Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Kiểu nhân vật nổi loạn trong đời mưa gió của nhất linh và khái hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.35 KB, 59 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc tới thầy giáo Th.S Vũ
Văn Ký, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ
Văn, đặc biệt là các thầy cô giáo tổ văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập,
tìm hiểu nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm……
Người thực hiện

Lô Thuỳ Linh

5


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khoá luận là kết
quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy
cô giáo, đặc biệt là thầy giáo Th.S Vũ Văn Ký. Những nội dung này không
hề trùng với nghiên cứu của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm……
Người thực hiện



Lô Thuỳ Linh

6


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh
MỤC LỤC
Trang

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

5

2. Lịch sử vấn đề

6

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7


5. Phương pháp nghiên cứu

7

6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7

7. Bố cục khoá luận

8

Nội dung
Chương 1: Tự lực văn đoàn và hai nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng ­ hai
cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn
1.1. Tổ chức văn học Tự lực văn đoàn

9

1.1.1. sự hình thành

9

1.1.2. Tôn chỉ, mục đích sáng tác

10

1.1.3. Xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn


12

1.1.3.1. Đề tài

13

1.1.3.2. Chủ đề

14

1.1.3.3. Nhân vật

15

1.1.3.4. Cảm hứng chủ đạo

16

1.1.3.5. Hình thức nghệ thuật

16

1.2. Nhất Linh, Khái Hưng - hai cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn

17

1.2.1. Nhất Linh

17


1.2.2. Khái Hưng

20

7


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

Chương 2: Kiểu nhân vật nổi loạn trong Đời mưa gió của Nhất Linh và
Khái Hưng
2.1. Khái niệm nhân vật và kiểu nhân vật trong tác phẩm văn học

23

2.1.1. Khái niệm nhân vật

23

2.1.2. Kiểu nhân vật

24

2.2. Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

27

2.3. Kiểu nhân vật nổi loạn trong Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng


31

2.3.1. Quan niệm sống

32

2.3.2. Lối sống

37

2.3.3. Nhân vật nổi loạn trong Đời mưa gió với mô hình nhân vật nữ trong

42

tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
2.3.4. Nghệ thuật thể hiện kiểu nhân vật nổi loạn trong Đời mưa gió
Kết luận
Tài liệu tham khảo

8

47


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Những năm 30 của thế kỷ XX là giai đoạn sôi động trong lịch sử văn học
Việt Nam.Văn học giai đoạn này đã chứng kiến “một cuộc hòa nhạc tân kỳ”
( Hoài Thanh) với sự ra đời của nhiều khuynh hướng và trào lưu văn học.
Tiêu biểu là văn học hiện thực phê phán, phong trào thơ mới và sẽ là thiếu sót
nếu không nói đến Tự lực văn đoàn với hàng loạt các tác phẩm văn xuôi lãng
mạn. Trải qua sự chắt lọc khắt khe của thời gian và dư luận, cùng với nhiều sự
phản hồi khác nhau, văn chương Tự lực văn đoàn đã thực sự khẳng định được
chỗ đứng của mình trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc.
Nói đến Tự lực văn đoàn không thể không nói đến Nhất Linh và Khái
Hưng - hai cây bút chủ lực của tổ chức văn học này. Để khẳng định vai trò
của mình, hai nhà văn đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm văn xuôi lãng mạn.
Những tác phẩm văn chương ấy luôn đề cao, khẳng định cái tôi cá nhân, hạnh
phúc cá nhân, các nhân vật luôn khẳng định mình trước lễ giáo phong kiến,
đòi quyền thoả mãn hạnh phúc riêng. Nhân vật trong văn chương Tự lực văn
đoàn chủ yếu là các “chàng” và “nàng”. Đặc biệt, các nhân vật nữ được nhắc
đến nhiều hơn cả. Trong hoàn cảnh xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang trên
đà “Âu hoá”, ngòi bút Nhất Linh, Khái Hưng đã không ngần ngại đi thẳng
vào hiện thực, những mặt trái tồn tại trong xã hội đặc biệt là ở lớp trẻ. Đó là
lối sống triết lí sống hưởng lạc, cá nhân của một lớp thanh niên mà tiêu biểu
phải kể đến là nhân vật Tuyết trong tiểu thuyết Đời mưa gió của Nhất Linh,
Khái Hưng. Tuyết là nhân vật lãng mạn nhưng mang tính chất nổi loạn, sống
theo sở thích của mình. Tuyết tiêu biểu cho một bộ phận thanh niên thời đại,
là một kiểu nhân vật, sản phẩm của quá trình “Âu hoá”. Đây là một thực tế đã
được các nhà văn phản ánh trong tác phẩm của mình.
9


