Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Giao thoa giao tiếp anh việt và sốc văn hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.63 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********

VŨ THU HUYỀN

GIAO THOA GIAO TIẾP ANH – VIỆT
VÀ SỐC VĂN HOÁ
(TRÊN CỨ LIỆU TIẾNG ANH)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI - 2010


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********

VŨ THU HUYỀN

GIAO THOA GIAO TIẾP ANH – VIỆT
VÀ SỐC VĂN HOÁ
(TRÊN CỨ LIỆU TIẾNG ANH)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học



Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN VĂN CHIẾN

HÀ NỘI – 2010

SV: Vò Thu HuyÒn

2

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài: “Giao thoa giao tiếp Anh Việt và sốc văn hoá (trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt)”, trước tiên tác giả
khóa luận xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Văn Chiến - người
hướng dẫn khoa học.
Tác giả khoá luận cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ Văn, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành
khoá luận này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Tác giả khoá luận

Vũ Thu Huyền


SV: Vò Thu HuyÒn

3

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Chiến. Kết quả thu được là hoàn toàn
trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Tác giả khoá luận

Vũ Thu Huyền

SV: Vò Thu HuyÒn

4

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp


KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

GS

Giáo sư

TS

Tiến sĩ

TH

Trường hợp

NV

Người Việt

NA

Người Anh

Nxb

Nhà xuất bản


VD

Ví dụ

MỤC LỤC

SV: Vò Thu HuyÒn

5

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

MỞ ĐẦU................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………….............6
2.

Lịch

sử

nghiên

cứu…………………………………………………………………..6
3.


Đối

tượng

nghiên

cứu………………………………………………………..............8
4. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………………..8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………………..8
6.

Phương

pháp

nghiên

cứu……………………………………………………………8
7.

Giới

hạn

nghiên

cứu…………………………………………………………………8
8. Đóng góp của khoá luận…………………………………………………….............9
9. Bố cục của khoá luận………………………………………………………………..9
NỘI DUNG……………………………………………………………………………10

CHƯƠNG 1…………………………………………………………………………...10
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN……………………………………………….............10
1.1.

Ngôn ngữ và văn hoá…………………………………………………….........10

1.1.1. Về khái niệm văn hoá…………………………………………………………...10
1.1.2.

Về

khái

niệm

ngôn

ngữ………………………………………………………….12
1.1.3.

Mối

quan

hệ

giữa

văn


hoá



ngôn

ngữ…………………………………………13
1.2. Giao thoa văn hoá trong giao tiếp liên ngôn…………………………………...15
1.2.1. Hiện tượng “Giao thoa văn hoá”………………………………………………..15
1.2.2. Giao thoa văn hoá trongh giao tiếp liên ngôn…………………………………..17
CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………..24

SV: Vò Thu HuyÒn

6

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH CỦA GIAO THOA GIAO TIẾP ANH VIỆT…………………………………………………………………………………..24
2.1. Giao thoa văn hoá trong giao tiếp ngôn ngữ Anh - Việt………………………24
2.2. Hiện tượng xưng hô……………………………………………………………...24
2.2.1. Quan hệ xưng hô trong ngôn ngữ - văn hoá Việt……………………………….25
2.2.2. Hình thức xưng hô trong ngôn ngữ - văn hoá Anh - Mỹ………………………..28
2.2.3. Một số trường hợp điển hình về lỗi giao thoa văn hoá trong giao tiếp xưng hô
Anh - Việt……………………………………………………………………………...30

2.3. Lời chào…………………………………………………………………………..31
2.4.

Lời

mời,

lời

đề

nghị

lịch

sự………………………………………………………33
CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………...36
SỐC VĂN HOÁ ANH - VIỆT QUA NGÔN NGỮ…………………………………36
3.1. Định nghĩa sốc văn hoá………………………………………………….............36
3.2. Những khoảng thời gian của sốc văn hoá………………………………………37
3.3. Cơ chế của sốc văn hoá…………………………………………………………..39
3.4. Sốc văn hoá Anh - Việt qua giao tiếp ngôn ngữ………………………………..40
3.4.1. Sốc văn hoá trong khen và tiếp nhận lời khen…………………………………..40
3.4.2. Sốc văn hoá do cách chọn chủ điểm giao tiếp…………………………………..43
3.4.3.

Sốc

văn


hoá

do

nói,

dịch

tương

đương

theo

nghĩa

đen………………….............45
3.4.4. Sốc văn hoá do diễn đạt vòng vo………………………………………………..47
CHƯƠNG 4…………………………………………………………………………...50
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI GIAO THOA VÀ GIẢM SỐC VĂN
HOÁ ĐỐI VỚI SINH VIÊN VIỆT NAM KHI HỌC GIAO TIẾP TIẾNG
ANH…………………………………………………………………...........................50
4.1. Dạy văn hoá trước và trong khi dạy ngoại ngữ………………………………..50
4.2. Xây dựng hệ thống câu đố văn hoá về lĩnh vực giao tiếp……………………..51

SV: Vò Thu HuyÒn

7

Líp: K32G - ViÖt Nam häc



Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

4.3. Xây dựng hệ thống bài tập về những trường hợp giao tiếp hằng ngày (tiếng
Anh)…………………………………………………………………………………....55
4.4. Một số cách giúp đương đầu và khắc phục sốc………………………………...58
KẾT LUẬN…………………………………………………………………...............59
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………61

