Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Hiệu quả biện pháp quy định trong truyện cười dân gian việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.66 KB, 43 trang )

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Nghiên cứu văn bản dưới góc độ ngôn ngữ, Trong cuốn Văn bản và
liên kết trong văn bản, tác giả L.Hjelmslev (nhà ngôn ngữ học Đan Mạch) đã
viết: Cái duy nhất đến với người nghiên cứu ngôn ngữ với tư cách khởi điểm []
đó là văn bản trong tính hoàn chỉnh tuyệt đối và không tách rời của nó[4,Trang5].

Nếu ở lĩnh vực Ngữ pháp văn bản, văn bản được nghiên cứu như một sản
phẩm đã hình thành thì ở lĩnh vực Phong cách học văn bản, văn bản được nghiên
cứu với tư cách là một phương tiện ngôn ngữ, được sử dụng nhằm mục đích tu từ.
Tác giả Đinh Trọng Lạc đã khẳng định: Văn bản với tư cách là sản phẩm của hoạt
động lời nói, không phải là một chuỗi câu hoặc đoạn văn được tạo lập ra một cách
tuỳ tiện mà là một thể thống nhất toàn vẹn được xây dựng theo những quy tắc nhất
định.[5,trang7]

Dựa vào những cách thức phối hợp cách sử dụng các mảnh đoạn của văn
bản, căn cứ vào tính chất của kiểu quan hệ tồn tại giữa các bộ phận văn bản,
tác giả Đinh Trọng Lạc đưa ra ba biện pháp tu từ văn bản: biện pháp quy định;
biện pháp hòa hợp; biện pháp tương phản.
Việc nghiên cứu lý thuyết chung về văn bản ở góc độ phong cách học là
một điều rất mới mẻ mà tác giả Đinh Trọng Lạc là người đặt nền móng cho
một chuyên ngành khoa học ngôn ngữ mới và đầy triển vọng. Chính vì vậy,
trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi xin được vận dụng lý thuyết phong
cách học văn bản của tác giả Đinh Trọng Lạc để đi sâu tìm hiểu hiệu quả nghệ
thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ quy định trong truyện cười dân gian
Việt Nam. Chúng tôi hy vọng khóa luận này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào
việc tìm hiểu và khẳng định một vấn đề lý thuyết về phong cách học.


1.2. Tìm hiểu các tác phẩm được giảng dạy tại trường phổ thông, chúng
tôi thấy rằng: truyện cười dân gian Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng
Lưu Xuân Bình - K29G

1

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

trong bộ phận Văn học dân gian Việt Nam. Thể loại văn học dân gian này đã
được đưa vào trong chương trình giảng dạy ở phổ thông từ rất lâu.
Truyện cười dân gian Việt Nam dù có yếu tố thanh hay tục, dù chỉ là nhằm
mục đích gây cười - giả trí hay mang mầu sắc xã hội với nội dung triết lý, giáo
dục thì đều là những tác phẩm văn chương có giá trị thể hiện ý thức có thẩm
mỹ của cộng đồng, đậm đà bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của cả một
dân tộc. Mặt khác, truyện cười còn là những tác phẩm văn học đặc sắc về nghệ
thuật. Làm nên sự thành công của truyện cười và để lại ấn tượng sâu sắc trong
lòng người đọc chính là việc tác giả dân gian đã sử dụng thành công biện pháp
quy định.
Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề
tài Hiệu quả của biện pháp quy định trong Truyện cười dân gian Việt
Nam đề góp phần tìm hiểu sâu hơn về thể loại truyện cười, đồng thời thấy
được tác dụng to lớn của biện pháp quy định đối với truyện cười dân gian Việt
Nam. Kết quả của quá trình nghiên cứu còn là nguồn tư liệu cần thiết trong
quá trình giảng dạy và công tác sau này của bản thân.
2. Lịch sử vấn đề.

2.1. Nghiên cứu từ góc độ văn học.
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau và dưới
nhiều góc độ đối với thể loại truyện cười.
2.1.1. Trong phần Lời nói đầu của cuốn sách Tiếng cười dân gian Việt
Nam, hai tác giả Trương Chính và Phong Châu căn cứ vào tính chất phê phán
đã chia đối tượng của tiếng cười làm hai loại. Một loại dựa vào tính cách để
phản ánh (như: lười biếng, tham ăn, hà tiện...), còn mội loại dựa vào những cá
nhân trong xã hội để phản ánh (vua quan, thầy đồ, thầy nho...).
Hai tác giả đã phân tích những thủ pháp gây cười được sử dụng trong
truyện cười dân gian như: thủ pháp chơi chữ (dựa vào hiện tượng đồng âm, dị
nghĩa; những từ nhiều nghĩa; nói lái; triết tự chữ Hán...); nghệ thuật cường
Lưu Xuân Bình - K29G

2

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

điệu; cách diễn đạt chân lý dưới hình thức nghịch lý, trái với logic. Đặc biệt,
khi đề cập tới nghệ thuật của truyện cười, hai tác giả Trương Chính và Phong
Châu đã nhấn mạnh tới hai biện pháp gây cười chủ yếu là: sự phóng đại và yếu
tố kịch tính. Phóng đại ở truyện cười là sự cường điệu tâm lý, tâm trạng, thói
hư, tật xấu của nhân vật còn kịch tính trong mỗi câu chuyện hài là sự thay đổi
đột ngột của hoàn cảnh.
Như vậy, truyện cười dân gian Việt Nam đã được hai nhà nghiên cứu
Trương Chính và Phong Châu đề cập tới ở những khía cạnh cơ bản nhất. Đây

là những cơ sở quan trọng cho chúng tôi tìm hiểu thể loại văn học dân gian
Việt Nam đặc sắc này.
2.1.2. Tác giả Đinh Gia Khánh trong cuốn giáo trình Văn học dân gian
Việt Nam cũng đã nghiên cứu truyện cười trên nhiều phương diện khác nhau.
Giáo sư Đinh Gia Khánh cũng chia Truyện cười thành hai loại: Truyện khôi
hài và Truyện trào phúng. Tác giả đã đề cập tới giá trị nghệ thuật cũng như giá
trị nội dung của thể loại này. Về kết cấu, truyện cười thường ngắn gọn, không
miêu tả dài dòng, mỗi truyện thường là một vở hài kịch nhỏ có đầy đủ các cấp
độ xung đột của kịch. Ngôn ngữ của truyện cười ngắn gọn và rất sắc. Ngôn
ngữ của nhân vật thường gây ra yếu tố bất ngờ ở cuối truyện. Đối tượng phản
ánh của truyện cười chủ yếu là tầng lớp giai cấp thống trị như vua chúa, quan
lại... Ngoài ra truyện cười còn tập trung phản ánh những thói hư, tật xấu như:
tham ăn, lười biếng, dốt nát của người dân lao động.
2.1.3. Ngoài hai công trình tiêu biểu vừa nêu, truyện cười dân gian Việt
Nam còn được đề cập ở một số tài liệu khác như:
- Nguyễn An Tiêm, Cái hài mua vui giải trí trong Truyện cười dân gian
Việt Nam , Tạp chí Văn hóa dân gian, 96(1),tr.31-34.
- Huỳnh Công Tín, Cái hài dân gian Bắc bộ - Nam bộ, Tạp chí Văn hóa
dân gian ,2002(5),tr.60-64.