Khoá luận tốt nghiệp


Lô Thùy Linh

Xuất phát từ điều này, chúng tôi lựa chọn đề tài “Kiểu nhân vật nổi loạn
trong Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng” nhằm khai thác một vấn đề,
một thực trạng xã hội, một kiểu nhân vật tiêu biểu cho một lớp người đã tồn
tại và được phản ánh trong văn học.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có những khoảng thời gian văn chương Tự lực văn đoàn không thực sự
được hoan nghênh và đón nhận. Văn chương Tự lực văn đoàn được đánh giá
chỉ chú ý đến mặt tiêu cực trong nội dung sáng tác, người ta cho đó là “độc
hại và tiêu cực”. Mặc dù vậy, trải qua sự chắt lọc khắt khe của thời gian và dư
luận, các tác phẩm của Tự lực văn đoàn đã có chỗ đứng trong lòng độc giả
yêu văn chương. Nhiều nhà nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu các tác phẩm của
Tự lực văn đoàn. Đời mưa gió là một trong những tác phẩm như vậy. Một số
bài viết, bài nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu tác phẩm này của Nhất Linh và
Khái Hưng:
- Trong cuốn “Tự lực văn đoàn, trào lưu - tác giả”, Hà Minh Đức có bài
viết “Lời giới thiệu tiểu thuyết Đời mưa gió của Khái Hưng và Nhất Linh”
với những ý kiến, đánh giá về tiểu thuyết này.
- Trong cuốn “Tổng tập văn học Việt Nam”, tập 24B , Nxb khoa học xã
hội, H, năm 1997 có bài “Đời mưa gió” với những phân tích và đánh giá
chung nhất về tiểu thuyết Đời mưa gió.
- Bài viết “Những ấn tượng còn đọng lại”, Bùi Hiển in trong cuốn “Tự
lực văn đoàn, trào lưu - tác giả” đã ghi lại những ý kiến, nhận xét của tác giả
về nhân vật Tuyết trong Đời mưa gió.
- Trong cuốn “Tự lực văn đoàn, trào lưu – tác giả” có bài “Thế giới nhân
vật trong Tự lực văn đoàn”. Bài viết nói đến các kiểu nhân vật thường thấy
trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Trong đó đề cập đến nhân vật Tuyết, một
kiểu nhân vật mới mẻ trong văn chương Tự lực văn đoàn.


10


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

- Cuốn “Văn học Việt Nam 1900 – 1945” – Phan Cự Đệ, Trần Đình
Hượu, Nguyễn Trác… có bài viết về “Tự lực văn đoàn”. Trong đó, nhân vật
Tuyết trong Đời mưa gió cũng đựơc đưa ra phân tích, xem xét, đánh giá.
Trên cơ sở kế thừa ý kiến của những người đi trước, tôi xin mạnh dạn
nghiên cứu, tìm hiểu tiểu thuyết Đời mưa gió với vấn đề mà đề tài đặt ra.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm nổi bật kiểu nhân vật nổi loạn trong tiểu thuyết Đời mưa gió. Đây
là một kiểu nhân vật “mới mẻ” và “xa lạ” đặt trong mối quan hệ so sánh với
mô hình kiểu nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
- Chỉ ra nét mới mẻ, độc đáo của ngòi bút Nhất Linh, Khái Hưng khi khắc
hoạ kiểu nhân vật này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tập trung vào tiểu thuyết Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng
- Do thời gian và khuôn khổ của khoá luận, chúng tôi chỉ khảo sát về một
vấn đề trong tác phẩm. Đó là “kiểu nhân vật nổi loạn” mà tiêu biểu là nhân
vật Tuyết trong tiểu thuyết Đời mưa gió.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích văn học
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đề tài giúp phân biệt một kiểu nhân vật trong mối quan hệ với mô

hình kiểu nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
+ Tìm ra sự sáng tạo mới mẻ của hai cây bút Nhất Linh và Khái Hưng
khi thể hiện kiểu nhân vật này.

11


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

- Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần giảng dạy văn học Việt Nam thêm phong phú và sâu sắc
7. Bố cục khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Mục lục, Khoá
luận được triển khai thành 2 chương.
- Chương 1: Tự lực văn đoàn và nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng - hai cây
bút trụ cột của Tự lực văn đoàn.
- Chương 2: Kiểu nhân vật nổi loạn trong Đời mưa gió của Nhất Linh và
Khái Hưng.

12


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

NỘI DUNG


Chương 1:
TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ NHÀ VĂN NHẤT LINH, KHÁI H­NG­
HAI CÂY BÚT TRỤ CỘT CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
1.1. Tổ chức văn học Tự lực văn đoàn
Tự lực văn đoàn là một tổ chức hoạt động và sáng tạo văn chương nổi
lên từ những năm đầu của thập kỉ thứ 3 thế kỉ XX. Ra đời trong thời điểm
nhạy cảm của văn học dân tộc, văn chương Tự lực văn đoàn đã chịu sự thử
thách, phán xét, sàng lọc của thời gian, dư luận. Chỉ tồn tại trong khoảng mười năm với hoạt động văn chương là chủ yếu, mặc dù vẫn còn những hạn chế
nhưng họ vinh dự là người đi đầu trong cuộc hoàn thiện quá trình hiện đại hoá
văn học Việt Nam.
1.1.1. Sự hình thành
Nói đến Tự lực văn đoàn, người ta không thể không nói đến Nguyễn
Tường Tam (Nhất Linh) - người đã hầu như một mình đứng sáng lập ra nó.
Năm 1930, Nguyễn Tường Tam từ Pháp trở về với bằng cử nhân khoa học
với một quan niệm mới mẻ về xã hội và văn chương. Ông thấy cần phải có
một tiếng nói góp phần vào tiếng nói chung của văn học đang có sự chuyển
biến. Nhất Linh là một trí thức tây học, ông hiểu rõ sự cũ kĩ, lỗi thời của quan
niệm đã ăn sâu vào máu thịt của người Việt Nam. Chính vì vậy, năm 1932
Nguyễn Tường Tam đứng ra làm chủ bút báo “Phong hoá” và năm 1933
tuyên bố thành lập nhóm Tự lực văn đoàn với chủ trương cách tân văn học,
một mặt đấu tranh cho giải phóng cá nhân, coi cá nhân là cơ sở của xã hội,
mặt khác đấu tranh cho sự trong sáng của ngôn ngữ và hiện đại hoá các thể
loại văn học.