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hoá là bản chất, tinh thần của mỗi dân tộc. Quá trình hình thành một
tộc người (văn hoá) diễn ra cùng lúc với các quá trình tiếp xúc văn hoá, vay
mượn văn hoá, biến đổi văn hoá, tích hợp văn hoá, đặc biệt là hiện tượng giao
thoa giữa các văn hoá khác nhau qua nhiều con đường khác nhau như: chiến
tranh xâm lược, giao lưu buôn bán hay qua các dạng thức truyền đạo…
Khái niệm giao thoa văn hoá được hiểu theo hai nghĩa rộng, hẹp. Nghĩa
rộng: giao thoa văn hoá là quá trình tiếp xúc văn hoá giữa hai tộc người. Nghĩa
hẹp: giao thoa văn hoá là hiện tượng ảnh hưởng của một nền văn hoá này đến
một nền văn hoá khác.
Việt Nam trong thời kì hội nhập, quá trình giao thoa văn hoá diễn ra mạnh
mẽ, đặc biệt là với các quốc gia nói tiếng Anh - ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới.
Giao thoa văn hoá Anh - Việt đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có nhiều khó khăn
gây cản trở tới tiến trình hội nhập, đặc biệt là trong lĩnh vực giao tiếp. Từ đó dẫn
đến hiện tượng sốc văn hoá đối với những người Việt nói tiếng Anh và những
người thuộc cộng đồng ngôn ngữ Anh nói tiếng Việt. Đây là vấn đề đáng được lưu
tâm, đòi hỏi phải có những giải pháp khắc phục để giảm bớt những giao thoa tiêu cực

và hiện tượng sốc văn hoá, kích thích hội nhập và tạo điều kiện phát triển cho các lĩnh
vực xã hội khác. Vì thế, chúng tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu về hiện tượng

SV: Vò Thu HuyÒn

8

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

giao thoa trong giao tiếp ngôn ngữ Anh - Việt và sốc văn hóa qua một số trường hợp
điển hình nhằm đưa ra một số biện pháp khắc phục hiện tượng đó.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trước đây, nghiên cứu về vấn đề giao thoa văn hóa trong giao tiếp ngôn
ngữ Anh - Việt đã có một số công trình khoa học đề cập đến như:
1. So sánh kết vị học giữa các cấu trúc của câu tiếng Anh và câu tiếng
Việt, Luận án Tiến sĩ của Dương Thanh Bình (1965).
2. Nghiên cứu phân tích tương phản hệ thống âm tiếng Việt và âm tiếng
Anh ở Mỹ, Luận án Tiến sĩ của Hoàng Thị Thanh Giang (1986).
3. Những kiểu giao thoa âm ở người Việt nói tiếng Anh, Miller (1976).
4. Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mỹ trong cách thức khen và tiếp
nhận lời khen, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Quang (1999).
5. Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài và những vấn đề
có liên quan, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thiện Nam (2001).
6. Khảo sát các lỗi giao thoa văn hoá - ngôn ngữ trong diễn ngôn của
người Việt học tiếng Anh, Luận án Tiến sĩ của Phạm Đăng Bình (2003).

7. Culture Shock Viet Nam, C.Ellis.
8. Lingustics across culture, R.Lado.
Tuy nhiên, các công trình trên hoặc là chỉ nghiên cứu giao thoa văn hoá ở
bình diện ngữ âm, hoặc là chỉ ở một trường hợp cụ thể hoặc chỉ đơn thuần là giao
thoa văn hoá trong giao tiếp hay sốc văn hóa chứ chưa có sự gắn kết hai hiện
tượng này với nhau. Gần đây, trong hội thảo Ngữ học toàn quốc tháng 4 năm
2010, TS. Nguyễn Văn Chiến đã công bố công trình: “Từ sốc văn hoá đến giao
thoa ngôn ngữ qua các văn hoá”. Đây là công trình đã gắn kết hai hiện tượng trên
với lý luận giao thoa văn hoá chính là tiền đề của sốc văn hoá trong giao tiếp liên
ngôn. Trong đó có đưa ra một số lý thuyết cụ thể về giao thoa văn hoá và nguyên

SV: Vò Thu HuyÒn

9

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

nhân gây giao thoa, sốc văn hoá và cơ chế gây sốc… Trên cơ sở lý luận của các
công trình nghiên cứu trên, đặc biệt phát triển hướng nghiên cứu của Nguyễn
Văn Chiến, chúng tôi lựa chọn đề tài này nhằm khẳng định vai trò quan trọng của
văn hóa trong giao tiếp liên ngôn liên văn hoá; ảnh hưởng tiêu cực của giao thoa
văn hóa; và sốc văn hoá như là hệ quả của giao thoa văn hoá thông qua nghiên
cứu một số trường hợp điển hình. Từ đó, đưa ra một số biện pháp khắc phục các
hiện tượng đó để phục vụ trước hết cho hoạt động dạy và học ngoại ngữ (tiếng
Anh) dành cho người Việt Nam.

3. Đối tượng nghiên cứu
- Những giao thoa trong giao tiếp ngôn ngữ Anh - Việt (Nghiên cứu những
trường hợp điển hình).
- Những trường hợp sốc văn hoá điển hình (Nghiên cứu những người Việt
nói tiếng Anh và những người thuộc ngôn ngữ Anh nói tiếng Việt gặp sốc).
4. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu, nắm bắt được những trường hợp dễ gây giao thoa và
sốc văn hoá, chúng tôi hướng tới tìm ra những biện pháp có hiệu quả tích cực trong
việc khắc phục giao thoa và sốc văn hoá. Điều này thể hiện trước tiên ở việc học
tiếng, không chỉ là học tiếng đơn thuần mà còn là học văn hoá của hai quốc gia.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra được những trường hợp điển hình dễ gây giao thoa và sốc văn hoá.
- Làm rõ nguyên nhân, cơ chế gây giao thoa và sốc.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê.
- Đối chiếu, so sánh hai ngôn ngữ để làm sáng tỏ vấn đề.

