Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn lỗ tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.89 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********

PHẠM THỊ THƠM

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NGÔN NGỮ
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA LỖ TẤN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI - 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***********

PHẠM THỊ THƠM

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NGÔN NGỮ
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA LỖ TẤN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học
TH.S NGUYỄN VĂN MỲ


HÀ NỘI - 2009


Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Quắc mắt coi khinh nghìn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa chú nhi đồng.
Đó chính là những vần thơ nổi tiếng được truyền tụng như một châm ngôn
sáng ngời của văn hào vĩ đại thế kỉ XX - Lỗ Tấn (1881- 1936). Ông được ngợi ca
là vị chủ tướng trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, đạt được thành tựu lớn nhất
trong nền văn học hiện đại Trung Quốc - một nền văn học thuộc về quần chúng,
gánh vác sứ mệnh phục vụ cách mạng của dân tộc Trung Hoa. Bởi trong những
cây bút xuất sắc đóng góp lớn lao cho việc xây dựng và phát triển nền văn học
ấy, Lỗ Tấn không chỉ là người mở đường, người đặt nền móng cho tòa nhà văn
học hiện đại Trung Quốc mà bóng dáng của ông còn bao trùm lên cả thế kỉ XX.
Theo điện của Trung Ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Lỗ Tấn được
đánh giá là người thầy của cách mạng Trung Quốc, ngôi sao vĩ đại nhất trên văn
đàn Trung Quốc, tấm gương sáng cho tất cả người con của dân tộc Trung Hoa,
nhà văn mẫu mực trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội và hòa bình.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Lỗ Tấn đã để lại di sản đồ sộ, không
phải chỉ vì toàn tập hai mươi tập, mỗi tập gần nghìn trang mà vì mỗi truyện, mỗi
bài tạp văn, mỗi bài thơ đều như lấp lánh một âm thanh và màu sắc riêng. Cái vĩ
đại của Lỗ Tấn chính là ở sự đa dạng của phong cách. Điều này cho thấy Lỗ Tấn
là một cây bút tạp văn sắc sảo, một ngòi bút truyện ngắn cự phách, một hồn thơ
ý vị đậm đà, một nhà viết kịch sáng tạo, một nhà phê bình nổi tiếng.
Đặc biệt đáng chú ý là truyện ngắn của ông. Truyện ngắn được coi là một
bộ phận khá quan trọng, là những truyện ngắn có kích thước truyện dài (
Nguyễn Tuân), trong đó chứa đựng những tư tưởng tâm huyết, tài năng của người

kỹ sư tâm hồn dân tộc - Lỗ Tấn. Đọc truyện của Lỗ Tấn người đọc như thấy
nhà nghệ sĩ ấy đã cố ý đem cả khối nhiệt tình mà kiến trúc lại để cho lý trí có
thể vận dụng những điều quan sát vào trong khái quát nghệ thuật để mô tả sự vật
thực tế theo những nét bút sâu sắc, bạo dạn, rắn rỏi như ngọn dao nhà điêu


khắc... Lỗ Tấn đã nén hẳn mối cảm tình chủ quan để có gan mà viết những câu
văn âm thanh đầy đặn có thể xúc động cả tâm cơ độc giả - (Lỗ Tấn - thân thế và
văn nghiệp, Đặng Thai Mai, Nxb thời đại, 1944).
Là một nhà văn yêu nước và cách mạng, Lỗ Tấn đã luôn luôn quan tâm
đến vận mệnh Tổ Quốc, đời sống nhân dân do đó Lỗ Tấn đã dùng ngòi bút làm
vũ khí tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Lỗ Tấn từng học khai
khoáng, từng học y khoa, cuối cùng nắm lấy vũ khí văn nghệ bởi theo ông thức
tỉnh tinh thần dân chúng, cải tạo và nâng cao đời sống tinh thần con người là
nhiệm vụ cấp bách của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội: Ông đã
hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của bản thân họ, chỉ cho họ thấy
những bước đi sai nhịp trên con đường hành quân tiến về tương lai[14.15].
Hai tập Gào thét (1918 - 1922) và Bàng hoàng (1924 - 1926) là hai tập
truyện ngắn tiêu biểu nhất của nhà văn. Hai tập truyện này đã phản ánh những
vấn đề trọng đại của xã hội Trung Quốc trong giai đoạn chuyển mình từ cách
mạng dân chủ cũ sang cách mạng dân chủ mới cụ thể là những năm trước và sau
cách mạng Tân Hợi (1911) đến cao trào cách mạng (1925 -1926). Các tác phẩm
đã tái hiện nỗi đau khổ cùng cực của người nhân dân Trung Quốc một cách sâu
sắc trước khi được sự giác ngộ của giai cấp vô sản, vạch ra tiền đề cách mạng với
một niềm tin tưởng ở tương lai.
Đặc biệt qua những đoản thiên tiểu thuyết này, Lỗ Tấn đã nêu lên một
chân lý: giá trị của một nhà văn không phải ở chỗ đề cập đến những chủ đề trước
mắt hay lâu dài. Vấn đề cơ bản vẫn là sự thống nhất giữa nội dung sâu sắc và
nghệ thuật điêu luyện. Đọc truyện ngắn Lỗ Tấn, chúng ta bắt gặp một tài năng
nghệ thuật độc đáo kết tinh giữa chiều sâu của nhà tư tưởng, nhiệt tình của nhà

yêu nước và sự chắt lọc của những cây bút cổ văn Trung Hoa.
Vì vậy, có thể nói Lỗ Tấn đã có những đóng góp rất lớn về mặt thi pháp và
thể loại cho nền văn học không chỉ nước Trung Hoa. Đó là những đóng góp nâng
tạp văn thành một thể loại văn học và về đặc sắc ở bút pháp nghệ thuật truyện
ngắn trong đó có nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật rất tinh tế và sắc sảo.
Sự đóng góp ấy cho thấy Lỗ Tấn đã trở thành một vị dũng tướng tiên phong mở
đường như ông từng tuyên bố nếu không có một vị dũng tướng có khả năng đột


phá mọi tư tưởng và thủ pháp truyền thống thì Trung Quốc không thể có một nền
văn học mới đích thực. Bên cạnh đó, Phađêep (nhà văn Xô Viết) đã đánh giá tài
năng nghệ thuật của nhà văn họ Chu: Lỗ Tấn là nhà văn Trung Quốc một trăm
phần trăm. Ông đã cống hiến cho nhân loại những hình thức dân tộc không bắt
chước được....
ở Việt Nam, Lỗ Tấn là một trong số tác gia văn học nước ngoài rất được
chú ý và quan tâm. Nhiều tác phẩm của nhà văn họ Chu này đã được đưa vào
giảng dạy và nghiên cứu ở chương trình giáo dục của các bậc phổ thông, cao
đẳng, đại học. Nhất là các truyện ngắn Thuốc, Cố hương, và các trích đoạn của
truyện ngắn AQ chính truyện đã được đưa vào tìm hiểu ở chương trình phổ thông
trung học.
Vậy nên, việc học tập và nghiên cứu, tìm hiểu về Lỗ Tấn sẽ giúp cho
người viết khóa luận không những có cái nhìn đầy đủ hơn về xã hội Trung Quốc
thời Lỗ Tấn, về tài năng nghệ thuật với nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật
cũng như tư tưởng của văn hào vĩ đại thế kỉ XX Lỗ Tấn, đồng thời thực tế hơn sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy văn học nước ngoài sau này ở trường
phổ thông.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lỗ Tấn là danh nhân văn hóa thế giới, là kĩ sư tâm hồn của nhân dân, thời
đại mình (Lương Duy Thứ). Ông đã tiếp thu sàng lọc đủ mọi thứ tư tưởng triết

học và văn học xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX để có thể hình thành
một tư tưởng văn nghệ và một phong cách văn chương của riêng mình. Dọc theo
chiều dài của thế kỉ XX đến nay, tư tưởng văn nghệ và phong cách văn chương
ấy của Lỗ Tấn còn in đậm dấu ấn trong hàng loạt tác phẩm và sự nghiệp của các
thế hệ nhà văn Trung Hoa. Do đó, Lỗ Tấn và sáng tác của ông dường như đã trở
thành nam châm thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học
trong nước cũng như trên thế giới.


Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn là
một vấn đề không mới. Người viết có thể dẫn ra một số công trình nghiên cứu về
vấn đề này:
Lịch sử văn học Trung Quốc (Nguyễn Khắc Phi, Lưu Đức Trung, Trần Lê
Bảo) đã khẳng định tính hàm súc trong khi sử dụng ngôn ngữ của Lỗ Tấn: Ngòi
bút Lỗ Tấn điêu luyện tinh tế, biết thâu tóm những đặc trưng sự vật, lời ít, ý
nhiều, phác họa vài ba nét mà thành bức tranh, một đoạn văn ngắn mà chứa đựng
nhiều ý nghĩa.
Đồng thời, các tác giả cũng đánh giá cao tài năng nghệ thuật của Lỗ Tấn
với đề tài phong phú, xây dựng hình tượng điển hình, tính chất châm biếm và u
mua khá nổi bật, tác phẩm đậm chất trữ tình. Tất cả những điều này luôn đi kèm
với việc: Ông tiếp thu tinh hoa của văn ngôn pha lẫn với bạch thoại, thứ bạch
thoại ông dùng cũng không phải thứ khẩu ngữ chung chung mà là ngôn ngữ nghệ
thuật giàu phong cách độc đáo, vừa dồi dào vừa giản dị, vừa khái quát vừa cụ thể,
ngắn gọn nhưng không giản đơn, sinh động chứ không giả tạo[9.214].
Mặt khác, các tác giả còn nêu lên dụng ý nghệ thuật của Lỗ Tấn khi xây
dựng ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm của mình:
Trong truyện Lỗ Tấn thường lặp đi lặp lại lời nói của nhân vật để xoáy đi
xoáy lại vết thương lòng của họ [9.215].
Trong Lỗ Tấn phân tích tác phẩm của tác giả Lương Duy Thứ nhận định:
Qua đối thoại giữa các nhân vật, qua hành động và ngôn ngữ từng nhân vật dần

dần giới thiệu rõ tính cách nhân vật phát hiện đầy đủ chủ đề và tư tưởng chủ đề
của tác phẩm. Và đối thoại giữa các nhân vật thường ngắn gọn, đúng như ngôn
ngữ giao tiếp đầu miệng[14.68].
Trong Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn và việc giảng dạy Lỗ Tấn trong trường
phổ thông của GS Lương Duy Thứ đã đề cập đến ngôn ngữ của người kể chuyện
rất sắc nét: khi sử dụng ngôn ngữ người kể chuyện cho dù chỉ một nhận xét
ngắn gọn, sơ sài cũng phải là ngôn ngữ có hình tượng gợi lên một hình ảnh, phát
hiện một tính cách chứ không phải là một nhận xét đơn thuần[12.50]. Bên cạnh
đó, tác giả đã có những đánh giá rất sâu sắc về ngôn ngữ đối thoại của nhân vật:
Qua đối thoại giữa các nhân vật, qua hành động của nhân vật dần dần giới thiệu


rõ tính cách của nhân vật, phát triển chủ đề của tác phẩm. Và nhấn mạnh rõ sự
lặp đi lặp lại trong ngôn ngữ nhân vật, qua vài dòng đối thoại độc đáo mà phản
ánh được cả thề giới tâm hồn nhân vật.
Trong Lỗ Tấn- tác phẩm và tư liệu Lương Duy Thứ đã trích dẫn bài viết
của Nguyễn Tuân trong đó Nguyễn Tuân đã phân tích một cách sâu sắc ngôn
ngữ đối thoại giữa nhân vật Tường Lâm và nhân vật tôi trong truyện ngắn
Chúc phúc đã có một vang hưởng thống thiết vào lòng người đọc. Sách gập lại
rồi mà vẫn văng vẳng dư âm những lời của Tường Lâm.
Tác giả Phương Lựu trong Lỗ Tấn - nhà lý luận văn học Nxb ĐH và
THCN đề cập đến các truyện ngắn của Lỗ Tấn như: Cố hương, Một câu chuyện
nhỏ, Trong quán rượu...được kể bằng ngôn ngữ người kể chuyện xưng tôi làm
nổi bật hình tượng người trí thức. Đó có thể coi là những lời tự bạch, những
mảnh kí ức của nhà văn.
Ngoài ra, còn có một đội ngũ các dịch giả, các nhà nghiên cứu, phê bình
các tác phẩm của Lỗ Tấn với những tên tuổi như: Phan Khôi, Trương Chính,
Phạm Tú Châu, Lê Nguyên Cẩn, Lý Hà Lâm...trong các công trình nghiên cứu
của mình các tác giả nhìn nhận vấn đề nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật xây
dựng ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ở nhiều góc độ khác

nhau: ngôn ngữ đối thoại của nhân vật người trí thức, ngôn ngữ đối thoại của
nhân vật người nông dân, ngôn ngữ người kể chuyện...
Tuy vậy cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu và
làm rõ vấn đề này một cách tách bạch, cụ thể như một phương diện góp phần thể
hiện giá trị nội dung tác phẩm. trong Vì sao tôi viết tiểu thuyết Lỗ Tấn đã từng
nói: yêu cầu để cho tư tưởng một địa bàn rộng, cho ngôn ngữ một địa bàn hẹp
bởi ông nói Tôi tránh lối hành văn dài dòng, chỉ cần cảm thấy truyền được đủ ý
cho người khác thì nhất thiết không thêm bớt gì nữa. Nói như vậy không có
nghĩa là việc tìm hiểu ngôn ngữ của tác phẩm là không quan trọng. Vấn đề Nghệ
thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn có một ý
nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu tác phẩm của nhà văn bởi bên cạnh
một nội dung sâu sắc là một nghệ thuật điêu luyện mà ngôn ngữ nhân vật là một
yếu tố rất cần thiết. Trên cơ sở những nhận định, đánh giá có tính chất mở


