè ra như cái quạt
giữa sự thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử thẩm mỹ rộng nhất, bao quát
và sự nhìn nhận nó như những đặc điểm của những tác phẩm văn học riêng lẻ
[8;258].

8



Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

Tuy nhiên, cũng không nên thần thánh hoá bản thân những thuật ngữ và
những định nghĩa, không nên cho rằng chúng là chiếc chìa khoá duy nhất để khám
phá tất cả các bí mật của nghệ thuật. Do đó trong phạm vi bài tiểu luận này, chúng
tôi đã chỉ ra một vài cách hiểu tiêu biểu như viện sĩ M. B. Khrapchenko tập hợp và
phân tích trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học.
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.2.1.1. Phong cách sự thống nhất với phương pháp và thế giới quan nghệ sỹ.
Đó là những cách hiểu của Đ. Likhachev và Ar. Grigôrian. Đ. Likhachev cho
rằng: Phong cách nghệ thuật kết hợp trong bản thân nó sự thụ cảm chung về hiện
thực vốn có ở nhà văn và phương pháp nghệ thuật được quy định bởi những nhiệm
vụ mà nhà văn đặt ra cho mình. Với ý nghĩa đó, khái niệm phong cách có thể được
áp dụng vào những thể loại nghệ thuật khác nhau và giữa chúng có thể có những sự
tương ứng đồng loại [8;258].
Tương tự với cách hiểu này, Ar. Grigôrian nói: Phong cách không thể vô can
với phương pháp, với thế giới quan, với bút pháp, với cá nhân người nghệ sỹ với
cách hiểu của nghệ sỹ về thời đại, với vẻ đặc thù dân tộc trong sáng của anh ta
Phong cách là sự thống nhất cao nhất của tất cả những phạm trù đó [8;258].
Trên đây là hai cách hiểu mang ý nghĩa khái quát cao cho mọi loại hình nghệ
thuật, nhưng lại không có sự phân biệt rõ ràng, nên không tiến thêm được bước nào
về định nghĩa phong cách. Vì là, họ đã thống nhất phong cách với phương pháp sáng
tác, nhưng lại không chỉ ra được những đặc trưng của phong cách và cũng không
nhấn mạnh được vai trò sáng tạo của cá nhân nghệ sỹ.
1.2.2.1.2. Phong cách một hiện tượng có tính chất ngôn ngữ.
V. Turbin cho rằng: Phong cách là ngôn từ được xét trong mối quan hệ của
nó với hình tượng, đó là tác động qua lại thường xuyên giữa những khái niệm và ý

nghĩa nảy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật [8;259].
Còn V. Jimunxky lại cho rằng: Phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn là
sự biểu hiện thế giới quan cuả anh ta. Thế giới quan đó được thể hiện trong các hình
tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ. Bởi vậy, không thể nghiên cứu phong cách
nghệ thuật cá nhân của nhà văn trong tính mục đích chức năng của nó và tách rời
nội dung tư tưởng của tác phẩm. [8;260].

9


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

Những cách hiểu trên đây đã đồng nhất phong cách nghệ thuật với phong
cách ngôn ngữ, nên không thấy được đối tượng của sự miêu tả nghệ thuật. Bản thân
cách hiểu này không cho phép khám phá ra vị trí thực tế của văn học và vai trò của
những hiện tượng phong cách trong sự vận động chung của văn học.
1.2.2.1.3. Phong cách Sự độc đáo của nội dung và hình thức.
Đây là cách hiểu phong cách trong sự thống nhất chỉnh thể nghệ thuật của
nhà văn. V. Kôvalev khẳng định rằng: Phong cách, đó là sự thống nhất chỉnh thể
của nhà văn đó là liên hệ qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống nghệ thuật của
nhà văn, là những quy định lẫn nhau của những yếu tố đó. [8;260]
Gần với cách hiểu trên là quan niệm của L. Novichenko: ông cho rằng
Phong cách văn học hiểu theo nghĩa chung nhất là vẻ đặc thù trong những tác phẩm
của nhà văn, vẻ đặc thù này được quy định bởi những quan điểm chung về cuộc
sống và thể hiện trong những đặc điểm có tính chất đặc trưng về nội dung và hình
thức của những tác phẩm ấy[8].
Hạn chế của hai quan điển trên là chưa nói được công lao sáng tạo của người
nghệ sỹ trong sự sáng tạo những thủ pháp thu hút và thuyết phục độc giả, hạn

chế xem xét những hiện tượng phong cách chỉ trong khuôn khổ một tác phẩm. Đây
là điều khó có thể bỏ qua trong nghiên cứu và phê bình văn học.
1.2.2.1.4. Phong cách Như là hình thức trọn vẹn có tính nội dung
V. Đneprôv nhận xét: Phong cách là mối liên hệ của những hình thức, mối
liên hệ đó bộc lộ thống nhất của nội dung nghệ thuật[8;261].
Phát triển ý kiến của V. Đneprôv, Ya. Elxberg nhấn mạnh: Phong cách biểu
hiện sự toàn vẹn của hình thức có tính nội dung được hình thành trong sự phát triển,
trong tác động qua lại và trong sự tổng hợp các yếu tố của hình thức nghệ thuật,
dưới ảnh hưởng của đối tượng và nội dung tác phẩm, của thế giới quan của nhà văn
và của phương pháp của ta vốn thống nhất với thế giới quan Phong cách đó là sự
thống trị của hình thức nghệ thuật [8;261].
Hai quan niệm trên đây đã vi phạm nguyên tắc về mối quan hệ giữa nội dung
và hình thức, do quá coi trọng yếu tố hình thức. Mà khi hình thức có tính nội dung
thì vẫn chưa bao hàm được chất lượng thể hiện phong cách, do đó quan niệm này
chưa bao hàm được chất lượng thể hiện phong cách.
Có thể nói, một số cách hiểu về phong cách ở trên (theo M.B Khrapchenko)
vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập, hạn chế, chưa hợp lý. Do đó, lẽ dĩ nhiên cần một

10


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

quan niệm đúng đắn hơn cả, hợp lý, thoả mãn và khắc phục tất cả những hạn chế
của những quan niệm trên. Và chúng tôi coi quan niệm của M.B. Khrapchenko sau
đây là có thể thoả mãn được các điều kiện đó.
1.2.2.1.5. Phong cách Phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh hình tượng đối
với cuộc sống.