SV: Vò Thu HuyÒn

10

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

- Khảo sát nhằm đưa ra số liệu thực tế tăng tính thuyết phục cho kết quả nghiên

cứu.
7. Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu hiện tượng giao thoa giao tiếp ngôn ngữ Anh - Việt qua một
số trường hợp điển hình:
- Hiện tượng xưng hô
- Lời chào
- Lời mời, lời đề nghị lịch sự
- Khen và tiếp nhận lời khen
- Cách chọn chủ điểm giao tiếp
- Diễn đạt vòng vo…
8. Đóng góp của khoá luận
- Chỉ ra những vùng dễ gây giao thoa và sốc văn hoá nhất đối với công dân
thuộc hai cộng đồng ngôn ngữ Anh - Việt khi phải giao tiếp, tương tác với nhau.
- Làm rõ nguyên nhân cơ bản dẫn đến hai hiện tượng này và cơ chế gây
sốc văn hoá.
- Đề xuất các giải pháp có khả năng thực thi đối với việc hạn chế, khắc
phục ảnh hưởng xấu của hai hiện tượng này.
9. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm bốn chương:
Chương 1: Những tiền đề lý luận
Chương 2: Những trường hợp điển hình của giao thoa giao tiếp Anh - Việt
Chương 3: Sốc văn hoá Anh - Việt qua ngôn ngữ (Nghiên cứu những
trường hợp điển hình mà người Việt nói tiếng Anh và người thuộc ngôn ngữ Anh
nói tiếng Việt gặp sốc)

SV: Vò Thu HuyÒn

11

Líp: K32G - ViÖt Nam häc



Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Chương 4: Đề xuất giải pháp khắc phục lỗi giao thoa và giảm sốc văn hoá
đối với sinh viên Việt Nam khi học giao tiếp tiếng Anh (Dựa trên kết quả của
những nghiên cứu điển hình).

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Ngôn ngữ và văn hoá
1.1.1. Về khái niệm văn hoá
Văn hoá là một khái niệm có ngoại diên rất rộng và đã có nhiều nhà
nghiên cứu tìm cách định nghĩa. Trên thực tế, việc định nghĩa khái niệm văn hoá
không hề đơn giản bởi mỗi học giả đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ
riêng, mức độ riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu mà tri nhận nó. Dưới
đây là một số định nghĩa về văn hoá theo cách hiểu đa diện của một số nhà nghiên
cứu.
Theo Goodenough: “Văn hoá là một hiện tượng tinh thần rất đa dạng, đa diện.
Nó là một hệ thống các giá trị tồn tại trong cộng đồng và trong mỗi cá nhân. Nó vừa
là thước đo chuẩn mực, vừa là sợi dây liên hệ gắn bó chặt chẽ giữa cá nhân với cộng
đồng. Nó được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận và chia sẻ. Nó được thể
hiện thông qua ngôn ngữ và các hành vi giao tiếp có lời và phi lời” [2, 53].

SV: Vò Thu HuyÒn

12


Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Theo Reesing và Spences Oatey: “Văn hoá là những hiểu biết về phong
tục, tập quán, truyền thống, tín ngưỡng, lối sống, hành vi mà con người phải học hoặc
hấp thụ được trong xã hội. Hiểu biết về văn hoá sẽ góp phần điều chỉnh và chi phối
cách ứng xử của các thành viên trong cộng đồng văn hoá ngôn ngữ” [2, 54].
Định nghĩa văn hoá của UNESCO: “Văn hoá là tổng thể những nét riêng
biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã
hội hoặc một nhóm người trong xã hội. Văn hoá gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống, quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những
tập tục và những tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về
bản thân. Chính văn hoá đó làm cho con người trở thành những sinh vật đặc biệt
nhân bản, có lí tính và dấn thân một cách có đạo lí. Chính nhờ văn hoá mà con
người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa
hoàn chỉnh đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết
mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới, những
công trình vượt trội bản thân” [14, 51].
Như vậy, có thể coi văn hoá là bản chất, tinh thần của mỗi dân tộc. Nó
khác với phạm trù “tự nhiên” bởi tự nhiên là những điều được tạo ra và lớn lên
một cách hữu cơ, còn văn hóa lại là những điều được tạo ra, trau dồi và phát triển
do con người. Chính thuật ngữ “văn hoá” (Culture) cũng bắt nguồn từ khái niệm
“nuôi dưỡng” (Cultivative), nghĩa là những gì con người sáng tạo ra và sử dụng
cho mục đích sinh tồn và phát triển. Theo Nguyễn Văn Chiến, văn hoá có thể
xem như cách con người cảm, tiếp nhận về ba thế giới. Đó là: thế giới tự nhiên

hiện hữu xung quanh con người; thế giới thực tại (xã hội) mà con người đang
sống, tương tác trong đó và thế giới tâm linh luôn tồn tại trong con người. [6]
Trong mỗi văn hoá, mọi hành xử đều được đúc khuôn (be patterned) và trở
thành những khuôn mẫu văn hoá (cultural patterns) đặc trưng cho tộc người