Lưu Xuân Bình - K29G

3

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học


Nhìn chung, các tác giả đã chú ý nghiên cứu nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
trong truyện cười, các thủ pháp chơi chữ, biện pháp quy định cũng đã được đề
cập và xem xét nhưng chưa cụ thể và chưa thành hệ thống.
Chính vì vậy, những kết quả nghiên cứu đã nêu sẽ là những định hướng vô
cùng quý giá giúp cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu truyện cười, đặc biệt là nghệ
thuật sử dụng ngôn ngữ.
2.2. Nghiên cứu từ góc độ Ngôn ngữ học.
ở góc độ ngôn ngữ, Giáo sư Đinh Trọng Lạc là người đầu tiên tìm hiểu
biện pháp tu từ văn bản. Có thể coi ông là người đặt viên gạch đầu cho việc
xây dựng nền móng nghiên cứu các biện pháp tu từ văn bản.
Trong Tạp chí Ngôn ngữ, với bài Vấn đề xác định, phân loại và miêu tả
các phương tiện tu từ và các biện pháp tu từ, tác giả Đinh Trọng Lạc đã đưa
ra sự phân biệt của mình về biện pháp tu từ và phương tiện tu từ xét ở góc độ
văn bản. Giáo sư Đinh Trọng Lạc đã định nghĩa: Biện pháp tu từ văn bản là
những cách phối hợp nội dung các mảnh đoạn của văn bản có khả năng đem
lại hiệu quả tu từ có sự tác động qua lại các mảnh đoạn này với nhau
[18,Trang46]. Dựa trên kiểu quan hệ của các mảnh đoạn văn bản, tác giả đưa
ra ba kiểu quan hệ: quan hệ quy định; quan hệ hòa hợp; quan hệ tương phản.
Như vậy quan hệ quy định là một trong những biện pháp tu từ văn bản, có tác
dụng chi phối điệu tính tu từ của đoạn văn chứa đựng biện pháp này.
2.2.2. Biện pháp quy định còn được Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Lạc đề
cập tới trong một số cuốn sách khác như:
- Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo Dục, Hà
Nội.
- Đinh Trọng Lạc (1997), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà
Nội.
- Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1999), Phong cách học Tiếng Việt,
Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
Lưu Xuân Bình - K29G


4

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Qua việc tìm hiểu những công trình nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ Đinh
Trọng Lạc, chúng ta không thể phủ nhận vai trò cũng như đóng góp quan
trọng của tác giả đối với vấn đề lý thuyết của biện pháp quy định
2.2.3. Qua khảo sát chúng tôi thấy đã có một khóa luận tốt nghiệp đi sâu
nghiên cứu về biện pháp quy định. Đó là khóa luận: Tìm hiểu hiệu quả nghệ
thuật của việc sử dụng biện pháp quy định trong truyện ngắn Nam Cao
của tác giả Nguyễn Thị Yên - Sinh viên K24H - Ngữ văn - ĐHSPHN 2.
Nghiên cứu về truyện cười, cô giáo Thạc sỹ Lê Kim Nhung có bài viết: Tìm
hiểu nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian Việt Nam-Báo cáo khoa
học tại Hội thảo Ngữ học trẻ Xuân 2007.
Xuất phát từ thực tiễn khoa học và thực tế của công trình đã nghiên cứu về
biện pháp tu từ quy định, chúng tôi nhận thấy: phần lớn những bài nghiên cứu
trên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát lý thuyết, mang tính chất
khám phá minh họa trong khuôn khổ của một giáo trình đại học hoặc là một
bài nghiên cứu. Cho đến nay, trong số các tài liệu mà chúng tôi có được, chưa
có tài liệu nào trùng tên với đề tài khóa luận này.
Trên nền tảng lý thuyết của tác giả Đinh Trọng Lạc và dựa vào sự phân
tích những kết quả ngữ liệu thống kê từ kho tàng truyện cười Việt Nam, chúng
tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Hiệu quả của biện pháp quy định trong
Truyện cười dân gian Việt Nam. Khóa luận này sẽ đi sâu tìm hiểu biện pháp

quy định trong truyện cười dân gian Việt Nam một cách cụ thể. Đồng thời góp
phần khẳng định hơn những tiền đề lý thuyết của các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ học đã mở đường.
3. Mục đích và nhiệm vụ.
3.1. Mục đích.
Nghiên cứu đề tài: Hiệu quả của biện pháp quy định trong Truyện cười
dân gian Việt Nam, chúng tôi nhằm khám phá ra một khía cạnh mới mẻ về

Lưu Xuân Bình - K29G

5

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật trong truyện cười dân gian Việt
Nam từ góc độ phong cách học.
Trên cơ sở những nhận xét cơ bản bước đầu được rút ra, chúng tôi hy vọng
được khẳng định thêm vai trò của biện pháp quy định trong tác phẩm Văn học
dân gian. Đồng thời góp phần củng cố lý thuyết về phong cách học văn bản.
Qua đó nâng cao hơn nữa những hiểu biết về truyện cười dân gian Việt Nam.
Những kiến thức được tập hợp trong khóa luận này cũng sẽ là nguồn tư liệu
cho quá trình giảng dạy sau này của bản thân.
3.2. Nhiệm vụ.
- Tập hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê những trường hợp có sử dụng biện pháp quy định

trong các truyện cười dân gian Việt Nam.
- Vận dụng phương pháp phân tích phong cách học văn bản để chỉ ra hiệu
quả nghệ thuật của biện pháp quy định trong những tác phẩm tiêu biểu của
truyện cười dân gian Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hiệu quả của biện pháp quy định trong truyện cười dân gian Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát biện pháp quy định qua 233 truyện cười dân gian Việt Nam
trong hai cuốn:
- Tiếng cười dân gian Việt Nam (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997)
của Trương Chính và Phong Châu
- Truyện tiếu lâm Việt Nam (Nxb Văn học, Hà Nội, 2005) của Lê Hồng
Phong.
5. Phương pháp phân tích:
- Khảo sát thống kê, phân loại các trường hợp có sử dụng biện pháp quy định.
- Phân tích ví dụ minh họa tiêu biểu rồi rút ra kết luận chung.

Lưu Xuân Bình - K29G

6

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Phần nội dung

1.Cơ sở lý luận.
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1. Theo tác Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Lạc, biện pháp tu từ là những
cách thức phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ
(không kể là trung hòa diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ (tức là tác dụng gợi hình,
gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi bật...) do sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong
một ngữ cảnh rộng) [1,Trang61].
Như vậy biện pháp tu từ có thể coi là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt
trong hoàn cảnh cụ thể, nhằm một mục đích tu từ nhất định. Nó đối lập với biện
pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong mọi hoàn cảnh nhằm mục đích diễn đạt
lý trí.
Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ của các phương tiện ngôn ngữ được phối hợp sử
dụng, biện pháp tu từ được chia ra: biện pháp tu từ từ vựng; biện pháp tu từ ngữ
nghĩa; biện pháp tu từ cú pháp; biện pháp tu từ văn bản.
1.1.2. Tác giả Đinh Trọng Lạc cũng cho rằng Biện pháp tu từ văn bản là
những cách sử dụng phối hợp các bộ phận của văn bản để tạo ra hiệu quả tu từ do
sự tác động qua lại các bộ phận của văn bản với nhau [2,Trang207]. Dựa vào tính
chất của kiểu quan hệ tồn tại giữa các bộ phận của văn bản biện pháp tu từ văn bản
được chia thành: biện pháp quy định, biện pháp hòa hợp, biện pháp tương phản.
1.1.3. Trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ văn bản, tác giả
Đinh Trọng Lạc đã đưa ra khái niệm về biện pháp quy định như sau: Biện pháp tu
từ văn bản thuộc kiêu quy định là biện pháp trong đó mảnh đoạn được đánh dấu về
tu từ học xác định điệu tính tu từ của toàn văn bản. Mảnh đoạn này thường ở các vị
trí mạnh: vị trí mở đầu hoặc vị trí kết thúc.[32,Trang207]
1.2. Những đặc trưng cơ bản của Truyện cười dân gian Việt Nam.
1.2.1.Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học truyện cười dân gian được
định nghĩa như sau: Truyện cười dân gian là một thể loại văn học dân gian chứa