M.B. Khrapchenko là người đã đưa ra cách hiểu về phong cách mà đã được
đông đảo các nhà nghiên cứu ủng hộ, công nhận vì tính hợp lý đúng đắn hơn cả của
nó: Phong cách cần phải được định nghĩa như phương thức biểu hiện cách chiếm
lĩnh hình tượng đối với cuộc sống như phương thức thuyết phục và thu hút độc giả.
Điều quan trọng khi nghiên cứu phong cách là M.B.Khrapchenko đã có sự
phân biệt rạch ròi 3 phương diện sau:
- Những yếu tố tạo thành hình thức tác phẩm.
- Những yếu tố quy định phong cách.
- Những yếu tố biểu hiện phong cách.
Hình thức ở đây chỉ là hình thức của một tác phẩm chứ không phải là phong
cách. Bản thân hình thức là một trong hai yếu tố để biến tác phẩm thành chỉnh thể
thống nhất, sinh động và chỉ có hình thức ở một tác phẩm mà thôi. Còn phong cách
là hiện tượng rộng hơn, nó bao giờ cũng phải được thể hiện trong một nhóm tác
phẩm, thậm chí hàng loạt tác phẩm của người nghệ sỹ. M.B. Khrapchenko đã chỉ rõ
5 nhân tố quy định phong cách như sau:
1. Cá tính sáng tạo của nhà văn
2. Sự phát triển của người nghệ sỹ về mặt sáng tác.
3. Tính chất của bản thân đối tượng sáng tác, vẻ đặc thù của những
xung đột và thế giới quan của người nghệ sỹ.
4. Nhóm độc giả - Sự định hướng bên trong của nhà văn.
5. Sự hình thành tính hoàn chỉnh bên trong của tác phẩm.
M.B. Khrapchenko cũng chỉ rõ những yếu tố biểu hiện phong cách là:
1. Phong cách chức năng một kiểu máy phát năng lượng nghệ thuật.
2. Chức năng hình thành cấu trúc bên trong.
3. Hệ thống giọng điệu cách miêu tả nhân vật, hoàn cảnh, sự kiện
4. Phong cách kiểu trúc không gian, thời gian riêng.
5. Tính chất nhiều chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật.
6. Phong cách sự lĩnh hội cách tân đối với thế giới.

11



Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

7. Phong cách sự đóng góp mang lại màu sắc riêng cho thể văn.
Có thể thấy rằng, chỉ có những yếu tố biểu hiện phong cách mới chính là
những dấu hiệu của bản thân phong cách, còn những nhân tố quy định phong cách
chỉ là những nhân tố phát sinh, dẫn đến sự hình thành phong cách.
M.B. Khrapchenko trong công trình nghiên cứu của mình đã có những khái
quát rất đúng đắn. Đó là mỗi nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp và những
phương tiện độc đáo để thể hiện những tư tưởng và hình tượng của mình. Điều đó có
nghĩa là, nhà văn đã tạo ra được phong cách. Phong cách cần phải được định nghĩa
như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống như thủ pháp
thuyết phục và thu hút độc giả. Nhưng cụ thể, cái gì là sự biểu hiện phương
thức thuyết phục và thu hút ấy? M. B. Khrapchenko đã có cách lý giải hợp lý hơn
cả, đó là: Phong cách thuyết phục bằng cách thể hiện những đặc tính của sự vật,
của những quá trình hiện thực, của những tính cách của con người [8; 279]. Xét
đến cùng, điểm quy chiếu cho tất cả mọi hiện tượng văn học chính là độc giả. Cái
mà các nhà văn luôn luôn hướng tới và khát vọng đạt được là khắc phục những
chướng ngại vật giữa mình và độc giả. Tựu chung lại, sự thành công cao nhất của
phong cách, vấn đề cơ bản nhất của phong cách là ở sự giao tiếp chặt chẽ với độc
giả. Như vậy, định nghĩa của M. B Khrapchenko về phong cách có thể xem là đã
thoả mãn phần nào tất cả những vấn đề bất cập trên.
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Xung quanh vấn đề phong cách ở Việt Nam ,từ lâu cũng đã có những ý kiến
khá đa dạng và phong phú.
Đáng chú ý là Hoài Thanh Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam đã
tìm ra được những nét độc đáo trong phong cách của các nhà thơ Mới. Nhưng đáng

tiếc rằng, đó mới chỉ là những nét độc đáo từ một phía: nội dung; trong khi tác phẩm
là một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình thức. Hai ông chưa nhận ra được
những sáng tạo về hình thức của các nhà thơ Mới. Còn khái niệm hay định nghĩa về
phong cách một cách cụ thể thì thật sự chưa có.
Tiến thêm được một bước, giáo trình Lý luận văn học dùng trong các
trường Đại học Tổng hợp và Đại học sư phạm do Hà Minh Đức, Phương Lựu,
Nguyễn Văn Hạnh (chủ biên) đã đưa ra các khái niệm cơ bản về phong cách -đó là

