Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở huyện tam đảo vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 86 trang )

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********

TRẦN THỊ TỐ TÂM

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HOÁ
Ở HUYỆN TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI - 2010

1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********

TRẦN THỊ TỐ TÂM


GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HOÁ
Ở HUYỆN TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

Người hướng dẫn khoa học
TS. BÙI MINH ĐỨC

HÀ NỘI – 2010

2


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

LỜI CẢM ƠN

Tác giả khoá luận xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Minh Đức,
người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho tác giả
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài khoá luận.
Tác giả khoá luận xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa
Ngữ Văn, các thầy cô trong bộ môn Phương pháp dạy học Ngữ Văn, trường
Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài
khoá luận tốt nghiệp của mình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2010
Tác giả khoá luận


Trần Thị Tố Tâm

3


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong khoá luận là trung thực. Khoá luận này chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2010
Tác giả khoá luận

Trần Thị Tố Tâm

4


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TỪ VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA

CP

Chính phủ

CT-TW

Chỉ thị – trung ương

XHCH

Xã hội chủ nghĩa

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Uỷ ban nhân dân

NXB

Nhà xuất bản

TDTT


Thể dục thể thao

TCN

Trước công nguyên

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

5


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................ 7
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................7
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................8
3. Mục đích nghiên cứu....................................................................................9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................9

7. Đóng góp của khoá luận..............................................................................10
8. Bố cục của khoá luận...................................................................................10
NỘI DUNG.....................................................................................................11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN TAM ĐẢO..................11
1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................11
1.1.1. Quan niệm trước đây về du lịch............................................................11
1.1.2. Quan niệm hiện đại về du lịch...............................................................12
1.1.3.Khái niệm về du lịch..............................................................................15
1.1.4. Khái niệm về du lịch văn hoá................................................................15
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................17
1.2.1. Du lịch là nhân tố tất yếu khách quan của con người............................17
1.2.2. Vài nét về du lịch Việt Nam và du lịch Vĩnh Phúc...............................17
1.2.3. Giới thiệu về huyện Tam Đảo...............................................................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HOÁ HUYỆN TAM ĐẢO.................................................24
2.1. Thực trạng............................................................................................. 24
2.1.1. Thời kỳ phát triển du lịch trước đây......................................................24
2.1.2. Phát triển du lịch trong những năm gần đây và kết quả đạt được.........26
2.2. Du lịch văn hoá huyện Tam Đảo...........................................................28

6


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

2.2. 1. Du lịch tự nhiên..................................................................................28
2.2.1.1. Tiềm năng...........................................................................................28

2.2.1.2. Các điểm du lịch tiêu biểu..................................................................28
2.2.1.2.1. Khu du lịch Tam Đảo......................................................................28
2.2.1.2.2. Vườn quốc gia Tam Đảo.................................................................37
2.2.2. Du lịch nhân văn..................................................................................40
2.2.2.1. Tiềm năng...........................................................................................40
2.2.2.2. Các điểm du lịch tiêu biểu..................................................................41
2.2.2.2.1. Các di tích lịch sử – cách mạng.......................................................41
2.2.2.2.2. Khu di tích Tây Thiên.....................................................................43
2.2.2.2.3. Du lịch lễ hội Tây Thiên..................................................................48
2.2.2.2.4. Du lịch tâm linh – Thiền viện Trúc Lâm.........................................52
2.3. Đánh giá việc phát triển du lịch văn hóa ở huyện Tam Đảo..............55
2.3.1. Thuận lợi...............................................................................................55
2.3.2. Khó khăn...............................................................................................56
2.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn........................................................57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ
Ở HUYỆN TAM ĐẢO................................................................................ 59
3.1. Quan điểm phát triển ngành du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc..........................59
3.2. Chiến lược phát triển du lịch văn hoá của tỉnh Vĩnh Phúc.......................61
3.3. Phát triển du lịch bền vững khu vực Tam Đảo.........................................63
3.4. Những giải pháp gắn phát triển du lịch với văn hoá và lễ hội..................64
3.5. Đầu tư xây dựng các khu du lịch, xác định các điểm, tuyến....................66
3.5.1. Đầu tư xây dựng các khu du lịch...........................................................66
3.5.2. Xác định các điểm du lịch.....................................................................68
3.5.3. Xác định các tuyến du lịch....................................................................69
3.6. Các giải pháp khác...................................................................................69
KẾT LUẬN....................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................77