đường, thiết nghĩ việc nghiên cứu vấn đề này trong tác phẩm của Lỗ Tấn là một
việc làm hết sức bổ ích và đáng lưu tâm nhất là cho việc giảng dạy tác phẩm của
nhà văn trong trường phổ thông.
3. Mục đích nghiên cứu
Với khoá luận này, mục đích nghiên cứu của người viết là mong muốn
góp một phần nào đó vào việc tìm hiểu khám phá nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ
nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn một cách cụ thể hơn, sâu sắc hơn. Qua
đó, ta thấy được tài năng nghệ thuật của thiên tài văn học Lỗ Tấn đã ghi lại được
những gì xảy ra xung quanh cuộc sống của những con người trong ngôi nhà bằng
sắt không có cửa sổ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chọn đề tài Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn
Lỗ Tấn, nhiệm vụ nghiên cứu là cần làm sáng tỏ tài năng của Lỗ Tấn trong việc
xây ngôn ngữ nhân vật ở các phương diện: ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
(người nông dân và người trí thức), nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật

người kể chuyện. Mỗi nhân vật có một ngôn ngữ riêng tùy theo thành phần xã
hội ở điều kiện lịch sử xã hội cụ thể, qua đó thể hiện tính cách tâm hồn của nhân
vật trong xã hội Trung Quốc vào giai đoạn chuyển mình.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, đối tượng mà người viết tập trung tìm hiểu là nghệ
thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết khóa luận chỉ dừng lại ở
việc nghiên cứu một số tác phẩm từ trước đến nay vẫn được coi là tiêu biểu trong
truyện ngắn của Lỗ Tấn để làm rõ một khía cạnh của nghệ thuật đó là ngôn ngữ
nhân vật:
1. Thuốc

6. Khổng ất Kỷ

2. AQ chính truyện

7. Tiếc thương những ngày đã mất

3. Cố hương

8. Ly hôn

4. Lễ cầu phúc

9. Nhật ký người điên


5. Ngày mai


10. Một gia đình hạnh phúc

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu

7. Đóng góp của khóa luận
Với khóa luận này, người viết mong muốn đóng góp một phần nào đó
trong việc tìm hiểu tài năng xây dựng ngôn ngữ nhân vật của nhà văn. Một xã
hội Trung Quốc trước và sau cách mạng Tân Hợi, trước và sau phong trào Ngũ
Tứ (4/5/1919), Lỗ Tấn thấy không biết bao nhiêu là con bệnh thời đại, người
nước và thế nước đều chìm đắm trong u mê oan trái. Bóng tối lễ giáo phong kiến
trùm lên thời bệnh, xã hội nấu nung một áng khổ, buồn, cái môi trường ấy cứ
ngày tấy lên như một nhọt bọc khổng lồ. Ông thầy thuốc Lỗ Tấn đã cầm bút.
Lòng sôi lên yêu dấu nhưng tay lạnh lùng, óc tỉnh táo. Lỗ Tấn giải phẫu nghệ
thuật và phẫu thuật. Với một nghệ thuật điêu luyện, đặc biệt là ngôn ngữ nhân
vật sắc sảo, tinh tế, nhà văn họ Chu đã mổ xẻ, phanh phui mọi thói hư tật xấu của
quảng đại quần chúng nhân dân đang mê muội và bị lợi dụng. Đồng thời, giúp ta
có cái nhìn đầy đủ hơn về xã hội Trung Quốc thời kì Lỗ Tấn và tư tưởng nhân
đạo sâu sắc của thiên tài Lỗ Tấn.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho những giáo viên dạy
văn khi giảng dạy văn học nước ngoài nhất là giảng dạy tác phẩm của nhà văn
Lỗ Tấn thuận lợi hơn, đặc biệt khi nhìn nhận tác phẩm của Lỗ Tấn ở một phương
diện nghệ thuật ngôn ngữ nhân vật.
8. Bố cục khóa luận
Cơ cấu của khóa luận gồm:
- Mở đầu
- Nội dung

Chương 1: Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
trong truyện ngắn của Lỗ Tấn


Chương 2: Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật người kể chuyện
trong truyện ngắn Lỗ Tấn
- Kết luận
- Thư mục tham khảo

Nội dung
Chương 1
nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại của
nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Nhân vật văn học
Nhìn một cách rộng nhất, nhân vật là khái niệm không chỉ được dùng
trong văn chương mà còn ở lĩnh vực khác.
Theo bộ từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2007, Hoàng Phê (chủ biên) đã
viết: nhân vật là khái niệm mang hai nghĩa: chỉ đối tượng (thường là con người)
được miêu tả, thể hiện trong các tác phẩm văn học nghệ thuật và nghĩa thứ hai
nhân vật chỉ người có tiếng tăm có một vai trò nhất định trong xã hội. Điều này
chứng tỏ thuật ngữ nhân vật được dùng phổ biến ở nhiều mặt cả đời sống nghệ
thuật, đời sống xã hội, chính trị lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày Nhưng trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết chỉ đề cập đến khái niệm nhân vật theo
nghĩa thứ nhất.
Tiếng Hi Lạp cổ lúc đầu cho rằng nhân vật mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ
của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian chúng ta sử dụng nghệ thuật này với
tần số nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể
hiện.

Còn trong giáo trình Lý luận văn học, Nxb Giáo Dục, 1993 (Hà Minh Đức
chủ biên) viết: nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ.
Đó không phải là sự sao chép đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ
là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp,


tính cách thực ra, khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi
rộng lớn hơn nhiều. Đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc
không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm
mà còn là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người
Cũng có khi không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện
tượng về con người hoặc liên quan đến con người được thể hiện trong tác phẩm.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học Nxb Giáo dục, 2006, Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) đã định nghĩa: nhân vật văn học là
con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể
có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu) cũng có thể không có tên riêng như: thằng
bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Khái niệm nhân vật
văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào
cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Nhân vật văn học là
một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có
thật trong đời sống. Nó có chức năng cơ bản là khái quát tính cách của con
người. Đồng thời, nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý
tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người. Và từ những góc độ khác nhau có thể
chia nhân vật thành nhiều kiểu loại khác nhau: nhân vật chính - phụ, nhân vật
chính diện - phản diện, nhân vật tính cách - chức năng
Dù cách này hay cách khác, khi định nghĩa nhân vật văn học vẫn cơ bản
gặp nhau ở chỗ: nhân vật văn học là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng
những phương tiện văn học. Thứ hai là những con người, những đồ vật, con vật,
sự vật hiện tượng mang linh hồn con người, là hình ảnh của con người. Thứ ba:
nhân vật văn học là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống

hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn.
Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan
trọng nhất, là hạt nhân và là nội dung của mọi nhân vật văn học. Bên cạnh đó,
chức năng đầu tiên trọng yếu của nhân vật là làm phương tiện để nhà văn khái
quát được hiện thực: Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế
giới riêng của đời sống trong một thời kỳ nhất định


Nhân vật còn là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để
bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính
hình thức tập trung khắc họa. Vì thế, khi xây dựng nhân vật, Lỗ Tấn đặc biệt chú
ý đến nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm của mình.
Ngôn ngữ nhân vật được nhà văn sử dụng như một công cụ để gửi gắm tư tưởng,
ý đồ muốn truyền đạt. Nhà văn họ Chu này đã xem tác phẩm văn học như là một
vũ khí hữu hiệu đồng thời lòng ưu phẫn của nhà văn cũng được bộc lộ rõ nét
trước xã hội đương thời - một xã hội hơn 95% dân số là nông dân đang trong
hành trình vật vã tìm đường. Có lẽ vì thế mà các nhân vật, nói đúng hơn là ngôn
ngữ của các nhân vật trong các truyện ngắn hai tập Gào thét và Bàng hoàng
được nhà văn chú trọng xây dựng.
Chẳng hạn: trong truyện AQ chính truyện, Lỗ Tấn đã xây dựng nhân vật
AQ rất sống động. Ngôn ngữ của AQ chân thật, là ngôn ngữ hằng ngày mang
tính khẩu ngữ, qua đó nhà văn đã khái quát tính cách của nhân vật AQ: một con
người lạc hậu, mê muội dưới chế độ cũ nhưng luôn cho mình là văn minh, là
nhất thiên hạ. Đó cũng chính là tình trạng của nhân dân Trung Quốc trong giai
đoạn chuyển mình Người Trung Quốc không dám nhìn thẳng vào mọi mặt,
dùng dối trá và lừa phỉnh để tạo cho mình một lối thoát kỳ diệu và tự cho đó là
con đường đúng (Trương mắt nhìn - tạp văn 57).
1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ nhân vật văn học
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, 2006, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi (đồng chủ biên):

