Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ quy định trong truyện ngắn nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.32 KB, 50 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội II
Khoa Ngữ - Văn

Nguyễn Thị Kim Dung

Hiệu quả nghệ thuật của
biện pháp tu từ quy định trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: ngôn ngữ

Hà Nội 2007

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
A. phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn bản là một hệ thống gồm một chuỗi câu sắp xếp theo hình tuyến
và được tổ chức chặt chẽ, trong đó mỗi câu là một đơn vị liên kết của văn bản.
Các đơn vị của văn bản tổ hợp gắn bó với nhau tạo thành một cấu trúc hoàn
chỉnh nhằm thể hiện ý đồ giao tiếp chung. [1,tr.25]
Từ các góc độ khác nhau, văn bản được nghiên cứu ở các khía cạnh khác
nhau. Ngữ pháp văn bản nghiên cứu văn bản như một sản phẩm đà hình
thành. Làm văn lại nghiên cứu văn bản ở phương diện lĩnh hội ( đọc hiểu) và


sản sinh (nói viết). Lĩnh vực Phong cách học lại xem xét văn bản trong tư
cách là một phương tiện ngôn ngữ được sử dụng nhằm mục đích tu từ.
Tác giả Đinh Trọng Lạc đà đưa ra và khẳng định: Văn bản với tư cách
là một sản phẩm của lời nói, không phải là một chuỗi câu hoặc đoạn văn được
tạo lập một cách tïy tiƯn mµ lµ mét thĨ thèng nhÊt toµn vĐn được xây dựng theo
những quy tắc nhất định [9,tr43]. Thêm nữa, ông đà đưa ra các cách phối hợp
sử dụng các bộ phận của văn bản để tạo hiệu quả tu từ do sự tác động qua lại
của các bộ phận văn bản với nhau. Căn cứ vào tính chất của kiểu quan hệ tồn tại
giữa các bộ phận văn bản, tác giả đà đưa ra ba biện pháp tu từ của văn bản: biện
pháp quy định, biện pháp hòa hợp, biện pháp tương phản.
Pgs ts Đinh Trọng Lạc là một trong những tác giả đầu tiên dịch và
nghiên cứu lý thuyết chung về văn bản từ bình diện phong cách học. Lý thuyết
này đà đặt nền móng cho một chuyên ngành khoa học ngôn ngữ có nhiều triển
vọng. Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi vận dụng lý thuyết
phong cách học văn bản của tác giả Đinh Trọng Lạc để tìm hiểu hiệu quả nghệ
thuật của việc sử dụng biện pháp quy định trong truyện ngắn Nguyễn Minh

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
Châu. Hi vọng rằng đề tài của chúng tôi sẽ đóng góp một phần vào việc khẳng
định một vấn đề lý thuyết mới mẻ của phong cách học.
1.2. Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ (M. Gorky). Văn học lấy
ngôn ngữ làm chất liệu đặc thù, chắt lọc từ ngôn ngữ đời sống và nâng cấp lên
một chất lượng mới - ngôn ngữ nghệ thuật. Mỗi nhà văn lại có một phong cách
riêng trong việc huy động ngôn ngữ để xây dựng hình tượng và thể hiện ý đồ
nghệ thuật. Vì vậy, tìm hiểu phân tích ngôn ngữ từ góc nhìn phong cách học là

rất cần thiết khi khẳng định phong cách tác giả.
1.3. Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là cây bút xuất sắc của nền văn học
hiện đại. ông được tôn vinh là người lính tiên phong, một trong những người
mở đường tinh anh và tài năng, đà đi được xa nhất (Nguyên Ngọc) trong
chặng đầu của công cuộc đổi mới văn học sau 1975. Những đóng góp của ông
cho sự nghiệp phát triển nền văn xuôi hiện đại là không thể phủ nhận. Nhà văn
đà sử dụng linh hoạt và sáng tạo các phương tiện và biện pháp tu từ ở mọi cấp
độ ngôn ngữ. Trong đó biện pháp quy định được sử dụng để biểu đạt sâu sắc
hơn tư tưởng, chi phối đến giọng điệu của các truyện ngắn. ở cấp độ văn bản,
biện pháp tu từ quy định thực sự là đề tài mới mẻ và hấp dẫn để chúng tôi đi
sâu và khảo sát và phân tích.
Nguyễn Minh Châu cũng là nhà văn có nhiều tác phẩm được giảng dạy
trong nhà trường phổ thông. Do vậy, thực hiện đề tài này là cơ hội để chúng tôi
tích lũy tư liệu và kinh nghiệm phân tích tác phẩm cho quá trình giảng dạy
trong tương lai.
Từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên chúng tôi lựa chọn đề tài: Hiệu quả
nghệ thuật của biện pháp tu từ quy định trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu.

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn ThÞ Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Trước đây, ngành Ngôn ngữ học mới chỉ dừng lại nghiên cứu ở cấp
độ CÂU cấp độ mà ngữ pháp học truyền thống cho là đơn vị ngữ pháp trực
thuộc cao nhất. Càng về sau, cấp độ này không còn đáp ứng nhu cầu thực tiễn
việc phân tích tác phẩm trong toàn vẹn của nó. Người ta đi vào nghiên cứu một

cấp độ cao hơn: VĂN bản. Ngôn ngữ học văn bản ra đời đà thực sự làm cuộc
cách mạng vì nó đà đưa ngôn ngữ học lên một tầm khoa học bao quát đối
tượng của mình [9,tr.4]. Các nhà ngôn ngữ học đà chuyên sâu nghiên cứu các
phạm trù cơ bản của văn bản như: tính nhất thể của văn bản, tính khả phân của
văn bản, tính định hướng trong giao tiếp của văn bản, tu từ học văn bảnTrong
đó, cách phối hợp sử dụng các mảnh đoạn của văn bản theo quan hệ quy định là
một biện pháp tu từ văn bản. Từ góc nhìn của phong cách học văn bản, biện
pháp tu từ quy định thực sự là một vấn đề lý thú. Tại Việt Nam, tác giả Đinh
Trọng Lạc là người đầu tiên giới thiệu lý thuyết này trong một số cuốn sách:
Phong cách học văn bản – NXBGD. HN, 1994
“Phong c¸ch häc TiÕng ViƯt” – NXBGD. HN, 1999
99 phương tiện và biện pháp tu từ NXBGD. HN, 2001
Tuy nhiên trong ba cuốn sách này lý thuyết về biện pháp tu từ mới chỉ
được giới thiệu một cách sơ lược có kèm theo một số ví dụ minh họa. Đây là cơ
sở để chúng tôi khảo sát và phân tích hiệu quả của những ngữ liệu thống kê
được từ Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu NXBVH. HN, 2006 để
làm sáng tỏ thêm lý thuyết về hiệu quả của biện pháp quy định trong phong
cách của một tác giả văn học.
2.2. Nguyễn Minh Châu là đại biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại,
đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới sau 1975. Ông đà để lại một di sản văn học
đáng quý, một tấm gương lao động không mệt mỏi. Giá trị truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu không chỉ dừng lại ở nội dung thế sự, khơi sâu vào những vấn đề
quan trọng của đời sống xà hội và con người đương đại. Các nhà nghiên cứu, từ

