Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Thế giới nghệ thuật trong tập thơ ánh trăng của nguyễn duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.67 KB, 76 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------***----------

VŨ THỊ LOAN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TẬP THƠ ÁNH TRĂNG
CỦA NGUYỄN DUY

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2010

Vũ Thị Loan

1

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2


KHOA NGỮ VĂN
-----------***----------

VŨ THỊ LOAN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TẬP THƠ ÁNH TRĂNG
CỦA NGUYỄN DUY

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
ThS. LA NGUYỆT ANH

HÀ NỘI - 2010

Vũ Thị Loan

2

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tập thơ
Ánh trăng của Nguyễn Duy”, tác giả khóa luận đã nhận được sự giúp đỡ của

các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam và
đặc biệt là Thạc sỹ - Giảng viên La Nguyệt Anh – người hướng dẫn trực tiếp.
Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn
trân trọng nhất tới các thầy cô.

Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Vũ Thị Loan

Vũ Thị Loan

3

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
Khóa luận “Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Ánh trăng của Nguyễn
Duy” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người
đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của Thạc sỹ - Giảng viên La Nguyệt Anh.
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào.

Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên


Vũ Thị Loan

Vũ Thị Loan

4

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2

3. Mục đích nghiên cứu

6


4. Nhiệm vụ nghiên cứu

6

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7

6. Phương pháp nghiên cứu

7

7. Đóng góp của khóa luận

7

8. Bố cục khóa luận

7

NỘI DUNG

8

Chương 1. Thế giới hình tượng trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy 8
1.1. Hình tượng cái tôi trữ tình nhà thơ

8


1.1.1. Hình tượng cái tôi trữ tình

8

1.1.2. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy

10

1.1.2.1. Cái tôi giàu sức sống, luôn hướng tới cái đẹp

10

1.1.2.2. Cái tôi trăn trở suy tư trước cuộc đời

16

1.2. Hình tượng người lính

21

1.2.1. Người lính nơi chiến trường

21

1.2.2. Người lính sau hòa bình

23

1.3. Hình tượng thời gian và không gian nghệ thuật


25

1.3.1. Thời gian nghệ thuật

26

1.3.1.1. Thời gian hiện tại gắn với cuộc sống chiến trường

26

1.3.1.2. Thời gian hiện tại gắn với cuộc sống đời thường

29

1.3.1.3. Thời gian quá khứ gắn với những hoài niệm

32

Vũ Thị Loan

5

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.3.2. Không gian nghệ thuật


35

1.3.2.1. Không gian hiện thực chiến trường

36

1.3.2.2. Không gian hiện thực đời thường

38

1.3.2.3. Không gian hoài niệm

40

Chương 2. Một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu

42

2.1. Thể thơ

42

2.1.1. Nhận xét chung về thể thơ

42

2.1.2. Thể lục bát trong thơ Nguyễn Duy

43


2.2. Giọng điệu thơ

49

2.2.1. Giọng điệu tự nhiên thiết tha sâu lắng

50

2.2.2. Giọng điệu lời ru

52

2.3. Ngôn ngữ thơ

55

2.3.1. Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày

56

2.3.2. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính

61

KẾT LUẬN

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO


69

Vũ Thị Loan

6

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1.

Khái niệm thế giới nghệ thuật thuộc vấn đề “thi pháp học”. Theo

“Từ điển thuật ngữ Văn học”: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính
chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng
tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư
tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người,
mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy”. Nó có thể xuất hiện trong đời sống con
người, ở trong đầu của nghệ sĩ khi sáng tạo nên tác phẩm xuất sắc mà không
phải là trong đầu nhà triết học. Như vậy bản chất của thế giới nghệ thuật là đề
cập đến vấn đề văn học thể hiện, đó là con người, không gian, thời gian, là
cảnh, là tình…. Những yếu tố ấy được nhìn qua lăng kính của người nghệ sĩ

mang tính hiện thực cuộc sống mà không hoàn toàn miêu tả, sao chép lại.
Điều này khẳng định văn học là bức tranh phản ánh cuộc sống nhưng luôn
chứa đựng sự hấp dẫn đối với người đọc. Mỗi thế giới nghệ thuật tương ứng
với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới giúp ta hình
dung tính độc đáo trong tư duy sáng tạo và cá tính sáng tạo của nghệ sỹ.
Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu
tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật. Mỗi cấp độ, yếu tố này lại có thể là một
chỉnh thể nhỏ hơn được đặt trong những mối quan hệ biện chứng nhất định,
xâu chuỗi với các yếu tố khác. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu
quy luật của từng loại thế giới nghệ thuật, sự sáng tạo của chủ thể, quan niệm
về nghệ thuật, cuộc sống, nhân sinh… của người nghệ sĩ. Chọn đề tài: “Thế
giới nghệ thuật trong tập thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy”, chúng tôi mong
muốn góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu những sáng tạo độc đáo cũng
như những đóng góp của Nguyễn Duy trong thơ cho nền thi ca hiện đại.