7



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch không chỉ là một hiện tượng văn hoá mà còn là yếu
tố đồng hành chỉ dẫn lượng sống của con người. Du lịch không đứng ngoài sự
phát triển mà cùng với văn hoá và các hoạt động khác là nội sinh của sự phát
triển. Trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20 và những thế kỷ tới, du lịch
thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia, tiêu chí là
ngành kinh tế mũi nhọn của không ít quốc gia ở mọi châu lục.
Ở nước ta, ngành du lịch tuy còn non trẻ nhưng đã nhanh chóng phát
triển với tốc độ ngày càng cao và được xác định là ngành kinh tế quan trọng
trong cơ cấu phát triển nền kinh tế, xã hội của đất nước. Điều đó được khẳng
định tại đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 8 đã đề ra mục tiêu: “Phát
triển nhanh du lịch, dịch vụ, thương mại trong nước, từng bước đưa nước ta
trở thành một trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu
vực” [12;tr88]. Các nghị quyết 45/CP ngày 22/06/1993 của Chính Phủ, chỉ thị
46/ CT - TW ngày 04/10/1994 của Ban bí thư trung ương Đảng và nhiều văn
kiện khác của Đảng và Chính Phủ.
Cùng với cả nước, Vĩnh Phúc đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ, du lịch. Du lịch Vĩnh Phúc
đang trên đà phát triển trong xu thế hội nhập của đất nước. Vĩnh Phúc có cảnh
quan đẹp, nhiều tiểu vùng khí hậu ôn đới và hệ sinh thái đa dạng và phong
phú tạo cho Vĩnh Phúc có thể phát triển đồng bộ trên nhiều lĩnh vực đặc biệt
là thương mại, du lịch đưa Vĩnh Phúc trở thành khu thương mại lớn của cả
nước. Vĩnh Phúc đặt trọng tâm phát triển du lịch vào các khu du lịch lớn trên

địa bàn tỉnh trong đó có khu du lịch Tây Thiên - Tam Đảo.
Huyện Tam Đảo được xem là vùng đất có tiềm năng rất lớn trong sự
phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh. Để biến tiềm năng thành sản phẩm du lịch,
quảng bá rộng rãi trong nước và nước ngoài thì cần phải có giải pháp phát

8


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

triển du lịch trên địa bàn huyện. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp phát
triển du lịch văn hoá ở huyện Tam Đảo”.
2. Lịch sử vấn đề
Danh thắng Tây Thiên – Tam Đảo từ xa xưa đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu, tìm hiểu về khu vực này nhằm phục vụ việc phát triển du lịch văn
hoá nơi đây. Các công trình chủ yếu đó là:
Núi rừng Tam Đảo được biết đến ngay từ đầu thế kỷ 18, nhà sử học Lê
Quý Đôn đã phát triển ra danh thắng núi Tam Đảo ở khu vực Tây Thiên.
Trong tác phẩm này, diện mạo khu vực Tây Thiên – Tam Đảo được miêu tả
khá chi tiết và rõ nét. Đó là một danh lam thắng cảnh với nhiều di tích, di vật
có lịch sử lâu đời. Ở đó trên đỉnh núi có các loại cây quý, dưới chân núi có các
khe suối, có sườn núi Kim Thiên, chùa Tây Thiên và nhiều cảnh quan đẹp nổi
tiếng nơi đây.
Năm 1889, người Pháp đô hộ cũng đặt chân đến Tam Đảo, xây dựng
Tam Đảo là nơi nghỉ mát phục vụ bọn quan chức Tây Đầm. Một thị trấn nhỏ
xinh đã được quy hoạch quanh một thung lũng nhỏ xinh và việc phát triển du
lịch đã đông vui, nhộn nhịp đến nhường nào.
Thời kỳ đổi mới có rất nhiều công trình nghiên cứu về Tây Thiên, Tam Đảo.

Tháng 10 năm 1999, Sở Văn hoá, thông tin Vĩnh Phúc cho xuất bản
tập: “Di tích và danh thắng Tây Thiên”
Vương Hiền, (2003), Danh thắng Tây Thiên, NXB Văn hoá thông tin
Hà Nội
Phạm Hoàng Hải, (2007), Tam Đảo, miền du lịch - đất tâm linh, NXB
thế giới.
Lê Kim Thuyên, (2007), Di tích và danh thắng Tây Thiên - Tam Đảo
(phần 1), Sở Văn hoá thể thao và du lịch Vĩnh Phúc.
Hội thảo,(2008), Kỷ yếu về Tây Thiên - Tam Đảo, Sở Văn hoá thể thao,
du lịch Vĩnh Phúc.

9


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

Ban quản lý di tích, (2008), Di tích Vĩnh Phúc, Sở Văn hoá thể thao và
du lịch Vĩnh Phúc.
Các công trình nghiên cứu trên đều viết khá chi tiết về các di tích và
cảnh đẹp thần tiên của núi rừng nơi đây. Nhưng chỉ dừng lại ở đó vẫn chưa đủ
mà phải có các giải pháp nhằm quảng bá và phát triển hơn nữa du lịch văn hoá
ở huyện Tam Đảo.
Để hoàn thành khoá luận, tác giả đã tham khảo các kết quả nghiên cứu
của những công trình đi trước để tìm hiểu về danh thắng và di tích ở khu vực
Tam Đảo - Tây Thiên nhằm có được những hiểu biết và để có những giải pháp
phát triển nhằm quảng bá và phát triển hơn nữa du lịch văn hoá ở huyện Tam
Đảo.
3. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển du lịch văn hoá ở
huyện Tam Đảo.
Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm định hướng và nâng cao hiệu quả
phát triển du lịch văn hoá huyện Tam Đảo.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Tam Đảo,
phân tích được những lợi thế cũng như khó khăn phát triển du lịch ở huyện
Tam Đảo.
Trên cơ sở đó để đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm định
hướng và nâng cao hiệu quả phát triển du lịch văn hoá ở huyện Tam Đảo.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng : Các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn tiêu biểu của Tam Đảo.
Phạm vi nghiên cứu:
Do khuôn khổ hạn chế, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các tài nguyên
du lịch tự nhiên nổi tiếng như : Khu du lịch Tam Đảo, vườn quốc gia Tam

