Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Phong cách truyện ngắn thạch lam qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.44 KB, 76 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

Lời cảm ơn

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ nhiêt tình và chu
đáo của thầy cô giáo và các bạn sinh viên trong khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, tôi đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với đề tài: Phong cách truyện ngắn
Thạch Lam qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân
phận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS Phùng Minh Hiến
người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các
thầy cô trong tổ Lý luận văn học và các bạn sinh viên trong nhóm khoá luận đã giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để luận văn của tôi được hoàn thành
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2007.
Sinh viên
Nhữ Đình Tùng

1


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

Lời cam đoan

Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.
TS Phùng Minh Hiến


- Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
- Kết quả này không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đã được công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm .
Sinh viên
Nhữ Đình Tùng

2


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

mục lục
Trang
Phần mở đầu ...7
1. Tầm quan trọng của đề tài..........................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..........................................................................................8
3. Giới hạn của đề tài ....................................................................................................10
4. Phơng pháp nghiên cứu ............................................................................................11
5. Mục tiêu, nhiệm vụ của khoá luận ..........................................................................12
6. Đóng góp của khoá luận ...........................................................................................12

PHần nội dung 13
Chương 1. Cơ sở lí luận về phong cách ...13
1.1. Về phương diện từ ngữ của phong cách ...13
1.2. Một số quan niệm và cấu trúc phong cách nghệ thuật của nhà văn
trong nghiên cứu Lý luận văn học................................................................................14
1.2.1. ở nước ngoài .........................................................................................................14
1.2.2. ở trong nước ..........................................................................................................20

Chương 2. Những yếu tố biểu hiện phong cách truyện ngắn Thạch Lam
qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức
về thân phận....................................................................................................................23
2.1. Phong cách, một kiểu máy phát năng lượng nghệ thuật riêng ............................23
2.1.1. Thủ pháp miêu tả thiên nhiên để khám phá tâm lí nhân vật...............................23
2.1.2. Thủ pháp xây dựng tình huống bất hạnh................................................................24
2.1.3. Thủ pháp khắc hoạ những trạng thái cảm xúc ...................................................25
2.1.4. Sự tổng hợp các biện pháp nghệ thuật thể hiện như là thủ pháp thu hút
và thuyết phục độc giả ................................................................................................26

3


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

2.2. Phong cách tính cấu trúc của một kiểu sinh thể nghệ thuật.........................31
2.2.1. Tính hoàn chỉnh ở cấp độ chi tiết, hành động ...........31
2.2.2. Tính hoàn chỉnh ở cấp độ nhân vật ...........32
2.2.3. Tính hoàn chỉnh ở cấp độ tác phẩm ..........33
2.2.4. Tính hoàn chỉnh ở cấp độ nhóm tác phẩm ........35
2.3. Hệ thống giọng điệu kết quả của sự biểu hiện nghệ thuật đặc trưng..........35
2.3.1. Giọng điệu..........36
2.3.2. Sắc điệu .........37
2.4. Phong cách là kiểu kết hợp giữa không gian và thời gian nghệ thuật
mang màu sắc riêng...........38
2.4.1. Không gian nghệ thuật...........................................................................................38
2.4.1.1. Không gian hiện thực.................................................................................... .....38
2.4.1.2. Không gian vòng đời số phận. ........................................................................39

2.4.1.3. Không gian bóng tối............................................................................................40
2.4.1.4. Không gian bi kịch sau bi kịch. ..........................................................................40
2.4.2. Thời gian nghệ thuật .............................................................................................41
2.4.2.1. Thời gian hồi tưởng..................................................................................... .......41
2.4.2.2. Thời gian tâm trạng.............................................................................................42
2.4.3. Không gian hoà quyện thời gian và sắc màu của nó..............................................43
2.5. Tính chất nhiều chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật ..........................................43
2.5.1. Ngôn ngữ tác giả ...................................................................................................44
2.5.2. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................................44
2.5.3. Sự kết hợp giữa lời tác giả và lời nhân vật .............................................................45
2.6. Phong cách sự lĩnh hội riêng, lĩnh hội cách tân đối với thế giới .......................46
2.6.1. Cách nhìn nhận mới về con người ........................................................................46
2.6.2. Cách khai thác nguyên nhân để nhân vật tự ý thức về thân phận ......................47
2.7. Phong cách kiểu sáng tạo riêng đem lại màu sắc mới cho
thể văn ............................................................................................................................47

4


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

2.7.1. Cấu trúc cốt truyện đơn giản trong truyện ngắn Thạch Lam..............................48
2.7.2. Sự hoà quyện giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn.........................49
Chương 3. Đặc sắc phong cách truyện ngắn Thạch Lam qua nhóm tác phẩm
có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận
(so với Nam Cao ở nhóm tác phẩm tương ứng).............................................................51
3.1. Về yếu tố biểu hiện thứ nhất của phong cách ..........................................................51
3.2. Về yếu tố biểu hiện thứ hai của phong cách ...........................................................58

3.3. Về yếu tố biểu hiện thứ ba của phong cách ..............................................................62
3.4. Về yếu tố biểu hiện thứ tư của phonh cách ..............................................................64
3.5. Về yếu tố biểu hiện thứ năm của phong cách ..........................................................66
3.6. Về yếu tố biểu hiện thứ sáu của phong cách ............................................................68
3.7. Về yếu tố biểu hiện thứ bảy của phong cách ............................................................69

Phần kết luận .......................................................................................................71

thư mục tham khảo............................................................................................74

5


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

Phần mở đầu

1. Tầm quan trọng của đề tài
1.1. Tác phẩm văn chương đạt đến trình độ nghệ thuật cao, như tấm thảm kỳ
diệu, được dệt từ một số những chi tiết và từ ngữ miêu tả đối tượng [5;5].Trong vườn
hoa văn học Việt Nam, xuất hiện nhiều bông hoa tươi đẹp. Chen giữa những đoá hoa rực
rỡ muôn hồng ngàn tía có một loài hoa thanh khiết sắc hương hoa mộc. Việc tìm hiểu
phong cách nghệ thuật, với tư cách là một vấn đề cơ bản của Lý luận văn học, đó chính
là đề ra sự xem xét phân tích cấu trúc của chúng, đề ra việc tìm hiểu hệ thống của những
khái niệm, những phạm trù xác định những đặc tính, đặc trưng các tác phẩm nghệ thuật,
những đặc điểm của quá trình văn học. Khi nghiên cứu phong cách nghệ thuật, sẽ giúp
người nghiên cứu phát hiện được những nét độc đáo trong sáng tác nhà văn, đồng thời
trên cơ sở đó đánh giá đúng tài năng và vị trí của họ trong nền văn học dân tộc.

