Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Kết cấu tiểu thuyết và một ngày dài hơn thế kỷ của TS aitmatôp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.95 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ THẢO

KẾT CẤU TIỂU THUYẾT
VÀ MỘT NGÀY DÀI HƠN THẾ KỶ
CỦA TS.AITMATÔP
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học
TS. GVC.VŨ CÔNG HẢO

HÀ NỘI – 2010


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

LỜI CẢM ƠN

Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy
TS. Vũ Công Hảo, người đẫ tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong tổ Văn
học nước ngoài, khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội 2 đã góp ý,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.


Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2010
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khoá luận này được nghiên cứu và hoàn thành trong
thời gian từ 11/ 2009 đến tháng 5/ 2010.
Tôi xin cam đoan kết quả trình bày trong khoá luận không
trùng lặp hay sao chép từ bất cứ đề tài nào, công trình nghiên cứu
nào đã có.
Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2010
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

MỤC LỤC


Trang
1. Lí do chọn đề tài

1
1

2. Lịch sử vấn đề

2

3. Mục đích nghiên cứu

6

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

6

5. Phạm vi nghiên cứu

6

6. Phương pháp nghiên cứu

6

7. Đóng góp của khoá luận

7


8. Bố cục của khoá luận

7

NỘI DUNG

8

MỞ ĐẦU

Chương 1: Khái niệm kết cấu và một số kiểu kết cấu phổ biến

8

trong sáng tác của Ts.Aitmatôp
1.1. Khái niệm kết cấu
1.2. Một số kiểu kết cấu phổ biến trong sáng tác của Ts.Aitmatôp
1.2.1. Kết cấu tương phản

8
11
12

1.2.1.1. Tương phản giữa cái cũ và cái mới

12

1.2.1.2. Tương phản giữa cái thiện và cái ác

13


1.2.2. Kết cấu hồi cố

13

1.2.3. Kết cấu lồng ghép

14

* Tiểu kết

15

Chương 2: Kết cấu tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ”

16

2.1. Kết cấu hình tượng

16

2.1.1. Thống kê nhân vật

16

2.1.2. Hệ thống nhân vật

18



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

2.1.2.1. Tuyến nhân vật gắn với ga Bão Tuyết

19

2.1.2.1.1. Kazangap

20

2.1.2.1.2. Abutalip

23

2.1.2.1.3. Zaripa

26

2.1.2.1.4. Êđigây- nhân vật trung tâm

31

2.1.2.2. Tuyến nhân vật gắn với huyền thoại

42

2.1.2.2.1. Bà mẹ Ana Naiman


42

2.1.2.2.2. Chàng ca sĩ Raimaly

45

2.1.2.3. Tuyến nhân vật gắn với câu chuyện về hành tinh

46

“Ngực Rừng”
2.2. Kết cấu văn bản
2.2.1. Đặc sắc của cốt truyện

48
48

2.2.1.1. Cốt truyện song hành

49

2.2.1.2. Cốt truyện xen lẫn huyền thoại

51

2.2.1.3. Cốt truyện lồng ghép

52

2.2.2. Không gian và thời gian nghệ thuật


53

2.2.2.1. Khái niệm không gian và thời gian nghệ thuật

53

2.2.2.2. Không gian và thời gian trong “Và một ngày dài

54

hơn thế kỉ”
2.2.2.2.1. Không gian và thời gian hiện thực

54

2.2.2.2.2. Không gian và thời gian hồi tưởng

57

2.2.2.2.3. Không gian và thời gian huyền thoại

63

2.2.2.2.4. Không gian và thời gian tưởng tượng

66

* Tiểu kết


68

KẾT LUẬN

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Một nhà nghiên cứu đã từng nói: “Khoa học là chúng ta, văn học là tôi”
bởi vậy, bên cạnh những cây đại thụ của nền văn học Nga Xô Viết như
M.Gorki, A.Tôixtôi, M.Sôlôkhôp, Iu.Bônđarep, V.Raxputin... thì Tsinghiz
Aitmatôp đã tìm cho mình một lối đi riêng để trở thành ca sĩ của núi đồi và
thảo nguyên.
Ts.Aitmatôp được đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc nhất
của văn học Xô Viết thập niên 60-70. Tsinghiz Aitmatôp sinh năm 1928 trong
một gia đình viên chức tại thung lũng Talax, làng Sêkerơ, huyện Kirôp, nước
cộng hoà Xô Viết Kirgizia (nay thuộc Cưrơgưxtan), thuộc miền Trung Á Liên
Xô. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Ts.Aitmatôp đã chứng tỏ sự trưởng
thành của mình về mặt tư tưởng, nghệ thuật và tài năng, khẳng định được chỗ
đứng vững chắc của mình trên văn đàn trong nước và trên thế giới. Ông được
phong làm anh hùng lao động Liên Xô, giải thưởng Lênin Văn học năm 1963,

giải thưởng Quốc gia Liên Xô các năm 1969, 1977, 1983... Viện sĩ Viện Hàn
lâm Khoa học nghệ thuật Châu Âu, Paris, 1983.
Tên tuổi của Ts.Aitmatôp gắn với các tác phẩm tiêu biểu như
“Giamilia” (1958), tập “Núi đồi và thảo nguyên” (1961) - giải thưởng Lênin;
Các truyện vừa như: “Cánh đồng mẹ” (1963), “Vĩnh biệt Gun-xa-sư” (1966) giải thưởng Quốc gia Nga (1969); Kịch bản phim “Con tàu trắng” (1969)
chuyển thể từ truyện vừa cùng tên viết năm 1970 - giải thưởng Quốc gia Liên
Xô 1977, “Sếu đầu mùa” (1975), “Con chó khoang chạy ven bờ biển” (1977),
và “Và một ngày dài hơn thế kỷ” (1980) - giải thưởng Quốc gia Liên Xô
1983... Hầu hết, các tác phẩm của Ts.Aitmatôp đều viết về dân tộc Kirgizia,
mang tính thời đại sâu sắc và nêu được vấn đề về lịch sử, triết học, đạo đức và