Vũ Thị Loan

7

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nguyễn Duy là nhà thơ của những vẻ đẹp đời thường, những giá

trị tưởng khiêm nhường mà bền vững như cây tre Việt Nam, như cọng rơm

“xơ xác gầy gò” mà tỏa ra hơi ấm “nồng nàn như lửa”… Chính điều đó đã
chi phối đến việc xây dựng thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy.
Sau cuộc thi thơ năm 1972 – 1973 của tuần báo Văn nghệ, tên tuổi của
Nguyễn Duy đã trở nên quen thuộc với giới thơ và các nhà nghiên cứu phê
bình văn học.
Năm 1985, với giải A về thơ, tập thơ “Ánh trăng” đã đánh dấu mốc
quan trọng trong chặng đường sáng tác thơ ca của Nguyễn Duy.
Hiện nay, thơ ca Nguyễn Duy được đưa vào giảng dạy ở các cấp học từ
Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông đến các trường Cao đẳng, Đại học.
Nghiên cứu tìm hiểu thơ Nguyễn Duy nói chung và tập thơ “Ánh trăng” nói
riêng sẽ góp phần thiết thực vào việc giảng dạy trong nhà trường.
Đó là những lý do chính khiến chúng tôi lựa chọn đề tài khóa luận:
“Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy”.
2. Lịch sử vấn đề
Từ sau cuộc thi thơ năm 1972 - 1973 của tuần báo Văn nghệ, Nguyễn
Duy đã được nhiều cây bút nghiên cứu phê bình văn học chú ý. Có thể kể đến
các nhà nghiên cứu tên tuổi như Hoài Thanh, Lê Trí Viễn, Lê Đình Kỵ… các
nhà văn, nhà thơ lớn như Chế Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Quang Sáng…
Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá cao những đóng góp của Nguyễn Duy.
Nhà phê bình Hoài Thanh ngay sau khi “Đọc một số bài thơ của
Nguyễn Duy” đã có những nhận xét xác đáng về thơ Nguyễn Duy. Ông nhận
thấy ở thơ Nguyễn Duy chất quê mặn mà, đằm thắm trong những hình ảnh
“quen thuộc mà không nhàm”, đã thể hiện được “cái cao đẹp của những cuộc
đời không tuổi không tên”. Nhà phê bình khẳng định một số bài thơ của

Vũ Thị Loan

8

K32D – Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nguyễn Duy “đậm đà phong cách Việt Nam, giọng thơ chân chất, tình thơ
chắc, ý thơ sâu”[20, 211].
Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã ghi nhận ở nhà thơ trẻ Nguyễn Duy
“một hồn thơ trữ tình” khi “nói về đời sống bộ đội” và “chất dân gian đằm thắm
của một điệu cảm xúc và cả ở lối phô diễn”[8, 105] . Vẻ đẹp của người lính trong
thơ Nguyễn Duy được thể hiện rõ qua“những suy nghĩ về đất nước quê hương và
cuộc sống bình dị hằng ngày tạo trong thơ anh một chiều sâu tâm trạng”[7, 123].
Sau “Cát trắng”, “Ánh trăng” ra đời chứng tỏ sự cứng cỏi của Nguyễn
Duy. Thơ Nguyễn Duy được quan tâm nhiều hơn, các bài viết cũng ở phạm vi
rộng và sâu hơn.
Lê Quang Hưng viết bài “Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng” giới thiệu
cho bạn đọc diện mạo của tập thơ cùng những bước tiến dài của người làm
thơ. Tác giả chỉ ra thành công của Nguyễn Duy ở cách dựng tứ thơ, cho rằng
nguyên nhân quyết định của sự thành công đó là ở “độ chín của cảm xúc tình
cảm”. Đồng thời tác giả khẳng định chất ca dao đậm đà trong thơ Nguyễn Duy:
“Nhiều bài thơ trong Ánh trăng đậm đà ca dao, nhiều đoạn thơ lục bát nhuần
nhị, ngọt ngào khiến người ta khó phân biệt đấy là ca dao hay là thơ”[13, 291].
Về bài thơ tiêu biểu mà Nguyễn Duy lấy làm tiêu đề cho cả tập thơ, bài
thơ Ánh trăng, tác giả Nguyễn Bùi Vợi đã nhận thấy ý nghĩa lớn lao mà tác
giả gửi trong đó: “Bài thơ đã dừng nhưng lẽ đời, tình người vẫn vấn vương
cùng người đọc”[26].
Nếu Nhị Hà tìm thấy chất xốn xang của “chất nhựa tình” ứa ra từ câu
chữ qua bài Xuồng đầy thì Hoàng Nhuận Cầm lại thấy giọng điệu lời ru “vừa
hấp dẫn vừa tinh quái hóm hỉnh trong một cái nhìn tinh tế như không có gì

mà lại có gì”[3, 6].
Lê Quang Trang trong “Đọc Ánh trăng” chú ý nhiều đến cách sử dụng
chi tiết. Tác giả viết: “Những chi tiết chân dung người chiến sĩ, người mẹ,

Vũ Thị Loan

9

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

người cha… không chỉ nhằm dựng cảnh mà để nói lên tâm trạng, hiện thực,
suy nghĩ của một lớp người, một thời đại”. Ngoài ra, tác giả còn nhận thấy
“cái mới của tình cảm, cái bạo trong suy nghĩ ở thể thơ lục bát”, cái “nhịp
thơ thong thả, phóng khoáng ở những thể thơ khác” và cách láy lại từ vừa
làm tăng hiệu quả câu thơ vừa tạo ấn tượng, gợi mở cảm xúc vừa góp phần
làm cho câu thơ “chất chứa men như rượu càng uống càng say”[22,199, 201].
Tế Hanh và Từ Sơn đánh giá cao những bài thơ của Nguyễn Duy viết về
người lính trên những nẻo đường chiến tranh: “Những câu thơ anh viết về bộ đội,
về cuộc đời quân nhân vẫn là những câu thơ thấm thía nhất”[10, 206].
Lại Nguyên Ân trong bài viết: “Tìm giọng mới thích hợp với người
thời mình” đã chú ý đến “tiếng cười khúc khích, giọng bông lơn bỡn cợt ngay
trong những dòng thơ trữ tình” và sắc giọng mới “thủng thẳng ngang ngạnh và
ương bướng”[1, 205] trong thơ Nguyễn Duy. Bên cạnh đó tác giả nhận thấy nét
riêng trong thơ lục bát của Nguyễn Duy “cái nhịp thông thường êm ngọt thì
hẳn không còn nguyên. Phải chăng anh đang văn xuôi hóa thơ mình cả trong