Ngôn ngữ nhân vật văn học là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm
thuộc loại hình tự sự và kịch. Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện
quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật.
Mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có lời ăn tiếng nói riêng.
Mặt khác, ngôn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp,
lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp, trình độ văn hóa
Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học. Vì vậy, văn học
được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. M.Gorơki cũng đã khẳng định: Ngôn
ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học.


Xét về mặt nào đó, nhà văn là nghệ sĩ của từ. Sứ mệnh cao cả của nhà văn
đối với ngôn ngữ là ở chỗ qua những tác phẩm mẫu mực của mình, một mặt bảo
vệ sự trong sáng, mặt khác phải làm giàu có, phong phú hơn tiếng mẹ đẻ. Nhà
văn phải nắm chắc đến mức am tường các phương diện ngữ pháp, ngữ âm, ngữ
nghĩa chính tả, phải làm chủ kho từ vựng cơ bản, đồng thời biết cách khai thác và
vận dụng đúng lúc, đúng chỗ những nguồn ngôn ngữ đặc biệt: tiếng địa phương,
tiếng lóng, tiếng nước ngoài, khẩu ngữ và những từ mới xuất hiện. Bên cạnh đó,
người nghệ sĩ phải triệt để khai thác các phương thức chuyển nghĩa, các biện
pháp tu từ, biết cách dùng từ cũ với nhiều nghĩa mới. Từ đó, tài năng nghệ thuật,
cá tính sáng tạo và phong cách của người nghệ sĩ được bộc lộ rõ nét.
Đặc biệt, tùy theo các thể loại văn học khác nhau mà ngôn ngữ của nhân
vật văn học lại có những đặc điểm và biểu hiện khác nhau:
1.1.2.1. Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm kịch
Tác phẩm kịch sử dụng ngôn ngữ các nhân vật được cấu trúc qua hệ thống
đối thoại và độc thoại trong đó đối thoại là chủ yếu. Nó gần gũi với tiếng nói
thông thường của nhân dân, không mang tính cách điệu. Bên cạnh đó, ngôn ngữ
kịch còn gắn liền với cử chỉ, động tác của nhân vật thể hiện rõ cá tính, tính cách
của nhân vật.
1.1.2.2. Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm trữ tình

Đây là ngôn ngữ được tổ chức trên cơ sở nhịp điệu, hết sức cô đọng, hàm
súc và gợi cảm. Ngôn ngữ trong các tác phẩm trữ tình gắn liền với cá tính, tính
cách sáng tác của tác giả, đồng thời ngôn ngữ nhân vật trữ tình còn rất giàu hình
ảnh được hiện lên qua lời văn nghệ thuật của tác giả.
1.1.2.3. Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm tự sự
Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong tác phẩm tự sự
vì toàn bộ cốt truyện, nhân vật được dệt lên qua lời kể đó. Nó là phương tiện biểu
hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng sự đánh giá của tác giả đối với cuộc sống thực tế.
Thông qua ngôn ngữ ta có thể hiểu được ý đồ của nhà văn là gì? Hiện thực chỉ có
một nhưng ở mỗi nhà văn nó được phản ánh khác nhau bởi hiện thực ấy được
triết quang khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, bằng những ngôn
ngữ sắc sảo, tinh tế.


Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự là ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ của nhiều
tính cách. Sự khác biệt giữa ngôn ngữ kịch với ngôn ngữ tác phẩm tự sự là ở chỗ,
trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ người kể chuyện giữ vai trò quyết định đối với
toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm.
Nếu trong tác phẩm trữ tình, ngôn ngữ trữ tình là tiếng hát tâm hồn, là
cách trữ tình của người nghệ sĩ. Đó chính là thứ ngôn ngữ diễn tả những gì phức
tạp của thế giới nội tâm, ngôn ngữ giàu nhạc điệu có tính tạo hình cao, có khả
năng cụ thể hóa những trạng thái mơ hồ nhất mà không tuân theo lôgic tự nhiên
của đời sống. Thì ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự gần giống với ngôn ngữ đời
sống hàng ngày. ở tác phẩm tự sự gồm có hai ngôn ngữ: ngôn ngữ nhân vật và
ngôn ngữ tác giả. Qua ngôn ngữ nhân vật bộc lộ tính cách nhân vật, qua ngôn
ngữ tác giả, cá tính sáng tạo của nhà văn được khẳng định.
Đọc truyện ngắn Lỗ Tấn, chúng ta bắt gặp một tài năng nghệ thuật độc
đáo kết tinh bởi nhiều yếu tố: nghệ thuật xây dựng hình tượng điển hình, đề tài
phong phú, ngòi bút châm biếm với việc vận dụng linh hoạt nhiều thủ pháp như
khoa trương, phóng đại, lối phản ngữ, cách chơi chữ đồng thời nhà văn đã sử

dụng ngôn ngữ nhân vật rất sinh động và tinh tế. Bằng ngôn ngữ, Lỗ Tấn đã cho
bạn đọc thấy được thành phần xã hội, dấu hiệu chủng loại, lớp người của các
nhân vật trong tác phẩm: giai cấp nông dân hay tầng lớp trí thức. Mỗi nhân vật
lại có một ngôn ngữ riêng. Điều này được quy định trong mối quan hệ với hoàn
cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc.
Ví như Cố hương là một truyện ngắn trữ tình của Lỗ Tấn. Nhân vật trung
tâm trong thiên truyện ngắn là Nhuận Thổ. Nhuận Thổ là một nông dân, được
nhà văn miêu tả trong hai thời điểm quá khứ và hiện tại. Qua ngôn ngữ của nhân
vật Nhuận Thổ đối thoại với nhân vật tôi cho ta thấy sự thay đổi của cậu bé
Nhuận Thổ trong quá khứ - hồn nhiên, thơ ngây, trong sáng và Nhuận Thổ hiện
tại - một nông dân tàn tạ về thể xác, tha hóa về tinh thần. Bên cạnh đó, tác giả
còn xây dựng nhân vật thím Hai Dương qua ngôn ngữ và hành động thể hiện rõ
sự tham lam vụ lợi đã góp phần làm nổi bật thêm nhân vật trung tâm là Nhuận
Thổ. Lỗ Tấn đã lý giải sự tha hóa của nhân vật là do xã hội. Dưới chế độ xã hội


