Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Ngôn từ trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.61 KB, 66 trang )

Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, bởi lẽ ngôn từ là chất liệu, là phương
tiện biểu hiện chủ yếu mang tính đặc trưng của văn học. Nói như Gorki “Yếu
tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và - cùng với
các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống – là chất của văn học”. Như vậy,
không có ngôn từ thì không có tác phẩm văn học, bởi ngôn từ đã vật chất hóa,
cụ thể hóa sự biểu hiện của chủ đề, tư tưởng, cốt truyện...
Với tiểu thuyết, một thể loại tiêu biểu của văn xuôi nghệ thuật thì ngôn
từ lại càng đóng vai trò quan trọng, phân biệt tiểu thuyết với các thể loại văn
học khác và làm nên diện mạo của thể loại. Chính vì vậy, khi khám phá một
tác phẩm văn học nói chung, một tiểu thuyết nói riêng thì tìm hiểu ngôn từ
nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Văn học là bức tranh chân thực phản ánh đời sống. Theo dòng chảy của
thời gian và lịch sử, văn học cũng có những thay đổi cho phù hợp với cuộc
sống mới, với nhu cầu thị hiếu, thẩm mĩ mới. Đổi mới văn học được coi là
vấn đề tất yếu, là thường xuyên, liên tục, là nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển. Quá trình đổi mới văn học diễn ra đặc biệt sôi nổi từ Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) với tinh thần dân chủ, nhìn thẳng vào sự thật
đã thật sự thổi một luồng gió mới vào đời sống văn học, đem đến cho văn học
một bộ mặt đa dạng, phong phú và sâu sắc, nhất là trong lĩnh vực văn xuôi với
các tác giả Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,
Bảo Ninh... Bên cạnh sự đổi mới về nội dung thì tiểu thuyết đương đại được
ghi nhận bởi sự cách tân độc đáo, mới mẻ, sáng tạo về nghệ thuật, đặc biệt ở
khía cạnh khai thác ngôn từ như lời văn nghệ thuật, đặc điểm các từ ngữ, câu
văn, các thủ pháp sáng tạo về ngôn từ...

Khóa luận tốt nghiệp


7

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của tác giả Bảo Ninh (in
lần đầu năm 1987 với tên gọi Thân phận của tình yêu) được tặng giải thưởng
Hội nhà văn Việt Nam và đã được chào đón nồng nhiệt. Cuốn tiểu thuyết đã
gây xôn xao dư luận và phân lập người đọc rất mạnh bởi những đột phá về nội
dung và hình thức tiểu thuyết. Rất nhiều cuộc hội thảo được tổ chức, nhiều
bài phê bình, đánh giá về Nỗi buồn chiến tranh xuất hiện. Tuy vậy, các cuộc
hội thảo, các bài viết mới chỉ xoay quanh vấn đề miêu tả chiến tranh từ góc độ
cá nhân thân phận con người, về việc sử dụng kết cấu dòng ý thức độc đáo,
mới lạ, thủ pháp đồng hiện nối liền quá khứ và tương lai... Sự cách tân độc
đáo về ngôn từ cũng được đề cập nhưng còn tản mạn, riêng lẻ, chủ yếu được
nhắc tới trong mối quan hệ với kết cấu dòng ý thức của tác phẩm.
Trong khi đó, có thể thấy Nỗi buồn chiến tranh đã thực sự làm một
cuộc cách tân về ngôn từ, làm nền tảng cho các sáng tác đổi mới về sau, đồng
thời góp phần làm phong phú kho tàng ngôn ngữ của dân tộc. Chính vì vậy,
việc xem xét lại một cách toàn diện ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm là rất
cần thiết và quan trọng, góp phần khẳng định hơn nữa vị trí, vai trò hàng đầu
của Nỗi buồn chiến tranh với sự đổi mới của văn xuôi nói chung, tiểu thuyết
đương đại nói riêng trong dòng chảy của lịch sử và văn học.
Một điều đặc biệt quan trọng với tác giả khóa luận – một giáo viên ngữ
văn ở ngưỡng cửa tương lai, là, thông qua tìm hiểu ngôn từ trong Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh, người viết sẽ có cơ hội tốt để nâng cao trình độ tư
duy và thao tác tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật – một phương tiện, một chất liệu
đặc thù của văn học nghệ thuật. Đây được xem là phần việc quan trọng hàng

đầu với người dạy văn. Bởi, chỉ khi có một năng lực tư duy nhạy bén và thành
thục với các thao tác giảng dạy tác phẩm, người giáo viên mới có thể giúp học
sinh đến được với cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương.

Khóa luận tốt nghiệp

8

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay sau khi xuất hiện trên thi đàn năm 1990 với nhan đề Thân phận
của tình yêu, tác phẩm của Bảo Ninh đã gây ra một làn sóng trong dư luận.
Một năm sau đó, tác phẩm của Bảo Ninh đã được tái bản với tiêu đề do chính
tác giả đặt lại Nỗi buồn chiến tranh và được tặng giải thưởng của Hội nhà
văn Việt Nam. Khác với những tiểu thuyết được trao giải trong năm này
(Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Bến không
chồng của Dương Hướng ), sự lựa chọn của hội đồng xét giải dành cho tác
phẩm của Bảo Ninh đã khiến cho Nỗi buồn chiến tranh trở thành một trong
những lựa chọn bị tranh cãi nhiều nhất. Tính phức tạp của những đánh giá về
tác phẩm được thể hiện ngay trong cuộc tọa đàm về cuốn tiểu thuyết do Hội
nhà văn và tuần báo Văn nghệ tổ chức trong năm 1991 và một loạt các bài
viết sau tọa đàm.
Trong cuộc thảo luận về cuốn tiểu thuyết, ban tổ chức đã nhận định:
“Đây là một trong số ít tác phẩm được dư luận chú ý và đã gây nhiều luồng ý
kiến nhận xét khác nhau, thậm chí trái ngược nhau”. Nguyễn Phan Hách
khen:“Một tác phẩm văn chương đích thực, văn đẹp lắm, cực đẹp lắm, chi tiết

tuyệt vời và gây ấn tượng không thể nào quên. Những chi tiết gợi bóng dáng
của một tác phẩm lớn”. Còn giáo sư Trần Đình Sử lại nhận xét: “Bảo Ninh đã
đóng góp đáng kể nhiều mặt cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”. Lê Quang
Trung thì khẳng định: “ Tác giả cố gắng là người không chịu đi trên lối mòn,
có sử dụng kết hợp giữa tính chân thực và huyền thoại... Tất cả thông qua
dòng ý thức của Kiên làm nên số phận các nhân vật”.
Trên báo Văn nghệ số 43,44,47 năm 1991 liên tục có các bài viết về
Nỗi buồn chiến tranh như Nguyễn Khắc Phê với Đôi điều quanh ba tiểu
thuyết được giải, Đỗ Ngọc Thống với bài Viết về một xu hướng tiếp cận tác
phẩm...