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

vũ trụ... Trong khoảng một phần tư thế kỉ trở lại đây, Ts.Aitmatôp viết bằng
tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga. Văn phong giản dị, tế nhị nhưng hàm súc, cô đọng,
giàu chất trữ tình và chất suy tưởng. Bằng thực chất lao động của mình, ông
đã có nhiều đóng góp lớn trong việc phát triển và làm giàu tiếng Nga văn học.
Ông được công nhận là một cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học Xô Viết,
ảnh hưởng tốt tới các nhà văn khác, nhất là lớp cầm bút trẻ.
Độc giả Việt Nam từ lâu đã yêu mến sáng tác của Aitmatôp. Phần lớn
tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Việt, được nghiên cứu và đưa vào
chương trình giảng dạy ở bậc đại học và phổ thông.
Đọc tác phẩm của Ts.Aitmatôp, chúng ta không thể không ấn tượng bởi
những huyền thoại đan cài, bởi những quan điểm nghệ thuật mới mẻ, tiến bộ
của ông về thế giới và con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Chúng ta cũng
không khỏi trăn trở ở sức hẫp dẫn của kết cấu trong các tiểu thuyết của ông.
Nhận thấy tính chất mới mẻ của đề tài, tính hấp dẫn, cần thiết trong

việc tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ kết cấu, chúng tôi triển khai đề tài :
“Kết cấu tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỷ’’ của Ts.Aitmatôp”, đồng
thời thể hiện niềm yêu mến đối với nhà văn làm nên hương sắc của vùng đất
Kirgizia.
2. Lịch sử vần đề.
Để khắc ghi tên tuổi của mình trên văn đàn thế giới, Aitmatôp đã phải
trải qua nỗ lực tìm tòi, lao động nghệ thuật vất vả. Đồng thời, ông đã vượt qua
rào cản dư luận nghiệt ngã đương thời bởi ông là một trong những hiện tượng
văn học gây rất nhiều tranh cãi. Hầu như, mỗi tác phẩm lớn của ông đều gây
nên những cuộc tranh luận lớn trong sinh hoạt văn học Liên Xô. Từng có ý
kiến cho rằng Aitmatôp tuyên truyền quan điểm luyến ái bất chính, cường
điệu hóa những mặt tiêu cực, những khó khăn của nhân dân trong và sau
chiến tranh, bóp méo thực chất tốt đẹp Xô Viết và gieo rắc tư tưởng bi quan,


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

bế tắc. Thậm chí có nơi, có lúc như ở Trung Quốc trong thời kì “Đại cách
mạng văn hóa” tác phẩm của Aitmatôp bị cấm lưu hành, bị xếp vào loại sách
độc hại. Tiêu biểu là ý kiến của nữ văn sĩ M.Ghinxbuốc trong “Lời nói đầu”
tập truyện “Con tàu trắng” xuất bản ở Mĩ năm 1977 cho rằng Aitmatôp “Cũng
như phần đông các nhà văn dân tộc được cải tạo, xây dựng những phương án
văn xuôi non yếu, buồn chán của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Tức
là bà đã đánh đồng tác phẩm của Aitmatôp với những tác phẩm chính trị
tuyên truyền tầm thường, minh họa cho một chế độ.
Nhưng nhìn chung lại đa phần các ý kiến đánh giá đều khẳng định sức
khám phá, sáng tạo của một nghệ sĩ lớn khi khái quát hiện thực xã hội cũng
như phong cách và thủ pháp nghệ thuật. Khẳng định tài năng của Aitmatôp,

giá trị tác phẩm của Aitmatôp, nhà thơ Muxtai Karin đã có nhận xét hóm
hỉnh: “Ông chưa bao giờ được kể tên trong danh sách những cây bút mới vào
nghề, ông hầu như không ở số các nhà văn trẻ. Ông lập tức bước vào ngay
văn học và chinh phục độc giả bằng tính chân thực của cái thế giới tư tưởng
và tình cảm mãnh liệt do ông tạo ra”. Qua lời nhận xét đó, Muxtai Karin đã
thể hiện tình cảm và sự ngưỡng mộ của ông với Aitmatôp.
Nói về “Giamilia”, Lui Aragông - nhà thơ cộng sản người Pháp đã
khẳng định tác phẩm là “thiên tình sử đẹp nhất thế gian” và khẳng định “cần
phải làm cho cuốn sách nhỏ này của Aitmatôp trở thành bằng chứng nói lên
rằng chỉ có chủ nghĩa hiện thực mới có khả năng kể về câu chuyện tình
yêu...”. Còn nhà phê bình Đ.Xtuyac khẳng định tác phẩm “Con tàu trắng’’ của
Aitmatôp là “Tác phẩm của ông tuyệt đẹp, nên thơ (...) tràn đầy chủ nghĩa lạc
quan và niềm tin vào cuộc sống” (I. Phêđôxeeva. Văn học Xô Viết và phương
Tây ngày nay - TCVH, số 5/ 1986).


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

Ở Việt Nam, hầu hềt các tác phẩm của ông đều được dịch ra tiếng Việt
và được các bạn đọc Việt Nam đón nhận, yêu mến. Các nhà nghiên cứu văn
học Xô Viết ở Việt Nam cũng đặc biệt chú ý đến các sáng tác của Aitmatôp.
Trong giáo trình “Văn học Xô Viết” (Tập 2), Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân
Hà nhận xét về Aitmatôp: “Aitmatôp là một trong những nhà văn nổi tiếng
nhất của Liên Xô hiện nay trên văn đàn thế giới (...). Về mỗi đề tài lớn của
văn học Xô Viết hiện đại, ông đều có tác phẩm xuất sắc về nông thôn, chiến
tranh, giai cấp công nhân, thiên nhiên... nhưng trung tâm chú ý của ông là vấn
đề đạo đức của con người như điểm hội tụ tất cả những vấn đề lớn lao của thế
giới hiện đại [10, 170 - 171].

Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến đã chú ý đi sâu tìm hiểu về quá trình chuyển
biến tâm lý nhân vật, phát triển nhân cách nhân vật. Giáo sư đã chỉ ra điểm
nổi bật nhất trong hình tượng nhân vật tích cực trong tác phẩm của Aitmatôp.
Họ “đều là những con người có tâm hồn siêng năng”. Họ “sống có lương tâm
và nghe tiếng nói của lương tâm bao giờ cũng hành động” [13, 223].
Trên mục “Điểm sách” (Tạp chí văn học số 5/1982) khi giới thiệu về
cuốn “Giamilia”, Bùi Văn Trọng Cường đã nhận xét: “Trong khuôn khổ
truyện vừa và truyện ngắn, Ts.Aitmatôp đã khắc họa được những nhân vật
tương đối điển hình, vì thế những nét bản chất nhất, sâu lún nhất của tính cách
đã được bộc lộ một cách hết sức tự nhiên” [6, 119 - 120].
Đặc biệt, với bài viết “Ca sĩ của núi đồi và thảo nguyên hay hiện tượng
Aitmatôp”, Lê Sơn đã đưa ra ý kiến xác đáng về thế giới nghệ thuật, thế giới
nhân vật, tính triết lý trong tác phẩm của Aitmatôp. Về nghệ thuật, đó là một
thế giới “thường xuyên biến đổi, mở rộng từ mảnh đời riêng lẻ đến cuộc sống
của cả dân tộc với quá khứ, hiện tại, tương lai, thậm chí vượt ra khỏi phạm vi
trái đất đến hành tinh khác” [15, 9]. Về thế giới nhân vật mà Aitmatôp tạo
dựng ngót một phần tư thế kỉ, Lê Sơn nhận xét: “Sức hấp dẫn kì lạ của các


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

nhân vật Aitmatôp trước hết là ở cuộc sống nội tâm phong phú, cởi mở, chân
chất, ở tâm hồn hết sức hào phóng và trong sáng, có lương tâm và lòng tự
trọng cao...” [16, 9].
Theo Lê Sơn, tính triết lí sâu sắc trong tác phẩm của Aitmatôp được thể
hiện ở trong những vấn đề muôn thuở của loài người: Sự sống, cái chết, sứ
mệnh của con người, lương tâm và trách nhiệm, mối quan hệ giữa con người
với xã hội, con người với thiên nhiên, con người với lịch sử. Tất cả không bao

giờ vắng mặt trong các sáng tác của Aitmatôp các giai đoạn.
Nhà nghiên cứu Đỗ Xuân Hà cũng có bài viết về Aitmatôp đăng trên
tạp chí văn học số 2/1987 “Đặc sắc của tư duy nghệ thuật Ts.Aitmatôp”. Theo
Đỗ Xuân Hà thì “Ngày nay, Aitmatôp là một trong những nhà văn Xô Viết
nổi tiếng nhất và có uy tín nhất trên văn đàn quốc tế” [11, 38]. Đi sâu phân
tích những đặc sắc tư duy nghệ thuật của Ts.Aitmatôp, Đỗ Xuân Hà đưa ra
những nhận xét mang tính chất gợi mở. Từ việc chỉ ra những đặc sắc trong tư
duy nghệ thuật của Ts.Aitmatôp, Đỗ Xuân Hà kết luận: “Tư duy nghệ thuật
của Aitmatôp đang vươn lên đỉnh cao mới. Việc tiếp thu những kinh nghiệm
quý báu của ông chắc chắn sẽ mang lại nhiều bổ ích cho giới sáng tác văn học
nghệ thuật nước ta” [11, 45]. Bài viết đã soi sáng bút pháp nghệ thuật của
Aitmatôp, giúp cho người đọc có sự chiêm nghiệm sâu sắc hơn về những sáng
tác của Aitmatôp.
Ngoài việc nghiên cứu đặc sắc tư duy nghệ thuật, thế giới nhân vật
trong tác phẩm của Aitmatôp, các nhà nghiên cứu còn chú ý đến vấn đề huyền
thoại trong tác phẩm của ông. Nguyễn Trường Lịch có bài “Huyền thoại và sự
sống của huyền thoại trong văn chương xưa và nay”, từ việc khẳng định:
“Aitmatôp có biệt tài trong việc sử dụng truyền thuyết, huyền thoại để lí giải
hiện thực” tác giả đã chứng minh những nhận định đó qua những huyền thoại


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

độc đáo trong tác phẩm của nhà văn: Truyền thuyết về Mẹ Hươu Sừng, huyền
thoại Người Đàn Bà Cá, huyền thoại về tên nô lệ Mankur.
Hiện nay, vấn đề nghiên cứu nghệ thuật của Ts.Aitmatôp được các nhà
nghiên cứu của văn học Việt Nam rất quan tâm. Có một số khóa luận tốt
nghiệp, luận văn thạc sĩ lấy đề tài từ những sáng tác của Aitmatôp. Tiêu biểu

như luận văn thạc sĩ “Hình tượng phụ nữ trong sáng tác của Ts.Aitmatôp từ
hiện thực đến huyền thoại” của Phan Thị Thu Trang (ĐHSP Hà Nội, 2005),
khóa luận tốt nghiệp “Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
“Và một ngày dài hơn thế kỉ” của Ts.Aitmatôp” của Nguyễn Thị Hồng Hạnh
(ĐHSP Hà Nội, 2004), “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trung tâm trong truyện
của Tsinghiz Aitmatôp” của Trần Thị Hương Giang (ĐHSP Hà Nội, 2006)...
Tuy nhiên, qua khảo sát các tài liệu hiện có, chúng tôi nhận thấy rằng
hầu hết các công trình, các bài viết của các tác giả đều chỉ đề cập đến giá trị
nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Aitmatôp như nghệ thuật tổ chức cốt
truyện, nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật... nhưng hầu như không có
một công trình riêng biệt nào nghiên cứu về kết cấu tiểu thuyết “Và một ngày
dài hơn thế kỉ” của Ts.Aitmatôp”. Bởi vậy, chọn đề tài “Kết cấu tiểu thuyết
“Và một ngày dài hơn thế kỉ” của Ts.Aitmatôp” tôi không có tham vọng
nghiên cứu toàn bộ vấn đề trong sáng tác của nhà văn nói chung hay tác phẩm
nói riêng, mà chỉ tập chung phân tích kết cấu đa dạng, phức tạp của tiểu
thuyết, từ đó, thấy được sự sáng tạo độc đáo trong tư duy nghệ thuật và
phương thức tổ chức cốt truyện, hệ thống nhân vật của tác giả.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu một số kiểu kết cấu phổ biến trong trong tác phẩm của
Aitmatôp và kết cấu tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ”.
- Góp phần làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật độc đáo của Aitmatôp.


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chỉ ra kiểu kết cấu phổ biến trong tác phẩm của Aitmatôp.
- Phân tích kết cấu tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ”.

5. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi tập trung khảo sát các tác phẩm của
Ts.Aitmatôp, đặc biệt là tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ”.
6. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Hệ thống
- Khảo sát, phân tích văn bản
- Thống kê, phân loại
- So sánh
7. Đóng góp của khóa luận
Triển khai đề tài “Kết cấu tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ”
của Ts.Aitmatôp” tôi muốn góp thêm một hướng, một tiếng nói, một chút gợi
mở vào việc nghiên cứu một trong những phương diện đặc sắc nhất trong tư
duy và thực tiễn sáng tạo của nhà văn.
Kết quả nghiên cứu khóa luận có thể áp dụng vào việc giảng dạy tác
phẩm của Aitmatôp nói chung và “Và một ngày dài hơn thế kỉ” nói riêng
trong nhà trường hiện nay.
8. Bố cục của khoá luận.
Ngoài phần “Mở đầu” và phần “Kết luận” khóa luận được triển khai
trong hai chương:
Chương 1: Khái niệm kết cấu và một số kiểu kết cấu phổ biến trong
sáng tác của Ts.Aitmatôp.
Chương 2: Kết cấu tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ”.


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM KẾT CẤU VÀ MỘT SỐ KIỂU KẾT CẤU
PHỔ BIẾN TRONG SÁNG TÁC CỦA TS. AITMATÔP
Tác phẩm nghệ thuật là kết tinh lao động sáng tạo, tài năng và tâm
hồn cùng sự trải nghiệm cuộc đời của người nghệ sĩ.
Từ hiện thực cuộc sống bộn bề, phức tạp, người nghệ sĩ lựa chọn, tái
tạo, tổ chức sắp xếp tư liệu để làm nên tác phẩm nghệ thuật. Sản phẩm tinh
thần đó đem đến cho người đọc những rung động thẩm mĩ. Như thế, tác giả đã
thực hiện công việc trong sáng tác văn chương.
1.1.

Khái niệm kết cấu
Khái niệm kết cấu được hiểu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh

động của tác phẩm. Nó sắp xếp, gắn kết toàn bộ các yếu tố, thành phần để tạo
nên một sinh thể nghệ thuật trọn vẹn. Không có kết cấu thì những yếu tố,
những thành phần chỉ là mảnh vụn rời rạc. Như vậy, “Kết cấu là một phương
diện cơ bản của sáng tác nghệ thuật”.
Bố cục bên ngoài và kết cấu chiều sâu của tác phẩm có khác nhau.
Nhìn biểu hiện bề mặt, kết cấu đóng vai trò bài trí bố cục, phân chia lớp lang,
các chương, các phần, các đoạn của một tác phẩm. Tuy nhiên, kết cấu không
dừng lại ở đó. Ở chiều sâu của kết cấu, tác giả quan tâm đến tổ chức, cách liên
kết các yếu tố trong hệ thống với nhau.
Kết cấu là vấn đề then chốt của lí luận về thể loại nói chung. Nói vấn
đề này, A.Xâytlin cho rằng: “Bất cứ một thể loại văn học nào cũng đều có đặc
điểm kết cấu riêng và như vậy tức là có những ưu thế của nó” [19, 405].
Khi nhấn mạnh sự thống nhất giữa hình thức với nội dung và sự hoàn
chỉnh của tác phẩm, nhà mĩ học, lí luận phê bình văn học kiệt xuất của nước
Nga N.G.Sernưsevxki chỉ rõ mối quan hệ giữa tư tưởng, chủ đề và kết cấu.



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

Ông viết: “Chỉ có những tác phẩm mà hình thức hoàn toàn thích ứng với tư
tưởng và thể hiện tư tưởng chân chính mới thực sự là nghệ thuật. Để giải
quyết vấn đề thích ứng giữa hình thức và nội dung phải xem xét các bộ phận
và chi tiết của tác phẩm có thực sự góp phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm
hay không” (Dẫn theo Nguyễn Lương Ngọc - Mấy vấn đề nguyên lí văn học,
tập 1, NXBGD, 1962).
Theo đó kết cấu phải có tác dụng góp phần vào việc bộc lộ rõ tư tưởng,
chủ đề tác phẩm. Nó là một trong những nhân tố cấu thành nghệ thuật của tác
phẩm văn học. Bản thân kết cấu (kể cả ngôn ngữ) chưa phải là hình thức của
tác phẩm nghệ thuật mà chỉ là một trong những cách thức để tạo nên hình
thức. Kết cấu hiểu như vậy là cách kiến trúc một tác phẩm văn học, là tổ chức
phức tạp bên trong của tác phẩm văn học. Kết cấu có quan hệ hữu cơ giữa bộ
phận và toàn thể, giữa bộ phận này và bộ phận khác sao cho nói lên rõ nét nội
dung tư tưởng của tác phẩm. Nếu bố cục là sự sắp xếp bề mặt thì sắp xếp bên
trong giữa bộ phận này và bộ phận khác sao cho hiện tượng văn học được
triển khai một cách hợp lí lại là kết cấu.
Bàn về kết cấu, các nhà lí luận trong nước cũng đưa ra những đặc điểm
khác nhau. Theo nhóm các nhà lí luận trường Đại học Sư phạm Hà Nội thì
“Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ
thuật và những nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà mỗi nhà văn tự đặt cho mình.
Kết cấu không bao giờ tách rời khỏi nội dung, cuộc sống và tư tưởng của tác
phẩm” [15, 295]. Theo Nắng Mai (Trong “Tính nghệ thuật - một đối tượng
nghiên cứu riêng và một cách tiếp cận riêng”) thì kết cấu giữ vai trò “đạo
diễn, (...) người tổ chức nghệ thuật tác phẩm, kết cấu đóng vai trò quyết định
trong việc tạo nên sự thống nhất nhiều mặt của tác phẩm (...). Về phương thức
tư duy, kết cấu soi sáng lối kết hợp giữa tư duy tổng hợp và tư duy cụ thể