cũ ở Trung Quốc thì sự tha hóa của Nhuận Thổ, của con người không phải là cá
biệt mà là phổ biến.
Tóm lại, nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là yếu tố thể hiện tư tưởng chủ
đề của tác phẩm. Trong đó, tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật là một phương tiện hữu
ích, quan trọng cho phép ta hiểu rõ hơn về nhân vật trong tác phẩm.
Khi sáng tác, Lỗ Tấn luôn đưa vào tác phẩm của mình những con người
bình thường trong xã hội đó là: thím Tường Lâm, chị Tư Thiền, AQ, Nhuận Thổ,
Khổng ất Kỉ, cô ái với mục đích lôi hết bệnh tật của họ ra để chạy chữa. Họ
là người nông dân, người trí thức có cuộc sống cực khổ, và số phận đau thương.
Ngôn ngữ của họ được Lỗ Tấn xây dựng rất thành công không chỉ thể hiện được
tính cách mà còn thể hiện nội tâm, tâm hồn của nhân vật.
Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn được biểu hiện ở: ngôn
ngữ đối thoại của nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện.
1.2. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong truyện

ngắn của Lỗ Tấn
Văn học là một yếu tố nảy sinh từ văn hóa, là tấm gương phản chiếu mọi
biến thái của đời sống xã hội và là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của người nghệ
sĩ. Dù muốn hay không các nhà văn cũng phải đưa vào tác phẩm của mình những
mảng đời sống hiện thực của thời đại mà mình đang sống. Bởi cái đẹp vốn nảy
sinh từ cuộc sống mà con người không thể giũ bỏ tất cả những cái đang diễn ra
quanh mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu nhân dịp đến thăm triển lãm hội
họa Hà Nội, 1946: Người trần lên tiên cũng có lẽ thích thật. Nhưng mãi cái đẹp
không thay đổi rồi cũng thấy chán nản, nhạt nhẽo và mới biết rằng: muốn tìm
thấy sự thay đổi, sự ham mê thật, phải trở về với cuộc sống sinh hoạt thực tại của
con người.
Trước hiện thực cuộc sống mỗi nhà văn, mỗi nghệ sĩ lại có những phong
cách thể hiện riêng bằng những ngôn ngữ riêng khi sáng tạo.
Lỗ Tấn sống và chứng kiến xã hội Trung Quốc trong hai thập kỷ: cuối thế
kỷ XIX và hơn ba thập kỷ đầu thế kỷ XX. Khi đó xã hội Trung Quốc đang
chuyển mình từ chế độ phong kiến sang hình thức: xã hội chủ nghĩa. Đây là giai
đoạn chuyển giao vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa khi mà cái cũ đã suy tàn nhưng


còn đeo đẳng, cái mới xuất hiện nhưng còn non yếu, cuộc đấu tranh giữa cái cũ
và cái mới trở nên căng thẳng. Cả dân tộc Trung Hoa đang vật vã trong hành
trình tìm đường. Khi đó các sự kiện lịch sử trọng đại liên tiếp diễn ra: cách mạng
Tân Hợi (1911), cách mạng tháng Mười Nga (1917), không khí sục sôi của
phong trào Ngũ Tứ (1919), sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc (1921) đã
ảnh hưởng rất đậm nét trong các khuynh hướng sáng tác của các nhà văn Trung
Hoa trong đó có ảnh hưởng lớn đến Lỗ Tấn.
Là một nhà văn giàu lòng yêu nước, thương dân, Lỗ Tấn luôn đau xót
trước cảnh đất nước rối ren, nhân dân cực khổ. Theo Lỗ Tấn, xã hội Trung Quốc
là một xã hội bệnh tật, ông chỉ là người thầy thuốc bắt mạch tìm bệnh cho mọi
người để đánh thức họ dậy sau những ngày chìm trong u tối, mê muội. Ông đã

từng thổ lộ: Tôi mổ xẻ người khác nhưng phần nhiều là mổ xẻ chính mình.
Vậy nên chủ đề nổi bật trong những tác phẩm của Lỗ Tấn: căn bệnh tinh thần
cản trở con đường giải phóng dân tộc mà ông gọi là bệnh căn tính quốc dân. Để
làm nổi bật chủ đề đó, Lỗ Tấn đã tìm cho mình một lối văn hết sức cô đọng,
tránh dài dòng lôi thôi, không tả gió trăng, đối thoại quyết không kéo dài đó là
thể loại truyện ngắn.
Tuy nhiên, một cây đại thụ tỏa bóng gần như cả thế kỷ thì thông thường
cũng rất đa sắc, đa diện, đa hương. Tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật chính là một
phương tiện để hiểu rõ hơn sự đa sắc, đa diện, đa hương đó của nhà văn.
Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn xuất hiện rất ít
cho ta thấy truyện ngắn của Lỗ Tấn có rất ít nhân vật, ngoài nhân vật chính chỉ
có một vài nhân vật phụ khác. Ta có thể thống kê:


Tỉ lệ lời thoại
Tổng số lời
Tên truyện

thoại trong

Nhân vật

truyện

Số lời thoại

của nhân vật

của nhân


với tổng số

vật

lời thoại
trong truyện

AQ chính truyện

122

AQ

54

44%

Cố Hương

41

Nhuận Thổ

12

29,3%

Lễ Cầu Phúc

61


14

23%

Ngày mai

17

ThímTường
Lâm
Chị Tư Thiền

5

29,4%

Li hôn

56

Cô ái

12

25%

18

Tử Quân


4

27,8%

35

Khổng ất Kỷ

13

37,1%

22

Người điên

5

22,7%

21

Người vợ

6

28,5%

50


Lão Hoa Thuyên

5

10%

Tiếc thương những
ngày đã mất
Khổng ất Kỷ
Nhật ký người điên
Một gia đình hạnh
phúc
Thuốc

Điều này được lý giải là do đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Lỗ
Tấn. Nhà văn rất tiết kiệm, ông chọn lọc trong mô tả ngoại cảnh và đối thoại
nhân vật. Bởi ông tin rằng phương pháp đó rất thích hợp với tôi nên tôi không đi
mô tả trăng gió, đối thoại cũng không viết hàng tràng dài. (Vì sao tôi viết tiểu
thuyết).
Ngôn ngữ nhân vật hay chính xác là ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong
truyện ngắn của Lỗ Tấn ngắn gọn mà hàm súc, chứa đựng nhiều ý nghĩa. Và
ngôn ngữ của các nhân vật gắn liền với thành phần xã hội.