1.2. Lịch sử văn học nghiên cứu sự phát triển các sáng tác văn học hay nói cách
khác đó là lịch sử của những phong cách lớn. Phong cách không những là dấu hiệu
trưởng thành của một nhà văn, hơn thế nữa, khi nó nở rộ, thì đó chính là bằng chứng của
một nền văn học trưởng thành [12;483]. Vì thế, những tác gia tiêu biểu cùng với những
tác phẩm xuất sắc của họ luôn là đối tượng nghiên cứu cũng như dạy- học văn trong nhà
trường Phổ thông và Đại học. Trên thực tế, việc giảng dạy văn học trong nhà trường Phổ
thông chỉ chú ý đến việc khai thác nội dung tư tưởng và nội dung xã hội tác phẩm mà
chưa đề cập nhiều tới phong cách nhà văn. Vì vậy sự thụ cảm của độc giả với các tác
phẩm văn chương đã phần nào bị lược giản đi dẫn đến cách hiểu chưa đầy đủ và sâu sắc.
Bởi tác phẩm văn học xuất sắc thường được xem như một hiện tượng toàn vẹn [8;257].
Trên cơ sở đó một yêu cầu đặt ra, cách nhìn nhận về tác giả, tác phẩm sao cho đúng, đầy
đủ là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu văn học nói chung và giảng
dạy văn chương nói riêng.
1.3. Thạch Lam - một tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc góp phần cách tân và

6


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

hiện đại hoá nền văn xuôi quốc ngữ. Non mười năm cầm bút nhập làng văn, là một cây
bút chủ chốt của Tự Lực văn đoàn , với sự nghiệp sáng tác không mấy đồ sộ song bằng
tài năng, tấm lòng, nhiệt huyết yêu nghề, Thạch Lam đã tạo dựng cho mình một vị trí
đáng kể trong nền văn học hiện thực phê phán 1930-1945 .Cùng với Nam Cao, Nguyễn
Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thạch Lam trở thành một trong bốn cây bút bậc thầy về nghệ
thuật truyện ngắn. Mặt khác, xuất phát từ thực tế hiện nay, Thạch Lam là một tác giả
được đưa vào giảng dạy trong chương trình THCS, THPT đến Cao đẳng, Đại học. Do đó
việc tìm hiểu Phong cách truyện ngắn Thạch Lam qua nhóm tác phẩm có nhân vật

trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối
với công tác giảng dạy của mỗi giáo viên tương lai. Hơn thế nữa, nó giúp người làm
khoá luận nắm chắc được khái niệm phong cách cũng như các nhân tố quy định và
những yếu tố biểu hiện phong cách, đồng thời người viết có sự hiểu biết đúng đắn, khoa
học về tài năng cũng như giá trị tác phẩm của Thạch Lam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, ở nớc ta, số lượng công trình nghiên cứu về Thạch Lam khá phong phú,
đa dạng. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy một số tác giả đã bàn đến phong cách truyện
ngắn Thạch Lam:
2.1. Trước hết, tác giả Trần Ngọc Dung trong bài Phong cách truyện ngắn
Thạch Lam(Thạch Lam về tác gia và tác phẩm). Bài viết đã giới thiệu phong cách
truyện ngắn Thạch Lam về giọng điệu và cách sử dụng ngôn ngữ: Giọng điệu và ngôn
ngữ truyện ngắn Thạch Lam nhiều chất trữ tình gợi sự cảm thương trước số phận những
con người nhỏ bé, hiền lành và bất hạnh. Một giọng văn bình dị, tinh tế và đầy ưu ái
[1;234]. Từ đó tác giả đi đến khẳng định : Thạch Lam là cây bút đầu tiên có ý thức
khai thác chất thơ trong đời sống bình dị, thường nhật. Với ngòi bút giản dị, tinh tế lạ
thường, ngôn ngữ đặc biệt, trong sáng, đầy chất thơ, Thạch Lam góp phần nâng cao
trình độ truyện ngắn Việt Nam lên một bước mới. Tuy nhiên người viết chưa đi sâu vào
phân tích vai trò của các thủ pháp nghệ thuật trong việc làm nổi bật lên nét độc đáo trong
phong cách nhà văn.

7


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

2.2. Bên cạnh việc phát hiện giọng văn bình dị, tinh tế trong văn Thạch Lam,
tác giả Phạm Thị Thu Hương với bài viết Quan niệm nghệ thuật về con người trong

truyện ngắn Thạch Lam tiếp tục có những khám phá mới về phong cách truyện ngắn
Thạch Lam, về thân phận con người: Với một cách tiếp cận mới, việc mô tả thân phận
con người thông qua cảm giác thời gian, Thạch Lam đã tạo cho mình một dáng dấp
riêng, khẳng định một phong cách riêng [7;93].
2.3. Tìm hiểu phong cách truyện ngắn Thạch Lam về mặt không gian nghệ thuật
phải kể đến chuyên luận Truyện ngắn Thạch Lam - Đặc điểm không gian nghệ thuật
của tác giả Hồ Thế Hà. Trong bài viết này, tác giả đã có những phát hiện quan trọng về
phong cách Thạch Lam trong việc thể hiện tư tưởng và quan niệm nghệ thuật về con
người: Không gian nghệ thuật của Thạch Lam - Xét về ý nghĩa và giá trị nhận thức - Có
khả năng vượt cái khung cố định của không gian nhân vật ba chiều để mở ra một chiều
không gian vời vợi mang tình ngời cao cả - Tạo thành một không gian người đọc làm cho
họ cùng đau buồn, thảng thốt cùng chia xẻ với số phận của các nhân vật [3;102].
2.4. Tiếp xúc với văn Thạch Lam mỗi người sẽ tìm thấy sự hấp dẫn riêng, theo
G.S Phong Lê trong : Lời giới thiệu Tuyển tập thạch Lam thì sức hấp dẫn ở văn Thạch
Lam được nảy sinh từ cái đẹp ngôn từ, câu văn: Có lẽ không thể không dành vài lời về
đặc sắc của câu văn Thạch Lam. Đó là một lối văn nhuần nhị, tinh tế, gọn và gợi được
thật là rành rõ những trạng thái của sinh hoạt, cảm xúc và tâm hồn [10.25]. Gần gũi
với cách nhìn nhận của G.S Phong Lê, tác giả Phạm Phú Phong trong bài Thi pháp
truyện ngắn Thạch Lam (Thạch Lam về tác gia và tác phẩm) đã có một nhận xét xác
đáng: Thạch Lam biết đặt những câu, những từ đúng vị trí của nó và buộc nó hắt sáng
lên vấn đề, gợi lên một cách rõ ràng những hình tượng, những trạng thái cảm xúc của
tâm hồn [21.224]. Như vậy, cả hai tác giả đã có phát hiện rất sâu sắc trong cách dùng
từ, đặt câu của Thạch Lam. Tuy nhiên, việc phát hiện, khám phá các yếu tố biểu hiện
phong cách chưa sâu sắc, rõ ràng.
2.5. Cùng nói về những đóng góp này, các nhà nghiên cứu Hoàng Tiến, Hoàng
Quốc Hải tiếp tục có những khám phá về phong cách truyện ngắn Thạch Lam. Trong