Lưu Xuân Bình - K29G


7

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê
phán, châm biếm, đả kích cái xấu xa và mua vui giải trí [16,Trang369].
1.2.2. Truyện cười dân gian chia thành hai loại: truyện cười kết chuỗi và
Truyện cười không kết chuỗi. Trong truyện cười không kết chuỗi lại gồm các kiểu
loại khác nhau: truyện khôi hài, truyện trào phúng và truyện tiếu lâm. Phạm vi
nghiên cứu của đề tài sẽ bao gồm cả: Truyện cười kết chuỗi và Truyện cười không
kết chuỗi. Như vậy, trong truyện cười, biện pháp tu từ học văn bản thuộc kiểu quy
định chính là những mảng đoạn văn bản, những chi tiết nghệ thuật có tác dụng hài
hước, gây cười hoặc để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm. Ngoài tác dụng
gây cười và phê phán, các biện pháp này còn có chức năng khái quát hóa nội dung,
quy định giọng kể và định hướng cách hiểu tác phẩm.
Trên cơ sở lý luận đã trình bày, căn cứ vào chức năng của biện pháp quy định
đối với toàn văn bản, chúng tôi tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ quy định qua
việc khảo sát các truyện cười dân gian Việt Nam được sưu tầm trong các cuốn sách
đã nêu ở mục 4.2 (Phạm vi nghiên cứu.)
2. Kết quả khảo sát - thống kê - phân loại:
Qua khảo sát, chúng tôi thu được 256 phiếu từ 233 truyện cười dân gian Việt
Nam trong hai cuốn: Tiếng cười dân gian Việt Nam,Trương Chính và Phong

Châu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (1997) và Truyện tiếu lâm Việt Nam,
Lê Hồng Phong, Nxb Văn học, Hà Nội, ( 2002).

Căn cứ vào cấu tạo và điệu tính tu từ học của biện pháp quy định đối với
toàn văn bản, chúng tôi phân loại thành bốn phương thức biểu hiện chính của
biện pháp quy định trong truyện cười đó là:
- Biện pháp quy định là một hàm ẩn.
- Biện pháp quy định là một chi tiết, một phát ngôn thể hiện trí tuệ, tài
năng của con người.
- Biện pháp quy định là sự chờ đợi hụt hẫng, bất ngờ.
- Biện pháp quy định được thể hiện bằng thủ pháp chơi chữ.

Lưu Xuân Bình - K29G

8

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

ở mỗi phương thức biểu hiện, căn cứ vào chức năng, đặc điểm cấu tạo mà
chia thành các tiểu loại nhỏ hơn. Kết quả cụ thể được chúng tôi thể hiện ở
bảng phân loại sau:
Kết quả thống kê:

STT

Số

Tỷ lệ


phiếu

(%)

5

1,9

65

25,4

17

6,6

trí tuệ tài năng của 2. Yếu tố quy định là một kết thúc tốt
con người.

4

1,6

Biện pháp quy định 1. Sự chờ đợi hụt hẫng là một kết luận

13

5,1


95

37,2

Biện pháp quy định 1.Chơi chữ dựa vào các phương tiện

46

17,9

được thể hiện bằng ngôn ngữ được sử dung trên văn bản.
thủ pháp chơi chữ
2.Chơi chữ dựa vào tiền giả định là

11

4,3

256

100

Biện pháp

Tiểu loại
1.Hàm ẩn thể hiện qua những yếu tố

1

Biện pháp quy định

là một hàm ẩn

dư thừa, cố tình.
2.Hàm ẩn thể hiện qua những câu
nói, lời nhận xét mang màu sắc triết
lý, đa nghĩa.

Biện pháp quy định 1.Yếu tố quy định là một hành động

2

là một chi tiết, một hoặc phát ngôn thể hiện trí tuệ, tài
phát ngôn thể hiện năng.

đẹp, có hậu.

là sự chờ đợi hụt vô lý của lập luận.

3

hẫng, bất ngờ.

2.Sự chờ đợi hụt hẫng là một chi tiết
bất ngờ, hài hước, trái ngược với dự
đoán.

4

các dữ liệu văn học, văn hóa.
Tổng cộng


Lưu Xuân Bình - K29G

9

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

3. Phân tích kết quả thống kê:
3.1. Biện pháp quy định là một hàm ẩn:
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Hữu Châu, hàm ẩn là ý nghĩa mà nó phải
dùng đến cái thao tác suy ý, dựa vào ngữ cảnh và các quy tắc điểu khiển hành
vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại... mới nắm bắt được
[6,Trang359].
Như vậy, nói một cách dễ hiểu, hàm ẩn chính là sự mơ hồ không rõ
ràng về ý nghĩa. Trong truyện cười, theo hai tác giả Trương Chính và Phong
Châu thường thường yếu tố hài hước không được bộc lộ ra mà ẩn giấu ở chỗ
thầm kín của hiện thực... phải đặt đối tượng vào những hoàn cảnh ngộ nghĩnh,
oái oăm, bắt nó làm trò cười[7,Trang23].
Tìm hiểu truyện cười dân gian Việt Nam, chúng tôi thống kê được 70
phiếu (~ 27,3%) có nội dung chứa đựng yếu tố hàm ẩn. Tính chất hàm ẩn
không chỉ xuất hiện ở truyện khôi hài mà còn cả ở những truyện trào phúng.
Căn cứ vào nội dung của hàm ẩn, chúng tôi chia yếu tố hàm ẩn trong truyện
cười thành một số tiểu loại sau:
3.1.1. Hàm ẩn thể hiện qua những yếu tố dư thừa, cố tình tạo ra
trong phát ngôn.

Một phát ngôn được coi là bình thường nếu như người đưa ra phát ngôn
và người nhận phát ngôn đều hiểu được nội dung thông tin đó. Tuy nhiên,
trong thực tế có rất nhiều lúc chúng ta bắt gặp những phát ngôn thừa lượng tin,
gây khó khăn cho người nhận phát ngôn. Điều đáng nói là lượng tin thừa này
lại do chính người đưa ra phát ngôn cố tình tạo nên. Truyện Lợn cưới, áo
mới là một ví dụ như vậy.
Nhân vật chính của truyện là hai anh chàng có tính hay khoe của. Một
anh thì vừa may được cái áo mới, anh láng giềng thì nhà vừa có một con lợn

Lưu Xuân Bình - K29G

10

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

chuẩn bị làm cỗ cưới. Sẵn tính hay khoe của, anh áo mới liền đứng ngay
cổng nhà mình đợi mọi người đi qua để khoe. Anh đợi mãi mà chẳng được ai
để ý tới.
Đang rất bực mình thì anh áo mới lại gặp được người hàng xóm cũng có
tính hay khoe chạy tới hỏi: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây
không ?. Người mặc áo mới ngay lập tức giơ vạt áo của mình ra và nói: Từ
lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây. Nghe
câu nói này, người ngoài cuộc không thể không bật cười. Cuộc đối thoại của
hai anh nông dân vừa hài hước, vừa lố bịch, bởi nó chứa đựng những hàm ẩn
sâu xa.