SV: Vò Thu HuyÒn

13

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

thuộc văn hoá đó. Những yếu tố dù như nhau hay khác nhau hoàn toàn về hình
thức giữa hai văn hoá thì vẫn bị nhận thấy những điểm khác và giống nhau bên
trong những khuôn mẫu văn hoá. Mỗi một sự kiện, hiện tượng văn hoá khi được
xác lập như một đặc trưng văn hoá, thể hiện một đơn vị hành xử văn hoá có tính
khuôn mẫu thì đều phải có các mặt cấu thành chúng như một kí hiệu điển hình.
Trên tinh thần cấu trúc luận, Robert Lado đã chỉ ra các trường hợp nghiên cứu
điển hình về so sánh khác biệt văn hoá; sau khi xác lập, các đơn vị chức năng của
một văn hoá bao gồm: 1/ một hiện tượng văn hoá phải được hiện thực hoá qua
một hình thái (Form); 2/ trong hình thái ấy phải có một tập hợp nghĩa (Meaning);
và 3/ chúng phải được phân bố (Distribution) trong thời gian (time) và không
gian (space) nhất định [16, 112].
Để một văn hoá có thể tồn tại thì những khuôn mẫu văn hoá trong nó cần
thiết phải được chia sẻ một cách có kế thừa bởi một vài cộng đồng hay nhóm cá
nhân về những giá trị, niềm tin và hành vi (có cùng cách hiểu, cảm nhận và hành

xử giữa các thành viên); cũng như được học tập, kế thừa qua các thế hệ; và
những gì được thừa nhận mang tính văn hoá một khi nó phải được các thế hệ học
tập cũng tốt như chia sẻ vậy. Chẳng hạn như ăn là một nhu cầu thiết yếu của con
người nhưng việc ăn gì, ăn ở đâu, ăn khi nào, ăn cùng ai, ăn như thế nào thì lại
được học hỏi và biến đổi từ văn hoá này sang văn hoá khác.
1.1.2. Về khái niệm ngôn ngữ
Theo Lênin, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con
người”. Các Mác cho rằng “ngôn ngữ chỉ nảy sinh do nhu cầu, do sự cấp bách
cần thiết phải giao tiếp với những người khác”, tức là sự hình thành một ngôn
ngữ gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của một cộng đồng người
(tương đương với văn hoá của tộc người đó).

SV: Vò Thu HuyÒn

14

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Theo GS Nguyễn Thiện Giáp, ngôn ngữ là “một hệ thống tín hiệu âm
thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành
viên trong một cộng đồng người; nó đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư
duy, truyền đạt truyền thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác”
[8].
Vậy ngôn ngữ có thể hiểu như là một hệ thống các kí hiệu với những từ
ngữ, cấu trúc ngữ pháp và phong cách biểu hiện có tính qui phạm nhất định của

mỗi cộng đồng để con người có thể suy luận và giao thiệp với nhau.
Nguồn gốc hình thành một ngôn ngữ gắn liền với văn hoá của cộng đồng
người sử dụng ngôn ngữ đó. Nó đảm nhiệm hai chức năng quan trọng là: chức
năng giao tiếp (hàn huyên, chỉ dẫn, thông tin, hỏi, biểu cảm, khêu gợi, ngôn
hành…) và chức năng tư duy (ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng và
trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng) của các cá nhân thuộc cộng
đồng đó).
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ
Văn hoá và ngôn ngữ có mối quan hệ biện chứng với nhau, tương tác lẫn
nhau trong quá trình tồn tại.
1.1.3.1. Ảnh hưởng của văn hoá lên ngôn ngữ
* Dễ nhận thấy nhất là ảnh hưởng của văn hoá lên vốn từ vựng. Tiêu biểu nhất
là những từ chỉ màu sắc, gọi tên các sự vật, từ chỉ các bộ phận trên cơ thể người…
VD: Từ chỉ màu sắc
Tiếng Việt gắn với văn hoá Nông nghiệp, trồng trọt nên trong vốn từ vựng có
nhiều từ chỉ màu xanh của cây cỏ như: xanh lá mạ, xanh nõn chuối… Nhưng tiếng
Anh lại chỉ có duy nhất từ “green” để chỉ tất cả màu xanh của cây cỏ.
* Văn hoá tạo nên những phổ quát ngôn ngữ học. Những phổ quát ngôn
ngữ đó được hình thành do những điểm chung giữa các văn hoá. Như trong các

SV: Vò Thu HuyÒn

15

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp


từ chỉ màu của hầu hết các ngôn ngữ đều thấy sự phân biệt rõ ràng hai màu đen trắng được từ vựng hoá. Điều đó chứng tỏ về mặt sinh học, những tế bào đặc biệt
trong võng mạc mắt người đều nhạy cảm với hai màu này; và về tự nhiên, cả hai
màu đều có mặt trong các cộng đồng.
* Văn hoá tạo nên những riêng biệt về ngôn ngữ. Sự khác nhau về môi
trường, vật chất, xã hội sinh ra những đặc trưng ngôn ngữ khác nhau.
VD: Trong tiếng Anh có hai từ để chỉ tuyết còn tiếng Eskimo lại có nhiều.
Hay tiếng Anh có ba từ để chỉ máy bay, phi công nhưng người Hopi lại chỉ có
một. Những khác biệt đó có thể lí giải là do vai trò của các yếu tố trên đối với
mỗi cộng đồng. Cuộc sống của người Eskimo gắn liền với tuyết nên vốn từ để
gọi tên sự vật này phong phú. Tương tự, công nghệ giữ vai trò thiết yếu trong xã
hội Anh nên vốn từ vựng về lĩnh vực này phong phú hơn [11, 18].

1.1.3.2. Ảnh hưởng của ngôn ngữ lên văn hoá
Ngôn ngữ là một thành tố của văn hoá, gắn bó chặt chẽ với văn hoá. Thể
hiện ở bốn khía cạnh sau:
Thứ nhất: Ngôn ngữ là một hệ thống mã văn hoá. Bởi ngôn ngữ là những
giá trị cơ bản mà nhờ nó con người có thể kiểm soát được cuộc sống, diễn biến
xã hội. Khi ngôn ngữ được sử dụng trong những ngữ cảnh nhất định thì nó chịu
sự chi phối của văn hoá qua các yếu tố khác nhau và nhiều cách thức phức tạp.
VD: Người phương Tây ưa thích cách chào hỏi bằng một lời hỏi thăm sức
khoẻ hay hỏi về công việc, thể hiện tính lịch sự và khách quan.
Người Việt Nam lại ưa thích cách chào hỏi bằng những lời hỏi thăm về
những vấn đề riêng tư do văn hoá Việt ưa tình cảm, trọng tình, muốn thể hiện sự
quan tâm lẫn nhau.