Khóa luận tốt nghiệp

9

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

Tiến sĩ mĩ học Đỗ Văn Khang lại chính thức phủ nhận không thương
tiếc giá trị của tác phẩm. Trên báo Văn nghệ số 43 ngày 26 tháng 10 năm
1991 với bài Nghĩ gì khi đọc Thân phận của tình yêu ông viết: “... Tác phẩm
có cảm hứng chủ đạo là rối bời, bất định, tư tưởng rõ ràng là hoang mang, dễ
rơi vào phủ định”. Cách tiếp cận như thế được xem là chưa xác đáng và còn
phiến diện.
Bên cạnh một số nhận xét phủ định giá trị Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh, nhìn chung cuốn tiểu thuyết này được đánh giá rất cao từ phía các
nhà nghiên cứu phê bình và đọc giả. Đó cũng là xu hướng chung của các nhà
nghiên cứu hiện thời.

Trong cuốn Thi pháp hiện đại, với bài viết Thân phận tình yêu của
Bảo Ninh, nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đã đánh giá cao về tác phẩm, về
ngôn từ nghệ thuật cũng như vai trò của nhà văn:“Thân phận tình yêu hay
Nỗi buồn chiến tranh là một hiện tượng ngôn từ lạ lùng mang tính đa thanh,
tính đối thoại..., là một cuộc phiêu lưu muốn nhập vào văn học hiện đại thế
giới” [13; 271]. Tuy vậy, việc đánh giá ở đây mới ở mức khái quát, chưa đi
sâu vào phân tích cụ thể, chi tiết các yếu tố ngôn từ của tác phẩm.
Tác giả Nguyễn Đăng Điệp với bài Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh (in trong cuốn Tự sự học – một số vấn đề lí luận
và lịch sử) đã có những nghiên cứu rất sâu về kĩ thuật dòng ý thức – một thủ
pháp trần thuật rất đặc sắc của Bảo Ninh ở tiểu thuyết này: “Ở Việt Nam, cũng
từng có một số nhà miêu tả dòng ý thức nhân vật nhưng phải đến Nỗi buồn
chiến tranh thì kĩ thuật dòng ý thức được vận dụng triệt để trở thành nguyên
tắc nghệ thuật chi phối cách tổ chức của tác phẩm” [7; 121].
Bên cạnh đó, một số bài viết trong công trình hợp tuyển những bài
nghiên cứu văn học với tiêu đề Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn
đề nghiên cứu và giảng dạy cũng quan tâm tới tác phẩm ở nhiều bình diện

Khóa luận tốt nghiệp

10

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

khác nhau. Nguyên Ngọc trong bài Văn xuôi Việt Nam hiện nay – logic
quanh co của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng cho
rằng: “Về mặt nghệ thuật, Nỗi buồn chiến tranh là thành tựu cao nhất của

văn học đổi mới...” [21; 96]. Phạm Xuân Thạch ở bài Nỗi buồn chiến tranh
viết về chiến tranh thời hậu chiến – từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu
đổi mới bút pháp thì nhấn mạnh: “Riêng Bảo Ninh, anh đã đẩy khuynh hướng
nghệ thuật của nhà văn đi trước một chiều kích mới. Anh quyết liệt từ bỏ hình
thức tiểu hiện thức truyền thống để theo đuổi tiểu thuyết tâm lý” [31; 34].
Đúng như lời nhận xét của Đỗ Đức Hiểu “Tác phẩm là cuộc phiêu lưu
muốn hòa nhập vào văn học thế giới” [13; 271], tiểu thuyết của Bảo Ninh đã
được dịch, giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới và được chào đón nồng nhiệt.
Tờ Independent – một nhật báo có uy tín của nước Anh đã nhận xét: “Vượt
ra ngoài sức tưởng tượng của người Mỹ, Nỗi buồn chiến tranh đi ra từ chiến
tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại
của thế kỉ Mặt trận phía tây vẫn yên tĩnh của Erich Maria Rowmaco...”
[Theo www.Google.com.vn].
Trên một số tạp chí văn học và trang web cũng xuất hiện một loạt
những bài viết về tác phẩm này. Chẳng hạn như bài viết Thời gian trong
Thân phận tình yêu của Bảo Ninh của Đào Duy Hiệp trên Tạp chí Nghiên
cứu văn học số 8 – 2007; Bài Hiện tượng phân rã cốt truyện trong Phiên
chợ Giát và Thân phận tình yêu của Lưu Thị Thu Hà, bài Về nhân vật
Phương, người phụ nữ Hà Nội, và chủ đề văn học trong Nỗi buồn chiến
tranh của Đoàn Cầm Thi trên trang web Evan.com.vn...
Nhìn lại chặng đường đã qua, ta thấy có nhiều ý kiến bình luận khác
nhau về Nỗi buồn chiến tranh và hầu hết đều khẳng định vị trí quan trọng
của tác phẩm trong loại hình tiểu thuyết đương đại. Những công trình nghiên
cứu tuy nhiều nhưng chưa tập trung đi sâu vào tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật

Khóa luận tốt nghiệp

11

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội



Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

một cách toàn diện, sâu sắc. Tìm hiểu sâu ngôn từ nghệ thuật của Nỗi buồn
chiến tranh, tác giả luận văn muốn góp phần tạo thêm cơ sở vững chắc vào
việc khẳng định tài năng của Bảo Ninh, đồng thời qua đó thấy được sự cách
tân của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là tìm tòi, phát hiện những nét độc đáo của ngôn
từ trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; chỉ ra những thủ
pháp tiêu biểu trong sáng tạo ngôn từ của nhà văn, tất nhiên không tách rời nó
với việc thể hiện, làm sáng tỏ giá trị nội dung của tiểu thuyết.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Xuất phát từ việc nắm vững những kiến thức về ngôn từ văn học nói
chung và ngôn từ trong tiểu thuyết nói riêng, khóa luận có nhiệm vụ chỉ ra
những đặc điểm cơ bản về ngôn từ trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh.
3.2.2. Khóa luận đi sâu phát hiện những sáng tạo độc đáo về ngôn từ của nhà
văn và hiệu quả nghệ thuật của những sáng tạo đó trong khi thể hiện nội dung
tác phẩm.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Nxb Văn học, 2007
và những công trình nghiên cứu, phê bình liên quan đến tác phẩm.