8



Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

bài viết Những điều tôi học được ở Thạch Lam, Hoàng Tiến đánh giá rất cao việc sử
dụng ngôn ngữ của Thạch Lam: Nếu Nguyễn Tuân là ngời kiến trúc sư bậc thầy về
ngôn ngữ văn xuô,i thì Thạch Lam là thiên phú , là người thợ trời về ngôn ngữ Tiếng
Việt [18.438], và tác giả Hoàng Quốc Hải trong bài Tản mạn Thạch Lam có nhận
xét: Ngôn ngữ Thạch Lam giản dị tới mức tưởng như ai cũng có thể viết được nhưng đố
ai viết được như Thạch Lam, bởi sự giản dị ấy là đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ
[18.429]. Như vậy cả hai tác giả đều nêu được những đóng góp to lớn của nhà văn trong
việc cách tân truyện ngắn và nét đặc sắc trong ngôn ngữ văn xuôi Thạch Lam.
Từ việc điểm lại các công trình nghiên cứu về tác giả Thạch Lam, chúng tôi
rút ra một số kết luận:
1. Các công trình nghiên cứu về phong cách Thạch Lam khá phong phú và đa
dạng, song chưa có nhiều bài viết tập trung nghiên cứu về phong cách truyện ngắn Thạch
Lam (Đặc biệt theo quan niệm phong cách của viện sĩ M.B.Khrapchencô về nhóm tác
phẩm nhất định ). Vì vậy, việc tìm hiểu Phong cách truyện ngắn Thạch Lam qua nhóm
tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận là một đề tài
cần thiết có ý nghĩa lí luận thực tiễn quan trọng.
2. Truyện ngắn Thạch Lam mang một nét đặc sắc, độc đáo, không dễ tìm thấy ở
bất cứ một cây bút truyện ngắn nào: Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi
có một cách điệu thanh thản bình dị và sâu sắc. Văn Thạch Lam đọng lại nhiều suy
nghiệm nó kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời [26.119]
3. Giới hạn của đề tài
3.1. Về nội dung.
Với đề tài đã chọn, người viết sẽ tiến hành nghiên cứu phong cách truyện ngắn
Thạch Lam trong sự so sánh với nhóm tác phẩm tương ứng của Nam Cao. Hơn nữa,
nhằm làm nổi bật đặc sắc phong cách truyện ngắn Thạch Lam khi viết về người phụ nữ,
chúng tôi cũng đồng thời so sánh với nhóm tác phẩm thể hiện nhân vật đàn ông tự ý thức

về thân phận của ông.
Khoá luận đã bước đầu khảo sát và đưa ra khái niệm của Lý luận văn học hiện

9


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

đại: Khái niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn với một cấu trúc phong phú nhiều
bình diện.
3.2. Về tư liệu
3.2.1. Nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận của
Thạch Lam gồm:
1- Nhà Mẹ Lê
2- Cô hàng xén
3- Tối ba mơi
4- Hai lần chết
3.2.2. Nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người đàn ông tự ý thức về thân phận của
Thạch Lam gồm:
1- Đói
2- Cuốn sách bỏ quên
3- Trong bóng tối buổi chiều
4- Người lính cũ
3.2.3. Nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận của
Nam Cao gồm:
1- Dì Hảo
2- ở Hiền
3- Một đám cưới

4- Một bữa no
4. Phơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp hệ thống
Phương pháp này giúp người nghiên cứu chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố,
trong đó mỗi yếu tố có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, có sự liên hệ ảnh hưởng lẫn
nhau.
4.2. Phương pháp so sánh hệ thống.
Phương pháp này giúp người nghiên cứu so sánh cả một hệ thống bao gồm nhiều

10


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

yếu tố nhằm tìm ra giá trị độc đáo của hệ thống này so với hệ thống kia.
4.3. Phuơng pháp so sánh loại hình
Phương pháp này giúp người nghiên cứu tìm ra sự khác biệt giữa hai phong cách
truyện ngắn Thạch Lam - Nam Cao qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người
phụ nữ tự ý thức về thân phận.
5. Mục tiêu, nhiệm vụ của khoá luận
5.1. Mục tiêu của khoá luận
Khoá luận nhằm mục tiêu tìm ra sự độc đáo, đặc sắc trong phong cách truyện
ngắn Thạch Lam qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về
thân phận.
5.2. Nhiệm vụ của khoá luận
- Học tập và nắm vững được quan điểm của M.B.Khrapchencô về phong cách
nghệ thuật nhà văn.
- áp dụng lý thuyết phong cách đó vào sự việc phân tích và gọi tên những yếu tố

biểu hiện phong cách truyện ngắn Thạch Lam qua nhóm tác phẩm trung tâm là người
phụ nữ tự ý thức về thân phận.
- Chỉ ra đặc sắc phong cách truyện ngắn Thạch Lam qua nhóm tác phẩm đã dẫn.
- Tìm ra sự độc đáo trong phong cách truyện ngắn Thạch Lam so với Nam Cao
qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận.
6. Đóng góp của khoá luận
6.1. Nắm chắc khái niệm phong cách, vận dụng có sáng tạo nhằm làm nổi bật các
dấu hiệu biểu hiện phong cách truyện ngắn Thạch Lam qua nhóm tác phẩm có nhân vật
trung tâm là người phụ nữ tự ý thức về thân phận.
6.2. Chỉ ra và phân tích những nét độc đáo trong phong cách truyện ngắn Thạch
Lam qua nhóm tác phẩm đã dẫn. Qua đó, tác giả khoá luận muốn góp thêm một tiếng
nói khẳng định vị trí và vai trò của Thạch Lam trong nền văn học 1930-1945 nói riêng và
trong nền văn học Việt Nam nói chung.

11


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

chương 1
cơ sở lí luận về phong cách

1.1. Phong cách xét theo phương diện từ ngữ
1.1.1. Từ phong cách xuất hiện khá sớm, cách đây hơn 2000 năm, nó được dùng trong
hệ thống các thuật ngữ khoa học về nghệ thuật ở một số nước Châu Âu.
Xưa kia, người Hi Lạp dùng từ Stylos để chỉ một cái que đầu nhọn, đầu tù.
Người La Mã thì gọi là Stylus cũng để chỉ cái que đó, nhưng đầu nhọn dùng để viết và
đầu tù dùng để xoá trên một tấm nhỏ có xoa sáp. Đến người Pháp sử dụng chữ Style

nhưng ban đầu chỉ có nghĩa là nét chữ, sau có nghĩa là bút pháp với những đặc điểm
ngôn ngữ và văn thể. Và cuối cùng mới có nghĩa là phong cách như trong câu châm
ngôn phong cách là người của Buyphông mà Mác đã có lần nhắc đến.
1.1.2. Ngày nay, từ phong cách được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của
đời sống xã hội, có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về phong cách.
1.1.2.1. Trong thực tế đời sống sinh hoạt hàng ngày, phong cách là Những lối,
những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử tạo nên cái riêng của mỗi người,
hay một loại người nào đó [20;782] . Chẳng hạn như phong cách lãnh đạo, phong cách
sống giản dị, phong cách lao động mới, phong cách quân nhân.
1.1.2.2. Dưới góc độ ngôn ngữ học, phong cách là Dạng của ngôn ngữ sử dụng
theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó. Khác với những dạng khác về đặc điểm từ
vựng ngữ pháp, ngữ âm [20;782]. Ví như phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách
ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
1.1.2.3. Theo các nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật, phong cách là Những đặc
điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong các sáng tác của
một nghệ sĩ hay các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại [20;782]. Ví dụ như
phong cách một nhà văn, phong cách nghệ thuật.
Vì vậy, khi xem xét, nghiên cứu cần phân biệt rõ ba phạm trù của phong cách:

12


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

Phong cách sinh hoạt hàng ngày; Phong cách ngôn ngữ và Phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật.
1.2. Một số quan niệm về phong cách và cấu trúc phong cách nghệ thuật của nhà
văn trong nghiên cứu Lý luận văn học.