SV: Vò Thu HuyÒn

16


Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Thứ hai: Ngôn ngữ biểu hiện hiện thực văn hóa. Vì từ ngữ mà con người
phát ra này có liên quan tới những kinh nghiệm đời thường. Chúng biểu thị
những sự thật, những quan điểm, hay những sự kiện, vốn là những thứ có thể lây lan
vì chúng liên quan đến kho tri thức về thế giới mà con người có thể chia sẻ được với
nhau. Bản thân từ vựng - một đơn vị của ngôn ngữ cũng mang tính văn hoá vì nó bộc
lộ thái độ, quan điểm và niềm tin của người nói, những điều mà cũng là thái độ, niềm
tin của những người khác cùng cộng đồng ngôn ngữ khi sử dụng từ ngữ đó.
VD: Từ “ghét” trong ngôn ngữ Việt được cả cộng đồng người Việt sử
dụng để diễn tả trạng thái tâm lí không ưa, không thích, dị ứng với một sự vật,
hiện tượng nào đó chứ không phải một vài người sử dụng từ này với nghĩa này,
những người khác lại sử dụng với nghĩa khác trừ những trường hợp nói ẩn dụ,
nói ngược.
Thứ ba: Ngôn ngữ bao chứa các hiện thực văn hoá. Nội hàm những cách
mà con người sử dụng để nói, viết, nhìn nhận, đánh giá (các góc độ biểu hiện
chức năng của ngôn ngữ) đó mang những ý nghĩa biểu đạt về nhóm văn hoá mà
chúng thuộc về. Ví dụ như thông qua giọng, phong cách đàm thoại, những điệu
bộ hay những biểu hiện nét mặt của một người có thể nhận ra họ là người thuộc
vùng miền nào trong một nước hay trên thế giới bởi đó đều là những đặc trưng
văn hoá giao tiếp của vùng miền họ thuộc về.
Thứ tư: Ngôn ngữ biểu tượng hoá các hiện thực văn hoá.
Ngôn ngữ là một hệ thống các kí hiệu mà có thể xem như nó chứa đựng
một giá trị văn hoá. Những người nói, tham gia giao tiếp có thể nhận ra nhau hay
nhận ra những người khác nhóm thông qua giọng nói của họ. Họ xem ngôn ngữ

của mình như là công cụ để nhận dạng cộng đồng họ [6].
Ngôn ngữ, nói cho chính xác, là một hiện tượng văn hoá, nằm trong văn
hoá. Văn hoá giữ vai trò là nền tảng biểu hiện của ngôn ngữ. Điều này có ý nghĩa

SV: Vò Thu HuyÒn

17

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

quan trọng trong hoạt động dạy và học ngoại ngữ. Những người học và sử dụng
ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp không những phải nắm vững kiến thức từ
vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ đích mà cũng phải biết cách tự trang bị cho mình
những hiểu biết tối thiểu về văn hoá của ngôn ngữ đích để có thể tham gia vào
quá trình giao tiếp liên văn hoá một cách có hiệu quả, tránh những hiểu nhầm
không đáng có.
1.2. Giao thoa văn hoá trong giao tiếp liên ngôn
1.2.1. Hiện tượng “Giao thoa văn hoá”
* Khái niệm “Giao thoa” (Interference): Là một thuật ngữ dùng trong Vật
lý học dùng để chỉ hiện tượng hai hay nhiều làn sóng làm tăng cường hay làm
yếu lẫn nhau khi gặp nhau tại cùng một điểm [10].
* Giao thoa văn hoá (Culture Interferences) theo đó được hiểu là hiện
tượng hai hay nhiều văn hoá khi gặp nhau tại những điểm đặc biệt có cùng hình
thái gây ra những tác động tích cực hay tiêu cực đối với hoạt động giao tiếp, dạy,
học ngoại ngữ… Trong công trình này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu các

tác động tiêu cực của sự gặp gỡ đó. Tức là “Giao thoa” được hiểu theo nghĩa tác
động tiêu cực trong quá trình tiếp xúc văn hoá.
Thuật ngữ “Giao thoa văn hoá” được sử dụng nhiều từ những năm 80 của
thế kỉ trước trở lại đây để chỉ “sự áp đặt, sự ảnh hưởng của hệ thống thói quen,
các hành xử thuộc mô hình văn hoá này đối với một hệ thống thói quen, cách
hành xử của mô hình văn hoá khác ở những người tham gia giao tiếp là những
thành viên của các hệ thống văn hoá; do vậy, dẫn đến việc bóp méo hoặc hiểu sai
cái mô hình văn hoá mà mình chưa rõ. Từ đó làm nảy sinh những hành xử văn
hoá sai lạc trong một hệ thống văn hoá nhất định” [4, 38].
Thực chất, “giao thoa văn hoá” là kết quả của hiện tượng chuyển di văn
hoá; nói một cách chính xác hơn, là của quá trình chuyển di văn hoá. Và đến lượt