12


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong
sáng tác của những nhà văn ưu tú. [1].
Cách hiểu này đã tiếp cận được tới bề sâu bản chất của nó, nhưng biểu hiện
cụ thể của phong cách là ở những yếu tố nào thì các tác giả lại chưa chỉ ra được.
Đây thực sự là một điều rất đáng tiếc.
Gần gũi với cách hiểu trên, GS. Phan Ngọc đã đưa ra quan niệm của mình về
phong cách (trong khi Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều) là
một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch
sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một
thể loại, một tác phẩm hay một tác giả [21;31]
Hạn chế của cách hiểu này là nghiêng về ngôn ngữ học và văn hoá nên chưa
đạt được tính khái quát cao. Mặc dù, tác giả đã tiếp cận được tính cấu trúc một đặc
trưng rất quan trọng của phong cách.
Đưa ra một quan niệm tương đối tiến bộ hơn, GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ
ra rằng: Phong cách nghệ thuật là một khái niệm thuộc phạm trù thẩm mĩ Phong

cách là một chỉnh thể nghệ thuật Phong cách bao gồm những đặc điểm độc đáo
của tác phẩm từ nội dung đến hình thức Phong cách một khi đã định hình thì
thường có tính bền vững. [20]
Tác giả đã chỉ ra được phong cách là sự độc đáo từ nội dung đến hình thức
qua một loạt tác phẩm, tuy nhiên nhà nghiên cứu vẫn chưa bàn cụ thể về các yếu tố
biểu hiện phong cách, mà cái này mới là vấn đề trọng tâm của phong cách.
Có thể nói, tình hình nghiên cứu phong cách ở trong và ngoài nước là rất sôi
động, sôi nổi. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau xung quanh vấn đề này và nó
ngày càng tịnh tiến gần hơn đến đặc trưng của phong cách theo đúng nghĩa nhất của
từ này. Như Viện sĩ M.B. Khrapchenko đã từng nói: Không nên cho rằng những
định nghĩa, thuật ngữ là chiếc chìa khoá duy nhất để khám phá tất cả những bí mật
của nghệ thuật, do đó chúng tôi nhận thấy rằng định nghĩa của M.B.Khrapchenko
là hợp lý hơn cả. Vì thế, trong khoá luận tốt nghiệp này, chúng tôi thừa nhận và đi
theo hướng nghiên cứu của M.B. Khrapchenko về phong cách nghệ thuật của nhà
văn.

13


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

Chương 2. Những yếu tố biểu hiện phong cách truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm
là người nghèo đói

2.1. Phong cách chức năng - một kiểu máy phát năng lượng nghệ
thuật.


Phong cách đóng vai trò tổ chức rất quan trọng đối với những chỉnh thể nghệ
thuật. Bởi nói phong cách là nói phẩm chất thẩm mĩ của tác phẩm văn học, nói
những sáng tạo độc đáo của nhà văn theo quy luật của cái đẹp (Nguyễn Đăng
Mạnh). Đặc biệt, mỗi phong cách là một kiểu máy phát năng lượng thẩm mĩ riêng
nhằm thuyết phục và thu hút độc giả. Phong cách thuyết phục bằng phản ánh
thành công các đặc tính thẩm mĩ nào đó của sự vật; xem xem nhà văn lý giải như thế
nào qúa trình diễn biến, biến đổi tính cách của nhân vật trước hiện thực phong phú
và đa dạng. Đồng thời, phong cách còn thu hút qua hệ thống hình tượng nghệ
thuật và những thủ pháp nghệ thuật được nhà văn dùng theo cách riêng. Điều đó có
nghĩa là, nói đến phong cách của một nhà văn là nói đến những thủ pháp nghệ thuật
độc đáo thể hiện được tư tưởngvà thế giới hình tượng nghệ thuật của nhà văn đó.
Soi vào nhóm tác phẩm của Nguyễn Công Hoan viết về người nghèo đói,
chúng tôi nhận thấy: năng lượng nghệ thuật riêng của nhà văn chứa đựng trong
những thủ pháp nghệ thuật sau:
2.1.1. Thủ pháp lựa chọn tình huống giàu kịch tính
Đây là một trong những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong truyện
ngắn của Nguyễn Công Hoan. Đó là sự dồn nén sự kiện, đẩy tình huống phát triển
lên kịch tính cao nhất và cuối cùng là sự kết thúc bất ngờ. Nguyễn Công Hoan đã
từng nói: Câu kết của tôi là một cái lờ. Nó thường làm độc giả đột ngột cũng như đi
đến chỗ hẹp nước chảy mạnh thì cá bất thình lình tuột vào hom [17].
Truyện Thằng ăn cắp là một trong những chuyện Nguyễn Công Hoan đã sử
dụng thủ pháp này một cách thành công nhất. Đó là tình huống thằng ăn cắp vì đói
khát quá đã ăn bát bún riêu cua hai xu mà không trả tiền nên đã bị mọi người đuổi
đánh. Một loạt sự kiện được Nguyễn Công Hoan dồn nén lại trong một đoạn văn
ngắn. Kịch tính được đẩy lên cao nhất khi nó bị đánh đau quá đến mức nó cũng

14


Khoá luận tốt nghiệp


Bùi Thị Duyên

không biết đau. Nó mê lên rồi. Cuối cùng là sự kết thúc đầy bất ngờ. Đám người
đuổi tưởng tượng ra bao nhiêu thứ đồ ăn cắp to tát nên đã cố công đuổi theo, nhưng
kết quả thằng ăn cắp chỉ ăn hai xu bún riêu rồi nó quịt
ở truyện Người ngựa ngựa người lại là một tình huống đầy hài hước và oái
oăm. Đó là tình huống con ngựa người lại phải kéo con người ngựađầy bất đắc dĩ.
Đó còn là tình huống lừa đầy ngoạn mục của ả gái giang hồ làm cho anh phu xe
lủi thủi ra về trong bao nhiêu nỗi cơ cực, đắng cay cho thân phận nghèo của mình.
Thực chất đó là tình huống gặp gỡ của hai kiếp người tương ngộ, người này mong
dựa vào người kia, nhưng cuối cùng lại là sự bất hạnh trong ngay ngày đầu tiên của
năm mới.
Với truyện Kép Tư Bền, sự kiện cha ốm, chủ đến đòi nợ, tiền thuốc thang
cho cha cạn kiệt, sự chờ mong vai diễn của anh của khán giả dồn dập ập đến với
Kép Tư Bền làm cho anh rầu gan nát ruột. Tình huống truyện được đẩy lên kịch
tính cao nhất là khi cha anh đang thở những hơi thở cuối cùng thì anh lại phải diễn
lại một lần nữa để làm trò cười cho khán giả. Kết thúc truyện khép lại bằng một
thông báo hết sức ngắn gọn, bất ngờ: Hỏng từ ban nãy mất rồi! Khốn nạn thân anh
quá!. Khi tình huống truyện được đẩy đến mức cao nhất, cũng là lúc tiếng cười
chua chát bật ra cùng với những giọt nước mắt cảm thương cho thân phận người
nghệ sỹ nghèo trong xã hội xưa.
Như vậy, việc sử dụng tình huống giàu kịch tính đã giúp Nguyễn Công
Hoan làm bộc lộ sâu sắc xung đột trào phúng, tạo được sự thuyết phục đặc biệt đối
với độc giả.
2.1.2. Thủ pháp phóng đại những xung đột trào phúng.
Nhằm thu hút và thuyết phục độc giả, ở nhóm tác phẩm thể hiện người
nghèo đói, Nguyễn Công Hoan thường xuyên sử dụng thủ pháp phóng đại những
xung đột trào phúng để làm nổi bật tính chất chế giễu, phê phán. Nguyễn Công
Hoan là nhà văn rất có sở trường về việc sử dụng những xung đột trào phúng mang