Chúng ta không cần biết trước đó hai anh là người thế nào nhưng thông
tin thừa ở câu nói của họ đã cho thấy họ là người có tính khoe khoang, hợm
mình. Thông tin lợn cưới, áo mới không phù hợp trong ngữ cảnh bởi đặc
điểm để nhận diện con lợn phải là đặc điểm hình thức (lợn ỉn, lợn nái, lợn
khoang...) chứ không phải là chức năng dùng để cưới. Tương tự như vậy, áo
mới không phải là một đặc điểm để xác định về thời gian (từ lúc tôi mặc áo
mới). Chính vì thế, hai cụm từ lợn cưới áo mới đã tạo ra hàm ẩn. ý nghĩa
hàm ẩn ở đây là khoe sắp cưới vợ và khoe áo mới. Người đọc bật cười vì sự trẻ
con, hồn nhiên của hai anh chàng khi phát hiện ra sự hàm ẩn của thông tin dư
thừa.
3.1.2. Hàm ẩn thể hiện qua những câu nói, lời nhận xét mang màu
sắc triết lý, đa nghĩa.
Sự tham gia của yếu tố hàm ẩn là lời nhận xét, câu nói mang tính triết
lý, không những tạo nên tiếng cười mà còn làm cho truyện thêm sâu sắc, có
tính giáo dục cao.
a. Hàm ẩn là đoạn văn có màu sắc triết lý và có hình ảnh.
Mục đích của truyện cười là hài hước, gây cười nhanh, trực tiếp, vì vậy
việc sử dụng những đoạn văn, câu văn triết lý không phải là phương thức được
Lưu Xuân Bình - K29G

11

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

sử dụng nhiều. Loại này chúng tôi thống kê được 13 phiếu (~ 5,07%). Phương

thức này xuất hiện trong những truyện ngoài mục đích hài hước, gây cười còn
có dụng ý phê phán. Các truyện như: Trâu chui lọt, Hai kiểu áo, Xin làm bố
chúng nó, Còn phải học gì nữa... được xây dựng trên cơ sở này.
Truyện Trâu chui lọt là một ví dụ tiêu biểu về việc sử dụng câu văn
mang tính triết lý. Kết thúc tác phẩm, người em đã có câu khuyên nhủ rất sâu
sắc với người anh của mình: Anh ơi! Cơ nghiệp nhà ta to gấp mấy lần con
trâu cũng chui lọt qua lỗ xe điếu, huống hồ cửa chuồng này còn to gấp mấy
vạn lần, nó không chui lọt hay sao?. Nội dung tư tưởng của truyện được khái
quát hóa ở đoạn văn cuối tác phẩm. Câu nói của người em chính là sự phê
phán, nhắc nhở người anh nhẹ nhàng mà lại thâm thúy. Người anh vốn chẳng
lo làm ăn, chỉ suốt ngày rượu chè, thuốc phiện. Khuyên nhủ mãi không được,
cuối cùng người em phải lựa chọn một giải pháp rất kỳ quặc: anh ta không
tháo cửa chuồng trâu nhưng lại cứ quát trâu ra. Từ việc làm cụ thể, người em
khái quát thành một lời khuyên thiết thực, dễ hiểu: lỗ xe điếu còn bé gấp
nhiều lần cửa chuồng này mà nhà cửa còn chui qua lọt, không lẽ gì cửa
chuồng trâu to thế mà con vật kia lại không bước qua.
Lập luận logic và chặt chẽ của người em đã tạo tiếng cười bất ngờ cho
người đọc. Nhưng ẩn dấu đằng sau nụ cười đó là hàm ý phê phán, phản đối
việc ăn chơi sa đọa của anh mình. Chính vì thế mà trong câu nói người em đã
nhắc tới xe điếu, con trâu, cơ nghiệp nhà ta là những thứ có liên quan
đối với gia sản, cơ nghiệp của gia đình.
Tác dụng giáo dục của câu chuyện không chỉ dừng lại trong phạm vi gia
đình mà còn là lời nhắc nhở mà còn là bài học kinh nghiệm đối với tất cả
những ai còn ham chơi, thích hưởng thụ. Như vậy, hàm ẩn có tác dụng khái
quát hóa nội dung tư tưởng, quy định giọng kể hài hước, triết lý của tác phẩm.
Cũng vẫn là sự chiêm nghiệm về cuộc đời, truyện ngắn Xin làm bố
chúng nó lại mang đến cho người đọc về một cảnh đời hết sức chua chát.
Lưu Xuân Bình - K29G

12


Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Anh đi ở xuống tới âm phủ mà vẫn chưa trả hết nợ, Diêm vương thấy vậy liền
hỏi đầu đuôi sự tình, anh đi ở thưa rằng : Làm kiếp trâu thì có hạn , làm bố
chúng nó thì phải lo lắng cho chúng nó cả đời, lúc chết có nghìn, có vạn cũng
đẻ lại cho chúng nó cả, lại vì còn một nỗi chúng nó bóp hầu, nặn họng, nghịch
ngợm, trêu trọc người ta , nguời ta cũng mang bố chúng nó ra mà chửi !.
Đoạn văn mang đậm tính triết lý trong truyện không những khép lại
cuộc đời của một con người đầy gian truân, bất hạnh mà còn hàm chứa rất
nhiều điều làm nhức nhối người đọc. Người đầy tớ dứt khoát khẳng định phải
được làm bố chúng nó và quyết không thể làm trâu kéo cày. Phải chăng, từ
cuộc đời bất hạnh của mình, anh đã đúc kết thành chân lý cho những người bị
bóc lột. Giọng điệu chát chúa, dứt khoát của anh đầy tớ chi phối toàn bộ âm
hưởng của truyện và góp phần bộc lộ sắc nét hơn cuộc đời người nông dân cả
kiếp sống bị áp bức, bóc lột của họ.
Nhìn vào cái kiếp làm bố chúng nó (ở đây là bố bọn quan lại, tầng
lớp địa chủ, phú nông...), chúng ta thấy cũng chẳng có gì làm sáng sủa. Anh
muốn làm bố chúng nó để trả được nợ là vì phải lo cho chúng cả đời người,
rồi những khi ngang tai, trái mắt thì người ta cũng mang ra mà chửi. Thì ra, sự
phũ phàng của kiếp làm bố kia còn khổ hơn cả kiếp trâu bò. Kiếp làm trâu bò
thì chỉ bị đầy đọa về thể xác, còn kiếp làm bố thì còn chịu khổ cả về tinh thần.
Lời nói của anh đầy tớ là một tiếng nói phản kháng mãnh liệt của người
nông dân nhằm vào giai cấp thống trị. Tiếng cười bật ra từ truyện là thái độ
đấu tranh không khoan nhượng của người nông dân lao động.

b. Hàm ẩn là câu nói có ẩn ý.
Nhà văn Nga - L.Tônxtôi đã nói: Ngôn ngữ trong tác phẩm văn
chương khác với lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết
những ý tác giả, những tình cảm, những sự giải thích.... Một tập hợp không
sao kể xiết đó chính là ý nghĩa hàm ẩn của văn chương.