Trong giới nghiên cứu văn học hiện nay đang tồn tại rất nhiều những quan niệm,
định nghĩa khác nhau về phong cách. Cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất cao về thuật
ngữ này. Chỉ riêng ở Liên Xô từ khoảng năm 1960 trở lại đây đã có hàng trăm công trình
nghiên cứu về phong cách. Theo nghiên cứu của M.B. Khrapchencô thì Những định
nghĩa này xoè ra như cái quạt giữa sự thừa nhận phong cách như là một phạm trù lịch
sử, thẩm mĩ rộng nhất, bao quát sự nhìn nhận nó như những đặc điểm của tác phẩm văn
chương riêng lẻ [8;258 ].
Trong phạm vi khoá luận này, người nghiên cứu chỉ trích dẫn ra đây một số quan
niệm đúng đắn hơn cả về phong cách nghệ thuật.
1.2.1. ở nước ngoài.
Trong cuốn Cá tính sáng tạo nhà văn và sự phát triển văn học viện sĩ M.B.
Khrapchencô đã tập hợp, xem xét các định nghĩa khác nhau về phong có thể chia làm
bốn nhóm chính ( tương ứng với bốn góc độ nhìn nhận khác nhau).
1.2.1.1. Quan niệm của Đ. Likhachev và Ar. Grigôriav.
Trong một công trình nghiên cứu của mình, Đ. Likhachev đã khẳng định:
Phong cách nghệ thuật....kết hợp trong bản thân nó sự thụ cảm chung về hiện thực vốn
có ở nhà văn và phương pháp nghệ thuật được quy định bởi những nhiệm vụ mà nhà văn
đặt ra cho mình, với ý nghĩa đó, khái niệm phong cách có thể áp dụng vào những loại
nghệ thuật khác nhau và giữa chúng có thể có sự tương ứng đồng loại [8;258]
Gần gũi với cách hiểu về phong cách của Đ. Likhachev là quan niệm của Ar.
Grigôriav, theo ông: Phong cách không thể vô can với phương pháp, với thế giới quan,
với bút pháp, với cá nhân ngời nghệ sĩ, với cách hiểu của nghệ sĩ về thời đại, với vẻ đặc
thù dân tộc trong sáng tác của anh ta......phong cách là sự thống nhất cao của tất cả
những phạm trù đó [8;258].

13


Khoá luận tốt nghiệp


Nhữ Đình Tùng

Như vậy, cả Đ. Likhachev và Ar. Grigôriav đều hiểu phong cách theo nghĩa
rộng, đặt phong cách trong sự bao hàm cả phương pháp sáng tác, thế giới quan và cá tính
sáng tạo của người nghệ sĩ. Cho nên, cả hai cách hiểu trên về phong cách mang ý nghĩa
khái quát cao cho mọi loại hình nghệ thuật. Tuy nhiên, lại có chỗ không rõ ràng khi xem
xét những hiện tượng văn học. Không có sự phân biệt giữa phong cách và phương pháp
sáng tác. Chính vì vậy, cả hai quan niệm đều không tiến thêm được bước nào về định
nghĩa phong cách, về cái riêng của phong cách. Mặt khác, vì có sự lầm lẫn giữa phong
cách và phương tiện nên họ không nhấn mạnh được vai trò sáng tạo của phong cách
nghệ thuật cá nhân.
1.2.1.2. Quan niệm của V. Turbin và V. Jimunxky.
Một số nhà nghiên cứu thiên về lí giải phong cách theo các thuật ngữ ngôn ngữ
học. Chẳng hạn, theo V. Turbin trong một bài nghiên cứu đã nhận định rằng: Phong
cách là ngôn từ được xem xét trong mối quan hệ của nó với hình tượng, đó là tác động
qua lại thường xuyên giữa những khái niệm và ý nghĩa nảy sinh trong ngôn từ vốn đặt
vào một văn cảnh nghệ thuật. [8;259 ].
Tại một cực khác của cái quạt, V. Jimunxky cũng khẳng định rằng: Phong
cách nghệ thuật của nhà văn là sự biểu hiện thế giới quan của anh ta. Thế giới quan đó
được thể hiện trong những hình tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ. Bởi vậy không thể
nghiên cứu phong cách nghệ thuật của nhà văn trong tính mục đích, chức năng của nó
tách rời nội dung tư tưởng, hình tượng của tác phẩm. Đồng thời phong cách tác phẩm
không phải là tu từ học: đề tài, hình tượng, bố cục của tác phẩm văn học, nội dung nghệ
thuật của nó () Những yếu tố quan trọng của phong cách và có thể khá quan trọng bởi
chúng xác định cả những nguyên tắc nghệ thuật của việc lựa chọn chất liệu từ ngữ tức là
tu từ học hiểu theo nghĩa hẹp của từ đó [8;260].
Hai cách hiểu trên đã xem xét phong cách như một hiện tượng chủ yếu có tính
chất ngôn ngữ, dẫn đến việc đồng nhất phong cách nghệ thuật với phong cách ngôn ngữ.
Từ đó, người ta chỉ thấy được phương diện ngôn ngữ mà không thấy được phương diện
đối tợng của sự miêu tả nghệ thuật, giống như vai trò của sự phối hợp của các biện pháp


14


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

nghệ thuật trong việc tác động vào các giác quan con ngời. Hơn nữa, cả hai quan niệm
đều dẫn đến việc nghiên cứu những hiện tượng phong cách sẽ bị bó hẹp trong phạm vi
một tác phẩm riêng lẻ dễ rơi vào tình trạng thấy cây mà không thấy rừng. Nhưng thực
tế cho thấy phong cách bao giờ cũng được khái quát nên từ một nhóm tác phẩm nhất
định. Tuy nhiên, nếu người viết chú ý đến sự cách điệu riêng của từng nhà văn trong việc
sử dụng ngôn ngữ nhằm tác động thẩm mĩ ở người đọc thì sẽ mang tính chất toàn diện
hơn.
1.2.1. 3. Quan niệm của V.Kôvalev và L.Novichenko
Theo V.Kôvalev : Phong cách - đó là một sự thống nhất của chỉnh thể của nhà
văn ... đó liên hệ qua lại giữa những yếu tố trong hệ thống nghệ thuật của nhà văn, là sự
quy định lẫn nhau của những yếu tố đó [8;260]
Gần gũi với cách hiểu trên là quan niệm của L.Novichenko . Ông chỉ ra rằng:Phong
cách văn học hiểu theo nghĩa chung nhất là vẻ đặc thù trong những tác phẩm của nhà
văn (hoặc một nhóm nhà văn), vẻ đặc thù này được quy định bởi những đặc điểm có tính
chất đặc trưng về nội dung và hình thức tác phẩm ấy [8;260, 261].
Như vậy, cả hai quan niệm trên đã coi phong cách là sự độc đáo trong cả nội dung
và hình thức. Tuy nhiên, theo quan niệm đó vẫn chưa nêu rõ vai trò và công lao sáng tạo
của người nghệ sĩ trong việc sáng tạo những thủ pháp thu hút và thuyết phục độc
giả. Người ta sẽ đánh đồng giữa phong cách có tiềm năng sáng tạo lớn với phong cách có
tiềm năng sáng tạo nhỏ. Mặt khác, những từ như thống nhất, vẻ đặc thù trong tác
phẩm....theo M.B.Khrapchencô đó là những khái niệm mơ hồ, thậm chí ngay cả
những cụm từ những nét đặc trưng cũng không xác định, bởi trong quan niệm này

