Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.53 KB, 65 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của sự hành
chức ngôn ngữ. Trong tác phẩm văn học, hội thoại được thể hiện bằng nhiều thức:
trực tiếp, nửa trực tiếp, gián tiếp, độc thoại, đối thoại nội tâm… Nghiên cứu hội
thoại trong tác phẩm văn học là một trong những con đường khoa học để tiếp cận tư
tưởng, phong cách của nhà nghệ sĩ.
1.2. Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn tiêu biểu trong cao trào đổi mới văn
xuôi nghệ thuật cuối những năm 80 ở Việt Nam. Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp, chúng ta thấy một trong những điểm gây ấn tượng mạnh là cách sử dụng
ngôn ngữ đối thoại: lời thoại thường ngắn, có khi chỉ là những mẩu nhỏ và nhiều
khi nó khước từ cả những quy tắc lý thuyết tương tác trong hội thoại.
1.3. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp đã lên tới
hàng trăm, được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực: văn học, lý luận, ngôn ngữ… Tuy
nhiên, xét riêng trong lĩnh vực ngôn ngữ chưa có một đề tài nào nghiên cứu sâu về
hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Vấn đề này mới chỉ được
chạm nhẹ trong các công trình nghiên cứu ở từng phương diện cụ thể.
Vì những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hội thoại trực
tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”
2. Lịch sử vấn đề
Hội thoại diễn ra thường xuyên, liên tục trong cuộc sống và được khúc xạ
qua lăng kính nhà văn để đi vào tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học, tác giả
một mặt sử dụng ngôn ngữ của mình để miêu tả trực tiếp những đặc điểm từ ngoại
hình đến tính cách của nhân vật, mặt khác còn thể hiện ngôn ngữ của nhân vật
thông qua cách giao tiếp, tức là qua hội thoại của nhân vật. Thông qua lời nói, nhân
vật có thể bộc lộ tâm lý, tính cách một cách rõ ràng nhất. Khó hình dung nổi trong
một tác phẩm truyện hoặc tiểu thuyết không có lời ăn tiếng nói của nhân vật, không


có đối thoại giữa các nhân vật với nhau. Giao tiếp ngừng hoạt động có nghĩa là

Phạm Thị Mận

1

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

không tồn tại “truyện” nữa. Lúc ấy, tác phẩm sẽ thuộc thể ký, tin tức, thời sự… Ở
tác phẩm văn học, việc dẫn lời người khác không phải theo kiểu dẫn ý này, lời nọ…
của một hoặc một số những con người thực, của thực tế… mà dẫn lời, lời thoại của
nhân vật do chính tác giả “bịa” ra (trên cơ sở vốn ngôn ngữ mà anh ta tích lũy
được), nên phần nào đó nó mang tính hư cấu. Mặc dù vậy, những lời thoại tưởng
tượng đó vẫn phải dựa trên những hình thức tự nhiên vốn có của lời thoại thực sự và
việc dẫn được lại các lời thoại này vẫn phải tuân theo những quy tắc hội thoại nói
chung.
Theo cách thông thường thì lời thoại của nhân vật thường chỉ được dẫn lại
dưới hai hình thức chủ yếu: trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế hội thoại
ở tác phẩm văn học còn thể hiện tính chất phức tạp hơn nhiều so với hội thoại thực
tế đời sống. Theo G.S Đỗ Hữu Châu, vấn đề hội thoại trong tác phẩm văn học, đặc
biệt là vai trò của nó trong cấu trúc kĩ thuật của tác phẩm có hai kiểu hội thoại chính
là hội thoại ngầm (hội thoại nội tâm) và hội thoại hiện (hội thoại có nhân vật hội
thoại xuất hiện). Trong đó, hội thoại ngầm lại được chia thành: độc thoại nội tâm
(là những lời nói bên trong của nhân vật nói về mình hoặc về người, về việc khác,
trong đó người nói và người nghe chỉ là một - nhân vật độc thoại nội tâm) và đối

thoại nội tâm (là cuộc đối thoại giữa nhân vật với ai đó - ngôi thứ hai, song ngôi hai
này chỉ xuất hiện trong tâm tưởng của chủ thể đối thoại nội tâm). Hội thoại hiện
tiếp tục chia thành ba loại theo những hình thức khác nhau là: hội thoại trực tiếp
(lời thoại của nhân vật được tác giả dẫn lại một cách nguyên vẹn, không sửa đổi);
hội thoại gián tiếp (người dẫn điều chỉnh lời hay ý của người nói ra chúng theo kiểu
là người ở ngôi thứ ba thuật lại) và hội thoại nửa trực tiếp (pha trộn giữa hai hình
thức trực tiếp và gián tiếp).
Gần đây, thấy được tầm quan trọng của hội thoại trong tác phẩm văn học, đã
có một số công trình luận văn, luận án hướng tới nghiên cứu. Chẳng hạn: Luận án
Thạc sĩ của Chu Thị Thanh Tâm năm 1989 với đề tài “Đối thoại nghệ thuật trong
Thời xa vắng của Lê Lựu” hay “Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao” (Các hình
thức thoại dẫn), Luận án tiến sỹ của Mai Thị Hải Yến,(2001).

Phạm Thị Mận

2

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Xuất phát từ những ý gợi mở của các nhà ngôn ngữ học, cộng với hướng
nghiên cứu về hội thoại ở một số tác giả qua các luận án, luận văn trên chúng tôi
muốn đưa ra một quan điểm, một cách nhìn về một khía cạnh cụ thể của hội thoại
trong tác phẩm văn học, đó là vấn đề hội thoại trực tiếp thông qua truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích
- Vận dụng những cơ sở lý thuyết hội thoại để nhận diện hình thức hội thoại
trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
- Nghiên cứu, phát hiện và miêu tả những biểu hiện cụ thể của hội thoại trực
tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp để thấy được phong cách riêng của nhà
văn này.
- Góp phần vào việc nhận diện, phân tích lời thoại (của nhân vật) và lời dẫn
(của tác giả) trong một tác phẩm văn học cụ thể.
3.2. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận là chỉ ra các hội thoại trực tiếp trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở ba mặt: cách thức dẫn thoại, lời dẫn, lời được
dẫn.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
- Đề tài chủ yếu đi vào khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả hội thoại trực
tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
- Trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát 37 truyện
ngắn trong “Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” NXB Hội nhà văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp phân loại, thống kê: Căn cứ vào lí thuyết chúng tôi phân loại
và thống kê các yếu tố, hình thức của hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp xem chúng xuất hiện bao nhiêu lần.