Lưu Xuân Bình - K29G

13

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Truyện cười có sử dụng yếu tố hàm ẩn là những câu nói của nhân vật
chiếm số lượng rất lớn (có 47/70 truyện có sử dụng yếu tố hàm ẩn) như: Quan
huyện thanh liêm, Ông khách nói mát, Sang cả mình con, Da mặt dày,
Chọn người gầy mà chữa, Giả ơn con lợn... Qua những truyện này tác giả
dân gian vừa làm cho người đọc cất lên tiếng cười mà còn kích động tình cảm
của chúng ta. Tình cảm ấy là sự phẫn nộ, sự căm ghét, sự khinh bỉ, sự đau
xót[37,Trang371].
Truyện Sang cả mình con là một ví dụ tiêu biểu. Một lão địa chủ đi
chơi về, mùa hè nóng nực, mồ hôi hắn ra ướt như tắm. Lão bắt người ở quạt.
Được một lúc sau, chú bé quạt khô mồ hôi cho chủ nhưng đến lúc này mồ hôi
của chú lại chảy ra đầm đìa. Thấy người mình không còn ướt nữa, lão chủ nhà
sung sướng hỏi người quạt: Ơ mồ hôi của tao nó đi đâu mất cả rồi nhỉ?.
Người ở thật thà thưa: Dạ! Nó sang cả mình con rồi ạ!. Câu nói của người

ở rất dễ bị độc giả hiểu lầm và cho rằng anh là người dở hơi ngốc nghếch. Mồ
hôi thì không thể nào chuyển từ người này sang người khác, trừ trường hợp nó
dính từ người nọ sang người kia. Tiếng cười bật ra nhưng là tiếng cười xót xa,
cười ra nước mắt.
Chúng ta cần phải ngẫm lại, phải suy nghĩ nhiều hơn thì mới thấy ý
nghĩa của câu nói này. Việc người ở vất vả cực nhọc, chịu nóng bức để quạt
cho lão địa chủ, trong khi hắn ta chỉ việc ngồi hưởng thụ đã làm cho mồ hôi
chuyển từ tên địa chủ sang người đầy tớ. Trong hoàn cảnh như vậy, câu nói
của người ở là một hàm ẩn rất có ý nghĩa. Người đọc buồn thương cho thân
phận của người dân nghèo và căm ghét giai cấp thống trị. Hàm ẩn trong câu
nói của người đầy tớ chính là thái độ phê phán và phản kháng quyết liệt của
người dân đối với xã hội phong kiến đương thời.
Cũng sử dụng câu nói chứa đựng những hàm ẩn, truyện Quan huyện
thanh liêm lại mang đến cho người đọc cái nhìn cận cảnh về cuộc sống của
bọn quan lại tham ô. Nhân vật của truyện là hai vợ chồng quan huyện nổi
Lưu Xuân Bình - K29G

14

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

tiếng khắp vùng bởi sự thanh liêm trong sạch. Quan ông được giới thiệu là
người không bao giờ nhận của hối lộ. Một lần, có làng nhờ quan giúp cho
thắng vụ kiện. Dân làng mang lễ vật đến mấy lần đều bị quan gạt đi. Họ
không biết làm thế nào, liền nhờ tới quan bà giúp đỡ. Theo sự mách bảo của

quan bà, dân làng mang đến biếu nhà quan huyện một con chuột bạc và coi
đây là vật kỷ niệm vì quan ông cầm tinh con chuột. Khi biết chuyện, quan ông
vô cùng bực tức và trách móc, đổ lên đầu quan bà cơn giận dữ Sao bà ngốc
thế, lại đi bảo là tuổi Tý! Cứ bảo tuổi Sửu có được không?.
Thì ra sự thanh liêm của quan chỉ là sự giả tạo, không giống như những
gì quan đã làm với dân chúng. Người đọc ngỡ rằng chỉ quan bà là người tham
lam, đáng trách. Nhưng mọi điều hoàn toàn ngược lại, chính câu nói nửa
đùa, nửa thật của quan huyện lại mở ra cho người đọc cách hiểu hoàn toàn
khác.Chính quan ông mới là kẻ tham lam. Biểu hiện tham lam của quan ông là
sự chủ động, là bản chất có tính toán hơn thiệt cho mình. Nghĩa của hàm ẩn
được thể hiện khi người đọc ngầm liên tưởng và so sánh giữa con chuột và con
trâu. Từ đó câu chuyện đã vạch trần tim đen của những tên quan lại khôn
ngoan nhất, nhưng cũng đạo đức giả nhất. Câu chuyện là một đòn giáng chí
mạng vào cái được gọi là sự thanh liêm của những viên quan trong xã hội
phong kiến. Tác phẩm đã khẳng định chân lí phổ biến: Đã là quạ thì con nào
cũng đen, đã là quan lại thì tên nào cũng tham ô, đục khoét.
c. Hàm ẩn gợi ý nghĩa một câu thành ngữ, tục ngữ.
Thành ngữ, tục ngữ là những thể loại văn học dân gian có tính chất đúc
kết kinh nghiệm, tri thức dưới dạng những câu nói ngắn gọn, súc tích. Do vậy
mà nó thường dễ hiểu, dễ truyền đạt, dễ nhớ. Mặt khác, những câu thành ngữ,
tục ngữ lại rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động.
Truyện Thừa một con thì có là tiếng cười nhẹ nhàng hóm hỉnh trước
những thiếu sót trong lí trí của con người. Nhân vật chính của truyện là anh
chàng Ngốc. Anh ra chợ mua bò và tìm được sáu con bò ưng ý. Anh ngồi lên
Lưu Xuân Bình - K29G

15

Khoa: Ngữ văn



Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

lưng con đầu đàn để về nhà. Dọc đường đi, chàng Ngốc quay lại đếm bò,
quanh quẩn mãi vẫn thấy thiếu một con. Về đến nhà, Ngốc mếu máo nói với
vợ rằng mình làm mất một con bò. Chị vợ hỏi đầu đuôi sự việc và hiểu ra vấn
đề, người vợ bật cười và nói với chồng rằng thừa một con thì có.
Câu chuyện của hai vợ chồng anh Ngốc giống như một vở hài kịch.
Người xem vở kịch đó còn muốn thưởng thức nhiều hơn nữa bởi câu nói ở
cuối truyện. Từ con mà người vợ nhắc đến đã giải đáp cho sự thắc mắc của
người chồng. Chị đã giúp chồng mình tìm ra con bò còn thiếu nhưng thú vị
hơn là đàn bò bây giờ không những đủ sáu con mà còn thừa hẳn một con. Vậy
con bò thừa ấy ở đâu mà có? Từ nội dung câu chuyện, người đọc liên tưởng tới
câu thành ngữ Ngu như bò, muốn chỉ những người dốt nát, kém thông
minh... Liên hệ ý nghĩa của câu thành ngữ với ý nghĩa câu nói của người vợ
trong ngữ cảnh, người đọc hiểu hàm ẩn sâu xa trong hình ảnh thừa một con.
Một con thừa chính là người chồng vì anh chàng ngu như bò. Sự khôi hài,
trào lộng ở đây chính là con bò thứ bẩy đó còn có thêm một đặc tính nữa là
ngu. Để hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của phát ngôn, ngoài căn cứ là yếu tố
ngữ cảnh và câu chữ, người đọc còn phải sử dụng kiến thức văn học, vốn sống.
ở đây, ý nghĩa của câu thành ngữ đã góp phần quy định cách hiểu nội dung
truyện.
Không chỉ có sự ngốc nghếch, ăn tham, sợ vợ... được dùng làm để tài
của những truyện khôi hài mà tính keo kiệt, ki bo... cũng được lấy làm đối
tượng để phản ánh, giáo dục con người. Truyện Vắt cổ chày ra nước là một
minh chứng rất rõ nét.
Nhan đề truyện là một câu thành ngữ Vắt cổ chày ra nước đã góp
phần thể hiện tính keo kiệt, hà tiện của nhân vật. Truyện được phát triển trên

cơ sở những xung đột giữa người ở và lão địa chủ keo kiệt. Do không muốn bỏ
tiền cho người đầy tớ đi đường uống nước, gã hà tiện đã viện hết lý do này
sang lý do khác để từ chối. Hắn ta xui người ở nếu khát thì uống nước... ao hồ.
Lưu Xuân Bình - K29G