ngôn ngữ và cảm xúc”.
Lê Quang Hưng tìm hiểu thơ Nguyễn Duy ở cách dựng tứ “từ những khoảnh
khắc những câu chuyện rất riêng tư”. Cách dựng tứ này đã tạo nên một phần “chất
dân gian trong thơ Nguyễn Duy”. Tiếp cận từ góc độ hình tượng tác giả viết: “Hình
tượng thơ là sự kết hợp giữa cụ thể và suy ngẫm, giữa riêng và chung, cảm xúc đằm
nén gây được sự đồng cảm”. Tác giả nhấn mạnh: “Nguyễn Duy rất chắc tay trong
thơ khi dựng tứ và biết tiết kiệm lời, lựa chọn chữ khi thể hiện”[13, 156, 158].
Tính đến năm 1987 thì người viết về Nguyễn Duy đầy đủ hơn cả là
Nguyễn Quang Sáng. Nhà văn khẳng định sự thành công của Nguyễn Duy
trên nhiều phương diện như đề tài, thể loại, ngôn ngữ…. Tìm hiểu thơ lục bát
Nguyễn Duy, tác giả nhận ra “sự chuyển động biến đổi trong câu chữ”, “từ
nội tâm mà ứa ra”, việc vận dụng, chắt lọc rất tinh tế ngôn ngữ đời thường để

Vũ Thị Loan

10

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

tạo ra lời thơ và làm cho tiếng Việt thêm giàu đẹp. Tác giả viết: “Thơ Nguyễn
Duy đậm tính dân tộc và nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian, lời thơ đơn sơ
gần với khẩu ngữ. Tư duy thơ thì hiện đại, hình thức thơ thì phảng phất phong
vị cổ điển Phương Đông”[16, 96].
Vũ Văn Sỹ trong bài: “Nguyễn Duy - người thương mến đến tận cùng
chân thật” một lần nữa khẳng định sự thành công của Nguyễn Duy ở thơ lục

bát: “Thơ trong tay anh vừa êm ái vừa ngang ngạnh, vừa quen thuộc vừa biến
hóa cựa quậy. Làm thơ như anh có thể xếp vào bậc tài tình”[19, 74].
Nhiều nhận định về thơ Nguyễn Duy còn được in rải rác trong các
tuyển tập phê bình, bình luận văn học và tuyển thơ. Đáng chú ý nhất là lời
giới thiệu mang ý nghĩa khẳng định về Nguyễn Duy trong “Tác giả văn học
Việt Nam” và “Thơ Nguyễn Duy” của Nxb Giáo dục: “Nguyễn Duy là một
trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca chống Mỹ cứu nước”[25, 5].
Bên cạnh sự đánh giá cao đối với thơ Nguyễn Duy, các tác giả cũng chỉ
ra hướng đi trung thành của nhà thơ tự nhận là “quê mùa” này. Nguyễn Duy
đã“tạo cho mình một tiếng nói riêng, cũng mới mẻ hiện đại nhưng bắt sâu
vào những kinh nghiệm của thơ ca truyền thống”[2, 80]. Từ đó bản sắc riêng
của thơ Nguyễn Duy được thể hiện rõ: “Nguyễn Duy chú ý tới những sự vật
đơn sơ và quá ư gần gũi và gắn bó với chúng là những con người cũng thật
bình dị đơn sơ… ở đâu Nguyễn Duy cũng tìm thấy những nét cao quý, kỳ diệu,
thiêng liêng”[2, 79].
Trong cái nhìn hết sức khách quan về thơ Nguyễn Duy, những hạn chế
trong sáng tác đặc biệt là ở những năm đầu cũng được đề cập một cách thẳng
thắn. Hoài Thanh đã chỉ ra lối diễn đạt “nhiều khi còn khắc khổ, cầu kỳ và rắc
rối”[20, 211]. Từ Sơn nhận thấy những “vấp váp trong sáng tạo, lối diễn đạt
đôi khi ồn ào vốn xa lạ với âm hưởng chung của chính thơ anh”[18, 201]. Lê
Quang Trang phát hiện thấy trong một số bài thơ “tứ không chặt, ý tản mạn,

Vũ Thị Loan

11

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

mạch kết dính chưa nhuần nhuyễn”[22, 201]… Nhưng nhìn chung các nhà
phê bình đều đánh giá cao thơ ông, khẳng định ông là một người “luôn biết
tạo cho mình một tiếng nói riêng cũng mới mẻ hiện đại nhưng bắt sâu vào
những kinh nghiệm của thơ ca truyền thống” [15].
Trên đây là những bài viết về thơ ca Nguyễn Duy nói chung cũng như
tập thơ “Ánh trăng” nói riêng. Qua những bài viết này, những giá trị chung
và nổi bật của tập thơ đã được các tác giả phát hiện và ghi nhận. Điều đó tạo
thuận lợi giúp người đọc tiếp cận tập thơ ở nhiều góc độ cả về nội dung lẫn
hình thức nghệ thuật.
Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu tùy theo quan niệm và sở thích của
mình mới chỉ đề cập đến một khía cạnh, một vấn đề nào đó trong tập thơ
“Ánh trăng”.
Kế thừa ý kiến của người đi trước chúng tôi đi sâu hơn vào “Thế giới
nghệ thuật trong tập thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy” với hy vọng đóng góp
phần nào đó vào việc tìm hiểu sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Duy.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, tác giả khóa luận hướng đến các mục đích sau:
- Tìm hiểu về thế giới nghệ thuật trong tập thơ “Ánh trăng”.
- Có được cái nhìn toàn diện về sự đóng góp của Nguyễn Duy vào nền
thơ ca Việt Nam nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Khảo sát và tìm hiểu thế giới hình tượng trong tập thơ “Ánh trăng”.
- Chỉ ra một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu thể hiện hình tượng
nghệ thuật trong tập thơ “Ánh trăng”.