Phạm Thị Mận

3

K32C – Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Phương pháp phân tích: Chúng tôi phân chia các yếu tố, hình thức của hội
thoại trực tiếp ra thành các yếu tố, hình thức nhỏ hơn, khảo sát những trường hợp
điển hình của mỗi loại rồi từ những nhận xét về những trường hợp điển hình đó đưa
ra nhận xét chung.
- Phương pháp hệ thống hóa: Tổng hợp để thấy được đặc trưng chung của
từng yếu tố, hình thức của hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
6. Đóng góp của khoá luận
- Về mặt lí luận: Khoá luận chỉ ra vai trò, tác dụng của hội thoại trực tiếp
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, từ đó nhận thấy tài năng trong việc sử dụng
ngôn ngữ của tác giả. Đồng thời qua việc nghiên cứu này có thể rút ra được những
đóng góp nhất định trong việc tìm hiểu vai trò của hội thoại trực tiếp trong sáng tác
văn chương.
-Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ đóng góp một hướng
mới trong việc tiếp cận các sáng tác văn chương Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó, giúp
cho bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật trong
truyện ngắn của ông.
7. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo là phần nội dung gồm 55
trang, được triển khai thành ba chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Cách dẫn thoại
Chương 3: Lời dẫn trực tiếp
Chương 4: Lời được dẫn trực tiếp

Phạm Thị Mận


4

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. Lí thuyết về hội thoại
1.1.1. Cấu trúc hội thoại
Các đơn vị cấu trúc của hội thoại là:
- Cuộc thoại: là đơn vị hội thoại bao trùm lớn nhất. Chúng có thể xoay quanh
một đề tài, một mục đích hay có thể gồm nhiều đề tài, nhiều mục đích khác nhau với sự đương diện liên tục của những người hội thoại nhất định.
- Đoạn thoại: là một bộ phận của cuộc thoại - là một mảng diễn ngôn do một
số cặp trao đáp chặt chẽ về ngữ nghĩa và ngữ dụng.
- Cặp thoại: Là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu nhỏ nhất, cũng tức là cặp kế cận,
gồm một tham thoại dẫn nhập và một tham thoại hồi đáp.
Tuy nhiên, không nhất thiết toàn bộ lượt lời này và toàn bộ lượt lời kia mới
thành cặp thoại và cũng không nhất thiết cặp thoại chỉ gồm một tham thoại dẫn
nhập và một tham thoại hồi đáp. Có thể có cặp thoại một tham thoại, hai tham thoại,
thậm chí ba tham thoại.
Ba đơn vị trên (cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại) có tính chất lưỡng thoại, có
nghĩa là hình thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại.
- Tham thoại là đơn vị cơ sở tạo nên cặp thoại, cặp thoại liên kết với nhau
thành đoạn thoại và đoạn thoại với đoạn thoại sẽ hợp thành cuộc thoại.

Cấu trúc điển hình của một tham thoại gồm có: hành vi chủ hướng và hành vi
phụ thuộc.
- Hành vi ngôn ngữ: là đơn vị nhỏ nhất của “ngữ pháp hội thoại”. Theo
Austin, hành vi ngôn ngữ gồm 3 loại: hành vi ở lời, hành vi tạo lời và hành vi mượn
lời.

Phạm Thị Mận

5

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Xét trong quan hệ hội thoại thì hành vi ngôn ngữ là những đơn vị có tính chất
độc thoại, có nghĩa là do một người nói ra.
1.1.2. Đích của hội thoại
1.1.2.1. Đề tài của lời và đề tài diễn ngôn
Bất cứ một lượt lời nói nào (nói đúng hơn là bất cứ một tham thoại nào) cũng
phải nói đến một cái gì đấy, một người, một việc, một hành động trong thực tế hoặc
một hành vi ngôn ngữ nào đó. Đó là đề tài của lời.
Đề tài của lời không được người đối thoại hưởng ứng thì nó vẫn là đề tài của
lời. Khi có sự tham gia, hưởng ứng góp phần phát triển qua một số lượt lời, một số
tham thoại của người tham gia hội thoại - tức có sự trao đổi, thảo luận về nó thì đề
tài của nó được nâng cấp thành đề tài của diễn ngôn.
Từ đó chúng ta thấy rằng: đề tài diễn ngôn không phải do một nhân vật hội
thoại quyết định mà là “cái gì đó” được các nhân vật hội thoại cùng cộng tác, cùng

nhau xây dựng nên bằng những đóng góp của mình.
1.1.2.2. Đích của hội thoại
Chúng tôi phân biệt khái niệm đề tài và chủ đề cũng tức đích - đích hội thoại.
Đề tài là một hiện thực, một hành động hay một hành vi ngôn ngữ nào đó được nêu
ra trong hội thoại. Còn hướng phát triển, sự quan tâm và hứng thú, các kết luận mà
nhân vật hội thoại nhằm đi tới đối với đề tài là chủ đề. Một đề tài trong hội thoại
nếu không có chủ đề - tức không có đích cũng không trở thành đề tài của diễn ngôn.
Đích của hội thoại là căn cứ quan trọng giúp chúng ta xác định các hành vi
ngôn ngữ được thể hiện trong hội thoại.
Ví dụ:
SP1: Mấy giờ rồi?
SP2: 8 giờ.
Đích của cặp thoại này là để hỏi giờ, hành vi được dẫn ở đây là hành vi
“hỏi”.
1.1.3. Động từ nói năng và động từ ngữ vi

Phạm Thị Mận

6

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Các hành vi ở lời được biểu thị bằng các động từ nói năng. Do các hành vi ở
lời phong phú nên số lượng động từ nói năng cũng rất lớn.
Theo G.S Đỗ Hữu Châu thì động từ nói năng là các động từ biểu hiện các

hành vi ngôn ngữ. Có rất nhiều động từ nói năng. Tuy nhiên các động từ nói năng
chưa gọi tên được hết các hoạt động nói năng. Điều này có thể xảy ra khác nhau ở
các nền văn hóa khác nhau. Cùng một hành vi ngôn ngữ có khi ở ngôn ngữ này có
động từ để biểu thị nó, nhưng ở ngôn ngữ khác thì không. Thậm chí ngay trong một
ngôn ngữ, không có động từ để gọi tên và khi cần biểu thị nó người ta buộc phải
dùng một biện pháp quen thuộc: dùng các cụm từ - điều này gần như là sự giải thích
các hành động ngôn ngữ.
Ví dụ:
Tôi hỏi: “Đi học à?”
“Hỏi” là động từ nói năng được dùng trong hành vi “hỏi”.
Có những động từ nói năng được dùng trong chức năng ngữ vi gọi là động từ
ngữ vi. Đó là những động từ mà khi phát ngôn ta thực hiện luôn các hành vi ở lời do
nó biểu thị.
Ví dụ:
Tôi hứa mai tôi sẽ đến.
“Hứa” là động từ ngữ vi được dùng trong hiệu lực ngữ vi.
Tuy nhiên, không phải bao giờ một động từ ngữ vi cũng luôn được dùng theo
hiệu lực ngữ vi. Austin cho rằng, động từ ngữ vi chỉ được dùng theo hiệu lực ngữ vi
khi nó ở ngôi thứ nhất, thời hiện tại và thức thực hiện.
1.1.4. Biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi
Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng mà khi nói nó ra là ta nhằm thực
hiện một hành động ở lời nào đó (hay là một kiểu cấu trúc tương ứng với một phát
ngôn ngữ vi).
Ví dụ:
Tôi xin lỗi đã đến muộn.