13


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh


Nhóm Tự lực văn đoàn gồm 8 thành viên, bao gồm mấy anh em trong
dòng họ Nguyễn Tường như: Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn
Tường Long (Hoàng Đạo), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam), Trần Khánh Dư
(Khái Hưng) và một số văn nghệ sĩ khác như: Hồ Trọng Hiếu(Tú Mỡ),
Nguyễn Thứ Lễ (Thế Lữ), Ngô Xuân Diệu (Xuân Diệu), ngoài ra còn có đội
ngũ cộng tác viên đông đảo như: Huy Cận, Đoàn Phú Tứ, Trọng Lang… các
hoạ sĩ như: Ngô Gia Trí, Nguyễn Cát Tường, Tô Ngọc Vân.
Lấy tên “Tự lực” là họ có ý thức tự sức mình gây lấy một cơ sở chứ
không nhờ bàn tay chính phủ hoặc một thế lực tài chính nào đó, do đó có tư
cách độc lập không tuân theo một chỉ thị nào ngoài đường lối họ tự vạch ra.
Tất cả các văn nghệ sĩ tập hợp dưới mái nhà văn đoàn tha hồ vẫy vùng sức
viết, cởi trói cái tôi cá nhân để viết lên áng thơ văn lãng mạn đầy cảm hứng.
1.1.2. Tôn chỉ, mục đích sáng tác
Khi nghiên cứu về Tự lực văn đoàn, cần phải khẳng định đây là tổ chức
hoạt động có tôn chỉ mục đích. Các cây bút trong nhóm sáng tác dựa trên tôn
chỉ, mục đích đã đề ra và xem đây là một trong những lý do dẫn đến hiệu quả
của các hoạt động văn chương Tự lực văn đoàn, đến sự thống nhất trong nội
dung tư tưởng và những đặc điểm về phong cách của văn phái.
Khi Tự lực văn đoàn chính thức được thành lập, mục đích của Tự lực
văn đoàn được xác định gồm 4 điểm:
- Tự lực văn đoàn họp những người đồng chí trong văn giới. Người
trong đoàn kết với nhau cốt để liên lạc về tinh thần, cùng nhau theo một tôn
chỉ, hết sức giúp đỡ nhau để đạt được mục đích chung, hết sức che chở cho
nhau trong những công cuộc văn chương.
- Người trong đoàn có quyền đề dưới tên mình chữ Tự lực văn đoàn,
bao nhiêu tác phẩm của mình đều được văn đoàn nhận và đặt dấu hiệu.

14



Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

- Những sách của người ngoài, hoặc đã xuất bản hoặc còn là bản thảo
gửi đến để văn đoàn xét, nếu thấy 2/3 người trong văn đoàn có mặt ở hội đồng
xét thấy là có giá trị và hợp với tôn chỉ sẽ nhận đặt dấu hiệu của đoàn và sẽ
tuỳ sức cổ động giúp Tự lực văn đoàn không phải là một hội buôn bán sách.
- Sau này, nếu có thể được, văn đoàn sẽ đặt giải thưởng gọi là giải
thưởng Tự lực văn đoàn để thưởng những tác phẩm có giá trị và hợp với tôn
chỉ của Đoàn.
Sau đó hơn một năm, tôn chỉ của Tự lực văn đoàn mới được chính thức
công bố trên báo “Phong hoá” ngày 8-6-1934 gồm 10 điểm :
- Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không
phiên dịch sách nước ngoài nếu những sách này chỉ có tính chất văn chương
thôi. Mục đích để làm giàu thêm văn sản trong nước
- Soạn hay dịch những sách có tư tưởng xã hội, chú ý làm cho người và
xã hội ngày một hơn lên.
- Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân
và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.
- Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính
cách An Nam.
- Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
- Ca tụng những nét hay, vẻ đẹp của nước nhà mà có tính cách bình dân
khiến người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân, không có tính
trưởng giả quý phái.
- Trọng tự do cá nhân.
- Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa.
- Đem phương pháp khoa học Thái Tây ứng dụng vào văn chương An

Nam.

15


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

-Theo một trong 9 điều trên đây cũng được, miễn là đừng trái ngược với
các điều khác.
Tôn chỉ, mục đích mà tổ chức văn học Tự lực văn đoàn đưa ra có ý nghĩa
về văn chương và xã hội. Nó bộc lộ đặc điểm của trào lưu văn học đang lên
với nhiều hoài bão xây dựng nền văn học nước nhà và đóng góp phần mình
vào sự phát triển xã hội. Bên cạnh đó, nó thể hiện sự tiến bộ khi nói đến tình
cảm dân tộc trong văn chương, ý thức về tự do cá nhân và sự quan tâm đến
vấn đề bình dân. Với tôn chỉ, mục đích đưa ra, Tự lực văn đoàn xuất hiện và
ngay từ đầu đã có tác động, thu hút được lòng tin cậy ở độc giả, dần chiếm được vị trí quan trọng trên văn đàn.
1.1.3. Xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn
có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời
gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức
tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái
hiện nhiều tính cách đa dạng.”
Có thể nói, tiểu thuyết là thể loại văn học có từ rất lâu, nó tồn tại ở Việt
Nam từ thế kỉ XVIII cho đến thời điểm tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ra đời
những năm 30 của thế kỉ XX đã có sự thay đổi vận động ít nhiều.
Người ta nói đến xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là để phân biệt
với tổ chức Tự lực văn đoàn. Tổ chức Tự lực văn đoàn là tổ chức của một
nhóm nhà văn đứng đầu là Nhất Linh, hoạt động trong lĩnh vực văn hoá với

một tôn chỉ thống nhất. Xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là khái niệm
chỉ khuynh hướng thẩm mĩ, lối viết, cách viết…chủ yếu của ba cây bút chủ
đạo Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo vừa sáng tác nhiều, vừa có sức chi
phối ảnh hưởng nhưng quan trọng hơn là có thể mô hình hoá được sáng tác
đó.