Vũ Thị Loan


12

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để làm rõ thế giới nghệ thuật trong tập thơ “Ánh trăng” khóa luận tập
trung vào 30 bài thơ trong tập thơ này rút từ “Nguyễn Duy (1984), Ánh trăng,
Nxb Tác phẩm mới”.
Tuy nhiên khóa luận không chỉ dừng lại khảo sát những sáng tác trong
tập thơ “Ánh trăng” mà còn đặt trong mối quan hệ với những sáng tác trước
và sau đó của tác giả, khi cần thiết có sự liên hệ, mở rộng đến sáng tác của các
nhà thơ khác.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tác phẩm
7. Đóng góp của khóa luận
Góp phần khẳng định sự sáng tạo độc đáo trong tư duy nghệ thuật của
nhà thơ Nguyễn Duy.
Đóng góp thiết thực vào việc giảng dạy, học tập các tác phẩm của
Nguyễn Duy trong Nhà trường.
8. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tư liệu tham khảo, phần nội dung khóa

luận được triển khai thành 2 chương:
Chương 1: Thế giới hình tượng trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
Chương 2: Một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu

Vũ Thị Loan

13

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG
TRONG TẬP THƠ “ÁNH TRĂNG’’ CỦA NGUYỄN DUY
Khái niệm thế giới nghệ thuật rất rộng, nó bao gồm tất cả các yếu tố,
cấp độ của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Trong đó hình tượng nghệ thuật là
yếu tố trung tâm của chỉnh thể, nơi tập trung mọi mối quan hệ, chúng tôi coi
đây là góc độ tiếp cận tốt nhất để khám phá thế giới nghệ thuật của văn học
nói chung và tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy nói riêng.
Thế giới hình tượng chịu sự chi phối của cách nhà văn nhìn nhận, cắt
nghĩa đời sống. Tìm hiểu thế giới hình tượng trong tập thơ “Ánh trăng” của
Nguyễn Duy, chúng tôi cho rằng thế giới hình tượng thơ ông rất đa dạng. Các
hình tượng thiên nhiên con người luôn kết hợp hài hòa giữa cảnh, sự, ý, tình.
Trong nhiều bài thơ khi cảm xúc dâng trào thì nổi rõ hình tượng tâm trạng. Ở
đây luận văn đề cập đến ba hệ thống hình tượng chính của tập thơ:
- Hình tượng cái tôi trữ tình nhà thơ

- Hình tượng người lính
- Hình tượng thời gian và không gian nghệ thuật
1.1. Hình tượng cái tôi trữ tình nhà thơ
1.1.1. Hình tượng cái tôi trữ tình
Hình tượng cái tôi trữ tình là một kiểu nhân vật trong thế giới nghệ
thuật thơ trữ tình
Nếu trong tác phẩm tự sự cái tôi nghệ thuật bộc lộ gián tiếp qua những
hình tượng khách quan thì trong tác phẩm trữ tình nó bộc lộ một cách trực
tiếp đó chính là cái tôi trữ tình. Cái tôi trữ tình là một giá trị cụ thể của cái tôi
nghệ thuật, nó là sự tự ý thức của cái tôi trong nghệ thuật, cái tôi của hành vi
sáng tạo, là quan niệm về cái tôi được thể hiện thông qua phương tiện trữ tình.

Vũ Thị Loan

14

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Thế giới của cái tôi là thế giới của cảm xúc, suy nghĩ. Ứng với mỗi cảm
xúc là một dạng thức của cái tôi. Mỗi nhà thơ có vô vàn trạng thái cảm xúc
khác nhau được nảy sinh dựa trên lịch sử của thời đại, dân tộc, của những tình
cảm riêng tư… nên cái tôi rất phức tạp, đa dạng. Nó có nhiều dạng thức tồn
tại và nhiều hình thức biểu hiện.
Khái niệm hình tượng cái tôi mà chúng tôi sử dụng ở đây nhằm xác
định một chủ thể đang tự bộc lộ với toàn bộ sức mạnh nhân cách, với mọi khả

năng của nó. Hình tượng cái tôi này chính là nhân vật trung tâm trong tác
phẩm thơ, mang vẻ đẹp độc đáo, không lặp lại.
Ở đây, chúng tôi nghiên cứu hình tượng cái tôi ở cấp độ nhà thơ trong
một tập thơ tiêu biểu. Ở cấp độ này, hình tượng cái tôi là một kiểu nhân vật
trong tác phẩm văn học. Cái tôi trữ tình trong thơ hiện lên qua cách cảm thụ
đời sống, qua cái nhìn, qua giọng điệu. Hình tượng cái tôi trữ tình đến với
người đọc bằng tâm trạng, qua tâm trạng. Nó không hoàn toàn đồng nhất với
con người tác giả mà là kết quả của sự điển hình hóa nghệ thuật khi cá nhân
nhà thơ nghe thấy mình trong người khác, với người khác và cho người khác.
Trong thực tế mỗi thời kỳ văn học, thể loại văn học, mỗi tác phẩm văn
học, mỗi phong cách chỉ nhìn thấy những lớp đời sống nhất định. Vì thế, biểu
hiện cái tôi trữ tình cũng khác nhau. Trong văn học lãng mạn nổi bật là cái tôi
cô đơn sầu muộn khát khao giao cảm với đời, với người. Thể hiện cái tôi
chung này mỗi nhà thơ lại có một cái tôi riêng: Lưu Trọng Lư “triền miên sầu
mộng”, Thế Lữ “ôm mộng chinh phu”, Xuân Diệu “cái tôi cô đơn”, Huy Cận
“hoài vọng xa xăm”. Trong thơ Cách mạng chủ yếu là cái tôi sử thi. Tố Hữu
nổi bật với cái tôi thủy chung, nghĩa tình. Chế Lan Viên nổi bật với cái tôi suy
ngẫm, triết lý. Thơ ca những năm 80 trở về đây nghiêng về cái tôi thế sự với
các tên tuổi như: Thanh Thảo, Nguyễn Duy… Dù ở dạng nào thì cái tôi trữ