Phạm Thị Mận

7


K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn mà khi người ta nói ra thì đồng thời người ta
thực hiện ngay cái việc được nói trong phát ngôn.
Ví dụ:
Tôi xin lỗi đã đến muộn, tắc đường cả tiếng đồng hồ.
Đây là một phát ngôn ngữ vi ứng với hành vi “xin lỗi”, gồm có: biểu thức
ngữ vi “Tôi xin lỗi đã đến muộn” và thành phần mở rộng giải thích “Tắc đường cả
tiếng đồng hồ”.
1.1.5. Các phạm trù định vị
Định vị có nghĩa là xác định vị trí của vật được nói tới phân biệt vật được nói
tới với các vật khác về thời gian, không gian và các quan hệ khác.
1.1.5.1. Định vị ngôi
Trong giao tiếp thường có ba loại ngôi: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ
ba.
- Ngôi thứ nhất là kết quả của sự tự quy chiếu của người nói.
- Ngôi thứ hai là kết quả của sự quy chiếu do người nói tiến hành với một
hay nhiều người đang đối thoại với mình.
- Ngôi thứ ba là ngôi quy chiếu cho một hay nhiều người không có mặt trong
cuộc hội thoại được ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai (người nói và người nghe) cùng
thỏa thuận, chấp nhận chung là đối tượng được nói tới.
1.1.5.2. Định vị không gian và định vị thời gian
Định vị không gian và thời gian là xác định vị trí (địa điểm), thời gian của
vật được nói tới trong mối quan hệ với các vật khác. Có nghĩa là thực hiện sự chiếu
vật bằng các định vị sự vật nào đó - sự vật đó xảy ra ở đâu trong không gian, khi

nào trong thời gian. Muốn biết sự vật đó xảy ra khi nào thì phải có điểm gốc (thời
gian và không gian).
Thời gian và không gian là những định vị rất quan trọng trong việc xác định
kiểu hội thoại. Thời gian hiện tại và không gian gần thường là ở các hội thoại trực
tiếp, thời gian quá khứ và không gian xa cách thường là ở các hội thoại nửa trực
tiếp.

Phạm Thị Mận

8

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.1.6. Hội thoại đời thường và hội thoại trong tác phẩm văn học
1.1.6.1. Những điểm tương đồng
Về hình thức hội thoại trong tác phẩm văn học mô phỏng bắt chước giống
hội thoại đời thường, qua đó tác giả cho người đọc thấy hội thoại giống y như đời
thường.
1.1.6.2. Những điểm khác biệt
- Về chức năng: Dựa vào chức năng ngôn ngữ thì giao tiếp đời thường chủ
yếu có chức năng giao tiếp còn hội thoại trong tác phẩm văn học chủ yếu có chức
năng thẩm mĩ.
- Về cấu trúc: Hội thoại đời thường, thường tản mạn không định trước do
ngữ cảnh và nhân vật hội thoại quyết định. Hội thoại trong tác phẩm văn học, tất cả
những nhân vật nói như thế nào đều chịu sự chi phối sáng tạo của nhà văn.

- Về phương diện sử dụng: Hội thoại đời thường do nhân vật nói chuyện với
nhau trực tiếp, nó có những yếu tố kèm lời, phi lời. Còn hội thoại trong tác phẩm
văn học chủ yếu do nhân vật nên hạn chế yếu tố kèm lời, phi lời, nếu có thì qua lời
dẫn của tác giả.
Tiểu kết: Những vấn đề nói trên diễn ra trong hội thoại, có thể được phản
ánh bằng cách này hay cách khác ở hội thoại của tác phẩm văn học. Đây là lí do
chúng tôi đề cập tới các vấn đề lí thuyết trong luận văn này.
1.2. Các thành phần của một cuộc hội thoại trực tiếp
Một hội thoại trực tiếp bao giờ cũng gồm hai phần: lời dẫn cho lời thoại trực
tiếp (lời tác giả) và lời được dẫn trực tiếp (lời nhân vật).
Như vậy, cấu trúc tổng quát của một hội thoại trực tiếp là:
+

Lời dẫn
(Lời tác giả)

Lời được dẫn
(Lời nhân vật)

Khi nghiên cứu hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
chúng tôi đồng thời nghiên cứu cả hai thành phần này.

Phạm Thị Mận

9

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.2.1. Lời dẫn
Sự dẫn thoại đã được nói tới từ thời Hy Lạp cổ đại. Platon khi bàn về phương
thức tự sự đã phân biệt hai phương thức cơ bản là “diegesis” (kể) và “mimesis”
(diễn).
Nhờ có sự dẫn thoại mà chúng ta có các thoại dẫn trong diễn ngôn nói và
viết.
- Sau lời dẫn có dấu hai chấm và ngoặc kép hoặc dấu hai chấm xuống dòng
và gạch đầu dòng.
- Ở lời dẫn thường có các động từ nói năng như “bảo, nói, kể, hỏi…” Nếu
người dẫn dẫn lời nói của mình thì chủ ngữ của các động từ này là ở ngôi thứ nhất.
Nếu người dẫn dẫn lời của người nào đó thì chủ ngữ của các động từ ấy phải ở ngôi
thứ ba. Thời gian của các động từ nói năng là thời gian quá khứ.
- Lời dẫn có khi chỉ là một kết cấu chủ vị đơn giản: chủ ngữ + động từ nói
năng (như “Tôi bảo”…) cũng có khi là kết cấu: chủ ngữ + từ miêu tả động tác, tư
thế (như “Vợ tôi cau mặt”…) hay thường có các trạng ngữ chỉ không gian, thời gian
đi kèm (như “Một hôm ông bảo” …).
1.2.2. Lời được dẫn (Lời thoại)
- Lời được dẫn thường được đặt trong các dấu ngoặc kép và được đóng
khung một cách tường minh bởi lời dẫn thoại.
- Ở lời được dẫn người nói thường xuất hiện ở ngôi thứ nhất, thời gian hiện
tại, không gian gần.
- Lời được dẫn trực tiếp là lời nhân vật được tác giả dẫn lại một cách nguyên
vẹn trong tác phẩm, không cắt xén hay sửa đổi nhằm đảm bảo giá trị tự nhiên và
sinh động của hiện thực.
Tiểu kết: Những cơ sở lí thuyết về các thành phần của một hội thoại trực tiếp
trên là căn cứ để chúng tôi nhận diện, tìm hiểu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của
một hội thoại trực tiếp.