16

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Hơn thế, hắn còn khuyên anh đầy tớ vắt áo của mình ra để lấy mồ hôi uống.
Phẫn nộ bởi thái độ của tên hà tiện nhưng người đọc lại được cười hả hê bởi sự
ứng xử thông minh của người đầy tớ. Anh bất ngờ xin ông chủ cái... chày giã
cua! Theo anh ta thì chày cũng giúp anh ta khỏi khát nước bởi lẽ vắt cổ chày
cũng ra nước.
Lý lẽ mà anh đầy tớ nêu ra đã ngầm phê phán lão chủ nhà keo kiệt. Câu
chuyện là đòn tấn công trực diện vào thói xấu của con người. Anh đã mượn ý
của câu thành ngữ Vắt cổ chày ra nước chỉ sự tính toán, keo kiệt, chi li
nhằm đáp trả lại tên chủ nhà.
* Tiểu kết:
Như vậy, tìm hiểu yếu tố hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
cũng là một cách thức tiếp cận tới vẻ đẹp của văn chương. Lớp nghĩa này
thường ẩn đằng sau câu chữ và phải được suy ra từ tình huống phát ngôn, từ
ngữ, lẽ thường... Do vậy, nó được dùng như thủ pháp nghệ thuật tạo ra sự hài
hước, gây cười trong truyện cười dân gian. Khai thác yếu tố hàm ẩn trong
truyện cười còn giúp cho người đọc thấy được vai trò của nó trong việc quy

định giọng kể (giọng tự sự, trầm lắng hay gấp gáp) của truyện. Mặt khác, tính
hàm ẩn còn quy địng cách thức tìm hiểu tác phẩm, từ đó giúp người đọc thấy
được giá trị nội dung, tư tưởng của truyện cười.
3.2. Biện pháp quy định là chi tiết, hình ảnh thể hiện tài năng,
phẩm chất tốt đẹp của con người.
Ngoài những câu chuyện trào phúng phê phán, đả kích thói hư tật xấu
của bọn vua chúa, quan lại... trong hệ thống truyện cười dân gian còn có một
bộ phận những tác phẩm ca ngợi tài trí thông minh, những phẩm chất đạo đức
tốt của con người.
Khảo sát truyện cười dân gian, chúng tôi thống kê được 21 truyện (~
9,01%) có sử dụng biện pháp quy định là những chi tiết, hình ảnh thể hiện tài
năng, phẩm chất tốt đẹp của con người. Đa số những truyện này thường ít tính
Lưu Xuân Bình - K29G

17

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

hài hước, gây cười. Truyện có kết cấu gần với truyện cổ tích vì thường kết
thúc có hậu, cái tốt, cái lương thiện, người nghèo khổ luôn chiến thắng cái ác
cái xấu xa. Nhân vật chính trong những truyện cười có sử dụng biện pháp quy
định này thường là những ông trạng, người học trò thông minh, người dân
lương thiện.
3.2.1. Yếu tố quy định là một hành động hoặc phát ngôn thể hiện trí
tuệ con người.

Trong mọi thời đại trí tuệ con người luôn được đề cao và tôn vinh. Rất
nhiều tác phẩm văn học dân gian lấy sự tài trí thông minh của con người làm
đối tượng để phản ánh. Trong truyện cười dân gian, sự thông minh trí tuệ của
con người còn được dùng như là thủ pháp nghệ thuật tạo ra tiếng cười.
Truyện Hết khoe chữ là một ví dụ minh chứng tiêu biểu. Truyện hấp
dẫn người đọc bởi sự tài trí thông minh, hóm hỉnh của anh học trò. Người học
trò đi thăm cảnh chùa và gặp vị sư chủ trì ngôi chùa. Nhà sư này vốn là một
người hay đối đáp và rất thích... khoe chữ. Gặp cậu học trò, sư ra ngay một vế
đối để thách đối lại. Vế đối mà sư ông đưa ra là một câu đố cố ý, hạ thấp giễu
cợt những người đi học: Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì
sĩ. Người học trò thấy vế đối này có ý châm chọc mình, liền đáp trả nhà sư
ngay lập tức bằng một vế đối rất chỉnh: Trên sư dưới vãi, ngảng lưng trở lại
trên vãi dưới sư. Có thể thấy, vế đối đã thể hiện sự thông minh tuyệt vời của
cậu bé bởi tính chuẩn xác trong cả việc đối từ lẫn đối ý. Mặt khác, sự thông
minh của cậu học trò chính là sự ứng khẩu nhanh và kịp thời trước hành động
châm chọc của nhà sư.
Vế đối của nhà sư làm cho người đọc bật cười bởi những từ ngữ mang
tính bông đùa (nhất, nhì, hết gạo, chạy rông....). Nhưng vế đối của cậu học trò
làm cho người đọc ngạc nhiên không chỉ bởi câu chữ tài tình mà còn bởi tác
dụng vạch trần những hành động phạm giới lố lăng của nhà sư. Có thể nói, tác
giả dân gian miêu tả sự đối đáp của cậu bé như một thủ pháp nghệ thuật góp
Lưu Xuân Bình - K29G

18

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp đại học

phần tạo nên tiếng cười, đồng thời giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa phê
phán của tác phẩm.
Trong hệ thống truyện Trạng thì Thi vẽ là một câu chuyện hay và độc
đáo. Truyện nói về nhân vật Trạng Quỳnh là người có cách ứng xử thông minh
khi đối đáp với sứ Trung Quốc. Sứ nhà Tàu sang nước ta hống hách và nghênh
ngang, rất coi thường dân ta. Với mưu đồ muốn làm nhục cả triều đình nước
ta, sứ Tàu thách nhà vua thi vẽ với hắn. Sau một hồi trống hai bên phải hoàn
thành vẽ một con vật. Sứ Tàu nhận vẽ trước và chưa hết một hồi trống hắn đã
vẽ được một con rồng. Trong lúc cả triều đình đang lo sợ vì không thực hiện
được điều kiện mà hắn đưa ra thì Trạng Quỳnh xin vua cho được thi vẽ. Bằng
mười đầu ngón tay, cùng một lúc, Trạng Quỳnh đã vẽ được mười con giun chỉ
sau một tiếng trống. Qua việc thi vẽ vừa nêu, chúng ta đã thấy được sự tài trí
thông minh của người dân lao động. Bằng mưu trí của mình, họ đã chiến
thắng tên sứ Tàu hống hách. Sự chiến thắng của Trạng Quỳnh cũng chính là sự
chiến thắng của cả một dân tộc. Sự chiến thắng đó đã khép lại câu chuyện
nhưng lại mở ra rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Chiến thắng đó một mặt thể hiện
được tinh thần và ý thức của dân tộc, mặt khác nó đã thể hiện sự thông minh
trí tuệ của người Việt. Đặc biệt hơn, sự thông minh hóm hỉnh của Trạng
Quỳnh còn là yếu tố góp phần tạo nên tiếng cười trong truyện.
Ngoài những câu chuyện vừa nêu, chúng ta còn bắt gặp thủ pháp gây
cười này ở những truyện khác như: Da mặt dày, Đón lên tỉnh rồi, Thơ quan
võ, Con vịt đáng chết, Quan thị và quan võ xỏ nhau...
3.2.2. Yếu tố quy định là một kết thúc tốt đẹp, có hậu.
Yếu tố quy định là một kết thúc tốt đẹp, có hậu là một kiểu kết cấu
giống với truyện cổ tích. Trong truyện cười, kết thúc có hậu cũng là một yếu
tố góp phần quy định chiều hướng phát triển của truyện, để từ đó người đọc
hiểu được ý nghĩa của tác phẩm.