SV: Vò Thu HuyÒn

18

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

nó, chính giao thoa văn hoá là cha đẻ của sốc văn hoá” [5, 4]. Theo R.Lado, giao thoa
văn hoá nảy sinh khi các cá thể có xu hướng chuyển các dạng thức; ý nghĩa; sự phân
bố các dạng thức có nghĩa đó của ngôn ngữ và văn hoá bản ngữ (nguồn) sang ngôn
ngữ và văn hoá nước ngoài (đích). Xu hướng này diễn ra cả trong lúc sản sinh lời nói
và ứng xử trong nền văn hoá đó lẫn trong lúc tiếp thụ văn hoá, khi họ tìm cách nắm
vững và hiểu ngôn ngữ cùng văn hoá đích như người bản ngữ” [2, 26].
Các cá thể khi tham gia vào hoạt động giao tiếp liên ngôn (sử dụng ngoại

ngữ) thường có xu hướng áp đặt cách hiểu, cách cảm nhận, cách hành xử trong
văn hoá nguồn sang để cảm nhận, ứng xử trong văn hoá đích. Điều đó làm nảy
sinh một vấn đề là nếu văn hoá nguồn và văn hoá đích có khu vực tương đồng
càng lớn thì giao thoa sẽ xảy ra càng ít; ngược lại, nếu giữa hai văn hoá có sự
khác biệt càng lớn thì khả năng giao thoa càng lớn khi các cá thể có xu hướng áp
đặt như trên. Đặc biệt, trong hoạt động học ngoại ngữ, người học do không hoặc
chưa ý thức được một cách đầy đủ về những khác biệt văn hoá, tư duy văn hoá
nên nhiều khi những điều người học muốn diễn đạt có hình thức bên ngoài giống
ngôn ngữ đích nhưng nội dung bên trong lại chứa đựng hàm nghĩa văn hoàn toàn
khác khiến người bản ngữ cảm thấy mơ hồ về nghĩa, trống nghĩa hoặc hiểu nhầm
gây ngưng trệ hoặc phá vỡ giao tiếp.
1.2.2. Giao thoa văn hóa trong giao tiếp liên ngôn
* Giao tiếp là “việc chia sẻ điều gì đó với người khác như ý nghĩ, niềm hi
vọng hay kiến thức… Quá trình giao tiếp phải gồm một người phát ngôn, hành vi
phát ngôn, một người tiếp nhận phát ngôn và một mục đích phát ngôn”. (Theo
Jandt trong “An introduction to Intercultural Communication - Identities in a
global Community”).
* Giao tiếp liên ngôn là hoạt động những người tham gia giao tiếp sử dụng
chung một thứ tiếng nhưng họ lại thuộc những nền văn hoá khác nhau (liên văn

SV: Vò Thu HuyÒn

19

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp


hoá). Từ đó, những khác biệt văn hoá được bộc lộ và cản trở họ thấu hiểu lẫn
nhau trong khi giao tiếp. Ở đây, quá trình giao tiếp không chỉ diễn ra một cách cơ
học theo kiểu thụ - phát thông tin như vẫn hiểu theo truyền thống mà là một quá
trình phức tạp mang tính xã hội hoá và đặc trưng văn hoá cao. Quá trình giao tiếp
chỉ thực sự hoàn hảo khi những người tham gia giao tiếp có năng lực giao tiếp
tốt. Theo S.Troike, năng lực giao tiếp được đánh giá qua ít nhất ba yếu tố: kiến
thức ngôn ngữ (Linguistic knowledge), kĩ năng tương tác (Interaction skills) và
hiểu biết văn hoá (Cultural knowledge). Năng lực giao tiếp giúp người nói biết
cách chọn bản mã phù hợp, tạo điều kiện giải mã chính xác thông tin trong từng
tình huống giao tiếp.
* Trong hoạt động giao tiếp liên ngôn, hiện tượng giao hoa văn hóa xảy ra
ở cả giao tiếp phi ngôn ngữ và giao tiếp ngôn ngữ.
1.2.2.1. Giao thoa văn hoá trong giao tiếp phi ngôn ngữ
a. Giao tiếp phi ngôn ngữ
Trong hoạt động và thực tế giao tiếp, con người không chỉ giao tiếp bằng
ngôn ngữ thành lời, thành tiếng mà cùng với nó là những điệu bộ, cử chỉ kết hợp
biểu lộ trung thực ý đồ giao tiếp. Các nhà Ngôn ngữ học gọi đây là hiện tượng
“Kèm ngôn” (Paralinguistic). Kèm ngôn là việc sử dụng những động tác, điệu
bộ, cử chỉ, thanh giọng… trong giao tiếp bên cạnh việc sử dụng lời nói nhằm thể
hiện ý đồ giao tiếp. Cần phân định rõ hiện tượng này với hiện tượng “ngôn ngữ
cử chỉ” của người câm điếc, một kiểu giao tiếp không hề sử dụng ngôn từ.
b. Các lĩnh vực khác nhau của hiện tượng kèm ngôn
Theo R.Lado, có ba lĩnh vực cơ bản:
b1. Động học (Kinenices): Là ngành nghiên cứu những chuyển động trên cơ
thể con người trong khi giao tiếp. Gồm những chuyển động ở khu vực đầu, mặt, mắt;
khu vực tứ chi; khu vực hông. Thành tựu nghiên cứu chủ yếu ở hai khu vực đầu.