16


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

Như vậy, xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là khái niệm được hiểu
như là một kiểu sáng tác khá thống nhất từ đề tài, chủ đề, từ nhân vật đến
cách hành văn. Vì vậy mà nhiều cuốn truyện được sáng tác chung và ghi tên
chung, hoặc của Nhất Linh và Hoàng Đạo hoặc của Nhất Linh và Khái Hưng.
Khảo sát xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, chúng ta sẽ tìm hiểu về
đề tài, chủ đề, nhân vật, cảm hứng chủ đạo và hình thức nghệ thuật.

1.1.3.1. Đề tài
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên “Đề tài là khái niệm chỉ các loại hiện tượng đời sống
được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương
diện khách quan của nội dung tác phẩm”.
Sở dĩ các cây bút trong nhóm Tự lực văn đoàn quyến rũ các độc giả của
mình là vì độc giả thấy mình trong tác phẩm. Ái tình luôn là mối băn khoăn,
một câu hỏi thú vị của nhũng ai đang tuổi yêu đương. Nó đặt ra lắm câu hỏi
bồi hồi mà người ta không ngừng tìm lời giải. Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng
Đạo đã tìm đến một đề tài muôn thuở của thi ca là tình yêu để chiếm lĩnh độc

giả.
Đến với tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn độc giả sẽ thấy tình yêu, hôn nhân
có mặt ở mọi gia đình phong kiến, trở thành một lực cản tàn bạo cho hạnh
phúc lứa đôi của thanh niên thành thị thuộc tầng lớp bình dân. Khi đề cập đến
đề tài tình yêu ngòi bút của Nhất Linh, Khái Hưng luôn đặt nó trong mối quan
hệ với gia đình phong kiến và ông chứng minh rằng tình yêu không hề có chỗ
tồn tại trong các gia đình phong kiến còn vô vàn tư tưởng “nệ cổ”. Điều này
thể hiện khá rõ trong một số tác phẩm: Đoạn tuyệt (Nhất Linh), Nửa chừng
xuân (Khái Hưng)…

17


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

Hồi ấy đọc tiểu thuyết Tự lực văn đoàn dường như trở thành thói quen
không chỉ với tầng lớp thanh niên mà với rất nhiều người, người ta cũng
không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của nó trong văn học cũng như trong đời
sống. Để níu giữ độc giả, các nhà văn luôn chú ý thay đổi món ăn tinh thần,
lúc đề cập đến tình yêu lẩn tránh của Lan (Hồn bướm mơ tiên), lúc là tình trắc
trở của Mai (Nửa chừng xuân), là tình mộc mạc của Liên (Gánh hàng hoa),
tình quyết liệt của Loan (Đoạn tuyệt).
Như vậy, có thể khẳng định, các nhà văn Tự lực văn đoàn rất tâm đắc
với đề tài tình yêu và họ đã thực sự thành công với mảng đề tài này. Dù tình
yêu có thay hình đổi dạng, thay đổi màu sắc, cá tính thì bao giờ nó cũng
duyên dáng, đậm đà, rất sống. Đương thời “độc giả quên mình rồi lại nhớ
mình trên trang giấy mới in” (Bạch Năng Thi).
1.1.3.2. Chủ đề

Giáo trình Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên đã nêu khái niệm
về chủ đề: “Chủ đề là vấn đề chủ yếu, vấn dề trung tâm được đặt ra từ toàn bộ
hiện thực mà tác phẩm thể hiện”. Sự hình thành chủ đề của tác phẩm có mối
liên hệ mật thiết với hiện thực đời sống và với ý đồ sáng tác của nhà văn. Nói
khác đi, chủ đề của tác phẩm được hình thành từ những vấn đề đặt ra trong
đời sống thông qua sự khái quát hoá chủ quan của nhà văn.
Khi xem xét sáng tác của Tự lực văn đoàn, chúng ta có thể tìm ra được
những chủ đề chính trên cơ sở những quan niệm và lập trường của họ trước
hiện thực đời sống.
Chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương, đề cao hạnh phúc
cá nhân: một loạt các tác phẩm Tự lực văn đoàn chĩa mũi nhọn đả kích vào lễ
giáo và nếp sống đại gia đình phong kiến. Nửa chừng xuân (Khái Hưng),
Đoạn tuyệt (Nhất Linh), Lạnh lùng (Nhất Linh)… đã lên tiếng đòi quyền được có hạnh phúc riêng, đòi giải phóng phụ nữ ra khỏi sự ràng buộc của cảnh

18


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

mẹ chồng nàng dâu, dì ghẻ con chồng, cuộc đời goá bụa của những quan hệ
đại gia đình phong kiến. Ở khía cạnh này, các nhà văn đã đề cập đến vấn đề
xung đột cũ - mới: trong xã hội phong kiến, cá nhân không có quyền sống
riêng mà phải tuân theo những nguyên tắc, những quy phạm nghiệt ngã. Và
xung đột xảy ra khi một làn gió “Âu hoá” thổi vào nước ta làm sống dậy một
lối sống mới. Xung đột cá nhân - gia đình cũng được đề cập đến khá nhiều
trong một số tác phẩm. Chế độ đại gia đình là một chế độ eo hẹp. Cá nhân là
một thành viên của gia đình, chịu sự chi phối của gia đình nhưng để tới mức
cá nhân “nổi loạn” tức là có một cuộc xung đột dữ dội đã và đang diễn ra.