riêng lẻ cùng tồn tại trong một hệ thống, trong một quá trình diễn biến phức


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

tạp, đa dạng” [14, 27]. Kết cấu có một ý nghĩa khi nó phục vụ cho việc biểu
hiện nội dung nhất định.
Theo quan niệm của nhóm tác giả trên, kết cấu là một phương diện cơ
bản để người sáng tác chuyển cuộc sống bên ngoài vào trang giấy phục vụ
cho tiêu chí, một tư tưởng mang tính nghệ thuật. Nếu không có khối óc và bàn
tay nhào nặn tài hoa của người nghệ sĩ thì cuộc sống được phản ánh trong
trang viết chỉ là hiện thực trần trụi, rời rạc, thậm chí thô thiển. Vậy để tạo nên
một thế giới nghệ thuật riêng, độc đáo của tác phẩm không thể không tính đến
khả năng tổ chức tác phẩm - sáng tạo kết cấu của người nghệ sĩ.
Theo tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ Văn học” thì “Bất cứ một tác
phẩm văn học nào cũng có một kiểu kết cấu nhất định. Kết cấu là phương
diện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhận chức năng
đa dạng; bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm (...) để tạo ra tính trọn vẹn của
tác phẩm như một hiện tượng thẩm mĩ” [12, 131 - 132]
Theo nhóm tác giả trong giáo trình lí luận văn học của trường Đại học
Quốc gia Hà Nội, kết cấu là “cách tổ chức các yếu tố bên trong và bên ngoài
tác phẩm” là “sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm,
là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung tác phẩm
trên cơ sở đời sống khách quan và theo chiều hướng tư tưởng nhất định” [7,
142 - 143]. Theo quan niệm này, kết cấu là một yếu tố hình thức. Tuy nhiên,
nó không phải là hình thức đơn thuần mà là hình thức có tính nội dung thể
hiện chủ đề tư tưởng. Hiểu được sâu sắc điều đó mới thấy được tầm quan
trọng của kết cấu cho dù nó chỉ đóng vai trò là một phương diện của hình thức

tác phẩm.
Tương tự như vậy, “150 thuật ngữ Văn học”, tác giả Lại Nguyên Ân
cũng cho rằng “Kết cấu là sự sắp xếp phân bố các thành phần hình thức nghệ
thuật, tức là sự cấu tạo tác phẩm, tuỳ theo nội dung và thể tài. Kết cấu gắn kết


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

các yếu tố của hình thức và phối hợp chúng thành tư tưởng” [5, 167]. Lại
Nguyên Ân đã xem xét kết cấu như một chỉnh thể hợp nhất bởi nhiều yếu tố
và được chia thành nhiều bộ phận nhỏ hơn. Kết cấu văn học bao gồm việc
phân bố các nhân vật (tức là hệ thống hình tượng), các sự kiện và hành động
(kết cấu toàn thuật như là sự thay đổi các điểm nhìn đối với cái được miêu tả),
chi tiết hoá các khung cảnh, hành vi, cảm xúc (kết cấu chi tiết), các thủ pháp
văn phong (kết cấu ngôn từ), các truyện kể xen kẽ hoặc các đoạn trữ tình
ngoại đề (kết cấu các yếu tố bên ngoài cốt truyện). Nếu xem các tác phẩm là
một sinh mệnh, một cơ thể sống thì kết cấu tác phẩm là kiến trúc bên trong
vừa gắn bó với nội dung vừa tạo nên hình thức cho tác phẩm, nó thể hiện
nhận thức, tài năng, phong cách tác giả.
Như vậy, kết cấu đối với tác phẩm văn chương vừa là logic hình thức,
lại vừa là logic giữa nội dung và hình thức chuyển hoá trong nhau tạo nên
gương mặt riêng biệt cho nghệ thuật. Vì vậy, khi nói tới kết cấu người ta có
thể chia làm hai khía cạnh cơ bản đó là: Kết cấu hình tượng và kết cấu văn
bản nghệ thuật. Kết cấu hình tượng thể hiện ở “hệ thống nhân vật”, ở “hệ
thống sự kiện”. Kết cấu văn bản nghệ thuật thể hiện ở “bố cục và thành phần
của trần thuật”, ở “tổ chức điểm nhìn trần thuật”, ở “không gian và thời gian
nghệ thuật”. Đó chính là bình diện cơ bản của kết cấu.
Những ý kiến, nhận định trên về kết cấu trong cuốn “Lí luận văn học”

do Phương Lựu chủ biên là cơ sở lí luận trực tiếp để tôi triển khai đề tài “Kết
cấu tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ” của Ts.Aitmatôp”.
1.2. Một số kết cấu phổ biến trong sáng tác của Ts. Aitmatôp.
Ts.Aitmatôp là nhà văn suốt đời không ngừng khao khát tìm tòi, sáng
tạo. Trong bài viết “Ca sĩ núi đồi thảo nguyên hay hiện tượng Aitmatôp”, nhà
nghiên cứu Lê Sơn đã viết: “Khuynh hướng vươn lên không ngừng, tìm tòi
không mệt mỏi trong lao động, trong sáng tạo đã trở thành niềm thôi thúc


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

mãnh liệt, thành nhu cầu bức thiết của Aitmatôp với tư cách là một nghệ sĩ
lớn và chính điều này đã khiến cho mỗi tác phẩm của ông được xem như một
khám phá nghệ thuật, một bước tiến trong việc nhận thức những bí ẩn của vũ
trụ và lòng người” [16, 9]. Thực tiễn sáng tạo của Aitmatôp là minh chứng
cho nhận định trên. Từ tập truyện ngắn đầu tiên “Giamilia - Truyện núi đồi và
thảo nguyên” đến những sáng tác sau này đều có sự chuyển biến. Mỗi sáng
tác là một sự say mê, sáng tạo mới, đều mang những giá trị nghệ thuật đặc sắc
ở cốt truyện, ở việc khắc hoạ hình tượng nhân vật trung tâm cũng như nghệ
thuật kể truyện tài tình, ở sự phối hợp xen cài đa tuyến của cốt truyện...
Nhưng đặc biệt chú ý hơn cả khi nói về đặc sắc trong sáng tác của Aitmatôp,
chúng ta phải kể đến sự tài tình của ông trong việc xây dựng kết cấu tác
phẩm. Mỗi tác phẩm của Aitmatôp mang một kiểu kết cấu riêng và độc đáo.
Kiểu kết cấu mà chúng ta thường gặp trong sáng tác của Aitmatôp có thể kể
đến như: Kết cấu tương phản, kết cấu hồi cố, kết cấu song hành, kết cấu lồng
ghép...
1.2.1. Kết cấu tương phản
1.2.1.1. Tương phản giữa cái cũ và cái mới