Phạm Thị Mận

10

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƯƠNG 2
CÁCH THỨC DẪN THOẠI

2.1. Dẫn trực tiếp
Đây là kiểu dẫn thoại có lời dẫn và lời được dẫn. Với cách dẫn thoại này tác
giả thể hiện rõ vai trò của mình qua từng lời thoại.
Ở trong tác phẩm văn học, thường lệ đối thoại được thuật lại trực tiếp do tác
giả - người kể chuyện thực hiện. Dấu hiệu hình thức để nhận ra đối thoại là có lời
dẫn về tên người nói, đầu câu thoại có gạch ngang đầu dòng và khi hết lời thì xuống
dòng, chuyển sang lời người khác.
Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, bên cạnh cách dẫn thoại truyền thống
trên, tác giả còn để cho lời thoại của nhân vật nằm liền sau lời dẫn của mình, không
xuống dòng, kéo gạch mà dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép để tách biệt lời dẫn
với lời được dẫn.
2.1.1. Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu ngoặc kép
Đây là trường hợp lời dẫn viết cùng dòng với lời được dẫn ngăn cách bằng
dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Ví dụ:

Đoài bảo: “Tôi nghĩ bố già rồi, mổ cũng thế, cứ để chết là hơn”. Tốn khóc
hu hu. Cấn hỏi: “Ý chú Khảm thế nào?”. Khảm bảo: “Các anh thế nào thì em thế”.
Cấn hỏi: “Chú Khiêm sao im thế?”. Khiêm hỏi: “Anh định thế nào?”. Cấn bảo:

Phạm Thị Mận

11

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

“Tôi đang nghĩ”. Đoài bảo: “Mất thì giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết, giơ tay, tôi biểu
quyết nhé.” [10, 56]
Ví dụ trên là cuộc thoại có năm nhân vật với bảy lời thoại tạo nên cuộc thảo
luận gia đình om sòm xung quanh vấn đề: có để bố chết hay không? Nhìn vào hình
thức người đọc dễ dàng nhận ra lối viết trộn lời dẫn với lời thoại, lời được dẫn được
đặt trong dấu trích dẫn. Kiểu dẫn trực tiếp này có thể coi là một thủ pháp nghệ thuật
quan trọng của Nguyễn Huy Thiệp trong việc xây dựng tác phẩm nhằm làm triệt
tiêu đi sự tương tác giữa các nhân vật, làm lỏng lẻo sự gắn kết về ngữ nghĩa và ngữ
dụng của lời thoại, tuy nhiên nó sẽ làm nổi bật sự hiện diện của từng nhân vật trong
hội thoại. Tác giả không cho nhân vật của mình tự do thoải mái nói chuyện với nhau
mà luôn xen vào giữa những câu chuyện của họ, đóng vai trò là người điều hành
cuộc thoại, dẫn dắt các nhân vật hội thoại hành động. Bằng cách này, tác giả làm
giảm đi tính liên tục, nóng hổi của hội thoại trong tác phẩm. Đặt trong hệ thống lời
thoại của cuộc thoại, ta nhận thấy một điều: tất cả các nhân vật đều lên tiếng nhưng
không ai nói rõ ý định của mình trừ nhân vật Đoài. Dường như các nhân vật này đối

thoại theo nguyên tắc “ngậm miệng ăn tiền”: “tôi không nói thế, đấy là ý anh ta”.
Cấn là con trưởng lẽ ra phải là người khởi đầu và kết thúc nhưng người có tiếng nói
thẳng thắn và trọng lượng lại là Đoài. Lời thoại của Đoài phá vỡ trật tự vai vế trong
hội thoại nhưng lại thiết lập nên một trật tự mới với sự thắng thế của tinh thần thực
dụng. Qua cuộc thoại ta thấy được tính chất đối thoại giàu kịch tính giữa các nhân
vật. Nguyễn Huy Thiệp đã biến nền tự sự thành kịch trường, ở đó các lời nói hỗn
loạn mà có quy tắc nhờ vào sự điều hành cuộc thoại bằng cách đi kèm với mỗi lời
thoại của nhân vật là một lời dẫn.
2.1.2. Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu gạch ngang
Đây là trường hợp lời dẫn và lời được dẫn được viết tách dòng với nhau bằng
dấu hai chấm qua dòng và có dấu gạch ngang ở trước, hoặc lời được dẫn và lời dẫn
viết cùng dòng nhưng ngăn cách bằng dấu gạch ngang.
Ví dụ:
Ông ta hô lớn:

Phạm Thị Mận

12

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Chết này!
Sau tiếng hô người ta thấy con nhặng xanh ngã vật ngay xuống ở giữa sọt
phân. Ông ta bình thản bảo người mua:
- Phân này tốt đấy, không chua đâu! Chắc hố xí nhà này gần chỗ làm đậu

phụ nên có nước đỗ tương lẫn vào!
Người phụ nữ bảo:
- Vâng đúng! Trong phân vẫn còn vỏ đỗ đây này!
Ông Móng bảo:
- Phân của mày hôm nay không đậm như phân hôm qua! Nát nhẽo nát
nhèo…Thôi thì giảm đi một giá…
Người phụ nữ bảo:
- Cháu gánh kẽo kẹt suốt từ ngoài cửa ô đến đây, nặng ơi là nặng…
Ông Móng bảo:
- Cho chết! Ai bảo tham múc nhiều nước vào… Mày phải vắt cho kiệt nước
thì phân mới ngon!...
[10, 470]
Đây là một đoạn thoại giữa ba nhân vật trong đó có hai nhân vật lên tiếng
(ông Móng và người phụ nữ) và một nhân vật (người mua) không lên tiếng. Đoạn
thoại này có các lời dẫn: “Ông…lớn”, “ông… mua”, “Người phụ nữ bảo” (hai
lần), “Ông Móng bảo” (hai lần) và các lời được dẫn: “Chết này”, “Phân… vào”,
“Vâng… này”, “Phân… giá”, “Cháu… nặng”, “Cho chết… ngon”. Ngay từ lời
thoại đầu tiên tác giả đã làm người đọc phải bật cười khi miêu tả một vấn đề hết sức
bất ngờ, có thể nói có một không hai trong văn chương từ xưa đến nay: chuyện phân
gio ở một phiên chợ phân bắc, phân chuồng và một con người “xưa nay chưa từng
thấy” (trong văn học) với cái nghề độc nhất vô nhị: thẩm định phân. Nguyễn Huy
Thiệp như một nghệ sĩ ngôn từ làm xiếc trên dây thang khi ngang nhiên dùng những
khái niệm thuộc phạm trù ăn uống vào chợ phân: “ngon, chua, đậm, nhẽo…”. Nhìn
vào hình thức của đoạn thoại, người đọc dễ dàng nhận thấy đây là cách thức dẫn
thoại truyền thống, quen thuộc ở tác phẩm văn học, lời dẫn và lời được dẫn viết tách

