Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết Anna Karênina của Lep Tônxtôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.16 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM XUÂN HOÀNG

NGHỆ THUẬT KẾT CẤU TIỂU THUYẾT
ANNA KARÊNINA CỦA LEP TƠNXTƠI

Chun ngành: VĂN HỌC NGA
Mã số: 62.22.30.01

BẢN TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Hà Nội 2009
1


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:
GS Nguyễn Hải Hà

Phản biện 1: GS. Nguyễn Kim Đính
Trường Đại học KHXH & NV

Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Hải Phong
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS Đào Tuấn Ảnh
Viện văn học

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp


Nhà nước tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Vào hồi ….. giờ … ngày …. tháng ….. năm 200…

Có thể tìm hiểu Luận án tại: Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Huế.
2


NHỮNG CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phạm Xuân Hoàng (1989), Kỹ xảo chân dung trong tiểu thuyết Chiến
tranh và hịa bình của L. Tônxtôi. Luận án sau đại học, ĐHSP Hà nội.
2. Phạm Xuân Hoàng (1993), Sự thâm nhập của thi pháp học hiện đại
vào các bài giảng văn về văn học Nga ở trường THPT. Kỷ yếu Hội nghị
khoa học, ĐHSP Huế, tr. 64-67.
3. Phạm Xuân Hoàng (1995), Những dấu ấn nghệ thuật hiện đại trong
sáng tác của L. Tônxtôi. Thông báo Khoa học và giáo dục, ĐHSP Huế, số
12, tr. 75-80.
4. Phạm Xn Hồng (1998), Các mơtip nghệ thuật trong tác phẩm
Anna Karênina của L. Tônxtôi. Thông báo Khoa học & Giáo dục, ĐHSP
Huế, số 3, tr. 37-43.
5. Phạm Xuân Hoàng (2002), Đặc điểm hình thức tiểu thuyết Anna
Karênina của L. Tônxtôi. Thông báo Khoa học & Giáo dục, ĐHSP Huế, số
1, tr. 33-39.
6. Phạm Xuân Hoàng (2002), Suy nghĩ về phương thức tiếp cận các bài
giảng văn tác phẩm của Tơnxtơi trong chương trình trung học phổ thơng.
Kỷ yếu Khoa học, Đại học Huế, tr. 172-175.
7. Phạm Xuân Hoàng (2002), Nghệ thuật mở đầu tác phẩm ở tiểu thuyết
Anna Karênina của Lep Tônxtôi. (Trong cuốn Văn học-Ngôn ngữ. Những

vần đề nghiên cứu và giảng dạy), Nxb Thuận Hóa, tr. 387-394.
8. Phạm Xuân Hoàng (2004), Nghệ thuật đối thoại trong tiểu thuyết
Anna Karênina của L. Tơnxtơi. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 23, tr.
23-28.
9. Phạm Xuân Hoàng (2006), Đặc điểm không gian nghệ thuật tiểu
thuyết Anna Karênina của Lep Tơnxtơi. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số
34, tr. 15-20.
10. Phạm Xuân Hoàng (2007), Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm Anna Karênina
của L. Tônxtôi. Bài tham gia Hội thảo Văn học kỳ ảo của trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, 6.2006. (in trong cuốn Những vấn đề nghiên cứu và giảng
dạy Ngữ Văn). Nxb Thuận Hóa – Cơng ty Văn hóa Phương Nam,
Tp.HCM, tr. 275-280.
3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhà văn Nga vĩ đại L.N.Tônxtôi (1828 - 1910) là tác giả những
bộ tiểu thuyết nổi tiếng như Chiến tranh và hồ bình, Anna Karênina,
Phục sinh…Mỗi tiểu thuyết của Tônxtôi đều mang dấu ấn sáng tạo đặc
sắc, khơng lặp lại về mơ hình kết cấu và hình thức thể loại. Đặc biệt, tiểu
thuyết Anna Karênina có vị trí và ý nghĩa văn học sử quan trọng, đánh
dấu bước đổi mới mạnh mẽ về nghệ thuật tự sự. Với Anna Karênina,
Tônxtôi triển khai cách trần thuật mới mẻ, không liền mạch, đa tuyến,
đầy vẻ hỗn độn về phương diện tạo hình cấu trúc văn bản. Những yếu tố
ngầm sau văn bản có vai trị quy tụ thống nhất sự “ hỗn loạn” về kiến
trúc bên ngoài của tác phẩm. Sự chuyển hướng trần thuật khơng dựa hẳn
vào cốt truyện làm cho hình thức tiểu thuyết trở nên tự do, bao quát được
nhiều nội dung hiện thực, tạo ra nhiều khoảng lặng để miêu tả tâm lý.
Tác phẩm Anna Karênina mở ra con đường đổi mới phương thức tự sự

trong thể loại tiểu thuyết, rất gần gũi với bút pháp văn xuôi hiện đại.
1.2. Đặc điểm kết cấu tiểu thuyết Anna Karênina trở thành cơ sở
khám phá nghệ thuật tự sự có giá trị cách tân của Tônxtôi. Hướng nghiên
cứu của đề tài được triển khai qua các vấn đề như cách thức tổ chức kiến
trúc tác phẩm, những mối quan hệ nội tại, các bình diện thủ pháp nghệ
thuật trong kết cấu văn bản. Tìm hiểu kết cấu là con đường tái tạo vẻ đẹp
một kiệt tác văn chương mà Đôxtôiepxki đánh giá như “một tác phẩm
nghệ thuật hoàn hảo”. Qua nội dung khảo sát, chúng tơi cố gắng làm nổi
bật tính chất mới lạ so với tiểu thuyết đương thời và mang dấu ấn hiện
đại của kết cấu tác phẩm.
1.3. Trong di sản Tônxttôi, tiểu thuyết Anna Karênina luôn được độc
giả thế giới và Việt Nam yêu thích. Đi sâu khám phá vẻ đẹp một tác
phẩm đã trở thành hiện tượng độc đáo trong lịch sử tiếp nhận văn học, đề
tài có ý nghĩa văn học sử, ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu,
giảng dạy, học tập chuyên môn, trong q trình tiếp nhận, giao lưu với
tinh hoa văn hố thế giới.
1.4. Đề tài thể hiện khát vọng muốn đưa lại đóng góp nhất định trong
cách đọc, cách hiểu cái hay, cái đẹp của tác phẩm theo định hướng gắn
với tính thời sự của yêu cầu cải cách giáo dục, sự thay đổi phương thức
tiếp cận văn học ở nước ta hiện nay.

4


1.5. Ngoài phương diện lịch sử văn học, thi pháp thể loại, nội dung
đề tài còn hướng đến những giá trị thẩm mỹ mang tính cập nhật đối với
cuộc sống ngày nay về tình u và hơn nhân, về mối quan hệ cá nhân và
cộng đồng, về sự bất công và hòa giải xã hội. Bản lĩnh tư duy năng động
đầy sáng tạo của nhà nghệ sĩ thiên tài và những cách tân nội dung nghệ
thuật tiểu thuyết Anna Karênina vẫn giữ nguyên giá trị đối với đời sống

văn học Việt Nam đang trong giai đoạn trăn trở đổi mới.
2. Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết Anna Karênina có cuộc sống đượm vẻ “bi hùng” đầy thử
thách bởi rất nhiều kiến giải, đánh giá phức tạp, thậm chí đối lập nhau.
Điều đó chứng tỏ tác phẩm khơng thuộc loại sách dễ đọc, dễ quên mà
chứa đựng sức sống bí ẩn trường tồn với thời gian.
2.1. Nguồn tư liệu tiếng Nga
2.1.1. Ngay từ khi mới xuất hiện, tác phẩm có sức cuốn hút đặc biệt
đối với giới phê bình Nga nửa cuối thế kỷ XIX. Người ta tranh luận sôi
nổi về tác phẩm như “bàn về một trận đánh” với hai khuynh hướng chủ
yếu là phê phán gay gắt hoặc ca ngợi nhiệt thành.
- Khuynh hướng phủ nhận coi tác phẩm là một thất bại lớn của nhà
văn. Các ý kiến không thừa nhận tác phẩm đều có điểm chung là xem tác
phẩm có “nội dung ơ nhục trống rỗng", tầm thường, có hại cho độc giả
hoặc gán ghép các mục đích chính trị sai lệch. Nhiều nhà phê bình lại
nêu lên vấn đề có sự bất hịa giữa nội dung và hình thức qua các nhận xét
như “tác phẩm cho thấy tài năng phi thường của tác giả và tính vơ mục
đích của sáng tạo” hoặc “một tài năng đã chết trong sự hỗn độn”. Những
ý kiến chê bai ồn ào thời kỳ đầu về sau đã lắng dịu xuống.
- Bên cạnh sự vùi dập, chỉ trích thì nhiều nhà phê bình hân hoan đón
chào thành cơng sáng tạo của Tơnxtơi là đã “khai phá con đường mới”,
là “ngôi sao rực sáng nhất, làm nên thời đại tiểu thuyết”. Đôxtôiepxki ca
ngợi Tônxtôi như “vị thần nghệ thuật” và "Anna Karênina chứa đựng
những yếu tố mới, là tác phẩm hạng nhất... không ai trong chúng ta có
thể sánh với ơng. Ở châu Âu cũng khơng có trường hợp tương tự”.
- Ngồi bình diện nội dung và hình thức, có hai loại ý kiến tiêu biểu
cho hai hướng tiếp nhận trái ngược nhau về các thành phần kết cấu tác
phẩm.
Một số ý kiến của I. Turghênhep, X. Rasinxki xem tác phẩm là “bộ
sưu tập hỗn độn”, là “hai cuốn tiểu thuyết rời rạc, khơng có kết cấu tổng