Trong “Giamilia”, kiểu kết cấu tương phản được thể hiện rõ nét. Đó
chính là sự tương phản giữa một bên là ý thức hệ tư tưởng cũ và một bên là
đại diện cho ý thức đấu tranh giải phóng con người, giải phóng người phụ nữ
ở làng bản của Giamilia. Cách mạng xác lập chế độ sở hữu và quan hệ sản
xuất mới nhưng dân bản phần nhiều vẫn còn sống theo lệ cũ, theo phép tắc và
truyền thống của chế độ gia trưởng miền núi. Các nhân vật đại diện cho hệ tư
tưởng cũ trong “Giamilia” có thể kể đến “mẹ lớn”, “mẹ bé”. Bà mẹ chồng
Giamilia nói với nàng rằng: “Con ạ, nhờ ơn Đức Ala, con được vào làm con
một nhà bề thế, được trời ban phước lành. Đấy là hạnh phúc của con. Hạnh
phúc của người đàn bà sinh con đẻ cái trong nhà dư dật” [2, 24]. Cái tên


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

Giamilia cũng chỉ được nhân tiện nhắc qua trong bức thư của chồng chị gửi từ
mặt trận về. Qua đó, ta có thể nhận thấy vị trí của người phụ nữ hiện lên rất
rõ. Mối tình giữa Giamilia và Đaniyar chính là sự phản kháng mãnh liệt đối
với cái trật tự đạo đức truyền thống cổ hủ, lạc hậu đã ngự trị bao đời nay, đã
ăn sâu vào tiềm thức của bao người dân trong bản. Việc Giamilia bỏ làng ra đi
chính là sự đoạn tuyệt dứt khoát với tư tưởng cũ, là sự lột xác, là ý thức đấu
tranh mạnh mẽ cho tình yêu và khát vọng giải phóng người phụ nữ thời hiện
đại.
1.2.1.2. Tương phản giữa cái thiện và cái ác.
Nếu trong “Giamilia”, Ts.Aitmatôp đã xây dựng một kết cấu tương
phản giữa cái cũ và cái mới thì trong “Con tàu trắng” ta lại nhận thấy sự
tương phản rất rõ rệt giữa cái thiện và cái ác. Câu chuyện trong “Con tàu
trắng” diễn ra ở một trạm kiểm lâm. Ông lão Mômun và chú bé là đại diện
cho cái thiện và niềm tin tuyệt đối về cái thiện. Ông lão đã kể cho chú bé tội

nghiệp câu chuyện về mẹ Hươu Sừng. Hình ảnh mẹ Hươu Sừng đã ăn sâu vào
tiềm thức của chú bé. Ông lão Mômun đã bất lực trước sự lan tràn của cái ác
nhưng chú bé tám tuổi ấy dường như chính là đốm lửa nuôi dưỡng niềm tin
vào cái thiện. Cậu bé tám tuổi ấy đã tìm tới cái chết để nhấn mạnh bản tính
lương thiện của con người đoạn tuyệt với cái ác. Cậu bé đã đi theo sự vẫy gọi
của lương tri, của bản tính lương thiện trong con người. Trong “Con tàu
trắng”, Ts.Aitmatôp đã tố cáo tàn dư của quá khứ, thói ích kỉ, phàm tục, thói
chuyên chế tàn bạo. Tác phẩm đã khẳng định được sự đối lập giữa cái thiện
và cái ác. Cái thiện dù yếu ớt, dù le lói nhưng cuối cùng vẫn luôn chiến thắng
cái ác.
1.2.2. Kết cấu hồi cố
Kết cấu hồi cố chính là cách xây dựng đặc biệt khi nhà văn để cho nhân
vật của mình ở thời điểm hiện tại hồi tưởng về quá khứ. Ở kiểu kết cấu này,


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

nhà văn đã làm xuất hiện, đã làm sống dậy những câu chuyện huyền thoại.
Đây là kiểu kết cấu phổ biến trong rất nhiều sáng tác của Aitmatôp. Trong
“Con tàu trắng”, ta không chỉ nhận thấy sự tương phản giữa cái thiện và cái ác
mà còn thấy sự xuất hiện của huyền thoại đặc trưng của kết cấu hồi cố. Con
người ta thường hồi tưởng về quá khứ ở những giai đoạn trầm bằng của cuộc
đời, khi cuộc sống hiện tại quá tàn nhẫn, hay ở những bước ngoặt buồn trong
cuộc đời. Đó là khi những câu chuyện huyền thoại xuất hiện. Ông lão Mômun
trong “Con tàu trắng” bất lực trước sự lan tràn của cái ác, của niềm tin và ý
tưởng nên ông đã tả lại thuỷ tổ của tộc người Kiêczidia và câu chuyện huyền
thoại về mẹ Hươu Sừng xuất hiện. Huyền thoại trở lại để nhấn mạnh, răn dạy,
để thức tỉnh những con người đang xoá bỏ, đang trà đạp lên các tập tục cổ

xưa.
Trong “Con chó khoang chạy ven bờ biển” là sự xuất hiện của câu
chuyện huyền thoại “người Đàn Bà Cá” qua sự hồi tưởng của ông già Organ.
Huyền thoại đã giải thích vì sao cậu bé mười hai tuổi ở bộ lạc Nipkh phải ra
biển đi săn, tại sao con người lại phải gắn bó với biển cả như vậy. Sự tài tình
của việc cài đặt câu chuyện hoang đường, yếu tố huyền bí vào cốt truyện hiện
đại của kết cấu hồi cố đã làm cho mạch truyện không đứt. Nó có tác dụng
nhấn mạnh rằng: Ngay trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải lắng nghe
được những lời răn dạy từ quá khứ.
1.2.3. Kết cấu lồng ghép
Kết cấu lồng ghép được thể hiện nhiều trong tác phẩm của Aitmatôp,
nhưng rõ nhất trong tiểu thuyết “Đoạn đầu đài”. Có thể nói mỗi tác phẩm của
Aitmatôp là một sự sáng tạo mới và “Đoạn đầu đài” chính là sự sáng tạo vượt
bậc của tác giả trong nghệ thuật xây dựng kết cấu. Đến với “Đoạn đầu đài”,
chúng ta được đến với những câu chuyện lồng ghép đan cài trong nhau. Trong
mảng truyện về thế giới tự nhiên, về cuộc sống của con vật mà điển hình là