Chủ đề nông thôn và vấn đề cải cách ở nông thôn. Đây là vấn đề được đề
cập đến ở một số tác phẩm: Gia đình (Khái Hưng), Con đường sáng (Hoàng
Đạo), Đoạn tuyệt (Nhất Linh)…Với nhãn quan tư sản, các nhà văn không
thấy được sức mạnh của phong trào quần chúng như những trận gió lớn thổi
lên từ những năm 30-31 và đến năm 1945 biến thành một cơn bão táp cách
mạng thay đổi hẳn một chế độ xã hội. Cho nên ở chủ đề này tiểu thuyết Tự
lực văn đoàn chưa giải quyết, lí giải một cách thoả đáng.
Chủ đề con người cách mạng: viết về chủ đề này Nhất Linh, Khái Hưng
muốn ca ngợi lối sống tự do, ưa thích mạo hiểm phiêu lưu. Tuy nhiên đây là
chủ đề còn khá mờ nhạt trong xu hướng tiểu thuyết này.
1.1.3.3. Nhân vật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Nhân vật là con người cụ thể được
miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng cũng có
thể không có tên riêng. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính
ứơc lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong cuộc sống”.
Khi khảo sát về một số nhân vật tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ta thấy nổi
lên một số đặc điểm sau:

19


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

Nhân vật thường có những vấn đề riêng, băn khoăn đau khổ riêng. Họ
là những con người nhạy cảm, luôn cảm thấy buồn. Đó là một cậu ấm Duy
giàu có, có học thức, cuộc sống nhàn rỗi “không biết tiêu tiền vào đâu” khiến
chàng lạc lối vào con đường truỵ lạc. Đó là Nhung trong “Lạnh lùng” (Nhất
Linh) nạn nhân của chế độ cũ, một người đàn bà trẻ tuổi, goá bụa, không đi

lấy chồng hay không dám lấy chồng vì luân lý, đạo đức, danh dự.
Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đặc biệt thường hay đề cập đến những
nhân vật nữ là những cô gái có sự kết hợp nét truyền thống với nét tân tiến
của văn hoá mới. Các tác phẩm viết về tình yêu dang dở của Mai, Loan,
Nhung…nhưng không hề uỷ mị, buồn vì hạnh phúc không thành nhưng lòng
ham sống ở họ thì quá rõ.
Bên cạnh đó là hình tượng những nhân vật nam: những chàng trai thuộc
tầng lớp trưởng giả có tinh thần dân tộc dân chủ. Đó là Duy- một chàng thanh
niên chơi bời lêu lổng sau đó trở thành một nhà ánh sáng, một ông bụt cứu vớt
dân nghèo.
1.1.3.4. Cảm hứng chủ đạo
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “ Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình
cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật gắn liền với một tư
tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định gây tác động đến cảm xúc của
những người tiếp nhận tác phẩm”.
Cảm hứng chủ đạo có liên quan chặt chẽ với một xu hướng thẩm mỹ,
một khuynh hướng sáng tác. Và chủ nghĩa lãng mạn là một khuynh hướng được giải phóng về tình cảm, về trí tưởng tượng. Nó dễ có cảm hứng trước ba đề
tài: thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo. Ba đề tài ấy giúp khơi nguồn tình cảm say
đắm và kích thích mạnh trí tưởng tượng.
Đến với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, cảm hứng lãng mạn đã chi phối đến
các sáng tác của nhóm khiến cho thế giới của nhân vật là thế giới của tưởng

20


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

tượng, bay bổng ngụp lặn trong thế giới của ái tình khao khát yêu đương.

Nhưng trong thực tế văn học, lãng mạn và hiện thực là hai khuynh hướng cảm
hứng thẩm mỹ đáp ứng hai nhu cầu tự nhiên của con người. Vì thế mà ở nhiều
sáng tác nhà văn theo cả hai khuynh hướng này như: Nửa chừng xuân (Khái
Hưng), Đọan tuyệt (Nhất Linh), Thừa tự (Khái Hưng)
1.1.3.5. Hình thức nghệ thuật
Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là sản phẩm của ý thức hệ tư sản Việt Nam.
Trên cơ sở tiếp thu học tập văn chương phương tây (đặc biệt là văn học Pháp)
cùng sự sáng tạo của mình, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã có những đổi mới
về hình thức nghệ thuật. Nó được thể hiện ở một số mặt sau:
Kết cấu tác phẩm đổi mới theo hướng hiện đại. Tác phẩm có thể bắt đầu
bằng bất cứ đoạn nào của câu chuyện. Các chương có thể không theo thứ tự
thời gian. Câu chuyện có thể phát triển theo tâm lý nhân vật cũng có thể đột
ngột chuyển từ nhân vật này qua nhân vật khác. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
thường kết thúc một cách tự nhiên, có khi ở chỗ đáng hết nhưng có khi đột
ngột dở dang.
Lối văn trong sáng, giản dị. Đây là một trong những tôn chỉ sáng tác
được đặt ra ngay từ khi mới thành lập tổ chức. Đọc tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn, độc giả sẽ bắt gặp hình ảnh thiên nhiên được miêu tả khá hấp dẫn. Bằng
những từ ngữ có giá trị ấn tượng và gợi cảm, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã
miêu tả thiên nhiên với tất cả chi tiết, màu sắc, đường nét, hình khối như
những hoạ sĩ với cây bút vẽ của mình. Với bút pháp lãng mạn, họ thường
mượn ngoại cảnh để diễn tả nội tâm nhân vật. Những đám mây trắng phía
cuối chân trời hiện sau những cây cau mốc trong vườn nhà gợi cho Nhung
(Lạnh lùng) hình ảnh cuộc đời không chút thay đổi của mình, tiếng chim hót
của con chim chích choè một buổi sáng mùa xuân êm mát khiến Bảo (Gia
đình) liên tưởng đến hạnh phúc của gia đình con cái. Để diễn tả những tâm