Vũ Thị Loan

15

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


tình vẫn chính là hình tượng nhân vật trữ tình - một yếu tố quan trọng nhất ở
cấp độ hình tượng trong cấu trúc chỉnh thể của tác phẩm trữ tình.
1.1.2. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy
Trong thơ Nguyễn Duy, cái tôi trữ tình là một đối tượng phong phú,
phức tạp, không tĩnh tại mà luôn vận động. Nó là một chặng phát triển của thơ
ca Việt Nam hiện đại, vừa tiếp nối vừa có những đứt gãy so với giai đoạn
trước, đúng với quy luật tiếp biến văn hóa không dễ nắm bắt. Thơ Việt Nam
sau năm 1975 đặc biệt là sau năm 1986 bộc lộ rõ ý thức cá nhân của cái tôi:
cái tôi ý thức về mình, về những vấn đề phong phú của cuộc đời. Từ đó kéo
theo một loạt các tương quan trong cấu trúc nhân cách: con người trở nên
phức tạp và được soi sáng dưới nhiều bình diện.
Qua tìm hiểu, có thể thấy biểu hiện của cái tôi trữ tình của Nguyễn Duy
rất phong phú nhưng trong phạm vi bài viết chúng tôi chỉ nghiên cứu cái tôi thuộc
tiêu chí nội dung, cụ thể là hai dạng thức sau của cái tôi: cái tôi giàu sức sống luôn
hướng tới cái đẹp và cái tôi trăn trở, suy tư trước cuộc đời.
1.1.2.1. Cái tôi giàu sức sống, luôn hướng tới cái đẹp
Ở dạng thức biểu hiện này, cái tôi gắn với nguồn cảm hứng chính của
nhà thơ và chất lãng mạn đa tình. Thơ Nguyễn Duy tràn ngập sức sống. Bên
cạnh việc nhạy cảm với sự sống, Nguyễn Duy còn đặc biệt nhạy cảm với
những cái đẹp. Dù viết về ai, về vấn đề gì, Nguyễn Duy cũng luôn hướng đến
vẻ đẹp tiềm ẩn. Đó là vẻ đẹp của tình người (Tình ca nơi cuối đất, Trở lại
khúc hát ru…), vẻ đẹp từ vạn vật (Xuồng đầy, Lời ru từ mũi Cà Mau…).
Qua tập thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy đã thể hiện rõ nét tình cảm yêu
mến, gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật. Đó chính là tình
yêu quê hương và tình yêu đôi lứa. Đây là hai dạng thức tiêu biểu nhất của tập
thơ “Ánh trăng” biểu hiện rõ cái tôi giàu sức sống, luôn hướng đến cái đẹp
của nhà thơ.

Vũ Thị Loan


16

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đến với thơ Nguyễn Duy có thể thấy rõ, cảm hứng về quê hương đất
nước là cảm hứng bao trùm làm nên sức sống cho toàn bộ thế giới nghệ thuật
của ông. Thơ ông thể hiện vẻ đẹp bình dị mà cao quý của cuộc sống con
người trên quê hương, đất nước. Cảm hứng về quê hương đất nước tạo nên
một giọng điệu trữ tình đằm thắm và là âm hưởng chủ âm trong toàn bộ sáng
tác của nhà thơ.
Ở mảng đề tài này, đã có biết bao câu thơ viết về quê hương đầy ám
ảnh trong lòng người đọc. Ai đã từng xa quê mới thấm thía nỗi nhớ quê da
diết của Thôi Hiệu: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị - Yên ba giang thượng sử
nhân sầu” và càng thấm thía hơn khi đọc hai câu thơ của Huy Cận: “Lòng
quê dợn dợn vời con nước - Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Trong đời
thơ của mình, nhà thơ nào mà chẳng có một hoặc vài bài thơ về quê hương để
ghi lại những kỷ niệm không bao giờ mờ phai trong ký ức. Tế Hanh trở về với
con sông quê êm đềm gắn chặt với tuổi thơ: “Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông”. Tố Hữu nhớ xứ Huế trầm tư, xa vắng: “Huế
ơi quê mẹ của ta ơi - Nhớ tự ngày xưa tuổi chín mười”, Giang Nam bâng
khuâng nuối tiếc tuổi học trò: “Nhớ những buổi trốn học đuổi bướm cạnh cầu
ao - Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc”. Nguyễn Duy cũng để lại
những bài thơ hay và ấn tượng về quê hương đất nước. Đọc thơ Nguyễn Duy,
Hoài Thanh đã nhận định: những bài thơ hay nhất của anh là “viết về tình
nghĩa thủy chung của con người đối với gốc rễ của mình”.