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp

góc nhìn của phong cách học và thi pháp học hiện đại, đà chỉ ra nét độc đáo
trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
2.2.1. Xét riêng ở lĩnh vực ngôn ngữ thì truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
cũng đà được nghiên cứu ở những cấp độ khác nhau:
2.2.1.1. ở cấp độ ngữ âm, ba nhà nghiên cứu Phong Lê, Tôn
Phương Lan, Nguyễn Tri Nguyên đà gặp gỡ nhau khi nhận định sự đa thanh
và phức điệu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
Tác giả Nguyễn Tri Nguyên đà nhìn thấy Những đổi mới về thi pháp
sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 giọng điệu đa thanh như một sự kế
thừa từ văn xuôi Nam Cao: Sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kỳ này ngôn
ngữ phức điệu và đa thanh điệu ngày càng gia tăng và hoàn hảo hơn. Đó là sự
đan chéo của nhiều đối thoại và độc thoại bên trong sâu thẳm tâm linh nhân
vật [15,tr.223]. Ông đà góp phần đổi mới nền văn học nước nhà từ nền văn
học đơn thanh điệu trong thi pháp thể hiện sang nền văn học đa thanh điệu,
phức điệu trong thi pháp [15,tr.224].
2.2.1.2. ở cấp độ từ ngữ, các nhà phê bình đều tập trung khai thác
hình ảnh tượng trưng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
Tác giả Tôn Phương Lan trong bài Giọng điệu và ngôn ngữ
nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đà viết Văn Nguyễn Minh Châu sâu sắc
và đượm chất trữ tình bởi hình ảnh biểu trưng [12,tr.185]. Nguyễn Tri Nguyên
lại thấy được sự ổn định nhất quán và những chuyển biến trong cách sáng tạo
hình ảnh ẩn dụ của ông trước và sau 1975. Nhìn chung những hình ảnh ẩn dụ,
biểu tượng đa nghĩa không tham gia vào cốt truyện và hành động của nhân vật
nhưng nó giÃi bày nhiều suy nghĩ của tác giả, nâng tác phẩm lên ý nghĩa triết
học và tượng trưng [15,tr.221]. Các từ ngữ ẩn dụ này tạo nên lời ngầm
[15,tr.221] trong truyện Nguyễn Minh Châu. Theo thời gian những ẩn dụ này
được bồi đắp những sắc thái mới mang những dự cảm về nhân sinh cuộc sống
đời thường, vấn đề cá nhân sau chiến tranh.

GVHD : Lê Kim Nhung


SVTH :Ngun ThÞ Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thực sự là một chuyên luận về
hình ảnh biểu tượng được tác giả Dương Thị Thanh Hiên dày công nghiên cứu.
Tác giả đà chỉ ra vai trò của hình ảnh biểu tượng xuất hiện với một tần số cao,
tham gia vào nhiều u tè cÊu tróc trun ng¾n, khiÕn cho trun ng¾n của ông
được xây dựng bằng những điểm sáng, những hình tượng có sức ám ảnh tâm trí
người đọc [15,tr.313]. Với hệ thống hình ảnh này, Nguyễn Minh Châu đà xác
định cho mình một gương mặt cá nhân, một phong cách không thể hoà lẫn.
2.2.1.3. Nghiên cứu ở cấp độ câu, tác giả Tôn Phương Lan còn khẳng
định Nguyễn Minh Châu là nhà văn rất có ý thức trong việc nâng cấp nghệ
thuật cho ngôn ngữ tác phẩm của mình. Văn của ông giàu hình ảnh, từ ngữ
trau chuốt, sống động và kết cấu câu đa dạng. Câu văn chủ yếu là câu đơn.
Khi miêu tả nếu Nguyễn Công Hoan chú ý sử dụng động từ thì Nguyễn Minh
Châu lại sử dụng rất tài tình các hình dung từ. Cũng vì vậy ông được coi là
nhà văn có biệt tài miêu tả cảnh sắc thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng, là nhà
văn rất tinh tế về ngôn ngữ văn học [12,tr.177].
Trong cuộc Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn
Minh Châu (Nhiều tác giả) nhà văn Lê Lựu đà khẳng định Nguyễn Minh
Châu rất coi trọng các chi tiết. Bằng sự dày công lựa chọn chắt lọc ngôn ngữ
đời sống, các chi tiết nghệ thuật của ông đà mang sức chứa lớn về cảm xúc và
tư tưởng. Qua đó, người đọc nhìn thấy một Nguyễn Minh Châu tài hoa, tinh
tế, làm sáng lên các chi tiết bình thường hàng ngày [15,tr.248].
2.2.1.4. Nghiên cứu ở cấp độ văn bản:
ở cấp độ toàn văn bản, nhiều tác giả đà chỉ ra sức hấp dẫn truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu khía cạnh cốt truyện:
Tác giả Trịnh Thu Tuyết đà cho rằng: Đây là kiểu cốt truyện không có

biến cố, không có xung đột khép kín dựa vào diễn biến của các sự kiện. Cốt
truyện có xu hướng được nới lỏng chủ yếu dựa trên những xung đột tâm lý
chồng chéo, không mở đầu, không có cao trào, không có kết thúc, tựa như dòng

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
chảy tự nhiên, nhi nhiên của cuộc sống vẫn luôn tồn tại cũng những mâu thuẫn
và xung đột vĩnh cửu [15,tr.324]. Đặc biệt khảo sát truyện ngắn Ngun Minh
Ch©u sau 1975 cã thĨ thÊy “khung cèt trun được nới lỏng đến mức nhiều lúc
dường như không còn truyện mà chỉ là những mảnh đời vụn vặt, những trạng
thái tâm lý vu vơ những xung đột phác ra mà không giải quyết. Đó là những
thể nghiệm mới mẻ, độc đáo đưa văn học về gần với đời sống, để truyện ngắn
có thể khắc phục được cái hạn hẹp trong khung thể loại mà vươn tới một cái gì
không cùng [15,tr.324].
LÃ Nguyên khi viết về Những trăn trở đổi mới trong tư duy nghệ thuật
của nhà văn không thể không nhắc đến những thể nghiệm mới mẻ táo bạo ë
lÜnh vùc cèt trun “M¹ch suy t­ëng, m¹nh triÕt lý tràn vào mạch trần thuật,
mạch kể nhiều khi phải đuổi theo mạch tả, dòng sự kiện hồi cố lấn án dòng sự
kiện tiến trình cốt truyện làm cho khung cốt truyện ngày càng được nới lỏng.
Các bài nghiên cứu trên đà khẳng định được tài năng nghệ thuật và
những đóng góp của tác giả Nguyễn Minh Châu trong việc đổi mới văn xuôi
hiện đại. Tuy nhiên các bài viết này mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát lý
thuyết, c¸c nhËn xÐt mang tÝnh giíi thiƯu, minh häa trong khuôn khổ một bài
nghiên cứu hoặc một giáo trình đại học. Đây là cơ sở lý luận, là những nhận xét
quý báu để chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của
Nguyễn Minh Châu.