Khóa luận tốt nghiệp

12

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu đối tượng theo quan điểm hệ thống
Phương pháp này giúp người nghiên cứu có thể phân chia đối tượng ra
làm nhiều yếu tố để xem xét. Những yếu tố đó có cùng một trình độ, có chức
năng và nhiệm vụ khác nhau, nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ
và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể của hệ thống.
5.2. Phương pháp so sánh hệ thống
Sử dụng phương pháp này, chúng tôi có thể tiến hành so sánh nhiều hệ
thống nghệ thuật với nhau nhằm tìm ra những phương diện độc đáo của hệ
thống này so với hệ thống kia.
5.3. Phương pháp lịch sử phát sinh
Vận dụng phương pháp nghiên cứu này, chúng ta sẽ đi tìm cội nguồn
lịch sử, nguồn gốc phát sinh của một hệ thống. Từ đó tìm ra đặc trưng của hệ
thống đó.
5.4. Phương pháp thống kê, so sánh
Thống kê, so sánh là phương pháp đi sâu vào tìm hiểu đối tượng (ở đây là
ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học), thống kê những chi tiết, sự kiện
có liên quan tới vấn đề cần tìm hiểu. Đồng thời từ kết quả thống kê có thể so
sánh với các đối tượng khác để thấy được sự độc đáo của đối tượng này so
với đối tượng khác.
5.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Từ những kết quả phân tích, phương pháp này yêu cầu người nghiên cứu
phải tổng hợp lại các kết quả đã tìm thấy để đưa ra những kết luận chung nhất.

Khóa luận tốt nghiệp

13

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Trên cơ sở những kiến thức lí luận cơ sở, khóa luận chỉ ra những nét độc
đáo về tổ chức ngôn từ trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
6.2. Phát hiện và phân tích những thủ pháp sáng tạo ngôn từ trong tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Với những phát hiện này, khóa luận
khẳng định đóng góp to lớn của Bảo Ninh trong hành trình cách tân thể loại
tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đặc biệt là về mặt ngôn từ.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, nội dung chính của
khóa luận sẽ được triển khai thành các chương sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn
ngữ tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975
Chương 2: Đặc điểm ngôn từ trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh
Chương 3: Một số thủ pháp sáng tạo ngôn từ trong tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh

Khóa luận tốt nghiệp


14

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
VÀ NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1975
1.1. Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1. Quan niệm về ngôn ngữ nghệ thuật
Từ trước tới nay, ngôn ngữ được coi là một phương tiện giao tiếp trọng
yếu và quan trọng nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người truyền
đạt được những tư tưởng, ý định, mục đích với nhau. Từ điển Tiếng Việt định
nghĩa: “Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp
chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một cộng đồng” [24; 688].
Cuốn Bàn về ngôn ngữ thì nhận định: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực
tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, như vậy cùng tồn tại lần
đầu tiên cho bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do
nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác nữa” [20; 14].
Xét ở lĩnh vực văn chương, ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ trong
tác phẩm văn học. Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Ngôn ngữ là công cụ, là
chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật
ngôn từ... Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan
trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn...”[10;
215]. Ở đây, chúng ta cần phân biệt rõ ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nghệ
thuật. Nếu như ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống tín hiệu đầu tiên con người

dùng để diễn đạt ý nghĩ, diễn đạt tình cảm nảy sinh trong hoàn cảnh nhất định
một cách cảm tính thì ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ hai, được
cấu tạo từ hệ thống tín hiệu thứ nhất, có nhiệm vụ thể hiện tư tưởng của tác

Khóa luận tốt nghiệp

15

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

phẩm. Ngôn ngữ tự nhiên có chức năng giao tiếp là chủ yếu, còn chức năng
thứ yếu là chức năng thẩm mĩ. Nhưng đối với ngôn ngữ nghệ thuật, chức năng
thẩm mĩ lại là chức năng cơ bản,quan trọng nhất. Đó là ngôn ngữ giàu tính
hình tượng nhất, giàu sức biểu hiện nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để
phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm và tác động thẩm mỹ tới người
đọc.
Ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện đầy đủ nhất và nổi bật nhất của ngôn
ngữ văn hóa toàn dân. Nó được hoàn thiện nhờ tài năng và khả năng sáng tạo
của nhà văn. Những nhà văn nổi tiếng là những nhà văn có phong cách nghệ
thuật riêng, ngôn ngữ riêng. Qua ngôn ngữ nghệ thuật mà người đọc khám
phá được tư tưởng, quan niệm của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, đồng thời
thấy được phong cách cá nhân của nhà văn đó. Ngôn ngữ nghệ thuật là tinh
hoa của ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ toàn dân. Nhưng ở một khía cạnh nào
đó, ngôn ngữ nghệ thuật còn phong phú hơn ngôn ngữ toàn dân.
1.1.2. Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật
Bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi thông tin mà ngôn ngữ ra đời, bắt nguồn
từ nhu cầu thưởng thức cái hay, cái đẹp mà văn học ra đời. Ngôn ngữ văn học

với những đặc trưng của mình đã đem lại bản chất nghệ thuật của tác phẩm
văn học, tạo nên nét khu biệt giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nói chung.
Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã xác định đã xác định đặc trưng của
ngôn ngữ nghệ thuật. Chẳng hạn như tác giả Đinh Trọng Lạc trong Phong
cách học Tiếng Việt đã chỉ ra tính chất cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật là:
Tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hóa và tính cụ thể hóa.
Đỗ Hữu Châu trong Cơ sở ngữ học từ vựng đã bổ sung thêm tính hệ
thống, cộng thêm bốn tính chất mà Đinh Trọng Lạc đã nêu.

Khóa luận tốt nghiệp

16

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

Nguyễn Thế Lịch trong bài viết Về các tính chất của ngôn ngữ nghệ
thuật (TCNN số 4 – 1998) cho rằng: Ngôn ngữ nghệ thuật có tính chính xác,
tính hàm súc, tính phóng đại, tính cách điệu và tính tổ chức.
Nguyễn Phan Cảnh trong chuyên luận Ngôn ngữ thơ (2000) đã nhấn
mạnh tính tạo hình, tính biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật.
Cuốn Lí luận văn học (NXB GD – 2006), Hà Minh Đức (chủ biên) thì
cho rằng tính chính xác, tính hàm súc và tính hình tượng là những đặc điểm
chung của ngôn ngữ văn học...
Như thế, từ những quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về đặc
trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, ta có thể xác định những tính chất cơ bản của
ngôn ngữ nghệ thuât, đó là: Tính chính xác, tính hình tượng, tính cấu trúc,
tính hệ thống, tính cá thể hóa.

Tính chính xác của ngôn ngữ nghệ thuật xuất phát từ một yêu cầu rất
quan trọng của văn học là nó phải phản ánh hiện thực một cách chân thực, đầy
đủ như nó vốn có. Giống như nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng nói “Văn
muốn hay trước hết phải đúng”. Nói rõ hơn, đây chính là khả năng của ngôn
ngữ văn học có thể biểu hiện đúng điều mà nhà văn muốn nói, miêu tả đúng
cái mà nhà văn muốn biểu hiện. Tính chính xác là một đặc trưng cơ bản đầu
tiên của ngôn ngữ nghệ thuật.
Tính hình tượng là khả năng gợi lên những hình tượng nghệ thuật đưa ta
thâm nhập vào thế giới của những cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng. Tính hình
tượng của ngôn ngữ thể hiện ở nhiều mặt như các loại từ, các phương thức
chuyển nghĩa để soi sáng một vật này qua vật khác. Ngôn ngữ nghệ thuật
không chấp nhận những mô hình có sẵn mà tính hình tượng của nó thể hiện ở
sự thống nhất giữa mặt tạo hình và mặt biểu đạt của văn bản ngôn từ. Hai
bình diện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc tạo thành một tác
phẩm nghệ thuật hoàn hảo.