10


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

Đảo và các giá trị du lịch nhân văn như : Các di tích, lễ hội, tâm linh nổi tiếng
rất riêng ở nơi đây.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Hệ thống hoá lý thuyết
Thu thập tài liệu
Điều tra

Khảo sát
So sánh
7. Đóng góp của khoá luận.
Xây dựng các luận cứ khoa học để phát triển du lịch văn hoá ở huyện
Tam Đảo
Đề xuất giải pháp, kiến nghị để phát triển du lịch văn hoá ở huyện Tam
Đảo trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong sự phát triển du lịch văn hoá ở
huyện Tam Đảo.
8. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo bố cục của khoá
luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu du lịch văn
hoá ở huyện Tam Đảo.
Chương 2: Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hoá ở huyện
Tam Đảo.
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở huyện Tam Đảo.

11


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN TAM ĐẢO

1.1. Cơ sở lý luận

Du lịch là một mặt hoạt động của con người, đã xuất hiện từ khi con
người tồn tại trên Trái Đất. Lúc đó điều kiện kinh tế, xã hội còn ở trình độ
thấp kém và lạc hậu, cũng đã xuất hiện nhiều chuyến đi giao du của một số
người trong xã hội. Với thực tế đó, du lịch là một hoạt động mang tính chất tự
nhiên, xã hội loài người càng phát triển nhu cầu tự nhiên của con người ngày
càng tăng lên, cũng từ đó nhu cầu du lịch trước đây chỉ có ở một số người đã
trở thành nhu cầu xã hội và tính chất xã hội của du lịch bộc lộ rõ ràng.
1.1.1. Quan niệm trước đây về du lịch
Trước đây người ta mới chỉ quan niệm du lịch là một hoạt động mang
tính chất văn hoá, nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí và những nhu cầu hiểu biết
của con người, du lịch không được coi là hoạt động kinh tế không mang tính
chất kinh doanh và ít được đầu tư để phát triển. Trong nhiều thế kỷ trước đây,
du khách hầu hết là những người hành hương, thương nhân, sinh viên và các
nho sỹ.
Đến đầu thế kỷ 20, du lịch còn dành riêng cho những người khá giả, họ
đi du lịch là để giải trí. Còn du lịch ngày nay gắn liền với cuộc sống hàng
ngày của hàng triệu người và một hoạt động thực sự bắt đầu từ sau chiến tranh
thế giới lần thứ 2. Mặc dù vậy, khi đề cập đến du lịch không ít người lầm
tưởng rằng: “ Du lịch chỉ là những kỳ nghỉ hè tầm thường, với các sân bay,
bãi biển đông người hoặc hình ảnh các xe du lịch chở khách thăm quan các
phố’’. Do đó, muốn cho du lịch phát triển mạnh mẽ và đáp ứng một cách đầy

12


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

đủ nhu cầu ngày càng tăng của đời sống con người cần có quan niệm đúng

đắn về du lịch.
1.1.2. Quan niệm hiện đại về du lịch
Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Ottawa-Canađa (6/1991) đã đưa
ra định nghĩa về du lịch: “ Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ở
ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong một
khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định
từ trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động
kiếm tiền trong phạm vi một vùng tới thăm.”[Tr14;16]
Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch tại Roma-Italia (9/1963) các
chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “ Du lịch là một tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hành động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của
họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình, nơi họ đến lưu trú không phải là
nơi làm việc của họ.”[Nguồn Internet;T1, Giáo án điện tử]
Theo I.I.Pirojnik 1985 định nghĩa: “ Du lịch được coi là một dạng hoạt
động của cư dân trong thời gian rỗi, liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm
thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh,
phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể
thao kèm theo việc tiêu thụ các giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hoá.”[Tr6;14]
Trong: “Luật du lịch của quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá 11- kỳ 7 (6/2005) đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch
là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.”[Tr14;16]
Để có quan niệm đầy đủ cả về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch,
bộ môn kinh tế du lịch (Đại học kinh tế Quốc Dân Hà Nội) đã đưa ra định
nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn hoạt động du lịch trên thế
giới và ở Việt Nam những thập niên gần đây: “Du lịch là một ngành kinh