1.2.1. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật người nông
dân
Trung Quốc là một nước có nền văn hóa lâu đời, tồn tại và phát triển hơn
4000 năm. Nông dân là tầng lớp chiếm số lượng đông và lại xuất hiện sớm nhất.
Trong sáng tác của mình, Lỗ Tấn - nhà hiện thực xuất sắc của văn học Trung

Quốc đã rất chú ý quan sát, phân tích lực lượng chính trị quan trọng này. Trước
kia, trong lịch sử văn học Trung Quốc đã từng có những tác phẩm thể hiện sự
vươn mình của nông dân (tác phẩm Thủy hử - Thi Nại Am). Đến Lỗ Tấn, ông là
người đầu tiên đứng trên lập trường triệt để phủ nhận chế độ phong kiến, xuất
phát từ quan điểm dân chủ cách mạng để quan sát và mô tả người nông dân bình
thường.
Nhà văn đã khắc họa ngoại hình nhân vật để làm nổi bật tính cách, tâm
hồn nhân vật giúp cho hình tượng người nông dân hiện lên có sức sống như con
người thật. Điều đó có được là nhờ rất lớn việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại của
nhà văn.
Người nông dân trong tác phẩm của Lỗ Tấn nói rất ít. Qua lời đối thoại
của nhân vật, người đọc có thể hình dung được tính cách tâm tư tình cảm của
người nông dân trong xã hội Trung Quốc họ đều là nạn nhân của một xã hội
phong kiến tàn nhẫn khắc nghiệt.
Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất trong tập Gào
thét (1923) của Lỗ Tấn. Câu chuyện Cố hương khá đơn giản, không mang những
tình tiết gay cấn, li kỳ hay phức tạp và cũng không nhấn vào sự kiện. Tình huống
của chuyện chỉ là việc chuyển nhà: nhân vật tôi trở về làng cũ cùng gia đình
thu xếp chuyển đến nơi ở mới, trong những ngày này anh gặp lại Nhuận Thổ,
người bạn thủa xưa giờ đã thay đổi rất nhiều do cuộc sống khốn khó, chật vật và
bị đè nén áp bức. Sự thay đổi nhanh chóng của Nhuận Thổ - nhân vật trung tâm
của tác phẩm và là một người nông dân được Lỗ Tấn thể hiện qua ngoại hình
nhất là qua ngôn ngữ đối thoại một cách chính xác, độc đáo.
Nhân vật Nhuận Thổ được nhà văn Lỗ Tấn miêu tả ở trong hai thời điểm:
quá khứ và hiện tại. Khi xây dựng nhân vật Nhuận Thổ, tác giả đã dùng lối đồng
hiện về thời gian. Trình tự thời gian không tuân theo trình tự thông thường từ quá


khứ đến hiện tại, tương lai mà từ hiện tại đến quá khứ, từ quá khứ trở về hiện tại,
từ hiện tại trở về quá khứ rồi đến tương lai. Trong thời gian đó, ngôn ngữ đối

thoại của nhân vật Nhuận Thổ có sự khác biệt. Trong quá khứ, ba mươi năm về
trước Nhuận Thổ là một chú bé lên mười được bố gửi đến cùng giúp việc cho nhà
nhân vật tôi khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên
bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng. Nhuận Thổ gọi nhân vật tôi là anh, tự
xưng là em rất thân mật không hề có sự cách bậc mà sống chan hoà với nhau.
Nhuận Thổ khoe với nhân vật tôi những đặc sản của mình: có nhiều vỏ sò và
lông chim rất đẹp, khoe trò bẫy chim và những đêm đi canh dưa dưới ánh trăng:
- Đến mùa hè, anh xuống nhà em chơi. Ban ngày, chúng mình ra biển
nhặt vỏ sò, màu đỏ có, màu xanh có, đủ cả. Có cả sò mặt trăng, sò tay phật.
Tối đến, em với thầy em đi canh dưa thì anh cũng đi [4.104].
- ở làng em, người ta đi qua đường khát nước hái một quả dưa ăn, không
kể là lấy trộm. Canh là canh lợn rừng, nhím, tra. Này nhé! Sáng trăng. Có tiếng
sột soạt. Tra đang ngốn dưa đấy. Thế là cầm đinh ba khe khẽ tiến đến
[4.104].
Ngôn ngữ của chú bé Nhuận Thổ thể hiện đầy đủ sự ngây thơ trong trắng
hồn nhiên của chú như chứng minh cho sự trong trắng, thuỷ chung trong tâm hồn
của Nhuận Thổ. Khi xa nhân vật tôi, Nhuận Thổ còn khóc mà không chịu về,
rất lưu luyến, bịn rịn gắn bó với nhân vật tôi càng thể hiện điều đó.
Đó là Nhuận Thổ của ba mươi năm về trước. Nhuận Thổ trong hiện tại lại
hoàn toàn khác. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ miêu tả ngoại hình. Nhuận Thổ
cao gấp hai lần trước, nước da vàng sạm, trên khuôn mặt đã có nhiều nếp nhăn
sâu hoắm, dáng co ro cúm rúm đầu đội một chiếc mũ lông chim rách bươm, da
bàn tay nứt nẻ như vỏ cây thông. Ngoại hình tiều tuỳ và tàn tạ, Nhuận Thổ gặp
lại nhân vật tôi đã chào rất rành mạch, cung kính:
- Bẩm ông!
Tiếng chào này thể hiện sự cách bậc. Nó đã đẩy hai người ra hai bờ của
đại dương xa thẳm. Nhuận Thổ còn bắt đứa con mình chào nhân vật tôi và
thanh minh:
- Thuỷ Sinh. Con không lạy ông đi kìa!



- Thưa, đây là cháu thứ năm đấy ạ! Chưa đi đâu bao giờ cứ thấy ai là lẩn
tránh [4.109].
Ngôn ngữ của Nhuận Thổ rất cung kính. Trước kia gọi nhân vật tôi là
anh xưng em thì giờ đây là ông xưng cháu bởi theo anh hồi đó còn
nhỏ dại, chưa hiểu
Rồi Nhuận Thổ nói bằng giọng than thở, siếc lóc khi kể về cảnh nghèo của
mình với nhân vật tôi và mẹ của tôi:
- Bẩm, vất vả lắm! Cháu thứ sáu cũng đã giúp được việc, nhưng nhà vẫn
không đủ ăn, lại có được sống yên ổn đâu! Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có
luật lệ gì cả. Mùa lại mất. Trồng được gì là gánh đi bán tất. Chỉ đóng thuế chợ đã
là cụt vốn rồi. Không đem bán thì lại thối mục hết [4.110].
Ngôn ngữ của anh không còn sự trong trắng, thơ ngây nữa mà thay vào đó
là những câu nói thể hiện sự cách bậc, cam chịu cuộc sống cực khổ. Bằng ngôn
ngữ đối thoại, nhà văn đã để cho Nhuận Thổ lí giải về nguyên nhân dẫn đến
cảnh nghèo khổ là: con đông, mùa mất, thuế khoá, lính tráng, trộm cắp. Nhuận
Thổ xin nhân vật tôi đủ thứ. Nếu như ba mươi năm về trước, Nhuận Thổ là một
chú bé vô tư thì giờ đây Nhuận Thổ trở thành một người nông dân vụ lợi, rất thực
dụng. Thủ pháp đồng hiện về thời gian đã rút ngắn khoảng cách thời gian cùng
với ngôn ngữ đối thoại đặc sắc cho ta thâý sự tàn tạ về thể xác và sự tha hoá về
tinh thần một nhanh chóng của Nhuận Thổ.
Bên cạnh đó, nhà văn còn xây dựng nhân vật thím Hai Dương - nàng Tây
Thi đậu phụ, con người có dáng hình như một chiếc com - pa trong bộ đồ vẽ
càng làm nổi bật nhân vật Nhuận Thổ. Sau ba mươi năm, thím Hai Dương trở
thành một con người hoàn toàn khác. Khi nhân vật tôi không nhận ra thím,
thím nói bằng giọng trơ trẽn, tham lam:
- Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì cái thứ đồ gỗ hư hỏng này
nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi, chúng tôi nhà
nghèo dùng được tất. [4.107]
Xin không được, thím tức giận lẩm bẩm quay gót đi về, tiện tay giật luôn

đôi bít tất của mẹ tôi giắt vào lưng quần, cút thẳng.