thể”. Ngược lại, nhà thơ A. Fet và hai nhà nghiên cứu N. Xtrakhôp, M.
5


Grơmeca thì nhấn mạnh “mối quan hệ ngầm” đóng vai trị quyết định
tính chỉnh thể cho tác phẩmKhảo sát các ý kiến về cách viết, cách mô tả hiện thực, thế giới nhân
vật cũng có nhiều nhận xét thú vị và thường tập trung vào tài năng miêu
tả tâm lý, cách tổ chức tác phẩm thành chương phần, tính chất đời
thường, tính chất tự thuật trong phác họa nhân vật của Tơnxtơi.
Nhìn chung, dù ý kiến khen chê cịn cách biệt nhưng giới phê bình
Nga thế kỷ XIX đã cày xới lên nhiều vấn đề phong phú trên các bình
diện khác nhau của tác phẩm. Tuy các kiến giải còn sơ lược nhưng mang
ý nghĩa nêu vấn đề, gợi mở cho giới nghiên cứu thế hệ sau.
2.1.2. Vào đầu thế kỷ XX , tác phẩm vẫn dành được sự quan tâm của
nhiều đại biểu nổi tiếng trong nền văn hoá Nga như V. Kôrôlencô,
Sêkhôp, Plêkhanôp, Lunasarxki, Gorki, Lênin... Họ đều đánh giá Tơnxtơi
như một hiện tượng kỳ vĩ, có cơng đưa chủ nghĩa hiện thực Nga lên đỉnh
cao chói lọi. Đặc biệt, các bài báo của Lênin đã đưa ra cách nhìn mới
theo quan điểm mácxit về Tơnxtơi, đặt nền móng cho ngành Tơnxtơi học
Xơ viết sau này.
- Nói về bút pháp sáng tạo của Tơnxtơi, có K. Lêonchiep với khuynh
hướng tiếp cận thi pháp học, hoặc V.Kôrôlencô phát hiện ra “tính chất
vượt ngưỡng” hay Sêkhơp ca ngợi về khả năng “biết đặt ra đúng vấn đề”
trong tác phẩm Anna Karênina.
- Các cơng trình của giới nghiên cứu Xơ viết về sáng tạo của Tônxtôi
và về Anna Karênina đạt đến quy mô rộng lớn phong phú. Giới nghiên
cứu Xô viết thống nhất sơ đồ kết cấu gồm hai phần chính và cố gắng
chứng minh tính thống nhất của tác phẩm, sự mở rộng biên độ từ tư
tưởng gia đình sang tư tưởng xã hội. Một số bài viết của B.
Âykhenbao,V. Sclơpxki, V. Ermilơp, E. Maimin cịn hướng đến vấn đề

thể loại, các cấp độ nhỏ hơn của kết cấu như tính phức điệu, tính lắp
ghép chương đoạn, kiểu kết cấu mở trong cấu trúc tác phẩm. Kế thừa
Sernưsepxki, các nhà nghiên cứu như Urnôp, L.Ginzơbuôc, T.Môtưlova
dành nhiều trang viết ca ngợi tài năng miêu tả tâm lý mang dấu ấn hiện
đại của Tơnxtơi. Nhiều cơng trình cịn chú ý đến bố cục, các thủ pháp
xây dựng nhân vật theo nguyên tắc tương phản, nhiều chiều hay vấn đề ý
nghĩa lời đề từ,…trong tác phẩm.
- Tác phẩm Anna Karênina thu hút niềm say mê ngưỡng mộ của
nhiều học giả, nhà văn nổi tiếng trên khắp thế giới. Nhà văn Đức T. Man
ca ngợi: “Anna Karênina là cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội vĩ đại nhất của
6


văn học thế giới”, cịn L. Aragơng thì khẳng định: “Khơng, chính
Tơnxtơi chứ khơng phải Fơcnơ, chi phối tiểu thuyết hiện đại”.
Tóm lại, giới nghiên cứu phê bình Xơ viết và trên thế giới đã triển
khai tìm hiểu tác phẩm sâu rộng trên nhiều bình diện, chứng tỏ Anna
Karênina vẫn còn là một hiện tượng tiếp nhận văn học độc đáo và hấp
dẫn.
2.2. Nguồn tư liệu tiếng Việt
Ở Việt Nam, lịch sử nghiên cứu Anna Karênina bắt đầu vào những
năm 60 thế kỷ XX, bao gồm các tài liệu dịch và các bài báo, hồi ký, lời
giới thiệu, giáo trình, sách lý luận, chuyên luận, luận án thạc sĩ, tiến sĩ,...
Nguồn tư liệu về Anna Karênina, về nội dung đề tài chiếm vị trí khá
khiêm tốn.
Trong các tài liệu dịch như L.Tơnxtơi qua giới phê bình Nga
(Nguyễn Hải Hà chủ biên), Độc thoại nội tâm và dịng ý thức của
T.Mơtưlơva, các cơng trình của M. Khrapchencơ, B. Xuskơp, A. Xtâylin,
V.Sclơpxki, Lênin, Gorki, S. Zweig, M. Kundera... thường bao quát
nhiều nội dung và có đưa ra một số nhận xét liên quan đến đề tài.

- Nguồn tài liệu của tác giả Việt Nam có bài viết của Hồ Chủ Tịch về
Tơnxtơi. Các bài viết của Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Tuân,
Nguyễn Kim Đính, Lưu Văn Bổng đã đề cập trực tiếp đến tác phẩm
Anna Karênina. Dù mang tính chất giới thiệu nhưng một số bài viết cũng
bước đầu chỉ ra đặc điểm kết cấu của Anna Karênina là tính chất song đề
hoặc sự biến đổi về thể loại.
- Ở các bài giới thiệu sách cũng đưa ra cách nhận diện chung về kết
cấu, giá trị hiện thực của tác phẩm. Trong ba bộ giáo trình về văn học
Nga thế kỷ XIX ở Việt Nam, cuốn chuyên luận Lep Tônxtôi của Nguyễn
Trường Lịch đều dành một chương về Anna Karênina và có bàn đến đặc
điểm kết cấu tác phẩm nhưng do tính chất của các cơng trình nên vấn đề
chưa được khảo sát sâu rộng. Các giáo trình lý luận văn học cũng khẳng
định kiểu tính cách nổi loạn của Anna, kiểu kết cấu để ngỏ làm minh hoạ
cho lý thuyết văn chương.
- Anna Karênina còn là cảm hứng sáng tác thơ ca, hồi ký của nhiều
tác giả Việt Nam. Một số bài không liên quan đến đề tài nhưng đó là tình
cảm, một cách tiếp cận với Anna Karênina đáng được ghi nhận.
Điểm qua lịch sử vấn đề, có thể thấy các cơng trình nghiên cứu về
Anna Karênina đều ít nhiều đề cập đến vấn đề kết cấu ở mức độ khác
nhau, khá đa dạng, phong phú. Mặc dù chưa thể bao quát đầy đủ nhưng
với nguồn tư liệu đã có vẫn cho thấy việc khảo sát kết cấu còn tản mạn,
7


mang tính phụ đề cho các nội dung nghiên cứu khác, chưa quy tụ thành
hệ thống để tạo nên công trình quy mơ về tiêu điểm kết cấu. Chúng tơi
trân trọng ghi nhận đó là những chỉ dẫn, gợi mở quý báu trong việc
nghiên cứu đề tài và mạnh dạn đưa ra hướng tiếp cận sâu rộng hơn về kết
cấu tác phẩm.
3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát về một vấn đề quan trọng là nghệ thuật kết
cấu Anna Karênina. Đối với một tác phẩm lớn có kết cấu phức tạp như
Anna Karênina, hướng nghiên cứu của đề tài là phù hợp, bởi vì “kết cấu
là tồn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm, là một phương tiện
cơ bản của sáng tác nghệ thuật... Trên mức độ lớn, có thể nói sáng tác là
kết cấu”. Nghiên cứu những vấn đề có ý nghĩa quyết định sự “thành bại”
của tác phẩm văn chương là góp phần cảm nhận toàn bộ sức mạnh nội
dung thẩm mỹ và nghệ thuật cuốn tiểu thuyết Anna Karênina.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Kết hợp nhiều thao tác nghiên cứu theo hướng tiếp cận thi pháp
học hiện đại và vận dụng lý luận văn học để làm sáng tỏ tiêu chí xác định
một tác phẩm hay của Tônxtôi là “sự thống nhất giữa điều muốn nói (nội
dung), nói như thế nào (hình thức) và thái độ tác giả”.
- Sử dụng phương pháp hệ thống để làm nổi bật vai trò nghệ thuật
của yếu tố bộ phận trong mối quan hệ thống nhất với chỉnh thể qua các
cấp độ kết cấu văn bản và hình tượng.
- Từ góc độ loại hình, thể hiện quan điểm nhìn nhận kết cấu tác
phẩm là yếu tố đặc trưng của hình thức nghệ thuật điêu luyện chứa tải
nội dung thẩm mỹ giàu ý nghĩa nhân sinh.
5. Đóng góp của luận án
- Đưa ra cái nhìn sâu rộng, hệ thống và có nét mới về nghệ thuật kết
cấu tiểu thuyết Anna Karênina.
- Trình bày quan điểm của người viết về những ý kiến còn tranh
luận, bổ sung những nội dung còn bỏ ngỏ hoặc đề cập sơ lược. Quy
chiếu các vấn đề vào tính chất vượt khn mẫu trong sáng tác và tư duy
nghệ thuật năng động của Tônxtôi để khẳng định yếu tố truyền thống và
cách tân, dấu hiệu hiện đại của tác phẩm.
- Đưa lại nhận thức sâu sắc về vai trò của kết cấu nghệ thuật trong
sáng tác, tiếp nhận tác phẩm văn học. Đề tài mang ý nghĩa đối thoại với
kiểu nhìn “bảo tàng học” dành cho những kiệt tác nghệ thuật “vĩnh viễn