Khóa luận tốt nghiệp

17

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

Văn bản nghệ thuật cũng là một cấu trúc có tính hệ thống. Trong một tác
phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc bề
mặt và cấu trúc bề sâu. Là sự kết hợp hữu cơ giữa văn bản ngôn từ (về mặt
hình thức biểu đạt, chất liệu), hệ thống hình tượng (thành tố trung gian gắn bó
thành tố và nội dung) và các lớp nội dung ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật

(cấu trúc chiều sâu: chủ đề tư tưởng, cảm xúc), cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề
sâu có sự thống nhất căn bản: nội dung nào thì hình thức ấy. Tính cấu trúc và
tính hệ thống của ngôn ngữ tự nhiên biểu hiện ở mối quan hệ bên trong ngôn
ngữ (chủ thể lời nói luôn luôn thống nhất) thì với ngôn ngữ nghệ thuât biểu
hiện chủ yếu trong quan hệ với các nhân tố ngoài ngôn ngữ (hình tượng nghệ
thuật, phong cách tác phẩm, tác giả, khuynh hướng, trào lưu văn học, hệ tư
tưởng, quan niệm thẩm mỹ thời đại). Từ mối quan hệ đó, văn bản tác phẩm
trở thành một bản hòa tấu có một tổng hợp lực mạnh mẽ, tác động đến người
tiếp nhận văn bản.
Ngôn ngữ nghệ thuật có tính cá thể hóa và đó chính là đặc điểm phong
cách tác giả thể hiện trên văn bản nghệ thuật. Nó thể hiện qua các thao tác sử
dụng ngôn từ, các thủ pháp sáng tạo mà tác giả sử dụng để xây dựng hình
tượng. Ngôn ngữ nghệ thuật được cá thể hóa khi nó mang dấu ấn phong cách
tác giả tức là mang quan niệm của tác giả về đời sống con người. Những nhân
tố ảnh hưởng đến bút pháp tác giả, hệ thống hình tượng nghệ thuật trong tác
phẩm đó là các biện pháp thể hiện hình tượng và nội dung tư tưởng sự vận
dụng ngôn ngữ qua các thao tác. Ngôn từ nghệ thuật đạt tới tính cá thể (có
phong cách) phải thể hiện được nhân cách, tâm hồn, tư tưởng của nhà văn
thông qua những thao tác lựa chọn từ vựng, phương thức thể hiện giọng điệu
của họ. Tác giả có phong cách ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo phải là người có
quan niệm nghệ thuật riêng, cá nhìn riêng đối với đời sống con người và phải
được biểu đạt bằng một giọng điệu riêng, tiếng nói riêng của mình. Chẳng hạn

Khóa luận tốt nghiệp

18

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội



Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

như Nguyễn Huy Thiệp đã dùng giọng nói châm biếm, mỉa mai hài hước cay
độc để phơi bày những cái xấu xa, đồi bại, tha hóa, lố bịch của con người trên
trang giấy của mình. Phạm Thị Hoài lại dùng lối văn phê phán phủ định, trào
phúng, bắt người đọc phải suy nghĩ, trăn trở, day dứt và luôn cảm thấy không
yên ổn. Vậy, có thể thấy với những đặc tính trên thì ngôn ngữ nghệ thuật
không đơn thuần là phương tiện hình thức, là cái vỏ ngôn ngữ mà nó là hình
thức mang tính nội dung.
1.1.3. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật
Nếu như trong thơ trữ tình, kiểu nói duy nhất thống lĩnh toàn bộ thế giới
nghệ thuật là lời trực tiếp của nhân vật trữ tình thì trong văn xuôi tự sự các
kiểu lời lại phong phú hơn nhiều: Ngôn ngữ nhân vật có lời đối thoại, lời độc
thoại, độc thoại nội tâm; Ngôn ngữ trần thuật có lời kể, lời tả, lời bình luận trữ
tình, các kiểu lời trung gian như lời nửa trực tiếp, sự đan xen các kiểu lời. Tùy
thuộc vào các chức năng của mỗi kiểu lời và khả năng vận dụng của mình
mỗi nhà văn lại sử dụng và phát huy các kiểu lời ấy trong quá trình sáng tạo
nghệ thuật.
1.2. Vài nét về ngôn ngữ tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam
sau năm 1975
1.2.1. Ngôn ngữ tiểu thuyết
Milan Kundera trong cuốn Thi pháp văn xuôi đã từng phát biểu: “Thời
hiện đại là thời ra đời của tiểu thuyết. Khi thế giới tồn tại nhiều tâm lý, nhiều
niềm tin mà con người chia lấy cho cho nhau, ấy là lúc tiểu thuyết ra
đời...Tiểu thuyết chính là mô hình, là hình ảnh của thế giới hiện đại” [35;
102]. Thật đúng như vậy, mỗi thể loại văn học gắn với một thời đại lịch sử
đặc thù. Thời cổ đại gắn với sử thi, anh hùng ca bất hủ, thời cổ điển gắn với
những bi kịch mẫu mực, còn thời đại ngày nay thì gắn liền với tiểu thuyết.

Khóa luận tốt nghiệp


19

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

Có thể thấy, tiểu thuyết xuất hiện đã trở thành thể loại khác biệt với tất
cả các thể loại văn học truyền thống. Nó từ chối cách nhìn đối tượng bằng cái
nhìn sử thi thành kính, chối bỏ hệ từ ngữ mẫu mực, tôn kính. Trong tiểu
thuyết, ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa là đối tượng miêu tả, được trình bày
như những hình tượng ngôn ngữ sống động: “Ngôn ngữ văn học được tái tạo
trong đấy không phải đã thống nhất và hoàn chỉnh toàn bộ và không còn phải
bàn cãi mà được tái tạo ở nhiều trạng thái có nhiều khác nhau, sống động
trong sự đổi mới và cải biến của nó” [35; 90]. Nếu như ngôn ngữ sử thi
đường bệ, dài dòng, lời nói chưa được cá thể hóa thì ngôn ngữ tiểu thuyết gần
gũi với đời thường. Nó mang tính văn xuôi, tính tổng hợp và đa thanh. Đó là
thứ ngôn ngữ có phần suỗng sã hơn, có sự chuyển động không ngừng như bộn
bề cuộc sống. Các nhà tiểu thuyết đã tạo nên thứ ngôn ngữ giàu tính đối thoại,
trong đó có một trung tâm ngôn ngữ nhất định và sắp xếp các hệ lời tạo thành
tính phức điệu của tiểu thuyết.
Nói cách khác, ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ năng động và đa dạng,
có sự ý thức, cá tính hóa phong cách nhà văn, bởi nhà văn vừa là người tổ
chức hệ lời sống động, vừa không triệt tiêu tính chất của văn bản, vừa đảm
bảo xây dựng một trung tâm ngôn ngữ trong cuốn tiểu thuyết của mình. Từ đó
mà tiểu thuyết có sức mạnh để đứng riêng độc lập, lấn lướt các thể loại khác,
thu hút các thể loại vào trong cấu trúc của mình, biện giải lại và sắp xếp lại
trọng tâm cho chúng.
1.2.2. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1975