Lưu Xuân Bình - K29G

19

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Truyện Quả đào trường thọ là sự đề cao những con người thông
minh, khôn khéo trong ứng xử với giai cấp thống trị. Không những vậy, truyện
còn rất có ý nghĩa bởi một kết thúc có hậu. Xuyên suốt tác phẩm là giọng tự
sự trầm lắng, bình thản. Nhưng ẩn sau đó là một lớp sóng ngầm về cuộc đối
đáp, tranh luận, cam go và quyết liệt giữa vua (đại diện cho giai cấp thống trị)
và Trạng Quỳnh (đại diện cho nhân dân lao động). Trạng Quỳnh nhận tội xử
chém vì đã cố tình ăn đào trường thọ trước mặt vua. Trước khi chết, Trạng
Quỳnh xin vua được nói vài lời: Muôn tâu bệ hạ, hạ thần có bụng tham sinh,
sợ số chết non, thấy quả gọi là quả trường thọ thèm quá, ăn vào được sống lâu
như Bành Tổ, để được thờ vua cho tận trung. Không ngờ nuốt chưa khỏi mồm
mà đã chết đến cổ. Hạ thần trộm nghĩ nên đặt tên quả ấy là quả đoản thọ
thì phải hơn và xin vua trị tội đứa nào đã dâng đào để trừ kẻ xu nịnh. Người
đọc rất bất ngờ trước lập luận sắc bén, chắc chắn của Trạng Quỳnh. Sự thông
minh của Trạng Quỳnh thể hiện ở chỗ đã khéo léo lập luận ý nghĩa của cụm từ
đào trường thọ. Từ ý nghĩa đó, Quỳnh đặt vào hoàn cảnh của mình đang
phải chịu tội chết để phản bác lại ý nghĩa trường thọ của quả đào. Không
chỉ bác lại, Quỳnh còn khôn khéo vạch trần bản chất lừa dối, xu nịnh của kẻ
dâng đào.
Như vậy, nhờ tài biện bác, lập luận mà Trạng Quỳnh được nhà vua tha

tội chết. Cái nghịch lý mà Trạng Quỳnh chỉ ra chính là sự hài hước gây cười
của truyện. Lập luận của Trạng Quỳnh chính là sự thắt nút và đồng thời
cũng là sự mở nút cho kịch tính của truyện. Khép lại câu chuyện, Quỳnh
thoát khỏi tội chết và kẻ xấu bị vạch mặt. Truyện kết thúc có hậu và mang ý
nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Đề cao sự lương thiện của con người và mong muốn họ có cuộc sống tốt
đẹp là chủ đề của truyện cười Tưởng bở. Tiếng cười của truyện là sự đan cài
giữa hai nghịch lý. Một bên là lão nhà giàu muốn kén chàng rể nhiều tiền, còn
một phía là chàng trai nghèo lại mong muốn lấy được con gái của tên địa chủ.
Lưu Xuân Bình - K29G

20

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Anh nhà nghèo biết được ý đồ của lão nhà giàu liền lập mưu để đánh
lừa lão. Hàng ngày, anh mượn thuyền của lão già và cố tình để quên tiền trên
thuyền. Gã nhà giàu bị mắc lừa, tưởng anh giàu có liền gả con gái út cho. Khi
biết được sự thật, lão địa chủ vô cùng bực tức, nhưng sự đã rồi. Câu chuyện
kết thúc gần giống một truyện cổ tích và phản ánh đúng theo sự mong đợi của
người đọc. Mặc dù nghèo khổ và không thể lấy được vợ nhưng cuối cùng
chàng trai đã được toại nguyện theo mong ước: lấy được con gái lão nhà giàu.
Người đọc không chỉ cười vì anh nhà nghèo lấy được vợ giàu mà còn cười tên
nhà giàu tham lam, ngu dốt.
* Tiểu kết:

Như vậy, việc phân tích một số truyện cười tiêu biểu có yếu tố quy định
là một hành động, phát ngôn thể hiện tài năng, phẩm chất của con người,
chúng ta thấy rõ giá trị của biện pháp quy định trong truyện cười dân gian
Việt Nam. Yếu tố quy định không chỉ góp phần tạo ra tiếng cười hài hước cho
câu chuyện mà còn thể hiện được dụng ý sâu xa của tác giả dân gian. Đó là sự
ca ngợi trí thông minh đạo đức của người lao động. Đồng thời cũng là tiếng
nói phê phán những mặt trái trong xã hội như: thói kiêu căng, hách dịch của
con người; sự tham lam độc ác của bọn cường hào, địa chủ... Có thể nói yếu tố
quy định đã góp phần khẳng định giá trị nội dung tư tưởng của truyện cười
dân gian Việt Nam, tạo nên những tiếng cười đa sắc điệu để lại dư âm trong
lòng người đọc.
3.3. Yếu tố quy định và sự bất ngờ, hụt hẫng.
Cơ sở tâm lý của yếu tố quy định này dựa trên nguyên tắc tính liên tục
của lời nói. Yếu tố đi trước bao giờ cũng chuẩn bị cho sự xuất hiện của yếu tố
đi sau. Khi tiếp xúc với văn bản, người đọc đón nhận sự xuất hiện của yếu tố
đi sau như một lẽ thường và nó phù hợp với quy luật tâm lý, logic khách quan.
Tuy vậy, nếu yếu tố xuất hiện sau là cái không được chuẩn bị trước hay ngược

Lưu Xuân Bình - K29G

21

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

với sự chuẩn bị trước sẽ tạo ra sự hụt hẫng, bất ngờ tới nhận thức và tâm lý

người đọc.
Trong truyện cười dân gian để tạo ra tiếng cười, tác giả dân gian đã sử
dụng rất nhiều thủ pháp khác nhau, trong đó có biện pháp sử dụng sự chờ đợi
hụt hẫng, bất ngờ. Theo Giáo sư Đinh Gia Khánh: Để gây ra tiếng cười thực
giòn giã, truyện cười dân gian dùng yếu tố bất ngờ, sự bất thường gây ra xúc
cảm mạnh... Xúc cảm mạnh có thể là sự ngạc nhiên, bất ngờ.[10,Trang388].
Theo thống kê, yếu tố quy định là một chi tiết bất ngờ, hụt hẫng chiếm số
lượng nhiều nhất trong số 233 truyện cười dân gian Việt Nam mà chúng tôi
tiến hành khảo sát (có 108 truyện ~ 46,35%). Các truyện như: Cháy nhà,
Quan huyện thanh liêm, Mất chiếc ống vôi, Thầy bói và thầy lang xỏ nhau,
May không đi giầy... được xây dựng trên cơ sở này.
3.3.1. Sự bất ngờ, hụt hẫng là kết luận vô lý của lập luận.
Người đàn ông trong truyện Mua kính làm người đọc tập trung sự
chú ý bởi hành động rất kỳ quặc của hắn. Anh ta là kẻ dốt đặc cán mai
nhưng lại mắc thêm cái thói sĩ diện, rởm đời. Vào cửa hàng, bắt chước mọi
người, anh ta chọn cho mình một đôi kính. Anh ta chọn mãi mà chẳng được
đôi kính nào ưng ý. Chủ hiệu đưa kính nào hắn vẫn lắc đầu chê xấu, đòi
thay kính khác. Lý do đòi thay kính của anh là kính không đọc được chữ. Đây
là lập luận hợp lý của người mua kính, vì có thể kính mờ, kính chưa phù hợp
nên anh ta không đọc được. Như vậy, người đọc có thể thông cảm cho anh
chàng khó tính này.
Song mọi chuyện lại không theo chiều hướng suy luận tất yếu này.
Người mua kính không đọc được chữ không phải vì kính mà bởi vì anh ta
không biết chữ. Anh ta kết luận: Biết chữ thì đã không cần mua kính. Sự vô
lý trong suy nghĩ của người mua kính làm bật ra tiếng cười, đồng thời cũng
vạch trần sự dốt nát, ngô nghê của anh.