chưa đề cập đến tài năng người nghệ sĩ.
1.2.1.4. Khác với những cách hiểu, quan niệm trên về phong cách, hai tác giả
V.Đneprôv, Ya.Elxberg và nhiều nhà nghiên cứu khác lại quan niệm phong cách như là
hình thức toàn vẹn có tính nội dung.
Theo V.Đneprôv: Phong cách là mối liên hệ của những hình thức, mối liên hệ
đó bộc lộ thống nhất của nội dung nghệ thuật [8;261]. Phát triển quan niệm của

15


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

V.Đneprôv về phong cách , Ya.Elxberg nhận định rằng: Phong cách biểu hiện sự toàn
vẹn của hình thức có tính nội dung được hình thành trong sự phát triển, trong tác động
qua lại và trong sự tổng hợp các yếu tố của hình thức nghệ thuật, dưới ảnh hưởng của
đối tượng và nội dung tác phẩm, của thế giới quan nhà văn và phương pháp của ta vốn
thống nhất với thế giới quan...phong cách đó là sự thống nhất của hình thức nghệ thuật
[8;261].
Như vậy, hai quan niệm trên đã coi phong cách như hình thức và nội dung nghệ
thuật. Nhưng lại quá nhấn mạnh vai trò của hình thức , dẫn đến việc vi phạm nguyên tắc
về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của triết học duy vật biện chứng. Mặt khắc,
quan niệm này chưa bao hàm chất lượng thể hiện phong cách . Bởi các yếu tố tạo thành
hình thức tác phẩm chỉ là hình thức một tác phẩm riêng biệt trong khi phong cách là hiện
tượng bao trùm lên các tác phẩm nghệ thuật.
Trên đây là một số quan niệm tiêu biểu về phong cách (dẫn theo
M.B.Khrapchencô), bên cạnh những đóng góp quan trọng về mặt nghiên cứu Lý luận
văn học thì tất cả những quan niệm đó đều có hạn chế nhất định. Vì vậy cần có một quan
niệm đúng đắn hơn, toàn diện hơn và sâu sắc hơn cả về phong cách, phải khắc phục

những hạn chế đó và lí giải một cách xác đáng những đặc trưng của phong cách nghệ
thuật. Nó như một viên ngọc sáng lan toả và bao hàm mọi thứ ánh sáng và đó là một
lát cắt vào những vấn đề xã hội.
Viện sĩ M.B.Khrapchencô trong công trình nghiên cứu của mình (đã dẫn ở
trên), đã đa ra một quan niệm mới, một định nghĩa mới về phong cách. Định nghĩa của
ông về phong cách đã được đông đảo các nhà nghiên cứu phê bình ủng hộ và công nhận:
Phong cách cần phải được định nghĩa như phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh hình
tượng đối với cuộc sống như phương thức thuyết phục và thu hút độc giả. [8;279].
Để hiểu được quan niệm trên của M.B.Khrapchencô, chúng ta cần phải xem xét
ba bình diện quan trọng:
1. Những yếu tố tạo thành phong cách.
2. Những nhân tố quy định phong cách

16


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

3. Những yếu tố biểu hiện phong cách.
Một tác phẩm văn học có giá trị phải có tính toàn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh
về hình thức. Như vậy, những yếu tố cơ bản để tạo thành hình thức tác phẩm, đó là: kết
cấu - cốt truyện; các biện pháp nghệ thuật thể hiện hình tượng; lời nói nghệ thuật. Ba yếu
tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo nên một
sức mạnh tổng hợp: vừa khám phá, vừa đánh giá được một phạm vi của đời sống. Đồng
thời kết hợp với hình thức tác phẩm hoàn thiện (tức là hình thức phải thể hiện vừa rõ, vừa
đủ nội dung). Khi đó tác phẩm mới thành chỉnh thể thống nhất sinh động. Vì vậy, nếu
hình thức chỉ tồn tại ở một tác phẩm, thì phong cách là hiện tượng rộng hơn, bao trùm cả
nhóm tác phẩm. Bản thân các yếu tố tạo thành hình thức của tác phẩm không phải là

phong cách.
Trong công trình nghiên cứu của mình, M.B.Khrapchencô đã phát hiện và chỉ rõ
năm nhân tố quy định phong cách là:
1. Những đặc điểm của cá tính sáng tạo.
2. Sự phát triển về mặt sáng tác của người nghệ sĩ.
3. Cùng với thế giới quan của người nghệ sĩ là tính chất của bản thân đối
tượng sáng tác, vẻ đặc thù của những xung đột xã hội.
4. Sự định hướng bên trong của nhà văn nhằm vào nhóm độc giả.
5. Sự hình thành hoàn chỉnh bên trong của tác phẩm.
Như vậy năm nhân tố trên là những điểm quan trọng phân biệt cái có liên quan
đến phong cách hay không phải là phong cách hay phong cách nghệ thuật của người
nghệ sĩ:
M.B.Khrapchenco cũng chỉ rõ có bảy yếu tố biểu hiện phong cách như sau:
1. Phong cách, một kiểu máy phát năng lượng nghệ thuật riêng.
2. Tính cấu trúc của một kiểu sinh thể nghệ thuật.
3. Hệ thống giọng điệu - kết quả của sự biểu hiện nghệ thuật đặc trưng.
4. Không gian, thời gian và kiểu kết hợp không gian - thời gian mang màu sắc
riêng.