2.3. Nghiên cứu về biện pháp quy định và tác giả Nguyễn Minh Châu đÃ
có hai khóa luận:
1. Tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ
quy định trong truyện ngắn Nam Cao
Người hướng dẫn: Th.s Lê Kim Nhung
Người thực hiện: Nguyễn Thị Yên
Lớp K24H Ngữ Văn Năm 2002

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
2. Tìm hiểu cấu trúc văn bản trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu từ
góc độ tu từ häc
Ng­êi h­íng dÉn: Th.s Lª Kim Nhung
Ng­êi thùc hiƯn: Ngun Thị Thúy Hằng
Lớp K22B Ngữ Văn Năm 2000
Việc nghiên cứu nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong văn xuôi Nguyễn
Minh Châu được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau.
Tuy nhiên việc khảo sát, thống kê và phân tích hiệu quả tu từ của biện pháp quy
định vẫn còn là một lĩnh vực bỏ ngỏ. Vì vậy ở khóa luận này, chúng tôi sẽ vận
dụng lý thuyết phong cách học văn bản để khảo sát, thống kê, phân loại, phân
tích hiệu quả biện pháp quy định trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Hy
vọng đề tài góp thêm một tiếng nói khẳng định những thành công trong sáng
tạo ngôn ngữ của một tác giả văn học được đánh giá là một trong số là những
người mở đường tinh anh và tài năng đà đi được xa nhất (Nguyên Ngọc) trong
công cuộc đổi mới văn học. Đồng thời khóa luận góp phần khẳng định và cụ thể
hóa một vấn đề mới mẻ của lý thuyết phong cách học văn bản.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần khẳng định và chứng minh một vấn đề lý thuyết phong cách
học văn bản: biện pháp quy định và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp này
trong văn chương.
-Góp thêm một tiếng nói khẳng định sự độc đáo và sáng tạo trong nghệ
thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Minh Châu .
-Tích lũy kiến thức và chuẩn bị những tư liệu cần thiết phục vụ cho việc
học tập và giảng dạy của bản thân tại trường phổ thông sau này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được các mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ sau với
người viết:

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
- Nắm vững lý thuyết về phong cách học văn bản và tập hợp các vấn đề
lý thuyết có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê, phân loại việc sử dụng biện pháp tu từ quy định
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và rút ra kết luận.
- Vận dụng phương pháp phân tích phong cách học để phân tích hiệu quả
của biện pháp quy định trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nói riêng và
ngôn ngữ nghệ thuật nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi có sử dụng các phương pháp
sau:
4.1. Phương pháp khảo sát - thống kê - phân loại

4.2. Phương pháp phân tích tu từ học: phân tích hiệu quả biện pháp quy
định từ góc độ tu từ học văn bản

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
b. phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.Biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói
các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không có màu sắc
tu từ trong một ngữ cảnh rộng để tạo hiệu quả tu từ (gây ấn tượng về hình ảnh,
cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh) [9,tr.60].
Như vậy, biện pháp tu từ thuộc phạm vi ngôn ngữ và nó thể hiện sự giàu
có của ngôn ngữ dân tộc.
Căn cứ các cấp độ ngôn ngữ của các phương tiện ngôn ngữ được phối
hợp sử dụng các biện pháp tu từ được chia ra:
1) BiƯn ph¸p tu tõ tõ vùng
2) BiƯn ph¸p tu tõ ngữ nghĩa
3) Biện pháp tu từ cú pháp
4) Biện pháp tu từ văn bản
5) Biện pháp tu từ ngữ âm - văn tự
1.1.2. Biện pháp tu từ văn bản
Biện pháp tu từ văn bản là những cách sử dụng phối hợp các bộ phận
của văn bản để tạo ra hiệu quả tu từ do sự tác động qua lại của các bộ phận
văn bản với nhau[9,tr.61]

Căn cứ vào tính chất của kiểu quan hệ tồn tại giữa các bộ phận của văn
bản, biện pháp tu từ của văn bản được chia thành.
-Biện pháp quy định
-Biện pháp hòa hợp
-Biện pháp tương phản
1.1.3. Biện pháp tu từ quy định: Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong
cách học văn bản đà đưa ra khái niệm về biện pháp tu từ quy định như sau:

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
Biện pháp tu từ văn bản thuộc kiểu quy định là biện pháp tu từ văn bản trong
đó các mảnh đoạn được đánh dấu về tu từ học xác định điệu tính tu từ học của
từng văn bản. Mảnh đoạn này thường ở các vị trí mạnh: Vị trí mở đầu hoặc vị
trí kết thúc văn bản[9,tr.71]
1.1.4. Vị trí mạnh
Vị trí mạnh là một kiểu đề xuất cơ bản tham gia vào việc tạo lập tính
toàn vẹn của văn bản. Chức năng liên kết của vị trí mạnh giống như các kiểu đề
xuất khác, bị quy định bởi hoạt động của chúng trên mặt cắt lớn của văn bản
hoặc trong khuân khổ của văn bản.
Các yếu tố mạnh có thể là một từ , một câu , một đoạn văn thường
nằm ở các vị trí mạnh của văn bản như : Đầu đề, đề từ, mở đầu và kết thúc văn
bản. Các vị trí mạnh có vai trò tập trung sự chú ý của độc giả dừng lại ở những
yếu tố văn bản có giá trị lớn về nghĩa. Nhờ đó, độc giả suy ngẫm phát hiện ra
những liên hệ tồn tại trong văn bản và tri giác văn bản như là một chỉnh thể.
Vậy có thể coi yếu tố quy định là một vị trí mạnh của văn bản góp phần quy
định giọng kể, nội dung tư tưởng của văn bản, xác định điệu tính tu từ học của

toàn văn bản.
1.2. Cơ sở miêu tả và nhận diện biện pháp quy định trong văn bản
Khi miêu tả và nhận diện biện pháp tu từ quy định trong văn bản chúng
tôi dựa vào những yếu tố quy định trong văn bản:
Nhóm tác giả Phan Trọng Luận - Lê A - Nguyễn Xuân Nam trong cuốn
sách Làm văn 11 - NXBGD 2000 đà chia văn bản làm ba phần: mở đầu, nội
dung và kết thúc.
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học văn bản lại đưa ra
một mô hình văn bản gồm bốn lốc giao tiếp: lốc mở đầu, lốc nội dung, lốc kết
thúc và lốc liên kết. Các lốc này có mối quan hệ cú đoạn với nhau. Chức năng
của một lốc trong quan hệ với các lốc khác và quan hệ với toàn văn bản là cơ sở
để phân biệt các lốc văn bản với nhau. Mặt khác, chúng được kết hợp với nhau