Lưu Xuân Bình - K29G

22


Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Cũng qua việc xây dựng tiếng cười bằng những lập luận hết sức trái
khoáy của nhân vật, truyện Mất chiếc ống vôi đã tạo ra sự hài hước bằng sự
đãng trí, ngờ nghệch của con sen.
Truyện kể về cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trên một con đò. Con sen
ăn trầu nhỡ tay làm rơi cái ống vôi bạc của cô chủ xuống sông. Sợ chủ mắng,
nó mới giả vờ hỏi rằng: Cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có cho là mất
được không ạ?. Tất nhiên là con sen có thể dự đoán được câu trả lời như thế
nào, vì nó thừa hiểu đã mất thì không thể biết ở đâu được. Nhưng theo dõi tới
câu đối thoại tiếp theo của con sen với cô chủ, người đọc mới hiểu được sự trái
ngược trong hai câu nói mà đứa ở đưa ra. Người đọc đã bị bất ngờ với câu
khẳng định chắc như đinh đóng cột của con sen: Thế thì cái ống vôi của
cô không mất. Con biết nó nằm ở dưới đáy sông.... Kết luận vô lý của con
sen đã tạo ra không khí hài hước cho câu chuyện. Câu trả lời có vẻ ngớ ngẩn
nhưng lại rất thông minh bởi như vậy con sen đã chứng minh là mình không
có lỗi và chiếc ống vôi cũng không mất. Câu nói của con sen làm người đọc
bất ngờ và tạo ra tiếng cười cho độc giả.
Tiếng cười bật ra từ những kết luận vô lý của lập luận cn bắt gặp trong
những truyện như: Treo biển, Đẽo cày giữa đường, Thầy bói xem voi...
3.3.2. Sự chờ đợi hụt hẫng là do một chi tiết bất ngờ, hài hước; trái
ngược với dự đoán.
Những truyện có yếu tố quy định thuộc loại này thường có một số đặc
điểm như sau:

- Nhân vật chính của truyện thường là những người ngốc nghếch, những
người dân thường, sư sãi, thầy đồ...
- Nội dung phản ánh của những truyện cười này đề cập tới thói hư tật
xấu như sự nhầm lẫn, hớ hênh, ngô nghê... trong sinh hoạt hàng ngày.
- Những truyện cười này chủ yếu gây cười, mua vui mà ít có ý nghĩa
phê phán, đấu tranh.
Lưu Xuân Bình - K29G

23

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

a. Yếu tố gây cười là sự hớ hênh ngốc nghếch.
Sự mất cảm giác đúng đắn về hiện thực, những hiện tượng ngược đời
trong đời sống xã hội cũng được làm đối tượng phản ánh trong truyện cười.
Những truyện: Tay ải tay ai, Con xin chịu, Ăn vụng khoa, Máy móc, Buôn
vịt trời, Sát sinh tội nặng lắm... được xây dựng trên cơ sở này.
Truyện Ăn vụng khoai, là một ví dụ tiêu biểu. Nhân vật chính của
truyện là anh chàng ăn tham sợ vợ. Nhân lúc vợ đi chợ chưa về, anh chồng ăn
tham mang khoai ra nướng. Thật không may cho người chồng, khoai vừa chín
thì vợ về. Là người có tính sợ vợ, lại trong tình huống ăn vụng nên anh vô
cùng hốt hoảng không biết giấu củ khoai vào chỗ nào. Người đọc bất ngờ khi
anh ta chọn chỗ giấu khoai là... cạp quần. Sự hớ hênh này khiến anh ta phải trả
giá. Do khoai nóng quá, không chịu được anh chồng cứ phải nhảy lên nhảy
xuống trước mặt vợ. Hành động kỳ quặc này của anh ta làm vợ vừa ngạc

nhiên lại vừa buồn cười. Vợ hỏi, anh ta giải thích rằng: Thấy mình về tôi
mừng quá. Câu trả lời để che giấu khuyết điểm của anh chồng lại tạo ra sự
bất ngờ nữa vì sự bất bình thường giữa hành động và sự giải thích trong lời
ngụy biện. Cách mừng vợ của anh ta rất trẻ con và buồn cười. ý nghĩa mà
tiếng cười trong truyện gợi lên chính là sự châm biếm, phê phán những anh
chồng sợ vợ, ăn tham.
b. Yếu tố quy định là chi tiết bất ngờ thể hiện quy luật gậy ông đập
lưng ông.
Những truyện như: Ăn trộm mèo vua; Tài nói láo; Nói có đầu có đuôi;
Cưỡi ngỗng mà về... đều sử dụng biện pháp quy định thể hiện quy luật gậy
ông đập lưng ông để tạo ra tiếng cười. Truyện Tài nói láo là một thí dụ
điển hình.
Nhân vật chính của truyện là người rất giỏi nói láo. Nhờ tài nói láo mà
anh đã lừa được rất nhiều người và trở nên nổi tiếng. Biết được điều này quan
gọi anh ta tới và bắt nói láo trước mặt quan. Nếu lừa được, quan sẽ có thưởng
Lưu Xuân Bình - K29G

24

Khoa: Ngữ văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

cho anh. Xung đột của truyện được đẩy lên thành kịch tính qua cuộc đối thoại
giữa quan và anh nói láo. Anh bảo với quan là mình không biết nói láo, bởi
anh chỉ nói theo một cuôn sách Tàu do ông Tổ để lại. Quan tưởng thật, đòi
anh ta cho mượn quyển sách đó. Chỉ nhờ có vậy, anh ta liền trả lời quan rằng:

Trăm lạy quan lớn... Ngài xá cho, vì... con làm gì có sách ấy! Con nói láo
đấy ạ!.
Câu trả lời của anh nói láo đã làm quan thực sự ngỡ ngàng. Tiếng cười
bật lên khi sự thật được làm sáng tỏ. Câu chuyện kết thúc làm người đọc bất
ngờ. Quan bị anh nói láo đánh lừa mà không biết. Vì sự ngớ ngẩn của mình
mà quan bị cười, bị làm trò hề trước mọi người. Lừa được quan lớn, anh nông
dân đã cho người đọc thấy rõ trí thông minh, hóm hỉnh của mình. Tài năng
của anh được khẳng định một cách tự nhiên và thuyết phục.
Truyện Cưỡi ngỗng mà về cũng là một tác phẩm tiêu biểu. Chủ nhà
là kẻ giàu có nhưng lại rất keo kiệt. Bạn đến chơi nhà, hắn ta than nghèo
không có gì thiết bạn. Ông khách đề nghị thịt con ngựa của mình mà ăn và xin
chủ nhà con ngỗng to để cưỡi về.Đặt câu nói của người khách ngữ cảnh lão
nhà giàu không muốn đãi bạn, thì lời nói này là một sự hàm ẩn.Câu nói của
ông khách có dụng ý phê phán lão nhà giàu keo kiệt. Câu nói ngầm thông báo
là trong nhà có ngỗng thịt. Chính vì vậy, việc chủ nhà than mình không có gì
thiết bạn chỉ là sự bịa đặt. Câu nói mỉa mai của vị khách cho người đọc thấy
được bộ mặt giả tạo, keo kiệt nhưng lại ra vẻ quý bạn của lão nhà giàu. Đồng
thời, câu nói đó được xem như là một thủ pháp gậy ông đập lưng ông tạo
nên tiếng cười trong truyện.
c.Yếu tố quy định là một chi tiết bất ngờ thể hiện quy luật giấu đầu hở
đuôi.
Thành ngữ Giấu đầu hở đuôi chỉ tính cách của con người có ý định
giấu giếm điều gì đó nhưng lại vô tình làm lộ cho người khác biết được điều

Lưu Xuân Bình - K29G

25

Khoa: Ngữ văn



×