17


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

5. Tính chất nhiều chức năng của ngôn ngữ.
6. Phong cách, sự lĩnh hội riêng - lĩnh hội cách tân đối với thế giới.
7. Phong cách - kiểu sáng tạo riêng đem lại màu sắc mới cho thể văn.
Qua đó, chúng ta thấy rằng: Những nhân tố quy định phong cách chỉ đóng vai trò

là tác nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành phong cách chứ không bản thân phong cách;
còn những yếu tố biểu hiện phong cách mới chính là những dấu hiệu của bản thân phong
cách. Những nhân tố này như những điểm tựa, chìa khoá để đi tìm hiểu khai thác phong
cách nghệ thuật của người nghệ sĩ. Chính vì vậy khi tìm hiểu vấn đề phong cách chúng
ta cần phân biệt rõ hai phương diện này.
Theo cách định nghĩa của viện sĩ M.B.Khrapchencô về phong cách, thì chúng ta
cần phải quan tâm lưu ý đến những thuật ngữ phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh
hình tượng , phương thức thuyết phục và thu hút độc giả, coi đây là chìa khoá để tìm
hiểu quan niệm về phong cách của viện sĩ M.B.Khrapchencô.
Tuy vậy, không phải bất kì nhà văn nào cũng tự áp đặt quan điểm đó cho riêng
mình. Muốn tạo phong cách độc đáo cho chính mình thì họ phải tự đi tìm những phương
thức, những biện pháp nghệ thuật cho phép tổ chức, sắp xếp, sáng tạo nên hình tượng
nghệ thuật lôi cuốn, hấp dẫn độc giả. Nhưng cái gì là sự biểu hiện phương thức thuyết
phục và thu hút đó? Cách giải thích đúng đắn hơn cả là theo M.B.Khrapchencô:
Phong cách thuyết phục bằng cách thể hiện những đặc tính của sự vật; của những quá
trình hiện thực, của những tính cách con người [8;279]. Vì vậy, khi xem xét vấn đề
phong cách chúng ta cần quan tâm xem xét ba vấn đề sau:
Một là, quan tâm xem nhà văn thích thú khai thác mặt thẩm mĩ nào của sự vật
(cái đẹp, cái bi, cái hùng, cái hài, cái xấu).
Hai là, xem xét quá trình diễn biến cũng như sự biến đổi của hiện thực và tác
động lên nó.
Ba là, xem xét quá trình xây dựng những tính cách, những cá tính độc đáo.
Như vậy, từ cách hiểu về phương thức thuyết phục như trên, ta có thể khẳng
định: cái lôi cuốn của một phong cách không phải là sự mua vui, không phải là sự

18


Khoá luận tốt nghiệp


Nhữ Đình Tùng

trang điểm bên ngoài nào đó đối với thực chất của nó, mà là nội dung nghệ thuật bên
trong của tác phẩm ấy, phong cách ấy. Mặt khác, sự thống nhất giữa hai mặt sự biểu
hiện và sự thuyết phục không phải là một đại lượng tự động nảy sinh mà là thành quả
sáng tạo, là thước đo của tính nghệ thuật chân chính trong tác phẩm văn học.
1.2.2. ở trong nước.
Vấn đề phong cách từ khá lâu đã được giới nghiên cứu và phê bình văn học quan
tâm nghiên cứu. Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, một số nhà nghiên cứu ít nhiều
có bàn đến một vài khía cạnh khác nhau về phong cách nhưng chưa thật sâu sắc và đầy
đủ. Nổi bật là hai nhà nghiên cứu Hoài Thanh - Hoài Chân trong cuốn Thi Nhân Việt
Nam [23] đã có những đóng góp độc đáo trong phong cách của các nhà thơ mới 19321945. Ví như: Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở
như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, ảo não như Huy
Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên Và thiết tha rạo rực băn
khoăn như Xuân Diệu [23;34]. Hai ông đã đi đến kết luận: Từ người này sang người
khác. Sự cách biệt rõ ràngở đây đó chỉ làm giàu cho thi ca [23;34]. Qua đó, ta thấy
hai tác giả mới chỉ nhận ra những nét độc đáo về nội dung mà chưa thực sự chú ý đến
những cách tân hình thức của các nhà thơ mới. Từ đó các tác giả Thi Nhân Việt Nam
chưa đa ra một định nghĩa hay một quan niệm nào thật chính xác về phong cách. Do đó
vấn đề phong cách vẫn còn bỏ ngỏ.
Bước sang nửa sau thế kỷ XX, việc bàn luận về phong cách nghệ thuật mới bắt
đầu sôi nổi. Trong một số cuốn sách như: Từ điển văn học [9]; Từ điển thuật ngữ văn
học [22], giáo trình lí luận văn học dùng trong các Trường Đại học Tổng hợp và Đại
học Sư phạm do Hà Minh Đức, Phương Lựu, Nguyễn Văn Hạnh chủ biên [12] đã đưa
ra các khái niệm cơ bản nhất về phong cách. Trong các công trình nghiên cứu như: Tìm
hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc [16]; Nhà văn tư
tưởng và phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh [13]; Con mắt thơ của Đỗ Lai Thuý
[25] và một số bài viết nghiên cứu đăng trên Tạp chí văn học. Khi bàn về khái niệm này,
các tác giả có những quan niệm cách hiểu khác nhau về phong cách của mình. Tuy


19


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

nhiên, do giới hạn của khoá luận, người viết chỉ tập trung dẫn ra một số quan niệm tiêu
biểu và có ý nghĩa thực tế.
1.2.2.1. Theo giáo trình Lý luận văn học, phong cách được hiểu là chỗ độc đáo
về tư tưởng cũng như nghệ thuật phẩm chất thẩm mỹ thể hiện trong sáng tác của nhà văn
u tú [12.482]. Bên cạnh đó có quan niệm cho rằng: Phong cách sáng tạo văn học là
tổng thể những đường nét riêng biệt của một chân dung văn học, được nảy sinh trên cơ
sở một phương pháp sáng tác nhất định, đó là chiều sâu của bản chất nhất của một cá
tính sáng tạo, là những giá trị thẩm mỹ tối ưu mà tác giả, tác phẩm văn học, khuynh
hướng văn học, nền văn học, đã đạt được; là sức toả, sức phát sáng đối với bạn đọc
[2;257].
1.2.2.2. Trong cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều , G.S
Phan Ngọc đã liệt kê một loạt những cách hiểu phiến diện về phong cách từng tồn tại
trong đời sống cũng như trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật ở nước ta từ nhiều năm nay.
Ông viết: Có quan niệm đồng nhất phong cách với hình thức, và người ta nói đến
phong cách ở mọi bài văn. Có quan niệm đồng nhất hoá nó với một đặc điểm nổi bật
của hình thức và người ta nói đến phong cách trang trọng, phong cách châm biếm. Có
quan niệm đồng nhất hoá nó với từ ngữ và người ta nói đến phong cách toán học, phong
cách vật lý. Có quan niệm đồng nhất nó với thể loại và người ta nói đến phong cách tiểu
thuyết, phong cách kịch. Trên cơ sở đó ông đa ra một khẳng định về phong cách:
Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành
một cách lịch sử và chứa đựng giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại,
một thể loại. một tác phẩm, hay một tác giả [16;31].
Như vậy, cả hai quan niệm trên đều xem xét phong cách trong sự thống nhất hữu

cơ giữa nội dung và nghệ thuật. Trong cách biểu hiểu thứ nhất, phong cách được tiếp cận
tới bề sâu bản chất của nó, ở tính độc đáo và phẩm chất thẩm mỹ cần có. Tuy nhiên
phong cách được biểu hiện cụ thể ở yếu tố nào, phương diện nào thì các tác giả vẫn chưa
nêu ra được. Đến định nghĩa của GS. Phan Ngọc, ông đã xác định được tính cấu trúc một đặc trưng quan trọng của phong cách. Nhưng đó chỉ là một trong số những đặc trưng