Qua lời đối thoại giữa nhân vật tôi và mẹ nhân vật tôi nhân vật thím
Hai Dương còn rất vụ lợi:
- Cái thím Hai Dương, nàng Tây Thi đậu phụ ấy mà! Từ khi nhà ta bắt
đầu sửa soạn hành lí, chẳng ngày nào là chị ta không đến [4.111]
Tóm lại, với nhân vật Nhuận Thổ, thím Hai Dương nhà văn đã khái quát
được dưới chế độ xã hội cũ Trung Quốc thì sự tha hoá của Nhuận Thổ không
phải là cá biệt mà rất phổ biến. Nhân vật thím Hai Dương đã góp phần làm nổi
bật thêm nhân vật trung tâm - Nhuận Thổ. Bao gánh nặng, lo toan của xã hội, gia
đình đè nặng trên vai anh khiến Nhuận Thổ sống một cách thực dụng và khô
cứng. Ngôn ngữ Nhuận Thổ nói chứa đựng những nỗi cực khổ của cuộc sống. Nó
không còn chỗ cho những ước mơ cao xa, tâm hồn anh trở nên chai lì, tha hoá.
Số phận của Nhuận Thổ đã chỉ ra mối quan hệ phức tạp ở nông thôn và sự tha
hoá của người nông dân trong xã hội cũ, đặc biệt qua lời nói của hai nhân vật ta
càng thấy rõ hơn điều đó. Liệu rằng sống trong xã hội ấy, tình cảm giữa người
với người có dần bị mất đi? Người ta phải làm gì để giữ cho tình bạn của mình
luôn được trong sáng và tốt đẹp?
AQ chính truyện là một truyện vừa, viết rất cô đúc, đề cập đến nhiều vấn
đề lớn của xã hội Trung Quốc và cách mạng Trung Quốc thời cận đại. Nhân vật
chính AQ là một nhân vật sống động cụ thể, đã bước ra khỏi tác phẩm và đi vào
đời sống. Tác giả đã xây dựng nhân vật bằng ngôn từ đối thoại hấp dẫn. AQ được
sinh ra từ một người mẹ khốn khổ nào đó nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt mà phải
bỏ con. AQ không biết mình là ai, quê quán, tên, họ đều mập mờ. Nhưng khi cãi
lộn với ai, có lúc hắn đã trừng mắt lên mà tuyên bố:
- Nhà tao xưa kia có bề có thế bằng mấy nhà mày kia! Thứ mày thấm vào
đâu [4.119]
Trong mọi chuyện, AQ luôn cho mình đúng, hắn có tính tự cao. Cả bấy
nhiêu mặt trong dân làng Mùi, y tuyệt nhiên không đếm xỉa đến ai cả, y xem

thường tất cả. Lúc nào AQ cũng hớn hở vẻ đắc thắng:
- Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó. Thật thời buổi này hết chỗ
nói. [4.122]


Khi đối thoại với các nhân vật khác ngôn ngữ của AQ tỏ ra cam chịu, nép
vế nhất là khi bị đánh:
- Đánh con sâu! được chưa! Tớ là sâu! Chưa thả ra à!
Nhận là sâu nhưng họ vẫn chưa chịu thả lại còn dúi đầu y năm sáu cái rồi
mới bỏ đi. Vậy mà chưa đầy mười giây đồng hồ, AQ lại hớn hở ra về có vẻ đắc
thắng.
AQ gặp lão Tây giả - một người hắn ghét cay ghét đắng nhất là cái đuôi
sam giả của hắn chí khí nổi giận, AQ thốt thành lời:
- Thằng trọc! Đồ con lừa!
Không ngờ lão Tây giả bước tới và quả nhiên đốp, đốp, ngay sau đó,
AQ phải vội vàng đính chính:
- Tớ nói thằng kia cơ mà!
Rồi AQ lại cảm thấy trong người nhẹ nhõm, có vẻ đắc ý. Đó chính là tinh
thần AQ - phép thắng lợi tinh thần, là sự thắng trận trong tưởng tượng, là biện
pháp tự lừa dối, tự trốn tránh để tự an ủi.
AQ bị cụ Triệu đánh cho một trận nhừ tử nhưng ra khỏi nhà, khuất mắt cụ
Triệu là y lại cảm thấy không có việc gì vừa xảy ra cả vì y nghĩ cứ cho là con
đánh bố. Đánh bạc thua to, y tự xách tai mình, tát lấy tát để vào má, y cố tưởng
tượng mình là kẻ được đánh, còn kẻ bị đánh thì lại như một người khác. Khi biết
mình sắp bị giết, bất giác AQ hoảng sợ, song chỉ một ý nghĩ: đời người ta ai rồi
cũng có một lần bị xử bắn, là y lại trấn tĩnh lại. Đây là trạng thái tâm lí của
những kẻ thất bại song không chịu thừa nhận thất bại hơn thế còn tìm cách trốn
tránh vào những cảm giác thắng lợi. Ngôn ngữ lời nói của AQ dường như mâu
thuẫn với ý nghĩ của AQ. Nhân vật AQ đối thoại ít mà chủ yếu được thể hiện qua
ngôn ngữ của người kể chuyện. Trong lời nói của nhân vật có những mâu thuẫn

lúc thì rất mực phong kiến, nhưng lại rất phóng túng (trêu ghẹo vú Ngò, cô Tiểu
ngay giữa ban ngày), rất bảo thủ, lạc hậu (lên huyện thấy cái gì cũng trái mắt)
nhưng cũng rất tân thời (biết những chuyện cả làng Mùi không biết), rất tự ti
(nhận làm con sâu trước cu Đồng) lại rất tự kiêu, rất mê muội mà cũng rất nhạy
bén (đầu hàng Đảng cách mạng mới được). Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
cũng đã thể hiện hiện thực của người nông dân Trung Quốc: mê muội, lạc hậu,


bảo thủ. Vậy nên, nhà văn ấn Độ Panachi đã đánh giá rất cao về tác phẩm AQ
chính truyện trong lễ kỉ niệm 20 năm ngày mất của Lỗ Tấn ở Bắc Kinh: AQ, cái
tên chỉ là Trung Quốc thôi, nhưng tính cách, tâm lí của AQ, sự lừa dối mình, lừa
người để quên đi những đau khổ của mình, việc dùng phương pháp thắng lợi tinh
thần để tự an ủi mình những lúc thất bại đều là tính cách chung của nhân dân các
nước đã trải qua cuộc đời nô lệ. Nhân vật này ở ấn Độ chúng tôi cũng đã từng
thấy.
Trong xã hội Trung Quốc rối ren, đầy rẫy những bất công, những người
phụ nữ nông dân ít được thể hiện tâm tư tình cảm, suy nghĩ của mình. Người đời
không nghe tiếng nói của họ. Họ sinh ra là để nghe, để thực hiện chứ không phải
là để nói. Trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, người phụ nữ cũng nói rất ít nhưng nội
dung câu nói là cả một hiện thực đầy chua chát, xót xa.
Thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc là một người phụ nữ có cuộc đời bất
hạnh, con chết, chồng chết, thím phải đi ở. Cuộc sống của Tường Lâm là một
chuỗi dài những ngày lăn lóc, đau đớn dưới áp lực tàn khốc của lễ giáo và thần
quyền phong kiến. Chính quyền, tộc quyền, nam quyền và thần quyền đã trở
thành bốn sợi dây thòng lọng thắt cổ thím, gây nên nỗi bất hạnh triền miên trong
cuộc đời thím và sự tự ti, sợ hãi trong tính cách của thím. Thím luôn nhẫn nhịn
chịu đựng. Mỗi lần gặp ai thím Tường Lâm cũng lặp lại một câu nói thường trực
trên miệng:
- Tôi thật ngu đần quá
- Tôi thật khờ, khờ quá