mới” như Anna Karênina, giúp tác phẩm thâm nhập sâu rộng hơn vào
dòng chảy tiếp nhận, giao lưu văn học đang diễn ra.
8


6. Cấu trúc luận án
Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu, nội dung luận án được triển
khai theo các thành phần chính như sau:
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. Q trình hồn thiện kiến trúc
1.1. Giới thuyết khái niệm
1.2. Những tìm tịi sáng tạo
1.3. Hình thức tiểu thuyết phóng khống tự do
CHƯƠNG II. Cấu trúc nội tại của tác phẩm
2.1. Vai trò của mối quan hệ bên trong
2.2. Tiêu điểm
2.3. Các yếu tố mang tính chỉnh thể
2.4. Ý nghĩa lời đề từ
CHƯƠNG III. Các bình diện thủ pháp nghệ thuật
3.1. Khơng gian thời gian nghệ thuật
3.2. Phương thức xây dựng tính cách
3.3. Nghệ thuật thể hiện tâm lý
KẾT LUẬN
Những cơng trình đã cơng bố của tác giả liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

9



Chương I. Q TRÌNH HỒN THIỆN KIẾN TRÚC
Nội dung chương I tập trung tìm hiểu lý thuyết chung và quan niệm
của Tơnxtơi về kết cấu, từ đó xác định biểu hiện cụ thể của các đường
nét kiến trúc bên ngoài như hình thức thể loại, đề tài, bố cục, thế giới
nhân vật,... trong tác phẩm.
1. Giới thuyết khái niệm
1.1. Lý thuyết chung về khái niệm kết cấu tác phẩm văn học
Dựa vào định nghĩa kết cấu của Từ điển bách khoa văn học (Viện
HLKH Liên xô, 1987), chúng tôi lưu ý tới luận điểm cho rằng kết cấu
không chỉ là cách thức trình bày tác phẩm trong “một nội dung và thể
loại xác định” mà còn là kết quả nhận thức thẩm mỹ phản ánh “mối liên
hệ bên trong của thực tại”. Định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học và
sách Lý luận văn học (Nxb GD) nhấn mạnh kết cấu là phương tiện nghệ
thuật cơ bản để xây dựng hình tượng và khái quát tư tưởng cảm xúc. Kết
cấu tác phẩm được xem xét trên ba bình diện nội dung, hình thức và thái
độ tác giả. Các luận điểm trên có điểm trùng hợp với ý kiến của Tônxtôi
bàn về kết cấu.
1.2. Quan niệm kết cấu của Tônxtôi
Trong hai tập sách dày hàng nghìn trang bàn về văn học, Tơnxtơi
đưa ra nhiều ý kiến đặc sắc nói đến kết cấu tác phẩm, bao gồm các luận
điểm cơ bản sau đây:
- Mối quan hệ thống nhất giữa nội dung (miêu tả cái gì) với hình
thức nghệ thuật (miêu tả như thế nào) và thái độ tác giả (điểm nhìn và
cảm xúc thẩm mỹ của tác giả với đối tượng miêu tả).
- Mối quan hệ thống nhất giữa yếu tố bộ phận và chính thể.
- Kết cấu đóng vai trị xác lập các mối quan hệ trên từ cấp độ văn
bản đến hình tượng qua ba phương diện:
1. Kiến trúc bên ngồi (hình thức thể loại, đề tài, cốt truyện, bố cục,
hệ thống nhân vật, các hiện tượng miêu tả...)
2. Mối liên hệ bên trong (ý đồ, chủ đề, tư tưởng, bản chất thẩm mỹ

đối tượng miêu tả, thái độ tác giả, vai trò người kể chuyện...)
3. Quy luật của vơ vàn móc nối (các thủ pháp nghệ thuật miêu tả....)
Quan niệm kết cấu của Tơnxtơi có nhiều điểm tương đồng với lý
thuyết chung của lý luận văn học. Đó là lý do chúng tôi dựa vào chỉ dẫn
của Tônxtôi để tiếp cận vấn đề kết cấu Anna Karênina nhưng khơng cách
biệt với lý luận chung, tránh tính chủ quan phiến diện về mặt khoa học.
10


1.2. Những tìm tịi sáng tạo
1.2.1. Tư tưởng kết cấu tiểu thuyết Anna Karênina
Tính “sung mãn về nội dung, phóng khống về hình thức” là tư
tưởng kết cấu chủ đạo, chi phối cách tổ chức tác phẩm Anna Karênina.
Nó thể hiện khát vọng “muốn bao quát tất cả” mà Tônxtôi từng khẳng
định: “Tơi muốn viết tiểu thuyết phóng khống tự do như Anna
Karênina, trong đó chứa đựng thoải mái tất cả những gì mà tơi cho là đã
hiểu theo khía cạnh mới, khác thường và có ích...”. Tư tưởng kết cấu cởi
mở của Tơnxtơi xuất phát từ cái nhìn biện chứng “con người như dịng
sơng” và tư duy năng động về hình thức nghệ thuật là "hình thức đa dạng
như nội dung”. Vì vậy, Tơnxtơi mạnh dạn phá vỡ mọi khuôn mẫu định
sẵn, lựa chọn kết cấu cỡ lớn, đa diện, nhiều tầng bậc cho Anna Karênina.
1.2.2. Cảm hứng sáng tạo
Tiểu thuyết Anna Karênina nẩy sinh từ nguồn cảm hứng mạnh mẽ
về thực tại. Chăm chú lắng nghe tiếng rạn vỡ của bản thân, gia đình và
xã hội cùng với ảnh hưởng của Puskin, nhà văn dứt khoát từ bỏ ý định
viết về lịch sử thời Pie đệ nhất, chuyển sang đề tài mới là cuộc sống
thường nhật đang diễn ra để bày tỏ quan điểm nhận thức của mình về
hiện thực đương thời. Kết cấu tác phẩm được mở rộng dần, trở nên phức
hợp theo quá trình nhà văn tìm kiếm cách giải quyết các vấn đề nóng
bỏng của thời đại.

1.2.3. Quá trình mở rộng kết cấu
Đây là quá trình thay đổi các biến thể kết cấu khác nhau, từ đơn
tuyến, chặt chẽ đến đa tuyến, tản mạn, lắp ghép để đạt đến một mơ hình
thích hợp với ý tưởng sáng tạo mới mẻ của nhà văn. Sự thay đổi này diễn
ra ở mọi cấp độ lớn nhỏ trong kết cấu tác phẩm. Khác với nhận xét tác
phẩm là “sự lựa chọn cẩu thả”, Tônxtôi đã nhọc nhằn, dày công luyện
đúc từng con chữ, trải qua năm lần sửa chữa bản thảo, mở rộng bổ sung
đề tài, nhân vật. Suốt bốn năm trời lao động mịêt mài, như nhận xét của
nhà nghiên cứu N. Guxep là nhà văn tạo ra được phép mầu, biến cuốn
tiểu thuyết gia đình “nhẹ nhàng” trở thành “cuốn tiểu thuyết xã hội rộng
lớn mang đậm hơi thở thời đại”.
1.3. Hình thức tiểu thuyết phóng khống tự do
1.3.1. Đặc điểm hình thức tác phẩm
Khác với hiện tượng ngoại lệ Chiến tranh và hồ bình, tác phẩm này
đánh dấu sự quay trở lại với hình thức tiểu thuyết gia đình truyền thống
nhưng Tơnxtơi đã thực hiện nhiều cách tân táo bạo để từ cái cũ, Anna
Karênina trở thành tiếng nói mới trong nghệ thuật. Quan niệm linh hoạt
11


về tiểu thuyết là thể loại “chưa bao giờ định hình” cho phép Tơnxtơi
chuyển hố câu chuyện tình tay ba mang màu sắc luân lý ban đầu của
Anna thành câu chuyện của nhiều gia đình khác nhau như Lêvin, Đơly,...
Ngồi yếu tố tiểu thuyết gia đình cịn lưu giữ, tác phẩm còn mang dấu ấn
của tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết triết luận, tiểu thuyết thế sự. Việc mở
rộng biên độ phản ánh hiện thực từ những câu chuyện riêng tư đến các
vấn đề cấp thiết ở nước Nga đương thời được nhà văn thể hiện tài tình
với sự kết hợp nhiều dạng thể loại tiểu thuyết khác nhau làm nẩy sinh
hình thức tiểu thuyết tâm lý xã hội có quy mô lớn mà Tônxtôi tự hào gọi
là “tiểu thuyết phóng khống tự do”.