20


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

cơ bản của phong cách mà viện sĩ M.B.Khrapchencô đã nêu ra trong công trình nghiên
cứu của mình. Mặt khác, với cách khai thác, khám phá phong cách của GS. Phan Ngọc
nghiêng về ngôn ngữ học và văn hoá vì vậy mà chưa có tính khái quát cao.
1.2.2.3. GS. Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại chân
dung và phong cách đã nhấn mạnh: Tôi hiểu phong cách nghệ thuật là một khái niệm
thuộc phạm trù thẩm mỹphong cách là một chỉnh thể nghệ thuật phong cách bao
gồm những đặc điểm độc đáo của các tác phẩm của một nhà văn từ nội dung đến hình
thứcTrong quá trình sáng tác của nhà văn, phong cách nghệ thuật của ông ta luôn
luôn chuyển từ tác phẩm này đến tác phẩm khác phong cách một khi đã định hình thì có
tính bền vững [14;8]. Bên cạnh đó tác giả đã chỉ ra các nhân tố quy định phong cách
nghệ thuật, đó là ...truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống, môi trường thiên nhiên, môi
trường văn hóa, thói quen suy nghĩ, cảm xúc trạng thái riêng của nhà văncó ảnh
hưởng lớn đến sự hình thành phong cách của một nhà văn thường lại là những ấn tượng
của ông ta về môi trường sống của mình từ tuổi ấu thơ [14;9].
Như vậy, GS. Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra quan niệm khá tiến bộ, hợp lý. Ông
cho rằng: Phong cách là sự độc đáo từ nội dung đến hình thức nghệ thuật qua hàng loạt
tác phẩm của một tác giả nhất định. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa bàn cụ thể về các yếu tố
biểu hiện phong cách, tiêu chí xác định và nhận diện phong cách.

Tóm lại, qua việc tìm hiểu và phân tích các quan niệm tiêu biểu khác nhau
về phong cách nghệ thuật cá nhân, chúng tôi rút ra một số nhận xét:
1. Việc nghiên cứu về phong cách đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Ngày
càng có nhiều quan niệm, nhiều định nghĩa tiếp cận gần hơn, đúng hơn đến bản chất của
phong cách nghệ thuật.
2. Trong hệ thống những định nghĩa phong phú khác nhau về phong cách, chúng
tôi nhận thấy định nghĩa của viện sĩ M.B.Khrapchencô là toàn diện, đúng đắn, sâu sắc
mang tính khoa học hơn cả. Vì thế, trong khoá luận này, người nghiên cứu thừa nhận và
đi theo hướng nghiên cứu của viện sĩ M.B.Khrapchencô về phong cách nghệ thuật của
nhà văn.

21


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

Chương 2:
Những yếu tố biểu hiện phong cách truyện ngắn
Thạch Lam (qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm
là người phụ nữ tự ý thức về thân phận)

2.1. Phong cách, một kiểu máy phát năng lượng nghệ thuật riêng.
Những cấu trúc mới về phong cách thường gắn liền với sự tiến triển về mặt sáng
tạo của nhà văn, với sự thay đổi cách cảm thụ cuộc sống và phương pháp nghệ thuật của
nhà văn [8;274]. Do đó phong cách giữ vai trò tổ chức rất quan trọng đối với những
chỉnh thể nghệ thuật Tác phẩm văn học chỉ trở thành một hiện tượng nghệ thuật khi nó
chứa đựng năng lượng của tác động thẩm mĩ, phong cách như phương thức biểu hiện
cách chiếm lĩnh hình tượng đối với cuộc sống như phương thức thuyết phục và thu hút

độc giả [8;279]. Thủ pháp thu hút độc giả là biện pháp qua hệ thống hình tượng nghệ
thuật và những thủ pháp nghệ thuật được nhà văn vận dụng theo cách riêng nhằm khám
phá đối tượng. Không chỉ thu hút độc giả, tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa khi nó
thuyết phục độc giả tin và hành động theo. Thuyết phục là sự thể hiện những đặc
tính của sự vật, quá trình thực hiện hay tính cách, cá tính nhân vật, qua đó nhằm mục
đích tác động sâu sắc tới trí tuệ, tình cảm người đọc.
Trong nhóm tác phẩm thể hiện hình tượng người phụ nữ tự ý thức về thân phận,
năng lượng nghệ thuật riêng của phong cách Thạch Lam chứa đựng trong những thủ
pháp nghệ thuật sau:
2.1.1. Thủ pháp miêu tả thiên nhiên nhằm khám phá tâm lí nhân vật.
Với mục đích thu hút và thuyết phục độc giả, nhà văn đã sử dụng linh hoạt
những trạng thái cảm xúc, cảm giác nhân vật thông qua việc miêu tả thiên nhiên. Thiên
nhiên trong truyện ngắn Thạch Lam được biểu hiện là thiên nhiên của tâm trạng và thích
ứng với tâm trạng nhân vật. Tác giả không đi vào miêu tả ngoại hình mà tập chung miêu
tả ngoại cảnh, miêu tả thiên nhiên nhằm biểu hiện những biến đổi tinh vi trong tâm trạng

22


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

nhân vật trước hoàn cảnh cuộc sống.
Đọc Cô hàng xén nhà văn miêu tả thiên nhiên rất thực, trong làng ngõ đã
tối, trước đình sân gạch rộng đầy bóng tối và yên lặng khiến cô suýt va phải một
người đi ở ngõ xa hay cái vòng của rặng tre làng Bằng tăm tối và dày đặc đã khơi dậy
trong cô tâm trạng buồn rầu khi nhìn thấu cả cuộc đời mình từ tuổi trẻ đến già toàn
những khó nhọc và lo sợ. Hình ảnh ngõ tối đã khắc hoạ tâm trạng của Tâm thêm
buồn bã tủi cực và khắc khoải. Nó gợi nhiều cảm xúc cho người đọc. ở Nhà mẹ Lê

nhà văn đã miêu tả cái giá lạnh mùa đông cùng ngôi nhà tồi tàn, toan hoang của mẹ con
bác Lê. Nếu cuộc sống càng vất vả, nghèo khổ, tù túng bao nhiêu, thì tâm trạng đau đớn,
tủi nhục của người mẹ nghèo càng thêm thấm thía bấy nhiêu. Trong tác phẩm Tối ba
mươi, là tâm trạng cô đơn, buồn tủi của hai cô gái giang hồ được hiện lên qua khung
cảnh cuộc sống chật chội trong nhà săm, tiếng pháo giao thừa và trong không khí
của đêm ba mươi làm hai chị em cảm thấy trơ trọi quá.
Như vậy, đây là một thủ pháp vô cùng mới mẻ và độc đáo được Thạch Lam sử
dụng thành công đã mang đến sự sáng tạo riêng trong phong cách của ông như một chiếc
máy phát năng lượng thẩm mĩ nhằm thu hút và thuyết phục độc giả.
2.1.2. Thủ pháp xây dựng tình huống bất hạnh.
Mỗi tác phẩm văn chương thường được ví như lát cắt của đời sống xã hội, đi
vào khám phá cuộc sống ở nhiều chiều nhất định. Đọc truyện ngắn Thạch Lam, người
đọc không bắt gặp kiểu tình huống mang tính chất bất ngờ, éo le, hay những tình huống
tạo xung đột quyết liệt, kịch tính, mà là những tình huống trữ tình không nhằm mở ra
một cái thế thúc đẩy một thứ hành động thông thường của nhân vật phát triển mà nhằm
thúc đẩy một thứ hành động khác hành động tâm lí nghĩa là nhằm dấy lên trong lòng
các nhân vật những cảm xúc, cảm tưởng nhiều khi rất đột xuất, riêng tư...Tuỳ từng
truyện, tuỳ hạng người mà nhân vật được đặt vào những kiểu tình huống khác nhau
[24;16]. Nhân vật trong kiểu tình huống này là những cảnh đời lam lũ, đáng thương,
sống nghèo khổ trong sự mòn mỏi và cam chịu số phận bất hạnh. ở một thời điểm nào
đó, những khó khăn, vất vả hằng ngày đè nặng hơn bao giờ hết khiến nỗi bất hạnh càng