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

cuộc sống của gia đình sói cái Acbara, sói đực Tastrainar được lồng ghép về
câu chuyện cả thế giới con người hiện đại. Không những thế mà trong câu
chuyện về con người hiện đại chúng ta lại biết được về thế giới của con người
cổ đại qua sự hồi tưởng của nhân vật trung tâm Apđi Calixtơratôp. Tất cả
những câu chuyện đó đan cài, lồng ghép trong nhau tạo nên sự sáng tạo độc
đáo, cuốn hút và làm nên sức mở vô tận cho tiểu thuyết “Đoạn đầu đài”. Tác
phẩm được đặt trong một bối cảnh thiên nhiên rộng của cuộc sống các loài
động vật hoang dã. Cuộc sống của con người được lồng ghép trong đó với

những cuộc đấu tranh sinh tồn. Việc xây dựng kết cấu như vậy mang dụng ý
nghệ thuật của nhà văn. Thiên nhiên có quy luật của thiên nhiên và con người
cũng vậy, dù con người thuộc thế giới hiện đại hay cổ đại cũng chịu sự tác
động của quy luật đấu tranh đó. Với kết cấu lồng ghép các mảng truyện, tác
phẩm đã đem một thế giới nhân vật vô cùng đa dạng và phong phú.
* Tiểu kết
Khảo sát một số kiểu kết cấu quen thuộc, phổ biến trong sáng tác của
Aitmatôp, có thể thấy rõ sự độc đáo, riêng biệt trong nghệ thuật tổ chức cốt
truyện của nhà văn. Từ những trải nghiệm của bản thân, Aitmatôp đã gửi gắm
vào trong tác phẩm và nhắn nhủ với chúng ta rằng: “Sự khao khát tìm tòi cần
phải đi theo con người đến suốt cuộc đời. Nó phải dày vò người nghệ sĩ, đúng
là dày vò, bởi lẽ nếu không có sự đau khổ, dằn vặt thì không có sự sáng tạo”.
Cuộc đời lao động sáng tạo không mệt mỏi của Aitmatôp kể từ khi tác phẩm
đầu tiên “Giamalia” ra đời cho đến tác phẩm “Và một ngày dài hơn thế kỉ” là
minh chứng sinh động cho sự đúc kết, chiêm nghiệm trên.


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

CHƯƠNG 2: KẾT CẤU TIỂU THUYẾT
“VÀ MỘT NGÀY DÀI HƠN THẾ KỈ”

Ở chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu khái niệm kết cấu và khảo sát một số
kiểu kết cấu phổ biến trong sáng tác của Ts.Aitmatôp. Sự phân chia về nội
hàm kết cấu trong giáo trình “Lí luận văn học” của tác giả Phương Lựu, Trần
Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam là cơ sở lí luận trực tiếp soi sáng chúng tôi triển
khai, tìm hiểu kết cấu của một tác phẩm, cụ thể là tiểu thuyết “Và một ngày
dài hơn thế kỉ” của Ts.Aitmatôp. Trong phạm vi này, chúng tôi sẽ tìm hiểu kết

cấu tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ” trên hai bình diện cơ bản của kết
cấu là kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản.
2.1. Kết cấu hình tượng
Hệ thống hình tượng là toàn bộ mối quan hệ qua lại của nhiều yếu tố
trong tác phẩm, mà trung tâm là toàn bộ mối quan hệ giữa các nhân vật. Khi
xét ở phương diện kết cấu, hệ thống hình tượng mang phạm vi rộng hơn, sâu
sắc hơn của nội dung tác phẩm. Tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ” của
Ts.Aitmatôp có một thế giới hình tượng vô cùng đa dạng và sống động. Các
hình tượng nhân vật trong tác phẩm từ con người hiện thực cho tới con người
trong huyền thoại và tưởng tượng đều có đời sống nội tâm phong phú.
2.1.1. Thống kê nhân vật
So với các tác phẩm khác của Ts.Aitmatôp thì “Và một ngày dài hơn
thế kỉ” không nhiều nhân vật. Số lượng nhân vật được miêu tả chi tiết cụ thể
chưa lên tới con số mười nhân vật song không vì thế mà làm giảm đi tầm cỡ
của tác phẩm. Chỉ với số lượng nhân vật như vậy nhưng Aitmatôp đã chuyển
tải vào trong tác phẩm những ý nghĩa sâu xa, những tầm tư tưởng lớn lao. Hệ
thống nhân vật của ông có sự đan cài giữa quá khứ, hiện tại và tưởng tượng.


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

Bên cạnh nhân vật chính Êđigây thì các nhân vật khác cũng mang những
mảng màu khác nhau để ghép nên bức tranh “Và một ngày dài hơn hế kỉ”.
Bảng thống kê số lượng nhân vật trong tiểu thuyết
“Và một ngày dài hơn thế kỉ”
Tên nhân vật

Số

TT

Nhân vật gắn với ga Bão Tuyết

Nhân vật trong Nhân vật gắn với hành
huyền thoại

tinh “Ngực Rừng”

1

Êđigây

Ana Naiman

Phi công sóng đôi 1-2

2

Ukabala (vợ Êđigây)

Mankur

Phi công sóng đôi 2-1

3

Saule (con Êđigây)

Raimaly


4

Sharapat (con Êđigây)

Abdilikhan

5

Kazangap

Begimai

6

Bukei (vợ Kazangap)

7

Aizada (con Kazangap)

8

Shabitzhan (con Kazangap)

9

Abutalip

10 Zaripa (vợ Abutalip)

11 Daul (con Abutalip)
12 Ermek (con Abutalip)
13 Edildai (người hàng xóm)
14 Zhumagali (người hàng xóm)
15 Ivanovich Elizarov (nhà sử học)
16 Ospan (người làm ở ga)
17 Shaimerden (người làm ở ga)
18 Abilov (người làm ở ga)


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

Ngoài những nhân vật được miêu tả cụ thể trên, tác phẩm còn xây dựng
một số nhân vật với vai trò làm nền. Có những nhân vật có tên cũng có những
nhân vật không có tên, đôi khi lại là những nhân vật tập thể. Các nhân vật này
đóng vai trò hỗ trợ, làm nổi bật chân dung nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật
trung tâm.
Aitmatôp hiếm khi viết về trẻ em, nhưng trong tác phẩm trên, ông lại
đặc biệt thành công khi miêu tả lũ trẻ nhà Abutalip và Êđigây. Aitmatôp cũng
ít khi đi miêu tả chi tiết, cụ thể ngành nghề mà nhân vật ông đang làm nhưng
trong “Và một ngày dài hơn thế kỉ” việc đi vào miêu tả công việc cùng những
khó khăn mà nhân vật của ông gặp phải trong công việc lại là tiền đề để nhân
vật của ông toả sáng. Aitmatôp đi sâu vào việc miêu tả thế giới nội tâm nhân
vật đặc biệt là nhân vật trung tâm của tác phẩm - Êđigây, những câu chuyện
đã từng xảy ra ở ga Bão Tuyết lại được lọc qua tâm trạng và cái nhìn của
người bẻ ghi già Êđigây. Bên cạnh đó, ông cũng mở rộng phạm vi bao quát
của mình tới tương lai với những nhân vật của hành tinh “Ngực Rừng”, những
viên phi công trên trạm nghiên cứu vũ trụ, đôi khi lại quay về quá khứ với