Thơ Nguyễn Duy trầm lắng khi viết về quá khứ, về một thời tuổi thơ
lam lũ bên hình ảnh bà, hình ảnh mẹ cha và hình ảnh dân làng… Cuộc sống
hòa bình, nhịp điệu ồn ào, sôi nổi của phố phường cũng không làm nhà thơ
nguôi quên được:
“Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi
năm tháng trôi qua không bao giờ trở lại

Vũ Thị Loan

17

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

cái năm tháng mong manh mà vững chãi
con dấu đất đai tươi rói mãi đây này ”
(Tuổi thơ)
Nguyễn Duy đã đi nhiều, đã nhớ, đã cảm nhận, đã lắng sâu cái hồn dân
tộc ở khắp mọi miền đất nước. Bản sắc của những miền quê đã in đậm trên
mỗi trang viết của ông. Đó là Hà Nội đẹp vẻ đẹp cổ kính mà thanh tao, xứ
Huế mộng, xứ Huế thơ luôn làm nao lòng du khách, rồi Đà Lạt mơ màng,
sông nước Hậu Giang man mác… tới chót mũi Cà Mau với rừng đước bạt
ngàn… Nơi đâu Nguyễn Duy cũng có một tấm tình đằm thắm với đất, với
người. Nhưng gần gũi và mặn mà hơn cả là tình cảm với quê mẹ xứ Thanh.
Mảnh đất “chôn rau cắt rốn” luôn sống động, lung linh.
Đó là một xứ Thanh với vẻ đẹp của những cánh đồng vang khúc dân ca,

của cánh cò trắng và những dải mây bay của lúa, cây tre, cây sim mọc trên đất
đai cằn cỗi, của những đêm lễ hội thơm ngát hương huệ, hương trầm…
Những cái tên như “Đò Lèn”, “cống Na”, “chợ Bình Lâm”, “đền cây Thị”,
“đền Sòng”… gợi một nếp quê bình dị và thân thuộc. Nhà thơ bắt đầu bằng
lời giới thiệu thật cởi mở, chân tình về làng quê mình:
“Ai qua Thanh Hóa về Quảng Xá
men rượu là hương vị của làng tôi
nhắc Cầu Bố chắc nhiều người còn nhớ
đình nhà Lê rêu đã phủ bao đời”
(Cầu Bố)
Không gian làng quê được mở rộng với men rượu say, với ký ức về
truyền thống lịch sử. Đất này là nơi Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa. Đất này còn
là nơi làm ăn sinh sống của bao lớp người lam lũ, nghèo khó.
Ông yêu quê hương không chỉ vì cánh cò trắng, có hương lúa ngọt lành,
có khúc dân ca réo rắt mỗi chiều… có mùa gặt rộn ràng, đầm ấm… Tình yêu

Vũ Thị Loan

18

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

đồng ruộng của Nguyễn Duy giản dị, thấm thía thể hiện qua những hình ảnh
rất cụ thể:
“Vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải

bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua”
(Tuổi thơ)
Quê hương đã trở thành một phần máu thịt trong ông:
“Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội
có một miền quê trong đi đứng nói cười”
(Tuổi thơ)
Những bài thơ của Nguyễn Duy đã lột tả được bản sắc của miền quê
bằng những vần thơ trong sáng và đẹp đẽ viết từ cảm nhận tinh tế, từ tấm lòng
tha thiết với quê hương đất nước của ông.
Ở tập thơ “Ánh trăng”, bên cạnh mảng đề tài viết về quê hương với
niềm gắn bó ân tình, tha thiết nhà thơ còn viết về đề tài tình yêu. Qua đó hiện
lên hình ảnh một cái tôi lãng mạn, đa tình. Tình yêu có một sức mạnh đặc biệt
đối với tâm hồn con người. Tồn tại bất diệt cùng cuộc sống, tình yêu đã trở
thành đề tài muôn thuở của thơ ca. Và dường như ở lĩnh vực này thi sỹ nào
cũng lãng mạn đa tình. Thơ ca nói đến tình yêu là thể hiện niềm khát khao
được sống gắn bó với con người. Niềm khát khao ấy có muôn vàn cách thể
hiện. Xuân Diệu yêu say đắm đến cuống quýt, vội vàng: “Mau với chứ vội
vàng lên với chứ - Em ơi em tình non sắp già rồi”. Nguyễn Bính say đắm
nhưng nhẹ nhàng, chờ đợi: “Đôi ta cùng ở một làng - Cùng đi một ngõ vội
vàng chi anh”. Tình yêu trong thơ Nguyễn Duy cũng thật lắm màu, nhiều vẻ.
Nó vừa có cái hóm hỉnh, liều lĩnh của ca dao vừa có cái mạnh mẽ của Xuân
Diệu, vừa có cái nhẹ nhàng kín đáo của thơ Nguyễn Bính…
Ở tập thơ đầu tay của mình, Nguyễn Duy đã miêu tả một thời chiến
tranh, một thời máu lửa cũng là một thời tuổi trẻ, hạnh phúc. Tình yêu của