SV: Vò Thu HuyÒn


20

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

b2. Khoảng cách học (Proxemices): Là ngành xem xét khoảng cách giao
tiếp giữa những người đối thoại. Thông thường có bốn vùng giao tiếp: giao tiếp
giữa những người thân quen; giao tiếp nơi công cộng, bình thường; giao tiếp
trong môi trường trang trọng, có tính qui phạm chuẩn mực; và giao tiếp trong
môi trường ngoại giao, chính trị.
b3. Thanh học (Tone of voice): Nghiên cứu thanh giọng khi giao tiếp
ngôn ngữ.
c. Giao thoa văn hoá trong lĩnh vực kèm ngôn
Trên thực tế có xảy ra một kiểu giao thoa các hiện tượng kèm ngôn giữa
tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ mình đang tiếp cận. Đôi lúc, người nói ngoại ngữ tỏ ra
thông thạo ngôn ngữ thành tiếng nhưng lại tỏ ra vụng về cử chỉ kèm ngôn hay
không có cử chỉ kèm ngôn giống với cộng đồng ngôn ngữ đó. Dưới đây là một số
trường hợp điển hình về hiện tượng giao thoa các hiện tượng kèm ngôn xảy ra do
những khác biệt về văn hoá.
Trường hợp 1: Hành động gật đầu trong hầu hết các văn hoá là để biểu
thị sự đồng ý, chấp thuận nhưng ở Bungari thì ngược lại, là sự không đồng ý,
không chấp thuận. Nếu đến Bungari và sử dụng hành động này với ý nghĩa như
văn hoá nguồn sẽ gây hiểu nhầm.
Trường hợp 2: Người phương Tây thường có thói quen nhìn thẳng vào
mắt người đối diện khi giao tiếp nhưng người Việt Nam lại hạn chế điều này vì
quan niệm đó là hành động thể hiện ý đồ soi mói, đe doạ.

Trường hợp 3: Người phương Tây coi hành động sử dụng một ngón tay
để ra dấu yêu cầu người khác lại gần mình là bình thường nhưng đối với người
Việt Nam, đó là hành động thiếu lịch sự trong giao tiếp. Để ra hiệu cho một
người lại gần mình bằng tay, người Việt Nam đòi hỏi phải úp bàn tay xuống và
hạ cả cánh tay để vẫy.

SV: Vò Thu HuyÒn

21

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Trường hợp 4: Khi ngồi và thực hiện đàm thoại, người Mỹ có thói quen
bắt chéo chân và chĩa đế giày về phía người đối diện. Người Việt xem đó là hành
động xúc phạm đối với người đang cùng đối thoại.
Trường hợp 5: Người Việt Nam thường cười nói hay gọi nhau rất to ở nơi
cộng cộng. Đối với người phương Tây, đó là hành động kì lạ, bất lịch sự; ở nơi
công cộng họ thường tránh phát ra tiếng động lớn.
Trường hợp 6: Người phương Tây thường giữ một khoảng cách nhất định
giữa mình với người cùng giao tiếp để đảm bảo an toàn và lịch sự. Người Việt
Nam lại hay tiến sát người đối thoại để tạo cảm giác gần gũi.
Trường hợp 7: Trong giao tiếp, phụ nữ phương Tây thường có một động tác
rất duyên dáng là đưa tay cho người đàn ông khi gặp gỡ. Người đàn ông sẽ đặt một
nụ hôn nhẹ lên mu bàn tay người phụ nữ đó. Đây là một hình thức chào hỏi rất lịch
sự, trang nhã của văn hoá phương Tây. Nhưng ở Việt Nam vốn không tồn tại hành

động này nên ban đầu giao tiếp bắt gặp điều này, người đàn ông thường bối rối,
không hiểu ý đồ gì, đến khi biết thì hành động bắt chước cũng rất gượng gạo.
Trên đây là những trường hợp điển hình về sự khác biệt văn hoá giữa
phương Tây và phương Đông thể hiện trong lĩnh vực kèm ngôn. Nếu không hiểu
rõ ý nghĩa của các hành động kèm ngôn đó sẽ dẫn đến không hiểu, hiểu mơ hồ,
hiểu sai, gây những tác động tiêu cực trong giao tiếp liên ngôn. Ở khoá luận này,
chúng tôi không nghiên cứu sâu hiện tượng giao thoa văn hoá trong giao tiếp phi
ngôn ngữ mà chỉ đưa ra một số lý luận và ví dụ điển hình về nó.
1.2.2.2. Giao thoa văn hoá trong giao tiếp ngôn ngữ
Biểu hiện của giao thoa văn hoá trong lĩnh vực này chính là các lỗi giao
thoa văn hoá. “Lỗi (trong khi nói, viết của người học ngoại ngữ) là việc sử dụng
một đơn vị ngôn ngữ theo cách mà một người bản ngữ hoặc người sử dụng thành
thạo thứ tiếng đó đánh giá việc học hành có vấn đề hoặc không hoàn hảo” [18,

SV: Vò Thu HuyÒn

22

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

95]. Thường thì người học không những không nhận ra lỗi của mình mà cũng
không thể tự chữa được khi những lỗi đó được lưu tâm. Thậm chí họ còn mắc
thêm lỗi khác khi làm việc đó. Sự có mặt của lỗi trong giao tiếp liên ngôn nhiều
khi trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột hoặc sốc văn hoá.
Các lỗi giao thoa văn hoá trong giao tiếp ngôn ngữ thể hiện ở hai khía

cạnh. Đó là lỗi giao thoa cấu trúc và lỗi giao thoa giao tiếp.
1.2.2.2.1. Lỗi giao thoa cấu trúc
Lỗi giao thoa cấu trúc là những lỗi phổ biến thường gặp ở hoạt động học
ngoại ngữ về các mặt: lỗi sử dụng từ ngữ, lỗi cấu trúc ngữ pháp, lỗi phát âm, lỗi
trọng âm và ngữ điệu… Về hiện tượng này, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm và công bố nhiều công trình liên quan nên chúng tôi không đi sâu nghiên cứu
cụ thể nữa mà chỉ xin được đưa ra một vài lỗi giao thoa cấu trúc điển hình trong
phát ngôn của người Việt học tiếng Anh.
* Lỗi giao thoa về từ vựng gồm: sử dụng sai các từ đồng nghĩa; ngộ nhận
các từ trong tiếng Việt là những từ đồng nghĩa trong tiếng Anh; lỗi tự tạo từ mới
trong giao tiếp theo tư duy ngôn ngữ Việt…
* Lỗi giao thoa về ngữ pháp chủ yếu có:
- Dùng sai giới từ định vị không gian: in, on, at.
- Lỗi lược bỏ bớt giới từ do thói quen nói tỉnh lược trong tiếng Việt.
- Lỗi trật tự từ: sai vị trí tính từ và một số thành phần khác trong câu.
- Dùng sai cấu trúc câu.
- Nhầm lẫn các danh từ đếm được và không đếm được.
- Lỗi về cách sử dụng thì của động từ.
- Lỗi sử dụng trạng ngữ và các trợ động từ tình thái…
* Lỗi trọng âm và ngữ điệu:
- Lỗi trọng âm của từ trong phát ngôn.