21



Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

trạng ấy, nhà văn thay thế những câu văn dài lê thê bằng những câu ngắn có
âm điệu, cái âm điệu tự nhiên vốn có của tiếng Việt thông thường toát ra từ
hình ảnh và tư tưởng.
Sự đổi mới này của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đánh dấu một bước phát
triển mới của tiểu thuyết Việt Nam, đưa tiểu thuyết Việt Nam đi vào quỹ đạo
của tiểu thuyết hiện đại.
1.2. Nhất Linh, Khái Hưng ­ hai cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn
1.2.1. Nhất Linh
Nhất Linh (1906 - 1963) tên khai sinh là Nguyễn Tường Tam. Ông là
người thành lập Tự lực văn đoàn và là cây bút trụ cột của nhóm.
Ông quê ở Quảng Nam nhưng sinh ở huyện Cẩm Giàng - Hải Dương
trong một gia đình viên chức có gốc Nho học và quan lại. Thưở nhỏ, Nhất
Linh theo học tiểu học ở Cẩm Giàng, học trung học tại trường Bưởi ở Hà Nội.
Năm 1923, ông đậu bằng cao tiểu. Sau đó, ông làm thư kí sở tài chính Hà
Nội, thời gian này ông tham gia viết cho tờ “Nho phong”. Năm 1924, ông tiếp
tục học ngành y và mỹ thuật nhưng chỉ được một năm rồi bỏ. Năm 1927, Nhất
Linh sang Pháp du học, tại đây ông nghiên cứu về nghề báo và xuất bản. Năm
1930, ông đậu bằng cử nhân khoa học giáo khoa và trở về nước. Trong hai
năm 1930 đến 1932, Nhất Linh dạy học tại trường Thăng Long và Gia Long.
Năm 1932, cùng một số người khác ông mua lại tờ “Phong hoá” của Phạm
Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai, sau này “Phong hoá” trở thành cơ quan ngôn
luận đầu tiên của văn phái. Ông chủ trương dùng tiếng cười trào phúng đả
kích lễ giáo phong kiến, hô hào “Âu hoá” và đề cao chủ nghĩa cá nhân. Năm
1933, Nhất Linh thành lập tổ chức văn học Tự lực văn đoàn.
Nhất Linh là một trong những nhân vật có tên tuổi của văn học giai đoạn
1932 - 1945. Ông có làm thơ, viết truyện ngắn, phê bình nhưng thành công

hơn cả ở thể loại tiểu thuyết. Là một trong những cây bút trụ cột của nhóm Tự

22


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

lực văn đoàn, có thể nói, nhà tiểu thuyết Nhất Linh có công lớn bên cạnh Khái
Hưng, Trần Tiêu, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao trong công cuộc hiện đại hoá
tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Ông in bóng dáng thật đẹp trong
bức tranh hai nền văn hoá, Đông và Tây hoà hợp với nhau nhịp nhàng, tương
xứng. Các tác phẩm lớn của ông tạo bước ngoặt của tiểu thuyết Việt Nam lúc
đương thời, với phong cách đầy chất tư tưởng và chất thơ. Nói như học giả
Hoàng Xuân Hãn “Nhóm Tự lực không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm
quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại” [1.81]
Là người khởi xướng và lãnh đạo Tự lực văn đoàn, sáng tác của Nhất
Linh thể hiện rõ rệt đường lối của văn đoàn là đổi mới văn chương và góp
phần cải cách xã hội. Nói về tiểu thuyết của Nhất Linh phải công nhận ông là
một tiểu thuyết gia có khuynh hướng cải cách. Những tiểu thuyết có giá trị
của ông đều phô bày cho người ta thấy rõ tình trạng xấu xa hoặc của gia đình
hoặc của xã hội Việt Nam và trong truyện của ông bao giờ cũng có nhân vật
kiên tâm, gắng sức để đổi mới cho cuộc đời mình. Nhân vật chính trong các
sáng tác của Nhất Linh thường là các thanh niên tư sản hoặc tiểu tư sản lớp
trên, con nhà quan, chủ đồn điền: chơi bời đàng điếm, cảm nghĩ băn khoăn,
suốt đời tìm cách giải quyết hạnh phúc và lí tưởng cho cá nhân. Nhân vật có
khi đăm chiêu quằn quại, suy nghĩ lao lung để đi tìm một lý tưởng, một con
đường.
Khi đánh giá một tác phẩm có giá trị hay tài năng của một nhà văn nào

đó người ta không chỉ dừng lại ở nội dung, tức cái được nhà văn đưa vào tác
phẩm và thể hiện nó qua tác phẩm của mình mà nó còn được thể hiện qua
nghệ thuật, tức là cách mà nhà văn sử dụng để phản ánh nội dung. Với nhà
văn Nhất Linh cũng vậy, lời văn và cách viết của ông được Trần Thanh Mại
khen ngợi trên báo sông Hương (1937): “Văn tài uyển chuyển, mạnh mẽ,
không có chỗ nào đáng bỏ, không có mục nào phải thêm”[1.82]. Văn phong