Sau năm 1975, nền văn học Việt Nam có những đổi mới và biến chuyển
sâu sắc cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện để phù hợp với đời sống mới. Sự
đổi nới trong văn chương diễn ra trên nhiều phương diện: Từ quan niệm về
hiện thực phản ánh, quan niệm nghệ thuật về con người đến các phương thức
biểu hiện phong phú. Trong số các thể loại văn học, văn xuôi được ghi nhận

Khóa luận tốt nghiệp

20

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

là có nhiều đổi mới nhất cả về số lượng và chất lượng, cả bề rộng lẫn bề sâu.
Tiểu thuyết giống như người khổng lồ của nền văn xuôi hiện đại, nơi tập
trung nhiều thành tựu rực rỡ nhất, đã ghi nhận những thử nghiệm đổi mới và
thành công bước đầu. “Sự đổi mới về ngôn ngữ” được coi là một trong những
yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công đó. Khi tìm hiểu về văn xuôi Việt
Nam nói chung, tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nói riêng, sẽ thật là thiếu xót
nếu ta không tìm hiểu về ngôn ngữ và sự đổi mới của nó. Có thể thấy, ngôn
ngữ văn xuôi Việt Nam sau 1975 có một số đặc điểm cơ bản sau:
1.2.2.1. Ngôn ngữ đậm chất hiện thực, đời thường
Nói về ngôn ngữ văn chương sau 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị
Bình nhận xét: “...Chưa bao giờ ngôn ngữ văn chương gần với ngôn ngữ sinh
hoạt – thế sự đến thế. Chưa bao giờ trong văn chương (Kể cả thơ, kịch, phim)
những câu chửi thề, chửi tục, lối nói trần tục, bụi bặm, dân dã xuất hiện nhiều
đến thế...” [3; 173]. Thực vậy, các nhà văn thời kì này có khát vọng diễn đạt
cái thô nhám, đời thường, phức tạp của đời sống, nơi con người là những cá

nhân đa đoan, đa sự của kiếp người. Ngôn ngữ văn xuôi không còn trang
trọng, mà suồng sã và mang nặng tính khẩu ngữ, để có thể ôm trọn được
mảng hiện thực phức tạp. Câu văn cũng linh hoạt về cú pháp, thoải mái trong
cách diễn đạt, đậm tính phê phán và tươi rói sự sống. Chống lại lối văn hành
chính khô khan, thứ ngôn ngữ sáo rỗng, phi cá tính là một ngôn ngữ dung nạp
thoải mái các thành phần khẩu ngữ, cố tình xô lệch cú pháp, nhất là sự công
khai “nhại” tất cả mọi ngôn ngữ kiểu cách vô hồn. Đó là những câu văn của
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài... Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Thị
Hoài bày tỏ quan niệm: “Tôi chán văn chương trước kia, tôi quan tâm tới bút
pháp hơn là phản ánh” [29; 356].
Chính cách sử dụng ngôn ngữ đậm chất hiện thưc đời thường đã góp
phần thể hiện dấu ấn tác giả rõ nét. Nhà văn không yên vị là người rao giảng

Khóa luận tốt nghiệp

21

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

đạo đức mà quan tâm đến nhu cầu gọi đúng tên, chỉ ra đúng bản chất của sự
vật. Với tất cả sự sắc sảo của mình, nhà văn đã đưa lớp ngôn ngữ bụi bặm vào
văn học, theo cách này hay cách khác, bằng sự trỗi dậy cao độ của ý thức cá
nhân. Và văn chương thực sự đã trở thành cuộc trình diễn thời trang của cá
tính người nghệ sĩ với ngôn ngữ đậm chất hiện thực, đời thường.
1.2.2.2. Ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ, thông tin và tính triết luận
Chiến tranh qua đi, cuộc sống lại trở về với muôn mặt đời thường của
nó. Văn học thời kì này không còn mang nặng nghĩa vụ phục vụ chính trị, cổ

vũ chiến đấu như trước nữa mà trở về với nhiệm vụ soi rõ từng ngóc nghách
tâm hồn của con người. Từ đó, nhu cầu tăng cường tốc độ và lượng thông tin
trong văn học được đặt ra như một đòi hỏi chính đáng và tất yếu ở thời đại
“bùng nổ thông tin”, thời đại công nghệ kĩ thuật cao và chuyển động “siêu
tốc”, phù hợp với nhịp độ của cuộc sống hiện đại, với guồng quay của cơ chế
thị trường.
Ngôn ngữ văn xuôi sau năm 1975 có sự tăng cường đáng kể tính tốc
độ. Ta bắt gặp trong văn xuôi thời này những mạch truyện dồn dập, lối vào
truyện nhanh, đặc biệt là vai trò của đối thoại trong việc mở rộng cốt truyện,
dẫn dắt liên tưởng, tạo ra cảm giác căng của mạch truyện. Tính tốc độ cũng
thể hiện ở lối liệt kê miên man, giản lược lời bình, đánh giá, ở sự đậm đặc các
chi tiết như trong văn của Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Huy
Thiệp... Nó phục vụ cho nhu cầu diễn tả đời sống thường nhật, xô bồ, hỗn tạp,
bề bộn, lo toan, chồng chéo các quan hệ như một dòng chảy sôi sục...
Tăng cường tính tốc độ cũng là làm tăng khả năng thông tin cho ngôn
ngữ. Điều đó đồng nghĩa với việc biết dung nạp những thành phần ngôn ngữ
mới, biết sử dụng các điển cố văn học mới trên cơ sở “tiền giả định” đúng đắn
về trình độ tri thức của độc giả. Với người có đủ tri thức, văn hóa, ngoại ngữ
thì những khái niệm khoa học như “chuỗi xoắn kép”, “đột biến”, “bức xạ