Điều này làm cho chúng ta phải giật mình vì nỗi đau sói ăn mất con hầu
như đã chiếm đoạt cả tâm hồn chị, chị không còn suy nghĩ gì khác ngoài điều bất
hạnh đó. Tôn giáo đã trở thành thứ thuốc an thần ru ngủ hữu hiệu trong tay giai
cấp thống trị nhằm trấn an người dân trong kiếp sống nô lệ, Thím Tường Lâm hi
vọng được sống trong cảnh được làm nô lệ để được yên thân nhưng nào có
được. Những tư tưởng mê tín đã gây nên trong thím nỗi sợ hãi vô cùng. Suốt cả
cuộc đời thím chưa hề ý thức đến sự phản kháng. Thím Tường Lâm khi đối thoại
với nhân vật tôi chỉ nói những câu tự trách mình thể hiện sự quằn quại trong
tâm hồn:


- Con người ta chết rồi thì còn có linh hồn nữa không?
- Thế thì cũng có địa ngục à?
- Thế thì người trong một nhà, chết rồi, có thể gặp mặt nhau nữa hay
không? [4.218].
Câu hỏi ấy của thím thể hiện rõ sự hoài nghi đã có một vang hưởng thống
thiết vào lòng độc giả. Không riêng gì tác giả Lỗ Tấn phải lúng túng giải đáp cho
Tường Lâm mà ba câu hỏi kia cũng làm cho độc giả chân chính của Lỗ Tấn phải
bồn chồn. Đó chính là cái bi thống cao độ của văn chương mà điện ảnh khó mà
thể hiện được. Câu hỏi hoảng hốt đó nói rõ thần quyền vẫn còn chế ngự tâm hồn
thím. Người phụ nữ ấy vừa muốn chết rồi có linh hồn để được gặp lại con trai,
nhưng lại sợ hãi khi nghĩ rằng chết sẽ bị Diêm Vương cưa làm đôi vì tội lấy hai
chồng.
ở Ngày mai những lời đối thoại của chị Tư Thiền rời rạc tưởng như vô
nghĩa nhưng đã thể hiện một nỗi đau quá sức chịu đựng của chị. Chị như mất hết
cảm giác và lí trí trước nỗi đau đớn tột cùng: mất đi đứa con. Điều này thể hiện
tình thương con hết mực của người mẹ hết lòng vì con.
Khác với thím Tường Lâm, chị Tư Thiền - ngôn ngữ của họ đều là những
lời nói nhẫn nhịn, chịu đựng thì cô ái trong Li hôn là người nông dân đầu tiên
trong truyện ngắn Lỗ Tấn đã đứng lên trực diện chống lại áp bức của lễ giáo chủ

yếu là nam quyền phong kiến. Cô không chịu để cho chồng mình đi theo một
người đàn bà khác. Cô nói:
- Gạt tôi ra là không được Tôi phải làm cho nhà chúng nó vong gia bại
sản đi mới chịu [4.361]
- Cháu về làm dâu nhà hắn có cưới xin hẳn hoi, kiệu hoa rước đến, chứ có
phải Đã dễ mà rẫy ra được? Cháu nhất định làm cho chúng nó biết tay, dù có
phải đến cửa quan, cháu cũng cứ đến, huyện không xong thì lên phủ [4.366].
Ngôn ngữ của cô ái mạnh mẽ thể hiện sự phản kháng của cô với lễ giáo
phong kiến mà ít những người phụ nữ nào có thể nói ra được. Cô đã nói ra suy
nghĩ của chính bản thân, trong lời nói chứa đựng sự tức giận, bất bình. Chế độ
phong kiến đã bất công tàn nhẫn với người phụ nữ. Nhưng rốt cuộc sự phản
kháng ấy của cô ái đã thất bại vì cô nuôi ảo tưởng đối với pháp luật phong kiến


và những kẻ đại diện cho nó. Thằng chó già, Chó đểu - cô ái đã gọi bố
chồng và chồng như thế. Bọn chúng đã đút lót quan trên khiến vụ kiện của cô ái
không thành công. Thất bại này bắt nguồn từ con mắt thiển cận của những người
sản xuất nhỏ. Sự đấu tranh của cô ái còn quá mới mẻ, chưa được thời đại chấp
nhận bởi giai cấp thống trị còn mạnh, chế độ nam quyền còn tồn tại. Hạnh phúc
gia đình tùy thuộc vào người cha, người chồng thì cô ái làm sao có thể một mình
thay đổi được cả cái lịch sử có bề dày 4000 năm của Trung Quốc. Cô ái đã trở
thành nạn nhân của chính thời đại mà cô đang sống.
Qua Nhuận Thổ, AQ, thím Tường Lâm người đọc thấy được số phận
của những người nông dân trong xã hội phong kiến. Lỗ Tấn đã bỏ nhiều công
sức quan sát, phân tích nông dân - chủ lực quân cách mạng dân tộc dân chủ
Trung Quốc nhất là việc xây dựng ngôn ngữ đối thoại của họ. Người nông dân ít
bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình. Nhưng qua những lời nói ít ỏi của họ ta thấy
được phần nào cuộc sống khổ cực của người nông dân. Tuy có lúc họ cũng nói ra
những lời thể hiện sự đấu tranh, sự phản kháng nhưng hủ tục quá khứ và hiện tại
còn đủ mạnh để đè bẹp mọi khát vọng, ước mơ và tương lai của họ.

1.2.2. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật người trí thức
Bản thân người trí thức, Lỗ Tấn tỏ ra rất am hiểu về người trí thức. Lỗ Tấn
viết khá nhiều về trí thức, nhất là trong Bàng hoàng.
Trong cơn biến động xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, tầng lớp tri thức
đóng vai trò nhất định trên vũ đài lịch sử. Bản chất của người trí thức là dễ dao
động, dễ thỏa hiệp. Cũng là một trí thức thời đại, nhà văn họ Chu không thể ảo
tưởng, không thể tin tưởng vào trí thức cũng như sự lãnh đạo của họ. Giống như
các nhà văn Ngũ Tứ, Lỗ Tấn chú ý mô tả, tái hiện cuộc sống của tầng lớp trí thức
trong bối cảnh đấu tranh xã hội. Các nhân vật trí thức trong tác phẩm của ông
không phải tự ngã, biểu hiện một cách đơn độc mà gắn chặt với cuộc đấu tranh
xã hội phức tạp, gay gắt. Ngôn ngữ của người trí thức nhất là ngôn ngữ đối thoại
của người trí thức được Lỗ Tấn tập trung miêu tả.
Khổng ất Kỉ trong truyện ngắn cùng tên là một nho sĩ phong kiến nửa
mùa còn sót lại. Suốt đời ôm mộng cử nghiệp, Khổng ất Kỉ biến thành con mọt


×