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
bởi khuynh hướng đáp ứng chức năng chung để hoàn thành những nhiệm vụ
ngôn ngữ cụ thể.
-Lốc mở đầu: có vai trò như một cái nền móng chuẩn bị cho bạn đọc tri
giác nội dung thông tin cơ bản của văn bản. Với các văn bản nghệ thuật, lốc mở
đầu được hiện thực hóa trong phần trình bày, thường nêu thời gian, nơi chốn,
nhân vật, đối tượng thông báo hoặc thái độ của người tường thuật với những
biến cố hiện thực được miêu tả.
-Lốc kết thúc: có vai trò khái quát hóa thông tin cơ bản đà đưa vào văn
bản và chỉ ra ranh giới phía dưới của văn bản. Trong các văn bản nghệ thuật, lốc
kết thúc có thể hoàn thành chức năng ý chí, khi tác động làm thay đổi trạng thái
tâm sinh lý của người đọc. Hơn nữa, lốc kết thúc hoàn thiện tác động thẩm mỹ

của toàn văn bản đến người đọc.
-Lốc liên kết: thường không được cố định vị trí nhưng được củng cố ở
các vị trí mạnh. Chức năng cơ bản của các lốc này là đảm bảo mối quan hệ giữa
các trích đoạn riêng lẻ của văn bản giống nhau. Về mặt nội dung, lốc liên kết
không cung cấp cho người đọc một thông tin mới nào. Như trong văn bản nghệ
thuật lốc liên kết, như cái tên của nó, không chỉ tồn tại như chất keo dính mà
còn có chức năng tác động. Vì vậy lốc liên kết đem lại cho độc giả những thông
tin bổ sung mang đậm màu sắc cảm xúc, bình giá thể hiện cái riêng trong
phong cách tác giả.
Trên đây là những cơ sở lý luận để chúng tôi nhận diện, miêu tả và phân
tích hiệu của biện pháp tu từ quy định thông qua việc khảo sát các truyện ngắn
của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
2. Kết quả thống kê - khảo sát - phân loại
Khảo sát trong 25 truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi thống
kê được 41 phiếu. Như vËy, cã trun ng¾n chØ sư dơng mét u tè quy định
nhưng có những truyện ngắn sử dụng nhiều yếu tố quy định ở các dạng loại
khác nhau. Sau đây là bảng phân loại kết quả thống kê cụ thể :

Vị trí

Lốc mở
đầu


Phân loại

Số lượng Tỷ lệ
phiếu

(%)

-Yếu tố quy định là một nhan đề hàm ẩn

10

24,4

-Yếu tố quy định là một đoạn văn miêu tả

2

4.8

- Yếu tố quy định là một đoạn văn trần thuật

1

2,4

1

2,4

các nhân vật và trong nội tâm nhân vật


2

4,8

-Yếu tố quy định là hình ảnh tượng trưng đơn

6

14,4

- Yếu tố quy định là hình ảnh tượng trưng kép

2

4,8

- Yếu tố quy định là chùm hình ảnh tượng trưng

2

4,8

-Yếu tố quy định là một đoạn đối thoại

5

12,0

-Yếu tố quy định là một đoạn miêu tả


8

19,2

2

4,8

41

100

- Yếu tố quy định là sự tương phản về màu sắc
biểu cảm - cảm xúc giữa các mảnh đoạn văn bản
- Yếu tố quy định là các chi tiết tương phản giữa
Lốc nội
dung

Lốc kết
thúc

-Yếu tố quy định là một đoạn văn mở rộng phần
kết thúc

Tổng số

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung



Khóa luận tốt nghiệp
3. Xử lý phân tích kết quả thống kê
3.1. Yếu tố quy định nằm ở phần mở đầu
3.1.1. Yếu tố quy định là một nhan đề hàm ẩn
Phần mở đầu của văn bản có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông
tin cần thiết, dẫn nhập người đọc và nội dung chính của truyện. Phần mở đầu
của một văn bản nghệ thuật thường bao gồm: nhan đề, giới thiệu nhân vật, thời
gian, địa điểm xẩy ra sự việc. Trong đó, nhan đề là tín hiệu đầu tiên để người
đọc tiếp xúc với tác phẩm. Trong ngôn ngữ, nhan đề được xem là yếu tố tổ chức
tác phÈm “mét tÝn hiƯu nghƯ tht mang tÝnh kh¸i qu¸t” [9,tr178]. Trong giáo
trình Phong cách học văn bản, PGS TS Đinh Trọng Lạc đà nhấn mạnh: Nhan
đề là một phạm trù cơ bản của văn bản, được sử dụng nhằm mục đích tu
từ.[9,tr.177]
Các nhà văn đặt nhan đề thường gửi gắm vào đó dụng ý nghệ thuật.
Nguyễn Minh Châu thường đặt nhan đề là những hàm ẩn. Hàm ẩn là những
điều không được diễn đạt trực tiếp, người đọc có thể suy ra trên những hiểu biết
về tác phẩm, vốn sống và sức liên tưởng. Nhan đề hàm ẩn có thể dài, ngắn
thường là hình ảnh sự vật hàm chứa một ý nghĩa nào đó. Hầu hết các nhan đề
của Nguyễn Minh Châu đều mang nghĩa hàm ẩn: Nguồn suối, Nhành mai,
Những vùng trời khác nhau, Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh, Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành, Cơn giông, Bến quê, Cỏ lau, Sắm vai, Chiếc thuyền
ngoài xa
Truyện ngắn Mảnh trăng sau được tác giả đổi tên là Mảnh trăng cuối
rừng. Việc thêm từ ngữ vào nhan đề là để xác định rõ hơn về không gian cho
truyện. Nhưng trước sau nhà văn vẫn giữ lại hình ảnh quan trọng nhất Mảnh
trăng. Vì sao lại là mảnh trăng chứ không phải là vầng trăng? Vầng
trăng gợi lên cái đẹp đà tròn đầy viên mÃn. Mảnh trăng gây ấn tượng cho bạn
đọc bởi cái đẹp thanh thoát, mỏng mảnh đang được bồi đắp mỗi ngày để hoàn

thiện. Nó làm cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp thanh xuân của Nguyệt