Kết cấu của Anna Karênina là một trường hợp phá cách, vượt
ngưỡng điển hình đầy dữ dội và phức tạp về hình thức thể loại. Khác với
cách nhận diện cũ là khơng có kết cấu, khơng phải tiểu thuyết, những đặc
điểm tưởng như “hỗn độn, rời rạc” lại thể hiện sự cách tân mạnh mẽ của
tác phẩm. Tính chất vượt giới hạn, phá vỡ khn mẫu định sẳn trở thành
một nguyên tắc tối quan trọng trong quá trình sáng tạo của Tơnxtơi. Đó
cũng là cơ sở để nhà văn đổi mới nghệ thuật tự sự mà nổi bật là tính chất
tính chất khơng liền mạch, hệt như “tản mạn thời tơi sống”. Hình thức
nghệ thuật tác phẩm mang đậm những dấu hiệu thi pháp hiện đại về
phương diện thể loại tiểu thuyết.
1.3.2. Đề tài
Tác phẩm Anna Karênina rất phong phú các hệ đề tài như số phận cá
nhân, gia đình và xã hội. Tính chất đời tư thể hiện rõ qua các nhân vật
Anna, Lêvin, Karênin, Vrônxki, Đơly,... Tác giả phản ánh đề tài gia đình
theo cách riêng là xố bỏ tính chất trung tâm của câu chuyện về một gia
đình với một nhân vật chính theo kiểu truyền thống mà bao quát trên
bình diện rộng lớn “các kiểu gia đình bất hạnh khác nhau”. Điều đó thơi
thúc Tơnxtơi đi tìm ngun nhân giải pháp cho các bi kịch cá nhân và gia
đình để chuyển hướng ý đồ sáng tạo, triển khai sâu rộng đề tài xã hội
trong tác phẩm. Tônxtôi đã đề cập hàng loạt vấn đề và sự kiện quan
trọng, “mang tính thời sự nóng hổi”(F. Đôxtôiepxki) của đời sống xã hội
Nga đang chuyển biến dữ dội như quyền sống, quyền hạnh phúc cá nhân
đối với thiết chế xã hội và tôn giáo, mối quan hệ giữa địa chủ và nông
dân, sự hãnh tiến của giai cấp tư sản, vấn đề tư hữu, vấn đề số phận nhân
dân và con đường đi của nước Nga… Đưa cái riêng tư vào cơn xoáy lốc
của thời đại, Tônxtôi phản ánh sắc nét hiện thực nước Nga buổi giao thời
hỗn độn, làm cho những chân lý quen thuộc thăng hoa những giá trị mới.
12



Cuốn tiểu thuyết trở thành “đề tài phong phú để tìm hiểu cuộc sống Nga
đương thời” (G. Uxpenxki).
1.3.3. Cốt truyện
Tính phức hợp của đề tài chi phối nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Anna Karênina. Từ sơ đồ cốt truyện cũ, đơn tuyến về mối tình tay ba của
người phụ nữ thượng lưu bất hạnh trong tình u, Tơnxtơi giải quyết vấn
đề theo chiều hướng mới trong sự mù mờ của các giá trị đạo đức xã hội
và khát vọng ý thức cá nhân mãnh liệt của Anna. Sự đổ vỡ nền móng gia
đình hướng Tơnxtơi tới các vấn đề xã hội làm nảy sinh thêm tuyến cốt
truyện chính về Lêvin. Tơnxtơi cịn gia tăng tính độc lập tương đối của
các tuyến phụ như ở nhân vật Đôly. Với hệ thống cốt truyện đa tuyến,
lệch pha với kiểu đơn tuyến ban đầu, kết cấu tác phẩm trở nên phức tạp,
qui mô, có khả năng bao quát hiện thực cuộc sống ở mọi phương diện cá
nhân, gia đình và xã hội. Tác phẩm nổi bật ở đặc điểm có cốt truyện đa
tuyến lỏng lẻo, phức hợp, lồng ghép nhiều câu chuyện tản mạn, hoàn
toàn mới mẻ so với kiểu tự sự đơn nhất chặt chẽ trong văn học trước
đó.Tác phẩm dành nhiều khoảng lặng, ngắt quãng mạch miêu tả sự kiện,
nhường chỗ cho dịng tâm tư nhân vật lên ngơi. Với hình thức phóng
khống tự do. Tiểu thuyết Anna Karênina thể hiện rõ sự đổi mới, hiện
đại so với tiểu thuyết truyền thống trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện.
1.3.4. Bố cục
Ở dạng đầu tiên, Anna Karênina là cuốn tiểu thuyết nhẹ nhàng về số
phận “ người phụ nữ thượng lưu đã có chồng nhưng sa ngã”, chỉ có 12
chương, đơn giản và cơng thức. Đến văn bản cuối, tác phẩm có bố cục
phức tạp gồm 2 tập với 8 phần và 239 chương với nội dung hiện thực vô
cùng rộng lớn, phong phú. Tônxtôi thay đổi cách mở đầu với cảnh nhân
vật Anna xuất hiện ở phòng khách bằng câu chuyện gia đình Xtêpan lục
đục, rối tung nhằm tạo dựng một khơng khí hỗn độn khơng chút bình n
cho cả tác phẩm. Diễn biến, cao trào tác phẩm dựa trên sự đổ vỡ thế giới
ảo ảnh của nhân vật trước thực tế nghiệt ngã và vật vã tìm kiếm một chỗ

đứng mới. Các chương phần có sự đứt quãng, tiếp nối dịng mạch miêu
tả, tạo sự hồ quyện giữa các tuyến chủ đề, cốt truyện khác nhau. Nhà
văn còn thay đổi kiểu kết thúc có hậu truyền thống bằng kết thúc mở của
tiểu thuyết hiện đại. Những dư âm sau cái chết của Anna, những trăn trở
tìm kiếm chân lý của Lêvin vẫn gợi lên bao nỗi niềm về thế thái nhân
tình cho người đọc. Tác phẩm mang đặc điểm loại tiểu thuyết dòng chảy,
chứa tải sự chuyển động cuồn cuộn của cuộc sống.
1.3.5. Thế giới nhân vật
13


Kết quả thống kê cho thấy tác phẩm có khoảng 230 nhân vật, thuộc
nhiều thành phần xã hội đa dạng nhằm miêu tả thế giới cũ quý tộc đang
đổ vỡ và thế giới của giai cấp tư sản mới xuất hiện. Tác phẩm có hiện
tượng "phi trung tâm hố" hệ thống nhân vật rõ nét hơn so với Chiến
tranh và hồ bình. Các nhân vật như Anna, Lêvin và cả một số nhân vật
phụ đều là nhân vật chính trong câu chuyện riêng của mình. Hai cách
thức chủ yếu mà Tônxtôi tập hợp số lượng nhân vật đông đảo thành thế
giới hình tượng mang ý nghĩa thẩm mỹ là:
- Xây dựng hệ thống nhân vật chính phụ theo tuyến cốt truyện và
chủ đề riêng của nhân vật trung tâm. Trong tác phẩm, Anna là trung tâm
quy tụ tuyến nhân vật thuộc giới thượng lưu, cịn Lêvin thì mở ra hướng
miêu tả những nhân vật và cuộc sống ở nông thôn.
- Hoặc di chuyển vai trò kết nối và mở rộng cho một nhân vật trung
gian. Từ các nhân vật này, các mối quan hệ riêng chung cứ lan tỏa, kéo
theo sự xuất hiện của nhiều nhân vật khác. Chẳng hạn, từ quan hệ với vợ
chồng Xtêpan-Đôly, hệ thống nhân vật rẽ theo hai tuyến chính Anna và
Lêvin, cịn từ các nhân vật như Vrônxki, Karênin mà nhà văn mở rộng
miêu tả đến giới sĩ quan quý tộc hay giới quan lại. Cấu trúc thế giới nhân
vật phức tạp phong phú địi hỏi nhà văn phá vỡ khn mẫu chật hẹp để

chuyển sang quy mô lớn của tiểu thuyết tâm lý xã hội.
Tác phẩm chứng tỏ biệt tài của Tônxtôi trong khả năng quy tụ tồn
bộ thế giới nhân vật đơng đảo, mọi hiện tượng miêu tả ở nhiều tuyến cốt
truyện khác nhau vào cái nhìn thẩm mỹ có tầm bao quát đầy mãnh lực để
người đọc nhận diện phân định hiện thực cuộc sống theo hai gam màu
chủ đạo tốt và xấu, mới và cũ.
Tóm lại, hình thức tiểu thuyết phóng khống tự do ở Anna Karênina
là kết quả tìm kiếm một mơ hình nghệ thuật phù hợp với nội dung hiện
thực cần phản ánh, tạo nên đặc điểm biến tấu, vượt giới hạn so với khuôn
mẫu truyền thống. Tác phẩm là một cấu trúc phức tạp, bề bộn nhiều bình
diện nội dung đề tài, câu chuyện, các dạng kết cấu tương phản song
hành, kết cấu mở, phiến đoạn lắp ghép,...dẫn đến sự tan lỗng của cốt
truyện, tính chất mê cung của văn bản. Tác phẩm thể hiện rõ yếu tố cách
tân thể loại, đổi mới phương thức tự sự, những dấu hiệu của các thủ pháp
nghệ thuật văn xuôi tâm lý hiện đại.