13



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch sản xuất, trao đổi
hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, đáp ứng các nhu cầu về đi lại,
lưu trú, ăn uống, thăm quan, giải trí, tìm hiểu và những nhu cầu khác của
khách du lịch. Các hoạt động đó phải mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội
thiết thực cho những làng du lịch và cho bản thân doanh nghiệp.”[Tr14;16]
Như vậy, du lịch là một ngành hoạt động có nhiều đặc thù nhưng lại
mang theo tính chất pha trộn, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt
động của du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại vừa có đặc điểm của
ngành văn hoá xã hội.
Để hiểu được khái niệm du lịch, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của du
lịch xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
* Dưới góc độ nhu cầu của khách du lịch
Như một nhu cầu tất yếu, khi cuộc sống khấm khá hơn người ta không
chỉ lo kiếm tiền mà còn có nhu cầu vui chơi giải trí và đi du lịch không những
đáp ứng nhu cầu đó mà cón giúp con người mở mang tầm hiểu biết giúp
chúng ta hoà mình vào thiên nhiên, giúp chúng ta hiểu hơn về thế giới đang
sống.
Người Phương Tây cũng hiểu du lịch theo nghĩa La Tinh tức là một
chuyến du ngoạn. Như vậy, nhu cầu đích thực của du khách là du ngoạn chứ
không phải là mang mục đích sinh lợi, không vì nhu cầu kinh tế.
Như vậy, bản chất của du lịch xét từ góc độ khách du lịch là du ngoạn
để hưởng những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao.
* Từ góc độ các chính sách phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch của các nước đều dựa vào tiềm năng về

các di tích lịch sử, di tích văn hoá, hệ sinh thái cảnh quan đất nước, hệ động
thực vật, khí hậu. Từ đó mà chọn xây dựng các kế hoạch kinh doanh du lịch
và các sản phẩm độc đáo hấp dẫn. Từ các nguyên liệu trên cũng như xây dựng
các thiết bị cơ sở hạ tầng tương ứng.
Điều đó cũng cho thấy rằng bản chất của du lịch là đến các điểm,

14


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

tuyến, làng, vùng có giá trị văn hoá đặc sắc.
* Dưới góc độ sản phẩm du lịch
Sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương trình du lịch, với các nội
dung chính là tham quan các di tích văn hoá và cảnh quan thiên nhiên trong
điều kiện được phục vụ chu đáo, tận tình.
Và hướng dẫn viên du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
thực hiện các chương trình du lịch đó. Người hướng dẫn viên phải có kiến
thức sâu rộng về các giá trị văn hoá thiên nhiên và một vốn ngoại ngữ nhất
định, có khả năng tổ chức các đoàn du lịch và phải năng động có thể xử lý
nhanh những tình huống bất ngờ. Có như vậy mới gây được ấn tượng sâu sắc
với du khách.
Dưới góc độ sản phẩm du lịch thì hướng dẫn viên du lịch với khả năng
giới thiệu các điểm, tuyến du lịch góp phần nói lên bản chất thẩm nhận những
giá trị văn hoá của du lịch.
* Dưới góc độ tìm kiếm thị trường
Nhiệm vụ của những nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường, tìm
kiếm nhu cầu của khách du lịch. Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng như

nhu cầu mua sắm sản phẩm du lịch phản ánh các giá trị văn hoá, các cảnh
quan thiên nhiên của mỗi vùng mỗi quốc gia mà họ đến.
Như vậy, tiếp thị du lịch có các đặc trưng khác các loại tiếp thị khác.
Đó chính là đặc trưng mua đi bán lại nhiều lần, mỗi lần như vậy lại làm tăng
khả năng cảm nhận.
* Xét dưới tỷ lệ khách hàng
Hành trang của các du khách khi đến du lịch mỗi quốc gia thường gọn
nhẹ, chủ yếu mang theo tiền để có thể di chuyển dễ dàng đi nhiều, biết nhiều.
Du lịch chính là cuộc tìm kiếm các giá trị văn hoá, cảnh quan thiên nhiên chủ
yếu để thoả mãn những đòi hỏi đích thực của con người.
Tóm lại, xét từ mọi góc độ thì du lịch chính là du ngoạn để được hưởng
những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc khác lạ với quê hương mình. Đó

15


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

chính là các di tích lịch sử, các phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, món
ăn. Trong đó, quan trọng nhất là các di tích văn hoá, lịch sử, cảnh quan thiên
nhiên đặc trưng của nơi đến du ngoại.
Vì vậy, chúng ta phải không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hoá
các sản phẩm của du lịch, tạo ra sự hấp dẫn, thu hút khách quốc tế làm cho
ngành du lịch Việt Nam phát triển ngày một vững mạnh.
1.1.3. Khái niệm về du lịch
Theo từ điển Tiếng Việt: “ Du lịch” là đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi
mình ở.
Triết tự “Du lịch”:

“Du” là di chuyển, thay đổi vị trí, không gian. Nó còn có nghĩa là chơi,
đi chơi, đi thăm quan…
“Lịch” là sự trải qua, kinh qua ( lịch duyệt, từng trải, hiểu biết nhiều,
lịch lãm, từng trải, đã kinh qua nhiều nơi, có nhiều vốn sống và kinh nghiệm
sống ).
Cái gốc của du lịch vẫn là tìm đến những không gian khác với nơi mình
sinh sống để hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần, từ đó nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống.
Do đó “Du lịch” có nghĩa là đi, đi chơi để được trải nghiệm, mở rộng
hiểu biết và có thêm vốn sống.
1.1.4. Khái niệm về du lịch văn hoá
Trong mỗi chuyến du lịch thì đối tượng tham quan của du khách là toàn
bộ các tài nguyên du lịch nằm trong chuyến hành trình. Nguồn tài nguyên du
lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Mỗi dạng tài nguyên đều ẩn chứa trong đó nhiều giá trị như: Giá trị về
địa chất địa mạo, giá trị về khối lượng và kích thước, lịch sử, văn hoá. Và tài
nguyên du lịch nào cũng được nhìn nhận, xem xét, đánh giá dưới góc độ nhìn
văn hoá để phát triển du lịch bền vững.