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
nhân vật nữ chính. Mảnh trăng mà lại là mảnh trăng cuối rừng cứ lẩn khuất đâu
đây, chập chờn ẩn hiện nơi rừng đại ngàn, khơi gợi sự kiếm tìm Vậy là nhan
đề này đà hàm chứa chủ đề của truyện ngắn, cũng chính là cảm hứng chủ đạo
cho sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong những năm chiến tranh: Gắng đi
tìm hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người.
Vai trò quy định của nhan đề Mảnh trăng cuối rừng thể hiện ở chỗ
khái qu¸t hãa néi dung trun, thĨ hiƯn t­ t­ëng chđ đề truyện định hướng
người đọc khi tiếp nhận văn bản. Chưa hết, hình ảnh mảnh trăng và ánh sáng
của nó xuyên suốt toàn bộ tác phẩm thể hiện dụng ý nghệ thuật nhà văn. ánh
trăng quả đà tạo ra không gian riêng bao bọc lấy câu truyện. Trăng đà có trên
bầu trời đêm ấy từ lúc đầu hôm Hôm nay trăng đầu tháng. Từ đầu hôm tôi
đà đi dưới ánh trăng mà không biết. Trên cao chiếm lĩnh cả bầu trời là mảnh
trăng bạc, ánh sáng của nó tỏa ra trong vắt. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở
cuối trời sáng như một mảnh bạc ánh trăng từ bên ngoài đà nhập vào khung
cửa xe, hòa với hình ảnh cô gái khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng
trăng, đến nỗi dù sợi tóc của cô cũng sáng lên. Trăng soi thẳng vào khuôn
mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt ngời lên đẹp lạ thường. Nhan đề trở thành
sợi dây liên kết các mảnh đoạn văn bản với nhau, tạo nên một bầu khí quyển
đặc thù (N.I.Niculin)[15,tr.358] bao bọc lấy câu chuyện.
Nằm trong hệ thống các truyện viết về chiến tranh trước 1975 Những
vùng trời khác nhau cũng là một nhan đề hàm ẩn. Vai trò quy định của nhan
đề trước hết là tính định hướng giao tiếp. Những vùng trời khác nhau mở ra

một không gian nghệ thuật đặc trưng được triển khai thành nhiều tầng bậc trong
tác phẩm . Trước hết đó là không gian quen thuộc của những người lính pháo
binh đi đến đâu cũng có sẵn một cái mặt trận mới mẻ là cái bầu trời xanh
ngắt trên đầu. Những người lính pháo binh đến từ những vùng quê khác nhau.
Mỗi người ôm ấp trong họ một nỗi nhớ vùng trời quê hương của mình. Lê,
số 2 cá gỗ có riêng một bầu trời là một con sông lớn dào dạt tiếng mái

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Ngun ThÞ Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
chèo, tiếng mái chèo đặc trưng của con sông Lam xứ Nghệ quê anh. Sơn lại
luôn nhớ về một bầu trời Hà Nội từ dưới nhìn lên chia thành từng đường phố
từng ô cửa lấp lánh như lồng kính. Lê và Sơn cùng sát vai chiến đấu hàng
trăm trận dưới đủ các vùng trời, cùng nhau đi khắp gầm trời miền Trung
đầy sắt thép và khói lửa. Cuộc chiến đấu bảo vệ vùng trời thiêng liêng là
của chung của hai người đang bị kẻ thù rạch nát, đà kéo những con người xa
lạ lại gần nhau cùng chung tấm giát nằm, mặc chung vài chiếc áo khét lẹt
mùi thuốc đạn và mồ hôi pha tạp
Hình ảnh Những vùng trời khác nhau xuyên suốt toàn bộ tác phẩm
liên kết các mảnh đoạn văn bản tạo nên sự chặt chẽ trong kết cấu. Nhan đề vừa
là điểm xuất phát để các nhân vật thể hiện tình yêu quê hương, lại vừa là
điểm đi đến khi hội tụ tư tưởng chủ đề: Tình đồng đội thiêng liêng gắn bó
của những người lính.
Lựa chọn yếu tố quy định là các nhan đề hàm ẩn Nguyễn Minh Châu
muốn gửi gắm tư tưởng chủ đề, tạo dấu ấn riêng cho truyện ngắn ngay từ tín
hiệu nghệ thuật đầu tiên. Mảnh trăng cuối rừng, Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành, Cỏ laulà những nhan đề đa nghĩa vừa khái quát nội

dung văn bản, vừa là tín hiệu định hướng khi tiếp cận tác phẩm.
3.1.2. Yếu tố quy định là một đoạn văn mở đầu
Lốc mở dầu có vai trò chuẩn bị cung cấp các thông tin cơ bản để người
đọc tri giác nội dung văn bản. Ngoài nhan đề, những đoạn văn mở đầu cũng
được Nguyễn Minh Châu sử dụng như yếu tố quy định đến giọng kể, tâm thế
của độc giả và tính chất của câu chuyện được kể.
Hai kiểu đoạn văn thường được ông sử dụng khi mở đầu các truyện ngắn
là đoạn văn miêu tả và đoạn văn trần thuật.

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
3.1.2.1. Yếu tố quy định là một đoạn văn miêu tả
Hai truyện ngắn Nguồn suối và Mảnh trăng cuối rừng được bắt đầu
bằng các đoạn văn miêu tả không gian, thời gian. Nhà văn đóng vai trò là nhân
vật tôi- người kể chuyện.
Nguồn suối được mở ra như một cuốn phim tài liệu về mảnh đất và
con người Pa-Khen: Trưa ba mươi tháng chạp, ba người chúng tôi mới lên
tới vùng bản Pa-Khen, một bản ở ngay sát biên giới Chúng tôi chưa tới
Pa-Ken mà núi đà cao lắm.Mới quá trưa mà sương sa trắng núiNhiệt độ
xuống rất thấp nhưng con suối bên đường vẫn cứ chảy rì rầm... Đêm nằm
nghe cái tiếng nước suối chảy róc rách, thầm thì, nho nhỏ thôi nhưng tôi
thấy con suối sao mà gan góc và đáng kiêu hÃnh!.
Bằng một lối miêu tả rất cụ thể, nhà văn đưa ra những thông tin chính
xác về thời gian, địa điểm, nhân vật. Miêu tả khung cảnh đặc trưng của mảnh
đất Pa-Khen bằng những câu đơn, ngắt nhịp mạnh lạc đà làm tăng thêm tính
khách quan cho giọng kể và tính chân thực cho câu chuyện.