14


Chương II. CẤU TRÚC NỘI TẠI CỦA TÁC PHẨM
Kết cấu tác phẩm còn được biểu hiện qua cách tổ chức mối liên hệ
bên trong, bao gồm các yếu tố quyết định tính thống nhất của chỉnh thể
như hệ thống tiêu điểm thẩm mỹ, chủ đề, tư tưởng, thái độ tác giả, vai trò
người kể chuyện,...
2.1. Vai trò của mối quan hệ bên trong
Khác với cách nhìn nhận Anna Karênina lắp ghép tuỳ tiện hai cuốn
tiểu thuyết riêng rẽ, Tônxtôi đưa ra quan niệm mới về kết cấu là tính
chỉnh thể khơng cịn dựa vào cốt truyện, sự quen biết giữa các nhân vật
mà phụ thuộc vào mối liên hệ nội tại giữa các thành phần kết cấu. Anna
Karênina mang tính chất mở đường cho một xu hướng mới của tiểu

thuyết hiện đại là “gạt bỏ trật tự cổ điển”(A. Môroa), “cố gắng đạt tới sự
hài hồ thơng qua sự chênh lệch của cấu trúc” (Z. Kenerets). Nhờ vai trò
mối quan hệ bên trong, Tơnxtơi giải quyết tài tình mâu thuẫn giữa sự hỗn
độn, lan man phức tạp các đường nét kiến trúc bên ngoài với sự thống
nhất của chỉnh thể nghệ thuật.
2.2. Tiêu điểm
Với quan điểm “tác phẩm nghệ thuật thực sự luôn chứa đựng các
tiêu điểm mà sự phát triển của nhân vật, tính cách tâm lý, sự kiện đều
phụ thuộc vào nó”, Tơnxtơi rất dày cơng tạo dựng hệ thống tiêu điểm
đóng vai trị hạt nhân liên kết, nhiều điểm nhìn và nguồn sáng bên trong
cho các hiện tượng miêu tả.
2.2.1. Các tiêu điểm liên kết
Trong Anna Karênina có ba tiêu điểm lớn chi phối mọi góc độ miêu
tả là:
- Bi kịch cá nhân
- Các kiểu gia đình bất hạnh
- Thời đại khủng hoảng.
Các tiêu điểm này mang chức năng quy tụ, neo giữ mọi thành phần
kết cấu, các hiện tượng miêu tả. Bi kịch cá nhân trở thành định hướng
miêu tả cuộc đời bi thảm của Anna, sự vật vã về tinh thần ở Lêvin, nỗi
đau khổ của nhiều nhân vật khác. Từ số phận cá nhân, nhà văn mở rộng
phạm vi khảo sát ra các kiểu bất hạnh khác nhau của nhiều gia đình.
Nhằm lý giải cội nguồn mọi nỗi bất hạnh của cá nhân và gia đình,
Tơnxtơi chuyển hướng miêu tả theo tiêu điểm thời đại khủng hoảng, tái
hiện chân thực nước Nga đang “thời kỳ chuyển biến dữ dội, tất cả đều bị
đảo lộn và chỉ mới được sắp xếp lại”.Vì vậy, mỗi tiêu điểm tồn tại tương
15


đối độc lập như một chủ đề riêng đồng thời có quan hệ hai chiều với

nhau, tạo ra khả năng thu hút các hiện tượng lan tràn mãnh liệt ra ngoài
hàng rào vạch sẵn dần đi vào quỹ đạo của nó. Hệ thống tiêu điểm giúp
nhà văn vừa lưu giữ yếu tố thể loại truyền thống vừa đưa vào lối tự sự
hiện đại, làm cho sự dàn trãi không thủ tiêu mất tính chặt chẽ, nhất quán
của tác phẩm.
2.2.2. Ánh sáng bên trong
Theo Tônxtôi, để người đọc khỏi lạc lối trong sự bề bộn mn vẻ
của tính cách và cuộc sống được miêu tả, theo Tônxtôi, tác phẩm phải là
bản thơng điệp nghệ thuật đưa lại điều gì mới mẻ hoặc soi sáng một
phương diện nào đó của hiện thực. Nhà văn thể hiện cái nhìn nhất quán
nhưng đa dạng về góc nhìn khi truyền lại “nguồn ánh sáng bên trong”
cho nhân vật và sự kiện. Toàn bộ thế giới nghệ thuật đồ sộ với kết cấu đa
tuyến quy mô của tác phẩm không chỉ phụ thuộc vào tư duy nghệ thuật
sống động mà còn chịu sự điều hành bởi hệ thống tư tưởng khổng lồ
phức tạp về triết học, mỹ học, tôn giáo, đạo đức của Tônxtôi. Các nhân
vật và sự kiện được soi chiếu bằng những điểm nhìn khác nhau từ nhiều
góc độ của nhà nghệ sỹ hiện thực, nhà nhân đạo, nhà thuyết giáo
Tơnxtơi.
Ở cấp độ hình tượng, Tônxtôi truyền vào các nhân vật Anna, Lê vin
niềm đam mê, lịng nhiệt tình, ý thức cá nhân gắn với niềm vui sống, bất
chấp bi kịch, cái chết. Ở cấp độ tác phẩm, Tônxtôi soi chiếu các lớp kết
cấu, mọi hiện tượng miêu tả bằng “vấn đề thời sự mang ý nghĩa thế
giới”. Tác phẩm trở thành một hệ thống thẩm mỹ phản ánh sâu rộng hiện
thực nước Nga buổi giao thời và sự bùng nổ phá cách, vượt ngưỡng
mạnh mẽ mọi khn mẫu định sẵn trong q trình kiến tạo kết cấu nghệ
thuật tiểu thuyết Anna Karênina của Tơnxtơi.
2.3. Các yếu tố mang tính chỉnh thể
2.3.1. Tư tưởng cơ bản của tác phẩm
Nổi bật trong tác phẩm là tư tưởng gia đình, có vai trị kết cấu như
điểm tựa để triển khai nhiều bình diện miêu tả rộng lớn. Từ những cách

nhìn nhận khác nhau về hạnh phúc cá nhân, vấn đề hơn nhân gia đình,
Tơnxtơi chỉ ra sự không trùng khớp giữa nhu cầu hạnh phúc của con
người với dư luận đạo đức, giáo lý và thiết chế xã hội đương thời. Quan
điểm phủ nhận xã hội q tộc tư sản đã hướng Tơnxtơi tìm đến tư tưởng
nhân dân nhằm giải đáp câu hỏi lớn của thời đại “nước Nga cần sắp xếp
lại như thế nào?", làm xuất hiện vấn đề gai góc là quan hệ giữa địa chủ
và nông dân. Dưới ánh sáng tư tưởng nhân dân, Tônxtôi ca ngợi một thế
16


giới mới có khả năng liên kết con người trong sự hồ hợp bằng niềm vui
lao động và tình u thương. Tư tưởng nhân dân gắn với việc mở rộng
quy mơ phản ánh hiện thực, chuyển hố đề tài, hình thức thể loại để tác
phẩm từ tiểu thuyết gia đình trở thành tiểu thuyết xã hội. Thế giới nghệ
thuật tác phẩm là kết quả giao thoa của tư tưởng gia đình và tư tưởng
nhân dân, nó chi phối mạnh mẽ cách thức xây dựng kết cấu tiểu thuyết
Anna Karênina.
2.3.2. Vai trị người kể chuyện
Trong Anna Karênina, Tơnxtơi sử dụng hình thức tác giả trực tiếp
đóng vai người kể chuyện để tiến hành trần thuật ở ngôi thứ ba, với hai
sắc thái chính là người kể chuyện khách quan ẩn dấu hoặc nhập cuộc tâm
tình. Tiểu thuyết Anna Karênina có hình thức người kể chuyện khách
quan hóa triệt để hơn so với các tác phẩm khác. Người kể chuyện dấu
mình kín đáo sau câu chữ, biết hy sinh nhu cầu bình xét, tranh luận
thường thấy trong các tác phẩm trước đó, có đoạn miêu tả đạt đến phong
cách lạnh lùng như Flơbe. Tơnxtơi cịn nhường quyền đánh giá, quyền
trần thuật cho nhân vật, nới rộng khoảng cách tác giả và nhân vật theo
bút pháp tự sự hiện đại. Ở hình thức nhập cuộc tâm tình, người kể
chuyện chuyển cái nhìn từ bên ngồi vào bên trong, hịa vào dịng suy tư
của nhân vật. Nhà văn còn chuyển đổi vai trò người kể chuyện, tạo ra các