16


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

Theo “ Môi trường du lịch Việt Nam” thì : Du lịch văn hoá là hình thức
du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm
bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống.
Theo tôi : “Du lịch văn hoá” là một dạng hoạt động du lịch mà du

khách muốn tìm hiểu các giá trị văn hoá tồn tại trong mỗi đối tượng tham
quan để thoả mãn mục đích của du khách.
Yếu tố văn hoá tồn tại trong đối tượng thăm quan không thể hiện ra bên
ngoài mà nó cần được nhìn nhận, so sánh, đánh giá dưới nhiều góc độ khác
nhau để trả lời câu hỏi “nó có ý nghĩa gì?”
Tài nguyên du lịch tự nhiên hay tài nguyên du lịch nhân văn dù ít hay
nhiều, rõ nét hay không rõ nét thì giá trị văn hoá vẫn tồn tại trong nó.
Du lịch văn hoá không chỉ đơn thuần là tìm hiểu các giá trị văn hoá có
trong đối tượng tham quan, mà văn hoá còn được thể hiện bằng hành động của
du khách thăm quan và việc giữ gìn, phát triển tài nguyên du lịch sao cho có
văn hoá. Đó chính là cách ứng xử của con người với tài nguyên du lịch.
Như vậy du lịch văn hoá là loại hình du lịch mà khách muốn được thẩm
nhận những giá trị văn hoá, bề dày lịch sử của một nước nhằm tìm hiểu về các
di tích lịch sử, các danh thắng và phong tục tập quán ở nơi đó. Có du lịch văn
hoá cho mọi đối tượng và có cả du lịch văn hóa phục vụ cho công tác nghiên
cứu cho một đối tượng chẳng hạn như nghiên cứu tìm hiểu về Văn Miếu, cố
đô Huế.
Đất nước ta có một bề dày văn hoá lịch sử nên chúng ta phải hết sức coi
trọng du lịch văn hóa, hơn nữa chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi để du
lịch văn hoá phát triển đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, trong đó chủ
yếu là thủ đô Hà Nội và vùng phụ cận.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Du lịch - một nhân tố tồn tại tất yếu khách quan của nhu cầu con người
Du lịch là một tồn tại tất yếu khách quan của nhu cầu con người, du lịch
xuất phát từ nhu cầu nội tại của con người, nó mang tính phổ cập toàn cầu, ở

17


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


TRẦN THỊ TỐ TÂM

bất cứ nơi đâu trên thế giới con người cũng có nhu cầu được nghỉ ngơi được
ưa thích và trở nên rất phổ biến. Người ta đi du lịch không chỉ để nghỉ ngơi
mà còn để mở rộng tầm nhìn, mở rộng tầm hiểu biết, tìm hiểu về phong tục
tập quán của những vùng miền trong đất nước và cả du lịch ra nước ngoài tìm
hiểu về thế giới quanh ta.
Thực tế từ những năm 50 của thế kỷ này khi mà nhân dân ở nhiều nước
trên thế giới đã đủ ăn, mặc, ở thì du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu
được bởi lẽ ngoài việc thoả mãn các nhu cầu về giao lưu tình cảm và lý trí, du
lịch còn là một hình thức nghỉ dưỡng tích cực nhằm tái tạo lại sức lao động
của nhân dân.
Trong “ Tuyên bố du lịch Oska ” cũng dự tính đến năm 2010 số lượng
khách quốc tế sẽ tăng đến 937 triệu lượt khách. Do vậy, hiểu rõ hiệu quả của
kinh doanh du lịch mà nhiều nước coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn - là
“ngành công nghiệp không khói”, là “con gà đẻ trứng vàng”. Để quản lý và
kinh doanh du lịch có hiệu quả cần nắm rõ nhu cầu, xu thế đó của con người
1.2.2. Vài nét về du lịch Việt Nam và du lịch Vĩnh Phúc
* Vài nét về du lịch Việt Nam
Ngành du lịch Việt Nam được thành lập từ năm 1960 theo nghị định số
26/CP của Chính Phủ. Do chiến tranh, nền kinh tế còn thấp, mặt khác do ảnh
hưởng của một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nên du lịch
nước ta chưa có điều kiện phát triển. Những năm gần đây, trong tiến trình đổi
mới của đất nước, ngành du lịch có những tiến bộ đáng kể đón càng nhiều
khách du lịch đến Việt Nam, người Việt Nam về thăm Tổ Quốc và nhân dân
đi du lịch trong và ngoài nước. Những đóng góp của ngành du lịch đã góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giao lưu văn hoá, làm cho
nhân dân thế giới hiểu biết hơn về đất nước và con người Việt Nam, tranh thủ
được sự thiện cảm và sự đồng tình ủng hộ của quốc tế đối với chúng ta trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