đậm chất kịch. Đó là xung đột giàu - nghèo. Bản thân vấn đề này đã luôn mang kịch
tính gay gắt, một mất một còn. Việc phóng đại những xung đột đó lên theo cách của
ông đã tạo ra hiệu quả trào phúng rất sâu sắc, có ý nghĩa tác dụng đả kích mạnh mẽ.

15


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

ở Người ngựa ngựa người, tác giả đã xây dựng xung đột bi hài kịch của
anh phu xe và đồng thời dẫn dắt các tình tiết nhằm phóng đại xung đột đó lên theo
lối tăng cấp. Mọi chi tiết, tình tiết bịa mà như thật được tác giả sắp xếp dẫn dắt
theo một mạch kể hợp lôgic. Cấp độ xung đột trào phúng đó được tăng dần để cuối
cùng bộc lộ một cách đột ngột bất ngờ khi cô gái giang hồ chuồn mất trong sự lơ là
mất cảnh giác của anh phu xe và sự hụt hẫng vô bờ. Tiếng cười bật ra nhưng đầy
nước mắt xót xa cho số kiếp của người nghèo.
Trong truyện Kép Tư Bền, tác giả tạo dựng xung đột trên cơ sở giàu nghèo.
Đó là xung đột giữa một bên là người kép hát tài ba, hiếu thảo, nghèo túng và bên
kia là ông chủ rạp hát giàu có nhưng nhẫn tâm chỉ biết tôn thờ đồng tiền. Xung đột
này được phóng đại phát triển lên đỉnh điểm khi cha anh thở hơi thở cuối cùng còn
anh thì đang phải diễn lại đoạn cuối theo yêu cầu của khán giả ở hàng ghế hạng
nhất với tập giấy bạc mà ông chủ đã để sẵn cho anh. Tiếng cười bật ra nhưng thấm
đẫm nước mắt xót xa cay đắng, chua xót cho số kiếp nghèo hèn phải trở thành nô lệ,
con rối dưới bàn tay điều khiển của kẻ có tiền, có quyền.
Đến với truyện Thế cho nó chừa, chúng ta lại bắt gặp xung đột giàu nghèo
giữa một bên là thằng ăn cắp đói khát với đám người chỉ muốn ăn tươi nuốt sống nó.
Bao quát hơn là cả hệ thống quản lí nhà nước, nhà tù vô nhân đạo. Xung đột này
được đẩy lên kịch tính khi miếng bánh trong miệng nó rơi ra - đánh dấu thời điểm từ

đây nó bước dần vào con đường bị tha hoá. Xung đột tiếp tục được phát triển khi nó
ở trong tù và chịu sự đầy đoạ của những kẻ thừa hành pháp luật. Xung đột này
được phóng đại qua chi tiết vụt một cái, bây giờ cả tấm bánh lẫn nó biến mất,
không những nó không sợ, không chừa mà bây giờ nó bợm hơn trước.
Như vậy, sự phóng đại xung đột trào phúng ở đây không những không làm
giảm đi tính chân thật của hình tượng, mà còn làm tăng thêm hiệu quả trào phúng,
thu hút và thuyết phục độc giả.
2.1.3. Thủ pháp đòn bẩy
Đây là kiểu thu hút thuyết phục độc giả mà nhà văn tập trung thể hiện những
nhân vật có quan hệ trực tiếp với nhân vật trung tâm, làm nổi bật nhân vật, từ đó in
đậm hơn tính cách nhân vật trung tâm.

16


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

Trong nhóm tác phẩm viết về người nghèo đói của Nguyễn Công Hoan, điểm
nhấn của đòn bẩy được tác giả đặt vào các nhân vật trong mối quan hệ rất phong
phú, đa dạng với nhân vật trung tâm.
Với truyện Kép Tư Bền, điểm nhấn của đòn bẩy được đặt vào các nhân vật
đối lập, trong quan hệ kẻ quyền thế tôi đòi. Từ đó, nhà văn phanh phui bản chất,
thể hiện sâu sắc sự bi đát của thân phận người nghệ sĩ nghèo trong chế độ xưa.
Còn trong Người ngựa ngựa người, điểm nhấn lại được đặt vào nhân vật
cùng cảnh ngộ với nhân vật trung tâm. Đó là sự trôi dạt của hai kiếp người: phu xe
nghèo và gái giang hồ nghèo cùng đi kiếm khách, người này hi vọng vào người
kia đem đến vận may cho mình, nhưng cuối cùng cả hai lại càng dấn sâu hơn vào
con đường ngõ cụt.