Khóa luận tốt nghiệp

22

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

nhiệt”..., những phạm trù tư tưởng tôn giáo như “lễ rửa tội”, “thiên sứ”, hoặc

những từ ngoại quốc như “The end of something”, “overture”... trong văn
Phạm Thị Hoài tiết kiệm được rất nhiều lời diễn giảng và liên tưởng nghệ
thuật còn giúp họ nghĩ đến trạng thái đời sống hỗn tạp, xô bồ, nhiều biến
động, chưa ổn định. Kiểu dung hợp ngôn ngữ lạ như vậy đặt ra yêu cầu lựa
chọn bạn đọc của tác giả. Tăng khả năng thông tin cũng có nghĩa là vừa sử
dụng sáng tạo những thành phần cú pháp truyền thống, vừa gia thêm lượng
ngôn từ hiện đại vào tác phẩm, xóa bỏ sự cách biệt về ngôn ngữ trong tác
phẩm văn học và ngôn ngữ trong cuộc sống thường nhật.
Trước cuộc sống đầy bộn bề và phức tạp, hầu hết các tác giả đều có
thiên hướng tìm kiếm những ý nghĩa triết học nhân sinh qua diễn tả một hiện
tượng đời sống cụ thể. Đáp ứng nhu cầu này, ngôn ngữ văn xuôi cũng bớt đi
phần “kể”, phần “tả” để tăng phần triết luận, khái quát, phần “trữ tình ngoại
đề”. Đó là những dòng trữ tình về số phận, chiến tranh trong văn của Nguyễn
Minh Châu, là sự nhất quán của một phong cách đi từ chính luận thời sự đến
triết luận về đạo đức nhân sinh ở Nguyễn Khải, là cái triết lí “Đời người là
những ngẫu sự chắp nối”... Thế hệ các cây bút trẻ muốn trình bày đời sống
qua chiều sâu trải nghiệm cá nhân mà họ sẵn lòng tin vào giá trị của nó, nên
họ cũng rất ưa triết luận. Và có thể khẳng định rằng tính triết luận là khuynh
hướng nổi bật của văn xuôi thời kì đổi mới, kế thừa, phát triển tính triết lí
trong văn học từ sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng...
1.2.2.3. Ngôn ngữ mang tính đa dạng về giọng điệu
Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Giọng điệu... có vai trò rất lớn trong
việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc.
Giọng điệu làm thành bản sắc riêng của một trào lưu, một trường phái hay
một thời đại văn học” [10; 134]. Quan sát đại thể, dường như mười năm đầu
sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, ngôn ngữ văn xuôi nước ta

Khóa luận tốt nghiệp

23


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

mang giọng trần thuật chủ đạo là trầm tĩnh khách quan. Từ khoảng giữa thập
kỉ tám mươi nổi lên giọng phê phán, phân tích xã hội với sự phát triển ồ ạt của
dòng văn học chống tiêu cực. Giọng điệu này chứa đựng nhiệt tình sôi nổi,
nhu cầu đối thoại ráo riết về các vấn đề xã hội mà ý thức công dân vừa thức
tỉnh theo tinh thần dân chủ đổi mới. Sau đó, giọng phê phán trầm xuống và
hòa đồng trong rất nhiều giọng điệu.
Nói một cách khác, nếu như văn xuôi nước ta từ 1945 đến 1975 tương
đối nhất quán về giọng điệu ngợi ca, khẳng định, tin tưởng thì trước hiện thực
cuộc sống mới, văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 đã có sự đa dạng về giọng
điệu. Đó là giọng giễu nhại, hoài nghi, chất vấn, từng trải, chiêm nghiệm với
nhiều sắc thái, biên độ khác nhau. Ngay trong một tác phẩm cũng xuất hiện
những giọng nói, ngữ điệu khác nhau: Khi thì hoài nghi, chất vấn, đay đả, lúc
lại bỡn cợt, giễu nhại, vạch trần, coi thường mọi chuẩn mực. Sự phối kết
nhiều chất giọng cũng thể hiện rõ những cách tân của ngôn ngữ văn xuôi
đương đại so với giai đoạn trước.
Sự linh hoạt, phong phú của giọng điệu trần thuật cũng chính là nhu cầu
tự nhiên để người viết tự làm mới mình. Khái quát mà nói sự mới lạ, đa dạng
của giọng điệu cũng là phương tiện quan trọng để tác giả thể hiện một cách
sinh động cái đa đoan của con người, đa sự của cuộc sống.
Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản (tính chính
xác, tính hình tượng, tính cấu trúc, tính hệ thống, tính cá thể hóa) vừa là yếu
tố hình thức với ý nghĩa là phương tiện, chất liệu của văn học, vừa là nội dung
với ý nghĩa là cá tính, cảm quan, tư tưởng của nhà văn. Và trong sự đổi thay
của văn học sau 1975 nói chung và tiểu thuyết đương đại Việt Nam nói riêng,

ngôn ngữ nghệ thuật đã thực sự có nhiều đổi mới. Cùng với sự vận động tích
cực của tư duy văn học, ngôn ngữ tiểu thuyết ngày nay là thứ ngôn ngữ đậm
chất hiện thực đời thường, có sự tăng cường tính tốc độ, thông tin, triết luận

Khóa luận tốt nghiệp

24

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

và mang tính đa dạng về giọng điệu. Có thể thấy, sự đổi mới của ngôn ngữ
tiểu thuyết đương đại không nằm ngoài nỗ lực, khát vọng tái hiện một cách
sinh động thực tiễn xã hội đa dạng, phức tạp, bởi lẽ việc sáng tạo ngôn ngữ
văn học không bao giờ bắt đầu từ bản thân ngôn từ mà bắt đầu từ ý đồ phản
ánh của người nghệ sĩ.

Khóa luận tốt nghiệp

25

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT

NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH
Ngôn từ là tấm thảm mà người nghệ sĩ dệt nên trong toàn bộ chiều dài
tác phẩm văn chương. Nó bao gồm ngôn ngữ trần thuật – người kể chuyện và
ngôn ngữ nhân vật. Mỗi thành phần này có vai trò khác nhau nhưng lại hỗ trợ,
bổ sung cho nhau. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn
ngữ nhân vật giúp câu chuyện trở thành một chỉnh thể thống nhất, một sinh
thể nghệ thuật giúp bạn đọc hiểu hơn về nhân vật, về thế giới truyện, hiểu
được ý tưởng của nhà văn.
2.1. Đặc điểm của ngôn ngữ trần thuật
Ngôn ngữ trần thuật là con đường mà nhà văn truyền tải ý tưởng, quan
điểm của mình về các vấn đề của đời sống. Từ điển thuật ngữ văn học định
nghĩa: “... Ngôn ngữ người trần thuật là phần lời độc thoại thể hiện quan
điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả,
có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương
tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ... Ngôn ngữ người trần thuật chẳng
những có vai trò then chốt trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản
thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác
giả...” [10; 212 – 213]. Và có thể thấy trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh, ngôn ngữ trần thuật có nhiều điểm rất đáng chú ý, tạo nên sự thành
công của tác phẩm.
2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật thông qua các điểm nhìn
Trần thuật là một phương thức đặc trưng của các loại tác phẩm tự sự. Nó
cũng là yếu tố nghệ thuật quan trọng tạo nên tính hấp dẫn riêng cho tác phẩm