18


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

Du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân
giữa ba khu vực dịch vụ công, nông, lâm, ngư nghiệp tạo ra một thị trường
tiêu thụ của cả ba khu vực không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu tại
chỗ.
Sản phẩm du lịch đã được đa dạng hoá, nhiều sản phẩm du lịch mới
được xây dựng và đưa vào khai thác đã tăng sức thu hút khách du lịch, nâng
cao giá trị du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Về hệ thống các doanh nghiệp hiện có khoảng 399 doanh nghiệp lữ
hành quốc tế và 1.452 doanh nghiệp trong các trung tâm thành phố lớn.
Về kinh doanh lưu trú có khoảng 6.000 cơ sở lưu trú trong địa bàn cả
nước trong đó có 761 cơ sở thuộc sở hữu nhà nước, 66 cơ sở thuộc sở hữu liên
doanh với nước ngoài. Kinh doanh vật chất và dịch vụ du lịch khác hoạt động
có hiệu quả và từng bước đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Nhiều phương
tiện vận chuyển được hiện đại hoá tăng về quy mô và chất lượng phục vụ.
Từ năm 2000 đến năm 2005 lượng khách đến Việt Nam tăng trưởng
trung bình 11%, thu nhập từ du lịch tăng 17%. Lượng khách đến Việt Nam
trong thời gian gần đây chủ yếu là từ Châu Á chiếm khoảng 60% trong đó
riêng khách Trung Quốc chiếm từ 26% đến 29%, Nhật Bản chiếm khoảng
10%, Đài Loan chiếm 8%. Tổng số khách đến từ Châu Âu chiếm 13,8%, riêng
Pháp chiếm khoảng 4%. Khách đến từ Châu Mỹ chiếm khoảng 12% trong đó
chủ yếu từ Mỹ chiếm 10%. Khách từ châu Đại Dương chiếm 4% trong đó chủ

yếu là người Australia chiếm khoảng 3,8%.
Trong quá trình phát triển, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch cũng
không ngừng được củng cố và từng bước được điều chỉnh cho phù hợp hơn
với điều kiện thực tế, nâng cao hiệu lực thực hiện.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đại hội Đảng lần 9 đặt ra phát triển du
lịch Việt Nam tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của đất nước trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn, đòi hỏi phải đặt được các yêu cầu: Tăng trưởng
gắn với tốc độ cao, ổn định, góp phần nhiều hơn vào tăng trưởng GDP của cả

19


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

nước, đóng góp cao hơn vào ngân sách nhà nước, thu hút thêm nhiều lao động
thực sự thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, thúc đẩy thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế góp phần
thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
* Vài nét về du lịch Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một vùng đỉnh ở châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của
miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi vì
vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc
tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo. Du lịch Vĩnh Phúc trong chiến lược phát
triển du lịch cả nước được xác định là nằm trong không gian du lịch miền
Bắc. Du lịch, dịch vụ nằm trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, sự phát triển của du
lịch góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy các ngành kinh
tế khác phát triển.
Vĩnh Phúc được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Tam Đảo - một nguồn

tài nguyên thiên nhiên phong phú, có hệ động, thực vật, rừng quý hiếm có giá
trị kinh tế cao, vừa phục vụ cho nghiên cứu khoa học, vừa có điều kiện để
phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Vĩnh Phúc còn có nhiều tiềm năng du lịch tâm linh chứa đựng tính nhân
văn cả về văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể với hàng nghìn di tích lịch sử
- văn hoá, căn cứ địa cách mạng. Theo thống kê của Sở văn hoá thể thao và du
lịch tỉnh hiện nay toàn tỉnh có 967 di tích lịch sử văn hoá trong đó có 92 di
tích được xếp hạng quốc gia, 208 di tích được tỉnh xếp hạng. Đến Vĩnh Phúc,
không thể không biết đến đền thờ Hai Bà Trưng, khu danh thắng Tây Thiên
thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, khu du lịch tâm linh Thiền Viện Trúc Lâm Tây
Thiên, tháp cổ Bình Sơn… Du lịch khám phá leo núi, du lịch đồng quê, du
lịch gắn với các hình thức vui chơi giải trí đang hình thành như đua ngựa, chơi
gofl…hứa hẹn những tiềm năng phát triển ngành công nghiệp không khói ở
Vĩnh Phúc.

20


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

Không chỉ thế, Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông hồ đa dạng đã và đang
được quy hoạch và đầu tư xây dựng thành khu, điểm du lịch như: Hồ Đại Lải
(Phúc Yên), hồ Bò Lạc, vườn cò Hải Lựu (Lập Thạch), Đầm Vạc (Vĩnh Yên),
hồ Thanh Lanh, thác Bản Long (Bình Xuyên)... Mấy năm gần đây, thu hút đầu
tư vào khu du lịch trên địa bàn tỉnh đã có bước tăng trưởng vượt bậc, nhiều dự
án đã đi vào hoạt động như: Sân Gofl Tam Đảo, câu lạc bộ văn hoá du lịch
Trại Ổi, một phần của dự án du lịch bắc Đầm Vạc…. Hiện nay trên địa bàn
tỉnh có 96 cơ sở lưu trú du lịch với trên 1400 phòng nghỉ, trong đó có 9 khách

sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 2 sao với 425 phòng nghỉ có chất lượng tốt.
Nếu năm 2001 Vĩnh Phúc đã thu hút 590.000 lượt khách trong đó có
10.700 lượt khách quốc tế chiếm 18% thì năm 2002 tỉnh vĩnh Phúc đón
780.000 lượt khách du lịch đến thăm quan đến năm 2005 lượng khách du lịch
đến Vĩnh Phúc tăng lên 986.000 lượt khách, trong đó có 18,500 lượt khách
quốc tế chiếm 18,7%. Đây là mức tăng trưởng cao sau mười năm tái lập tỉnh.
Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa như mong muốn, song du lịch Vĩnh
Phúc bước đầu đã thu hút được lượng khách quốc tế đến tham quan, nghỉ mát,
mức tăng bình quân hằng năm đạt khoảng 17%. Cơ cở hạ tầng đã không
ngừng được tập trung đầu tư mở rộng quy mô, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên,
cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ. Góp phần tích cực vào cải thiện số
lượng cũng như chất lượng phục vụ. Ngành du lịch của tỉnh đã đóng góp một
phần vào sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp
phần xoá đói, giảm nghèo tạo nhiều việc làm cho người lao động.
1.2.3. Giới thiệu về huyện Tam Đảo
* Về vị trí địa lý
Tam Đảo là một huyện cực Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện nằm giữa
chính bắc của tỉnh, gần ngã ba ranh giới của tỉnh Vĩnh Phúc với hai tỉnh Thái
Nguyên và Tuyên Quang.
Về cương vực hành chính huyện Tam Đảo, phía Đông Nam và Nam
giáp huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương, phía

21


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh

Tuyên Quang, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái
Nguyên. Bản đồ của huyện chạy dài theo hướng Tây Bắc, Đông Nam.
Huyện có địa hình núi thấp và bán bình nguyên, địa hình phức tạp xen
kẽ giữa đồi núi và đồng ruộng, đất canh tác có địa hình cao, đỉnh Tam Đảo
cao nhất với 1592 km nằm ở xã Quang Minh, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Diện
tích tự nhiên của huyện là 23,641160 ha (236,42km).
* Về dân số
Vào thời điểm thành lập huyện mới năm 2003 dân số khoảng 70.000
người với mật độ dân số là 27,9 người/km bao gồm các dân tộc: Mường,
Dao, Kinh, Sán Dìu… với ngành sản xuát nông nghiệp là chính. Bên cạnh đó
còn phát triển trồng rừng nguyên liệu, cây dược liệu.
* Về hành chính
Huyện Tam Đảo gồm có 01 thị trấn Tam Đảo và 08 xã Yên Dương,
Đạo Trù, Bồ Lý, Đại Đình, Am Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang, trong
đó huyện lỵ đặt tại huyện Hợp Châu.
* Về lịch sử
Huyện Tam Đảo cũ được thành lập theo quyết định số 178/CP ngày 57-1977 của hội đồng Chính Phủ, do hợp nhất huyện Lập Thạch với huyện
Tam Dương. Ngày 26-2-1979 chia huyện Tam Đảo thành hai huyện Tam Đảo
và Lập Thạch. Ngày 9-6-1996 lại tách huyện Tam Đảo thành hai huyện Tam
Dương và Bình Xuyên.
Huyện Tam Đảo mới được thành lập theo nghị định số 153/2003
NĐ/CP ngày 9-12-2003 của chính phủ nước cộng hoà XHCN Việt Nam trên
cơ sở các xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý của huyện Lập Thạch, các xã Đại
Đình, Hợp Châu của huyện Tam Dương, xã Minh Quang của huyện Bình
Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thị xã Vĩnh Yên lúc đó.
* Về giao thông

22



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

Đường quốc lộ 2B từ thị xã Vĩnh Yên đi thị trấn Tam Đảo dài 24km, đã
được nâng cấp, cải tạo, xây dựng và mở rộng thời gian 1998-2000. Hệ thống
cầu cống, thoát nước đã được liên cố hoá, biển báo hoàn chỉnh. Đường 2B
khách đến khu nghỉ mát Tam Đảo, một trong những khu nghỉ mát nổi tiếng
của Việt Nam.
Đường quốc lộ 2C từ thị xã Vĩnh Yên đi Sơn Dương Tuyên Quang dài
60km sau khi cải tạo, giao thông trên tuyến sẽ thuận lợi hơn phục vụ phát triển
kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với việc phát triển du lịch Tam Đảo.
Đường tỉnh lộ 35 đi Hồ Sơn Trang dài 25km nối quốc lộ 2B đi Tây
Thiên chất lượng tốt.
* Về địa danh nổi tiếng
Địa danh nổi tiếng của huyện gồm có khu du lịch Tam Đảo nằm trên
dãy núi Tam Đảo thuộc địa bàn thị trấn Tam Đảo ở độ cao trên 1000m so với
mực nước biển khí hậu ở đây mát mẻ, nằm giữa vườn quốc gia Tam Đảo rộng
lớn, khu du lịch luôn có môi trường trong sạch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có
nhiều di tích lịch sử văn hoá, là nơi thăm quan nghỉ mát nghỉ dưỡng nổi tiếng
trong nước.
Vườn quốc gia Tam Đảo có diện tích 36.883 ha, thảm thực vật ở đây
đặc trưng cho 5 kiểu rừng, là nơi bảo tồn thiên nhiên, có nhiều giá trị nổi bật
và sự đa dạng phong phú của hệ động và thực vật trong đó có nhiều loài đặc
hữu và quý hiếm cần được bảo vệ, là kho tàng quý về các nguồn gen động,
thực vật, những giá trị hiếm có về khí hậu, thẩm mỹ, cảnh quan thiên nhiên và
môi trường, là “lá phổi xanh” điều hoà khí hậu cho một vùng rộng lớn trong
đó có thủ đô Hà Nội, một khu du lịch nghỉ dưỡng quý giá, là địa chỉ đào tạo
sinh viên, học sinh tìm hiểu về môi trường sinh thái đến thực tập, nghiên cứu.
Khu di tích danh thắng Tây Thiên là một quần thể gồm nhiều di tích có