SV: Vò Thu HuyÒn

23

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

- Lỗi sử dụng sai ngữ điệu như lên giọng ở cuối câu hỏi đặc biệt và câu
khẳng định…
* Lỗi phát âm:
- Các phụ âm đầu bật hơi trong tiếng Anh đều bị phát âm không bật hơi
trong tiếng Việt.
- Các phụ âm [l] và [n] trong tiếng Anh bị phát âm ngọng lẫn nhau…
(xem thêm Phạm Đăng Bình (2003), Khảo sát các lỗi giao thoa văn hoá ngôn ngữ trong diễn ngôn của người Việt học tiếng Anh).
1.2.2.2.2. Lỗi giao thoa giao tiếp
Hoạt động giao tiếp giao văn hoá là một hoạt động mang tính xã hội hoá
và đặc trưng văn hoá cao. Trong hoạt động này rất dễ nảy sinh các lỗi giao thoa
giao tiếp. Đó là những lỗi sử dụng diễn ngôn trong giao tiếp của người học ngôn
ngữ đích, một kiểu giao thoa bị người nói ngoại ngữ gây nên do sử dụng sai các
qui tắc hội thoại của tiếng mẹ đẻ. Việc áp đặt này gây ra lỗi vì những khác biệt
về văn hoá giữa hai ngôn ngữ.
Theo Lado, những khác biệt văn hoá này có thể nhận thấy qua hình thức, ý
nghĩa, sự phân bố và khả năng kết hợp của các đơn vị văn hoá. Các lỗi này không
chỉ xảy ra khi các hình thức khác nhau mà còn xảy ra khi các hình thức giống
nhau nhưng khác nhau về sự phân bố; hoặc hình thức giống nhau, sự phân bố
giống nhau nhưng ý nghĩa lại khác nhau.
VD: Với tiếng huýt gió (a hiss), cùng một hình thức thể hiện nhưng ý
nghĩa lại hoàn toàn khác ở những nền văn hoá khác nhau. Ở Mỹ, nó biểu thị sự
không đồng tình; ở Tây Ban Nha, nó được dùng để đề nghị giữ trật tự; còn ở
Nhật lại để yêu cầu giữ tập trung. Vì thế rất dễ gây hiểu nhầm.
Các nhà ngôn ngữ học đối chiếu lưu ý rằng: thường những giao thoa giao
tiếp hay xuất hiện ở những hành động ngôn ngữ như chào hỏi khi gặp nhau, cách

SV: Vò Thu HuyÒn


24

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


Tr­êng §¹i häc SPHN 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

mở đầu hoặc kết thúc một cuộc thoại, cách sử dụng hệ thống từ xưng hô, cách
tiếp nhận lời khen…
VD1: Người Anh ở Hà Lan rất bối rối khi một người Hà Lan gặp mặt ban
đầu chào họ bằng “Hello” và khi chia tay cũng dùng từ đó. Bởi trong tiếng Anh,
“Hello” chỉ dùng lúc ban đầu chứ không thể dùng lúc chia tay. Nhưng trong tiếng
Hà Lan, từ “Dag” có nghĩa tương đương với “Hello” lại được sử dụng cả để chào
và chia tay.
VD2: Người phương Tây thường chào nhau bằng những câu hỏi về sức
khoẻ như “How are you?”, hay những câu liên quan đến công việc như “How is
your work?” vì họ cho đó là lịch sự và khách quan. Nhưng thói quen chào của
người Việt lại đi liền với hỏi những điều có tính đời tư do xuất phát từ văn hoá
trọng tình như: “Bạn ăn cơm chưa?”, “Chị có chồng chưa?”… Đối với người
phương Tây, đây là những vấn đề riêng tư nên họ không thích bị hỏi ngay từ đầu
như vậy. Vì thế, khi bắt gặp điều này từ người Việt Nam với mình, họ cho rằng
như vậy là soi mói, tò mò, mất lịch sự. Ngược lại, người Việt lại cho cách chào
của phương Tây là khách sáo, hình thức, đãi bôi.
VD3: Một cô gái Việt Nam sẽ rất bất ngờ, cực đoan hơn có thể tức tối khi
được một người khác giới khen là quyến rũ, gợi tình; vấn đề giới tính ở đất nước
này chưa thật sự được cởi mở. Nhưng vấn đề này ở xã hội phương Tây lại khá
thoải mái, phụ nữ ở đây sẽ rất vui vẻ, cảm thấy tự hào khi được khen như vậy và

sẽ đáp lại ngay bằng một lời cảm ơn.
VD4: Người Việt Nam có thói quen khiêm tốn, hạ mình trong mọi hoàn
cảnh giao tiếp. Khi giao tiếp ở một văn hoá khác họ lại đem thói quen đó áp
dụng. Điều này gây nên hiệu ứng xấu vì văn hoá nước ngoài lại thích nói thẳng,
nói thật. Họ thấy người Việt Nam khiêm tốn không đúng mức, dẫn đến nghi ngờ
sự thật thà của người Việt.

SV: Vò Thu HuyÒn

25

Líp: K32G - ViÖt Nam häc


×