Phạm Thị Mận

13


K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

dòng với nhau, ngăn cách với nhau bằng dấu hai chấm qua dòng và dấu gạch ngang
đầu dòng ở đầu các câu thoại. Cách viết này làm tăng sự tương tác giữa các nhân
vật, tăng sự gắn kết về ngữ nghĩa và ngữ dụng của các lời thoại, thể hiện tính chất
liên tục và nóng hổi của hội thoại. Sự kết hợp giữa cách thức dẫn thoại trực tiếp này
với chủ đề phân gio ở phiên chợ của ông Móng đã gây hấn với thị hiếu truyền
thống.
2.2. Dẫn trực tiếp tự do
Đây là kiểu dẫn thoại chỉ có lời được dẫn, không có lời dẫn.
Ví dụ:
- Thưa ông Vũ, so với chúng tôi, công việc của ông cao nhã hơn nhiều…
- Thưa ông, tôi không dám…
[10, 433]
Ví dụ trên là một cặp thoại, được dẫn theo cách thức tự do: không có lời dẫn
chỉ có các lời được dẫn “Thưa… nhiều” và “Thưa… dám”. Tác giả để cho nhân vật
của mình tự do thoải mái nói chuyện với nhau không có sự điều hành, dẫn dắt của
tác giả. Bởi vậy, sự hiện điện của từng nhân vật hội thoại không được rõ nét. Đặt
trong hệ thống lời thoại của truyện, cặp thoại trên chính là sự ý thức của Vũ Trọng
Phụng. Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện đại. Ông yêu Tiếng Việt nhưng cũng biết
văn học không có ý nghĩa nhiều lắm trong cái vũ trụ hỗn độn này, không nên coi
trọng nó quá. Bởi vậy, khi người ta đã “lịch sự”, đã đạo đức giả thì Vũ chợt nhận ra
bản thân mình đã không thành thật.
2.3. Dẫn pha trộn
Đây là cách dẫn thoại có sự kết hợp giữa dẫn trực tiếp và dẫn trực tiếp tự do.

Ví dụ:
- Năm nay tết nhất có vẻ “xôm” phải không bà?
Bà Hai Thoan giật mình. Ông khách đã thay bộ đồ khác ngồi ở trước mặt bà
từ lúc nào, miệng hỏi, mắt lơ đãng trông ra đường.
- Vâng, Tết nhất năm nay đông vui hơn mọi năm… Bà Hai Thoan trả lời Ông làm cốc rượu “cuốc lủi” cho nó thơm râu, ông nhá!

Phạm Thị Mận

14

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Được bà cứ rót đi… quang cảnh ở đây vẫn như xưa… Cây thì vẫn đứng thế
thôi/ Hàng thì bán đứng bán ngồi chen nhau.
- Thì nhà quê mà! - Bà Hai Thoan chép miệng - Sống già cả đời mà chẳng
thấy văn minh gì cả… Ông nên xơi thêm quả trứng luộc ông ạ…
- Vì người ta đã dìm thuyền.
- Ai dìm thuyền? Ông xơi thêm quả trứng luộc nữa ông nhá…
- Được! Chốc nữa thế nào cũng giông/ Sang đò tôi đến giữa đồng là mưa.
- Chẳng mưa được ông ạ… mưa suốt từ đầu tháng Chạp đến nay còn gì…
Thế ông chờ hàng về hay ông đợi ai?
- Gọi em một tiếng tưởng xong/ Không ngờ ai nấp trong lòng trộm nghe…
- Chết ! có trộm à? - Bà Hai Thoan ngơ ngác hỏi.
[10, 418- 419]
Ví dụ trên là một đoạn thoại giữa hai nhân vật. Các lời thoại của các nhân vật

theo các hướng khác nhau. Nhà thơ theo đuổi những tư tưởng cao siêu về thơ,
nhưng lời anh ta nói ra lại được bà Hai Thoan - người đàn bà quê mùa “dịch” theo
nghĩa khác. Cái cao quý thoắt thành cái tầm thường. Sự “lệch kênh” trong đối thoại
này vừa tạo ra tiếng cười vừa cho thấy tính chất phù phiếm của nhà thơ và phơi bày
thực trạng dân trí đáng buồn. Nhìn vào hình thức có thể thấy đoạn thoại này được
dẫn theo cách thức pha trộn (vừa dẫn theo cách tự do - không có lời dẫn, vừa dẫn
theo cách trực tiếp - có lời dẫn). Dẫn tự do “Năm… bà?” rồi dẫn trực tiếp “Vâng…
nhá!” rồi lại dẫn tự do “Được… mưa” rồi lại dẫn trực tiếp: “Thì nhà quê… ạ”, rồi
dẫn tự do “Vì… thuyền” và “Ai… nhá”, “Được … mưa”, “Chẳng … ạ”, “Gọi …
nghe”, rồi lại dẫn trực tiếp: “Chết… hỏi”. Với kiểu dẫn thoại này, sự hiện diện của
các nhân vật trước mắt bạn đọc trở nên cụ thể, sinh động hơn nhờ một số lời dẫn
của người kể chuyện. Mặt khác, nhà văn còn để cho các nhân vật nói chuyện tự do,
thoải mái, ít xen vào các lời thoại bằng các lời dẫn, giúp người đọc không bị phân
tán qua những lời dẫn, tính liên, nóng hổi của hội thoại được đảm bảo. Có thể xem
đây là một chiêu thức rất độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp: dùng kiểu dẫn pha trộn

Phạm Thị Mận

15

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

tạo tình huống “Ông nói gà bà nói vịt” làm bật lên tiếng cười để diễn tả nỗi cô đơn
tê buốt của con người.
* Bảng thống kê các cách thức dẫn thoại trực tiếp trong truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp.
Các cách thức dẫn thoại trực tiếp
STT
Số lượng
Các cách dẫn thoại
(720 phiếu)
Dẫn trực tiếp
1
680
Lời dẫn và lời được dẫn ngăn
1.1
452
cách bằng dấu ngoặc kép.
Lời dẫn và lời được dẫn ngăn
1.2 cách bằng dấu gạch ngang.
228
Dẫn trực tiếp tự do

2

Dẫn pha trộn
3
2.4. Nhận xét

Tỉ lệ
(100%)
94,4%
62,8%
31,6%


10

1,3%

30

4,3%

- Kiểu dẫn trực tiếp là kiểu dẫn thoại căn bản trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp (94,4%). Nhờ có các lời dẫn đi kèm các lời được dẫn mà người đọc có định
hướng cho cách hiểu lời được dẫn. Trong kiểu dẫn trực tiếp thì trường hợp lời dẫn
và lời được dẫn chỉ ngăn cách bằng dấu ngoặc kép chiếm tỉ lệ cao nhất (62,8%) và
được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật quan trọng khi xây dựng tác phẩm văn
học, làm giảm đi tốc độ hội thoại. Trong khi ở một số tác giả khác chẳng hạn Nam
Cao thì kiểu dẫn này rất ít và thường chỉ dẫn một lượt lời của nhân vật.
Ví dụ: Hỏi trẻ nhà nào khóc, người ta lại bảo: “Nín đi!Nín đi! Mụ Lợi kìa…”
[7, 234]
Kiểu dẫn trực tiếp mà lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu gạch
ngang cũng được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng với tần số khá cao (31,6%), nhằm thể
hiện tính chất liên tục, nóng hổi của hội thoại.
- Kiểu dẫn trực tiếp tự do chiếm tỉ lệ rất ít ở hội thoại trực tiếp trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp (1,3%). Đa số hội thoại trực tiếp dẫn theo cách này đều là
một lượt lời, nếu lớn hơn một lượt lời thường là dẫn pha trộn. Do không có lời dẫn
nên sự hiện diện của từng nhân vật không rõ nét.