liên quan đến buổi bình minh dựng nước với truyền thuuyết nữ chúa Tam Đảo
Lăng Thị Tiêu đã kết duyên với vua Hùng Vương thứ 6 Lang Liêu và được
sắc phong là Quốc Mẫu. Quần thể Tây Thiên rất đa dạng, kỳ vĩ, khi là ruộng

23


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN THỊ TỐ TÂM

đồng trù phú, lúc đến rừng rậm nguyên sinh, cây đại ngàn và muông thú, khi
ghềnh thác treo leo, suối reo nước chảy, lúc là binh địa phẳng phiu, những dãy
“người đá” kỳ dị đang họp chợ giao lưu rất phong phú khiến người thưởng
ngoại nơi đây cảm thấy không đơn điệu không biết chán càng đi càng say sưa,
lý thú. Tây Thiên đã và đang hấp dẫn du khách mọi miền và là một trong
những khu di tích danh thắng bậc nhất của tỉnh Vĩnh phúc.
Đặc biệt là lễ hội Tây Thiên - lễ hội về nguồn là lễ hội nổi tiếng của
Tây Thiên hàng năm thu hút nhiều khách thập phương đến nơi đây và Thiền
viện Trúc Lâm nổi tiếng, là nơi hành hương của Phật tử và nhân dân cả nước.
Như vậy, bằng lý luận và thực tiễn có sức tuyết phục khoá luận đã nêu
ra được những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc phát triển du lịch văn
hoá ở huyện Tam Đảo. Đây sẽ là cơ sở, tiền đề để phân tích được thực trạng
và tiềm năng phát triển du lịch văn hoá ở huyện Tam Đảo chương tiếp theo.

24


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


TRẦN THỊ TỐ TÂM

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN TAM ĐẢO

2.1. Thực trạng
2.1.1. Thời kỳ phát triển du lịch trước đây (khi người Pháp xâm lược)
Trước khi người Pháp đến xâm chiếm vùng đất này,Tam Đảo rất trong
lành và nguyên sơ, mãi đến tận những năm 1904-1906 khu nghỉ mát Tam Đảo
mới được hoàn thành và đưa vào khai thác.
Năm 1904 phái đoàn quân sự được phủ toàn quyền Đông Dương giao
nhiệm vụ tìm trong dãy Tam Đảo một điểm thuận lợi cho việc đặt một trạm
nghỉ mát mùa hè. Phái đoàn đã báo cáo là ở độ cao 930 mét, có một khoảng
đất hình vành chảo mà phái đoàn cho là có thể đáp ứng nhu cầu của dự án nói
trên. Trong hai năm, đã tiến hành khảo sát một cách có hệ thống. Kết quả có
tác động khích lệ đến mức năm 1906 phủ Toàn Quyền quyết định dứt khoát
xây dựng trạm nghỉ đó. Hơn ba thập kỷ hình thành và trở thành “ Hoàng kim”
một đi không trở lại của những công trình kiến trúc đặc trưng của Pháp đầu
thế kỷ 20 đã bắt đầu như thế.
Vẻ đẹp của núi rừng Tam Đảo và nhất là khí hậu ôn đới mát mẻ trong
lành trên Tam Đảo đã được người Pháp nhận ra ngay từ những năm đầu tiên
của thế kỷ 20. Và một thị trấn nghỉ dưỡng đã được quy hoạch quanh một
thung lũng nhỏ xinh có dòng suối Bạc chảy qua. Lúc đầu nơi này chỉ dành cho
quan chức và sỹ quan người Pháp, về sau đã được mở rộng cho các quan lại
cao cấp, các nhà tư sản người Việt, rồi vào năm 1940 các công chức trung lưu
người Việt cũng đã thường xuyên lên Tam Đảo nghỉ dưỡng nhất là vào các
ngày hè nóng bức. Khi ấy tại đây đã có trên 150 biệt thự tư nhân, nhiều ngôi
khách sạn lớn, nhiều nhà nghỉ của các văn phòng công sở lớn tại Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định và các toà nhà hành chính, bưu điện, trại lính cùng một

ngôi làng dành riêng cho mấy trăm gia đình những người phu phen, tạp dịch.

25


×