điểm nhìn đơn tuyến, đa tuyến tương ứng với cấu trúc phức hợp của tác
phẩm. Đặc biệt, Tônxtôi gia tăng tối đa lời nửa trực tiếp khi trần thuật, sử
dụng phương thức tả nhiều hơn kể, tạo nên hiệu quả sự có mặt, xích gần
khoảng cách giữa độc giả và nhân vật. Hình thức sở trường là trần thuật
khách quan ở ngôi thứ ba với người kể chuyện ẩn tàng, được bổ sung
mạnh mẽ lối kể nửa trực tiếp và sự thay đổi điểm nhìn liên tục thể hiện
rõ nghệ thuật tự sự cao cường của Tơnxtơi. Người kể chuyện với vai trị
nghệ thuật khá linh hoạt đã tạo ra không gian cho nhân vật tự sống, cịn
người đọc khơng cịn cảm giác bị áp đặt từ phía tác giả đồng thời làm
cho tịa kiến trúc đồ sộ, nhiều mảng khối của tác phẩm trở nên uyển
chuyển, kết dính khơng cịn nhìn thấy vết nối.
2.3.3. Thái độ tác giả
Với nhiều sắc thái tình cảm, “cái nhìn đạo đức của tác giả" (Anber
Cuc) hay “cái tâm” (Nguyễn Tuân) ở Tônxtôi giúp người đọc cảm nhận
những chiều giá trị thẩm mỹ khác nhau ở các đối tượng miêu tả. Tác giả
thay đổi thái độ ưu ái ngợi ca hay phê phán phủ định đối với một số nhân
vật cho phù hợp với nhận thức và ý đồ sáng tạo mới. Các nhân vật Anna,
Lêvin đều vật vã quay cuồng trong những mâu thuẫn giằng xé, không
17


tìm thấy lối thốt. Cái chết của Anna, bi kịch tinh thần ở Lêvin cũng
chính là tấn bi kịch vị xé Tơnxtơi. Sức mạnh phân tích đạo đức của
Tơnxtơi là mạch nối hai mảng hiện thực sáng tối, đưa lại cho tác phẩm
cảm hứng chủ đạo mang đậm sắc thái bi kịch và vang vọng tiếng ồn ào
của thời đại. Việc nhìn nhận tính thống nhất tác phẩm dựa vào quan điểm
cuộc sống chứ không phụ thuộc vào nguyên tắc sắp xếp nhân vật, sự kiện
cho phép nhà văn mở ra độ thoáng rộng về kết cấu, sự đa dạng trong khả
năng bao quát hiện thực, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa quyền lực
tác giả với ý thức tự thân của hình tượng nghệ thuật.

4. Ý nghĩa lời đề từ
Lời đề từ “việc báo oán của ta, ta sẽ phán xét” có ý nghĩa quan trọng
đối với việc khám phá bản chất thẩm mỹ của hình tượng và sự biến đổi
về kết cấu tác phẩm. Giải pháp ban đầu của Tônxtôi ứng với lớp nghĩa
thứ nhất “ác giả ác báo”. Thay thế lược đồ thuyết giáo đạo đức cũ bằng
cái nhìn nhân đạo và hiện thực, Tơnxtơi đặt ra vấn đề nếu Anna xứng
đáng được hưởng hạnh phúc với tư cách con người? Giải pháp cuối cùng
là Tônxtôi làm trạng sư biện hộ cho hành động nổi loạn của Anna và
chuyển sự kết án sang phía xã hội quý tộc tư sản bất nhân. Cách nhìn
mới về số phận bi thảm của Anna, về những trăn trở tìm tòi chân lý của
Lêvin đã đưa nhân vật lên “tầm cao những giá trị nhân bản mang ý nghĩa
nhân loại” (I. Lôtman). Độ vênh của lời đề từ so với văn bản cuối cùng là
cơ sở để nắm bắt quá trình chuyển hố bên trong các thành phần kết cấu
và thể loại tác phẩm cũng như cảm quan hiện thực, tư tưởng nhân đạo
của Tơnxtơi.
Từ những vấn đề trên, có thể thấy vai trò quyết định nội dung thẩm
mỹ của cấu trúc nội tại trong thế giới nghệ thuật tác phẩm Anna
Karênina. Về mối quan hệ bên trong, đại diện tiêu biểu của trào lưu tiểu
thuyết mới M.Buyto quan niệm rằng: “Các nhà tiểu thuyết ngày càng tìm
tịi những hình thức mới mẻ tự do hơn nhưng nếu hình thức anh ta chọn
có được một sức chứa cần thiết, nhất định anh ta phải tính đến mối liên
hệ đa dạng ấy trong tác phẩm. Tính tượng trưng bên ngồi tác phẩm phải
có sự tương ứng với tính tượng trưng bên trong”. Nguyên tắc sáng tạo
mà Buyto chủ trương khi cách tân hình thức nghệ thuật khơng xa lạ với
sáng tác của Tônxtôi. Dụng công tổ chức mối liên hệ bên trong, Tơnxtơi
đã hồn thiện hình thức tiểu thuyết phóng khống tự do, bao quát được
mọi dạng sắc phong phú của đời sống xã hội và con người.

18



Chương III. CÁC BÌNH DIỆN THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT
Tiếp cận tác phẩm là tìm hiểu các thủ pháp nghệ thuật như một thành
tố quan trọng của kết cấu, như một phương thức hố giải mâu thuẫn giữa
điều khơng thể và có thể khi cắt nghĩa văn chương, khám phá cái mê
cung bí ẩn bằng ngơn từ. Thơng qua các thủ pháp miêu tả, cần tìm ra “cơ
sở hình thành quy luật của vơ vàn móc nối” như lời Tơnxtơi nói và
những giải pháp thiết lập mối quan hệ giữa các thành phần kết cấu trong
tác phẩm.
3.1. Không gian thời gian nghệ thuật
3.1.1. Câu chuyện của thời hiện tại
Nét đặc sắc trong Anna Karênina là điểm nhìn trần thuật ln trung
thành với tọa độ không gian, thời gian nghệ thuật: "Ở ta, hiện nay...".
Các cấp độ miêu tả mở rộng dần theo chiều từ phạm vi cá nhân đến gia
đình và xã hội, luôn hướng vào cái đang xẩy ra để thực tại nóng hổi trực
tiếp đi vào tác phẩm. Từ cảnh nhà Đơly “rối tung” và “các kiểu gia đình
bất hạnh”, nhà văn nắm bắt những biến động xã hội ở tầm khái quát
chung “ở ta, hiện nay, tất cả mọi thứ đều bị đảo lộn và chỉ mới được sắp
xếp lại”. Giao điểm các yếu tố này giúp nhà văn truyền đạt tài tình tính
chất hỗn độn đang ngự trị đời sống Nga buổi giao thời.
3.1.2. Không gian nghệ thuật
Không gian thực tại của tác phẩm mang đậm đặc điểm sinh hoạt
thường nhật và phân chia xã hội Nga thành hai mảng màu tối sáng. Với
vẻ hào nhoáng nhưng giả tạo nhốn nháo, không gian đô thị, đặc trưng
cho lối sống quý tộc tư sản trở thành môi trường thù địch với hạnh phúc
con người dẫn đến bi kịch bất hạnh của Anna. Ngược lại chốn thị thành u
ám, hiện thực nơng thơn Nga phảng phất hơi thở đích thực của cuộc sống
do người nông dân tạo dựng nên. Đó là một thế giới tốt đẹp, lành mạnh
khơi nguồn cho Lê vin tìm kiếm chân lý đồng thời là giải pháp hiện thực
của Tơnxtơi.

Ngồi khơng gian thực tại, Tơnxtơi cịn khắc hoạ kiểu khơng gian
tâm trạng đặc sắc. Cuộc sống Anna trôi qua trong không gian ảo giác
chật hẹp, ma quái, phản chiếu tâm trạng tuyệt vọng, bi kịch của nhân vật.
Không gian tâm trạng của Lêvin lại hướng tới bầu trời cao rộng, mang ý
nghĩa phục sinh các giá trị tốt đẹp mà xã hội quý tộc tư sản xấu xa đang
hủy hoại. Độ thoáng rộng phong phú của nhiều kiểu không gian khác
nhau phù hợp với quy mô kết cấu phức hợp của tác phẩm.
3.1.3. Thời gian nghệ thuật
19