23


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

của Nhất Linh được ca ngợi là nhẹ nhàng, giản dị, trong sáng. Đăc biệt, ông
cũng rất thành công trong việc mô tả chiều sâu nội tâm nhân vật. Đó là cô
Nhung (Lạnh lùng) một nạn nhân của chế độ xã hội cũ mang cảnh ngộ riêng
tư, nỗi buồn đau khổ của cá nhân rất đáng chia sẻ, hay cô Loan một cô gái đầy
cá tính mang trong mình sự đau khổ thường trực vì rất nhiều lí do.
Nhìn nhận về quá trình sáng tác của Nhất Linh cũng như những đóng
góp của ông trong văn chương Tự lực văn đoàn không thể không nói đến một
số hạn chế. Mặc dù vậy, Nhất Linh vẫn là chủ soái, là một cây bút chủ lực của
Tự lực văn đoàn. Chúng ta có thể kể đến những đóng góp của Nhất Linh trong
nhiều lĩnh vực văn học qua một số tác phẩm tiêu biểu:
Tiểu thuyết: Gánh hàng hoa (viết cùng Khái Hưng, 1934), Đời mưa gió
(viết cùng Khái Hưng, 1934), Nắng thu (1934), Đoạn tuyệt (1934-1935),
Lạnh lùng (1935-1936), Đôi bạn (1936-1937), Bướm trắng (1938-1939), Xóm
cầu mới (1949-1957).
Tập truyện ngắn: Nho phong (1924), Người quay tơ (1926), Anh phải
sống ( viết cùng Khái Hưng, 1932-1935), Đi tây (1935), Hai buổi chiều vàng

(1934 -1937), Thế rồi một buổi chiều (1934-1937) Thương chồng (1961).
Tiểu luận: viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961).
Dịch phẩm: Đỉnh gió hú của Emily Bronte ( đăng báo 1960, xuất bản
1974).
1.2.2. Khái Hưng
Khái Hưng (1896 - 1947) tên khai sinh là Trần Khánh Dư. Cùng với
Nhất Linh và Hoàng Đạo, ông là một trong ba cây bút trụ cột của Tự lực văn
đoàn - một văn đoàn quan trọng giai đoạn 1930- 1945 có nhiều đóng góp cho
quá trình hiện đại hoá của văn học dân tộc. Khái Hưng là một cây bút dồi dào
về năng lực sáng tác “viết nhiều hơn cả” trong Tự lực văn đoàn và thử sức
mình ở đủ thể loại: từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến cả kịch.

24


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

Khái Hưng xuất thân trong một gia đình quan laị xã Cổ Am, huyện
Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương nay thuộc Hải Phòng. Khái Hưng đi học ở trường
Allbert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài, vì không muốn làm công chức ông về Ninh
Giang mở đại lý bán dầu hoả. Được một thời gian, Khái Hưng lên Hà Nội dạy
ở trường tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất
Linh từ Pháp trở về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen
Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng.
Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của
Khái Hưng “ Hồn bướm mơ tiên” (1933) là tiểu thuyết đầu tiên của Tự lực
văn đoàn, tiểu thuyết cuối cùng của ông là “Thanh đức’ (1943) cũng là tiểu
thuyết cuối cùng của nhóm. Giống như các tiểu thuyết Tự lực văn đoàn khác,

tác phẩm của Khái Hưng thường đề cao tình yêu tự do, chống lễ giáo phong
kiến, ít nhiều mang tính cải cách xã hội. Có thể nói, nhà văn được nam nữ
thanh niên yêu chuộng, được họ coi là hiểu biết tâm hồn họ hơn cả, có lẽ chỉ
có Khái Hưng. Độc giả của ông không phải là chị thợ nhà máy diêm hay anh
tài vặn ô tô như một vài nhà tiểu thuyết chủ trương những thuyết cạn hẹp và
thông thường. Độc giả của ông thuộc hẳn hạng thanh niên trí thức mà trong số
ấy phần đông là bạn gái. Khái Hưng thực sự là văn sĩ của thanh niên.
Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn chương của Khái Hưng là phê
phán lễ giáo và đại gia đình phong kiến, đề cao chủ nghĩa cá nhân và nếp sống
“Âu Hoá”, tỏ niềm thương cảm với đời sống dân quê, thể hiện giấc mơ cải tạo
xã hội theo lập trường cải lương tư sản. Nhân vật chủ yếu trong tiểu thuyết
của Khái Hưng khác hẳn với nhân vật trong tiểu thuyết của của Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao. Trong tiểu thuyết hiện thực,
các nhà văn đi sâu khám phá, thể hiện con người theo bản chất xã hội, bản
chất giai cấp, họ hoặc là những trí thức, những người nông dân, những dân
nghèo bị áp bức, đày đoạ sống khổ nhục về vật chất và tinh thần hoặc là

25


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

những địa chủ quan lại sống bằng áp bức, bóc lột. Trái lại, những tiểu thuyết
của mình, Khái Hưng đi sâu, khám phá, thể hiện mẫu hình con người cá nhân.
Đó là những “chàng” và “nàng” tân thời, học chữ tây, sống trên phố, hấp thụ
văn minh châu Âu, đòi tự do yêu đương, tự do kết hôn và tìm thấy cái đẹp
trong cuộc sống Âu hoá: cá nhân, tự do và hạnh phúc. Tiểu thuyết cuả Khái
Hưng về sau mở ra một thực trạng, một mối băn khoăn lớn về tình trạng trụy