ở Mảnh trăng cuối rừng Nguyễn Minh Châu lại dựng lên khung cảnh
lán trại của lính lái xe giữa Trường sơn đại ngàn. Bắt đầu từ ánh sáng của
ngọn bấc cháy đà dần lụi, chợt bùng lên nổ lép bép trong chiếc ống bơ
sữa bò đựng dầu cạn. Ngoài rừng sâu tĩnh mịch vọng lại tiếng suối chảy và
tiếng kêu khắc khoải, tha thiết của đôi chim trống mái Đêm đà khuya rồi
mà hơn mười anh em lái xe còn kẻ nằm người ngồi ngổn ngang trong chiếc
lán nứa xiêu vẹo của tổ xăng dầu ngọn đèn dầu cạn tỏa một cụm khói lớn,
soi tỏ hơn chục khuôn mặt dầu dÃi, chiếu hắt ra ngoài đoạn đường mấp mô
những hố bom và vệt bánh xe tải sâu ngập gối.
Cái thời gian đêm đà khuya lại mưa dầm lại ở giữa rừng sâu tĩnh
mịch đôi lúc nghe vọng lại tiếng khắc khoải của đôi chim trống mái đà tạo
một bối cảnh riêng phù hợp để anh lái xe LÃm kể câu chuyện tâm tình sâu kín

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Ngun ThÞ Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
của lòng mình. Giọng điệu trữ tình, thủ thỉ ở đoạn đầu này chi phối trở thành
giọng điệu chủ đạo của toàn thiên truyện.
Như vậy, nhờ các chi tiết rất cụ thể, đoạn miêu tả mở đầu một tác phẩm
có vai trò dựng lên bối cảnh không gian, thời gian cho câu chuyện, tạo tâm thế
cho người đọc. Ngay từ đầu người đọc đà như được đứng trong câu chuyện
mà chứng kiến mọi diễn biến. Tính chân thực khách quan của tác phẩm nhờ thế
được công nhận. Người đọc tin tưởng hơn vào câu chuyện.
3.1.2.2. Yếu tố quy định là một đoạn văn trần thuật
Mở đầu tác phẩm bằng các đoạn văn trần thuật là cách vào đề phổ biến
với hầu hết các nhà văn. Với Nguyễn Minh Châu, nếu như đoạn văn miêu tả
quy định giọng kể trữ tình, thủ thỉ tạo tính chân thực thì đoạn văn kể (trần thuật)

lại quy định giọng hài hước châm biếm của câu chuyện.
Truyện ngắn Đứa ăn cắp được bắt đầu bằng một lời nhận xét: Một
trong những đặc tính của những người đàn bà trong khu tập thể của tôi là
hay kêu. Phẫn nộ, sợ hÃi, hay sung sướng đều thốt lên lời, thậm chí có lúc
hét lên - Ôí trời đất ơi! Lời nhận xét tạo tâm thế cho độc giả đón nhận
những thái độ, phản ứng được thốt thành lời của các nhân vật trong suốt chiều
dài câu chuyện. Giọng văn hài hước của đoạn mở đầu trở thành chủ âm trong
toàn bộ truyện ngắn. Theo chiều dài của thiên truyện, bằng giọng văn đầy châm
biếm ấy, nhà văn kể về việc buôn chuyện của các bà các cô trong khu tập thể
xung quanh cái tin thất thiệt :Thoan chết.
Nửa giờ đồng hồ sau thì tất cả các gian phòng của khu tập thể, tận dưới
các vòi nước công cộng cũng như trên các thang gác, đi đến đâu cũng rặt những
tiếng kêu ối trời đất ơi bằng những giọng nÃo nuột đầy cảm thương.
Lại một nhóm những người đàn bà khác, bên một cái vòi nước công cộng,
vẫn những lời ca cẩm, những câu thương tiếc

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
Lại những tiếng thở dài, những lời thương xót, những giọt nước mắt, không
phải chỉ riêng với người xấu số
Lòng cảm thương của những người đàn bà mỗi lúc một dào dạt một nhân
lên mÃi mÃi
Qua giọng kể mang sắc thái trào lộng nhà văn muốn phê phán cái tật
buôn chuyện, cái thói đó kỵ và hay ghen ghét của những người đàn bà. Đồng
thời cũng đưa ra lời khuyên sự hồn nhiên vô tâm trong những lời đồn thổi
đôi khi gây ra tội ác

Tiểu kết: Qua việc thống kê, khảo sát và phân tích yếu tố quy định nằm
ở phần mở đầu của 25 truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nhận thấy:
-Yếu tố quy định ở phần mở đầu chủ yếu là một hàm ẩn ở nhan đề tác
phẩm hoặc là đoạn văn miêu tả , đoạn văn trần thuật. Trong đó yếu tố quy định
là nhan đề hàm ẩn được nhà văn lựa chọn sử dụng ở 10/25 truyện ngắn khác
nhau. Tỷ lệ này phần nào phản ánh dụng công gửi gắm triết lý ngay từ nhan đề.
Các nhan đề hàm ẩn góp phần quy định cách hiểu tư tưởng chủ đề của truyện.
Với tư cách là một tín hiệu thẩm mỹ khái quát, nhan đề hàm ẩn chứa đựng
dụng ý của tác giả đồng thời định hướng cho bạn đọc tiếp cận tác phẩm.
-Yếu tố quy định là đoạn văn miêu tả hoặc tường thuật có tác dụng quy
định giọng kể cho toàn tác phẩm, chuẩn bị tâm thế để người đọc đón nhận câu
chuyện. Đoạn miêu tả dựng lên không gian, thời gian hiện thực, thái độ khách
quan, tạo tâm lý tin tưởng cho bạn đọc. Những lời nhận xét, bình giá mở đầu có
vai trò rất lớn quy định tô đậm màu sắc bình giá - cảm xúc của toàn câu
chuyện.

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
3.2. Yếu tố quy định nằm ở phần nội dung văn bản :
3.2.1. Yếu tố quy định thể hiện qua sự tương phản trong màu sắc biểu cảm cảm xúc :
Đối với văn bản, màu sắc biểu cảm - cảm xúc (màu sắc thật sự tu từ
học) vốn diễn đạt thái độ, tình cảm, sự tri giác hình tượng của tác giả đối với
các biến cố được miêu tả - được biểu hiện trong tính hình tượng của văn bản
(trong kết cấu của nó, trong sự lựa chọn các phương tiện diễn cảm, trong việc
tạo lập các biện pháp tu từ, trong bản thân ngôn ngữ của tác phẩm). Màu sắc
thật sự tu từ học này chỉ có thể có được trong những văn bản nghệ thuật, cũng

như trong một số văn bản chính luận. ( Đinh Trọng Lạc ) [ 9, tr.40].
Sự tương phản trong màu sắc biểu cảm - cảm xúc thể hiện rất tinh tế và
đa dạng. Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu chúng tôi thống kê có 2 dạng
thể hiện tiêu biểu như sau :
-Tương phản về màu sắc biểu cảm - cảm xúc giữa các mảnh đoạn văn
bản
-Tương phản về màu sắc biểu cảm - cảm xúc giữa các chi tiết về nhân vật
và trong tâm lý của một nhân vật.
3.2.1.1. Yếu tố quy định là các mảnh đoạn văn bản được đặt trong thế tương
phản về màu sắc biểu cảm - cảm xúc
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa sử dụng nghệ thuật tương phản
giữa các mảnh đoạn văn bản tạo nên sự đối lập trong tâm lý tiếp nhận của độc
giả. Tính triết lý của tác phẩm cũng lộ ra từ nghệ thuật đối lập này.
Nửa đầu thiên truyện tác giả cho biết lý do vì sao nhân vật anh có mặt
tại vùng biển cách Hà Nội hơn 600 km. Mục đích của chuyến đi là săn ảnh
nghệ thuật, là hoàn toàn vì nghệ thuật. Nhà văn sử dụng liên tiếp các đoạn văn
miêu tả những khoảnh khắc nghệ thuật được thu vào khuôn hình.
Chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện trong cảnh trời biển đẹp như một bức
tranh thủy mạc : Mỗi buổi sáng bầu trời không xanh biếc, cao thăm thẳm