Tác phẩm đan xen nhiều lớp thời gian, có thời gian sự kiện, thời gian
trần thuật, thời gian tâm lý,... Thời gian cốt truyện chứa tải sự kiện kéo
dài trong ba năm, đủ độ chín cho các sự kiện cá nhân, gia đình. Thời gian
trần thuật được sử dụng linh hoạt, nhanh chậm tùy theo sự lựa chọn tình
tiết, sự kiện miêu tả của nhà văn. Đặc điểm thời gian tâm lý trong tác
phẩm là hồi ức hay tiên cảm đều quy chiếu vào thì hiện đại, khoảnh khắc
hiện hữu của cái đang xẩy ra mà nhân vật phải đối mặt. Mỗi nhân vật
như Anna, Lê vin, Đôly đều bị ám ảnh bởi thời gian và cảm nhận nó theo
tâm trạng riêng. Tơnxtơi cịn miêu tả tài tình cảm giác phi thời gian ở
nhân vật. Các lớp thời gian nghệ thuật trong tác phẩm phản chiếu sắc nét
trạng thái bi kịch và khát vọng sống của nhân vật trong thời kỳ chuyển
biến dữ dội của xã hội Nga .
3.2. Phương thức xây dựng tính cách
3.2.1. Nguyên tắc miêu tả nhân vật
Theo tiêu chí “sự yên ổn đồng nghĩa với đê tiện”, Tônxtôi phân lập
thế giới nhân vật thành các tuyến đại diện cho cái thế giới đang đổ vỡ và
sinh thành. Một nguyên tắc khác là tập hợp nhân vật thành từng nhóm
người theo quan hệ gia tộc và chỉ ra những nhánh rẻ, tầng bậc cao thấp
của tính cách. Với phép loại trừ dần, Tônxtôi khẳng định Anna, Lê vin

đứng ở tầm cao các giá trị làm người và thuộc về thế giới mới mà nhà
văn hướng đến. Một thủ pháp rất quen thuộc với Tônxtôi là miêu tả nhân
vật thơng qua nhiều lăng kính cảm thụ khác nhau, thủ pháp soi gương…
Dưới cái nhìn nhiều chiều, nhân vật hiện lên sinh động khơng mang tính
áp đặt chủ quan. Không đưa ra một phán quyết định sẵn về đạo đức và
tính cách, Tơnxtơi mở ra một khơng gian đồng sáng tạo rộng lớn cho
người đọc khi tiếp nhận nhân vật.
3.2.2. Nguyên tắc tương phản, song hành và liên kết
Trong Anna Karênina, nguyên tắc tương phản, song hành được triển
khai mọi cấp độ từ hình tượng, hệ thống nhân vật đến kết cấu tổng thể
tác phẩm. Tác phẩm xuất hiện dạng mơ típ nhân vật lưỡng hóa về tính
cách như Anna, Lê vin, Đôly,... Nhiều nhân vật được miêu tả trong sự
tương phản hoặc song hành giữa các gam màu nóng lạnh, tốt xấu. Bức
tranh hiện thực tác phẩm ln có sự kết hợp giữa bóng tối và ánh sáng,
tạo ra đối lập giữa thế giới ông chủ và thế giới nhân dân. Cuộc sống, con
người còn được nhà văn miêu tả theo chiều hướng liên kết hòa hợp hay
ngược lại. Các nguyên tắc miêu tả này làm cho bức tranh hiện thực trở
nên chân thực, sinh động, muôn vẻ, soi chiếu ý nghĩa thẩm mỹ theo
20


hướng thống nhất mọi sự bề bộn của các hiện tượng đời sống mà nhà văn
đưa vào tác phẩm.
3.2.3. Vai trò của sự kiện và chi tiết
Khác với Chiến tranh và hịa bình, trong Anna Karênina mọi biến cố
đời tư được đặt lên bình diện thứ nhất nhưng tác giả không xem nhẹ các
biến cố xã hội. Hệ thống sự kiện diễn ra trong quan hệ đối lập và nhân
quả, có sự tương tác lẫn nhau giữa các tuyến cốt truyện về Anna, Lêvin,
Đôly,... Nội dung tác phẩm đan xen, hòa trộn các cảnh hòa hợp và phân
ly, hạnh phúc và đau khổ, sự sống và cái chết,... luôn gắn bó với sự vận

động của tính cách nhân vật. Sự kiện là điểm thắt nút để triển khai dòng
tâm tư phức tạp bên trong con người.
Anna Karênina hợp thành bởi một thế giới sung mãn các chi tiết
nghệ thuật. Nhận xét của K. Leonchiep cho rằng Tônxtôi lạm dụng một
số chi tiết là khơng chính xác. Nét nổi bật trong tài năng sử dụng chi tiết
của Tônxtôi là cảm giác mức độ và giàu tính thẩm mỹ, làm cho các chi
tiết trở nên sinh động biết nói, tạo ra "những cuộc hóa thân kỳ diệu của
các nhân vật" như lời M.Kundera ca ngợi.
3.2.4. Tính chất tự thuật
Ngồi bộ ba tự thuật (Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, Thời thanh niên),
tiểu thuyết Anna Karênina mang đậm yếu tố tự thuật so với các tác phẩm
khác của Tơnxtơi. Qua các tiêu chí xác định, tính chất tự thuật trong
Anna Karênina đóng vai trò quan trọng đối với nghệ thuật kết cấu văn
bản và hình tượng. Tơnxtơi đưa yếu tố tự thuật đậm nét vào nhân vật
Lêvin nhằm giữ mặt bằng trần thuật ở ngơi thứ ba để khách quan hóa yếu
tố chủ quan trong nguyên tắc miêu tả. Thủ pháp này giúp Tơnxtơi bày tỏ
quan điểm cuộc sống một cách kín đáo, gạt bỏ được lời trực tiếp của tác
giả qua các đoạn chính luận, trữ tình ngoại đề thường thấy ở các tác
phẩm khác. Sử dụng tính chất tự thuật trong Anna Karênina như một thủ
pháp nghệ thuật, chứng tỏ Tônxtôi rất trung thành với đặc trưng "cuốn
tiểu thuyết đầu tiên của đời tôi" theo quan niệm của nhà văn.
Đặt nhân vật vào mối quan hệ hai chiều cá nhân và xã hội theo các
nguyên tắc tương phản, song hành và liên kết hay lăng kính cảm thụ
nhiều chiều cùng với vai trị tích cực của sự kiện, chi tiết và tính tự thuật,
Tơnxtơi vừa cá biệt hóa vừa khái qt hóa được các điển hình giàu tính
tư tưởng và nghệ thuật, giàu sức sống và hấp dẫn đối với người đọc.
3.3. Nghệ thuật thể hiện tâm lý
Hướng đến con người bên trong trở thành ý thức sáng tạo mãnh liệt
21



của Tônxtôi mà Anna Karênina là một bước tiến mới về nghệ thuật miêu
tả thế giới nội tâm, góp phần đổi mới và phát triển văn xuôi tâm lý.
3.3.1. Chân dung nhân vật
Tônxtôi luôn chú ý đưa vào kỹ xảo chân dung những chức năng mới.
Những nét vẻ ngoại hình thuần túy khơng chỉ nhằm định danh, định hình
nhân vật mà cịn là những tín hiệu gợi mở về tính cách tâm lý. Qua ánh
mắt, nụ cười, vẻ mặt, cử chỉ bên ngồi, người đọc có thể nắm bắt được
biến đổi về tính cách, tâm trạng nhân vật. Bằng nhiều hình thức như chân
dung tự họa hoặc dùng nét vẽ ngoại hình của nhân vật này để tái hiện
tâm lý của nhân vật khác, nhà văn có thêm phương tiện hữu hiệu khám
phá những bí ẩn trong tâm hồn. Chẳng hạn, chi tiết "đôi tai to" ở Karênin
qua sự cảm nhận ngỡ ngàng của Anna báo hiệu đời sống tình cảm trong
nhân vật khơng cịn n ổn. Phác họa chân dung ở Tônxtôi thường rất
"động", biến đổi linh hoạt, phản chiếu "con người trôi chảy" sống động
và trở thành phương thức diễn tả xung đột nội tâm của con người.
3.3.2. Đối thoại
Nghệ thuật đối thoại trong tác phẩm Tônxtôi không chỉ là hành động
phát ngôn, truyền đạt thông tin mà còn là phương tiện nối kết con người
bên trong với con người bên ngồi. Tơnxtơi sử dụng nhiều hình thức đối
thoại linh hoạt như nhấn mạnh sắc thái tính cách, tâm lý riêng qua cách
lập ngôn của từng nhân vật, kiểu đối thoại đám đông, các dạng đối thoại
trực tiếp, đối thoại ngầm có hai lớp nghĩa, đối thoại khơng lời,... tạo nên
một thế giới đầy âm thanh, cảm xúc trong tác phẩm.
Đặc điểm đối thoại ở Tônxtôi là gắn liền với lời dẫn giải và mang
chức năng biểu đạt tâm lý nhân vật rất hiệu quả. Luôn gắn nội dung đối
thoại với văn cảnh, tình huống đối thoại, Tơnxtơi khéo léo đưa ra những
lời thoại “lạc chủ đề”nhằm ngầm bày tỏ quan điểm hay mở ra hướng
miêu tả khác. Tính linh hoạt, đa dạng trong nghệ thuật đối thoại của
Tơnxtơi cịn biểu hiện qua hiện tượng "tắt dần đối thoại" và sự tham gia

của các thành phần "phi lời thoại", từ đó con người hiện lên với tất cả
chiều sâu thẳm và phức tạp vốn có.
3.3.3. Độc thoại nội tâm
Đối với Tơnxtơi, độc thoại nội tâm đóng vai trị cơ bản trong nghệ
thuật miêu tả "biện chứng tâm hồn". Tác phẩm có độ đậm đặc về tần số
xuất hiện của độc thoại nội tâm qua hai hình thức chủ yếu là miêu tả
những ý nghĩ thầm kín, những lời tự nói với chính mình của nhân vật và
dùng lời nửa trực tiếp. Nhờ độc thoại nội tâm mà một ý nghĩ chợt đến
22