Phạm Thị Mận

16

K32C – Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Hội thoại trực tiếp dẫn theo cách thức pha trộn trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp cũng ít xuất hiện (4,3%), vừa làm tăng sự tương tác giữa các nhân vật
vừa khiến cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc một cách cụ thể, sinh động
hơn.
2.5. Tiểu kết
Nghiên cứu về cách dẫn thoại của hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận thấy rằng hội thoại trực tiếp trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp không phải chỉ dẫn theo một cách cố định nào mà nó được dẫn
theo ba cách: dẫn trực tiếp, dẫn trực tiếp tự do, dẫn pha trộn. Trong đó dẫn trực tiếp
là kiểu dẫn thoại căn bản.

CHƯƠNG 3
LỜI DẪN TRỰC TIẾP

3.1. Vị trí của lời dẫn trực tiếp
Thông thường, trước khi lời được dẫn xuất hiện không chỉ có một lời dẫn
kiểu như: “Tôi nói” cho lời được dẫn “Em về đi!” hoặc “Anh ta nói” cho lời được
dẫn “Cô hãy về đi!”… mà bao giờ cũng có rất nhiều lời kể, lời miêu tả về nhân vật
hội thoại, về ngữ cảnh của hội thoại, hoặc về hành động của nhân vật… Lời dẫn
nằm trong “dòng chảy” của các lời này của tác phẩm.
Vì vậy, xác định lời dẫn cho một lời được dẫn hay nhiều lời được dẫn quả là
khó khăn. Do đó, chúng tôi chỉ xem lời dẫn cho lời được dẫn nếu ở vị trí trước lời
được dẫn thì lời dẫn là câu cuối cùng trong lời tự sự của tác giả trước khi lời được
dẫn xuất hiện. Trường hợp lời dẫn có vị trí ở giữa lời được dẫn thì dễ thấy vì thông

thường chúng chỉ là một câu, còn trường hợp vị trí lời dẫn ở sau lời được dẫn thì
chúng tôi sẽ xem lời dẫn là câu xuất hiện ngay sau lời được dẫn.
3.1.1. Lời dẫn ở trước lời được dẫn
Ví dụ:

Phạm Thị Mận

17

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đoài bảo: “Xin lỗi bác, cháu chẳng biết nhà bác có bao nhiêu người, tên là
gì?”. Ông hàng xóm cười: “Thì tôi cũng thế”. Đoài bảo: “Ngày xưa bọn ăn trộm
có luật chia ra bốn loại mà chúng không lấy: một là nhà hàng xóm, hai là nhà bạn
bè, ba là nhà đang có chuyện buồn, bốn là nhà đang có chuyện vui. Cứ thế này,
cháu đi ăn trộm, lơ mơ phạm luật”. Ông hàng xóm cười: “Thì các con tôi cũng
thế”.
[10, 55]
Đây là một đoạn đối thoại giữa hai nhân vật: Đoài và ông hàng xóm. Như
vậy, hai nhân vật này nằm trong quan hệ lệch vị thế (ông hàng xóm ở vị thế cao
hơn). Đoạn thoại này có hai cặp thoại với bốn lời dẫn đi kèm trước lời được dẫn.
Lời được dẫn của các nhân vật phủ nhận, chối bỏ mọi sợi dây quan hệ nối kết với
nhau. Lời của Đoài cứ xưng xưng, vi phạm quy tắc thiết lập quan hệ trong giao tiếp
nhưng ông hàng xóm lại cứ thờ ơ chấp nhận coi như chẳng có việc gì đáng quan
tâm. Nhờ có các lời dẫn đặt ở trước lời thoại mà ta biết được quan hệ giữa các nhân

vật tham gia đối thoại. Mặt khác hai cặp thoại, xét về ngữ nghĩa và ngữ dụng của
các lời thoại thì không có sự gắn kết, chúng đã vi phạm phương châm về quan yếu
trong nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice. Nhờ có các lời dẫn ở trước lời được
dẫn mà các cặp thoại có sự liên kết với nhau về ngữ nghĩa và ngữ dụng tạo thành
một đoạn thoại, qua đó có tác dụng phản ánh trạng thái ngày càng xa cách của con
người với nhau trong đời sống đô thị hiện đại. Đặt trong hệ thống lời thoại của
truyện, ta nhận thấy một điều: cái mà tác giả quan tâm không phải là các nhân vật
nói với nhau như thế nào mà chính là nhằm mục đích gì, phản ánh điều gì. Đó là cái
đích của hội thoại, đích của giao tiếp.
3.1.2. Lời dẫn ở giữa lời được dẫn
Ví dụ:
- Cô độc đáo lắm! - Hạnh thả mồi câu. - Những người phụ nữ độc đáo bây
giờ rất hiếm!
- Thế cô độc đáo chỗ nào? - Bà Thiều thú vị khép vạt áo ra phía đằng trước.

Phạm Thị Mận

18

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Cô độc đáo trên toàn cơ thể. - Hạnh nói và giọng bỗng dưng đổi khác, đôi
mắt xoáy vào bờ vai tròn lẳn của người đàn bà, hai bên cơ hàm tự dưng cứng lại. Trông cô hấp dẫn như một thiếu nữ đương thì.
[10, 239]
Đây là đoạn đối thoại giữa hai nhân vật: Hạnh và bà Thiều, trong đó có ba lời

dẫn đi kèm lời thoại thì hai lời dẫn nằm ở giữa các lời được dẫn: “Hạnh… câu”,
“Hạnh… lại”. Các lời dẫn nằm ở giữa lời được dẫn mang ngữ khí nhấn mạnh,
hướng tới mục đích hành động. Lời dẫn ở vị trí này không những báo hiệu về tên
người nói, cách thức nói hay miêu tả cử chỉ, thái độ, ngữ điệu… của nhân vật trong
khi nói mà còn thể hiện rõ vai trò của tác giả. Đây cũng có thể coi là một kĩ năng
trình bày để bóp nghẹt đối thoại. Tác giả không để cho nhân vật tự do nói hết lượt
lời của mình mà chen vào giữa lời của nhân vật bằng lời của tác giả khiến người đọc
bị phân tán bởi những lời dẫn.