Khóa luận tốt nghiệp

26

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội



Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

văn học ở cả chiều sâu lẫn mặt cụ thể cảm tính. Trong cùng một nội dung, sự
kiện, tình tiết, nhà văn kể bằng các cách khác nhau sẽ có những ngôn ngữ trần
thuật khác nhau, tạo nên những tác phẩm khác nhau và có sức hấp dẫn khác
nhau. Có thể nói, ngôn ngữ trần thuật được thể hiện khá đa dạng trong tác
phẩm văn học. Nhiều khi nó được biểu hiện sinh động qua các điểm nhìn
nghệ thuật.
Trong sáng tác văn học, điểm nhìn là một yếu tố rất quan trọng bởi đó
là chính là vị trí, là kĩ thuật chọn chỗ đứng, là xuất phát điểm để nhà văn
quan sát hiện thực. Trong cuốn Văn học và thời gian, Giáo sư Trần Đình Sử
cho rằng: “Điểm nhìn có sự gắn với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác
giả và nó là: cái vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá bao gồm cả
khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lý, tâm lý, văn
hóa” [28; 87]. Văn học Việt Nam trước đây ít khi bàn về nghệ thuật tổ chức
điểm nhìn trần thuật. Bởi lẽ, hầu hết các tác phẩm tự sự đều được trần thuật
với điểm nhìn duy nhất: Điểm nhìn người kể chuyện, ngôn ngữ người kể
chuyện luôn luôn đồng nhất với nhà văn. Mãi đến thế kỉ XX với sự du nhập
của lí thuyết hiện đại Phương Tây, nhà văn và bạn đọc nước ta mới quan tâm
đến một loạt các khái niệm chỉ sự cách tân của tiểu thuyết hiện đại – trong đó
có điểm nhìn trần thuật. Và sự khác nhau trong điểm nhìn trần thuật trong
cùng một tác phẩm đã kéo theo sự phù hợp của ngôn ngữ trần thuật.
Đến với tiểu thuyết của Bảo Ninh, chúng ta nhận ra sự phong phú của
ngôn ngữ trần thuật từ các điểm nhìn trần thuật và nhu cầu đối thoại dân chủ
của độc giả. Hầu hết các nhân vật của tác phẩm dù chính hay phụ, dù nhân vật
trung tâm hay chỉ xuất hiện thoáng qua đều thể hiện một điểm nhìn trần thuật,
dưới một ngôn ngữ trần thuật của riêng mình. Điều này đã tạo nên sự phong
phú trong cách thể hiện của ngôn từ nghệ thuật.


Khóa luận tốt nghiệp

27

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

Ngôn ngữ người trần thuật chính là ngôn ngữ người kể chuyện. Đây là
hình tượng ước lệ trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện
được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Trong Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh, ta thấy xuất hiện hai nhân vật người kể chuyện: Người kể
chuyện xưng “tôi” và nhân vật Kiên. Nhân vật Kiên tự nhìn, tự kể lại cuộc
đời mình trong những năm tháng trước, trong và sau chiến tranh, và nhân vật
tôi kể lại quá trình sáng tác cuốn tiểu thuyết của anh – cuốn tiểu thuyết có
những khuôn mặt, những mảnh đời đã trở thành ám ảnh trong anh. Sự lồng
ghép giữa hai điểm nhìn trần thuật này chính là hình thức nhận thức lại, đánh
giá thêm về cuộc sống vốn không hề đơn giản chút nào. Hai người kể chuyện
này thực hiện những nhiệm vụ riêng, với thứ ngôn ngữ riêng, những xứ mệnh
nghệ thuật riêng nhưng cùng nhau trần thuật trọn vẹn cuốn tiểu thuyết.
2.1.1.1. Ngôn ngữ trần thuật qua điểm nhìn của nhân vật Kiên
Có thể dễ dàng nhận thấy, ngôn ngữ trần thuật trong Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh chủ yếu được hiện lên từ ngôi thứ ba – “Kiên” hoặc
“anh”. Tin cậy trao điểm nhìn trần thuật cho nhân vật là quan niệm rất mới
của Bảo Ninh về vai trò của nhân vật. Chọn cái nhìn trần thuật từ nhân vật
Kiên, một người mang thương tật bởi chiến tranh cả thể xác lẫn tâm hồn,
ngôn ngữ của Bảo Ninh đã góp phần nhìn nhận chiến tranh bằng con mắt của
người trong cuộc “cuộc chiến tranh của riêng anh”. Từ đó, qua ngôn ngữ
trần thuật, ta thấy chiến tranh đối với một người lính từng vào sinh ra tử khác

với chiến tranh trong con mắt của người chưa từng một lần chứng kiến cảnh
bom đạn nơi chiến trường. Bảo Ninh đã dựng lại cả cuộc chiến tranh qua nhân
vật Kiên với sự hủy diệt tàn bạo kinh khủng: “Thân thể dập vỡ tan tành”.
Dầy đặc những câu văn trần thuật ngôi thứ ba chủ thể đi kèm sát với nội động
từ “Kiên nghe kể” [23; 8], “Kiên lặng đi nhớ lại” [23; 13], Kiên nhớ” [23;
28], “Kiên nghĩ” [23; 47], “Kiên còn nhớ” [23; 101], “Kiên nhớ lại” [23;

Khóa luận tốt nghiệp

28

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

238]... Ngôn ngữ trần thuật ngôi thứ ba này mang đậm màu sắc chủ quan chứ
không như ngôn ngữ trần thuật thông thường là nặng về kể. Bởi vậy, nó giống
như một dòng chảy tự nhiên của ý thức. Kiên là một con người riêng biệt, một
cái tôi duy nhất giữa bao con người trong cuộc chiến. Kiên đứng ở hiện tại hồi
tưởng lại chuỗi ngày đã qua với những nỗi đau ám ảnh mãi không thôi. Đó là
những cơn mưa rừng bất tận, mưa ập xuống “lụt rừng”, là những cái chết thê
thảm, rùng rợn và khủng khiếp, là cơn mơ kinh hoàng của Can mà Kiên rùng
mình nhớ lại: “Hồn bơi ra khỏi xác biến thành con ma cà rồng đi hút máu
người”[23; 26]. Can chết khi anh bỏ đồng đội ra đi: “Cái xác chết lở loét, ốm
o như xác chết quạ rỉa, miệng nhét đầy bùn và lá mục, nom cực kì tởm...” [23;
32]. Có đồng đội đã không che giấu sự ghê tởm, khinh bỉ Can “Và thối quá
thể, cái thằng bê quay (đảo ngũ) chết tiệt ấy”[23; 32]. Nhưng Kiên đã lại âm
thầm thương bạn bởi anh hiểu Can hành động như thế không phải vì hèn nhát
mà mà vì anh muốn làm điều thiện “Tôi không sợ chết, nhưng cứ bắn giết thế