Vũ Thị Loan

19

K32D – Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

người lính mới đẹp làm sao, nó không chỉ bó gọn trong hai con người mà ở đó
có cả tình yêu Tổ quốc:
“Mặt trời là trái tim anh
mặt trăng vành vạnh là tình của em”
(Bầu trời vuông)
Tình yêu ấy nó gắn liền với những điều thiêng liêng cao cả, yêu nhưng
không quên nghĩa vụ, trách nhiệm với quê hương, đất nước. Đó là tình cảm
chân thành tha thiết của những người lính nơi khói lửa chiến tranh. Thật đáng
quý đáng trân trọng biết bao.
Đến với tập thơ “Ánh trăng”, người đọc bắt gặp một Nguyễn Duy lãng
mạn, đa tình nhưng tình yêu đó không thuần túy là bản năng mà là cái đẹp
trong cái tình của con người đối với con người. Chẳng thế mà một cơn mưa
vô tình, một nụ cười vương lại, một thoáng áo trắng qua đường… cũng như
hút lấy hồn thi sỹ để rồi đọng lại thành thứ tình yêu cháy bỏng mà nhà thơ
dành cho tất cả mọi người:
“Đường nào cũng lắm thương yêu
lối nào cũng đẹp rất nhiều lứa đôi
trong veo là nắng với trời
ngổn ngang thân mến là người với nhau"
(Mưa trong nắng, nắng trong mưa)
Tình yêu làm cho con người ta nhìn mọi thứ trở nên đẹp hơn, sinh động
hơn. Nó hòa vào thiên nhiên và dường như chỉ có thiên nhiên mới diễn tả
được nỗi nhớ ấy.
Xa xôi cách trở, sự hủy diệt của bom đạn kẻ thù càng làm cho tình yêu

của họ nồng hơn, đượm hơn. Trở về sau chiến tranh, gặp sự mất mát đau
thương trong cuộc sống gia đình. Nhưng vượt lên trên nỗi đau ấy, người lính
vẫn khẳng định:

Vũ Thị Loan

20

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

… “Hai đứa yêu nhau đừng ai hòng chia cắt
rồi những phút nằm kề cái chết
anh chưa hề nghĩ đến phải xa em…”
(Trở lại khúc hát ru)
Trong lòng anh vượt lên trên hết vẫn là tình yêu vô bờ bến với vợ, một
tình yêu mà vượt qua tất cả thời gian không gì có thể chia cắt được.
Đó là một tình yêu chân thành, bền vững bất chấp cả sự xa cách:
“Chúng mình lại yêu nhau
qua dài sông rộng bể
sẽ còn yêu như thế
suốt một thời thanh bình”
(Tình ca nơi cuối đất)
Tình yêu là điều thiêng liêng, kỳ diệu, mang sức mạnh riêng. Chẳng thế
mà khi nói đến tình yêu, nhà thơ tỏ ra nâng niu, giữ gìn:
“Em đưa tiễn, bước chân gìn giữ lắm

hạt mưa dùng dằng ngọn cỏ ven đê”
(Sông Thao)
Đọc thơ Nguyễn Duy, ta hiểu thêm những biến thái của tâm hồn con
người, của một cái tôi rất mực say mê, rất mực yêu đời, chân thành, say đắm,
tình yêu giúp con người trở nên gắn bó với cuộc đời, yêu người, yêu đời hơn.
Như vậy, cái tôi trữ tình của nhà thơ ở đây giàu sức sống và luôn hướng
đến cái đẹp, ông ca ngợi tình yêu, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê
hương đất nước. Hành trình con đường sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Duy
là về với thiên nhiên trong veo, nguyên sơ, về với những con người bình
thường và vĩ đại. Yêu quê, yêu người lắm nên “anh luôn cảm thấy mắc nợ
cuộc sống, mắc nợ đồng đội”. Theo Lê Quang Hưng: “cái cảm giác đáng quý
ấy cũng là ý thức trách nhiệm thôi thúc anh, nâng giúp anh viết ngày một

Vũ Thị Loan

21

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

nhiều hơn, hay hơn về người chiến sỹ, về quê hương, về những người thân yêu
của mình”[13, 156].
1.1.2.2. Cái tôi trăn trở suy tư trước cuộc đời
Năm 1975 là bước ngoặt lịch sử của đất nước và dân tộc. Đất nước
thống nhất, dân tộc hòa hợp trong một không khí và những điều kiện mới.
Văn học cũng vận động trong những đòi hỏi mới. Tuy nhiên, văn học sau năm

1975 vẫn liên tục trong một dòng chảy và hiện rõ đặc điểm: vận động theo
hướng dân chủ hóa, tinh thần nhân bản là cảm hứng bao trùm, phát triển đa
dạng và phức tạp.
Nguyễn Duy là người sống có trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân.
Ông ý thức được rằng nhiệm vụ của thế hệ trẻ không chỉ có bảo vệ Tổ quốc
mà còn phải xây dựng Tổ quốc. Vì thế ông muốn thơ mình sẽ đi khắp đất
nước cùng với tất cả mọi người cất cao lời hát nhiệt tình cháy bỏng của người
công dân“lang thang - khắp đất nước - hát bài ca - đánh thức tiềm lực”
(Đánh thức tiềm lực).
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nhà thơ vẫn dành những phút lắng lại để
nhớ về những khó khăn mà bản thân nhà thơ cũng như đồng đội đã trải qua
trong chiến tranh:
“Ngủ hầm, ngủ võng, ngủ bưng
gối đầu nhau ngủ cầm chừng mỗi đêm
có người ngủ thế thành quen
đã nghe sợi tóc bạc trên tay mình”
(Lời ru đồng đội)
Chiến tranh với bao gian nan, thử thách đã in hằn vào trong tâm trí
những người lính trở về sau chiến tranh như Nguyễn Duy. Nhưng với họ,
những khó khăn ấy chính là thử thách giúp họ tôi luyện thêm tinh thần, bản
lĩnh bởi đằng sau đó là tình yêu Tổ quốc, là ý chí quyết tâm đánh giặc cao độ:

Vũ Thị Loan

22

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

… “cánh tay cặp khẩu AK
ngày là bệ súng đêm là gối êm”
(Lời ru đồng đội)
Cùng tìm về với nhân dân trong cội nguồn giá trị truyền thống, Nguyễn
Khoa Điềm và Nguyễn Duy đã gặp nhau ở phong tục, giá trị lịch sử của dân
tộc, nhưng Nguyễn Duy không lặp lại những gì mà Nguyễn Khoa Điềm đã
viết. Nếu Nguyễn Khoa Điềm tìm thấy hình tượng nhân dân qua miếng trầu
bà ăn, búi tóc sau đầu của mẹ, qua cái cột cái kèo, qua gừng cay muối mặn…
thì Nguyễn Duy lại thấy nhân dân qua tên đồng, tên lúa, lũy tre làng… Nếu
Thanh Thảo tìm về với đất để thấy trong đó tấm lòng thơm thảo, thủy chung,
thấy sức sống dẻo dai, bền bỉ của dân mình: “Đất nằm im như chết - Có bao
giờ đất chết đâu anh”, Bằng Việt tìm về với linh hồn dân tộc qua những hạt
cát bất tử với dòng chảy thời gian: “Cát thơm hồn cha ông” thì Nguyễn Duy
lại tìm thấy sự hóa thân của nhân dân trong đất. Đất như người nén đau
thương biến thành sức mạnh chống lại sự hủy diệt của kẻ thù. Điều này đã
được Nguyễn Duy khẳng định ở tập thơ đầu tay của mình:
“Phễu bom sâu hóa giếng hồng
đất tuôn lặng lẽ một dòng nước xanh
quê mình đó phải không anh
đau thương mấy vẫn ngọt lành bên trong”
(Đất đỏ - nước xanh)
Tiếp nối mạch cảm xúc ấy, ở tập thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết về
nhân dân bằng cả tấm lòng “thương mến đến tận cùng máu thịt của ta ơi”
(Chiến hào), thơ Nguyễn Duy cho ta hiểu rõ hơn những con người lam lũ, vất
vả nhưng hào hiệp, phóng khoáng, thanh thản trước dòng đời vội vã:
“Ai nghèo thiếu, qua chia cơm sẻ áo
bụng người sôi cũng sôi giống bụng ta


Vũ Thị Loan

23

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

ki cóp một thân làm chi cho cực
giàu ở lòng còn đẹp ở thịt da”
(Ông già sông Hậu)
Mặc dù viết về nhân dân có cả những nỗi buồn thương nhưng bao trùm
hơn cả vẫn là niềm tự hào của ông về nhân dân mình, những con người luôn
lạc quan, tin tưởng vào sức mạnh đang sinh sôi, vào trí tuệ và đôi bàn tay kỳ
diệu của mình.
Nguyễn Duy gắn bó với xứ Thanh, với tuổi thơ “đầu trần chân đất”,
với đấng sinh thành bằng cả tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc. Nét
chung nhất của ông khi xây dựng hình tượng những người thân yêu là luôn sử
dụng các hình ảnh trong thế tương phản. Từ đó, qua cái nhỏ nhoi, bình dị,
thân thuộc mà nói đến những cái lớn lao của tình cảm con người. Qua việc tái
hiện hình tượng những người thân yêu trong gia đình nhà thơ đã thể hiện rõ
những suy tư, trăn trở của mình.
Suốt tuổi thơ được sống trong tình yêu thương của bà nên những dòng
thơ ông viết về bà thật sâu lắng cảm động. Cũng như Bằng Việt, Nguyễn Duy
tìm về hình ảnh bà qua bếp lửa nồng nàn. “Xó bếp” nơi bà đã dặn nhà thơ
những điều hơn lẽ thiệt ở đời, nơi ông được thưởng thức những món ăn của

con nhà nghèo. Nơi ấy, mộc mạc, bình dị nhưng quá đỗi thiêng liêng, nó là
nơi đời ông khởi đầu. Với ông, bà là hiện thân của hình ảnh quê hương đơn sơ
mà đầm ấm đã cho ông những năm tháng tuổi thơ vô tư, trong sáng, với niềm
vui nhỏ nhoi, bình dị.
Và khắc sâu, ám ảnh hơn khi ông chứng kiến nỗi khổ của bà trong
chiến tranh tàn khốc:
“Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

Vũ Thị Loan

24

K32D – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”
(Đò Lèn)
Tất cả trở thành nỗi day dứt, xót xa, ân hận khi ông hiểu rõ hơn nỗi cơ
cực của bà:
“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở Đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”
(Đò Lèn)

Từ số phận của bà, lời thơ đã trở thành “nơi tổng hòa của những bất
hạnh lớn lao” nhưng cũng là lời khẳng định sức sống dẻo dai, bền bỉ của con
người. Những câu thơ bình dị mà lắng đọng bao suy tư của tác giả.
Thời gian lặng lẽ trôi Nguyễn Duy trở thành người lính dày dạn với
bom đạn, bà trở thành cánh cò, cánh vạc. Song trong tâm trí nhà thơ thế giới
cổ tích ngày xưa bà thường hay kể cứ trỗi dậy, hình ảnh bà lại hiện lên vừa là
cõi thực vừa là cõi tiên:
“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần”
(Đò Lèn)
Thơ Nguyễn Duy viết về bà không nhiều nhưng hình ảnh bà - chiếc cầu
nối giữa hiện tại và quá khứ, giữa hồn thơ và hồn quê, giữa gia đình và dân
tộc sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí người đọc.
Trong đời thơ của mình, hầu như nhà thơ nào cũng có những bài thơ
viết về mẹ và mỗi nhà thơ xây dựng hình ảnh về mẹ theo cách riêng của mình.
Tố Hữu ca ngợi tình yêu con vô bờ bến của mẹ: “Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non - Mạ non bầm cấy mấy đon - Ruột gan bầm

Vũ Thị Loan

25

K32D – Ngữ văn


×