3.1.3. Lời dẫn sau lời được dẫn
Ví dụ:
Trưởng bản tức giận, mặt ông đỏ bừng như lửa:
- Phải chứng minh! - Trưởng bản hét lên, ông đã thấy đôi mắt trìu mến của E
nhìn Hặc.
- Ai tin mày! Ai bảo mày có đức tính trung thực? - Trưởng bản lại hỏi.
- Then biết! - Hặc trả lời.
- Cả con cũng biết! - E nói nghiêm trang.
- Điên rồi! - Trưởng bản gầm lên.
[10, 208]
Đây là một đoạn đối thoại giữa hai nhân vật, trong đó có năm lời dẫn đặt ở
sau lời được dẫn: “Trưởng bản… lên”, “Trưởng bản... hỏi”, “E nói nghiêm trang”,
“Trưởng bản gầm lên”. Lời dẫn được đặt sau lời được dẫn góp phần khẳng định
thái độ dứt khoát, quả quyết của các nhân vật. Đó là những con người thiên về hành
động, luôn sống sát sườn với thực tế và luôn luôn biết biến những suy nghĩ của

Phạm Thị Mận

19

K32C – Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

mình thành hành động thực tiễn. Lời dẫn ở vị trí này tuy không làm nổi bật sự hiện
diện của từng nhân vật nhưng người đọc sẽ không bị hụt theo mạch đối thoại.
* Bảng thống kê vị trí của lời dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp

STT

Vị trí của lời dẫn

Số lượng

Tỉ lệ %

(2012 lần)

(100%)

1

Lời dẫn ở trước lời được dẫn

1707

84,8


2

Lời dẫn ở giữa lời được dẫn

203

10,1

3

Lời dẫn ở sau lời được dẫn

102

5,1

3.1.4. Nhận xét
- Lời dẫn ở trước lời được dẫn là cách thức dẫn thoại phổ biến ở hội thoại
trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trong tổng số 2012 lời dẫn của hội
thoại trực tiếp thì lời dẫn ở vị trí này có tần số rất cao 1707 lần (84,8%). Với cách
viết này, có thể thấy tác giả giống như một người điều khiển, một trọng tài giật dây
cho các nhân vật hành động. Chính vì vậy, nó sẽ có tác dụng tạo ra cho tác giả luôn
ở thế chủ động, thuận lợi trong việc dẫn dắt, phát triển cốt truyện.
- Lời dẫn ở giữa lời được dẫn là vị trí không nhiều trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp (10,1%). Lời dẫn ở vị trí này thường nằm trong một câu với lời được dẫn
nên người đọc sẽ bị phân tán bởi lời dẫn.
- Lời dẫn ở sau lời được dẫn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất ít
(5,1%). Những lời dẫn này thường miêu tả cử chỉ, thái độ, cách nói năng của nhân
vật.

3.2. Cấu trúc cú pháp trong lời dẫn trực tiếp
3.2.1. Câu đơn
3.2.1.1. Câu đơn chỉ có hai thành phần chính: C - V
Đọc văn Nguyễn Huy Thiệp nói chung và nghiên cứu về lời dẫn trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng, ấn tượng đầu tiên đem lại không phải là lời dẫn

Phạm Thị Mận

20

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

cầu kì, phức tạp hay bay bướm mà là những lời dẫn đơn sơ, dễ hiểu. Đơn sơ, dễ
hiểu không chỉ ở thứ “ngôn từ thiết thực”, “giản dị như đất” mà còn ở cấu trúc cú
pháp đơn giản, khúc chiết, mang tính chuẩn mực, phổ thông gồm một chủ ngữ và
một vị ngữ. Chủ ngữ là lời giới thiệu về tên người nói (tôi, Sinh… ) còn vị ngữ
thường là các động từ nói năng (dịu dàng, lẩm bẩm…) hoặc các động từ miêu tả tư
thế, tác phong, thái độ (cười, khóc… ).
3.2.1.1.1. Câu đơn có C là một danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ, V là một
động từ nói năng
Đây là trường hợp các lời dẫn là các câu đơn hai thành phần được sử dụng
đạt đến độ cô đọng tuyệt đối. Nòng cốt chỉ gồm hai, ba từ ngắn gọn mà ta có thể
gặp ở tất cả các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp kiểu như: tôi bảo, hắn bảo… Các
lời dẫn đó đã được lược bỏ hầu hết các thành phần phụ, các từ ngữ có tính chất đưa
đẩy, rào đón, chỉ còn lại nòng cốt câu để làm nổi bật lõi thông tin. Vì thế, lời dẫn đạt

được sự hàm súc, cô đọng, dồn nén về mặt nội dung.

Ví dụ:
Anh Bường bảo: “Em ơi, bà chúa của anh ơi, em mang những gì cho các
anh đấy?”. Quy bảo: “Thưa bác, bố cháu bảo mang cho các bác hai cái chăn bông,
năm cân thịt lợn, một chai nước mắm với hai chục cân gạo”. Anh Bường bảo:
“Được rồi. Thế có mang cho các anh cái đèn không?”. Quy bảo: “Thôi chết, cháu
quên mất. Cháu tưởng các bác ở giữa rừng thì cần gì đèn”. Anh Bường bảo: “Sống
dầu đèn, chết kèn trống. Tưởng gì mà tưởng lạ thế?”. Quy bảo: “Thôi được, ngày
mai cháu lại vào, cháu về đây”. Anh Bường bảo: “Sao lại về? Ngủ ở đây với các
anh. Anh bảo thằng Ngọc kể chuyện trinh thám cho mà nghe”. Quy bảo: “Phải gió!
Cháu về đây. Trời sắp tối rồi”. Anh Bường bảo: “Ngọc! Tiễn cô bé một đoạn”.
[10, 102]
Đây là một cuộc thoại giữa hai nhân vật: anh Bường và Quy. Trong đó có
các lời dẫn “Anh Bường bảo” (5 lần), “Quy bảo” (4 lần), đều là các câu đơn bình

Phạm Thị Mận

21

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thường có hai thành phần C và V. C là chủ thể của các lời dẫn sau đó còn V là động
từ nói năng “bảo”. Các lời dẫn này không hề có một lời bình luận, đánh giá, nhận
xét về nhân vật hội thoại, ngữ cảnh hội thoại hay miêu tả cử chỉ, thái độ, cách nói

năng của nhân vật của tác giả mà chỉ dẫn một câu ngắn ngủn (gồm hai, ba từ) có
tính chất thông báo rằng sau đó sẽ xuất hiện lời nói của nhân vật. Cấu trúc này được
lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong tác phẩm, vừa làm cho cách thức diễn đạt trở nên
giản dị, mạch lạc, tăng cường độ chính xác, rõ ràng về đối tượng cũng như nội dung
của nó, vừa tạo nên một giọng kể khách quan, lạnh lùng, tạo ra những khoảng cách
giữa tác giả với nhân vật hội thoại.
3.2.1.1.2. Câu đơn có thành phần định ngữ miêu tả
Ví dụ:
- Chỉ qua bến Cốc thôi nhá! - Ông chủ hào hiệp của tôi mặc cả. - Thằng ngu
như chó, trời rét thế này mà về nằm ổ. Mày định học đánh cá mòi để làm gì thế?
- Nó định lớn lên lập hợp tác xã! - Một gã béo lẳn và đen trũi ở chiếc thuyền
bên mỉm cười thâm hiểm. - Giêsuma! Ông lỏi đã sành đi đánh cá đêm thì ta chỉ còn
xương cá mà ăn thôi đấy!
- Quăng nó xuống sông cho Hà Bá bắt! - Một gã nào đấy hăm doạ. Thuyền
gã lướt qua và gã dùng chiếc mái chèo thúc vào sườn tôi đau điếng.
- Ông cho nó đi xúi cả mẻ cá đêm nay là ăn đòn đấy! - Một lão mắt chột gầm
gừ. Lão giơ mái chèo vẻ chẳng có gì là đùa bỡn cả.
[10, 6]
Các lời dẫn “Ông… cả”, “Một… hiểm”, “Một… dọa”, “Một… gừ”, trong
đoạn thoại trên đều là các câu đơn có thành phần định ngữ miêu tả. Mặc dù chúng
không đạt đến độ cô đọng tuyệt đối nhưng vẫn đạt sự đơn giản về mặt cấu trúc, có
tính chất cô đọng, hàm súc. Các lời dẫn này vừa có tính chất thông báo về tên nhân
vật (chủ thể của lời được dẫn) vừa có chức năng miêu tả cử chỉ, cách thức nói năng,
thái độ của nhân vật hội thoại (mỉm cười, hăm dọa, gầm gừ, hốt hoảng…) và chức
năng thể hiện cách đánh giá của tác giả về nhân vật (ông chủ hào hiệp, mỉm cười
thâm hiểm).