Trong truyện Thằng ăn cắp, Thế cho nó chừa, điểm nhấn của đòn bẩy
được đặt vào nhân vật đối lập - những người đuổi đánh, những bà chủ hàng quán,
những người qua đường Từ đó thể hiện sự bơ vơ, cô đơn, cô lập, lạc lõng, bị bỏ
quên của nhân vật trung tâm. Đồng thời thấy được sự tàn nhẫn dã man của xã hội
với số kiếp nghèo hèn, đói rách.
2.1.4. Thủ pháp dùng đại từ thay thế.
Đó là thủ pháp mà nhà văn không trực tiếp gọi tên nhân vật mà dùng những
đại từ để thay thế, gọi tên nhân vật ấy.
ở truyện Thằng ăn cắp, tác giả dùng đại từ nó để gọi tên nhân vật. Từ
nó được sử dụng 92 lần, ngoài ra tác giả còn dùng những từ thằng, mày,
quân ấy để chỉ nhân vật. Còn trong truyện Thế cho nó chừa, tác giả cũng dùng
từ nó và nó được sử dụng với mật độ dày đặc tới 131 lần. Nguyễn Công Hoan
còn sử dụng những từ ôn con, ranh con thằng để chỉ nhân vật của mình. Đó là
những cách gọi suồng sã, khỉnh rẻ, coi thường con người. Thân phận của họ qua
những cách gọi này mới thật thê thảm và bị rẻ rúng làm sao. Nhưng đằng sau cách
gọi này là một sự xót xa với những số phận bị rẻ rúng, khinh bỉ vì đói nghèo, rách
rưới.
Cũng là những số phận bị rẻ rúng, coi thường, nhưng trong Kép Tư Bền,
Người ngựa ngựa người, nhà văn lại dùng đại từ ngôi thứ ba số ít anh, anh ta,
anh phu xe để gọi tên nhân vật.

17


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

Cách gọi này bộc lộ một sự trìu mến đầy ân tình cho những kiếp người nghèo
phải chịu bao uất ức, oan khiên cay đắng.

Nguyễn Công Hoan thật tài tình và tinh tế khi cùng viết về những con người ở
đáy cùng của xã hội nhưng ông có những cách gọi tên thật đặc sắc, độc đáo, không
nhân vật nào giống nhân vật nào. Điều đó chứng tỏ tài năng của người hiểu và nắm
rõ sức mạnh của ngôn từ.
2.1.5. Thủ pháp sử dụng những chi tiết đánh lạc hướng độc giả.
Đây là một trong những thủ thuật hóm hỉnh nhất của Nguyễn Công Hoan khi
viết về những người nghèo đói. Ông đã khéo léo sử dụng những chi tiết đánh lạc
hướng độc giả khỏi cái đích thật sự của câu chuyện. Người đọc càng bị lạc đi xa
bao nhiêu thì khi kết truyện càng bị bất ngờ bấy nhiêu.
ở truyện Thằng ăn cắp, thủ pháp này cũng được phát huy tối đa tác dụng.
Hành động đấm đá túi bụi của những người qua đường vào một đứa trẻ khiến người
ta tưởng rằng nó ăn cắp một cái gì lớn lắm. Bao nhiêu giả thuyết về những thứ đồ
ăn cắp được đưa ra là bấy nhiêu lần thằng bé bị một trận mưa đòn. Kết truyện cuối
cùng thật bất ngờ được mở ra bằng câu nói của khổ chủ Nó ăn của tôi hai xu
bún riêu rồi nó quịt nó chạy!.
Truyện Thế cho nó chừa, người ta (bà hàng) cứ đinh ninh là sau khi bỏ tù
nó, thì nó sợ, nó chừa. Chả hoá ra bây giờ nó bợm hơn trước. Người đọc thì cứ
đinh ninh rằng sau quá trình rèn luyện của nhà tù, nó sẽ thay đổi. Cuối cùng,
chẳng những nó không thay đổi mà ngày càng lún sâu hơn vào con đường tha hoá.
Đến với Kép Tư Bền, một lần nữa chúng ta lại thấy được tài năng của
Nguyễn Công Hoan trong việc sử dụng những chi tiết đánh lạc hướng độc giả.
Người đọc tưởng rằng sau màn diễn đầu tiên, Kép Tư Bền sẽ được về ngay với cha
nhưng đến lúc mà anh có thể về thì cũng là lúc cha anh đã hỏng từ ban nãy mất
rồi.
Nguyễn Công Hoan đã từng nói: Câu kết của tôi là một cái lờ. Nó thường
làm độc giả đột ngột cũng như đi đến chỗ hẹp, nước chảy mạnh thì cá bất thình lình
tuột vào hom [17].
Việc sử dụng những chi tiết đánh lạc hướng độc giả chính là một trong những
thủ thuật tạo nên sức thuyết phục, thu hút cho những truyện ngắn của ông.


18


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

2.1.6. Sự kết hợp hài hoà các biện pháp nghệ thuật thể hiện như là thủ pháp
thuyết phục và thu hút độc giả
Trong những tác phẩm thuộc loại hình tự sự, trần thuật có một vai trò rất
quan trọng, thành phần của nó không chỉ là lời thuật, mà chức năng của nó không
chỉ là kể việc. Nó bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại
tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả [14;56].
Hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào năng lực trần thuật của
tác giả. ở phương diện này, Nguyễn Công Hoan là người rất có duyên. Điều đó thể
hiện ở sự kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật thể hiện trong quá trình
trần thuật của nhà văn.
2.1.6.1 Biện pháp kể
Kể là một trong những biện pháp thể hiện nghệ thuật đặc trưng của thể loại tự
sự, xâu chuỗi sự kiện xảy ra theo chuỗi thời gian nhất định nhằm triển khai cốt
truyện, thu hút người đọc vào từng số phận nhân vật.
Nguyễn Công Hoan kể gấp gáp, nhanh gọn theo một mạch ổn định, theo một
trục tuyến tính gắn liền với chuỗi hành động, sự kiện biến cố xảy ra với nhân vật.
Cùng với đó là giọng kể trào phúng - giọng chủ quan khiến độc giả hồi hộp căng
thẳng như đang được chứng kiến một màn kịch diễn ra ngay trước mắt.
Ví như trong Kép Tư Bền, đúng lúc cha Tư Bền ốm, anh phải đi vay nợ
mua thuốc cho cha, thì tự nhiên ông chủ đến đòi nợ anh, doạ dẫm anh, hứa hẹn anh.
Anh buộc phải ký vào bản giao kèo để trở thành con rối trong tay chủ. Lúc anh còn
ngồi trong buồng làm trò, thì cha anh đang giở chứng khò khè. Khi anh diễn xong
cảnh diễn thứ hai, thì cha anh đã mê đặc, chân tay lạnh cả rồi và khi anh kết thúc