những câu chuyện huyền thoại cổ xưa. Bởi vậy, nhân vật của Aitmatôp vừa
mang tính đời thực vừa mang tính huyền thoại, đôi khi còn kì ảo, hoang
đường, viễn tưởng.
2.1.2. Hệ thống nhân vật
Trong tác phẩm văn học, nhân vật là một yếu tố không thể thiếu bởi
“đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình
tượng” [15, 277]. Nhân vật văn học là “con người được miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm văn học bằng phương tiện văn học”, là “phương tiện khái quát
hiện thực” [15, 277]. B.Brecht đã từng nhận xét: “Các nhân vật của tác phẩm
nghệ thuật không phải đơn giản là bản dập của những con người sống mà là
những hình tượng được khắc hoạ phù hợp với ý đồ, tư tưởng tác giả”.


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

Nhiều tác phẩm văn học có khi chỉ có một vài nhân vật nhưng những
tác phẩm lớn có thể có tới hàng trăm nhân vật. Tuy nhiên, trong một số tác
phẩm văn học các nhân vật không thể tồn tại như cá thể tách rời nhau mà nó
còn tồn tại trong một hệ thống. Mà một khi nói tới hệ thống nhân vật là nói tới
“tổ chức các quan hệ nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Các mối quan hệ thường
thấy đó là: đối lập, đối chiếu, tương phản, bổ sung” [15, 300]. Nói cách khác,
hệ thống nhân vật là sự tổ hợp nhân vật làm sao cho chúng phản ánh nhau, tác
động nhau, soi sáng nhau để cùng phản ánh đời sống. Việc tổ chức các mối
quan hệ chính là một vấn đề lớn của kết cấu. Hệ thống nhân vật chính là trung
tâm của hệ thống hình tượng. Trên phương diện kết cấu thì hệ thống hình
tượng bao gồm bao gồm một phạm vi rộng lớn gắn bó với tất cả chiều rộng và
chiều sâu của nội dung tác phẩm.
Kết cấu cốt truyện song hành xen lẫn huyền thoại và lồng ghép của tiểu

thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ” đã đem đến trong tác phẩm ba tuyến
nhân vật tách biệt nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ gắn bó mật thiết cùng
thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
2.1.2.1. Tuyến nhân vật gắn với ga Bão Tuyết
Nghệ thuật xây dựng nhân vật thể hiện biệt tài của nhà văn. Theo
M.Gorki thì việc xây dựng nhân vật, miêu tả nhân vật sao cho sống động là
“điều chủ yếu” của nhà văn. Ts.Aitmatôp là nhà văn có biệt tài trong việc xây
dựng nhân vật. Từ việc miêu tả dáng vẻ bề ngoài đến ánh mặt, nụ cười đều
toát lên bản chất của nhân vật. Giamilia trong tác phẩm cùng tên mang chân
dung người phụ nữ đẹp trong lao động. Vẻ đẹp của Giamilia mang sự mạnh
mẽ tràn đầy nữ tính, qua đó thấy được nghị lực, đức hi sinh, sự dẻo dai và bền
bỉ của người phụ nữ. Trong “Người thầy đầu tiên”, Đuysen lại mang hình
tượng cho một sức mạnh phi thường của con người bền bỉ, hăng say, cống
hiến suốt đời cho lí tưởng cách mạng. Còn trong “Và một ngày dài hơn thế


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo - K32B Văn

kỉ”, viết về các nhân vật gắn với ga Bão Tuyết, Aitmatôp muốn cất lên bài ca
ca ngợi những con người lao động, ca ngợi tình yêu, đức hi sinh và ca ngợi
tình người nồng đượm.
Trước đây, khi công bố “Truyện núi đồi và thảo nguyên” người ta xếp
Ts.Aitmatôp vào diện các nhà văn lãng mạn. Ngay sau đó, bất thần, ông cất
lên lời “Vĩnh biệt, Gunxarư!” và, nghiễm nhiên bước sang phía các “Nhà văn
hiện thực nghiêm khắc”. Rồi, giữa lúc người ta coi ông là nghệ sĩ của bản
làng quê hương, chẳng mấy khi cùng nhân vật của mình rời khỏi những thung
lũng xanh tươi và những rặng núi cao tuyết phủ xứ Kirgizia chôn rau cắt rốn,
bất thần, Aitmatôp lại thông báo với toàn thế giới tấn bi kịch về một nhóm

dân chài, rời vịnh Chó Hoang ra đi, rồi lạc thuyền giữa những dải sương mù
dày đặc của Bắc cực mãi không tìm thấy đường về. Và giờ đây, trong tác
phẩm này, nhà văn lại đưa chúng ta tới đất nước của những người Kazak anh
em.
2.1.2.1.1. Kazangap
Câu chuyện về cuộc đời Kazangap có thể coi là một huyền thoại đẹp
của vùng thảo nguyên Xarư - Ozek. Vốn là chàng trai vùng biển Aral nhưng
Kazangap rời quê hương mình đã nhiều năm. Kazangap chỉ quay trở về quê
hương một lần duy nhất là khi đi cùng Êđigây vì ông cứ mang nặng một quá
khứ buồn đau. Cha ông đã bị tù đầy vì nghi ngờ là Culăc và đã chết trên
đường trở về quê hương khi được minh oan. Đó là một nỗi đau cứ ám ảnh mãi
và khó nguôi ngoai trong ông. Rời vùng biển Aral quê hương, Kazangap tới
Betpak Dal - thảo nguyên đói khát và làm việc ở đó sáu năm ròng. Sau đó thì
ông tới thảo nguyên Xarư - Ozek và gắn bó toàn bộ cuộc đời còn lại của mình
với ga xép Bozanlư - Bão Tuyết.
Viết về Kazangap là viết về con người có tình yêu lao động, Kazangap
chính là bài ca của những con người lao động biết vượt qua những thử thách


×