Phạm Thị Mận

22


K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

3.2.1.2. Câu đơn có các thành phần phụ
Bên cạnh những câu đơn chỉ gồm hai thành phần chính: C và V, các lời dẫn
trong hội thoại trực tiếp còn sử dụng những câu đơn có các thành phần phụ (chủ yếu
là trạng ngữ).
Ví dụ:
Đến tám giờ, lão Kiền bảo: “Tao đi chúc Tết hàng xóm, vợ chồng thằng Cấn
đi theo tao. Khiêm ơi, mày cho bố ít tiền để đi mừng tuổi.” [10, 54]
Lời dẫn trên ngoài hai thành phần chính: Chủ ngữ (lão Kiền) và vị ngữ (bảo)
còn có thành phần trạng ngữ chỉ thời gian (đến tám giờ). Thành phần trạng ngữ này
xuất hiện cho ra vẻ cái gì, sự gì cũng chân thực cả, cũng có ngày có tháng, có buổi,
có lúc, có giờ… cả. Mặt khác, thành phần trạng ngữ xuất hiện trong lời dẫn là thời
gian hiện tại góp phần quan trọng trong việc phân biệt kiểu hội thoại trực tiếp với
các hội thoại khác (hội thoại gián tiếp thường là thời gian quá khứ).
Ngoài thành phần trạng ngữ, các lời dẫn trong hội thoại trực tiếp ở hội thoại
trực tiếp còn có các thành phần phụ khác (chẳng hạn giải ngữ).

Ví dụ:
Đứa bé gái giúp việc cho bà Hai Thoan mắt một mí, môi đỏ cứ như thoa son,
hỏi ông khách:
- Sao bác cứ lắc đầu, cứ ngoáy tai mãi thế?
[10, 149]
Lời dẫn trên có thành phần giải ngữ “mắt… son” góp phần làm rõ cho chủ

thể của lời dẫn là ai, phân biệt với đứa bé giúp việc còn lại của bà Hai Thoan.
3.2.2. Câu ghép
Cấu trúc của các câu ghép trong các lời dẫn thực chất cũng hết sức đơn giản,
chính là sự dồn nén các cấu trúc câu đơn thành câu văn dài và mang nhiều nội dung
khác nhau.
Ví dụ:

Phạm Thị Mận

23

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Chàng giật mình, chàng trả lời:
- Hôm nay là ngày thứ bảy ông ạ.
[10, 428]
Lời dẫn trên là một câu ghép có hai kết cấu C -V: thứ nhất: “Chàng giật
mình” có “Chàng” là C, “giật mình” là V; thứ hai: “chàng trả lời” có “chàng” là
C, “trả lời” là V.
3.2.3. Câu tỉnh lược
Cùng với việc sử dụng các lời dẫn là các câu văn có cú pháp đơn giản đạt
chuẩn, Nguyễn Huy Thiệp còn tạo ra những lời dẫn là những câu tỉnh lược.
Ví dụ:
Sư Tịnh:
- Đi cắt cỏ à?

- Vâng.
Sư Tịnh:
- Có chuyện gì không?
- Không.
Sư Tịnh:
- Đang nghĩ gì?
[10, 366]
Đây là một đoạn thoại giữa hai nhân vật, được dẫn theo cách thức pha trộn.
Các lời dẫn “Sư Tịnh” được lặp đi lặp lại ba lần, là câu tỉnh lược bộ phận vị ngữ.
Lời dẫn chỉ nêu lên chủ thể của lời thoại, có tính chất thông báo sau đó sẽ xuất hiện
lời nói của nhân vật chứ không hề đưa ra một lời bình luận, đánh giá, nhận xét gì về
nhân vật hội thoại, ngữ cảnh hội thoại hay miêu tả cử chỉ, thái độ cách nói năngcủa
nhân vật. Thậm chí các động từ nói năng (thường được dùng trong lời dẫn) cũng bị
lược bỏ. Nghệ thuật tỉnh lược ở đây tỏ ra rất hiệu quả góp phần tạo nên một giọng
kể khách quan, lạnh lùng, tạo ra khoảng cách giữa tác giả với nhân vật hội thoại.
Các lời dẫn tỉnh lược kết hợp với các lời thoại cũng là câu tỉnh lược tạo nên “phật
tính”cho lời thoại bởi “phật vô ngôn”.

Phạm Thị Mận

24

K32C – Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

* Bảng thống kê cấu trúc cú pháp trong lời dẫn trực tiếp


STT

Cấu trúc cú pháp

1

Câu đơn

1.1

Câu đơn chỉ có hai thành phần
chính C – V

Số lượng

Tỉ lệ

(2012 lần)

(100%)

1885

93,7

1674

83,2


1379

68,5

295

14,7

Câu đơn có C là một danh từ,
1.1.1

cụm danh từ hoặc đại từ và V là
một động từ nói năng

1.1.2

Câu đơn có thành phần định ngữ
miêu tả

1.2

Câu đơn có các thành phần phụ

211

10,5

2

Câu ghép


89

4,4

3

Câu tỉnh lược

38

1,9

3.2.4. Nhận xét
- Trong tổng số 2012 lời dẫn, kiểu câu đơn chiếm tỉ lệ cao nhất (93,7%).
Trong đó, câu đơn chỉ có hai thành phần chính C và V là cơ bản (83,2%), câu đơn
có các thành phần phụ chỉ chiếm 10,5%. Đối với các câu đơn không có thành phần
phụ thì kiểu câu đơn có C là một danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ và V là một động
từ nói năng lại được sử dụng với tần số cao (68,5%) góp phần tạo nên một giọng kể
khách quan, lạnh lùng, tạo ra khoảng cách giữa tác giả với nhân vật hội thoại.
- Kiểu câu ghép cũng được nhà văn sử dụng trong các lời dẫn (4,4%). Thực
chất, cấu trúc của kiểu câu này cũng rất đơn giản, là sự dồn nét các câu đơn thành
một câu, mang ý nghĩa liệt kê. Sử dụng kiểu câu này giúp truyền tải được nhiều nội
dung khác nhau trong lời dẫn.

Phạm Thị Mận

25

K32C – Ngữ Văn



×