hay dòng suy tư miên man đều nhằm tái hiện sâu sắc những chuyển động
thầm kín, bí ẩn trong tâm hồn con người.
Nghệ thuật độc thoại nội tâm của Tônxtôi khơng hề đánh bóng hợp
lý mọi trạng thái cảm xúc mà đưa ra những độc thoại không chỉnh, chệch
choạc, nhảy cóc, phản ánh đúng con người tự nhiên. Dịng tâm tư của
Anna trước khi tự tử đan xen những suy nghĩ tỉnh táo của ý thức với cảm
giác hoảng loạn thoảng thốt, phi lý lộn xộn của trạng thái vô thức. Nhà
văn dùng độc thoại nội tâm để lý giải thuyết phục cái lò xo tâm lý bên
trong thúc nhân vật hành động đồng thời khắc họa tài tình mọi cung bậc
cảm xúc tư tưởng như các sắc thái tình cảm tự nhiên, những trạng thái
tâm lý đặc biệt, các bước ngoặt tinh thần trong con người. Dòng tâm
trạng còn soi chiếu những yếu tố bản năng, có ý nghĩa vừa xác định tính
cách vừa giải phóng hành vi ở nhân vật ra khỏi sự quy định của tính
cách. Nhiều độc thoại nội tâm trong Anna Karênina được nhiều nhà
nghiên cứu sánh với những trang hay nhất của tiểu thuyết dịng ý thức.
Nhà phê bình Pháp A.Mơroa ca ngợi: "Chúng ta tìm thấy ở Tơnxtơi tất
cả những gì mà ngày nay được coi là đổi mới". Những cách tân nghệ
thuật độc thoại nội tâm của Tônxtôi hàm chứa bao khám phá mang ý
nghĩa mở đường cho văn học hiện đại.

3.3.4. Các mơ típ biểu tượng nghệ thuật
Tiểu thuyết Anna Karênina ghi nhận thành công của Tônxtôi trong
nghệ thuật sử dụng thủ pháp tượng trưng như các mơ típ, các biểu tượng,
giấc mơ để mang lại ý nghĩa khái quát sâu sắc cho thế giới hình tượng
cũng như phương diện kết cấu văn bản. Các mơ típ tình u tay ba, tội ác
và hình phạt, mơ típ nhân vật trăn trở tìm kiếm như Lêvin, Anna là yếu
tố quan trọng về mặt kết cấu đồng thời nói lên tài năng của Tônxtôi đã
biết làm cho cái cũ quen thuộc trở thành tiếng nói mới trong nghệ thuật.
Tơnxtơi sử dụng khá nhiều mơ típ thiên nhiên, mơ típ tâm lý như bầu
trời, cảnh bão tuyết, ánh sáng huyễn hoặc, cái chết, giấc mơ nhằm gợi lên
chiều liên tưởng ở người đọc về đời sống tinh thần và tình cảm của nhân
vật. Cái chết và những cơn ác mộng ám ảnh nhân vật như vòng tròn định
mệnh nghiệt ngã phản chiếu sâu sắc tấn bi kịch khơng lối thốt của
Anna. Trong tác phẩm xuất hiện nhiều hình ảnh tượng trưng đặc sắc.
Pêterbua, Moxkva vàng son trở thành biểu tượng "babilon hóa" của nước
Nga quý tộc. Hình ảnh sân ga, đường sắt tượng trưng cho nước Nga tư
sản đầy hiểm họa. Cuộc sống lao động lành mạnh của những người nơng
dân là hình ảnh thế giới mới mà Tônxtôi hướng tới.
23


Từ thủ pháp tượng trưng, Tônxtôi sáng tạo nên một hình thức tiếp
cận hiện thực đời sống và tâm lý con người làm cho thế giới hình tượng
trong tác phẩm trở nên đa nghĩa. Sử dụng các mơ típ biểu tượng, giấc
mơ, hồi ức, liên tưởng, các hình ảnh tượng trưng, Tơn xtơi đã soi sáng
những khía cạnh khơng ngờ được, thậm chí huyền bí của hành vi con
người và xác lập nên "một trong những cuộc khảo sát lớn nhất của tiểu
thuyết" (M. Kunzera) cho các nhà văn thế hệ sau.
Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc trong Anna Karênina giúp
Tônxtôi xây dựng nên một cấu trúc ngầm vững chắc cho khối kiến trúc

đồ sộ bên ngoài.Ý thức nghệ thuật hướng đến con người bên trong của
Tônxtôi dẫn đến sự tan loãng cốt truyện, bố cục sự kiện nhường chỗ cho
sự hoạt động đời sống nội tâm phong phú. Tác phẩm là "thực tế được
cảm nhận" giàu chất thơ, trở thành gạch nối cho văn xuôi tâm lý hiện đại.
Qua tài năng của Tơnxtơi, Tồn bộ chất liệu của những cốt truyện,
mơtip quen thuộc như tình u tay ba, tội lỗi và trừng phat, nhân vật tìm
kiếm… được nhào nặn, bồi đắp trong lò nung sáng tạo của nhà nghệ sỹ,
nhà tư tưởng đã hóa thành những câu chuyên lớn giàu ý nghĩa hiện thực
và nhân sinh. Các thủ pháp miêu tả trở thành phép mầu gắn kết những
đường nét kiến trúc bên ngoài với mạch ngầm ý nghĩa sau văn bản, tạo
nên mê cung nghệ thuật có “những hình tượng phập phồng hơi thở cuộc
sống, một thế giới tràn ngập ánh mặt trời” (V. Kôrôlenkô).

24


KẾT LUẬN
Tiếp cận từ góc độ thi pháp kết cấu là một cách đọc và khám phá vẻ
đẹp độc đáo trong tiểu thuyết Anna Karênina. Từ đó mở ra cái nhìn khái
quát về nội dung thẩm mỹ và hình thức nghệ thuật của một kiệt tác văn
chương.
1. Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết Anna Karênina thể hiện trên ba
phương diện chính là kiến trúc bên ngồi, mối quan hệ bên trong và các
thủ pháp nghệ thuật miêu tả. Nhờ mở rộng biên độ kết cấu ở mọi thành
phần kiến trúc bên ngoài như đề tài, bố cục, thế giới nhân vật,..., tác
phẩm có sự biến đổi phức tạp về thể loại, hóa thân kỳ diệu thành tiểu
thuyết tâm lý xã hội có quy mơ lớn. Từ góc độ kết cấu tác phẩm, mối
quan hệ nội tại nhằm quy tụ mọi hiện tượng miêu tả tưởng như tản mạn,
hỗn độn thành một chỉnh thể thống nhất. Hệ thống các tiêu điểm cùng
với tư tưởng tác phẩm, thái độ tác giả và vai trị người kể chuyện có chức

năng kết dính các thành phần kiến trúc bên ngồi. Tơnxtơi sử dụng tài
tình các thủ pháp nghệ thuật để thiết lập quy luật của vơ vàn móc nối với
nhiều đổi mới trong cách tái hiện không gian, thời gian, các phương thức
miêu tả tính cách, tâm lý. Đóng vai trị hiện thực hóa bằng ngôn từ
những ý tưởng sáng tạo của nhà văn qua kiến trúc bên ngoài và mối liên
hệ bên trong, tạo nên thế giới nghệ thuật hài hòa, thống nhất giàu ý nghĩa
thẩm mỹ nhân sinh, các thủ pháp nghệ thuật trở thành con đường dẫn dắt
người đọc khám phá mê cung tác phẩm.
2. Từ cái nhìn năng động về tiểu thuyết như "một thể loại chưa bao
giờ định hình" nên "hình thức cũng đa dạng như nội dung" và tư tưởng
kết cấu là muốn đạt đến "sự sung mãn về nội dung, phóng khống về
hình thức", Tơnxtơi tạo nên những biến tấu vượt ngưỡng, phức hợp,
nhiều tầng bậc cho kết cấu tác phẩm. "Cuốn tiểu thuyết phóng khống tự
do" theo cách gọi của Tơnxtơi cịn thể hiện rõ nét quan niệm con người,
cuộc sống ln “biến đổi như dịng sơng", phù hợp với hình thức tự do
của tác phẩm, gần gũi với bút pháp hiện đại.
3. Tác phẩm ghi nhận sự nhập cuộc đầy cách tân của Tơnxtơi vào
dịng tiểu thuyết gia đình truyền thống. Câu chuyện tình yêu hơn nhân,
vấn đề cá nhân, gia đình trong tác phẩm mang đậm cảm hứng bi kịch
nhưng được nhìn nhận ở tầm cao mới mang ý nghiã xã hội sâu sắc. Gắn
với việc mở rộng qui mô phản ánh hiện thực thời đại, Tơnxtơi định hình
nhân vật trong một thế giới phân chia thành hai mảng tối sáng, tạo nên
tính lơgic giữa các tuyến cốt truyện là từ bi kich hủy diệt cần có sự hồi
25


×