vai diễn của mình thì cha anh đã hỏng từ ban nãy mất rồi.
Truyện Thế cho nó chừa lại là một loạt sự kiện hành động được kể lại
mang tính kịch đậm nét: Nó bị bắt quả tang ăn cắp nó oà lên khóc rất thảm thiết.
Một lúc, nó lăn ra đất kêu gào Hai người cảnh sát xuống xe đạp. Những nét mặt
tươi tỉnh hẳn lên
ở Thằng ăn cắp, thì sau hành động ăn hai xu bát bún riêu không trả tiền
của nó là một loạt hành động tiếp nối, tăng cấp độ: tiếng kêu của bà hàng, bọn
bán hàng nhốn nháo, một người đuổi, hàng chục người đuổi, một cái đá vào

19


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

mạng mỡ, một quả tống vào ngực, huỵch! huỵch! bốp! bốp!, hành động đòi
tiền, cứ liên tiếp dồn dập ập đến với nó làm cho nó mê man bất tỉnh.
Nhà văn tỏ ra rất tài trong việc kể để gia tăng cấp độ các hành động, để dựng
tình huống đầy kịch tính. Dường như Nguyễn Công Hoan không bao giờ kể chuyện
một cách trừu tượng mà cách kể của ông rất gần với lối kể của kịch. Chính cách kể
này là yếu tố quan trọng tạo cho tác phẩm của Nguyễn Công Hoan có sức lôi cuốn
bất ngờ và đầy kịch tính.
2.1.6.2. Biện pháp tả
Tả là biện pháp thể hiện đối tượng về mặt không gian có tác dụng khắc họa
trực tiếp bề ngoài đối tượng tới mức sinh động, khiến cho người đọc có thể cảm
nhận đối tượng trực tiếp bằng nhiều giác quan.
Nguyễn Công Hoan là nhà văn rất có duyên trong việc kết hợp nhuần nhuyễn
hai yếu tố kể và tả trong quá trình trần thuật của mình. Hình như ông không bao giờ
kể chuyện một cách mơ hồ mà thường thông qua tả để kể. Nguyễn Công Hoan tả để

kịch hoá nhân vật, tạo phông cảnh cho sân khấu để nhân vật diễn trò. Điều này
xuất phát từ đặc trưng tính kịch trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan: tập trung tái
hiện những phân cảnh nhân vật đang hoạt động. Ông miêu tả tỉ mỉ cử chỉ, hành
động, điệu bộ của nhân vật, kết hợp với việc miêu tả ngoại hình.
Thằng ăn cắp được Nguyễn Công Hoan tả thật tài tình khéo léo: hai mắt
trắng dãda đen thui thủi, mặt rạn như men lọ cổ. Khi tả hành động đấm đá túi
bụi của đám người đuổi theo, ông thường kèm thêm những lời bình phẩm rất có ý
nghĩa. Đó chính là cách để ông làm giảm độ căng thẳng cho tình huống truyện, giúp
người đọc có độ dừng để suy ngẫm.
Trong Thế cho nó chừa, ông tập trung tả những phân cảnh nhân vật hoạt
động: xó chợ, nhà tù, chợ búa để kịch hoá nhân vật, kết hợp với tả ngoại hình. Qua
đó làm nổi bật lên chân dung nhân vật trung tâm.
ở Kép Tư Bền, Nguyễn Công Hoan lại tập trung tả để làm bật sự đối
nghịch giữa một bên là Tư Bền ngồi ủ rũ trước gương, bụng thì rối beng, mặt thì
nhăn nhó với một bên là đám khán giả hàng mấy nghìn con mắt chăm chăm vào
anh ta và im phăng phắc. Qua đó làm bật lên tiếng cười trào phúng và cay đắng.

20


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

Trong mỗi truyện ngắn của mình, Nguyễn Công Hoan đều sáng tạo ra những
cách tả độc đáo, mới lạ. Với truyện Người ngựa ngựa người, ông lại tập trung tả
hành động đối thoại giữa anh phu xe và gái giang hồ cùng với việc tả khung cảnh,
không gian, thiên nhiên để làm nổi bật lên hành động của nhân vật.
2.1.6.3. Biện pháp đối thoại
Đối thoại là biện pháp để cho các nhân vật trao đáp bằng lời nói với nhau,

qua đó giúp độc giả đánh giá tính cách, phẩm chất của nhân vật, tức là thể hiện tính
cách nhân vật một cách gián tiếp.
Nhìn chung, sở trường Nguyễn Công Hoan là dựng đối thoại. Đối thoại trong
văn ông rất chân thật, sinh động, giàu kịch tính. Truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan hiện ra trước mắt chúng ta với những lớp lang và đối thoại như trong một màn
kịch [11;186,187]. Nguyễn Công Hoan sử dụng rất nhiều đối thoại giữa các nhân
vật. Lời thoại của nhân vật thường ngắn gọn và dồn dập. Lời tác giả như được thu
hẹp tối đa, thậm chí lẩn hẳn đi để nhường chỗ cho lời đối thoại của các nhân vật
truyện.
Lời thoại trong Thế cho nó chừa rất ngắn gọn, nhưng qua đó tác giả đã
dựng được màn kịch ngắn đầy kịch tính làm bật lên tiếng cười trước sự phi lí của
cuộc đời.
Đối thoại trong Kép Tư Bền cũng là những lời đối thoại rất ngắn gọn giữa
Kép Tư Bền (kẻ làm thuê) với ông chủ. Qua đó, tác giả dựng lên được xung đột trào
phúng sâu sắc và tấn bi kịch của người kép hát nghèo khổ mà hiếu thảo.
Chẳng hạn, đây là đoạn đối thoại giữa Kép Tư Bền và ông chủ:
- Sao? Cái số tiền đó, cậu đã có để trả tôi chưa?
- Thưa ngài, xin ngài, hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tôi sẽ đi làm và nộp
sau.
Ông chủ bĩu môi, nói:
- Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả, tôi sẽ đem ra toà đó.
Còn trong Người ngựa ngựa người là lời đối thoại giữa anh phu xe và ả gái
giang hồ, cả hai đều dựa vào nhau, hi vọng kiếm được chút may mắn cuối cùng của
một năm bất hạnh, hoá ra càng kéo nhau đi sâu hơn vào con đường tuyệt vọng.