23


Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

thê thiết, đau đớn hơn . Từ đó nhân vật tự ý thức về thân phận mình, gia đình mình.

Trong truyện ngắn Nhà mẹ Lê, cuộc đời mẹ Lê là cả một chuỗi ngày dài trong
nghèo khổ Từ lúc còn bé đến bây giờ chỉ toàn là những ngày đau khổ, nhọc nhằn,
sinh ra trong đói nghèo, lớn lên, lấy chồng và sinh đợc đàn con thì cuộc sống càng cơ
cực, bần hàn hơn. Trong sự bất hạnh ấy, người phụ nữ đã tự ý thức được thân phận đau
đớn, xót thương cho đàn con rách rới, đói khát. Còn trong truyện ngắn Cô hàng xén ,
cô Tâm xinh đẹp suốt đời sống trong lo âu và khó nhọc. ở tác phẩm Tối ba mơi, hai cô
gái Huệ và Liên trong căn nhà săm chỉ có một mình, họ đã bật khóc trong căn phòng bẩn
thỉu, chật hẹp, tối tăm. Và trong truyện Hai lần chết cô Dung cũng nhận ra rằng: lần
này về nhà chồng nàng mới hẳn là chết đuối. Chết không bấu víu vào đâu được.
Có thể nói, đặt nhân vật vào những tình huống cuộc đời bất hạnh, nhà văn đã
diễn tả những cảm xúc tâm trạng chung quy là buồn và chua xót đau đớn một cách thấm
thía. Chúng tạo ra một cảm giác bế tắc, bất lực không có lối thoát cho số kiếp con người.
Dường như những người phụ nữ ấy cả cuộc đời luôn hứng chịu mọi bất hạnh dồn dập.
2.1.3. Thủ pháp khắc họa những trạng thái cảm xúc.
Thạch Lam quan niệm Thiên chức nhà văn cũng như những chức vụ cao quý
khác phải nâng đỡ những gì tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn
[28;21]. Lật từng trang văn Thạch Lam, người đọc bắt gặp một thế giới vô cùng phong
phú với những trạng thái cảm xúc, những chuyển biến tâm hồn nhân vật trước ngoại
cảnh.
Nhân vật Tâm trong Cô hàng xén là trường hợp tiêu biểu. Mở đầu truyện là một
cảm giác chắc dạ và ấm cúng trong lòng trên đường trở về nhà. Tiếp đó là cảm giác
vui vẻ và nảy nở trong thâm tâm những ý muốn tốt đẹp cho gia đình nhưng kết thúc
tác phẩm lại là cảm giác mệt nhọc và lo sợ ngày nọ dệt ngày kia như một tấm vải thô.
Hay Huệ và Liên Tối ba mơi thì đó là cảm giác tiếc nuối vô hạn quá khứ vui vẻ, đầm
ấm hạnh phúc, đối lập với hiện tại chỉ toàn là nỗi xót xa, tủi cực, thất vọng chán
chường. Đến Nhà mẹ Lê là cảm giác bao trùm trong cái đói miếng ăn. Bác Lê vất vả,
tất tởi suốt quanh năm ngày tháng để muôi mười một đứa con. Trong những ngày đói

24



Khoá luận tốt nghiệp

Nhữ Đình Tùng

kém bác luôn nghĩ tìm cách nào khiến đàn con mình khỏi chết đói. Tới truyện ngắn Hai
lần chết là cảm giác chán nản và lạnh lẽo của Dung khi phải quay về nhà chồng. Để
rồi cô hiểu rằng: chết không bấu víu vào đâu được. Chết không có ai cứu vớt nàng ra
nữa.
Như vậy, với thủ pháp nghệ thuật khắc hoạ những trạng thái cảm xúc, Thạch
Lam đã khơi dậy vào tâm lí người đọc niềm xót thương, chia sẻ. Đặc biệt, nó còn thu
hút và thuyết phục độc giả bởi mọi biến thái tinh vi trong tâm trạng con người . Biệt
tài của ông là sự phát hiện và miêu tả một cách tỉ mỉ và sâu sắc những biến đổi của
nhân vật Ngòi bút Thạch Lam thường hướng vào thế giới bên trong của cái tôi. Với sự
phân tích cảm giác tinh tế [9;346].
2.1.4. Sự tổng hợp các biện pháp nghệ thuật thể hiện như là thủ pháp thuyết
phục và thu hút độc giả.
Có nhà nghiên cứu nhận xét : Tác phẩm văn chương là đứa con tinh thần của
người nghệ sĩ. Việc xây dựng hình tượng văn học mang dấu ấn riêng của người nghệ sĩ
đòi hỏi nhà văn phải biết vận dụng phối hợp các biện pháp nghệ thuật sao cho mỗi hình
tượng hiện lên trong tính toàn vẹn của nó. Trong nhóm tác phẩm đã dẫn, Thạch Lam sử
dụng tổng hợp các biện pháp nghệ thuật như một nguồn năng lượng thẩm mĩ riêng
giúp người đọc tiếp cận và hiểu rõ các tác phẩm của ông. Đúng nh Sacques Beorel đã
quan niệm: Mọi nghệ thuật đều là sự tìm tòi.
2.1.4.1. Biện pháp tả.
GS. Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét : Thế giới nhân vật của Thạch Lam bao gồm
những người nghèo khổ đời sống cơ cực bế tắc, tương lai mù mịt... [15;148]. Tả là biện
pháp nghệ thuật diễn tả bằng ngôn ngữ các hành động và sự kiện về nhân vật. Qua đó
người đọc có thể hình dung ra một cách rõ nét về đời sống. Tả vừa thuyết phục bằng
việc tạo ra cái vật chất bên ngoài hình tượng vừa thu hút độc giả thông qua sự cảm

nhận hình tượng bằng các giác quan. Qua nhóm tác phẩm kể trên, ta thấy ngòi bút Thạch
Lam tập trung khắc sâu hơn khi miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật. Từ đó, mỗi hình
tượng hiện lên rõ nét thông qua các trạng thái cảm xúc.

25


×