này thì chết hoại tình người” [23; 33].
Kiên đã viết về cuộc chiến tranh, về tình yêu của những người lính
bằng chính ngôn ngữ và nhịp đập trái tim của người trong cuộc. Những cuộc
hoang tình trong rừng đêm của trung đội trinh sát, anh là người chứng kiến
nhưng anh không lên tiếng, trái tim anh buộc anh phải im lặng. Được viết
bằng điểm nhìn như thế nên lời văn chứa đựng bao cảm thông: “Lí ra là chỉ
huy, anh cần ngăn chặn hiện tượng vô kỉ luật này, cần phải như người ta
thường nói, uốn nắn, chấn chỉnh, lập lại nề nếp, khuân khổ, đạo đức tác
phong... Song trái tim, trái tim của anh, trái tim thực thụ của những người
lính chiến không đời nào cho phép anh ra tay hành động như vậy. Không
nhưng năn nỉ anh mà nó buộc anh phải im lặng, buộc anh phải hết lòng cảm
thông chứ còn biết làm thế nào khác được, trước tiếng gọi man sơ, hoang dã
của tuổi thanh xuân...” [23; 32].

Khóa luận tốt nghiệp

29

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn

Nhìn chiến tranh bằng đôi mắt của người lính trực tiếp chiến đấu ở
chiến trường nên Kiên thấy được cả phần khốc liệt, lẫn đau thương, thê thảm,
rùng rợn và cả tình người chan chứa lòng nhân ái, đức hi sinh nơi ấy. Đó là
cái chết của “Tạo voi”, của “Tâm”, của “Hòa” – cô giao liên nhỏ đã chết để
giữ an toàn cho đồng đội. Viết về họ, nói về họ không phải ai khác mà chính
là Kiên. Điểm nhìn về chiến tranh tác giả trao cho chính Kiên – một người
lính binh nhì, giúp cho ngôn từ miêu tả chiến tranh trở nên chân thực với bao

thê thảm, rùng rợn, cái chết nhiều hơn cả sự sống.
Ngày vui chiến thắng cũng không thể xóa nhòa sự mất mát về nhân
hình, nhân tính, không thể xóa nhòa nỗi đau chiến tranh trong Kiên. Ngôn
ngữ trần thuật ngôi thứ ba đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Ngày Sài Gòn tràn
ngập cờ hoa chiến thắng, trong men say của bia rượu, chè chén nhộn nhịp,
Kiên vẫn cảm thấy không vui, anh luôn day dứt trước cảnh đây đó xác chết
nằm la liệt, ta địch lẫn lộn... Anh đã chứng kiến hành vi mất nhân tính của
đồng đội “Không chút nương tay, thằng khốn nạn lôi xác cô gái xuống bậc
tam cấp, tóc tai xõa tung, gáy và sọ xác chết nảy bình bịch như trái banh –
Trời ơi? Ai đó nấc lên?” [23; 111]. Tiếng nấc của ai đó, sự bàng hoàng của
Kiên, thái độ của người lính xe tăng là sự lên tiếng của nhân tính, tình người.
Ngôn ngữ của Bảo Ninh rất sắc sảo, linh hoạt khi trần thuật qua điểm
nhìn từ nhân vật Kiên. Ngòi bút của Bảo Ninh cũng tạo ra một điểm nhấn cho
cuốn tiểu thuyết, đó là – “nỗi buồn tình yêu”. Bạn đọc bị dòng ngôn ngữ tiểu
thuyết mê hoặc vào cuộc tình của Kiên và Phương, như được trực tiếp chứng
kiến nhân vật đang yêu, đang thổn thức, bồi hồi, đang khổ đau, hạnh phúc chứ
không phải qua lời người kể chuyện. Chẳng vậy mà nhà phê bình Đỗ Đức
Hiểu cho rằng: “Trong văn học Việt nam mấy chục năm nay, có thể Thân
phận tình yêu là quyển tiểu thuyết hay về tình yêu, quyển tiểu thuyết tình yêu
xót thương nhất” [13; 265]. Người đọc như hóa thân vào tình yêu của họ. Qua

Khóa luận tốt nghiệp

30

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Nguyễn Thị Phương Thảo – K32A Ngữ văn


đó, thấy được Bảo Ninh thật tài tình khi viết về mối tình bất diệt, nhiều hạnh
phúc nhưng cũng nhiều khổ đau của đôi trai gái trong chiến tranh ác liệt.
Không ai có thể nói về tình yêu như thứ ngôn ngữ của người đang yêu: “
Thân hình mềm mại, thơm mát và nóng hổi, chân thành và mù quáng, đầy
cuồng bách của Phương đã nhốt chặt anh vào” [23; 149]... “Kiên run rẩy,
đêm hè mát rượi, mà trán và lưng anh ướt mồ hôi. Tràn ngập nỗi sợ hãi và
lòng thương mến, anh xiết chặt eo Phương. Anh cảm thấy yếu đuối, mờ mịt.
Tình yêu. Sự tôn thờ quy phục. Anh không sợ. Nhưng anh không thể. Anh
không dám...”[23; 154]. Đó là Phương, là tình yêu của Phương và Kiên, của
buổi chiều tháng tư cô cùng anh bước vào cuộc chiến tranh đau đớn và ê chề
vật vã. Giông tố cuộc đời không thể xô Phương xuống vực mà nàng vẫn vươn
lên ngời sáng, vẫn lung linh trong sắc đẹp của thần vệ nữ, như một tác phẩm
điêu khắc mềm mại, như một bài thơ giữa những mư bom, cột lửa, những cột
khói đặc sánh... Tình yêu của Phương, khoảnh khắc bất tử ấy theo anh suốt
cuộc đời chinh chiến và tỏa hương trên những trang tiểu thuyết. `
2.1.1.2. Ngôn ngữ trần thuật qua điểm nhìn của các nhân vật khác
Chuyển điểm nhìn sang các nhân vật khác là hình thức tạo nên cái nhìn
nhiều chiều về hiện thực, tránh sự phiến diện... Bảo Ninh lúc thì trần thuật từ
phía Kiên, lúc lại trao điểm nhìn cho Can, Phán, cho nhân vật xưng tôi...
Ngôn ngữ trần thuật từ đó trở nên đa chiều hơn, khách quan hơn và gần với sự
thật hơn.
Người kể chuyện xưng “tôi” trình bày công việc sắp xếp lại chồng bản
thảo vô tình có được và tự bộc lộ suy tư của mình về Kiên và công việc của
Kiên. Nhân vật này hoàn toàn giấu mặt, từ đầu đến trang 281 không một lần
ta thấy xuất hiện ngôn ngữ người kể chuyện trực tiếp. Ngôn ngữ của người kể
chuyện ngôi thứ nhất là trung hòa, không bộ mặt, không sắc thái, không tình
cảm... Chủ thể trần thuật ở đây là Kiên (anh) chứ không phải là “tôi nghĩ”,

Khóa luận tốt nghiệp


31

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


×