21


Khoá luận tốt nghiệp


Bùi Thị Duyên

Có thể nói nếu biện pháp tả chủ yếu nhằm xây dựng ngoại hình, tạo phông
nền để nhân vật hoạt động, thì biện pháp đối thoại đã giúp Nguyễn Công Hoan thể
hiện sâu sắc tính cách và chiều hướng con đường đời của nhân vật.
2.1.6.4. Biện pháp độc thoại.
Độc thoại là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp
quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người
trong dòng chảy trực tiếp của nó.
Kiểu nhân vật của Nguyễn Công Hoan là kiểu nhân vật hành động, thể hiện
tâm trạng chủ yếu thông qua hành động, nên độc thoại trong truyện của ông chủ yếu
xuất hiện dưới dạng gián tiếp.
Đó là đoạn thoại của nhân vật trung tâm băn khoăn lựa chọn giữa việc lấy
tiền với ở nhà chăm sóc cha trong Kép Tư Bền: Trong nửa tháng, trong mười lăm
hôm trời, mỗi ngày anh phải xa cách cha anh mấy tiếng đồng hồ để đi học diễn. Cha
anh ốm, trong khi anh vắng nhà, ai trông nom săn sóc thay anh?.
Còn trong Thế cho nó chừa, đó là những đoạn thoại thể hiện sự phản ứng
tức thời của nhân vật trước tình huống: bị bỏ tù, bị bôi màu trên tâm hồn trong sáng
Chết! Tù thì chết! Biết bao giờ nó lại được tự do?; Thôi, cõi chết đã đến.
ở Người ngựa ngựa người, số lượng độc thoại khá nhiều. Đó là những ý
nghĩ rất tự nhiên của anh phu xe, những hi vọng, chờ mong của anh về một cái tết
sum vầy vui vẻ cùng vợ con.
Có thể nói, độc thoại trong nhóm tác phẩm này của Nguyễn Công Hoan dồn
dập và giàu kịch tính như những lời đối thoại, nhưng chỉ như sự phản ứng tức thời
của nhân vật trước một tình huống, chứ không trăn trở day dứt như trong sáng tác
của Nam Cao.
2.1.6.5. Biện pháp xung đột kịch tính.
Xung đột là sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc để xây
dựng những mối quan hệ giữa các nhân vật. Xung đột có kịch tính là xung đột chứa
đựng những hành động chống đối quyết liệt, qua đó thể hiện rõ nét cá tính của nhân

vật.
ở truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan dường như không có loại xung đột
giữa các phương diện khác nhau của tính cách. Vũ Ngọc Phan đã nhận định rằng:

22


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

Nếu xét về những vấn đề ông thường quan tâm và luôn khêu gợi nguồn cảm hứng
của ông trong các truyện, chúng ta thấy ông băn khoăn nhất về những đụng chạm
của cái giàu với cái nghèo trên đường đời. Sự xung đột giữa kẻ giàu, người nghèo là
cái cốt của hầu hết các truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Công Hoan [24]. Do
đó, biện pháp xung đột kịch tính được Nguyễn Công Hoan sử dụng rất thành công
nhằm thu hút và thuyết phục độc giả. Bản thân xung đột này đã mang tính kịch
gay gắt, một mất một còn và nó được biểu hiện ở các tình huống khác nhau.
Trong Kép Tư Bền, xung đột và kịch tính bộc lộ rõ trong cảnh cha Tư Bền
đang trong cơn hấp hối mà anh lại phải diễn trò và phải diễn đi diễn lại các trò cười
cho khán giả xem. Kịch tính lên đến đỉnh cao khi cha anh trút hơi thở cuối cùng thì
cũng là lúc anh phải diễn lại cảnh cuối cho những người ở hàng ghế hạng nhất xem
lại. Từ đó, làm bật lên tiếng cười chua xót, cười ra nước mắt cho số phận trớ trêu của
anh kép hát nghèo. ở đây, con người không được làm chủ, kể cả làm chủ tiếng cười,
khóc của mình.
Còn trong Thằng ăn cắp và Thế cho nó chừa, Nguyễn Công Hoan đã triệt
để khai thác xung đột giàu nghèo. Cụ thể hơn đó là xung đột: nguyên nhân nhỏ
nhặt bình thường (hai xu bún riêu, tấm bánh), nhưng kết quả lại to tát, nghiêm trọng
(bị đánh đập dã man). Tiếng cười trào phúng, đả kích châm biếm được cất lên,
nhưng thấm đẫm nước mắt chua xót, đắng cay cho thân phận nghèo, đói khát.

Với biện pháp thể hiện nghệ thuật này, đọc truyện ngắn trào phúng Nguyễn
Công Hoan, quả thực ta luôn hồi hộp bởi sự căng thẳng của tình huống truyện tạo ra
đối với các nhân vật. Người đọc như có cảm giác đang trực tiếp chứng kiến sự thật
đời sống đang diễn ra một cách hết sức sống động trên sân khấu.
2.1.6.6. Biện pháp triết lí.
Triết lý là sự diễn đạt ngắn gọn và độc đáo những điều có tính chân lý. Các
nhà văn thường sử dụng biện pháp này như một phương tiện nghệ thuật quan trọng
nhằm xoáy sâu vào các vấn đề mà truyện đặt ra, nó giống như là một điểm nhấn
nhằm thu hút và thuyết phục bạn đọc.
Có thể nói, triết lý trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan rất riêng và độc
đáo: triết lý khá hóm hỉnh theo kiểu trào lộng. Những lời bình luận được chêm xen
trong lời kể và miêu tả nhân vật, hành động nhân vật, có thể coi là kiểu triết lý của