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
mà đượm một sắc xanh và xám, bầu trời như hạ thấp xuống như ngưng đọng
lại, giữa trêi vµ n­íc Êy chØ cã mét chiÕc thun … đang tỏa khói bếp giữa
phá Chiếc thuyền đứng im như làm bằng các tông dán vào cảnh vật
êm ả . Nhà văn huy động vốn từ ngữ phong phú và tinh lọc về nhiếp ảnh. Mỗi

đoạn văn miêu tả lại vẽ ra trong tâm trí người đọc một tấm ảnh nghệ thuật bằng
ngôn từ với những góc nhìn độc đáo, những mảng sáng - tối đặc trưng : vài ba
chiếc mũi thuyền và một cảnh đan chéo của các tấm lưới đọng đầy những
giọt nước mỗi mắt lưới sẽ là một bản hòa tấu ánh sáng và bóng tối .
Không dừng lại ở việc miêu tả đơn thuần tác giả còn gửi gắm những ấn tượng,
xúc cảm trước cái đẹp của ngoại cảnh. Thiên nhiên nơi đây như một Bức
tranh mực tầu của danh họa thời cổ . Đứng giữa trời bể của mảnh đất miền
Trung nhà văn như được sống trong những khoảnh khắc trong ngần của tâm
hồn , những khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập .
Huy động vốn ngôn ngữ của nhiếp ảnh, Nguyễn Minh Châu đà vẽ nên
khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng. Người đọc được sống trong những
khoái cảm thẩm mỹ, cảm nhận vẻ đẹp thiên đường của bức tranh ngôn từ trong
tác phẩm. Giọng văn trong sáng, thanh thản. Dường như cuộc sống của những
người dân chài giữa thiên nhiên thơ mộng chẳng khác nào thiên đường.
Câu chuyện đột ngột chuyển hướng. Cũng bằng các đoạn văn miêu tả,
Nguyễn Minh Châu in đậm ấn tượng trong trÝ ãc ng­êi ®äc hiƯn thùc cc sèng
cđa mét gia đình trên Chiếc thuyền ngoài xa : Cảnh chồng đánh vợ, sự cam
chịu nhẫn nhục của người vợ, sự đau đớn tột cùng và phản ứng bồng bột cđa
®øa con khi chøng kiÕn sù d· man cđa cha mình. Nguyễn Minh Châu dùng thủ
pháp đặc tả, giọng kể khách quan khi viết về hành động vũ phu của người chồng
LÃo đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lÃo rút trong người ra
một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa lÃo trút cơn giận như lửa cháy
bằng cách dùng thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà lÃo vừa đánh
vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két . Lối miêu tả sử dụng mật

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn ThÞ Kim Dung



Khóa luận tốt nghiệp
độ cao các động từ mạnh, tính từ đà khắc sâu ấn tượng hÃi hùng. Người đọc đi
từ ngạc nhiên sững sờ đến phẫn nộ vì thói tàn nhẫn của đàn ông đánh cá
ở vùng này. Những đoạn văn miêu tả tình trạng bạo lực trong gia đình, trẻ em
thất học lớn lên như cỏ dại có tác dụng chi phối đến giọng kể nặng nề cảm
thương xót xa bao trùm nửa cuối truyện. Nếu như bức tranh thiên nhiên nơi đây
thơ mộng và lÃng mạng bao nhiêu thì cuộc sống con người đầy nhọc nhằn bi
kịch bấy nhiêu. Sự tương phản giữa các mảnh đoạn văn bản đà dựng nên sự đối
lập cao độ giữa thiên nhiên và cuộc sống con người, giữa lÃng mạn và hiện thực
trần trụi đau xót, giữa hạnh phúc và đau khổ. Người đọc buộc phải suy ngẫm và
thay đổi cách nhìn tô hồng cuộc sống của những người dân chài, đằng sau
cái vẻ êm đềm phẳng lặng cuộc sống này luôn tồn tại những bi kịch. Đồng
thời Nguyễn Minh Châu cũng đặt ra trách nhiệm của nghệ thuật phải đào sâu
khám phá để tìm ra bản chất của hiện thực.
3.2.1.2. Yếu tố quy định là các chi tiết tương phản giữa nhân vật và trong nội
tâm nhân vật :
Bức tranh là truyện ngắn xuất sắc đánh dấu quá trình đổi mới trong
tư tưởng và thi pháp thể hiện của Nguyễn Minh Châu. Một trong những đổi mới
của truyện ngắn này nằm ở nghệ thuật xây dựng nhân vật tương phản quy định
tính luận đề và giọng điệu đa thanh của tác phẩm.
Do cao đạo hay tự ái nghề nghiệp, người họa sĩ từ chối vẽ truyền thần
cho anh bộ đội ( ®Ĩ gưi cho mĐ anh thay v× tin ®ån anh đà hy sinh ngoài mặt
trận ). Sau đó, chính người chiến sĩ này lại được giao nhiệm vụ thồ tranh giúp
họa sĩ và cứu ông vượt nguy hiểm của dòng lũ cuốn. Người họa sĩ đà vẽ chân
dung anh lính và hứa đinh ninh rằng sẽ đem ®Õn trao tËn tay. Bøc tranh ®ã
®­ỵc gưi ®i n­íc ngoài triển lÃm, dành giải thưởng, người họa sĩ trở nên nổi
tiếng. Ông đà thất hứa và lÃng quên câu chuyện đó. Bà mẹ người chiến sĩ vì
thương con khóc lòa cả hai mắt.Tình cờ, ông họa sĩ gặp lại người chiến sĩ bây
giờ là người thợ cắt tóc. Hồi øc trë vỊ khiÕn ng­êi häa sÜ tù d»n vỈt chính mình


GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
trong khi anh chiến sĩ năm xưa vẫn thản nhiên cẩn trọng, độ lượng làm công
việc cắt tãc nh­ kh«ng hỊ nhËn ra ng­êi häa sÜ.
Ng­êi häa sĩ bị đặt vào hai tình huống đặc biệt liên tiếp. Lần thứ nhất,
vừa lạnh lùng từ chối vẽ bức chân dung anh chiến sỹ thì hôm sau chính anh lại
là ân nhân cứu mạng ông. Lần thứ hai, từ chiến trường ra và trở thành họa sĩ nổi
tiếng, thì bất ngờ gặp lại người chiến sĩ chính là thợ cắt tóc cho mình. Trong
suốt tác phẩm anh chiến sĩ xưa và người thợ cắt tóc hiện tại vẫn giữ một thái độ
điềm đạm, ân cần, đúng mực với ông họa sĩ dù đà biết hết sự thật. Hai nhân
vật được đặt trong sự tương phản về vị thế: người họa sĩ nổi tiếng - anh thợ cắt
tóc lặng lẽ bình dị; tương phản trong hành động: kẻ thất hứa bội ước - người
khoan dung độ lượng. Hai tình thế đối lập này trở thành điều kiện tiên quyết
buộc nhân vật tôi phải thức tỉnh. Trong thế đối sánh, phẩm chất cao đẹp
của người lính càng làm lộ rõ những biểu hiện của thói ích kỉ, đớn hèn, giả rối
của người họa sĩ. Nhân vật vì thế không thể chạy chốn sự phán xét lương tâm
của chính mình.
Song song với việc đặt hai nhân vật trong thế tương phản, Nguyễn Minh
Châu đà đi sâu vào thế giới nội tâm người họa sĩ để phơi bày quá trình tự nhận
thức, tự khám phá của ông. Nhà văn miêu tả thuẫn tâm lý và sự giằng co dữ
dội trong tâm trạng nhân vật thông qua những phép thử. Nói chuyện với vợ
người thợ cắt tóc họa sĩ đà nhận ra mình là thủ phạm dẫn đến cảnh bà cụ mù
lòa. Nhưng khi anh thợ cắt tóc rời đến một phố khác, tức là thủ phạm có cơ
hội để tẩu thoát êm nhất bởi cái người săn đuổi mình đà rẽ sang lối khác
thì mình cũng rẽ vào đấy làm gì, người họa sĩ vẫn muốn nạp mình cho
lương tâm. Chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của gia đình người thợ cắt tóc,

ông có ý định gửi tiền để chuộc lỗi nhưng lương tâm ông lại không cho phép
mình lấy đồng tiền để thay cái mặt mình. Khi tìm đến một quán cắt tóc khác
mặc dù thấy dễ chịu hơn nhưng lương tâm ông lại lên tiếng và quyết định phải
chường cái mặt ra, chứ không được lẩn tránh. Các phép thử này có giá trị

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
như những giả định và khả năng lựa chọn, phân định rạch ròi giữa hai thái cực
hèn nhát và dũng cảm, cao thượng và thấp hèn. Tất cả không ngoài mục đích
cho đối tượng tự nhận thức, tự làm sáng tỏ bản chất con người.
Các phép thử thực chất là những cuộc truy đuổi chính mình trong
lương tâm người họa sĩ. Những cuộc truy đuổi ráo riết đến tận cùng nguồn lạch
và góc khuất của sự cao ngạo, vô tâm, thói đạo đức giả và sự ngụy biện. Cuộc tự
vấn lương tâm đẩy lên đến đỉnh điểm thể hiện tập trung ở đoạn đối thoại trong
tưởng tượng giữa một bên là người họa sĩ, bên kia là người lính. Cốt lõi của
cuộc tự vấn này lại thể hiện quan điểm nghệ thuật của tác giả về cái ®Đp trong
cc sèng, vỊ lßng tin ®èi víi con ng­êi.
Thđ pháp tương phản khi xây dựng nhân vật quy định giọng điệu nghệ
thuật của Bức tranh. Vị thế, lối sống, phẩm chất của hai nhân vật được so
sánh trong cả quá khứ và hiện tại, hiện thực và tâm tưởng đòi hỏi giọng điệu
trần thuật linh hoạt, đan xen nhiều mạch kể khác nhau. Khi thì lùi vào độc thoại
nội tâm, lúc chuyển sang đối thoại trực tiếp, lúc cắt ngang bình luận ngoại đề và
triết lý.
Miêu tả cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật lại quy định đến tÝnh “®a
thanh” trong giäng ®iƯu kĨ chun. Ng­êi ta thÊy nhiều sắc điệu ngôn ngữ đời
sống trong Bức tranh: khi thì lên án đanh thép Đồ dối trá! Mày hÃy nhìn

coi bà mẹ tao khóc lòa cả hai mắt kia! khi lại bào chữa lẩn tránh trách nhiệm
công việc của nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải
phục vụ một người rồi tự trăn trở, cật vấn Tại sao ngày ấy tôi không đưa
tấm ảnh đến cho gia đình anh? Tại sao tôi không giữ lời hứa?... Lúc lại
giễu cợt sâu cay Người ta trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy
chữ Chân dung người chiến sĩ giải phóng. Thật là danh tiếng quá!. Tuy
nhiên chủ âm của Bức tranh vẫn là giọng điệu khắc khoải của một tâm hồn
bị nỗi đau tinh thần giằng xé.

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


Khóa luận tốt nghiệp
Biện pháp tương phản trong xây dựng nhân vật của truyện ngắn Bức
tranh có tác dụng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm : Khát vọng
thức tỉnh lương tâm, hướng tới cái đẹp trong sự hoàn thiện nhân cách sống.
Bên cạnh đó, nghệ thuật tương phản còn quy định giọng điệu phức hợp biến hóa
của thiên truyện.
Tiểu kết: Có thể nói nghệ thuật tương phản là một thủ pháp độc đáo và
hiệu quả để Nguyễn Minh Châu chuyển tải dụng ý nghệ thuật của ông.
- Nghệ thuật tương phản trong tâm lý tiếp nhận của độc giả và trong xây
dựng nhân vật đà thể hiện những quan niệm của nhà văn về cuộc sống và con
người. Cuộc sống luôn luôn chứa đựng những mâu thuẫn, nhiều khi giữa cái bên
trong và bên ngoài, giữa hiện tượng và bản chất, cái giả và cái thật hay lật
mặt nhau. Con người cũng luôn tồn tại cái xấu và cái tốt, cái thiện và cái ác.
Cuộc đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối, giữa nhân bản và phi nhân bản là
cuộc đấu tranh vĩnh viễn. Chất anh hùng ca, lÃng mạn và bi kịch của cuộc đời
luôn đi liền với nhau. Tương phản là một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả cao

trong vai trò quy định tính luận đề của các truyện ngắn Nguyễn Minh Châu .
- Mặt khác, thủ pháp nghệ thuật này phức điệu hóa, đa thanh hóa ngôn
ngữ trần thuật, tạo một nên một lối kể chuyện từ nhiều điểm nhìn khác nhau.
Vấn đề được lật sới từ nhiều bình diện, nhân vật được đánh giá từ nhiều góc độ.
Giọng điệu đa thanh là một trong những đổi mới thi pháp truyện ngắn mà
Nguyễn Minh Châu đà đóng góp văn học hiện đại Việt Nam.
3.2.2. Yếu tố quy định là các sự vật, hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng.
Tượng trưng là dùng một sự vật, một hình ảnh cụ thể có hình thức hoặc
tính chất thích hợp để gợi ra sự liên tưởng đến một khái niệm trừu tượng nào
đó (Từ điển Tiếng Việt- Hoàng Phê (chủ biên)-TT Từ điển học- Đà Nẵng
1994)

GVHD : Lê Kim Nhung

SVTH :Nguyễn Thị Kim Dung


×