lạc của thanh niên – thanh niên trí thức tây học. Họ sống không lý tưởng,
không niềm tin, bế tắc, xa hoa, truỵ lạc.
Khái Hưng – nhà văn lãng mạn nhất trong các nhà văn lãng mạn Tự lực
văn đoàn. Văn phong của ông được đánh giá: “ Có lối văn giản dị nhưng
thanh tao, bóng bẩy nhưng trong sáng, nhịp nhàng nhưng không mất vẻ tự
nhiên. Nhiều câu phảng phất một âm điệu thơm tho, thấm vào hồn ta như một
mùi thơm” (nhà văn phê bình Trương Chính) [3.192]. Đúng vậy, chúng ta có
thể thấy nhận thấy điều này trong các lời văn của ông: “…Ánh sáng của vừng
thái dương tháng chạp chiếu qua rặng lim um tùm. Mấy cây trẩu chung quanh
vườn sắn xơ xác cành khô, luồng gió thoảng qua, lá vàng rơi lác đác…”. Khái
Hưng còn có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật, đặc biệt ông phân tích tâm lý
phụ nữ rất sâu sắc. Một nhà văn đương thời đã nhận xét về Khái Hưng: “Tôi
chưa từng thấy trong văn học Việt Nam một nhà văn kể cả Nhất Linh, đã tả
một người đàn bà một cách xác đáng như Khái Hưng”. Ông hiểu tâm lý nhân
vật, biết diễn tả tình cảm nhân vật khá tinh tế và không can thiệp vào cuộc đời
nhân vật bằng quá nhiều lời bình luận dài dòng. Đó là nhân vật Lan trong
“Hồn bướm mơ tiên” hay Mai trong “Nửa chừng xuân”.
Là một cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, Khái Hưng đã có rất nhiều
đóng góp cho tổ chức văn học này nói riêng và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
nói chung. Có thể kể các tác phẩm ở một số thể loại như:

26


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

Tiểu thuyết : Hồn bướm mơ tiên (1933), Đời mưa gió (viết cùng với
Nhất Linh, 1934), Nửa chừng xuân (1934), Gánh hàng hoa (viết cùng với

Nhất Linh, 1934), Trống mái (1936), Gia đình (1936), Tiêu sơn tráng sĩ
(1937), Thoát ly (1938), Hạnh (1938), Đẹp (1940), Thanh đức (1943)
Tập truyện ngắn: Anh phải sống (viết cùng Nhất Linh, 1934), Tiếng
suối reo (1935), Đợi chờ (1939), Đôi đũa lệch (1941), Cái ve (1944)
Kịch : Tục luỵ (1937), Đồng bệnh (1942)

27


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh
Chương 2:

KIỂU NHÂN VẬT NỔI LOẠN TRONG ĐỜI M­A GIÓ
CỦA NHẤT LINH VÀ KHÁI H­NG

2.1. Khái niệm nhân vật và kiểu nhân vật trong tác phẩm văn học
2.1.1. Khái niệm nhân vật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “ Nhân vật văn học là con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng
(Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha ) cũng có thể không có tên riêng như “bà hàng
nước”, “mụ dì ghẻ”, “vua”( Tấm cám), “thằng bán tơ”, “một mụ nào” (Truyện
Kiều- Nguyễn Du). Trong các truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, nhân vật
thần được đưa ra để nói chuyện con người”.
Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không
chỉ là con người cụ thể nào đó mà còn để chỉ một hình tượng nổi bật trong tác
phẩm. Chẳng hạn có thể nói “ đồng tiền” là nhân vật chính trong “Ơgiêni
Grăngđê” của Banzăc hay “nhân dân” là nhân vật chính trong “Đất nước đứng
lên của Nguyên Ngọc. Do vậy, khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học

không chỉ dừng lại ở con người mà còn ở cả những hình tượng liên quan đến
con người. Với cách hiểu này, ta có thể coi “thời gian trong truyện của
Sêkhốp, “cái quan tài” trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan hay các loài
động vật (Dế mèn, Dế choắt, Châu chấu, Bọ ngựa…) trong “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài là những nhân vật văn học. Bởi chúng được nhà văn “giao
nhiệm vụ” thể hiện quan niệm sống, ý tưởng của con người và thể hiện tư
tưởng của tác phẩm. Vì thế, nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy
tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống. Nói
cách khác, nhân vật thường được thể hiện qua những dấu hiệu nổi bật như về

28


Khoá luận tốt nghiệp

Lô Thùy Linh

tiểu sử, tính cách, nghề nghiệp, hoàn cảnh…chứ không phải là sự sao chụp y
nguyên của hiện thực ngoài đời.
Nhân vật vừa là yếu tố thuộc về nội dung, vừa là yếu tố thuộc về hình
thức, bởi vậy nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với tác phẩm và đối với
bản thân văn học. Nhân vật là phương tiện để khái quát hiện thực (nhân vật là
công cụ để tạo nên thế giới nghệ thuật, là phương tiện để tái hiện con người
với các đặc điểm về tính cách, số phận, chiều hướng con đường đời), là phương tiện để khái quát tư tưởng của tác phẩm và quyết định hình thức của tác
phẩm. Trong tác phẩm văn xuôi tự sự, nhân vật và cốt truyện giữ vai trò chủ
đạo. Nhân vật sẽ xâu chuỗi các sự kiện, tình tiết của tác phẩm, là nơi chủ yếu
để nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ về con người
đồng thời góp phần tạo nên giá trị, sức hấp dẫn và sự thành công của tác
phẩm.
Tựu chung lại, “nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học.
Nó là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và đến lượt mình, nó lại được các yếu tố có

tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi tập
trung giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm (Lại Nguyên Ân (2004), Từ
điển văn học, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội).
2.1.2. Kiểu nhân vật
Nhân vật trong tác phẩm văn học vô cùng phong phú và đa dạng. Từ
những góc độ khác nhau có thể phân chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu
loại khác nhau.
Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân
vật văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ.
Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lí tưởng của nhà văn,
nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.

29


×