23


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên

ông. Qua đó, nó tăng thêm tính hài hước, mang lại nét dí dỏm, nhưng vô cùng sâu
sắc cho các sáng tác của ông.
ở Người ngựa ngựa người là những câu bình luận kiểu như: người già thì
ta non, thì giờ là tiền bạc, mật ít ruồi nhiều, bất đắc dĩ, con ngựa người lại
phải kéo con người ngựa vậy.
Trong Kép Tư Bền lại là những lời triết lý rất tự nhiên như: Sở dĩ ông cụ
phải bắt tay, là vì phải tiếp khách theo lối lịch sự của những người con mình có nhờ
vả.
Còn trong Thế cho nó chừa và Thằng ăn cắp là những câu triết lý khá dí
dỏm: Người ta không muốn nghe kẻ gian cứ nói dối mãi, chết đói còn hơn chết

đòn, thì ra người ta rất có thể phạm tội nhiều lần, dại gì mà tha thằng ăn cắp,
càng ghét càng đánh.
Trên đây là những thủ pháp nghệ thuật mà Nguyễn công Hoan ưa sử dụng và
đã rất thành công nhằm thu hút và thuyết phục độc giả. Qua phân tích, chúng tôi
nhận thấy: nhà văn có những sáng tạo rất mới mẻ trong việc khám phá, khai thác về
một loại người phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là những nghệ sỹ nghèo, giang
hồ nghèo, phu xe nghèo, trẻ em nghèo Họ cùng chung một tình trạng : nghèo đói
và từ tình trạng này, dẫn đến mỗi người có những số phận khác nhau, không ai
giống ai. Cuộc đời, số phận tính cách nhân vật của Nguyễn Công Hoan luôn có
những thay đổi bất ngờ, được chuyển biến nhanh chóng tạo nên kiểu con người trực
quan sôi động. Do đó, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan như những lát cắt chéo của
đời sống xã hội, giàu tính kịch, tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ của độc giả.
2.2. Chức năng hình thành cấu trúc bên trong.

Nguyện vọng tha thiết của người nghệ sỹ nhằm đạt tới tác động thẩm mỹ
cao nhất thể hiện rõ rệt trong sự hoàn chỉnh bên trong của những tác phẩm nghệ
thuật. [8;171] Mỗi một phong cách là tạo ra một kiểu sinh thể nghệ thuật như lời
của PGS.TS Phùng Minh Hiến trong công trình nghiên cứu Tác phẩm văn chương
một sinh thể nghệ thuật đã khẳng định. Điều đó có nghĩa chúng như một tác nhân
hoá học biến tất cả những sự vật, hiện tượng, tình tiết ngỡ là lộn xộn ngẫu nhiên
trở thành một khối thống nhất, làm nên một chỉnh thể tác phẩm sống động có khả
năng thu hút và thuyết phục độc giả, được thể hiện ở 4 cấp độ sau:

24


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Duyên


2.2.1. Cấp độ chi tiết hành động.
Sự hoàn chỉnh ở cấp độ này được thể hiện ở việc tác giả có đưa ra được những
lí do thuyết phục, lí giải cho sự hợp lý của hành động (nhất là hành động chính) mà
nhân vật thực hiện hay không?.
Trong nhóm tác phẩm viết về người nghèo đói của Nguyễn Công Hoan,
chúng tôi nhận thấy rằng: yếu tố cốt truyện, hành động nhân vật là điều mà ông ưu
tiên số một. Do đó, mặt hành động của nhân vật được thể hiện rõ rệt nhất. Vì thế,
việc giải thích cho hành động của nhân vật thường được tác giả lí giải bằng lí do bên
ngoài.
Chẳng hạn, truyện Thằng ăn cắp, Thế cho nó chừa đã thể hiện rõ điều đó:
hành động ăn quỵt và ăn cắp của thằng bé nghèo đói kia được giải thích rằng vì họ
bị đói khát quá, bị cái đói cào xé, dằn vặt. Trong Thế cho nó chừa, hành động ăn
cắp ở cuối truyện còn được giải thích ở cấp độ sâu hơn lí do bên trong đó là để duy
trì sự tồn tại của mình; nó phải dấn thân vào con đường tha hoá, thực sự trở
thành một tên ăn cắp chuyên nghiệp.
Trong Kép Tư Bền, hành động kí vào bản giao kèo (điểm nhấn bắt đầu
cuộc đời trở thành nô lệ, con rối trong tay ông chủ của Tư Bền) được giải thích bằng
lí do lấy tiền để mua thuốc cho cha, để được khất nợ, trừ nợ Điều đó thể hiện sự hi
sinh lớn lao của một người con hiếu thảo. Đấy cũng chính là lí do bên trong. Còn
hành động phải diễn trò cho khán giả xem trong khi cha mình đang hấp hối mà anh
không thể về được là bởi vì anh đã kí vào bản giao kèo và anh không thể nào phá bỏ
được nữa. Qua đó, ta thấy được sự bất lực của những kiếp nghèo hèn không được
làm chủ sự lựa chọn của mình.
Với truyện Người ngựa ngựa người, hành động phải đi kéo xe của anh phu
xe trong đêm giao thừa là vì anh đang mong muốn sẽ kiếm được ít tiền để cùng vợ
con vui vầy trong đêm giao thừa. Cô gái giang hồ không có tiền lại ngồi mấy tiếng
liền trên xe kéo của anh phu xe, bởi cô hy vọng rằng sẽ kiếm được khách cho mình.
Hành động trốn chạy của cô ở cuối truyện trong khi anh phu xe đang chờ đợi và hi
vọng cũng là bởi vì cô cũng như anh phu xe không thể kiếm ra được tiền trong dịp
tết này. Nguyên nhân sâu xa chính là vì bản chất của gái giang hồ là như thế.

Như vậy, hành động của các nhân vật đều được lí giải biện minh một cách

25


×